Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019

Một câu hỏi vớ vẩn!

Tại sao Trung Quốc không lấy làm tiếc khi Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim đổ vỡ

Shannon Tiezzi

Phạm Nguyên Trường dịch

Bắc Kinh vẫn tỏ ra lạc quan ngay cả sau khi hội nghị thượng đỉnh Hà Nội kết thúc sớm, và có lý do chính đáng để làm như thế.

Cuộc họp thứ hai giữa Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, và nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong Un, tại Hà Nội được nhiều người kì vọng, đã kết thúc một cách đột ngột vào hôm thứ Năm. Trump và Kim không chỉ không ký bất kỳ thỏa thuận chung nào, sau khi đã có tuyên bố chung tại cuộc họp ở Singapore, mà họ còn cắt bớt buổi thảo luận, hủy bữa ăn trưa theo kế hoạch. Trump rời Hà Nội sớm hơn dự kiến (Kim vẫn còn ở lại thăm Việt Nam cho đến thứ Bảy).

Hội nghị thượng đỉnh thất bại là một đòn giáng mạnh vào các nỗ lực ngoại giao của Hoa Kỳ-Bắc Triều Tiên và nhiều quốc gia tham gia vào quá trình này – trong đó có Trung Quốc. Bắc Kinh, người chống lưng quan trọng nhất cho Bình Nhưỡng và là đồng minh quân sự duy nhất của nước này, được lợi khi chứng kiến lân bang này đang ra khỏi tình trạng khốn quẫn và trở thành quốc gia “bình thường” hơn.

Hơn thế nữa, Trung Quốc rất quan tâm đến việc đảm bảo rằng chiến tranh sẽ không bao giờ nổ ra một lần nữa trên Bán đảo Triều Tiên – sát biên giới với mình. Trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Trung Quốc cảm thấy bị liên quân do Kỳ lãnh đạo đe dọa đến mức nước này đã đưa quân đội tới để giúp chính phủ Bắc Triều Tiên. Khi đình chiến được ký kết, Trung Quốc đã mất khoảng 149.000 binh sĩ (theo đánh giá của Trung Quốc) và 400.000 (theo ước tính của phương Tây).

Do đó, Bắc Kinh khuyến khích tiến trình ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên - và như một sự khích lệ bổ sung, cơn lốc ngoại giao năm 2018 đã tạo động lực cho việc điều chỉnh quan hệ phức tạp giữ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Kim Jong Un đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Trung Quốc vào tháng 3 năm 2018, một tháng trước hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên giữa Kim và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Tính đến nay, ông ta đã tới thăm Trung Quốc tổng cộng bốn lần - không kể hành trình suốt một tuần bằng tàu hỏa từ Bắc Triều Tiên đến Việt Nam – phần lớn là trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

Trong suốt mấy chục năm qua, Trung Quốc đã liên tục kêu gọi Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên (Cộng hòa Dân chủ Triều Tiên - DPRK) giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại. Hy vọng đã gia tăng - hơn bao giờ hết – sau vụ tan băng gần đây trên Bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc phản ứng thế nào khi những hy vọng đó sụp đổ - sau hội nghị thượng đỉnh đáng thất vọng?
Hiện nay, Bắc Kinh vẫn tỏ ra lạc quan, bất chấp thất vọng diễn ra ở Hà Nội. Sau nhiều câu hỏi về hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang (Lục Kháng) nói với các phóng viên từng giải thích quá tiêu cực về kết quả:

“Vừa mới đây, một số bạn nói rằng các cuộc đàm phán của giữa CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ đã “thất bại”, vì hoặc là nhận xét rằng không có thỏa thuận nào hoặc là nói rằng đấy là bước thụt lùi. Chúng tôi theo dõi xem tình hình sẽ phát triển như thế nào, nhưng tôi vẫn hy vọng rằng các bạn có thể nghe những điều Hoa Kỳ và chính phủ CHDCND Triều Tiên sẽ nói về quan điểm của mình về hội nghị này”.

Lục Kháng có thể biết rõ những việc sẽ diễn ra tại cuộc họp báo của chính phủ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Trump nói rằng hội nghị thượng đỉnh là “thời gian rất hiệu quả” và nói thêm rằng mối quan hệ của ông ta với Kim “là rất vững chắc”.
Theo Trump, ngay cả việc hội nghị thượng đỉnh kết thúc cũng “rất tốt, rất thân thiện. Đây là một bước đi, giống như bạn đứng lên và bước ra ngoài. Không, cuộc họp diễn ra rất thân thiện. Chúng tôi đã bắt tay nhau”.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nhắc lại đánh giá của Trump ngay trong cuộc họp báo này. “Chúng tôi đã có tiến bộ thực sự. Và, thực sự chúng tôi đã tiến bộ hơn nữa khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau trong 24, 36 giờ qua. Đáng tiếc là, chúng tôi đã làm không làm được tất cả”

Tuy nhiên, ông nói thêm, hy vọng rằng cuộc đối thoại sẽ tiếp tục. “Chia tay với thỏa thuận rằng chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc về vấn đề cực kỳ khó khăn. Cả hai bên đều quyết tâm giải quyết và mọi người chia tay trong tinh thần như thế”
Đấy là tin tốt cho Bắc Kinh vì Lục Kháng nói với các phóng viên rằng tiến bộ trong năm qua là “chiến thắng khó khăn và cần phải trân trọng”.

Tôi cũng hy vọng rằng bạn hiểu rằng vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên đã tồn tại trong nhiều năm và không thể giải quyết ngay lập tức mà không cần nỗ lực nào”, Lục Kháng nói thêm, một lần nữa giảm bớt mức độ quan trọng của bế tắc tại cuộc họp đặc biệt này.

“Chúng tôi hy vọng rằng CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đối thoại, tiếp tục thể hiện lòng chân thành, tôn trọng và chấp nhận những quan tâm chính đáng của nhau, cùng nhau thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa và tạo lập cơ chế hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên”, ông ta nói.

Lục Kháng đề nghị “hai bên tiếp tục cuộc hội đàm ở cấp độ công tác và chúng tôi hy vọng họ sẽ duy trì cuộc đối thoại như vậy”. Thật vậy, Pompeo nói rằng ông ta “hy vọng rằng các nhóm sẽ quay lại với nhau trong những ngày và những tuần trong tương lai, và tiếp tục giải quyết vấn đề rất phức tạp này”.

Trump thậm chí còn lạc quan hơn, khi nói rằng ông ta vẫn tin rằng “chúng tôi sẽ có quan hệ bạn bè rất tốt với Chủ tịch Kim và với Bắc Triều Tiên”.

Về vai trò của Trung Quốc trong những ngày sắp tới, Lục Kháng nói rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục những việc họ đã và đang làm: “Trên thực tế, ngay từ khi bắt đầu có vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, ngay cả trong giai đoạn khó khăn nhất, Trung Quốc đã nỗ lực hết mình nhằm khuyến khích CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ giải quyết vấn đề bằng con đường khả thi duy nhất là đối thoại và đàm phán, duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo này”

Thật kỳ lạ là, trên thực tế, những sự kiện xảy ra tại hội nghị thượng đỉnh Hà Nội có thể là kịch bản tốt nhất đối với Trung Quốc. Giải pháp đúng đắn, có giá trị lâu dài về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên sẽ làm giảm bớt sự phụ thuộc của Bình Nhưỡng vào Bắc Kinh và làm giảm tầm quan trọng về chiến lược của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ. Nhưng chiến tranh thậm chí sẽ còn tàn khốc hơn. Từ quan điểm của Trung Quốc, kết quả lý tưởng có thể là cái chúng ta đang thấy hiện nay: Hai bên cam kết thảo luận, nhưng ít dấu hiệu cho thấy sẽ có giải pháp cơ bản. Tình huống, khi mà chiến tranh đã không còn, nhưng Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên vẫn chia rẽ, là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Bắc Kinh.

* Shannon Tiezzi là tổng biên tập của The Diplomat. Quan tâm chính của bà là Trung Quốc. Bà viết về quan hệ đối ngoại, nền chính trị và kinh tế của Trung Quốc. Shannon từng là nghiên cứu viên tại Quỹ Chính sách Hoa Kỳ-Trung Quốc. Bà nhận bằng A.M. ở Harvard University và B.A. ở The College of William and Mary. Shannon cũng đã học ở Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông vua Bình Nhưỡng


Rupert Wingfield-Hayes - Đám tang - Đó là một ngày lạnh giá ở Bình Nhưỡng, 28/12/2011. Tuyết rơi dày khi chiếc xe Lincoln Continental dài màu đen chầm chậm lăn bánh trên đường. Trên nóc xe với nền hoa cúc trắng là quan tài lãnh tụ tối cao Bắc Hàn, KimJong-il. Biển người trong trang phục đen xếp hàng dọc bên đường. Binh lính phải kiềm chế họ lại khi họ gào khóc điên dại, tay đấm ngực và nức nở gọi: “Cha ơi! Ôi cha ơi!”


Đi bên cạnh linh cữu nhà độc tài là con trai ông, người kế vị, Kim Jong-un. Mới 27 tuổi, ông Kim trông có vẻ bị choáng ngợp. Ông bật khóc vài lần, nước mặt giàn giụa trong buổi lễ. Đi ngay sau ông Kim là người chú, Chang Song-thaek, được xem như người quyền lực thứ hai ở Bắc Hàn. Đi phía bên kia là Tổng tham mưu trưởng Quân đội Bắc Hàn Ri Yong-ho và Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-chun. Đây là những lão làng sẽ nắm giữ quyền lực của Bắc Hàn. Hoặc đó là điều mà nhiều người nghĩ.




Vào thời thập niên 1950, ông của Kim Jong-un là Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) tạo ra thứ độc đáo trong thế giới cộng sản – chế độc tài cha truyền con nối.

Trong khoảng gần hai thập kỷ, ông Kim đã chuẩn bị cho con trai cả Kim Jong-il trở thành người kế vị. Ông đi đâu thái tử cũng theo cạnh. Năm 1994, khi Kim Nhật Thành qua đời, Kim Jong-il ngay lập tức nắm quyền. Nhưng khi Kim Jong-il đột ngột qua đời năm 2011, con trai ông là Kim Jong-un chỉ mới bắt đầu tập sự để trở thành Lãnh tụ Tối cao thứ ba của Bắc Hàn. Nhiều chuyên gia đã dự đoán sự sụp đổ của chế độ chỉ có một lãnh đạo. Nhưng họ sớm nhận thấy mình đã sai.

Trong vòng vài tháng, Tổng tham mưu trưởng Ri Yong-ho và Bộ trưởng Quốc phòng KimYong-chun bị miễn nhiệm. Ông Ri ở đâu cho tới nay vẫn là điều bí ẩn.

Rồi đến 12/2013, Kim Jong-un đã có bước đi kịch tính nhất. Người chú của Kim, ông Chang Song-thaek, bị bắt giữ ngay trong một cuộc họp của đảng cầm quyền, bị cáo buộc phản quốc và bị tử hình. Một số tường thuật không được kiểm chứng nói rằng một khẩu súng phòng không đã được dùng vào việc này.

Trong thời gian từ 2012 đến 2016, ông Kim thực hiện cuộc thanh trừng lớn nhất từ trước tới nay ở Bắc Hàn kể từ thời ông nội mình. Học viện Chiến lược Quốc phòng của Nam Hàn báo cáo về 140 vụ hành quyết các sỹ quan quân đội cao cấp và quan chức chính phủ. 200 trường hợp khác mất chức hoặc bị bỏ tù.

Kim thay thế bất cứ ai ngáng đường mình bằng người trẻ hơn, trung thành với ông. Những người này được dẫn dắt bởi em gái Kim, bà Kim Yo-yong, người được cất nhắc vào Bộ Chính trị năm 2017, khi mới 30 tuổi.

Nay thì không ai còn nghi ngờ gì về sức mạnh quyền lực ở Bình Nhưỡng. Kim Jong-un là Lãnh đạo Tối cao.

Tiệc trà trên cầu

Vào một buổi chiều ấm áp tháng Tư 2018, Kim Jong-un ngồi trên cây cầu gỗ trong khu rừng thưa nằm trong khu phi quân sự (DMZ) phân chia hai miền Triều Tiên.

Sáu năm đã trôi qua kể từ cái hôm lạnh giá ở Bình Nhưỡng.

Kim vừa nhâm nhi trà vừa lắng nghe chăm chú Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in. Cuộc gặp được truyền hình trực tiếp trên khắp thế giới. Nhưng không ai nghe được họ nói một tiếng nào.


Trong nửa giờ đồng hồ, nhiều người trên khắp thế giới xem như bị thôi miên đoạn hội thoại ‘câm’ này, cố đọc vị từng cử chỉ.

Chỉ mới vài tháng trước, Kim đã cho bắn thử tên lửa bay qua Nhật Bản và đe dọa bắn vào Seoul và Mỹ.

Nay thì ông ta ngồi đây, mỉm cười, chìm đắm trong cuộc đối thoại với kẻ thù của mình.

Làm sao người ta có thể kết nối hình ảnh này với hình ảnh một kẻ sẵn sàng tước đoạt mạng sống của chú mình?

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Kim thực sự muốn gì? Có phải đó là một trò bịp bợm, một chính sách gây cảm tình? Hay có phải Kim Jong-un bây giờ đã đi con đường khác con đường do ông mình, Kim Nhật Thành vạch ra và bố ông là Kim Jong-il tiếp nối?


Tiểu tướng quân

Bấy giờ là năm 1992, trong ngôi biệt thự ở Bình Nhưỡng đang có tiệc sinh nhật một cậu bé tám tuổi. Trong số các quà tặng, có một thứ nổi bật.

Đó là bộ quân phục của một vị tướng. Nó là một món đồ chơi – nhưng là thứ có thật – một bộ phục trang thu nhỏ dành cho cấp tướng của quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Việc ông ấy lớn lên, trở thành người bình thường là điều không thể xảy ra”Ko Yong-suk

Các tướng lĩnh, lớn tuổi hơn rất nhiều, tham dự buổi tiệc và quỳ gối trước cậu bé tám tuổi. Cậu bé ấy là Kim Jong-un.

Câu chuyện một cậu bé tám tuổi trở thành ‘tướng Kim’ ra sao đã được dì của ông Kim thuật lại cho tờ Washington Post trong một cuộc phỏng vấn năm 2016. Gần hai thập kỷ trước, Ko Yong-sok cùng chồng đào thoát sang một nước phương Tây. Giờ đây cả hai sống ẩn dật ở một nơi bên ngoài New York.

Trong cuộc phỏng vấn, Ko nói bữa tiệc sinh nhật đó khiến bà tin rằng Kim Jong-un là người kế vị Kim Jong-il.

“Việc ông ấy lớn lên, trở thành người bình thường là điều không thể xảy ra, khi mà người ta vây quanh và đối xử với ông ấy như vậy,” Ko nói.



Vài năm sau, Ko Yong-sok được cử đi cùng Kim Jong-un khi ông Kim Jong-il gửi con trai sang học một trường tư tại Thụy Sỹ.

Bà mô tả một thiếu niên Kim Jong-un nóng tính và ngạo mạn.

“Ông ấy không phải là kẻ gây chuyện nhưng nóng tính và thiếu lòng vị tha. Khi bị mẹ mắng vì mải chơi không lo học, Kim thường không nói lại nhưng phản kháng bằng cách khác, như tuyệt thực chẳng hạn.”



Những thông tin cóp nhặt như thế này thật ra là tất cả những điều chúng ta biết về thời thơ ấu của Kim Jong-un. Không có nhiều để dựng lên bức chân dung đầy đủ về con người Kim và vì sao ông được lựa chọn để kế vị cha mình thay vì Kim Jong-chol hay người anh cùng cha khác mẹ Kim Jong-nam.

Những manh nha đồn đoán về ngôi vị quyền lực của Kim Jong-un bắt nguồn từ đầu bếp người Nhật Bản có biệt danh Kenji Fujimoto.

Trong thập niên 1990, Fujimoto trở thành một thành viên không chính thức của gia đình Kim. Ông nấu ăn đồ ăn Nhật Bản cho Kim Jong-il, và tự nhận mình là ‘bạn chơi’ của Kim Jong-un.

Năm 2001, Fujimoto trở về Nhật Bản và ra cuốn tự truyện. Trong đó, ông mô tả lần đầu gặp Kim Jong-un và anh trai Kim Jong-chol.

“Lần đầu tôi gặp hai hoàng tử trẻ tuổi, họ đều mặc quân phục. Họ bắt tay từng nhân viên. Nhưng đến khi bắt tay tôi, hoàng tử Kim Jong-un trừng mắt nhìn tôi lạnh lẽo. Như thể ông ấy nói: Tôi ghét người Nhật Bản như ông. Tôi không bao giờ quên cái nhìn sắc lạnh ấy. Ông ấy khi đó mới bảy tuổi.”

Trong cuốn sách thứ hai năm 2003, Fujimoto viết:

“Kim Jong-chol được xem như người nhiều khả năng sẽ kế vị nhất. Nhưng tôi rất nghi ngờ điều đó. Kim Jong-il từng nói: ‘Kim Jong-chol không ổn, nó giống như con gái vậy.’ Người mà Kim Jong-il yêu quý là con trai út Kim Jong-un, hoàng tử thứ hai. Jong-un rất giống cha mình. Ông ấy thậm chí được nuôi dạy để giống như cha mình. Nhưng sự tồn tại của ông ấy chưa được công bố.”

Đó là một dự đoán đáng kinh ngạc. Vào thời điểm đó, Kim Jong-un còn chưa được giới thiệu cho người Bắc Hàn biết chứ chưa nói gì tới toàn thế giới. Hầu hết thời gian tuổi thơ của Jong-un vẫn là điều hoàn toàn bí mật.



Những cuộc chiến trong vương triều

Khi 14 tuổi, Choi Min-jun được lựa chọn tham gia đơn vị tinh nhuệ nhất trong quân đội Bắc Hàn, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Tối cao. Nay ông là người đào tẩu sống ở Nam Hàn với một cái tên giả.

Chúng ta gần đây mới được biết thoáng qua về đơn vị bí mật này, chuyên trách bảo vệ triều đại Bắc Hàn. Khi Kim Jong-un tới hội nghị thượng đỉnh gặp Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in vào tháng Tư, một nhóm vệ sỹ cao to, mặc đồng phục chạy quanh hộ tống chiếc Mercedes limousine chở Kim. Những vệ sỹ này là đội ngũ thân tín thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Tối cao, đơn vị tinh nhuệ nhất trong số các lực lượng tinh nhuệ.

Choi Min-jun không có cơ hội bước vào hàng ngũ thân tín này. Ông không đủ chiều cao. Nhưng quan trọng hơn cả, ông có không có một nền tảng gia đình tốt.

“Tôi không sinh ra trong tầng lớp cao cấp nhất của xã hội,” Choi nói với tôi. “Vì thế tôi không được phục vụ trong đội ngũ vệ sỹ riêng thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Tối cao. Tôi được phân công vào đơn vị chiến đấu.”

Với tất cả quyết tâm trở thành một nước xã hội chủ nghĩa, Bắc Hàn có một hệ thống chi tiết và cứng rắn để phân tầng con người ngay từ khi họ mới sinh, gọi là Songbun. Trang web NKNews mô tả Songbun như sau:

“Nó phân chia xã hội ra làm các nhóm, theo các hoạt động và địa vị của cha ông họ từ thời thuộc địa Nhật Bản và chiến tranh Triều Tiên. Songbun sẽ quyết định việc một người có được sống ở thủ đô hay không, họ sẽ được làm việc ở vị trí nào, và họ sẽ được hưởng mức độ giáo dục đến đâu.”

Điều quan trọng là địa vị Songbun của một người là thứ không thể thay đổi. Nếu cha mẹ bạn từng đấu tranh chống Nhật thời Triều Tiên còn là thuộc địa thì bạn được coi là ‘trung thành'. Nhưng nếu cha ông bạn từng làm cho Nhật Bản thời đó thì bạn bị coi là ‘kẻ thù’ và mãi mãi là như vậy.


“Với gia tộc họ Kim, ai cũng là kẻ thù tiềm ẩn. Quân đội Bắc Hàn, Bộ Tổng tham mưu, các lực lượng có vũ trang và toàn thể nhân dân Bắc Hàn, tất cả đều có thể trở thành kẻ thù.”



Choi sinh ra trong một gia đình nông dân – không theo, cũng không chống người Nhật. Và vì vậy Choi bị gửi vào đơn vị chiến đấu. Vào thời điểm đó, ‘vị thế’ của Choi không làm giảm bớt lòng trung thành của ông.

“Ở Bắc Hàn, mọi người bị ‘tẩy não’ từ khi còn bé tí”, ông nói. “Tôi từng được dạy rằng gia đình Kim là thượng đế, và tôi đã tin như vậy.”

“Khi Kim Nhật Thành có bài phát biểu dịp năm mới và nói năm nay chúng ta phải khai thác mỏ nhiều hơn, tôi đã xung phong: ‘Tôi sẽ đi đến các mỏ!’ Tôi đã ngây thơ và trung thành như thế đấy!”

Choi nhanh chóng nhận ra rằng Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Tối cao không phải ở đó để bảo vệ gia đình Kim khỏi các kẻ thù ngoại bang mà khỏi chính nhân dân mình.

“Với gia tộc họ Kim, ai cũng là kẻ thù tiềm ẩn. Quân đội Bắc Hàn, Bộ Tổng tham mưu, các lực lượng có vũ trang và cả toàn bộ nhân dân Bắc Hàn, tất cả đều có thể trở thành kẻ thù,” Choi nói với tôi.

Choi được đào tạo để không tin bất cứ ai, kể cả cha mẹ ông.

Khi sự hoang tưởng của gia đình Kim lớn dần, lực lượng bảo vệ này cũng đông thêm.

“Khi gia đình Kim chứng kiến sự sụp đổ của khối Đông Âu và Liên Xô, họ bị sốc. Họ ngay lập tức tăng số lượng binh lính của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Tối cao. Hiện nay lực lượng này có khoảng gần 120.000 quân nhân.”

Giống như một hoàng gia thời trung cổ, chế độ nhà Kim tìm mọi cách để bảo vệ quyền lực của mình và thấy kẻ thù ở khắp mọi nơi.

Và cũng như nhiều vương triều khác nhau trong lịch sử, gia tộc nhà Kim đôi khi giết người để bảo vệ địa vị của mình.



Anh trai

Ngày 12/2/2017, một nhóm bạn tụ tập ở nhà hàng tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Họ tới ăn mừng sinh nhật lần thứ 25 của một phụ nữ Indonesia, Siti Aisyah. Video lấy từ điện thoại của một trong số bạn bè Siti cho thấy cô đang cười, thổi nến và hát.

Theo lời khai của Aisyah về sự việc diễn ra đêm đó, cô khoe với các bạn một tin hấp dẫn. Cô mới kiếm được công việc trong một show truyền hình thực tế. Cuối cùng, cô đã có thể thoát khỏi công việc dọn vệ sinh trong những nhà tắm ẩm ướt ở Kuala Lumpur. Bạn bè nâng ly chúc mừng: “Em sắp trở thành một ngôi sao!”

Buổi sáng hôm sau, tại sân bay Kuala Lumpur, Siti Aisyah phát hiện đối tượng của mình, một người đàn ông mập mạp hói đầu trong chiếc áo phông màu xanh và quần thể thao. Khi ông ta tiến đến gần quầy check-in, Siti chạy đến và xịt một chất lỏng vào mặt ông ta.

“Cô đang làm cái gì vậy?” ông ta kêu lên bằng thứ tiếng Anh bập bẹ.

“Xin lỗi,” cô nói rồi bỏ chay.

Theo lời khai của Aisyah về sự việc xảy ra – tuy những lời khai đó không khiến giới chức Malaysia ngưng cáo buộc cô tội giết người – tất cả chỉ là trò chơi khăm của show truyền hình thực tế.


Siti Aisyah, hình chụp sau khi bị bắt trong vụ sát hại ông Kim Jong-nam

Ngồi trong một quán cà phê cách đó vài mét là một nhóm người được cho là các điệp viên Bắc Hàn. Có vẻ như họ hài lòng vì sứ mệnh được hoàn thành. Hình ảnh do camera an ninh ghi lại cho thấy những người này bước về phía cửa khởi hành và lên một chuyến bay tới Dubai.

Người đàn ông to béo bắt đầu cảm thấy không khỏe. Ông ta thấy mặt mẩn ngứa và khó thở. Trong vòng vài phút, ông ta gục xuống bất tỉnh trên ghế. Nhân viên sân bay gọi xe cấp cứu. Khi chiếc xe phóng tới bệnh viện Kuala Lumpur, phổi ông đầy chất lỏng và ông tử vong.

Hộ chiếu của người đàn ông này cho hay ông là một nhà ngoại giao Bắc Hàn có tên Kim Chul. Trên thực tế, ông là Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong-un.




Yoji Gomi là một nhà báo Nhật Bản, người biết rõ về Kim Jong-nam hơn bất cứ người ngoài nào. Trong nhiều cuộc gặp gỡ ở Bắc Kinh và Macau, Gomi đã góp nhặt các chi tiết về cuộc đời Kim Jong-nam.

“Kim Jong-nam đã bị tước quyền kế vị từ trước khi xảy ra vụ Disneyland Tokyo,” ông nói với tôi.

Gomi nói rằng các mối quan hệ đổ vỡ sau khi Kim Jong-nam trở về từ trường nội trú ở Thụy Sỹ hồi cuối thập niên 1980. Chín năm sống ở châu Âu thực sự tác động tới ông.

Trong thời thập niên 1990, Bắc Hàn xảy ra nạn đói nghiêm trọng. Sự sụp đổ của hậu thuẫn kinh tế sau khi Liên Xô tan rã, cùng với lũ lụt nghiêm trọng triền miên, khiến đất nước rơi vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng. Trong hơn bốn năm, khoảng một đến ba triệu người chết vì bệnh tật và suy dinh dưỡng.

Theo Gomi, Kim Jong-nam muốn cha mình thay đổi nền kinh tế Bắc Hàn. Ông ta muốn cải cách theo hình mẫu Trung Quốc, cho phép sở hữu tư nhân và cải cách thị trường.

“Kim Jong-il vô cùng giận dữ với ông ấy,” Gomi nói. “Ông nói rằng Kim Jong-nam cần phải thay đổi suy nghĩ, nếu không thì là phải rời khỏi Bình Nhưỡng.”

Nhà báo Bradley K Martin đồng tình với nhận định trên. Ông đã viết tiểu sử về đế chế Kim, một cuốn sách đồ sộ có tên gọi Trong tình yêu thương của nhà lãnh đạo nhân từ (Under theLoving Care of the Fatherly Leader).

“Kim Jong-nam không bị chối bỏ bởi vì chuyến đi đến Disneyland,” ông nói. “Cả gia đình luẩn quẩn trong sự vờ vĩnh sai lầm. Tôi không nghĩ cha Kim Jong-nam bị làm cho mất mặt. Tôi cho rằng Kim Jong-nam đã nói những điều về chính sách và nhu cầu thay đổi chính sách, và cha ông ta không thích điều này.”

Kim Jong-nam bị gửi đi biệt xứ ở Bắc Kinh.


1975: Kim Jong-nam with his maternal grandmother

[Kim Jong-un] được cha lựa chọn vì ông ta là người xấu tính nhất và hư hỏng nhất trong số các con trai.”Bradley K Martin

Người kế tiếp trong hàng thừa kế ngôi vị lẽ ra là người con trai thứ của Kim Jong-il là Kim Jong-chol. Nhưng có vẻ như ông này chưa bao giờ được xét đến một cách nghiêm túc. Thay vì thế, Kim Jong-il chọn con trai út, Kim Jong-un.

Theo Martin thì “Kim Jong-un được cha lựa chọn vì ông ta là người xấu tính nhất và hư hỏng nhất trong số các con trai.”

Nói cách khác, Kim Jong-un có cơ hội nhất để sinh tồn trong cuộc tranh giành ngôi vị tàn bạo và duy trì đế chế gia đình.

Kim Jong-un hẳn đã cho thấy sự tàn bạo của mình. Theo Gomi, ngay khi Kim Jong-il chết và Kim Jong-un lên kế vị, người anh cùng cha khác mẹ Kim Jong-nam bắt đầu lo sợ.“

Kim Jong-un hẳn đã cho thấy sự tàn bạo của mình. Theo Gomi, ngay khi Kim Jong-il chết và KimJong-un lên kế vị, người anh cùng cha khác mẹ Kim Jong-nam bắt đầu lo sợ.

Martin tin rằng Kim Jong-un đã giết chết anh trai. Ông có lý lẽ riêng của mình.

“Nó phù hợp với việc giết chết [người chú] Chang Song-thaek,” ông nói. “Chang bị buộc tội âm mưu đảo chính. Chúng ta [truyền thông phương Tây] bỏ qua điều này. Rồi Kim Jong-un quay sang săn đuổi anh trai. Chúng tôi có những báo cáo rằng Chang đã đến Trung Quốc và nói: ‘Hãy loại bỏ Kim Jong-un và đưa Kim Jong-nam lên thay thế’. Kim nghĩ: ‘Chú và anh trai âm mưu hại mình và đang cấu kết với người Trung Quốc.’ Điều này khiến mọi chuyện trở nên hợp lý ở mức độ nhất định.”

Đó chỉ là một giả thuyết, nhưng kết luận của Martin có vẻ khó bác bỏ.

“Bây giờ không có mối nguy nào nữa đối với ngôi vị của ông ta. Những kẻ thách thức trong gia tộc đã bị loại bỏ.”

Kim Jong-un hiện giờ là lãnh đạo tối cao. Nhưng ông ta muốn gì cho đất nước bé nhỏ nghèo đói của mình?



Tiến lên

Một bức tượng đồng cố lãnh đạo Bắc Hàn Kim Nhật Thành.

Mùa hè năm 1998, Kim Jong-un từ trường học ở Thụy Sỹ trở về Bắc Hàn trong kỳ nghỉ hè. Cậu đi nghỉ cùng gia đình tại khu nghỉ dưỡng mùa hè rộng lớn cạnh biển tại Wonsan.

Bây giờ thì Kim đang trên chuyến tàu trở lại thủ đô Bình Nhưỡng. Ngồi cạnh Kim, nhìn qua cửa sổ những làng mạc và đồng lúa, là đầu bếp người Nhật Kenji Fujimoto.

Trong cuốn sách của ông năm 2003, Fujimoto kể Kim Jong-un nói với ông: “Fujimoto, đất nước chúng tôi còn đi sau cả các nước châu Á khác về kỹ thuật công nghiệp. Chúng tôi vẫn còn bị mất điện.”

Ông nói Kim sau đó so sánh tình hình Bắc Hàn với Trung Quốc.

“Tôi nghe nói rằng Trung Quốc thành công theo nhiều cách. Chúng tôi có dân số 23 triệu người.Trung Quốc có hơn một tỷ người. Làm thế nào họ có thể cung cấp đủ điện? Hẳn phải rất khó khăn để sản xuất đủ lương thực cho một tỷ người. Chúng tôi cần học theo các hình mẫu mà họ đã đặt ra.”

Nếu câu chuyện của Fujimoto là thực, hẳn Kim Jong-un trẻ tuổi đã bày tỏ những suy nghĩ mang tính báng bổ.

Từ năm 1995, ý thức hệ của Bắc Hàn là Thuyết Chủ thể (Juche). Từ này thường được dịch là ‘tự lực cánh sinh’. Đây là “đóng góp vĩ đại” của Kim Nhật Thành đối với chủ nghĩa Marx-Lenin. Có những công trình kỷ niệm vĩ đại tưởng niệm Thuyết Chủ thể ở phía nam sông Đại Đồng ở Bình Nhưỡng. Không nên đùa cợt với những công trình ấy.

Nhưng Thuyết Chủ thể là một chuyện hoang đường. Bắc Hàn không tự thân vận động và chưa bao giờ như vậy. Trong suốt 40 năm đầu tiên, đất nước này hầu như hoàn toàn dựa vào hỗ trợ kinh tế từ Moscow. Khi Liên Xô sụp đổ, nền kinh tế nhà nước của Bắc Hàn cũng sụp đổ và người dân nước này lâm vào cảnh đói khát.

Vào giữa nạn đói, người Bắc Hàn bắt đầu buôn bán. Vượt lên sự hỗn loạn và sụp đổ của thập niên 1990, một nền kinh tế mới đã nổi lên.

Không được định chế và không được chính thức thừa nhận, nhưng nó giúp người dân Bắc Hàn sống sót.



Mức độ của nền kinh tế ‘chợ đen’ này trở nên rõ ràng đối với tôi trong cuộc phỏng vấn một người đào thoát trẻ tuổi tại Seoul năm 2012.

Tổng thống Nam Hàn lúc bấy giờ, bà Park Geun-hye ra lệnh đóng cửa khu công nghiệp Kaesong nằm ngay bên kia khu phi quân sự, trong phần lãnh thổ Bắc Hàn.

“Khi tôi nghe tin này, tôi gọi điện cho cha mình và nói ông hãy đến Trung Quốc mua Choco Pies,” người đào tẩu trẻ tuổi nói với tôi.

Điều này khiến tôi bối rối.

“Xin lỗi,” tôi nói, “cha anh khi đó đang ở đâu?”

“Ở Bắc Hàn,” anh ta nói.

“Anh gọi điện cho ông ấy bằng cách nào?” tôi hỏi.

Bố anh, hóa ra, có một cái sim điện thoại của Trung Quốc. Điều này là bất hợp pháp và nguy hiểm, nhưng rất phổ biến. Mỗi tuần một lần, ông đến biên giới Trung Quốc, kết nối với mạng điện thoại Trung Quốc, và con trai ông có thể gọi cho ông.

“Thế còn những cái Choco Pies thì sao?” tôi hỏi.

Các công ty Nam Hàn hoạt động ở khu công nghiệp Kaesong trả công cho công nhân Bắc Hàn một phần bằng các sản phẩm của Nam Hàn. Một trong những sản phẩm phổ biến là Choco Pies.

Nó phổ biến đến nỗi trở thành một loại tiền tệ ở chợ đen ở Bắc Hàn. Khi khu công nghiệp Kaesong đóng cửa, giá chợ đen của Choco Pies sẽ tăng vọt. Vì vậy, anh nói cha mình tới Trung Quốc, mang theo càng nhiều hộp càng tốt, lợi nhuận hẳn sẽ tốt.



Tại một nhà thờ ở ngoại ô Seoul, tôi gặp một người đào thoát vô cùng khác biệt. Anh ta thấp bé với đôi vai rộng, vài chiếc răng bị mất, và giọng phát âm nặng tới nỗi người phiên dịch Nam Hàn của tôi cũng khó khăn mới hiểu được.

“Tôi là một tay buôn lậu,” anh ta nói.

Anh ta miêu tả đồng bọn của mình đã hối lộ lính gác ở biên giới Bắc Hàn như thế nào để họ bỏ gác ở một khu vực biên giới vào ban đêm. Sau đó cả nhóm vượt biên giới sang Trung Quốc, mang theo phế liệu kim loại và khoáng sản giá trị.

“Anh mang lậu những thứ gì về?” tôi hỏi.

“Mọi thứ, thực phẩm, quần áo, DVD, thuốc, tranh ảnh khiêu dâm,” anh ta nói. “Buôn lậu thuốc và tranh ảnh khiêu dâm là việc rất nguy hiểm.”

“Cái gì nguy hiểm nhất để buôn lậu ra ngoài Bắc Hàn?” tôi hỏi.

“Nếu anh lấy kim loại vụn từ các bức tượng nhà Kim, anh có thể bị bắn,” anh ta nói.

Hàng hóa được nhập khẩu và buôn lậu từ Trung Quốc sau đó được buôn bán ở các chợ lớn mọc lên khắp các thành phố và thị trấn.

Nền kinh tế không chính thức đang hoạt động. Một tầng lớp các doanh nhân giàu có được cho là đang mua bất động sản ở Bình Nhưỡng. Kinh tế Bắc Hàn đang phát triển. Nhưng không có những thay đổi về tư tưởng, chẳng có gì cho thấy thay đổi căn bản từ những nhà lãnh đạo.


Sau đó vào ngày 20/4 năm nay, tại kỳ họp của Đảng Lao động Triều Tiên, Kim Jong-un có bài phát biểu:

“Tăng cường hơn nữa công tác xây dựng chủ nghĩa xã hội như đòi hỏi của một giai đoạn cao trào trong công cuộc đổi mới.”

Trong đó ông Kim tuyên bố việc đóng băng mọi thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa, và một ‘giai đoạn chiến lược mới’ tập trung vào xây dựng kinh tế Bắc Hàn. Bài phát biểu này được nhiều nhà quan sát cho là dấu hiệu Kim Jong-un sẵn sàng giữ lời hứa trên chuyến tàu năm nào – học theo mô hình Trung Quốc.

Một trong những nhà quan sát là John Delury từ Đại học Yonsei tại Seoul.

“Chiến lược mới là kinh tế được đặt lên hàng đầu – 100% tập trung vào kinh tế,” ông nói. “Ông Kim đang nói rằng, ‘Tôi thực sự đang cải thiện nền kinh tế. Mọi người sẽ không còn phải thắt lưng buộc bụng nữa.”

“Trong suốt năm, sáu năm qua, mức độ cải thiện đạt được là vô cùng khiêm tốn, không hề có đột phá nào. Thay vì thế, ông ấy rõ ràng chỉ tập trung vào các chương trình hạt nhân. Và vì vậy bây giờ chúng ta đang chứng kiến một sự xoay trục.”

Những nhà quan sát khác, như Bradley K Martin, còn tỏ ‎nghi ngờ nhiều hơn nữa.

“Ông ta có thực sự nghĩ rằng ông ta có thể làm đất nước này chuyển biến? Tôi không biết. Nó không hợp với những điều chúng ta biết về ông ta. Ông ta đã có bao nhiêu năm để làm điều đó nếu ông ta thực sự muốn vậy. Ông ta chỉ phô diễn giống bố và ông mình: ‘Hãy xây các đài tưởng niệm.’ Họ đều làm những việc giống nhau.

“Tôi không hề nhìn thấy bằng chứng nào cho thấy nền kinh tế đang thực sự cải tổ trừ việc thừa nhận là có một nền kinh tế khác – cái mà nó phải có. Mọi người sẽ chết nếu không có ‘nền kinh tế khác’ này.”

Nếu Kim Jong-un có ý định phát triển đất nước, ông ta cần các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Ông ta cần thương mại và đầu tư lớn. Để đạt được điều đó, Mỹ và các đồng minh sẽ yêu cầu ông ta từ bỏ ‘thanh bảo kiếm’, vũ khí hạt nhân. Đó có phải là điều ông ta định làm?

Gã 'rocket man' phì phèo khói thuốc

Sớm tinh mơ ngày 4/7/2017, vệ tinh do thám của Mỹ bay phía trên Bắc Hàn phát hiện có một hoạt động tại khu vực sân bay phía bắc tỉnh Pyongan. Một bệ phóng tự hành (“transporter erector launcher” - TEL) 16 bánh khổng lồ đi tới sân bay, mang theo một tên lửa cỡ lớn.

Trong giờ tiếp theo, nhân viên tình báo Mỹ chứng kiến tên lửa được khởi động, nạp nhiên liệu để chuẩn bị phóng. Trong suốt quá trình này, họ có thể thấy rõ ràng một người đàn ông dạo bộ quanh quả tên lửa, vừa đi vừa hút thuốc lá.

Câu chuyện này được Ankit Panda, chủ biên tạp chí The Diplomat thuật lại. Ông nói ông được rỉ tai câu chuyện từ một nguồn tin tình báo. Người đàn ông với điếu thuốc, đứng rất gần một tên lửa đầy nhiên liệu dễ cháy, chỉ có thể là Kim Jong-un.

Rất nhanh sau đó, khi bình minh lên, động cơ chính của tên lửa phát hỏa và nó được phóng lên, bay gần 3000km vào không trung trước khi lao xuống biển Nhật Bản. Kim Jong-un tràn đầy hạnh phúc. Các bức ảnh được công bố sau đó cho thấy ông tươi cười ôm các sỹ quan quân đội cao cấp. Và trên tay ông là điếu thuốc lá.

Bình Nhưỡng tuyên bố đó là một tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, có khả năng vươn tới Mỹ, và vụ phóng ngày 4/7 là quà tặng cho Tổng thống Donald Trump.

Bắc Hàn không ngừng theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân dù phải trả giá đắt về kinh tế và phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ cộng đồng quốc tế.

Sau khi lên nắm quyền vào năm 2011, Kim Jong-un lập tức tăng cường chương trình hạt nhân và tên lửa Bắc Hàn, thực hiện các vụ thử tên lửa với số lượng nhiều hơn trong một thời gian ngắn hơn so với những gì cha của ông từng làm.

Trong 16 năm nắm quyền, cha của ông là Kim Jong-il tiến hành thử hạt nhân hai lần, thử tên lửa đạn đạo 16 lần.

Trong sáu năm cầm quyền, Kim Jong-un thử hạt nhân bốn lần, thử tên lửa đạn đạo 82 lần.

Ngày 29/11 năm ngoái là lúc tình hình lên tới đỉnh điểm với việc phóng một tên lửa mới cỡ lớn, Hwasong 15. Thông tấn xã Bắc Hàn KCNA thông báo tên lửa mới có khả năng mang theo “đầu đạn siêu trọng” và tới được bất kỳ nơi nào trên đất Mỹ.

KCNA cho hay Kim Jong-un “tuyên bố một cách tự hào rằng hiện nay chúng ta cuối cùng cũng nhận ra sứ mệnh lịch sử vĩ đại trong việc hoàn thiện sức mạnh hạt nhân của quốc gia, đó là xây dựng sức mạnh tên lửa”.

Nhiều chuyên gia nước ngoài đồng tình – rằng bây giờ Kim có thể tấn công Mỹ.

Tuyên bố trên chỉ cách hơn một tháng so với thông điệp năm mới 2018 của Kim Jong-un – trong đó ông đề xuất việc gửi một phái đoàn tham gia Thế vận hội Mùa đông ở Nam Hàn.

Nhiều người trên khắp thế giới coi thông điệp này như một sự chuyển đổi bất ngờ và đầy ấn tượng của Kim để hội nhập.

Nhưng quanh sự kiện hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim được tổ chức thì vẫn còn những câu hỏi quan trọng: Tại sao Kim quyết tâm phát triển vũ khí tầm xa có khả năng tấn công Mỹ? Kho tên lửa hạt nhân của ông nhằm để làm gì?



Việc bạn trả lời câu hỏi này như thế nào sẽ xác định việc bạn có tin Kim muốn cùng tồn tại hòa bình với Nam Hàn hay không, và ông ta sẵn sàng đàm phán chấm dứt chương trình hạt nhân của mình hay không.

Tại cuộc họp thượng đỉnh mới đây với Tổng thống Moon của Nam Hàn, Kim Jong-un kêu gọi “phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”, và hứa ngưng thử, đồng thời dỡ bỏ các cơ sở thử hạt nhân. Nhưng theo chuyên gia vũ khí hạt nhân Duyeon Kim từ Diễn đànTương lai cho Bán đảo Triều Tiên thì điều này không có nghĩa Kim Jong-un sẵn sàng đơn phương từ bỏ vũ khí hạt nhân – còn lâu mới tới mức đó.

“Ông ta tuyên bố rằng Bắc Hàn là cường quốc hạt nhân,” bà nói. “Đó là điều mà các cường quốc hạt nhân có trách nhiệm nói. Họ không phải thử thêm nữa sau khoảng sáu vụ thử. Như vậy, Kim Jong-un đang tạo hình ảnh cho mình để có thể bước vào hội nghị thượng đỉnh và được thừa nhận là lãnh đạo của một đất nước cũng mạnh ngang tầm với Mỹ.”

Có ý kiến cho rằng chương trình hạt nhân của Bắc Hàn là để phòng vệ - rằng đế chế Kim chứng kiến sự thất bại của Saddam Husein và Đại tá Gaddafi và quyết định rằng hạt nhân là cách chắc chắn duy nhất để chống lại sự ‘thay đổi chế độ’ do Mỹ dẫn đầu.

Giới chỉ trích quan điểm này nói cả Kim Jong-un và cha ông ta đều chưa từng cần đến tên lửa xuyên lục địa (ICBM) để bảo vệ bản thân. Một trong những người này là Giáo sư Brian Myers từ Đại học Dongseo ở Busan. Trong bài phát biểu mới đây tại RoyalAsiatic Society, ông nói: “Sự bất lực của chúng ta trong việc ngăn chặn chế độ này đạt được các chương trình vũ khí hạt nhân cho thấy chúng không bao giờ là yếu tố sống còn cho sự an toàn của đất nước này. Nếu một Bắc Hàn không vũ khí hạt nhân dễ tổn thương như Libya không vũ khí hạt nhân, nó ít nhất đã bị ném bom từ năm 1998 rồi.”

Lý do điều này không xảy ra là Nam Hàn vô cùng dễ bị tổn thương trước các cuộc phản công. Thủ đô Seoul chỉ cách khu phi quân sự DMZ khoảng 50km, nằm trong tầm đạn pháo của Bắc Hàn.



Nếu chúng ta đồng ý rằng tên lửa hạt nhân của Kim không phải để phòng thủ, vậy thì chúng để làm gì? Câu trả lời, theo Duyeon Kim, là để đạt được cái gọi là sự cách ly – ngăn chặn Mỹ trợ giúp Nam Hàn nếu và khi Bình Nhưỡng quyết định đã đến lúc ‘thống nhất’.

“Dựa trên những tuyên bố công khai của Bắc Hàn và hành động của họ cùng những bình luận cá nhân, có vẻ như vũ khí hạt nhân là để vừa phòng thủ vừa vì mục đích để thống nhất đất nước. Đó là cái mà họ nói đến một cách công khai và cả trong chốn riêng tư.”

Myers đồng ý rằng vũ khí hạt nhân của Kim là dùng để ‘thống nhất’, nhưng không nhất thiết bằng vũ lực.

“Bắc Hàn cần có khả năng tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân để gây sức ép, nhằm dẫn tới việc ký kết hiệp ước hòa bình. Đó là chính là thỏa thuận duy nhất mà Bắc Hàn từng mong muốn.”

“Hiệp ước với Washington sẽ đòi hỏi Mỹ rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên. Bước tiếp theo, như Bình Nhưỡng thường lý giải, sẽ là việc hình thành một mô hình liên bang Bắc-Nam nào đó như nước này từng nói tới trong những năm 1960. Hẳn phải ngây thơ lắm mới không biết cái gì sẽ xảy ra tiếp theo.”

Ý tưởng cho rằng một Bắc Hàn nghèo nàn, lạc hậu có thể áp đặt ‘thống nhất’ lên một nước Nam Hàn hiện đại, giàu có, với quân đội hùng mạnh hơn, có vẻ như nực cười. Nhưng Bradly K Martin cho rằng dù ít có khả năng xảy ra nhưng đó vẫn là mục tiêu của Bình Nhưỡng.

“Tôi luôn tin rằng tái thống nhất là mục tiêu số một của họ,” ông nói. “Nhiều người nói họ từ bỏ ý định đó từ lâu – họ biết họ không thể làm điều đó. Những người này đánh giá thấp sự tự tin mà bạn có thể xây đắp nếu bạn có sự ủng hộ của toàn bộ dân chúng. Khi có trong tay cả một hệ thống tuyên truyền trong chế độ độc tài, họ khiến nhân dân tin là họ có thể làm bất cứ việc gì.”



Sỉ nhục nguyên soái

Tôi lẽ ra đã đi được nửa chặng đường tới Bắc Kinh. Thế nhưng nay tôi đang ngồi trong một căn phòng buồn tẻ ở một khách sạn tại Bình Nhưỡng. Trên bức tường phía xa là chân dung Kim Nhật Thành và Kim Jong-il đang nhìn xuống. Ngay lúc này, vẻ mặt của họ có vẻ đầy dã tâm.

Tôi chết lặng, sốc. Bên kia bàn một người đàn ông gầy gò với gương mặt mang dấu ấn nhiều năm hút thuốc đang nhìn tôi với vẻ mặt dữ tợn lạnh lùng.

“Điều này sẽ xong nhanh thôi và anh có thể về nhà,” anh ta nói, vê một điếu thuốc lá trên tay phải. “Nếu anh thú tội và xin lỗi thì tất cả việc này sẽ xong nhanh. Nếu anh phủ nhận, mọi việc sẽ tồi tệ hơn.”

Một giờ trước đó, tôi ngồi ở sân bay Bình Nhưỡng chuẩn bị bay đến Bắc Kinh. Bây giờ tôi đang đối mặt với nhiều giờ, mà có thể nhiều ngày, bị thẩm vấn.

Tội của tôi, theo người thẩm vấn có gương mặt đầy nếp nhăn, là “sỉ nhục nguyên soái Kim Jong-un”. Bụng tôi bỗng nhiên quặn lên lạnh buốt.

Đây là một trọng tội. Tôi không chắc tôi đã phạm tội ấy như thế nào. Hay, chính người thẩm vấn tôi cũng không rõ điều đó. Nó không thành vấn đề. Tội của tôi đã được định đoạt ở đâu đó. Bây giờ anh ta chỉ cần tôi thú tội.


Tác giả bài viết, phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes bị bắt giữ tại Bình Nhưỡng

Khi đêm xuống, nhóm thẩm vấn đổi người và sự đe dọa trở nên đáng sợ hơn. Một viên thẩm vấn trừng mắt với tôi với cái nhìn lùng, hăm dọa.

“Tôi là người đã điều tra Kenneth Dae,” ông ta nói. “Tôi nghĩ anh biết điều này có nghĩa là gì.”

Tôi biết. Kenneth Bae là một mục sư người Mỹ gốc Hàn từng bị Bắc Hàn kết án 15 năm lao động khổ sai. Ông đi tù 735 ngày trước khi các bên đạt được một thỏa thuận trả tự do cho ông.


“Kim mang bản tính của một ông vua. Cảm giác tự tôn của ông ta không cho phép bất cứ chỉ trích hay chống đối nào từ người khác. Bất cứ ai hoặc nước nào thách thức hoặc chống đối ông ta, họ sẽ đối mặt với sự trả đũa.”

Màn thẩm vấn tôi thật đáng sợ, nhưng cũng không tưởng. Tôi được mời đến Bình Nhưỡng để viết về chuyến thăm của ba người đoạt giải Nobel. Thế rồi tôi bị giam và bị đe dọa bỏ tù bởi chế độ này không thích cái mà tôi viết.

Đối với tôi điều này có vẻ phi lý. Nhưng về cơ bản tôi thất bại khi không hiểu được vai trò mà tôi được giao – để giới thiệu mà không chỉ trích một phiên bản sự thật về Bắc Hàn ra cho thế giới biết. Tôi đã phỉ báng. Tôi đã trở thành kẻ thù.

Vài tuần sau tại Seoul, một người đào tẩu Bắc Hàn giải thích cho tôi.

“Tội của anh không phải chỉ là chỉ trích Kim Jong-un, mà còn do nơi anh đã làm điều đó,” ông nói. “Ở thủ đô của ông ta.”

Ông chắc chắn rằng người duy nhất có thể giam tôi, và thả tự do, là Kim Jong-un.

“Anh thật may mắn đã được thả,” ông nói.

Giáo sư PaikHak-soon là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bắc Hàn ở Học viện Sejong tại NamHàn. Ông cũng cho rằng tôi thật may mắn đã thoát với việc ‘chỉ’ bị trục xuất.

“Kim mang bản tính của một ông vua,” ông nói. “Cảm giác tự tôn của ông ta không cho phép bất cứ chỉ trích hay chống đối nào từ người khác. Bất cứ ai hoặc nước nào thách thức hoặc chống đối ông ta, họ sẽ đối mặt với sự trả đũa.”

Bắc Hàn có lịch sử lâu dài giam cầm người nước ngoài vì những vi phạm hết sức vụn vặt. Kim Jong-un đặc biệt chú trọng điều này. Từ năm 2011, 12 người nước ngoài và bốn người Nam Hàn bị giam cầm tại Bình Nhưỡng.

Ba tháng trước khi tôi bị bắt giữ hồi 2016, một du khách người Mỹ trẻ tuổi, Otto Warmbier, bị kết án 15 năm lao động khổ sai do ăn cắp một biển tuyên truyền trên tường một khách sạn. Hình phạt này có vẻ hoàn toàn vượt quá tội danh mà anh bị cáo buộc.


Công dân Mỹ Otto Warmbier (giữa), bị bắt tại Bắc Hàn

Warmbier cuối cùng cũng trở về Mỹ với tổn thương não, và chết vài ngày sau đó. Hầu hết các quan sát viên cho rằng trường hợp của anh là bất thường. Những người Mỹ bị giam thường hiếm khi bị lạm dụng về thể chất – họ quá có giá trị.



Đối với Bình Nhưỡng, những tù nhân người Mỹ là con tốt trong trò chơi ngoại giao đầy nghi kỵ. Họ buộc chính phủ Mỹ bước vào các cuộc đàm phán kéo dài, và cuối cùng gửi một phái viên cao cấp tới để đạt được việc trả tự do. Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter từng là người như vậy. Năm 2009, cựu Tổng thống Bill Clinton tới Bình Nhưỡng để mang hai nhà báo Mỹ bị cầm tù trở về.

David Straub là một nhà ngoại giao Mỹ về hưu, người đi cùng Bill Clinton chuyến đi đó.

“Bắc Hàn về cơ bản yêu cầu Bill Clinton tới và đó là cách duy nhất để họ thả hai nhà báo,” ông nói. “Rõ ràng Bắc Hàn chỉ muốn có một bức ảnh Kim Jong-il chụp cùng Bill Clinton, để họ có thể trưng ra cho người dân và thế giới thấy, và để cảm thấy hài lòng về việc buộc được Mỹ khom lưng trước ý chí của mình.”

Nhưng cái mà Kim Jong-un thực sự muốn không phải là một cựu tổng thống Mỹ. Ông ta muốn một thứ có thật, một cuộc đàm phán mặt đối mặt với đương kim tổng thống Mỹ.

Vào 9/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Bình Nhưỡng, chuyến đi thứ hai trong vòng hơn một tháng. Ông gặp Kim Jong-un, và được trao trả ba công dân Mỹ bị Bắc Hàn giam giữ.

Người bị giam lâu nhất là Kim Dong-chul, 65 tuổi, doanh nhân người Mỹ gốc Hàn, bị Bắc Hàn bỏ tù 952 ngày. Tổng thống Donald Trump đòi cả ba phải được trả tự do, và lấy đó làm một trong các điều kiện để cuộc gặp thượng đỉnh với ông Kim có thể diễn ra.

Khi đón ba tù nhân trở về tại Căn cứ Không quân Andrews, Tổng thống Mỹ tuyên bố: “Chúng tôi muốn cảm ơn Kim Jong-un, người thực sự tuyệt vời đối với ba con người đáng quí này.”

Sự cường điệu này cho thấy Tổng thống Trump háo hức thế nào trước hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với lãnh đạo Bắc Hàn. Kim Jong-un đã tiến rất gần tới việc đạt được mục đích của mình.



Tác giả: Rupert Wingfield-Hayes
Sản xuất bản online: Ben Milne
Minh họa: Joy Roxas
Bản quyền hình ảnh: EPA; Getty Images; Reuters
Chủ biên: Finlo Rohrer
Ngày đăng: 22/05/2018
Thiết kế bằng Shorthand
Mọi hình ảnh đều được bảo vệ bản quyền

https://www.bbc.com/vietnamese/resources/idt-sh/king_of_pyongyang_vietnamese

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hiểu thế nào cho đúng về Bắc Triều Tiên?



Thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh trên mạng
Kể từ hôm “lãnh tụ vĩ đại sang thăm 1 quốc gia xa xôi” (theo như 1 số người dân Bắc Triều Tiên trả lời phỏng vấn báo chí) thì ở chính quốc gia xa xôi đó người dân lại rộ lên việc “xét lại” hình ảnh đất nước Bắc Triều Tiên.
Người ta đua nhau post clip, hình ảnh về đất nước tươi đẹp, hòa bình, ổn định…Bắc Triều Tiên và đặt câu hỏi “Hóa ra lâu nay chúng ta bị truyền thông phương Tây nhồi sọ? Bắc Triều Tiên thực ra thế này cơ mà?”
Mình cho là có chiến dịch của anh em DLV, rồi bò đỏ hùa theo bầy, dẫn đến 1 số anh em thuộc thể loại “không quan tâm đến chính trị, mọi việc đã có đảng và nhà nước lo” tự dưng chao đảo về nhận thức, bán tín bán nghi. Nhẽ nào chế độ CS nguyên thủy ưu việt thật, chẳng qua Bắc Triều Tiên bị Mỹ cấm vận nên mới bị thế thôi, chứ nếu dỡ bỏ cấm vận là họ sẽ giàu ngay, vì họ từng giàu có như thế cơ mà?
Mình thấy chiến dịch này, nếu có, là một sự thất bại của Ban Tuyên giáo Trung ương. Bởi vì tuyên truyền kiểu đó thì vô hình chung đã quay trim đái vào thành quả của công cuộc đổi mới mấy chục năm nay. Nói nôm na cho nó vuông, là tuyên truyền ngu. Ngu thế nào?
Anh em bò đỏ chửi mình là “Mày chưa sang Bắc Triều Tiên mà cứ chửi họ như biết rõ về họ”. Xin lỗi anh em, mình chưa đến mặt trời lần nào nhưng vẫn biết trên đó có gì!
Điều nguy hiểm nhất ở dân trí của người Việt là tuy ở một quốc gia CS với 5 triệu đảng viên, nhưng đa phần người dân lại không hiểu bản chất chế độ CS là gì. Nếu trường Chính trị Quốc gia ra đề thi là “Hãy phân tích những sai lầm của chế độ CS” thì 99,99% đảng viên, thậm chí cả Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương cũng không làm được. Vì họ đâu được học đầy đủ về điều đó. Họ chỉ được học về tính ưu việt của đảng mà thôi.
Chính vì thế nên nhiều người dân của “quốc gia xa xôi” kia vẫn còn mơ hồ khi đánh giá về Bắc Triều Tiên. Thực ra chỉ cần hiểu bản chất về cách vận hành bộ máy chế độ CS là sẽ hình dung ra được bộ mặt kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước đó. Vì hệ tư tưởng, học thuyết kinh tế, chính trị mà họ áp dụng chính là khuôn mẫu đúc nên bộ mặt kinh tế, xã hội và cả đô thị.
Chính vì thế nên chúng ta mới thấy từ cách ăn mặc, cách nói chuyện, cách người dân nói về lãnh tụ… của TQ, VN thời bao cấp và Bắc Triều Tiên là giống hệt nhau. Ngay cả bộ mặt kiến trúc, đô thị cũng nhang nhác, thô thô, theo phong cách Xô viết. Thế mới nói, chế độ CS có khả năng đúc khuôn, “nhân bản vô tính” cả con người. Với hệ tư tưởng đó, với cách vận hành nên kinh tế như thế, thì kết quả đương nhiên phải giống nhau. Nếu có sự khác biệt, thì đó chỉ là THIỂU SỐ.
Chế độ CS có khả năng tập trung nguồn lực để thực hiện ý chí lãnh tụ. Ví dụ, lãnh tụ muốn xây một tòa nhà 100 tầng để có một hình ảnh hào nhoáng cho chế độ. OK, sẽ xây được tòa nhà đó, chấp nhận 1 triệu người chết đói để dồn nguồn lực vào tòa nhà đó. Nhưng nếu nhìn vào đó để đánh giá sự phồn vinh của chế độ là một sai lầm nghiêm trọng. Bắc Triều Tiên từng có một khách sạn như vậy, sau mấy chục năm mới có thể hoàn thiện mặt ngoài, bên trong vẫn bỏ không, vì không đủ tiền.
Tóm lại, nếu người dân ở quốc gia xa xôi kia không thể đánh giá được sự sai lầm của chế độ cũ (CS nguyên bản), thì cũng không nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi, vẫn ngang nhiên u mê và khuếch trương cái sự u mê của mình ra ngoài xã hội như trong tranh luận mà mình đính kèm dưới đây.
Bạn kia sinh năm 78, tức là có nhận thức về thời bao cấp nếu ở VN, nhưng vẫn ngang nhiên so sánh giá vé metro ở Bắc Triều Tiên (một quốc gia phong kiến vận hành nền kinh tế theo kiểu CS nguyên thủy) với giá vé metro ở Đức (một nước giãy chết!) và khen vé metro ở Bắc Triều Tiên rẻ, nhà nước “chịu lỗ”!
FB Duongquocchinh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU, THỰC RA TRUMP MUỐN GÌ?


Xưa nay Mỹ luôn lên án Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân, lấy đó làm lý do trừng phạt, bao vây cấm vận Triều Tiên. Hôm nay tổng thống Trump tuyên bố ông không vội vàng với việc phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.
Một bước lùi của Trump, đồng nghĩa là một bàn thắng của Kim? Theo tôi không bên nào tiến lên, bên nào lùi lại cả. Tuyên bố của Trump cho ta thấy rằng mục đích lớn nhất người Mỹ theo đuổi là bóc Triều Tiên ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, phi hạt nhân hoá chỉ là mục tiêu xếp hàng thứ hai và chỉ là cái cớ để Mỹ chống Triều trước đây.
Mỹ cần xây dựng vành đai bao vây Trung Quốc. Họ tiếp tục nồng ấm với Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Họ cần làm cho Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Campuchia “tự diễn biến” theo hướng thoát Trung.
Nhận định như thế ta sẽ hiểu:
- Vì sao Mỹ không còn sử dụng mạnh mẽ chiêu bài “nhân quyền” để gây sức ép với Việt Nam,
- Vì sao Mỹ chọn Hà Nội làm nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều,
- Vì sao TBT, CT Nguyễn Phú Trọng vội vã đi thăm Lào và Campuchia ngay trước cuộc gặp giữa Trump và Kim,
- Vì sao Trung Quốc rút tàu chiến, tuy là tạm thời, ra khỏi Biển Đông mấy ngày qua.
Và không mơ hồ hy vọng Triều Tiên sẽ thay đổi thể chế, hai miền sẽ thống nhất trong thời gian gần.
Đặng Tiểu Bình từng nói mèo trắng mèo đen gì cũng được miễn là bắt được chuột.
Trump không nói mà ứng xử kiểu mèo trắng mèo đen gì cũng được miễn là chống Trung Quốc.
Đánh giá thực chất Trump muốn gì ta sẽ thấy Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều tại Hà Nội không chỉ là một bước tiến trong quan hệ Mỹ - Triều mà còn là một bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ.
Đừng ai tiếc số hoa và cờ trang trí khắp Hà Nội, đừng ai tính Việt Nam tốn bao nhiêu tiền cho cuộc gặp Trump - Kim.
Fb Phan Chi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không đi Quảng Châu, chắc ông Kim không gặp ông Tập ở Bắc Kinh


Tin mới nhất của báo chí phía Trung Quốc/Đài Loan/Hương Cảng (hơn 10 h đêm 3/3/2019, giờ Hà Nội): đoàn tàu chuyên dụng của ông Kim sau khi về tới Nam Ninh (thủ phủ của tỉnh Quảng Tây) thì không đi vòng sang Quảng Châu (thủ phủ của tỉnh Quảng Đông), mà cứ thế đi thẳng lên Trường Sa.

Như vậy, đường về lại Triều Tiên của ông Kim sẽ đúng như đường đã tới. Dự kiến rạng sáng ngày 5/3, đoàn tàu về tới Đan Đông.

Chúc ông Kim bình yên qua cầu sông Áp Lục ở biên giới mà thẳng về nhà, đúng như câu thơ mà gần 300 năm trước sứ thần Đại Việt là Nguyễn Tông Quai đã viết tặng sứ thần Triều Tiên hồi đó: "Xe về được chữ bình yên/Nhớ khi gặp gỡ Yên Kinh năm này (1740s)". Có thể tạm chỉnh cho hợp thời hợp thế thành: "Xe về được chữ bình yên/Nhớ khi gặp gỡ Thăng Long năm này (2019)".

Dưới là tin nguyên từ các nơi.


大陸中心 / 綜合報導

2019-03-03 17:00:16

▲「川金二會」最後破局,並未達成任何協議,韓媒分析指金正恩可能直接返回平壤,途中不與大陸國家主席習近平會面。(圖/翻攝網路)

「川金二會」最後破局,並未達成任何協議,韓媒分析指金正恩可能直接返回平壤,途中不與大陸國家主席習近平會面。(圖/翻攝網路)
北韓領導人金正恩 2 日結束越南河內訪問行程,搭乘專用列車啟程返回北韓,韓媒分析指他可能直接回平壤,途中不與大陸國家主席習近平會面。

根據《韓聯社》報導,「川金二會」最後破局,並未達成任何協議,而北韓外務省副相李吉成 28 日被發現飛往北京,遭外界猜測是為了「習金會」鋪路。但根據最新消息,金正恩的專列在抵達南寧後,並沒有繞道去廣州,而是直接北上往長沙,與去程相同,預計 5 日凌晨將抵達丹東,因此推測金正恩返程期間途經北京、與習近平會面機會不大。
先前曾有消息傳出,金正恩會在川金會後返程將與習近平會面,告知「川金二會」的協議內容,並對中國協助專列行駛表達謝意。但基於「川金二會」破局,也未達成任何協議,因此金正恩沒有必要去北京,和習近平也沒什麼好談的。惟報道同時指出,平壤政府一貫喜歡隨時變更計劃,所以仍不排除金正恩專列有前往北京的可能性。

據瞭解,北韓方面願意放棄寧邊核設施的所有設備,並以正式文件的形式來處理,態度嚴謹,但美方拒絕接受提議,選擇離開談判桌,這讓北韓方面感到相當困惑。
https://www.nownews.com/news/20190303/3252279/
..

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGUYỄN DUY thầm kêu Vợ Ơi...

Phu nhân của nhà thơ Nguyễn Duy vừa qua đời tại TPHCM, sau một thời gian lâm bệnh. Bà là nguồn cảm hứng để ông viết những dòng thơ nức nở “vợ ơi”. Hình ảnh bà xuất hiện trong thơ ông nửa bi nửa hài như chính cuộc đời nhiều bất trắc: “Trời cho sống ta cũng già em ạ/ con thương cha không bằng bà thương ông/ tình như rượu chôn lâu đằm lịm/ cuối đời đem ra nhấm mới mềm lòng”. Dẫu biết sinh ly tử biệt là lẽ thường nhưng cũng xót xa “trả cho mơ chút thiên đường/ trả cho nhau chút xót thương luân hồi”. Năm ngoái, nhà thơ Nguyễn Duy đã tiễn con trai về cõi vĩnh hằng, bây giờ ông lại chia biệt vợ “bỏ qua tội tháng nợ năm/ tự nhiên giọt nước mắt lăn nhẹ nhàng”.



VỢ ƠI

Khi trong túi có mấy đồng ngọ nguậy
ta chạy rông như gì nhỉ - quên đời
lúc xơ xác bờm xơm từ sợi tóc
đói lả mò về
                    cơm đâu
                               vợ ơi...

* * *

Và tao tác bạn bè cơn hoạn nạn
đòn du côn toé máu tâm hồn
Và tung toé cả bướm vàng bướm trắng
này giọt cay giọt đắng giọt buồn nôn
móc họng mửa ra cầu vồng bảy sắc
vợ dìu ta
               từng bậc
                            thang mòn...

* * *

Đêm huyền ảo một kinh kỳ se lạnh
một mình ta cô quạnh giữa muôn người
mặt sông lạ gợn nếp nhăn đuôi mắt
bủn rủn buồn
                 ta thầm kêu
                                   vợ ơi...
                     NGUYỄN DUY

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kim Jong-un, đại điển hình của tự diễn biến, tự chuyển hóa

  • Bá Tân
3-3-2019
Kim Jong-un là cháu của Kim II Sung (Kim Nhật Thành), là con của Kim Jong-il. Từ khi lập quốc đến nay, Triều Tiên quằn quại nằm trong tay cai trị của 3 đời họ Kim. Nối ngôi cha cách đây gần 10 năm, Kim Jong-un một mực làm theo con đường mà ông và cha đã lựa chọn.
Tuyệt đối trung thành với tư tưởng của ông và cha, nhưng trong phương cách xử lý (nhất là đối ngoại), Kim Jong-un thể hiện đậm nét của tự diễn biến, tự chuyển hóa. Vẫn là nòi giống độc tài, vẫn kiên định với CNXH, nhưng thế hệ thứ ba của gia tộc cầm quyền họ Kim đã tự diễn biến, tự chuyển hóa mang thương hiệu Kim Jong-un.
Kim Nhật Thành và Kim Jong-il, ông và cha của Kim Jong-un, nói đến “bọn đế quốc” là đối đầu, như lửa với nước, là giao kiếm với nhau, có tao thì không mày. Ông và cha của Kim Jong-un không bao giờ có chuyện, kể cả trong mơ, ngồi nói chuyện tay đôi với “bọn đế quốc”, nhất là kẻ cầm đầu như Mỹ.
Triều Tiên của thời Kim Nhật Thành và Kim Jong-il, như là cái tủ lạnh ném ở một góc của vườn hoa ngát hương ngập tràn ánh nắng, ong bướm dập dìu tứ phía. Kệ thây chúng nó, bất chấp tất cả, cái “tủ lạnh” mang tên Triều Tiên cóc cần thế giới xung quanh. Sự kiên định trở nên bệnh hoạn, đẩy cả một quốc gia rơi xuống vực thẳm tăm tối khốn cùng.
Trước khi lên ngôi (mặc dù là con thứ) Kim Jong-un đã có thời gian du học ở Tây phương. Không ít thì nhiều, cho dù có gen di truyền đại bảo thủ, trong thời gian du học, Kim Jong-un đã được thấy, được nghe những thứ chỉ có trong chế độ văn minh của nhân loại. Khi ánh sáng ở trước mặt, dù không muốn nhìn, thậm chí cố ý làm ngơ, ánh sáng vẫn tỏa sáng soi rọi vào mọi ngóc ngách xua tan bóng tối. Trong thời gian du học ở Tây phương, cái “bóng tối” Kim Jong-un đã được (bị) thứ ánh sáng của nhân loại văn minh gội rửa, dù là ít nhất nhưng còn hơn không.
Khác biệt ông và cha, cũng là người toàn quyền cai trị Triều Tiên, Kim Jong-un có thêm điểm cộng bằng hành vi tự chuyển biến, tự chuyển hóa. So với ông và cha, hành vi tự diễn biến, tự chuyển hóa của Kim Jong-un được coi như… sóng thần. Ngồi nói chuyện tay đôi với người đứng đầu “đế quốc” Mỹ, diễn ra hai lần trong thời gian ngắn, đó là “chứng chỉ” hùng hồn nhất của tự diễn biến, tự chuyển hóa của Kim Jong-un khét tiếng của chế độ độc tài.
Nếu Kim Nhật Thành và Kim Jong Il còn sống, với hành vi “thoái hóa” nói trên, Kim Jong-un sẽ bị phế truất. Không phản bội lại ông và cha, vẫn tuyệt đối trung thành với kiểu cai trị độc tài, nhưng Kim Jong-un có cái lý của thế hệ đương thời, cộng với “di sản” của những năm du học ở Tây phương.
Đem lại cái gì thì chưa biết, làm cho cả thế giới đoán già, đoán non, giới bình luận trở thành bình loạn, nhưng chỉ việc ngồi nói chuyện tay đôi với người đứng đầu nước Mỹ đã là cái được quá lớn đối với cháu của Kim Nhật Thành, con của Kim Jong-il, gia tộc chuyên quyền độc tài truyền ngôi nhau cai trị Triều Tiên trong bóng tối.
Sản phẩm kế thừa đại bảo thủ, đại chuyên quyền như Kim Jong-un nhưng đến lúc không thể cưỡng lại sự đòi hỏi khách quan tự diễn biến, tự chuyển hóa. Một kẻ như Kim Jong-un cũng phải tự diễn biến, tự chuyển hóa thì chẳng còn ai đứng ngoài “cơn lốc” quật đổ mọi chông gai, bảo thủ.
Nhân cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội, tổng thống Donald Trump và Kim Jong-un phân bổ thời gian gặp lãnh đạo Việt Nam. Tổng thống Mỹ được xưng danh là ngài, Kim Jong-un được xưng danh với từ ngữ phổ cập thường ngày tại Việt Nam: đồng chí-đồng chí Kim Jong-un.
Hoan hô đồng chí Kim Jong-un tự diễn biến, tự chuyển hóa, phù hợp với quy luật tiến hóa của tự nhiên và xã hội.
Này đồng chí Kim Jong-un, mong đồng chí tiếp tục tự chuyển biến, tự chuyển hóa nhiều hơn nữa, cao hơn nữa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang