Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Tổng thống Putin đã lên kế hoạch rời Kremlin

Ngày đọc thông điệp liên bang 2020 của Tổng thống Putin đã bất ngờ trở thành một trong những ngày đáng nhớ nhất lịch sử chính trị nước Nga. 

>>Chân dung người được ông Putin “chọn mặt gửi vàng” cho chức tân thủ tướng Nga 
>>Ông Putin chỉ định thủ tướng mới thay ông Medvedev 
>>Thủ tướng Nga Medvedev từ chức

Địa chấn chính trị Nga: Tổng thống Putin đã lên kế hoạch rời Kremlin - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Medvedev. Ảnh: Sputnik
Ngày 15/1, chính phủ Nga từ chức. Dmitry Medvedev rời khỏi vị trí Thủ tướng. Bản thân Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng xác nhận ông sẽ rời khỏi vị trí Tổng thống vào cuối nhiệm kỳ hiện nay của ông, và Mikhail Mishustin sẽ trở thành Thủ tướng mới của Nga.
Vào buổi sáng ngày 15/1, ông Mishustin vẫn còn chưa được biết đến ở ngoài nước Nga, tới mức ông không có trang tiểu sử bằng tiếng Anh trên Wikipedia và hồ sơ của ông ở trong nước cũng khá ít ỏi, dường như nằm ngoài thế giới chính trị và quản lý kinh tế.
Nhưng cũng không nghi ngờ gì việc ông Mishustin là một nhà quản lý hiệu quả. Với tư cách là người đứng đầu Cơ quan thuế của Nga, ông đã có một thành công khá lớn. Doanh thu tăng 20% dưới sự giám sát của ông bất chấp bản thân gánh nặng thuế quan chỉ tăng 2%. Quả thực, mới chỉ năm 2019, Financial Times còn mô tả ông là “người thuế của tương lai” khi nói về vai trò của ông trong việc tái thiết hệ thống thu thế của Nga trở thành một trong những hệ thống hiệu quả và tiên tiến nhất thế giới.
Là một người Muscovite, Mishustin cũng giống như chính ông Putin, rất thích chơi hockey, được mô tả là “thành phần chính trị ít được biết đến ở Nga... một công chức hoàn thành công việc của mình”.
Đây cũng là những gì mà người ta mô tả ông Putin năm 1999.
Lời chào tạm biệt
Ngày 15/1, Tổng thống Putin đã đặt ra lộ trình để rời khỏi điện Kremlin, bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực. Ông sẽ phục vụ đến hết nhiệm kỳ hiện nay, kết thúc vào năm 2024 hoặc thậm chí có thể sớm hơn. Ông có ý định xóa bỏ hệ thống Tổng thống nắm quyền - điều đã cho phép ông nắm nhiều quyền lực ở vị trí này.
Ông Putin muốn gia tăng quyền lực cho Quốc hội, đặc biệt là Thủ tướng trong việc điều hành đất nước. Ông cũng muốn tăng cường vai trò của Hội đồng Nhà nước.
Ông Putin có thể sẽ đóng vai trò như “chính khách cao niên” trong Hội đồng Nhà nước sau khi rời khỏi văn phòng Tổng thống. Hội đồng Nhà nước sẽ bao gồm những người đứng đầu các vùng của Nga, các thành viên trong chính quyền Tổng thống và thực hiện vai trò cố vấn.
Để đạt được những mục tiêu này, ông Putin muốn giảm bớt quyền lực của Tổng thống và đưa ra hạn chế chỉ 2 nhiệm kỳ. Điều này có nghĩa là Tổng thống tương lai sẽ chỉ có tối đa 12 năm ở điện Kremlin. Viễn cảnh xa hơn là sự cân bằng, với quyền lực tổng thống suy yếu đi và các nhánh khác của chính phủ được tăng thêm.
Không một sai lầm, Mục tiêu của ông Putin là bảo hệ hệ thống mà ông đã thừa hưởng từ Yeltsin và sau đó thay đổi nó. Với tất cả những khuyết điểm, sau “ca sinh khó”, nó đã cho người Nga tự do lớn nhất và thịnh vượng nhất mà họ từng biết đến, ngay cả khi vẫn còn nhiều việc phải làm trong việc phân chia các thành tựu kinh tế một cách công bằng hơn.
Đi ngược với tiền lệ?
Vị trí của ông Putin trong lịch sử nước Nga cũng tương tự như Franklin Delano Roosevelt ở nước Mỹ - Tổng thống duy nhất phục vụ 4 nhiệm kỳ, người đã thay đổi đất nước sau thảm họa kinh tế và xã hội (trường hợp của nước Nga là sự sụp đổ của Liên bang Xô viết và thảm họa những năm 1990). Điều này cũng phù hợp với những gì mà giới chính khách ở Moscow thường nói: Putin muốn để lại tiếng tốt trong lịch sử, điều mà không nhiều nhà lãnh đạo của Nga có được.
Một gợi ý đáng kể khác là các Tổng thống trong tương lai của Nga sẽ phải sống ở Nga 25 năm liên tiếp trước khi cầm quyền và chưa bao giờ có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy phép cư trú nước ngoài. Điều này sẽ ngăn chặn khá nhiều thành viên đối lập thân phương Tây tranh cử.
Điều thú vị là nếu quy định này từng tồn tại năm 2000, chính bản thân ông Putin cũng sẽ không thể trở thành Tổng thống Nga. Ông từng sống ở Đức giai đoạn 1985-1990, mặc dù là vì nhiệm vụ của nhà nước.
Những đề xuất sửa đổi Hiến Pháp nhiều khả năng sẽ trải qua cuộc trưng cầu ý dân để đảm bảo có sự nhất trí rộng rãi. Thậm chí những đề xuất sửa đổi này còn phải được Duma quốc gia (hạ viện) thông qua. Dư luận cho rằng cuộc bỏ phiếu có thể được tiến hành vào tháng 9/2020.
Về phía Medvedev, ông không bị gạt sang một bên. Thay vào đó, người từng đảm nhiệm vị trí Tổng thống Nga này sẽ được chuyển sang vai trò “bán nghi thức”, nhưng dẫu sao cũng vẫn kết thúc 12 năm “cỗ xe song mã” mà ông quản lý nước Nga cùng với Putin.
Khi họ bắt tay và Medvedev rời khỏi Kremlin trong lần cuối cùng với tư cách Thủ tướng, Tổng thống Putin nói với ông rằng “không phải mọi thứ đều hiệu quả nhưng sẽ không bao giờ có chuyện mọi thứ đều tốt”.
Hơn nữa, ông Putin hy vọng “mọi thứ đều ổn” cho sự chuyển giao quyền lực ở Nga, quá trình giờ mới chỉ bắt đầu./.
Theo Hoàng Phạm/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc đời một thần đồng bị nghiền nát dưới bánh xe số phận


Không ai trên đời lại không hi vọng những người con của mình là người kiệt xuất, nhưng liệu số phận của những thần đồng ấy có thật sự hạnh phúc?
Không có gì trên đời áp lực bằng kỳ vọng, áp lực ấy đè nặng lên mỗi người chúng ta, những ước vọng, mong muốn thôi thúc họ vươn lên, vươn lên mãi, gánh trên vai niềm tin của những người thương yêu, của những đứa con thơ, của một gia đình nhỏ, của những gì thân thương. Áp lực, kỳ vọng và trách nhiệm làm nên một con người trưởng thành.
Cuoc doi mot than dong bi nghien nat duoi banh xe so phan hinh anh 1 sach_Banh_xe_so_phan_2.jpg
Sách Bánh xe số phận.
Nhưng đối với những đứa trẻ được ông trời trao tặng tư duy thiên phú, gánh trên vai không chỉ là sự kỳ vọng của những người thương yêu mà còn của vô số những người khác, của trường học, của quê hương, của những người tự trao cho họ phải có trách nhiệm dìu dắt những đứa trẻ ấy trở thành một người vĩ đại; chuyện gì xảy ra đối với những thần đồng như thế?
Không phải đến tận bây giờ chúng ta mới quan tâm và tìm hiểu về số phận của những đứa trẻ bị “chín ép” ấy, ở Bánh xe số phận của Hermann Hesse ra đời cách đây hơn 100 năm, số phận của một thần đồng với tất cả những điều tuyệt vời và bi kịch của cuộc đời cũng đã được khắc họa.
Nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết là Hans Giebenrath, một cậu bé xuất thân không có gì đặc biệt ở một vùng không có gì đặc biệt tên là Rừng Đen với những thiên phú của một thần đồng, và cũng mang trong mình những bi kịch của những thần đồng.
Trưởng thành trong sự quan tâm đặc biệt từ những người thầy, mục sư, gia đình và cả cộng đồng, Hans Giebenrath gánh trên vai trách nhiệm là thí sinh duy nhất của Rừng Đen tham gia “kỳ thi Quốc gia”, nơi nhà nước tuyển chọn ra những thí sinh giỏi nhất để được hưởng một nền giáo dục miễn phí phục vụ cho đất nước sau này.
Đây cũng là con đường duy nhất để trở thành một người vĩ đại, khi mà học phí học trung học và đại học vượt quá khả năng của bất cứ người dân bình thường nào.
Để đạt được điều ấy, Hans Giebenrath phải từ bỏ đi những thú vui của tuổi trẻ, thời thiếu niên bên những khu rừng, những người bạn và những trò chơi con trẻ. Thiếu niên của cậu là những giờ học đến đêm, những môn tiếng Hy Lạp, Latin, Do Thái cổ, toán học… những môn học được dùng để thi trong “Kỳ thi Quốc gia” vào chủng viện Cistercian Maulbronn và được học tại đây trong những năm tiếp theo.
Cuoc doi mot than dong bi nghien nat duoi banh xe so phan hinh anh 2 Hermann_Hesse_2.jpg
Tác giả Hermann Hesse.
Cả cuộc đời của Hans Giebenrath được dùng để học. Học với cậu không phải là một sự ép buộc, tìm kiếm tri thức mà với cậu chính là đam mê và vươn lên để trở thành người dẫn đầu, đấy mới là động lực của mọi hành động.
Phải chăng đấy chính là điểm chung của mọi thần đồng, cũng chính là bi kịch của mọi thần đồng. Con người ta chỉ sống đúng nghĩa là khi được làm những gì mình muốn, là sống chứ không phải là để vươn lên đứng đầu và sống vì kỳ vọng của những người khác.
Việc bị cuốn vào quỹ đạo của chàng thi sĩ Hermann Heilner nổi loạn và phóng túng không phải là cuộc đời mà cậu mong muốn. Đó là một tình bạn nguy hiểm mà ngay từ đầu cậu bị cuốn theo bởi sự tươi mới của người bạn so với sự khô khan của kinh viện.
Tiếng Hy Lạp cổ, tiếng Do Thái cổ, tiếng Latin, toán học và những điều khác nữa cũng không phải là cuộc đời của cậu. Lúc nào cũng muốn vươn lên hàng đầu, muốn vượt qua tất cả những kỳ thi, vượt qua những người bạn đồng trang lứa không phải là một cuộc đời của cậu.
Sự si mê, nụ hôn đầu đời, những buổi hẹn hò lúc tối muộn trời đông với một mối tình với một cô gái không thực sự yêu cậu cũng không phải là cuộc đời của cậu.
Việc lao động chân tay tại một xưởng cơ khí, ngày ngày rũa những thanh kim loại, làm việc đến mệt nhoài và quan hệ với những người có lối sống khác hoàn toàn với lối sống trước đó của Hans Giebenrath cũng không phải là cuộc đời của cậu.
Không điều gì trong những thứ cậu làm, cậu sống, cậu thực hiện và suy nghĩ là những gì cậu muốn, chúng đều là những gì mà người khác tác động, là số phận đưa đẩy đến Hans.
Tất cả những điều ấy đều bắt nguồn từ chính áp lực mà những người xung quanh đè nặng lên đôi vai của Hans Giebenrath, từng chút một khiến cậu theo một cuộc sống mà tất cả kỳ vọng để rồi đánh mất chính mình.
Gánh trên vai trách nhiệm quá lớn lao khiến những cơn đau đầu đến. Và áp lực học tập, khi không còn động lực của hi vọng dẫn đầu chống đỡ, đã kéo sụp con người ấy. Để rồi sau đó là những cơn mộng mị trong lớp học, thả hồn vào những miền xa lạ trong sách vở. Đó là lúc cậu trốn chạy cuộc sống, trốn chạy những gì đang diễn ra không thể theo nguyện ước.
Đến khi cậu chết, cái chết mà cậu đã luôn nghĩ đến trong nhiều tháng cuối cùng của cuộc đời, khi lưỡi hái của thần chết và cái lạnh giá của mùa đông đưa cậu đi vào hư vô, không biết tất cả những người đã từng bước đẩy cậu đến cái chết kia, ai thương xót cậu thật lòng?
Được xem là cuốn hồi ký của chính nhà văn Hermann Hesse về những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, Bánh xe số phận chính là một vở bi kịch, mà ở đó nhiều cuộc đời của những thần đồng bị số phận vùi lấp trong áp lực, quá ít trong số đó có thể thực sự nổi tiếng và ghi dấu vào lịch sử. Bản sách được dịch giả Phạm Đức Hùng chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Đức.
Hermann Hesse (2/7/1877-9/8/1962) là nhà thơ, nhà văn và họa sĩ vĩ đại người Đức. Năm 1891 ông vào Trường Thần học Tin lành ở Maulbronn (Đức) nhưng đã trốn khỏi đây sau vài tháng nhập học. Chính ở trong trường Thần học Maulbronn, cá tính chống đối của ông đối với nền giáo dục kinh viện cũng như sự hà khắc trong học tập đã được bộc lộ. Người ta tìm thấy Hesse lang thang trên cánh đồng một ngày sau khi ông trốn khỏi Maulbron, tiếp theo đó là căn bệnh trầm cảm và ý định tự tử trong suốt quãng thời gian tiếp theo…
Năm 1946, Hermann Hesse được trao tặng hai giải thưởng danh giá là Goethe và Nobel Văn chương.
Nguyễn Linh / Zing

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không lý được thì cứ cùn thôi



Sau bao nhiêu ngày chạy theo bọn “phản động” sửa kịch bản cho hợp lý, kịch bản mới nhất của Bộ công an không những không khớp mà lại còn khẳng định chúng tao bắn không cần lệnh, tạo cơ hội cho bọn “chống đối” chửi nhiều hơn. Bây giờ chẳng lẽ lại sửa tiếp, sửa thế sửa đến bao giờ, vì cái “sự thật” ấy nó xây dựng sự bức xúc của công luận. Thế là các đồng chí ấy chơi cùn luôn, đổ hết tội cho bọn phản động, cho tổ chức nước ngoài, cho người dân nhận tiền tài trợ.
Đây cũng không phải lần đầu bọn “thế lực thù địch” bị vu khống. Truyền thống cùn, coi dân là những con cừu chăn dắt có từ bao nhiêu năm nay. Dân đi biểu tình chống Trung Quốc, dân yêu cầu xử lý Formosa xả thải chết biển, dân phản đối chặt cây xanh, dân bức xúc trước sự lạm quyền... dưới sự tuyên truyền đều vì nhận tiền của nước ngoài hoặc bị kích động. Họ tự biến những người dân muốn đóng góp xây dựng đất nước trở thành kẻ thù của họ, nhưng lại cho đó là đã giải quyết được vấn đề.
Chết không đối chứng, người bị bắt như cá nằm trên thớt, ngày hôm nay lại một lần nữa, họ biến những người nông dân mất đất thành những phần tử khủng bố, nhận tiền thế lực thù địch dù cả gia đình đang là những đảng viên trung kiên. Đến lựu đạn còn gắp được bỏ tay người nữa là mấy tờ giấy thu chi được cho là của Hội đồng thuận Đồng Tâm.
Cho dù Bộ công an có sửa kịch bản thế nào thì rõ ràng là những gì trước đó hệ thống truyền thông, từ VTV, các KOLs nổi tiếng, báo chí nhà nước cho đến dư luận viên tung ra đều đã lật mặt họ. Và những câu trả lời của họ sau này cũng là những cái tát thẳng vào mặt những thành phần kia. Khi biết nói lý không được nữa, chúng điên cuồng chửi rủa tục tĩu hòng cả vú lấp miệng em. Nhưng điều này chỉ càng làm cho người ta nhận ra bộ mặt của chế độ, những thành phần trung lập không còn có thể trung lập và những người còn hy vọng vào đảng cũng tắt luôn niềm tin.
Cùn, anh có thể không phải trả giá cho những tội lỗi hiện tại, nhưng anh sẽ phải lãnh nhận hậu quả nặng nề hơn trong tương lai.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

ĐỒNG BÀO!


.
Tham gia giao thông, gặp những người bất chấp luật lệ, không tôn trọng người khác, ngán ngẩm, nhưng đó là đồng bào mình; Tham gia làm ăn gặp nhiều người khôn lỏi, chỉ tham lợi cho họ, buồn vì thua thiệt, nhưng đó là đồng bào mình; Sống với đồng bào mình, không tránh khỏi gặp cả những người thiếu đạo đức và vô văn hóa... nhưng đó là đồng bào mình. Sống với đồng bào mình lắm khi phải chấp nhận cả những thiệt thòi, xót xa, hổ thẹn đến mức tưởng như không thể chịu đựng được, nhưng vẫn hạnh phúc hơn sống phè phỡn, xa hoa, chia chác với lũ ngoại bang, ăn trên xương máu đồng bào.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ hôm nay dân được ghi âm, ghi hình cảnh sát giao thông


Người dân có quyền được giám sát CSGT đang làm nhiệm vụ qua thiết bị ghi âm, ghi hình...

Điều 11 thông tư 67/2019 của Bộ Công an có hiệu lực từ hôm nay quy định người dân sẽ có 5 cách giám sát lực lượng công an trong công tác bảo đảm trật tự ATGT như sau: 
Thứ nhất, giám sát thông qua các thông tin công khai của CAND và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ hai, thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ.
Thứ tư, thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Đây là lần đầu tiên Bộ Công an có quy định chi tiết về hình thức giám sát thứ năm, đó là thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.
Từ hôm nay dân được ghi âm, ghi hình cảnh sát giao thông
Người dân chính thức được quay phim CSGT đang làm nhiệm vụ
 
Đặc biệt, Bộ Công an nêu rõ người dân có quyền giám sát bằng thiết bị ghi âm, ghi hình nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau: Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ; ngoài khu vực bảo đảm trật tự ATGT (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự ATGT) và tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo điều 10 thông tư này, những việc nhân dân giám sát Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gồm: Việc thi hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Việc chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
Việc nhân dân giám sát Công an nhân dân phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.
Thông tư 67/2019 được đánh giá là một trong những quy định giúp ngăn chặn hiện tượng tiêu cực của lực lượng CAND khi thực hiện công tác đảm bảo trật tự ATGT, trong đó có CSGT.


Gia Văn 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Cưỡng chế tại Hoa kỳ:


1.Nông dân Cliven Bundy thừa hưởng quyền chăn nuôi và trồng trọt trên một mảnh đất mà ông cho là thuộc bang Nevada, do tổ tiên ông này để lại từ những năm 1880.
2. Cục Quản lý Đất đai Hoa Kỳ (Bureau of Land Management) thì lại cho rằng mảnh đất ấy thuộc về chính quyền liên bang v
à muốn thu hồi. Họ lập luận rằng diện tích đất mà Bundy sử dụng cho chăn nuôi gia súc cần phải thay đổi vì một số mục tiêu bảo vệ môi trường.
3. Chính quyền khởi kiện Bundy ra tòa liên bang và thắng kiện vào năm 1998. Tuy nhiên, ông Bundy không thi hành quyết định này mà tiếp tục chăn nuôi trên diện tích đất truyền thống nói trên của mình, dẫn đến khoản phí chăn nuôi (“grazing fee”) mà ông phải trả cho chính quyền liên bang lên đến 1,2 triệu USD.
4. Sau nhiều nỗ lực đàm phán không thành, năm 2013, Cục quản lý tiếp tục khởi kiện. Lần này, thẩm phán tòa liên bang trao thẩm quyền cho Cục cưỡng chế tịch thu hơn 900 gia súc của Bundy, vốn đang được chăn rong rải rác toàn khu vực, để đảm bảo thi hành khoản phí liên bang, cũng như ép buộc họ phải rời khỏi vùng này.
Đây là lúc căng thẳng leo thang. Trong quá trình chính quyền cưỡng chế bắt 350 gia súc, con trai trưởng của Bundy bị bắn bằng súng điện và bị bắt đi.
5. Một đoạn video clip về cuộc cưỡng chế được đăng tải lên mạng xã hội và nhanh chóng khiến nhiều nông dân trong khu vực tức giận. Hơn 1.000 người đến hỗ trợ Cliven Bundy. Rất nhiều trong số đó được vũ trang bằng súng tự động lẫn bán tự động.
6. Cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm khi lực lượng cảnh sát cùng cơ quan cưỡng chế liên bang và những người biểu tình có vũ trang chĩa súng vào nhau.
7. Đến đây thì Cục quản lý làm gì? Họ rút lui.
Đúng vậy, đối mặt với “một đám dân hỗn láo” (nói theo ngôn ngữ của một số người trên mạng) dám chĩa súng về phía chính quyền, Cục quản lý không cầu trợ đến quân đội tiểu bang (National Guard) hay các đội đặc nhiệm chuyên trách phòng chống khủng bố của chính quyền liên bang để có “một trận đánh đẹp”.
Xác nhận về khả năng thương vong cao dành cho cả hai phía nếu tiến hành các biện pháp cưỡng chế, mà đặc biệt là cho nhóm biểu tình, lãnh đạo Cục quản lý tiết chế căng thẳng, đưa nhân viên của mình ra khỏi khu vực, trả lại 350 gia súc bắt được trước đó và dỡ bỏ các hàng rào, từ đó chấp nhận kéo dài tranh chấp này đến tận năm 2018.
8. Thực tế cho thấy Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã vào cuộc và rất nhiều cá nhân sử dụng súng nhắm vào nhân viên công quyền đã bị khởi tố. Một số cá nhân ngoan cố và kêu gọi sử dụng vũ lực quá trớn đã phải nhận án hơn 10 năm tù.

9. Điều quan trọng hơn cả, và thành công lớn hơn cả của chính quyền, là cuộc cưỡng chế không làm ai chết hay bị thương, từ cả hai phía.

https://www.reuters.com/.../u-s-agency-ends-nevada-cattle...
U.S. agency ends Nevada cattle roundup, releases herd after stand-off
REUTERS.COM
U.S. agency ends Nevada cattle roundup, releases herd after stand-off
Phần nhận xét hiển thị trên trang

DÂN VÀ NHÂN DÂN LÀ CÁI GÌ VẬY ?


Chữ này gốc Hán. Chữ Dân viết theo lối Kim văn thì phía trên là hình một con mắt, dưới là một cái giống như cái dùi chọc vào con mắt đó. Nó dùng để chỉ những người bị bắt làm nô lệ thời xưa bên Tàu, vì ở bên đó nô lệ thoạt kỳ thủy khi bắt về phải chọc mù một mắt, để phân biệt với những người khác. Chữ này viết theo lối Khải thư có biến hóa cách điệu, nhưng vẫn còn dáng dấp na ná như ban đầu.
Khái niệm Dân biến hóa theo sự biến hóa chính trị. Từ chỗ dùng để chỉ người nô lệ chột mắt, tiến một bước dùng để chỉ hạng người khốn khó nhất trong xã hội (dân đen), tiến thêm một bước nữa dùng để chỉ những người không phải là vua không phải là quan. Nhưng ở giữa hai loại người này có một loại khác cũng không phải dân không phải vua quan, đó là tầng lớp trí thức quý tộc không làm quan. Những người "cao quý" này không gọi là Dân mà gọi là Nhân. Khái niệm Nhân còn biến hóa thêm một bước để bao gồm cả vua quan trong đó nữa. Đến thời bình quyền bình đẳng, hai chữ Nhân và Dân được ghép lại thành Nhân Dân, để chỉ tất cả những người sống trong một nước.
Từ khinh miệt đến “Dĩ dân vi bản”, rồi đến “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Mạnh Tử) hay “Phúc chu thủy tín dân do thủy” (Nguyễn Trãi), đều là những lời đe dọa giới cầm quyền, nhưng mơ hồ về nội dung. Minh quân không lấy đó làm thiết thực, hôn quân không lấy đó làm sợ hãi.
Chữ Dân hay Nhân Dân ngày nay tương đương với chữ People trong tiếng Anh, dùng để chỉ một tập hợp không định lượng những người sống trong một nước. Nó là số nhiều không xác định của chữ Person (cá nhân). “We The People…” mở đầu của bản Hiến pháp Mỹ là 3 từ "khét tiếng" nhất trong lịch sử thế giới. Dù People vẫn là khái niệm mơ hồ, song 3 chữ đặt ở vị trí đặc biệt này không mơ hồ tí nào (nhưng không nằm trong phạm vi stt này bàn tới).
Cũng như ngày xưa, Dân ngày nay là một khái niệm chính trị, không phải là thực thể. Người Việt chúng ta chào đời nhiều nhất 1 tháng tuổi đã có tên. Đất nước ta bao gồm gần 97 triệu cá nhân có cha có mẹ có tên có tuổi đàng hoàng. 97 triệu người là 97 triệu cá tính, hoàn cảnh, nguyện vọng, sở thích, xu hướng khác nhau… Những cá thể đó thay đổi từng ngày từng giờ, khi tương tác với nhau lại tiếp tục “tự diễn biến tự chuyển hóa”, không có tài thánh nào nắm bắt thâu tóm được. Xã hội là một trật tự tự phát, không có thứ khoa học nào có thể khám phá nổi.
Dân đang nghĩ gì đang muốn gì ? Dân có tin Đảng có bài Hoa có thân Mỹ hay không ? Đó là những câu hỏi vô nghĩa. Gộp những người có tên có tuổi có cha có mẹ nhốt chung vào một cái rọ gọi là Dân, rồi hỏi họ nghĩ gì tin gì bài gì thân gì coi có vô lý ngớ ngẩn không ? Cái khái niệm chính trị ấy chẳng nghĩ gì hết. Còn từng người một nghĩ gì tin gì bài gì thân gì thì chẳng ai biết được nếu như họ không nói ra, mà dù có nói ra thì chắc gì tất cả đều nói thật. Các chính trị gia chuyên nghiệp tầm cỡ, dù có khi vẫn phải mị dân, nhưng không bao giờ quan tâm đến những câu hỏi tương tự.
Khi bà đầm thép Thatcher cắt khoản bao cấp khổng lồ của Chính phủ cho ngành than nước Anh đang triền miên thua lỗ, cả triệu công nhân biểu tình đưa yêu sách đe dọa đến sự tồn vong của Chính phủ. Bà đầm thép bất chấp. Bà không cho rằng 1 triệu người đó đại diện cho hàng chục triệu người Anh tử tế, bởi vậy mà nước Anh mới hồi sinh.
Cái gì không biết thì tốt nhất là thuận theo. Adam Smith là người đầu tiên thấu hiểu cái trật tự tự phát bất khả tri của xã hội để khai sinh môn kinh tế học : Hãy để cho mỗi cá nhân tự do theo đuổi những lợi ích riêng của mình, sẽ có một “bàn tay vô hình” điều tiết biến những lợi ích riêng đó thành sự thịnh vượng của xã hội.
Tự do cho mỗi cá nhân, miễn là tự do của cá nhân này không gây hại cho tự do của cá nhân khác, đó là tiền đề của văn minh và thịnh vượng, nhưng giới trí thức nước ta chưa bao giờ hiểu nổi. Gộp những cá nhân khác nhau lại để câu thúc trong cái gọi là Nhân Dân, đất nước mãi mãi là nhược tiểu. Buông nhau ra, mỗi cá nhân sẽ vươn tới những chân trời…
HOÀNG HẢI VÂN
(Tái bản lại bài đã post trên fb hơn 2 năm trước, có lược bớt và bổ sung)
(Chữ Dân viết theo kim văn và khải thư)

Phần nhận xét hiển thị trên trang