Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Phan Quỳnh Trâm, nhà thơ

Nguồn: SBS Radio


Phan Quỳnh Trâm là một trong những cây bút trẻ nhất trong số các cộng tác viên của trang Tiền Vệ ở Úc. Bắt đầu làm thơ từ năm 2008, rồi vài năm sau đó cô say mê dịch thuật. Phan Quỳnh Trâm nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những cảm nghiệm cá nhân của một người làm thơ. Đồng thời, Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn đóng góp những nhận định về một số nét độc đáo trong thơ của Phan Quỳnh Trâm.




Phần nhận xét hiển thị trên trang

buổi sáng sài gòn cũ

sáng sớm ngồi cà phê quán cóc
giọt đen lênh láng biển thần phù
ngụm đời một ngụm chưa tỉnh thức
vẫn còn trong mộng bước du du
 
ghiền lắm. cái lao xao hàng quán
tiếng kêu ơi ới của thương hồ
và trên tất cả nguồn sinh động
mở cửa an bình nhẹ cổng vô
 
làm sao một ánh đèn leo lét
có thể khơi lan nhớ tận nguồn
áo đã xanh rồi phiên trúc nhã
kỷ niệm in vào trí tượng suôn
 
nước trôi bình tịnh qua sông ngát
phù sa vệt đỏ áo mây hồng
tím buồn trên sóng bèo hoang lục
giữ kín đời mình một khoảng không
 
sáng sớm nghe hàn trong cái rét
bàn tay ai gõ tiếng mơ hồ
rồi bỗng tuôn ào chương thuỷ vũ
đời chầm. xao động mấy vi lô?
 
3 juin 2019
 
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không khởi tố vụ 2 người “cầm” trên 4 tỷ của cụ ông oan sai 43 năm


Dân trí Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Yên Phong (Bắc Ninh) cho rằng không có sự việc phạm tội đối với việc ông Nguyễn Văn Hoà và anh Trần Văn Được nhận của ông Trần Văn Thêm (oan sai 43 năm) số tiền trên 4 tỷ đồng (!). 
>>Đã truy ra hơn 4 tỷ đồng “thất lạc” của cụ ông chịu oan sai 43 năm 
>>Vụ “được bồi thường 6,7 tỷ chỉ mang về hơn 2 tỷ”: Cụ ông oan sai có đòi được tiền? 
>>Nhà nước bồi thường oan sai 6,7 tỷ đồng, cụ ông 83 tuổi chỉ “cầm về” hơn 2 tỷ?

Không khởi tố vụ 2 người “cầm” trên 4 tỷ của cụ ông oan sai 43 năm - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Ông Trần Văn Thêm được bồi thường oan sai 6,7 tỷ đồng nhưng chỉ cầm về nhà trên 2 tỷ đồng.
Liên quan đến sự việc ông Trần Văn Thêm được bồi thường oan sai 6,7 tỷ đồng nhưng chỉ cầm về nhà trên 2 tỷ gây ồn ào dư luận suốt thời gian dài, Đại tá Vũ Xuân Lộc - Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) vừa ký văn bản thông báo việc không khởi tố vụ án hình sự.
Theo đó, Công an huyện Yên Phong đã tiến hành xác minh đơn tố cáo của anh Trần Văn Sáu (con trai ông Thêm) và nhận thấy, ông Thêm được ông Nguyễn Văn Hoà (SN 1954, trú tại số nhà 117 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và anh Trần Văn Được (SN 1974, trú tại thôn Đức Lân, xã Yên Phụ, huyện Yên Phong) giúp đỡ trong việc đi kiến nghị minh oan bản án về tội Cố ý giết người.
Đến ngày 8/8/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định đình chỉ bị can đối với ông Trần Văn Thêm - đã bị khởi tố theo quyết định ký ngày 28/7/1970 của Ty Công an tỉnh Vĩnh Phú (cũ).
Sau khi được Nhà nước bồi thường oan sai, ông Thêm đã tự nguyện đưa cho ông Nguyễn Văn Hoà số tiền 2,7 tỷ đồng, đưa cho anh Được số tiền 1,35 tỷ đồng.
“Do đó không có hành vi chiếm đoạt tiền của ông Trần Văn Thêm theo nội dung tố cáo của anh Trần Văn Sáu”- thông báo cho hay.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Yên Phong đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự vì không có việc phạm tội đối với việc ông Nguyễn Văn Hoà và anh Trần Văn Được nhận tổng cộng trên 4 tỷ đồng của ông Thêm.
Không khởi tố vụ 2 người “cầm” trên 4 tỷ của cụ ông oan sai 43 năm - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Luật sư Vũ Lợi (đứng) và ông Nguyễn Văn Hoà tại cuộc họp báo ngày 7/8 vừa qua (Ảnh: Nguyễn Trường).
Trước đó (ngày 7/8), luật sư Vũ Lợi- Giám đốc Công ty luật TNHH Hoà Lợi đã tổ chức họp báo để thông tin rõ hơn về sự việc này.
Luật sư Vũ Lợi cho biết, do ông Trần Văn Thêm tuổi cao, sức yếu và không có điều kiện đi giải quyết vụ việc nên đã ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Hòa (Phó giám đốc Công ty Luật TNHH Hoà Lợi, Chủ tịch HĐQT Trường THPT Phan Huy Chú, huyện Thạch Thất - Hà Nội) thay mặt đến các cơ quan có thẩm quyền để minh oan và nhận bồi thường oan sai.
Công ty luật Hoà Lợi hỗ trợ miễn phí cho ông Thêm trong suốt quá trình kêu oan đến khi được liên ngành tư pháp Trung ương xin lỗi công khai. Tuy nhiên, ông Thêm lại ký giấy ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Hòa với tư cách cá nhân để đòi bồi thường oan sai và việc này diễn ra bên ngoài trụ sở công ty luật nên ông Vũ Lợi không hay biết.
Ông Vũ Lợi khẳng định, dù ông Nguyễn Văn Hoà là Phó giám đốc Công ty Luật TNHH Hoà Lợi nhưng không phải là luật sư của công ty. Trong công ty, ông Hòa phụ trách mảng hành chính nhân sự, không bao giờ nhận bất cứ ủy quyền nào để tham gia tố tụng, trừ án oan sai.
Việc ông Thêm tự nguyện ủy quyền cho ông Hòa được thay mặt mình sử dụng 2,7 tỷ đồng là hợp đồng dân sự. Nếu như hợp đồng dân sự này xảy ra tranh chấp nhưng các bên không tự giải quyết được thì có quyền khởi kiện giải quyết vụ việc ra tòa.
Thế Kha

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

Sau kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc chật vật với “cơn đau đầu” mới: Đánh bạc online


Sau kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc chật vật với "cơn đau đầu" mới: Đánh bạc online
Sự bùng nổ của sòng bạc trực tuyến là một vấn đề khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất lo lắng, họ cho rằng những giao dịch liên quan đến trò chơi này đang "bòn rút" hàng trăm triệu NDT ra khỏi đất nước.
Lúc 6 giờ 30 sáng thứ Hai tại Trung Quốc, một nền tảng sòng bạc trực tuyến có tên Guangdong Club đang trở nên náo nhiệt khi một dòng đặt cược bằng NDT xuất hiện. Câu lạc bộ này, đăng ký hoạt động ở Costa Rica, là nơi tổ chức của các nhà điều hành cung cấp hàng trăm phiên cho những trò chơi nổi tiếng, như baccarat và blackjack, xổ số và cá cược các môn thể thao. Tham gia Guangdong Club, rất nhiều người trong đó đến từ Trung Quốc. Một bàn baccarat đơn có thể đạt được khối lượng tới 75.000 NDT (10.500 USD) trong một ván chỉ 30 giây.
Đây là sòng bạc với một vòng xoay điện tử, cho phép người Trung Quốc đặt cược mà không phải di chuyển đến Macao hay Las Vegas. Đó chính là một vấn đề khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất "đau đầu", họ cho rằng những giao dịch liên quan đến trò chơi này đang rút hàng trăm triệu NDT ra khỏi đất nước. Bắc Kinh coi những trò chơi cá cược là một nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn xã hội. Hơn nữa, luật pháp Trung Quốc cũng cấm đánh bạc tại đại lục, dù chỉ là trò chơi trực tuyến.
Dẫu vậy, internet tạo điều kiện cho người chơi ẩn danh tính, khiến nhiều người Trung Quốc ồ ạt tìm đến những phòng chơi game trực tuyến như thế này. Theo công ty nghiên cứu thị trường Technavio, những sòng bạc trực tuyến ở châu Á đang ngày càng phát triển, dự kiến sẽ đạt doanh thu 24 tỷ USD vào năm tới.
Sau kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc chật vật với cơn đau đầu mới: Đánh bạc online - Ảnh 1.
Lo ngại về bất ổn, Bắc Kinh đã bắt đầu vận động các khu vực pháp lý cho phép sòng bạc trực tuyến hoạt động, gồm Philippines và Campuchia, đóng cửa ngành công nghiệp này. Đây là một động thái ngày càng cấp bách hơn trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc giảm tốc và cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang.
Tuy nhiên, việc kêu gọi các doanh nghiệp ngừng hoạt động đang cho thấy những thách thức, bởi các quốc gia này có rất ít động lực để xoá bỏ một ngày công nghiệp sinh lời lớn đến vậy. David Lee, một đối tác tại công ty luật Lin & Partners, nhận định: "Sòng bạc đã trở thành một ngành kinh doanh xuyên biên giới và sẽ rất khó khăn cho Trung Quốc để ngăn chặn."
Guangdong Club tổ chức các sòng bạc ảo hoạt động bên ngoài Campuchia cũng như cá sòng bạc được cấp phép tại Philippines, đây cũng là những quốc gia cho phép các trang đánh bạc phục vụ người chơi quốc tế hoạt động. Trang web của câu lạc bộ này có đưa thông tin rằng Costa Rica là nơi đăng ký hoạt động của họ, cũng là quốc gia không có cơ quan quản lý hoặc luật nào cấm sòng bạc trực tuyến cho người nước ngoài hoạt động.
Sau kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc chật vật với cơn đau đầu mới: Đánh bạc online - Ảnh 2.
Chính phủ Trung Quốc đã ngăn chặn một số vấn đề đối với hoạt động đánh bạc trực tuyến, trong đó có sự việc lừa đảo qua các hình thức liên lạc và các công dân bị dụ dỗ làm việc bất hợp pháp tại Philippines.
Các trang web cho phép mỗi vụ cá cược ít nhất là 10 NDT, hoàn toàn nằm trong khả năng chi trả của những người có thu nhập thấp. Ngoài ra, các phòng đánh bạc cũng có thể sẽ thu hút người chơi từ Macao.
Người chơi trên nền tảng của Guangdong Club có thể gửi và nhận tiền sau mỗi lần chơi thắng qua tài khoản của một số ngân hàng Trung Quốc, trong đó có một số ngân hàng quốc gia lớn, như Bank of China và Industrial & Commercial Bank of China, theo thông tin từ trang web của Guangdong Club. Các ngân hàng từ chối bình luận.
Nhiều nền tảng cũng cho phép các con bạc sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến của Tencent hoặc Ant Financial. Các hệ thống thanh toán sẵn sàng nói về họ đã hỗ trợ chính phủ như thế nào trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng đánh bạc trực tuyến. Trong những tuần gần đây, một số nhà khai thác sòng bạc ảo đã cảnh báo người chơi rằng WeChat Pay và Alipay đang thắt chặt kiểm soát.
Ant Financial cho biết họ sử dụng một công cụ kiểm soát rủi ro vận hành bằng AI để ngăn chặn những giao dịch đáng ngờ và sẽ mạnh tay đối với hoạt động chơi bạc trên mạng. Khi một máy bị phát hiện chơi cờ bạc, Alipay sẽ hạn chế việc nhận tiền thanh toán của họ, ngừng làm việc với bên đó và báo cáo với cảnh sát.
Sau kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc chật vật với cơn đau đầu mới: Đánh bạc online - Ảnh 3.
Hiện tại, các nước láng giềng đang bày tỏ sự nhượng bộ với Trung Quốc. Để đối phó với áp lực từ Bắc Kinh, Campuchia tuyên bố họ sẽ không phát hành bất kỳ giấy phép hoạt động cho các sòng bạc trực tuyến và sẽ không gia hạn khi hết hạn đăng ký.
Việc "đẩy lùi" hoạt động này của Trung Quốc chủ yếu nhắm vào Philippines, nơi các trang web cá cược đã đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Sau khi Trung Quốc kêu gọi loại bỏ các hoạt động đánh bạc trực tuyến, Philippines cho biết họ sẽ ngừng chấp nhận đơn xin cấp phép mới ít nhất là cho tới cuối năm. Đó chỉ là một phần nhỏ đối với mong muốn của Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề cập đến vấn đề này vào cuộc gặp với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hồi tháng 8. Sau đó, Chito Sta. Romana, đại sứ Philippines tại Trung Quốc, phát biểu hôm 30/8 rằng Philippines không muốn đưa ra những biện pháp mạnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, thay vào đó họ sẽ điều tiết ngành này.
Trong khi đó, hoạt động đánh bạc trực tuyến vẫn diễn ra ở Manila tại 2 trung tâm casino trị giá hàng triệu USD. Andrea Domingo, người đứng đầu tổ chức sòng bạc ở Philippines cho hay: "Các sòng bạc của chúng tôi kinh doanh hợp pháp và chúng tôi đảm bảo sự công bằng" và nói thêm rằng các sòng bạc trực tuyến "vẫn là một phần quan trọng."
Hương Giang / Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyên gia: ĐCSTQ sai lầm khi nhận định TQ có sức mạnh tương đương Mỹ


Trong một bài viết đăng trên tạp chí Forbes mới đây, giáo sư kinh tế Panos Mourdoukoutas tại Phân hiệu Post của Đại học Long Island ở New York đã chỉ ra rằng, khi giới tinh anh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quyết định tham gia cuộc chiến thương mại với Mỹ là đã phạm một sai lầm nghiêm trọng: tự cho rằng Trung Quốc đã có “sức mạnh tương đương” với Mỹ.

US President Donald Trump (L) and China's President Xi Jinping shake hands at a press conference following their meeting at the Great Hall of the People in Beijing. Artyom Ivanov/TASS (Photo by Artyom Ivanov\TASS via Getty Images)
Ngày 7/9 vừa qua, giáo sư kinh tế Panos Mourdoukoutas có công bố một bài báo trên Tạp chí Forbes, trong đó chỉ ra, một bài báo ra số tháng 9 Tạp chí Lịch sử đương đại của Mỹ đã phân tích rằng, sự “phụ thuộc lẫn nhau” ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã mang lại cho chính quyền Bắc Kinh “ấn tượng sai lầm”, tưởng rằng sức mạnh của Trung Quốc đã đạt đến mức tương đương với Mỹ. Điều này khiến giới quan chức ĐCSTQ tự tin bành trướng, cho rằng họ có thể đạt được thỏa thuận “cùng thắng” với Washington.
Bài viết đăng trên Tạp chí Lịch sử đương đại là của trợ lý giáo sư Dương Hướng Phong thuộc Học viện Quốc tế Đông Á của Đại học Yonsei Hàn Quốc. Ông phân tích rằng, “Theo những phân tích điển hình về giới chức ĐCSTQ, mối quan hệ kiểu mỏ neo giữa Trung Quốc và Mỹ là mối liên kết kinh tế mạnh mẽ giữa hai bên, được phản ánh trong thương mại và đầu tư hai chiều hàng trăm tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Điều này hình thành liên kết chặt chẽ giữa hai quốc gia khác biệt về văn hóa và hệ thống chính trị, khiến cho ‘cặp vợ chồng’ suốt ngày tranh cãi mà không thể ly hôn. Đây là một phép ẩn dụ mà nhiều quan chức ĐCSTQ thường sử dụng.”
Nhưng giáo sư Panos Mourdoukoutas nhận định, đây là một lầm lẫn nghiêm trọng của Bắc Kinh. Muốn dựa vào xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu công nghệ để thúc đẩy mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế mới nổi và nền kinh tế đã phát triển bậc cao, nhưng thực tế cho thấy muốn hai bên có thể đạt được sức mạnh ngang nhau thì vẫn còn một chặng đường rất dài. “Nếu giữa hai nước ‘ly hôn’ sẽ gây một số tác động nhất định đối với Mỹ, nhưng đối với Bắc Kinh đó sẽ là một thảm họa,” ông nhận định.
Trong bài viết, tác giả Dương Hướng Phong chỉ ra, thực trạng “phụ thuộc lẫn nhau” về kinh tế đã khiến nhiều quan chức ĐCSTQ có ấn tượng sai lầm rằng Trung Quốc đã thực sự đạt được “sức mạnh ngang bằng” với Mỹ, điều này khiến họ ngày càng kiêu ngạo và đơn phương làm hỏng mối quan hệ “hai bên cùng có lợi”, tương đương với phá vỡ sự hỗ trợ lẫn nhau về kinh tế; khiến chính quyền Bắc Kinh quá tin tưởng rằng Washington sẽ không dám hành động thái quá. Vì thế tác giả khẳng định: “Có thể đa số quan chức và chuyên gia phân tích của ĐCSTQ chưa thể ngờ được sự bùng nổ của cuộc chiến thương mại như hiện nay, nói gì đến việc chuẩn bị cho cuộc chiến này.”
Ông Dương Hướng Phong bi quan về mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trong tương lai: “Tranh chấp này không chỉ thúc đẩy tình trạng chia tách kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, mà còn đẩy toàn bộ mối quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong nửa thế kỷ qua.” Ông bổ sung thêm rằng, ngay cả khi đạt được thỏa thuận thương mại thì “đây vẫn sẽ là một cuộc chiến kinh tế kéo dài, bất kỳ thỏa thuận nào cũng chỉ là hòa hoãn tạm thời”.
Chia sẻ quan điểm của Dương Hướng Phong, giáo sư Panos Mourdoukoutas cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ phát triển thành cuộc chiến khoa học công nghệ và chiến tranh tiền tệ. Điều này có nghĩa là trừ khi chính quyền Bắc Kinh sẵn sàng thừa nhận rằng sức mạnh của họ hiện nay chưa thể tương xứng với Mỹ, nếu không xung đột sẽ còn kéo dài.
Huệ Anh/Trithucvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

�� Lời tiên tri chuẩn xác kì lạ trong sấm Trạng Trình khiến thầy TÀU ''to...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KIỆN TRUNG QUỐC RA TOÀ ÁN QUỐC TẾ VÀ ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC PHÒNG VỚI CÁC NƯỚC CÓ CHUNG QUYỀN LỢI


Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời

I Tình hình
Đầu tháng 07 năm 2019, nhà cầm quyền Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 08 và các tàu hộ tống ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như vào nơi vô chủ. Mới đây nhà cầm quyền Trung Quốc lại đưa tàu cần cẩu Lam Kinh vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 90 km. Cho đến nay những tàu ấy vẫn còn quấy phá vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là lúc thuận lợi nhất để kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế. Vậy mà, trong những phản ứng yếu ớt không xứng tầm của một dân tộc từng được coi là tấm gương bất khuất cho các nước nhỏ yếu, chính quyền Việt Nam không hề nhắc đến tên kẻ đang xâm phạm chủ quyền quốc gia, và vẫn tỏ ra quá dè dặt trong việc kiện Trung Quốc. Thái độ ấy của chính quyền gây ra sự nghi hoặc và bất bình rất lớn trong nhân dân và khiến các nước hữu hảo không thể tích cực giúp đỡ Việt Nam bảo vệ chủ quyền.
Một sự thật không thể phủ nhận là từ ngàn đời nhà cầm quyền Trung Quốc luôn có chủ trương nhất quán không bao giờ từ bỏ tham vọng xâm lấn xâm chiếm Việt Nam. Trong tình thế hiện nay, Trung Quốc có lực lượng quân sự, kinh tế mạnh hơn Việt Nam rất nhiều lần và đang từng ngày, từng giờ ngang nhiên thách thức chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thuận lợi chưa từng có: nhiều nước lớn như Úc, Cộng Đồng Châu Âu,… đặc biệt là Hoa Kỳ, đã mạnh mẽ lên án nhà cầm quyền Trung Quốc gây bất ổn và nguy hiểm trên biển Đông, hăm doạ các nước khác trong khu vực.
Đã đến lúc nhà nước Việt Nam phải chủ động liên thủ với các nước có cùng quyền lợi trên biển Đông, bằng mọi biện pháp mạnh mẽ và chính đáng tự bảo vệ trước mọi hành động và tham vọng xâm lấn của Trung Quốc trước mắt và lâu dài.
Đã đến lúc phải chấm dứt ứng xử “đu dây” đã kéo dài quá lâu. Đã đến lúc không thể chấp nhận sự thách thức hết mức của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với chủ quyền quốc gia. Chấm dứt “đu dây” để dứt khoát gia nhập cộng đồng các nước dân chủ, văn minh, con đường duy nhất đảm bảo cho sự phát triển giàu mạnh, cơ sở vững vàng để bảo vệ độc lập, chủ quyền.
II. Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam:
Vì những lẽ trên, chúng tôi, các cá nhân, các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam:
1. KIỆN NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC về việc xâm phạm quyền lợi kinh tế biển của Việt Nam ở Biển Đông và kiện đòi nhà cầm quyền Trung Quốc trả lại các đảo của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm bằng vũ lực.
2. Nâng Hiệp định đối tác toàn diện với Mỹ thành ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN. Đẩy mạnh HỢP TÁC QUỐC PHÒNG với Mỹ và các nước có chung quyền lợi trên biển Đông.
Đây là những động thái mà nhà cầm quyền không thể chần chờ và nhân dân không thể kiên nhẫn chờ đợi trước hiểm hoạ xâm lăng ngày càng không tránh khỏi.
Ngày 10 tháng 9 năm 2019
Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email:tuyenbobiendong5@gmail.com
DANH SÁCH KÝ TÊN
1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Nhà hoạt động xã hội Lê Thân
2. Nhóm Lập Dân Quyền. Đại diện: Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
3. Diễn đàn Xã hội dân sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A
4. Ban vận động Văn đoàn Độc lập. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
5. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện GS Phạm Xuân Yêm.
CÁ NHÂN:
1. Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu, Hà Nội
2. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM
3. Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Khoa học, Hà Nội
4. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
5. Lê Xuân Khoa, Giáo sư hồi hưu, Đại học Johns Hopkins, Washington, DC, USA
6. Chu Hảo, Tiến sĩ Vật lý, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường
7. Lê Thân, CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM
8. Hoàng Hưng, Nhà thơ – Dịch giả, Sài Gòn
9. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, Sài Gòn
10. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn - Dịch gỉa, Hà Nội
11. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó TBT báo Sài Gòn Giải phóng
12. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM
13. Vũ Trọng Khải, PGS TS, Nhà nghiên cứu kinh tế, TPHCM
14. Phạm Anh Tuấn, Dịch giả, Hà Nội
15. Tô Lê Sơn, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
16. Nguyễn Ngọc Lanh, nguyên GS Y khoa, Nhà giáo nhân dân, Hà Nội
17. Nguyễn Ngọc Giao, cựu Giáo chức, Paris
18. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ Hán Nôm, Hà Nội
19. Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn, Đà Lạt
20. J.B Nguyễn Hữu Vinh, Nhà báo tự do, Hà Nội
21. Lê Mai Đậu, Kỹ sư, Hưu trí, Hà Nội
22. Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn - Nhà báo, Sài Gòn
23. Tống Văn Công, nguyên TBT báo Lao Động
24. Hoàng Dũng, PGS TS Ngữ học, TP HCM
25. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà văn, Virginia, Mỹ,
26. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, Nhà văn, Nguyên GS Kinh Tế, Canada
27. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn
28. Hà Dương Tường, Nhà giáo về hưu, Pháp
29. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự ĐH Liege, Bỉ, sống ở Sài Gòn
30. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo Tự do, Sài Gòn
31. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Sài Gòn
32. Nguyễn Thanh Hằng, Dược sĩ, Pháp
33. Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp
34. Bùi Minh Quốc, Nhà thơ - Nhà báo, Đà Lạt
35. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, Đà Lạt
36. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Sài Gòn
37. Hoàng Minh Tường, Nhà văn, Hà Nội
38. Bùi Hiền, Hưu trí, Canada
39. Hồ Hiếu, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
40. Hồ Ngọc Nhuận, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
41. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang
42. Nguyễn Thị Thanh Bình, Nhà văn, Hoa Kỳ
43 Vũ Thư Hiên, Hưu trí, Paris Pháp
44. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, Đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
45. Vũ Linh Huy, Bác sĩ y khoa, Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ.
46. Phạm Xuân Thu, Luật gia, DN - Berlin, CHLB Đức
47. Trần Bang, Kỹ sư, CCB chống TQ xâm lược, TV CLB LHĐ, SG
48. Nguyễn Hồng Hiệp, Hưu trí, Quận 2, Sài Gòn
49. Nguyễn Phú Yên, Hưu trí, Sài Gòn.
50. Nguyễn Hữu Liêm, California.
51. Nguyễn Giáng Vân, Nhà thơ, Hà Nội
52. Nguyễn Đức Tùng, Canada
53. Đỗ Quyên, Nhà thơ, Canada
54. Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ, Hội An
55. Cù Huy Hà Vũ, TS Luật, tạm trú tại Hoa Kỳ
56. Nguyễn Thị Dương Hà, Luật sư, tạm trú tại Hoa Kỳ
57. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội.
58. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
59. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
60. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn
61. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế phát triển, Sài Gòn
62. Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội
63. Nguyễn Quốc Quân, Bộ đội hưu trí
64. Thuỳ Linh, nhà văn, Hà Nội

Phần nhận xét hiển thị trên trang