Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Văn nghệ sĩ Trung Hoa phản kháng


Trọng Thành 
 Kiến và Giấc mộng Trung Hoa
Trong mùa sách văn học đầu năm 2019 tại Pháp, có một cuốn rất được chú ý: Tiểu thuyết “China Dream / Giấc mộng Trung Hoa”, phiên bản tiếng Pháp, của nhà văn Mã Kiến (Ma Jian), ra mắt hồi tuần trước. Nhà văn Trung Quốc đề tặng cuốn sách này cho George Orwell, tác giả cuốn tiểu thuyết kinh điển về xã hội toàn trị, mang tựa đề “1984”. Theo Mã Kiến, George Orwell đã “dự báo hết” về xã hội Trung Quốc đương đại.
clip_image002
Nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết trào phúng của Mã Kiến là Mã Đạo Đức (Ma Daode) một viên chức của đảng thuộc bộ phận được gọi là “Ủy Ban Quản Lý Giấc Mộng Trung Hoa”. Nhiệm vụ của cơ quan đặc biệt này là tìm cách xóa khỏi đầu óc mọi công dân Trung Quốc “những giấc mơ và những kỷ niệm xấu về quá khứ”. Điều trớ trêu ở chỗ là chính cán bộ đảng này cũng thường xuyên bị ám ảnh bởi các ác mộng thời Cách mạng Văn Hóa. Bởi, trước khi làm được nhiệm vụ tẩy não những người khác, ông ta phải tự tẩy chính não mình.
Nhà văn Mã Kiến, nhân vật trong câu chuyện Giấc mộng Trung Hoa của ông và Tập Cận Bình có một điểm chung, họ đều lớn lên trong Cách mạng Văn hóa. 50 năm sau, Mã Đạo Đức đảm nhận sứ mạng tuyên truyền cho một Giấc mộng Trung Hoa vĩ đại. Cùng lúc đó, ông ta phải đối mặt với những bóng ma của quá khứ, với cha mẹ quá cố mà ông ta đã phản bội, với việc tôn sùng Mao, kẻ gây ra bao tội ác. Mã Đạo Đức đứng trước ngã ba đường: chôn vùi quá khứ hay tái tục các sai lầm của quá khứ đều dẫn đến thảm họa.
clip_image004
Theo nhà văn Mã Kiến, sống lưu vong tại Anh từ cuối những năm 1990, lịch sử của Trung Quốc sau năm 1949 đã bị đảng Cộng Sản viết lại hoàn toàn. Đó chính là công cụ giúp cho chế độ “tẩy não” toàn dân, và thế vào phần não trống là một lịch sử được viết theo lập trường của đảng, là những tuyên truyền về một “Giấc mộng Trung Hoa” mới.
Giống như các tiểu thuyết trước đây (Hồng Trần, Bắc Kinh Coma hay Dark Road), cuốn “Giấc mộng Trung Hoa” của Mã Kiến bị cấm tại Trung Quốc. Tác phẩm của nhà văn lưu vong cho thấy đằng sau khẩu hiệu Giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình là bao nhiêu cuộc thảm sát, đàn áp khốc liệt, từ Cách mạng Văn Hóa cho đến Thiên An Môn...
Chuyến đi giới thiệu tiểu thuyết mới của ông tại Hồng Kông hồi tháng 11/2018 suýt lỡ dở, do trung tâm nghệ thuật Tai Kwun, nơi tổ chức Liên hoan sách quốc tế, từ chối tiếp. Nhiều người đoán chắc có bàn tay của Bắc Kinh.
Mã Kiến bắt đầu đến với công chúng ở phương Tây vào năm 1993, với tập truyện ngắn “Người ăn xin ở Shigatze”, dựa trên những trải nghiệm của ông ở Tây Tạng. Chính tập truyện khiến ông bị bắt vào năm 1983, và buộc phải tha hương. Tại Việt Nam, tác phẩm của Mã Kiến gần như không được biết đến. Một số truyện ngắn của Mã Kiến như “Kẻ ruồng bỏ” hay “Lễ quán đỉnh” được dịch và đăng trên trang mạng văn học hải ngoại Tiền Vệ.
Tượng Vương Khắc Bình: Tình yêu gỗ và vết thương nửa thế kỷ
Nói đến nghệ thuật phản kháng đương đại tại Trung Quốc, bên cạnh Ngải Vị Vị, không thể không nhắc đến Vương Khắc Bình (Wang Keping), một trong những người tiên phong trong nghệ thuật khai phóng tại Trung Quốc cuối những năm 1970. Chế độ cộng sản Trung Quốc không dung thứ ông. Nhà tạc tượng họ Vương phải sống lưu vong tại Pháp từ năm 1984, quê hương của Rodin, của Brancusi, nơi ông tiếp tục phát triển phong cách sáng tác độc đáo của mình.
Nhà làm tượng Vương Khắc Bình và ảnh chụp bức "Im lặng". Ảnh: Wikipedia
Coi gỗ như một “vật thể sống”, Vương sáng tác cùng với gỗ, chứ không phải tạo ra các tác phẩm bằng gỗ, như quan niệm chủ đạo ở phương Tây. Một loạt các tác phẩm tiêu biểu của nghệ sĩ Trung Quốc được trưng bày tại Galerie Nathalie Obadia, Paris, từ ngày 9/9 đến 29/12/2018. Sau đây là phóng sự của nhà báo RFI José Marinho về triển lãm “Sculptures sculptées”:
Gỗ là vật liệu mà ông ấy ưa thích nhất. Vương Khắc Bình tự nhủ ông là một nghệ sĩ dùng đôi bàn tay của mình mài dũa gỗ để tạo nên các tác phẩm điêu khắc trừu tượng. Thô mộc và nguyên sơ, gỗ chuyển tải minh triết và thấm đượm tinh thần gợi dục tinh tế.
Vương Khắc Bình nói: ‘‘Khi tôi chạm tay vào gỗ, ngay lập tức tôi cảm thấy linh hồn và sức sống bên trong. Gần giống như là cảm giác khi tiếp xúc với cơ thể của phụ nữ. Bởi gỗ là một vật liệu đầy nhục dục. Khi tôi làm các bức tượng, tôi thực sự có cảm giác là tượng trở nên sống động và gỗ biến thành xương thịt. Nghệ thuật phải mang một yếu tố tâm linh và chuyển tải rất nhiều nhân tính. Con người tôi không thay đổi, trong tôi luôn có nhiều phẫn nộ’’.
Vương Khắc Bình không chỉ là một nhà tạc tượng. Ông hóa thân mình vào các tác phẩm, ví dụ như ‘‘Im lặng’’ (sáng tác năm 1979). Một bức tượng hình đầu người, miệng mở to, nhưng bị một chiếc ống hình trụ nút chặt. Bức tượng nổi tiếng của ông chống lại hệ thống kiểm duyệt tại Trung Quốc cuối những năm 1970.
Vào thời điểm đó, tại Bắc Kinh có cuộc triển lãm của nhóm ‘‘Tinh Tinh’’ (tức ‘‘Những vì sao’’). Đây là cuộc trưng bày đầu tiên, sớm nhất trong lịch sử ‘‘nghệ thuật tự do’’ đương đại tại Trung Quốc.
Nhà đối kháng Vương Khắc Bình, thân với nghệ sĩ Ngải Vị Vị, là người chống chủ nghĩa xu thời trong nghệ thuật đương đại. Ông nhận xét: ‘‘Có nhiều triển lãm nghệ thuật đương đại Trung Quốc, mà tôi không tham dự… Đối với tôi, nghệ thuật đương đại tại Trung Quốc thường sử dụng các kỹ thuật của phương Tây và thêm vào đó là những nhãn hiệu Trung Quốc. Bằng các tác phẩm của mình, tôi phản đối cách làm nghệ thuật đã trở thành mốt này’’.
Vết thương của lửa đã mang lại cho gỗ trong các tác phẩm điêu khắc của Vương Khắc Bình một sắc đen ố màu thời gian. Sắc đen ấy là sự biểu lộ ra ngoài vết thương lòng cháy bỏng của nhà nghệ sĩ, sau 34 năm sống tha hương, vẫn không nguôi đau đớn”.
Về phong cách của Vương Khắc Bình, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Bertrand Lorquin nhận xét: “Giữ lại những hình thức tồn tại đã có (của chất liệu gỗ để sáng tác) là một thách thức với một nhà điêu khắc, muốn từ đó một lần nữa sáng tạo nên những hình hài và biểu tượng mới. Đó là một phương pháp đầy chất thơ, nhưng đúng hơn là một mối quan hệ với vũ trụ khác hắn”.
Khi tiếp xúc với những tác phẩm của Vương như Cặp đôi, Đêm, Giản dị hay Âm và Dương…, ta như nhận được cái hơi thở ấm áp của sự sống. Ấm áp đơn sơ khiến có một cái gì đó trong ta hồi sinh.
Màu đen chết chóc: Nỗi đau của dân – nỗi sợ của Bắc Kinh
Nhiếp ảnh gia Trung Quốc nổi tiếng Lô Nghiễm (Lu Guang) mất tích hồi đầu tháng trước, khi có mặt tại Tân Cương, khu vực tự trị miền viễn tây, nơi chính quyền Bắc Kinh đang tiến hành chính sách đàn áp khốc liệt nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ, theo đạo Hồi, chủ nhân lâu đời của xứ sở. Ngày 14/12, công an Trung Quốc chính thức thừa nhận đã bắt ông Lô Nghiễm, một tuần sau khi vợ nhà nhiếp ảnh khẳng định ông bị bắt giam.
Theo vợ của Lô Nghiễm, chồng bà đến Tân Cương là để thăm quan vùng đất này, gặp gỡ những người yêu nghề nhiếp ảnh. Về khả năng ông Lô tiếp cận Tân Cương để chụp ảnh về các trại giam người Duy Ngô Nhĩ bị quốc tế lên án, người vợ phủ nhận, và cho biết ông không hề nói với bà về kế hoạch này, và chủ đề ông quan tâm hơn hết là môi trường và ô nhiễm.
Ông Lô Nghiễm ba lần được trao giải thưởng nhiếp ảnh cao quý “World Press Photo”. Màu đen chết chóc bao phủ hầu hết các bức ảnh của Lô Nghiễm. Cá chết nổi trên những dòng sông ô nhiễm đen đặc, mây mù khói độc đen xám bao phủ đường xá, hay công nhân mỏ than, trẻ nhỏ mặt mũi đen ngòm…
clip_image007
Ảnh Lô Nghiễm. Ảnh chụp màn hình.
Lô đã dọc ngang Trung Quốc từ những năm 1990 để đưa vào ống kính những thảm họa sinh thái kinh hoàng, ít ai hình dung được. Người công nhân coi chụp ảnh như một đam mê năm nào chắc khó lòng tưởng tượng được ít năm sau đó, ông đã trở thành người phơi bày không khoan nhượng những mặt trái của chính sách tăng trưởng bằng mọi giá, của chế độ chính trị coi tính mạng người dân rẻ như bèo.
Lô Nghiễm đến Tân Cương để làm gì? Dù ông không dự kiến chụp cảnh người Duy Ngô Nhĩ trong trại tập trung, chỉ riêng sự hiện diện của ông đã khiến chính quyền lo sợ. Lãnh đạo khu tự trị Tân Cương Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) hiện nay cũng chính là bí thư đảng tỉnh Hà Nam (Henan) đầu những năm 2000. Vào thời điểm đó, những bức ảnh của Lô Nghiễm về các nạn nhân thảm kịch “máu nhiễm virus Sida” ở tỉnh Hà Nam, khiến hàng nghìn người chết, gây chấn động. Chính quyền vào thời điểm đó đã tìm mọi cách bóp nghẹt vụ này.
Màu đen hy vọng
Những bức tượng đen ố màu thời gian với vết thương lòng hơn nửa thế kỷ. Màu đen của những bức hình soi rọi những cảnh khốn cùng, những mặt khuất của Trung Quốc tăng trưởng thần kỳ - đầu tầu kinh tế thế giới. Màu đen của những bất hạnh tột cùng, khó bút nào tả xiết ấy cũng là màu đen mang hy vọng. Bởi trong đó có lửa.
Image result for "Trẻ em một gia đình tại khu Nội Mông, di cư từ Ninh Hạ"
Trẻ em một gia đình tại khu Nội Mông, di cư từ Ninh Hạ. Ảnh Lôi Nghiễm chụp năm 2012. Ảnh chụp màn hình.
Ngọn lửa đau đớn – ngọn lửa phẫn nộ – ngọn lửa chiếu rọi màn đêm của kiểm duyệt, của phương pháp ngu dân để trị, của chế độ độc tài - toàn trị. Những kẻ lãnh đạo toàn trị thường xuyên lo sợ và luôn tìm cách dập tắt. Một nền độc tài - toàn trị chỉ có thể tồn tại khi người dân nín lặng, khi tăm tối ngự trị lòng người.

nhận xét hiển thị trên trang

Bước đại nhảy vọt lùi của Trung Quốc – Phần cuối

Một điều đáng quý của hệ thống cũ là cách nó khuyến khích chính quyền địa phương – ở cấp làng xóm, cấp thị xã và cấp tỉnh – thử nghiệm các sáng kiến mới, từ việc xây dựng những thị trường tự do cách đây 4 thập kỷ cho tới việc cho phép tư nhân sở hữu đất đai gần đây. Những thử nghiệm như vậy đã biến Trung Quốc thành một đất nước với hàng trăm phòng thí nghiệm chính sách, cho phép họ thử nghiệm các giải pháp khác nhau cho các vấn đề khác nhau một cách an toàn, thầm lặng và ít rủi ro trước khi quyết định xem liệu có nên mở rộng quy mô của chúng hay không. Hệ thống này đã giúp Bắc Kinh tránh khỏi những sự vô lý và những sai lầm tai hại mà họ đã mắc phải dưới thời Mao Trạch Đông – chẳng hạn như trong thời kỳ Đại nhảy vọt 1958 – 1962, các nhà quy hoạch ở trung ương đã nhấn mạnh rằng nông dân Tây Tạng phải trồng lúa mì, bất chấp thực tế rằng vùng núi khô cằn ở đây hoàn toàn không phù hợp với loại cây lương thực này.
Đương nhiên, Bắc Kinh phải chấp nhận mức độ tự trị nhất định để cho phép các quan chức địa phương thử nghiệm những cái mới. Trái lại, Tập Cận Bình dường như coi kiểu tư duy độc lập như vậy là một mối đe dọa không thể dung thứ. Theo chỉ thị của ông, chính phủ đã bắt đầu ngăn chặn các chương trình thí điểm quy mô nhỏ. Sebastian Hellmann thuộc Đại học Trier của Đức ước tính rằng số lượng thử nghiệm cấp tỉnh đã giảm từ 500 năm 2010 xuống còn 70 vào năm 2016, và con số này có lẽ còn giảm xuống mức thấp hơn nữa kể từ đó đến nay. Thế chỗ cho chúng, các chính sách một lần nữa được chỉ định từ trên xuống mà không quan tâm tới những điều kiện ở địa phương.
Một ví dụ cuối cùng: Cũng giống như việc ngành công nghệ của Trung Quốc nổi tiếng với hành vi đánh cắp và áp dụng những sự đổi mới của nước ngoài, các quan chức Trung Quốc từ lâu đã làm điều tương tự ở cấp độ chính sách, nghiên cứu cẩn thận những giải pháp đã phát huy tác dụng ở các quốc gia khác, sau đó rút ra bài học để áp dụng trong nước mình. (Đương nhiên, ví dụ điển hình nhất của tiến trình này chính là việc xây dựng các thị trường tự do của Trung Quốc, vốn được đúc rút từ các mô hình của Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ). Giống như những đổi mới khác của Đặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình cũng đã cắt giảm hoạt động này bằng cách gây nhiều khó khăn hơn cho các quan chức chính phủ trong việc tương tác với người nước ngoài. Năm 2014, chính quyền bắt đầu tịch thu hộ chiếu của các quan chức. Giống như rất nhiều hạn chế khác của chính phủ gần đây, động thái này được biện minh trên danh nghĩa là chống tham nhũng – ý tưởng này bề ngàoi là để ngăn chặn các quan chức tha hóa biến chất chạy trốn khỏi đất nước. Nhưng thực tế là việc chính sách này gần đây đã được mở rộng xuống tới tất cả các giáo viên tiểu học và được củng cố bởi những hạn chế khác có liên quan – các quan chức giờ đây phải được cấp phép mới được tham dự những cuộc gặp và những buổi hội thảo ở nước ngoài, và phải kê khai thời gian ở nước ngoài của họ trên cơ sở từng giờ một – cho thấy việc hạn chế tiếp xúc với người ngoài và những ý tưởng của họ mới là ưu tiên thực sự.
Sự đàn áp của Tập Cận Bình có ý nghĩa gì đối với tương lai của Trung Quốc và đối với chúng ta? Mặc dù luôn phải thận trọng khi đánh cược vào Trung Quốc – lịch sử được nêu ra một cách chi tiết ở phần trên cho thấy đất nước này rất giỏi tìm cách vượt qua những vấn đề mà về mặt lý thuyết lẽ ra sẽ kìm nén họ – nhưng ta khó tránh khỏi kết luận đáng lo ngại rằng Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang nhanh chóng trở nên giống như một nhà nước theo chủ nghĩa dùi cui điển hình hơn là một trường hợp ngoại lệ.
Ở cấp độ trong nước, việc hoạch định chính sách của Bắc Kinh đã và đang ngày càng trở nên kém nhanh nhẹn và thành thạo. Không khó để tìm ra ví dụ về cách tiếp cận cứng nhắc hơn này và những nhược điểm của nó. Hãy xét tới mùa Đông năm 2017, khi chính phủ quyết định đột ngột buộc cả nước chuyển đổi từ việc sử dụng than đá sang sử dụng khí đốt trong các hệ thống sưởi. Đây có vẻ là một động thái thông minh đối với một quốc gia ô nhiễm như Trung Quốc. Nhưng sắc lệnh này đã được thực thi đột ngột nên nhiều lò đốt than bị phá dỡ trước khi kịp lắp đặt các lò đốt khí mới – khiến cho cả thị trấn không được sưởi ấm và buộc dân làng phải đốt lõi ngô để sống sót.
Nếu Trung Quốc tiếp tục đi theo tiến trình hiện tại của mình, thì hãy trông đợi thêm nhiều trường hợp mà trong đó, các chính sách với chủ ý tốt được thực thi một cách hấp tấp và vụng về, dẫn tới những hậu quả còn tai hại hơn. Vì các chế độ độc tài cá nhân buộc phải tỏ ra yếu kém trong việc thừa nhận sai lầm – do không thể để bất kỳ điều gì làm tổn hại tới câu chuyện thần thoại về nhà lãnh đạo toàn năng – nên một khi Trung Quốc mắc sai lầm, nước này cũng sẽ có khả năng trở nên kém thành thục hơn trong việc sửa chữa chúng. Hoặc trong việc đối mặt với những vấn đề cơ bản đang kéo nền kinh tế nước này đi xuống, chẳng hạn như tình trạng phụ thuộc quá mức vào các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (SOE) quá khổ và thiếu hiệu quả, mà chỉ ngày càng bành trướng và nắm trong tay nhiều quyền lực hơn kể từ khi Tập Cận Bình nắm quyền; tỷ lệ nợ cao đến mức nguy hiểm, đặc biệt là ở các chính quyền địa phương; và xu hướng phản ứng trước mọi sự suy thoái bằng cách bơm thêm tiền mặt vào hệ thống, đặc biệt là cho các dự án cơ sở hạ tầng không cần thiết. Trên thực tế, Trung Quốc không chỉ không có khả năng giải quyết bất kỳ thiếu sót nào trong số này, mà còn có khả năng khiến chúng trở nên phức tạp. Đó chính là điều mà nước này đã làm vào ngày 7/10, khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố một chương trình kích thích kinh tế tốn kém khác: một kế hoạch trị giá 175 tỷ USD nhằm củng cố các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Với mỗi động thái ngốn nhiều ngân sách mới, và trong bối cảnh không có cải cách, khả năng Trung Quốc sẽ trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế gây bất ổn nghiêm trọng – điều mà những người có thái độ bi quan đối với Trung Quốc, chẳng hạn như Ruchir Sharma, giám đốc phụ trách các thị trường đang nổi tại Morgan Stanley, đã dự đoán trong nhiều năm – tiếp tục gia tăng. Gabuev nói: “Câu hỏi lớn là liệu một trong những quả bom hẹn giờ – nợ xấu, thị trường bất động sản quá nóng, các SOE quá khổ – có phát nổ hay không. Vì sự tập trung quyền lực của Tập Cận Binh, sẽ chẳng có ai cảnh báo trước cho ông rằng một trong những quả bom này sắp phát nổ. Vì ông không thực sự hiểu rõ về kinh tế vĩ mô và tất cả mọi người đều sợ gây mâu thuẫn với vị hoàng đế này, nên ông rất có nguy cơ sỡ xử lý nó một cách sai lầm khi điều đó xảy ra”. Quả thực, chính phủ có khả năng phản ứng tiêu cực trước bất kỳ sự bất ổn nào. Theo lời giải thích của Schell: “Tập Cận Bình thực sự đã đặt Trung Quốc vào tình thế vô cùng rủi ro. Và vì sự đàn áp là công cụ duy nhất ông có, nên nếu tình hình chuyển biến xấu, chúng ta có khả năng sẽ chứng kiến nhiều cuộc đàn áp hơn nữa”.
Những dự đoán như vậy chắc hẳn khiến cho bất kỳ ai cũng phải lo lắng. Theo một số thước đo, Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới, do vậy nếu nó sụp đổ, cả hành tinh này sẽ phải trả giá. Tuy nhiên, lịch sử của các chế độ chuyên quyền, chẳng hạn như nước Nga của Vladimir Putin hay Triều Tiên của Kim Jong-un, cho thấy cuộc chơi quyền lực không nhân nhượng của Tập Cận Bình có thể gây ra những hậu quả thậm chí còn tồi tệ hơn. Từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã vạch ra một chính sách đối ngoại hung hăng hơn nhiều so với ch1inh sách của những người tiền nhiệm, khiến cho hầu hết các nước láng giềng và Mỹ xa lánh bằng cách thúc đẩy những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), đe dọa Đài Loan, và sử dụng quân đội để khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với những hòn đảo tranh chấp.
Nếu các vấn đề kinh tế của Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn, Tập Cận Bình có thể tìm cách gia tăng căng thẳng trên bất kỳ mặt trận nào trong số này để khiến người dân xao lãng và không để ý tới cuộc khủng hoảng trong nước. Sự cám dỗ đó sẽ tỏ ra đặc biệt mạnh mẽ nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục kích động Trung Quốc bằng cách tăng cường chiến tranh thương mại và công khai lên án nước này.
Bùi Mẫn Hân cảnh báo rằng tình hình còn có thể trở nên đáng sợ hơn nếu các vấn đề kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Trong trường hợp đó, nhà nước Trung Quốc có thể sụp đổ – điều thường diễn ra ở các chế độ độc tài điển hình khi phải đối mặt với những cú sốc về kinh tế, các mối đe dọa từ bên ngoài (đặc biệt là thất bại trong chiến tranh), hoặc tình trạng náo động dân chúng, nhưng là một diễn biến có thể dẫn tới những hậu  quả gây biến động lớn nếu nó diễn ra ở Trung Quốc, khi xét đến độ lớn của nước này.
Đó là lý do giải thích tạo sao chúng ta nên hy vọng rằng bằng cách nào đó, Trung Quốc sẽ tìm ra cách để một lần nữa chống lại được sức ảnh hưởng chính trị và duy trì tính ngoại lệ củ mình đối với tất cả các quy tắc – bất chấp những nỗ lực đang diễn ra của Tập Cận Bình khiến cho nước này trở thành một trường hợp bình thường, với ý nghĩa tiêu cực nhất của từ này.
TLTKĐB – 24/10/2018

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguyễn Tiến Văn dịch sách bên cổng Chí Hòa




TP - Tôi gặp lại Nguyễn Tiến Văn sau nhiều năm anh ẩn dật, hầu như không tiếp xúc với báo chí. Nhiều năm nay anh thuê phòng trọ ngay sát cửa khám Chí Hòa, trong nhà trọ chứa toàn sách.




Bậc trí giả không cảm thấy bị cuộc sống vật chất chi phối  Ảnh: Tam Lệ
Bậc trí giả không cảm thấy bị cuộc sống vật chất chi phối Ảnh: Tam Lệ

Sau một đêm thức trắng để in sách ngoại văn từ mạng ra đọc trong căn phòng trọ tồi tàn quây bằng mái tôn, anh bình thản như thường, nói: “Kể từ khi về Việt Nam 2005, tôi đã dịch hàng trăm cuốn sách. Tháng nào cũng dịch. Tôi dịch nhiều đến nỗi không nhớ tên sách mình dịch. Nói đúng ra, sách chủ tâm dịch tôi mới quan tâm, còn sách các nơi thuê tôi dịch chỉ là công việc để có tiền mà sống. Tôi thích nhất trên đời là đọc thơ, nhưng đọc thơ không ai trả tiền nên tôi phải làm nghề dịch sách”.

Nguyễn Tiến Văn trong “thư phòng” ngổn ngang
Học chữ bạn tù
Năm 16 tuổi, anh Văn từ Hà Nội một mình vào Sài Gòn, tính chơi vài bữa rồi về, nhưng rồi đất nước chia cắt, anh cứ ở Sài Gòn mãi. Anh bảo đi máy bay vào, tính chơi thời gian, tổng tuyển cử rồi ra. Sau đó kẹt lại. Anh nói: “Đời tôi chỉ có một thú vui đó là đọc sách”. Lúc còn trẻ, anh đã thành lập một nhà xuất bản, đã đến gặp dịch giả nổi tiếng Nguyễn Hiến Lê để tranh luận về ngôn từ dịch thuật. Nguyễn Hiến Lê rất đỗi ngạc nhiên, nói: “Anh là ai? Tôi không biết anh, còn tôi đã dịch mấy chục cuốn sách nổi tiếng ai cũng biết, anh đòi góp ý cho tôi thật à?”.
Nhà xuất bản Nguồn Sáng của anh in cả trăm cuốn sách. Nhưng đúng vào thời điểm cuốn sách anh tâm đắc nhất là cuốn Lũ người quỷ ám của Dostoievsky thì anh lại ngồi tù. Anh kể: “Cuốn sách dịch dựa vào 1 bản tiếng Pháp 2 bản  tiếng Anh, xuất bản ra trên 1.000 trang. Cuốn sách dịch in khi tôi đang ở tù, nên lấy tên người bạn chứ không lấy tên tôi. Tôi đi tù trong Chí Hòa vì không chịu cầm súng ra chiến trường, họ khép vào tội bất phục tùng dân sự, bắt giam tôi vào khám Chí Hòa”.
Trong tù, ban đêm nhiều người mua dao lam, tự cắt 2 đốt xương của ngón tay trỏ, không lẩy cò được để không đi lính, đa số họ là tu sĩ của Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo, sau phải ra tòa về tội hủy hoại thân thể, cố tình chống lại lệnh quân dịch.
Với giọng nói rền vang và vẫn tính cách ngang ngạnh, dịch giả Nguyễn Tiến Văn nói: “Họ bắt tôi vào tù để cho tôi phải sợ hãi. Nhưng tôi thấy ở tù rất thoải mái, tôi tính ở tù cho hết chiến tranh. Không tốn tiền thuê nhà, không lo cơm ăn. Lúc đó tôi học được rất nhiều. Nguyên do là nhiều cán bộ mặt trận giải phóng đi tù cùng tôi trong Chí Hòa, có mấy ông già 50-60 tuổi, rất giỏi về làm thuốc, các ông ấy dạy cho tôi về nghề thuốc Đông Y, nhưng tôi học chủ yếu là để trau dồi chữ Nho. Trong tù, tôi cứ học chữ nho ông này nửa giờ, thầy mệt, tôi lại học ông kia một tí. Lúc đó tôi nghĩ chữa bệnh tinh thần cho xã hội quan trọng hơn, vì chữa bệnh thân thể mà bệnh tinh thần không chữa thì không ổn, nên cố học lấy chữ nho để sau này nghiên cứu dịch thuật”.
Tù nhân Nguyễn Tiến Văn thuộc lòng các tác phẩm “Truyện Kiều”, “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc”… Mấy cán bộ cách mạng bị bắt, có người thăm nuôi. Đôi khi có trà, mời nhau uống trà, chỉ cần anh Văn đọc “Truyện Kiều” cho anh em tù nhân nghe. “Có sống trong tù, tôi mới thấy tấm lòng của người Việt ta với văn thơ. Buồn là sau khi ra tù, gặp nhiều anh em văn nghệ sĩ mà trong nhà họ không có nổi một cuốn “Truyện Kiều”, đó là vì người ta có dễ dàng quá, nên người ta khinh không biết lưu giữ”.
Dịch giả Nguyễn Tiến Văn Tranh: Nguyễn Văn Hổ
Tặng đời cả kho sách
Tháng 9/2008, giới học thuật xôn xao trước thông tin: Viện Nghiên cứu xã hội TPHCM tiếp nhận 18.200 cuốn sách do dịch giả Nguyễn Tiến Văn, Việt kiều Canada, trao tặng. Số sách trên bao gồm hơn 17.000 cuốn sách tiếng Anh, gần 900 sách tiếng Hoa và khoảng 300 sách các ngôn ngữ khác (Pháp, Đức, Việt…), chủ yếu là các loại sách nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.
Trong số đó có các cuốn từ điển nổi tiếng như “Từ Hải”, “Triết học phương Tây”, “Britannica”, “Nho học”, “Đạo tạng”… Lúc ấy, ông Phan Xuân Biên, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, Viện trưởng Viện NCXH phát biểu:Sắp tới, kho sách này sẽ được trang bị thêm hệ thống máy tính và một số trang thiết bị phục vụ nhu cầu tra cứu và xây dựng thư viện điện tử.
Thời điểm đó, kho sách chưa đưa vào hoạt động do quá lớn, còn phải qua quá trình làm mục lục và phân loại chủ đề, dự kiến công việc phải tiến hành để trong năm 2009 các nhà nghiên cứu, sinh viên được sử dụng số sách trên.
Nguyễn Tiến Văn trở về với việc công quả lớn như thế, nhưng anh cho là rất bình thường.
Phá cái ngu của bản thân
Trong căn phòng trọ ngay sát cửa khám Chí Hòa, anh Nguyễn Tiến Văn nằm đất, đói thì nấu cơm gạo lứt ăn. Hẳn anh lấy những kỷ niệm trong khám Chí Hòa làm động lực làm việc, anh nói: “Học và hành là một, học mà không hành thì không gọi là học”.Cách đây mười năm, tôi gặp anh Văn lúc anh thuê nhà ở quận 4 – cũng là nơi nhà nghèo thường ở.
Vài năm gần đây dịch giả Nguyễn Tiến Văn được biết đến như một dịch giả đem đến cho độc giả nhiều cuốn sách nghiên cứu về Phật giáo rất chất lượng, hiện đại và hữu dụng. Anh tâm sự: “Vì sao tôi dịch cuốn Đạo Phật và Đạo Bằng Hữu (tác giả Subhamati – Subhuti)? Nhiều người ngày nay không quan tâm đến đạo bằng hữu, song không có đạo hữu thì không thể tu tập được”.
Anh nói anh thích những quan niệm về Từ Bi và Tính Không trong Phật giáo: “Trong tiếng Phạn có hai từ khác nhau là bi tâm và từ tâm. Bi tâm là tâm buồn vì sự đau khổ của người khác. Từ tâm là cái tâm chữa cái khổ của chúng sanh. Có người băn khoăn về nét mặt đau khổ của các vị La Hán chùa Tây Phương? Phải chăng các vị La Hán bất lực trước sự khổ đau? Không phải, đó là hình ảnh về bi tâm, về sự cảm thông của các vị La Hán với nỗi đau khổ mà con người trải qua”.
Về Tính không, dịch giả Nguyễn Tiến Văn nói: “Sách kinh điển nói rằng vạn vật không có bản chất, không vĩnh cửu, vô thường. Không nên nghĩ có cái gì là mãi mãi. Tính không áp dụng vào người là vô ngã, áp dụng vào vạn vật là vô thường”.
Nguyễn Tiến Văn dịch hàng loạt sách tư tưởng, văn hóa có giá trị như: “Điều gì khiến chúng ta hiện hữu trên đời?” (Tác giả  Kentetsu Takamori ), “Hợp nhất với thần linh” (Swami Muktananda), “Giải thoát tâm đức” (Thubten Chodron),“Tâm vô lượng”(Andrew Olendzki)…
Những tác phẩm nghiên cứu tiếng Việt của ông Phan Khôi được Nguyễn Tiến Văn xem là “quan trọng nhất đối với cuộc đời tôi”, một cuốn nữa là cuốn “Kinh thi Việt Nam” của Trương Tửu, ông bảo rất hàm ơn vì giúp mình yêu thích ca dao tục ngữ. Cả cuộc đời nghiên cứu và xuất bản, dịch giả không chạy theo phong trào và hào quang lăng xê mà đi tìm những giá trị thực bị lãng quên: “Người viết văn ở miền Nam hay nhất theo tôi là Đỗ Long Vân. Chính tôi sưu tầm, hiệu đính để góp phần mới đây in được 2 cuốn sách cho ông ấy. Một chữ của Đỗ Long Vân tôi cũng coi trọng, dù ông ấy nhỏ tuổi hơn tôi”.
Với Nguyễn Tiến Văn, ngôn ngữ không đơn giản mà nó là kho tàng chứa đựng các kiến thức từ đơn giản đến huyền vi của dân tộc Việt Nam. Năm 30 tuổi, dịch giả Nguyễn Tiến Văn đã viết bài về “Thế chân vạc của ngôn ngữ văn tự Việt”, đăng 2 số Tân Văn mỗi số 15 trang. (Đề tên tác giả cùng với Đào Mộng Nam) trong đó có viết: “Nước nào tổng hợp được đạo học và khoa học để cho con người có được một thể nghiệm và trực giác toàn diện về thực tại sẽ dẫn đầu sự trở về nguồn. Nguồn này cũng chính là tương lai của con người sống trọn vẹn ra người”. Có lẽ sống giữa đạo học và khoa học chính là niềm hạnh phúc vượt mọi thời gian của dịch giả Nguyễn Tiến Văn. Hỏi “Từ Canada về Việt Nam sống trong ngôi nhà trọ tồi tàn như một nhà hoang để dịch sách anh thấy sao?”;Nguyễn Tiến Văn thản nhiên “Người ta sống được thì tôi sống được”. 
“Tôi đi học đi dịch là đi phá cái ngu của mình. Tôi tự đặt ra câu hỏi và tự tìm cách trả lời, đó là cái học của tôi. Tôi học như vậy, dịch như vậy 60 năm không biết chán”.
Dịch giả Nguyễn Tiến Văn
1/2019
Dịch giả cám ơn gạo lứt
“Dù tuần nào tôi cũng dịch sách, đọc sách thì ít nhất tới 12 giờ đêm, mỗi tuần ít nhất một tối thức trắng để đọc sách, nhưng tôi chưa dùng tới 1/10 sức của mình” – dịch giả tiết lộ. Ở độ tuổi 80, nhưng Nguyễn Tiến Văn ngoài dịch thuật còn in sách tiếng Anh, tiếng Pháp ra đọc suốt cả ngày không thấy mệt. Anh nói: “Tôi 50 năm nay chưa uống viên thuốc nào. Mình không làm chủ được cái thân cái tâm mình mà đổ bệnh phải đi dựa vào người khác cứu thì đó cũng là cái nhục!”.
Gạo lứt là phương thuốc của anh. “Tôi không bao giờ phải mang kính. Phải giữ một số kỷ luật, thí dụ: Uống cà phê không dùng đường, không dùng đá, không dùng ớt. Từ những năm 1960 tới nay tôi ăn gạo lứt. 20 năm ở Canada tôi phải mua gạo lứt người Hàn Quốc trồng để ăn. Về nước thì mua gạo lứt ở chợ Bà Chiểu ăn”. Quả thật tôi chưa bao giờ thấy dịch giả này dùng tới kính. 
Trần Nguyên Anh
https://www.tienphong.vn/giai-tri/nguyen-tien-van-dich-sach-ben-cong-chi-hoa-1369209.tpo
..

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc chiến chống quan chức địa phương chống đối của ông Tập



Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.



VNE
Thứ hai, 21/1/2019, 11:28 (GMT+7) 
Sau chiến dịch "đả hổ diệt ruồi", ông Tập phải mở ra mặt trận mới chống thói tắc trách và chống đối của quan chức cấp tỉnh.

Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) hồi đầu tháng 1 phát một phóng sự điều tra rất chi tiết về việc nhiều quan chức cấp cao của tỉnh Thiểm Tây, cả đương nhiệm lẫn đã bị cách chức, có những hành vi cản trở, lừa dối những chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Theo phóng sự này, các quan chức Thiểm Tây trong 4 năm qua đã 5 lần cố tình thực hiện sai chỉ đạo của ông Tập về việc điều tra quá trình thi công trái phép các biệt thự hạng sang tại khu vực núi Tần Lĩnh. Sự việc chỉ bị phanh phui hồi tháng 7 năm ngoái, khi một đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) tới đây để điều tra về sự chậm trễ trong thi hành chỉ đạo của Chủ tịch, khiến nhiều quan chức bị kỷ luật hoặc truy tố với tội danh tham nhũng.

Phóng sự được phát ngay sau hội nghị thường niên của CCDI, trong đó ông Tập tuyên bố cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc đã đạt "thắng lợi áp đảo" và sẽ chuyển sang cuộc chiến mới chống lại sự tắc trách của các quan chức địa phương. CCDI cũng khẳng định cuộc chiến chống "bệnh hình thức và quan liêu" sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của họ trong năm 2019.

Theo bình luận viên Wang Xiangwei của SCMP, phóng sự của CCTV và tuyên bố của CCDI cho thấy ông Tập đang phải đối mặt với thách thức lớn từ sức ì và sự chống đối của các quan chức ở địa phương, dù ông đã nắm trong tay quyền lực tuyệt đối ở trung ương thông qua chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi". Các quan chức này có thể khúm núm và nịnh bợ trước mặt ông, nhưng sau lưng, nhiều người tiếp tục chống lại các chính sách và chỉ đạo của ông.

Hôm 15/1, Triệu Chính Vĩnh (Zhao Zhengyong) cựu bí thư tỉnh Thiểm Tây, bị truy tố với tội danh tham nhũng. Hãng thông tấn Xinhua chỉ đưa vỏn vẹn một dòng tin về việc Triệu bị bắt và không cung cấp thông tin chi tiết, nhưng nhiều người tin rằng cựu bí thư tỉnh ủy này đã khiến ông Tập tức giận vì các chỉ đạo của ông đều bị phớt lờ ở Thiểm Tây khi Triệu đương chức. Có một số nguồn tin cho biết Triệu còn liên quan tới một vụ bê bối liên quan tới khu mỏ có giá trị ước tính lên tới 100 tỷ nhân dân tệ.


Cựu bí thư tỉnh ủy Thiểm Tây Triệu Chính Vĩnh. Ảnh: ChinaNews.

Bình luận viên Wang cho rằng phóng sự của CCTV mang ẩn ý chính trị rất lớn, bởi lãnh đạo Trung Quốc hiếm khi công khai những bê bối một cách chi tiết như vậy, đặc biệt là trong bối cảnh truyền thông nước này tràn ngập những bài viết của các quan chức ca ngợi chính sách của ông Tập và cam kết sẽ thực hiện đến cùng những quyết sách của ông. Nó cho thấy quyết tâm của ông Tập trong việc chống lại thói quan liêu, tắc trách và phát đi lời cảnh báo mạnh mẽ cho những quan chức khác, nhưng đồng thời cũng thể hiện mức độ chống đối và bất đồng của giới chức địa phương với chương trình nghị sự của Chủ tịch Trung Quốc.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc gần đây thường đăng những bài viết chỉ trích các công chức "hai mặt", những người bên ngoài thì hồ hởi tung hô Chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng lại bê trễ thực hiện các sắc lệnh của ông, thậm chí còn cố tình phá hoại những chỉ đạo từ trung ương.

CCTV cho biết vào tháng 5/2014, ông Tập ban hành chỉ đạo đầu tiên cho các lãnh đạo tỉnh Thiểm Tây về việc chấn chỉnh hoạt động xây dựng ở thành phố Tây An tại núi Tần Lĩnh, khu vực có hệ sinh thái tự nhiên đa dạng và là môi trường sống quan trọng của loài gấu trúc khổng lồ. Thông thường, những chỉ đạo như vậy sẽ là ưu tiên hàng đầu và phải được phổ biến đến các cơ quan trong bộ máy chính quyền.

Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh ủy Thiểm Tây và thành ủy Tây An lúc đó chỉ yêu cầu thuộc cấp xem xét chỉ đạo này của ông Tập mà không phổ biến cho các quan chức cấp cao khác. CCDI cho rằng đây là dấu hiệu của hành vi không tôn trọng quyền lực của ông Tập và yêu cầu cơ quan kiểm tra kỷ luật tỉnh ủy Thiểm Tây lập nhóm công tác kiểm tra.

Hai tháng sau, nhóm công tác công bố báo cáo xác định 202 công trình xây dựng trái phép ở Tần Lĩnh, hầu hết là nhà ở do nông dân xây tự phát, mà không đả động gì đến những biệt thự do các nhà đầu tư bất động sản cấu kết với giới chức địa phương dựng lên. Đến tháng 10/2014, ông Tập ra chỉ thị thứ hai, yêu cầu chính quyền Thiểm Tây có hành động quyết liệt để ngăn chặn tình trạng xâm phạm khu bảo tồn ở Tây An, nhưng giới chức địa phương phớt lờ và thực hiện theo báo cáo đã được công bố.

Họ thậm chí còn cấp phép cho các nhà đầu tư xây dựng thêm hàng loạt biệt thự hạng sang ở núi Tần Lĩnh, tạo nên cơn sốt bất động sản ở khu vực này, với các dự án được quảng bá công khai trên truyền thông địa phương. Như "xát thêm muối vào vết thương", bí thư thành ủy và thị trưởng Tây An còn cùng đăng một bài viết trên báo tỉnh kể về "nỗ lực" của họ trong việc thực thi những biện pháp kiên quyết để chấm dứt tình trạng xây dựng trái phép vào tháng 11/2014.

Loạt biệt thự được xây dựng trái phép ở chân núi Tần Lĩnh trước khi bị phá dỡ. 
Ảnh: SCMP.

Những hành động "dối trên, lừa dưới" như vậy tiếp tục kéo dài ở thành phố Tây An và tỉnh Thiểm Tây cho tới giữa năm ngoái, khi nhóm công tác của CCDI được ông Tập triển khai tới đây và nhanh chóng phát hiện 1.194 biệt thự xây dựng trái phép. Những công trình này sau đó bị san phẳng và gần 1.000 quan chức cấp tỉnh bị thẩm vấn, trong đó hàng trăm người bị điều tra do bị nghi ngờ liên quan đến các dự án bất động sản trái phép.

Truyền thông Trung Quốc không đề cập gì tới những người mua nhà, vốn phải bỏ ra tới 10 triệu tệ để sở hữu một căn biệt thự ven núi Tần Lĩnh. Khi họ ký hợp đồng mua nhà, mọi thứ đều hợp pháp và đáp ứng tiêu chuẩn, nhưng những người này nhiều khả năng sẽ phải chấp nhận mất trắng mà không được đền bù vì hành vi sai phạm của các quan chức Thiểm Tây.

Thiểm Tây không phải là địa phương duy nhất ở Trung Quốc tồn tại tình trạng này. CCDI năm 2017 mở cuộc điều tra với các quan chức hàng đầu tỉnh Cam Túc vì đã nhiều lần phớt lờ chỉ thị của ông Tập trong việc xử lý các nhà máy gây ô nhiễm ở dãy Kỳ Liên Sơn. Sau cuộc điều tra, Vương Tam Vận (Wang Sanyun), bí thư tỉnh ủy Cam Túc, bị đưa ra xét xử vào tháng 10/2018 với tội danh tham nhũng và phải đối mặt với án tù nhiều năm.

Theo bình luận viên Wang, những vụ ở Thiểm Tây và Cam Túc cho thấy ông Tập sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến cam go phía trước để đưa quyền lực của mình tới các địa phương, dù ông được mệnh danh là "Chủ tịch của mọi thứ". "Giới chức địa phương ở Trung Quốc từ lâu đã biến việc né tránh các chỉ thị từ trung ương thành một nghệ thuật, như câu nói có từ thời nhà Nguyên ‘Trời thì cao, còn hoàng đế thì xa’", Wang viết. 
Thành Nguyễn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

mưa




cơn mưa đến từ phía đông
tôi nhìn thấy những hạt mưa màu đỏ
hắt ráng chiều
người phụ nữ bán vé số cuối giờ
rao bán những tấm vé cầu may cuối cùng
đi qua cuối con hẻm nhỏ
tôi nghĩ về hai đứa bé
đang chờ mẹ tại Hà Nam
tôi nghĩ về hai đứa bé
đang chờ mẹ tại Nha Trang
về những đứa bé
đếm mưa một mình
bão đang đến từ Biển Đông
tôi nhìn thấy những cơn sóng trong quá khứ
những cơn sóng trong hiện tại
những cơn sóng luôn có màu của máu
thét gào khi cơn mưa dâng lên dâng lên…
NĐB

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lái xe Bộ Công thương tố cáo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh


LTS: Chúng tôi có nhận được một file ảnh chụp đơn tố cáo của lái xe Bộ Công thương, tố cáo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, xung quanh vụ điều xe công tới tận cửa máy bay đón vợ, cũng như những vụ điều xe công phục vụ gia đình vợ ông Tuấn Anh suốt hai năm qua.

Một số chi tiết nêu trong đơn này rất khó kiểm chứng, như chuyện vợ Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thèm ruốc ban đêm, phải huy động người của Bộ Công thương ở Hà Nội mua gửi gấp vào Sài Gòn ngay, để phục vụ vợ bộ trưởng…

Chúng tôi xin được đánh máy lại và đăng Đơn Tố Cáo này, để nhờ những người làm ở Bộ Công thương, cũng như các lãnh đạo đảng và nhà nước, giúp kiểm chứng thật hư những thông tin sau đây.

_____

Kính thưa:

– Bác Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước

– Bác Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng chính phủ

– Cô Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch quốc hội

– Thanh tra Chính phủ

– Ủy ban kiêm tra trung ương

– Đoàn đại biểu quốc hội các địa phương

– Cơ quan báo chí, truyền thông
Đơn Tố Cáo

Chúng cháu là cán bộ đoàn xe Văn phòng Bộ Công thương, chúng cháu viết đơn này xin phản ánh với các cô bác về thực tế đang diễn ra tại Văn phòng Bộ Công thương, trong đó có đoàn xe của chúng cháu với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trong việc sử dụng xe công và sử dụng lái xe vào việc riêng của gia đình ông Bộ trưởng.

Kính thưa các cô bác, chúng cháu không muốn nói ra việc này đâu, nhưng vì mấy hôm nay ông Lê An Hải, phụ trách Văn phòng đã vận động, dọa dẫm chúng cháu phải nhận là không ai chỉ đạo, mà tự ý đưa xe đi đón vợ Bộ trưởng tối ngày 4/1 và còn cấm chúng cháu không được khai ra là hơn 2 năm nay đã sử dụng xe cơ quan đi phục vụ gia đình Bộ trưởng nếu cơ quan báo chí hỏi, không thì sẽ bị kỷ luật, bị dìm chết.

Kính thưa các cô bác, đây là một hành động rất hèn của ông Bộ trưởng, của ông An Hải phụ trách Văn phòng khi đổ lỗi cho cán bộ, dùng cán bộ làm con thí tốt. Cả ông Bộ trưởng, ông An Hải và gia đình ông Bộ trưởng đều nói dối với cơ quan báo chí và lãnh đạo cấp trên là con bị cấp cứu nên dùng xe biển xanh, nhưng thực tế con ông ấy không ra Hà Nội trên chuyến bay, chỉ có vợ ông ấy, mà việc khám ở bệnh viện của ông ấy đã có kế hoạch từ trước, không phải đột xuất (lái xe của ông ấy bảo thế).

Việc ông Bộ trưởng điều xe công đi đón vợ, con và ô sin tại chân cầu thang máy bay là thường xuyên, diễn ra từ khi ông ấy lên Bộ trưởng. Các cô bác không tin thì có thể hỏi hàng không, ai cũng biết. Lúc nào cũng có 2 xe biển xanh ra đón, 1 xe đón vợ và con, 1 xe chở 3 ô sin ở cầu thang máy bay. (Trước đây là Thứ trưởng thì cũng dùng xe biển xanh đón bồ và người nhà nhưng ở ngoài sảnh sân bay). Chỉ cần nói Hàng không đưa danh sách các công văn Văn phòng Bộ đã gửi 2 năm qua, đối chiếu với danh sách hành khách của các chuyến bay ghi trong công văn, camera và sổ ghi an ninh.

Chúng cháu còn phải thường xuyên bị chỉ đạo đi sân bay gửi đồ của ông Bộ trưởng cho nhà vợ, mỗi ngày vài chuyến, lúc thì miếng chả quế, lúc thì bát chè, lúc thì đôi tất, lúc thì hộp kem, gạo, cá khô…, ngày nào cũng nhiều chuyến như thế.

Nhiều hôm 9h đêm, vợ Bộ trưởng thèm ăn ruốc, thế là ông ấy chỉ đạo phải có ruốc gửi vào ngay. Thư ký Bộ trưởng yêu cầu anh em lái xe chúng cháu lên phố mua ruốc, nhiều khi chúng cháu phải đi gom ruốc ở các hàng xôi phố cổ, rồi chuyển lên sân bay nhờ gửi chuyến bay cuối. Khổ hơn nữa là anh em lái xe văn phòng Sài Gòn đêm hôm phải ra sân bay chầu chực, mang đồ đến nhà thì ô sin chị vợ ra quát là hết cơn thèm ruốc vì chậm quá.

Anh em lái xe văn phòng Sài Gòn kể là còn khổ hơn anh em lái xe ở Hà Nội vì phải hầu hạ cả đại gia đình vợ ông Tuấn Anh trong kia. Nhiều khi cán bộ Hà Nội vào công tác, không có xe phục vụ vì xe đang phải đi làm các công việc của chị vợ và gia đình chị vợ.

Kính thưa các cô bác, ông Tuấn Anh còn chỉ đạo Văn phòng Bộ dùng xe biển xanh làm nhiều việc sai trái. Liên tục chúng cháu phải lên sân bay chở hàng của ông ấy gửi về (hình như ông Tuấn Anh buôn hàng từ nước ngoài về). Mỗi đoàn chuyên cơ thì Văn phòng Bộ điều 4 xe biển xanh (1 xe chở Bộ trưởng, 3 xe chở hàng khoảng 15-20 kiện hàng to). Các cô bác không tin thì cứ hỏi anh em lễ tân, an ninh, hàng không của đoàn chuyên cơ thì sẽ biết.

Kính thưa các cô bác, chúng cháu không muốn nói ra chuyện này đâu, vì không hay ho gì cho Bộ Công thương mà thực tế chúng cháu chỉ muốn đi làm có tiền về nuôi vợ con, không quan tâm nhiều chuyện quan chức. Nhưng nay ông Lê An Hải, phụ trách Văn phòng (người đang hầu hạ, nịnh Bộ trưởng để lên chức Chánh Văn phòng) lại xui chúng cháu nhận là tự ý đi đón vợ Bộ trưởng, rồi lại bịt họng, dọa dẫm chúng cháu không được khai ra là hơn 2 năm nay Bộ trưởng dùng xe công hầu hạ vợ và gia đình vợ thì chúng cháu thấy tồi tệ, hèn hạ quá các bác ạ.

Chúng cháu không thể nhận tội thay khi ông Bộ trưởng, lãnh đạo Văn phòng thường xuyên quát tháo, khinh rẻ chúng cháu, bà vợ và gia đình vợ toàn đặt ra yêu cầu quái dị, hành người, coi con người như súc vật. Chúng cháu thề là chúng cháu phải hầu hạ, phục vụ vì lo bị đuổi việc, Bộ đang giảm biên chế, chứ chúng cháu không được cho thêm một đồng nào.

Chúng cháu mong các bác trừng trị kẻ coi thường pháp luật, sống ngông nghênh của ông Bộ trưởng. Bác Trọng ơi, ông Trần Tuấn Anh là người xấu xa, đồi bại nhân cách nhất trong tất cả các người mà đảng, nhà nước đang xử lý.

Chúng cháu cảm ơn các cô bác.




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cũng là nhiệm vụ cách màng giao cho…


LẠI CHÚ THĂNG ƠI
(Nghe tin tân tù nhân, cựu UVBCT Đinh La Thăng tiếp tục trở thành bị cáo trong vụ Ethanol Phú Thọ)
Chú Thăng ơi

Thân tù biết mấy cho vừa (bưa ngày nao)
Có còn nhớ những thằng chưa vào tù
Hôm nay từ chốn âm u
Lại thêm một phát hỏa mù xuống... sông
Án chồng lên án như không
Cũng là bánh đúc cắm bông thài lài
Danh hài công lý rất oai
Diễn treo cổ cả quan tài mới kinh
Để xoa dịu bớt dân tình
Bao nhiêu tai vạ một mình chú mang
Tù như chú thật vẻ vang
Cũng là nhiệm vụ cách màng giao cho…