Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

Suy nghĩ về các hành động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính Thứ bảy, 27 Tháng 7


Nếu không có một phản ứng cứng rắn từ phía cộng đồng quốc tế đối với các hành động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính, các vụ việc tương tự sẽ còn lặp lại trong những năm tới, lý do đơn giản là Bắc Kinh rất hào hứng nhận ra rằng các hành động cưỡng ép của họ đã mang lại hiệu quả.


Nếu không có một phản ứng cứng rắn từ phía cộng đồng quốc tế đối với các hành động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính, các vụ việc tương tự sẽ còn lặp lại trong những năm tới, lý do đơn giản là Bắc Kinh rất hào hứng nhận ra rằng các hành động cưỡng ép của họ đã mang lại hiệu quả. Từ đó, điều này sẽ trở thành một động lực không chỉ cho Trung Quốc mà còn là các nước khác trong và ngoài khu vực đang nhen nhóm ý định bình thường hoá các hành vi cưỡng ép trở thành bộ công cụ tiêu chuẩn trong cách hành xử quốc gia khi mà lẽ phải sẽ thuộc về kẻ nắm quyền. Như lịch sử đã chỉ ra, nhân nhượng sẽ chỉ gây ra nhiều hành động gây hấn hơn bởi những kẻ hung hăng cường quyền biết rằng sẽ không có giới hạn nào cho các hành động của họ. Và như vậy, Bãi Tư Chính sẽ không nên trở thành một Sudetenland của Biển Đông.
Va chạm đang diễn ra hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Việc Hà Nội công khai kêu gọi Bắc Kinh rút tàu, bao gồm cả tàu HD08 (Haiyang Dizhi 08) ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của mình cho thấy dường như Việt Nam đang duy trì lập trường khá cứng rắn về vấn đề này. Thêm vào đó, Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây đã phát ngôn phê phán việc Trung Quốc có các hành vi cưỡng chế làm phương hại đến các hoạt động khai thác năng lượng của các quốc gia trong khu vực.
Hành vi của Trung Quốc dường như khá khó hiểu với nhiều người: Tại sao Trung Quốc lại tiến hành một hoạt động bất hợp pháp kể trên tại Việt Nam cũng như cản trợ các hoạt động năng lượng hợp pháp của Malaysia tại bãi Luconia khu vực Sarawwak? Tuyên bố sau cuộc Cuộc gặp giữa các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại Bangkok gần đây thể hiện sự kiềm chế liên quan tới vấn đề Biển Đông khi không nhắc đến việc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hoá khu vực tranh chấp. Dường như nếu Trung Quốc thành công trong việc phổ biến luận điệu của mình về việc tình hình Biển Đông đang hoàn toàn hoà bình và ổn định, nước này sẽ không vấp phải bất kỳ can thiệp nào từ phía bên ngoài. Liệu rằng va chạm tại bãi Tư Chính sẽ có khả năng đảo lộn ưu thế này của Bắc Kinh hay không?
Bước đầu tiên để có thể hiểu hành động của Bắc Kinh là quay trở về tìm hiểu các vấn đề cốt lõi nhất nhất trong yêu sách mà nước này đưa ra. Bãi tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng đồng thời cũng nằm trong đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc. Rõ ràng, Phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 với nội dung vô hiệu hoá yêu sách đường 9 đoạn đã không hề có bất kỳ tác dụng nào tới các tính toán của Trung Quốc về các bước đi trên Biển Đông. Theo đó, không giống với nhiều bình luận trước đây về vấn đề này, va chạm tại Bãi Tư Chính đã chỉ ra rằng chính sách của Trung Quốc không hề bị Phán quyết tác động. Bắc Kinh vừa không công nhận vừa không tuân thủ Phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực.
Đường chín đoạn vẫn đang có tác động rất lớn
Trung Quốc vẫn duy trì lập luận rằng các hoạt động năng lượng mà các bên yêu sách thực hiện trong phạm vi đường 9 đoạn - bao gồm bãi Tư Chính và Bãi cạn Luconia- là bất hợp pháp bởi các khu vực này được coi là nằm trong vùng nước tranh chấp, bất chấp nội dung của đường 9 đoạn đã bị vô hiệu hoá từ ba năm trước. Tuy nhiên, theo các điều khoản của UNCLOS - bộ luật hình thành nên các nguyên tắc cơ bản của trật tự luật pháp trên biển và đồng thời là văn kiện Bắc Kinh vẫn liên tục tuyên bố là mình tuân thủ - các quốc gia ven biển như Việt Nam đang thực thi quyền chủ quyền hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Rõ ràng là Trung Quốc sẽ không có thêm bất kỳ một lập luận nào khác về PCA bởi bất kỳ nhân nhượng nào của nước này cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cái gọi là tính chính danh mà các tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình, đang đứng mũi chịu sào khi hứa sẽ thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền của mình trên Biển Đông. Việc đi ngược lại với những hứa hẹn này sẽ gây ra các tổn thất về chính trị, không chỉ đối với ông Tập mà còn cho cả Đảng Cộng sản Trung Quốc bởi từ lâu họ đã nhận ra nhu cầu ngày càng lớn của việc thể hiện cho công chúng cùng lúc với việc kích động chủ nghĩa dân tộc ở trong nước.
Nhưng cách thức diễn giải của Bắc Kinh đằng sau các động thái gần đây của nước này sẽ luôn kèm theo nhân tố về bài học cho các bên liên quan - nhân tố mang tính động lực đối với các động thái của Bắc Kinh - thậm chí đó là các động thái sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, nó sẽ vẫn được diễn giải là phản ứng đối với sự kích động của các bên khác. Trong trường hợp này, Trung Quốc sẽ giải thích hành động của mình ở Bãi Tư Chính là nhằm đáp lại các hoạt động dầu khí của Việt Nam trong khu vực. Thông điệp đằng sau hành động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính không gì ngoài sự mập mờ: Sẽ không ai theo đuổi các hoạt động khảo sát và khai thác nguồn năng lượng tại các “vùng biển tranh chấp”, chưa nói đến việc các hoạt động này không nhận được sự đồng thuận từ phía Trung Quốc, và bất chấp việc liệu Bắc Kinh có tiến hành các hoạt động tương tự hay không. Nói một cách đơn giản: Thậm chí Trung Quốc không chạm vào các nguồn tài nguyên này, các nước khác cũng không thể làm điều đó. Điều này đồng nghĩa với cái gọi là “đảm bảo sự từ chối lẫn nhau” đối với quyền sử dụng các nguồn tài nguyên.
Các thay đổi trên thực địa
Tuy nhiên, hành vi của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính không có gì mới mẻ. Cuộc chạm chán lớn lần trước với Việt Nam liên quan tới giàn khoan dầu HYSY981 vào năm 2014 được Bắc Kinh giải thích là phản ứng đối với các hoạt động dầu khí đơn phương của Hà Nội tại khu vực được cho là vùng nước tranh chấp, với sự tham gia của Ấn Độ thông qua công ty nhà nước ONGC Videsh Limited. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã rút ra được các bài học quý báu từ vụ va chạm kéo dài hàng tháng này, và kể từ đó đồng ý việc “quan tâm tới bức tranh lớn hơn, giải quyết các vấn đề lãnh thổ một cách phù hợp hơn” - nguyên tắc dường như ngụ ý rằng cả hai bên sẽ tìm cách hoá giải các cảm xúc phát sinh từ chủ nghĩa dân tộc và giải quyết cá xung đột một cách lặng lẽ hơn.
Đó là một thay đổi kể từ năm 2014. Nhưng cũng có một thay đổi đáng kể khác và đã được chứng minh tại va chạm tại Bãi Tư Chính. Đó là việc các hoạt động quân sự hoá và cải tạo đảo của Trung Quốc đã đem lại kết quả. Các tàu chiến của chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là tàu cảnh sát biển và dân quân tự vệ, có thể duy trì sự hiện diện của mình tại bãi Tư Chính thông qua trang thiết bị từ các tiền đồn trên các đảo nhân tạo mà không cần phải quay lại các căn cứ trên thực địa để bổ sung và nghỉ ngơi.
Các tính toán của Bắc Kinh?
Bắc Kinh có thể đã đánh giá một vài nhân tố có thể cho phép nước này mở rộng việc sử dụng các hành vi cưỡng chế để đạt được mục tiêu trên Biển Đông. Nhân tố đầu tiên sẽ là việc kích hoạt bộ phận thuộc các tiền đồn trên Trường Sa để cung cấp cơ sở cho các hành vi cưỡng chế. Nhân tố thứ hai là đánh giá của Trung Quốc về việc các nước Đông Nam Á đối địch sẽ không cố gắng công khai hoá các hành vi cưỡng ép trên biển của Trung Quốc do không muốn “đâm đầu vào đá”, đặc biệt khi ASEAN và Bắc Kinh gần đây đã công nhận việc có những tiến triển tích cực đối với COC trên Biển Đông, đó còn chưa kể đến việc hai bên đã đạt được một vài thành tựu mang tính biểu tượng về mặt chính trị từ lễ khai mạc cuộc tập trận chung trên biển ASEAN - Trung Quốc vào tháng 8 năm ngoái.
Cuối cùng, nếu có bất kỳ chuyện gì xảy ra, Trung Quốc tin rằng họ có lối thoát rất đơn giản khi tái sử dụng kịch bản việc giải thích tất cả các hành động của mình đơn thuần là phản ứng lại với các hành vi kích động, bao gồm việc buộc tội ngược rằng các bên yêu sách khác mới là các bên làm phương hại đến thiện chí của Trung Quốc trong tiến trình tìm kiếm hoà bình trên Biển Đông.
Bắc Kinh có thể tự tin vào phán đoán của mình vào thời điểm các va chạm mới nổ ra, khi mà các hành vi cưỡng chế đối với Malaysia ở dàn khoan Sapura Esperanza tại Luconia chỉ được công khai qua mạng xã hội chứ không phải các kênh truyền thông chính thống. Đồng thời các trang báo trong nước cũng không hề đề cập tới các hành động này. Hà Nội rõ ràng cũng đã không để các báo trong nước đưa tin về vụ Bãi Tư Chính cho tới tận cuối tuần trước. Tất cả các động thái này có thể được coi là nỗ lực của các chính phủ Đông Nam Á trong việc không thổi phồng tình hình và giải quyết tranh chấp một cách lặng lẽ. Các vụ va chạm được đưa ra ánh sáng qua các tường thuật đến từ Phương Tây, trong đó có các bài báo do Sáng Kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) có trụ sở tại Washington DC đưa ra.
Nhưng thực tế trên đã thay đổi với phát ngôn cứng rắn hơn từ phía Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng như việc Hà Nội dỡ bỏ các hạn chế đối với truyền thông liên quan tới vụ việc này - dường như Việt Nam đã thể hiện sự tức giận tăng cao đối với việc Trung Quốc ngoan cố ở lại Bãi tư Chính. Liệu điều này có làm thay đổi các bước đi tiếp theo của Trung Quốc? Có thể không. Bắc Kinh dường như sẽ không rút các tàu của mình ra khỏi Bãi Tư Chính mà không tìm được một cách thức phù hợp để giữ thể diện. Nhưng ít nhất điều này đã tạo thêm một khó khăn về mặt chính trị đối với Trung Quốc - sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam sẽ tác động tới các biện pháp của Hà Nội tại bãi Tư Chính. Nguy cơ xung đột sẽ ngày càng rõ ràng với bắc Kinh, buộc nước này phải thận trọng hơn.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc các tàu Trung Quốc có thể sẽ vẫn tiếp tục xuất hiện tại Bãi Tư Chính, nhưng sẽ có các chỉ đạo chính trị nhất định để ngăn cản bất kỳ hành động nào có thể làm gia tăng căng thẳng. Cùng lúc đó, có thể kịch bản tương tự năm 2014 sẽ lặp lại, các hoạt động ngoại giao đằng sau hậu trường, đặc biệt là giữa đảng cầm quyền hai bên, sẽ diễn ra.

Bức ảnh đầu tiên về Haiyang Dizhi 8 và các tàu của nó trên thực địa (Nguồn: Thanhnien.vn)


Quốc tế hoá tranh chấp?
Một điểm thú vị là Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đề cập trong thông cáo báo chí của mình về việc kêu gọi “các nước liên quan và cộng đồng quốc tế” “cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung”. Nội dung này có ý nghĩa ở chỗ nó ngụ ý về việc Hà Nội dường như đã sẵn lòng quốc tế hoá va chạm tại Bãi Tư Chính, điều có thể tạo ra một sức mạnh lan toả trong tranh chấp biển Đông. Động thái này sẽ có hiệu quả trong khi nó đi ngược với việc Bắc Kinh đã từ lâu khước từ các can thiệp từ bên ngoài đối với vấn đề Biển Đông. Bất kỳ hành động nào làm tệ hơn tình hình ở Bãi Tư Chính có thể gây ảnh ưởng tới lợi ích và thu hút được sự can thiệp chủ động của các bên ngoài khu vực dưới danh nghĩa việc bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ cũng như tự do hàng hải trong khu vực. Nói cách khác, Bắc Kinh có thể hiểu phát ngôn từ phía Việt nam là một lời mời công khai đối với sự tham gia của các bên ngoài khu vực.
Động thái này có thể sẽ không khiến bắc Kinh phải đảo ngược lại tất cả các hành động của mình ở Bãi Tư Chính ngay lập tức, nhưng ít nhất nó có thể ngăn chặn Trung Quốc sử dụng các hành động hung hăng hơn và chỉ duy trì hiện diện các tàu của mình trên các trạm trong vùng nước ở đây như hiện nay. Nhưng rõ ràng điều này là không đủ. Khi Bắc Kinh còn nhận ra rằng các hành vi cưỡng ép của mình trên Biển Đông sẽ không phải đi tới ngưỡng chiến tranh và phải phải huy động toàn bộ lực lượng vũ trang để chống lại, nước này sẽ vẫn còn có thể tự tin về việc sẽ không có thế lực bên ngoài nào có thể buộc họ đưa tàu ra khỏi khu vực Tư Chính.
Buộc Trung Quốc phải lùi bước?
Như vậy điều gì sẽ có khả năng buộc Bắc Kinh phải lùi bước và rút khỏi Bãi Tư Chính? Ít nhất, ASEAN cần có một lập trường thống nhất và rõ ràng về vấn đề này. Theo Nikkei, dự thảo tuyên bố của ASEAN sẽ đề cập rằng hành động của Trung Quốc trên Biển Đông làm “xói mòn lòng tin”. Ngôn ngữ như vậy là mạnh mẽ và rõ ràng nhắm thẳng tới Bắc Kinh. Nhưng điều mà ASEAN cần tránh là sự chia rẽ nội bộ về ngôn ngữ và tông giọng của một phát ngôn, sự chia rẽ này có thể khiến cho các tuyên bố của khối đưa ra đối với các hành động của Trung Quốc bị giảm hiệu lực.
Để đạt được tác động sâu sắc hơn, giới lãnh đạo chính trị ASEAN cần cảnh báo Bắc Kinh rằng bất cứ loại hành vi cưỡng ép nào tại Bãi Tư Chính, đi ngược lại với các thông lệ và quy tắc quốc tế sẽ làm phương hại tới những gì mà ASEAN và Trung Quốc đã đạt được trong vòng hai năm qua, trong đó có cả tiến trình COC. Bãi Tư Chính có thể là một phép thử cho vai trò trung tâm và tính phù hợp trong thời gian tới của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực. Đã đến lúc tổ chức này phải có sự thể hiện phù hợp sau khi đã thất bại trong việc làm những gì họ cần làm vào tháng 7 năm 2012.
Các cường quốc bên ngoài khu vực quan trọng và các thể chế quốc tế như EU, vốn đã thành công trong việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ trong một thời gian dài, cũng nên thể hiện tiếng nói của mình. Mỹ đã là cường quốc đầu tiên phản ứng với các hành động gần đây của Trung Quốc. Dự thảo của Thượng viện về Đạo luật Trừng phạt Trung Quốc liên quan tới các hành vi trên Biển Đông và Biển Hoa Đông năm 2019, đề xuất vào cuối tháng 5 năm nay có thể sẽ nhận được một cú huých nhất định sau va chạm này. Một khi được thông qua, các biện pháp trừng phạt có thể nâng cái giá phải trả đối với Trung Quốc và buộc nước này phải thay đổi hành động của mình.
Xây dựng một kịch bản cụ thể chống lại các hành vi cưỡng chế
Đã đến lúc cộng đồng quốc tế, không chỉ là các quốc gia ASEAN, nhận ra rằng việc cố gắng gắn Trung Quốc với các nỗ lực chung liên quan tới vấn đề Biển Đông đã không mang lại hiệu quả sau những nỗ lực liên tiếp thời gian qua. Một mặt, Trung Quốc công khai theo đuổi chính sách ngoại giao, thể hiện qua việc nước này thúc đẩy CoC. Nhưng mặt khác, nước này tiếp tục sử dụng các công cụ cưỡng chế để có thể đạt được mục tiêu của mình, làm phương hại tới quyền hợp pháp của các bên khác. Các lợi thế về địa lý của Trung Quốc là một quốc gia ven biển ở Biển Đông, và lực lượng của họ xây dựng trên và xung quanh Biển Đông đã cho họ các khả năng vô tiền khoáng hậu trong việc thực thi các hành vi cưỡng chế.
Nếu không có một phản ứng cứng rắn từ phía cộng đồng quốc tế tới các hành động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính, các vụ việc tương tự sẽ còn lặp lại trong những năm tới đơn giản bởi Bắc Kinh rất hào hứng nhận ra rằng các hành động cưỡng ép của họ đã mang lại hiệu quả. Từ đó, điều này sẽ trở thành một động lực không chỉ cho Trung Quốc mà còn là các nước khác trong và ngoài khu vực đang nhen nhóm ý định bình thường hoá các hành vi cưỡng ép trở thành bộ công cụ tiêu chuẩn trong cách hành xử quốc gia khi mà lẽ phải sẽ thuộc về kẻ nắm quyền.
Như lịch sử đã chỉ ra, nhân nhượng sẽ chỉ gây ra nhiều hành động gây hấn hơn bởi những kẻ hung hăng cường quyền biết rằng sẽ không có giới hạn nào cho các hành động của họ. Và như vậy, Bãi Tư Chính không nên trở thành một Sudetenland của Biển Đông.
Swee Lean Collin Koh  là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, một đơn vị thuộc trường S. Rajaratnam về Nghiên cứu Quốc tế, có trụ sở tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore. Bài viết được đăng trên Maritime Issues.
Lê Hà (dịch)
Trần Quang (hiệu đính)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tương lai của tâm trí - Michio Kaku

 (Phần 14)

DARPA VÀ NÂNG CẤP CON NGƯỜI
Với chi phí của tất cả các nghiên cứu này, nó là chính đang để hỏi: Ai trả tiền cho nó? Các công ty tư nhân gần đây chỉ tỏ ra quan tâm đến công nghệ tiên tiến này, nhưng nó vẫn là một canh bạc lớn đối với nhiều công ty để tài trợ cho nghiên cứu mà không bao giờ có thể trả hết. Thay vào đó, một trong những người ủng hộ chính là DARPA, "Cơ quan nghiên cứu những dự án tiên tiến về phòng thủ của Lầu năm góc", đã dẫn đầu một số công nghệ quan trọng nhất của thế kỷ XX.
DARPA ban đầu được thiết lập bởi Tổng thống Dwight Eisenhower sau khi người Nga gửi vệ tinh Sputnik vào quỹ đạo vào năm 1957 và đã gây sốc cho thế giới. Nhận thấy rằng Mỹ có thể nhanh chóng vượt qua những người Xô Viết trong công nghệ cao, Eisenhower vội vàng thành lập cơ quan này để giữ cho đất nước cạnh tranh với người Nga. Trong những năm qua, rất nhiều dự án mà nó bắt đầu phát triển lớn đến nỗi chúng trở thành những thực thể độc lập cho chính chúng. Một trong những sản phẩm phụ đầu tiên của nó là Nasa – cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ.
Kế hoạch chiến lược của Darpa đọc giống như một điều gì đó từ khoa học viễn tưởng: “điều lệ duy nhất của nó là đổi mới triệt để”. Sự biện hộ duy nhất cho sự tồn tại của nó là "để đẩy nhanh tương lai thành hiện hữu." Các nhà khoa học Darpa đang liên tục đẩy ranh giới của những gì là vật chất. Như cựu quan chức Darpa Michael Goldblatt nói, họ cố gắng không vi phạm các định luật vật lý, "hoặc ít nhất là không cố ý. Hoặc ít nhất không quá một với một chương trình."
Nhưng những gì ngăn cách Darpa khỏi khoa học viễn tưởng là kỷ lục của nó, điều này thực sự đáng kinh ngạc. Một trong những dự án ban đầu của nó vào những năm 1960 là Arpanet, một mạng lưới viễn thông chiến đấu kết nối điện tử các nhà khoa học và các quan chức trong và sau Thế chiến III. Năm 1989, Quỹ khoa học quốc gia đã quyết định rằng, với sự tan rã không còn gì nghi ngờ nữa của khối Liên Xô, dự án không cần thiết để giữ bí mật, vì vậy nó đã giải mã công nghệ quân sự tuyệt mận này và về cơ bản đã cung cấp mật mã và bản thiết kế miễn phí. Arpanet cuối cùng sẽ trở thành Internet.
Khi Không quân Hoa Kỳ cần một cách để hướng dẫn tên lửa đạn đạo của nó trong không gian, Darpa đã giúp tạo ra Dự án 57, một dự án bí mật hàng đầu được thiết kế để định vị nơi đặt bom H trên các hầm tên lửa của Liên Xô vốn rất khó xác định trong một phản ứng trao đổi nhiệt hạch. Sau đó nó sẽ trở thành nền tảng cho Hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Thay vì hướng dẫn tên lửa, ngày nay nó hướng dẫn những lái xe trên đường.
Darpa là một người chơi chủ chốt trong một loạt các phát minh đã thay đổi thế kỷ hai mươi và thế kỷ hai mươi mốt, bao gồm điện thoại di động, kính nhìn ban đêm, tiến bộ viễn thông và vệ tinh thời tiết. Tôi đã có cơ hội để tương tác với các nhà khoa học và các quan chức Darpa nhiều lần. Một lần tôi đã ăn trưa với một trong những cựu giám đốc của cơ quan này tại một buổi chiêu đãi đầy những nhà khoa học và nhà tương lai học. Tôi hỏi anh ta một câu hỏi luôn khiến tôi bận tâm: Tại sao chúng ta phải dựa vào những con chó để đánh hơi hành lý của chúng ta vì khả năng cao là có sự hiện diện của thuốc nổ? Chắc chắn các cảm biến của chúng ta đủ nhạy cảm để nhận được dấu hiệu của các hóa chất nổ. Anh ta trả lời rằng Darpa đã tích cực nhìn vào cùng một câu hỏi này nhưng đã nảy sinh một số vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng. Các cảm biến khứu giác của chó, anh nói, đã phát triển qua hàng triệu năm để có thể phát hiện một lượng ít các phân tử, và loại nhạy cảm đó rất khó để có sự thay thế tương đương, ngay cả với các cảm biến tinh chỉnh nhất của chúng ta. Có khả năng chúng ta sẽ tiếp tục dựa vào chó tại các sân bay trong tương lai gần.
Vào một dịp khác, một nhóm các nhà vật lý và kỹ sư của Darpa đã đến một buổi nói chuyện mà tôi đã đưa ra chủ đề về tương lai của công nghệ. Sau đó tôi hỏi họ liệu họ có bất kỳ mối quan tâm nào của riêng họ không. Có một mối quan tâm, họ nói, là hình ảnh nơi công chúng của họ. Hầu hết mọi người chưa bao giờ nghe nói về Darpa, nhưng một số liên kết nó với những âm mưu đen tối, bất chính, tất cả mọi thứ từ UFO che phủ, Khu vực 51, và Roswell cho tới kiểm soát thời tiết, vv Họ thở dài. Nếu chỉ một trong những tin đồn này là đúng, họ chắc chắn có thể sử dụng sự giúp đỡ từ công nghệ ngoài hành tinh để bắt đầu nghiên cứu của họ!
Với ngân sách 3 tỷ đô la, Darpa hiện đã đặt tầm nhìn của mình trên giao diện máy-não. Khi thảo luận về các ứng dụng tiềm năng, cựu quan chức của Darpa, Michael Goldblatt, đẩy tới ranh giới của trí tưởng tượng. Ông nói, "Hình dung xem nếu binh lính có thể giao tiếp chỉ bằng suy nghĩ... Hình dung xem mối đe dọa của cuộc tấn công sinh học không còn là điều quan trọng nữa. Và thử dự liệu rằng, trong một khoảnh khắc, một thế giới trong đó học tập là dễ dàng như ăn uống, và thay thế các bộ phận cơ thể bị hư hỏng như thuận tiện như là một việc được thông qua kiểu như ăn thức ăn nhanh. Những thứ tưởng như không thể như những tầm nhìn kiểu này, chính là công việc hàng ngày của Văn phòng Khoa học Quốc phòng – Defense Science Office [một chi nhánh của Darpa]."
Goldblatt tin rằng các sử gia sẽ kết luận rằng di sản lâu dài của Darpa sẽ là sự tăng cường phẩm chất và sức mạnh của con người, "Sức mạnh là tương lai lịch sử của chúng ta". Ông lưu ý rằng khẩu hiệu nổi tiếng "Be All You Can Be – Là Tất Cả Những Gì Bạn Có Thể Là" có một ý nghĩa mới khi kết hợp các tác động của sự nâng cao sức mạnh của con người. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Michael Goldblatt đang thúc đẩy sự tăng cường sức mạnh của con người một cách đầy mạnh mẽ tại Darpa. Con gái của ông bị bại não và đã bị giam cầm trong xe lăn suốt đời. Vì điều cô ấy cần trợ giúp được tác động bên ngoài, bệnh của cô ấy đã làm cô ấy chậm lại, nhưng cô ấy đã lại luôn vượt lên trên nghịch cảnh them nữa. Cô chuẩn bị học đại học và mơ ước mở một công ty cho riêng mình. Goldblatt thừa nhận rằng con gái ông là nguồn cảm hứng của ông. Như biên tập viên tờ "Washington Post", Joel Garreau đã lưu ý, "Những gì ông ấy đang làm là chi tiêu hàng triệu đô la để tạo ra những gì có thể là bước tiếp theo trong quá trình tiến hóa của con người. Tuy nhiên, nó đã xảy ra với ông ấy rằng công nghệ mà ông đang tạo ra có thể một ngày nào đó cho phép con gái ông ấy không chỉ bước đi trên đôi chân của cô ấy, mà con trở thành siêu nhân."
VẤN ĐỀ RIÊNG TƯ
Khi lần đầu tiên nghe về máy đọc tâm trí, người bình thường có thể lo ngại về sự riêng tư. Ý tưởng rằng một chiếc máy cất giấu ở đâu đó có thể đang đọc suy nghĩ thân mật của chúng ta mà không có sự cho phép của chúng ta là đáng lo ngại. Ý thức con người, như chúng ta đã nhấn mạnh, liên quan đến việc chạy mô phỏng liên tục về tương lai. Để các mô phỏng này chính xác, đôi khi chúng ta tưởng tượng các tình huống đi vào lãnh thổ bất đạo đức hoặc bất hợp pháp, nhưng cho dù có hay không có việc chúng ta hành động theo các kế hoạch này, chúng tôi muốn giữ riêng tư.
Đối với nhà khoa học, (nghiên cứu về) sự sống sẽ dễ dàng hơn nếu họ có thể đọc suy nghĩ của mọi người từ xa bằng cách sử dụng các thiết bị di động (chứ không phải bằng cách sử dụng mũ chụm đầu xấu xí hay việc phải mở hộp sọ ra), nhưng những định luật vật lý làm cho điều này cực kỳ khó khăn.
Khi tôi hỏi Tiến sĩ Nishimoto, người làm việc trong phòng thí nghiệm Berkeley của Tiến sĩ Gallant, về câu hỏi cho sự riêng tư, ông mỉm cười và trả lời rằng tín hiệu radio giảm đi nhanh chóng bên ngoài não, vì vậy những tín hiệu này quá khuếch tán và trở nên rất yếu cho bất cứ ai đứng cách xa vài mét. (Ở trường trung học, chúng ta đã học về định luật Newton và trọng lực giảm đi tỉ lệ với bình phương của khoảng cách, cho nên nếu bạn nhân đôi khoảng cách với một ngôi sao, trường hấp dẫn ấy sẽ giảm đi bởi hệ số bốn. Nhưng từ trường giảm nhanh hơn nhiều so với bình phương của khoảng cách. Hầu hết các tín hiệu giảm theo cấp lập phương hoặc mũ bốn ứng với khoảng cách giữa chúng, vì vậy nếu bạn tăng gấp đôi khoảng cách từ một máy MRI, từ trường ấy sẽ giảm xuống bởi một tham số cỡ gấp tám lần hoặc nhiều hơn.)
Hơn nữa, sẽ có sự can thiệp từ thế giới bên ngoài, thứ sẽ che giấu những tín hiệu yếu ớt phát ra từ não. Đây là một trong những lý do tại sao các nhà khoa học đòi hỏi điều kiện phòng thí nghiệm nghiêm ngặt để làm công việc của họ, và thậm chí sau đó họ chỉ có thể trích xuất chỉ một vài chữ cái, từ ngữ, hoặc hình ảnh từ bộ não đang suy nghĩ tại bất kỳ thời điểm nào. Công nghệ này không đủ để ghi lại những suy nghĩ nhiều như tuyết lở thường xuyên lưu thông trong não của chúng ta khi chúng ta đồng thời xem xét một vài chữ cái, từ, cụm từ hoặc thông tin cảm giác, vì vậy việc sử dụng những thiết bị này để đọc những gì diến ra trong đầu như xem trên các bộ phim sẽ không là điều có thể ngày hôm nay, và thậm chí sẽ là không thể trong nhiều thập kỷ tới.
Trong tương lai gần, việc quét não sẽ tiếp tục yêu tiếp cận trực tiếp vào bộ não con người trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nhưng trong một sự kiện không chắc chắn rằng một người nào đó trong tương lai tìm được cách để đọc suy nghĩ từ xa, vẫn có biện pháp đối phó mà bạn có thể thực hiện. Để giữ cho những suy nghĩ quan trọng nhất của bạn là riêng tư, bạn có thể sử dụng lá chắn để chặn sóng não xâm nhập vào tay kẻ xấu. Điều này có thể được thực hiện với cái gọi là lồng Faraday, được phát minh bởi một nhà vật lý người Anh vĩ đại Michael Faraday vào năm 1836, mặc dù hiệu ứng này lần đầu tiên được quan sát bởi Benjamin Franklin. Về cơ bản, điện sẽ nhanh chóng phân tán xung quanh một lồng kim loại, sao cho điện trường bên trong lồng là zero. Để chứng minh điều này, các nhà vật lý (như bản thân tôi) đã bước vào một cái lồng kim loại mà các tia chớp điện lớn được bắn ra. Một cách kỳ diệu, chúng tôi không bị xây sát gì. Đây là lý do tại sao máy bay có thể bị sét đánh trúng và không bị hư hại, và tại sao cỏ dây cáp được phủ bằng các sợi kim loại. Tương tự như vậy, một lá chắn thần giao cách cảm sẽ bao gồm lá kim loại mỏng đặt xung quanh bộ não.
TELEPATHY QUA ĐẦU DO NANO – NANOPROBES TRONG NÃO
Có một cách khác để giải quyết một phần vấn đề riêng tư, cũng như khó khăn trong việc đặt các cảm biến ECOG vào não. Trong tương lai, có thể khai thác công nghệ nano, khả năng thao tác các nguyên tử riêng lẻ, để chèn một mạng lưới các nanô vào não thứ có thể chạm vào suy nghĩ của bạn. Những đầu dò nano này có thể được làm bằng các ống nano carbon, thứ dẫn điện và mỏng như luật vật lý nguyên tử cho phép. Những ống nano này được làm từ các nguyên tử carbon riêng biệt được xếp thành dạng ống có độ dày thành ống cỡ một vài phân tử. (Chúng là chủ đề của sự quan tâm khoa học mãnh liệt, và được mong đợi trong những thập kỷ tới để cách mạng hóa cách các nhà khoa học thăm dò não.)
Các nanoprobes sẽ được đặt chính xác trong những khu vực của não dành cho các hoạt động nhất định. Để truyền đạt lời nói và ngôn ngữ, chúng sẽ được đặt trong các thùy thái dương trái. Để xử lý hình ảnh trực quan, chúng sẽ được đặt trong vùng đồi (thalamus) và vỏ não thị giác. Cảm xúc sẽ được gửi qua nanoprobes trong hạch hạnh nhân amygdala và hệ thống limbic. Các tín hiệu từ những đầu dò nano này sẽ được gửi đến một máy tính nhỏ, thứ sẽ xử lý tín hiệu và gửi thông tin không dây đến máy chủ và sau đó là Internet.
Các vấn đề về bảo mật sẽ được giải quyết một phần, vì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được khi suy nghĩ của bạn đang được gửi qua cáp hoặc Internet. Tín hiệu vô tuyến có thể được phát hiện bởi bất kỳ người ngoài cuộc nào với máy thu, nhưng tín hiệu điện được gửi dọc theo cáp không thể. Vấn đề mở hộp sọ để sử dụng các mắt lưới ECOG lộn xộn cũng được giải quyết, bởi vì các đầu dò nano có thể được chèn vào qua vi phẫu.
Một số nhà văn khoa học viễn tưởng đã phỏng đoán rằng khi trẻ sơ sinh được sinh ra trong tương lai, những nanoprobes này có thể được cấy một cách không đau đớn, do đó thần giao cách cảm trở thành một lối sống cho chúng. Ví dụ, trong StarTrek, cấy ghép thường được đặt vào trẻ em của Borg khi sinh để chúng có thể liên lạc giao tiếp với người khác. Những đứa trẻ này không thể tưởng tượng một thế giới mà thần giao cách cảm không tồn tại. Chúng nhận lấy điều đó là đương nhiên, và rằng rằng thần giao cách cảm là tiêu chuẩn.
Bởi vì những đầu dò nanô này nhỏ xíu, chúng sẽ vô hình với thế giới bên ngoài, do đó sẽ không có sự phá hoại xã hội. Mặc dù xã hội có thể khước từ cho ý tưởng chèn những đầu dò vĩnh viễn vào não, những nhà văn khoa học viễn tưởng này giả định rằng mọi người sẽ sử dụng ý tưởng áy bởi vì những đầu dò nano sẽ hữu ích, giống như những đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm đã được xã hội chấp nhận hôm nay sau cuộc tranh cãi ban đầu xung quanh chúng.
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
Trong tương lai gần, câu hỏi không phải là liệu có ai đó có thể đọc được suy nghĩ của chúng ta một cách bí mật từ một thiết bị giấu kín, từ xa, nhưng liệu chúng ta có sẵn lòng cho phép những suy nghĩ của chúng ta được ghi lại hay không. Điều gì xảy ra, sau đó, nếu một số người vô đạo đức cố tình truy cập trái phép vào các tệp đó? Điều này đặt ra vấn đề đạo đức, vì chúng ta không muốn ý nghĩ của mình được đọc đi ngược lại ý muốn của chúng ta. Tiến sĩ Brian Pasley nói, "Có những mối quan tâm về đạo đức, chứ không phải với nghiên cứu hiện tại, nhưng với những phần mở rộng có thể có của nó. Phải có sự cân bằng. Nếu chúng ta bằng cách nào đó có thể giải mã suy nghĩ của ai đó ngay lập tức có thể có lợi ích to lớn cho hàng ngàn người tàn tật nghiêm trọng không thể giao tiếp ngay bây giờ. Mặt khác, có những lo ngại lớn nếu điều này được áp dụng cho những người không muốn điều đó."
Một khi nó trở thành có thể đọc được suy nghĩ của mọi người và thâu chép lại, một loạt các câu hỏi về đạo đức và pháp lý khác sẽ phát sinh. Điều này xảy ra bất cứ khi nào có bất kỳ công nghệ mới nào được giới thiệu. Trong lịch sử, nó thường mất nhiều năm trước khi luật pháp hoàn toàn có thể giải quyết các tác động của chúng.
Ví dụ, luật bản quyền có thể phải được viết. Điều gì xảy ra nếu ai đó đánh cắp phát minh của bạn bằng cách đọc suy nghĩ của bạn? Bạn có thể bảo vệ quyền sáng chế những suy nghĩ của bạn? Ai thực sự sở hữu ý tưởng?
Một vấn đề khác xảy ra nếu chính phủ có liên quan. Như John Perry Barlow, nhà thơ và nhà thơ trữ tình cho Grateful Dead, đã từng nói, "Dựa vào chính phủ để bảo vệ quyền riêng tư của bạn cũng giống như yêu cầu một con mèo lén lút ngồi trên cửa sổ của bạn bị mù." Cảnh sát có được phép đọc suy nghĩ của bạn khi bạn đang bị thẩm vấn không? Đã có tòa án đã được phán quyết về những trường hợp một tên tội phạm bị cáo buộc từ chối gửi DNA của mình như là bằng chứng. Trong tương lai, chính phủ sẽ được phép đọc những suy nghĩ của bạn mà không có sự đồng ý của bạn, và nếu có, chúng sẽ được chấp nhận tại tòa án? Chúng đáng tin cậy như thế nào? Trong cùng một cách mà máy dò nói dối MRI chỉ đo hoạt động của não tăng lên, điều quan trọng cần lưu ý là suy nghĩ về việc phạm tội và thực sự làm điều đó là hai điều khác nhau. Trong quá trình kiểm tra chéo, một luật sư bào chữa có thể cho rằng những suy nghĩ này chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên và không có gì khác cả.
Một khu vực màu xám khác liên quan đến quyền của những người bị liệt. Nếu họ đang soạn thảo mong ước hay tài liệu pháp lý, liệu việc quét não có đủ để tạo một tài liệu pháp lý không? Giả sử rằng một người bị tê liệt hoàn toàn có tâm trí năng động, sắc bén và muốn ký hợp đồng hoặc quản lý tiền của mình. Những tài liệu này có hợp pháp không, vì công nghệ có thể không hoàn hảo?
Không có định luật vật lý nào có thể giải quyết những câu hỏi đạo đức này. Cuối cùng, khi công nghệ này chín muồi, những vấn đề này sẽ phải được giải quyết tại tòa án bởi các thẩm phán và ban hội thẩm.
Trong khi đó, các chính phủ và các tập đoàn có thể phải phát minh ra những cách thức mới để ngăn chặn gián điệp tinh thần. Công nghiệp gián điệp đã là một ngành công nghiệp hàng triệu đô la, với các chính phủ và các tập đoàn xây dựng các "phòng an toàn" đắt tiền thứ đã được quét tìm những bọ mạch và thiết bị nghe. Trong tương lai (giả sử một phương pháp có thể được phát ra để nghe sóng não từ xa), các phòng an toàn có thể phải được thiết kế sao cho tín hiệu não không bị rò rỉ cách vô tình tới thế giới bên ngoài. Những phòng an toàn này sẽ được bao quanh bởi những bức tường bằng kim loại, hình thành nên một chiếc lồng Faraday che chắn bên trong căn phòng từ thế giới bên ngoài.
Mỗi khi một dạng bức xạ mới đã được khai thác, các gián điệp đã cố gắng sử dụng nó để làm nghề, và sóng não có lẽ không phải là ngoại lệ. Trường hợp nổi tiếng nhất liên quan đến một thiết bị vi sóng nhỏ ẩn giấu trong Đại ấn/Great Seal của Hoa Kỳ tại đại sứ quán nước này ở Moscow. Từ năm 1945 đến năm 1952, nó đã truyền những thông điệp bí mật hàng đầu từ các nhà ngoại giao Hoa Kỳ trực tiếp đến Liên Xô. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng Berlin năm 1948 và chiến tranh Triều Tiên, Liên Xô đã sử dụng vi bọ này để giải mã những gì mà Hoa Kỳ đang lên kế hoạch. Nó đã có thể vẫn tiếp tục rò rỉ bí mật ngay cả ngày hôm nay, cũng như thay đổi quá trình Chiến tranh Lạnh và lịch sử thế giới, nhưng nó đã vô tình bị phát hiện khi một kỹ sư người Anh nghe những cuộc trò chuyện bí mật trên một dải sóng phát thanh mở. Các kỹ sư của Hoa Kỳ đã bị sốc khi họ tách vi bọ nghe lén ấy ra; họ đã không phát hiện ra nó trong nhiều năm vì nó ở tình trạng thụ động, không cần nguồn năng lượng. (Liên Xô khéo léo né tránh sự phát hiện bởi vì con bọ đã được nạp năng lượng bởi các chùm vi sóng từ một nguồn từ xa.) Có thể các thiết bị gián điệp trong tương lai sẽ được thực hiện để chặn bắt sóng não.
Mặc dù phần lớn công nghệ này vẫn còn nguyên thủy, thần giao cách cảm đang dần dần trở thành một thực tế của cuộc sống. Trong tương lai, chúng ta có thể tương tác với thế giới qua tâm trí. Nhưng các nhà khoa học muốn vượt ra ngoài chỉ đọc tâm trí, đó là thụ động. Họ muốn có một vai trò tích cực - để di chuyển các vật thể bằng tâm trí. Telekinesis là một sức mạnh thường được gán cho các vị thần. Đó là quyền năng thiêng liêng để định hình thực tế theo mong muốn của bạn. Đó là biểu hiện cuối cùng của những suy nghĩ và mong muốn của chúng ta.
Chúng ta sẽ sớm có nó.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đạo quân Trung Quốc thầm lặng (kỳ 2)



Juan Pablo Cardenal và Heriberto Araújo

Bản Việt ngữ Nguyễn Đình Huỳnh

Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2015, 2017



1

Người Trung Quốc nhập cư thách thức thế giới
"Nếu một người Trung Quốc tham gia một cuộc đua xe đạp như Tour de France, anh ta sẽ về đích sau chót. Bạn biết vì sao không? Vì suốt cả đường đua anh ta chỉ nhìn vào làng mạc và thị trấn chung quanh, tự nghĩ: đâu là đất lành để cắm mốc lập nghiệp?"

Doanh nhân Trung Quốc ở San Jose, Costa Rica

Len lỏi qua những phụ nữ mang mạng niqab che kín mặt và đám đàn ông bán trà, thịt cừu, dáng vẻ xanh xao của Lan Xing xuất hiện giữa đám đông như một thứ nổi bật. Quả quyết và đầy nghị lực, cô để lại sau lưng một vệt dài khi kéo giỏ hàng của mình dọc theo con đường cát huyện Ain Shams miền bắc Cairo. Hôm đó là thứ Sáu, ngày lễ và ngày nghỉ. Người dân địa phương đổ xô ra đường, đến các quán rượu lộ thiên hút shisha và thư giãn nhìn thế sự xoay vần. Cánh đàn ông xem bóng đá trên ti-vi xách tay. Vài thanh niên, ướt đẫm mồ hôi, vung mỏ hàn xì cố gắng sửa chữa chiếc ô tô cũ rích từ thời cổ lai hy chắc chắn đã hỏng vì cái nóng và ùn tắc giao thông liên tục. Những người bán bánh bày hàng dãy bánh chà là brioche và bánh mì vừng mới ra lò, mùi thơm bánh mới nướng hòa quyện vào không khí ẩm đặc và ô nhiễm.

Chiếc taxi màu đen đã cũ đưa Lan đến và sẽ quay lại vào lúc nửa đêm về sáng để đón cô về căn hộ ở cùng bốn người đồng hương. Nếu gặp rắc rối, cô sẽ đưa ra mẩu giấy ghi địa chỉ của cô bằng chữ Ả Rập giấu kỹ trong túi như một báu vật. Mẩu giấy đó là cái phao cứu sinh duy nhất của cô giữa cảnh huyên náo người Ả Rập xung quanh và thế giới quen thuộc của cô, giữa thực tại phô bày trước mắt và thực tại trong tâm trí cô. Với mái tóc dài để trần và đôi mắt hình quả hạnh, Lan hiện rõ là một người nước ngoài ở cái góc phố xưa cũ rộn ràng của Cairo cổ kính. Hành trình đến với đất nước này của cô là một cuộc dấn thân 8000 km vào vùng đất xa lạ, là một cố gắng làm lại cuộc đời khi bước vào tuổi bốn mươi. Với nỗ lực không ngừng để thành công, không có gì mà Lan không thể xoay xở.

Lan và chồng đều là người Liêu Ninh, một tỉnh giáp biên giới Bắc Triều Tiên ở phía đông bắc Trung Quốc. Họ đến Ai Cập mười bảy tháng trước, hi vọng làm giàu ở nước ngoài. Họ gửi đứa con trai mười bốn tuổi sống với ông bà, dù chính Lan cho rằng nó là "một đứa trẻ khó bảo." Kể từ khi đến Ai Cập, Lan đã kéo chiếc giỏ hàng chất đầy 25 kg đủ thứ quần áo, từ đồ ngủ đến khăn trùm đầu hijab, rong ruổi qua các con phố Cairo tìm kiếm khách hàng; công việc đã trở thành nỗi ám ảnh của cô. Cô dành khoảng mười giờ mỗi ngày kéo giỏ hàng lên xuống cầu thang trong những khu nhà cũ, tối tăm, gõ lên những cánh cửa với hi vọng sẽ rời đi với một dúm tiền Ai Cập đổi lấy chiếc áo choàng vải bông hay vài tấm khăn tơ tằm giả.

Lan là một trong hàng ngàn đàn ông và phụ nữ Trung Quốc làm thành nhóm người được gọi là shanta sini - người bán dạo Trung Quốc - hay "người Trung Quốc đeo bị" trong tiếng Ả Rập. Đội quân di cư này đến từ các vùng nghèo nhất Trung Quốc, phần lớn sống bất hợp pháp vì thị thực nhập cảnh hết hạn, đã xoay xở chinh phục thị trường hàng dệt may bán lẻ của Ai Cập chỉ với ý chí làm bằng được và quyết tâm thoát nghèo.1 Cùng nhau, họ là hiện thân của những phẩm chất đã làm cho người di cư Trung Quốc thành những người dám nghĩ dám làm nhất trên hành tinh, ít nhất trong ba thế kỷ qua: khả năng hy sinh chịu đựng, giỏi phát hiện cơ hội kinh doanh, năng lực thích ứng hoàn cảnh và tài cắt giảm chi phí. Thói quen tiết kiệm tiền bạc, bản chất thận trọng và tính đoàn kết trong nội bộ người Trung Quốc cũng mang lại sự trợ giúp vô giá. Ngày nay, có thể nhìn thấy đội quân bán dạo Trung Quốc ở khắp mọi nơi, chỉ với nhúm hành lý trên lưng họ đi tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Yu, một cô gái chừng hai mươi, đang nghịch với mái tóc của cô trong một quán cà phê thời thượng đối diện trường đại học American University ở Cairo. Nhìn thiếu nữ xinh đẹp, sắc sảo này, ai cũng nghĩ cô hoàn toàn không biết tới những khổ nhọc của những người bán dạo Trung Quốc. Thực ra, cô là một “chuyên gia.” "Họ đáp máy bay hôm nay và ngày mai họ đã ở trên đường phố Cairo bán dạo từ nhà này sang nhà khác. Họ không nói được một từ Ả Rập," nhận xét của Yu - cháu gái một trong những người Trung Quốc tiên phong đã xác định được khoảng trống ở thị trường này hơn mười năm trước và từ đó đã nắm bắt cơ hội, tạo ra một tài sản trị giá hơn 4 triệu euro. Người di ​​cư ít học trốn chạy nghèo đói ở Trung Quốc ấy giờ đây đã là một doanh nhân thành đạt với tám nhà máy và sáu mươi kho hàng trên khắp lãnh thổ Ai Cập. Yu nói rằng, để hiểu được cách người Trung Quốc xoay xở tạo ra một kẽ hở thị trường cho họ ở một đất nước có truyền thống lâu đời dệt và xuất khẩu bông ra toàn châu Âu, chúng tôi phải dấn thân vào cuộc hành trình hàng ngàn cây số trở lại Quảng Châu, trung tâm công nghiệp của Trung Quốc.

Chính cửa sông Châu Giang là nơi doanh nhân Trung Quốc mua vải và bắt đầu một chu kỳ kinh doanh mà họ thực sự kiểm soát từ đầu đến cuối. Lụa, polyester và len được vận chuyển bằng container đến Libya, nước có chung biên giới và hiệp định hải quan với Ai Cập. Doanh nhân Trung Quốc hiểu rằng để bắt đầu một đế chế trong thế giới toàn cầu hóa, điều quan trọng là có thể tạo ra lợi nhuận. Đó không chỉ là điều họ đã làm trong nhiều thế kỷ, mà khả năng ấy hình như đã nằm trong máu của người Trung Quốc. Theo Yu giải thích, đó là lý do tại sao họ xuất khẩu vải đến Libya thay vì Ai Cập, vì nước này đánh thuế hàng dệt may Trung Quốc thấp hơn. Một khi đã ở trên đất châu Phi, vải lại được xuất khẩu qua Ai Cập với sự giúp đỡ của một người trung gian Ai Cập, trước khi tiếp tục cung cấp cho các xưởng bất hợp pháp đã được cài cắm trong các căn hộ ở ngoại ô Cairo.

Không dễ gì xâm nhập vào những xưởng nhỏ bí mật này. Trong chuyến đầu tiên đến thủ đô Ai Cập, chúng tôi đã hoàn toàn thất bại khi một doanh nhân đồng ý hẹn gặp nhưng sau đó từ chối cho chúng tôi đến thăm, người thứ hai chỉ cho chúng tôi đứng ngoài cửa. Chuyến thứ hai của chúng tôi đến Cairo cũng khó khăn như thế, dù đã được một số công nhân Trung Quốc làm việc trong lĩnh vực này đi cùng. Chúng tôi thất bại vì ánh mắt của người nước ngoài soi mói vào hoạt động kinh doanh của họ khiến họ nghi ngờ, đặc biệt là khi chúng được dựng lên từ các kiểu phạm pháp giúp họ đánh bại đối thủ cạnh tranh người địa phương. Thực ra, thiếu minh bạch là một trong những yếu tố chúng tôi gặp thường xuyên nhất trong suốt cuộc hành trình đi qua thế giới của người Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc có được một người bạn Trung Quốc cuối cùng đã được đền đáp khi Ding Tao, một nhà kinh doanh khiêm tốn có mười năm kinh nghiệm ở nước này, chào đón chúng tôi ngay tại trung tâm hoạt động của anh: một xưởng dã chiến trong một căn hộ bốn phòng ở ngoại ô san sát các khu nhà xập xệ và xe hơi hỏng nát vứt bỏ bên các góc phố. Trong căn hộ, các phần việc khác nhau được sắp xếp theo phòng: trong một phòng, một người đàn ông trẻ tuổi và hai người phụ nữ trùm khăn hijab cắt vải nguyên liệu và dùng sáu máy may để may quần áo; trong một phòng khác, áo quần được ủi và đóng hộp; trong khi đó, nhân viên thứ năm đang tính toán trong văn phòng.

Cho dù các doanh nghiệp Trung Quốc ưu tiên sử dụng đồng hương, được cho là có kỷ luật hơn, họ vẫn sử dụng thợ may Ai Cập vì tiền công rẻ hơn. "Nếu họ là người Trung Quốc chúng tôi phải trả gấp đôi, vì năng suất cao hơn. Đó là giá thị trường," vợ Ding Tao giải thích, cô có thể nói chút ít tiếng Ả rập. Mỗi tháng họ trả cho nhân viên từ 250 đến 300 euro làm việc mười giờ một ngày, sáu ngày một tuần. Tiền lương ở mức tối thiểu và chất lượng sản xuất cực kỳ thấp đảm bảo sản phẩm có thể được bán với giá cạnh tranh nhất. Ngoài mức lương khốn khổ, công nhân phải chịu tình trạng việc làm rất bấp bênh, vì không có hợp đồng hoặc bảo hiểm y tế, dẫn đến thay đổi công nhân thường xuyên. Tình hình này tương tự với tình hình của các trung tâm sản xuất ở Trung Quốc, như Ôn Châu hay Thâm Quyến, nơi mà một nhà máy có thể dễ dàng thay đổi toàn bộ công nhân chỉ trong hai năm. Công nhân Ai Cập bỏ qua ý nghĩ đòi hỏi điều kiện làm việc tốt hơn vì họ biết chắc rằng cảnh sát biết về các xưởng ngầm nhưng làm ngơ để nhận hối lộ. Trong một quốc gia kinh tế trì trệ với 16,7 phần trăm dân số sống dưới mức nghèo khổ,2 và đang gánh chịu hậu quả của cuộc cách mạng lật đổ chế độ chuyên chế đã bám lấy quyền lực trong ba thập niên qua, lựa chọn của họ rất đơn giản: giữ lấy việc làm này hoặc chẳng có gì cả.

Nhưng tại sao người Ai Cập muốn mua quần áo bán tận nhà khi họ có thể dễ dàng ra ngoài và mua chúng trong các cửa hiệu truyền thống? Yu, nói như thể kể chuyện, nhanh chóng làm sáng tỏ điều bí ẩn này. "Ở Ai Cập, phụ nữ ăn nhiều đồ ngọt và nhiều người rất mập, vì thế họ thích mua quần áo ở nhà. Bằng cách đó, họ tránh xấu hổ vì phải phô bày cơ thể của họ bên ngoài nhà riêng của mình." Nói cách khác, để tránh cho khách hàng khỏi phải trải qua khoảng thời gian khó chịu tại các cửa hàng, những người di cư như Lan bắt đầu đi vào lúc Ai Cập chạng vạng sau giờ cầu nguyện buổi tối để phục vụ khách hàng tại cửa nhà riêng của họ. "Aiz haga?" (Mua gì không?) Họ rao ở chân cầu thang. Đôi khi câu trả lời duy nhất là cánh cửa đóng sầm trước mặt. Lúc khác họ gặp may và bán được vài bộ quần áo, hoặc người phụ nữ chủ nhà yêu cầu lấy số đo của mình để may một chiếc áo choàng mà người bán dạo Trung Quốc sẽ mang đến một vài ngày sau.

Rồi một ngày, cuộc sống khốn khổ, tằn tiện này của những con người can đảm và cô độc rong ruổi trên đường phố Cairo cũng sẽ chấm dứt. Di dân Trung Quốc, thường ít học và bị chủ bóc lột, nhưng lanh lợi và giỏi tiết kiệm, đến lúc nào đó sẽ quyết định thực hiện một bước thăng tiến trong dây chuyền sản xuất. Anh ta sẽ ngừng công việc phân phối hàng để trở thành nhà sản xuất và nhà kinh doanh cho riêng mình sau khi đầu tư khoản tiền tiết kiệm hàng tháng hoặc hàng năm trời. Bắt đầu với một xưởng nhỏ và chỉ một khu vực phân phối, anh ta sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới của mình, đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh khác. Với hoạt động kinh doanh biên mậu bất hợp pháp - hay thậm chí vượt qua biên giới hoàn toàn bằng cách bịt miệng nhà chức trách Ai Cập - có thể mở rộng nhanh chóng các cơ hội kinh doanh. Trên bước đường kinh doanh, họ được giúp đỡ từ một mạng lưới rộng lớn các mối quan hệ của người Trung Quốc, vừa chỉ cho họ nhắm đến những cơ hội mới và vừa như một tấm lưới bảo hiểm vô giá. Thực ra, thoả thuận lâu dài giữa nhà nhập khẩu và nhà máy dệt, hoặc giữa xưởng sản xuất và các nhà phân phối, được dàn xếp giữa những người Trung Quốc. Khuynh hướng người Trung Quốc kết dính với nhau vượt xa cấp độ quốc gia. Trong thực tế, giao dịch giữa di dân Trung Quốc với nhau trong tất cả các nước chúng tôi đến - không chỉ Ai Cập - thường giới hạn trong những người cùng làng hay cùng vùng miền. Điều này một phần do ở Trung Quốc có rất nhiều nhóm sắc tộc và ngôn ngữ khác nhau và một phần do tầm quan trọng của mối quan hệ gia đình. Cùng ngôn ngữ và nơi chôn nhau cắt rốn tạo ra một tình cảm tin cậy chắc chắn và đảm bảo lòng trung thành với công ty. Vì thế, doanh nghiệp Trung Quốc, từ doanh nghiệp tư nhân cho đến các công ty nhà nước hoạt động ở nước ngoài thường mang theo toàn bộ lực lượng lao động Trung Quốc của họ từ một vùng duy nhất.

"Nếu tất cả công nhân trên một công trường xây dựng đến từ cùng một thị trấn hay một làng, việc kiểm soát họ sẽ dễ dàng hơn nhiều và họ không chống lại luật lệ hay chủ của mình. Đồng nghiệp và bạn bè của họ, đôi khi có quan hệ gia đình, cũng canh chừng. Không người Trung Quốc nào muốn gia đình mình bị mất thể diện ở quê, hoặc bị kết tội lười biếng hay ăn cắp." Lời của một công nhân trẻ người Trung Quốc đã sống nhiều năm ở châu Phi nghe như vọng lại từ thời đại Mao, khi hàng chục triệu người Trung Quốc bị đưa vào trại lao động cải tạo, nơi họ thường xuyên sống trong trạng thái hoang tưởng. Người công nhân có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ của một "đồng chí tốt," vừa canh chừng đồng đội và bị canh chừng, chỉ điểm và bị chỉ điểm, cho dù trong nhà máy hay trong trại cải tạo, ở trường hay ở nhà riêng. Không ai có thể thoát khỏi tai mắt của nhà cầm quyền.

KINH DOANH ÁM MUỘI

Trong hoàn cảnh đó, một số doanh nhân đã nhanh chóng khởi động những dự án kinh doanh mới, cung cấp tối đa các loại dịch vụ có lợi nhuận cao, bất chấp phi đạo đức cho dòng người nhập cư ngày càng tăng. Sau khi mở rộng mạng lưới xưởng dệt trên toàn Ai Cập, gia đình Yu bắt tay vào một hoạt động kinh doanh mới - đưa người di cư Trung Quốc vào Ai Cập. Gia đình này lợi dụng sự thiếu kiểm soát về xuất nhập cảnh và tiếng gọi quyến rũ của một cuộc sống tốt hơn, một thông điệp đánh đúng vào tâm lý người dân những vùng ở Trung Quốc chưa lên được chuyến tàu tiến bộ và hiếm hoi cơ hội. Yu kể với chúng tôi gia đình cô sử dụng giấy phép của công ty, thứ có thể có được dễ dàng bằng cách hối lộ, xin cấp thị thực để bán với giá khoảng 5.000 nhân dân tệ (520 euro), dù giá này thay đổi tùy thuộc vào người nộp đơn là bạn bè hay bà con. Các thành viên gia đình và bạn bè phổ biến thông tin trong thị trấn và làng của họ, đặc biệt ở các tỉnh phía đông bắc Trung Quốc, nơi việc tư nhân hóa các ngành công nghiệp nặng thừa kế từ thời Mao đã khiến tình trạng thất nghiệp tăng lên từ 30 đến 40 triệu người trong thời gian chỉ hơn mười năm.3 "Hiệu ứng dây chuyền" này lan nhanh như lửa cháy ở những vùng mà việc mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc dẫn đến giải thể các nhà máy không hiệu quả thời Mao vào cuối thế kỷ trước, tước đi sinh kế của hàng triệu gia đình và gây thiệt hại nghiêm trọng, hậu quả của nó đến nay vẫn còn có thể nhìn thấy được. "Người ta không chết vì đói, nhưng rất hiếm cơ hội để tiến thân," Yu nói với chúng tôi bằng giọng bào chữa.

Tình trạng này đã buộc Trung Quốc phá vỡ truyền thống hàng thế kỷ, miễn cưỡng cho phép công dân rời khỏi đất nước. Thực tế, nhà nước hiện nay tạo điều kiện dễ dàng và thậm chí tích cực khuyến khích di dân4- như là lối thoát cho người lao động thất nghiệp. "Trung Quốc đã tách mình khỏi nhiệm vụ kiểm soát di cư của công dân và chuyển trách nhiệm này cho các nước tiếp nhận. Một số điểm đến là các quốc gia yếu hơn, chẳng hạn như một số nước châu Phi, nơi tham nhũng và thiếu quản lý giúp cho người Trung Quốc nhập cảnh tương đối dễ dàng," Antoine Kernan, một chuyên gia về di cư Trung Quốc tại trường University of Lausanne ở Thụy Sĩ giải thích.5 "Ngày nay người Trung Quốc dễ dàng nhập cư hơn nhiều so với trước đây," Kernan, người đã theo dõi hiện tượng này cả ở Trung Quốc và các nước nói tiếng Pháp ở châu Phi, cho biết thêm.

Đây là một chiến lược thắng lợi đối với Bắc Kinh và các chính quyền địa phương của Trung Quốc: di cư giúp đối phó nạn thất nghiệp, làm giảm căng thẳng xã hội đang tăng mạnh ở những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi người lao động bị đào thải từ các nhà máy ngừng hoạt động. Ngoài ra, vấn đề này có xu hướng không xuất hiện trở lại khi những người di cư kết thúc thời gian của họ ở nước ngoài. Công nhân thường trở về với một số vốn đáng kể để đầu tư vào việc giáo dục con cái hay vào cơ hội kinh doanh mang lại mức an toàn tài chính cao hơn những gì họ có thể được hưởng trước khi rời Trung Quốc.6 Trong chừng mực nào đó, có thể nói rằng Trung Quốc đang xuất khẩu lao động đổi lấy vốn để tái đầu tư trong nước, tạo ra tăng trưởng kinh tế (và việc làm) ở chính Trung Quốc.

Nhìn từ góc độ này, việc bán hàng dệt may tận nhà của đội quân bán dạo Trung Quốc chẳng gì khác hơn sự tái diễn tại Ai Cập điều đã diễn ra liên tục trong ba mươi năm phát triển thần kỳ vừa qua của Trung Quốc: thành công của người này là gánh nặng của người kia. Hơn ba mươi năm qua, "công xưởng thế giới" luôn được tiếp sức bằng lực lượng hùng hậu những người di cư làm việc đến mười bốn giờ một ngày với mức lương tội nghiệp, và các doanh nghiệp dệt may Ai Cập đã tồn tại bằng sự hi sinh của chính những người di cư bần cùng này. Rốt cuộc, nỗ lực của những con người này đã đóng góp vào thành công chung của người Trung Quốc. Lý do người di cư Trung Quốc ngày nay chọn định cư tại Cộng hòa Dân chủ Congo hoặc Venezuela thay vì Tây Ban Nha hay Canada chủ yếu vì thế giới các nước đang phát triển vẫn chưa được khám phá đầy đủ và vì thế tạo nhiều cơ hội hơn cho người di cư so với phương Tây, nơi có luật lệ nghiêm ngặt và thị trường cạnh tranh hơn. Yu ước tính có 15.000 người Trung Quốc kiếm sống bằng nghề gõ cửa bán dạo tại Ai Cập, nhiều hơn so với con số 5.000 do Đại sứ quán Trung Quốc tại Cairo đưa ra. "Không một ngóc ngách nào ở Ai Cập mà đội quân bán dạo Trung Quốc chưa đặt chân đến," Yu đảm bảo với chúng tôi. Báo chí Ai Cập thậm chí còn đi xa hơn, ước tính đội quân “vác bị Trung Quốc" có từ 60.000 đến 100.000 người,7 trong khi đó các phương tiện truyền thông Trung Quốc đánh giá con số này trong khoảng từ 20.000 đến 30.000.

Các cơ hội kinh doanh không chỉ đưa người di cư Trung Quốc vào Ai Cập; trên thực tế, nhiều người trong số họ thực ra đến từ Thái Lan với thị thực du lịch nhưng rốt cuộc ở lại nước này vài tháng. Một số kẻ cơ hội cũng hưởng lợi từ nhu cầu hàng ngày của những người mới đến. Khi người di cư đến Cairo, các doanh nghiệp này giúp họ thuê căn hộ, hướng dẫn họ cách thức hoạt động ngành nghề, tư vấn về các khu vực của thành phố để nắm bắt tình thế và giải thích cơ chế vận hành nội bộ của đồng bảng Ai Cập. Họ cũng đưa những người này đến các kho hàng để mua hàng hóa, hưởng một khoản hoa hồng nhỏ dành cho người trung gian. "Cơn sốt vàng" này dẫn dắt một số người, như bà Lan Jie, nhúng tay vào các hoạt động thậm chí còn ám muội hơn, như cung cấp gái mại dâm. Đây là một công việc kinh doanh lợi nhuận rất cao khác, dù không phải không có rủi ro. Như không biết gì về sự vi phạm pháp luật của nghề này trong một đất nước nhiều truyền thống, nơi 90 phần trăm của 80 triệu cư dân trung thành với Hồi giáo Sunni, bà Lan đang xem xét mở một nhà thổ ở thủ đô Ai Cập. Bà muốn đa dạng hóa hoạt động của mình khi kinh doanh dệt may và tổ chức nhập cư bất hợp pháp đang bị chậm lại. "Bây giờ cạnh tranh rất gay gắt. Có quá nhiều người Trung Quốc bán dạo và họ không kiếm được nhiều như trước," bà nói với chúng tôi trong một nhà hàng Trung Quốc tại Cairo. Vì vậy bà quyết định bắt đầu nhập khẩu gái mại dâm Trung Quốc xinh đẹp.

Thực ra, bà đã khởi động thử nghiệm việc kinh doanh này: trong khi ăn tối với chúng tôi, bà nhận được một cuộc gọi từ khách hàng và trả lời "cô ấy hôm nay không ở nhà." Tuyệt không một chút xấu hổ và ngại ngùng, bà Lan hoàn toàn vui vẻ kể tường tận cho chúng tôi việc kinh doanh của mình. "Mỗi lần khách đi với gái, anh ta trả 600 bảng Ai Cập [khoảng 75 euro]. Hoa hồng của tôi là 200 bảng Ai Cập," bà giải thích. Với nguồn cung và cầu đảm bảo, mối quan ngại duy nhất của bà là cảnh sát vẫn chưa nằm trong bảng lương của bà, yếu tố chính trong loại hình kinh doanh này. "Anh có biết cách hối lộ cảnh sát không?" bà hỏi người bạn Trung Quốc của chúng tôi, anh ta thú nhận không biết gì về chuyện này. Bà không dễ dàng bỏ cuộc. "Nếu anh ghé qua nhà của chúng tôi có thể anh sẽ thay đổi suy nghĩ," bà cười láu lỉnh khẳng định.

Lan Jie không phải là người Trung Quốc sống ở nước ngoài duy nhất bắt đầu kinh doanh mại dâm bên ngoài Trung Quốc, một đất nước đang bùng nổ với các kiểu nhà thổ, từ quán karaoke sang trọng, nơi gái mại dâm hát truồng đến tiệm massage tồi tàn với đèn neon màu hồng, là nơi massage luôn kết thúc với "công đoạn vui vẻ." Đôi khi kiểu kinh doanh này được nhái lại ở nước ngoài. Sự lan tràn các doanh nghiệp và người nhập cư Trung Quốc khắp thế giới đã kích thích nhu cầu cho nhiều loại dịch vụ, từ các nhà hàng Trung Quốc và phòng khám y học cổ truyền Trung Quốc đến châm cứu và vật lý trị liệu. Mặc dù không thể đổ cho một mình Trung Quốc, mại dâm luôn là một ngành kinh doanh hấp dẫn.

Ẩn nấp trong các cửa tiệm karaoke, massage và cắt tóc, nạn mại dâm ở châu Phi đã đưa đến hành động can thiệp quốc tế đầu tiên của đơn vị cảnh sát đặc nhiệm Trung Quốc, do Bộ Công an thành lập trong năm 2007 để chống lại nạn buôn bán phụ nữ. Trong tháng 11 năm 2010, mười cảnh sát Trung Quốc đã đáp xuống Kinshasa tại Cộng hòa Dân chủ Congo với nhiệm vụ triệt phá mạng lưới mại dâm buôn bán phụ nữ từ các vùng nghèo khó của Tứ Xuyên ở miền tây Trung Quốc, những người được cho là bị ép buộc làm gái mại dâm ở thủ đô Congo. Theo báo chí Trung Quốc, vở kịch đã có một kết thúc trớ trêu: những phụ nữ được giải cứu đã khiến các cảnh sát sửng sốt khi từ chối quay về Trung Quốc. Rốt cuộc, ở Kinshasa họ có thể kiếm được 50 đô-la một lần đi khách, một khoản tiền lớn so với lương tháng chỉ chừng 300 đô-la ở Tứ Xuyên.

NỖI SỢ VÀ SỰ PHỤ THUỘC CỦA LÁNG GIỀNG NGA

Chuyến tàu đêm rời Bắc Kinh và sau vài giờ đang băng qua trung tâm vùng kém phát triển của Trung Quốc. Dù gần gũi về mặt địa lý với vùng Viễn Đông của Nga, đến được Vladivostok bằng đường bộ không phải chuyện đùa. Mãn Châu, khu vực đã phải gánh chịu tất cả các loại tàn bạo và gian khổ (dù dưới tay người Nhật, người Nga hoặc người Trung Quốc), mở ra trước mắt chúng tôi với vẻ thô ráp và cảnh quan cằn cỗi. Chúng tôi đến Suifenhe vào buổi sáng, thành phố sát biên giới Nga có 100.000 dân. Đó là điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình chúng tôi khám phá đường đi mà người di cư Trung Quốc vượt qua khu vực từng được các thương nhân châu Á thường xuyên qua lại từ thế kỷ 15 khi họ trao đổi trà và đậu nành dư thừa lấy cá tươi và nhân sâm. Trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, Jiou Peng đang chờ chúng tôi tại nhà ga trong chiếc Porsche Cayenne. Vui tính và hơi mảnh khảnh, Jiou đến đón chúng tôi theo lệnh của xếp mình, Liu Desheng, người chúng tôi gặp đầu tiên ở Bắc Kinh và sẽ sớm gặp lại ở Nga. Theo lệnh của Liu, Jiou sẽ giúp chúng tôi phương tiện để đi Vladivostok. Anh ta mời chúng tôi cùng ăn trong khách sạn sang nhất của thành phố, sau khi đưa chúng tôi đi một vòng quanh thủ phủ đang phát triển nhanh nhờ khai thác gỗ của những cánh rừng Siberia rộng lớn.

Suifenhe có cả nhịp sống điên cuồng lẫn khẩu vị thẩm mỹ đặc trưng của mọi thành phố chính đang phát triển nhanh của Trung Quốc. Các trung tâm mua sắm, nơi mà đồ chơi điện tử Trung Quốc phát ra âm thanh được đóng gói từ sáng đến tối. Khách du lịch Nga chen chúc trong các cửa hàng và siêu thị mua mọi thứ mà họ không thể có được ở bên kia biên giới, hoặc mua những thứ họ có thể kiếm được ở trong nước nhưng với giá rẻ hơn nhiều. Trong khách sạn Holiday, cặp vợ chồng Nga ăn ngon lành bữa điểm tâm thịnh soạn sau ngày cuối tuần bận rộn mua sắm và thư giãn. "Tôi có thẻ VIP. Không phải trả tiền đâu," Jiou Peng một mực nói khi chúng tôi định trả tiền. Cũng như chiếc Porsche Cayenne của mình, đôi giày thể thao Birkenstock, áo thun Jeep, đồng hồ Cartier và nhẫn vàng trắng Bulgari tất cả nói lên cuộc sống đang tốt đẹp. Anh ta là điển hình hoàn hảo của lớp đại gia mới ở Trung Quốc: những triệu phú tự tay làm nên sản nghiệp trong vòng chưa đầy mười năm, sống trong những khu phố mới xây đẹp đẽ, sang trọng và ném tiền vào thời trang phương Tây mới nhất. Tất cả những trò này tượng trưng cho một xã hội phân tầng, ở đấy người ta tiêu tiền để chứng tỏ mình khác biệt với tầng lớp dưới.

Sau khi có được con dấu Nga trên hộ chiếu, chúng tôi bắt đầu hành trình đến Vladivostok dọc theo các con đường đưa chúng tôi trở lại một thời đại và một thế giới khác. Tại cửa khẩu, chúng tôi bị sốc bởi sự tách bạch về chủng tộc, như thể một nhát cắt đôi bằng dao mổ: nét mặt thô kệch đặc trưng của miền bắc Trung Quốc bất ngờ nhường chỗ cho nét thanh mảnh, da trắng xanh và mái tóc vàng hoe của người Caucasus. Băng từ nước này sang nước khác cũng là một bước nhảy về quá khứ: xa lộ hai chiều, cầu và nhà chọc trời bên phía Trung Quốc nhường chỗ cho cảnh nghèo nàn, quê mùa và xưa cũ. Ở đây thời gian đã ngưng lại trong bóng tối thời kỳ Xô-viết.

Liu Desheng chờ chúng tôi trong quán cà phê ở trung tâm Vladivostok. Chúng tôi lần đầu gặp ông tại một bữa ăn trưa ở Bắc Kinh, nơi ông thường đi lại với tư cách đại diện cho các doanh nhân Trung Quốc làm ăn tại cảng Thái Bình Dương quan trọng nhất của Nga. Ông kể cho chúng tôi về những khó khăn các nhà đầu tư phải đối mặt trong một khu vực bị nạn tham nhũng tàn phá. "Trong vài năm đầu tiên, một người Trung Quốc làm ăn với một người Nga phải giao nộp gần như toàn bộ tiền kiếm được của mình cho người Nga. Đó là điều chúng tôi muốn nói khi chúng tôi nói về mafia. Bọn mafia không phải là một thực thể riêng biệt, độc lập. Nó ở khắp nơi. Nhưng một khi đã thiết lập được mối quan hệ tin cậy, mọi thứ trở nên tốt hơn." Sinh năm 1973, Liu là hiện thân phiên bản Trung Quốc của giấc mơ Mỹ. Năm 1995, ông quyết định từ bỏ công việc đầu bếp và đi vào kinh doanh với hai người anh bán sản phẩm Trung Quốc trên thị trường bán lẻ ở Vladivostok.

Hai anh trai của ông là những người tiên phong. Họ đến thành phố Nga này lần đầu tiên vào năm 1992, làm việc trong ngành xây dựng với mức lương tháng tương đương 120 euro. Sáu tháng sau, họ quay về làng thuyết phục gia đình bắt đầu kinh doanh các sản phẩm Trung Quốc sau khi thấy được cơ hội kinh doanh to lớn. Liu lớn lên trong một gia đình nông thôn nghèo; chỉ học tới bậc tiểu học và sau đó là một khóa học nấu ăn. Bước đầu ông kiếm sống trong một nhà hàng, rồi trong một nhà máy bia, và ông đã không một chút ngần ngại bỏ lại sau lưng tất cả để cùng anh em của mình thử vận may với ngành kinh doanh mới.

"Tôi vượt qua biên giới Nga lần đầu vào ngày 28 tháng 10 năm 1995," Liu kể với chúng tôi. Ông ngồi giữa trợ lý và tài xế của mình tại quầy cà phê trong một khách sạn năm sao. Sáng sớm hôm đó tài xế của ông đón chúng tôi bằng một chiếc Mercedes hiện đại ít được thấy ở Vladivostok. "Tôi bắt đầu bằng cách bán giày sản xuất từ Hắc Long Giang. Năm mươi tám ngày sau, tôi đã kiếm được gia tài đầu tiên: 24.000 rúp, bằng khoảng 500 euro," ông mỉm cười, nhớ lại. "Lúc đó tôi ngủ ở ngay nơi tôi cất giữ hàng để tiết kiệm tiền, trong khi anh trai tôi đảm nhận cung ứng hàng mới. Chúng tôi bắt đầu phát triển và mở cửa hàng đầu tiên. Rồi chúng tôi mua luôn vị trí bên cạnh, phá bức tường để mở rộng cửa hàng," Liu - ông bố của ba đứa con, mười một, sáu và ba tuổi – tiếp tục. Gia đình và bạn bè đóng một vai trò quan trọng, ông khẳng định với chúng tôi. Hiện nay có hơn 120 người trong vòng thân thuộc của ông tham gia vào một doanh nghiệp mở rộng trên toàn Nga và sử dụng hàng ngàn người. Công ty hiện đang sở hữu bốn trung tâm mua sắm ở Vladivostok, hai ở Khabarovsk và nhiều cửa hàng tại Moscow.

Với ánh mắt sắc lẹm và thân hình vạm vỡ, Liu tự tin thể hiện vai trò đứng đầu gia tộc truyền thống của Trung Quốc, trong trường hợp của ông, là lãnh đạo những đồng hương táo bạo. "Gia đình tôi là một trong những gia đình có ảnh hưởng nhất tại Vladivostok," ông nói với chúng tôi. "Ở đây nếu anh gặp bất kỳ rắc rối nào, chỉ cần đưa ra danh thiếp của tôi cho một người Trung Quốc bất kỳ trên xe buýt hay trên đường phố, họ sẽ giúp anh. Họ biết tôi là ai." Để chiếm được lòng tin của ông, chúng tôi đã gặp ông nhiều lần trong các nhà hàng Trung Quốc, nơi nhân viên vội vàng đưa chúng tôi vào phòng riêng tốt nhất của họ. Chúng tôi nâng ly chúc mừng tình hữu nghị Trung Quốc - Tây Ban Nha, khoe kỹ năng dùng đũa của chúng tôi, và gọi một số món ăn yêu thích của miền bắc Trung Quốc mà chúng tôi nhớ được bằng tiếng quan thoại. Không phải là lần đầu tiên, chúng tôi thấy rằng bàn ăn là nơi tốt nhất khi cần phá vỡ thái độ dè dặt của người Trung Quốc.

"Nga đánh thuế 50 phần trăm các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc," ông nói với chúng tôi "vì thế một số người quyết định nhập hàng bất hợp pháp. Họ chuyển hàng bằng xe tải đến biên giới và hối lộ hải quan Nga. Khi xe đã qua biên giới, họ cần tránh đi đường chính hoặc có bất kỳ hành vi đáng ngờ nào, vì nếu bị chặn lại ở một trạm kiểm soát khác, giá thành của hàng hóa sẽ tăng lên, do họ lại phải hối lộ lần nữa." Giữa những lần nâng ly rượu gạo nhắm với miếng thịt lợn chua ngọt, Liu cho chúng tôi biết nhận xét của ông về bí mật mang lại thành công cho doanh nghiệp Trung Quốc tại Nga. Dần dần, chúng tôi bị cuốn vào cốt lõi của hiện tượng di cư của người Trung Quốc ở đất nước này và bắt đầu hiểu được nỗi sợ lan truyền trong người dân địa phương. "Nếu người Nga không muốn chúng tôi đưa hàng hóa bất hợp pháp vào nước này, họ nên giảm thuế đánh lên sản phẩm của chúng tôi," Liu nói.

Sau này, các quan chức Nga cho chúng tôi biết những khoản thuế được áp dụng để bảo vệ các ngành công nghiệp địa phương yếu ớt, nhưng đối với Liu điều này có vẻ vô lý: "Người Nga không thể sống thiếu sản phẩm Trung Quốc. Khi cảnh sát gây rắc rối cho doanh nhân Trung Quốc, tuyên bố doanh nghiệp của họ bất hợp pháp và cố gắng đóng cửa chúng, các doanh nhân đến gặp tôi và nói rằng chúng tôi nên bỏ đi và ngừng bán hàng cho họ. Thử xem lúc đó họ sẽ xoay xở như thế nào!" Liu kết luận, ám chỉ đến sự phụ thuộc của miền đông Nga vào Trung Quốc về vật tư nông nghiệp và hàng tiêu dùng.

Mức độ phụ thuộc này càng rõ rệt khi chúng tôi ghé thăm chợ lớn nhất tại Vladivostok, do Liu làm chủ. Rộng khoảng 4.000 mét vuông, ngôi chợ nhìn rất ấn tượng với 1.000 quầy hàng và 2.000 nhân viên. Trong khu có mái che, các quầy hàng được sắp xếp theo quê quán của chủ quầy người Trung Quốc, những người này điều hành gần như toàn bộ công việc kinh doanh trong chợ. Dãy quầy dành cho các "nhà sản xuất giày từ Vân Nam" nằm cạnh dãy dành cho "thợ may từ Cát Lâm," còn các thương nhân từ Hà Bắc bán đồ lặt vặt, đồ chơi và đồ trang sức rẻ tiền. Ở khu vực ngoài trời, chúng tôi thấy một cái chợ trời khổng lồ, ở đây các container vận chuyển được biến thành quầy hàng. Nga, Việt Nam, Trung Á và, phần lớn là thương nhân Trung Quốc tranh nhau bán gia vị, đèn pin, áo thun, bánh mì, bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp và mọi thứ người ta có thể tưởng tượng ra. Trên 80 phần trăm sản phẩm bày bán đến từ Trung Quốc và - trước nỗi tức giận của người dân địa phương - có rất ít tác động tạo ra việc làm cho địa phương vì hai phần ba nhân viên bán hàng là người Trung Quốc. Cùng một xu hướng này có thể bắt gặp trên khắp nước Nga: 83 phần trăm người lao động nước ngoài tại thị trường Siberia là người Trung Quốc, và khi chúng tôi xem xét tình hình này trong toàn bộ nước Nga con số này là 61 phần trăm.

Thành công của hàng ngàn thương nhân Trung Quốc hoạt động ở Siberia tương phản mạnh mẽ với sự suy sụp của Nhà nước Xô-viết cũ, giờ đây đang cảnh giác với sự phát triển thần kỳ của nước láng giềng. Trong khi các đô thị biên giới Trung Quốc như Suifenhe đang phát triển rầm rộ, không gì có thể kìm hãm được, thì bầu không khí khi chúng tôi ra khỏi ga đường sắt Trans-Siberia tại Khabarovsk là một thứ không khí chùng xuống với nỗi luyến tiếc một thời đã xa. Trong thời gian chúng tôi ở lại thành phố này - nơi mà hầu hết mọi người vẫn lái những chiếc Lada cũ nhưng chưa chịu vào nghĩa địa ôtô - người dân ở đây đã tổ chức một bữa tiệc sôi nổi chào mừng sinh nhật lần thứ 152 của Khabarovsk. Các gia đình đổ dồn ra đường phố, từ ông bà, con cháu mặc áo quần đẹp nhất đến các thủy thủ nắm tay các cô gái có vẻ quê mùa mang giày cao gót. Tất cả chen chúc trên con đường dọc theo bờ sông, chào đón những tia nắng xuân đầu tiên sau một mùa đông dài khắc nghiệt và vui đùa trong công viên giải trí trông như bước ra từ một cảnh phim gián điệp thời chiến tranh lạnh. So sánh là điều không thể tránh khỏi. Ở bên này sông Amur mọi người ca hát, khiêu vũ, uống rượu và ăn mừng, dường như không quan tâm bằng cách nào những người láng giềng bờ bên kia đang phát triển với tốc độ điên rồ.

Trung Quốc và Nga là những người quen cũ, họ đã trải qua nhiều thế kỷ chiến tranh với nhau, mỗi nước sở hữu một phần lãnh thổ có một trữ lượng khổng lồ tài nguyên thiên nhiên, từ vàng, dầu đến nước ngọt và gỗ hiếm. Thực trạng di cư của người Trung Quốc đã trở thành một vấn đề rất nhạy cảm ở Nga, quốc gia hiện đang sống trong nỗi sợ về một cuộc xâm lược thầm lặng của người Trung Quốc.13 Như chúng tôi đã xác nhận trong suốt chuyến đi, Trung Quốc cũng đang mở rộng sang khu vực Trung Á láng giềng, từng là một phần của Liên Xô và dù tình trạng hiện nay không còn như trước, vẫn là một vùng lãnh thổ bao la nằm dưới tầm kiểm soát của Moscow.14 Nga đã không quên rằng, trước cuộc cách mạng Tháng Mười, thương nhân Trung Quốc chiếm 13 phần trăm dân số địa phương trong vùng lãnh thổ phía đông của Nga, một khu vực chiến lược đối với Moscow.15 Các chuyên gia và chính trị gia theo dõi tình hình này với sự quan ngại, đặc biệt vì những tác động trong tương lai: bốn tỉnh ở miền bắc Trung Quốc có chung biên giới với Nga (Nội Mông, Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh) có dân số đến 132 triệu người16 cũng như các tài nguyên thiên nhiên ngày càng hiếm như nước, gỗ, dầu và đất đai màu mỡ. Ở phía bên kia sông Amur, một lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Irkutsk đến Vladivostok chỉ 6 triệu người cư trú và có các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu Trung Quốc cần. Ngoài ra còn có tác động tâm lý từ thực tế Trung Quốc - một biểu tượng của nghèo đói cách đây chỉ ba thập niên khi chủ nghĩa Mao kết thúc - giờ đây là một quốc gia giàu có. Là một quốc gia kiêu hãnh từng giữ vị trí cường quốc thế giới và xem thường nước láng giềng nghèo nàn, Nga không dễ thừa nhận một thực tế là thời thế đã thay đổi. Dù người Nga có thích hay không, thời điểm của Trung Quốc cuối cùng đã đến.

Bất chấp lo lắng từ mối quan tâm về một cuộc xâm lược thầm lặng đang xảy ra ở Siberia, nhiều người xem Bắc Kinh là giải pháp duy nhất cho một khu vực đang phát triển bị Moscow lãng quên và bị tác động bởi suy giảm dần dân số. "Ở đây chúng tôi không được lựa chọn. Đến năm 2050 dân số vùng Viễn Đông Nga sẽ giảm từ 6 triệu xuống còn 4 triệu. Chúng tôi đã thực sự thiếu lao động và tương lai sẽ càng thiếu hơn. Rồi chúng tôi sẽ phụ thuộc vào thương mại, đầu tư và lao động Trung Quốc," Vladimir Kucheryavenko, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế của Khabarovsk thuộc Viện Khoa học Nga, lập luận.

Các chuyên gia khác, chẳng hạn như Mikhail Tersky, giám đốc Trung tâm phát triển chiến lược Thái Bình Dương tại Đại học Vladivostok, hoàn toàn buông xuôi, nhấn mạnh số phận của nước Nga nằm trong sự hợp tác với Trung Quốc. "Chúng tôi không có tương lai, trừ khi đó là tương lai với Trung Quốc. Thật điên rồ khi cản đường đi của cơn cuồng phong. Nếu Trung Quốc xem chúng tôi là kẻ thù thì sẽ càng tồi tệ hơn cho nước Nga, vì vậy sẽ tốt hơn cho chúng tôi khi hợp tác với nhau. Giờ đây vấn đề chỉ là tìm cách giảm thiểu tổn thất của chúng tôi."

LỊCH SỬ TỰ LẶP LẠI

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của đội quân bán dạo Trung Quốc và lang thang qua các khu chợ Nga của Liu chúng tôi có thể biết được phần nào chiến lược của người di cư Trung Quốc, nhu cầu sống xa quê hương vì lý do kinh tế của họ và, quan trọng nhất, tầm tác động khu vực từ việc bành trướng của họ khắp hành tinh. Tác động này trước tiên được cảm nhận bởi các doanh nghiệp địa phương, vốn chỉ có thể đứng nhìn khi bị mất địa bàn vào tay người Trung Quốc, những đối thủ cạnh tranh vừa có tổ chức tốt hơn vừa có thể bán hàng hóa với giá không thể cạnh tranh nổi.17 Về sau, chúng tôi sẽ thấy bằng cách nào cuộc di cư này đồng thời chuyển các tiêu chuẩn về lao động và môi trường Trung Quốc ra toàn thế giới. Tuy nhiên, không thể hiểu được cộng đồng người Trung Quốc trên khắp hành tinh nếu không xét đến luồng di cư đã diễn ra trong nhiều thập niên ngay trong đất nước Trung Quốc. Từ khi bắt đầu mở cửa nền kinh tế Trung Quốc, ít nhất 200 triệu người đã lìa bỏ nông thôn tìm kiếm cơ hội mới ở thị thành. Các chuyên gia dự đoán trong vài năm tới 300 triệu người nữa sẽ thực hiện cuộc hành trình y hệt. Trong khi biến động dân cư ngày càng tăng trong chính Trung Quốc, do tăng trưởng kinh tế thúc đẩy, một dòng người di cư lớn cũng bắt đầu tìm kiếm cơ hội mới bên ngoài Trung Quốc, chinh phục thị trường quốc tế ở khắp mọi nơi, từ Nigeria đến Argentina, từ Papua New Guinea đến Canada. Ở đây chúng ta thấy sự gia tăng xu hướng đã bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước nhưng hiện nay lớn hơn, nhanh hơn, rộng hơn và quyết đoán hơn bao giờ hết.

Người Trung Quốc đã di cư trong hàng trăm năm, chạy trốn khỏi nạn đói, chiến tranh, đàn áp (cả trước khi cộng sản lên nắm quyền) và xung đột xã hội. Tất cả những yếu tố này đã góp phần khiến Trung Quốc có một trong những dân số di cư lớn nhất trong lịch sử, khoảng 35 triệu người các sắc tộc Trung Quốc - chủ yếu là người tộc Hán18 - sống rải rác trên khắp hành tinh.19 Ở một số khu vực châu Á, di cư Trung Quốc bắt đầu từ thế kỷ 12, khi đế quốc Trung Hoa mới bắt đầu biến mình thành cường quốc hải quân và đạt được trong thế kỷ 15 với Đô đốc Trịnh Hòa, được nhiều người xem là Christopher Columbus của Trung Quốc. Trịnh Hòa chỉ huy nhiều cuộc thám hiểm theo lệnh của Hoàng đế Minh Thành Tổ của triều Minh và đưa Trung Quốc đi xa đến Vịnh Aden trên bờ biển của Somalia ngày nay. Bảy chuyến đi biển mà ông đã chỉ huy từ năm 1405 đến năm ông qua đời, 1433, đều nhằm mục đích mở rộng hệ thống thu thuế và triều cống của một quốc gia mà vào thời điểm đó không quốc gia nào khác sánh kịp về công nghệ hiện đại và tìm cách kiểm soát các vùng biển.

Với những con tàu lớn gấp bốn tàu Santa Maria của Columbus đi Tây Ấn, những chuyến đi của Trịnh Hòa - một thái giám có nguồn gốc Hồi giáo được các hoàng đế nhà Minh tôn trọng do sự can đảm trong chiến đấu - chỉ huy vận chuyển đến 27.000 người trên nhiều con tàu.20 Những chuyến đi của ông đánh dấu sự bắt đầu thời kỳ thương mại vàng son trong khu vực Đông Nam Á, thúc đẩy buôn bán gia vị, hàng thủ công mỹ nghệ và giúp các cảng như Malacca trở nên quan trọng như chúng vẫn được hưởng ngày nay trên các tuyến đường biển hiện đại.21 Được những cải tiến trong hàng hải dẫn dắt, thương mại đã trở thành bàn đạp thực sự cho việc di cư dần dần của hàng triệu người Trung Quốc trên khắp châu Á. Con cháu của họ ngày nay chiếm phần lớn dân số của các nước khác nhau trong khu vực: Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ước tính có 28 triệu người sắc tộc Trung Quốc sống rải rác khắp châu Á, tạo thành một phần quan trọng dân số ở các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Buôn người cũng góp phần trong sự xuất hiện một số lượng nhỏ người nô lệ Trung Quốc tại các thuộc địa của phương Tây ở Mỹ và châu Phi. Tuy nhiên, chỉ đến khi bãi bỏ việc buôn người trong thế kỷ 19 việc di cư của người Trung Quốc mới thực sự bắt đầu tỏa khắp toàn cầu. Tại thời điểm này người di cư Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trong trang trại ở Peru, trong hầm mỏ ở Nam Phi, và thậm chí trên chiến trường Thế chiến thứ nhất, nơi Anh, Pháp và Nga sử dụng đến 150.000 công nhân Trung Quốc vào các việc như đào hào và chôn xác với đồng lương khốn khổ.23 Trong những thập niên này, Trung Quốc đã thực sự phân rã. Bất ổn chính trị, khó khăn kinh tế và hỗn loạn chung lên đến đỉnh điểm trong cuộc nội chiến đẫm máu và cuộc xâm lược của Nhật Bản, tạo ra các điều kiện đặt nền móng cho quá trình di cư hiện đại trước khi nước Cộng hòa Nhân dân thành lập vào năm 1949. Những làn sóng người di cư Trung Quốc từ các tỉnh như Phúc Kiến, Quảng Châu đã không chút ngần ngại vay nợ chồng chất để kiếm được vé tàu giúp họ thoát xa khổ cực và cuộc xâm lược của nước ngoài và đưa họ đến vùng đất hứa.

Điều gì đã xảy ra với họ? Họ có đạt được mục tiêu của mình? Để làm được điều đó, họ đã phải đối mặt với gian khổ khắc nghiệt, còn tồi tệ hơn so với những gì một người bán dạo Trung Quốc hiện đại trải qua. Tuy nhiên, đối với nhiều người phần thưởng cho nỗ lực của họ ngày nay vẫn còn thấy rõ, như trường hợp của vài người chúng tôi được gặp trong chuyến đi của mình. Họ rời Trung Quốc để có cuộc sống thành đạt, họ làm giàu và không bao giờ quay lại. Ngày nay, con, cháu, chắt của họ không còn là người di cư nữa. Thay vào đó số này tạo nên những thế hệ mới người Trung Quốc ở nước ngoài.

Chẳng hạn Fung Xi Mao, rời quê nhà Quảng Châu vào năm 1947 nghĩa là ông sẽ không bao giờ gặp lại cha mình. Ông chỉ mới mười tám tuổi khi bắt đầu cuộc hành trình đến miền đất hứa Venezuela - nơi rốt cuộc ông cũng đến được sau một tuần vượt Thái Bình Dương, từ Hồng Kông qua Manila và Honolulu, tiếp đó đến San Francisco, Managua và Caracas. Nhìn ông ngồi trong văn phòng của mình ở Maracay, cách thủ đô Venezuela 110 km về phía tây, không ai nghĩ trong vài năm đầu tiên sau khi đến đây ông phải ngủ trong quán cà phê nơi ông làm việc ngày 12 giờ để được trả chỉ 100 bolivar một tháng, bằng khoảng 15 euro. Tường văn phòng công ty nơi ông và con trai điều hành đế chế nhỏ của mình treo đầy các giải thưởng công nhận thành tựu kinh doanh. Ngoài ra còn có một loạt bức ảnh ông bắt tay với những người bạn cũ, trong số đó có các cựu tổng thống Venezuela Carlos Andrés Pérez và Rafael Caldera. Tuy nhiên, ông nói với chúng tôi, trở lại lúc bắt đầu hành trình gian khổ của mình, ông không bao giờ tin rằng ông sẽ một ngày được sánh vai với những người tai to mặt lớn của Venezuela.

"Tôi định cư ở Maracay vào năm 1957. Lúc đó chỉ có 3,5 triệu người sinh sống tại Venezuela. Đây là một miền đất của cơ hội," ông nhớ lại.24 Ông nói chậm rãi bằng thứ tiếng Tây Ban Nha Nam Mỹ vẫn có thể nghe được vài ngữ âm tiết lộ nguồn gốc thực sự của ông. Giống như Liu, doanh nhân điều hành chợ ở Siberia Nga, Fung Xi Mao tiến lên trong kinh doanh bằng sức mạnh của cá tính đầy tham vọng, khả năng hy sinh và tính táo bạo khi đối mặt với rủi ro. Ông cũng nhận được hỗ trợ tài chính của những người đồng hương, tất cả đều đến từ làng quê Ân Bình của ông. "Một người bạn cho tôi mượn 12.000 bolivar [gần 2000 euro với tỷ giá hiện nay]. Tôi dùng số tiền đó để dựng nên một tiệm đồ sắt và sau đó là một tiệm bán buôn hàng hóa Trung Quốc. Không có cạnh tranh. Hàng năm tôi nhập khẩu một trăm container từ Hồng Kông và lợi nhuận của tôi là 30 phần trăm." Thu nhập của ông tăng vùn vụt. Đầu tiên ông sử dụng chúng để mở một nhà máy sản xuất đồ chơi và tiếp đó một chuỗi các siêu thị. Ông làm giám đốc một ngân hàng trong mười năm. Ông thành lập một kênh truyền hình, một tờ báo, và đầu tư vào ngành công nghiệp xây dựng đầy lợi nhuận. Nói cách khác, người nhập cư nghèo ngày nào giờ đã là một triệu phú.

Nhiều đồng hương của Fung Xi Mao theo bước chân của ông. Bằng chứng có thể được nhìn thấy trong mạng đường phố nhộn nhịp ở trung tâm Maracay mà ngày nay đã bị các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm hữu thực sự. Ở đấy không có cửa hàng bán sản phẩm gia dụng, phần cứng và các thiết bị điện tử hoặc bất kỳ đồ sắt nào mà không dưới sự kiểm soát của người Trung Quốc di cư từ Ân Bình, như đã được chỉ rõ bằng chữ "Fung" – dòng họ tiêu biểu của vùng này - treo trên lối vào của hầu hết doanh nghiệp. Fung Xi Mao, người đứng đầu đáng kính của gia tộc, đã đóng một vai trò quyết định trong sự phát triển này. Từ khi giàu lên, ông đã làm việc không mệt mỏi để giúp đỡ những người đồng hương của mình thành công trong kinh doanh. "Trong những năm qua nhiều người Trung Quốc đã yêu cầu tôi cho mượn tiền để giúp họ lập doanh nghiệp riêng. Họ luôn luôn hoàn trả - không một ai từng làm tôi thất vọng. Họ chỉ cần hứa với tôi. Ở Trung Quốc, đưa ra một lời hứa cũng quan trọng như ký một văn tự," ông nói với chúng tôi.

Người ta ước tính từ thế kỷ 17 đến nay có từ 3 đến 7 triệu người Trung Quốc như Fung Xi Mao rời quê hương để tìm kiếm cơ hội mới ở nước ngoài.25 Nhiều người khác ra đi để thoát khỏi đàn áp hay bắt bớ trong các cuộc đấu tranh ý thức hệ thời chiến tranh lạnh.26 Trong thầm lặng, cộng đồng người Trung Quốc di cư trên toàn thế giới đã từng bước lưu dấu vĩnh viễn ở nhiều quốc gia, chủ yếu là ở Đông Nam Á và cả châu Phi nữa.27 Trong thực tế, sắc dân Trung Quốc là nhóm sắc tộc lớn nhất ở các nước như Singapore (76,8 phần trăm), và tạo thành một bộ phận quan trọng trong thành phần xã hội của Malaysia (25,6 phần trăm), Thái Lan (11 phần trăm) và Brunei (29,3 phần trăm).28 Chắc chắn yếu tố làm cho các cộng đồng di cư này trở nên rất quan trọng trong xã hội tiếp nhận là sức mạnh kinh tế của họ. Điều này rất rõ từ mức độ tham gia của cộng đồng này trong nền kinh tế các nước, từ 4,5 phần trăm GDP của Việt Nam đến 80 phần trăm của Singapore. Ngay ở các nước như Indonesia, nơi người dân có gốc Trung Quốc chỉ chiếm 3 phần trăm dân số, nhóm này cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nội địa. Một số ước tính thậm chí còn thử đưa ra con số suy đoán rất cao về tài sản tích lũy của người Trung Quốc sống ở nước ngoài qua nhiều thế kỷ: một con số khó tin, 1.500 tỷ đô-la.

Như chúng ta đã thấy ở phần trước, sự giàu có to lớn này phần lớn là từ tính cách đặc trưng của người Trung Quốc. Khả năng làm việc chăm chỉ và tiết kiệm tiền bạc, cũng như năng lực kinh doanh nhạy bén, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, như nằm sẵn trong gien của họ. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố tác động duy nhất. Sự thành công của người Trung Quốc di cư cũng có thể được giải thích bởi mạng lưới kết nối do "Hội Trung Quốc vĩ đại" tạo ra:30 bất cứ ở đâu có một người Trung Quốc muốn lập doanh nghiệp, sẽ luôn có một người đồng hương sẵn sàng cho vay tiền hay giúp đỡ để có được thị thực hay giấy phép cho dù không có quan hệ gia đình hay sắc tộc. "Tính cách này rất đặc biệt đối với người di cư Trung Quốc. Trong khi một số nước khác có chung văn hóa Nho giáo cũng hành xử tương tự, nhưng tinh thần đoàn kết trong cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài mạnh hơn nhiều," chuyên gia di cư Zhuang Guotu giải thích. Zhuang nhấn mạnh rằng điều đó cũng phát xuất từ "tình cảm hội đoàn" đặc trưng cho văn hóa phương Đông (so với "chủ nghĩa cá nhân phương Tây"), lối hành xử này chịu ảnh hưởng phần lớn từ thực tế trong nhiều thế kỷ một tỷ lệ lớn người di cư Trung Quốc đến từ cùng một vùng ven biển của Trung Quốc (ví dụ như Phúc Kiến và Quảng Đông). "Sức mạnh gắn kết gia đình và tình quê hương rất quan trọng đối với người Trung Quốc sống ở nước ngoài."

Như vậy, quan hệ trong nội bộ người Trung Quốc được tăng cường giữa những người di cư sau khi rời khỏi quê hương gốc gác của họ: Ở Trung Quốc đại lục31 mọi người nuôi giữ tình cảm đó trong mỗi gia đình. Sự gắn bó mạnh mẽ với phong tục, ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc giải thích rõ sự thiếu quan tâm lúc đầu của những nhóm người di cư trong việc hội nhập hay thậm chí thích nghi với xã hội tiếp nhận họ. Người di cư Trung Quốc thường có xu hướng sống khép kín và rất ít tiếp xúc với người dân địa phương, trừ giao dịch kinh doanh.32 Dù ý thức cộng đồng của lớp tiên phong thường có giảm đi chừng mực nào đó trong các thế hệ con cháu của những người di cư, nhưng ý thức gánh vác di sản và các giá trị nhất định phải được truyền lại cho các thế hệ tương lai vẫn tiếp diễn mạnh mẽ. Ngôn ngữ và hôn nhân trong cộng đồng đảm bảo duy trì di sản văn hóa giữ các thế hệ tương lai gắn chặt với gốc rễ Trung Quốc của họ.

"Trong thời của ông tôi, mọi thứ đều rất khắt khe theo kiểu anh phải kết hôn với người cùng làng, chứ không chỉ cùng sắc tộc với mình. Bây giờ mọi thứ không còn khắt khe như trong thời của ông tôi, nhưng vẫn còn nếp nghĩ ấy trong thế hệ trẻ, rằng chúng nên kết hôn với người đồng chủng," Bonnie Pon, cháu của một di dân Quảng Đông đến Nam Phi vào cuối thế kỷ 19, giải thích. Gia đình của Bonnie vẫn điều hành doanh nghiệp do ông của anh thành lập hơn một trăm năm trước ở trung tâm của cái gọi là “Phố Tàu đầu tiên” ở Johannesburg. Anh bây giờ là một phần của phả hệ hiện có năm mươi sáu thành viên trải khắp Nam Phi, và cũng có những nhánh ở xa tận Canada, Úc, New Zealand và Singapore. "Tất cả, chỉ trừ hai trong 56 người đều đã lập gia đình với người gốc Trung Quốc," anh kể với chúng tôi. Ngoài tâm lý truyền thống bắt nguồn từ "xã hội Trung Quốc cũ," khiến ông của Bonnie không chấp nhận hôn nhân khác sắc tộc, xu hướng này còn bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, nơi người Trung Quốc được xem là "không trắng," và do đó có nghĩa là "đen." "Sống ở Nam Phi, người Trung Quốc không ngừng được nhắc nhở về sắc tộc. Đối với chúng tôi hôn nhân cùng sắc tộc là điều tất nhiên."

Đã lâu sau khi kết thúc nạn phân biệt chủng tộc, Erwin, con trai của Bonnie, tiếp tục truyền thống gia đình: anh kết hôn với một phụ nữ Đài Loan và vợ anh vừa mới sinh con gái. Bonnie đoan chắc với chúng tôi rằng con anh sẽ học các ngôn ngữ chính thức ở trường - tiếng Anh và tiếng Afrikaans - và học tiếng Quảng Đông và tiếng quan thoại ở nhà. "Chúng tôi may mắn là cha mẹ của chúng tôi kiên quyết chúng tôi phải giữ tiếng mẹ đẻ của mình," ông nói thêm. Bonnie, sinh ra ở Nam Phi, thừa nhận ông bị "Tây hóa về nhiều mặt," vẫn rất coi trọng cội rễ và di sản Trung Quốc của ông; đồng thời ông cũng tách mình ra khỏi các giá trị đang nổi lên ở Trung Quốc hiện đại. "Khi tôi nhìn vào gương tôi thấy một khuôn mặt Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng tôi sinh ra ở Nam Phi và chúng tôi sống ở đây cả đời mình. Tôi đi Trung Quốc mỗi năm một lần để mua hàng hóa, nhưng tôi không quen với lối sống ở Trung Quốc. Đó không phải là quê hương đối với tôi, theo nghĩa tôi không thoải mái với cách họ hành xử. Trong vài khía cạnh, gia đình chúng tôi truyền thống hơn những thanh niên cộng sản thời nay," ông kết luận. Trong một gia đình đã sống năm thế hệ ở Nam Phi, quốc gia với nhiều người gốc Trung Quốc nhất ở châu Phi,33 Bonnie và gia tộc của ông bảo vệ DNA Trung Quốc của họ như một kho báu nhỏ. Đối với họ, chính mã di truyền cho họ biết họ là ai và từ đâu đến.

HẬU DUỆ CỦA TÔN TRUNG SƠN Ở ECUADOR

Dáng người thanh mảnh, đôi mắt hình trái hạnh nhân lanh lợi và bộ ria mép thanh tú, không khó để nhận ra nguồn gốc Trung Quốc của Harry Sun Soria. Tuy nhiên, câu chuyện về viên cựu thị trưởng của Guayaquil, thủ đô kinh tế của Ecuador, khác với những người Peru, Brazil và Ecuador có ông bà hay cụ kỵ đến Nam Mỹ tham gia xây dựng đường sắt hay làm việc ở đồn điền mía đường trong thế kỷ 19. Harry Sun là thành viên gia đình Tôn Trung Sơn, tổng thống đầu tiên của Trung Quốc, người đã thành lập Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1911. Dòng máu chảy trong người ông cùng tổ tiên với dòng máu đã giúp chấm dứt nhiều thiên niên kỷ cai trị của các hoàng đế Trung Quốc.

Harry Sun nói với vẻ cân nhắc, sắc giọng như thể thôi miên người nghe, điển hình của những người có học được thiên phú tài năng nói chuyện với công chúng. Cùng với vai trò thị trưởng, khả năng này đã giúp ông trở thành thành viên quốc hội vào năm 2002. Vị kiến ​​trúc sư và là cha của hai cô con gái giờ đã nghỉ kinh doanh một phần, dành tài sản và thời gian điều hành Quỹ Tôn Trung Sơn Ecuador mà ông là chủ tịch. Mặc dù cách ông cố mình bốn thế hệ - ông Sun Kun Sang, anh em ruột với người sáng lập Trung Quốc hiện đại - Harry Sun vẫn một mực trung thành với nguồn cội của mình. "Tôi cảm nhận được mình là người Trung Quốc," ông nói với chúng tôi tại văn phòng của ông trong một khu chợ cao cấp của Guayaquil. "Tôi yêu mến người Ecuador và tôi tôn trọng họ. Họ cho chúng tôi một bản sắc chúng tôi trước đây chưa có. Nhưng tôi cảm nhận được mình là người Trung Quốc.” Chỉ cần nhìn vào ông là đủ để tin những gì ông nói: ông đang mặc một bộ đồ truyền thống Trung Quốc may bằng lụa Quảng Đông màu nâu thêu các họa tiết màu đen nổi bật trong thành phố nằm bên bờ đông Thái Bình Dương này.

Ông cố của Harry Sun đến Ecuador vào năm 1881, chạy trốn khỏi sự hỗn loạn đang tấn công Trung Quốc vào lúc đó. "Ông xuất thân từ một gia đình nông thôn. Ông bắt đầu là một tá điền rồi sau đó dựng nên các doanh nghiệp riêng xuất khẩu hạt ca cao và cà phê," Harry Sun nhớ lại. "Vào đầu thế kỷ này, hoàng đế đã ban án tử hình ông và gia đình vì những hoạt động họ đã thực hiện nhằm kết thúc đế chế. Điều này đã khiến Tôn Trung Sơn thăm Ecuador vào năm 1907 để nêu gương." Ông cố của ông kết hôn với một người phụ nữ Ecuador khiến gia đình Sun cắm rễ xuống đất nước này nhưng không bao giờ phá vỡ mối quan hệ của họ với "quê hương.” "Tôi đã đi Trung Quốc trong hai mươi bảy năm qua. Con gái tôi đã học tại Bắc Kinh trong ba năm. Nó có một cam kết: sau một trăm năm kể từ khi gia đình của chúng tôi chạy khỏi Trung Quốc, chúng tôi sẽ trở lại. Điều quan trọng là dạy cho tất cả con cháu của người dân Trung Quốc yêu Trung Quốc," ông nói với chúng tôi.
"Tôi đồng cảm với những cuộc cách mạng do Tôn Trung Sơn và Mao Trạch Đông lãnh đạo," Harry Sun tiếp tục. "Tại sao ư? Vì trước đó chúng tôi [Trung Quốc] không là gì cả. Tất cả các cường quốc thế giới xâm chiếm đất nước chúng tôi. Họ nắm quyền kiểm soát Trung Quốc và xem chúng tôi là chiến lợi phẩm chính trị. Họ dạy người Trung Quốc hút thuốc phiện để góp phần cân bằng thương mại, vì thị trường của họ bị tràn ngập với sứ, lụa và sáng chế từ Trung Quốc... Họ hủy hoại người dân Trung Quốc bằng thuốc phiện. Pháp và Anh làm giàu bằng máu của người Trung Quốc. Tại sao tôi lại không nên ủng hộ một cuộc cách mạng?"34 Harry Sun nhìn thẳng vào mắt chúng tôi khi ông lặp đi lặp lại gần như từng lời, đường lối chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến các vết sẹo do phương Tây tham lam để lại trên cơ thể Trung Quốc. Đây là cơ sở để Harry Sun xây dựng triết lý của ông về bản sắc và giá trị của việc là người Trung Quốc.

Theo cách nói của Harry Sun, quỹ của ông nhằm mục đích "cho Ecuador thấy chúng tôi có nền văn hóa 5.000 năm tuổi. Để chấm dứt huyền thoại người Trung Quốc chỉ là những người bán giày và đồ dệt may," ông khẳng định, luôn luôn sử dụng ngôi thứ nhất số nhiều. Ngoài chức năng giáo huấn, quỹ này cũng hỗ trợ cho những người Trung Quốc sống trong thành phố, nhóm người đang tăng theo cấp số nhân do nhập cư bất hợp pháp và tham nhũng của các cơ quan di trú Ecuador. "Chúng tôi cung cấp nơi trú ẩn cho người Trung Quốc. Nếu họ cần giúp đỡ công việc làm ăn, tài chính hay tinh thần, chúng tôi giúp cho họ. Bất cứ khi nào một người Trung Quốc bị đi tù, chúng tôi bảo đảm họ sẽ có ai đó ở giúp đỡ." Harry Sun là hiện thân của tính cách điển hình của cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài, một thái độ được thấy ở khắp nơi, từ Mozambique đến Cuba, từ Nam Phi đến Ecuador: gắn bó với cố quốc. Trong khi đang là công dân chính thức của nước tiếp nhận, các cộng đồng này duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc bất chấp thực tế cha mẹ hay ông bà của họ đã buộc phải trốn khỏi sự đàn áp của chủ nghĩa Mao hay sự hà khắc của thời đại phong kiến.

Ý thức thuộc về Trung Quốc và tự hào là người Trung Quốc dù được sinh ra ở nước khác cũng giải thích số lượng đóng góp ấn tượng của cộng đồng ở nước ngoài cho Trung Quốc trong suốt thế kỷ 20. Trong những năm 1920 và 1930, người Trung Quốc ở nước ngoài tài trợ xây dựng đường sá, cầu cống, trường đại học và đường sắt như đường sắt Tân Ninh, nối 138 km giữa thị trấn Ân Bình thuộc Quảng Đông và sông Châu Giang. Tập quán này vẫn tiếp tục đến ngày nay. Ví dụ được nêu nhiều nhất, cũng là tiêu biểu nhất, được thúc đẩy bởi Olympic Bắc Kinh năm 2008. Các khoản đóng góp tự nguyện của 350.000 người Trung Quốc sống ở 102 quốc gia trên toàn thế giới đã giúp thanh toán một phần quan trọng trong 100 triệu euro cần thiết để xây dựng hồ bơi Olympic được gọi là "Hộp nước" (Water Cube). "Chúng tôi đã xây dựng nó để gửi một thông điệp tới thế giới: chúng tôi cũng là một phần của Trung Quốc," Sun, người đã đóng góp một phần tài sản của mình để giúp biến công trình biểu tượng thành hiện thực, giải thích. Mặc dù vậy, các khoản đóng góp này chỉ là một phần nhỏ trong sự đóng góp to lớn mà các cộng đồng Trung Quốc ở nước ngoài đã thực hiện cho sự hồi sinh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trong thực tế, cộng đồng này đã cung cấp nguồn hỗ trợ tài chính chủ yếu để phát triển công nghiệp Trung Quốc từ lúc bắt đầu mở cửa kinh tế và cải cách vào năm 1979, khi "người cầm lái nhỏ bé" Đặng Tiểu Bình thành công lèo lái Trung Quốc ra khỏi tình trạng hỗn loạn mà chủ nghĩa Mao để lại. Người ta ước tính 65 phần trăm của 500 tỷ đô-la lũy kế trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho đến năm 2003 đến từ các cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài, đặc biệt là ở Hồng Kông, Đài Loan và Đông Nam Á.35 Ý thức về giá trị của việc có được một cộng đồng tương đồng về văn hóa có nguồn lực dồi dào ở khắp thế giới, chính quyền cộng sản - vốn đối xử người dân ở nước ngoài với sự khinh miệt trong cuộc Cách mạng văn hóa36 – từ những năm 1980 đã nỗ lực sửa chữa quan hệ với nhóm này. Trong khi Bắc Kinh đã thực sự từ bỏ công dân ở nước ngoài trong phần lớn thế kỷ 20, thì chính phủ hiện đã quay sang cộng đồng người Trung Quốc giúp xây dựng lại đất nước, thậm chí thông qua các luật trao cho họ ưu đãi hơn về thuế so với các nhà đầu tư nước ngoài khác.37 Là một phần của chính sách "ra thế giới" và "mang về đại lục" (

), Bắc Kinh đã gửi hàng ngàn đại diện trên toàn thế giới để thu hút vốn và ve vãn các nhà đầu tư nước ngoài có gốc Trung Quốc. Chỉ riêng Phúc Thanh, thành phố có khoảng một triệu dân ở tỉnh Phúc Kiến, người ta ước tính cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài đã quyên góp hơn 140 triệu euro, đầu tư vào khoảng 900 doanh nghiệp và đóng góp hơn 4 tỷ đô-la đầu tư trực tiếp nước ngoài.38

Ngày nay, một hình thức của chủ nghĩa dân tộc xuyên quốc gia đã phát triển để hàng triệu công dân, dù sống ở hai đầu đối nghịch của thế giới, tìm thấy một yếu tố gắn kết ở quê hương và văn hóa Trung Quốc, dù với nhiều mức độ khác nhau. Trong mắt người phương Tây vốn thường hiểu thế giới từ quan điểm của mô hình nhà nước - quốc gia, hành xử đặc trưng này của người Trung Quốc có thể gây ngạc nhiên hay, trong trường hợp xấu nhất, sợ hãi. Ví dụ, một người Tây Ban Nha, Anh hay Ý cảm thấy gắn bó với quốc gia của mình được xác định bằng đường biên giới cụ thể và đặc trưng bởi ngôn ngữ và văn hóa chung. Khi họ di cư và cắm rễ, ví dụ ở Mexico, Úc hoặc Hoa Kỳ, những mối quan hệ này dần dần biến mất từ thế hệ này sang thế hệ khác khi con cái của họ nhanh chóng hòa nhập với đất nước tiếp nhận và tập quán ở đó. Nói cách khác, con trai của một người Tây Ban Nha nhập cư không còn là "người Tây Ban Nha" nữa; mà là người Mexico.

Đối với người di cư Trung Quốc thì thường không như vậy. Nhà báo và học giả Martin Jacques cho rằng điều này là do tự bản chất Trung Quốc là một quốc gia: thay vì là một nhà nước-quốc gia, Trung Quốc là một nhà nước-nền văn minh. Như vậy, ý thức thuộc về một văn hóa, một truyền thống và một lịch sử kéo dài chính thức hơn 5.000 năm sẽ không biến mất sau khi một cá nhân di cư, bất chấp thực tế là họ đang cư trú trên một lãnh thổ khác và đang sống trong một thực tế xã hội và văn hóa khác. Văn minh là yếu tố gắn kết, sợi chỉ giữ chuỗi ngọc do cộng đồng to lớn người Trung Quốc ở nước ngoài tạo nên. Người Trung Quốc, dù ở trong hay ngoài biên giới Trung Quốc, được đắm mình trong dòng chảy văn minh vĩ đại, trong đó truyền thống, tín ngưỡng, ngôn ngữ, phong tục và văn hóa được truyền từ cha mẹ sang con cái. Nói cách khác, cho dù anh xa Trung Quốc đến đâu đi nữa, anh cũng không bao giờ thôi là người Trung Quốc.

Nhiều năm qua, nhà nước Trung Quốc đã luôn đóng vai người bảo vệ nền văn minh cổ kính này. Trước tiên là các vương triều, với nhóm tinh hoa gồm quan lại và viên chức cấp cao, và sau đó là chính quyền cộng sản đã đảm nhiệm vai trò người bảo vệ và đại diện của di sản quý giá này, quy tụ tất cả mọi thứ từ triết lý của Khổng Tử đến ý thức tôn trọng tổ tiên và gia đình. Trong kỷ nguyên hiện đại, điều này dẫn đến ý thức rõ rệt về chủ nghĩa dân tộc vốn đóng một vai trò quan trọng. Đặc biệt từ khi chủ nghĩa Mao sụp đổ, khiến chế độ không có một điểm tựa ý thức hệ, Bắc Kinh đã hết sức thúc đẩy một lý luận dân tộc chủ nghĩa, không chỉ dựa trên lòng tin vào sức mạnh của Trung Quốc, mà còn vào thông điệp ngầm chống phương Tây và công khai chống Nhật. Khi Mao Trạch Đông còn nắm quyền, chủ nghĩa dân tộc đã được sử dụng để chống lại chủ nghĩa tư bản và quan điểm tư sản, một kỹ xảo tương tự được Bắc Triều Tiên sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ mở cửa kinh tế của Trung Quốc và trong sự trỗi dậy hiện nay của "chủ nghĩa tư bản đỏ," một dạng chủ nghĩa dân tộc sử dụng một lý luận đặc biệt làm lay động trái tim của người dân đang được sử dụng để giảm thiểu bất kỳ khả năng nào của Trung Quốc trong việc tiếp nhận một nền dân chủ tự do kiểu phương Tây.

Có lẽ ví dụ đáng kể nhất gần đây diễn ra trong chuyến đi vòng quanh thế giới của ngọn lửa Olympic chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh 2008. Nhiều thanh niên Trung Quốc đã xuống đường ở Buenos Aires, Paris, London và Sydney để chống lại các cuộc biểu tình ủng hộ độc lập và quyền con người ở Tây Tạng. Mặc dù không thể phủ nhận các đại sứ quán Trung Quốc đã đóng một vai trò sắp đặt các phản ứng, không nên đánh giá thấp hành động được chính các sinh viên thể hiện trong việc xuống đường để bảo vệ ngọn lửa Olympic khỏi những lực lượng phá hoại phương Tây.



Ý thức chủ nghĩa dân tộc mà Bắc Kinh thúc đẩy trong nhân dân nhiều lúc rất bền chặt đã lan ra khỏi biên giới Trung Quốc và xâm nhập toàn bộ cộng đồng ở nước ngoài. Không thiếu các ví dụ về người Trung Quốc ở nước ngoài như Harry Sun, đại diện cho người Trung Quốc ở nước ngoài, đang sẵn sàng đấu tranh hết mình bảo vệ quê hương. Điều này không có nghĩa là cộng đồng người Trung Quốc tạo thành một phần của thực thể vững chắc nào đó đặt dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước Trung Quốc để đoàn kết chống lại các đối thủ phương Tây. Như thế sẽ là quá đơn giản hóa thực tế. Tuy nhiên, rõ ràng là cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài đã được hưởng lợi từ liên minh kinh tế với chế độ Bắc Kinh, kiếm tiền và tận dụng lợi thế khi Trung Quốc tham gia hệ thống kinh tế quốc tế. Trong tình hình hiện nay, với đầy các cơ hội kinh doanh, đầu tư, tăng trưởng kinh tế và địa chính trị, thì thúc ép thay đổi chính trị hẳn không phải là một ưu tiên của cộng đồng người Trung Quốc toàn cầu. Như vậy, áp lực kết thúc quyền bá chủ của Đảng cộng sản, hay ngay cả khuyến khích chế độ trở nên cởi mở hơn, đã bị lãng quên. Chỉ có thời gian mới cho biết liệu tình trạng này là tạm thời hay sẽ mãi thế này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang