Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

Người sáng lập WikiLeaks bị Anh kết án tù 50 tuần


BM

Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks vừa bị tòa án Anh kết án 50 tuần tù hôm 1/5 vì vi phạm bảo lãnh tại ngoại khi ông ẩn náu tại Đại sứ quán Ecuador ở London trong bảy năm cho đến khi cảnh sát lôi ông ra khỏi đây vào tháng trước, theo Reuters.

Ông Assange đã xin ẩn náu trong Đại sứ quán vào tháng 6 năm 2012 để tránh lệnh dẫn độ về Thụy Điển theo một cáo buộc về tội cưỡng hiếp, điều mà ông phủ nhận.

BM
  
Luật sư của ông cho rằng đó là một hành động tuyệt vọng nhằm tránh bị đưa sang Mỹ đối mặt với hành động phát hành hàng ngàn tài liệu ngoại giao mật của Hoa Kỳ.

Nhiều tài liệu có liên quan đến các cuộc chiến, vấn đề an ninh quốc gia và các vấn đề khác, và một số tài liệu đánh giá quan trọng về các nhà lãnh đạo thế giới như Tổng thống Nga Vladimir Putin và hoàng gia Saudi. Hoa Kỳ đã buộc tội ông Assange về âm mưu này và tìm cách dẫn độ ông.

BM

Đưa ra mức án tối đa có thể, Thẩm phán Deborah Taylor nói với ông Assange rằng ông đã lợi dụng vị trí đặc quyền của mình để lách luật và bày tỏ thái độ khinh thường công lý của Anh.

Ông Assange đã gây chú ý trên thế giới vào đầu năm 2010 khi WikiLeaks công bố một video quân sự mật của Hoa Kỳ cho thấy cuộc tấn công vào năm 2007 của các máy bay trực thăng Apache ở Baghdad đã giết chết hàng chục người, trong đó có hai nhân viên của Reuters.

BM
  
Đối với một số người, ông Assange là một anh hùng vì đã phơi bày điều mà những người ủng hộ gọi là “lạm dụng quyền lực” của các quốc gia tiên tiến và để bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Nhưng với những người khác, ông là một kẻ nổi loạn nguy hiểm đã phá hoại an ninh của nước Mỹ.

Vụ án ở Anh phát sinh sau khi ông Assange, 47 tuổi, sinh ra tại Úc, bị hai phụ nữ Thụy Điển buộc tội tấn công tình dục và cưỡng hiếp vào năm 2010. Thông qua các tòa án, ông Assange đã đấu tranh khiến cho lệnh dẫn độ và cuộc điều tra sơ bộ sau đó bị hủy bỏ.

 BM

Ông trốn vào Đại sứ quán Ecuador vào tháng 6 năm 2012 sau khi không còn lựa chọn pháp lý nào khác và đã được cấp quy chế tị nạn hai tháng sau đó. Các cáo buộc của Thụy Điển đã được hủy bỏ vào năm 2017, nhưng giới hữu trách có thể khôi phục các cáo buộc này.

BM
  
Chỉ vài giờ sau khi cảnh sát đưa ông Assange ra khỏi Đại sứ quán Ecuador ở London vào ngày 11 tháng 4, các công tố viên Hoa Kỳ nói rằng họ đã buộc tội ông Assange về âm mưu xâm nhập vào một máy tính mật của chính phủ Mỹ. Ông bị kết án về tội vi phạm tại ngoại trong cùng ngày.

BM


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bi kịch của hai gia đình tỷ phú trong vụ đánh bom ở Sri Lanka



by anle20
Hai con của thương nhân giàu bậc nhất Sri Lanka đã tiến hành vụ khủng bố sát hại ba người con của tỷ phú giàu nhất Đan Mạch. 
Nhà hàng ở khách sạn Shangri-La hư hại sau vụ đánh bom ngày 21/4. Ảnh: AFP.
Nhà hàng ở khách sạn Shangri-La hư hại sau vụ đánh bom ngày 21/4. Ảnh: AFP.
Khoảng 9h (10h30 giờ Hà Nội) ngày lễ Phục sinh 21/4, Anders Holch Povlsen, tỷ phú giàu nhất Đan Mạch, đang dùng bữa sáng với gia đình tại nhà hàng Table One trong khách sạn Shangri-La ở thủ đô Colombo, Sri Lanka.
Cùng lúc đó, Ilham Ibrahim, con trai của một trong những thương nhân bán gia vị giàu có nhất ở Sri Lanka, đi thang máy xuống Table One. Đội mũ bóng chày và đeo ba lô lớn, anh ta bước vào thang máy với một người bạn mặc đồ giống mình. Ngay trước khi cửa thang máy mở ra, người bạn này cười với Ibrahim.
Vào thời điểm đó, số phận của hai gia đình Povlsen và Ibrahim sắp giao nhau.
Một người là tỷ phú USD, người kia là tỷ phú rupee (đồng tiền của Sri Lanka). Một người xây dựng khối tài sản bằng quần jean, áo cao cổ và các loại trang phục khác. Người kia tạo dựng cơ nghiệp bằng hạt tiêu trắng, hạt tiêu đen và các loại gia vị.
Chỉ trong một cái chớp mắt, 5 người con của họ, Ilham, Inshaf, Alma, Agnes và Alfred, qua đời trong vụ đánh bom. Hai con trai của Ibrahim đã kích nổ đai bom tự sát và cướp đi sinh mạng của ba người con nhà Povlsen.
Cộng đồng Hồi giáo tại Sri Lanka thắc mắc vì sao hai người con trong một gia đình thượng lưu lại làm điều đó. "Mọi người cứ hỏi tôi câu đó", Hilmy Ahmed, phó chủ tịch Hội đồng Hồi giáo Sri Lanka, nói. "Tôi không biết liệu có câu trả lời cho việc đó hay không".
Khách sạn Shangri-La hiện lên như một tòa tháp đẹp mắt trên đường Galle Face ở Colombo. Nó cao 32 tầng với cửa kính màu xanh lam và nhìn ra Ấn Độ Dương. Nhà Povlsen ở lại đây trong kỳ nghỉ đến Sri Lanka vào dịp lễ Phục sinh.
Tỷ phú Anders Holch Povlsen. Ảnh: TV2.
Tỷ phú Anders Holch Povlsen. Ảnh: TV2.
Anders Povlsen là giám đốc điều hành công ty thời trang Bestseller. Đi cùng ông là vợ, Anne và 4 đứa con, tuổi từ 5 đến 15. Con gái cả Alma chia sẻ một vài hình ảnh về chuyến đi trên Instagram, cho thấy họ ở đây ít nhất 4 ngày.
Gia đình Povlsen từng đối mặt với những nguy cơ an ninh. Vào cuối những năm 1990, một kẻ tống tiền đã xâm nhập vào nhà của cha mẹ Anders và dọa giết họ nếu không được trả tiền. Vài năm sau, những kẻ bắt cóc bắt nhầm một người ở Ấn Độ để đòi tiền chuộc vì tưởng đó là Povlsen.
Soren Jakobsen, người viết tiểu sử về Povlsen, cho biết gia đình tỷ phú "coi an ninh là ưu tiên hàng đầu trong 20 năm qua". Anders, 46 tuổi, không thích bị chụp ảnh và không dùng mạng xã hội.
Gia đình Povlsen sống trong một biệt thự 600 tuổi ở nơi hẻo lánh. Họ cũng sở hữu một số lâu đài ở Scotland. Tạp chí Forbes ước tính ông có khối tài sản 8 tỷ USD.
Ông giao thiệp với các hoàng tử Đan Mạch, thậm chí còn nuôi gà và nấu bia với họ. Nhân viên của Bestseller và người dân trong thị trấn ông sống, Stavtrup, nói rằng ông rất thân thiện.
"Anders Holch Povlsen không kiêu căng mà là doanh nhân trung thực và có tầm nhìn. Đó là lý do nhiều người quý mến ông ấy", Jakobsen nói.
Đó cũng là điều nhiều người nói về gia đình Ibrahim.
Mohamed Ibrahim thích kể câu chuyện về chiếc nhẫn của mình. Vào cuối những năm 1960, ông là một thiếu niên ít học đến từ Delthota, thị trấn nhỏ ở trung tâm nông nghiệp Sri Lanka. Ông phải bán chiếc nhẫn yêu thích để có tiền một mình đi xe buýt đến Colombo.
Tại khu phố đông người Hồi giáo ở Colombo, ông làm đầu bếp rồi bán hành tây. Sau đó, ông bán vừng và hạt tiêu, từng bước tiến vào ngành buôn gia vị.
Khí hậu nhiệt đới và đất đai màu mỡ của Sri Lanka sản sinh ra một số loại gia vị được yêu thích nhất thế giới. Ibrahim điều hành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu gia vị lớn nhất của quốc đảo, đưa 10.000 tấn hạt tiêu đến Ấn Độ mỗi năm.
Doanh nghiệp của ông chiếm thị phần lớn đến độ các thương nhân nói rằng ông có thể quyết định giá cả của thị trường. Ibrahim từng là chủ tịch Hiệp hội Thương nhân Colombo, sống trong biệt thự triệu đô ở ngoại ô Colombo và có 6 chiếc xe sang.
Các thành viên gia đình cho biết ông Ibrahim dù đã ngoài 70 tuổi vẫn làm việc không biết mệt mỏi. Ông thức dậy vào 4h sáng, đến nhà thờ Hồi giáo rồi ăn sáng đơn giản tại nhà. Sau đó ông đến nhà máy gia vị, chà xát hạt tiêu giữa các ngón tay để kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Văn phòng của Ibrahim nằm giữa những cửa hàng trên đường Old Moor, nơi mùi thì là, ớt và quế hòa quyện trong không khí.
"Ông ấy gọi mọi người là anh em", nhà nhập khẩu A.B. Kaldeen kể. "Ngay cả các điều tra viên cũng nói với chúng tôi rằng họ biết ông ấy là người tốt".
Hàng xóm thường trông thấy ông đi trên đường Old Moor với đầu cúi, mắt nhìn xuống đất và khom lưng.
Con trai cả của ông, Inshaf, khoảng 35 tuổi, thì phô trương hơn. Anh ta lái chiếc xe sang màu trắng. Dáng người cao to vạm vỡ.
Inshaf được bồi dưỡng để tiếp quản cơ nghiệp của cha. Anh ta quản lý một nhà máy sản xuất ống đồng. Một bức ảnh từ năm 2016 cho thấy Inshaf cười rạng rỡ khi cùng cha nhận một giải thưởng từ bộ trưởng.
Inshaf (phải) và bố mình, Mohamed (giữa) nhận giải thưởng từ bộ trưởng Sri Lanka. Ảnh: Facebook.
Inshaf (phải) và bố mình, Mohamed (giữa) nhận giải thưởng từ bộ trưởng Sri Lanka. Ảnh: Facebook.
Con trai thứ hai của Ibrahim, Ilham, khoảng 31 tuổi, sống lặng lẽ hơn. Những người buôn bán trên phố Old Moor hiếm khi thấy anh ta. Có vẻ công việc của Ilham là giám sát trang trại hồ tiêu của gia đình gần Matale, thành phố cách đó vài giờ lái xe.
"Ilham không bao giờ lộ mặt", một người họ hàng nói.
Một ngày trước vụ tấn công, Inshaf nói với vợ rằng anh ta đến Zambia, quốc gia ở trung nam châu Phi. Khi nói lời chia tay, Inshaf nán lại thêm bên ngoài xe và nói với vợ: "Em giữ gìn sức khỏe nhé".
Sau đó, anh ta check in ở khách sạn Cinnamon Grand tại Colombo. Em trai Ilham thì vào khách sạn Shangri-La. Inshaf sử dụng thẻ căn cước giả nhưng Ilham dùng giấy tờ tùy thân thật.
Tại Shangri-La, Ilham vào nhà hàng Table One với một người đàn ông được xác định là Zaharan Hashim, kẻ chủ mưu vụ tấn công. Giới chức nói rằng Zaharan là nhà truyền giáo đến từ miền đông đất nước, chuyên chiêu mộ phần tử cực đoan cho nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ông ta đã thu hút người ủng hộ bằng cách đăng các video tuyên truyền lên YouTube.
Năm ngoái, Zaharan rao giảng thông điệp hận thù chống lại người không theo Hồi giáo ở một thị trấn cách trang trại hồ tiêu Ilham quản lý gần 50 km. Vào thời điểm đó, tại khu vực này có căng thẳng giữa những người theo đạo Phật, cộng đồng chiếm đa số ở Sri Lanka và người Hồi giáo, chiếm khoảng 10% dân số.
Zaharan Hashim ở trong thang máy khách sạn Shangri - La trước khi đánh bom ngày 21/4. Ảnh: Reuters.
Zaharan Hashim ở trong thang máy khách sạn Shangri - La trước khi đánh bom ngày 21/4. Ảnh: Reuters.
Không rõ Zaharan và Ilham gặp nhau như thế nào, các thành viên của gia đình Ibrahim nói rằng Ilham sùng đạo hơn những người khác trong gia đình và người vợ trẻ của anh ta, Fatima, luôn che toàn bộ khuôn mặt của mình, điều khác thường ở Sri Lanka.
Có thể hiểu được sức hút khiến họ hợp tác với nhau. Nếu Ilham đang tìm kiếm sự dẫn dắt tâm linh, Zaharan có thể cung cấp điều đó. Và nếu Zaharan có kế hoạch giết người, thì gia tài của nhà Ibrahim có thể tài trợ cho mọi thứ.
Vào ngày lễ Phục sinh, tất cả các khách sạn lớn và nhà thờ đều đông đúc. Ilham và Zaharan vào nhà hàng Table One ở khách sạn Shangri-la từ hai hướng khác nhau. Khoảng 8h50, họ đánh bom tự sát.
Asanga Abeyagoonasekera, chuyên gia chính sách đối ngoại của Bộ Quốc phòng Sri Lanka, đang ở cùng gia đình trên tầng 9. Ông kể rằng cả tòa nhà rung chuyển.
Abeyagoonasekera vội vã chạy xuống đường cùng vợ và hai con trai nhỏ. Ông nhìn thấy một phụ nữ phương Tây được khiêng đi. "Cô ấy ở ngay trước mắt tôi, cô ấy bị thương và trông rất vô hồn", Abeyagoonasekera kể.
33 người bị giết tại Shangri-La, trong đó có ba trong số 4 người con của Povlsen. Trong một bức ảnh chụp tại Bệnh viện Quốc gia Sri Lanka ở Colombo vài giờ sau đó, một người đàn ông có vẻ là Povlsen nghe điện thoại di động, áo dính máu, mắt trái sưng lên. Khi một nhà báo yêu cầu phỏng vấn, ông lắc đầu.
Tại khách sạn Cinnamon Grand, Inshaf, đeo ba lô và đội mũ bóng chày, bước vào phòng ăn buffet. Anh ta dừng lại, đi về phía trước rồi lại quay lại.
"Cậy ấy rõ ràng đã chần chừ hành động", một thành viên gia đình nói. "Cậu ấy luôn kết nối với mọi người nhiều hơn Ilham".
Sau phút giây do dự, Inshaf cuối cùng vẫn kích nổ quả bom mang theo, giết chính mình và 20 người khác. Chỉ trong vài phút, 7 kẻ đánh bom tự sát trên khắp Sri Lanka kích nổ tại ba khách sạn và ba nhà thờ.
Vì Ilham sử dụng thẻ căn cước thật khi check in khách sạn, cảnh sát nhanh chóng tìm ra anh ta là ai. Cảnh sát đổ đến biệt thự của nhà Ibrahim.
Đón họ ở cửa là Fatima, vợ của Ilham. Cô xoay người và đi lên cầu thang. Trước mặt ba đứa con của mình, Fatima kích nổ đai bom tự sát, giết chính mình và các con cùng ba cảnh sát. Giới chức cho biết cô có thể đang mang thai.
Sau khi hai con trai phạm tội, Ibrahim bị còng tay và bị cảnh sát giải đi. Ngày hôm sau, Povlsen, vợ và đứa con duy nhất sống sót rời Colombo trên máy bay riêng.
Tuần trước, hơn 1.000 người ở thị trấn của Povlsen, Stavtrup, đã diễu hành trước nhà của gia đình để chia buồn. Một số người không kìm được nước mắt.
Ông Ibrahim vẫn đang bị giữ. Hầu hết cộng sự tin rằng ông không biết gì về âm mưu đánh bom tự sát của hai con trai.
Phương Vũ (Theo NYTimes)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một phát ăn ngay!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

100% DÂN CHÚNG SẼ THÀNH CHÍ PHÈO!




FB Văn Thịnh Hà - Khi bàn về một sự kiện ngang trái, bất công trong đời, khiến cho sự uất ức lên đến cực điểm, không thể nào kiềm chế nổi, Dân Nghệ có câu thành ngữ "Bụt trên chùa cũng phải u ư" (Ngay cả tượng Bụt ở trên chùa cũng phải mở mồm ra mà chửi)! Tôi nghĩ, câu thành ngữ đó nhẹ quá, không đủ để diễn đạt tâm trạng của DÂN trước những bất công đầy rẫy, sự ngu dốt ngập tràn của quan chức thời nay.
Bạn làm sao chịu nổi khi vụ gian lận thi cử động trời cả năm nay cứ loay hoay mà đương kim Bộ Ngọng vẫn cứ nhơn nhơn là "Sẽ giải quyết nhanh chóng" (?!) Nhanh cái con khỉ gì khi con của Chánh Thanh tra Sở GD-ĐT được nâng điểm khống năm ngoái, năm nay ông ta vẫn đi giáo huấn, chỉ đạo thi? Có cái cách hành xử nào khinh miệt, trơ tráo với dân chúng tệ tàn hơn không?Image result for thu-truong-cong-thuong-gia-dien-tang-moi-nguoi-deu-duoc-loi

Thứ trưởng Công thương phát ngôn dốt đến nỗi ngay cả loài heo cũng phải xấu hổ...
https://vnexpress.net/kinh-doanh/thu-truong-cong-thuong-gia-dien-tang-moi-nguoi-deu-duoc-loi-3142515.html - Làm gì có cơ chế kinh tế nào mà giá cả của một mặt hàng có ý nghĩa sống còn đối với xã hội TĂNG mà TẤT CẢ đều có lợi? Tại sao hắn ta ngu đến nỗi không biết rằng đồng lương vẫn thế, trời nắng nóng nhu cầu sử dụng tăng cao thì mọi gia đình có thu nhập thấp đều khốn khó, quay quắt khi giá điện tăng?

Xem quan chức Nước Người (Hàn Quốc) LO cho Dân rồi đọc trả lời của ông Thứ trưởng ta, nghĩ mà xót xa cho... xã hội xã nghĩa vịt xiêm - lạch bạch, cà lăm, cạp đất...!
Một bên trăn trở, day dứt vì Dân khổ, vất vả - một bên thì chì chiết, chà đạp, sỉ nhục cái sự nghèo!

Khốn nạn như thế, hỏi sao Dân không thành Chí Phèo?

Tôi cứ nghĩ mãi, nghĩ hoài - nghĩ cho đến khi sắp chết vẫn cứ không thể hiểu nổi sự thật rằng, tại sao CNXH lại sinh ra đủ loại quan quái thai, quái đản thiếu tính người như thế?

Khốn khổ Dân Nước tôi...


Văn Thịnh Hà







Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghèo đâu mà nghèo!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người dân bị cắt điện vì “tố giá điện cao” trên Facebook

Doanh nghiệp độc quyền coi thượng đế, đồng bào là con giun cái kiến, thích chà đạp thì chà đạp luôn. Chúng hung hăng như thế vì biết luôn luôn có chính quyền đứng sau bảo kê.

Trước những phản ánh của người dân trên mạng xã hội Facebook về giá điện, một HTX ở Hà Tĩnh đã ghi tên từng người rồi ra văn bản cắt điện. Trong những ngày gần đây, nhiều người dân tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vô cùng bức xúc trước việc HTX Thành Tâm ra văn bản thông báo cắt điện vì những chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội. Cụ thể trong văn bản ghi rõ: “Vì không nhận được phản ánh trực tiếp mà chỉ nhận các lời chỉ trích qua mạng về tình trạng giá điện sử dụng… Sau khi tháo, đồng hồ sẽ được hộ gia đình đưa đi thẩm định tại cơ quan thẩm định của nhà nước quy định. Trong quá trình chờ thẩm định đồng hồ, hợp tác xã tạm ngừng cấp điện”.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hoa bị cắt 
điện, tháo đồng hồ nhiều ngày nay.
Theo chị Nguyễn Thị Hoa (SN 1982) trú tại xóm Tân Hải, xã Cẩm Nhượng cho biết, vào ngày 13/9, do bức xúc khi tiền điện 3 tháng của gia đình liên tiếp tăng bất thường, chị đã viết lên facebook cá nhân để phản ánh. Tuy nhiên đến ngày 15/9, chị bất ngờ nhận được thông báo cắt điện từ HTX Thành Tâm.  Ngay sau khi tôi viết lên trang cá nhân phản ánh việc tiền điện tăng cao bất thường thì HTX đã cắt điện. Ngoài ra, có khoảng 20 người dân bình luận trong nội dung tôi đăng tải cũng bị ra thông báo cắt điện”, chị Hoa cho biết.



Theo chị Hoa thì gia đình chị chỉ dùng điện sinh hoạt gồm điều hòa, tủ lạnh, ti vi.. tuy nhiên 3 tháng nay tiền điện tăng gấp đôi những tháng trước. Cụ thể tháng 6 là 1,3 triệu đồng, tháng 7 là 1,1 triệu đồng và tháng 8 là hơn 1,3 triệu đồng.

“Tôi không hiểu lý do gì tiền điện lại tăng gấp đôi, trong khi đó gia đình vẫn sử dụng như ngày trước. Vì quá bức xúc, tôi đã lên mạng xã hội để phản ánh tiền điện thì phía HTX lại xuống tháo đồng hồ khiến nhiều ngày nay gia đình không có điện sử dụng phải đi bắt nhờ hàng xóm về dùng”, chị Hoa nói.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Tâm, Trưởng thôn Tân Hải cho biết, khoảng 3 tháng nay, tiền điện của nhiều hộ dân trong thôn tăng vọt lên cao. Nhiều hộ dân tăng lên gấp đôi so với những thàng trước.


HTX Thành Tâm ra văn bản thông báo cắt điện khiến nhiều người bức xúc

“Riêng gia đình tôi, tháng 8 này tiền điện lên đến hơn 1 triệu đồng, còn những tháng trước chỉ khoảng 400-500 ngàn đồng/tháng. Về việc tiền điện tăng cao, người dân bức xúc phản ánh, đáng nhẽ HTX phải xuống tìm hiểu nguyên nhân do đâu chứ tự động cắt điện như vậy là không hợp lý”, ông Tâm chia sẻ.

Liên quan đến sự việc này, ông Nguyễn Trọng Dũng, Chủ nhiệm HTX Thành Tâm cho biết, trong sáng nay đã gửi công văn lên UBND xã Cẩm Nhượng phối hợp cùng HTX tháo gỡ đồng hồ của 20 hộ dân đi kiểm định.


Ông Nguyễn Thanh Tâm, Trưởng thôn Tân Hải bức xúc trước tiền điện tăng vọt.

“Tôi chỉ nhận phản ánh của người dân qua Facebook. Sau khi nhận được phản ánh qua Facebook, chúng tôi đã ghi tên từng người ra để làm việc. Theo quy định của HTX khi có phản ánh, chúng tôi sẽ cho thợ về kiểm tra, nếu như không lộn số thì sẽ tháo đồng hồ đi thẩm định. Hiện tại tôi đã thông báo đến 20 hộ dân cắt điện để đi thẩm định”, ông Dũng nói và cho biết HTX thu tiền giá điện theo quy định của nhà nước.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng cho biết, sau khi nhận được thông tin phản ánh, chính quyền địa phương đã mời HTX lên làm việc để giải thích cho người dân hiểu, tuy nhiên HTX lại cắt điện của người dân.


Hóa đơn tiền điện sinh hoạt lên đến hàng triệu đồng/tháng…

“HTX Thành Tâm cắt điện như vậy là sai hoàn toàn, họ cũng đã nhận thiếu sót. Người dân toàn xã sử dụng điện của HTX từ 2004 đến nay. Thông báo thì gửi đến 20 hộ dân, nhưng hiện nay mới cắt 3 hộ”, ông Hùng cho hay.




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Bài học Tư Mã Viêm




BM
Đền Bạch Mã, Lạc Dương. Thành phố này từng là kinh đô nhà Tấn và một số triều đại khác của Trung cộng

Dù yêu hay ghét Trung Hoa, phần lớn trí thức Việt thời nào cũng đã đọc tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa. Trong đó, cả thế kỷ ly loạn của dân tộc Trung Hoa đã chấm dứt vào năm 280, khi quân Tấn "giải phóng" Đông Ngô, thống nhất đất nước (nói theo chữ của nhà nước đương thời).

Nội dung chính của bài viết này nói về những cảnh xảy ra ngay sau bối cảnh tác phẩm của nhà văn La Quán Trung.

BM
  
Trước khi chết, Tư Mã Ý dặn dò con cháu phải biết lấy lòng người để được thiên hạ. Có lẽ vì thế mà sau khi thắng Thục rồi diệt Ngô, những nhà lãnh đạo họ Tư Mã nhìn chung đã đối xử rất tử tế với những người thua trận.

Dù ban đầu có những sự không bằng lòng nhất định, nhưng về sau nhà Tấn đã nhận được sự quy phục từ đông đảo nhân dân và các quý tộc cũ của Thục -Ngô.

Sau thống nhất, triều đình nhà Tấn không trả thù những người thua trận, tạo điều kiện ổn định đời sống nhân dân.

Không có tù cải tạo, cũng không có cảnh ồ ạt người vượt biên hay trốn tránh sự truy lùng của họ Tư Mã. Cộng với việc có công thống nhất, nhà Tấn đã giành được lòng người, họ vẫn luôn được nhân dân che chở và ủng hộ sau này khi đã thất thế.

Dẫn tới việc nhà Tấn tồn tại trên danh nghĩa đến hơn 150 năm, dù thực tế triều đại này chỉ "sống khỏe" trong không tới ba thập kỷ đầu.

Cái giá cho việc họ Tư Mã thống nhất đất nước quá đắt bởi không lâu sau khi "hoàn thành đại nghiệp", Tấn Vũ đế mắc sai lầm quan trọng nhất trong việc chọn người kế vị (chưa kể lối sống xa hoa trong triều), dẫn tới hàng loạt tai họa giáng xuống triều đình và dân chúng sau khi ông qua đời.

Hai mươi năm sau khi thống nhất, Trung Hoa bước vào cuộc nội chiến (Loạn bát vương) khiến mấy chục vạn người mất mạng. Đất nước suy kiệt, cuối cùng bị ngoại tộc thôn tính.

Khi quân Hán Triệu chiếm được Lạc Dương vào năm 310, tàn sát quân dân nhà Tấn cũng vừa đúng chẵn 30 năm sau khi Tư Mã Viêm "giành trọn vẹn non sông".

BM
Người tị nạn Nam VN đi thuyền ra tàu Mỹ những giờ cuối của cuộc chiến VN

Nếu còn cục diện Tam Quốc, hẳn dân tộc Trung Hoa đã không phải chịu một trang sử đen tối khi hai vị vua Tấn bị nhà Hán Triệu làm nhục (Tấn Hoài đế và Tấn Mẫn đế bị bắt làm nô bộc, rồi giết chết).

Nếu được chọn lại, người Hoa sẽ chọn thống nhất để lại loạn lạc và mất nước vào tay ngoại bang, hay chọn giữ nguyên cục diện thế chân vạc thời Tam Quốc?

Phần nhận xét hiển thị trên trang