Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2020

TIẾP LỜI TÂM SỰ



Lời tâm sự đầu năm của tôi được nhiều bạn xem, gửi lời động viên, chúc mừng, chia sẻ. Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn về những việc đó. Có vài bạn nêu câu hỏi, tôi đã trả lời, nhưng có thể chưa hoàn chỉnh. FB ghi là có 262 comment, mà tôi chỉ tìm đọc được chưa đến 200, một số bị ẩn đi đâu tìm chưa thấy, có thể trong số comment bị ẩn ấy có câu hỏi của bạn nào đó..
Riêng có ý kiến của bạn Mao T dưới đây, có thể nhiều bạn cũng nghĩ tương tự như vậy. Tôi viết vài lời giải thích, không phải cho riêng Mao T mà hy vọng nhiều bạn có thể tham khảo.
Bạn MAO T viết :
Có phải Gs cống cũng từng là Đvdcsvn phải không nhỉ
Nếu đúng là như vậy thì tôi xin có mấy lời như sau
Thế trước đây khi Gs gia nhập đcsvn chắc là cũng hoàn toàn tự nguyện nhỉ chắc không có thế lực nào áp chế bắt Gs phải gia nhập Đcsvn
Thế tôi hỏi Gs, khi Gs gia nhập Đcsvn chắc chắn đầu óc của Gs thừa biết Đcsvn là một đảng hoạt động theo tôn chỉ xuyên suốt dựa trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa mac lê
Thế sao bây giờ Gs mới nói là những sai lầm của chủ nghĩa mac lê
Nếu đúng có những sai lầm của chủ nghĩa mac lê thế động cơ nào mà ngày đó Gs lại gia nhập nhì
Tôi nói thế đẻ Gs tự suy ngẫm nhé
Tôi đã trả lời Mao T : Những điều bạn nêu ra có ý nghĩa. Nếu bạn thực tâm muốn biết tôi đã suy nghĩ như thế nào thì xin gửi yêu cầu vào Email. Tôi xin trả lời bạn. ĐC của tôi : ndcong37@gmail.com
Bạn An Khang bình luận Mao T, bộ óc con người luôn biết tư duy để tìm ra lẽ phải, đó là bộ óc sống bạn ạ! 1 bộ óc rập khuôn chắc chắn là vì lý do gì đó nó như bị tù đày.
Câu : “Tôi nói thế để Gs tự suy ngẫm nhé” mang tính chất dạy bảo, trịch thượng. Phải chăng Mao T là người khá lớn tuổi, có chức danh cao nên mới nói như vậy với một Gs 84 tuổi.- Câu này tạm cho qua.
Mao T đặt câu hỏi : Có thế lực nào áp chế Gs vào Đcsvn không, và khi đã biết Mác Lê sai thì động cơ nào để Gs vào đảng. ?
Cách hỏi như vậy không phải nhằm được trả lời mà có tính chất hỏi vặn. Vấn đề này, vào tháng 2/2016, sau khi tuyên bố từ bỏ ĐCSVN tôi đã có bài giải thích. Lần này tôi trình bày ngắn gọn để nhiều bạn mới quen gần đây có thể biết được.
Có một lực áp chế bắt tôi gia nhập ĐCSVN đấy. Lực nào ? Đó là lòng mong ước thiết tha muốn đóng góp cho việc đào tạo KSXD được tốt hơn.
Hồi tôi còn trẻ (từ 1956 đến 1980), trong khi rất nhiều thanh niên phán đấu để vào Đảng thì một số chúng tôi không làm chuyện đó mà chỉ phấn đấu trở thành cán bộ vững về kiến thưc, tốt về đạo đức, thạo về phương pháp, trở thánh chuyên gia giỏi. Nhưng đến một lúc nào đó, một số người trong chúng tôi phát hiện ra như vậy vẫn chưa đủ. Khi bạn chịu làm một kỹ sư tầm thường, một tiến sĩ làng nhàng thì không sao. Nhưng khi bạn có trí tuệ hơn người, có tư tưởng mới, muốn cải cách, thì ngoài những thứ trên bạn cần có cương vị. Nếu không có cương vị thì trí tuệ về quản lý,về lãnh đạo bị vứt bỏ hoặc bị lợi dụng mà thôi.
Mà muốn có cượng vị thì phải vảo Đảng. Lòng mong muốn được đóng góp tốt hơn cho công việc quản lý và lãnh đạo chính là thế lực áp chế tôi vào Đảng.( ngoài ra không ai, không thế lực nào áp chế được tôi).
Khi vào Đảng năm 1985, lúc gần 50 tuổi, tôi biết rõ Chủ nghĩa Mác Lê (CNML) sai lầm, biết ĐCS thực hiện độc tài, đảng trị, nhưng thời kỳ ấy nếu tôi ở ngoài Đảng, dù có là GS, TS, có là rất giỏi chuyên môn thì vẫn không thể có tiếng nói ở bất kỳ cuộc họp quan trọng nào của Trường. Muốn góp ý gì phải trình bày từ dưới lên, qua hai, ba cấp mà không ai trả lời. Khá nhiều ý kiến bị lợi dụng, cho là của tập thể (Ý kiến của ta, tư tưởng của ta được họ dùng, nhưng thân ta bị họ vứt bỏ). .
Hồi ấy phải là đảng viên mới có thể làm Chủ nhiệm khoa trở lên.Tôi có nhiều ý tưởng tốt về đào tạo, quản lý và lãnh đao. Tôi cần làm Hiệu trưởng hoặc ít nhất là Chủ nhiệm khoa mới có thể tổ chức thực hiên ý tưởng tốt đẹp. Để vào Đảng tôi tạm không công khai nói ra sai lầm của CNML. Để giữ sự trung thực , khi được kết nạp tôi thề trung thành với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước hòa bình, dân chủ, giàu mạnh mà không thề trung thành với Đảng, với chủ thuyết CS, không thề trung thành với CNML. Tôi có thề ra sức học tập, nghiên cứu CNML chứ không thề trung thành với nó. Chính nhờ học tập và nghiên cứu kỹ càng tôi mới biết được CNML sai từ gôc và chứa nhiều độc hai như thế nào.
Sau khi vào Đảng tôi được cử làm Chủ nhiệm khoa. Tôi đã có nhiều cải cách tiến bộ, nhiều đóng góp tích cực, được các thế hệ sinh viên và lãnh đạo đánh giá cao. Khi đã về hưu, danh vị đảng viên ngăn cản việc vạch rõ sai lầm, chỉ ra độc hại của CNML nên tôi tuyên bố từ bỏ Đảng CS. Tôi không hề là kẻ cơ hội hoặc bất mãn gì hết..
Nhiều người vào Đảng để mưu cầu danh lơi, quyền lực. Họ là bọn cơ hội. Họ không thể nào hiểu được suy nghĩ của một số ít người như chúng tôi. Họ tưởng nhầm chúng tôi cũng giống như họ. Xin nhớ cho, câu “ Suy bụng ta ra bụng người” chỉ đúng một phần nào đó chứ không phải là chân lý phổ biến. Những kẻ suy bụng ta ra bụng người là hạng quá tầm thường, mắc sai lầm trong suy luận khi qui nạp không hoàn toàn, phạm vào lỗi khái quát hóa vội vàng, thầy được vài hiện tượng giống nhau rồi cho rằng mọi hiên tượng đều như thế.Than ôi ! Những kẻ như vậy còn nhiều trên đất nước này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vũ “Nhôm” cứng lý ?


Tại phiên tòa sáng nay 4/01/2020, có 3 nội dung đối với Phan Văn Anh Vũ (PVAV). 1/ Vũ phủ nhận quen biết lãnh đạo Đà Nẵng; 2/ Vũ sẽ khởi kiện các công ty bán đất cho mình, nếu bị tuyên có tội và 3/ Đề nghị không gọi mình là “Vũ Nhôm” nữa.
1.Chủ tọa cho hay một số bị cáo là cựu cán bộ TP Đà Nẵng có khai Vũ có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo TP và được những lãnh đạo này chỉ đạo tạo điều kiện chuyển nhượng cho Vũ. Tuy nhiên Vũ nói, không có quan hệ gì, chỉ biết tên tuổi mà thôi.
2. Khi Chủ tọa truy vấn: “Bị cáo có biết Luật đất đai quy định việc mua bán phải qua đấu giá?”, thì Vũ nói, Luật đất đai rất phức tạp, bản thân bị cáo thấy bên bán đã có chủ trương bán, giá cả hợp lý thì mua, còn việc bán sai thì bên bán phải chịu trách nhiệm…
“Nếu phiên này bị cáo có tội, bị cáo sẽ …khởi kiện các công ty bán nhà đất cho bị cáo, để hôm nay bị cáo phải rơi vào vòng lao lý. Bị cáo đọc cáo trạng thì thấy mình giống như tội đồ, mọi tội lỗi, quy kết đều đổ cho bị cáo. Bị cáo chỉ là người đi mua chứ đâu làm gì nên tội, anh bán thì phải chịu trách nhiệm về tài sản của anh, bị cáo mua của công ty nhà nước chứ đâu phải công ty đầu đường xó chợ…”
3. Ngoài ra, PVAV đề nghị mọi người cũng như VKS không gọi mình là Vũ “nhôm”. Vũ nói: “Cha mẹ đặt tên bị cáo là Phan Văn Anh Vũ chứ không có tên Vũ “nhôm”. Tên này chỉ là báo chí đưa".


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vốn kiên nhẫn, vì sao Indonesia phản ứng "gắt" với tuyên bố chủ quyền của TQ ở Biển Đông?


Minh Khôi 
Vốn kiên nhẫn, vì sao Indonesia phản ứng "gắt" với tuyên bố chủ quyền của TQ ở Biển Đông?
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Indonesia đã kiềm chế và kiên nhẫn với các hành vi của Trung Quốc ở trong vùng biển của mình. Nhưng hết lần này đến lần khác, các sự cố hàng hải vẫn xảy ra.

Vừa qua, Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là "không có cơ sở pháp lý" và "không bao giờ được công nhận theo Công ước Luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) 1982.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Jakarta cáo buộc Bắc Kinh điều tàu hải cảnh xâm nhập trái phép vào vùng biển ở đảo Natuna, bên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia. Nước này cũng triệu Đại sứ Trung Quốc đến để bày tỏ thái độ phản đối.
Jakarta cho rằng, tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông đã bị bác bỏ vào năm 2016 sau khi Philippines đưa vụ việc lên Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan. Trung Quốc đến nay vẫn không chấp nhận phán quyết này.
Indonesia đã nhiều lần va chạm với Trung Quốc liên quan đến vấn đề quyền đánh cá xung quanh quần đảo Natuna. Indonesia cũng bắt giữ các ngư dân Trung Quốc và mở rộng sự hiện diện quân sự tại đây.
Gregory Raymond, nhà nghiên cứu về Đông Nam Á tại Đại học quốc gia Australia cho rằng, điều mới mẻ ở đây là cách Bộ Ngoại giao Indonesia đã thẳng thắn phê phán, "tuyên bố chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc không phù hợp với UNCLOS và đặc biệt là nêu lại phán quyết năm 2016.
Evan Laksmana, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu và quốc tế ở Jakarta, cho rằng, mức độ cứng rắn từ Indonesia là một động thái rất lâu rồi mới có của Jakarta.
"Trong các sự cố tương tự trước đây, Jakarta đều bày tỏ các phản đối về mặt ngoại giao, nhưng chúng vẫn tiếp tục xảy ra", ông Laksmana nói.
Indonesia đã kiềm chế và kiên nhẫn với các hành vi của Trung Quốc ở trong vùng biển của mình. Nhưng hết lần này đến lần khác, các sự cố hàng hải vẫn xảy ra, và các quan chức Trung Quốc tiếp tục khẳng định quyền đánh bắt lịch sử được coi là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế. Sự kiên nhẫn của Jakarta về vấn đề này có thể đã giảm đi, nhà nghiên cứu Laksmana cho hay.
Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao của Trung tâm nghiên cứu Rand có trụ sở tại Mỹ, cho biết các hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục ở Natuna và, không có lựa chọn nào khác, Indonesia phải tìm cách cải thiện năng lực tuần tra và thực thi pháp luật trên biển.
Cho rằng, Trung Quốc sẽ giảm bớt leo thang căng thẳng trong những tuần tới để tránh việc biến Indonesia thành một "địch thủ" vĩnh viễn nhưng về lâu dài, mối quan hệ có thể ngày càng trở nên căng thẳng khi Trung Quốc tiếp tục theo đuổi quyền đánh bắt cá của mình bằng cách mở rộng quyền kiểm soát trên thực tế đối với một số đảo đá do nước này xây dựng trái phép và hiện đang được quân sự hóa ở Biển Đông.
Đây là một điều kỳ lạ và thậm chí là dại dột, vì Bắc Kinh đã gia tăng căng thẳng với Indonesia trong thời điểm ASEAN và Trung Quốc chuẩn bị kết thúc các cuộc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), ông Grossman nói.
Phản ứng của Trung Quốc có thể vô tình thúc đẩy Indonesia kêu gọi mạnh mẽ hơn để ASEAN thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử chặt chẽ và có tính ràng buộc nhằm giải quyết các bất đồng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

VN bắt 3 container hàng TQ gắn nhãn Việt để xuất sang Mỹ


04/01/2020

 EMBED
No media source currently available
1:011:020:26
 Đường dẫn trực tiếp 
Hôm 3/1/2020, Cục Hải quan TPHCM phát hiện 3 container chứa bọc nệm, quần áo có nguồn gốc Trung Quốc nhưng ghi nhãn mác “Made in Vietnam” tại cảng Cát Lái.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quán quân quỹ đất đang nằm trong tay “ông lớn” bất động sản nào?


Quán quân quỹ đất đang nằm trong tay "ông lớn" bất động sản nào?
Vinhomes đang dẫn đầu các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán sở hữu quỹ đất lớn nhất với 14.900ha, ngay sau Vinhomes là Tập đoàn Novaland sở hữu 750ha.
Đó là số liệu vừa được Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thống kê. Không bất ngờ khi các đại gia bất động sản trên sàn đều là những đơn vị đang sở hữu quỹ đất lớn. Theo VDSC nhận định, dự báo, tín hiệu tích cực sẽ dành cho các chủ đầu tư vẫn còn quỹ đất tại trung tâm và có thể chắc chắn về điều kiện pháp lí.
Theo thống kê này, Vinhomes (VHM) là nhà phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam hiện tại với quỹ đất 14.900ha. Trong đó, 50% quỹ đất của tập đoàn này phân bổ tại Hà Nội và Tp.HCM, phần còn lại nằm ở những địa điểm nóng như Quảng Ninh,...
Vinhomes đang hướng đến việc phát triển các đại đô thị với quy mô lớn lên đến vài trăm hec-ta ở vùng ven đô Hà Nội và Tp.HCM như Vinhomes Ocean Park Vinhomes Smart City, Vinhomes Wonder Park tại Hà Nội hay Vinhomes Grand Park Quận 9, TP.HCM...
Kế đến là Tập đoàn Novaland (NVL), theo VDSC nhà phát triển này đang nắm giữ 750ha đứng thứ hai sau Vinhomes.
Tuy nhiên, ở một diễn biến khác, theo công bố của Novaland, tổng quỹ đất đơn vị này sở hữu và đang nghiên cứu phát triển tính đến thời điểm hiện tại vào khoảng 4.270ha. Các dự án được phát triển ở 3 dòng sản phẩm, đó là nhà ở đô thị tại TP.HCM, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và đại đô thị sinh thái ở các tỉnh lân cận. Quỹ đất này được Novaland tính toán đủ để tập đoàn phát triển bền vững trong 10-20 năm tới.
Hiện Novaland đang tập trung triển khai các dự án nghỉ dưỡng quy mô lớn như NovaWorl Phan Thiết (1000ha), NovaWorld Hồ Tràm (1000ha)...khu đô thị sinh thái Aqua City (Đồng Nai).
Các đại gia BĐS khác cũng đang nắm quỹ đất lớn như Khang Điền (KDH) sở hữu khoảng 650ha, Nam Long (NLG) khoảng 640ha
Quán quân quỹ đất đang nằm trong tay ông lớn bất động sản nào? - Ảnh 1.
Quĩ đất của một số doanh nghiệp lớn. Nguồn: VDSC.
Nam Long khởi đầu từ mô hình dự án chung cư vừa túi tiền tại Quận 7, sau đó nhà phát triển này khá thành công với mô hình dự án khu nhà ở compound (tiện ích khép kín) quy mô vừa khoảng vài chục héc-ta ở vùng ven Tp.HCM. Hiện tại Nam Long bắt đầu hợp tác với đối tác từ Nhật Bản phát triển các dự án căn hộ ở phân khúc cao cấp hơn. Đồng thời, lấn sân sang phát triển các dự án khu đô thị sinh thái ở các tỉnh, thành trên cả nước như Long An, Đồng Nai, Cần Thơ, Hải Phòng...
Trong năm 2019, Nam Long đã bổ sung thêm 230 ha vào quĩ đất, chủ yếu tại các tỉnh thành mới nổi. Dự kiến trong năm 2020, Nam Long sẽ bàn giao các dự án hiện hữu như Mizuki Park, Waterpoint, đồng thời chuyển nhượng cổ phần tại hai dự án Paragon City và Akari City.
Còn quĩ đất của Khang Điền (Mã: KDH) được tích lũy thông qua việc mua lại CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI) vào cuối năm 2017 và chủ yếu nằm tại trung tâm TP HCM.
Trong hai năm tới, hai dự án mới gồm Verosa Park và Clarita sẽ đóng góp vào tăng trưởng của Khang Điền, lợi nhuận bình quân hàng năm kì vọng đạt 30-40%.
Theo dự báo của VDSC, bất động sản là ngành có tính chu kỳ cao, và đang bước vào giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn và sẽ là bàn đạp cho tăng trưởng trong dài hạn. Vì thế, công ty chứng khoán này đánh giá cao các chủ dự án vẫn còn quỹ đất lớn, nhất là ở trung tâm Hà Nội và Tp.HCM và chắc chắn về điều kiện pháp lí.
Nhật Minh / Theo Nhịp sống kinh tế

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHẾ ĐỘ THỰC DÂN KIỂU MỚI CỦA TRUNG QUỐC Ở CAMPUCHIA? | TIÊU ĐIỂM QUỐC TẾ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Putin "ngã ngửa" trước món quà năm mới đầy "bất ngờ" của Belarus

Nhân dịp năm mới 2020, Belarus đã tặng cho Nga một món quà "đầy bất ngờ" khi công bố tập trận cùng NATO, chiến lược “đi trên dây” của ông Lukashenko dường như đang biến Nga trở thành "nhân vật chính" trong trò chơi tìm kiếm lợi ích của mình.

Nhân dịp đầu năm mới 2020, cả Tổng thống Ukraine Zelensky và Tổng thống Belarus Lukashenko đều gọi điện cho Tổng thống Putin, nhưng nếu cuộc gọi của Tổng thống Zelensky là bày tỏ lời chúc mừng năm mới với Tổng thống Putin và hài lòng rằng Ukraine và Nga đã ký một thỏa thuận vận chuyển khí đốt mới, thì cuộc gọi của Tổng thống Lukashenko lại làm ông Putin “ngã ngửa”.
Lời chúc mừng năm mới của ông Lukashenko làm Tổng thống Putin “ngã ngửa”. Nguồn: Sohu.
Trong cuộc gọi, ngoài việc hai bên chưa đạt được thỏa thuận về giá cả cụ thể trong việc cung ứng khí đốt và dầu trong thời gian tới, ông Lukashenko cũng nói “bóng gió” về khả năng Belarus sẽ tham gia tập trận cùng NATO ở sát biên giới với Nga.
Ngay sau khi kết thúc cuộc gọi, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Andrei Alekseyevich Ravkov đã công bố một tin tức, Quân đội Belarus chuẩn bị mở rộng hợp tác với NATO, không loại trừ khả năng Belarus tham gia cuộc tập trận gìn giữ hòa bình với NATO. Vị Bộ trưởng này cũng đặc biệt chỉ ra, hiện hai bên đang trong quá trình thảo luận về cuộc diễn tập. NATO là một liên minh chính trị và quân sự tầm cỡ thế giới, Minsk quan tâm đến việc duy trì và phát triển đối thoại với NATO, và hợp tác với liên minh này cũng là một trong những chính sách ngoại giao hàng đầu của Minsk.
Belarus đang tính kế gì đối với Nga khi bóng gió về việc tập trận với NATO? Nguồn: Sohu.
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Belarus, Thiếu tướng Oleg Belokonev cũng khẳng định, Minsk đang đàm phán với NATO về các cuộc tập trận chung, một điều “trớ trêu” là, trước đây Thiếu tướng Oleg Belokonev đã tiết lộ về kế hoạch tập trận của Belarus với NATO, nhưng khi đó báo chí Nga đưa tin Tướng Belokonev bị cách chức vì tuyên bố tập trận với NATO, đi ngược với xu hướng phát triển trong quan hệ giữa Nga và Belarus. Phía Belarus đã không đưa ra bất kỳ thông tin phản bác nào, động thái này làm dư luận quốc tế hiểu rằng, “im lặng” chính là xác nhận thông tin.
Về phía Nga, ngay sau tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Belarus, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga, Thượng nghị sĩ Franz Klintsevich cho biết, kế hoạch tập trận chung của Belarus và NATO là một “tin buồn” đối với Nga. Quân đội Belarus đã đánh giá thấp tác động của vấn đề này đối với quan hệ Nga – Belarus. “Trò chơi này Belarus không thể tham gia, và nó không mang lại kết thúc tốt đẹp cho Belarus. Người Mỹ đang lợi dụng Belarus như một phương tiện để kích động xung đột chính trị, kinh tế ở khu vực Đông Âu”, ông nói.
Thượng nghị sĩ Nga Klintsevich cho biết, kế hoạch tập trận chung của Belarus và NATO là một “tin buồn” đối với Nga. Nguồn: Sohu.
Thượng nghị sĩ Franz Klintsevich nhấn mạnh rằng, các nước phương Tây luôn coi Nga là đối thủ và luôn tìm mọi cách nhằm cô lập, chia rẽ quan hệ Nga - Belarus. Trong quá khứ, phương Tây đã cố gắng gây ảnh hưởng tới Belarus, nhưng Tổng thống Lukashenko đã ngăn chặn được những nỗ lực đó. Hy vọng lần này Tổng thống Belarus tiếp tục có những quyết định sáng suốt để phát triển quan hệ Nga – Belarus trong thời gian tới.
Theo các nhà phân tích, chỉ trong một thời gian ngắn, thái độ của Belarus đối với việc tập trận chung với NATO đã thay đổi một cách chóng mặt, hành động của Misnk có thể được coi là nhằm gây áp lực đối với Nga. Không loại trừ mục đích thực sự của Belarus là nhằm ép Nga thanh toán tiền thuê các cơ sở quân sự trên nước này, khi mới đây Tổng thống Lukashenko cho biết Nga cần phải trả 5 tỷ USD tiền thuê đất tính từ thời hậu Liên Xô tới nay, cũng như cho nước này hưởng ưu đãi trong các hợp đồng mua sắm vũ khí về sau.
Thời gian qua, Tổng thống Putin đã cố gắng thắt chặt quan hệ Nga – Belarus nhằm tạo ra một mặt trận chung đối phó với các lệnh trừng phạt, cấm vận của Mỹ và phương Tây. Nhiều thông tin còn cho rằng, Nga và Belarus đã đạt được nhiều thỏa thuận mở đường cho việc thiết lập một nhà nước chung. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Belarus đang thực thi chiến lược “đi trên dây” nhằm tranh thủ tìm kiếm lợi ích từ cả Nga và NATO, thông báo vừa rồi của Belarus là minh chứng rõ ràng cho chiến lược này.