Cú lừa ngoạn mục: Báo động Đỏ! (Bài của Lưu Trọng Văn)
Cụ Kình cùng người Dân Đồng Tâm sau sự cố đấu tranh giành đất ở Đồng Tâm bị chính quyền căm ghét, bỏ rơi. Trong khi đó Đồng Tâm và nhà cụ trở thành bến đỗ tấp nập của Dân oan toàn quốc và của rất nhiều người đấu tranh, phản biện đủ các thành phần đến chia sẻ. Trên mạng các hình ảnh các nhân vật phản biện bấy lâu bị coi là phản động, thế lực chống đảng... thường xuyên công khai xuất hiện bên cụ Kình... và cụ Kình không thể ngờ rằng đó chính là chứng cứ để một vụ án chống chế độ được dựng lên thay vì chỉ là một phiên toà phân xử tranh chấp đất đai dân sự.
Kịch bản đã được sắp đặt không khác kịch bản Thái Bình, Thủ Thiêm- có bọn quấy rối chống chế độ.
Báo động Đỏ!
Bắt đầu chỉ là chống tham nhũng, chống cướp đất sau bị nống lên thành phản động, khủng bố...
Báo động Đỏ!
Vụ Thái Bình sau khi có những người lãnh đạo tỉnh thức và có trách nhiệm dám đến Dân, biết nghe Dân đã tránh được cuộc nổi dậy đổ máu.
Vụ Thủ Thiêm lãnh đạo cuối cùng buộc phải nghe sự thật từ Dân, cuối cùng không thể nhắm mắt coi Dân là lũ quấy rối, chống chế độ nữa nên tránh được phát súng tử thủ của một vị tướng chiến trận sẵn sàng bắn kẻ nào cướp đất của ông. Tránh được máu đổ.
Nhưng Đồng Tâm đã đổ máu. Máu của Dân và máu của chiến sĩ công an bị đẩy ra chống Dân.
Xin cúi mình tưởng nhớ tất cả những người đã đổ máu cho một Sự Thật Máu đã đến lúc ra Ánh Sáng Công Lý.
Một Nguyễn Đức Chung không đủ uy tín và đủ tấm lòng vì Dân khi gặp Dân Đồng Tâm như một Phạm Thế Duyệt khi về Thái Bình.
Máu có thể tránh bị đổ đau thương nếu sau cú gặp Dân thất bại của Nguyễn Đức Chung là sứ giả khác cỡ cao hơn, có uy tín hơn, có lòng với Dân, thương Dân hơn.
Tại sao trước khi cho quân bao vây coi Dân như kẻ thù thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hoặc chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân thậm chí chủ tịch Nguyễn Phú Trọng lại không trực tiếp gặp Dân để hiểu sự thật?
Lẽ nào với họ sự thật chỉ từ báo cáo đúng quy trình của hệ thống quan quyền của họ mà sự thật không từ miệng Dân?
Trước sự kiện sinh tử đối với mạng Dân và cả mạng người của mình tại sao các vị không đến với Dân trực tiếp nghe Dân dù chỉ một lần?
Nghe, tự mình cho người mình tin cần điều tra lần nữa.Dân sai thì thuyết phục Dân. Dân sai mà chống đối thì lập hồ sơ khởi tố công khai. Nào muộn? Nào máu đổ? Nào xóm làng tang thương? Nào Lòng Dân ngút trời oán thán?
Chả lẽ đối với các vị đến với Dân khó đến vậy ư? Các vị nói học tập, noi gương cụ Hồ, cụ Hồ luôn gần Dân, luôn lắng nghe Dân tấm gương ấy sao không học?
Báo chí một chiều đang đổ thêm dầu vào lửa.
Việc tặng huân chương tức tốc cho những người cầm súng chĩa vào Dân cũng đổ thêm dầu vào lửa.
Không có sự vô can của kẻ chủ mưu lừa biến Dân chỉ tranh chấp đất thành kẻ khủng bố chống chính quyền rồi xua hàng ngàn quân đang đêm đánh úp Dân với kẻ bị lừa vì nỗi lo sợ mất đảng, mất chế độ cổ vũ cho hành động ấy?
Sự thật luôn là sự thật!
Nước mắt không phải nước muối và máu không phải nước bọt.
Để có được một cái nhìn công bằng và toàn diện về vụ việc rất cần một hội nghị mở rộng và công khai để tranh luận. Tôi nói điều này cũng là để khẳng định rằng cho dù tôi có nỗ lực đến đâu thì những điều tôi nêu ra ở đây cũng chỉ có tính tương đối. Bởi một cá nhân với nguồn lực, tài liệu hạn chế thì nếu có thể cũng chỉ là tả được vài bộ phận chứ không vẽ được trọn vẹn cả con voi.
Chúng ta sẽ nhìn góc độ lịch sử & cơ sở pháp lý, cách hành xử của chính quyền, tâm lý người dân, lòng tin…
1. Lịch sử & cơ sở pháp lý:
Một trong những lập luận mà nhiều người dùng để chứng minh cho luận điểm của họ khi nói khu 59 héc ta thuộc đất quốc phòng là stt của Trung tướng Phi công AHLLVT Phạm Phú Thái. Theo ông Thái thì năm 1968 chính phủ đã cho phép quân đội xây dựng một sân bay bí mật ở khu vực Miếu Môn. Đồng thời xây dựng hệ thống hầm giấu máy bay trong các dãy núi song song với đường băng và cách từ vài trăm mét. Đầu tháng 4.1969 khi sân bay bằng đất và hệ thống hầm đã hoàn thành bước một thì ông Phạm Phú Thái và đồng đội đã được nhận lệnh hạ cánh thử nghiệm sân bay và hầm cất giấu máy bay. Các bạn có thể đọc bài viết ở đây: https://www.facebook.com/phuthai.pham.1/timeline?lst=100013707398564%3A100007393448088%3A1578637556
Trong bài này trung tướng Phạm Phú Thái cho rằng: 1/ Bản đồ đất mà chính phủ giao cho quốc phòng làm sân bay có từ 1968. 2/ Đất này ko có tranh chấp vì đó là đất quân sự và ông khẳng định người dân đã “LẤN CHIẾM ĐẤT CÔNG.”
Ông Thái cũng thừa nhận là bộ quốc phòng không đưa ra được tấm bản đồ giao đất từ 1968 mà chỉ có bản đồ năm 1991.
Theo tôi, lập luận của trung tướng Thái khá là mơ hồ, nhất là khi không có tài liệu chứng minh.
Nhà sử học Dương Trung Quốc gọi việc không đưa ra được bằng chứng lịch sử là gót chân Asin lớn nhất của chính quyền.
Theo ông Quốc, từ thời thượng cổ khi nói về đất đai bao giờ cũng đi kèm với bản đồ. Kho địa bạ nhà Nguyễn làm trong 31 năm đã lập tất cả bản đồ của tất cả thửa đất dù nhỏ nhất trên toàn bộ lãnh thổ của 18.000 làng xã.
Ông Quốc nói:
“Nếu Chính phủ đưa ra một bản đồ về đất mà Thủ tướng Đỗ Mười trao cho Quốc phòng từ năm 1981 thì khỏi có chuyện gì xảy ra. Người dân hỏi tại sao không có bản đồ? Điều này gợi lại cho chúng ta câu chuyện Thủ Thiêm vì nhập nhằng trong bản đồ mà nhân dân bức xúc.
“Bản đồ là tối thiểu. Năm 1980, chúng ta ở trình độ cao. Bây giờ chúng ta không có bản đồ đưa ra, các bản đồ đều dựng lại từ năm 2013, 2014 thì làm sao người dân tin được. Những cán bộ địa phương khi đó chỉ là con cháu của thế hệ như ông Kình. Cho nên như vậy phải tin người dân, phải kiểm tra thẩm định, không nên đứng về một phía.”
Theo tôi phỏng đoán thì cái sân bay bí mật từ năm 1968 như trung tướng Phạm Phú Thái nói chính là tiền đề cho sân bay quân sự Miếu Môn mà cố thủ tướng Đỗ Mười đã kí quyết định 113TTg ngày 14/4/1980.
Ngày 10/11/1981, UBND tỉnh Hà Sơn Bình (tên cũ) ra quyết định 386 QĐ/UB, tiến hành dự án giai đoạn I, thu hồi khu đất 47,36 ha thuộc phía đông của cánh đồng Đồng Sênh, có đền bù cho hợp tác xã Đồng Tâm và giao cho Bộ Tư lệnh Công binh, và sau này thuộc Lữ Đoàn 28, Quân chủng Phòng không, Không quân.
Từ 1981 đến 2015, dự án sân bay Miếu Môn không thực hiện được. Như vậy là dự án sẽ không có giai đoạn 2 và khu đất phía Đông của Đồng Sênh với diện tích 47,36 ha là khu đất duy nhất của Đồng Tâm được thu hồi và đền thù.
Ngày 27/3/2015, Bộ Tham mưu ra quyết định 551 thu hồi lại khu đất này và giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel để xây dựng nhà máy sản xuất, nhưng theo chủ tịch Nguyễn Đức Chung thì là để xây dựng công trình quốc phòng A1.
Theo như ông Lê Đình Kình thì ranh giới và cột mốc của khu đất 47,36 vẫn còn và cơ sở pháp lý của mảnh đất này rõ ràng và giữa quân đội và người dân không hề có tranh chấp.
Vấn đề ở đây là nằm ở khu đất 59 hec-ta phía Tây của Đồng Sênh. Thanh tra Hà Nội và sau là Thanh tra Chính phủ khẳng định khu 59 héc-ta này là đất quốc phòng nhưng lại không hề đưa ra được quyết định thu hồi hay bản đồ nào. Đây chính là gót chân Asin như đại biểu Dương Trung Quốc nói. Trong khi ấy thì suốt mấy chục năm từ năm 1981 đến nay, người dân Đồng Tâm vẫn canh tác liên tục trên khu đất này, vẫn đóng thuế sử dụng đất đầy đủ. Khu đất 59 héc-ta chính là nguyên nhân của sự tranh chấp giữa người dân và chính quyền.
Ông Lê Đình Kình đã từng lập luận như trong những clip được phổ biến rộng rãi:
Một là: Nếu là đất quốc phòng thì sao Viettel và chính quyền Hà Nội lại bồi thường bố trí tái định cư cho các hộ dân ở đây? Chưa phạt họ chiếm dụng đất quốc phòng đã là may cho họ rồi, sao lại còn ưu đãi đền bù hàng tỷ đồng cho mỗi hộ dân và lập dự án bố trí tái định cư cho họ nữa?
Hai là: Khi có chuyện thu hồi đất, dân làng Đồng Tâm khiếu nại cơ quan chủ quản dự án sân bay Miếu Môn là Quân chủng Phòng không - Không quân thì họ đề nghị liên hệ với các cấp chính quyền Hà Nội. Thế nghĩa là đất dân sự, chứ nếu là đất quốc phòng thì sao Quân chủng đẩy trách nhiệm sang cho chính quyền Hà Nội được?
Ba là: Nếu là đất quốc phòng thì sao chính quyền xã Đồng Tâm bao lâu nay vẫn thu thuế đất nhà ở cho các hộ dân được xã cấp tạm đất?
Chính bởi những lý do quan trọng như trên mà người dân xã Đồng Tâm đã không phục chính quyền và họ nghi ngờ có sự không minh bạch và có lợi ích nhóm ở đây. Điều này họ nói trong những clip về cuộc họp thường kì của người dân.
2. Tâm lý và nguyện vọng của người dân Đồng Tâm:
Chính bởi chính quyền không đưa ra được bản đồ, quyết định thu hồi đất nên người dân không phục. Hơn nữa theo họ, Viettel là của bộ quốc phòng nhưng cũng là một doanh nghiệp, nếu muốn dùng đất nông nghiệp của dân thì phải thoả thuận bồi thường theo luật đất đai, có vậy họ mới có thể có điều kiện để chuyển đổi ngành nghề.
3. Dư luận:
Rất nhiều bạn phóng viên không biết có nghiên cứu kĩ về cơ sở pháp lý hay không nhưng đã khẳng định người dân Đồng Tâm chiếm đất quốc phòng và căn cứ vào việc đổ máu để kết luận những người phản kháng là tội phạm chứ không đại diện cho người dân.
Tôi chỉ lưu ý các bạn rằng việc đổ máu này là do chính quyền đã chủ động khởi phát. Theo luật định thì việc cưỡng chế đất đai phải thực hiện trong giờ hành chính và phải trước hay sau Tết nguyên đán 15 ngày. Không chỉ như vậy mà theo tôi, nếu cơ sở pháp lý của chính quyền đã không đầy đủ thì chính quyền cần phải có một cách ứng xử kiên nhẫn, mềm mại với người dân chứ không thể đánh úp vào nhà dân với một lực lượng được trang bị đến tận răng như vậy.
Quan điểm của riêng tôi là không ủng hộ bạo lực cả từ hai phía. Những chiến sỹ cảnh sát cũng là con em của dân, không có đất đai nào đáng giá bằng mạng người. Nhưng ở đây tôi cho rằng lỗi của chính quyền là phần lớn và sai về nhiều mặt.
Chính quyền làm thế này là làm mất đi hình ảnh trên trường quốc tế về mặt nhân quyền, về thái độ với người dân. Có nhiều bạn sẽ chửi rằng họ không phải là dân mà là tội phạm, nhưng đấy chỉ là một cách nói nguỵ biện, khi đã phải huy động tới cả nghìn quân thì đám đông “tội phạm” kia chính là dân đấy.
Chính quyền "do dân, vì dân" mà ứng xử với dân như với địch như vậy là không ổn.
Chính quyền nắm quyền trong tay, sao không làm truyền thông công khai để thuyết phục người dân và dư luận trước đi?
Một điều lạ là khi tôi đọc những bài báo trên báo chí chính thống thì thông tin đều rất mơ hồ mà không bao giờ chỉ ra thực chất vấn đề.
Trong bối cảnh tham nhũng tràn lan, thì người dân có quyền đặt câu hỏi đằng sau sự mập mờ là cái gì?
Đây cũng chính là câu chuyện của niềm tin. Khi niềm tin thấp thì người dân rất khó đồng thuận với sự giải thích sơ sài.
Theo tôi, sự việc xảy ra chẳng những là một nỗi đau với cả nước, một thảm hoạ nhân đạo mà còn là một thất bại lớn của chính quyền.
Hãy để báo chí trong nước và nước ngoài, quốc hội, luật sư, và các tổ chức xã hội dân sự tham gia làm sáng tỏ sự việc này. Làm được thế là để tránh những thảm kịch Đồng Tâm khác.
Tôi viết không phải để bênh bên nào, mà với một mục đích duy nhất là để cố gắng chạm tới sự thật. Tôi biết sự cố gắng này là rất khó và chắc chắn sẽ không đầy đủ và có thể có thiếu sót nhưng ai cũng có quyền thu thập thông tin và phát ngôn quan điểm của mình.
Bàn về việc này không chỉ để nêu ra đúng sai của sự việc vừa xảy ra mà còn để ứng xử sao cho có tình có lý với hậu quả của sự việc.
Rồi đây những người dân bị bắt sẽ bị xử sao đây? Nhà cửa của họ tan hoang, mưu sinh khó khăn, gia đình xé nhỏ tan tác… nhưng lỗi của họ đến đâu? Ai, quyết định nào đã góp phần đẩy số phận của họ tới bước đường cùng ấy?
Các luật sư chắc hẳn sẽ đồng hành cùng họ. Nhưng như các nhà báo quốc doanh chế giễu các luật sư bênh người dân là các “luật sư toàn thua”, tôi thấy đấy chính là một sự thật cay đắng khi có luật nhưng luật sư ở Việt Nam không có tiếng nói thật sự.
Do vậy, hơn bao giờ hết công luận cần quan tâm tới những số phận kém may mắn kia, những con tim có lương tri cần đập những nhịp tha thiết và gần gũi hơn với đồng loại khốn khổ của mình.
Nếu không, tôi sợ rằng những sự việc đau lòng sẽ còn xảy ra nhiều hơn nữa trên đất nước của chúng ta.
Xin trân trọng cảm ơn các bạn đã quan tâm tới sự việc này. Xin các bạn hãy bổ sung để bức tranh "sự thật" được đầy đủ hơn. Xin cảm ơn!
Khó khăn bủa vây với nền kinh tế Iran khi phải đối mặt với một loạt lệnh trừng phạt, khiến nước này không đủ khả năng để bước vào một cuộc chiến toàn diện với Mỹ.
Sau vụ việc Mỹ thực hiện đợt không kích khiến chỉ huy quân sự Iran - Qasem Soleimani, thiệt mạng, câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư băn khoăn nhất đó là liệu sự việc này có phải là yếu tố châm ngòi cho chiến tranh hay không.
Quan chức của cả 2 nước đều đã lên tiếng và cho biết mục tiêu của họ không phải đi đến chiến tranh. Hơn nữa, nhiều chuyên gia về địa chính trị nhận định rằng, Iran thực sự không đủ khả năng để thực hiện chiến tranh. Một phần là do Quốc gia Hồi giáo đang suy yếu dần sau nhiều năm chịu các lệnh trừng phạt. Dẫu vậy, số liệu mới về nền kinh tế Iran từ những nguồn chính thống lại không có.
Dưới đây là 6 biểu đồ miêu tả "hiện trạng" của nền kinh tế Iran ở thời điểm hiện tại.
Nền kinh tế rơi vào suy thoái
Những lệnh trừng phạt từ quốc tế nhằm kiềm chế Iran theo đuổi chương trình hạt nhân trong nhiều năm đã khiến nền kinh tế nước này tiếp tục xu hướng trì trệ. Năm 2015, Iran được nới lỏng lệnh trừng phạt khi đồng ý thoả thuận với 6 quốc gia phát triển về việc hạn chế hoạt động phát triển hạt nhân. Tuy nhiên, năm 2018, Tổng thống Donald Trump tái áp dụng lệnh trừng phạt và một lần nữa nền kinh tế Iran lại rơi vào suy thoái.
Ngành công nghiệp khai thác dầu lao dốc
Theo ước tính của World Bank, Iran có trữ lượng dầu thô lớn thứ 4 thế giới. Phần lớn tăng trưởng kinh tế của quốc gia này và thu nhập của chính phủ phụ thuộc vào hoạt động bán dầu thô. Tuy nhiên, hạn chế về việc bán dầu của Iran lại nằm trong các lệnh trừng phạt mà ông Trump tái áp dụng 2 năm trước. Đó là một trong những lý do khiến các chuyên gia, bao gồm cả IMF, đều dự đoán rằng sản lượng và hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ sụt giảm.
Hoạt động thương mại co hẹp
Xuất khẩu dầu sụt giảm và những hạn chế từ cộng đồng quốc tế đối với những lĩnh vực khác - như ngân hàng, khai thác mỏ và hàng hải, đã khiến hoạt động thương mại của quốc gia này sụt giảm. IMF ước tính xuất khẩu của Iran có thể giảm xuống dưới mức nhập khẩu vào năm 2019 và 2020.
Chi phí sinh hoạt tăng cao
Ngân hàng Trung ương Iran đã duy trì tỷ giá hối đoái chính thức ở mức ổn định là 42.000 rial đổi 1 USD. Tuy nhiên, theo trang web ngoại hối Bonbast.com, đồng tiền tệ này thậm chí còn yếu hơn ở thị trường phi chính thức, giao dịch quanh mức 140.000 rial đổi 1 USD vào tháng này, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ gia tăng.
Đồng nội tệ yếu cũng là một nguyên nhân của tình trạng lạm phát cao ở Iran, khi WB cho biết tỷ lệ lạm phát đã lên tới 52% vào tháng 5/2019. Yếu tố này đã khiến chi phí sinh hoạt ở Iran tăng lên, vào đúng thời điểm cơ hội việc làm đang thiếu hụt.
Tỷ lệ thất nghiệp cao
Một hệ luỵ của nền kinh tế trì trệ hoặc suy yếu là tỷ lệ thất nghiệp tăng, đây chính là điều đã và đang diễn ra ở Iran. Theo WB, tình trạng thiếu cơ hội việc làm thậm chí có thể tồi tệ hơn nữa tại quốc gia này. Tổ chức này còn lưu ý rằng tỷ lệ nghèo đói ở Iran đã tăng từ 8,1% vào năm 2013 lên 11,6% vào năm 2016.
Thâm hụt ngân sách tăng cao
Chính phủ Iran đã giới hạn các hoạt động trợ cấp tài chính để đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Biện pháp này gặp nhiều rủi ro hơn vì hoạt động kinh tế trì trệ và hoạt động bán dầu trùng xuống do các lệnh hạn chế. Những hạn chế trong việc áp dụng chính sách tài khoá là nguyên nhân Iran không đủ khả năng để chi trả nếu có chiến tranh, dù một số chuyên gia cho rằng Tehran có thể đẩy căng thẳng với Mỹ lên cao nhờ những lực lượng uỷ nhiệm ở khắp Trung Đông, từ Syria và Yemen cho đến Afghanistan.
Một người dân ở xã Đồng Tâm nói với BBC rằng ông Lê Đình Kình, và con trai thứ hai, Lê Đình Chức, đã qua đời sau biến cố công an đưa quân vào xã Đồng Tâm rạng sáng 9/1.
Nhiều nguồn tin khác, trong đó có báo chí ở Việt Nam, nói thêm với BBC rằng họ cũng nghe tin ông Lê Đình Kình đã mất.
Đến cuối ngày 10/1, giờ Việt Nam, đã có xác nhận từ báo chính thống rằng ông Lê Đình Kình đã 'tử vong' trong lúc chưa rõ trường hợp ông Lê Đình Chức.
Báo nhà nước xác nhận
Một trang báo chính thống, VietNamNet, xác nhận đại diện UBND xã Đồng Tâm cho biết, xã vừa bàn giao thi thể ông Lê Đình Kình cho người nhà.
VietNamNet viết: "Trong vụ việc chống người thi hành công vụ xảy ra vào sáng ngày 9/1, ông Lê Đình Kình đã bị tử vong."
"Con gái ông Kình, bà Lê Thị Nhung là người đại diện gia đình nhận thi thể."
VietNamNet không đề cập trường hợp ông Lê Đình Chức.
Cũng theo VietNamNet: "Đại diện UBND xã Đồng Tâm cũng cho biết, chiều nay, lực lượng chức năng đã bàn giao nhà của ông Kình cho gia đình. Việc an táng ông Kình sẽ được tổ chức tại ngôi nhà ông Kình sinh sống tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm."
"Cũng trong ngày hôm nay, bốn người dân đã được lực lượng chức năng thả về địa phương, gồm hai nam, hai nữ," theo trang tin này.
Các báo nhà nước ở Việt Nam không nói rõ bối cảnh cái chết của ông Lê Đình Kình, một cựu cán bộ Đảng, và rằng vì sao thi thể ông nằm trong tay nhà chức trách để họ "bàn giao" cho gia đình.
Ông Lê Đình Kình, thường được xem là 'thủ lĩnh' của người dân ở xã Đồng Tâm, sinh năm 1936.
Người dân kể lại
Người dân, muốn giấu tên, sống ở xã Đồng Tâm, cho BBC hay một người khác, Bùi Viết Hiểu, 76 tuổi, đang ở trong bệnh viện quân y 103, Hà Nội sau vụ ngày 9/1.
'Chiều hôm 9/1, công an mở cửa vào nhà bác Kình sau khi đã bao vây, niêm phong nhà.
"Một lúc, thấy họ quấn cái gì, khuân xuống. Mình cũng ngửi thấy mùi hương. Ông hàng xóm bên cạnh bảo là bác Kình bị chết ngạt trên tầng hai."
"Con trai thứ hai của bác, Lê Đình Chức, trong lúc bị tấn công, chắc là bị đánh," người dân ở Đồng Tâm nói.
Người dân này cáo buộc công an, vào rạng sáng 9/1, "đánh đập dã man, ai mà chạy được thì họ thả chó đuổi theo."
Người dân này mô tả: "Khi họ về đến đầu làng, người dân đánh kẻng báo động, vì giờ ấy dân còn đang ngủ."
"Họ bắn đạn, hơi cay vào các ngõ xóm, quân họ kéo về đông lắm."
"Nhà tôi phải bế cháu chạy lên xóm trên để trú vì hơi cay mùi hết vào trong xóm."
Người này kể tiếp: "Họ trấn áp, không cho dân ra, trong khi đấy, họ trang bị đầy đủ vũ khí, quần áo, súng, đầy đủ."
"Người dân chống trả, nhưng ai mà ra, là họ đánh, kể cả đàn bà. Có người bị họ bắn đạn cao su vào đùi, giờ vẫn còn tím," người dân này cáo buộc.
Trong khi đó, thông cáo mới nhất của Bộ Công an ngày 10/1 nói:
"Theo báo cáo của Công an thành phố (TP) Hà Nội: Ngày 09/01/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Giết người; Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng; Chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội theo Điều 123, Điều 304, Điều 330 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và khẩn trương tiến hành các biện pháp điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Đến nay, tình hình an ninh, trật tự ở Đồng Tâm cơ bản ổn định; mọi hoạt động của người dân diễn ra bình thường; nhiều người dân tích cực hỗ trợ lực lượng Công an, Quân đội thực hiện nhiệm vụ.
Việc thi công xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn tiếp tục thực hiện theo kế hoạch.
Ngoài 03 cán bộ, chiến sỹ Công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ mà Bộ Công an đã thông tin đến báo chí, cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo đảm an ninh, trật tự thi công tường rào Sân bay Miếu Môn và người dân đều an toàn."
'Muốn bắt ông Kình'
Còn người dân ở xã Đồng Tâm chia sẻ quan điểm: "Họ muốn bắt đội của bác Kình."
"Từ trước đến giờ họ luôn nghĩ nếu họ bắt các bác đi thì người dân sẽ không đấu tranh nữa."
"Họ nghĩ bác xúi giục dân, nhưng theo tôi không phải. Bác đấu tranh bao năm, người dân thấy đúng thì tham gia, chứ chả ai xúi giục, thấy bác đấu tranh rất đúng."
"Họ nghĩ bắt bác Kình, thì dân sẽ không làm gì nữa."
"Chính quyền đưa tin bây giờ theo hướng cả xã Đồng Tâm và bác đều bất hợp pháp. Họ bảo người chống trả là dân nghiện hút."
"Nhưng không phải, vì dân cũng nhận định khả năng chính quyền sẽ về đàn áp. Nên tối hôm đấy chuẩn bị ở một chỗ, những người ấy trực đêm ở nhà bác, chứ không phải là nuôi nghiện hút, toàn dân lao động bình thường thôi."
Trong khi đó, báo Giao thông ngày 10/1 dẫn lời gia đình, nói có ba người công an đã bị "cháy đen" ở Đồng Tâm.
Phóng sự mô tả cuộc gặp gia đình Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân (SN 1992) - "một trong ba chiến sỹ, cán bộ công an hy sinh trong vụ gây rối ở Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) rạng sáng 9/1".
Ông Sửu, chú ruột của Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân cho biết:
"Đau đớn lắm, tôi không thể nhận ra hình hài cháu tôi. Có ba người thì toàn thân và mặt mũi đều bị cháy đen, chiếc áo giáp những chiến sĩ mặc đều căng phồng rất khó cởi ra. Mẹ cháu và chị gái cháu định vào nhận dạng nhưng tôi không cho vào vì sợ không chịu được hình ảnh đó", ông Sửu nấc nghẹn, theo báo Giao thông cho hay.
Tường thuật của VTV
Đài truyền hình quốc gia Việt Nam, VTV, hôm 9/1, phát phóng sự về biến cố ở Đồng Tâm.
Phóng sự, với nhiều hình ảnh tại hiện trường, nói: "Sau hơn 1 tuần các đối tượng nhiều lần gây rối, sáng nay (9/1), các lực lượng chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ các mục tiêu tại khu vực thi công tường rào."
"Mặc dù đã phát loa tuyên truyền nhưng các đối tượng này vẫn manh động ném bom xăng, sử dụng lựu đạn, dao phóng tấn công lực lượng chức năng. Kế hoạch tấn công và hung khí được các đối tượng khai đã chuẩn bị từ trước đó."
VTV nói: "Sự manh động, hung hãn của các đối tượng đã khiến 3 đồng chí Công an bị hy sinh do bị tấn công bằng bom xăng. Tại hiện trường đã thu giữ 8 quả lưu đạn, hàng chục dao phóng, 20 chai bom xăng chưa sử dụng và nhiều pháo nổ."
Vụ việc kéo dài từ 2017 đã thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận Việt Nam và quốc tế.
Cổng thông tin điện tử Bộ Công an đã ra thông báo về vụ việc gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Sự kiện hàng ngàn binh sĩ bao vây, tấn công vào Làng HOÀNH, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội vào lúc 4 giờ sáng ngày 9/1/2020 làm nhức nhối tâm can bao nhiêu người có lương tri ở trong nước và trên thế giới. Tôi cứ day dứt với mấy câu hỏi về Thông báo của Bộ Công an.
“Thông báo cho biết, từ ngày 31-12-2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, thành phố Hà Nội theo kế hoạch.
Trong quá trình xây dựng, sáng 9-1-2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.
Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật
1. “Gây rối trật tự công cộng” gì lúc 4h sáng, Dân đang ngủ trong nhà họ? Mà nếu “gây rối trật tự” ở trong làng, xóm của họ thì công an xóm/ xã xử lý, chứ sao phải kéo hàng ngàn quân từ Hà Nội về trấn áp?
2. Nếu “chống người thi hành công vụ” thì “Công vụ” gì trong đêm tối? Mà người Dân đang ngủ, “lực lượng chức năng vào công vụ” nhà người ta bất ngờ, không có lệnh, không báo trước, thì người ta ở trong nhà chống lại kẻ xâm nhập, là chống CƯỚP hay chống người CÔNG VỤ?
3. Thông báo cho biết: … “lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn… sáng 9-1-2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng”. Ô hay, sao lại “XÂY TƯỜNG” vào lúc 4 giờ sáng? Sao tường “SÂN BAY MIẾU MÔN” lại ở trong làng Hoành? Sao “MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG có hành vi chống đối” lực lượng đang xây tường, lại không bắt ngay các đối tượng tại chỗ, mà lại tấn công vào làng Hoành, vào nhà dân, gây thương vong cho cả người già và trẻ em đang ngủ?
4. … “hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương”. Tại sao “3 cán bộ chiến sĩ công an hy sinh” chưa thấy nêu danh tính, hình ảnh các chiến sĩ? Trong khi đó “1 đối tượng chống đối chết” đã được thông báo chính thức là Cụ Lê Đình Kình (https://vietnamnet.vn/…/vu-dong-tam-mieu-mon-ban-giao-thi-t…).
Một cụ già 84 tuổi, bị đánh gãy chân cách đây 3 năm, vẫn phải ngồi xe lăn ở trong nhà, sao lại là “1 đối tượng chống đối” với lực lượng chức năng đang xây tường mãi “Sân bay Miếu Môn”, sáng 9/1/2020?...
TÓM LẠI, bản thông báo che đậy những điều bí mật gì đó, nên chứa đựng đầy mâu thuẫn dối trá?
1. Trong gần 80 cán bộ diện Trung ương quản lý bị đưa ra kết tội trong thời gian gần đây, Lê Thanh Hải là kẻ có tội lớn nhất.
2. Đinh La Thăng tàn phá kinh tế, mua chuộc vây cánh, phục vụ cấp trên… cho mục đích thăng tiến quyền lực. Mục tiêu quyền lực chính trị của Đinh La Thăng quá lớn. Vì mục tiêu đó Thăng hủy hoại kinh tế, Thăng cát cứ vây cánh, nhưng Thăng không vơ vét cho bản thân. Thăng nhẫn tâm với đối thủ vì mục tiêu quyền lực, nhưng Thăng không nhẫn tâm với dân nghèo. Thăng không trực tiếp đẩy dân nghèo vào cảnh màn trời chiếu đất.
3. Không như Đinh La Thăng, Lê Thanh Hải không chạy đua quyền lực tứ trụ, vì biết được đó là điều không thể. Lê Thanh Hải đã đặt ra mục tiêu rất thực tế. Mục tiêu của Lê Thanh Hải là làm “vua” TP HCM. Và Lê Thanh Hải đã đạt được mục đích. Về mặt chính trị, Lê Thanh Hải hơn Đinh La Thăng ở điểm thành công mục tiêu.
4. Lê Thanh Hải và Đinh La Thăng có nhiều tội giống nhau trên con đường xâm chiếm quyền lực và thao túng quyền lực. Nhưng Lê Thanh Hải mắc tội lớn hơn Đinh La Thăng. Trong số đó, có những tội không thể tha thứ.
Đầu tiên, đó là nhẫn tâm với đồng bào. Lê Thanh Hải có thể làm “vua” TP HCM. Lê Thanh Hải có thể chiếm đoạt vô vàn tài sản cho cá nhân, gia đình, vây cánh. Nhưng làm sao có thể nhẫn tâm xua đuổi đồng bào mình vào cảnh khốn cùng - mất cửa mất nhà không nơi sinh sống? Thế mà Lê Thanh Hải đã làm điều nhẫn tâm như thế.
Tội dùng bạo lực cướp nhà cửa đất đai của đồng bào Thủ Thiêm, đẩy hàng trăm gia đình vào cảnh cơ cực không nhà cửa suốt hơn hai chục năm ròng là tội của kẻ bất nhân, tội của bạo chúa. Đó là tội không thể tha thứ.
Điều thứ 2, là để vơ vén của cải, Lê Thanh Hải đã cho phép người nước ngoài núp danh người thân thâu tóm những cứ điểm vàng ở trung tâm TP HCM. Đây là những đinh ghim vào lòng TP HCM mà các đời con cháu mai sau phải nan giải đối mặt.
5. Hủy hoại uy tín của Đảng, chính Lê Thanh Hải mới là kẻ chống đối Đảng. Hủy hoại uy tín của chính quyền, chính Lê Thanh Hải mới là kẻ chống phá Nhà nước. Hủy hoại đời sống nhân dân, chính Lê Thanh Hải mới là kẻ phản lại lợi ích của Dân tộc.
Tội của Lê Thanh Hải vượt xa Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trịnh Xuân Thanh...
Đây không phải là kể tội Lê Thanh Hải. Vì như trúc nam sơn không thể đếm – tội Lê Thanh Hải khó thể liệt kê. Muốn kể tội Lê Thanh Hải thì hãy hỏi đồng bào Thủ Thiêm.
Tội của Lê Thanh Hải trên đất nước này chỉ kém mấy kẻ đáng chém mà Lịch sử sẽ chỉ mặt gọi tên trong vòng vài chục năm nữa.
Nói ra các điều trên đây, không làm vơi đi được một phần trăm phẫn uất của đồng bào Thủ Thiêm. Chỉ vì quyền lợi cá nhân mà Lê Thanh Hải đã đẩy cả hàng ngàn đồng bào vào cảnh oan trái, mất đất đai nhà cửa. Hãy thử nằm vào hoàn cảnh của đồng bào để thấy phẫn uất ngút trời.
6. Người dân đang đợi chờ Chính quyền trừng trị Lê Thanh Hải đúng tội. Một kỷ luật cảnh cáo về Đảng đối với Lê Thanh Hải chỉ làm cho công cuộc chống tham nhũng bị nghi ngờ về tính sòng phẳng. Không bỏ tù Lê Thanh Hải thì chính Đinh La Thăng cũng thấy thêm bị oan ức!
*Trịnh Bá Phương* *Đến tối ngày 10/1/2020 một số báo đảng đưa tin chính quyền bàn giao trả xác cụ Lê Đình Kình cho gia đình. Nhưng hiện tại 19h25p thi hài cụ Kình vẫn đang ở nhà xác chưa đưa trả về cho gia đình. Hai nhân chứng vừa gặp cô Thoa vợ anh Công cho biết: nguyên nhân gia đình cụ kình nhất quyết không ký biên bản nhận xác là vì trong biên bản nhận xác có nội dung ghi rằng : 'công nhận đất ở Đồng Sênh là đất quốc phòng và cụ Kình bị chết tại khu đất đó.' Trong khi cụ Kình lại bị chết ở tại nhà, trên tầng 2 bởi hoả lực từ phía CSCĐ. Trước sự phẫn nộ của dư luận thế g...thêm »