Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2020

Vân Sơn cho biết nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có quan hệ họ hàng với nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín

Vân Sơn cho biết nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có quan hệ họ hàng với nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín. Trong khi đó nam diễn viên Ván bài lật ngửa là cậu ruột của danh hài Vân Sơn.
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến tang lễ động viên, chia buồn với gia đình nghệ sĩ Chánh Tín /// Ảnh: Hiền Trần
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến tang lễ động viên, chia buồn với gia đình nghệ sĩ Chánh Tín
Ảnh: Hiền Trần
Diễn viên hài Vân Sơn bật khóc khi có mặt tại tang lễ của nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín. Vì hoạt động ở thị trường hải ngoại nên ít ai biết nam danh hài chính là cháu ruột của diễn viên Ván bài lật ngửa.
Nghệ sĩ Vân Sơn tâm sự: “Tôi không thể ngờ nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín mất đột ngột và sớm đến như vậy. Nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín là cậu út của tôi, mẹ của tôi là thứ hai, còn cậu là em út của mẹ. Đương nhiên khi người thân của mình ra đi thì đó là một sự mất mát rất lớn. Nhất là đó là người bắt cây cầu, khơi nguồn đam mê cho anh em trong gia đình đi theo con đường nghệ thuật chuyên nghiệp”.
Mối quan hệ giữa nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nghệ sĩ Chánh Tín - ảnh 1
Danh hài Vân Sơn bật khóc khi nhìn mặt cậu ruột lần cuối
Ảnh: Hiền Trần
Với Vân Sơn, nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín là một người cậu thân thiết, vui vẻ, hòa đồng. Ông luôn dành thời gian để trò chuyện cùng các thành viên trong gia đình và trở thành người khơi nguồn đam mê nghệ thuật cho các cháu.
“Từ nhỏ tôi đã biết và thần tượng cậu của mình là nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín. Chính cậu là nguồn cảm hứng đưa tôi hay Charlie Nguyễn, Johnny Trí Nguyễn vào con đường nghệ thuật. Từ nhỏ tôi ảnh hưởng nhiều từ cậu của mình từ cách trình diễn, ca hát trên sân khấu. Lúc cậu mất, tôi đang trên máy bay. Khi tôi vừa đáp xuống sân bay thì thấy báo chí lên tin. Một số anh em bắt đầu gọi, nhắn tin thì tôi mới biết cậu đã mất rồi”, Vân Sơn bồi hồi chia sẻ.
Mối quan hệ giữa nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nghệ sĩ Chánh Tín - ảnh 2
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia buồn cùng gia đình nghệ sĩ Chánh Tín
Ảnh: Hồng Nhi


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dân trí Phan Văn Anh Vũ trình bày, hai nhiệm kỳ lãnh đạo thành phố Đà Nẵng trước có nhiều bằng khen, giấy khen cho bị cáo. “Tại sao các lãnh đạo thời kỳ trước khen tôi, ủng hộ tôi mà đến nay lại mang tôi ra xét xử trước tòa? Tôi rất đau đớn về việc này!” - Vũ “nhôm” nói.

>>Đà Nẵng bán lô đất 4.800 tỷ đồng cho Vũ “nhôm” với giá… 87 tỷ đồng
>>Viện Kiểm sát “cảm thấy rất gợn” về lời khai của cựu Chủ tịch Đà Nẵng

Sáng 5/1, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại TP Đà Nẵng.
Vũ “nhôm”: Lãnh đạo trước khen tôi, sao nay lại mang tôi ra xét xử? - 1
Phan Văn Anh Vũ tại tòa sơ thẩm.
Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, bào chữa cho bị cáo Phan Văn Anh Vũ, hỏi thân chủ của mình về việc bằng cách nào nhận được Dự án 29 ha (thuộc Khu đô thị quốc tế Đa Phước). Vũ “nhôm” cho biết, Công ty CP Xây dựng 79 nhận được Dự án này dựa trên văn bản đề nghị của Công ty Daewon gửi UBND TP Đà Nẵng để liên doanh. Đồng thời, bị cáo Vũ khẳng định, thời điểm TP Đà Nẵng giao, 29 ha này không phải là đất sạch.
“Sau khi nhận đất đã triển khai dự án chưa?” - luật sư hỏi tiếp.
“Kính thưa HĐXX, làm sao mà triển khai được. Vì khi nhận xong thì Cơ quan Cảnh sát điều tra và Thanh tra Chính phủ đã có văn bản tiến hành thanh tra dự án. Tôi hoàn toàn bế tắc, đã 3 lần làm văn bản gửi UBND TP xin được lấy lại số tiền ban đầu…” - Vũ “nhôm” đáp.
HĐXX ngắt lời, yêu cầu Vũ trả lời ngắn gọn. Bị cáo Vũ cho rằng vụ án có nhiều uẩn khúc mà cáo trạng không nêu hết, rất khó cho HĐXX khi xét xử, nên bị cáo rất cần trình bày.
Về nguồn tiền mua các dự án, nhà, đất công sản, Phan Văn Anh Vũ cho hay, nếu tài sản do cá nhân mua thì tiền do cá nhân bỏ ra hoặc vay, mượn; còn nếu do pháp nhân mua thì tiền của các công ty đó.
“Vì sao ông thành lập 5 công ty như hồ sơ vụ án thể hiện?” - luật sư hỏi.
“Kính thưa HĐXX, thưa VKS, khi nhận bản cáo trạng tôi thật sự rất hoang mang vì quy kết tôi kinh hoàng, với ý đồ thâu tóm, đầu cơ đất trên địa bàn Đà Nẵng… Tôi là người đi mua, tại sao dùng từ kinh khủng nhưng vậy, tôi không hiểu thâu tóm nghĩa là sao, đầu cơ nghĩa là sao.
Tôi thành lập và tham gia vào các công ty mục đích duy nhất là để kinh doanh bất động sản. Có thể đại diện VKS chưa rõ về việc kinh doanh bất động sản, vì nó rất rắc rối. Việc có 5 công ty để có thể phân loại các dự án, một công ty 79 không thể làm tới 5-7 dự án, cũng không phù hợp với quy hoạch từng vùng, từng thành phố.
Ngân hàng cho vay chỉ có hạn mức, một công ty chỉ có thể được vay 30-50 tỷ, nếu một mình mà làm tới 5-7 dự án sẽ vượt quá hạn mức, do đó phải thành lập nhiều công ty để có thể vay nhiều vốn. 5 công ty không phải luồn lách trốn thuế mà chỉ để phục vụ mục đích kinh doanh, còn đóng ngân sách cho thành phố, tạo công ăn việc làm.
Hai nhiệm kỳ lãnh đạo thành phố trước đó đã có rất nhiều bằng khen, giấy khen cho tôi. Pháp luật thì chỉ có một, tại sao các lãnh đạo thời kỳ trước khen tôi, ủng hộ tôi mà đến nay lại mang tôi ra xét xử trước tòa? Tôi rất đau đớn về việc này…” - Vũ “nhôm” trình bày.
Sau một hồi âm thanh đến phòng báo chí bị mất kết nối, bị cáo Vũ tiếp tục trình bày.
“Bản thân bị cáo thì không sao, dù sao cũng 30 năm rồi (tổng hợp hình phạt các bản án trước đó, bị cáo Vũ phải chấp hành mức án 30 năm tù - PV), nhưng cái oan, cái nhục nhã là cho các lãnh đạo.
Hôm nay, tôi xin hứa HĐXX những lời trình bày tại tòa là đúng sự thật. Bởi nếu phiên tòa này HĐXX có cho thêm vô tội hay bản án 5 năm, 10 năm cũng không làm thay đổi bản chất để hình phạt của tôi nặng thêm để mà tôi quanh co chối tội. Mà tôi cũng không thể nhận tội thay người khác như gợi ý của các điều tra viên…” - Vũ “nhôm” nói và bị HĐXX cắt ngang.
Phan Văn Anh Vũ xin HĐXX cho phép được nói với luật sư của mình một câu nhưng không được chấp nhận.
Phiên xử vẫn đang tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư với các bị cáo cũng như các cơ quan chức năng liên quan.
Tiến Nguyên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Nợ máu phải trả bằng máu”, trước khi tử nạn ở Baghdad, vị tướng Iran là chủ mưu sát hại một Đại sứ Mỹ?


“Nợ máu phải trả bằng máu”, trước khi tử nạn ở Baghdad, vị tướng Iran là chủ mưu sát hại một Đại sứ Mỹ?
Một dân quân thân Iran cầm bức ảnh của Tướng Souleimani trong lễ tang.
Tướng Souleimani, người đứng đầu Lực lượng Quds Iran bị đánh giá là "kẻ đã dàn dựng một chiến dịch gây hỗn loạn chống lại nước Mỹ trên phạm vi toàn thế giới".
Ngày 3/1/2020, Tướng Qassem Souleimani, chỉ huy Lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã thiệt mạng tại Iraq sau một cuộc không kích của máy bay không người lái Hoa Kỳ.
Nhằm đem lại cho độc giả một cái nhìn khách quan về một phần lý do khiến Mỹ tiến hành một hoạt động quân sự có khả năng kích hoạt chiến tranh với Iran, chúng tôi xin lược dịch bài viết:
"The shadowy Iranian spy chief who helped plan Benghazi (tạm dịch: Trùm tình báo Iran, "bóng ma" đã lên kế hoạch cho vụ tấn công Benghazi) được đăng trên tờ New York Post năm 2014.
Tướng Qassem Souleimani: "Phù thủy xứ Oz" của chủ nghĩa khủng bố Iran?
Trong cuốn sách "Lực lượng bóng tối" xuất bản vào năm 2014, tác giả Kenneth R. Timmerman cho rằng Souleimani là "bóng ma" đứng sau vụ sát hại Đại sứ Christopher Stevens ở Benghazi, Libya năm 2012 và bình luận về hợp tác giữa Mỹ và IRGC trong cuộc chiến chống lại IS:
"Người Mỹ đang thực hiện một thỏa thuận với ma quỷ, một đội quân Hồi giáo cực đoan đang hành quân trên khắp Iraq.
Qassem Souleimani, người đứng đầu Lực lượng Quds của Iran là đồng minh của chúng ta ở Baghdad nhưng hắn ta âm mưu giết hại người Mỹ ở nơi khác. Hắn ta là "Phù thủy xứ Oz" của chủ nghĩa khủng bố Iran, là kẻ khủng bố đáng sợ nhất và hoạt động hiệu quả nhất còn sống".
“Nợ máu phải trả bằng máu”, trước khi tử nạn ở Baghdad, vị tướng Iran là chủ mưu sát hại một Đại sứ Mỹ? - Ảnh 1.
Theo cuốn sách "Lực lượng bóng tối" của tác giả Kenneth R. Timmerman, Tướng Souleimani là "bóng ma" đứng sau vụ sát hại Đại sứ Mỹ Christopher Stevens ở Benghazi, Libya năm 2012.
Lực lượng Quds, tổ chức của Iran được tác giả đánh giá là "sự kết hợp của CIA và Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ" còn Tướng Qassem Souleimani, người đứng đầu tổ chức này là "kẻ đã dàn dựng một chiến dịch gây hỗn loạn chống lại nước Mỹ trên phạm vi toàn thế giới".
Người Mỹ đã phải chấp nhận "bắt tay" với Souleimani để chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria khi mục tiêu của Iran về một chính phủ thân thiện với người Shia ở Iraq trùng khớp với hy vọng giữ cho đất nước này khỏi sụp đổ của nước Mỹ.
Nhưng đừng để bị lừa, đó chỉ là sự hợp tác của dựa trên lợi ích ngắn hạn và không thể kéo dài như một cựu giám đốc tình báo Mỹ ở Châu Âu đã bình luận:
"Iran muốn một sự hỗn loạn. Họ muốn tạo ra tâm lý giận dữ chống Mỹ, hỗ trợ triệt để cho các nhóm phiến quân và duy trì bầu không khí chiến tranh. Họ rất nghiêm túc về vấn đề này. Họ muốn làm tổn hại danh tiếng của Mỹ trong mắt người Arab".
“Nợ máu phải trả bằng máu”, trước khi tử nạn ở Baghdad, vị tướng Iran là chủ mưu sát hại một Đại sứ Mỹ? - Ảnh 2.
Bìa cuốn sách của tác giả Kenneth R.Timmermail
Đạo quân của Souleimani đã đóng vai trò "lính xung kích" của Iran để dàn xếp các vụ tấn công khắp nơi trên thế giới từ Lebanon đến Thái Lan.
Bộ Tư pháp Mỹ từng cáo buộc vị tướng này đã cố gắng thuê một băng đảng ma túy Mexico ám sát Đại sứ Saudi tại Mỹ ngay tại Washington, DC.
Các nguồn tin của tác giả Kenneth R. Timmerman cũng tiết lộ rằng Tướng Souleimani có liên quan đến một "đòn đau" nhằm trực tiếp vào Mỹ đó là vụ giết hại Đại sứ Christopher Stevens ở Benghazi, Libya vào năm 2012.
Tại Libya, Iran muốn ngăn ảnh hưởng của Mỹ, điều mà họ coi là mối đe dọa. Họ thấy sự hỗn loạn sau cuộc nổi dậy lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi là một "cơ hội trời cho" để thực hiện điều này.
Tướng Souleimani liên quan thế nào tới cái chết của Đại sứ Mỹ ở Libya năm 2012?
Ngày 30/7/2012, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ở Benghazi đã bí mật theo dõi thông tin liên lạc của các nhóm vũ trang Libya và biết rằng có 7 người Iran đã đến Tripoli.
Những người này được xác định là thành viên của Lực lượng Quds Iran dưới "vỏ bọc" là bác sĩ, y tá và hộ lý của tổ chức nhân đạo Trăng lưỡi liềm đỏ.
CIA biết rằng nhóm người Iran này tới để thực hiện một cuộc tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi nhưng không biết liệu kế hoạch của họ là ám sát - bắt cóc đại sứ Mỹ hay thuê người dân địa phương lái xe bom tới gần khu vực.
Những người Iran đã tới Benghazi, sau khi lấy phòng khách sạn họ đã ra ngoài ăn tối với các thành viên Trăng lưỡi liềm đỏ địa phương và sau đó trở về khách sạn.
Vào lúc 1 giờ sáng, một sự cố đã xảy ra, một nhóm dân quân Libya trên khoảng 5-6 xe bán tải Toyota gắn súng máy đã bắt những người Iran ra ngoài, trói họ và tống vào 2 xe Jeep Cherokees.
Tại thời điểm đó, CIA đã "mất dấu" nhóm người Iran bị "bắt cóc". Trong hơn 24 giờ sau đó mạng lưới đặc vụ của CIA ở Benghazi không thể tìm ra nơi nhóm Iran bị giam giữ hoặc tìm ra kẻ nào đang giữ họ.
“Nợ máu phải trả bằng máu”, trước khi tử nạn ở Baghdad, vị tướng Iran là chủ mưu sát hại một Đại sứ Mỹ? - Ảnh 4.
Một đồ họa của New York Post miêu tả "tội ác" của Tướng Qassem Souleimani trong các cuộc xung đột ở Trung Đông và Bắc Phi.
Theo Dylan Davies, cựu lính đặc nhiệm Anh tại khu ngoại giao ở Benghazi, một người dân địa phương cho CIA biết rằng nhóm người Iran đang bị giam giữ trong một trại quân đội Libya cũ ở ngoại ô Tripoli.
Người dân này nói rằng "có một số người Libya (dân quân) cho rằng những người Hồi giáo Shia Iran không được chào đón ở đây".
Người đứng đầu căn cứ CIA ở Benghazi đã giao nhiệm vụ cho một nhóm đặc nhiệm thực hiện một cuộc "giải cứu con tin" và thẩm vấn những người Iran trong những chiếc xe bọc thép.
Tuy nhiên vào phút cuối trước khi lính Mỹ di chuyển, người dân địa phương nói với CIA rằng những người Iran đã được thả tự do và đã lên máy bay trở về Tehran.
Nhưng rõ ràng các bậc thầy tình báo của CIA đã bị người Iran "đưa vào bẫy". Không chỉ có 7 người Iran ở Benghazi.
Nguồn tin từ hai cựu sĩ quan tình báo Iran và tình báo phương Tây đã xác nhận rằng nhóm người Iran hôm đó là các "sát thủ" của Lực lượng Quds chuẩn bị thực hiện một cuộc tấn công khủng bố nhằm vào lợi ích của Mỹ ở Benghazi.
Theo các nguồn tin Iran, nhóm người này được lệnh bắt cóc hoặc giết đại sứ Mỹ tại Libya, để gửi một thông điệp rằng Iran có thể hành động chống lại Mỹ "bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu" tại Trung Đông và Bắc Phi.
Nhưng khi đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, một nhóm khác của Lực lượng Quds ở Benghazi thông báo rằng họ đã bị lộ và CIA đang theo dõi họ. Vì vậy, họ quyết định sẽ rút khỏi Libya bằng các dàn dựng vụ bắt cóc khiến đối phương nghĩ rằng nguy hiểm đã qua.
Bản thân Tướng Souleimani và Lực lượng Quds của ông đã rất thành công trong việc khai thác thông tin từ lực lượng Mỹ trong cuộc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Mỹ ở Iraq.
Các nhóm nổi dậy Iraq do họ hậu thuẫn không đặt IED (bom tự chế) bên vệ đường một cách ngẫu nhiên, họ đặt IED ở nơi mà họ biết trước một đoàn xe Mỹ sẽ đi qua.
Vụ bắt cóc được dàn dựng ở Benghazi là một ví dụ điển hình về cách thức mà Lực lượng Quds "ẩn mình". Họ đã sử dụng một nhóm dân quân địa phương Hồi giáo Sunni tỏ rõ xu hướng ghét người Hồi giáo Shia, giống như cách mà họ đã sử dụng Taliban và thao túng al-Qaeda.
Lực lượng Quds này nhiều năm qua đã tài trợ bằng tiền và vũ khí cho nhóm dân quân Ansar al-Sharia (vào khoảng 1.000 tay súng) ở Libya và đã sử dụng nhóm dân quân Hồi giáo cực đoan này để đánh lạc hướng CIA.
“Nợ máu phải trả bằng máu”, trước khi tử nạn ở Baghdad, vị tướng Iran là chủ mưu sát hại một Đại sứ Mỹ? - Ảnh 6.
Một tay súng người Libya (được cho là thành viên Ansar al-Sharia) trong vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya năm 2012.
Mắc "cú lừa ngoạn mục", CIA cũng bó tay trước Lực lượng Quds?
Đến giữa tháng 8/2012, kế hoạch tấn công vào Đại sứ quán Mỹ và căn cứ CIA ở Benghazi đã được lên kế hoạch một lần nữa.
Đứng đầu nhóm người Iran ở Benghazi là một sĩ quan cao cấp của Lực lượng Quds có tên Ibrahim Mohammed Joudaki. Người này đã truy lùng các chiến binh người Kurd ở tây bắc Iran, và sau đó huấn luyện các tay súng Hezbollah ở Lebanon.
Phó tướng của ông ta là Khalil Harb, người đã hoạt động nhiều năm trong thành phần của lực lượng Hezbollah ở Lebanon.
Trong vòng hai tháng, Joudaki đã "rải tiền" khắp nơi, còn Harb và nhóm sát thủ của ông ta thu thập thông tin tình báo, tuyển mộ dân quân và lập kế hoạch tấn công. Cũng trong thời gian này, số lượng thành viên của Lực lượng Quds ở Benghazi đã tăng tới 50 người.
“Nợ máu phải trả bằng máu”, trước khi tử nạn ở Baghdad, vị tướng Iran là chủ mưu sát hại một Đại sứ Mỹ? - Ảnh 7.
Đại sứ Mỹ Christopher Stevens thiệt mạng trong vụ tấn công Benghazi năm 2012.
Mệnh lệnh ban đầu của họ là bắt cóc Đại sứ Mỹ trong chuyến thăm Benghazi và phá hủy căn cứ bí mật của CIA. Họ muốn đuổi người Mỹ khỏi Benghazi, nơi họ cho rằng CIA đang tiến hành việc chuyển vũ khí cho phiến quân Syria.
Kế hoạch bắt cóc đã bị hủy bỏ do nhóm "sát thủ" Iran giả danh Trăng lưỡi liềm đỏ bị CIA theo dõi đã phải trở về Tehran. Harb và Joudaki đã thay thế nó bằng lệnh "giết" nhằm vào đại sứ Mỹ.
Một số tiền từ 8 triệu đến 10 triệu USD đã tới tay người Iran ở Benghazi khoảng ba tuần trước cuộc tấn công và Harb đã chuyển tiền cho các chỉ huy Ansar al-Sharia. Vào ngày 11/9/2012, Ansar al-Sharia đã tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, giết hại Đại sứ Stevens.
Mặc dù hành động bạo lực của Ansar al-Sharia được thúc đẩy bởi tiền của Iran, bản thân Tướng Qassem Souleimani và Lực lượng Quds của ông đã không bị "bẩn tay" trong vụ việc.
Đây có lẽ là "cú lừa chết người" mà chúng ta (người Mỹ) đã phải đối mặt. Souleimani có thể đã hợp tác với chúng ta để chống lại IS, nhưng đừng tin rằng hắn là bạn của chúng ta.
Tri thức Trẻ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KỶ NIỆM VỚI NGUYỄN CHÁNH TÍN

Bùi Chí Vinh
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi

Sáng nay rất nhiều bạn bè báo tin với tôi rằng Nguyễn Chánh Tín vừa mất. Cái tin quá sốc khiến tôi không biết làm gì hơn là lục trong Hồi Ký GIAI THOẠI CỦA THI SĨ một trích đoạn kỷ niệm về anh có dính dáng đến điện ảnh. Hiện gia đình đang quàng xác anh tại nhà để chờ con trai lớn của anh là Nguyễn Chánh Minh Thức từ Canada về chịu tang. Trích đoạn này thay một nén nhang để khóc Tín đó Tín ơi…
Với Nguyễn Chánh Tín thì lại hoàn toàn bất ngờ. Chúng tôi làm quen nhau ở nhà họa sĩ kiêm diễn viên Lê Chánh trên đường Vườn Chuối đầu thập niên 80. Thuở ấy tất cả đều nghèo, trên mâm rượu chỉ có “xị sô” Gò Đen, Cây Lý và me xoài cóc ổi. Thuở ấy Nguyễn Chánh Tín đã là một ca sĩ phòng trà thành danh và là diễn viên điện ảnh có khuôn mặt “mỹ nam tử” hút hồn phụ nữ, còn tôi là một thi sĩ giang hồ bụi bặm. Thuở ấy chỉ cần “ngửi” nhau qua một bài nhạc có đẳng cấp hay qua một bài thơ khẩu khí độc đáo là mọi người đã thương nhau như ruột thịt. Thuở ấy đẹp đến nỗi mãi hơn 20 năm sau này tôi mới tái ngộ Nguyễn Chánh Tín mà hai người vẫn nhớ như in những bài thơ đã đọc, những bài nhạc đã hát ngày xưa lúc anh Lê Chánh còn sống. Chính kỷ niệm gắn bó hơn 20 năm trước đã kết dính tôi và Nguyễn Chánh Tín thành “cặp bài trùng” hiện nay trong điện ảnh. Thời gian qua chúng tôi hợp tác làm việc cùng nhau qua thương hiệu một hãng phim tư nhân được thành lập vào năm 2007 mang tên là CHÁNH TÍN FILM. Tôi đảm nhận việc viết kịch bản phim còn Nguyễn Chánh Tín làm đạo diễn. Chúng tôi chủ trương khôi phục dòng phim kinh dị đã mất tích từ sau giải phóng bằng hàng loạt phim nhựa ngắn 45 phút chiếu các rạp lớn trên toàn quốc và phát hành đĩa DVD tại Bắc Mỹ và Châu Au. Chúng tôi đã thực hiện liên tiếp 4 phim mang tựa NGÔI NHÀ BÍ ẨN, SUỐI OAN HỒN, CHẾT LÚC NỬA ĐÊM, BỐN THÍ NGHIỆM TRONG ĐÊM TÂN HÔN. Đáng tiếc là công việc của tôi với Tín đến đó tạm ngưng vì nhiều lý do khác nhau. Không chỉ làm phim, Nguyễn Chánh Tín còn kinh doanh trên địa hạt bất động sản và ở “môn phái” này anh thất bại hoàn toàn. Anh phải cầm cố nhà cho một ngân hàng và tháng 11-2014 kể như mất luôn quyền sở hữu chủ căn nhà ở đường Ba Vì, cư xá Bắc Hải. Tôi và anh thỉnh thoảng hú nhau cụng ly rồi ngậm ngùi nhớ lại một thời vàng son ngang dọc. Hiện vợ chồng Nguyễn Chánh Tín, Bích Trâm đang hâm nóng lại nghề ca hát dưới ánh đèn sân khấu để mưu sinh, còn tôi làm xong kịch bản phim nhựa LỆNH XÓA SỔ cho công ty Hoàng Trần ra mắt các rạp trên toàn quốc năm 2011 cũng tạm thời gác lại nghề biên kịch. Trong tình hình hiện nay không thể có một kịch bản “lớn” trước sự can thiệp của chính trị và đồng tiền, chưa kể đến sự bất tài của hệ thống đào tạo đạo diễn quốc doanh và diễn viên nhập vai như rôbốt.
Hồi Liên Hoan Phim Toàn Quốc thuở Hồng Sến còn sống, ông có mời tôi lên đọc thơ cho giới điện ảnh nghe. Nhưng tôi mới đọc “nháp” cho ông một đoạn thì Hồng Sến đã giật bắn mình và dặn tôi chỉ đọc nội bộ. Đoạn thơ đó như sau:
Chào các huy chương vàng hình Bông Sen độc đáo
Các huy chương lừng lẫy Việt Miên Lào
Chào sự khúm núm cúi đầu, sự vâng dạ lao xao
Mọi cái lưỡi đều mọc ra đằng trước
Chào cái bóng đằng sau không ai xem thấy được
Nơi Charlot cười khóc với đời người
Nơi sân khấu về khuya con chó sủa cầm hơi
Nơi đạo diễn không đủ tiền ăn sáng
Nơi tài tử giành nhau nhu yếu phẩm
Nơi những thước phim trôi theo giá chợ trời
Chào cái bóng đằng sau tấm huy chương bóng lộn
Nơi mọi người đem giải… rút đi phơi !
(Trích trong Hồi Ký GIAI THOẠI CỦA THI SĨ – BÙI CHÍ VINH)
Ảnh tôi đang đóng phim do Nguyễn Chánh Tín làm đạo diễn, và ảnh chúng tôi cộng tác để ra mắt một loạt phim kinh dị

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2020

TIẾP LỜI TÂM SỰ



Lời tâm sự đầu năm của tôi được nhiều bạn xem, gửi lời động viên, chúc mừng, chia sẻ. Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn về những việc đó. Có vài bạn nêu câu hỏi, tôi đã trả lời, nhưng có thể chưa hoàn chỉnh. FB ghi là có 262 comment, mà tôi chỉ tìm đọc được chưa đến 200, một số bị ẩn đi đâu tìm chưa thấy, có thể trong số comment bị ẩn ấy có câu hỏi của bạn nào đó..
Riêng có ý kiến của bạn Mao T dưới đây, có thể nhiều bạn cũng nghĩ tương tự như vậy. Tôi viết vài lời giải thích, không phải cho riêng Mao T mà hy vọng nhiều bạn có thể tham khảo.
Bạn MAO T viết :
Có phải Gs cống cũng từng là Đvdcsvn phải không nhỉ
Nếu đúng là như vậy thì tôi xin có mấy lời như sau
Thế trước đây khi Gs gia nhập đcsvn chắc là cũng hoàn toàn tự nguyện nhỉ chắc không có thế lực nào áp chế bắt Gs phải gia nhập Đcsvn
Thế tôi hỏi Gs, khi Gs gia nhập Đcsvn chắc chắn đầu óc của Gs thừa biết Đcsvn là một đảng hoạt động theo tôn chỉ xuyên suốt dựa trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa mac lê
Thế sao bây giờ Gs mới nói là những sai lầm của chủ nghĩa mac lê
Nếu đúng có những sai lầm của chủ nghĩa mac lê thế động cơ nào mà ngày đó Gs lại gia nhập nhì
Tôi nói thế đẻ Gs tự suy ngẫm nhé
Tôi đã trả lời Mao T : Những điều bạn nêu ra có ý nghĩa. Nếu bạn thực tâm muốn biết tôi đã suy nghĩ như thế nào thì xin gửi yêu cầu vào Email. Tôi xin trả lời bạn. ĐC của tôi : ndcong37@gmail.com
Bạn An Khang bình luận Mao T, bộ óc con người luôn biết tư duy để tìm ra lẽ phải, đó là bộ óc sống bạn ạ! 1 bộ óc rập khuôn chắc chắn là vì lý do gì đó nó như bị tù đày.
Câu : “Tôi nói thế để Gs tự suy ngẫm nhé” mang tính chất dạy bảo, trịch thượng. Phải chăng Mao T là người khá lớn tuổi, có chức danh cao nên mới nói như vậy với một Gs 84 tuổi.- Câu này tạm cho qua.
Mao T đặt câu hỏi : Có thế lực nào áp chế Gs vào Đcsvn không, và khi đã biết Mác Lê sai thì động cơ nào để Gs vào đảng. ?
Cách hỏi như vậy không phải nhằm được trả lời mà có tính chất hỏi vặn. Vấn đề này, vào tháng 2/2016, sau khi tuyên bố từ bỏ ĐCSVN tôi đã có bài giải thích. Lần này tôi trình bày ngắn gọn để nhiều bạn mới quen gần đây có thể biết được.
Có một lực áp chế bắt tôi gia nhập ĐCSVN đấy. Lực nào ? Đó là lòng mong ước thiết tha muốn đóng góp cho việc đào tạo KSXD được tốt hơn.
Hồi tôi còn trẻ (từ 1956 đến 1980), trong khi rất nhiều thanh niên phán đấu để vào Đảng thì một số chúng tôi không làm chuyện đó mà chỉ phấn đấu trở thành cán bộ vững về kiến thưc, tốt về đạo đức, thạo về phương pháp, trở thánh chuyên gia giỏi. Nhưng đến một lúc nào đó, một số người trong chúng tôi phát hiện ra như vậy vẫn chưa đủ. Khi bạn chịu làm một kỹ sư tầm thường, một tiến sĩ làng nhàng thì không sao. Nhưng khi bạn có trí tuệ hơn người, có tư tưởng mới, muốn cải cách, thì ngoài những thứ trên bạn cần có cương vị. Nếu không có cương vị thì trí tuệ về quản lý,về lãnh đạo bị vứt bỏ hoặc bị lợi dụng mà thôi.
Mà muốn có cượng vị thì phải vảo Đảng. Lòng mong muốn được đóng góp tốt hơn cho công việc quản lý và lãnh đạo chính là thế lực áp chế tôi vào Đảng.( ngoài ra không ai, không thế lực nào áp chế được tôi).
Khi vào Đảng năm 1985, lúc gần 50 tuổi, tôi biết rõ Chủ nghĩa Mác Lê (CNML) sai lầm, biết ĐCS thực hiện độc tài, đảng trị, nhưng thời kỳ ấy nếu tôi ở ngoài Đảng, dù có là GS, TS, có là rất giỏi chuyên môn thì vẫn không thể có tiếng nói ở bất kỳ cuộc họp quan trọng nào của Trường. Muốn góp ý gì phải trình bày từ dưới lên, qua hai, ba cấp mà không ai trả lời. Khá nhiều ý kiến bị lợi dụng, cho là của tập thể (Ý kiến của ta, tư tưởng của ta được họ dùng, nhưng thân ta bị họ vứt bỏ). .
Hồi ấy phải là đảng viên mới có thể làm Chủ nhiệm khoa trở lên.Tôi có nhiều ý tưởng tốt về đào tạo, quản lý và lãnh đao. Tôi cần làm Hiệu trưởng hoặc ít nhất là Chủ nhiệm khoa mới có thể tổ chức thực hiên ý tưởng tốt đẹp. Để vào Đảng tôi tạm không công khai nói ra sai lầm của CNML. Để giữ sự trung thực , khi được kết nạp tôi thề trung thành với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước hòa bình, dân chủ, giàu mạnh mà không thề trung thành với Đảng, với chủ thuyết CS, không thề trung thành với CNML. Tôi có thề ra sức học tập, nghiên cứu CNML chứ không thề trung thành với nó. Chính nhờ học tập và nghiên cứu kỹ càng tôi mới biết được CNML sai từ gôc và chứa nhiều độc hai như thế nào.
Sau khi vào Đảng tôi được cử làm Chủ nhiệm khoa. Tôi đã có nhiều cải cách tiến bộ, nhiều đóng góp tích cực, được các thế hệ sinh viên và lãnh đạo đánh giá cao. Khi đã về hưu, danh vị đảng viên ngăn cản việc vạch rõ sai lầm, chỉ ra độc hại của CNML nên tôi tuyên bố từ bỏ Đảng CS. Tôi không hề là kẻ cơ hội hoặc bất mãn gì hết..
Nhiều người vào Đảng để mưu cầu danh lơi, quyền lực. Họ là bọn cơ hội. Họ không thể nào hiểu được suy nghĩ của một số ít người như chúng tôi. Họ tưởng nhầm chúng tôi cũng giống như họ. Xin nhớ cho, câu “ Suy bụng ta ra bụng người” chỉ đúng một phần nào đó chứ không phải là chân lý phổ biến. Những kẻ suy bụng ta ra bụng người là hạng quá tầm thường, mắc sai lầm trong suy luận khi qui nạp không hoàn toàn, phạm vào lỗi khái quát hóa vội vàng, thầy được vài hiện tượng giống nhau rồi cho rằng mọi hiên tượng đều như thế.Than ôi ! Những kẻ như vậy còn nhiều trên đất nước này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vũ “Nhôm” cứng lý ?


Tại phiên tòa sáng nay 4/01/2020, có 3 nội dung đối với Phan Văn Anh Vũ (PVAV). 1/ Vũ phủ nhận quen biết lãnh đạo Đà Nẵng; 2/ Vũ sẽ khởi kiện các công ty bán đất cho mình, nếu bị tuyên có tội và 3/ Đề nghị không gọi mình là “Vũ Nhôm” nữa.
1.Chủ tọa cho hay một số bị cáo là cựu cán bộ TP Đà Nẵng có khai Vũ có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo TP và được những lãnh đạo này chỉ đạo tạo điều kiện chuyển nhượng cho Vũ. Tuy nhiên Vũ nói, không có quan hệ gì, chỉ biết tên tuổi mà thôi.
2. Khi Chủ tọa truy vấn: “Bị cáo có biết Luật đất đai quy định việc mua bán phải qua đấu giá?”, thì Vũ nói, Luật đất đai rất phức tạp, bản thân bị cáo thấy bên bán đã có chủ trương bán, giá cả hợp lý thì mua, còn việc bán sai thì bên bán phải chịu trách nhiệm…
“Nếu phiên này bị cáo có tội, bị cáo sẽ …khởi kiện các công ty bán nhà đất cho bị cáo, để hôm nay bị cáo phải rơi vào vòng lao lý. Bị cáo đọc cáo trạng thì thấy mình giống như tội đồ, mọi tội lỗi, quy kết đều đổ cho bị cáo. Bị cáo chỉ là người đi mua chứ đâu làm gì nên tội, anh bán thì phải chịu trách nhiệm về tài sản của anh, bị cáo mua của công ty nhà nước chứ đâu phải công ty đầu đường xó chợ…”
3. Ngoài ra, PVAV đề nghị mọi người cũng như VKS không gọi mình là Vũ “nhôm”. Vũ nói: “Cha mẹ đặt tên bị cáo là Phan Văn Anh Vũ chứ không có tên Vũ “nhôm”. Tên này chỉ là báo chí đưa".


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vốn kiên nhẫn, vì sao Indonesia phản ứng "gắt" với tuyên bố chủ quyền của TQ ở Biển Đông?


Minh Khôi 
Vốn kiên nhẫn, vì sao Indonesia phản ứng "gắt" với tuyên bố chủ quyền của TQ ở Biển Đông?
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Indonesia đã kiềm chế và kiên nhẫn với các hành vi của Trung Quốc ở trong vùng biển của mình. Nhưng hết lần này đến lần khác, các sự cố hàng hải vẫn xảy ra.

Vừa qua, Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là "không có cơ sở pháp lý" và "không bao giờ được công nhận theo Công ước Luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) 1982.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Jakarta cáo buộc Bắc Kinh điều tàu hải cảnh xâm nhập trái phép vào vùng biển ở đảo Natuna, bên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia. Nước này cũng triệu Đại sứ Trung Quốc đến để bày tỏ thái độ phản đối.
Jakarta cho rằng, tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông đã bị bác bỏ vào năm 2016 sau khi Philippines đưa vụ việc lên Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan. Trung Quốc đến nay vẫn không chấp nhận phán quyết này.
Indonesia đã nhiều lần va chạm với Trung Quốc liên quan đến vấn đề quyền đánh cá xung quanh quần đảo Natuna. Indonesia cũng bắt giữ các ngư dân Trung Quốc và mở rộng sự hiện diện quân sự tại đây.
Gregory Raymond, nhà nghiên cứu về Đông Nam Á tại Đại học quốc gia Australia cho rằng, điều mới mẻ ở đây là cách Bộ Ngoại giao Indonesia đã thẳng thắn phê phán, "tuyên bố chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc không phù hợp với UNCLOS và đặc biệt là nêu lại phán quyết năm 2016.
Evan Laksmana, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu và quốc tế ở Jakarta, cho rằng, mức độ cứng rắn từ Indonesia là một động thái rất lâu rồi mới có của Jakarta.
"Trong các sự cố tương tự trước đây, Jakarta đều bày tỏ các phản đối về mặt ngoại giao, nhưng chúng vẫn tiếp tục xảy ra", ông Laksmana nói.
Indonesia đã kiềm chế và kiên nhẫn với các hành vi của Trung Quốc ở trong vùng biển của mình. Nhưng hết lần này đến lần khác, các sự cố hàng hải vẫn xảy ra, và các quan chức Trung Quốc tiếp tục khẳng định quyền đánh bắt lịch sử được coi là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế. Sự kiên nhẫn của Jakarta về vấn đề này có thể đã giảm đi, nhà nghiên cứu Laksmana cho hay.
Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao của Trung tâm nghiên cứu Rand có trụ sở tại Mỹ, cho biết các hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục ở Natuna và, không có lựa chọn nào khác, Indonesia phải tìm cách cải thiện năng lực tuần tra và thực thi pháp luật trên biển.
Cho rằng, Trung Quốc sẽ giảm bớt leo thang căng thẳng trong những tuần tới để tránh việc biến Indonesia thành một "địch thủ" vĩnh viễn nhưng về lâu dài, mối quan hệ có thể ngày càng trở nên căng thẳng khi Trung Quốc tiếp tục theo đuổi quyền đánh bắt cá của mình bằng cách mở rộng quyền kiểm soát trên thực tế đối với một số đảo đá do nước này xây dựng trái phép và hiện đang được quân sự hóa ở Biển Đông.
Đây là một điều kỳ lạ và thậm chí là dại dột, vì Bắc Kinh đã gia tăng căng thẳng với Indonesia trong thời điểm ASEAN và Trung Quốc chuẩn bị kết thúc các cuộc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), ông Grossman nói.
Phản ứng của Trung Quốc có thể vô tình thúc đẩy Indonesia kêu gọi mạnh mẽ hơn để ASEAN thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử chặt chẽ và có tính ràng buộc nhằm giải quyết các bất đồng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang