Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

Nỗi lòng Huỳnh Tấn Phát



Trần Nguơn Phiêu
Kể từ những ngày khởi đầu kháng chiến chống Pháp cho đến ngày ngày 30 tháng Tư năm 1975, trong các nhân vật liên quan đến việc đấu tranh ở Nam bộ, Huỳnh Tấn Phát phải được coi là có vai trò sáng giá nhất. Những gương mặt nổi bật lúc ban đầu khi Việt Minh đoạt chánh quyền ở Nam bộ  như Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Trấn… sau đó đã “được” mời ra Bắc hoạt động. Riêng những người như Huỳnh Tấn Phát, Trần Bạch Đằng… là những người gắn bó nhất với miền Nam, đã bám trụ từ đầu cho đến cuối.
Huỳnh Tấn Phát đã được biết tiếng vì các hoạt động trong giới sinh viên khi đang theo học kiến trúc ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội vào các năm 1936-1938. Anh tham gia phong trào Đông Dương Đại Hội, tổ chức phái đoàn sinh viên, học sinh lên gặp phái đoàn Godart của Chánh phủ Mặt trận Bình dân Pháp để trình “Thư Thỉnh Nguyện”. Năm 1938, Phát đã tốt nghiệp thủ khoa khi ra trường. Trở về sinh sống ở Sài Gòn, sau một thời gian tập sự với kiến trúc sư Pháp tên Chauchon, Phát mở văn phòng riêng tại 68-70 đường Mayer (Hiền Vương thời VNCH).
Năm 1941 Toàn quyền Decoux tổ  chức Hội chợ Triển lãm Đông Dương ở Vườn Ông Thượng ( Tao Đàn). Huỳnh Tấn Phát đã đoạt giải nhất cuộc thiết kế và xây dựng Hội chợ. Nhưng việc nổi bật nhất vào thời bấy giờ là việc đứng ra làm Chủ nhiệm tuần báo Thanh Niên vào năm 1944. Phát đã mua lại “manchette” tờ báo công khai Thanh Niên để làm báo hằng tuần với nhóm sinh viên từ Hà Nội trở về Nam như Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước… Tuần báo được sử dụng để tập hợp lực lượng thanh niên yêu nước, kín đáo lên tiếng gọi đàn, cổ động phát triển Hội Truyền bá Quốc ngữ. Ngày 30-9-1944, Chánh quyền thực dâân Pháp ra lịnh đóng cửa tờ báo.
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945, nhằm mục đích huy động thanh niêân , lãnh sự Nhật Iito khuyến khích Hồ Văn Ngà , Phạm Ngọc Thạch thành lập Thanh Niên Tiền Phong. Huỳnh Tấn Phát đã tích cực tham gia phong trào này với trách nhiệm trưởng ban tổ chức. Thanh niên Tiền Phong là một phong trào đã phát triển mạnh mẽ ở miền Nam trong thời khoảng năm 1945. Những người nắm vai trò thủ lãnh là Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Kỹ sư Kha vang Cân, Luật sư Thái Văn Lung, Nha sĩ Nguyễn Văn Thủ, nhưng Huỳnh Văn Tiểng, Huỳnh Tấn Phát là những người thật sự đã góp công xây dựng phong trào. Trần Văn Giàu trong bóng tối, thấy Huỳnh Tấn Phát và Huỳnh Văn Tiểng có tờ báo công khai đã tìm cách liên lạc. Thông qua Phát và Tiểng, Trần Văn Giàu đã lợi dụng nắm lấy Thanh niên Tiền phong, dùng phong trào để đoạt chánh quyền cho Việt Minh. Nguyễn Văn Nguyễn, Ủy viên Xứ ủy Nam kỳ được gài ở chung nhà của Huỳnh Tấn Phát ở 68 đường Mayer để “hợp tác” làm báo với Phát.
Khi các sinh viên miền Nam “xếp bút nghiên” từ Bắc trở về vì phi cơ Đồng Minh đã bắt đầu tấn công vào Đông Dương, họ đã gây được một phong trào văn nghệ và thanh niên để đánh thức lòng yêu nước của dân chúng miền Nam. Những buổi trình diễn rất thành công các bản nhạc yêu nước của Lưu Hữu Phước ở Nhà Hát Lớn Sài Gòn, các kịch lịch sử như Đêm Mê Linh, các trại hè như Trại Suối Lồ Ồ đã được Xứ Ủy Đảng Cộng sản Nam Kỳ chú ý và Trần Văn Giàu đã bắt liên lạc để tổ chức các lớp huấn luyện chánh trị cho các sinh viên trẻ đầy nhiệt huyết này để hướng dẫn họ theo đường lối Đảng Cộng sản. Lúc ấy, phần đông các sinh viên này, kể cả Huỳnh Tấn Phát đều thuộc đảng Tân Dân Chủ (sau sẽ đổi tên thành Đảng Dân Chủû). Nhà và Văn phòng của Huỳnh Tấn Phát ở 68-70 đường Mayer là trụ sở lớp học chính thời bấy giờ cho các học viên trí thức như Huỳnh Văn Tiểng (Trưởng lớp), Mai Văn Bộ, Vương Văn Lễ, Nguyễn Việt Nam, Trần Bửu Kiếm, Trương Công Cán, Huỳnh Tấn Phát …Những lớp học khác cho công nhân, viên chức của thành bộ Đảng được tổ chức ở các nơi khác.
Huỳnh Tấn Phát được Trần Văn Giàu chú ý và bí mật kết nạp Phát vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 5 tháng 3 năm 1945, trong khi ngoài mặt thì Huỳnh Tấn Phát vẫn là đảng viên đảng Tân Dân Chủ . Khi tổ chức cướp chánh quyền ngày 25 tháng 8-1945, trong Hội nghị Xứ ủy mở rộng kỳ thứ ba ở  Chợ Đệm (Tân An) ngày 23-8-1945, Huỳnh Tấn Phát được chỉ định làm Ủy viên Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ. Phát đã từ chối và xin nhường cho Huỳnh Văn Tiểng thay thế. Huỳnh Tấn Phát với tư cách kiến trúc sư đã là người dựng lên kỳ đài sơn đỏ, cao 15 thước ở ngã tư Charner-Bonard trong đêm 24 rạng 25-8-1945, ghi danh tánh 11 ủy viên Ủy ban Hành chánh Nam Bộ.
Trước đó, trong thời gian cầm quyền của chánh phủ Trần Trọng Kim, để chuẩn bị đấu tranh, Huỳnh Tấn Phát đã đưa Huỳnh Văn Tiểng đến gặp chú của Phát là luật sư Huỳnh Văn Phương, người đang đảm trách Cơ sở Mật thám Catinat. Ông Phương đã nói với Phát và Tiểng: “Vì lúc này Việt Minh chưa thể ra được. Tụi bây nói với các anh trên việc này. Các anh có cần gì, cho tao hay, tao sẽ tìm cách đáp ứng”. Phát và Tiểng đã báo cáo với lãnh đạo (tức Trần Văn Giàu?) và được trả lời: ”Ai làm gì cho đất nước có lợi trong lúc này thì cứ làm”. Đồng thời “ cấp trên” của Tiểng xin Huỳnh Văn Phương giúp ngay các việc gấp: Cấp cho súng và thay đổi nhân viên bộ máy công an của Pháp để lại.
Huỳnh Văn Phương đã đồng ý và đã tặng cho 50 súng ngắn mới toanh. Chính tay Tiểng và Phát đã đem xe vào bót Catinat để lãnh số súng này. Ngoài ra ông Huỳnh Văn Phương còn tìm đào được súng của Pháp chôn dấu trong Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn để giao lại cho Phát cất ở nhà 68-70 đường Mayer và trụ sở hướng đạo của Nguyễn Việt Nam ở Ngã Ba Cây Điệp (Trích bài: “Mùa Thu Khởi Nghĩa” của Huỳnh Văn Tiểng trong sách “Làm Đẹp Cuộc Đời”, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia). Ông Phương còn để cho bộ phận võ trang của Thanh niên Tiền phong xửû dụng sân tập bắn của sở cảnh sát Chợ Quán . Những người tù chánh trị bị Pháp bắt cũng đã được Huỳnh Van Phương trả tự do, trong đó có tướng Trần Văn Trà  sau này, lúc đó lấy tên là Thắng.
Cũng vào thời này, Huỳnh Văn Phương đã khám phá ra được tài liệu Mật của Sở Mật thám Catinat về việc liên lạc giữa Trần Văn Giàu và những nhân vật mật thám Pháp “mới”, trong đó có Duchêne, thanh tra chánh trị bót Catinat (Nguyễn Văn Trấn trong “ Viết cho Mẹ và Quốc hội”, trang 106, có đề cập đến việc gặp Duchne). Huỳnh Văn Phương đã sao tài liệu làm 3 bản, để giao lại cho Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ và luật sư Dương Văn Giáo, mỗi người một bản. Huỳnh Văn Phương cũng giữ riêng một bản. Việc này đã được Dương Văn Giáo trưng ra trong một buổi hội ở nhà Luật sư  Hồ Vĩnh Ký cho lối hơn mười người xem. Trần Văn Giàu rất thù hận cay cú việc này nên ngay sau ngày quân Pháp tái chiếm Sài Gòn ngày 23 tháng 9-1945, Trần Văn Giàu và Nguyễn Văn Trấn đã bắt và xử bắn Huỳnh Văn Phương ở Tân An ngay sau khi họ rút ra khỏi Sài Gòn để lui về Chợ Đệm, mặc dầu Huỳnh Văn Phương là người đã từng giúp phương tiện cho họ trong những ngày dự bị khởi nghĩa. (Việc này đã được tác giả đề cập chi tiết hơn trong bài “Những Nhân chứng Cuối cùng”được đăng trong Thế Kỷ 21,số 121,tháng5-1999).
Huỳnh Văn Phương là một trong số 19 sinh viên bị Pháp trục xuất về Việt Nam vì tham dự vào cuộc biểu tình trước Điện Élysée (dinh Tổng Thống Pháp) ngày 22-5-1930, chống việc kết án tử hình Nguyễn Thái Học và các đồng chí trong cuộc khởi nghĩa ởû Yên Bái. Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu, Hồ Văn Ngà…đều đi chung trong chuyến tàu Athos II, từ bến Marseille chở họ về Việt Nam ngày 24-6-1930. Huỳnh Tấn Phát gọi Huỳnh Văn Phương là “ chú Một” vì Phương thứ  Mười Một trong gia đình. Sau khi bị trục xuất về Việt Nam một thời gian, Huỳnh Văn Phương tiếp tục học Luật ở Hà Nội. Trong thời gian này, Huỳnh Tấn Phát cũng ra Hà Nội học nghề Kiến trúc. Bà Đặng Hưng Thọ, hoa khôi khu Hoàn Kiếm thời bấy giờ, vợ của Huỳnh Văn Phương đã kể lại các việc “chú Một” từng giúp đỡ cháu Huỳnh Tấn Phát như cấp cho áo lạnh, giày mới thay thế những đôi giày “há mồm” v…v. Huỳnh Tấn Phát vì hảo tâm với các bạn đồng song nghèo đã tặng cho bạn giày hay cho mượn áo lạnh đem đi cầm để có tiền sinh sống. Việc người chú ruột thân thương, một chánh khách yêu nước, bị giết trong những ngày đầu cuộc chiến chắc hẳn đã gieo trong tâm tư Huỳnh Tấn Phát nhiều ray rức.
Khi Pháp chiếm lại Sài Gòn ngày 23 tháng 9-1945, Huỳnh Tấn Phát bị bắt nhưng sau 3 ngày đã được thả vì Huỳnh Tấn Phát là một kiến trúc sư đã có danh tiếng và vì Pháp muốn lấy lòng dân trí thức. Huỳnh Tấn Phát lo tản cư vợ mới cưới là Bùi Thị Nga về Quán Tre, xong tiếp tục gia nhập kháng chiến chống Pháp. Cuộc chiến lan rộng Bùi Thị Nga đã phải dời liên tiếp về Thủ Thừa, Phú An Hòa, Bến Tre và cuối cùng trở về Sài Gòn ở nhà cha mẹ chồng ở 99 đường Faucault, Tân Định. Trong khi đó  Huỳnh Tấn Phát được cử làm Trưởng đoàn Đại biểu Thanh niên Nam bộä được chọn ra Hà Nội dự Đại hội Thanh niên Toàn quốc. Đây là thời kỳ Hoàng Quốc Việt thay mặt Tổng bộ Việt Minh, được Hồ Chí Minh gởi từ  Bắc vào để “chỉnh lại”cuộc đoạt chính quyền của Trần Văn Giàu. Thanh niên Tiền phong phải “ đồng thanh nhận” đổi tên thành Thanh niên Cứu quốc. Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Phạm Ngọc Thạch được quyết định của Trung ương ra Bắc “nhận nhiệm vụ mới”. Hơn 100 đại biểu thanh niên Nam bộ, khi đến Bình Dương thì Hoàng Quốc Việt quyết định chỉ cử 6 đại biểu. Sau thời gian dự hội nghị, đoàn của  Huỳnh Tấn Phát trở lại về Nam. Huỳnh Tấn Phát được Bộ Quốc Phòng tín nhiệm giao một số tiền lớn đem về cho Tướng Nguyễn Bình ở miền Đông Nam Bộ.
Về Sài Gòn, Huỳnh Tấn Phát nhận chỉ thị của Nguyễn Bình, thành lậäp ở vùng Minh Phụïng , Câây Gõ một cơ quan Tuyên truyền Xung phong in truyền đơn, cờ, báo để phân phát trong Đô thành. Liên tiếp sau đó Cơ quan này được dời sâu vào Đô thành như ở nhà bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, trước thành Ô-ma hoặc nhà em bác sĩ Nguyễn Thị Lợi (vợ bác sĩ  Lương Phán) ở đường Boudonnet gần chợ Sài Gòn. Lúc ban Tuyên truyền Xung phong này dời về căn nhà lầu ở 160  đường Lagrandière thì bị lộ và bị bắt, gồm cả vợ chồng Huỳnh Tấn Phát.
Mẹ và vợ Huỳnh Tấn Phát được trả tự do sớm vì chỉ bị bắt khi đến thăm Phát lần đầu tiên ở trụ sở 160 đường Lagrandière. Sau một thời gian ở bót Catinat, Phát được đưa về Khám Lớn Sài Gòn. Tại đây vào tháng 10-1947 Huỳnh Tấn Phát tham gia lãnh đạo tổ chức cuộc tuyệt thực 3 ngày. Do đó chế độ nhà tù ở Khám Lớn được cải thiện. Những người cùng bị bắt với Phát bị xử 4 tháng tù vì tội phá rối trị an. Riêng Huỳnh Tấn Phát vì bị gán thêm tội liên hệ với Tướng Nguyễn Bình nên phải ra tòa án binh, bị xử hai năm tù và đến tháng 11 năm 1947 mới được thả.  
Trong lúc Huỳnh Tấn Phát bị bắt ở Catinat thì Bùi Thị Nga cho chồàng hay là đang mang thai lần đầu. Bác sĩ Hồ Văn Nhựt , bác sĩ sản khoa đã tận tình giúp bà Nga sanh đẻ miễn phí con trai đầu lòng Huỳnh Thiện Hùng, ngày 2-12-1946, trong lúc Phát còn trong tù.Bà Nga đã chọn luật sư Moréteau để lo biện hộ cho chồng. Luật sư Moréteau đã quen biết trước và có cảm tình với Phát nên đã nhận bào chữa nhưng không tính thù lao. Huỳnh Tấn Pháùt có người cô ruột gọi là Cô Tám, cư ngụ ở Bình Phước. Cha củûa Huỳnh Tấn Phát thỉnh thoảng lên thăm Cô Tám, ở chơi vài tuần. Giữa năm 1947 cha của Huỳnh Tấn Phát  lên Bình Phước thăm  Cô Tám và bị Việt Minh bắt !
Khi bà Nga báo hung tin này cho Huỳnh Tấn Phát thì Phát đã hốt hoảng dặn ngay vợ: “Em đến luật sư Moréteau nhắn mai anh cần gặp ổng. Rồi em đón ổng lấy cái thơ anh viết bảo lãnh cho ba. Thơ này em tìm cách trao tận tay các anh lãnh đạo ở Bình Phước”.(Trích  bài “ Phối hợp Đấu tranh, Trong và Ngoài Khám Lớn” của Bùi Thị Nga trong “ Làm Đẹïp Cuộc Đời”, sđd ) Bà Nga đã làm y lời chồng căn dặn nhưng không có kết quả gì. Cha của Huỳnh Tấn Phát đã bị giết. Tiếp đó em của cha HTP là Cô Tám nóng lòng đi tìm cũng bị sát hại, giống như chú Một Huỳnh Văn Phương đã bị xử bắn năm 1945 ở Tân An vì liên hệ đến nhóm Đệ Tứ. Được tin động trời này, Huỳnh Tấn Phát đã nói với vợ: “Anh biết tánh Ba, chút rượu vào, nhớ chú Một, giận chưởi đổng ít câu vậy thôi, quyết không có vấn đề chánh trị đâu”. Cha, chú rồi cô đều bị giết vì tình nghi dính líu với Đệ Tứ, tâm tư Huỳnh Tấn Phát hẳn không bao giờ quên được việc ấy!
Để giúp biện hộ cho Huỳnh Tấn Phát, luật sư Moréteau đã  yêu cầu bà Nga mời thêm luật sư danh tiếng thời bấy giờ là luật sư Bazé tiếp sức. Thời gian này nhằm lúc thi hành Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 nên không khí chánh trị Sài Gòn có những trạng thái đặc biệt. Tết năm 1947, chị em phụ nữ đảng Dân chủ ( Huỳnh Tấn Phát là Ủy viên Kỳ bộ Đảng Dân Chủ  ở Nam kỳ) tổ chức thăm nuôi tù nhân Khám Lớn đã nhận được báo và tập san của anh em tù nhân bí mật phát hành. Các tác phẩm được Bùi Thị Nga gom góp và tổ chức triển lãm gây quỷ ở nhà của Thái Thị Liên, mẹ của nhạc sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn sau này. Đến tham dự cuộc họp có đệm nhạc này ở nhà kỹ sư Thái Văn Lân (cha của Thái Thị Liên) có các trí thức như Bác sĩ Phạm Kim Lương, Dược sĩ Trần Kim Quan, Kỷ sư Nguyễn Xuân Quyến, Trần Văn Khê đàn tranh, Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương… Hôm đó, Thái Thị Liên đệm dương cầm và kết thúc bằng tự hát bản “Quốc tế ca”làm mọi người phải sửng sốt. Thái Thị Liên lúc ấy cũng phụ trách thăm nuôi hai nhà trí thức Pháp là Giáo sư Tiến sĩ Chesneau của Đại học Sorbonne và Pételot. Hai vị này bị nhốt ở Khám Lớn vì vào khu kháng chiến với danh nghĩa nhà báo. Cũng vào thời buổi này, xảy ra việc Dương Bạch Mai bị bắt. Để biện hộ cho Dương Bạch Mai, đảng Cộng sản Pháp đã gởi qua Sài Gòn nữ luật sư Marie Louise Cachin, con gái của lãnh tụ  nỗi tiếng Marcel Cachin, người đã từng giữ chức Bí thư Đảng Cộng sản Pháp. Dương Bạch Mai được trắng án và Thái Thị Liên đã tham dự tổ chức buổi ăn mừng và tiễn đưa đồng chí Marie Louise Cachin về Pháp. Trong buổi tối tiệc tiễn đưa ấy, Thái Thị Liên đã mặc áo dài đỏû lộng lẩy, bên ngực cài một bông hoa vàng rực rỡ, biểu hiệu cho cờ đỏ sao vàng!  
Ra tù, Huỳnh Tấn Phát liên hệ ngay với Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) và  chuyên phụ trách công tác trí vận vùng Sài Gòn Chợ Lớn vì anh quen biết nhiều trong giới này. Vợ Phát, Bùi Thị Nga, tháng 5-1948 được luật sư Hoàng Quốc Tân kết nạp vào Đảng Cộng sản. Hoàng Quốc Tân (cháu nội của Hoàng Cao Khải, Khâm sai Đại thần Triều đình Huế), đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, có vợ người Pháp, được về Nam phụ trách phong trào Trí vận. Bùi Thị Nga được Hoàng Quốc Tân phân công làm Đảng đoàn Thanh niên Dân chủ hoạt động trong giới trí thức.
Như thế là kể từ đấy, hai vợ chồng Huỳnh Tấn Phát trong bí mật là đảng viên Cộng sản nhưng đã được Đảng bố trí ở Đảng Dân Chủ để dễ bề kết nạp trí thức miền Nam!
Huỳnh Tấn Phát cộng táùc với Mai Văn Bộ, Nguyễn Văn Hiếu trong việc xuất bản loại báo Nguyên tử, mua lại manchette báo dở chết, bất thình lình ra số ủng hộ kháng chiến, bán vội ở các sạp trước khi kiểm duyệt hay tin. Việc trí vận ở Sài Gòn vẫn tiếp tục với sự trợ giúp của các nhân vật mới như Bác sĩ Trần Cửu Kiến, Bí thư Tỉnh ủy Đảng Dân chủ tỉnh Sa Đéc được Phát điều động từ Cao Lãnh lên…
Trước Tết 1949, Huỳnh Tấn Phát được gọi ra khu, được cử làm ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ. Đồng thời Phát kiêm chức Giám đốc  Sở Thông tin Nam bộ khi giáo  sư  Phạm Thiều được chuyển về Khu Chín. Bùi Thị Nga được ra ở cùng chồng trên bờ  kinh Dương Văn Dương, Đồng Tháp đến tháng Giêng 1950 thì trở lại Sài Gòn. Huỳnh Tấn Phát phụ trách đài Tiếng nói Nam bộ nhưng đến năm 1950, đài này trở về lại Khu 9 . Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn được thành lập và Huỳnh Tấn Phát đã đôn đốc Đặng Trung Hiếu ( Giám đốc Đài Truyền hình Sài Gòn sau 30-4-1975) thiết kế thành lập đài Tiếng nói Sài Gòn- Chợ Lớn Tự do ở Chiến khu Đ.
Năm 1954 sau Hiệp định Genève, Huỳnh Tấn Phát được chỉ định trở về Sài Gòn và làm việc tại văn phòng Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Năm 1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm tổ chức cuộc thi thiết kế khu Văn Hóa để xóa bỏ khu di tích Khám Lớn Sài Gòn. Văn phòng Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện chiếm được giải nhì (không có giải nhất), giải thưởng một trăm ngàn đồng. Đây là công trình của Huỳnh Tấn Phát và  nét vẽ phối cảnh của Phát được ban giám khảo nhận ra. Kiến trúc sư Thiện chia cho Huỳnh Tấn Phát ba mươi ngàn. Vì dư luận Sài Gòn bàn tán đến tai cơ quan an ninh khiến một hôm văn phòng Kiến trúc  sư  Thiện bị bao vây nhưng vì Phát đang ở công trường xây cất nên không bị bắt. Từ đó Huỳnh Tấn Phát , biệt danh là Tám Chí và Bùi Thị Nga lui trở lại trong vòng bí mật, luôn luôn di chuyển.
Tuy nhiên trong thời gian đó Huỳnh Tấn Phát vẫn tìm cách hành nghề như phác thảo biệt thự của giáo sư Dương Minh Thới để văn phòng Kiếân trúc sư Thiện thực hiện. Biệt thự này, đối diện với  Bộ Y Tế đường Hồng Thập Tự là nhà của bác sĩ Dương Huỳnh Hoa hiện nay. Huỳnh Tấn Phát cũng đã nhận thiết kế Viện sản xuất dược phẩm Trang Hai ở số 5, Ngô Thời Nhiệm vì Dược sĩ Nguyễn Thị Hai là bạn học của Bùi Thị Nga, vợ Huỳnh Tấn Phát. Sau vài lần gặp gỡ Phát đã nhận lời vẽ vì cho là công trình sẽ  tạo công ăn việc làm cho lao động. Dược sĩ Trang đã đứng ra xây dựng cơ sở này. Năm 1993 Dược sĩ Hai đã trở về thăm cơ sở và Bùi Thị Nga nhưng Huỳnh Tấn Phát thì đã mất tháng 9 năm 1989.
 Huỳnh Tấn Phát được bổ sung vào Thành ủy Sài Gòn, phụ trách Ban Trí vận cho đến năm 1959. Sau đó, Phát được cử làm Khu ủy viên chính thức Đặc khu Sài Gòn-Gia Định và ra ở vùng Tam Giác Sắt. 
Lúc còn hoạt động ở Sài Gòn, năm 1956, Phát đã nhờ giáo sư Lê Văn Huấn, em của cựu Thủ tướng Lê Văn Hoạch để bắt liên lạc với Pauline Trần Thị Mỹ đang hoạt động trong Nghiệp đoàn Giáo giới Tư thục. Trần Thị Mỹ là em gái của Kỹ sư Trần Lê Quang, tốt nghiệp kỹ sư Trường Cầu cống Ponts & Chaussées danh tiếng của Pháp. Kỹ sư Quang về nước năm 1951, làm Giám đốc Đường sắt Đông Dương và được Tổng thống Ngô Đình Diệm cử làm Bộ trưởng Giao thông Công chánh. Phát bố trí cho Trần Thị Mỹ thực hành công tác tế nhị là xuyên qua anh là Trần Lê Quang để biết được tình hình nội bộ của từng bộ trưởng trong Chánh phủ Ngô Đình Diệm cũng như các hành động của Chánh phủ. Có lần Trần Thị Mỹ, bí danh Mười Lê, đã xin anh đồng ý cho Huỳnh Tấn Phát mượn nhà để họp với Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh).Phương cách làm việc này đã được Huỳnh Tấn Phát sử dụng lại nhiều lần trong công tác trí vận đối với một vài nhân vật trong các chánh phủ thời Việt Nam Cộng Hòa.  Trường hợp của Dược sĩ Phạm Thị Yên có thể là một việc tiêu biểu. Dược sĩ Phạm Thị Yên, vợ của một nhân vật quan trọng trong Mặt trận Giải phóng Miền Nam là Trần Bửu Kiếm, có nhà thuốc đông khách ở cuối đường Đồng Khánh, Chợ Lớn. Dược sĩ Yên, có tên là Chị Bảy Yên, đã được bầu làm trưởng Ban Trí vận và cũng đồng thời là bí thơ chi bộ trí thức  Đô thành  Sài Gòn-Chợ Lớn trong một buổi hội ở Long Hải. Buổi hội được tổ chức ở  một biệt thự nghỉ mát của Dược sĩ Trần Văn Tánh, chủ nhân Viện Bào chế TVT. Năm 1960, Ban Cán sự Trí vận của Phạm Thị Yên bị bắt trọn bộ. Phạm Thị Yên sau đó bị đày Côn Đảo. Cuối năm 1968, Thủ tướng Trần Văn Hương trước kia từng có thời phụ giúp nhà thuốc của Dược sĩ Trần Kim Quan đã ra quyết định âân xá cho Dược sĩ Yên. Ra được Bắc, Dược sĩ Yên đã được phân công đi tố cáo “Mỹ, Ngụy” ở một số nước Bắc Âu.
Bác sĩ Dương Quang Trung, tốt nghiệp ở Bordeaux (Pháp) trở về Hà Nội đã được đưa vào Nam tăng cường cho Ban Trí vận Mặt trận T4 với bí danh Hai Ngọï. Vì là cán bộ mới, chưa bị lộ nên Huỳnh Tấn Phát đã đưa vào nội thành hoạt động. Sau 30-4-75, Hai Ngọ được cử làm Giám đốc Sở Y tế Thành phố Sài Gòn. Công tác trí vận của Hai Ngọ chưa thành công lúc vào nội thành vì gặp phải đối tượng có cảnh giác?
Ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam được tuyên bố thành lập. Huỳnh Tấn Phát cùng Vỏ Chí Công, Phùng Văn Cung đứng đầu Ủy ban Trung ương Lâm thời Mặt trận. Huỳnh Tấn Phát đã có dịp thi thố tài năng Kiến trúc sư khi tổ chức Đại hội MTDTGP Đặc khu Sài Gòn Gia Định vào dịp Tết Nhâm Dần (1962). Đại hội tổ chức ở An Thành, nằm sâu trong rừng bên kia Lộ 14. Hội trường tổ chức khá mỹ thuật để đập vào mắt các nhân sĩ trí thức, văn nhgệ sĩ, tư sản được mời từ thành phố vào khu. Mỗi người được chỉ định ngồi riêng từng người trong ô ngăn cách căng ny long ba phía, phía trước che màn tuyn. Khách có thể nhìn lên chủ tọa đoàn và hội trường nhưng không biết mặt các khách tham dự khác.
Rút kinh nghiệm tổ chức ở Đặc khu Sài Gòn, Huỳnh Tấn Phát lên R chuẩn bị cho Đại hội Mặt trận toàn Miền Nam ở Lò Gò. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bố trí giải thoát khỏi Tuy Hòa để về dự và được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận GPMN. Huỳnh Tấn Phát và Bác sĩ Phùng Văn Cung làm Phó Chủ tịch.
Sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô  Đình Diệm ngày 1-11-1963, Trung ương Cục Miền Nam điều Huỳnh Tấn Phát về công tác ở R. Thường vụ Khu ủy Sài Gòn-Chợ Lớn có cuộc kiểm thảo Phát trước khi nhận nhiệm vụ mới, bí thư Vỏ văn Kiệt tức Chín Dũng (bí danh được biết khác là Sáu Dân) ngồi ghế chủ tọa. Trong thời gian này, vợ của Phát đã bị lộ và bị bắt từ 5-5-1960. Sau gần năm năm tù, Bùi Thị Nga được thả ngày 3-10-1964 từ khám Chí Hòa.
Tháng 3 năm 1965, theo lời mời của Hoàng thân Sihanook, Huỳnh Tấn Phát hướng dẫn một phái đoàn Mặt trận GPMN đi Phnom Penh. Đây là lần đầu tiên HTP xuất ngoại qua xứ láng giềng.
Năm 1967, trong trận Cedar Falls ( Trận “ Lột vỏ đất” theo danh từ trong khu) tấn công vào Củ Chi và Tam giác sắt, Huỳnh Tấn Phát đã phải gian nan 18 ngày trong vòng vây vì địa đạo bị đánh phá, chỉ thoát được với 2 bảo vệ. Sau Tết Mậu Thân 1968 Huỳnh Tấn Phát và Ban Trí vận Mặt trận Khu Sài Gòn-Gia Định vận động một số nhân sĩ trí thức ra khu thành lập Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Miền Nam. Luật sư Trịnh Đình Thảo được chọn làm Chủû tịch Liên minh. Đây là một tổ chức thứ hai bên cạnh Mặt trận GPMN để thu hút vài thành phần nhân sĩ trí thức khác ở miền Nam.
Ngày 6-6-1969, Đại hội Đại biểu Quốc dân Miền Nam bầu Huỳnh Tấn Phát làm Chủ  tịch Chánh phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam. Từ ngày này cho đến thời kỳ Hòa đàm Paris và 30 tháng Tư, 1975 có thể xem là thời kỳ đắc ý nhất của Huỳnh Tấn Phát vì từ lâu anh vẫn thường tìm cách lôi kéo nhân sĩ trí thức miền Nam là anh tranh đấu cho miền Nam có một chế độ Cộng Hòa khác biệt với miền Bắc trong khi chờ đợi việc thống nhứt trong tương lai. Năm 1972 Chánh phủ của Phát đã ban hành nhiều sắc luật, đã  thông báo Mười chánh sách đối với các “ vùng giải phóng” và Mười điều Kỷ luật cho cán bộ. Trong thời kỳ Hội đàm Paris và cả những ngày đầu sau ngày 30-4-1975, báo Đoàn Kết ở Pháp cổ động trong giới hải ngoại về  thể chế  chính trị miền Nam, cam kết sẽ tôn trọng quyền tư hữu, quyền tự do kinh doanh v…v. Bên trong thật sự ai cũng biết là các sắc luật của Chánh phủ của Phát tất nhiên đều phải được Hà Nội đồng ý chấp thuận.
Sau 30-4-1975, nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh …đã kiêu hãnh qua mặt Chánh phủ của Phát, chủ trương phải thống nhất ngay và Chánh phủ  Huỳnh Tấn Phát, Mặt trận Giải phóng, Liên Minh v..v,  không kèn không trống đã bị giải tán hồi nào không ai biết!
Để xoa dịu phần nào phản ứng dân kháng chiến miền Nam, năm 1976 Huỳnh Tấn Phát được cử làm Phó Thủ tướng Chánh phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN, lo việc quy hoạch đô thị, thiết kế xây dựng thủ đô  Hà Nội v…v! Năm 1977, Huỳnh Tấn Phát được bầu làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc và đến năm 1983 được lên chức làm Chủ tịch Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc, toàn những chức vụ không quyền lực!
 * * *
Trong suốt thời gian chiến đấu, từ 1945 cho đến ngày từ trần, với bao nhiêu công trận nguy hiểm vào sanh ra tử, Huỳnh Tấn Phát chưa bao giờ được mời đặt chân vào cơ quan chánh trị đầu não của Đảng Bộ ở Hà Nội. Sau Hiệp định Genève 1954, cơ quan quyền lực này đã khép kín chia chác quyền hành ở miền Bắc tương đối thanh bình so với phần máu lửa ở miền Nam.
Sau 30-4-1975, bao nhiêu cán bộ từ Bắc vào, từ tay không đã trở nên giàu có tột bực trong một thời gian ngắn. Trong lúc đó, vợ của Huỳnh Tấn Phát đã viết: “…Tôi nhớ đến ước mơ của anh, lúc gần cuối đời, anh ao ước có một chiếc Honda, để khi về hưu chở vợ hay cháu nội cháu ngoại đi chơi…” (Trích bài “Đám cưới giữa Mùa thu Khởi nghĩa” của Bùi Thị Nga, trong “Làm Đẹp Cuộc Đời” sđd) . Sợ Phát ở lại miền Nam, gần gũi Nhóm Câu Lạc Bộ Kháng Chiến, Huỳnh Tấn Phát được Hà Nội mời ra Bắc tiếp tục tham gia chánh phủ. Huỳnh Tấn Phát được cấp một nhà khiêm tốn so với chức vụ ở  số 9, đường Ngô Thời Nhiệm. Mùa Thu 1988, Huỳnh Tấn Phát đột ngột trở bịnh và được đưa điều trị ở Bịnh viện 108. Pháùt từ chối không muốn ra nước ngoàøi chữa trị. Khi thuyên giảm được phần nào, Phát quyết định trở về Nam. Tờ lịch trong phòng Huỳnh Tấn Phát vẫn dừng giữa ngày 27-11-1988, ngày Phát rời Hà Nội. Ngôi nhà chức vụ ở số 9 Ngôâ Thời Nhiệm vẫn chờ Phát trở lại, nhưng Phát đã vĩnh viễn ra đi ngày 30 tháng 9 năm 1989.
Huỳnh Tấn Phát, Kiến trúc sư có tiếng tăm trong giới chuyên nghiệp, đã thiết trí bao nhiêu đồ án công cũng như tư, cho đến ngày chết vẫn chưa có cơ hội tự xâây được một mái nhà theo ý muốn cho gia đình trú ngụ, không có  được một chiếc xe riêng để chở vợï con !
Phạm Thiều, một giáo sư khả kính, người gốc Nghệ Tỉnh, dạy chữ Nho và Toán tại Trường Trung học Pétrus Ký đã ra khu kháng chiến từ 9-1945, tập kết ra Bắc, trở về Nam sau 30-4-1975. Ông được bầu làm Đại biểu Thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn. Không hiểu có phải vì ông đã chán ngán cái cảnh thoái hóa, tham nhũng của cán bộ sau 1975 hay vì ông đã nhận thức được các sai trái của đường lối chủ nghĩa Cộng sản củûa Stalin khiến làm sụp đổ các nước Xã hội chủ nghĩa ở Trung Âu, nên ông đã ân hận và treo cổ tự tử !
Tướng Trần Văn Trà, tướng trách nhiệm quân sự miền Nam, đã viết Hồi ký gián tiếp “chỉnh” các khoe khoang của Văn Tiến Dũng trong quyển : “Đại thắng Mùa Xuân”. Hồi ký của Tướng Trà vừa mới xuất bản lại có lịnh phải tịch thâu ngay. Trần Văn Trà sau đó  có một lúc liên hệ với Câu lạc bộ Kháng chiến Miền Nam và đã được mời ra Bắc ở cho đến khi chết. Trần Văn Trà  đã viết về Huỳnh Tấn Phát: “Có một điều cần nói. Anh Phát không thuộc một gia đình “trơn tru”, anh vẫn có tâm tư riêng”.
Trần Bạch Đằng, người Cộng sản kỳ cựu ở miền Nam từ 1945 đến 1975, có viết về Huỳnh Tấn Phát: “Anh không cầm súng, chưa bao giờ là chỉ huy quân sự, song lại cáng đáng một trận địa mà có lẽ không dễ có người thay: huy động lực lượng trí thức vào hàng ngũ đấu tranh…Càng biết nhiều khía cạnh riêng của anh Phát càng khâm phục anh-những mất mát của anh về những người thân (cha, chú, cô) là quá lớn…” Được Trần Văn Giàu kết nạp vào Đảng Cộng sản từ ngày 5-3-1945, Huỳnh Tấn Phát đã được bố trí tiếp tục hoạt động cho đảng Dân Chủ ở miền Nam. Để chiêu dụ những nhân sĩ và trí thức miền Nam tham gia tranh đấu, Huỳnh Tấn Phát đã cổ võ cho một chiêu bài hòa hợp, một thái độ cách mạng kiểu đảng Dân Chủ . Khi Hà Nội chủ trương vội vã thống nhất sau ngày 30-4-1975, giải tán Chánh phủ  Lâm thời Cộng Hòa miền Nam, lừa gạt đưa quân nhân, công chức, văn nghệ sĩ  miền Nam vào các trại lao tù, giải tán đảng Dân chủ và đảng Xã hội, thiêu đốt các tác phẩm văn hóa, sách vở dân chúng miền Nam vân…v. Huỳnh Tấn Phát đã được nhiều nhân sĩ  trí thức cho là Huỳnh Tấn Phát đã mang tội thất tín với dân chúng miền Nam.
Người viết bài có một cộng sự viên đã ở lại trong xứ sau ngày 30-4-1975 và đã có cơ hội biết Huỳnh Tấn Phát trong những ngày nằm bịnh viện Thống Nhứt và bịnh viện  Chợ Rẫy. Anh ấy đã cho biết: “ Ở Chợ  Rẩy,  Huỳnh Tấn Phát trong những ngày bịnh, không nói năng gì, chỉ mỉm miệng cười cho đến khi chết”.Những ai có dịp sống gần Huỳnh Tấn Phát đều biết anh là người rất tốt về mọi mặt, có cái đặc biệt là miệng lúc nào cũng nở nụ cười rạng rỡ .
 Không ai biết được nỗi lòng Huỳnh Tấn Phát ra sao trong những ngày sắp đi sang thế giới khác. Không biết Huỳnh Tấn Phát đã mỉm cười trước khi chết vì cảm thấy đã làm tròn những ước vọng của đời mình trước khi ra đi, hay cái cười im lặng của Anh là một cách cười chua chát?
 Ngày 30 tháng Tư năm 2001

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Báo chí VN, cuộc khủng hoảng bao giờ kết thúc ?




 
Ai cũng đã biết, Quyết định phê duyệt Quy hoạch báo chí VN đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành.

Mức độ ảnh hưởng của quyết định này đến hàng trăm tờ báo, hàng chục ngàn nhà báo và phía sau cũng là hàng vạn người thân của họ là rất lớn. Bởi có nhiều tờ báo phải thu hẹp phạm vi hoạt động, nhiều tờ phải sáp nhập ...sẽ có nhiều nhà báo công việc trở lên khó khăn hơn, và rất có thể sẽ có những người rơi vào cảnh thất nghiệp.

Tôi đã từng rơi vào tình cảnh thất nghiệp một thời gian, khi tờ Sài Gòn Tiếp thị bị đình bản vĩnh viễn, khi nó được cho là một sản phẩm được xuất bản không đúng quy định: Trung tâm Xúc tiến đầu tư của một Sở thuộc TP HCM thì không được ra báo (Ở đây, nó có gì đó, sẽ rất giống với nhiều tờ báo đang trong diện quy hoạch)

Khi đó, Tờ SGTT được gọi là được đưa về Thời báo Kinh tế SG nhưng nhân sự, bộ máy của nó khá lớn và Thời baó KTSG chỉ tiếp nhận được đâu hơn chục người...Thực chất SGTT đã biến mất, chỉ còn duy trì một tên báo giống như nó, tồn tại lay lắt. Thế là hơn 100 người còn lại tan tác, thất nghiệp. Mãi cho đến bây giờ, mọi người mới tìm được việc làm nhưng nhiều người, cho dù đã có việc nhưng cơ bản vẫn khó khăn, vất vưởng hơn nhiều so với thời kỳ làm ở SGTT.

Có anh em trong số đó, vốn là nhà báo khá hiền lành, đã trở thành facebooker luôn thể hiện thái độ không còn tin tưởng gì với nhà nước, sau biến cố đó.

Nhưng đó mới chỉ là ở cấp độ 1 tờ báo hạng vừa. Còn sắp tới đây, hàng loạt tờ báo với ít nhất là hàng ngàn con người ở một loạt tờ báo, có những tờ báo có đội ngũ nhân sự rất lớn như Tuổi trẻ, Pháp luật TP HCM, Người lao động, Thanh niên, Công an TPHCM...vốn là những tờ báo đang hoạt động lành mạnh, hiệu quả, có đóng góp lớn cho xã hội bỗng chốc phải thay đổi tổ chức, bộ máy, sáp nhập...thì mức độ ảnh hưởng nó còn lớn đến thế nào ? Đúng là đáng...rùng mình.

Mặc dù ghi nhận rằng, quy hoạch báo chí sẽ có những hiệu quả, tác dụng tích cực nhất định như dẹp bớt những tờ báo, tạp chí làm ăn luộn thuộm, suốt ngày tung quân đi "đếm tầng", tống tiền DN...viết lách giật gân, câu khách rẻ tiền, khiến nhiều Doanh nghiệp sẽ bớt khổ. Nhưng với rất nhiều tờ báo hoạt động rất đàng hoàng, lành mạnh, một khi bị quy hoạch khiến từ chỗ là báo, bị đưa xuống tạp chí, rồi bị siết về nội dung...đó là cả một thay đổi, tác động vô cùng lớn mà chưa chắc đã đem lại môtj kết quả tích cực mà có thể là một hậu quả vô cùng tai hại.

Thực sự, bài viết này còn khá nhạt bởi tôi không dám viết hết tay về những suy nghĩ, quan điểm của mình về bản quy hoạch này.

Nhưng có lẽ, tôi phải chúc mừng ông Mark Zuckerberg và những ông chủ khác của Youtube, Tweeter...họ sau này có thể sẽ đón nhận những tay viết rất có chất lượng từ việt nam, viết free, để mạng xh Việt Nam ngày càng sôi động và họ sẽ có thêm nguồn thu đáng kể từ các nguồn quảng cáo tăng thêm cho trang của mình. Còn những tay viết mới-những nhà báo bị loại khỏi công việc họ đang làm bởi quá trình sắp xếp, sáp nhập, chia tách báo chí lớn nhất trong lịch sử báo chí VN hàng chục năm qua, họ sẽ viết gì trên FB?, ôi thôi, tôi cũng không dám hình dung ...
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tâm tư cụ Ngô Quyền



Ngô Quyền (897-944) là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng lịch sử (năm 938), đặt dấu chấm hết cho gần nghìn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị đất nước tới khi qua đời.
Ngày 18/01 Âm lịch hàng năm là ngày giỗ ông, con cháu họ Ngô khắp nơi tề tựu về tại thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội để tưởng nhớ tới công lao của của ông đối với với dân tộc Việt Nam và để tự hào về truyền thống bảo vệ tổ quốc của cha ông.
Nhìn nước non ngàn dặm thay da đổi thịt từng ngày, chắc ông vui mừng, phấn khởi lắm!
Nhìn thấy con cháu trong dòng tộc đông vui, đoàn kết và luôn tưởng nhớ tới mình chắc ông cảm động lắm!
Nhưng, khi nghe con cháu lầm rầm khấn vái chắc ông không khỏi buồn lòng: ai nấy đều cố gắng cầu xin để vun vén cho cuộc sống yên bình, đầy đủ của gia đình mình mà thôi; còn điều ông muốn nghe, muốn được thấy là về sự yên bình, sự tự do, độc lập, chủ quyền quốc gia thì không mấy ai nhắc tới - có chăng là những tiếng mấp máy không thành lời của một vài người mà ông chỉ phỏng đoán được qua khẩu hình mà thôi...
Hơn một nghìn năm trước, ông góp công lớn để giành lại độc lập cho dân tộc nhưng cho tới tận hôm nay, con cháu ông vẫn chưa giữ được sự độc lập, tự chủ đúng nghĩa của nó, nếu không nói là ngày càng lún sâu, lệ thuộc nhiều hơn vào kẻ khác. Bờ cõi có vẻ yên bình khi biên giới không tiếng súng nhưng biển trời chưa lặng, lòng người chưa yên. Trước sự xâm lấn lãnh hải ngày càng quyết liệt, trắng trợn của người phương Bắc (gọi theo cách gọi của báo chí chính thống là thế; còn gọi theo dân gian là “Tàu khựa”😂😂😂) con cháu ông im lặng hoặc phản ứng rất yếu ớt. Thế hệ của ông mạnh mẽ, tự tin, quyết đoán bao nhiêu thì con cháu của ông lại yếu mềm, lúng túng, e dè bấy nhiêu. Nếu xưa kia, trước và khi chiến trận xảy ra, lớp lớp ông cha ai ai cũng đều suy nghĩ, đắn đo rằng lỡ mình có chết đi, ai sẽ cày bừa, làm ruộng, ai sẽ chăm sóc mẹ già, con thơ; đánh nhau với hàng xóm, mai này còn ai để mà qua lại, giao thương ... thì tới tận ngày nay chắc chúng ta vẫn sống trong một cuộc đời tăm tối, nếu không làm thân trâu ngựa cho giặc Tàu thì cũng sống kiếp nô lệ, tôi đòi cho thực dân, đế quốc mà thôi.
Phải chăng vì từng hứng chịu quá nhiều mất mát trong chiến trận, binh đao nên con cháu ông quý trọng từng giây phút của hoà bình, không muốn nhìn thấy cảnh đầu rơi, máu chảy, cảnh nồi da xáo thịt; hay vì cuộc sống hiện tại đủ đầy rồi nên họ không còn động lực để đấu tranh và ý niệm về nghĩa vụ với quốc gia, dân tộc không còn tồn tại trong tiềm thức? Dẫu vậy, dẫu vì lý do gì đi nữa thì chúng ta cũng không thể hèn mãi được, không thể để cho kẻ khác đặt chân trái phép lên lãnh thổ của mình được, không thể để cho kẻ khác dẫm đạp lên lòng tự trọng, tự tôn dân tộc của mình mãi được, như vậy là có lỗi với tiền nhân, có tội với hậu thế. Lịch sử chứng mình rằng không ai lo cho ta hơn chính bản thân ta cả; phụ thuộc hay mong chờ sự hậu thuẫn, giúp đỡ của kẻ khác càng dễ trở thành quân tốt trên bàn cờ cho họ dẫn dắt hoặc trở thành “món quà” cho những kẻ mạnh tặng cho, thoả hiệp hay cấu xé tranh phần mà thôi.
Có lẽ rằng, ở chốn xa xôi nào đó, ông đang mong mỏi con cháu thôi hãy tung hô mình, thôi hãy tung hô những người khác trong quá khứ như là một liệu pháp để vỗ về cảm giác hụt hẫng của hiện tại mà thay vào đó là có những hành động thiết thực hơn để bảo vệ, giữ yên bờ cõi và bảo đảm được quyền tự do, dân chủ cho chính bản thân mỗi người.
Còn ngay lúc này, nhìn vào hậu thế, chắc Đức vương Ngô Quyền đang rơi lệ!
P/s: Tôi nói ra điều này hẳn là nhiều người trong họ Ngô không đồng tình vì họ cho rằng nội dung không có tinh thần xây dựng. Nhưng họ có biết rằng, tôi cũng là người họ Ngô? Trong họ có một phần tôi, trong tôi có một phần họ? Bản thân tôi cũng thấy mình vẫn còn yếu, hèn lắm nên ai đó có nhận mình như tôi hay không thì sự thực vẫn đã như thế rồi. Chúng ta mang trong mình dòng máu anh hùng, chúng ta có quyền tự hào về điều đó, không ai có quyền ngăn cấm sự tự hào ấy nhưng làm gì để xứng đáng với sự tự hào ấy thì chúng ta chưa làm được, thực sự là chưa làm được. Hãy ngẫm lại đi...
Luật sư Tèo

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tổng thống Duterte tuyên bố động binh "tử chiến" nếu Trung Quốc đụng vào đảo Thị Tứ


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (áo trắng) (Ảnh: AFP) 



Hải Võ
Soha
05/04/2019 10:36 AM

Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 4/4 đã đề cập căng thẳng quanh đảo Thị Tứ - nằm ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện bị Philippines chiếm đóng trái phép.

Đảo Thị Tứ trở nên nóng sau khi Ngoại trưởng Mỹ thăm Philippines 
Viện nghiên cứu Mỹ: Philippines nâng cấp đường băng trên đảo Thị Tứ ở Biển Đông 
Tàu Trung Quốc đổ hóa chất giết cá quanh đảo Thị Tứ? 

Ông Duterte ngày 4/4 yêu cầu Trung Quốc "tránh xa" đảo Thị Tứ, và cho biết ông sẽ cho triển khai quân đội Philippines ở đây nếu Bắc Kinh xâm phạm đảo này.

Thông điệp của tổng thống Philippines được đưa ra sau thông cáo của Bộ ngoại giao nước này, gọi sự hiện diện của hơn 200 tàu thuyền Trung Quốc ở vùng nước xung quanh đảo Thị Tứ là "phi pháp". Ông Duterte nói phát ngôn của ông không phải là một lời cảnh cáo gửi đến Bắc Kinh, mà như một lời khuyên dành do bạn bè.

"Tôi sẽ không nài nỉ hay cầu xin, tôi chỉ nói với các vị (Trung Quốc) rằng hãy rời khỏi đảo Pagasa (cách gọi của Philippines đối với đảo Thị Tứ, thuộc chủ quyền Việt Nam), bởi tôi có binh lính ở đó. Nếu các vị đụng đến đảo này thì đó sẽ là câu chuyện khác. Tôi sẽ yêu cầu binh sĩ 'sẵn sàng cho nhiệm vụ cảm tử'."

Duterte nhiều lần nhắc lại rằng ông sẽ không đi đến chiến tranh với Trung Quốc bởi hành động đó là tự sát.

Trước đó, quân đội Philippines mô tả các tàu thuyền hiện diện gần đảo Thị Tứ là lực lượng "dân quân trên biển khả nghi".

Đại úy Jason Ramon, phát ngôn viên Bộ chỉ huy miền Tây thuộc quân đội Philippines, cho biết "Có nhiều lúc họ chỉ ở đó mà không hề đánh bắt cá. Cũng có khi họ chỉ đứng yên".

"Những hành động như vậy, khi không bị chính phủ Trung Quốc phủ nhận, thì được xem như là họ đã chấp nhận," Bộ ngoại giao Philippines tuyên bố trong thông cáo chỉ trích hiếm thấy nhằm vào Bắc Kinh.

Tổng thống Duterte đã theo đuổi chính sách hòa dịu với Trung Quốc kể từ khi lên nắm quyền năm 2016, để đổi lại hàng tỉ USD cam kết tín dụng và đầu tư. Tuy nhiên, ông khẳng định sẽ không cho phép Trung Quốc chiếm đảo Thị Tứ.

Theo Manila, sự hiện diện của các tàu bè Trung Quốc gần đảo Thị Tứ làm dấy lên nghi vấn về mục đích và vai trò của chúng "trong việc hỗ trợ những mục đích cưỡng chế".

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng không đề cập trực tiếp sự phản đối của Manila. Ông Cảnh nói rằng các cuộc đối thoại song phương về vấn đề biển Đông tổ chức ở Philippines hôm 3/4 đã diễn ra "thẳng thắn, hữu nghị, và mang tính xây dựng".

Hồi tháng trước, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bảo đảm với Philippines rằng Mỹ sẽ bảo vệ đồng minh này nếu họ bị tấn công ở biển Đông.

EVFTA sẽ được ký và phê chuẩn vào tháng 6 - 7 năm 2019?


FB Minh Quân - “Việc ký kết và phê chuẩn EVFTA có thể diễn ra vào tháng 6, tháng 7 tới, tức là sau khi EP kết thúc bầu cử và có nhiệm kỳ mới thì vấn đề phê chuẩn EVFTA sẽ được giải quyết ngay lập tức” - một tin tức sốt nóng mà Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) dẫn lại sau cuộc gặp giữa Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch quốc hội Việt Nam với Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Bernd Lange -một cơ quan tham mưu rất quan trọng về các hiệp định thương mại quốc tế và có vai trò quan trong không kém Hội đồng châu Âu, vào đầu tháng 4 năm 2019.



Cuộc gặp Nguyễn Thị Kim Ngân - Bernd Lange
Nếu đúng nội dung trên là phát ngôn của Bernd Lange mà không phải là lối ‘nhét chữ vào miệng người’ mà các tờ báo đảng vẫn làm thuần thục từ trước đến nay, đó là thông tin cụ thể nhất về triển vọng ký kết và phê chuẩn EVFTA cho đến nay, kể từ sau vụ hiệp định này bị Hội đồng châu Âu hoãn vô thời hạn, mà nguồn cơn thực chất là vô số vi phạm nhân quyền trầm trọng của chính thể độc đảng độc trị ở Việt Nam.

Một chi tiết khác, được VOV dẫn lại, là ý kiến của Nguyễn Thị Kim Ngân: “Nhận thức về một số vấn đề về lao động giữa hai Bên có thể còn có những khác biệt nhất định, nhưng Quốc hội Việt Nam sẽ nghiêm túc, xem xét kỹ lưỡng các quy định có liên quan đến 3 Công ước của Tổ chức ILO theo khuyến nghị của EU, EP. Hiện nay, việc sửa đổi Bộ luật Lao động cũng đã được khởi động và theo lịch trình, tại kỳ họp tháng 5 tới, Quốc hội Việt Nam sẽ cho ý kiến về việc sửa đổi này”.

Trước đây, Việt Nam luôn đánh bài lờ về ký 3 công ước quốc tế của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức. Từ sau cuộc điều trần về chủ đề EVFTA - nhân quyền do Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu tổ chức vào ngày 10 tháng Mười năm 2018 tại Brussels, Bỉ, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa chịu ký 3 công ước quốc tế này.

Chiến thuật ‘câu giờ’ của chính quyền Việt Nam liên quan đến việc ký 3 công ước quốc tế về lao động là rất rõ. Hứa hẹn ‘sẽ ký’ từ trước cuộc điều trần ở Bỉ cho tới nay vẫn chỉ là một lời hứa chẳng có giá trị gì. Trong khi đó, Việt Nam vừa âm thầm vừa công khai vận động một số nước châu Âu nhằm tác động đến Nghị viện châu Âu để sớm thông qua EVFTA, để nếu việc thông qua này diễn ra sớm trong nửa đầu năm 2019 thì Việt Nam sẽ có luôn EVFTA trong tay mà chẳng phải ký thêm bất kỳ một công ước quốc tế lao động nào.

Do vậy, việc bà Ngân chủ động sẽ ‘xem xét kỹ lưỡng’ 3 công ước này, cùng việc báo đảng đăng tải về phát biểu này, cho thấy nhiều khả năng phía Việt Nam đã chịu nhượng bộ EU bằng cách cam kết… ký thật.

Khỏi phải nói là 3 công ước lao động còn lại thể hiện mối ‘an nguy’ đến thế nào đối với chế độ cầm quyền ở Việt Nam, vì những công ước này, đặc biệt là công ước về quyền tự do lập hội, liên quan mật thiết đến công đoàn độc lập - một định chế mà từ lâu chính quyền Việt Nam đã luôn gán ghép nó với tổ chức Công đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan vào những năm 80 của thế kỷ XX, để từ đó quy kết cho công đoàn độc lập là nhằm thu hút, tập hợp số đông công nhân để lật đổ chính quyền.

Một khi cả 3 công ước quốc tế còn lại về lao động sẽ được Việt Nam ký, và đó là điều kiện mà chế độ Việt Nam xem là sinh tử nhất, có hy vọng rằng một phần nào đó trong gói yêu cầu cải thiện nhân quyền mà Nghị viện châu Âu đã chuyển tới Việt Nam - bằng hình thức bản nghị quyết nhân quyền công bố vào giữa tháng 11 năm 2018 - sẽ có tác dụng theo cách Việt Nam phải thỏa mãn gói nhân quyền này để đổi lấy Hiệp định EVFTA.

Và nếu thời điểm tháng 6 - 7 năm 2019 mà Bernd Lange nêu liên quan đến việc ký kết và phê chuẩn EVFTA là đúng, khoảng thời gian trước đó sẽ là lúc mà chính quyền Việt Nam phải thực hiện một số động tác ‘cải thiện nhân quyền’.

Đó sẽ là những cải thiện nào?

Có lẽ kỳ họp quốc hội Việt Nam vào tháng 5 năm 2018 sẽ có câu trả lời đầu tiên.

Minh Quân


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

Mike Pompeo để Kim nhìn thấy bài



Ngoại Trưởng Mike Pompeo còn nói vẫn tin tưởng sẽ có cuộc gặp gỡ lần thứ ba, thì ông rất dại. Trong hình, một nhà hàng Nam Hàn ở Từ Liêm, Hà Nội, dán poster chào đón hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng Thống Mỹ Donald Trump và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un hôm 20 Tháng Hai, 2019. (Hình: Linh Phạm/Getty Images)

(NgườiViệt 05/04/2019) Sáng Thứ Sáu, 5 Tháng Tư, ngoại trưởng Mỹ nói rằng ông tin tưởng sẽ có cuộc gặp gỡ thứ ba giữa Tổng Thống Donald Trump và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un. Theo ông Mike Pompeo, cuộc họp thứ nhì hồi Tháng Hai, đã đạt được tiến bộ, vì hai nhà lãnh đạo hiểu nhau sâu xa hơn.

Mang cả một phái đoàn chính phủ bay nửa vòng trái đất để có dịp hiểu Kim Jong Un sâu xa hơn, ông Pompeo coi như vậy là tiến bộ. Một điều Tổng Thống Donald Trump hiểu thêm về Chủ Tịch Kim Jong Un là, theo lời ông Trump kể, cậu này đòi Mỹ phải bỏ hết các biện pháp cấm vận kinh tế; để đổi lại, cậu chỉ đóng cửa một cơ sở nguyên tử.

Lỗi ở các cơ quan tình báo Mỹ! Họ đã theo dõi Bắc Hàn từ hơn nửa thế kỷ, đã sơ suất không cho tổng thống biết các người cầm đầu Bắc Hàn là loại người như thế nào, để ông phải tự tìm hiểu lấy.

Những ai đã đọc tin tức về Bắc Hàn trong hơn nửa thế kỷ qua đều biếtkhông thể tin vào lời nói của ba đời họ Kim.

Đời ông nội, Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) đã không ngần ngại giảo hoạt và trâng tráo.

Năm 1950, Kim Il Sung đưa ra một đề nghị hai miền Nam Bắc thành lập một Quốc hội chung, sẽ khai mạc vào ngày 15 Tháng Tám, để kỷ niệm 5 năm sau khi quân Nhật thất trận phải rút ra khỏi bán đảo Triều Tiên. Lúc đó ông 38 tuổi, cũng trẻ như cậu cháu nội bây giờ. Kim Il Sung cung cấp đầy đủ chi tiết việc bầu cử nên làm như thế nào cho hai miền đều chấp nhận được.

Ba tuần lễ sau, quân đội Bắc Hàn ào ạt tấn công, chiếm thủ đô miền Namtrong nháy mắt. Nếu không có quân đội Mỹ phản công, hai lần, thì cả nước Cao Ly đã phải sống dưới chế độ Cộng Sản từ năm đó; và thế giới sẽ không bao giờ thấy những nhãn hiệu Sam Sung hay Hyundai.

Năm 1972, Kim Il Sung lại “tấn công ngoại giao,” cho thế giới thấy mình là con người yêu hòa bình. Ông ta mở cửa, cho các nhà báo Mỹ và Nhật đến phỏng vấn; trò chuyện một giáo sư Đại học Havard. Và, lần đầu tiên, ông cho quan chức miền Bắc tiếp xúc với giới lãnh đạo miền Nam. Tổng Thống Nam Hàn Park Chung Hee (Phác Chánh Hy) đã chuyển hướng ngoại giao, muốn hai miền nói chuyện trực tiếp. Cuộc ve vãn kéo dài tới hai năm, đến khi mật vụ miền Bắc tổ chức ám sát Park Chung Hee. Ông may mắn thoát chết, nhưng cũng vỡ mộng hòa hợp hòa giải.

Trước vụ Kim Jong Un đạo diễn vụ giết anh ruột ở Malaysia, họ Kim từng gửi “sát thủ” ra ngoại quốc thanh toán các mục tiêu. Năm 1983, một phái đoàn lãnh đạo Nam Hàn ghé qua Rangoon, thủ đô Miến Điện; họ đến viếng đài tử sĩ. Gián điệp Bắc Hàn đã đặt bom nổ làm nhiều người thiệt mạng. Vụ mưu sát này xảy ra sau khi Kim Il Sung nhờ Đặng Tiểu Bình ngỏ ý với Tổng Thống Reagan muốn hai bên “họp thượng đỉnh.” Ông Reagan không mắc bẫy.

Khi Kim Nhật Thành chết năm 1994, nhiều người hy vọng thế hệ sau, lớn lên trong hòa bình, sẽ có những thói quen khác. Nhưng các con và cháu đã được “truyền nghề” đầy đủ, họ biết rằng cả triều đại muốn sống còn thì phải tàn bạo và gian trá, củng cố chế độ độc tài toàn trị. Vả lại, cái máu di truyền không thể đổi được.

Kim Jong II (Kim Chính Nhật) đã từng hứa với các vị tổng thống Mỹ đời trước, rằng Bắc Hàn sẽ ngưng tìm cách làm bom nguyên tử. Đổi lại, Mỹ cung cấp thực phẩm và nhiên liệu. Guồng máy quân đội và công an của chế độ Bình Nhưỡng lại có xăng chạy xe và gạo để đem bán chợ đen. Sau đó,Kim lại tiếp tục nghiên cứu chế tạo bom. Mỹ ngưng cung cấp, sau khi tốn cả tỉ đô la mà chẳng nên tích sự gì.

Trước khi Kim Jong Un được chỉ định lên kế vị, Tháng Ba, 2010, ông bố đã đề nghị Nam Hàn cùng bàn chuyện giảm bớt căng thẳng quân sự. Cuối tháng đó, một chiến Hạm Nam Hàn bị trúng thủy lôi. Tới Tháng Mười Một, Bình Nhưỡng lại đề nghị Nam Hàn hợp tác để mở cửa lại khu du lịch núi Kim Cương (Kumgang) cho dân miền Nam đến chơi. Cuối tháng, lại nã đại bác lên một hòn đảo nhỏ của miền Nam.

Kim Jong Un trông rất giống ông nội lúc còn trẻ. Và có lẽ còn tàn ác, thông minh hơn, và giảo hoạt không kém. Cậu Un tính toán các nước đi rất kỹ, thường bắn một mũi tên là nhắm vào hai ba con mồi. Mỗi hành động gây hấn đều cố gây ảnh hưởng cao nhất và tao phản ứng thấp nhất.

Bị Mỹ chống vì tham vọng bom hạch tâm, mà Trung Cộng cũng coi là một thứ gai nhọn bên sườn, Kim Jong Un cho thử bom vào những ngày lễ, của nước Mỹ hay nước Tàu. Có lúc thử hỏa tiễn đúng lúc Donald Trump đang đãi tiệc Tập Cận Bình!

Kim Jong Un biết rằng người lãnh đạo các nước dân chủ thường hành động theo chương trình ngắn hạn, vì họ phải lo tái tranh cử. Trong khi đó thì các lãnh tụ độc tài có thể mưu đồ những kế hoạch trường kỳ. Ông Trump, ông Moon quan tâm nhất đến những gì xảy ra một trong năm, trước ngày dân bỏ phiếu. Kim Jong Un có thể chờ, hàng chục năm cũng không sao.

Kim đã dụ tổng thống Nam Hàn trước, cho lực sĩ vào Nam dự Thế vận hội, rồi tỏ ý hòa đàm. Ông tổng thống Nam Hàn thấy đây có thể là một thành tích đem khoe trong kỳ bầu cử tới. Kim cũng đưa ra cái mồi giải giới vũ khí nguyên tử, ký hiệp ước hòa bình, để Tổng Thống Trump thấy triển vọng một thành công ngoại giao lớn, biết đâu còn một cái giải Nobel nữa!

Kim Jong Un được lời lớn nhờ cuộc gặp gỡ ở Singapore năm ngoái. Un đã trả hận cho ông nội, người đã bị Tổng Thống Reagan từ chối. Từ vai một côn đồ bị cả thế giới chửi, nhà độc tài trẻ tuổi trở thành một chính khách lớn, được ông tổng thống Mỹ gọi là bạn và khen con người hết lòng vì nước vì dân. Còn nước Mỹ được lợi những gì? Những lời hứa hẹn mơ hồ!

Ông Donald Trump đã đem “vốn chính trị” của mình đầu tư vào mối giao hảo với Kim Jong Un. Ông không muốn bỏ cuộc. Nhưng mới một tháng sau khi gặp Kim mà chẳng ích lợi gì, lại nghe các viên chức Bắc Hàn dọa sẽ lại thử bom nguyên tử và hỏa tiễn, mà Ngoại Trưởng Mike Pompeo còn nói vẫn tin tưởng sẽ có cuộc gặp gỡ lần thứ ba, thì ông rất dại. Lời nói đó chứng tỏ Mỹ rất mong đạt một thỏa hiệp nào đó, dù chưa biết nó như thế nào.

Không nên để lộ quân bài của mình như thế. Trong những cuộc mặc cả gay go, không nên tỏ cho đối thủ biết mình cần đạt kết quả sớm hơn họ. Đối thủ sẽ đòi hỏi nhiều hơn.

Trong những ngày tới, chắc Kim Jong Un sẽ giúp chính quyền Mỹ nuôi thêm hy vọng. Kim Jong Un biết rằng Donald Trump rất muốn tạo một thành tích ngoại giao ngoạn mục trước kỳ bầu cử sang năm. Kim sẽ tặng Donald Trump một món quà để tranh cử, nếu được trả giá đúng như ý muốn. Miễn sao triều đại họ Kim vẫn muôn năm trường trị!

NGÔ NHÂN DỤNG
Phần nhận xét hiển thị trên trang

VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN:

LÃO HẠC
(Chu Mộng Long phỏng truyện của Nam Cao)
Thấy tôi đi dạy về, lão Hạc chạy sang. Chắc là lão chờ đã lâu vì muốn tôi giúp lão điều gì đó. Tôi pha trà, châm đóm mời lão.
- Ông giáo dùng trước đi.
Lão đưa đóm cho tôi, còn trà thì ông dùng trước...
- Tôi xin cụ...
Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão nhồi thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:
- Có lẽ tôi phải tống con Linh Cẩu vào lò thôi, ông giáo ạ!
Lão đặt xe điếu và hút. Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão. Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi. Tôi lại biết rằng, lão nói là nói để xoa dịu dư luận đấy thôi, chẳng bao giờ lão tống con chó ấy vào lò đâu. Trước đây đàn chó của lão đã từng phạm tội tày đình, hàng trăm trẻ em đã bị chúng hiếp, nạn nhân kêu thấu đến tận trời, nhưng có mấy con bị tống vào lò? Có con nặng lắm thì bị phạt án treo, có con chỉ bị phạt 200 tiền Đông Lào. Vả lại, có tống chúng vào lò thì đã sao? Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế...
Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói. Sau một điếu thuốc lào, óc người ta tê dại đi trong một nỗi đê mê nhẹ nhõm. Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc con con ấy. Tôi cũng ngồi lặng lẽ. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Hồi bị ốm nặng ở Sài Gòn tôi bán gần hết cả áo quần, nhưng vẫn không chịu bán cho ai một quyển. Ốm dậy, tôi về quê, hành lý chỉ vẻn vẹn có một cái va ly đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại cái kỷ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng: mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét... Nhưng đời người ta không chỉ khổ một lần. Mỗi lần cùng đường sinh nhai, và bán hết mọi thứ rồi, tôi lại phải bán đi một ít sách của tôi. Sau cùng chỉ còn có năm quyển, tôi nhất định, dù có phải chết cũng không chịu bán. Ấy thế mà tôi cũng bán! Mới cách đây có hơn một tháng thôi, đứa con nhỏ của tôi bị chứng lỵ gần kiệt sức... Không! Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão quý con Linh Cẩu của lão đã thấm vào đâu so với tôi quý năm quyển sách của tôi...
Tôi nghĩ thầm trong bụng thế. Còn lão Hạc, lão nghĩ gì? Đột nhiên lão bảo tôi:
- Này! Tôi sống yên ổn và hưởng lạc 75 năm nay là nhờ mấy con chó đó, ông giáo ạ!
À! Thì ra lão đang nghĩ đến cơ nghiệp của lão. Lão gốc bần hàn, từ khi nuôi được đàn chó, lão có tất cả, đất đai, nhà lầu, ô tô… Mấy con chó của lão rất khôn. Lão chỉ cần ngồi một chỗ ra hiệu lệnh là mấy con chó của lão xông lên cắn người, giết người, cướp của. Nhiều người kiện lão nhưng chẳng ăn thua, vì lão đổ lỗi hết cho đàn chó. Một người phòng vệ quá mức đã bắn chết một con chó của lão mà bị án tử hình. Vậy là không ai dám phản kháng. Bây giờ đất nhà dân xung quanh bị cướp hết thì đàn chó ấy lại đi hiếp dâm trẻ em. Hôm tôi mới về thấy con Linh Cẩu yêu quý nhất của lão hiếp một em bé mà sởn da gà. Nó đè em bé xuống và làm động tác… rất chó. Và thế là giọt nước tràn ly, dư luận ồn ào đòi làm thịt con Linh Cẩu của lão.
Thấy tôi không mặn mà với chuyện của lão, lão vội cắt nghĩa cho tôi hiểu tại sao lão lại tỏ ra hết mực đau khổ với con chó:
- Con Linh Cẩu này là cả sản nghiệp của tôi đấy chứ!... Nó đã cống hiến cả đời nó cho tôi, là niềm tự hào của tôi. Định chờ khi nó chết tôi sẽ làm cho nó một tang lễ cấp cao…
Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta đã định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Lão thương con chó lắm. Biết nó hư hỏng nhưng giết nó thì không nỡ. Nó ấu dâm cũng bởi vì nó từng dính lẹo với đủ loại chó cái đến kỳ động dục. Mỗi lần dính lẹo như vậy chắc là đau lắm nên nó kêu ẳng ẳng đến thê thiết. Nó chán mớ đời nên mới ấu dâm. Mà sự thực ấu dâm ít nguy hiểm hơn lão dâm. Không ngờ…
Lão rân rấn nước mắt, bảo tôi:
- Trước khi đi ấu dâm, nó tha về cho tôi một túi tiền, ông giáo ạ! Chả biết nó tha ở đâu ra. Khi đưa túi tiền cho tôi, nó liếm tôi từ chân đến đầu, chừng như nó bảo: “Con biếu bố tiền để bố đi chợ; xưa nay bố được tiếng liêm khiết, ăn toàn mắm muối dưa cà, xem chừng không đủ sức mà nuôi đàn chó...”. Tôi chỉ còn biết khóc, chứ còn biết làm sao được nữa? Nó là con chó trung thành. Nó có nịnh tôi cũng là nịnh trong sáng chứ đâu phải như người ta bôi nhọ, chế giễu?...
***
Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn tống con Linh Cẩu của lão vào lò. Lão chỉ còn một mình nó để giải khuây. Bây giờ thì nếu tống nó vào lò lão sẽ sống với ai? Già rồi đi đâu làm gì cũng phải có chó săn đón, hầu hạ, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là Linh Cẩu như một bà hiếm muộn gọi tên đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra bể tắm. Lão cho nó ăn cơm trong một cái bát bằng vàng. Lão ăn gì lão cũng chia cho nó cùng ăn. Những khi lão nói chuyện với dân làng thì nó ngồi ở dưới hếch mõm lên nghe như nuốt từng lời rồi sủa gâu gâu tán thưởng. Tới bữa tiệc thì lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với chó như nói với một đứa cháu bé. Lão bảo nó thế này:
- Cậu có thương bố cậu không? Hả cậu Linh Cẩu? Bố cậu là ta đây. Ta đẻ ra cậu được ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết đến bao giờ ta lại đẻ được con chó trung thành như cậu. Không trung thành với ta thì liệu hồn cậu đấy!
Con Linh Cẩu vẫn hếch mõm lên nhìn, chẳng lộ một vẻ gì; lão lừ mắt nhìn trừng trừng vào mắt nó, to tiếng dọa:
- Người ta đòi giết mày đấy! Mày có biết không? Nếu bố đồng ý cho vào lò thì... bỏ bố!
Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng, để lấy lại lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa:
- Mừng à? Vẫy đuôi à? Vẫy đuôi thì cũng giết! Cho cậu chết!
Thấy lão sừng sộ quá, con chó vừa vẫy đuôi, vừa chực lảng. Nhưng lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đập nhè nhẹ vào lưng nó và dấu dí:
- À không! À không! Không giết Linh Cẩu đâu nhỉ!... Linh Cẩu của bố ngoan lắm! Bố không cho giết... Bố để Linh Cẩu bố nuôi...
Lão buông nó ra để nhấc chén, ghé lên môi uống. Lão ngẩn mặt ra một chút, rồi bỗng nhiên thở dài. Rồi lão lẩm bẩm tính. Đấy là lão tính cách xử êm cho cậu Linh Cẩu…
Sau vụ ấu dâm, con Linh Cẩu của lão trốn biệt trong buồng. Mặc dù lão đã sang thương lượng với người nhà nạn nhân để không bị tố giác, nhưng dân làng thì ầm ĩ lên. Nhiều người đã treo cả cái đầu chó trước nhà lão để bôi nhọ. Có đứa còn treo cả sì líp đỏ chót trước cổng để hạ nhục cả nhà lão. Lão lén ra gỡ hết thì lại bị xịt sơn lên cổng dòng chữ đen ngòm: "Địa điểm du lịch ấu dâm". Con chó ấu dâm mà họ làm như chủ gia của nó ấu dâm vậy.
Lão lắc đầu chán nản, bảo tôi:
- Ấy thế mà bây giờ thì không thể giấu con Linh Cẩu được nữa, ông giáo ạ! Tôi ốm mất về vụ tai tiếng này. Chưa bao giờ tôi thấy tệ hại như bây giờ…
Sau sự vụ này người lão Hạc gầy rọp đi, mi mắt đã sụp xuống nay càng sụp hẳn. Lão cố mở to mắt ra nói:
- Thì ra cậu Linh Cẩu khỏe hơn cả tôi ông giáo ạ. Mỗi ngày cậu ấy ăn toàn cao lương mĩ vị. Trước kia còn phải đi cướp nhà cướp đất cướp tiền của người khác nên nó có dâm thì dâm vừa vừa thôi. Nay nó được nghỉ, no cơm ấm cật nên rậm rật suốt ngày, không cho nó ấu dâm liệu có được phỏng? Mà cho cậu ấy ăn ít thì cậu ấy gầy đi, mà mình thì lại mang tiếng đối xử với chó thiếu nhân văn...
Lão ngắt lại một chút, rồi tắc lưỡi:
- Thôi thì tống phắt nó vào lò đi! Hạ nhiệt được cơn nóng giận của dân làng chút nào hay chút ấy. Bây giờ dân không ngu và hèn như ngày xưa nữa nên khó mà dày mặt với dân. Cứ lạnh lùng tống nó vào lò xong thì sẽ cho cả đàn chó ra cắn đứa nào làm loạn trước cổng. Ông giáo thấy tôi làm vậy có được không?
***
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Linh Cẩu đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Tống vào lò thật à?
- Tống rồi? Vừa cho người bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó chịu bị bắt à?
Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và đôi mắt sầm sập của lão như tối hắn lại. Lão hu hu khóc...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Mấy hôm nay nó tưởng yên chuyện nên trốn ra khỏi buồng để tìm các bé gái đi lạc mẹ. Nó thấy tôi gọi thì chạy như bay về, vẫy đuôi mừng. Tôi đãi cho nó một bữa tiệc. Nó đang ăn thì thằng An nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng An với thằng Côn, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại rồi lôi tuột đi. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Chim dái to tướng vậy mà ỉu xìu hết. Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó...
nhận xét hiển thị trên trang