Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

TT Trump ra lệnh không kích tiêu diệt tư lệnh quyền lực nhất của Iran


Iran xác nhận rằng tướng Qassem Soleimani, người đứng đầu Lực lượng Quds tinh nhuệ Iran, đã thiệt mạng sau vụ tấn công ở sân bay Baghdad sáng sớm 3/1.
Lầu Năm Góc xác nhận rằng Mỹ thực hiện cuộc tấn công, theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, theo AP.

Nhân vật quyền lực thứ 2 ởIran

“Tướng Soleimani đang tích cực lên kế hoạch tấn công các nhà ngoại giao và lính Mỹ ở Iraq và trên toàn khu vực”, thông cáo của Lầu Năm Góc nói. “Tướng Soleimani và Lực lượng Quds của ông chịu trách nhiệm trước cái chết của hàng trăm binh sĩ Mỹ và liên minh, và làm hàng nghìn người khác bị thương”.
"Vụ không kích nhằm ngăn chặn các vụ tấn công tương lai của Iran. Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các hành động cần thiết nhằm bảo vệ người dân và lợi ích của chúng tôi trên toàn thế giới".
Ngay sau khi tin Soleimani bị tiêu diệt, TT Trump đã đăng hình quốc kỳ Mỹ lên trên Twitter.
Tư lệnh Soleimani được coi là người quyền lực thứ 2 ở Iran, chỉ sau Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamanei. Ông là người đứng sau một loạt chiến dịch quân sự và ngoại giao giúp mở rộng ảnh hưởng của Tehran ở khu vực.
TT Trump ra lenh khong kich tieu diet tu lenh quyen luc nhat cua Iran hinh anh 1 iran.jpg
Tướng Qassem Soleimani (trái), người đứng đầu Lực lượng Quds tinh nhuệ Iran, và Tư lệnh dân quân Iraq Abu Mahdi al-Muhandis thiệt mạng trong vụ không kích ở sân bay Baghdad. Ảnh: Reuters.
Việc tướng Soleimani thiệt mạng sẽ là cú sốc lớn với Tehran và là bước leo thang mới của chiến dịch "sức ép tối đa" của Tổng thống Trump đối với Iran - ban đầu xuất phát bằng cấm vận kinh tế và đang chuyển dần sang các biện pháp quân sự.
Tin về cái chết của ông Suleimani được hãng tin Tasnim, có liên hệ với Lực lượng Vệ binh Cách mạng, xác nhận vào sáng 3/1. “Đây là đòn giáng lên Lực Lượng Vệ binh Cách mạng Iran, chính thể Iran và tham vọng khu vực của ông Khamenei”, Mark Dubowitz, Giám đốc Foundation for Defense of Democracies, viện chính sách bảo thủ ủng hộ cứng rắn với Iran, nói với New York Times.
“Trong 23 năm, ông ấy gần như tương đương với chức tư lệnh tác chiến đặc biệt và chức giám đốc Cục Tình báo Trung ương (của Mỹ), và là ngoại trưởng ngầm của Iran”, ông Dubowitz bình luận. “Ông ấy là nhân vật không thể thiếu, không thể thay thế” đối với bộ máy quân sự của Iran.

Xe chở tư lệnh Iran bị đánh bom sau khi ông đáp máy bay từ Syria

Cuộc tấn công của Mỹ cũng giết chết Abu Mahdi al-Muhandis, tư lệnh của nhóm dân quân mang tên Lực lượng Huy động Nhân dân (PMF - Popular Mobilization Forces) ở Iraq do Iran hậu thuẫn.
Người phát ngôn của PMF, Mohammed Ridha Jabri, cũng thiệt mạng. Theo một tướng trong quân đội Iraq, Tướng Suleimani và ông Ridha đi máy bay từ Syria tới sân bay Baghdad.
Hai chiếc xe dừng ở cầu thang xuống của máy bay để đón họ. Ông al-Muhandis, tư lệnh của PMF, ở trong một chiếc xe đó. Hai chiếc xe bị tấn công khi rời sân bay, vị tướng giấu tên nói với New York Times. Cuộc không kích này là cuộc tấn công thứ hai nhắm vào sân bay chỉ trong vòng vài giờ. Vụ tấn công trước đó, tối 2/1, là của ba tên lửa, có vẻ đã không gây thương vong, theo New York Times.
TT Trump ra lenh khong kich tieu diet tu lenh quyen luc nhat cua Iran hinh anh 2 khong_kich.jpg
Hình ảnh do văn phòng tổng thống Iraq công bố cho thấy đống đổ nát sau vụ không kích máy bay không người lái nhằm vào Tướng Qassem Suleiman do Tổng thống Donald Trump ra lệnh. Ảnh: AP.
Các vụ không kích diễn ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 2/1 cảnh báo Washington sẽ tấn công phủ đầu lực lượng do Iran ủng hộ ở Iraq và Syria nếu các nhóm này lên kế hoạch tấn công các căn cứ hay nhân sự của Mỹ ở khu vực.
Trước đó, các nhóm dân quân Iraq cho biết 5 thành viên và hai “khách” đã thiệt mạng trong cuộc tấn công nhắm vào xe của họ ở sân bay quốc tế Baghdad.
Các nhóm dân quân này đang tiếp đón “các vị khách quan trọng” ở sân bay Baghdad, chở họ trong hai xe thì bị trúng hai tên lửa,Reuters dẫn thông tin từ các nguồn tin dân quân.
Trong khi đó, hãng tin AFP đưa tin 8 người thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng tên lửa vào sân bay Baghdad, dẫn nguồn tin giấu tên từ an ninh Iraq. "Ba tên lửa bắn vào sân bay quốc tế ở Baghdad", thông cáo từ quân đội Iraq nói, và cho biết tên lửa làm nổ hai chiếc xe.
01:14/01:14
Hiện trường nơi Mỹ ám sát tư lệnh Iran theo lệnh của TT Trump Lầu Năm Góc sáng 3/1 cho biết quân đội Mỹ đã tiêu diệt tướng Qassem Soleimani, người đứng đầu Lực lượng Quds tinh nhuệ của Iran, theo chỉ đạo của Tổng thống Donald Trump.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguyễn Duy đọc thơ Tiếng tắc kè và lời mong ‘sắp về’


Image result for nhà thơ nguyễn duy images















"Khi ở trong lò lửa chiến tranh, gần với cái chết nhất, người lính luôn khát vọng về hòa bình, khát vọng được sống," nhà thơ Nguyễn Duy nói với BBC News Tiếng Việt.
"Khi về tới Sài Gòn, một thành phố đầy tắc kè, đi đâu cũng nghe tiếng tắc kè kêu, tôi nhớ đến đoàn quân đi xuyên Trường Sơn, toàn những thằng lính trẻ."
"Nghe tiếng tắc kè kêu, tôi nhớ về những người lính không về đến Sài Gòn."
Vào một buổi chiều nắng đẹp tháng Bảy 2019 ở Porto, Bồ Đào Nha, nhà thơ Nguyễn Duy đọc tặng khán thính giả BBC News Tiếng Việt bài thơ ông viết hồi năm 1978.

Nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Tắc kè...
tắc kè...
tôi giật mình
nghe
trên cành me góc đường Công Lý cũ
cái âm thanh của rừng lạc về thành phố
con tắc kè
sao mày ở đây?
Sáng ra nhìn soi mói những cành cây
chả thấy con tắc kè đâu cả
khi chùm đèn thuỷ ngân xanh lên trong vòm lá
tắc kè kêu như tiếng vọng về
Chợt hiện về, thăm thẳm núi non kia
dưới lá là hầm, là tăng, là võng
là cơn sốt rét rừng vàng bủng
là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn...
Những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn
ngủ ôm súng suốt một thời trai trẻ
đêm trăn trở đố nhau:
bao giờ về thành phố?
con tắc kè nhanh nhảu nói: sắp về!
Sắp về!...
sắp về!...
người bạn tôi rung võng cười khoái trá
ấy là lúc những cánh rừng trút lá
mùa khô năm một nghìn chín trăm bảy tư
Tết rừng xong
từ giã chú tắc kè
chúng tôi xuôi - ào ào cơn lũ đổ
các binh đoàn tràn vào thành phố
đang mùa thay lá những hàng me
Lá me vàng lăn tăn rải thảm phố hè
chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy
cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy
hột mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay
Người bạn tôi không về tới nơi này
anh nằm lại bên kia cầu xa lộ
anh gục ngã trước cửa vào thành phố
giây phút lạnh lùng chấm dứt cuộc chiến tranh
Đồng đội, bao người không "về tới" như anh
nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa...
tất cả họ, suốt một thời máu lửa
đều ước ao thật giản dị:
sắp về!
Qua hai mùa thay lá những hàng me
cái tết hoà bình thứ ba đã tới
chao ôi nhớ tết rừng không hương khói
đốt nhang lên
chợt hiện tiếng tắc kè
Tôi giật mình
nghe
có ai nói ở cành me:
sắp về!
sắp về!
sắp về!...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2020

Internet sẽ phủ không sót chỗ nào với 20.000 vệ tinh bao bọc hành tinh

TTO - SpaceX dự kiến đưa 12.000 vệ tinh lên quỹ đạo thấp. OneWeb muốn xây dựng "chòm sao" với 1.980 vệ tinh. Amazon không chịu thua đã nhắm đến con số 3.236 vệ tinh.

Internet sẽ phủ không sót chỗ nào với 20.000 vệ tinh bao bọc hành tinh - Ảnh 1.
Trong tương lai, “chòm sao vệ tinh” sẽ hình thành trên quỹ đạo thấp như thế này - Ảnh: ESA
Internet băng thông rộng đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị. Nếu bạn có mặt ở sa mạc, núi non, rừng rậm, biển cả hoặc tại các nước chưa xây dựng cơ sở hạ tầng thì đành chào thua, không thể truy cập Internet được. Chính vì vậy hiện có 4 tỉ người không thể dùng Internet.
Từ đó, các doanh nghiệp lớn nảy sinh ý tưởng triển khai hàng ngàn vệ tinh nhân tạo trên quỹ đạo thấp để xây dựng "chòm sao vệ tinh" (nhiều vệ tinh kết nối với nhau) có chức năng phát Internet băng thông rộng. Nổi tiếng nhất có các đại gia SpaceX, OneWeb và Amazon.
120 vệ tinh của SpaceX
Năm 2020 sẽ là năm bước ngoặt của Tập đoàn SpaceX ở California (Mỹ). Tháng 5-2017, SpaceX đã đưa ra dự án Starlink đáng kinh ngạc nhằm triển khai 12.000 vệ tinh trên quỹ đạo thấp từ  500km đến 1.200km, trong đó 8.000 vệ tinh ở quỹ đạo 500km và số còn lại cách Trái đất 1.200km
Dự án Starlink hướng đến mục tiêu cung cấp dịch vụ Internet trên toàn thế giới, kể cả các khu vực cực kỳ xa xôi không thể tiếp cận với mạng mặt đất.
Cho dù ở đâu trên Trái đất, chỉ cần một thiết bị nhỏ kết nối với các vệ tinh, bạn sẽ có thể truy cập Internet băng thông rộng ổn định.
Năm 2019, SpaceX đã hai lần đưa 120 vệ tinh lên quỹ đạo với 60 vệ tinh cho mỗi lần phóng tên lửa vào tháng 5 và tháng 11-2019.
Internet sẽ phủ không sót chỗ nào với 20.000 vệ tinh bao bọc hành tinh - Ảnh 2.
Ngày 13-11-2019, tên lửa phóng Falcon 9 cất cánh từ bãi phóng Cape Canaveral (Mỹ) đưa 60 vệ tinh nhỏ của SpaceX lên quỹ đạo - Ảnh: YOUTUBE
Sang năm 2020, bà Gwynne Shotwell - chủ tịch SpaceX, tuyên bố sẽ tăng số lần phóng lên 38 lần, trong đó có 23 lần phóng vệ tinh dành cho dự án Starlink. Như vậy tính ra bình quân mỗi tháng có ba lần phóng vệ tinh.  
SpaceX dự kiến sẽ tăng dần số lượng vệ tinh đến 120 vệ tinh cho mỗi tháng.
Trong năm 2020, SpaceX mong muốn phủ sóng toàn bộ các bang ở miền Nam nước Mỹ. Khu vực này thường chịu nhiều rủi ro về khí hậu, đặc biệt là lốc xoáy. SpaceX xác định đây là cơ hội để chứng minh tính hiệu quả của dịch vụ Internet.
Ngoài dự án Starlink, trong năm 2020 SpaceX còn thực hiện một số công việc thay cho không quân Mỹ hoặc dự án dân sự như tiếp nhiên liệu cho Trạm không gian quốc tế (ISS), phóng vệ tinh quân sự.
Dự án Starlink sẽ còn mất nhiều năm nữa mới hoàn thành bởi phải phóng đến 12.000 vệ tinh lên quỹ đạo.
Từ OneWeb đến Kuiper
Trong cuộc chạy đua xây dựng "chòm sao vệ tinh" trên qũy đạo thấp, ngoài SpaceX còn có OneWeb và Amazon.
Công ty OneWeb (Mỹ) đưa ra dự án OneWeb nhằm cung cấp dịch vụ Internet giá rẻ trên toàn cầu. Vào tháng 2-2019, OneWeb đã đưa 6 vệ tinh đầu tiên lên không gian.
Ông Adrian Steckel - tổng giám đốc OneWeb, cho biết ở giai đoạn một, OneWeb dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ đưa vào khai thác thương mại 648 vệ tinh khi "chòm sao" đã phủ sóng trên toàn cầu. Giai đoạn hai chú trọng nâng cao hiệu suất các vệ tinh để đến năm 2024 đạt số lượng 1.980 vệ tinh.
Internet sẽ phủ không sót chỗ nào với 20.000 vệ tinh bao bọc hành tinh - Ảnh 3.
Tỉ phú Jeff Bezos - tổng giám đốc Amazon nuôi tham vọng triển khai 3.236 vệ tinh lên ba quỹ đạo - Ảnh: YOUTUBE
648 vệ tinh trong đợt đầu do Tập đoàn Airbus của châu Âu sản xuất với tiến độ 15 vệ tinh mỗi tuần.
Công ty Arianespace (Pháp) phụ trách phóng vệ tinh bằng tên lửa Soyuz từ ba bãi phóng ở Kourou (tỉnh hải ngoại Guyane của Pháp), Baikonur (Kazakhstan) và Vostochny (Nga). Dự kiến vào tháng 9-2020, tên lửa phóng Ariane 6 sẽ được đưa vào sử dụng.
Không chịu thua trong cuộc đua giành thị phần vệ tinh phát Internet trên quỹ đạo, tháng 4-2019 Công ty Amazon ở Seattle (Mỹ) đã công bố dự án Kuiper.
Mục đích dự án nhằm triển khai 3.236 vệ tinh lên ba quỹ đạo gồm 784 vệ tinh ở quỹ đạo 590km, 1.296 vệ tinh ở quỹ đạo 610km và 1.156 vệ tinh ở quỹ đạo 630km.
Hiện nay Amazon vẫn chưa phóng vệ tinh nào. Cuối năm 2019, Amazon thông báo sẽ xây dựng nhà máy rộng bằng bốn sân bóng đá ở Redmond (bang Washington) để phát triển và sản xuất vệ tinh. Nhà máy bắt đầu hoạt động từ năm 2020.
Internet sẽ phủ không sót chỗ nào với 20.000 vệ tinh bao bọc hành tinh - Ảnh 4.
Lắp ráp những vệ tinh đầu tiên của OneWeb ở Toulouse (Pháp) - Ảnh: AIRBUS DEFENCE & SPACE
Mốt vệ tinh nhỏ
Từ năm năm nay, ngành công nghiệp vệ tinh đã phát triển theo xu hướng sản xuất hàng loạt vệ tinh nhỏ chứ không còn là vệ tinh cồng kềnh như trước.
Vệ tinh Starlink của SpaceX nặng chỉ 250 kg, có hình dạng phẳng và hoạt động bằng pin mặt trời lớn.
Công ty nghiên cứu không gian Euroconsult (Pháp) dự báo số vụ phóng vệ tinh nhân tạo nhỏ lên không gian sẽ tăng gấp bảy lần trong thập niên 2020 với khoảng 800 vệ tinh mỗi năm từ năm 2021.
Vệ tinh Nhật Bản lập kỷ lục quỹ đạo siêu thấp: 167,4 kmVệ tinh Nhật Bản lập kỷ lục quỹ đạo siêu thấp: 167,4 km
TTO - Phần lớn các vệ tinh quan sát Trái đất hoạt động trên quỹ đạo cách Trái đất từ 600-800 km, nhưng vệ tinh Tsubame của Nhật Bản hoạt động trên quỹ đạo cách Trái đất chỉ 167,4 km.
HOÀNG DUY LONG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lý do cao cả đằng sau quyết định "ném" hàng tỷ USD vào không gian của người giàu nhất thế giới

Tỷ phú Jeff Bezos vừa cho biết ông đang đầu tư phần lớn tài sản của mình vào việc phát triển công nghệ ngoài không gian, thông qua công ty hàng không vũ trụ Blue Origin do chính mình sáng lập.

Lý do cao cả đằng sau quyết định "ném" hàng tỷ USD vào không gian của người giàu nhất thế giới - 1
Tỷ phú Jeff Bezos đã dành phần lớn tài sản của mình cho việc phát triển các công nghệ bay vào vũ trụ (Ảnh: Blue Origin)
“Tại sao? Vì theo tôi điều này rất quan trọng đối với hành tinh này, và cho sự năng động của các thế hệ tương lai,” ông chủ tập đoàn Amazon cho biết trong cuộc phỏng vấn với kênh CBS vào thứ Ba vừa qua (16.7), “Đó là một điều mà tôi quan tâm rất sâu sắc, và để tâm suy nghĩ suốt cả đời mình.”
Tỷ phú Bezos, người từng có phát biểu nổi tiếng “bạn không lựa chọn đam mê, mà đam mê sẽ lựa chọn bạn,” vốn trở nên hứng thú với vũ trụ từ khi ông còn là một cậu nhóc ngồi theo dõi chuyến thám hiểm lên Mặt Trăng của 2 phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin. Hơn nữa, ông cho rằng việc phát triển các công nghệ ngoài không gian là một điều rất quan trọng đối với nhân loại để có một tương lai lâu dài.
“Loài người chúng ta cần phải tiến vào không gian nếu chúng ta muốn tiếp tục có một nền văn minh thịnh vượng,” tỷ phú Bezos cho biết, “Chúng ta đang ngày càng phình to về dân số, về số lượng loài, trong khi hành tinh này vẫn tương đối nhỏ. Chúng ta phải chứng kiến những điều này ở những thứ như biến đổi khí hậu, ô nhiễm và công nghiệp nặng. Chúng ta đang trong tiến trình phá hủy hành tinh này, nhưng chúng ta cũng đã kịp gửi các tàu thăm dò robot đến mọi hành tinh trong hệ Mặt Trời - đó là một điều đáng mừng. Vì thế, chúng ta cần phải bảo vệ hành tinh này. Và để làm được điều đó, đòi hỏi chúng ta phải có khả năng sinh sống và làm việc ngoài không gian.”
“Chúng ta từng gửi nhiều thứ ra ngoài không gian, nhưng hầu hết trong số chúng vẫn được làm tại Trái Đất. Sau này, việc chế tạo vi xử lý và nhiều thứ phức tạp khác ở bên ngoài không gian, rồi đem chúng trở về Trái Đất sẽ khiến mọi thứ trở nên rẻ và đơn giản hơn rất nhiều. Nhờ đó, chúng ta sẽ không phải có những nhà máy lớn hay những ngành công nghiệp gây ô nhiễm như ở thời điểm hiện tại. Trái Đất lúc này sẽ chỉ còn những khu dân cư đã được quy hoạch mà thôi.”
Lý do cao cả đằng sau quyết định "ném" hàng tỷ USD vào không gian của người giàu nhất thế giới - 2
Tỷ phú Jeff Bezos cho rằng con người phải sớm nghĩ đến việc sinh sống ngoài vũ trụ để bảo vệ Trái Đất và các thế hệ tương lai (Ảnh từ Twitter cá nhân của ông Bezos) 
Theo ông chủ Amazon, sẽ phải mất “nhiều thế hệ” và “hàng trăm năm nữa” trước khi điều này có thể trở thành hiện thực. Nhưng với Blue Origin, ông đang nỗ lực phát triển để tạo ra công nghệ có thể hiện thực hóa khả năng trên càng sớm càng tốt. Khi đó, con người sẽ có thể sống ngoài không gian (trong những cấu trúc không gian tự cung tự cấp) bất cứ khi nào họ muốn.
“Nhiều người muốn được sống trên Trái Đất, nhưng họ cũng muốn được sống ngoài Trái Đất, vì sẽ có những nơi rất tuyệt ngoài kia để mọi người có thể tùy ý lựa chọn,” tỷ phú Bezos cho biết.
Phi hành gia John Glenn, người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất, đã viết một bức thư gửi đến tỷ phú Bezos vào năm 2016, nói rằng những việc mà ông Bezos đang làm sau cùng sẽ giúp việc đi lại trên không gian trở nên đơn giản như đi máy bay.
“Ông ấy đã viết cho tôi một trong những bức thư hay nhất trước khi qua đời. Tôi đã đóng khung treo bức thư trong phòng làm việc của mình, vì nó rất có ý nghĩa đối với tôi,” ông Bezos cho biết, “Glenn đã viết trong bức thư của mình rằng ông đã nhìn thấy trước một tương lai mà ở đó, chúng ta có thể đi tàu vũ trụ như đi máy bay, và ‘khi điều đó xảy ra, nó phần lớn nhờ vào những thành tựu phi thường của anh’.”
“Tôi cho rằng điều này hoàn toàn đáng để tin tưởng. Nếu bạn quay ngược thời gian trở về 100 năm trước, và bảo với mọi người vào lúc đó rằng bạn có thể mua vé và bay vòng quanh thế giới trên một chiếc máy bay, hẳn họ sẽ nghĩ bạn bị điên . Nhưng giờ thì nó lại là 1 trong những sự thay đổi đã xảy ra chỉ trong vòng 100 năm hoặc ít hơn thế.”
Lý do cao cả đằng sau quyết định "ném" hàng tỷ USD vào không gian của người giàu nhất thế giới - 3
Tỷ phú Jeff Bezos (ngồi giữa mặc áo đen) cùng các học sinh đến tham quan trụ sở của Blue Origin, đứa con tinh thần của ông ngoài vũ trụ (Ảnh từ Twitter cá nhân của ông Bezos)
Bước đầu tiên của quá trình này, theo tỷ phú Bezos, sẽ là việc tạo nên ngành du lịch ngoài không gian. Blue Origin vốn đã chế tạo thành công phi thuyền có thể đưa con người bay vòng quanh Trái Đất trong những chuyến bay du lịch ngắn ngày.
“Bất cứ ai từng có dịp bay vào không gian đều đã thay đổi ít nhiều, và họ đều nhận ra hành tinh của chúng ta đẹp như thế nào, nhưng cũng nhỏ bé và dễ tổn thương ra sao,” tỷ phú Bezos cho biết, “Đây là điều chúng ta không thể nhận thấy khi còn ở dưới mặt đất, nhưng lại trở nên rõ ràng khi nhìn từ trên cao xuống.”

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Con người đạt mốc quan trọng mới trong lịch sử khám phá vũ trụ

Hai thành viên thuộc đội phi hành gia toàn nữ của NASA đã làm nên lịch sử khi trở thành những người phụ nữ đầu tiên đi bộ ngoài không gian.


Con người đạt mốc quan trọng mới trong lịch sử khám phá vũ trụ - 1
Christina Koch (trái) và Jessica Meir, 2 thành viên của đội nữ phi hành gia đầu tiên trong lịch sử thực hiện chuyến đi ngoài không gian (Ảnh: NASA)
Christina Koch và Jessica Meir trèo ra bên ngoài Trạm Không gian Quốc tế vào khoảng 7 giờ 50 phút sáng (giờ địa phương) để sửa chữa khẩn cấp hệ thống điện của nó. Họ kết thúc nhiệm vụ này sau 7 giờ và 17 phút, ngay trước 3 giờ chiều.
Hai nữ phi hành gia đã thành công trong nhiệm vụ thay mới bộ xả pin bị lỗi không thể kích hoạt được từ đầu tháng, sau khi được lắp các cục pin ion-lithium mới ở bên ngoài trạm không gian. Bộ sạc bị lỗi sẽ được gửi trở lại Trái đất để sửa chữa.
"Một cột mốc quan trọng khác trong khám phá không gian của con người đã chính thức hoàn thành!” NASA công bố trên Twitter, đồng thời đã ghi hình trực tiếp toàn bộ sự kiện này. Koch mặc một bộ đồ không gian có sọc đỏ, trong khi Meir mặc bộ đồ không có sọc.
Ban đầu, NASA đã lên kế hoạch thực hiện sứ mệnh lịch sử trên từ tháng 3, với 2 phi hành gia Anne McClain và Christina Koch, song kế hoạch đã bị hoãn vì không có bộ đồ nào có kích cỡ phù hợp với 2 nữ phi hành gia trên trạm không gian.
Đây là lần đi bộ ngoài không gian đầu tiên của Meir và lần thứ tư của Koch. Cả hai đều có lần đầu tiên được bay vào không gian sau khi được tuyển vào một phi hành đoàn với một nửa số thành viên là nữ trong năm 2013.
Con người đạt mốc quan trọng mới trong lịch sử khám phá vũ trụ - 2
Jessica Meir (trái) và Christina Koch trong Trạm Không gian Quốc tế của NASA (Ảnh: NASA)
Ngay sau chuyến đi lịch sử của Koch và Meir, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gọi qua video và dành lời khen cho họ.
"Các bạn rất dũng cảm, những người phụ nữ tài giỏi à! Các bạn là những người đại diện xuất sắc cho đất nước này. Chúng tôi vô cùng tự hào về các bạn" - ông Trump nói.
Đây là lần đầu tiên trong 61 năm hoạt động của NASA, tất cả phi hành gia làm một nhiệm vụ bên ngoài tàu vũ trụ chỉ toàn nữ. Các đội du hành trong không gian trước đây hầu hết là nam giới hoặc kết hợp nam-nữ. Do đó, cuộc chinh phục khoảng không của Koch và Meir nhận được sự chú ý đáng kể.
Người phụ nữ đầu tiên được đi bộ ngoài không gian là nhà du hành vũ trụ Liên Xô Svetlana Savitskaya vào năm 1984, và theo sau đó là nhà du hành Kathy Sullivan của Mỹ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đối phó Trung Quốc và Nga, ông Trump duyệt thành lập lực lượng chiến đấu chưa từng có

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký phê chuẩn dự luật chính sách quốc phòng hàng năm vào tối hôm qua (20.12, theo giờ địa phương), trong đó có việc thành lập lực lượng chiến đấu ngoài vũ trụ mà ông đã ao ước từ lâu.


Đối phó Trung Quốc và Nga, ông Trump duyệt thành lập lực lượng chiến đấu chưa từng có - 1
Tổng thống Trump chính thức thành lập lực lượng binh chủng ngoài vũ trụ (Hình minh họa)
Tổng thống Trump đặt bút ký Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA) tại một buổi lễ ở Căn cứ quân sự liên hợp Andrew, trước khi ông lên đường đến khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago cùng gia đình trong dịp Giáng sinh.
“Đây là một ngày thực sự có tính lịch sử đối với Lực lượng Vũ trang Mỹ,” ông Trump nói, “Chỉ vài phút nữa thôi, tôi sẽ tự hào ký ban hành đạo luật đầu tư lớn nhất từ ​​trước đến nay đối với quân đội. Hôm nay cũng đánh dấu một thành tựu mang tính bước ngoặt khác khi chúng ta chính thức thành lập binh chủng mới nhất của quân đội Mỹ. Đây là một khoảnh khắc rất lớn và trọng đại.”
“Đạo luật NDAA năm 2020 là một sự kiện đầu nguồn theo nghĩa chân thực nhất của từ này,” Tổng thống Mỹ cho biết thêm.
Đạo luật NDAA cho phép thành lập một lực lượng chiến đấu ngoài vũ trụ, binh chủng thứ 6 của quân đội Mỹ, với mục tiêu bảo vệ các tài sản của nước này trong không gian khỏi các mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc. Lực lượng mới này sẽ là một phần của Không lực Mỹ, được tổ chức tương tự lực lượng Thủy quân lục chiến của Hải quân, và sẽ được lãnh đạo bởi một tướng chỉ huy bốn sao.
Cũng trong buổi lễ vào hôm qua, Tổng thống Trump cũng tuyên bố sẽ đề cử Tướng John Raymond vào vị trí chỉ huy các chiến dịch ngoài vũ trụ. Tướng Raymond hiện là người đứng đầu Bộ chỉ huy không gian Mỹ.
“Lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Harry Truman thành lập binh chủng Không quân từ cách đây hơn 70 năm - hãy nghĩ về điều đó - chúng ta sẽ tạo ra một binh chủng hoàn toàn mới của Mỹ. Đây là một tuyên bố rất đáng khích lệ,” Tổng thống Trump cho biết, “Ngày nay, với chữ ký của tôi, các bạn sẽ chứng kiến ​​sự ra đời của Lực lượng Không gian, và nó sẽ chính thức là binh chủng thứ sáu của Lực lượng Vũ trang Mỹ. Đó là một cái gì đó thực sự đáng kinh ngạc. Đó là một khoảnh khắc lớn, và chúng ta đã ở đây vì nó. Vũ trụ, sẽ có rất nhiều thứ xảy ra ngoài vũ trụ. "
Tổng thống Trump từng lên ý tưởng thành lập lực lượng chiến đấu ngoài vũ trụ từ năm 2018, và nó đã trở thành ưu tiên hàng đầu và đáng tin cậy trong các chiến dịch tái tranh cử của ông.
Nguồn: http://danviet.vn/the-gioi/doi-pho-trung-quoc-va-nga-ong-trump-duyet-thanh-lap-luc-luong-chien-d..

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2019


Năm 2019, GDP Việt Nam tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6% đến 6,8%. Trong khi đó, kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên vượt ngưỡng 500 tỷ USD.
Buc tranh kinh te Viet Nam nam 2019 hinh anh 1 Toan_canh_buc_tranh_kinh_te_nam_2019.jpg

Phần nhận xét hiển thị trên trang