Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019

Hòa bình cho bán đảo Triều Tiên sẽ đến từ chiến trường xưa Việt Nam ?




Nhật báo La Croix hôm nay 08/02/2019 nhận định « Thượng đỉnh Trump-Kim tại Việt Nam, cả một biểu tượng ». Việt Nam về mặt lịch sử, ý thức hệ và ngoại giao là một thỏa hiệp tuyệt vời đối với Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ.
Chỉ vài giờ sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump trong thông điệp liên bang loan báo sẽ gặp Kim Jong Un ngày 27 và 28/2 tại Việt Nam, Hà Nội đã lên tiếng cam đoan sẽ tổ chức thành công cuộc gặp thượng đỉnh này.

Cuộc họp lần thứ hai có lẽ mang tính quyết định hơn lần trước ở Singapore, được diễn ra tại một nước cộng sản, đồng minh lâu đời của Bắc Triều Tiên và đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1995, hai thập niên sau chiến tranh. 

Việt Nam mang tính biểu tượng cao đối với Bình Nhưỡng vì đất nước này từng bị chia đôi trong hơn 20 năm, cũng như bán đảo Triều Tiên bị chia cắt từ năm 1945. Bắc Triều Tiên là một trong những nước đầu tiên công nhận chế độ cộng sản Hà Nội về mặt ngoại giao, và còn gởi binh lính, thiết bị quân sự hỗ trợ. Khoảng mấy chục phi công Bắc Triều Tiên đã tử thương trong cuộc chiến tranh Việt Nam. 

Gần đây đến lượt Việt Nam hỗ trợ nhân đạo cho Bình Nhưỡng trong nạn đói khủng khiếp thập niên 90. Sau khi Liên Hiệp Quốc cấm vận, trao đổi đã giảm xuống, nhưng đối với Bắc Triều Tiên thì Việt Nam vẫn là một hình mẫu : cải cách kinh tế theo kiểu tư bản nhưng chế độ cộng sản vẫn không bị ảnh hưởng. Đó là con đường mà Kim Jong Un muốn đi theo.

Đối với người Mỹ, chuyến viếng thăm của một hàng không mẫu hạm năm 2017 tượng trưng cho việc đẩy nhanh hợp tác quân sự Việt-Mỹ, trong nỗ lực tái cân bằng chiến lược trước mối đe dọa Trung Quốc. Thượng đỉnh lần thứ hai mang lại một lợi ích chiến lược khác cho Hoa Kỳ : hạn chế ảnh hưởng đang tăng cao của Bắc Kinh - đồng minh ngoại giao và chỗ dựa kinh tế của Bắc Triều Tiên. Theo nhà nghiên cứu Cheong Seong Whun, Viện nghiên cứu chính trị Asan ở Seoul, ông Trump có thể dùng Việt Nam để « chỉ cho Bắc Kinh thấy là không phải đã nắm chắc Bắc Triều Tiên trong tay, và Hoa Kỳ có thể có được đối trọng với ảnh hưởng Trung Quốc ».
 
Đất nước này cũng mang tính biểu tượng cao đối với Washington, nhất là thành phố biển Đà Nẵng vì đây là nơi đầu tiên quân Mỹ đổ bộ trong chiến tranh Việt Nam. La Croix kết luận, nếu chiến trường xưa lại trở thành nơi loan báo hiệp ước hòa bình cho bán đảo Triều Tiên, thì sự kiện này sẽ mang một tầm vóc lịch sử hiếm thấy.

Hoàng Hướng Mặc (thứ 2 từ trái) với cựu thủ tướng Julia Gillard và Sam Dastyari. Ảnh ABC News
Úc thẳng tay chống Trung Quốc can thiệp vào chính trường

Liên quan đến châu Á, Le Monde chú ý đến việc « Úc đóng sập cửa trước một nhà tài trợ Trung Quốc », do nhà tỉ phú Hoàng Hướng Mặc (Huang Xiangmo) đóng vai trò thao túng chính trường, làm lợi cho Bắc Kinh.

Ông Hoàng Hướng Mặc, với ngôi biệt thự lộng lẫy tọa lạc tại khu phố sang trọng Mosman ở Sydney, tượng trưng cho sự can thiệp của Bắc Kinh vào Úc. Tỉ phú này đã hào phóng tài trợ cho những chính khách nào chấp nhận. Chẳng hạn năm 2014 đã tặng số tiền tương đương 62.000 euro cho bộ trưởng Thương mại lúc đó là Andrew Robb, trong đó có phân nửa được trao đúng vào ngày Canberra và Bắc Kinh loan báo các chi tiết về hiệp định tự do mậu dịch.

Chính trong vườn nhà tỉ phú địa ốc vào cuối 2016, mà thượng nghị sĩ đảng Lao Động Sam Dastyari thông báo cho ông Hoàng là đang bị nghe lén. Cơ quan tình báo Úc nghi ngờ Hoàng Hướng Mặc là người phụ trách lobby của Bắc Kinh. Thực tế do nhận tiền của doanh nhân này, ông Dastyari đã đi ngược lại chủ trương của đảng mình, bênh vực cho việc Bắc Kinh bành trướng trên Biển Đông. Thượng nghị sĩ Sam Dastyari còn cố vận động để Hoàng Hướng Mặc được nhập quốc tịch Úc.

Số tiền 1,7 triệu euro đổ vào chính trường Úc đã thành « gậy ông đập lưng ông » : liên minh bảo thủ cầm quyền tung ra chiến dịch ngăn chận mọi can thiệp của Trung Quốc. Tháng 6/2018 một đạo luật chống can thiệp được thông qua, buộc tất cả các nhà vận động hành lang vì lợi ích nước ngoài phải đăng ký, và tăng cường các biện pháp chống gián điệp.

Dùng tiền bẩn để « mua » chính sách ?

Trong khuynh hướng cứng rắn này, bộ Nội vụ Úc thông báo cho Hoàng Hướng Mặc lúc ông này đang ở ngoài nước Úc, là đơn xin nhập tịch của ông đã bị bác, giấy phép cư trú bị hủy và ông sẽ không được cấp visa nhập cảnh.

Tờ Sydney Morning Herald nhận định việc đóng sầm cửa lại trước ông chủ giàu có của tập đoàn Yuhu « có thể là dấu hiệu mạnh mẽ nhất của Canberra cho Bắc Kinh về quyết tâm chống can thiệp vào chính trị Úc ». Tờ báo viết : « Các chính đảng từng nhận tài trợ từ ông ta nay phải tự hỏi, liệu có phải trả lại số tiền có lẽ là tiền bẩn hay không ? »

Hoàng Hướng Mặc làm giàu từ địa ốc ở Thâm Quyến, đã rời Hoa lục sang Úc năm 2011 khi nổ ra xì-căng-đan tham nhũng mà quan chức quê ông có dính líu. Ngay từ 2013, ông ta làm quen được Tony Abbott, người sau đó trở thành thủ tướng, có liên lạc thường xuyên với người phụ trách tài chính trong chiến dịch tranh cử. Năm 2015, ông thành chủ tịch Hội đồng xúc tiến thống nhất hòa bình cho Trung Quốc tại Úc, tổ chức vỏ bọc của Mặt trận Tổ quốc ở Hoa lục. 

Chủ đề này đặc biệt nhạy cảm tại Úc, đồng minh truyền thống của Mỹ và thành viên nhóm Five Eyes (hợp tác về tình báo). Nhưng Bắc Kinh dựa vào cộng đồng người Hoa đông đảo ở Úc, đặc biệt trong các trường đại học ; và thế mạnh của đối tác kinh tế hàng đầu : trao đổi giữa Úc với Trung Quốc bằng cả ba đối tác đứng sau là Nhật, Mỹ, Hàn cộng lại.

Ảnh một "người hùng" trước Ủy ban Vinh Thành. Ảnh Simina Mistreanu
Trung Quốc làm thí điểm theo dõi công dân

Còn tại Hoa lục, bài phóng sự của Le Figaro mô tả « Vinh Thành (Rongcheng), thí điểm cho Big Brother Trung Quốc ». Thành phố này thử nghiệm một hệ thống đánh giá công dân bằng điểm số, tùy theo thái độ ứng xử, để nhân rộng ra cả nước vào năm 2020.

Cư dân khởi đầu với số điểm 1.000, được phân làm 6 hạng AAA, AA, A, B, C, D. Các hành vi « tích cực » như tặng tiền cho các hội từ thiện, làm tình nguyện, giúp đỡ người nghèo, có hành động anh hùng…sẽ làm tăng điểm. Ngược lại, vi phạm luật giao thông, xả rác, phổ biến các thông tin « tiêu cực » trên mạng…sẽ bị trừ điểm. 

Theo nhiều chuyên gia, khó thể đưa ra một bộ tiêu chí chung cho toàn quốc tại đất nước 1,4 tỉ dân, mà tùy theo các chính quyền địa phương. Human Rights Watch tố cáo « vi phạm quyền riêng tư » qua việc lập ra cơ sở dữ liệu khổng lồ, và sự tùy tiện trong việc lập danh sách đen.Ví dụ cụ thể là nhà báo điều tra Liu Hu sau khi tố cáo quan chức tham nhũng đã bị kết án, cho vào danh sách này. Hậu quả là ông không được đi máy bay, không được mua nhà. 

Báo chí chính thức cho biết hàng triệu người « bất tín nhiệm » đã bị hủy 11 triệu chuyến bay và 4,25 triệu chuyến tàu cao tốc, từ 2013 đến tháng 4/2018. Địa phương còn cho bêu tên và hình ảnh trên mạng : có thể biết được người này không trả nợ, người kia không trợ cấp nuôi con sau khi ly dị…Tuy gây nhiều bất bình ở nước ngoài, nhưng người Trung Quốc thì đã quen chịu đựng sự kiểm soát của đảng Cộng Sản từ nhiều thập niên qua.

Tập Cận Bình ưu ái doanh nghiệp nhà nước

Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos nói về « Sự phản công của các doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc ». Tập Cận Bình đặt các công ty quốc doanh vào trung tâm chính sách kinh tế, còn doanh nghiệp tư nhân bị trói tay, và là nạn nhân đầu tiên chịu hậu quả của tình trạng kinh tế chậm lại. Điều này đi ngược lại với lời hứa dành « một vai trò quyết định » cho thị trường của ông Tập lúc mới nhậm chức năm 2013. 

Đối với hàng ngàn doanh nhân, việc Bắc Kinh siết chặt tín dụng trở thành tai họa : công ty tư nhân không vay được tiền, phải quay sang tín dụng đen hoặc chịu phá sản. Trong khi đó, hồi tháng 10/2018 có ít nhất 16 ngân hàng nhanh chân cho công ty xe hơi quốc doanh FAW vay số tiền kỷ lục là 1.000 tỉ nhân dân tệ (130 tỉ euro). Nếu trước đây bị chỉ trích vì kém hiệu quả, thì nay lãnh vực công được ngân hàng dành ưu tiên, và có được sự hỗ trợ chính trị của đảng. Tập Cận Bình cho rằng 160.000 doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ yếu trong việc duy trì ổn định xã hội.

Bệnh viện Venezuela thiếu thốn phương tiện, trẻ sơ sinh được đặt trong thùng carton. Ảnh CNN
Tử vong trẻ sơ sinh : Bước lùi khủng khiếp của Venezuela 

Nhìn sang châu Mỹ la-tinh, Les Echos nhận xét « Tỉ lệ tử vong trẻ em : Bước lùi khủng khiếp của Venezuela ». Theo số liệu của các nhà nghiên của Viện Dân số Quốc gia (INED) và các trường đại học Venezuela vừa được công bố trong The Lancet Global Health, số trẻ em tử vong bắt đầu tăng lên từ năm 2009, khi ngân sách y tế bị cắt giảm mạnh. Riêng tại bệnh viện phụ sản Santa Ana ở Caracas, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong lên đến 20%. 

Trước đây Venezuela là nước có tiến bộ lớn nhất châu Mỹ la-tinh : từ 108 trường hợp tử vong trong số 1.000 bé sơ sinh, giảm xuống chỉ còn có 18,2 vào năm 2000. Đó là nhờ mức sống được nâng cao, trang thiết bị y tế được nâng cấp, các chiến dịch tiêm chủng hàng loạt, phân phối thuốc kháng sinh.
Giờ đây Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận một số bệnh truyền nhiễm đã quay trở lại, thêm vào đó là tình trạng suy dinh dưỡng ngày càng tồi tệ hơn.

Mua hàng phân phối tại một cửa hàng quốc doanh ở La Habana, Cuba ngày 07/02/2019.
Chiêu dụ Cuba để kết thúc chế độ độc tài Venezuela trong hòa bình ?

Làm thế nào để kết thúc chế độ độc tài Maduro ? Trên trang Ý kiến của Le Monde, triết gia kiêm nhà nghiên cứu chính trị Renée Fregosi ghi nhận, đối lập Venezuela hy vọng một sự chuyển đổi dân chủ. Muốn vậy phải thuyết phục được Cuba, hiện đang hiện diện cùng khắp trong bộ máy nhà nước Venezuela.

Khi tuyên bố « chủ nghĩa xã hội của thế kỷ 21 », Hugo Chavez đã mở toang cửa cho Cuba xâm nhập vào mọi tổ chức nhà nước Venezuela : cơ quan xã hội, lực lượng vũ trang, giao thông (nhất là hàng không), thậm chí cả cơ quan hộ tịch. Theo tác giả, có lẽ nên thương lượng viện trợ cho Cuba với điều kiện La Habana chấp nhận để cho Venezuela tự chọn lựa định mệnh của mình.

Tựa chính báo Pháp

Thời sự nước Pháp chiếm các hàng tựa chính của các báo Paris hôm nay. Le Monde kể ra : « Sức mua, an ninh, sinh thái, những vấn đề gây bất đồng trong đảng cầm quyền ».Libération tiết lộ mối quan hệ mờ ám của Alexandre Benalla, vệ sĩ của ông Macron từng gây tai tiếng cho Phủ tổng thống mới đây, nay đến lượt Dinh thủ tướng cũng bị ảnh hưởng. Nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến danh sách 500 doanh nghiệp năng động nhất nước Pháp, có tỉ lệ tăng trưởng bình quân đến 44%. Le Figaro chạy tựa « Khủng hoảng ngoại giao giữa Pháp và Ý », còn nhật báo công giáo La Croix cho biết bắt đầu điều tra về vấn đề lạm dụng tình dục trong Giáo hội.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2019

Trung bình mỗi người Trung Quốc có thể bị 2 camera giám sát vào năm 2022



Theo báo cáo dự đoán của Công ty nghiên cứu thị trường IDC công bố hôm 30/1, dự tính đến năm 2022, số camera giám sát của Trung Quốc được lắp đặt sẽ đạt con số 2,76 tỷ chiếc. Theo con số dự tính này, với dân số gần 1,4 tỷ người thì trung bình mỗi người Trung Quốc sẽ bị giám sát bởi 2 camera. Báo cáo này còn chỉ ra, trong vài năm tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục chi khoảng 30 tỷ Đô la Mỹ để nâng cấp công nghệ theo dõi các hoạt động của người dân.
camera giám sát
Thủ đoạn giám sát người dân của nhà cầm quyền Trung Quốc ngày càng chặt chẽ hơn, ngày càng có nhiều công cụ hơn, tiêu biểu như dữ liệu lớn, dự án Skynet, nhận diện khuôn mặt… đều được sử dụng để “duy trì ổn định” (Ảnh: Guang Niu/Getty Images)
Theo Đài Á châu Tự do (RFA), Trung Quốc đã trở thành thị trường công nghệ giám sát lớn nhất thế giới. Công ty nghiên cứu IHS Markit dự đoán, sẽ có khoảng 3/4 máy chủ trên toàn cầu dùng để tìm kiếm khuôn mặt trong video sẽ được Trung Quốc mua.
Bản tin của RFA dẫn nguồn tin hôm 30/1 của trang tin Jieamian tại Thượng Hải cho biết, IDC dự đoán, đến năm 2022, số lượng camera giám sát được lắp đặt tại Trung Quốc sẽ đạt con số 2,76 tỷ chiếc.
Về vấn đề này, nhà hoạt động đòi quyền lợi Khương Quốc Thần (Jiang Guochen) tại Long Khẩu tỉnh Sơn Đông cho biết, “Tiêu tốn số tiền lớn để giám sát và kiểm soát internet rốt cuộc là vì lợi ích của dân chúng hay là vì để duy hộ lợi ích của các nhóm lợi ích ?”
Ông nói, “Năm 2017 tôi lên Bắc Kinh kêu oan, bị nhân viên tiếp nhận kêu oan đánh hai người chúng tôi đến nỗi bị thương, phải nằm tại Bệnh viện Thiên Đàn Bắc Kinh. Trong đó có một người bị đánh gẫy xương, chúng tôi nhiều lần báo cảnh sát, nhưng không có người nào thụ lý. Cảnh sát nói với chúng tôi rằng camera giám sát bị hỏng.” 
Sau khi hệ thống camera giám sát Sky Net của Trung Quốc được xây dựng xong, lại có một dự án khác lấy nông thôn làm mục tiêu có tên “Công trình Tuyết sáng” được triển khai vào năm ngoái, đồng thời lần đầu tiên được đưa vài “văn kiện số một” của Trung ương. Một doanh nghiệp ở Quảng Đông đã giới thiệu hệ thống giám sát cho “Công trình Tuyết sáng”, đó là lợi dụng máy truyền hình trong nhà và điện thoại thông minh làm thiết bị giám sát trong từng hộ gia đình. 
Một nữ tín đồ Cơ Đốc giáo ở Quảng Đông cho biết, ở địa phương bà chỗ nào cũng có camera: “Hiện nay đều là như thế, ở đâu cũng bị giám sát. Và cảnh sát chỉ dùng nó để xử lý những người có ảnh hưởng. Còn đối với những kẻ lừa đảo thông thường, người dân bị lừa gạt, thì họ sẽ không quan tâm. Loại giám sát này chắc chắn không phải để bảo vệ người dân, mà để bảo vệ chính quyền của họ.”
Nhiều người cho rằng, Trung Quốc giống như một nhà giam khổng lồ, bên cạnh việc đi đâu cũng có camera theo dõi, ngay cả nội dung trên Wechat cũng bị theo dõi, điện thoại bị nghe lén dù là trong trạng thái tắt máy; trên đường phố, cảnh sát đều có thể chặn bất cứ người nào để kiểm tra điện thoại. Nói một cách cường điệu hơn, chính quyền Trung Quốc đã biến đất nước Trung Quốc thành một quốc gia đáng sợ giống như tiểu thuyết “1984” của George Orwell!
Có cư dân mạng nói: “Camera được lắp đặt dày đặc như thế, vậy mà mỗi năm vẫn có nhiều trẻ em mất tích không tìm được, có nhiều phụ nữ bị lừa bán. Có lẽ hệ thống giám sát chính là công cụ để duy trì ổn định chính trị chứ không phải là công cụ để tấn công tội phạm và bảo vệ trị an!”
Cũng có cư dân mạng nói: “Trung Quốc đầu tư lớn vào Sky Net, mục đích đầu tiên không phải là phá các vụ án liên quan đến các vụ án mua bán ma túy, trộm cắp, mua bán phụ nữ, mà là để giám sát người dân! Trước giờ họ không nói về việc Sky Net làm thế nào để phát hiện nhóm người kêu oan và bắt giữ người bất đồng chính kiến, kiểm soát khu vực nhạy cảm, nhưng đó mới chính là mục đích của Sky Net.”
Trí Đạt / Trithucvn
nhận xét hiển thị trên trang

Chủ nghĩa tối đa mới của Trung Quốc trong ba khẩu hiệu


Ben Lowsen

Phạm Nguyên Trường dịch

Tầng lớp lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nổi tiếng về “giữ vững đường lối của đảng”, các cán bộ tuyên truyền liên tục tung ra những khẩu hiệu khác nhau nhằm mô tả chính sách của Trung Quốc. Tuy nhiên, dưới thời Tập Cận Bình, đã có một số thay đổi nhỏ nhưng rất có ý nghĩa. Từ quan điểm của quốc gia về sứ mệnh quốc phòng và các nguyên tắc quốc tế, trong năm vừa qua Trung Quốc đã định hướng lại và khuếch trương trò chơi chữ của mình. Một số người có thể cho rằng chủ nghĩa tối đa mới xuất hiện là do sự xuống dốc của Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Chắc chắn là như thế, nhưng lần này được nung nóng thêm vì Tập [Cận Bình] tin rằng Trung Quốc đang hồi sinh, cũng như ông ta muốn sống trong hào quang của người tạo ra cuộc hồi sinh này.




Có nhiều việc để làm 

Lệch hướng đáng chú ý đầu tiên là rũ bỏ lời khuyên của Đặng Tiểu Bình “ẩn mình chờ thời”. Sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 và bị cộng đồng quốc tế cô lập, chiến lược của Đặng [Tiểu Bình] là ẩn mình nhằm khôi phục sự ủng hộ mà Trung Quốc cần để có thể tiếp tục phát triển kinh tế. Ngay cả trong tình trạng tồi tệ đó, Đặng [Tiểu Bình] đã bổ sung điều khoản Trung Quốc cần “đạt được một số thành tựu”.

Các nhà phân tích phương Tây đã suy đoán trong một thời gian dài về thời điểm khi Trung Quốc từ bỏ giáo huấn của Đặng [Tiểu Bình] và thể hiện sức mạnh to lớn bất khả chiến bại của mình. Tập [Cận Bình] chứng tỏ rằng câu trả lời bây giờ là một lời tuyên bố đơn giản, dứt khoát sau đây: “Chúng ta có thể làm được nhiều việc”:

“Hiện nay, đất nước chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ hội chiến lược mang tính lịch sử, trong đó có nhiều việc chúng ta có thể làm. Triển vọng phát triển của chúng ta nhìn chung là tích cực, nhưng con đường đi lên sẽ không suôn sẻ. Thành tựu càng lớn, thì băng càng mỏng trên mỗi bước đi và chúng ta càng phải chuẩn bị đối mặt với những hiểm nguy ngay trong giai đoạn hòa bình. Chúng ta không thể để cho mình mắc sai lầm chiến lược hoặc sai lầm gây ra đổ vỡ”.

Bill Bishop một nhà nghiên cứu về Trung Quốc trong một thời gian dài dịch cụm từ quan trọng này thành “giai đoạn có những cơ hội đầy hứa hẹn”, nhưng theo từ điển thì nó có nghĩa là “tình huống với tiềm năng rất lớn để phát triển tích cực, do đó rất đáng theo đuổi”. Quan trọng là nó rất giống với câu nói của Đặng [Tiểu Bình] “đạt một số thành tựu”, không thể nào bỏ qua được. Một đoàn viên Thanh niên Cộng sản chấp bút tác phẩm nhan đề “Đạt một số thành tựu trong thời kỳ đầy triển vọng của cơ hội mang tính lịch sử”, với kết luận nói rằng “đối với thế giới này, chúng ta cũng phải đạt một số thành tựu và đạt được nhiều thành tựu”. Câu này rõ ràng đã gây được ấn tượng mạnh với người viết, vì cần phải làm nhiều hơn là trước đây. Việc Tập [Cận Bình] từ bỏ khẩu hiệu kinh điển của Đặng [Tiểu Bình] chứng tỏ Trung Quốc là cường quốc tự tin sẵn sàng tiếp tục vươn lên, có lẽ là vươn lên vị thế của một siêu cường.

Chuyển từ phòng thủ khu vực sang các chiến dịch toàn cầu 

Suốt nhiều năm ròng, khái niệm phòng thủ của Trung Quốc là chiến thắng “những cuộc chiến tranh khu vực công nghệ cao”. Có nghĩa là khả năng kỹ thuật và chiến thuật nhằm giành được thế thượng phong trong từng khu vực trước một trong những lân bang của Trung Quốc. Quân đội Giải phóng Quân (PLA) có thể coi đây là chiến bao trùm, kể cả cuộc xâm lược Đài Loan. Ví dụ điển hình cho loại chiến tranh này là vụ trừng phạt miền bắc Việt Nam, năm 1979, mặc dù cuộc chiến trong giai đoạn hiện nay sẽ dựa nhiều hơn vào vũ khí công nghệ cao và ít dựa vào chiến thuật biển người như trước đây.

Tuy nhiên, trong một chuyên luận, tháng 12 năm 2017, trên trang web của bộ quốc phòng Trung Quốc, hai học giả về quân sự của Trung Quốc đã đưa ra cho Lục quân một chương trình khác hẳn, mô tả các khái niệm chiến dịch tham vọng hơn, có được thể áp dụng cho toàn bộ Giải phóng Quân (PLA). “Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ phòng thủ khu vực sang phòng thủ tất cả các khu vực”:

“Lục quân của chúng ta thực hiện nhiệm vụ trên những khu vực rộng lớn có tính chất phức tạp và, theo yêu cầu của “cuộc tấn công và phòng thủ ba chiều và vận động trên tất cả các khu vực và phải chuyển đổi: (1) phương pháp triển khai lực lượng từ phòng thủ khu vực sang vận động trên tất cả các khu vực; (2) hình thức hoạt động từ chiến tuyến sang tấn công và phòng thủ đa chiều; (3) không gian hoạt động từ giới hạn và cục bộ sang vô định hình và đa chiều…”

Có hai khía cạnh trong quá trình chuyển sang cơ động “trên tất cả các khu vực”, mà điểm thứ ba mô tả. Trước hết, đó là thoát ra khỏi “chiến tranh cục bộ”. Trung Quốc không còn mường tượng các chiến dịch của mình bị giới hạn trong một khu vực địa lý cụ thể, ví dụ: Bắc Việt Nam. Sự kết nối ngày càng tăng trên thế giới đang làm cho việc giới hạn xung đột trong một khu vực trở thành bất khả thi. Thứ hai, chuyển từ chiến tranh “hạn chế” sang chiến tranh vô định hình, nghĩa là không giới hạn vào lĩnh vực vật lý cụ thể nào (ví dụ: trên đất liền, trên biển, trên không) cũng như không giới hạn vào một lĩnh vực khái niệm duy nhất (ví dụ: mạng, chính trị, ngoại giao). Thực sự, đó là một phiên bản mở rộng dựa trên tư tưởng Chiến tranh Không Giới hạn.

Đây chỉ đơn thuần là lý thuyết, không phải chính sách. Nhưng ngôn ngữ này rất mới và phù hợp với chương trình của Tập [Cận Bình], tôi ngờ rằng nó là điềm báo trước cho những nỗ lực tương tự trong tương lai. Nó cũng đánh dấu một sự thay đổi cơ bản đối với khái niệm trước đây về “chiến thắng cuộc chiến tranh cục bộ số hóa”, ngụ ý khả năng chiến đấu trên quy mô lớn hơn, phân tán hơn về mặt địa lý và sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật hơn so với các cuộc giao tranh quy mô nhỏ, cục bộ trước đây.

Tầm ảnh hưởng mới của Trung Quốc

Hoành tráng nhất là lời kêu gọi của Tập Cận Bình về “cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại”. Chắc chắn là, thuật ngữ này có phả hệ cao quí, có nguồn gốc từ thuật ngữ fatum, lý tưởng xưa cũ của Rome cổ đại, có nghĩa là số phận hoặc định mệnh là động lực cho quốc gia. Trong thời hiện đại, nó đã một số tổ chức quốc tế sử dụng nhiều lần. Ví dụ, Cộng đồng Châu Âu được thành lập dựa trên ý tưởng về “vận mệnh chung”, nghĩa là quan hệ chặt chẽ về kinh tế, chính trị và xã hội giữa nhiều quốc gia dựa trên các giá trị chung, tầm nhìn chung về thịnh vượng trong tương lai và cùng quyết tâm hướng tới những giá trị và tầm nhìn đó.

Nhưng Bắc Kinh vẫn chưa làm rõ cộng đồng của họ có thể được xây dựng trên cơ sở những giá trị chung nào. Đó có phải là cộng đồng đạo đức, trong đó quyền lợi chính đáng của mỗi quốc gia đều được cân nhắc với thái độ vô tư nhất? Hay đấy sẽ là quyền bá chủ tuyệt đối của Trung Quốc đối với các nước phên dậu xa và gần, do các nhà lãnh đạo đã bán nền độc lập của dân tộc mình cho Trung Quốc? Cả hai hệ thống đều được thành lập trên cơ sở của sức mạnh, nhưng chỉ có hệ thống thứ hai (quyền bá chủ của TQ-ND) là bị sức mạnh cai trị mà thôi.

Dù tầm nhìn của Tập [Cận Bình] có là gì, thế giới cũng phải thận trọng trước ngôn từ của Trung Quốc. Nếu thế giới không buộc được Bắc Kinh phải giữ lời hứa về phát triển hòa bình và công bằng, chúng ta có thể sẽ không có cả hòa bình lẫn công bằng.

Ben Lowsen là một chiến lược gia về Trung Quốc làm cho văn phòng nghiên cứu chiến lược của Không quân Mỹ. Các quan điểm ở đây là của tác giả và không phản ánh chính sách hoặc lập trường chính thức của Không quân Mỹ, của Bộ Quốc phòng hay Chính phủ Mỹ.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Maduro có 2000 tướng dưới quyền nhưng chưa yên tâm


VenezuelaBản quyền hình ảnhJUAN BARRETO
Image captionQuân đội Venezuela vẫn trung thành với ông Maduro dù đã có nhiều biểu hiện đào ngũ hoặc kêu gọi lật đổ từ một số tướng tá
Các tướng Venezuela nắm cả chức bộ trưởng, thống đốc tỉnh và hưởng đặc quyền đặc lợi nên không ít trong số họ vẫn trung thành với ông Nicolas Maduro.
Theo một số nguồn quốc tế, quân đội Venezuela chỉ có 123 nghìn quân, gồm cả lính dự bị, trên tổng dân số 31 triệu nhưng có tới hai nghìn tướng lĩnh.
Con số các sỹ quan cấp tướng tăng nhanh thời của tổng thống Nicolas Maduro.
Chỉ trong một ngày, ông Maduro đã phong hàm tướng cho 135 sĩ quan.
Nhưng vị trí trong quân đội không đủ cho họ nên các tướng và cựu tướng còn nắm cả chức vụ trong chính quyền.
Hiện nay, trong 23 tỉnh của Venezuela thì có 11 tỉnh do thống đốc là tướng hoặc cựu tướng quân đội nắm.
Trong 30 bộ có 11 bộ trưởng cũng là tướng.
Theo trang New York Times, chức vụ trong quân đội và chính quyền còn đi kèm với đặc quyền như "việc kiểm soát nguồn thực phẩm" và "tỷ giá đổi đô la ưu đãi".
Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino López còn có quyền kiểm soát các cảng biển, và một phần ngành dầu khí và khai khoáng.

Có trung thành và hữu dụng?

Việc để các tướng tá tham gia kiểm soát quyền lực dân sự và kinh doanh khiến cho họ trung thành hơn với chính phủ của Tổng thống Maduro.
Tuy thế, vì nhiều tướng không cầm quân mà chỉ "lo việc khác", lời kêu gọi của phe đối lập Venezuela muốn quân đội chống lại ông Maduro cũng không có tác dụng.
VenezuelaBản quyền hình ảnhDEA PICTURE LIBRARY
Image captionVenezuea lấy cảm hướng từ nhà lãnh đạo quân sự Simon Bolivar chống thực dân Tây Ban Nha
Ngược lại, vì con số quá đông, các tướng Venezuela cũng không phải là một khối thống nhất.
Đã có không ít sĩ quan cấp uý, tá và cả tướng phản đối tổng thống Maduro.
Theo Bloomberg (03/02/2019), có ít nhất 163 sĩ quan Venezuela bị chính quyền bắt thời gian qua.
Nhưng đây không phải là chuyện mới.
Hồi tháng 3/2014, ông Maduro ra lệnh bắt ba tướng không quân vì 'âm mưu lật đổ'.
Sang tháng 8/2018, một tướng và một đại tá thuộc Vệ binh Quốc gia bị bắt cùng hơn 10 người khác vì 'âm mưu tấn công'.
Tuần trước, tướng không quân Francisco Yanez đã bỏ theo phe của ông Juan Guaido và kêu gọi quân sĩ chống lại 'chế độ độc tài Maduro'.
Ông MaduroBản quyền hình ảnhEPA
Image captionÔng Maduro bị phe đối lập cáo buộc lạm dụng, vi phạm nhân quyền và 'gian lận' bầu cử
Cũng vì thế, lòng trung thành của các tướng tá đối với tổng thống Maduro hiện cũng đang bị thách thức.
Một số quan chức Hoa Kỳ tin rằng hiện ông Maduro "đang có nhóm vệ sỹ là an ninh Cuba" chứ không phải người Venezuela.
Cùng lúc, có ý kiến tin rằng dù đe dọa "xâm lăng" chính phủ Trump không hề đặt Venezuela vào trọng tâm của chính sách đối ngoại.
Theo ông Nicolás Saldías từ Wilson Center ở Washington, D.C., thì:
"Việc đó không nằm trong ưu tiên đối ngoại của Trump mà hiện gồm có rút quân khỏi Syria, và cố gắng đưa Mỹ ra khỏi Afghanistan. Ông Trump không hề nhắc [đến Venezuela] trong Diễn văn về tình hình Liên bang."
Hiện Hoa Kỳ, Canada và hơn 30 nước đã công nhận ông Juan Guaido là tổng thống Venezuela nhưng chính quyền của ông Maduro vẫn được Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác ủng hộ.

nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ cám ơn ‘bạn thân’ Việt Nam về cuộc gặp với Chủ tịch Kim


 
08/02/2019 Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino hôm 7/2 ca ngợi Việt Nam khi thông tin thêm về cuộc gặp diễn ra vào cuối tháng này giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un. “Việt Nam là một đối tác và là người bạn thân thiết của Mỹ, và chúng tôi cám ơn chính phủ Việt Nam vì sự hào phóng khi đăng cai hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai này”, ông Palladino nói tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ tại thủ đô Washington D.C. Người phát ngôn này nói thêm rằng hiện hai bên đang xúc tiến các cuộc gặp để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa lãnh đạo Mỹ và Bắc Hàn, trong đó có cuộc thảo luận giữa đặc sứ Mỹ về Triều tiên Stephen Biegun và đối tác Kim Hyok-chol ở Bình Nhưỡng.

Thủ tướng Phúc và Tổng thống Trump
 tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2017.
Khi được hỏi thêm về nơi Tổng thống Trump sẽ gặp lãnh tụ Kim ở Việt Nam vào ngày 27 và 28/2, ông Palladino nói rằng điều đó “sẽ được công bố” khi mọi chuyện sẵn sàng, và hiện ông chưa có thông tin gì thêm. “Chúng tôi ngay lúc này đang làm việc về các chi tiết, và chúng tôi nóng lòng đón chờ một hội nghị thượng đỉnh hết sức tốt đẹp”, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết tiếp. Trước đó, có tin nói rằng ông Trump thích thành phố Đà Nẵng, nơi nguyên thủ Mỹ từng tới dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, nhưng ông Kim Jong Un lại muốn tới Hà Nội. Quan chức Mỹ lâu nay vẫn coi Việt Nam là một hình mẫu mà Bắc Hàn có thể học hỏi trong mối quan hệ với Hoa Kỳ.

Chính phủ Hàn Quốc hôm 6/2 nhận xét rằng việc chọn Việt Nam là nơi tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh tụ Kim Jong Un “mang tính biểu tượng quan trọng”, cho thấy rằng vẫn có thể thiết lập mối quan hệ bạn hữu với Mỹ sau một thời gian dài thù nghịch.

Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino dường như cũng nhắc tới điều này khi đề cập tới chuyện hai nước cựu thù “vượt qua xung đột và chia rẽ” để có được mối “quan hệ đối tác thịnh vượng” như hiện nay.

Trên Twitter, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 6/2 viết rằng Hà Nội “mạnh mẽ ủng hộ các cuộc đối thoại nhằm duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trên bán đảo Triều Tiên” và “sẵn sáng tích cực đóng góp và hợp tác với các bên liên quan để bảo đảm thành công của hội nghị thượng đỉnh lần hai”.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-c%C3%A1m-%C6%A1n-b%E1%BA%A1n-th%C3%A2n-vi%E1%BB%87t-nam-v%E1%BB%81-cu%E1%BB%99c-g%E1%BA%B7p-v%E1%BB%9Bi-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-kim/4778132.html

nhận xét hiển thị trên trang

VÌ SAO THỊT BÒ KOBE CỰC ĐẮT?



TBT Thịt bò Kobe thuộc loại cao cấp, đắt “xắt ra miếng”, 5 -7 triệu đồng/ kg. Nhưng nhiều người sẵn sàng trút hầu bao khi biết đến cách chăm sóc kỳ công, “chuyyên nghiệp” với loại bò này… 

  Những lý do khiến thịt bò Kobe đắt giá:
Chế độ dinh dưỡng

 Có gì trong miếng thịt bò đắt nhất thế giới, tận 2 đến 3 triệu đồng cho 400g? - Ảnh 2.
  Bò Kobe chỉ ăn thuần cỏ mà không có bất kì loại thức ăn nào khác trong suốt ba năm cuộc đời. Ở Nhật Bản có rất nhiều núi lửa (cả ngủ đông lẫn đang hoạt động), điều này khiến nhiều vùng đất xung quanh núi lửa trở nên giàu dinh dưỡng, khiến cho rau củ, hoa màu được nuôi trên vùng đất này có chất lượng tốt nhất. Chế độ ăn uống của bò Kobe thuần cỏ được nuôi trồng trên đất này. Nhiều trang trại nuôi bò thường trộn cả các loại hạt như ngô và ngũ cốc cho bò để chúng lớn nhanh. Tuy nhiên bò Kobe lại ăn thuần cỏ, và chỉ được giết thịt sau 30 đến 40 tháng. Nghĩa là một con bò Kobe phải mất đến 3 năm mới đạt đến ngưỡng tốt nhất để giết thịt, điều này khiến chúng sống lâu hơn các loại bò bình thường những hai năm.
Cách chăn nuôi “xa hoa”
 Có gì trong miếng thịt bò đắt nhất thế giới, tận 2 đến 3 triệu đồng cho 400g? - Ảnh 3.
  Bò Kobe được mát xa gần như mỗi ngày, có nơi dùng máy, có nơi thủ công. Nhiều người còn đùa rằng những con bò Kobe thực ra sống còn an nhàn, sung sướng hơn cả người nuôi chúng, bởi vì mỗi ngày ngoài được phục vụ bởi bia và những loại cỏ tươi ngon nhất, thì chúng còn được cẩn thận mát xa. Nhiều người chăn nuôi bò Kobe cho hay những chú bò này phải được mát xa mỗi ngày, đôi khi là mát xa cùng với rượu sake trắng của Nhật để… “giảm stress” cho chúng. Điều này được tin rằng là nguyên do tạo nên các đường vân “cẩm thạch” đặc trưng trên các miếng bò Kobe. Ngoài ra, những con bò Kobe còn được cho nghe nhạc cổ điển thường xuyên, dù chưa có chứng minh khoa học nào, nhiều người tin rằng việc này đã khiến tinh thần những chú bò vui vẻ trong phần lớn cuộc đời của chúng và điều đó khiến thịt ngon.
Độ hiếm
 Có gì trong miếng thịt bò đắt nhất thế giới, tận 2 đến 3 triệu đồng cho 400g? - Ảnh 5.
Kobe chỉ chiếm khoảng 0,6% thịt bò được tiêu thụ tại Nhật. Bò Kobe thuộc phân loại bò Wagyu, từ Wagyu dùng để chỉ những con bò được nuôi và được thông qua bởi kiểm định và nguyên tắc chăn nuôi bò của chính phủ Nhật, nghĩa là rất gắt gao. Bò Wagyu đã hiếm, thì bò Kobe còn hiếm hơn nhiều lần, bởi bò Kobe chính thống chỉ có thể được nhập khẩu từ Nhật nơi chúng được nuôi trên đất núi lửa màu mỡ. Và để được công nhận là bò Kobe thì những chú bò này phải trải qua các cuộc kiểm định nghiêm ngặt.
Trong thực tế, chỉ có khoảng 3000 chú bò được công nhận là Kobe mỗi năm, và thịt bò Kobe chỉ chiếm 0,6% trong số liệu tiêu thụ bò ở Nhật, và chỉ một phần nhỏ trong số 0,6% đó là được xuất khẩu.
Hương vị
 Có gì trong miếng thịt bò đắt nhất thế giới, tận 2 đến 3 triệu đồng cho 400g? - Ảnh 6.
 Có gì trong miếng thịt bò đắt nhất thế giới, tận 2 đến 3 triệu đồng cho 400g? - Ảnh 7.
 Có gì trong miếng thịt bò đắt nhất thế giới, tận 2 đến 3 triệu đồng cho 400g? - Ảnh 8.
Hương vị bò Kobe có lẽ là thứ được ca ngợi và gây ấn tượng nhất cho thực khách. Sau khi đã trải qua hết thảy các yếu tố chăn nuôi, dinh dưỡng và kiểm định thì những miếng bò Kobe cuối cùng có thể được trình làng cho thực khách đều là những miếng thịt chất lượng nhất. Phần mỡ của bò Kobe không tụ một chỗ mà tràn đều ra trong từng thớ thịt, khi đem nướng hoặc áp chảo, mỡ này sẽ chảy ra, áo một lớp màng béo ngậy nhưng thanh và không ngấy. Nhiều người đã tả là bò Kobe có thể tan ra ngay trong miệng mà không cần nhai, tuy nhiên đây chỉ là “lỗi giác” do phần mỡ mềm đã áo một lớp trong khoang miệng. Bò Kobe mềm đến khó tin, nhưng không đến mức cho vào miệng là tan.
Để ăn bò Kobe, thông thường mọi người đều ăn riêng và không có bất kì loại gia vị nào, cũng hiếm ai ăn bò Kobe chín hoàn toàn mà vẫn chừa lại một phần sống ở giữa để có thể trải nghiệm vị thịt nguyên chất nhất. Thịt bò Kobe được mô tả là không thề tanh, do chế độ dinh dưỡng thanh đạm thuần cỏ của những chú bò này. 
http://cafebiz.vn/co-gi-trong-mieng-thit-bo-dat-nhat-the-gioi-tan-2-den-3-trieu-dong-cho-400g-20190208143203187.chn 

nhận xét hiển thị trên trang

Một loạt ‘nhà báo lớn’ sắp ‘vào lò’ theo Vũ ‘nhôm’?


07/02/2019 Khánh An-VOA - Một nguồn tin am tường trong nước cho VOA biết một loạt “nhà báo lớn”, trong đó có thể có một cựu Tổng biên tập của báo Đại Đoàn Kết, sắp bị cơ quan chức năng bắt giữ vì liên quan đến những phi vụ thâu tóm đất đai trong vụ án Vũ “nhôm”. Theo nguồn tin này, “cấp trên” đã có chỉ thị bắt giam, nhưng việc thi hành và công bố sẽ chỉ được phép đưa ra sau dịp Tết Nguyên Đán. Vụ án Vũ “nhôm” được xem là một đại án về tình trạng lũng đoạn của bộ máy nhà nước, liên quan đến rất nhiều người, trong đó có cả sự tiếp tay của Tổng cục Tình báo, thuộc Bộ Công an, cho đến các quan chức lãnh đạo ở địa phương và báo chí.

Ông Phan Văn Anh Vũ tại một phiên tòa ở
 Hà Nội, ngày 30/1/2019. Photo: TTXVN.
Vũ “nhôm”, tên thật là Phan Văn Anh Vũ, 44 tuổi, là một ông trùm khét tiếng thao túng thị trường địa ốc ở Đà Nẵng và cả TPHCM. Trong tay Vũ là hàng loạt dự án ở các khu “đất vàng”. Đại gia này còn được biết đến về khả năng chi phối cả các lãnh đạo cấp cao nhất của Đà Nẵng nhờ mác thượng tá tình báo. Theo Cáo trạng từ các phiên tòa xử Vũ “nhôm” và hai tướng công an, cựu Thứ trưởng công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân vào tháng trước, Vũ “nhôm” đã được tuyển vào làm nhân viên tình báo thuộc Tổng cục 5 Bộ Công an từ năm 2009, sau đó leo lên chức thượng tá, Phó phòng Biệt phái, Tổng cục 5, Bộ Công an, trong một thời gian ngắn dù không có thông tin cho thấy ông này có bằng cấp hay được đào tạo chuyên môn.

Báo chí trong nước dẫn thông tin từ các phiên tòa xử Vũ “nhôm” cho biết đại gia Đà Nẵng này đã thành lập 2 công ty bình phong là Công ty xây dựng Bắc Nam 79 và công ty Nova Bắc Nam 79 để thâu tóm 7 khu “đất vàng” công sản ở các vị trí đắc địa của Đà Nẵng và TPHCM, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 1.159 tỷ đồng. Để làm được điều này, Vũ “nhôm” đã được các lãnh đạo của Cục Tình báo là Thứ trưởng Bùi Văn Thành và Thứ trưởng Trần Việt Tân, và một số quan chức khác ký các văn bản, giấy tờ bảo kê cho hoạt động lũng đoạn đất đai của mình, trong đó có cả tài sản của Bộ Công an là khu đất 129 Pasteur, phường 6, quận 3, TPHCM.

Công an khám xét nhà riêng của Vũ "nhôm", trước đây là nơi tọa lạc của Văn phòng miền Trung của báo Đại Đoàn Kết, vào ngày 21/12/2017.

Ngoài khả năng chi phối các lãnh đạo cấp cao, Vũ “nhôm” còn “nắm” luôn cả giới báo chí trong thời gian tung hoành với công việc kinh doanh mà đại gia này khai trước tòa rằng “được giao làm phát triển kinh tế”.

Hồi tháng 9/2017, một nhà báo tại miền Trung, bà Dương Thị Hằng Nga – Trưởng phòng đại diện khu vực miền Trung và Tây Nguyên của Tạp chí Giao Thông Vận Tải, đã bị cấm xuất cảnh theo chỉ thị của Công an Đà Nẵng chỉ vì viết bài “đụng” đến các dự án đất đai của Vũ “nhôm”.

Vì vậy, gần như không một nhà báo “chính thống” nào dám “đụng” đến Vũ “nhôm”, dù biết rõ những sai phạm về đất đai của ông này. Lý do, theo một số nguồn tin trong giới báo chí, có thể là vì họ bị đe dọa, hoặc đã được Vũ “nhôm” chi tiền dưới các hình thức hoạt động xã hội hay tổ chức sự kiện, thậm chí là bằng việc sang nhượng đất đai.

Một trong những cơ quan báo chí được cho là có liên quan đến những “lùm xùm” về đất đai với Vũ “nhôm” là báo Đại Đoàn Kết, sau khi báo này chuyển nhượng Văn phòng đại diện ở miền Trung, mà tờ báo xin mua theo diện công sản nhà nước và năm 2004, cho Công ty Xây dựng 79 của Vũ “nhôm” vào năm 2011 để Vũ biến nơi đây thành nhà riêng của mình, khiến cho nhiều người, trong đó có một vài nhà báo của Đại Đoàn Kết, bức xúc vì “đất công” đã bị biến thành “đất tư” dưới bàn tay điều khiển của Vũ “nhôm”.

Vào tháng 8/2014, báo Đại Đoàn Kết đã ra thông báo tuyển Tổng biên tập mới để thay cho Tổng biên tập tờ báo vào thời gian này là ông Đinh Đức Lập bị điều chuyển “do có nhiều sai phạm trong công tác điều hành tờ báo”, theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ.

Sau phiên xử ngày 30/1 vừa qua, tòa án tại Hà Nội đã tuyên Vũ “nhôm” 8 năm tù về tội “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” và 17 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong vụ án ngân hàng Đông Á.

Trong một diễn biến khác, nhà báo-blogger Trương Duy Nhất gần đây được tin là mất tích ở Thái Lan, sau khi ông đến Bangkok xin tị nạn chính trị vào đầu tháng 1.

Trong lúc các tổ chức nhân quyền kêu gọi nhà chức trách Thái Lan điều tra về sự mất tích của ông Nhất, nguồn tin trong nước cho VOA biết ông Trương Duy Nhất đã bị chính quyền Việt Nam bắt giữ.

Ông Trương Duy Nhất trước đây từng làm việc cho báo Công an tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng và sau đó là báo Đại Đoàn Kết.

Do Việt Nam đang trong thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán, VOA chưa thể liên lạc được với các cơ quan chức năng liên quan để xác minh các thông tin trên.

https://www.voatiengviet.com/a/mot-loat-nha-bao-lon-sap-vao-lo-theo-vu-nhom/4775874.html

nhận xét hiển thị trên trang