Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

Chu Ân Lai từng đi viếng đền Hai Bà Trưng (tư liệu giải mật đang xác nhận)

Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng. Photo ©NCCong 2015

Chuyện của quá khứ, lớp hậu sinh chúng tôi không biết. Bây giờ thì đưa tư liệu của người khác công bố trước, xác nhận sau.

Hồi đầu thế kỉ 20, lúc vi hành tới Việt Nam, cụ Tôn Trung Sơn đã từng bí mật về Phủ Giầy ở Nam Định để chiêm bái Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nhà cách mạng Trung Hoa muốn đến tận nơi để xác nhận về vị nữ thần mà người Việt Nam đặc biết sùng kính. Điều này, đã được xác nhận. Tôi sẽ công bố cụ thể ở một dịp tới đây. Còn trên Giao Blog đã nói nhanh từ mấy năm trước, ví dụ ở đây (năm 2013).

Bây giờ là về việc cụ Chu Ân Lai kính phục hai chị em Trưng Vương, đã đến viếng lễ đền thờ Hai Bà trong thời gian viếng thăm Việt Nam.

Tư liệu đầu tiên là của bác Nguyễn Chí Công.

Có gì bổ sung sẽ dán ở dưới.



---

Tư liệu Nguyễn Chí Công (tháng 5 năm 2019)

Tài liệu của Tòa Bạch Ốc (đã giải mật năm 2001) ghi biên bản cuộc họp kín tại Bắc Kinh ngày 9 tháng 7 năm 1971 giữa Thủ tướng Chu Ân Lai và Cố vấn An ninh Henry Kissinger. Ảnh chụp trang 21, đoạn nói về TQ xâm lượ̣c và bại trận 2000 năm trước

Đoàn Ngoại giao Quốc tế với đạ̣i sứ nhiều nước tới thăm đền Hát Môn nơi dấy quân của Hai Bà Trưng. 

Photo ©NCCong 2015



"
Cong Chi Nguyen 
29 tháng 5 lúc 08:45Hà Nội



Một tài liệu của Tòa Bạch Ốc (đã giải mật năm 2001) ghi biên bản cuộc họp kín tại Bắc Kinh ngày 9 tháng 7 năm 1971 giữa Thủ tướng Chu Ân Lai và Cố vấn An ninh Henry Kissinger để sắp xếp chuyến thăm TQ của Tổng thống Nixon (diễn ra sau đó vào tháng 2 năm 1972).
Trong buổi họp, ông Chu đã xác nhận: Hai nghìn năm trước Trung Quốc đã xâm lăng Việt Nam… tổ tiên chúng tôi là những người đi khai thác nhưng bị đánh bại bởi hai nữ tướng.
Nói tới khí phách người Việt Nam, ông Chu thú nhận: ..."Hai người nữ anh hùng ấy đã đánh bại tổ tiên của chúng tôi là những người bóc lột' (Nguyên văn: these two heroines who had defeated our ancestors who were exploiters).
Biên bản Tòa Bạch Ốc (xem hình) ghi lại như sau:
.Thủ tướng Chu: "Họ là một dân tộc anh hùng."
.TS Kissinger: "Họ là một dân tộc anh hùng, một dân tộc vĩ đại."
.Thủ tướng Chu: "Họ là một dân tộc vĩ đại, anh hùng và đáng khâm phục. Hai nghìn năm trước Trung quốc đã xâm lược họ, và Trung quốc đã bị đánh bại. Mà bị đánh bại bởi hai người đàn bà, hai nữ tướng." (Nguyên văn: They are a great and heroic and admirable prople. Two thousand years ago China committed aggression against them, and China was defeated. It was defeated by two ladies, two women generals).

Ít ai, kể cả người Trung Quốc, được biết câu chuyện là chính Thủ tướng Chu Ân Lai khi sang thăm Việt Nam đã tới Đền thờ Hai Bà Trưng để phúng viếng. Theo biên bản thì ông Chu nói:
"Và khi tôi sang Việt Nam, với tư cách là đại diện của nước Trung Hoa mới thăm Bắc Việt, tôi đã đích thân đến tận mộ hai nữ tướng ấy và đặt vòng hoa trên những ngôi mộ để tỏ lòng kính trọng của tôi đối với hai vị nữ anh hùng, họ là những người đã đánh bại tổ tiên chúng tôi là những người bóc lột." (Nguyên văn: And when I went to Vietnam as a representative of New China on a visit on North Vietnam, I went personally to the graves of these two women generals and left wreaths of flowers on the graves to pay my respects for these two heroines who had defeated our ancestors who were exploiters).

Không có mô tả ảnh.

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: trong nhà
"
.

---

BỔ SUNG


1. Cụ Nguyễn Hải Hoành (chính là sư huynh trong gia đình của Nguyễn Chí Công) vốn là lưu học sinh Trung Quốc thời đó, có cho biết:

"
Hải Hoành Nguyễn Tin Chu Ân Lai đến HN lần đầu đã chủ động xin đi thăm đền Hai Bà là tin hồi ấy ai cũng biết (nếu có đọc báo VN). Tôi hồi ấy ở TQ nhưng cũng đọc báo Nhân dân và báo TQ cũng đăng tin này.Còn CAL nói gì thì không thấy báo nào đăng.

"

GBL

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguyễn Huy Cường - Tuyệt vời Tố Hữu


Cách đây 73 năm, người Cộng sản gộc này làm bài thơ được chép nguyên văn dưới đây. Xin miễn bình luận thêm.Mời các bạn đọc nhé.

THƯA CÁC ÔNG NGHỊ


Thưa các ông nghị gật!
Đừng bôn ba lật đật uổng công!
Nghị ngày xưa là nghị bạc nghị đồng
Nghị "bíp tết", nghị "sâm banh", "phó mát"


Nghị ô-tô, nghị cô đầu chầu hát
Nghị "uẩy xừ" không biết cái chi chi
Nghị chuyên môn ra nghị viện ngủ khì
Khô hết Nước, tan hết nhà "ùy" tất.


Thưa các ông nghị gật!
Đừng bôn ba lật đật uổng công!
Nước có rồi, không lẽ cũng như không?
Nền độc lập đã xây bằng xương máu


Quyết không thể để trở thành sân khấu
Cho lũ hề trơ tráo múa nghênh ngang
Bán mua dân như một lũ buôn hàng
Coi Tổ quốc không bằng vàng một chỉ!


Vào Quốc hội đã mang danh ông nghị
Nghị ngày nay phải khác nghị ngày xưa
Khác từ chân đến óc, từ tóc đến da
Đáng mặt nghị, cho ra hồn ông nghị!


Thưa các ông, các bà, các anh, các chị
Thưa đồng bào yêu quý chúng ta ơi!
Ai muốn ra thay mặt thay lời
Cho dân nước thì xin lo một tí


Cạo cho sạch óc hư danh vị kỷ
Đập cho tan thói bệ rạc lì tì
Phải sẵn sàng như chiến sĩ ra đi
Lòng mở rộng đón muôn lòng yêu nước


Hồn phải sáng bừng lên như ngọn đuốc
Chiếu trăm nơi, đến ngõ hẻm làng xa
Mắt dòm sâu dến những cảnh bê tha
Tai lắng hết những thở ra mệt nhọc


Phải tháo vát, phải mày mò, lăn lóc
Phải sẵn sàng, từng phút từng giây
Bên nhân dân lên tiếng "có tôi đây!"
Như người mẹ, như người anh, người chị


Và phải biết đem tâm can tài trí
Như ông thầy mổ xẻ xét căn nguyên
Để tìm ra những phương thuốc thần tiên
Cho dân tộc được muôn năm hạnh phúc!


Dám xin có mấy lời bàn quê cục
Thưa đồng bào và xin chúc mấy câu:
Nhiệt liệt hoan nghênh Tổng tuyển cử lần đầu!
Tất cả chúng ta cùng nhau đi bỏ phiếu!


Hãy cử đúng những người đại biểu!


TỐ HỮU 16-12-1945


Phần nhận xét hiển thị trên trang

94 TRIỆU NGƯỜI VIỆT THUA 5 TRIỆU NGƯỜI SINGAPORE


Ku Búa @ Cafe Ku Búa - Tuần rồi có một bài báo được xuất bản trên tạp chí Bloomberg với tiêu đề: “Kinh tế Việt Nam có thể lớn hơn Singapore.” Ngay lập tức, báo chí trong nước đem về dịch với tinh thần tự sướng về sự phát triển kỳ diệu của nền kinh tế nước nhà. Vấn đề với nhận xét đó là nó không hề sai, thậm chí là có thể và sớm muộn. Nhưng đó chỉ là phân nửa sự thật. Để có cái nhìn tổng quát thì trước tiên hãy so sánh hai nước.

1. Việt Nam có GDP 223 tỷ. Singapore có GD 323 tỷ.
2. Việt Nam có mức tăng trưởng GDP 6.3%/năm, còn Singapore thì 5%.
3. Việt Nam có diện tích 331,690 km3. Singapore chỉ có 721 km2, nhỏ hơn 400 lần.
4. Việt Nam có dân số 94 triệu. Trong khi Singapore chỉ có 5.6 triệu, chưa bằng dân số của TP Hồ Chí Minh.
5. Việt Nam có vô số tài nguyên. Trong khi Singapore chỉ là một quốc đảo, thứ duy nhất nó có là chất xám và con người.

Việt Nam có thể sẽ vượt qua Singapore về tổng quy mô nền kinh tế. Nhưng đó chẳng là gì để tự hào cả. Từ bao giờ một đất nước 94 triệu dân lại mừng khi sẽ qua mặt một hòn đảo với dân số chỉ 5 triệu?

Phải nhìn và hỏi ngược lại vì sao Singapore lại qua mặt Việt Nam. Đó là vì trước đây sau ‘giải phóng’, thay vì cùng nhau phát triển thì bên thắng cuộc áp dụng chính sách tiêu diệt tư sản, thay vì chọn cơ chế thị trường thì nhà cai trị lại muốn giữ cho bằng được cơ chế bao cấp, và thay vì để dân có tự do thì nhà nước lại đi theo đường lối độc tài.

Việt Nam ngày nay thua kém hòn đảo nhỏ này về gần như mọi mặt:

1. Về y tế thì chênh lệch một trời, người Việt Nam phải bay qua Singapore chữa bệnh chứ không bao giờ ngược lại.
2. Về giáo dục thì Singapore được coi là nơi đi tỵ nạn cho những học sinh sinh viên bị gò bó trong môi trường độc hại.
3. Về thu nhập thì một người Singapore làm một năm bằng người Việt Nam làm một đời. 

4. Về giá trị công dân thì người Việt Nam đi đâu cũng phải xin visa, trong khi đó với tấm hộ chiếu của mình người Singapore đi đâu cũng được chào đón.

5. Về sức hút thì Việt Nam là nơi lý tưởng để các doanh nghiệp lạm dụng và tàn phá. Trong khi đó, Singapore từ lâu đã trở thành một trung tâm tài chính thu hút vốn và chất xám toàn cầu.

6. Về môi trường thì người Việt Nam phải hít khói bụi trong ô nhiễm. Người Singapore thì được hít không khí trong lành.

7. Về tự do ngôn luận thì người Việt Nam sống như mấy con chim trong lồng, ngược lại với những bầy chim tự do của Singapore.

8. Về vai trò sản xuất thì người Việt Nam phải qua đây làm thuê trong khi người Singapore thì qua làm chủ.

9. Về sự hài lòng thì người Việt nào cũng ôm mộng xuất ngoại. Singapore thì là một trong những trung tâm và điểm đến của thế giới.

10. Và về tương lai thì người Việt Nam chỉ thấy một màu đen ảm đảm. Ngược lại, chỉ cần bạn trở thành công dân Singapore thì tương lai bạn gần như được bảo đảm.

Việt Nam có thể quy mô lớn hơn và qua mặt Singapore nhưng sẽ không bao giờ có được những thứ cơ bản của quốc đảo này. 94 triệu người bị 5 triệu người qua mặt thì có gì là tự hào. Bắt kịp thế giới? Chúng ta đã bị họ bỏ quá xa.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam xuất khẩu đất hiếm cạnh tranh với Trung Quốc

Trung Quốc đã và sẽ dùng đất hiếm để thao túng các quốc gia nhập khẩu để sản xuất các linh kiện điện tử, trong đó có Mỹ và Nhật Bản. VN xuất khẩu được đất hiếm sẽ góp phần ủng hộ Mỹ cấm vận TQ.

01/06/2019 Theo chuyên gia về địa chất và khoáng sản, trữ lượng đất hiếm của Việt Nam khá lớn, tuy nhiên, hiện tại chưa khai thác công nghiệp có hiệu quả và chưa xuất khẩu. Các kết quả nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò đã phát hiện và ghi nhận nhiều mỏ, điểm quặng đất hiếm trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, các mỏ đất hiếm gốc tập chung ở Lai Châu, Lào Cai hay Yên Bái. Mỏ lớn nhất nằm ở Bắc Nậm Xe (Lai Châu). Ngoài ra, một số quặng đất (sa khoáng) hiếm nhỏ nằm rải rác khu vực ven biển từ Quảng Ninh - Vũng Tàu.
Tổng trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu ước tính là 99 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc (27 triệu tấn, chiếm 30,6% của thế giới), Mỹ (13 triệu tấn, chiếm 14,70%), Australia (5,2 triệu tấn), Ấn Độ (1,1 triệu tấn)... Trong khi đó, nguồn tài nguyên đất hiếm tại Việt Nam được đánh giá lớn, có trữ lượng 11 triệu tấn và dự báo là 22 triệu tấn. Việt Nam cũng được giới khoa học đánh giá có thể đứng thứ 3 trên thế giới về tiềm năng đất hiếm.

Về sản lượng khai thác, hiện tại, Trung Quốc chiếm tới 95% tổng sản lượng thế giới trong tổng số 120.000 tấn đất hiếm khai thác mỗi năm (số liệu năm 2015). Đất hiếm là thành phần quan trọng trong việc sản xuất các linh kiện điện tử, điện thoại, các vũ khí an ninh quốc phòng,...

PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Trung Quốc là một cường quốc về đất hiếm, với trữ lượng rất lớn.

Chính vì vậy, Trung Quốc đã và sẽ dùng đất hiếm để thao túng các quốc gia nhập khẩu để sản xuất các linh kiện điện tử, trong đó có Mỹ và Nhật Bản.

Thực tế đã cho thấy, vài năm trước, Trung Quốc đã dọa ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Thời điểm đó, một số nhà khoa học Nhật Bản đã đến Việt Nam để thăm dò và đánh giá các mỏ đất hiếm. Tuy nhiên, hiện tại, chưa có nhiều thông tin công bố kết quả về sự kiện này.

PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển khẳng định, Việt Nam có đất hiếm với trữ lượng không hề nhỏ, đây chính là cơ hội và tiềm năng xuất khẩu loại khoáng sản này. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, các mỏ đất hiếm chưa đi vào khai thác công nghiệp có hiệu quả.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, muốn xuất khẩu đất hiếm, các doanh nghiệp khai thác đất phải trải qua quá trình làm giàu các khoáng chất bên trong các quặng đất hiểm để đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, để xuất khẩu còn phải phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.

"Ví dụ xuất khẩu đất hiếm để làm linh kiện điện tử hoặc làm vật liệu cho các ngành sản xuất khác, mỗi nhu cầu xuất khẩu có một tiêu chuẩn riêng, yêu cầu rất cao về độ tinh khiết của các nguyên tố đất hiếm, chứ không phải chúng đồng đều nhau", PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển cho biết.

Đánh giá về tiềm năng khai thác đất hiếm với nhu cầu xuất khẩu và năng lực khai thác của các doanh nghiệp trong nước, PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển khẳng định các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để khai thác, xuất khẩu. Tuy nhiên, muốn xuất khẩu đầu tiên phải có đầu ra.

Ngoài ra, muốn khai thác có hiệu quả phải có giải pháp không làm ảnh hưởng tới môi trường và các giải pháp bảo hộ lao động.

"Khi khai thác bất kỳ khoáng sản nào, các doanh nghiệp (kể cả trong hay ngoài nước) đều phải có bảng đánh giá tác động về môi trường được Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt.

Nên các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có khả năng khai thác đất hiếm để xuất khẩu, không nhất thiết phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài", PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển đánh giá.

(Theo VTC)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Những tác động đầu tiên tới kinh tế Việt Nam


31/05/2019 (NTD) - Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung một lần nữa lại “nóng” lên trong năm 2019 khiến nhà đầu tư lo lắng. Những lĩnh vực nhạy cảm nhất có thể kể đến như thị trường chứng khoán, tỷ giá và... chủ nhân của những chiếc điện thoại thông minh mang thương hiệu Huawei. Vì vậy, cuộc chiến này được đánh giá là sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nhưng đồng thời cũng tạo ra không ít cơ hội. Làm thế nào để Việt Nam tránh được rủi ro và tận dụng cơ hội?
Tỷ giá nhạy cảm nhất với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung manh nha từ nhiều tháng qua nhưng tới giữa tháng 5/2019 lại “nóng” lên rõ rệt. Hai động thái quyết liệt từ Mỹ chính là tăng thuế lên 25% với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc và đưa ra các biện pháp cứng rắn với một trong những hãng điện thoại thông minh lớn nhất thế giới của Trung Quốc - Huawei. Cả 2 động thái này đều tác động trực tiếp đến nền kinh tế và người tiêu dùng Việt Nam.

Tỷ giá “nhảy múa”
Trao đổi với phóng viên Báo Người Tiêu Dùng, TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế phân tích cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có 5 tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Đó là: Ngoại thương, đầu tư, tỷ giá, dòng vốn FDI và cạnh tranh ở thị trường trong nước. Trong đó, tỷ giá là yếu tố nhạy cảm. Theo ông Phong, việc các nước phá giá đồng nội tệ là điều có thể xảy ra.

Đúng như phân tích của ông Phong, ngay khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung “nóng” trở lại hồi đầu tháng 5, tỷ giá là một trong những yếu tố phản ứng sớm nhất khi đồng USD tăng chóng mặt. 7/5 là ngày “mở màn” cho chuỗi giao dịch đầy thăng trầm của đồng bạc xanh khi tỷ giá tăng tới 60 đồng/USD lên mức 23.395 đồng/USD. Tới ngày 9/5, USD lập “đỉnh” ở mức 23.460 đồng/USD (bán ra) và 23.300 đồng/USD (mua vào).

Sau đó, tùy vào từng diễn biến cụ thể của Mỹ và Trung Quốc, tỷ giá “nhảy múa” theo, có lúc giảm sâu, có lúc tăng mạnh. Tới ngày 23/5, tỷ giá đang đứng sát mức cao kỷ lục trong năm 2019: 23.320 đồng/USD (mua vào) - 23.440 đồng/USD (bán ra), giảm 10 đồng/USD so với phiên trước đó.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, trong những ngày tới đây, tỷ giá sẽ tiếp tục biến động mạnh, chủ yếu theo xu hướng đi lên.

Chứng khoán “ngược dòng” thành công

Thông thường, thị trường chứng khoán biến động nhanh nhất và mạnh nhất trước các thông tin kinh tế, chính trị. Lần này... cũng vậy. Ngay khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung “nóng” lên, chỉ số VN-Index nhanh chóng đi giật lùi. Trong phiên giao dịch 6/5, VN-Index giảm tới 16,17 điểm, tương ứng 1,7% xuống 957,97 điểm. Vốn hóa thị trường sàn TP.HCM giảm 67.343 tỷ đồng (khoảng 2,9 tỷ USD).

Tuy nhiên, khác với trước đây, hiện tại, tâm lý nhà đầu tư đã vững vàng hơn. Khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mới ở giai đoạn đầu, nhà đầu tư Việt chỉ để diễn biến từ thị trường thế giới tác động mạnh trong duy nhất phiên 6/5. Sau đó, chỉ số VN-Index chuyển động theo hướng đi lên là chủ yếu.

Đóng cửa phiên giao dịch 22/5, VN-Index dừng ở mức 983,78 điểm, tăng 25,81 điểm, tương đương 2,7%. Vốn hóa thị trường sàn TP.HCM có thêm 144.119 tỷ đồng (khoảng 6,1 tỷ USD). Nhà đầu tư Việt thắng lớn trong khi “đồng nghiệp” tại Trung Quốc và Mỹ phải trải qua nhiều cảm xúc khác nhau, trong đó chủ yếu là “đau tim” vì thua lỗ.

Dù vậy, theo nhiều chuyên gia, nếu cuộc chiến thương mại này “leo thang” căng thẳng, thị trường chứng khoán Việt cũng khó tránh được tổn thương.



Người dùng Việt đang lo lắng smartphone Huawei sẽ trở thành “cục gạch” sau khi Huawei bị Google “nghỉ chơi”.

Chủ sở hữu smartphone Huawei “chạy làng”

Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei là doanh nghiệp lớn nhất rơi vào “tâm bão”. Đầu tiên là sự kiện chấn động “Công chúa Huawei” bị bắt. Mới đây nhất, Mỹ gây chấn động khi đưa ra hàng loạt “cấm vận” với Huawei. Nhiều công ty Mỹ đã quay lưng lại với Huawei. Google ngừng cấp phép sử dụng Android với Huawei. Nhiều hãng cung cấp linh kiện cũng từ chối Huawei.

Dù ngày 21/5, một số “cấm vận” được dỡ nhưng khó khăn của Huawei vẫn còn rất nhiều. Người dùng dịch vụ của Google từ điện thoại Huawei vẫn tiếp tục được sử dụng Google Play và Google Play Protect nhưng thông tin này vẫn chưa đủ sức trấn an chủ smartphone Huawei, trong đó có người tiêu dùng Việt.

Tại Việt Nam, thị phần của Huawei không lớn, chỉ chiếm 4%. Thị phần 4% là nhỏ nhưng số lượng người dùng thì không phải con số khiêm tốn. Điều đó có nghĩa khi smartphone Huawei trở thành “máy ảnh” hoặc “máy nghe nhạc” thì không ít người điêu đứng.

Trên các diễn đàn công nghệ, hàng loạt topic công nghệ bàn về việc “chạy làng” smartphone Huawei liên tục xuất hiện. Người dùng lo lắng nguy cơ Huawei biến thành “cục gạch” khi không truy cập được Gmail, YouTube, Chrome...

Bảo Linh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bộ Công thương áp thuế chống bán phá giá với nhôm Trung Quốc trong 120 ngày


Nguyễn Quân, 01/06/2019 Biện pháp chống bán phá giá tạm thời được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung, với mức thuế từ 2,46% đến 35,58%. Ngày 29/5/2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1480/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép có xuất xứ từ Trung Quốc. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời từ 2,46% đến 35,58% với một số sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình, đã được đùn ép, đã hoặc chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được gia công thêm có xuất xứ từ Trung Quốc (các sản phẩm có mã HS 7604.10.10, 7604.10.90, 7604.21.90, 7604.29.10, 7604.21.90 (mã vụ việc AD05)).17 công ty Trung Quốc bị điều tra trong vụ việc bán phá giá một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép vào Việt Nam. (Ảnh minh họa: hoinhap.org.vn)

Các sản phẩm này dùng làm cửa nhôm, vách nhôm, tủ nhôm, trang trí nội ngoại thất, kết cấu trong xây dựng nhà cửa và các công trình xây dựng khác hoặc dùng làm các chi tiết máy móc, kết cấu trong lĩnh vực công nghiệp và các mục đích khác.

Bộ Công Thương cũng có thể sửa đổi, bổ sung danh sách các mã hàng hoá bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời để phù hợp với mô tả hàng hoá bị điều tra và các thay đổi khác.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 5/6/2019, thời hạn áp dụng là 120 ngày.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép vào tháng 1/2019. 17 công ty Trung Quốc bị điều tra trong vụ việc.

Sau gần 5 tháng điều tra, kết quả thẩm tra, đánh giá cho thấy ngành sản xuất nhôm trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua, thể hiện ở các chỉ số như hầu hết các doanh nghiệp đều thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và một số lượng lớn lao động đã phải nghỉ việc. Nguyên nhân chính là do nhôm Trung Quốc đang được bán phá giá, trong một số trường hợp giá bán còn thấp hơn cả chi phí sản xuất sau khi bị nhiều nước ngăn chặn bằng các rào cản thương mại, kể cả các biện pháp chống bán phá giá.

Bộ Công thương cho biết năm 2018, lượng nhôm thanh đùn ép nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc lên tới 62 nghìn tấn, gần gấp đôi lượng nhập khẩu năm 2017. Số liệu này chưa bao gồm lượng lớn nhôm nhập khẩu vào Việt Nam được đưa vào các khu chế xuất để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong khi đó, lượng nhập khẩu từ các nước còn lại liên tục giảm qua các năm và đến 2018 chỉ còn chưa đến 5 nghìn tấn.Thống kê lượng nhập khẩu nhôm thanh đùn ép từ Trung Quốc và các nước khác vào Việt Nam từ năm 2015-2018. (Biểu đồ: moit.gov.vn)

Trong khi đó, cùng năm 2018, Mỹ điều tra lẩn tránh thuế đối với một số sản phẩm nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam. Theo kết quả điều tra, tháng 5/2019, Mỹ tuyên bố áp thuế suất lên tới 374,15% đối với các sản phẩm này của Việt Nam.

Theo Bộ Công thương, trong số các sản phẩm nhôm đùn xuất xứ từ Việt Nam bị kết luận là lẩn tránh thuế có một số mã HS thuộc phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời theo Quyết định 1480 nêu trên. Theo đó, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép “sẽ giúp giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước và đồng thời góp phần ngăn chặn dòng hàng hóa “lẩn tránh” qua Việt Nam” – Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương, nhận định.

Bộ Công thương dự kiến sẽ kết thúc điều tra vào Quý 3/2019, trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.

Nguyễn Quân


Phần nhận xét hiển thị trên trang

NÓI NHỮNG ĐIỀU ĐÚNG CỦA DÂN


Hai ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng và Nguyễn Hữu Cầu.


Luân Lê
31 - 5 - 2019
Ông đại biểu Nhưỡng này phát biểu đúng rồi nên ông đại biểu Cầu còn phải đặt câu hỏi tranh luận làm gì nữa?

Tại sao quan chức giàu có khủng khiếp thế? Giàu có thì phải sống phè phỡn và như quan lại xưa kia, nếu không chúng có quyền chức và vơ vét tài sản của dân làm gì, để vứt vào sọt rác?

Ông đại biểu là Giám đốc công an tỉnh (Nghệ An) không thấy ngay trong ngành các ông mà đã bắt một loạt tội phạm gần đây toàn tướng tá với khối tài sản khổng lồ hay sao mà còn “không đồng tình”?

Nếu ông nhìn thấy cảnh dân mất đất, mất nhà, rơi vào oan khiên mấy chục năm khánh kiệt cả sức khoẻ và tài sản, phải tự thiêu vì phẫn uất trước sự vô cảm và vô pháp của những kẻ có quyền chức thì các ông sẽ tự thấy câu trả lời chứ đâu cần phải hỏi gì?

Tình trạng tham nhũng khủng khiếp đe doạ chế độ đến mức mà ông Thủ tướng còn phải thốt lên thay đổi hay là chết và ông cựu chủ tịch nước nói rằng nếu không sớm thay đổi thì mất niềm tin của dân và mất chế độ. Những điều này thì chính trong hàng ngũ cán bộ cao cấp của Đảng cộng sản thừa nhận và chỉ ra chứ nào phải dân đen (dân đen mà nói vậy thì đi tù mọt gông rồi).

Những quan chức đi nhậu hết hàng đống tiền còn gọi doanh nghiệp ra thanh toán, những khoản lót tay để được dự án, những cuộc thết đãi hàng tỷ đồng, những chuyến du lịch dài ngày học tập và công tác tháng này qua năm khác mà cuối cùng đời sống người dân vẫn cực khổ mà những vấn nạn ngày càng tệ hại hơn.

Nợ công gia tăng nhanh chóng và tham nhũng đang đe doạ chế độ tới mức người của chính phủ thừa nhận không chống được tham nhũng vì chúng có quyền chức rất lớn. Những vụ án vừa qua chỉ là bề nổi của vấn đề “sống như quan lại, vua chúa ngày xưa” thôi. Còn rất nhiều những đám quan lại còn đang chưa bị lộ và người dân dù biết nhưng không có công cụ hay phương cách gì để “chứng minh” nên chỉ có thể truyền tai nhau về những sự thật phơi bày trước mắt.

Bao nhiêu vụ chúng tham nhũng hay vòi vĩnh dân những món tiền hay lợi ích nhỏ mọn còn sờ sờ ra đấy mà chúng còn cãi bay cãi biến, thế thì dân lấy gì ra để chứng minh cái cảnh sống như ông hoàng bà chúa của chúng? Người ta chỉ nhìn thấy những khối tài sản khủng và cách sống cửa quyền, hách dịch và phóng túng của chúng thì người ta biết rằng đó là thứ “không thể từ sự liêm chính mà có”.

Không sống đời của dân, mà ngay cả ngành công an, từ chuyện mãi lộ, đến chuyện tha hoá trở thành tội phạm, rồi tình trạng tội phạm lộng hành gia tăng, không chỉ ma tuý bị bắt giữ hàng tấn mà còn phôi bằng giả cũng hàng tấn được sản xuất. Vậy ông Cầu còn muốn tranh luận lại phát biểu của ông Nhưỡng là đã hoàn toàn thiếu đi cái nhận thức đúng đắn với thực tế mà nó tồn tại.

Trẻ em thiếu đói, thiếu trường, bị bạo hành và xâm hại dày đặc, tình trạng giết người man rợ và tàn độc, thảm trạng bạo lực leo thang, các xung đột xã hội giữa dân và các nhóm lợi ích có quyền lực ngày càng lớn và khốc liệt. Trong khi không thiếu những quan chức, cán bộ không làm việc, không tiếp dân lấy một ngày trong một năm, không giải quyết những khiếu nại hay tố cáo của dân, nghịch lý thay những tài sản của chúng ngày càng lớn lên, thì rõ ràng chúng có khác gì quan lại, ông hoàng bà chúa xưa kia?

Ông còn muốn người dân sống thế nào nữa và muốn đại biểu phải chỉ ra điều gì khác với sự thật nữa?
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang