Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

CÚ ĐÁNH KỲ DIỆU-TỘI ÁC CỦA QASEM SOLEIMANI VÀ MỐI HẬN “TÒA ĐẠI SỨ”


Như cả thế giới biết, Qasem Soleimani, tướng lãnh Iran 62 tuổi bị giết trong một vụ không kích của Quân đội Mỹ nhắm vào y tại Phi trường Quốc Tế Baghdad khoảng 1 giờ sáng ngày 3 tháng 1, 2020.
Qasem Soleimani là ai và tại sao Mỹ chỉ nhắm vào Soleimani mà không là một người khác?
Ba năm trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo khi còn là Giám đốc CIA đã từng viết thư riêng cho Qasem Soleimani và trong đó nói gì?
Mười một năm trước, Qasem Soleimani đã gởi tin nhắn cho tướng David Petraeus, tư lịnh quân Hoa Kỳ tại Iraq để khẳng định điều gì?
Nếu cuộc biểu tình không diễn ra tại tòa Đại Sứ Mỹ mà ở một nơi khác tình huống có thể khác hơn không?
TỘI ÁC CỦA QASEM SOLEIMANI
Image result for QASEM SOLEIMANI images
Soleimani là con người huyền bí. Không chỉ quốc tế mà ngay cả tại Iran nơi y được giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei tôn vinh là ‘thánh tử đạo sống’, những người bình thường cũng không biết một cách chi tiết về y. Bởi vì phần lớn hoạt động của Soleimani được xếp vào loại “bí mật quốc gia”.
Dĩ nhiên dù bí mật bao nhiêu, các cơ quan tình báo và an ninh của Mỹ cũng có nhiều nhân viên chuyên trách về Qasem Soleimani.
Ali Soufan, CEO của Soufan Group và từng là một nhân viên FBI đặc biệt, đã có thời phục vụ trong đơn vị tiền phương chống al-Qaida, đồng thời là chuyên viên phản gián hàng đầu của Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu khá đầy đủ về Qasem Soleimani.
Theo nhận xét của Ali Soufan, mặc dù khó khăn về kinh tế, Iran vẫn muốn trở thành một cường quốc quân sự và ngoại giao ở Trung Đông.
Để đạt mục đích đó, Iran thiết lập quan hệ ngoai giao khôn khéo với Putin, cung cấp võ khi và tiền bạc cho các thành phần Hồi Giáo Shia qua các ngã Lebanon, Syria, Iraq và Yemen. Người kiến trúc và thực thi chiến lược đó là Thiếu tướng Qasem Soleimani.
Sinh ra trong gia đình nhà nông nghèo. Soleimani nghỉ học khi chỉ mới 13 tuổi để đi làm thợ xây dựng.
Soleimani gia nhập Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo (IRGC) khi đạo quân này được thành lập năm 1979. Con đường danh vọng của Soleimani từ đó đi lên.
Năm 1998, Soleimani được phong làm chỉ huy trưởng lực lượng Quds Force, một đơn vị đặc biệt trong IRGC chịu trách nhiệm cho các hoạt động yểm trợ các phe nhóm, các thành phần thân Iran trong khu vực.
Mạng lưới do Soleimani phối hợp như Hezbollah , Popular Mobilization Forces (PMF), Asaib Ahl al-Haq (AHH), Houthis Yemen v.v.. trải rộng khắp Trung Đông Hồi Giáo và bàn tay của y từ đó đã dính máu rất nhiều người dân vô tội, nhất là tại Syria và Iraq.
Riêng tại Iraq. Để sát hại quân đội Mỹ đang đồn trú tại Iraq sau Chiến tranh Iraq 2003, Soleimani giúp tình báo Syria dựng những đường ống để chuyển các phần tử khủng bố Jihadis thuộc giáo phái Hồi Giáo Sunni vào Iraq với mục đích đánh bom tự sát những nơi có quân đội Mỹ đóng.
Hàng ngàn vụ khủng bố lớn nhỏ tại Iraq thực hiện bởi các nhóm tay sai tàn ác do lực lượng Quds Force dưới quyền Soleimani điều khiển. Một trong những nhóm tay sai, Asaib Ahl al-Haq, khoe khoang đã gây ra sáu ngàn vụ đánh phá quân đội Mỹ và quân chính phủ Iraq. Trong năm năm từ 2006 đến 2011, trung bình mỗi ngày có ba vụ đánh bom.
Theo kết quả điều tra của tạp chí nghiên cứu The Lancet, đặt trụ sở tại London, chỉ tính đến 2010 thôi đã có trên 12, 284 người dân thường Iraq bị giết và 30,644 người bị thương do các vụ ném bom tự sát. Về phía quân đội Hoa Kỳ, 175 sĩ quan và binh sĩ Mỹ hy sinh.
Năm 2006, Soleimani rời Iraq để giúp tổ chức tay sai Hezbollah tại Lebanon trong việc đối phó với Do Thái.
Không có mặt Soleimani tình hình Iraq lắng dịu, các vụ đánh bom ít xảy ra hơn. Các lực lương Mỹ trong Khu Vực Xanh ít bị thương vong hơn. Khi Soleimani trở lại Iraq, y viết cho tư lịnh Mỹ một lá thư ngắn “Tôi hy vọng ông có một thời gian hòa bình và yên lặng ở Baghdad. Trong thời gian qua, tôi bận rộn ở Beirut.”
Soleimani chẳng những không phủ nhận vai trò đao thủ phủ của mình mà còn khoác lác khoe khoang tội ác đã làm.
Theo báo The Guardian, trong tin nhắn gởi Đại tướng David Petraeus đầu năm 2008, Soleimani viết “Đại tướng nên biết rằng tôi, Qassem Soleimani, kiểm soát chính sách của Iran đối với Iraq, Syria, Lebanon, Gaza, và Afghanistan…”
Đương nhiên các giới chức an ninh, tình báo trong đó có Giám đốc CIA Mike Pompeo biết vai trò của Soleimani trong và ngoài Iran rất rõ.
Theo tin của hãng Reuters, Ngoại trưởng Mike Pompeo năm 2017 còn là Giám đốc CIA đã gởi cho Soleimani một lá thư.
Trong thư Mike Pompeo cánh cáo y về việc gia tăng các hành vi đe dọa tại Iraq.
Tại Diễn Đàn Reagan National Defense Forum, Ngoại trưởng Pompeo giải thích khi gởi lá thư ông muốn nhấn mạnh với Soleimani rằng y sẽ là người phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại của quyền lợi Mỹ tại Iraq do khủng bố gây ra.
Số phận của Soleimani đã được an bài từ ba năm trước chứ không phải vài ngày mới đây. Lời cảnh cáo của Mike Pompeo năm 2017 đã được thực hiện sau giữa khuya ngày thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020.
MỐI HẬN “TÒA ĐẠI SỨ”
Phân tích để thấy mọi việc trên đời đều có nguyên nhân.
Nguyên nhân xa đã trình bày ở trên nhưng nguyên nhân gần dẫn tới cái chết của Soleimani phát xuất từ các cuộc biểu tình bạo động tại tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Iraq trong ba ngày cuối năm 2019.
Khác với các lần trước, hành động khiêu khích của Iran lần này dội lại trong ý thức của các lãnh đạo Mỹ một trong những nỗi ám ảnh hãi hùng, một mối hận sâu xa của nước Mỹ đối với một quốc gia khác, mối hận “Tòa đại sứ Mỹ tại thủ đô Tehran 1979.”
Hai biến cố có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng cách giải quyết lại có tính nhân quả.
TT Trump ‘tweet’ hôm 4 tháng Giêng, 2020: “Chúng tôi đã ….nhắm 52 vị trí của Iran (đại diện cho 52 người Mỹ bị Iran giữ làm con tin nhiều năm trước …)” là có ý nhắc lại mối thù không phai khi 52 nhân viên ngoại giao và công dân Mỹ bị bắt làm con tin suốt 444 ngày từ khi lực lượng Cách Mạng Hồi Giáo Iran chiếm tòa đại sứ Mỹ ngày 4 tháng 11, 1979 cho tới 20 tháng Giêng, 1981.
Theo tác phẩm The Iran Hostage Crisis của R. Conrad Stein, hôm đó sáng ngày 4 tháng 11, 1979, một đám đông khoảng 500 người Iran bao vây tòa đại sứ Mỹ tại Iran. Phần đông còn trẻ. Một nhóm tràn vào sân và chiếm tòa đại sứ. Lực lượng bảo vệ gồm 13 Thủy Quân Lục Chiến được lịnh không nổ súng dưới bất cứ hoàn cảnh nào. Các nhân viên tòa đại sứ bị đánh và bị sỉ nhục trước họng súng của đám đông. Một số bị nhốt trong những chiếc tủ nhỏ và phải sống trong đó nhiều ngày. Phần còn lại bị trói và giam dưới hầm. Sự thất bại của kế hoạch giải cứu và nỗ lực đàm phán kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. TT Jimmy Carter thất cử. Cuối cùng, sau khi tổng thống Jimmy Carter đồng ý giải tỏa cho chính phủ Hồi Giáo Iran số tiền 7.9 tỉ Mỹ Kim đã bị chính phủ Mỹ niêm phong sau khi vua Iran Shah bị lật đổ, 52 nhân viên tòa đại sứ Mỹ được trả tự do.
Nhìn cảnh biểu tình chống Mỹ trước tòa đại sứ Mỹ ngày 30 tháng 12, 2019, các lãnh đạo Mỹ liên tưởng ngay đến cảnh Tòa Đại Sứ Mỹ có thể bị thành phần thân Iran chống Mỹ tràn ngập tương tự như biến cố Tehran 1979. Với lực lương nhỏ để bảo vệ tòa đại sứ và những thảm cảnh do các phần tử tay sai của Iran gây ra, không ai có thể tiên đoán sự thiệt hại về nhân mạng sẽ trầm trọng đến mức nào.
Cần nhắc lại, trước đó ba ngày, căn cứ không quân Mỹ tại tỉnh Kirkuk bị lực lượng Kataib Hezbollah pháo kích làm một người Mỹ chết và bốn người Mỹ khác bị thương.
Ngày 29, tháng 12, Mỹ không kích các căn cứ Kataib Hezbollah. Hai mươi lăm thành viên Kataib Hezbollah bị giết và 55 bị thương.
Ngày cuối năm 2019, đám đông Iraq thân Iran biểu tình quanh khu vực tòa đại sứ Mỹ. Họ vượt qua khỏi vòng ngoài và bao vây cổng vào tòa đại sứ. Đám đông biểu tình nổi lửa đốt cháy ba chiếc xe của nhân viên an ninh tòa đại sứ đậu bên ngoài. Theo hãng AP, lực lượng an ninh Iraq bảo vệ tòa đại sứ đã không ngăn cản.
Lãnh tụ của các tổ chức chống Mỹ trong đó có Hadi al-Amiri thuộc tổ chức Badr Organization và Qais Khazali của Special Groups do Iran ủng hộ, tham gia đoàn biểu tình.
Cũng theo tin của phóng viên AP có mặt, một số thủy quân lục chiến Mỹ đứng trên nóc tòa đại sứ trong tư thế sẵn sàng đương đầu với đám đông chỉ cách cổng bên trong chừng 5 mét.
Cảnh hãi hùng diễn ra tại Tehran 1979 chắc chắn lần nữa sống lại trong đầu của các lãnh đạo chính phủ Mỹ.
Với tất cả tội ác của Qasem Soleimani từ nhiều năm, việc quyết định áp dụng phương án “phủ đầu” (Preemptive) để “phòng ngừa” (Preventive) là chọn lựa đúng, và không mục tiêu nào thích hợp hơn là Qasem Soleimani.
Qasem Soleimani, người quyết định và thực hiện các kế hoạch “mượn đao giết người” hàng loạt tại Trung Đông đã đánh giá quá thấp phản ứng của Mỹ nên chính y chứ không ai khác chịu trách nhiệm cho cái chết của mình.
Câu nói của Việt Câu Tiễn thời Xuân Thu “Quân tử mười năm trả thù không muộn” không chỉ là ngạn ngữ quen thuộc tại Trung Quốc và các nước Á Đông mà còn là một nguyên tắc chính trị đang được dùng ở Mỹ.
Trần Trung Đ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHÀ BÁO LƯU TRỌNG VĂN NGHĨ VỀ ĐT VÀ TẤT CẢ CÁC KIỂU ĐT Ở NƯỚC TA.


KẺ CHỐNG ĐỐI LÀ AI?
Dân chống đối chính quyền ở xã Chí Công huyện Tuy Phong Thuận Hải cũ vì chính quyền ép Dân vào HTX rồi cướp tàu thuyền của Dân. Dân bị coi là phản động chống đường lối của đảng và chống CNXH.
Gã dự phiên toà xử Dân. Trước vòng súng công an, quân đội, những người Dân Chí Công thét lên: tàu thuyền của tôi phải trả lại cho tôi!
Dân chống đối chính quyền ở Thủ Thiêm vì bị cướp đất. Dân suốt 20 năm đi đòi công lý bị vu là phản động và phá rối trật tự.
Ai vu? Ai ghép Dân Chí Công vào tội chống đối chính quyền? Những quan ngài cỡ như Nguyễn Đức Tâm - uỷ viên BCT trưởng ban Tổ chức TW đó.
Làm sao hệ thống chính trị không tin?
Nhưng, trước sức đấu tranh quyết liệt của Dân cùng sự đấu tranh dũng cảm của nhiều nhà báo, sự thật đã thức tỉnh TBT Nguyễn Văn Linh lúc đó. Người Dân Chí Công được trả lại tàu thuyền của mình và hệ thống HTX cưỡng bức sai lầm bị sụp đổ.
Ai vu? Ai ghép Dân Thủ Thiêm vào tội chống đối chính quyền? Những quan ngài Lê Thanh Hải uỷ viên BCT bí thư thành uỷ TP. HCM, Lê Hoàng Quân uỷ viên TW chủ tịch TP.HCM rồi Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang những phó bí thư thành uỷ...
Làm sao cả hệ thống chính trị không tin?
Đến giờ này sự thật là sao ai ai cũng đã rõ.
Bài học về coi Dân là chống đối và cái gọi là
"sự thật " được nói ra từ kẻ có quyền ở Chí Công, ở Thủ Thiêm vẫn còn đó.
Một khi chính quyền bị mất niềm tin ở Dân thì câu chuyện chính quyền coi Dân là kẻ chống đối rất cần được thật bình tĩnh soi xét và dũng cảm phán xét lại từ những người có trách nhiệm cao nhất như chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân để không tái lập sai lầm Chí Công, Thủ Thiêm.
Nhưng dù sự thật thế nào, có bị bóp méo hay không bị bóp méo thì khi chính quyền huy động lực lượng an ninh bao vây Dân, coi Dân như phản động, dẫn đến ba chiến sĩ công an (cũng là con của Dân) và một người Dân bị chết đã chứng minh một sự thật rất đúng sự thật và luôn là hiển nhiên sự thật:
Chính quyền yếu kém khả năng thu phục Lòng Dân. Có nghĩa chính quyền đang đánh mất uy tín trong Dân và đang đánh mất Lòng Dân.
Mất Lòng Dân là mất Tất cả!
Ngày Đồng Tâm đổ máu với nhiều người Dân chính là ngày Quốc tang!
Lưu Trọng Văn
Kẻ chống đối là ai?
Dân chống đối chính quyền ở xã Chí Công huyện Tuy Phong Thuận Hải cũ vì chính quyền ép Dân vào HTX rồi cướp tàu thuyền của Dân. Dân bị coi l...
Xem thêm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

��Trực tiếp: Diễn văn TT Donald Trump dằn mặt Iran: Cả TQ và các nước độc...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHỮNG TỔN THẤT ĐAU BUỒN



Vào tháng 4/2017, một vài luật sư chúng tôi xuống giữa điểm nóng nhất của Đồng Tâm, với 38 chiến sỹ cảnh sát bị giữ ở nhà văn hoá mặc dù được chăm sóc đầy đủ.
Và những xung đột gay gắt nhất được làm cho bớt đi trong vòng một tuần mà sau đó là cuộc đối thoại để đi đến những cam kết của mỗi bên - chính quyền Hà Nội, vài người trên Trung ương và nhân dân xã Đồng Tâm. Một bí thư đảng uỷ xã bị kỷ luật vì đứng về phía người dân và trước đó nhiều cán bộ ở xã này, thậm chí huyện Mỹ Đức đã bị xử lý trong vụ án hình sự về quản lý đất đai.
Ngay khi xung đột thực sự được coi là đỉnh điểm nhất, mọi việc vẫn được hoá giải khi có sự thương thuyết và giải quyết bằng cả sự hoà giải lẫn pháp lý, trên toàn bộ là niềm tin của người dân đặt vào các luật sư là một cứu cánh cuối cùng trước sự biến đó. Và kết quả là những cam kết chính trị đã được xác lập một cách rõ ràng trước bàn dân thiên hạ.
Không hiểu sao, đến rạng sáng ngày hôm nay lại có sự cưỡng chế nào đó được diễn ra, không hiểu là trên cơ sở văn bản nào và quyết định về vấn đề gì. Hậu quả là 3 cảnh sát và một người dân bị chết. Đây là một mất mát của một nền tảng xã hội, mà cuối cùng là xung đột không được giải quyết, trong khi nhân mạng thì đã hoàn toàn thiệt hại.
Tôi chưa hiểu được cách tính toán từ những người thực thi chính sách và nắm quyền bính trong trường hợp này. Khi đứng gần với người dân và đối thoại với họ, không có bức tường nào mà không bị hạ xuống và không gì không thể giải quyết được. Dùng cưỡng chế khi vẫn còn căng thẳng và chưa có phương án cụ thể xử lý thoả đáng cho sự vụ, việc nhanh chóng thực thi có thể đưa đến những thiệt hại về lâu dài, mặc dù cách thức thực hiện là chóng vánh.
Những người chết đều là người Việt. Những nền tảng an ninh đang bị đặt vào sự thiệt hại cũng là nền tảng chung của người Việt. Điều này quan trọng hơn đối với chức trách người quản lý tầm vĩ mô, nếu giải quyết sự vụ với tâm thức vi mô, nó sẽ không đưa tới những kết quả tốt đẹp.
Vấn đề Đồng Tâm ban đầu là vấn đề pháp lý, sau đó là vấn đề chính trị, và khi vấn đề thứ hai được giải quyết, mọi thứ lại trở về vấn đề pháp lý đơn thuần. Vậy tại sao không để mọi biện pháp pháp lý được thực hiện công khai và chủ động từ cả hai phía, kể cả việc khởi kiện ra toà án về các quyết định từ phía chính quyền đã ban hành ra?
Những sự việc về đất đai chưa khi nào thiếu hậu quả nghiêm trọng. Và đây là vấn đề của chính quyền phải cân nhắc xem xét rằng những nguyên cớ đến từ đâu và cần giải quyết theo cách thức nào, chứ không phải đi tới cưỡng chế mạnh tay trong khi những khúc mắc chưa đi tới sự triệt để trong việc giải đáp các đòi hỏi từ phía người dân.
Trong việc quản lý và điều hành, mỗi tổn thất đều là một ngoại lệ. Và nếu là tính mạng con người thì sự mất mát ấy không thể cứu vãn lại được, mà nó là điều cần và buộc phải tránh trong các sự vụ.
Người Việt chúng ta đã quá nhiều đau buồn rồi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà có cây này chặt ngay kẻo họa trút xuống | DCCS

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cách giải rượu bia nhanh nhất ai cũng nên biết để phòng khi cần

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

Iran có thể tính sai phản ứng của Mỹ


Lãnh đạo Iran dường như tin rằng Mỹ không mạo hiểm có hành động châm ngòi xung đột trực diện, nhưng hạ sát tướng Soleimani cho thấy họ đã sai.
Không quân Mỹ sáng 3/1 không kích hạ sát tướng Qassem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, gần sân bay quốc tế Baghdad của Iraq. Cuộc tấn công có thể là kết quả của những tính toán sai lầm từ phía Iran, theo giới phân tích.
Fabian Hinz, Trung tâm nghiên cứu James Martin về Không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ, cho rằng trước cuộc không kích, các lãnh đạo Iran vẫn luôn tin rằng Mỹ sẽ làm mọi thứ có thể để tránh để xảy ra xung đột quân sự trực diện với Iran bằng bất cứ giá nào. 
"Thế nhưng cái chết của Soleimani cho thấy Iran dường như đã tính toán sai", Hinz nói với VnExpress.
Cộng đồng tình báo Mỹ từ lâu đã cáo buộc Soleimani đứng sau các âm mưu tấn công người Mỹ ở nhiều quốc gia, bao gồm Iraq, Syria và Lebanon. Tuy nhiên, các chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Trump đều từ chối phê chuẩn kế hoạch hạ sát Soleimani, do lo ngại châm ngòi cho chiến tranh với Iran.
Tướng Soleimani dường như cũng có niềm tin tương tự, khi tăng cường các hoạt động hỗ trợ dân quân dòng Shiite ở Iraq. Ông này được cho là đã họp với các chỉ huy dân quân Iraq ở Baghdad vào tháng 10/2019 để lên kế hoạch tấn công vào các cơ sở của Mỹ ở Trung Đông bằng cách sử dụng các lực lượng ủy nhiệm.
Theo Dina Esfandiary, học giả thuộc Quỹ Century của Mỹ, chính quyền Trump cho rằng "thương vong của công dân Mỹ là lằn ranh đỏ với Iran", và tướng Soleimani có thể đã vượt qua lằn ranh này.
Người dân Iran dự lễ tang tướng Soleimani ngày 6/1 tại Tehran. Ảnh: Reuters.
Người dân Iran dự lễ tang tướng Soleimani ngày 6/1 tại Tehran. Ảnh: Reuters.
Hinz dự đoán Iran có thể cân nhắc một cuộc tấn công đủ mạnh để báo thù cho Soleimani nhưng không gây ra nguy cơ leo thang ở quy mô lớn. Tehran cũng phải tự đưa ra "ngưỡng" với Washington, xem xét Mỹ và các đồng minh sẽ "nhận thiệt hại ở mức nào" trước khi Mỹ trả đũa. Vấn đề của Iran là với một chính quyền khó đoán như chính quyền của Tổng thống Trump thì "lằn ranh đỏ" chính xác là ở đâu.
Hinz cho biết các lựa chọn mà Iran có thể thực hiện là sử dụng lực lượng ủy nhiệm để tấn công Mỹ hoặc tấn công đồng minh của Mỹ. Theo đó, Iran có thể tiến hành các cuộc tấn công trực tiếp  như đánh bom vệ đường, tập kích bằng đạn cối, rocket, thậm chí là tên lửa, hay tấn công dưới dạng khủng bố vào các cơ sở dân sự như các đại sứ quán, công ty. Tehran có thể dùng máy bay không người lái, tên lửa hoặc đặc nhiệm nhắm vào các lực lượng của Mỹ hoặc đồng minh. 
"Điều này cực kỳ rủi ro", Hinz nói. 
Đồng tình về các phương án đáp trả của Iran, Phó giáo sư Osamah Khalil, Đại học Syracuse, Mỹ, cho rằng Tehran có thể trực tiếp hoặc gián tiếp phóng tên lửa và dùng máy bay không người lái có chi phí thấp, nhắm vào các mục tiêu kinh tế và quân sự liên quan đến Mỹ ở khu vực, gây ra thiệt hại quy mô lớn. 
Khalil nhắc đến vụ hai nhà máy dầu của Arab Saudi bị tấn công bằng máy bay không người lái hồi giữa tháng 9/2019, gây tổn thất gần 6 triệu thùng dầu mỗi ngày. Phiến quân Houthi tại Yemen đã nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công, nhưng Mỹ và đồng minh cáo buộc Iran là thủ phạm.
Trong ngắn hạn, các lực lượng của Mỹ đóng quân ở Iraq, Syria, Afghanistan có thể phải đối phó với sự thù địch gia tăng của các nhóm dân quân có liên hệ với Iran. "Nếu các lực lượng quân sự hoặc dân thường của Mỹ thiệt mạng trong các vụ tấn công đáp trả của Iran, nguy cơ căng thẳng leo thang rất cao", Khalil nói.
Sáng sớm ngày 8/1, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã phóng khoảng 15 tên lửa đạn đạo vào hai căn cứ quân sự có lính Mỹ đồn trú tại Ain al-Asad và Irbil ở Iraq. Iran tuyên bố cuộc tấn công là hành động trả thù cho tướng Soleimani và ít nhất "80 kẻ khủng bố Mỹ đã bị tiêu diệt". Tuy nhiên, Trump đăng trên Twitter rằng "tất cả đều ổn". Thương vong và thiệt hại của Mỹ chưa được công bố.
Lý giải trạng thái nguy hiểm trong quan hệ Mỹ - Iran, Khalil cho biết khi bầu cử quốc hội Iran dự kiến diễn ra vào cuối tháng 2/2020, vụ sát hại tướng Soleimani có thể giúp các ứng viên có quan điểm cứng rắn giành lợi thế. Cùng với việc Mỹ duy trì lệnh trừng phạt kinh tế, vụ hạ sát có thể khiến các lãnh đạo chính trị và quân sự Iran ủng hộ sự đáp trả "trực tiếp hơn với các vụ tấn công khác có thể xảy ra", nếu họ tin rằng Mỹ muốn thay đổi chế độ ở Iran. 
Về phía Mỹ, Tổng thống Trump và các quan chức cấp cao đã đưa ra các tuyên bố cứng rắn và đe dọa Iran. Sự cứng rắn của Trump có thể hiểu được khi ông đang đối diện với nguy cơ bị xem xét bãi nhiệm ở Thượng viện và chuẩn bị tái tranh cử vào Nhà Trắng. 
"Mỹ khó có thể không đáp trả Iran mà không tỏ ra yếu đuối hay không duy trì sự răn đe mà chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố", Khalil nói.
Khalil cảnh báo bất cứ sự leo thang nào cũng mang lại tác động sâu sắc. Tác động đó không chỉ trên phương diện kinh tế (khi giá dầu tăng) mà còn là thương vong lớn về người ở Iran, Iraq và khu vực. 
Fabian Hinz cho rằng kịch bản tốt nhất là Iran trì hoãn việc đáp trả hoặc hạn chế ở mức không khiến Mỹ trả đũa. Điều này có nghĩa là tình hình căng thẳng hiện nay vẫn tiếp diễn, trong khi kịch bản tồi tệ nhất là xung đột quân sự toàn diện giữa Mỹ và Iran.
"Hai bên đang leo thang và không thể xuống thang mà không bị mất mặt", Hinz nói.
Việt Anh

Phần nhận xét hiển thị trên trang