Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Trung cộng từ “bành trướng” lui về “cố thủ”


baomai.blogspot.com  

Cuối cùng thì đa phần những dự đoán, nhận định của các chuyên gia về triển vọng nền kinh tế của Trung cộng sau khi tổng thống Trump phát động chiến tranh thương mại đã "trật lất". Trump mới tung lịnh áp thuế lên giá trị hàng hóa 250 tỷ USD của Trung cộng mà tăng trưởng kinh tế của Trung cộng đã thấp nhất 22 năm qua. 

baomai.blogspot.com
  
Có một điều rất khó hiểu là theo công bố mới nhất của hãng tin Reuters thì mặc cho Trump phát động chiến tranh thương mại với Trung cộng thì thặng dư thương mại của Trung cộng với Mỹ năm 2018 tăng 17% lên 323,32 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2006. Có nghĩa là hàng hóa của Trung cộng vẫn ồ ạt đổ vào thị trường Mỹ bất chấp gói áp thuế 03 đợt của Mỹ là 25% của đợt 1 và đợt 2 với tổng giá trị hàng hóa 50 tỷ USD và 10% của đợt 3 với giá trị hàng hóa là 200 tỷ USD. 

Rất khó hiểu ở chỗ là sau khi Trump áp thuế lên 250 tỷ USD giá trị hàng hóa để thu về cho ngân sách Mỹ 32,5 tỷ USD tiền thuế thì tại sao vốn hóa trên thị trường chứng khoán của Trung cộng bị thổi bay tới 6.000 tỷ USD (sáu ngàn tỷ đô la) và chỉ số tăng trưởng GDP lại xuống mức thấp nhất 22 năm qua ? 

Rõ ràng khi hàng hóa của Trung cộng chỉ bị Trump đè  đầu lấy 32,5 tỷ USD khi vào Mỹ thôi còn ở các thị trường khác nó không bị đánh thuế, nó vẫn ồ ạt "xuất siêu" sang thị trường Mỹ, Việt nam, EU,... kia mà. Vậy tại sao chứng khoán và chỉ số tăng trưởng kinh tế - GDP của Trung cộng trong năm 2018 lại "thảm hại" đến như vậy ? Mấu chốt vấn đề nằm ở đâu ? 

baomai.blogspot.com
  
Thực ra kinh tế của Trung cộng đã rơi vào trạng thái "HẠ CÁNH CỨNG" từ năm 2016 rồi. Bởi như đã nói nền kinh tế Trung cộng là kinh tế "CHƠI HỤI", ở giai đoạn đầu chủ hụi rất rủng rỉnh nhưng ở giai đoạn cuối rất chông chênh và chỉ cần một hai con hụi chết xù không đóng thì ĐÙNG, BANH XÁC. Nói cách khác khi nền kinh tế Trung cộng đã rơi vào trạng thái "HẠ CÁNH CỨNG" từ năm 2016, có nghĩa kinh tế Trung cộng như cây mục giữa đồng, chỉ cần có cơn gió nhẹ thì nó "RẦM", cơn gió nhẹ chính là đòn áp thuế của Donald Trump đó. HẠ CÁNH CỨNG là gì ? Đó là một thuật ngữ phản ánh tình huống xảy ra khi nền kinh tế một nước nhanh chóng chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp và sau đó là suy thoái. 

Rất dễ đoán định kết cục suy tàn của nền kinh tế Trung cộng khi nó bị cường quốc kinh tế số 01 thế giới là Mỹ tác động. Biết rõ điều này nên Tập Cận Bình luôn kỳ vọng và "ngầm hỗ trợ" cho bà Hillary vào ghế tổng thống đời 45 của Mỹ để bà này nối tiếp di sản của Obama là "cộng sinh" với Trung cộng bởi chính Obama vào năm 2016 vẫn nhận định "Chúng ta (Hoa Kỳ) phải lo sợ hơn nếu Trung cộng đang bị suy yếu - Nếu Trung cộng thất bại, nếu họ không thể duy trì một quỹ đạo phù hợp với dân số của họ, sau đó chúng ta không chỉ thấy nguy cơ xung đột với Trung cộng, mà còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết những thách thức sắp xảy ra". 

baomai.blogspot.com
  
Người tính không bằng trời tính, trong lúc vận động tranh cử và sau khi đắc cử đến nay, Trump luôn đưa ra những quyết sách ứng phó với Trung cộng hoàn toàn đảo ngược với logic của Obama và phe Dân chủ. Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao Donald Trump đơn độc trên chính trường, luôn bị đánh phá từ hai phía Dân chủ lẫn Cộng hòa vì ông đã quyết làm cho Trung cộng sụp đổ để xóa sổ cnxh quái thai. Một sự đi ngược lại các tiền nhiệm "Bill Clinton, George W. Bush, Obam", những người đã ra tay "bảo lãnh" cho Trung cộng "trỗi dậy và lớn mạnh". Thật nguy hiểm cho nhân loại nói chung và nước Mỹ nói riêng nếu bà Hillary làm tổng thống, chắc chắn bà ta sẽ tiếp tục nối gót Obama để giúp cho nền kinh tế của Trung cộng thoát qua giai đoạn "HẠ CÁNH CỨNG" chứ không "thừa cơ đập chết luôn" như Donald Trump.. 


Cũng như Obama, Trump và mưu thần của ông vẫn hiểu rõ một khi nền kinh tế Trung cộng bị suy tàn như logic của Obama là "Nếu Trung cộng thất bại, nếu họ không thể duy trì một quỹ đạo phù hợp với dân số của họ, sau đó chúng ta không chỉ thấy nguy cơ xung đột với Trung cộng, mà còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết những thách thức sắp xảy ra" thì chắc chắn "Mỹ phải lo sợ hơn nếu Trung cộng đang bị suy yếu". Tuy nhiên không vì lo sợ trước một con sói hung hiểm mà thỏa hiệp với nó để chính mình cũng là nạn nhân của nó như ông Peter Navarro đã đúc kết trong BẢO THƯ "Death by China - Chết bởi Trung cộng". Trump và mưu thần đã dốc sức "giết chết con rồng quái vật Trung cộng" bằng cách làm cho nó mất máu, thiếu oxygen để nó chết mà không còn đủ sức cào cấu, đập đuôi gây sát thương cho xung quanh như nỗi sợ  hãi đến mức bạt nhược của Obama. 

baomai.blogspot.com

Cách giết "rồng quái vật" như trên của Trump đã thể hiện rõ qua phép thử ZTE. Nhiều người đã tỏ ra bất mãn, hoài nghi, thậm chí đả kích Trump khi ông trừng phạt ZTE làm cho nó mém sập tiệm rồi lại ra tay cứu nó mà họ không hiểu được đây là "tuyệt kế" của Donald Trump, bởi ông ta không thể để cho hàng vạn công nhân vô tội của ZTE phải mất việc, tạo cớ để giới cầm quyền Trung cộng tiêm nhiễm, tuyên truyền cho họ lòng căm thù Mỹ, điều này rất bất lợi và nguy hại cho nước Mỹ dẫn đến mục tiêu xóa sổ cnxh của Trump sẽ gian nan, xa vời hơn là phải dùng chước "MƯU PHẠ TÂM CÔNG" của quân sư Nguyễn Trãi. Cứu sống ZTE thì hàng vạn công nhân sẽ không bị mất việc nhưng vẫn duy trì án lịnh "tội chết có thể tha nhưng tội sống không tha". 

Một khi ZTE bị Mỹ giám sát gắt gao đồng nghĩa hầu bao của nó bị teo tóp, đời sống của hàng vạn công nhân bị eo hẹp với giới chủ ZTE bóp nghẹt, vặt lông để "cống nạp" cho đảng cộng sản. Lúc này trái banh "oán hận" của hàng vạn lao động Trung cộng không nằm trong chân Trump mà nằm bên sân của Tập. Thật là "diệu kế" và diệu kế này Trump đang khai triển đại trà ra các "con gà đẻ trứng vàng" của Trung cộng, điển hình là Huawei.

baomai.blogspot.com

Trong thế trận bị thế giới bao vây buộc Huawei phải bỏ đi bản chất "tập đoàn nhà nước tư nhân" mà nó "ẩn thân" bấy lâu. Huawei muốn tồn tại thì phải "học tập và làm theo ZTE", tức phải mở cửa cho các nhà đầu tư bên ngoài xâm nhập vào cổ phiếu của nó, phải cơ cấu lại ban quản trị và hệ thống điều hành tập đoàn có sự hiện diện, giám sát của Mỹ. Lúc này Huawei sẽ cùng Mỹ và đồng minh phát triển hệ thống 5G trên toàn cầu nhưng lại là "xác Tàu - nết Mỹ". Cách này quá cao cơ vì rõ ràng nếu ZTE, Huawei sụp đổ thì tốc độ phát triển của nhân loại sẽ bị ảnh hưởng bởi thực tế thì ZTE và Huawei vẫn là những ông lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giết chết nó chi bằng "thay đổi nó" như chính chiêu Khổng  Minh thả Mạnh Hoạch trong Tam Quốc Chí.

Trước những nước cờ "tuyệt kỷ, đầy ảo diệu" của Donald Trump, giới siêu giàu của Trung cộng và các tài phiệt nước ngoài đã nhận ra viễn cảnh sụp đổ của Đông Âu, Liên Sô đang tái hiện ngay trong lòng Trung cộng vì họ "rất nhạy cảm". Họ đã ùn ùn tháo chạy khỏi Trung cộng dẫn đến vốn hóa trên sàn chứng khoán của Trung cộng bay mất 6.000 tỷ USD, tăng trưởng GDP giảm sâu nhất 22 năm qua dù mức "xuất siêu" vẫn tăng không ngừng bất chấp chiến tranh thương mại đã nổ ra.

baomai.blogspot.com
  
Khi kinh tế lao dốc, hạ tầng xã hội sẽ rối loạn buộc Tập Cận Bình phải co về phòng thủ, tung ra các giải pháp tài chánh để chống sụp đổ nền kinh tế, giảm thiểu nạn thất nghiệp,... Đồng nghĩa phải đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế vừa chống suy thoái kinh tế, vừa làm mát lòng Trump.

Điều này dẫn đến lợi ích nhóm bị "xâm hại", thượng tầng cộng sản sẽ phân cực do xung đột lợi ích, bất mãn chính sách,... Trước biểu hiện phân cực trong giới chóp bu cộng sản, bản năng "đa nghi" trong Tập Cận Bình sẽ bùng cháy, nhìn đâu cũng thấy phản nghịch, chống đối buộc Tập phải thanh trừng theo kiểu "giết lầm hơn bỏ sót". 

Vừa bị ngoại thương do Trump đánh, vừa ôm mầm nội loạn do "phân hóa tư tưởng". Trung cộng sẽ SUY TÀN ĐẾN KẺ NGU CŨNG THẤY.



Tran Hung

baomai.blogspot.com



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hun Sen hoan nghênh viện trợ 600 triệu USD của TQ


Lãnh đạo Campuchia hoan nghênh viện trợ 600 triệu USD của Trung Quốc
Thủ tướng Campuchia Hun Sen, hiện đang đi thăm Trung Quốc, hôm 22/1 nói rằng Bắc Kinh sẽ viện trợ cho nước ông gần 600 triệu USD trong khuôn khổ của một quỹ hỗ trợ 3 năm. Ông Hun Sen thông báo về khoản viện trợ từ đồng minh chính trị và kinh tế quan trọng nhất của Campuchia trên một trang Facebook trước khi có bất cứ thông báo chính thức nào từ Bắc Kinh. Nhà lãnh đạo Campuchia nói Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người ông gặp hôm 21/1, đưa ra cam kết này.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Quốc Cường tại một buổi lễ ký kết ở Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 22/1. Theo ông Hun Sen, hai nước cũng đồng ý tăng cường thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD vào năm 2023 và ông Tập hứa mua 400.000 tấn gạo của Campuchia trong năm 2019 cũng như thúc giục các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Campuchia. Thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 6 tỷ USD vào năm 2017.

Ông Hun Sen và ông Tập đồng ý tiếp tục mối quan hệ và sự hợp tác của họ trên mọi lĩnh vực. Theo ông Hun Sen, ông Tập “nói mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia rất là quan trọng, nếu so sánh với các nước khác.”

Hai bên đi đến các thỏa thuận trong bối cảnh các nước phương Tây đang đe dọa áp đặt các chế tài kinh tế lên Campuchia vì chính quyền của ông Hun Sen đàn áp các quyền dân chủ và tiến hành cuộc tổng bầu cử vào năm ngoái một cách không tự do và không công bằng. Liên minh châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Campuchia, đang chuẩn bị rút lại quyền tiếp cận đặc biệt miễn thuế dành cho hầu hết các loại mặt hàng của Campuchia. EU quyết định hành động sau khi Đảng Nhân dân Campuchia của ông Hun Sen chiếm được toàn bộ 125 ghế trong cuộc bầu cử năm ngoái sau đảng đối lập có uy tín duy nhất bị giải tán theo quyết định của Tòa án Tối cao Campuchia.

Ông Hun Sen, người nắm quyền hơn 3 thập kỷ qua, phụ thuộc nặng nề vào tài trợ của phương Tây để giúp nước ông phục hồi sau nhiều năm chiến tranh và bất ổn, nhưng vẫn khăng khăng rằng các nguyên tắc dân chủ và dân quyền được tuân thủ. Việc tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á và việc nước này cung cấp một lượng lớn viện trợ và đầu tư cho Campuchia đã khiến cho ông Hun Sen coi nhẹ sự chỉ trích của phương Tây. Phần lớn cơ sở hạ tầng của Campuchia trong những năm gần đây đã được tài trợ bởi chính phủ và các công ty Trung Quốc. Trung Quốc cũng đồng ý xóa nợ và cấp cho Campuchia cơ chế miễn thuế đối với hàng trăm mặt hàng.

Đầu tư và công nhân Trung Quốc đã đổ vào Đông Nam Á như một phần của sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng “Vành đai và Con đường” của ông Tập. Đổi lại, Campuchia đã đứng về phía Bắc Kinh trong lĩnh vực ngoại giao tại khu vực, đặc biệt liên quan đến các yêu sách của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông.

Trung Quốc là đồng minh thân cận của Campuchia từ những năm 1970, khi nước này ủng hộ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ từ 1975 tới 1979 của nhà độc tài Pol Pot khiến gần 2 triệu người Campuchia bị sát hại.

Hun Sen, 66 tuổi, đã kết hợp giữa mưu mẹo và vũ trang mạnh mẽ để cai trị Campuchia. Ông đã tuyên bố trước cuộc bầu cử vào năm ngoái rằng ông dự định sẽ nắm quyền hai nhiệm kỳ nữa.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHUYỆN LÀNG VĂN NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM CON CHÓ


Nhà văn Đỗ Bích Thúy, vừa từ bỏ chức vụ Phó Tổng biên tập Văn Nghệ Quân Đội.

Thêm một Phó Tổng Biên tập xin từ chức 

Khi ấn phẩm Tết Kỷ Hợi của Văn Nghệ Quân Đội phát hành, thì Phó Tổng Biên tập của tạp chí này là nhà văn Đỗ Bích Thúy cũng chính thức từ nhiệm. Như vậy, chỉ trong một thời gian không dài, Tổng Biên tập Văn Nghệ Quân Đội – nhà văn Nguyễn Bình Phương đã phải lưu luyến chứng kiến hai vị phó của mình là nhà văn Nguyễn Đình Tú và nhà văn Đỗ Bích Thúy xin rút khỏi vị trí lãnh đạo cơ quan văn chương lâu đời bậc nhất ở Việt Nam. Trong khi ở các báo khác có vô số đồng chí đấu nhau đến u đầu mẻ trán để trèo lên, thì tại sao ở Văn Nghệ Quân Đội lại có nhiều trường hợp tự nguyện... tụt xuống? 


Hậu trường ra sao thì chẳng ai rõ, nhưng cả nhà văn Nguyễn Đình Tú và nhà văn Đỗ Bích Thúy đều khẳng định họ rời ghế Phó Tổng Biên tập Văn Nghệ Quân Đội vì lý do cá nhân. 

Nhà văn Nguyễn Đình Tú nghỉ, thì có nhà văn Phùng Văn Khai thay thế. Còn nhà văn Đỗ Bích Thúy nghỉ, sẽ tạo cơ hội cho ai? Hồi hộp chờ xem, nín thở chờ xem! 

Năm nay, nhà văn Đỗ Bích Thúy vừa tròn 44 tuổi, nên chưa đủ tiêu chuẩn nghỉ hưu. Cũng giống như nhà văn Nguyễn Đình Tú trước đây, nhà văn Đỗ Bích Thúy chuyển sang Ban Sáng tác. Hiện nay, duy nhất Văn Nghệ Quân Đội là tạp chí có Ban Sáng tác, mà những nhân vật được vào đây chỉ nhận lương để viết lách mà thôi. Oách, quá oách, “Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta” thì thật tuyệt vời! 


PV
Nguồn: LeThieuNhon.
_________________


Nhà thơ Văn Công Hùng về với Dân

Nhà báo Chu Vĩnh Hải viết: Tin tốt lành !Nhà văn Văn Công Hùng- nguyên Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Gia Lai, người mới về hưu cách đây không lâu, đã âm thầm bỏ đảng và được đảng cộng sản Việt Nam khai trừ.

Nhà văn Văn Công Hùng vào lúc 9 giờ 30 ngày 22-01 đã công bố trên FB cá nhân của anh ấy hai văn bản này kèm theo câu thơ của Chế Lan Viên: "Anh về với nhân dân như nai về suối cũ".
 
 
Trần Nhương: 
GỬI NHÀ THƠ VĂN CÔNG HÙNG

TNc: Lâu chưa gặp nhau nhưng vẫn thường xem vanconghung.com để đọc những bài về mảnh đất Tây Nguyên rất hay của Hùng. Hôm nay rất bất ngờ thấy trên FB của Văn Công Hùng đưa lên quyết định của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Gia Lai xóa tên Hùng trong hàng ngũ đảng viên vì lí do hơn 3 tháng không sinh hoạt, không nộp đảng phí.
 
Lòng cũng nao buồn vẫn biết hơn 85 triệu quần chúng phần đông là công dân tốt, tử tế. Không ở trong Đảng nữa mong Văn Công Hùng luôn luôn là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Mong được đọc những bài thơ, bài viết về vùng đất "Có cái nắng, có cái gió..." của Văn Công Hùng.
 
Hãy bảo trọng nhà thơ ơi ! 



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Người Việt ngu đi vì sinh viên khoái chạy xe ôm


Đọc bài này càng thấy tại sao người Việt ngày càng ngu. Tầng lớp ưu tú nhất, lực lượng tiên phong đấu tranh với những sai trái của nhà nước, của xã hội lại chỉ thích chạy xe ôm. Chạy để "đầu óc không cần suy nghĩ nhiều, đi làm về là lăn lóc ra ngủ". Chạy dù "số tiền kiếm được để trang trải những khoản chi tiêu hàng ngày, dĩ nhiên vẫn cần phụ cấp từ phía gia đình". Đêm chạy xe ôm, sáng ngủ, buổi chiều, "lại chạy qua chỗ người anh quen phụ giúp làm công trình". Cuộc sống như thú hoang kiếm mồi như thế thì học hành gì. Tôi là cán bộ nhà nước nghỉ hưu, giờ dạy đại học, hàng ngày đều gặp các sinh viên lười biếng thấy rất buồn. Vừa vào lớp là họ ngủ không cần biết trời đất là gì... Họ là đa số chứ không phải thiểu số. Đất nước này sẽ đi về đâu với những chủ nhân tương lai của đất nước như thế ? Nhưng chẳng cần nhìn tương lai, cứ nhớ về các thế hệ sinh viên những năm 1985-1995, bây giờ sau 25-35 năm đang sống hoàn toàn ích kỷ, khiếp sợ chính quyền, chỉ thích bám chân hầu hạ các quan chức và chủ doanh nghiệp kiếm tiền rồi vào quán 1, 2, 3 - zô zô là biết tương lai họ không phải là người làm thuê cho người nước ngoài, đất nước không rơi vào tay ông chủ Tàu mới là lạ. Thần tiên nào sẽ đến VN để rọi đuốc văn minh, dựng cờ khai hóa lần này đây ?
"Sinh viên chạy xe ôm có cái thú vui của nó..."
22/01/2019 -Chạy bàn, bán hàng thuê, bốc vác, chạy xe ôm, giao hàng...là những công việc mà phần lớn sinh viên lựa chọn kiếm thêm thu nhập cho bản thân thay vì các công việc liên quan đến chuyên ngành đang theo học. 
Sơn chia sẻ câu chuyện về thu nhập: "Hầu hết mọi người nghĩ làm xe ôm hay giao hàng là nghèo nhưng thu nhập từ công việc này cũng không kém những bạn đi làm công ty, văn phòng, có khi còn hơn". Số tiền Sơn kiếm được để trang trải những khoản chi tiêu hàng ngày, dĩ nhiên vẫn cần phụ cấp từ phía gia đình. "Lao động chân tay mệt thì có mệt nhưng đầu óc không cần suy nghĩ nhiều, đi làm về là lăn lóc ra ngủ", Sơn tâm sự.
5h30 sáng, tiếng điện thoại réo lên một hồi thông báo đã có người nhận chuyến xe Grabbike. Trong trí tưởng tượng, chắc sẽ là một chú xe ôm đứng tuổi, mặt kham khổ, hay chí ít cũng ngái ngủ bởi bị đánh thức rất sớm cho chuyến xe của mình. Nhưng xuất hiện tại con ngõ tờ mờ sáng lại là khuôn mặt của một chàng trai trẻ, thân hình nhỏ con hồ hởi xách đồ và thao thao bất tuyệt về công việc chạy xe ôm thâu đêm của mình. Cả hành trình, cậu nhiệt tình kể chuyện với khách tạo sự thân thiện nhưng mục đích lớn nhất có lẽlà để quên đi sự buồn ngủ đang thường trực trong con người nhỏ bé kia.

Tuấn Sơn, cậu bạn xe ôm thân thiện, quê ở Bắc Giang và là sinh viên năm cuối của Trường ĐH Giao thông Vận tải. Như để hành khách bớt cơn buồn ngủ vào sáng sớm, cậu tự nhiên chia sẻ về công việc chạy xe ôm của mình.
Sơn kể, cậu mới chạy xe ôm được hơn 1 tháng nhưng thấy kiếm được nên cứ theo, mặc dù đã học năm cuối:
"Công việc văn phòng bây giờ áp lực lắm! Bị sếp đè lên đè xuống mà lương cũng bèo bọt, thà chạy xe ôm thích đi thì đi, mưa quá thì nghỉ, nắng quá ngồi chơi, mệt không cần xin phép mà lại tiền tươi thóc thật, cũng thú vị".
Sơn chỉ chạy xe về đêm, từ 23h đến 7h sáng hôm sau, về phòng cậu lăn ra ngủ ngon lành sau cả một đêm dài.
Đang trong khoảng thời gian chuẩn bị ra trường, công việc học không cần lên giảng đường thường xuyên nên đêm Sơn chạy xe ôm, sáng về ngủ 3-4 tiếng.
Một vài buổi chiều, Sơn lại chạy qua chỗ người anh quen phụ giúp làm công trình. 
"Mình phụ anh làm công trình về đường ống hay xây lắp, nhưng chỉ thỉnh thoảng lúc nào rảnh với muốn đi, lâu dài mình cũng muốn làm việc tại một công ty tử tế, làm xe ôm là để trải nghiệm cho biết "mùi đời" - Sơn hóm hỉnh.
Suốt quãng đường, Sơn chia sẻ câu chuyện về thu nhập:
"Hầu hết mọi người nghĩ làm xe ôm hay giao hàng là nghèo nhưng thu nhập từ công việc này cũng không kém những bạn đi làm công ty, văn phòng, có khi còn hơn".
Số tiền Sơn kiếm được để trang trải những khoản chi tiêu hàng ngày, dĩ nhiên vẫn cần phụ cấp từ phía gia đình.
"Lao động chân tay mệt thì có mệt nhưng đầu óc không cần suy nghĩ nhiều, đi làm về là lăn lóc ra ngủ", Sơn tâm sự.
"Để kiếm những bạn sinh viên làm thêm đúng chuyên ngành mình đang theo học hay những công việc lao động trí tuệ mới khó, chứ công việc chân tay thì vô số" - Đó là chia sẻ của Phương Mai - cô sinh viên năm cuối trường sư phạm.
Vốn dĩ là một chuyên ngành về giảng dạy, thay vì chọn đi làm gia sư, dạy học kèm, Mai lại lựa chọn làm tại quán ăn nhanh, phục vụ nhà hàng tính đến nay cũng hơn 3 năm, bằng số năm theo học đại học.
"Dạy học gia sư nhiều áp lực, áp lực từ phụ huynh, áp lực từ học sinh sau đấy bản thân còn chưa tự tin với kiến thức để đi dạy học", Mai chia sẻ.
Không quá khó khi bắt gặp hình ảnh một quán cafe mà đội ngũ nhân viên hầu hều đều là sinh viên, hay tại các cửa hàng quần áo, phục vụ quán ăn..
Có những bạn sinh viên gắn bó với công việc ấy từ năm này qua năm khác...Họ hoạt bát, năng động, thân thiện nhưng họ từ chối với công việc liên quan đến những gì bản thân được đào tạo.
Cũng như hầu hết xu hướng chọn công việc làm thêm của các sinh viên khác, Hồ Hương - sinh viên mới ra trường của Trường ĐH Điện lực vẫn lựa chọn đi bán hàng thuê.
"Làm ở đây không chịu áp lực, không áp doanh thu, nghỉ chỉ cần nhờ người làm hộ, cũng chẳng có công việc đem về nhà. Thêm nữa, có thời gian rảnh còn thoải mái lướt mạng hay tán gẫu với bạn bè". Với mức lương 18.000 đồng/giờ, ngày làm 8 tiếng và đó là khoản tiền Hương đủ trang trải cho cuộc sống mới ra trường của mình.
Lan Hương
https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/guong-mat-tre/thich-lao-dong-chan-tay-thay-lao-dong-tri-tue-la-xu-huong-cua-sv-504280.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

GIỚI SIÊU GIÀU – NƯỚC NGOÀI VS VIỆT NAM

[GIỚI SIÊU GIÀU – NƯỚC NGOÀI VS VIỆT NAM] Việt Nam là một trong những quốc gia có tầng lớp siêu giàu phát triển nhanh và mạnh nhất thế giới. Thoạt đầu thì cứ nghĩ là chuyện cười nhưng suy ngẫm lại thì hoàn toàn đúng với thực tế. Không có nơi nào trên thế giới lại quái dị như Việt Nam. Một đất nước nghèo với GDP trên đầu người chỉ tầm $2,000/năm nhưng lại có tầng lớp siêu giàu phát triển chóng mặt.
Khi nói tới khoảng cách giàu nghèo thì sẽ có phe trái nghịch. Bên cổ điển cho rằng đây là điều tự nhiên trong kinh tế thị trường. Bên cấp tiến thì lại cho rằng đây là minh chứng cho một xã hội bất công. Những điều đó hoàn toàn đúng với một đất nước tư bản. Nhưng tôi nghĩ với Việt Nam thì cần có thêm một góc nhìn nữa.
Ở các nước tư bản, tầng lớp siêu giàu là những doanh nhân, các nhà khởi nghiệp, các giám đốc, diễn viên hoặc ca sĩ – những người được coi là đầu tàu và tinh hoa của đất nước. Họ đi lên bằng sự sáng tạo của con người và tài năng của bản thân.
Trong một cơ chế thị trường linh động thì khoảng cách giàu nghèo là điều tốt, vì nó phân thưởng thành quả cho những ai mạo hiểm và dấn thân. Sự phát triển của tầng lớp siêu giàu ở xứ tư bản kéo theo sự thịnh vượng của hàng triệu người khác. Điều này trông thấy rõ rệt không chỉ ở Tây Phương mà các nước Châu Á.
Nhưng ở Việt Nam – một nước nửa mùa giữa phiên bản tư bản hoang dã và CNXH lỗi thời – khoảng cách giàu nghèo được tạo ra bởi tầng lớp chính trị và tầng lớp bị cai trị. Sự giàu có xuất hiện một cách bất thường, trái nghịch với quy luật thị trường và nằm ngoài tầm phát triển của tư bản. Vì thế cho nên nó không giải thích được vì sao người giàu ngày càng giàu trong khi người nghèo lại dậm chân tại chỗ.
Việt Nam không có tầng lớp siêu giàu từ thị trường tư bản, mà chỉ có tầng lớp siêu giàu từ bất động sản, thao túng thị trường hoặc sự cấu kết với chính quyền. Cho nên không thể đem tầng lớp siêu giàu ở Việt Nam và coi đó là thành quả phát triển được.
Những tỷ phú bất động sản giàu trên nước mắt của dân đen, những đại gia đang nắm vị thế độc quyền giàu trên sự bất mãn của người dân hay những quan chức giàu lên trên sự tàn phá của đất nước – họ không phải là những gì đất nước này cần. Họ là lý do vì sao đất nước này mãi nghèo và dân mãi ngu dốt.
Sự đi lên của tầng lớp này không phải là sự phát triển của đất nước, mà là sự thăng tiến của tầng lớp cầm quyền. Nó chỉ cho thấy rằng những con người ngày xưa tự gọi là các nhà cách mạng, bây giờ đang làm giàu trên nước mắt của dân dưới danh nghĩa kinh tế thị trường định hướng CNXH. Đất nước này chẳng có gì để phô trương cho thế giới. Tầng lớp siêu giàu xứ tư bản đem lại sự phồn vinh, còn tầng lớp siêu giàu xứ CNXH đem lại sự tàn phá.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
lao-ng-4

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao nhiều doanh nhân tên Vũ đi tu?


ANH MAI
NĐT - Câu chuyện 'lên núi' của ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tôn Hoa Sen được tiết lộ mới đây gợi nhớ đến hai doanh nhân Việt tên 'Vũ' khác cũng chọn 'đi tu' sau thời gian chinh chiến trên thương trường như ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên, ông Phạm Nhật Vũ - Chủ tịch AVG.

Các doanh nhân nổi tiếng tên Vũ này đều giống nhau ở những phát biểu mang đầy tham vọng trong việc đưa doanh nghiệp đi đến đỉnh cao và đều chọn những nơi rừng núi để ở ẩn, tĩnh tâm hay tìm triết lý kinh doanh từ Phật pháp, thiền định.

Lê Phước Vũ 'lên núi' ở ẩn chờ ngày 'xuất chiêu'

Xuất hiện trong ĐHĐCĐ hôm 14/1, ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen đã tiết lộ ông đang sống trên núi, 1 tháng chỉ ghé Hoa Sen 2 lần, mỗi lần 2 tiếng. Ông cũng khá thoải mái khi tiết lộ cụ thể những công việc của mình khi ở trên núi. Theo đó, 3 giờ sáng ông Vũ dậy tập công phu đến 5-6 giờ, cuộc sống an lành và vui.

Ông Vũ cho biết, "hai mươi mấy năm nay đi đòi nợ, đi bán hàng, đi kiểm kê kho, đi xuống công trường… đến lúc cũng phải được nghỉ", nếu không "chết sớm thì sao". Ông cho hay hiện tại bản thân ở trên núi, nếu ai có muốn gặp ông thì lên núi để gặp, dưới Đà Lạt ngay chân đèo Bảo Lộc, có một ngọn núi ở đó.

Cơ sở để Chủ tịch Hoa Sen thảnh thơi, an nhàn với cuộc sống tự tại theo chia sẻ của ông là vì tính đến hiện tại Hoa Sen đã có một ban lãnh đạo đã có sự va chạm, sự mài dũa, đạt độ chín nhất định và trung thành với Tập đoàn.

Theo đó, ngày xưa tay chân yếu giờ tay chân khỏe rồi, ông Vũ cho biết chỉ còn dùng cái đầu thôi, như vậy theo vị này mới là Chủ tịch!

Chủ tịch Hoa Sen khẳng định "công việc rất tốt, đâu cần đến tôi đâu". Dù vậy, niên độ tài chính 2017-2018, Tập đoàn Hoa Sen sụt giảm gần 70% lợi nhuận, lỗ 100 tỷ đồng trong quý IV/2018. 

Lý giải thích về khó khăn năm qua, theo ông Vũ, những quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra những sự đảo lộn, những nền kinh tế lớn như Trung Quốc… cũng bị đảo lộn, "Hoa Sen như một hạt cát, chắc chắn phải bị ảnh hưởng".

Lợi nhuận kinh doanh có phần "bết bát" của Hoa Sen một phần đến từ số nợ vay "khổng lồ" của tập đoàn này. Tại thời điểm 30/9/2018, tổng vay nợ của Hoa Sen là hơn 14.300 tỷ đồng, tăng gần 2.500 tỷ đồng (21%) so với niên độ tài chính trước.

Bên cạnh lợi nhuận thấp hơn kế hoạch thì mục tiêu mở 700 cửa hàng cũng chỉ mới thực hiện được 600. Năm qua, Hoa Sen cũng tinh gọn bộ máy, giảm nhân viên từ 9.300 về còn 7.000 người.

Về các dự án của tập đoàn, ngoài siêu dự án Cà Ná bị dừng, dự án Tháp Hoa Sen của Công ty Hoa Sen Quy Nhơn cũng vướng vấn đề đất nền phải đấu thầu nên tỉnh đã có quyết định dừng và thu hồi dự án. 

Nói về dự án Cà Ná, ông Vũ cho biết dự án dừng cũng tốt, vì nếu giờ làm Cà Ná thì bản thân phải đứng công trình... còn không làm thì ông có thời gian sống trên núi, an vui với tâm an trí sáng. Tuy nhiên, ông Vũ khẳng định dù sống trên núi vẫn nắm tình hình tập đoàn.

Dự án thép Cà Ná - Ninh Thuận đã được bàn thảo tại ba kì đại hội cổ đông của Tập đoàn Hoa Sen. Thời điểm công bố dự án Cà Ná, ông Lê Phước Vũ khẳng định "ngu gì không làm thép" và gần đây nhất, ông cho biết "khi nào Cà Ná được cấp phép, tôi xuất chiêu cho quý vị coi". Và chắc chắn không ít các cổ đông sẽ đặt câu hỏi, khi nào Cà Ná mới có giấy phép để ông Vũ "xuất chiêu"?

Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ tái xuất sau 5 năm lên núi

Trước đó, đột ngột biến mất 5 năm, khi trở lại, ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên - đã mang một phong thái hoàn toàn khác khiến nhiều người bất ngờ.

Vào cuối năm 2013, ông chủ cà phê Trung Nguyên đã nhịn ăn, ngồi thiền 49 ngày cùng một nhóm gần chục người tại núi M’drăk, Đăk Lăk.

Chia sẻ với báo chí vào thời điểm ấy, ông Vũ cho biết, ông cần một khoảng thời gian tịnh tâm, thiền và nhịn ăn trong 49 ngày để tinh thần minh mẫn, nghĩ những việc lớn. Thực phẩm duy nhất của cuộc “trường chinh” này chỉ là món nước mè đen.

Có mặt ở sự kiện kỷ niệm thành lập thương hiệu và ra mắt hệ sản phẩm cà phê mới mang tên Trung Nguyên Legend chiều tối 16/6/2018, ông chủ Trung Nguyên ăn vận như một tu sĩ, mặc áo dài đen, quần lĩnh trắng rộng, cổ quấn khăn rằn, hai tay chắp lưng. Ông tự xưng là "Qua", gọi những người xung quanh là "người anh em".

Ông Vũ cho biết nhiều năm qua, ông đã hiểu hết đời sống nội tại, có thể kiến tạo sự hoàn hảo cho chính mình và cho từng gia đình của nhân viên mình, có thể cho cả quốc gia và thế giới này, có thể bằng mọi giải pháp, mọi thứ.

Ông khẳng định sau 5 năm thiền định, ông đã có lời giải cho tất cả mọi câu hỏi trên thế giới này, đồng thời sẽ đưa Trung Nguyên trở thành tập đoàn thống lĩnh toàn cầu, khác biệt và duy nhất toàn cầu.

Trong vụ tranh chấp giữa vợ chồng "vua" cà phê, bà Lê Hoàng Diệp Thảo - vợ ông Vũ không ít lần bày tỏ nỗi lao tâm khổ tứ nghĩ kế sách "cứu Trung Nguyên, cứu gia đình, cứu anh Vũ", ngược lại, ông Vũ chọn cách giữ im lặng trong thời gian dài, cho đến khi tổ chức một cuộc gặp báo giới kéo dài tới 4 tiếng.

Tại cuộc gặp này, ông Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định sức khỏe của ông hoàn toàn bình thường.

Trong thông cáo phát báo chí dài phát đi trình bày thông tin liên quan đến các tranh chấp, khiếu kiện kéo dài nhiều năm qua giữa ông Vũ - bà Thảo, Trung Nguyên cũng đã công bố tổng lợi nhuận lần lượt các năm từ 2012 - 2017, căn cứ vào báo cáo tài chính đã được Công ty KPMG Việt Nam kiểm toán.

Cụ thể, năm 2012, tổng lợi nhuận Trung Nguyên là 152 tỷ đồng. Tới năm 2013 là 287 tỷ đồng - tăng 88%, và lập đỉnh vào năm 2014 với mức lợi nhuận kỉ lục 1.295 tỷ đồng - tăng 350%. Tuy nhiên, tới năm 2015, tổng lợi nhuận Trung Nguyên chỉ còn là 808,5 tỷ đồng. Năm 2016 còn 768,4 tỷ đồng và năm 2017 là 682 tỷ đồng.

Dù lợi nhuận suy giảm trong các năm gần đây, nhưng Tập đoàn Trung Nguyên cho biết vẫn giữ vững sự tăng trưởng đột phá trong hoạt động kinh doanh.

Phạm Nhật Vũ ẩn tu tại gia

Ông Phạm Nhật Vũ - Chủ tịch Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG) đã thọ giới quy y, "ẩn" tu tại gia với pháp danh Từ Vân. 

Ông Phạm Nhật Vũ được công chúng biết đến nhiều hơn khi mua độc quyền bản quyền truyền hình giải bóng đá V-League 20 năm. Sau đó, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đăng đàn phản đối, thành lập công ty VPF với mục tiêu giành lại giải này từ VFF (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đơn vị ký độc quyền với AVG - Truyền hình An Viên).

Gần đây nhất, cái tên Phạm Nhật Vũ lại được nhắc đến với quyết định hủy bỏ thương vụ 8.900 tỷ đồng với Mobifone.

Năm 2004, ông Phạm Nhật Vũ bắt đầu tuyển dụng một nhóm nhân sự và nghiên cứu về truyền hình trả tiền. Đến năm 2008, AVG chính thức được thành lập với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng. AVG bắt đầu phát sóng thử nghiệm cuối năm 2010, trước khi chính thức khai thác thương mại một năm sau đó.

Phạm Nhật Vũ hâm mộ 5 chữ (ngũ căn) trong đạo Phật: Tín (có niềm tin, tôn trọng và giữ đúng lời hứa với người khác để có được sự tín nhiệm của mọi người); Tấn (tu hành rốt ráo, nâng cao kiến thức); Niệm (luôn luôn có ý nghĩ trong sáng); Định (không bị xáo trộn, luôn vững vàng); Tuệ (trí tuệ mẫn tiệp, quyết định sáng suốt). Trong đó chữ Tín luôn đứng ở đầu. Mọi việc lấy chữ "tín" làm đầu. 

Theo ông Vũ, trong khi làm việc, nếu không có chữ 'tín' thì không thể thành công được. "Đã hứa thì phải giữ lời hứa, có thế mới giữ được sự tín nhiệm của người khác với mình".

Chủ tịch của AVG được biết đến là người bỏ tiền trùng tu chùa Trúc Lâm Thanh Lương thuộc xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh; xây dựng Trúc Lâm tịnh viện tại đảo Hòn Tre, thành phố Nha Trang...

Nhằm góp phần chăm lo sức khỏe cho Chư Tôn Đức Tăng Ni trong Hội đồng chứng minh và Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), mới đây Nhóm Chăm sóc Sức khỏe do Cư sĩ Từ Vân - Phạm Nhật Vũ đứng đầu đã phát tâm phối hợp với Vinmec cấp thẻ khám chữa bệnh dành riêng cho lãnh đạo GHPGVN, tại hệ thống bệnh viện Vinmec.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những người vượt biên




(VnExpress 29/12/2018) Soi 4 Sukhumvit, Bangkok, Thái Lan là một địa điểm du lịch nổi tiếng toàn cầu: từ đầu soi (hẻm) đi vào vài mươi mét là Nana Plaza - nơi mà các nhà thầu đã tự hào viết lên dòng chữ “Trung tâm giải trí người lớn to nhất thế giới” bằng đèn neon.

Ở đó, bạn sẽ tìm thấy nhiều hình ảnh mà các nhà quảng bá du lịch Thái Lan không muốn khoe ra. Sặc sụa hơi người, hơi nước hoa và hơi bia. Bước chân vào đó, với tất cả sự suồng sã của nó, nhiều khách du lịch đoan chính sẽ phải đỏ mặt.

Nhưng câu chuyện của chúng ta cách cái tụ điểm hấp dẫn ấy vài mươi mét: đầu soi 4, phía bên kia đường, bạn sẽ bắt gặp một người bán nước hoa quả. Tôi không biết bạn, trong trải nghiệm của mình, sẽ gặp chính xác người bán nước hoa quả nào, họ thay đổi vị trí liên tục. Nhưng tôi có thể thông báo cho bạn chính xác một điều: Cô ta hoặc anh ta, đến từ một xã ở Thanh Hóa.

Lần sau đến Bangkok, bạn có thể thử dừng lại, mua một chai nước lựu giá 50 bath và hỏi tên cái xã đó. Tại Sukhumvit, con phố du lịch nhộn nhịp nhất nước Thái và cả vùng Đông Nam Á, những nguời Việt di cư thống trị các quầy hoa quả chế biến trên hè phố. Nếu bán nước hoa quả, người ấy đến từ một xã ở Thanh Hóa. Nếu bán hoa quả gọt sẵn, người đó, khả năng rất cao, đến từ một huyện ở Nghệ An.

Những lao động Việt Nam này nhập cảnh bằng visa du lịch, và mỗi tháng một lần, di chuyển bằng xe đò đến biên giới, xuất cảnh và nhập cảnh lại. Họ đã phát hiện ra một cơ hội làm ăn khá tinh tế: hoa quả được mua từ chợ đầu mối Khlong Toei cách đó khoảng hai cây số, nhưng sau khi chế biến thành nước ép, đẩy xe đến tụ điểm du lịch, thu lãi gấp đôi.

Tất nhiên đó là một mô hình khởi nghiệp không hợp pháp. Visa du lịch không cho phép họ bán rong. Nhưng bằng sự khéo léo theo cách nào đó (mà theo lời kể, là với cảnh sát khu vực), họ duy trì hoạt động buôn bán trên những hè phố tại Sukhumvit, và vài địa điểm khác tại Bangkok nhiều năm nay.

Tôi hay gọi nhóm này là "những người vượt biên thế kỷ 21" trong các buổi thảo luận đề tài. Thật ra họ không "vượt biên" theo nghĩa hình sự của từ này, mà bằng nhiều thủ thuật lách qua các đường biên giới để mưu sinh, bằng visa du lịch, visa đi học, hay là hợp đồng hôn nhân với người nước ngoài... Bạn có thể bắt gặp họ ở Hong Kong, Ba Lan, Thái Lan, Đài Loan hay Hàn Quốc.

Năm ngoái, tôi đề nghị phóng viên về đúng vùng đất nơi họ đã ra đi, ở cái tỉnh nghèo miền Trung Việt Nam ấy, với mong muốn tìm được một câu chuyện hấp dẫn. Tất nhiên đó phải là một câu chuyện hay phục vụ độc giả của VnExpress, tôi đinh ninh.

Nhưng phản ánh của phóng viên sau đó khiến tôi hụt hẫng: hơn một trăm con người đã đi Thái Lan bán nước hoa quả kia, chỉ là một phần nhỏ của lực lượng lao động địa phương đã di cư. Lãnh đạo xã không có mấy cảm xúc về việc này.

Nếu tách riêng ra để nhìn, ở giữa Bangkok, một nhóm người Việt thống lĩnh cả một ngành bán rong, rõ ràng là một hiện tượng kỳ thú. Nhưng nhìn từ góc độ địa phương, khi mà phần lớn lao động trong làng đã tha phương cầu thực, việc có hơn một trăm người đến chỗ này, một trăm người đến chỗ khác, không phải là chuyện gì đặc biệt.

Sau này tôi mới nhận ra rằng đúng là chuyện ở phố Sukhumvit không quá đặc biệt. Khi mà luồng di cư từ nông thôn Việt Nam tỏa ra muôn hướng, với cả chục triệu người, thì việc có một nhóm "tỏa" đến Thái Lan, đến Đài Loan hay Hàn Quốc làm lao động trái phép chỉ là một nhánh tất yếu.

Chúng ta dễ có cảm xúc đặc biệt với các vấn đề của lao động Việt ở nước ngoài. Nhưng hãy nghĩ sâu hơn: thật ra, luồng lao động di cư thiếu kiểm soát tạo ra các vấn đề ở nhiều nơi. Từ một xã nông thôn nhỏ, họ sẽ đến Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Sài Gòn, hay Bangkok. Thậm chí sẽ có khoảng một chục người vượt biên sang Ba Lan bằng đường bộ sau khi vào Nga bằng visa du lịch.

Mỗi nơi, các vấn đề xã hội sẽ được tạo ra theo các cách khác nhau. Không phải là ở Hà Nội hay Sài Gòn thì việc di cư tự do tạo ra ít vấn đề, giả dụ như lấn chiếm vỉa hè, chuyện quản lý cư trú, trẻ con không được đi học, không được tiêm chủng... bạn có thể gặp ở một xóm trọ nghèo nàn nào đó tại quận 2.

Cuối cùng, thì chuyện ở Thái nghe rất hấp dẫn, thật ra không đặc sắc gì hơn chuyện của một nhóm hàng rong nào đó tại Sài Gòn. Nó cùng là các nhánh, các mặt tiêu cực có thể phát sinh của một dòng người di cư khổng lồ.

Cách giải quyết tận gốc vấn đề của dòng lao động di cư tự do, vì thế, không phải nằm ở nơi họ đến, mà là ở nơi họ đã đi; không phải là siết chặt visa du lịch ở Thái Lan, Đài Loan; cũng không phải là ra quân dọn vỉa hè ở Sài Gòn, Hà Nội; cũng không phải là quản lý cư trú chặt chẽ ở Bình Dương, Đồng Nai. Nó nằm ở kinh tế chính cái nơi họ đã ra đi.

Ở các tỉnh bây giờ, có một phong trào gọi là "thu hút nhân tài". Nhưng tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta bắt đầu nghiêm túc nghĩ đến các chính sách "giữ chân người bình thường".

Tăng trưởng mạnh từ các ngành công nghiệp, dịch vụ không đồng nghĩa với giải quyết được bài toán việc làm cho lực lượng lao động nông thôn cũ. Thời đại này các ngành giá trị cao không ưu tiên số lượng lao động. Sản xuất chíp máy tính thì không tốn nhân lực lắm. Trong khi, hàng chục triệu người trước đó vẫn đang sống với các ngành giá trị thấp, tiểu thủ công nghiệp hay nông nghiệp.

Hãy tưởng tượng rằng mười kỹ sư công nghệ sẽ tạo ra sản lượng bằng một nghìn người nông dân. Địa phương hiện có tám trăm nông dân. Nhưng nhà máy cơ khí mới xây  chỉ cần năm trăm lao động phổ thông. Như vậy, ba trăm nông dân có thể thất nghiệp mà kinh tế địa phương vẫn tăng trưởng 25%. Một bài toán hấp dẫn. Ba trăm người này đi đâu thì đi, nhiệm vụ chính trị đã hoàn thành rồi.

Nếu chỉ đặt ra mục tiêu tăng trưởng thì ta có thể để cho hàng vạn lao động nông thôn đi tha hương, mà vẫn tăng trưởng hai con số. Quy tắc Pareto: 80% sản lượng là do 20% lao động tạo ra; 80% lao động còn lại chỉ đóng góp 20% sản lượng. Ưu tiên tăng trưởng, ta chỉ cần tập trung cho 20% lao động "tinh túy" này là có. Còn lại, đi đâu thì đi.

"Giữ chân người bình thường" vì thế cần là một bộ chính sách riêng: người dân cần sự ổn định trong những ngành giá trị không cao, như nông nghiệp, để sống được với cánh đồng, nuôi được con học đại học, mua được xe máy để chở rau, và không phải vượt biên hoặc giành giật quang gánh với dân phòng ở Hà Nội. Có những ngành kinh tế, mà chính quyền cần đầu tư, không phải là để tăng trưởng, mà là để giữ sự ổn định trong dân cư (hay là nghĩa đen của từ này: an ninh).

Tôi phải thú thực rằng không biết mình có lẩn thẩn không, khi đề xuất với các địa phương rằng ngoài chính sách "thu hút nhân tài", "thu hút đầu tư" giờ lại còn phải có chính sách"giữ chân người bình thường".

Hay là chúng ta cứ mặc kệ lực lượng lao động trình độ thấp này trong dòng phát triển của những con chip máy tính và những resort 5 sao? Đằng nào thì kinh tế cũng vẫn đang tăng trưởng.

Mặc kệ họ, và mặc kệ việc họ có lưu lạc đến vỉa hè quận 1 hay vỉa hè Sukhumvit, họ có cư trú không khai báo tại quận 2 hay là trốn lại Đài Loan?

ĐỨC HOÀNG

nhận xét hiển thị trên trang