Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

Cứ 10 năm lặp lại, lời nguyền “phùng cửu tất loạn” ở TQ lại một lần nữa ứng nghiệm?

Zb1

0
“Phùng cửu tất loạn” ý nói gặp năm có đuôi 9 ắt sẽ có loạn, lịch sử hiện đại Trung Quốc đã chứng minh điều đó. Không chỉ là những biến cố do chính họ chủ động gây ra mà còn là hậu quả tất yếu từ chính sách của chính quyền này.
Có thể tóm tắt “Phùng cửu tất loạn” của lịch sử Trung Quốc hiện đại như sau:
         -Năm 1949 xảy ra nội chiến với quân đội của Tưởng Giới Thạch, thành lập chính quyền của ĐCSTQ. Trong năm này chiến tranh làm số người chết nhiều vô kể.
        -Năm 1959 xảy ra nạn đói lớn trong 3 năm liền trên cả nước bởi hậu quả của phong trào Đại Nhảy Vọt và Công xã nông thôn, gây ra nạn chết đói cho gần 40 triệu người ở Trung Quốc; đồng thời diễn ra Khởi nghĩa Tây Tạng chống lại chính quyền Trung Quốc.
-Năm 1969 xảy ra chiến tranh biên giới Trung – Xô;
-Năm 1979 xảy ra chiến tranh biên giới với Việt Nam;
-Năm 1989 xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6;
-Năm 1999 mở đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công;
-Năm 2009 xảy ra sự kiện Bạo loạn ngày 5/7 ở Tân Cương.
Như vậy cứ 10 năm, vào năm kết thúc bằng số 9, lại xảy ra một sự kiện chính trị, xã hội lớn. Đây dường như đã trở thành qui luật lịch sử của ĐCSTQ mà không phải là mê tín, theo nhà phân tích Thái Văn Văn đăng trên Epoch Times.
Zb2
Thiên An Môn 1979sử
Năm 2019: Những sự kiện nhân quyền khiến TQ lo lắng không yên
Ngày 16/6, 2 triệu người Hồng Kông diễu hành “Chống luật dẫn độ”. Họ kiên trì yêu cầu Chính phủ Hồng Kông rút lại dự luật và các cáo buộc đối với những người biểu tình. Cơn bão “Chống luật dẫn độ” của Hồng Kông vẫn đang tiếp tục lan rộng và giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đồng thời cũng đã khơi dậy nhận thức về quyền con người của thế giới, bao gồm cả Trung Quốc. 
Diễn ra song song với các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, người dân Vũ Hán ở Trung Quốc cũng thực hiện biểu tình lớn đấu tranh cho “quyền thở” của mình, họ phản đối nhà máy đốt rác cỡ lớn của chính quyền địa phương.
Zb3
Người dân thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, biểu tình phản đối tình trạng ô nhiễm không khí, ảnh của RFA công bố ngày 4/7/2019.
Bên cạnh đó, Hoa Kỳ đã tiến hành tra xét thị thực của những người đàn áp nhân quyền. Sự trở lại của nhân quyền phổ quát ở Hoa Kỳ và sự thức tỉnh ở Trung Quốc đã tuyên cáo một sự thật đáng sợ nhất đối với TQ:Cuộc chiến giành quyền con người đã được triển khai rộng khắp trong và ngoài nước.
Ngày 08/7/2019, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố thành lập Ủy ban Nhân quyền để xem xét “vai trò của quyền con người trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”. Ông Pompeo nói rằng “những vi phạm nghiêm trọng trên toàn thế giới vẫn đang diễn ra” và Ủy ban sẽ “đánh giá sâu sắc nhất về các quyền không thể tước đoạt trên thế giới”.
Cùng ngày, ca sĩ nổi tiếng của Hồng Kông Hà Vận Thi (Denise Ho Wan-see) đã được mời tham dự Hội đồng Nhân quyền LHQ để nói về tình hình “Chống luật dẫn độ” của Hồng Kông. Bài phát biểu dài hai phút của cô đã bị gián đoạn hai lần bởi đại diện của TQ. Trong bài phát biểu của mình, Hà Vận Thi đã yêu cầu Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khai trừ Trung Quốc.
Zb4
Ca sỹ Hồng Kông Hà Vận Thi (Denise Ho Wan-see) tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (Ảnh: AFP)
Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ chưa thông qua luật hỗ trợ nhân quyền của Hồng Kông. Nhưng sự ủng hộ công khai Tổng thống Trump đối với các hoạt động “Chống luật dẫn độ” của người dân Hồng Kông, cùng với một loạt các hành động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để hỗ trợ nhân quyền và điều tra những kẻ đàn áp, tất cả chỉ ra rằng cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và TQ đang phát triển từ thương mại và công nghệ  sang lĩnh vực nhân quyền. 
Nhân quyền trở thành “điều cấm kỵ” ở Trung Quốc
Theo nhà phân tích Thái Văn Văn, hoạt động đàn áp và tẩy não của chính quyền Trung Quốc đã khiến thuật ngữ “nhân quyền” gần như trở thành một chủ đề đáng sợ ở Trung Quốc. Ngay cả trong những năm gần đây, khi ngày càng có nhiều cuộc biểu tình vì môi trường ở Trung Quốc, thì hầu hết những người biểu tình cũng đều tránh liên kết với nhân quyền.
Trên thực tế, các cuộc biểu tình về ô nhiễm môi trường tại Vũ Hán là quyền sinh tồn, và là quyền cơ bản nhất của con người mà mọi người đều có, vì vậy đó cũng là nhân quyền. 
Nhà phân tích Thái Văn Văn cho rằng, tình trạng đặc quyền, tham nhũng và sự giàu có của giới cầm quyền Trung Quốc đều bắt nguồn từ việc vi phạm và chà đạp quyền con người của người dân Trung Quốc. Một khi người dân Trung Quốc thức tỉnh về quyền con người, họ sẽ nhận ra rằng các quyền lợi làm người của họ đã bị tước đoạt hoặc bóc lột. Họ có thể chống lại sự chuyên chế của chính quyền và đấu tranh cho quyền con người của họ, giống như người Hồng Kông.
Từ khía cạnh đó, nhân quyền đã trở thành khái niệm đáng sợ đối với chính quyền TQ và là điều bị cấm kỵ trong cộng đồng dân chúng, Thái Văn Văn kết luận.Chính quyền Trump: Thảm họa nhân quyền Trung Quốc là ‘vết nhơ thế kỷ’
Thảm họa nhân quyền Trung Quốc
Trên thực tế, để dập tắt khái niệm nhân quyền của người dân Trung Quốc, ĐCSTQ không chỉ sử dụng thủ đoạn đàn áp và và tẩy não, mà còn tạo ra nỗi sợ hãi trong lòng người dân, giam cầm nhu cầu nhân quyền của người Trung Quốc, và buộc người Trung Quốc phải tự ý hoặc vô ý từ bỏ ý thức nhân quyền, theo Thái Văn Văn. Ở nước ngoài, ĐCSTQ đã dốc toàn lực sử dụng tất cả các loại mánh khóe để đạt được nhượng bộ của các nước phương Tây về các nguyên tắc nhân quyền.
Zb5
Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và Tổng thống Mỹ Bill Clinton trong một cuộc gặp vào tháng 11 năm 1997. (Ảnh: AP)
Đơn cử là việc chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đã gác bỏ nhân quyền ra khỏi các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh, cấp cho Trung Quốc quy chế Tối huệ quốc, tạo điều kiện cho nước này bước chân vào WTO, với hy vọng sai lầm rằng Bắc Kinh sẽ bớt đàn áp người dân khi đất nước giàu có hơn.
Quyết định của ông Clinton đã “loại bỏ đi công cụ mạnh nhất của Mỹ để tạo ra những điều tốt đẹp cho thế giới”, theo ông Greg Autry, giám đốc Sáng kiến Không gian Thương mại Nam California tại Đại học Nam California, đồng tác giả cuốn Death by China (tạm dịch: Chết bởi Trung Quốc).
Từ lợi thế thương mại khổng lồ kể từ khi gia nhập WTO, TQ tiếp tục tạo ra nhiều “lằn ranh đỏ” khác nhau cho các quốc gia dân chủ thông qua các mối đe dọa về lợi ích chính trị và kinh tế. Theo Thái Văn Văn, điều cấm kỵ của TQ trong lĩnh vực nhân quyền là vấn đề Pháp Luân Công (cuộc đàn áp tàn bạo của TQ đối với các học viên Pháp Luân Công từ năm 1999).
Vì vậy, dù Nghị viện Châu Âu đã đưa ra nghị quyết yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công và nạn mổ cướp nội tạng vào năm 2013 và năm 2016. Hạ viện Mỹ cũng đưa ra nghị quyết tương tự mang số hiệu 343 vào năm 2016. Nhưng các chính phủ phương Tây vẫn không thể đề cập công khai về vấn đề Pháp Luân Công trong các cuộc thảo luận song phương với Trung Quốc.
Cuộc chiến nhân quyền 2019, năm “phùng cửu tất loạn”
Chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có những bước tiến khác biệt với những người tiền nhiệm, khi các quan chức công khai lên án tình trạng đàn áp nhân quyền tại Trung Quốc, trong đó có đề cập đến nhóm nạn nhân là các học viên Pháp Luân Công. Chính quyền Trump cũng đề cập đến tình trạng thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công trong Báo cáo quốc gia về thực hành nhân quyền năm 2018.
Trung Quốc điêu đứng dưới thời cảnh sát quốc tế Donald Trump
Trong một diễn biến khác, ngày 17/6/2019, cuộc điều tra của Toà án Quốc tế độc lập ở Anh – China Tribunal – đã đưa ra phán quyết rằng chính quyền Trung Quốc thật sự đang thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ các tù nhân lương tâm, trong đó các học viên Pháp Luân Công là nhóm nạn nhân chủ yếu. Tòa án kêu gọi “những người có quyền khởi tố điều tra và tố tụng tại các tòa án quốc tế hoặc tại Hoa Kỳ” kiểm tra xem liệu hoạt động này có phải là tội diệt chủng hay không. 
Tròn một tháng sau, ngày 17/7/2019 theo giờ Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã có cuộc trò chuyện chính thức lần đầu tiên với một học viên Pháp Luân Công ngay tại phòng làm việc của ông ở Nhà Trắng. Tiến sỹ Trương Ngọc Hoa (Dr. Yuhua Zhang), người từng bị giam cầm và tra tấn ở Trung Quốc chỉ vì tập Pháp Luân Công, kêu gọi Hoa Kỳ “cần phải hành động” đối với chính quyền Trung Quốc để ngăn chặn cuộc đàn áp đang diễn ra đối với các học viên Pháp Luân Công.
Zb6
Trong bài phân tích đăng ngày 21/3, The BL, kênh truyền thông có trụ sở tại Mỹ, đưa tin các chuyên gia cho rằng Tổng thống Trump nên đảo ngược quyết định của ông Clinton, và đưa nhân quyền trở lại các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Nếu điều này trở thành hiện thực, chính sách của ông Trump được nhận định sẽ tiếp tục làm chính quyền Trung Quốc điêu đứng hơn nữa, trong bối cảnh các biện pháp thương mại của Washington vốn đã khiến hàng loạt doanh nghiệp và nhà đầu tư rời khỏi quốc gia đông dân nhất thế giới.
Nhà phân tích Thái Văn Văn nhận định cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đang đi từ chiến tranh thương mại sang chiến tranh nhân quyền, và đó là điều đáng sợ nhất đối với ĐCSTQ.
Với hàng loạt diễn biến nêu trên, từ phong trào biểu tình ở Hồng Kông đến làn sóng kêu gọi Hoa Kỳ cứng rắn với Trung Quốc về nhân quyền, không loại trừ khả năng lời nguyền “phùng cửu tất loạn” lại một lần nữa ứng nghiệm
ĐKN


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một phát hiện khoa học thú vị: Tuổi thọ của con người đã được quyết định từ lúc vừa sinh ra


Các nhà khoa học của đại học Glasgow nước Anh nghiên cứu và phát hiện ra rằng, nếu như loại bỏ sự ảnh hưởng của những vấn đề ngoài ý muốn như bệnh tật hoặc cách sống không lành mạnh, tuổi thọ của một người thực sự đã được ghi nhận ở DNA trong gen từ lúc sinh ra.
Thông qua nghiên cứu các gen thu được từ các em bé sơ sinh, các nhà khoa học ngạc nhiên phát hiện ra rằng, DNA trực tiếp quyết định tuổi thọ của con người, và độ dài ngắn của telomere là yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ. 
Mr2
DNA trực tiếp quyết định tuổi thọ của con người, và độ dài ngắn của telomere là yếu tố quan trọng quyết tuổi thọ. (Ảnh: SlideShare)
Nhiều người không hiểu telomere là gì, các nhà khoa học giải thích đơn giản, telomere giống như miếng nhựa ở 2 đầu dây giày, bảo vệ dây giày. Thử nghĩ nếu như bạn phá hủy đầu nhựa của dây giày sẽ gây nên điều gì, telomere cũng giống như vậy, tác dụng chính là bảo vệ nhiễm sắc thể không bị bào mòn.
Giáo sư Pat Monaghan của đại học Glasgow phụ trách mục nghiên cứu này. Ông nói rằng, tuổi thọ của mỗi người dài hay ngắn đều có liên hệ với độ dài của telomere nhiễm sắc thể khi còn bé. 
Telomere là cấu trúc đặc thù ở cuối nhiễm sắc thể sinh vật, nó được hình thành bởi các chuỗi DNA lặp lại kế tiếp nhau, tựa như mũ DNA, bảo vệ thông tin di truyền quan trọng của DNA không bị thất lạc. Telomere càng dài thì tuổi thọ càng dài, người có telomere ngắn thì tuổi thọ cũng sẽ ngắn.
Mục nghiên cứu này rất khác với những nghiên cứu trước đây. Nhiều người tin rằng hút thuốc, uống rượu, những thói quen tật xấu trong cuộc sống là yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ, mà áp lực xã hội hoặc môi trường sống ô nhiễm cũng là nhân tố khiến người ta khó có thể trường thọ.
Mr3
Telomere càng dài thì tuổi thọ cũng dài, đương nhiên không bao gồm chuyện ngoài ý muốn. (Ảnh: Daily Mail)
Nhưng bây giờ các nhà khoa học lại đưa ra câu trả lời ngoài dự đoán, họ cho rằng telomere càng dài thì tuổi thọ cũng dài, đương nhiên không bao gồm chuyện ngoài ý muốn. Nhưng các nhà khoa học cũng cho biết, có thể sinh hoạt không lành mạnh cũng tác động đến telomere, có thể làm telomere biến đổi ngắn.
Để kiểm chứng điều này, các nhà khoa học dùng một loại chim từ Úc, tiến hành nghiên cứu mẫu DNA của chúng sau khi sinh được 25 ngày, kết quả phát hiện những con chim có telomere ngắn thì tuổi thọ ngắn hơn nhiều với những con có telomere dài
Giáo sư Monaghan nói rằng: “Những con chim mà chúng tôi nghiên cứu là xét trên khía cạnh tử vong tự nhiên, không bao gồm bệnh tật, chết ngoài ý muốn hay bị động vật khác ăn thịt, điều này cũng kiểm chứng cho nhận định trước đó của chúng tôi”.
Điều này cũng đủ nói rõ về tầm quan trọng của telomere với cơ thể người. Thông thường đến tuổi trung niên, khả năng bảo vệ của telomere sẽ giảm, da cũng dần chảy xệ, bệnh tật từ đó cũng xuất hiện nhiều.
Các nhà khoa học nói rằng trong cuộc đời con người, telomere của nhiễm sắc thể sẽ ngày càng co rút lại, khi telomere không thể làm việc nữa vì đã quá ngắn, DNA sẽ không còn được chúng bảo vệ nữa, nhiễm sắc thể sẽ không thể nào duy trì ổn định, tế bào cũng sẽ dần dần chết đi.
Nhật Hạ (Theo Secretchina)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Đừng ghi nhớ mà hãy suy nghĩ về những điều tôi nói!”



VNTN – Đó là chia sẻ của dịch giả, nhà văn Nguyễn Bích Lan tại ngày khai mạc  Trại sáng tác Văn học trẻ Thái Nguyên năm 2019, do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức vào sáng nay (27/7).
Tại đây, dịch giả Nguyễn Bích Lan đã chia sẻ câu chuyện của chính mình:14 tuổi, bị mắc bệnh loạn dưỡng cơ, phải nghỉ học ở nhà. Bác sĩ tiên lượng với căn bệnh này chị chỉ sống được thêm 4 năm. Như “ngọn nến mong manh bên bờ của sự tắt”, vậy mà chị đã không chịu “tắt”. Bởi những cuốn sách đã giúp chị vượt qua những “đêm đen tối” của cuộc đời; chị tự học tiếng Anh, trở thành cô giáo dạy tiếng Anh cho gần 200 học sinh tại nhà; nỗ lực tìm đến con đường dịch thuật, sáng tác văn chương… Để đến giờ, sau gần 30 năm, chị vẫn “hiện diện”, không hề “thoi thóp” mà ngược lại được làm công việc mà mình yêu thích, đã có 36 tác phẩm dịch, 4 tác phẩm sáng tác và đoạt nhiều giải thưởng.
Từ câu chuyện của bản thân, chị đã truyền cảm hứng, gửi gắm những thông điệp về cuộc sống và văn chương đầy ý nghĩa: mọi sự cố gắng đều đem lại thành quả, nếu không đó là do bạn đã cố gắng chưa đủ; đừng chờ đợi mà hãy tự thắp ánh sáng cho góc tối của chính mình; nếu tri thức chỉ để ở trong đầu mà không được chia sẻ sẽ chỉ là vô dụng; văn chương không chỉ là con chữ, nó có thể đánh thức những mầm thiện… Qua đó, chị mong muốn: gửi tặng các em món quà nhỏ biết trân trọng cuộc sống này, để các em làm giàu hơn và chia sẻ nó đi!
Bên cạnh đó, các trại viên còn được dịch giả, nhà văn Nguyễn Bích Lan truyền đạt những kiến thức về quá trình sáng tác, dịch thuật được chị đúc rút từ chính những kinh nghiệm của bản thân và những câu chuyện thực tế của những người viết khác.

Dịch giả, nhà văn Nguyễn Bích Lan (mặc váy sáng màu, đúng giữa) cùng các trại viên và thành viên ban tổ chức Trại viết.

Hai trại viên có câu hỏi hay và ý nghĩa đã được dịch giả, nhà văn Nguyễn Bích Lan tặng sách. (Trong ảnh: Mẹ dịch giả tặng sách cho các em)
Trại sáng tác Văn học trẻ Thái Nguyên năm 2019 với 25 trại viên là những người sáng tác trẻ trên địa bàn tỉnh (từ 10 – 22 tuổi) sẽ diễn ra trong 15 ngày (từ 27/7 – 10/8), trong đó có 6 ngày tập trung (khai mạc và nghe giảng trên lớp 3 ngày, đi thực tế 2 ngày, tổng kết 1 ngày) và 9 ngày hoàn thiện tác phẩm.
Trại viết nhằm phát hiện, bồi dưỡng các tác giả trẻ có đam mê, năng khiếu văn học; tìm kiếm, bổ sung lực lượng sáng tác văn học cho tỉnh trong tương lai. Sau 6 năm gián đoạn, năm nay, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh mới lại tổ chức được Trại viết cho thế hệ trẻ.

Giây phút tạm biệt  dịch giả, nhà văn Nguyễn Bích Lan, người đã mang đến cho các em những nguồn năng lượng tích cực cho hành trang vào đời.

Bích Hồng – Anh Tú

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

[2019] Phuong Thao & Ngoc Le - Toi Yeu Tieng Viet Toi (Official MV)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những tác phẩm vượt lề lối cũ của nữ văn sĩ Bà Tùng Long


10 tác phẩm về thân phận người phụ nữ, đề cao tình yêu từng nổi tiếng ở miền Nam trước đây vừa được NXB Trẻ giới thiệu tới bạn đọc hôm nay.
Làng văn, làng báo Sài Gòn những năm 50-60 thế kỷ 20, Bà Tùng Long là một cái tên nổi tiếng. Tên thật của bà là Lê Thị Bạch Vân (1915-2006). Bà từng đi dạy Pháp văn, Việt văn ở các trường Tân Thịnh, Đạt Đức, Les Lauriers ở Sài Gòn, làm thư ký tòa soạn một số tờ báo và bắt đầu viết văn từ những năm 1953.
Nhung tac pham vuot le loi cu cua nu van si Ba Tung Long hinh anh 1
Văn sĩ Bà Tùng Long thời trẻ.
Bà nổi tiếng với những tiểu thuyết về đề tài xã hội có nhân vật chính là người phụ nữ. Bà Tùng Long cũng là cây bút quen thuộc trên các báo như Sài Gòn Mới, Tiếng Vang, Phụ nữ Ngày mai, Phụ nữ Diễn đàn, Văn nghệ Tiền phong
Trong cuốn hồi ký của mình, bà viết: “Tôi chưa bao giờ dám tự hào xưng mình là văn sĩ, nữ sĩ. Tôi chỉ nói tôi viết văn là để nuôi con, chỉ thế thôi”. Dù chỉ nhận viết văn là nghề tay trái, nhưng bà đã cho ra đời 400 truyện ngắn, và 68 tiểu thuyết - một lượng tác phẩm lớn với sức làm việc đáng nể, nếu không muốn nói là sức lao động phi thường.
Với Bà Tùng Long, viết văn là niềm vui lớn nhất đời. Sau năm 1975, nhiều tiểu thuyết của Bà Tùng Long được in và đông đảo công chúng đón nhận.
Nhung tac pham vuot le loi cu cua nu van si Ba Tung Long hinh anh 2
Một số tác phẩm của Bà Tùng Long mới được NXB Trẻ phát hành.
Mới đây Nhà xuất bản (NXB) Trẻ in lại 10 tác phẩm chọn lọc của Bà Tùng Long gồm: Đường tơ đứt nối, Bên hồ Thanh Thủy, Một vụ án tình, Những ai gieo gió, Bóng người xưa, Người xưa đã về, Đời con gái, Một lần lầm lỡ, Duyên tình lạc bến, Con đường một chiều.
Trong buổi ra mắt bộ sách sáng 31/7 tại TP.HCM, ông Nguyễn Minh Nhựt - Giám đốc NXB Trẻ - nói: “Bộ sách ra đúng dịp sinh nhật văn sĩ Bà Tùng Long (ngày 1/8). 10 ấn phẩm này là nỗ lực lớn của cả NXB lẫn gia đình nhà văn. Các tác phẩm này đều là những truyện đăng nhiều kỳ trên báo trước đây. Tôi hy vọng serie này sẽ thỏa mãn ‘cơn nghiền’ những ai hâm mộ Bà Tùng Long và văn chương miền Nam một thời trước đây”.
Bộ sách được vẽ bìa theo phong cách vintage, nhưng được sử dụng công nghệ in ấn hiện đại. Ngoài bộ sách, NXB Trẻ còn phát hành bộ túi canvas in hình bìa sách.
Nhung tac pham vuot le loi cu cua nu van si Ba Tung Long hinh anh 3
Túi vải in hình bìa sách.
Những tác phẩm của Bà Tùng Long viết cách đây hơn 60 năm, thời điểm tại Việt Nam có rất ít nhà văn nữ. Thời điểm ấy, trong khi xã hội vẫn nặng nếp sống phong kiến trọng nam khinh nữ, thì tác phẩm của Bà Tùng Long thường có cái nhìn mới, nhân văn, luôn bênh vực và đề cao người phụ nữ.
Tác phẩm của Bà Tùng Long luôn là nơi phụ nữ cất tiếng nói, ca ngợi tình yêu cao đẹp. Các nhân vật nữ trong truyện của bà luôn sống tốt, yêu thương, hy sinh cho chồng con, chịu khó lao động, mưu tìm hạnh phúc cho cá nhân, gia đình bất chấp ràng buộc lễ giáo lạc hậu.
Nhà văn Nguyễn Đông Thức - con trai Bà Tùng Long - nhớ lại: “Hiện ra trước mắt tôi hình ảnh má ngồi viết ở chiếc bàn đặt giữa hai cái giường của thầy và má. Sáng sớm, trưa, khuya... Ngày này qua tháng nọ. Miệt mài không nghỉ. Có những lúc cao điểm, má viết cùng lúc năm feuilleton cho năm tờ nhật báo... Má không từ chối bất cứ lời mời nào, vì quá cần tiền lo cho ông chồng với chín đứa con. Tất cả chỉ nhờ ngòi bút Bic của má... Cái ngòi bút mà nhiều lúc, giữa đêm trường vắng lặng, tôi nằm im nghe tiếng nó lướt sột soạt trên mặt giấy, bền bỉ và cô độc đến nao lòng”.
Tần Tần / Sach1hay / Zing


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhiều khu vực Hà Nội ngập suốt 10 tiếng

Mưa to cả ngày hôm nay khiến phố Hoa Bằng, Phan Văn Trường (Cầu Giấy), Thái Hà (Đống Đa) ngập từ sáng đến chiều tối vẫn chưa rút hết.

Nhiều khu vực Hà Nội ngập suốt 10 tiếng
Hoàn lưu bão Wipha khiến thủ đô Hà Nội mưa to cả ngày, lượng mưa 100-150 mm, tùy khu vực. Phố Nguyễn Huy Tưởng (Thanh Xuân) bị ngập, phương tiện nối đuôi nhau bì bõm vượt qua dòng nước.
Nhiều khu vực Hà Nội ngập suốt 10 tiếng
Phố Đào Tấn (Ba Đình) đoạn gần cầu vượt bị ngập khoảng 40 cm từ 9h sáng đến 14h vẫn chưa hết. 
Nhiều khu vực Hà Nội ngập suốt 10 tiếng
Ngập sâu nhất là phố Hoa Bằng (Cầu Giấy). Con phố dài 550 m, rộng 5 m, bị ngập từ 9h sáng, chỗ sâu nhất tới 100 cm. Nước rút được một lúc lại dâng cao do mưa to liên tục.
Nhiều khu vực Hà Nội ngập suốt 10 tiếng
Đến 18h, trời ngớt mưa, đường vẫn ngập khoảng 50 cm. Tại ngõ 35 phố Hoa Bằng, người đi bộ men theo bậc cửa của những ngôi nhà tìm đường về.
Nhiều khu vực Hà Nội ngập suốt 10 tiếng
Nước ngập vào nhà quá nửa xe máy, nhiều hộ gia đình di chuyển đồ đạc lên cao hoặc tạm lánh chờ nước rút. Là một trong những khu vực trũng nhất của quận Cầu Giấy, phố Hoa Bằng thường xuyên ngập. Tuy nhiên, người dân cho biết kể từ sau vụ lụt năm 2008, mưa to chỉ gây ngập 2-3 tiếng, chứ không lâu như lần này.
Nhiều khu vực Hà Nội ngập suốt 10 tiếng
Phố Phan Văn Trường (Cầu Giấy) sau 10 tiếng ngập, đến 17h30 nước bắt đầu rút nhưng vẫn còn đoạn ngập 30 cm. Ngoài lý do mưa to liên tục còn vì mực nước các sông tiêu thoát nước cho Hà Nội là Tô Lịch, Kim Ngưu, Nhuệ đều cao, khiến nước từ trong phố thoát chậm. 
Nhiều khu vực Hà Nội ngập suốt 10 tiếng
Dù dùng tấm kính ngăn nước từ ngoài vào, cửa hàng trên phố Thái Hà (quận Đống Đa) vẫn bị nước tràn. Chủ cửa hàng phải liên tục tát từng ca nước hắt ra ngoài. 
Nhiều khu vực Hà Nội ngập suốt 10 tiếng
Phố Thái Hà ngập từ 10h sáng, đến 18h nước vẫn cao 50 cm so với mặt đường. Nhân viên Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội sử dụng máy bơm chuyên dụng để xử lý ngập. 
Mưa ngập trên phố Thái Hà
 
 
 
Đổ bộ vào phía bắc Quảng Ninh lúc 22h đêm qua, bão Wipha suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đi sâu vào đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Thanh Hóa. Hà Nội nằm trong đường đi của áp thấp nhiệt đới nên mưa to liên tục từ 7h sáng đến 16h ngày 3/8.
Ngọc Thành - Giang Huy - Tất Định

Phần nhận xét hiển thị trên trang

13 người mất tích do lũ quét ở Thanh Hóa

5h ngày 3/8, nước từ thượng nguồn suối Son đổ về, cuốn trôi 20 ngôi nhà ở bản Sa Ná (Quan Sơn, Thanh Hóa), làm nhiều người mất tích.

"Lực lượng cứu hộ mới tìm thấy 3 người đưa về trạm y tế, 13 người khác mất tích", ông Phạm Văn Tiệu, Chủ tịch xã Na Mèo (huyện Quan Sơn) cho biết.
Nằm bên dòng suối Son, bản Sa Ná, xã Na Mèo chủ yếu là bà con Mường và Thái sinh sống. Từ đêm 2/8 đến nay, trời mưa to liên tục, nước thượng nguồn đổ về, tràn vào bản khi người dân đang ngủ nên không kịp chạy. 
Một bản ở Thanh Hoá có 13 người mất tích trong mưa lũ
 
 
 
Lực lượng cứu hộ đóng bè mảng cứu hộ người đàn ông mắc kẹt trên ngọn cây giữa dòng suối Son.
Những người chạy thoát đã đổ đi tìm kiếm người mất tích, phát hiện ông Lương Văn Chon mắc kẹt trên ngọn cây giữa dòng nước lũ sông Luồng. Bộ đội biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo đã đóng bè mảng, dòng dây cố gắng giải cứu ông Chon, nhưng chưa thành công do nước chảy xiết.
Hiện Đồn Biên phòng huy động lực lượng, phối hợp với công an và chính quyền địa phương mở rộng khu vực tìm kiếm người mất tích dọc hạ lưu suối Son và hai bờ sông Luồng (nơi dòng Son đổ về), song chưa có kết quả.
Ông Chon nhiều giờ mắc kẹt trên ngọn cây giữa dòng suối dữ và hiện chưa thể giải cứu thành công. Ảnh: Q. Sơn.
Ông Chon nhiều giờ mắc kẹt trên ngọn cây giữa dòng suối dữ và hiện chưa thể giải cứu. Ảnh: Q. Sơn.
Mưa lũ còn khiến 5 bản làng của xã Na Mèo gồm: Son, Ché Lầu, Cha Khót, Na Poọng và Sa Ná bị chia cắt. "Việc tiếp cận các bản bị cô lập, đặc biệt là Sa Ná, tìm kiếm người mất tích đang gặp khó khăn do mưa lớn và sạt lở đất lan rộng", ông Tiệu nói.
Thông tin liên lạc với các bản cũng bị gián đoạn. Tuyến quốc lộ 217 từ thành phố Thanh Hóa đi xã Na Mèo dài gần 300 km lại đang bị sạt lở tại km66 với khoảng 1.000 m3 đất đá vùi lấp, gây ách tắc.  
Trước đó nhiều xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) cũng bị chia cắt do mưa lũ làm sạt lở đường. Ông Bùi Đình Khiêm (58 tuổi, ở bản Na Tao, xã Pù Nhi) đi lùa bắt con lợn xổng chuồng, không may bị dòng lũ dữ ập đến cuốn trôi, chưa tìm thấy thi thể. Vợ ông Khiêm đi tìm chồng cũng bị mắc kẹt giữa dòng suối dữ, nhưng may mắn được dân làng hỗ trợ đưa vào bờ an toàn.
Lũ ập về đột ngột khiến người dân ở các bản làng ở xã Na Mèo không kịp trở tay. Ảnh: Q.Sơn.
Lũ ập về đột ngột khiến người dân ở các bản làng ở xã Na Mèo không kịp trở tay. Ảnh: Q.Sơn.

Khoảng 22h ngày 2/8, bão Wipha, cơn bão thứ ba ở biển Đông, đổ bộ vào phía bắc tỉnh Quảng Ninh gây gió mạnh, mưa lớn, mất điện diện rộng. Bão sau đó suy yếu thành ápthấp nhiệt đới, đến 10h sáng 3/8 ở trên đồng bằng trung du Bắc Bộ, sức gió 40-50 km/h, cấp 6, giật tăng một cấp.
Đến 13h ngày 3/8, một số nơi có mưa rất to như: Móng Cái 270 mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 320 mm, Sơn Động (Bắc Giang) 200 mm, Hưng Yên 230 mm, Phủ Lý (Hà Nam) 260 mm, Hải Dương 170 mm, Láng (Hà Nội) 130 mm...
Trong 6 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5-10 km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa.
Lê Hoàng

Phần nhận xét hiển thị trên trang