Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

NƯỚC MỸ VẪN ĐỨNG ĐẦU CẢ KHOA HỌC XÃ HỘI- NHÂN VĂN


TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI-NHÂN VĂN TẠI MỸ
HÔM NAY 11/2/2019 tờ báo OBSERVER (Người quan sát) đăng bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Hoành. Tờ “Nghiên cứu quốc tế.org” đăng lại bản tiếng Việt.
Observer (Người quan sát) là một tờ báo của nước Anh được xuất bản vào chủ nhật. Ở cùng một vị trí chính trị như các tờ báo chị em của nó The Guardian (Người bảo vệ) và The Guardian Weekly (tuần báo Người bảo vệ), có công ty mẹ là Guardian Media Group Limited, theo đường lối dân chủ xã hội hoặc tự do xã hội trong hầu hết các vấn đề.
Tờ báo Observer xuất bản số đầu tiên năm 1791.
Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Cho tới nay vẫn còn có người cho rằng nước Mỹ chỉ chú trọng phát triển khoa học tự nhiên và kỹ thuật (viết tắt KHKT) mà coi nhẹ khoa học xã hội và nhân văn (KHXHNV). Một số học giả Trung Quốc nói văn hóa Mỹ và phương Tây chỉ nhấn mạnh cách làm việc mà coi nhẹ luân lý đạo đức, chỉ có văn hóa Trung Hoa (nhất là Nho học) nhấn mạnh luân lý đạo đức, chú ý trau dồi cách tu dưỡng làm người.
Sách Nghiên cứu chiến lược xuất bản năm 2003 của nhà chiến lược học nổi tiếng TQ Nữu Tiên Chung viết đại ý:
“Người Mỹ coi trọng công nghệ mà không coi trọng tư tưởng, coi trọng quản lý mà không coi trọng chiến lược. Họ có tâm trạng ăn xổi ở thì, chỉ cầu lợi trước mắt, dân Mỹ thiếu ý thức lịch sử, với bất cứ vấn đề nào họ đều muốn tìm kiếm giải đáp có tính kỹ thuật.[1]”.
 Ngay ở nước Mỹ hiện nay vẫn có học sinh vì cho rằng tư duy kỹ thuật cần được coi trọng hơn tư duy xã hội mà phân vân trước việc nên ưu tiên học ngành KHKT hay các môn xã hội và nhân văn.[2]
Thực ra từ ngày lập quốc tới nay, chính quyền cũng như giới tinh hoa nước Mỹ luôn luôn chú trọng phát triển cả KHKT cũng như KHXHNV; nhưng vì thành tựu KHXHNV ít có các biểu hiện bề nổi nên người ta khó nhận thấy. Nếu coi nhẹ KHXHNV, coi nhẹ tư tưởng, thiếu ý thức lịch sử và đầu óc chiến lược thì nước Mỹ sao có thể chỉ sau hơn trăm năm lập quốc mà vượt qua tất cả các cường quốc có lịch sử lâu đời, vươn lên vị trí siêu cường số một thế giới cả về sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Tiến trình ấy có lúc trắc trở, thất bại nhưng nhìn chung là một chặng đường thuận lợi. Từ lúc đấu tranh giành độc lập cho tới lúc mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước, chiến thắng các quốc gia thù địch trong hai cuộc thế chiến và chiến tranh lạnh, nước Mỹ luôn tiến lên với tốc độ cao, từ đầu thế kỷ 20 cho tới nay giữ vị trí hàng đầu về KHKT và KHXHNV; sau Thế chiến II trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới và có tiềm lực giữ được vai trò này trong một thời gian dài nữa.
KHOA HỌC XÃ HỘI ĐI TRƯỚC, QUYẾT SÁCH NHÀ NƯỚC ĐI SAU
Sự phát triển KHXHNV Mỹ có đặc điểm là nghiên cứu KHXHNV phục vụ trực tiếp cho việc chính quyền hoạch định đường lối chính sách đối nội đối ngoại. Đó là do các thế hệ nhà lãnh đạo Mỹ đều chủ trương mọi quyết sách lớn của nhà nước phải dựa vào các nghiên cứu đi trước của giới KHXHNV. Mặt khác, trong xã hội dân sự, mọi người dân đều có ý thức làm chủ đất nước, các nhà KHXHNV Mỹ luôn mong muốn kết quả nghiên cứu của mình có thể tác động tới chính quyền và xã hội, chứ không muốn nghiên cứu để mà nghiên cứu. Tương tác như vậy giữa chính quyền với giới khoa học đã giúp cho KHXHNV Mỹ phát triển rất sôi động; đầu tư vào ngành KHXHNV đem lại hiệu quả thiết thực. Phần lớn chính sách đối nội về cơ bản phù hợp nguyện vọng của dân, nhờ thế xã hội Mỹ từ ngày lập quốc (1776) tới nay luôn giữ được ổn định không hề xảy ra đảo chính hoặc cách mạng lật đổ chính phủ, cho dù dân chúng được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp biểu tình (thậm chí được sở hữu vũ khí) và phế truất Tổng thống. Duy nhất có một lần tổng thống từ chức (Nixon, do vụ bê bối Watergate).
MINH BẠCH CÁC TƯ LIỆU LỊịCH SỬ là điều kiện tiên quyết cực kỳ quan trọng để khoa học XHNV phát triển, bởi lẽ tư liệu lịch sử là “nguyên vật liệu” để làm ra các sản phẩm KHXHNV; tư liệu mập mờ hoặc sai sự thật thì không thể có sản phẩm KHXHNV tốt. Chính phủ Mỹ quy định mọi sự thật lịch sử sau 30 năm phải được công khai cho dư luận biết; mới đây họ đã công khai toàn bộ hồ sơ về chiến tranh Việt Nam. Từ đầu thế kỷ 20, chính phủ Mỹ đã lập Cục Thống kê nhà nước, một việc làm rất quan trọng thể hiện nhà nước quan tâm phát triển KHXHNV. Hiển nhiên, không có các số liệu thống kê tin cậy về mọi mặt thì giới KHXHNV, trước hết là kinh tế học, sẽ không có căn cứ để tiến hành nghiên cứu hữu hiệu.
Trong Thế chiến I, quân đội Mỹ vận dụng tâm lý học để trắc nghiệm tâm lý binh sĩ, thiết thực dùng tâm lý học phục vụ chiến tranh. Cuối thập niên 1920, Tổng thống Hoover tổ chức các nhà KHXHNV nghiên cứu vấn đề xu thế phát triển xã hội Mỹ. Trong Đại khủng hoảng kinh tế thập niên 1930, chính phủ đã áp dụng nhiều thành tựu KHXHNV nhất là kinh tế học để vạch ra Chính sách kinh tế mới (New Deal). Trước Thế chiến II, chính phủ Roosevelt đưa ra các nguyên tắc cơ bản phát triển KHKT và KHXHNV sau chiến tranh.
Trong Thế chiến II, chính phủ Mỹ động viên nhiều nhà KHXHNV trong các trường đại học và cơ quan nghiên cứu tư nhân tham gia nghiên cứu tình hình trong nước và quốc tế để cung cấp căn cứ lý luận giúp chính phủ ấn định các quyết sách.
Cơ quan điều tra xã hội của chính phủ Anh nhận xét: Các nhà KHXHNV Mỹ trong mọi lĩnh vực đều tham gia chiến tranh. Các nhà nhân học và địa lý học nhận nhiệm vụ cung cấp các thông tin về dân tộc và địa lý ở vùng Thái Bình Dương. Các nhà kinh tế và chính trị học nghiên cứu việc sản xuất và kiểm soát các vật tư quân sự. Các nhà tâm lý học hăng hái tòng quân để làm công tác tuyên truyền trong quân đội. Từ cuộc chiến tranh này, chính phủ Mỹ hiểu được rằng địa vị quốc tế mới của nước Mỹ đòi hỏi phải có những người hiểu được lối sống và ngôn ngữ của các dân tộc khác.
Ngành KHXHNV đã đề xuất nhiều biện pháp cụ thể về chính sách kinh tế, phân phối tài nguyên, chiến tranh tâm lý. Như nghiên cứu đưa ra bản báo cáo về tình trạng tâm lý của con người Hitler để chính phủ Mỹ dùng làm căn cứ lên kế hoạch tấn công nước Đức. Trước chiến dịch giải phóng các đảo quốc Nam Thái Bình Dương, ngành KHXHNV Mỹ đã nghiên cứu văn hóa, phong tục dân gian các xứ này để quân đội Mỹ dựa vào đó đưa ra các điều lệ quy định cách ứng xử khi chiếm đóng các đảo quốc nhằm giữ được quan hệ thân thiện với dân địa phương. Cũng với cách làm đó, khi chiếm đóng các quốc gia thù địch Đức, Nhật, quân đội Mỹ đã gây được ấn tượng tốt với dân bản xứ. Một nhà ngoại giao Nhật nói: “Trong keo vật tinh thần với người Mỹ, chúng tôi bị một dạng quan niệm cao hơn đánh bại. Vấn đề đích thực là vấn đề về đạo đức; chúng tôi thua về đạo đức”. Dưới sự chỉ huy của tướng MacArthur, quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật đã để lại ấn tượng tốt trong lòng người dân Nhật.
Khi vừa mới tham gia Thế chiến II, giới tinh hoa Mỹ nhìn xa trông rộng đã lập tức nghiên cứu thiết kế tổng thể thế giới sau khi chiến tranh chấm dứt. Chính phủ tập hợp các học giả, nhà báo, nghị sĩ, sĩ quan vào các nhóm tư vấn để nghiên cứu bàn thảo rộng rãi về mọi công việc sau chiến tranh như cách thức chiếm đóng các nước thù địch, cách điều chỉnh lãnh thổ thế giới, an ninh quốc tế, phục hồi quan hệ thương mại… Một ví dụ: ngay trong khi thừa nhận nước Trung Hoa Dân quốc của Quốc dân đảng TQ là đồng minh chống phát xít, Mỹ đã đưa ra chiến lược ngăn chặn sự bành trướng của ông bạn này, vì họ cho rằng TQ trước sau dứt khoát sẽ bành trướng.
Khi Thế chiến II chấm dứt, Mỹ lập tức thi công bản thiết kế tổng thể đó, ra sức tạo dựng một thế giới phù hợp lợi ích của mình. Họ đã xây dựng được một hệ thống thể chế có tính toàn cầu về kinh tế, tài chính-tiền tệ, tư tưởng, quân sự và các quy chế chung. Từ đó nước Mỹ dẫn đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực KHXHNV nói riêng và sức mạnh mềm nói chung.
Bước vào cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô, Mỹ không chỉ ra sức phát triển công nghệ hạt nhân và vũ trụ mà còn ra sức phát triển KHXHNV theo quan điểm lấy con người làm gốc; xây dựng hệ thống lý luận về chiến tranh lạnh trên cơ sở dùng tăng trưởng kinh tế cao và ưu thế về giá trị quan tự do, dân chủ, nhân quyền để thắng đối phương mà không cần đụng độ về quân sự.
Chương trình khôi phục kinh tế của Tổng thống Truman đề xuất quan điểm: “Đẩy mạnh phát triển KHXHNV là yếu tố quan trọng để nước Mỹ giữ vai trò lãnh đạo thế giới”. Các Quỹ tư nhân đều ủng hộ quan điểm này. Năm 1950, Quỹ Ford tài trợ kinh phí lớn cho việc nghiên cứu các ngành khoa học hành vi[3] như tâm lý học, xã hội học, nhân học; trong 6 năm Quỹ này đã lập một số trung tâm nghiên cứu; về sau mở rộng sang kinh tế học, chính trị học, ngôn ngữ học, v.v.. Một loạt think-tank mọc ra như nấm đưa nghiên cứu KHXHNV lên một cao trào mới.
Năm 1958, Tổng thống Eisenhower lập các nhóm chuyên gia nghiên cứu đưa ra báo cáo Nhà nước ủng hộ khoa học hành vi”, đề xuất KHXHNV Mỹ phải giữ được ưu thế rõ rệt so với Liên Xô, muốn vậy nhà nước phải tăng mạnh tài trợ. Năm 1962, Tiểu ban Cố vấn khoa học của Tổng thống đưa ra báo cáo “Tăng cường khoa học hành vi”, kiến nghị đưa giáo dục tri thức KHXHNV vào chương trình phổ thông trung học và kiến nghị tất cả các chính sách lớn của chính phủ đều phải căn cứ vào kết quả nghiên cứu đi trước của ngành KHXHNV.
Báo cáo “Biến trí thức thành hành động: cải tiến việc nhà nước sử dụng KHXHNV “đưa ra năm 1969 vào lúc các mâu thuẫn nội bộ xã hội Mỹ trở nên căng thẳng, một lần nữa nhấn mạnh phải coi trọng KHXHNV vì “so với các khoa học khác, KHXHNV có mối quan hệ khăng khít hơn với nhiều chính sách đối nội bức thiết nhất”, trước khi triển khai một chính sách xã hội mới, chính phủ phải hỏi ý kiến các nhà KHXHNV. Báo cáo yêu cầu nhà nước tăng tài trợ cho KHXHNV, tăng số nhà KHXHNV làm việc trong Nhà Trắng v.v…
HỆ THỐNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI
KHXHNV chủ yếu được nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu thuộc nhà nước hoặc tư nhân; đặc biệt hệ thống think-tank và trường đại học góp phần rất quan trọng.
Hệ thống think-tank ở Mỹ do nhà nước và tư nhân tài trợ, chủ yếu nghiên cứu đưa ra quan điểm về các vấn đề có tính thời sự, hình thành các giải pháp có tính khả thi nhằm giải quyết những vấn đề trước mắt hoặc tương lai. Nước Mỹ có 1777 think-tank (toàn thế giới có 5465; Trung Quốc — 74), được đầu tư lớn, ví dụ ngân sách hàng năm của Viện Brookings là 60 triệu USD, của Công ty Rand là 250 triệu USD (1.600 nhân viên). Chính phủ Mỹ rất coi trọng các think-tank.
Các trường Đại học thường là nơi ra đời những tư tưởng, học thuyết mới. Trong lĩnh vực sử học và quan hệ quốc tế xuất hiện nhiều học giả nổi tiếng, như R. Keohane (ĐH Princeton),  Paul Kennedy (ĐH Yale), S.Huntington, E. Vogel, J. Nye (ĐH Harvard), J. Mearsheimer (ĐH Chicago), Warren I. Cohen (ĐH Maryland) v.v…Các tác phẩm và phát ngôn của họ thường có tiếng vang ở Mỹ và trên thế giới, được nhiều người trích dẫn, tác động lớn tới chiến lược của chính phủ Mỹ.
Chẳng hạn N. J. Spykman (ĐH Yale) đề xuất Chiến lược kiềm chế (containment) và Thuyết Vùng biên (Rimland theory); ngay từ năm 1941 ông đã đưa ra quan điểm Mỹ cần kiềm chế Trung Quốc (chứ không phải Nhật!). Thuyết Đụng độ giữa các nền văn minh của S. Huntington mới đầu bị chê trách, về sau được thực tiễn kiểm nghiệm xác nhận là đúng, đi trước thời đại.
Hiện nay J. Nye là học giả có ảnh hưởng lớn đối với chính sách đối ngoại của nhà nước Mỹ. Khái niệm Sức mạnh mềm do ông đề ra đã tác động rất lớn đến hướng nghiên cứu của giới KHXHNV Mỹ và toàn thế giới. Ông từng 3 lần sang thăm Việt Nam, gặp Thủ tướng nước ta và nói chuyện với giới doanh nhân nước ta.
Lĩnh vực chính trị học đạt được nhiều thành tựu đáng kể, bởi lẽ người Mỹ thường quy kết mọi tồn tại trong xã hội như khủng hoảng kinh tế, bất đồng xã hội (ví dụ: do chiến tranh Việt Nam, do vụ Watergates …) đều có nguyên nhân là chế độ chính trị có vấn đề. Vì thế mỗi khi xảy ra tình hình trên thì khoa học chính trị lại được dịp đẩy lên một bước. Chính trị học, chính trị học so sánh (comparative politics), quan hệ quốc tế, lý luận chính trị là 4 lĩnh vực chính hợp thành ngành khoa học chính trị (political science) trong các trường ĐH. Các nhà chính trị học nghiên cứu rất nhiều vấn đề như chủ nghĩa tinh hoa (Elite Approach), thuyết đồng thuận (Consensus Theory) v.v.. Chủ nghĩa đa nguyên (Pluralism) là lĩnh vực được nghiên cứu tương đối chín muồi, thu hút nhiều người tham gia.
Các cá nhân quan tâm tới KHXHNV cũng có những đóng góp đáng kể. Như A. Mahan (1840-1914), một sĩ quan quân đội yêu sử học, đã sáng lập thuyết Sức mạnh biển, góp phần quan trọng làm tăng sức mạnh địa-chính trị của nước Mỹ; ông được Tổng thống F. Roosevelt ca ngợi là một trong những nhân vật vĩ đại có ảnh hưởng nhất ở Mỹ; một số tàu chiến Mỹ mang tên ông.
Hầu hết nhà lãnh đạo và ngoại giao, nghị sĩ Mỹ đều giỏi về KHXHNV. Tổng thống W. Wilson là tiến sĩ chính trị học, nguyên hiệu trưởng ĐH Princeton lừng danh (1902-1910), từng xuất bản hơn 40 tác phẩm, trong đó có các bestseller. Các Tổng thống Monroe, T. Roosevelt, F. Roosevelt, Truman v.v.. và nhiều nghị sĩ đều tốt nghiệp khoa luật các ĐH danh tiếng, họ đã đề xuất những chiến lược lớn có tính thời đại nhằm để nước Mỹ trở thành cường quốc. Nhà ngoại giao G. Kennan cha đẻ Thuyết Ngăn chặn (Containment theory), là nhân vật chính của lý thuyết chiến tranh lạnh: năm 1946 khi làm Đại biện lâm thời Mỹ tại Liên Xô, ông gửi về Mỹ một bức điện báo dài đề xuất chính sách đối với Liên Xô, được chính phủ Mỹ chấp nhận. Các cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Condoleezza Rice và G. P. Schultz từng là thành viên Hội Nghiên cứu KHXHNV Mỹ (Social Science Research Council, SSRC).
HỆ THốNG ẤN PHẨM HOÀN THIỆN VỂ KHOA HỌC XÃ HỘI
Khác với khoa học tự nhiên, ngành KHXHNV có đặc điểm là người đi sau phải kế thừa, tham khảo thành tựu nghiên cứu của người đi trước, nếu không sẽ chẳng thể sáng tạo được lý thuyết, ý tưởng gì mới. Các thành tựu đó chủ yếu được thể hiện dưới dạng văn bản, ấn phẩm (chứ không phải là sản phẩm vật chất thực thể và nói chung không cần giữ bí mật như trong KHKT). Các trường ĐH đều yêu cầu thầy giáo và sinh viên (SV) ngành KHXHNV phải đọc một lượng sách báo rất lớn. Quy mô thư viện là một tiêu chí đánh giá chất lượng các trường ĐH. Quốc hội Mỹ có thư viện lớn nhất thế giới. Các Tổng thống Mỹ khi nghỉ hưu thường bỏ tiền túi lập thư viện để phục vụ xã hội.
Vì vậy tổng thuật một cách khoa học và hệ thống các công trình nghiên cứu KHXHNV là việc rất quan trọng và bức thiết; nó giúp các nhà KHXHNV tổng kết thành tựu đã đạt được và xác định hướng nghiên cứu.
Ngày nay nước Mỹ đã xây dựng được một cơ chế tổng thuật thành tựu nghiên cứu KHXHNV có tính hệ thống cao, gồm các tập san học thuật, các ấn phẩm tổng thuật chuyên ngành.
Nước Mỹ có nhiều tập san danh tiếng được cả thế giới đọc và trích dẫn, như American Journal of Sociology, American Sociological Review, American Political Science Review, Public Administration Review…Các tập san được biên tập rất công phu. Thí dụ American Political Science Review số 4/2006 (kỷ niệm 100 năm tập san này) được chuẩn bị trong hai năm, chọn đăng 24 trong số 100 bài chất lượng cao nhận được.
Nhưng vì thể loại tập san thường bỏ đi nhiều bài, để bổ cứu, người Mỹ còn xuất bản các loại Annual Reviews (hơn 40 loại) không kiếm lời, đưa ra những thông tin có tính khái quát nhằm giúp các nhà KHXHNV có thêm tư liệu tham khảo.
Các hội học thuật và nhà xuất bản còn ra những loại ấn phẩm tổng thuật thành tựu nghiên cứu KHXHNV của cả một thời gian dài. Ví dụ Hội chính trị học Mỹ cứ 10 năm tổ chức một đợt tổng thuật thành tựu 10 năm qua.
TĂNG CƯờNG GIảNG DạY KHOA HọC XÃ HộI TRONG CÁC TRƯờNG HọC
Thời xa xưa các trường học trên thế giới đều chỉ dạy môn KHXHNV, mãi sau này mới có khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Người Trung Quốc dạy luân lý đạo đức, văn thơ lấy từ các kinh điển như Tứ thư Ngũ kinh. ĐH Harvard ban đầu vốn là trường đào tạo linh mục tôn giáo. Từ giữa thế kỷ 19, khi KHKT bắt đầu phát triển mạnh thì các kiến thức thực dụng như khoa học tự nhiên và kỹ thuật dần dần chiếm ưu thế. Về sau người Mỹ nhận ra mặt tiêu cực của sự phát triển KHKT như làm xấu môi trường sống, giảm cơ hội con người tiếp xúc với thiên nhiên, hạ thấp phẩm chất con người, làm phai nhạt mối quan hệ người-người; phát triển lệch về giáo dục KHKT ngày càng bất lợi cho việc giải quyết mâu thuẫn người với thiên nhiên, người với người, thậm chí còn làm tăng các mâu thuẫn đó. Vì vậy trong khi phát triển kinh tế, xã hội Mỹ càng nhấn mạnh tính quan trọng của tinh thần nhân văn.
Hiện nay các trường ĐH Mỹ rất chú trọng nghiên cứu và giảng dạy KHXHNV nhằm giúp SV hình thành nhân sinh quan, giá trị quan, đạo đức nghề nghiệp và cảm giác trách nhiệm với xã hội, trau dồi nhân cách lành mạnh, giúp họ hiểu biết về văn hóa và văn minh của loài người và trở thành người tích cực tham gia nền văn hóa đó.
Các trường ĐH đều theo đuổi mục tiêu giáo dục tổng thể (general education), cho rằng ngoài các môn chuyên ngành ra, SV còn phải học một chương trình rộng hơn mà tất cả các chuyên ngành đều cần; điều đó có lợi cho cả cuộc đời của họ. Nhà trường yêu cầu SV học các môn cơ bản (core curriculum) với trọng tâm là khoa học xã hội (tâm lý, lịch sử, địa lý, nhân học, chính trị, kinh tế, xã hội học) và khoa học nhân văn (triết học, ngôn ngữ, cổ điển học, ngoại ngữ, âm nhạc, lịch sử nghệ thuật). Cụ thể học môn nào thì do mỗi trường tự quyết định. Ở ĐH Harvard mỗi SV khóa cử nhân phải học 32 môn học cơ bản của 7 loại: văn hoá nước ngoài, nghiên cứu lịch sử, văn học nghệ thuật, luân lý đạo đức, toán lý hóa, khoa học và phân tích xã hội, nhằm giúp sinh viên nâng cao năng lực tư duy phê phán và sức tưởng tượng, học cách phát hiện và kiểm định chân tướng sự thật, kiên trì phân tích nghiêm ngặt sự vật, nhận thức các vấn đề một cách có cơ sở lịch sử và có lý trí v.v…
Từ năm 1981 trở đi, SV ngành nào hai năm đầu cũng phải chọn học một bộ 10 môn cơ bản, trong đó 7 môn là KHXHNV. Việc giảng dạy các môn này là do một nửa số giáo viên phụ trách, cán bộ lãnh đạo nhà trường cũng tham gia giảng dạy. Các trường cao đẳng cộng đồng chế độ 2 năm cũng phải học các môn KHXHNV.
Nội dung giáo dục KHXHNV gồm tinh thần nhân văn, giá trị quan, các quy chế xã hội và tinh thần dân tộc, kỹ năng giải quyết các vấn đề đời sống hiện thực, khả năng hiểu biết đạo đức. Trong khi nhấn mạnh tính dân tộc lại đồng thời coi trọng tính quốc tế, chẳng hạn ĐH Harvard yêu cầu SV phải nắm vững di sản văn hóa phương Tây.
Năm 1987, bang California đi đầu ấn định phương án giảng dạy môn lịch sử-xã hội học (history-social science curriculum) cấp trung-tiểu học, nhấn mạnh dùng lịch sử và địa lý làm nòng cốt để xây dựng chương trình học môn xã hội học. Năm 2000, cơ quan giáo dục California hoàn thiện chương trình nói trên, lập quy hoạch thống nhất nội dung giảng dạy môn lịch sử- xã hội học ở các cấp học.
KHOA HỌC XÃ HỘI PHÁT TRIỂN SÔI ĐỘNG, HIỆU QUẢ THIẾT THỰC
Năm 1971, tạp chí Science đăng báo cáo khảo sát của một nhóm chuyên gia ĐH Harvard, cho biết trong 62 thành tựu nghiên cứu về KHXHNV trên toàn thế giới thời gian 1900-1965 thì 45 là của Mỹ.
Cho tới 2011 hầu hết chủ nhân giải Nobel kinh tế (46/66) là người Mỹ. Giải Nobel kinh tế 2018 cũng thuộc hai người Mỹ (William Nordhaus và Paul Romer). Giới kinh tế Mỹ đóng góp rất nhiều ý kiến vào việc đối phó khủng hoảng tài chính toàn cầu. Như Krugman (Nobel kinh tế 2008) đưa ra nhiều giải pháp về tài chính. Sách giáo khoa kinh tế các nước XHCN như Trung Quốc, Việt Nam sử dụng nhiều lý thuyết kinh tế của Mỹ.
Phần lớn các học thuyết mới, khái niệm mới, tư tưởng mới trong KHXHNV đều xuất hiện ở Mỹ, người Mỹ chiếm đa số trong số các nhà KHXHNV được thế giới trích dẫn nhiều nhất. Ví dụ trong sách Giấc mơ Trung Quốc của đại tá Trung Quốc Lưu Minh Phúc, lượng trích dẫn từ các nhà KHXHNV Mỹ gấp vài chục lần lượng trích dẫn từ các nhà KHXHNV Trung Quốc. Phần đông truyền thông các nước khi nói về các sự kiện quốc tế lớn đều nhắc tới quan điểm của truyền thông Mỹ. Phát biểu của các nhà KHXHNV hoặc nhà báo Mỹ thường được thế giới quan tâm.
Thông kê năm 1978 cho biết nước Mỹ có hơn 1,3 triệu nhà khoa học, trong đó có khoảng 330 nghìn nhà KHXHNV, chiếm chừng 25%.
Các cuộc bàn cãi học thuật trong giới KHXHNV Mỹ thường diễn ra hết sức sôi động. Thí dụ suốt hơn 40 năm qua người Mỹ tranh cãi về vấn đề ai cai trị nước mình. Hai cuốn sách Who Rules America? và Who’s Running America? cứ dăm năm lại bổ sung, tái bản một lần, tới nay đã ra bản thứ 6.[4]
Báo cáo điều tra năm 2008 của TRIP (Teaching, Research and International Policy) cho thấy người Mỹ chiếm 8 trong số 10 học giả chuyên ngành quan hệ quốc tế có ảnh hưởng nhất thế giới. Đó là: R. Keohane (xếp hạng thứ 1), K. Waltz (3), J. Mearsheimer (4), J. Fearon (5), J. Nye (6), R. Jervis (7), S. Huntington (8), P. Katzenstein (9).[5]
Rõ ràng KHXHNV Mỹ đang dẫn đầu thế giới và thu hiệu quả thiết thực.[6] Họ đạt được thành tựu ấy là do có môi trường nghiên cứu tuyệt đối tự do, dân chủ, lại được nhà nước coi trọng và tăng mạnh đầu tư. Ngành KHXHNV Trung Quốc hiện nay dường như cũng đang phát triển theo hướng này; chính phủ bước đầu nới rộng phạm vi chọn đề tài, cho phép nghiên cứu các vấn đề  thuộc “vùng cấm”.
——————
[1] 钮先钟Niu Xian Zhong, 1913-2004, Giáo sư chuyên nghiên cứu vấn đề chiến lược của phương Tây, làm việc tại Viện Nghiên cứu châu Âu, ĐH Đạm Giang, TQ
[2] Người Mỹ trăn trở: Học ngành KHKT hay Nhân văn. T/c Tia Sáng ngày 20/5/2011.
[3] Khoa học hành vi (Behavioral Science) là khoa học dùng thực nghiệm để nghiên cứu hành vi của con người, nghĩa rộng gồm cả kinh tế học, chính trị học, xã hội học, tâm lý học, nhân loại học, ngôn ngữ học v.v…
[4] Xem: WhoRulesAmerica.net.
[5] TRIP survey of International Relations in Ten Countries
[6] Để so sánh: TQ có nhiều cán bộ KHXHNV nhất thế giới (trong các viện, trung tâm, trường ĐH, trường Đảng các cấp) nhưng hiệu quả nghiên cứu hữu hạn, vì định hướng nghiên cứu bị giới hạn trong các kinh điển Marx -Mao- Đặng đã khai thác cạn kiệt. Thập niên 90, bà Thatcher nói trong vài chục thậm chí cả trăm năm tới TQ không thể có bất cứ tư tưởng mới nào. Tướng Lưu Á Châu chính ủy ĐH Quốc phòng Trung Quốc nói “TQ không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Không thể quên!



Không có mô tả ảnh.



40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2019): Trên từng tấc đất, vạt rừng Tổ quốc, những người lính, người dân Việt đã kiên cường đánh trả quân xâm lược. Từ 3 giờ 30 ngày 17.2.1979, Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá một số mục tiêu trong lãnh thổ nước ta, sau đó huy động hơn 600.000 quân cùng hàng ngàn xe tăng, xe cơ giới tiến công sang lãnh thổ VN.Hướng tiến công chủ yếu là Lạng Sơn và Cao Bằng; hướng quan trọng là Lào Cai (Hoàng Liên Sơn); hướng phối hợp là Phong Thổ (Lai Châu) và hướng nghi binh, thu hút lực lượng ta là Quảng Ninh và Hà Tuyên. Từ trước đó, năm 1975, phía Trung Quốc gây ra 234 vụ lấn chiếm lãnh thổ, khiêu khích vũ trang. Đến năm 1978, con số này tăng lên 2.175 vụ, gần gấp 10 lần...

Thiếu tướng Đinh Văn Tuy (thứ 3 từ trái sang), Phó chính ủy Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Hoàng Liên Sơn cuối năm 1978 TƯ LIỆU BĐBP. Sáng sớm 17.2.1979, Trung Quốc đưa hơn 600.000 quân cùng hàng ngàn xe tăng, xe cơ giới ồ ạt tràn qua biên giới, tấn công 6 tỉnh phía bắc nước ta, tàn sát dân lành vô tội. Trên từng tấc đất, vạt rừng Tổ quốc, những người lính, người dân Việt đã kiên cường đánh trả quân xâm lược. Rất nhiều người đã ngã xuống, dựng nên trang sử hào hùng của dân tộc mà mỗi chúng ta mãi mãi không thể quên, không được phép lãng quên.



Trong căn nhà nhỏ nằm nép bên chợ Phố Ràng (TT.Phố Ràng, H.Bảo Yên, Lào Cai), cựu chiến binh Phan Doãn Năm (61 tuổi, quê H.Vũ Thư, Thái Bình) ngồi nhớ rành mạch những tháng ngày trực tiếp chống quân xâm lược, dù đã 40 năm trôi qua.

Tháng 7.1977, ông Năm nhập ngũ vào Công an nhân dân vũ trang (CANDVT, nay là Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Hoàng Liên Sơn, nay tách ra thành 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái). Đầu tháng 1.1978, khi tình hình biên giới có dấu hiệu căng thẳng, ông được đưa về trường hạ sĩ quan cảnh sát bảo vệ (nay là trường trung cấp cảnh sát vũ trang) học võ thuật. Tháng 8.1978, hạ sĩ Phan Doãn Năm được rút về CANDVT Hoàng Liên Sơn làm tiểu đội trưởng huấn luyện chiến sĩ mới nhập ngũ. Cuối năm 1978, cả đại đội tân binh được chuyển phiên hiệu thành Đại đội 3 cơ động của CANDVT tỉnh, cấp tốc hành quân lên Mường Khương xây dựng trận địa, sẵn sàng chiến đấu.



Nhà báo Mai Thanh Hải


“Tháng 12.1978, chúng tôi lên tới thôn Sả Chải của xã Pha Long. Việc đầu tiên là nhận điểm chốt, đào hầm hào công sự và ngăn chặn lính Trung Quốc xâm nhập biên giới”, ông Năm nhớ lại.

Đêm gần Tết Kỷ Mùi 1979, tổ công tác 4 người do ông làm tổ trưởng tuần tra đến ngã ba sông Xanh (đầu nguồn sông Chảy, giáp giới 2 huyện Mường Khương và Si Ma Cai thuộc tỉnh Lào Cai, VN và bên kia là Trung Quốc) thì gặp tốp thám báo Trung Quốc gồm 8 tên. Lính Trung Quốc ỷ đông định bắt sống bộ đội ta nhưng bị đánh trả quyết liệt và ông Năm dùng võ thuật giải cứu đồng đội, đẩy địch về bên kia biên giới.
“Chúng tôi có mang đầy đủ súng đạn nhưng hồi ấy lệnh của trên là không được nổ súng trước”, ông Năm kể.

Rạng sáng 17.2.1979 là thứ bảy, 21 tháng giêng nên vẫn còn không khí tết. Lúc 2 giờ sáng, đang kiểm tra gác thì Tiểu đội trưởng Phan Doãn Năm nghe tiếng súng nổ bên kia biên giới. Lập tức, ông báo động đơn vị sẵn sàng chiến đấu và dẫn 1 tổ cơ động lên trận địa trên chốt, vừa lúc pháo binh từ bên kia biên giới bắn trùm lên toàn xã Pha Long. Sau khoảng nửa tiếng pháo dội cấp tập, ông Năm ra vị trí quan sát thì thấy xung quanh lô nhô toàn lính Trung Quốc. Thì ra chúng đã bao vây đơn vị từ lúc nào.
“Lúc ấy không đợi lệnh trên, tôi ra lệnh nổ súng đánh trả. Đánh nhau đến 9 giờ sáng thì chúng rút. Chúng tôi không thể liên lạc với trung, đại đội nên bảo nhau củng cố hầm hào công sự, tiếp tục chiến đấu. Từ tối 17 đến sáng 18.2, lính Trung Quốc ào ạt tấn công chúng tôi theo hiệu lệnh tù và nhưng không chiếm được chốt Sả Chải. Rạng sáng 19.2.1979, tiểu đội phải rút khỏi chốt vì sau 2 ngày đêm chiến đấu đã cạn kiệt đạn dược, đồ ăn nước uống”, ông Năm rành mạch.

Ông Lê Lừng, nguyên chiến sĩ Đại đội 3 CANDVT Hoàng Liên Sơn, kể lại: “Anh em có đường rút bởi anh Năm liều mình tiếp cận vị trí tập trung quân của địch, bắn liên tiếp 4 quả đạn B40 khiến chúng thương vong nặng, kêu khóc hoảng sợ giãn ra”.


Ông Phan Doãn Năm kể chuyện thăm lại chiến trường xưa Pha Long, ẢNH: M.T.H

Đêm 19.2.1979, Tiểu đội trưởng Phan Doãn Năm mới gặp được thượng úy Đại đội trưởng Vàng Seo Sáy và được biết “Các đơn vị trong đại đội bị mất liên lạc với nhau ngay từ rạng sáng 17.2 vì địch bao vây tấn công. Nhiều cán bộ trung đội đã hy sinh”. Nhận lệnh phối hợp cùng đồn Pha Long và chốt 177 của bộ đội địa phương cầm cự bảo vệ đồn bằng mọi cách, nhưng đến rạng sáng 23.2 Tiểu đội trưởng Phan Doãn Năm và chiến sĩ Nguyễn Văn Hiền cũng phải rút khỏi Pha Long bởi bộ đội bị thương vong, bị lạc và mỗi người chỉ còn nửa băng đạn AK.

Nhóm của ông Năm mất gần 2 ngày ở khu vực Pha Long, Tả Gia Khâu, Tả Ngải Chồ và bị phục kích ngay bản Lũng Pâu của xã Tung Chung Phố. Lính Trung Quốcbắn như đổ đạn khiến ông bị gãy chân, nằm sau vách đá bắn tỉa cản đường cho đồng đội rút. Mãi đến khuya, khi lính Trung Quốc bỏ ý định bắt sống, ông mới bò lết gần 2 ngày đêm về TT.Mường Khương, trên lưng là khẩu AK hết đạn và ngực đeo quả lựu đạn “để giật nổ tự sát và diệt địch, nếu bị chúng bao vây bắt sống”.

Từ TT.Mường Khương, ông Năm được 2 nữ nhân viên thương nghiệp thay nhau cõng về xã Cao Sơn (H.Mường Khương), men theo bờ sông Chảy tới trạm phẫu thuật tiền phương ở đầu cầu Bảo Nhai. Hành trình của ông và 2 cô gái kéo dài 4 - 5 ngày đêm.
Xin được trở lại mặt trận

“Ngày tôi chiến đấu ở Mường Khương, mẹ và em tôi bị lính Trung Quốc giết hại. Cúng 100 ngày cho mẹ và em xong, bố tôi cũng nằm xuống”, người cựu binh lặng lại.

Thời điểm tháng 2.1979, gia đình ông Năm ở KP.5, khu Duyên Hải, TX.Lào Cai (nay là P.Duyên Hải, TP.Lào Cai). Ông là con thứ 4 trong gia đình, trên có 3 anh chị và sau ông là em gái Phan Thị Sáu đang học lớp 10. Rạng sáng 17.2.1979, Trung Quốc bất ngờ nã pháo và bắc cầu phao cho lính tràn sang tấn công TX.Lào Cai. Gia đình ông Năm cũng như hàng nghìn gia đình trong thị xã phải tứ tán chạy giặc. Anh trai Phan Nhật Quang đưa vợ vừa sinh con và bố Phan Doãn Năng đang ốm về phía sau. Chị gái Phan Thị Tư lạc đường, mãi mới tìm về Yên Bái với chị Phan Thị Lịch. Riêng mẹ Đoàn Thị Dần (lúc đó 54 tuổi) cùng cô út Phan Thị Sáu kẹt lại thị xã, lính Trung Quốc tràn vào bắn chết cả 2 mẹ con ngay ngã ba Công Ty, trên đường từ thị xã lên H.Bát Xát.

Đầu tháng 3.1979, khi đang nằm điều trị tại bệnh viện 6 tiền phương (lúc ấy đóng tạm ở xã Tây Cốc, H.Đoan Hùng, Phú Thọ), ông Năm bất ngờ thấy anh Quang và chị Tư đạp xe đến tìm và òa khóc: “Tìm thấy em rồi, nhưng vẫn không thấy mẹ và út đâu”. Ông nằng nặc xin ra viện, chống nạng về quê nội Thái Bình tìm mẹ nhưng không thấy, đành về lại đơn vị điều trị. Được mấy ngày thì nghe tin hàng xóm tìm thấy xác của mẹ và em nằm dưới tấm liếp ven đường, chỉ cách nhau vài mét. Không biết chính xác ngày mất, gia đình ông Năm lấy ngày 22.2 làm ngày giỗ cho 2 người thân.

Mãi mãi khắc ghi sự hy sinh của các chiến sĩ chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc
45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông
Ngày cúng 100 ngày là 24.5.1979, vừa làm xong lễ thì bố Phan Doãn Năng không chịu nổi mất mát, ra đi theo vợ con. “Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc cướp đi nửa gia đình tôi. Hồi ấy, tôi xin được đi chiến đấu tiếp nhưng cấp trên không đồng ý vì là thương binh và cuối tháng 12.1980 cho tôi xuất ngũ”, ông Năm ứa nước mắt và cho biết gần 40 năm nay, sáng 17.2 nào ông cũng dậy sớm thắp 3 bát hương không có ảnh thờ...

Sau khi xuất ngũ, thượng sĩ Phan Doãn Năm chuyển ngành sang Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hoàng Liên Sơn. Khi tách tỉnh, ông chuyển công tác lên Viện Kiểm sát nhân dân H.Bảo Yên (Lào Cai) và năm 2011 nghỉ hưu với chức danh kiểm sát viên sơ cấp 4. Là thương binh 3/4 nên việc di chuyển đi lại rất khó khăn, mãi đến tháng 7.2016 ông mới có điều kiện quay trở lại chiến trường xưa Pha Long (Mường Khương, Lào Cai) trong dịp cầu siêu cho đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới tháng 2.1979. Ông bảo: “Tôi được sống, vẫn còn may mắn hơn những anh em đã hy sinh. Gia đình tôi tìm được thi hài người thân, còn may mắn hơn hàng nghìn gia đình mất mát trong thị xã. Đã có quá nhiều hy sinh, mất mát trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc nên tôi và đồng đội luôn tự dặn mình không thể quên, không được phép lãng quên”. 

(còn tiếp)
https://thanhnien.vn/thoi-su/40-nam-cuoc-chien-dau-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-khong-the-quen-1050993.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MAY MẮN NÀO ĐẾN TỪ SỰ GIẾT CHÓC TÀN ÁC???


FB Trần Hoàng Trúc - Năm nào cũng thế, cứ ngay sau dịp tết là FB lại tràn ngập những hình ảnh phản cảm chụp được từ các hủ tục man rợ diễn ra đa số ở miền Bắc. Các hủ tục vô cùng tàn ác như chém lợn, đâm trâu, nhổ lông lợn... được người ta hưởng ứng nhiệt liệt và xem đó như một nghi thức đem lại sự may mắn bất chấp nỗi đau đớn tận cùng của những con vật xấu số!



Thiết nghĩ, sự may mắn, phước lộc chỉ đến khi người ta làm việc thiện, việc tốt, chứ lẽ nào lại đến từ sự hành hạ, chém giết các con vật một cách dã man rồi lấy tiền thấm máu chúng mang về để cầu may? Những tờ tiền lưu dấu sự giết chóc man rợ, những sợi lông được nhổ trong sự đau đớn của con vật... không thể nào đem lại sự may mắn được. Có chăng là sát khí, oán khí của con vật khi bị giết bằng cách thức quá dã man. Và giữ những sợi lông, những tờ tiền thấm máu đó với hy vọng sẽ đem lại may mắn thì thật là quá sức vô minh.



Đã là thế kỷ nào rồi, mà ánh sáng của văn minh nhân loại vẫn không thể đẩy lùi được sự tăm tối trong nhận thức của những người ở các vùng quê lạc hậu này? Và tại sao sau rất nhiều phản ứng của dư luận mà các hủ tục man rợ trên vẫn tồn tại hết năm này sang năm khác? Biết bao thế hệ trẻ thơ đã, đang và sẽ chứng kiến, làm quen với cái ác, để rồi một ngày kia sẽ tiếp nối "truyền thống" vô nhân tính này mà không chút băn khoăn?

Nếu cho rằng "phép vua thua lệ làng, các hủ tục này đã ăn sâu vào nếp sống của người dân ở các vùng miền trên, không thể cấm họ được" thì tại sao phong tục đốt pháo đã kéo dài biết bao nhiêu năm vẫn cấm được hở các vị có thẩm quyền?

Trong khi quý vị đề ra những quy định hết sức buồn cười như "vợ không đưa tiền cho chồng tiêu tết sẽ bị phạt 500k", thì các hủ tục man rợ kia lại được nhắm mắt cho qua, ngang nhiên tiếp diễn. Phải chăng chính quý vị cũng tin tưởng vào các hủ tục này nên mới không ngăn cấm triệt để?

Trần Hoàng Trúc


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kẻ nào đã phá sạch nền văn hiến nghìn năm của VN ?


Nhà nước dùng bạo lực với nhân dân; nhân dân dùng bạo lực với động vật. Sau gần 75 năm cướp chính quyền, bây giờ còn cái gì đáng được gọi là VĂN HIẾN ở cái đất nước luôn được gọi là có LỊCH SỬ NGÀN NĂM VĂN HIẾN này ?
VIỆT NAM CÓ HÀNG NGÀN NĂM VĂN HIẾN?
Lê Thu Nguyên - Tôi thấy thật kinh hãi khi thấy những trò chơi tàn bạo, khát máu như đâm trâu , chặt chém heo vào những ngày xuân mang không khí thanh bình. Đúng là man rợ!Những trò chơi đó có thể phù hợp với xã hội lúa nước, thời kỳ” ăn lông ở lổ” nhằm khích lệ tinh thần lao động của người dân, nhằm mua vui cho những người lao động chân lấm tay bùn khi không có trò giải trí nào khác nữa. Xã hội văn minh ngày càng phát triển thì tại sao lại cổ suý cho những cuộc vui mang đầy tính bạo lực như thế này? Thử hỏi bao thế hệ con cháu chúng ta cứ tham gia chặt chém như vậy, tính tàn độc sao không nhiễm vào máu? Từ việc đối xử với động vật rồi qua đối xử với đồng bào có gì là khó! Đó là lý do vì sao người dân , kẻ thì nhìn , người thì đánh những kẻ trộm chó, trộm gà, trộm cành đào .... đến chết. Như thế này không thể gọi là văn hoá , văn hiến được! Không phải ngẫu nhiên, những trò chơi tàn bạo và những vụ đánh kẻ trộm dã man đều có ở xứ đằng ngoài!


Tôi đã rơi nước mắt khi nhìn vào mắt con trâu, còn bạn ?
Nhìn ra thế giới văn minh , cái cách họ cứu con chó, con chim, con bò... mà chạnh lòng. Đành rằng người ta giàu nên “ rảnh hơi” như một số người thường nói. Nhưng đâu phải lúc nào vì giàu mới làm được như vậy. Mà trên hết đó là tính NHÂN VĂN, là VĂN HOÁ. Một chế độ tốt đẹp sẽ có một nền giáo dục tốt đẹp. Một nền giáo dục tốt đẹp sẽ sản sinh ra con người nhân văn , có văn hoá.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Kẻ thù của nhân dân" viết gì:

Đất nước có bao giờ như thế này chưa?
Mạnh Kim - Chỉ vài tuần trước và sau Tết mà dòng thời sự Việt Nam đã tiếp tục “chảy siết” với vô số vụ việc khiến không khỏi cười ra nước mắt… Đất nước có bao giờ diễn như thế này chưa? Đất nước có bao giờ nhảm như thế này chưa? Đất nước có bao giờ loạn như thế này không? Điều đáng nói là bi kịch diễn, nhảm và loạn trong xã hội Việt Nam sẽ không kết thúc. Điều đáng nói nhất là chẳng ai biết đất nước sẽ tiến đến đâu nhưng mọi người đều có thể hình dung nó lùi (xuống hố) như thế nào…

Hình minh họa
Đất nước có bao giờ diễn như thế này chưa?
Đầu tiên là bức ảnh Chủ tịch nước-Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi chúc Tết và lì xì công nhân vệ sinh vào tối 4-2-2019 (30 Tết) tại đường Thanh Niên (Hà Nội). Hành động “đẹp” và “đầy tính nhân văn” này đã nhanh chóng bị nghi ngờ là ngụy dựng, một màn diễn kém chất lượng được dựng tồi bởi đạo diễn dỏm. Điều khiến dư luận… hể hả là cô “nhân viên môi trường” nhận bao lì xì của ông Trọng lại trông giống như một nhân vật mà chỉ hai ngày trước đó đã đến Đội cảnh sát giao thông số 14 thuộc Phòng Cảnh sát Giao thông Công an Hà Nội nhận lại cái ví bị mất, một hình ảnh thể hiện “nghĩa cử cao đẹp” và “đạo đức liêm khiết” của ngành công an. Mãi đến ngày 12-2, tờ VTC News mới đăng bài “Sự thật về cô gái xuất hiện trong hai bức ảnh dậy sóng dân mạng trước Tết Nguyên đán”. Bài báo cho biết cô gái nhận lại ví bị mất tên là Ngô Nhã Phương, trú tại phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, “một nửa sự thật” còn lại - tức danh tánh, chỗ ở và tông tích thật của cô “nhân viên môi trường” - thì vẫn còn nằm trong diện “bí mật đời tư” “chưa được công bố”!

Liên quan chuyện “diễn”, vài năm gần đây, ngành công an sử dụng rất mạnh “ảnh hưởng truyền thông” để xây dựng hình ảnh và gầy dựng uy tín sau vô số “mất mát” và “tổn thất” uy tín trước những vụ “nhấc chân va chạm” người dân một cách thô bạo và phản cảm. Những cảnh đưa cụ già qua đường, đỡ cụ già ngã té, đưa cụ già chai nước suối liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông… 


Vấn đề ở chỗ các “đồng chí” làm tuồng kém quá. Các “đồng chí” lý ra nên được đào tạo vài khóa vỡ lòng về kỹ năng diễn xuất lẫn kỹ thuật “xây dựng kịch bản”. Hầu như tập phim ngắn nào của các “đồng chí” cũng trở thành “bom tấn” trên mạng và được khán giả nhiệt liệt… chỉ trích. Ngôn ngữ của “hệ thống đảng” thường nhắc đến từ “thực chất”, “đi vào thực chất”, “hành động thực chất”… nhưng các “đồng chí” thay vì “thực chất” vai trò của mình thì lại biến mình thành kẻ xấu dưới mắt người dân rồi sau đó lại diễn vai người tốt một cách rất không “thực chất”. 

Đất nước này cần công an tốt, công an không hối lộ, công an không làm chết dân trong đồn. Đất nước này không cần công an có “nghiệp vụ” “đóng phim”.Mà nói cho hết thì không chỉ công an. Diễn đang là “xu hướng”. Gần như mọi ngành và mọi nhân vật chính quyền đều diễn cả, từ trồng cây, đến cày ruộng, từ vỗ về thiếu nhi đến chăm lo người nghèo. Tại sao “xu hướng” diễn lại “thịnh hành”? Vì “thực chất” kém quá nên phải diễn, dù diễn dở, diễn gượng, bất chấp diễn bị “lộ” là... diễn!

Đất nước có bao giờ nhảm như thế này chưa?

“Bắt đầu mùa lễ hội: Tôi tắm mình trong dòng suối nhân văn” – phát biểu của tiến sĩ Trần Hữu Sơn, phó chủ tịch thường trực Hội văn nghệ dân gian Việt Nam (VOV, 6-2-2019). Nói đến lễ hội, đất nước không “tắm” nổi trong “dòng suối nhân văn”. “Nhân văn” nào ở đây? Lễ hội bây giờ là dịp buôn thần bán thánh, là dịp phơi bày các hành vi kém văn hóa, là thời điểm để người ta thể hiện bản năng sống còn, và cả “niềm tin”. 

Ngày 3-2-2019, dư luận đã “choáng” với bài báo VietnamNet: “Dân ơn Đảng! Đảng ơn Dân!”. “Có ở quốc gia nào mà nhân dân tin tưởng, nghĩa tình với đảng cầm quyền như ở Việt Nam?... Không biết tự thời nào, người dân, thành thói quen, cất lời là “ơn Đảng, ơn Chính phủ”. Được mùa, sắm thêm con trâu cày, “ơn Đảng, ơn Chính phủ”. Có con đỗ đại học, có công ăn việc làm, “ơn Đảng, ơn Chính phủ”. Sinh thêm con, đẻ thêm cháu, cũng không quên “ơn Đảng, ơn Chính phủ”. Có thêm cây cầu, đoạn đường, con đập, mái trường, người dân cởi lòng ngợi ca Đảng, “Đảng tốt thật”… Bài báo viết. 

Tuy nhiên, khi đất nước “hân hoan bước vào mùa lễ hội” thì mới thấy, với dân, chẳng có Đảng nào ở đây. Người ta mê ông Thần Tài; bứt lông lợn để “lấy hên”, đập nhau vỡ đầu để giành “phết”; giật manh chiếu ở sân đình với ước vọng sinh con trai… Phó giáo sư-tiến sĩ khoa học Phan Đình Tân còn cho biết, “Có người lợi dụng lễ hội để ẩu đả, trả thù…”.

Lễ hội còn cho thấy một sự xả tràn ẩn uất xã hội, những ẩn uất dồn nén được dịp “mở van” hết cỡ, tương tự sự “vỡ òa” của chiến thắng bóng đá. Như bóng đá, lễ hội cũng được làm rùm beng, để người dân quên đi những thực trạng đất nước. Lễ hội là lá bài mị dân. Tuy nhiên, cũng từ lễ hội người ta mới thấy khái niệm niềm tin đang khủng hoảng như thế nào. Người dân đang tin gì? Điều gì mới thật sự đáng gọi là “niềm tin” và “một bộ phận không nhỏ người dân” đang tin vào lông lợn, vào thần linh, hay tin vào chính quyền, vào “ơn Đảng”?

Đất nước có bao giờ loạn như thế này không?

Ngày 10-1-2019, Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC) ra quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV với nội dung cấm hai xe mang biển số 51A-558.50 và 51G-772.56 được phép chạy trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý, với lý do “hai phương tiện này đã có hành vi cố tình dừng xe ở trước trạm thu phí, không thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên trạm, gây ùn tắc tại trạm, gây hoang mang cho nhân viên phục vụ tại trạm thu phí, làm mất trật tự an ninh tại khu vực”. 

Dư luận phản ứng dữ dội trước quyết định này và giới luật sư cũng cho biết đây là một quyết định phạm luật. Có bao nhiêu điều trái khuấy phạm luật diễn ra hàng ngày ở Việt Nam và có bao nhiêu chuyện phạm luật được diễn dịch bằng những lấp liếm chẳng hạn vụ hai công an An Giang nhậu xỉn đánh dân vào ngày 6-2-2019 (mùng hai Tết) đã được miêu tả là “trên tay có cầm một vật giống gậy sắt” (Đất Việt 12-2-2019)? 

Đất nước có bao giờ loạn đến mức này? Điều đáng nói là bi kịch loạn trong xã hội Việt Nam sẽ không kết thúc. Điều đáng nói nhất là chẳng ai biết đất nước sẽ tiến đến đâu nhưng mọi người đều có thể hình dung nó lùi như thế nào…

Mạnh Kim 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Văn chương ở đất thần kinh



Kết quả hình ảnh cho ảnh văn Chinh

Văn chương ở đất thần kinh
Mấy ai như bác Văn Chinh nhà mình
Có khi viết rất linh đình
Có khi phải bất thình lình mới hay
Nghề văn cũng giống đi cày
Ruộng nhà cày lỏi, ruộng thầy cày sâu
Nấm mồ liệt sĩ ở đâu?
Lập lòe đom đóm nhạt câu tôn thờ
Mùi trần luống những ngẩn ngơ
Cắm dùi một thước đồng hồ một kim
Ai làm bốc khói trái tim
Để cho ngựa đá khỏi chìm giữa sông
Trăm năm làm cuộc đi tong
Vựa người dưới đất, rêu phong trên giời
Gặp thời trâu đực hay cười
Mùa màng văn học nát đời ông cha
Nhân tài tìm ở đâu xa
Trăm nhà như bác thì ra văn hào.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MỘT XÃ HỘI KÌ LẠ!




Gs Mạc Van Trang
Xã hội ta đang diễn ra nhiều hiện tượng kì lạ.
1. Đảng Cộng sản chính thức đưa chủ nghĩa Mac- Lê nin vào Việt Nam từ 1930 và hơn nửa thế kỷ nay đã được giảng dạy trong các nhà trường, từ bậc phổ thông trở lên, thành hệ tư tưởng chính thống, chủ đạo, bao trùm toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội; mà chủ nghĩa Mac- Lê nin được giới thiệu là học thuyết Khoa học tiên tiến nhất (vô địch) - Biện chứng – Duy vật – Vô thần...
Thế nhưng ai cũng thấy: Chưa bao giờ Việt Nam xây lắm chùa, có nhiều sư như ngày nay; chưa bao giờ lắm thầy tâm linh (ngoại cảm, tử vi, tướng số, bói toán, phong thủy, thầy mo, thầy cúng...) như ngày nay; chưa bao giờ xã hội Việt Nam từ quan chức, trí thức, sinh viên, doanh nhân đến dân thường lại có lắm người mê tín, cúng lễ tùm lum như ngày nay. Tất cả những hiện tượng đó đều phản lại chủ nghĩa Mac- Lênin! Karl Marx cho rằng “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, nhưng chưa bao giờ, Phật giáo ở Việt Nam được khuyến khích đầu tư phát triển số lượng ào ạt như thời nay. Khắp đất nước đâu cũng thấy chùa mới xây; kinh kệ, đồ nghề phụ vụ cho tăng ni phật tử bán la liệt; các học viện, trường lớp đào tạo sư thành hệ thống từ trung ương đến các địa phương. Tóm lại, chưa bao giờ Việt Nam nhiều chùa, nhiều sư, nhiều người đi chùa, đi lễ, đi cầu cũng, bói toán... như dưới chính thể nhà nước cộng sản. Kì lạ chưa!? Xin nhờ GS Nguyễn Phú Trọng, Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban tuyên giáo lý giải cho nghịch lý này, để bà con được tỏ tường!
Ví dụ thực tế chứng minh cho nhận định trên thì nhiều vô kể.
- Mấy đời Chủ tịch nước và biết bao nhiêu quan chức trung ương, các địa phương, các đại gia về Khai ấn đền Trần và dẫn đến cảnh chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để cướp Ấn, cướp lộc. Rồi Ấn được in ra bán khắp nơi, như bùa phép, khiến chính quyền Nam Định vớ bẫm...
- Các quan chức nhà nước từ Chủ tịch, Thủ tướng trở xuống hầu hết đều đầu tư khá lớn để xây Đền thờ cho họ mình, nhà mình, lo lăng mộ cho mình thật hoành tráng; nhiều người âm thầm “công đức”, “cung tiến” vào đền, chùa.. khá nhiều tiền của. Rồi họ tổ chức cúng lễ linh đình, cầu khẩn thần, phật khắp nơi ... Có những quan chức có cả thầy tướng số, phong thủy thân cận để thường xuyên “tham vấn” mọi việc từ lớn đến nhỏ...
- Hiện tượng sĩ tử trước mùa thi kéo nhau đến các đền chùa cầu cúng, nhất là đến Văn Miếu- Quốc tử giám khấn vái, sờ đầu rùa đá lấy may, ngày càng rầm rộ...
- Việt Nam một năm có hơn 8000 lễ hội, hầu hết các lễ hội đều có yếu tố tâm linh. Các tầng lớp nhân dân ngày càng nhiều người mê tín, cầu cúng tùm lum, chen lấn, tranh cướp trong các lễ hội thật khủng khiếp. Có đến hàng vạn người ngồi thâu đêm, chen lấn, bệ rạc để nộp tiền “dâng sao, giải hạn”; người ta bế cả trẻ con, trèo hàng rào, giẫm lên đầu nhau, chen lấn, tranh giành bằng được để mình vào cúng lễ trước; hàng trăm người xô đẩy nhau để nhúng những đồng tiền vào máu lợn tóe ra khi đao phủ vừa chém lợn, để lấy may; ở khắp các nơi thờ cúng thường thấy cảnh người ta nhét tiền vào tay thần, phật... Việc đốt vàng mã càng khủng khiếp, theo báo Nghệ An, “Mỗi năm dân ta đốt 5.000 tỷ đồng vàng mã”...Còn nhiều dẫn chứng sinh động, không sao kể hết!
2. Đến đây lại nảy ra một nghịch lý lạ kì khác. Tại sao một xã hội “sùng bái” thần phật, sợ ma quỷ, cầu cúng nhiều như vậy, mà đạo đức lại băng hoại suy đồi, nhân cách con người lại tha hóa? Tại sao xã hội lại lan tràn hành động bạo hành, độc ác, lắm mưu hèn kế bẩn, nhiều gian dối, lừa đảo như vậy?
- Có thời nào “thiên hạ thái bình” mà bộ máy chính quyền lại cướp đất, cưỡng chế phá nhà dân tàn khốc như dưới chính thể này? Có thời nào lắm dân oan lê lết từ Nam ra Bắc, nằm đầu đường, xó chợ khiếu kiện triền miên mà vô vọng như thời nay? Có thời nào mà câu “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” đúng như ngày nay? Quan chức ăn cắp, ăn cướp triền miên, đến mức bà Phó Chủ tịch nước phải thốt lên: “Bọn nó ăn của dân không chừa thứ gì”!
- Sự gian dối trong “toàn hệ thống chính trị” thì không ai kiểm soát được, biết, nhưng không làm gì được nhau: từ thành tích thi đua, báo cáo láo, gian lận bằng cấp, “chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy tội...” đến khai báo thu nhập, kê khai tài sản, đều chẳng ai tin. Với lương quan chức trung bình 10 triệu đồng, cao nhất 20 triệu đồng một tháng, lấy đâu ra mà nhà lầu, xe hơi, ăn chơi xa hoa như vua chúa, cho con du học, mua nhà ở nước ngoài?...Mới đây ông Thủ tướng Phúc phải hò hét “phải khắc phục bệnh dối trá, đạo đức giả, nói không đi đôi với làm”...
- Có thời nào mà Công an lại dùng bạo lực, cưỡng chế, xô xát với dân tàn bạo như thời nay?
- Có thời nào mà dân lại sản xuất và buôn bán lắm thứ hàng nhái, hàng giả, hàng độc hại như thời nay; nhất là biết là hàng độc hại, mình không dám dùng nhưng cứ bán ra để đầu độc người khác, làm nguy hại cho xã hội, cho nòi giống? Mỗi ngày hơn 300 người chết vì ung thư, nhưng dường như cũng chẳng rúng động xã hội!
- Có bao giờ tệ nạn trộm cướp, cờ bạc, mại dâm, lừa đảo rộng khắp và nguy hiểm như ngày nay không? Người ta có thể đâm chém nhau chỉ vì “nhìn đểu”, “cười đểu” hay xích mích nhỏ. Mỗi dịp Tết lại mấy ngàn người nhập bện viện cấp cứu vì đánh nhau!...
- Có thời nào ngành giáo dục lại thi cử gian dối, học hành tốn kém, bằng dởm, bằng giả nhiều và bạo lực học đường, quan hệ thầy trò tồi tệ như ngày nay?
- Có bao giờ gia đình đổ vỡ, trẻ em bị bạo hành, bị xâm hại nhiều như ngày nay?
Tóm lại, xã hội ta, đang chứa đựng đầy những nghịch lý: càng tuyên truyền giáo dục học thuyết Mac- Lênin duy vật, vô thần, con người càng duy tâm, mê tín, dị đoan, càng mất niềm tin vào khoa học, mất niềm tin vào chân lý, vào công lý... Mặt khác, đáng lẽ nhiều người đi chùa, giác ngộ Phật pháp thì con người càng bớt Tham, Sân, Si, bớt Sát, Đạo, Dâm, bớt lừa lọc, gian dối, hung bạo; con người sẽ giàu lòng Tư bi, Hỉ xả, sống lương thiện, chạy tịnh, xã hội an lạc, hòa vui...
Nhưng tất cả dường như đều ngược lại! Con người có quá nhiều hành động vô minh tăm tối, bất lương; cái ác được kích thích và “lan tỏa”; xã hội ngày càng xuống cấp về đạo đức, lối sống. Mới hôm qua, trên VTV1 có cuộc thảo luận “làm sao kinh tế thời nay, đạo đức được như ngày xưa”!?
Những vấn đề nêu trên, Hội đồng Lý luận trung ương và Ban Tuyên giáo GIẢI THÍCH thì tài lắm, nhưng bao năm nay, càng GIẢI QUYẾT thì càng trở nên tồi tệ hơn! Vậy là sao?
12/2/2019
MVT

Phần nhận xét hiển thị trên trang