Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

Từ hôm nay dân được ghi âm, ghi hình cảnh sát giao thông


Người dân có quyền được giám sát CSGT đang làm nhiệm vụ qua thiết bị ghi âm, ghi hình...

Điều 11 thông tư 67/2019 của Bộ Công an có hiệu lực từ hôm nay quy định người dân sẽ có 5 cách giám sát lực lượng công an trong công tác bảo đảm trật tự ATGT như sau: 
Thứ nhất, giám sát thông qua các thông tin công khai của CAND và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ hai, thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ.
Thứ tư, thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Đây là lần đầu tiên Bộ Công an có quy định chi tiết về hình thức giám sát thứ năm, đó là thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.
Từ hôm nay dân được ghi âm, ghi hình cảnh sát giao thông
Người dân chính thức được quay phim CSGT đang làm nhiệm vụ
 
Đặc biệt, Bộ Công an nêu rõ người dân có quyền giám sát bằng thiết bị ghi âm, ghi hình nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau: Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ; ngoài khu vực bảo đảm trật tự ATGT (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự ATGT) và tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo điều 10 thông tư này, những việc nhân dân giám sát Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gồm: Việc thi hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Việc chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
Việc nhân dân giám sát Công an nhân dân phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.
Thông tư 67/2019 được đánh giá là một trong những quy định giúp ngăn chặn hiện tượng tiêu cực của lực lượng CAND khi thực hiện công tác đảm bảo trật tự ATGT, trong đó có CSGT.


Gia Văn 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Cưỡng chế tại Hoa kỳ:


1.Nông dân Cliven Bundy thừa hưởng quyền chăn nuôi và trồng trọt trên một mảnh đất mà ông cho là thuộc bang Nevada, do tổ tiên ông này để lại từ những năm 1880.
2. Cục Quản lý Đất đai Hoa Kỳ (Bureau of Land Management) thì lại cho rằng mảnh đất ấy thuộc về chính quyền liên bang v
à muốn thu hồi. Họ lập luận rằng diện tích đất mà Bundy sử dụng cho chăn nuôi gia súc cần phải thay đổi vì một số mục tiêu bảo vệ môi trường.
3. Chính quyền khởi kiện Bundy ra tòa liên bang và thắng kiện vào năm 1998. Tuy nhiên, ông Bundy không thi hành quyết định này mà tiếp tục chăn nuôi trên diện tích đất truyền thống nói trên của mình, dẫn đến khoản phí chăn nuôi (“grazing fee”) mà ông phải trả cho chính quyền liên bang lên đến 1,2 triệu USD.
4. Sau nhiều nỗ lực đàm phán không thành, năm 2013, Cục quản lý tiếp tục khởi kiện. Lần này, thẩm phán tòa liên bang trao thẩm quyền cho Cục cưỡng chế tịch thu hơn 900 gia súc của Bundy, vốn đang được chăn rong rải rác toàn khu vực, để đảm bảo thi hành khoản phí liên bang, cũng như ép buộc họ phải rời khỏi vùng này.
Đây là lúc căng thẳng leo thang. Trong quá trình chính quyền cưỡng chế bắt 350 gia súc, con trai trưởng của Bundy bị bắn bằng súng điện và bị bắt đi.
5. Một đoạn video clip về cuộc cưỡng chế được đăng tải lên mạng xã hội và nhanh chóng khiến nhiều nông dân trong khu vực tức giận. Hơn 1.000 người đến hỗ trợ Cliven Bundy. Rất nhiều trong số đó được vũ trang bằng súng tự động lẫn bán tự động.
6. Cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm khi lực lượng cảnh sát cùng cơ quan cưỡng chế liên bang và những người biểu tình có vũ trang chĩa súng vào nhau.
7. Đến đây thì Cục quản lý làm gì? Họ rút lui.
Đúng vậy, đối mặt với “một đám dân hỗn láo” (nói theo ngôn ngữ của một số người trên mạng) dám chĩa súng về phía chính quyền, Cục quản lý không cầu trợ đến quân đội tiểu bang (National Guard) hay các đội đặc nhiệm chuyên trách phòng chống khủng bố của chính quyền liên bang để có “một trận đánh đẹp”.
Xác nhận về khả năng thương vong cao dành cho cả hai phía nếu tiến hành các biện pháp cưỡng chế, mà đặc biệt là cho nhóm biểu tình, lãnh đạo Cục quản lý tiết chế căng thẳng, đưa nhân viên của mình ra khỏi khu vực, trả lại 350 gia súc bắt được trước đó và dỡ bỏ các hàng rào, từ đó chấp nhận kéo dài tranh chấp này đến tận năm 2018.
8. Thực tế cho thấy Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã vào cuộc và rất nhiều cá nhân sử dụng súng nhắm vào nhân viên công quyền đã bị khởi tố. Một số cá nhân ngoan cố và kêu gọi sử dụng vũ lực quá trớn đã phải nhận án hơn 10 năm tù.

9. Điều quan trọng hơn cả, và thành công lớn hơn cả của chính quyền, là cuộc cưỡng chế không làm ai chết hay bị thương, từ cả hai phía.

https://www.reuters.com/.../u-s-agency-ends-nevada-cattle...
U.S. agency ends Nevada cattle roundup, releases herd after stand-off
REUTERS.COM
U.S. agency ends Nevada cattle roundup, releases herd after stand-off
Phần nhận xét hiển thị trên trang

DÂN VÀ NHÂN DÂN LÀ CÁI GÌ VẬY ?


Chữ này gốc Hán. Chữ Dân viết theo lối Kim văn thì phía trên là hình một con mắt, dưới là một cái giống như cái dùi chọc vào con mắt đó. Nó dùng để chỉ những người bị bắt làm nô lệ thời xưa bên Tàu, vì ở bên đó nô lệ thoạt kỳ thủy khi bắt về phải chọc mù một mắt, để phân biệt với những người khác. Chữ này viết theo lối Khải thư có biến hóa cách điệu, nhưng vẫn còn dáng dấp na ná như ban đầu.
Khái niệm Dân biến hóa theo sự biến hóa chính trị. Từ chỗ dùng để chỉ người nô lệ chột mắt, tiến một bước dùng để chỉ hạng người khốn khó nhất trong xã hội (dân đen), tiến thêm một bước nữa dùng để chỉ những người không phải là vua không phải là quan. Nhưng ở giữa hai loại người này có một loại khác cũng không phải dân không phải vua quan, đó là tầng lớp trí thức quý tộc không làm quan. Những người "cao quý" này không gọi là Dân mà gọi là Nhân. Khái niệm Nhân còn biến hóa thêm một bước để bao gồm cả vua quan trong đó nữa. Đến thời bình quyền bình đẳng, hai chữ Nhân và Dân được ghép lại thành Nhân Dân, để chỉ tất cả những người sống trong một nước.
Từ khinh miệt đến “Dĩ dân vi bản”, rồi đến “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Mạnh Tử) hay “Phúc chu thủy tín dân do thủy” (Nguyễn Trãi), đều là những lời đe dọa giới cầm quyền, nhưng mơ hồ về nội dung. Minh quân không lấy đó làm thiết thực, hôn quân không lấy đó làm sợ hãi.
Chữ Dân hay Nhân Dân ngày nay tương đương với chữ People trong tiếng Anh, dùng để chỉ một tập hợp không định lượng những người sống trong một nước. Nó là số nhiều không xác định của chữ Person (cá nhân). “We The People…” mở đầu của bản Hiến pháp Mỹ là 3 từ "khét tiếng" nhất trong lịch sử thế giới. Dù People vẫn là khái niệm mơ hồ, song 3 chữ đặt ở vị trí đặc biệt này không mơ hồ tí nào (nhưng không nằm trong phạm vi stt này bàn tới).
Cũng như ngày xưa, Dân ngày nay là một khái niệm chính trị, không phải là thực thể. Người Việt chúng ta chào đời nhiều nhất 1 tháng tuổi đã có tên. Đất nước ta bao gồm gần 97 triệu cá nhân có cha có mẹ có tên có tuổi đàng hoàng. 97 triệu người là 97 triệu cá tính, hoàn cảnh, nguyện vọng, sở thích, xu hướng khác nhau… Những cá thể đó thay đổi từng ngày từng giờ, khi tương tác với nhau lại tiếp tục “tự diễn biến tự chuyển hóa”, không có tài thánh nào nắm bắt thâu tóm được. Xã hội là một trật tự tự phát, không có thứ khoa học nào có thể khám phá nổi.
Dân đang nghĩ gì đang muốn gì ? Dân có tin Đảng có bài Hoa có thân Mỹ hay không ? Đó là những câu hỏi vô nghĩa. Gộp những người có tên có tuổi có cha có mẹ nhốt chung vào một cái rọ gọi là Dân, rồi hỏi họ nghĩ gì tin gì bài gì thân gì coi có vô lý ngớ ngẩn không ? Cái khái niệm chính trị ấy chẳng nghĩ gì hết. Còn từng người một nghĩ gì tin gì bài gì thân gì thì chẳng ai biết được nếu như họ không nói ra, mà dù có nói ra thì chắc gì tất cả đều nói thật. Các chính trị gia chuyên nghiệp tầm cỡ, dù có khi vẫn phải mị dân, nhưng không bao giờ quan tâm đến những câu hỏi tương tự.
Khi bà đầm thép Thatcher cắt khoản bao cấp khổng lồ của Chính phủ cho ngành than nước Anh đang triền miên thua lỗ, cả triệu công nhân biểu tình đưa yêu sách đe dọa đến sự tồn vong của Chính phủ. Bà đầm thép bất chấp. Bà không cho rằng 1 triệu người đó đại diện cho hàng chục triệu người Anh tử tế, bởi vậy mà nước Anh mới hồi sinh.
Cái gì không biết thì tốt nhất là thuận theo. Adam Smith là người đầu tiên thấu hiểu cái trật tự tự phát bất khả tri của xã hội để khai sinh môn kinh tế học : Hãy để cho mỗi cá nhân tự do theo đuổi những lợi ích riêng của mình, sẽ có một “bàn tay vô hình” điều tiết biến những lợi ích riêng đó thành sự thịnh vượng của xã hội.
Tự do cho mỗi cá nhân, miễn là tự do của cá nhân này không gây hại cho tự do của cá nhân khác, đó là tiền đề của văn minh và thịnh vượng, nhưng giới trí thức nước ta chưa bao giờ hiểu nổi. Gộp những cá nhân khác nhau lại để câu thúc trong cái gọi là Nhân Dân, đất nước mãi mãi là nhược tiểu. Buông nhau ra, mỗi cá nhân sẽ vươn tới những chân trời…
HOÀNG HẢI VÂN
(Tái bản lại bài đã post trên fb hơn 2 năm trước, có lược bớt và bổ sung)
(Chữ Dân viết theo kim văn và khải thư)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI NGƯỜI CHẾT

Chu Mộng Long

Trong di sản văn hóa của loài người, có văn hóa ứng xử với người chết. Nghi lễ cho người chết là để thể hiện sự tôn nghiêm, dù người đó là ai, chết trong trường hợp nào. Không đơn thuần là niềm tin về một linh hồn về cõi bên kia hay siêu thoát, mà quan trọng hơn, những nghi thức đó có giá trị cho những người đang sống, xem cái chết là một cuộc hóa giải tất cả những dục tính của trần thế, kể cả hóa giải hận thù để sống với nguồn suối yêu thương.
Dân gian thường nói gọn một câu: "chết là hết!". Hết thất tình lục dục, hết nợ hết duyên, hết ân hết oán... Hết đó cũng là hết quá khứ để xây dựng tương lai cho người sống. Câu "nghĩa tử nghĩa tận" có lẽ cũng mang phần nào cái nghĩa ấy.
Văn hóa này tồn tại từ thời thổ dân. Theo các tài liệu nhân chủng học, các bộ tộc đánh nhau để tranh chấp đất đai và đàn bà, thường sau trận đánh, lễ ăn mừng chiến thắng gắn liền với lễ sám hối. Người chiến thắng có thể mang đầu kẻ thù ra tế thần linh, nhưng sau đó lại là các nghi thức ăn năn. Có bộ tộc còn quy định vị tướng ở phe chiến thắng suốt một tháng trời phải ăn chay, tức không được đụng tới thịt để hướng tới sự thiện lành.
Trong trường ca của Homer, anh hùng Achilles sau khi giết chết Hector trong cơn cuồng nộ, vẫn tôn trọng Hector, xem Hector cũng là một anh hùng và chấp nhận lời khẩn cầu của vua Priam trao xác cho người Troia làm nghi thức tang lễ cung đình.
Suốt ngàn năm trung đại, dù chiến tranh diễn ra khốc liệt trong các cuộc tranh chấp đất đai, lãnh thổ và quyền lực, nhưng cách ứng xử văn hóa ấy vẫn được duy trì. Không cần nói xa, chỉ ở lịch sử phương Đông cũng thấy. Lưu Bang giết Hạng Võ xong, vẫn làm nghi thức tang lễ trang trọng cho kẻ thù. Người Việt bao lần đánh giặc ngoại xâm, sau mỗi lần chiến thắng đều làm nghi lễ an táng cầu siêu vong linh cho quân giặc, kể cả lập đền thờ cho tướng giặc. Như Nguyễn Trãi đối xử với quân Minh, Quang Trung đối xử với quân Thanh. Cách làm ấy không chỉ mang nghĩa giải oan cho những vong hồn vì bất đắc dĩ phải bị đẩy vào chiến cuộc, mà quan trọng hơn, hóa giải thù hận giữa các bên. Nhờ cách ứng xử ấy mà cuộc sống nhanh được vãn hồi trật tự và đi đến thái bình.
Chiến tranh, xung đột là vô minh nhưng thường được giải thoát khỏi vô minh khi chính người trong cuộc thật sự đau thương trước cái chết của đồng loại. Nhưng xem chừng, cái văn hóa ứng xử có ý nghĩa thoát khỏi vô minh ấy ngày một tàn lụi dần. Kẻ say sưa với chiến thắng mà không có chút đau thương sẽ càng say máu bạo lực và hận thù. Chúng sẽ tiếp tục rủa sả, lăng mạ cả vong linh những người đã chết, lôi cả hình ảnh người chết ra bêu riếu. Đến lượt bên thua cuộc cũng rủa sả, lăng mạ bên thắng cuộc theo cách tương tự để trả đũa.
Ở đất nước này, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn từng làm điều ấy với nhau, và có lẽ từ đó thành di truyền trong máu của người Việt.
Đó là lý do hầu như hiện nay, sau mỗi cuộc chiến, lẽ ra phải hóa giải hận thù thì người ta lại kích động thêm hận thù. Hận thù đã chồng chất lại thêm chồng chất. Hận thù là mầm mống của bạo lực và bất ổn xã hội.
Người ta khuếch trương phục hưng văn hóa truyền thống, nhưng tại sao cái văn hóa tối thiểu trong ứng xử với người chết không được nói đến một lần? Buồn thê thảm khi sau cuộc chiến tương tàn, dù đã chấm dứt bằng hành động nhưng lại tiếp tục bằng khẩu chiến. Đừng nghĩ khẩu chiến không phải là cái mầm của bạo lực sẽ xảy ra. Khẩu chiến ác độc chính là khẩu nghiệp đấy!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÁI CHẾT CỦA CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA HIẾN PHÁP VÀ BLHS 2015



Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng

Trước khi bị giết, cụ Lê Đình Kình là một công dân. Cụ có đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định tại các điều 14;15;16;17 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. Cụ không có tiền án, tiền sự. Hiện tại, cụ không phải chấp hành bất cứ một bản án nào, do tòa án cấp nào tuyên. Cụ là một đảng viên ĐCS Việt Nam, cho đến lúc chết vẫn chưa bị khai trừ ra khỏi đảng.
Theo thông tin từ cơ quan công an, được các báo quốc doanh đăng tải, thì cụ Lê Đình Kình chế tạo bom xăng, tàng trữ dao, kiếm, lựu đạn...Như vậy, cụ có hành vi có dấu hiệu cấu thành tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, được quy định tại điều 230 BLHS năm 2015, và tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ, được quy định tại điều 233 BLHS năm2015.
Muốn kết luận được hành vi của cụ có cấu thành hai tội đó hay không, thì phải khởi tố vu án, tức là khởi tố về hành vi có dấu hiệu phạm tội. Và nếu đủ căn cứ là cụ Lê Đình Kình có dấu hiệu phạm tội, thì phải khởi tố bị can để điều tra. Sau khi khởi tố bị can, nếu thấy cần thiết, thì có thể bắt tạm giam bị can dể điều tra.
Cụ Lê Đình Kình có địa chỉ cư trú rõ ràng là thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Cụ không phạm tội quả tang, cũng không phải tội phạm bị truy nã. Nên theo quy định tại khoản 3, điều 113 bộ luật TTHS năm 2015, thì không được phép bắt cụ vào ban đêm (từ 22 giờ đến 6 giờ). Như vậy, nếu cụ trở thành bị can của vụ án nói trên, và nếu cụ phải chấp hành lệnh bắt tạm giam, thì cơ quan tố tụng chỉ có thể bắt cụ giữa “thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi (truyện Kiều- Nguyễn Du)”. Việc bắt cụ phải được thực hiện theo đúng quy định tại điều 113 bộ luật TTHS năm 2015 : phải đọc quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam cho cụ nghe tại nhà. Phải giải thích quyền và nghĩa vụ cho cụ biết, phải lập biên bản về việc bắt. Phải giao quyết định và lệnh bắt cho cụ.Tất cả mọi việc phải diễn ra dưới sự chứng kiến của chính quyền địa phương.
Cụ Lê Đình Kình không phải là bị can trongvu án nào, không phải chấp hành lệnh tạm giam. Cụ đang sống bình yên tại nhà mình. Như vậy, chỗ ở của cụ là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Không ai được tự ý vào chỗ ở của cụ nếu không được cụ cho phép, theo quy định tại điều 22 Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam. Tính mạng của cụ được pháp luật bảo hộ và không ai được quyền tước đoạt mạng sống của cụ trái luật, theo quy định tại điều 19 Hiến pháp năm 2013của nước CHXHCN Việt Nam.
Lực lượng cảnh sát cơ động đã đột nhập nhà của cụ Lê Đình Kình vào lúc nửa đêm mà không được cụ cho phép. Như vậy, lực lượng này đã vi phạm điều 22 Hiến pháp năm 2013 của nướcCHXHCN ViệtNam và vi phạm điều 158 BLHS năm 2015 (tội xâm phạm chỗ ở của người khác), mà đây lại là việc xâm phạm có tổ chức. Tội này được quy định tại điểm a, khoản 2 điều luật trên, có khungn hình phạt cao nhất đến 5 năm tù.
Không chỉ xâm phạm trái phép, lực lượng này còn đánh, bắn chết cụ, tước đoạt mạng sống của cụ trái luật, vi phạm điều 19 Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam. Vi phạm khoản 1 điều 123 BLHS năm 2015, với 2 tình tiết tăng nặng là giết người có tính chất côn đồ và có tổ chức (điểm n và điểm o ).
Còn 3 cảnh sát cơ động bị chết ? Ai giết họ ?
Có 3 giả thiết được đặt ra. Thứ nhất là cụ Kình giết.Thứ hai, họ tàn sát lẫn nhau và thứ ba, là họ bị người dân giết.
Giả thiết thứ nhất bị loại trừ ngay. Ở tuổi 84, mắt mờ chân chậm, bị phá cửa vào nhà quá đột ngột. Cụ Kình vừa mở mắt thì đã bị đánh gẫy chân, bụi bắn thẳng vào tim ở cự li rất gần. Cụ Kình chết mà chưa kịp hiểu ai đã giết mình, giết bằng vũ khí gì, nói chi đến phản ứng.
Giả thiết thứ hai, thì trên mạng xã hội đã có một thông tin rằng một chú bị trượt chân ngã xuống giếng trời, chết do va đập. Chú thứ hai chết do bị đồng đội bắn nhầm.Và chú thứ ba đang ở trên mái nhà, nghe tiếng súng nổ giật mình ngã xuống, cũng chết. Nhưng thông tin này chưa được kiểm chứng,và có lẽ cũng chẳng ai có thể kiểm chứng được.
Giả thiết thứ ba, thì cơ quan CSĐT côngan TP Hà Nội vừa khởi tố bị can đối với 22 người dân Đồng Tâm về các hành vi giết người; tàng trữ, sử dụngvũ khí trái phép và chống người thi hành công vụ. Thế có nghĩa là dưới mắt cơ quan CSĐT, 3 CSCĐ chết là do bị người dân làng Hoành giết. Họ có giết người hay không, thì chúng ta hãy chờ xem.
Thế nhưng trước khi khởi tố bị can đối với 22 người dân Đồng Tâm, tại sao lại không khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở và giết người với những kẻ giết cụ Lê Đình Kình ? Chẳng lẽ cái chết của cụ không phải là cái chết ? Mạng của cụ không phải là mạng người ?
Nếu không dưa được những kẻ giết cụLê Đình Kình ra trước vành móng ngựa, thì vụ án này sẽ trở thành mộtvết bẩn không thể nào rửa sạch được của ngành công an vẫn tự hào là “giỏi nhất thế giới” này

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguy cơ phá sản ? Vingroup ngừng Vinpearl Air


Lại Trần Mai tại Tôi thích đọc . I love to read - 30 phút trước
*Vượng Vin** làm giàu từ câu kết với quan chức để kiếm siêu lợi nhuận trong lĩnh vực bất động sản, thực chất là chiếm đoạt tài nguyên đất nước và bóc lột nhân dân. Các lĩnh vực hoạt động khác của Vingroup hầu như chỉ là để rửa tiền và ngụy trang đánh lừa dư luận. Tuy nhiên, kinh doanh dựa hoàn toàn vào giới quan chức là con dao hai lưỡi; khi quan chức vui thì hai bên chia nhau cùng hưởng, khi quan chức không vui thì doanh nghiệp lên thớt. Nguy hiểm nhất là lòng tham của quan chức thì vô đáy, càng ngày chúng càng khát tiền; trong khi đất đai có giá, dễ chiếm đoạt... ngày càng khan hiế... thêm »

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quân Mỹ được cảnh báo trước khi bị Iran dội tên lửa

Quân Mỹ đã được thông báo vài giờ trước khi Iran dội tên lửa xuống căn cứ không quân của họ tại Iraq, giới chức quân sự Mỹ cho hay.

Quân Mỹ được cảnh báo trước khi bị Iran dội tên lửa
Theo AP, thông tin trên được hé lộ hôm 13/1, vài ngày sau vụ tấn công đánh dấu sự leo thang mạnh giữa Iran và Mỹ.
Lúc 11h tối ngày 7/1, trung tá Mỹ Antoinette Chase ra lệnh cho các binh sĩ tại căn cứ không quân Ain al-Asad ở tây Iraq cấm trại. Mọi hoạt động di chuyển quân sự phải đóng băng khi nhóm của bà – vốn chịu trách nhiệm về phản ứng khẩn cấp tại căn cứ, phát đi cảnh báo về mối đe doạ sắp xảy ra. Lúc 11h30 tối, trung tá Chase ra lệnh các binh sĩ ẩn nấp trong boongke.
Cuộc tấn công đầu tiên của Iran nhằm vào căn cứ Mỹ diễn ra sau 1h35 sáng ngày 8/1 và nó kéo dài gần 2h. Giữa chừng cuộc tấn công, trung tá Chase biết được tên lửa được phóng đi từ Iran.
Không có binh sĩ Mỹ nào bị giết hay bị thương, dù một vài người phải chữa trị vì bị chấn động do vụ nổ gây ra, Myles Caggins – một phát ngôn viên của liên quân do Mỹ đứng đầu cho hay.
Quân Mỹ được cảnh báo trước khi bị Iran dội tên lửa
 
“Lý do tại sao chúng tôi phát cảnh báo vào lúc 11h30 tối đó là vì, vào thời điểm đó, mọi dấu hiệu đều cho thấy, có việc gì đó sắp xảy ra. Viễn cảnh tồi tệ nhất….chúng tôi được thông báo có lẽ một cuộc tấn công tên lửa sắp xảy ra”.
Iran đã mở một cuộc tấn công nhằm vào căn cứ Mỹ tại Iraq để trả đũa việc máy bay không người lái Mỹ tấn công và giết tướng Qassem Soleimani hôm 3/1.
Căn cứ Ain al-Asad nằm ở tỉnh Anbar, cách thủ đô Baghdad của Iraq 180km về phía tây. Mỹ dùng chung căn cứ này với quân Iraq. Có khoảng 1.500 quân Mỹ và binh sĩ thuộc liên minh chống IS do Mỹ lãnh đạo đang đóng tại đây.
Ông Caggins nói, nhờ có hệ thống cảnh báo sớm, căn cứ đã nhận được thông tin rằng tên lửa đang lao tới. 
Hoài Linh

Phần nhận xét hiển thị trên trang