Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

Nhà hàng khỏa thân ở Paris đóng cửa vì thiếu khách hàng


baomai.blogspot.com
Chỉ hơn một năm sau khi mở cửa, nhà hàng khỏa thân đầu tiên của Paris, O'Naturel, sẽ đóng cửa.

Hơn một năm sau khi khai trương, nhà hàng khỏa thân đầu tiên của Paris sẽ chuẩn bị đóng cửa vào tháng 2 do thiếu kinh doanh.

baomai.blogspot.com
  
O’Naturel khai trương vào tháng 11 năm 2017 tại thành phố ánh sáng, một minh chứng cho sự phổ biến ngày càng tăng của chủ nghĩa tự nhiên ở Pháp.

baomai.blogspot.com
  
Nhưng thật không may, nó đã không chứng minh được sự phổ biến như mong đợi, vì các chủ nhà hàng vừa công bố ngày cuối cùng sẽ vào tháng tới.

"Thật tiếc nuối khi chúng tôi tuyên bố đóng cửa nhà hàng O'Naturel vào thứ Bảy, ngày 16 tháng 2 năm 2019", chủ nhà hàng 42 tuổi Mike và Stephane Saada, tuyên bố, trên The Local.

baomai.blogspot.com
  
"Cảm ơn bạn đã tham gia vào cuộc phiêu lưu này bằng cách đến dùng bữa tại O'Naturel. Chúng tôi sẽ chỉ nhớ những khoảng thời gian tốt đẹp, gặp gỡ những người đẹp và khách hàng đã vui mừng chia sẻ những khoảnh khắc đặc biệt."

baomai.blogspot.com
  
Khách sạn 40 chỗ ngồi trong phòng kiểm tra quần áo trước khi được mang đến bàn của họ. Ở đó, họ có thể dùng bữa với giá cao cấp của Pháp, bao gồm vịt foie gras và escargot, hoàn toàn khỏa thân.

baomai.blogspot.com
  
Tuy nhiên, nhân viên phục vụ và nhân viên nhà bếp vẫn mặc quần áo vì lý do vệ sinh, cùng với bất kỳ thanh thiếu niên nào, phải có người lớn đi kèm.



Michelle Gant - BM
***

Khi vợ hồi xuân…

http://baomai.blogspot.com/
Phụ nữ ai rồi cũng phải đến cái độ “hồi xuân”. Nhưng đôi lúc chuyện hồi xuân của các bà vợ lại là vấn đề đau đầu của các đức ông chồng.

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quá tiếc cho giọng hát trời phú thế này mà đi hát rong | Nhạc chế Đời Ng...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Độ trồi sụt trong chất lượng của các chân dung Xuân Sách đã viết





 

Trên biển lớn lênh đênh sóng nước
Ngoảnh đầu về xóm mới khuất xa
Cỏ non nay chắc đã già
Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem

     Như Xuân Sách đã kể, bài thơ chân dung thực thụ đầu tiên là bài viết về Hồ Phương. Nhà văn này là một thứ ngọn cờ trong văn học thời kỳ đầu chiến tranh, một giá trị của thời chiến. Nhưng ngay lúc ấy, nhiều người đã sớm nhận ra ở ông có sự phù phiếm của một người làm hàng.
Đặt Hồ Phương vào giữa các nhà văn cùng lứa, người ta đọc ra nỗi thất vọng đến sớm của những người tưởng như thành đạt, song lại sớm rơi vào bế tắc, bế tắc vô nghĩa ngay trong sự trơn tru thành đạt. Xuân Sách dựa chắc vào những cái đó mà khái quát cái tình thế nghề nghiệp của cả một lớp người.
     Chung quanh Hồ Phương có một chuyện vặt nữa mà cả cơ quan truyền tụng, đó là thói quen làm việc vội vội vàng vàng băm băm bổ bổ (Vũ Cao cũng có lần nói đùa là cái ông này sáng sáng vừa nhá bánh mì vừa viết lia lịa!), làm lấy được, bất cần chất lượng. Người khác còn mất công đi lại, Hồ Phương chỉ láng tráng vào B 5 gặp nhân vật một chút đã có ngay đượcKan Lịch, hoặc vào khoảng 1966-67 không cần ra đảo như Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Khải, chỉ nghe một cán bộ Cồn Cỏ là Trần Đăng Khoa kể lại, mà cũng viết được một cuốnChúng tôi chiến đấu ở Cồn Cỏ.
      Chất hãnh tiến của Hồ Phương sẽ được Xuân Sách ghi lại trong một bài khác, không đưa vào tập
Thuyền đã ghé bến quen Cồn Cỏ
Nhằm quân thù anh nổ súng ran
Dưới cờ của Đảng vinh quang
Kan Lịch ơi hãy nhịp nhàng tiến lên
Tính tính tính tang tang tang tiền


(Nhằm thẳng quân thù mà bắn là tên một truyện ký của Hồ Phương viết về Nguyễn Viết Xuân, còn Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng là tên một hồi ký của tướng Song Hào, Hồ Phương ghi )

Theo hướng này Xuân Sách đã viết hai bài về Hữu Mai, cũng là một thứ chân dung sắc sảo:
Hỏng đôi mắt đâu phải là mất hết
Khi trong lòng còn 
hồi ức Điện Biên
Có 
đồng đội anh sợ gì cái chết Cao điểm cuối cùng quyết chí xông lên

Ơn Đảng Bác chắp cho đôi cánh
Phía trước là mặt trận rồi phải đánh Dải đất hẹp này không một đứa ngóc đầu lên
Ôi 
những tháng năm không thể nào quên

     Hai bài tập hợp gần hết tên các tác phẩm của Hữu Mai, và điều quan trọng hơn là bắt được cái chất lý trí cả quyết đầy tham vọng của nhà văn này. Đây là một điều không ai ở nhà 4 Lý Nam Đế lạ gì. Một mặt ai cũng chia sẻ, ai cũng khâm phục -- nói cho cùng đây là đặc điểm chung của cả thế hệ, chẳng qua đến Hữu Mai nó bộc lộ rõ hơn. Nhưng mặt khác nhiều người  cứ thoáng  cảm thấy ngài ngại. Liệu cái đó có làm nên giá trị văn học bền vững?!
       Sau những bài viết về Hồ Phương và Hữu Mai, có vẻ như Xuân Sách đã tìm được hướng đi và giọng điệu. Anh dần dần hướng tới những người khác. Cùng với Nguyễn Khải Nguyễn Minh Châu, hàng ngày Xuân Sách đã theo dõi hình ảnh các đồng nghiệp với một nụ cười kín đáo. Và sau nụ cười đó, có cả sự cảm phục lẫn sự nghi ngại.
            Đọc lại những đoạn “giáng bút” in trên Ngày nay1940, người ta thấy Lê Ta và Tú Mỡ thường thất bại trong hai trường hợp :
       Thứ nhất nhẹ tay với người nhà tức là các nhân vật Tự lực Văn đoàn. Trong văn thơ châm biếm, đã nhẹ tay, đã hiền lành, thì bao giờ cũng khó hay. Đây là những đoạn giáng bút làm nhàm, kém cỏi

   Khái Hưng
    Khá đem góp tiếng trên đầu
   Ý mầu ai hiểu cơ mầu được đây
   Hư không nào có ai hay
   Ưng điều chắp nối đổi thay khôn lường

    Hoàng Đạo
   Trong hàng lớn nhỏ từ xưa
   Ra đời lại chọn đúng giờ xấu xa
  Tinh khôn nay đổi lại giờ
   Tâm tâm niệm niệm ấy là người hay

        Cả hai đoạn này, chỉ dùng những biện pháp mang tính cách tiểu xảo, như tả Khái Hưng, dùng lối chiết tự, ghép chữ, tả Hoàng Đạo, nhắc tới lý do có liên quan đến hai bút danh Tứ Ly và Hoàng Đạo - nên cả hai đều lủng củng,  lại nhạt.
        Thứ hai,  ngược với sự nhạt là trường hợp những bài thơ mang tính cách tư thù cá nhân xách mé thô lỗ. Khi tả về các nhân vật mà Tự lực Văn đoàn, từng có lần va vấp... lời thơMinh niên giáng bút có phần chớt nhả, và đi gần tới xúc phạm.
Vũ Trọng Can
Gan to, gan nặng lạ lùng
Bởi vì trong óc hẳn không có gì
Thế mà cũng dám ti toe
Nói năng viết viếc để loè tài hoa
.
Ngô Tất Tố
Gặp khi tắt lửa tối đèn
Mập mờ tài trắng hay đen hỡi tài
Vì ta phát giác ra ngoài
Mười năm hương lửa cũng hoài luống công

Ngọc Giao
Tên này mới quý làm sao
Còn văn thì chẳng bún nào mềm hơn
Tài năng nhũn nhẽo như lươn
Xui chàng yêu ả, chị hờn với anh
.
...
     Đọc những đoạn “giáng bút” này, người ta có thể hiểu tại sao đương thời, Tự lực Văn đoàn bị một số  người trong giới văn chương căm ghét: họ không công bằng. Và đôi khi họ tỏ thái độ bề trên - là điều tối kỵ trong quan hệ với các đồng nghiệp.
    Xuân Sách cũng không xa lạ với vết xe đổ đó. Cái dễ dãi tầm thường thấy ở nhiều nơi như trong chân dung Nguyễn Khải, còn phần chọc ghẹo lảm nhảm xoa đầu đồng nghiệp thấy ở các bài viết về Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều, Đỗ Chu...
   Giữa Nguyễn Khải và Xuân Sách có một mối giao tình kỳ lạ.
   Nguyễn Khải năm đó sau Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa, Họ sống và chiến đấu trở thành cây bút số một của Văn Nghệ quân đội, tên tuổi nổi như cồn. Uy danh biến thành chức vụ,  trong khi những Hữu Mai Hồ Phương chỉ là hội viên bình thường, ngay thành viên Ban chấp hành Hội nhà văn cũng chưa phải,  thì vừa bắt đầu chiến tranh  Nguyễn Khải được bổ sung vào hạt nhân lãnh đạo, tức thường vụ Ban chấp hành Hội.
   Chỉ riêng điều đó đã khiến cho mọi người vừa chơi với Nguyễn Khải vừa ngại. Trong sự bơ vơ của mình, Nguyễn Khải tìm thấy ở Xuân Sách một người đối thoại lý tưởng.
   Vốn thạo nghề, không phải Nguyễn Khải không biết thực chất những sáng tác của Xuân Sách hồi ấy. 
Có lần tác giả Mùa lạc nói riêng với tôi :
-- Những tay viết lầm lầm rồi lúc nào đó, nó sẽ lên, không chừng nó sẽ thành nhà văn chân chính, như Xuân Thiều. Còn có những loại cứ bồng bênh suốt đời, mà không làm được việc gì, như Xuân Sách, loại này không bao giờ thành nhà văn cả.
    Nhưng Nguyễn Khải là một tính cách rất mềm mại , ở chỗ bản thân không có quyền lợi gì thì anh hiện ra rất đáng yêu, khen ai mà không làm mất ở mình chút gì, thì anh hào phóng ra mặt. Đi với ai cũng hợp, đi với ai anh cũng phát hiện ngay chỗ tương đồng giữa mình với người đó, dần dà tìm ra cách để gần gũi và khai thác đối tượng, cốt sao có lợi cho việc sáng tác.
    Theo cách nghĩ này, nghĩa là với mục đích thực dụng, Nguyễn Khải xưa nay chưa hề ngán ai bao giờ cả.
   Có cái may là về phần mình, trong khi cũng thông minh và thạo đời, Xuân Sách lại chẳng bao giờ tính chuyện ngang hàng Nguyễn Khải. Mà còn cảm thấy may mắn, mà còn tri ân, cả ở chỗ riêng tư lẫn trước mặt mọi người. Chỉ riêng điều đó đã khiến tác giả Xung đột bằng lòng lắm rồi.
   Bị ràng buộc bởi cái lệ “ làm đĩ chín phương cũng phải để một phương lấy chồng ”, đoạn Xuân Sách viết về Nguyễn Khải không đạt tới một chân dung khái quát. May lắm nó chỉ gợi ý cho thấy một khía cạnh của nhiều người viết văn, là hùng hổ vậy, nhưng lại nhát và quá nhiều toan tính cá nhân khi cầm bút.
   Trong kho hàng của Xuân Sách có một loại riêng được truyền tụng rất nhiều, là những chân dung Xuân Thiều, Nguyễn Minh Châu, Thu Bồn, Lê Lựu ….. Mỗi khi đọc lên, sự khoái khẩu tới với người ta, một sự khoái khẩu kiểu truyện cười dân gian, rất dễ lây lan.  Nhưng tôi không muốn chép lại ở đây. Người được nói tới không thú vị gì mà người viết là Xuân Sách thật ra cũng chỉ có cái thú tầm thường là được dịp tỏ ý khinh đời chế nhạo được xoa đầu người khác.
   Xoàng nhất trong loạt bài này là mấy câu viết về Nguyễn Minh Châu.
    Ban đầu bài viết có giọng khinh mạn ra mặt Cửa sông cất tiếng chào đời -- Đã ti toe những vùng trời khác nhau --Dấu chân người lính in mau --Thằng này không trước thì sau cũng tù.
   
Điều này liên quan đến thói ghen ăn tức ở mà người ta thấy không hiếm trong giới và mặc dầu rất thông minh, Xuân Sách cũng không ra thoát.
   Tài năng trong văn học là một khái niệm quá rộng. Bảo một người như Xuân Sách không có tài cũng không phải. Trong Xuân Sách có chất gì đó của những ông đồ tân thời, chữ Hán biết một ít, chữ tây biết một ít, văn học cổ truyện nôm dân gian khá sành,  mà những tác phẩm chính của Tự lực văn đoàn cũng đã đọc qua. Sự hiểu biết và chất lượng sáng tác của họ hợp với những làng quê, những phố huyện, nó cũng là rất thích hợp cho yêu cầu tuyên truyền của những năm tháng chiến tranh.
   Nhưng so với cái mặt bằng của Văn nghệ quân đội những năm ấy thì Xuân Sách thuộc về một cái gì hơi thấp.
   Một mặt chúng tôi biết rằng thứ sáng tác văn thơ của anh rất cần cho báo. Nhưng mặt khác thì nhiều người vẫn cứ không bằng lòng, khi thấy ở Xuân Sách chỉ là sự dễ dãi trong lao động nghệ thuật.
    Người khó chịu nhất với cái phương diện này của Xuân Sách là Nguyễn Minh Châu. Hai nhà văn vốn coi như cùng trang lứa. Cả hai cùng về  cơ quan sau lớp Hữu Mai Hồ Phương và cho tới đầu chiến tranh chưa có gì nổi bật nên dễ hiểu nhau. Mọi việc chỉ khác đi khi Nguyễn Minh Châu cho inCửa sông mà Xuân Sách thì chưa có cuốn nào ra hồn.
    Kế đó, cuối 1967, họ cùng được cử đi chiến trường B5, đợt đánh Khe Sanh. Trong lúc Nguyễn Minh Châu đóng cửa mấy năm lẳng lặng viết tiêủ thuyết Dấu chân người lính ( mãi đầu 1972 mới in xong và thành một cuốn loại trội nhất trong số các tác phẩm viết về chiến tranh ), thì Xuân Sách  chỉ có tập thơ Trong lửa đạn, tập truyện Đêm ra trận,  cả hai in ra ngay sau đợt đi và sau này không ai còn nhớ tới chúng. Sự tách tốp bắt đầu từ đấy.
     Không cần ở lâu lắm cũng có thể nhận ra sự đối lập giữa Nguyễn Minh Châu và Xuân Sách. Một bên linh động sắc sảo trong văn mà ngoài đời lại khờ khạo, vật vờ theo kiểu lên đồng. Một bên như ma xó chuyện gì cũng biết, nhưng khi viết thì bao nhiêu thông minh lại biến đâu hết. Và trong cuộc sống, nếu một bên lúc nào cũng đặt ra cho mình những mục đích cao để vươn tới – giá có thất bại cũng vươn tới, thì một bên lại khôn ngoan giấu đi cái kém, không bao giờ lố bịch cả, nhưng cũng không bao giờ gây ra bất ngờ.
     Cả hai  những năm đó là một đối tượng để mọi người trong cơ quan bàn bạc.
     Một lần Hữu Mai cười cười nói với tôi.
  --Bây giờ Xuân Sách của các ông  như con gà đẻ lang ấy, đẻ bụi đẻ bờ khắp cả mọi nơi.
    Trong lời giễu của Hữu Mai có hàm cái ý chê Xuân Sách viết nhiều viết ẩu.
    Nhiều người khác cũng nói vậy. Xuân Sách trở về thường xuyên trong câu chuyện hàng ngày giữa tôi với Nguyễn Minh Châu. Từ Xuân Sách chúng tôi nhận ra một kiểu người viết.
    -- Nó là một kiểu văn tài đấy!  Ban đầu tác giả Dấu chân người lính còn nói bằng một giọng dè dặt.
     Rồi khi nghe tôi thắc mắc tỏ vẻ chưa chịu với lối nói lửng lơ lảng tránh thì Nguyễn Minh Châu mới nói thật. Trường hợp Xuân Sách được anh đối chiếu với quan niệm chung về người viết văn:
  -- Người ta, nhất là người viết, có những mặt phải điếc đi một ít, thì mới hòng viết được. Đằng này cái thằng Xuân Sách này cái gì cũng hay, chuyện gì cũng thạo, gái cũng giỏi, chính trị cũng tinh vi, thế thì đầu óc đâu mà viết nữa.
     Vì đây chỉ là chuyện phiếm một loại trà dư tửu hậu, nên tôi tự cho phép mình nghĩ gì nói nấy. Tôi nêu một nhận xét có phần vu vơ:
-- Nói chuyện với ông Sách, nhiều khi rất thích, nhưng nhiều khi rất ngấy. Cứ như miếng thịt ôi, không biết dùng vào việc gì nữa.
-- Ừ  có lý! Sách nó thông minh, nhưng là sự thông minh tiếp nhận, chứ không phải sự thông minh phát ra.
-- Nhiều khi đứng trước những chuyện lôi thôi, ông ấy tảng lờ như không thèm để ý. Người ta khen thế là có bản lĩnh. Nhưng tôi thấy bản lĩnh một người viết văn phải là cái phần này: cái phần hướng về phía trước.
- Có cái chết là tất cả cánh Văn nghệ quân đội bây giờ, cả ông Cao, ông Hoàng, ông Ngữ, đều là mắc chung cái bệnh như vậy cả.
   Những lời đàm tiếu này, Xuân Sách biết hết. Và trong thâm tâm công nhận nữa. Nhưng vẫn có gì ấm ức.  Dù  thừa hiểu vị trí của Nguyễn Minh Châu trên văn đàn, nhưng vì tự ái nên vẫn không chịu,  nó bộc lộ thành những dòng miêu tả Nguyễn Minh Châu như trên. Về sau đoạn viết về anh Châu mà tôi dẫn ở trên có sửa lại, nhưng vẫn không hay.   
    Nếu những bài viết về Nguyễn Minh Châu hoặc Đỗ Chu cho thấy thơ chân dung nhiều khi chỉ là một thứ đùa của Xuân Sách--  kể cả đùa nhả đùa nhảm --  thì bên cạnh đấy,  lại có những bài đầy tính chất chiêm nghiệm. Đó là các bài về Thanh Tịnh, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật.
      Trong Thanh Tịnh, Xuân Sách bắt đầu chỉ ra nỗi buồn nói chung của kiếp người “ bao năm ngậm ngải tìm trầm-- Giã từ quê mẹ xa dòng Hương Giang…”
      
Hình ảnh Chính Hữu dưới mắt Xuân Sách, có cả hai bình diện, cái phần tiềm năng trong con người và cái phần phôi pha trôi nổi theo cuộc đời. Tiềm năng thứ nhất  là tài thơ. Nhưng lại còn tiềm năng thứ hai, đó là  thói quen sống và làm việc theo yêu cầu của xã hội, làm cả những việc có vẻ mình không thích, nhưng vẫn rất mẫn cán rất kỹ càng, rồi  trở thành người phụ trách công tác văn nghệ một cách rất tự nhiên. Cả hai tiềm năng đều ngang  nhau, chứ không cái nào lớn hơn cái nào.
     Bảo rằng với Chính Hữu, chiếc ghế quan trường  giết chết thơ thực ra là nói oan. Không  làm quan thì Chính Hữu vẫn có lối viết gò thắt và dừng lại ở một đời thơ mỏng mảnh cằn cỗi.
    Song dẫu sao bài thơ cũng  ghi được tình thế dở dang “ dở quan chức dở nghệ sĩ”  của một  số người cầm bút thời nay.
     Từ bắt đầu chiến tranh, anh em ở Văn nghệ quân độichúng tôi năm ấy đã có dịp theo dõi quá trình đến với thơ của Phạm Tiến Duật, hiểu cả những bước đi chập chững đầu tiên tới giai đoạn thơ một chặng đường đạt tới  sự công nhận của cả xã hội. Khi viết về Phạm Tiến Duật, Xuân Sách  không rơi vào bông phèng đuà bỡn mà có cái nhìn bao quát về  mối quan hệ giữa nhà thơ và thời đại, cụ thể  là tác động của chiến tranh tới số phận người viết văn. Người ta chỉ hay nói về chiến tranh như một hoàn cảnh thuận lợi để các nhà văn lâp nghiệp. Xuân Sách nói ngược lại tức là nêu cả mặt thuận lẫn mặt nghịch.  Đời đã tưởng bay lên vầng trăng – Lại rơi xuống chiếc xe không kính – Ra thế giữa chiến trường – Nghe tiếng bom cũng mạnh..  Viết như thế vào lúc tên tuổi Phạm Tiên Duật đang lên như diều, là cả một sự tiên tri, mà chỉ nhờ vào việc tiếp thu nhận xét của những Nguyễn Khải Nguyễn Minh Châu, Xuân Sách mới đạt tới.     
   Thuộc loại hay nhất của thơ chân dung  phải kể  mấy câu Xuân Sách  viết về Nguyễn Ngọc Tấn. Những bi đát của cuộc đời. Cái bất lực của người cầm bút. Bao nhiêu điều hàng ngày ai cũng nghĩ mà không ai nói ra thì Xuân Sách đã nói
Trăng sáng riêng soi một mặt người
Mối tình đôi bạn cách phương trời
Ước mơ của đất, anh về đất
Im lặng mà không cứu nổi đời

    Đặt mấy câu này bên cạnh các đoạn chân dung trên,  tôi rút ra nhận xét  nhà văn VN hình như chỉ có hai khuôn mặt là bi thảm và hài hước, mà phần nhiều bi đát ngay trong cái vẻ buồn cười của mình, còn số bi thảm thực sự, bi kịch với nghĩa cao cả của khái niệm thì hơi ít.

https://vuongtrinhan.blogspot.com/2013/09/xuan-sach-va-chan-dung-cac-nha-van-uong.html



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phận người như rệp ở nơi xứ người:

Giường 2 ngăn dành cho người Việt 
Nghe nói về những chiếc giường bí mật này đã lâu nhưng hôm nay mới biết nó là sự thật, những chiếc giường có mặt nhiều nhất ở Nhật Bản, Hàn quốc, Đài Loan nhằm che giấu lao động bất hợp pháp người Việt. Theo ETToday, khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra vào đêm 3/1, Cảnh sát thành phố Tân Trúc thấy một nam thanh niên đang lang trên đường và có hành vi khác lạ. Sau khi kiểm tra, cảnh sát phát hiện trên người đối tượng có dụng cụ hút ma túy đá và không mang theo giấy tờ tuỳ thân.

Người đàn ông cho biết mình họ Nguyễn, có quốc tịch Việt Nam sau đó xin phép cảnh sát cho về nhà trọ lấy giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên, khi đi theo đối tượng này về đến nơi, cảnh sát thấy người này loay hoay mãi không thể mở cửa và có biểu hiện cố tình kéo dài thời gian. Vì vậy, cảnh sát nhanh chóng ập vào để khám xét khu nhà trọ và tìm thấy một căn phòng bị khoá rất đáng ngờ. Phải đến khi người đàn ông họ Nguyễn lên tiếng thì người bên trong căn phòng mới chịu mở cửa.


Cảnh sát khám xét các căn phòng khác trong căn nhà và phát hiện ba người đàn ông đang trốn dưới tấm nệm lò xo. Theo thông tin ban đầu, cả ba đều là lao động bất hợp pháp. Cảnh sát bắt 4 người vì tội sử dụng ma túy đá, nhập cư và cư trú bất hợp pháp.

Theo Tổng cục Di dân Đài Loan, tính đến cuối tháng 10/2018, tổng số người nước ngoài cư (lưu) trú bất hợp pháp đã lên tới 88.000 người, gây ra các lo ngại về trật tự, an ninh xã hội. 

Để nâng cao hiệu quả truy bắt xử lý, giảm bớt các rủi ro phát sinh về an toàn tính mạng, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho những người nước ngoài ở lại quá hạn, Tổng cục Di dân Đài Loan từ năm 2011 đến nay đã đẩy mạnh cơ chế động viên đối tượng tự đến cơ quan trình báo.
Động thái trên diễn ra sau khi 152 du khách Việt Nam tới Đài Loan bỏ trốn vào các ngày 21 và 23/12/2018. Cho tới nay, giới chức Đài Loan đã bắt giữ 28 người và vẫn đang truy tìm những người “mất tích” khác.

Hoang Linh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

2019: Hải quân phương Tây dồn về Biển Đông, Việt Nam được lợi gì?


Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson đến Đà Nẵng, 
ngày 05/03/2018.REUTERS/Kham



Thu Hằng
RFI
07 tháng 1 năm 2019

Phương Tây sẽ chú trọng hơn đến việc bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, thách thức yêu sách phi lý của Trung Quốc ? Năm 2018, Hải Quân Mỹ thường xuyên tuần tra vì tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông và công khai yêu cầu Bắc Kinh phải rút hết hệ thống tên lửa khỏi các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở quần đảo Trường Sa.

Không chỉ Hoa Kỳ, rất nhiều nước có lợi ích trong khu vực cũng tham gia vào việc bảo vệ tự do hàng hải, thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông. Lần đầu tiên kể từ sau Thế Chiến II, Nhật Bản điều tàu ngầm xuống Biển Đông vào giữa tháng 09/2018. Tokyo ký với các nước ASEAN chiến lược Vientiane Vision nhằm tăng cường quan hệ quân sự.

Pháp, Anh cũng điều tầu bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông, ghé thăm Việt Nam. Nhiệm vụ đầu tiên trong năm 2019 của tầu sân bay Pháp Charles de Gaulle, sau hơn 18 tháng nâng cấp, sẽ là vùng Ấn Độ Dương. Ngoài việc tiếp tục bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, Anh Quốc có thể mở căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.

Vậy Trung Quốc phản ứng như thế nào trước những chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông của các nước phương Tây ? Việt Nam được lợi gì từ những chiến dịch đó ? RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với ông Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình châu Á, Viện Montaigne (Institut Montaigne, Paris).

***

RFI : Mỹ tiếp tục tuần tra bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông với chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Pháp và Anh cũng lần lượt thông báo sẽ điều tầu sân bay và chiến hạm đến vùng Ấn Độ Dương trong năm 2019. Phải chăng đây là chiến lược được ba nước Anh, Pháp, Mỹ cùng phối hợp để ngăn đà bành trướng của Trung Quốc ?

Mathieu Duchâtel : Trước tiên, cần biết là Hoa Kỳ, châu Âu và Pháp vẫn hiện diện thường xuyên ở Biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải. Nhưng ngoài ra cũng có nhiều nước khác đã điều tầu chiến đến khu vực này trong năm nay (2018), đó là trường hợp của Úc, Nhật Bản và Canada. Dĩ nhiên, chúng ta có thể nghĩ rằng có sự phối hợp nào đó giữa các quốc gia trên. Nhưng điều chắc chắn là các nước này có chung quan điểm về tự do hàng hải, luật pháp quốc tế và Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Cũng cần chú ý đến sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác, kể cả Nhật Bản, về cách thực hiện kế hoạch hiện diện ở Biển Đông. Những gì mà phía Mỹ làm, đó là tiến hành tuần tra vì tự do hàng hải ở Biển Đông, trong khi những nước khác chỉ hiện diện trong vùng biển này.

Ngoài ra, còn có sự khác biệt cơ bản, đó là Mỹ thách thức Trung Quốc trong vùng 12 hải lý quanh một số thực thể do Trung Quốc kiểm soát, đặc biệt là các đảo nhân tạo ở Trường Sa được bồi đắp và xây dựng dưới thời ông Tập Cận Bình. Trong khi đó, các nước khác không đi vào khu vực 12 hải lý này, mà chỉ hoạt động trong vùng biển quốc tế, dù không có định nghĩa pháp lý nào về khu vực 12 hải lý, vì những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc không phù hợp với luật biển.

Vì vậy, có chút khác biệt giữa cách tiếp cận của Mỹ, mang vẻ khiêu khích hơn, với cách tiếp cận của các nước khác là hiện diện để nhắn với Trung Quốc, cũng như các nước khác trong khu vực rằng họ có mặt ở đây để bảo vệ luật biển và tự do hàng hải.

RFI : Ông đánh giá thế nào về việcPháp cũng xuất hiện thường xuyên hơn ở Biển Đông và vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương trong vài năm gần đây ? 
Mathieu Duchâtel : Trong ba năm gần đây, Pháp đã cử tầu đến khu vực Biển Đông. Năm 2018, Paris quyết định điều tầu sân bay Charles de Gaulle thi hành nhiệm vụ ở Ấn Độ Dương, cho đến Singapore, có thể sẽ không đi qua Biển Đông. Tuy nhiên, điều chắc chắn là đã có một chiến hạm Pháp, như mọi năm, đã đi qua vùng Biển Đông. Như vậy, từ nhiều năm nay, Pháp đã có ý chí khá rõ ràng và nhất quán trong việc bảo vệ cách tiếp cận của mình về luật biển.

Pháp cũng muốn « Âu hóa » sự hiện diện tại vùng biển này. Người ta có thể thấy điều này qua việc một số nhà quan sát châu Âu (Đan Mạch, Đức) có mặt trên tầu của Pháp và có thể sẽ có nhiều người khác trong tương lai.

Thêm một điểm cuối liên quan đến sự hiện diện của các nước châu Âu ở Biển Đông, với tôi, một thất vọng lớn là liệu Đức, một ngày nào đó, cũng hiện diện, hoặc đồng hành với các nước châu Âu, hoặc sát cánh với Mỹ để tăng cường thông điệp của phương Tây về Biển Đông hay không.

Đức hiện đang suy nghĩ về vấn đề này, nhưng chưa có quyết định nào được đưa ra, dù đã có một cuộc thảo luận. Dĩ nhiên, nếu chính phủ Đức làm giống như Pháp và Anh, việc này sẽ củng cố thêm thông điệp của châu Âu không chỉ về quan điểm chủ quyền, mà cả thông điệp về quyền tự do hàng hải

RFI : Trung Quốc đối phó và phản ứng thế nào với sự hiện diện hải quân của nhiều cường quốc ở Biển Đông ?

Mathieu Duchâtel : Hiện nay, Trung Quốc đáp trả một cách rất đa dạng. Cách đáp trả hung hăng của Trung Quốc chỉ dành riêng cho Mỹ. Bắc Kinh lên án Mỹ qua đường ngoại giao. Hải Quân Trung Quốc từng nhắm vào một tầu chiến của Mỹ và suýt gây ra sự cố để gây sức ép với Hoa Kỳ. Bắc Kinh cũng tấn công Mỹ trên báo chí, ví dụ để báo chí nói là Hải Quân Trung Quốc đâm vào một tầu Mỹ để buộc con tầu đó rời khỏi khu vực.

Nước thứ hai bị nhắm đến, nhưng nhẹ hơn nhiều, đó là Anh Quốc. Luân Đôn cũng bị Bắc Kinh chỉ trích vì hiện diện ở Biển Đông, nhưng với những từ ngữ không gay gắt bằng những lời chỉ trích nhắm vào Mỹ.

Đối với những nước khác (Pháp, Úc, Nhật Bản và Canada), chính quyền Bắc Kinh ít nhiều chưa nhắc đến sự hiện diện của những nước này ở Biển Đông. Lý do là tránh để tất cả các nước này thành lập một mặt trận chung với Anh và Mỹ và cũng để tránh khả năng nhiều nước khác thay đổi lập trường và chuyển sang ủng hộ Hoa Kỳ.

Ngoài ra, còn phải chú ý đến một số yếu tố khác ngoài vấn đề Biển Đông, như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Trung Quốc tìm cách để Nhật Bản, Pháp, Úc không đứng về phía Mỹ trên hồ sơ thương mại. Đây cũng chính là lý do mà Bắc Kinh tỏ ra rất chừng mực trong phát biểu về các quốc gia này liên quan đến Biển Đông.

RFI : Liệu Trung Quốc có tiếp tục xây dựng và bồi đắp, quân sự hóa các đảo nhân tạo trong vùng Biển Đông để đối phó ?

Mathieu Duchâtel : Dĩ nhiên là Trung Quốc lý giải rằng cơ sở hạ tầng quân sự của họ trên các đảo nhân tạo là để đối phó với sự hiện diện thường xuyên trong khu vực của Hải Quân Mỹ và để bảo vệ các cơ sở hàng hải của Trung Quốc khỏi hoạt động theo dõi của Mỹ.

Điều chắc chắn là Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố bẩy đảo nhân tạo mà nước này chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa bằng cách lập thêm thiết bị phòng thủ, khả năng theo dõi khu vực, khả năng chống tầu thủy và phòng không. Điều mà Bắc Kinh chưa rõ : Liệu Trung Quốc có thật sự lựa chọn leo thang căng thẳng trong khu vực không ? Liệu Trung Quốc có thể quân sự hóa một số thực thể khác trong quần đảo Trường Sa không ? Trung Quốc hiện vẫn giữ lá bài này và tiếp tục quân sự hóa bẩy hòn đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp.

RFI : Việt Nam được lợi gì và bị bất lợi gì từ những chiến lược bảo vệ tự do hàng hải của các nước trên ?

Mathieu Duchâtel : Tôi nghĩ rằng một sự hiện diện thường xuyên của hải quân phương Tây trong khu vực có chủ đích ngăn Trung Quốc đi xa hơn trong hoạt động kiểm soát Biển Đông. Điều này có lợi cho quốc phòng của Việt Nam, vì Trung Quốc buộc phải tập trung nhiều hơn vào sự hiện của hải quân các nước nằm ngoài khu vực. Và điều này giảm bớt không gian mà Trung Quốc có thể chiếm để mở rộng sự hiện diện và kiểm soát các thực thể mà họ chưa chiếm được.

Tôi nghĩ rằng kịch bản tồi tệ nhất đối với tất cả các nước trong khu vực, không chỉ mỗi Việt Nam, Malaysia hay Philippines, mà kể cả các nước ngoài khu vực, đó là Trung Quốc quyết định, như trường hợp từng xảy ra năm 2014, khi Bắc Kinh đột ngột xây dựng một loạt đảo nhân tạo và điều này đã hoàn toàn thay đổi nguyên trạng. Năm 1995, Bắc Kinh quyết định chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef), lúc đó do Philippines kiểm soát, tương tự như Đá Gạc Ma (South Johnson Reef) mà Trung Quốc chiếm từ Việt Nam trong một trận hải chiến đẫm máu năm 1988. Đến năm 2014, Trung Quốc tiến xa hơn trong các yêu sách kiểm soát khu vực.

Hiện nay, sự hiện diện trong khu vực của hải đội nhiều nước làm giảm phần nào khả năng Trung Quốc đi xa hơn. Vì vậy, theo tôi, có sự hội tụ giữa lợi ích quốc phòng của Việt Nam, cũng như của các nước khác trong khối ASEAN có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Dĩ nhiên, sự hiện diện thường xuyên của hải quân phương Tây ở Biển Đông không giúp được Việt Nam đòi lại chủ quyền, đặc biệt là đối với quần đảo Hoàng Sa. Điều này có nghĩa là Việt Nam không thể tận dụng cơ hội để lấy lại Hoàng Sa. Đúng là có sự quy tụ lợi ích, nhưng phần nào bị hạn chế.

Tôi cũng nghĩ rằng, đối với một nước như Việt Nam, đang bảo vệ lợi ích trước xung đột chủ quyền với Trung Quốc, sự hiện diện thường xuyên của hải quân phương Tây ở Biển Đông tạo ra cơ hội quan trọng hơn mà Việt Nam có thể tận dụng trong chiến lược hiện đại hóa quân đội của nước này. Chúng ta có thể thấy việc Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận cho phép Hà Nội đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí, có nhiều cuộc trao đổi ngoại giao và quân sự hơn, mở rộng tiềm năng hợp tác với nhiều nước khác…

Tôi cho rằng việc này sẽ thay đổi một chút viễn cảnh, không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả các nước ASEAN có chanh chấp với Trung Quốc, trong khi tình hình trở nên căng thẳng hơn do hoạt động bồi đắp các đảo nhân tạo của Bắc Kinh.

Ban tiếng Việt đài RFI xin chân thành cảm ơn ông Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình châu Á, Viện Montaigne, Paris. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang


MỸ ĐỐI ĐẦU VỚI TRUNG QUỐC TRÊN 4 MẶT TRẬN: KINH TẾ, QUỐC TẾ, QUÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ
Trần Đình Thu
Thông tin thời sự Mỹ Trung mấy ngày nay có vẻ gây bối rối cho nhiều người. Trong khi đoàn đàm phán Mỹ chuẩn bị làm việc với đoàn Trung quốc thì tổng thống Mỹ ký đạo luật bán vũ khí cho Đài Loan, tổng thống Đài Loan thách thức chủ tịch Trung quốc, tướng Trung quốc dọa bắn chìm tàu sân bay Mỹ còn tàu Mỹ áp sát Hoàng Sa thách thức ông Tập Cận Bình và ông Tập Cận Bình thì cố gắng vui vẻ với ông Trump để kết quả đàm phán được tốt. 

Thật là một cuộc chiến nửa hư nửa thực.

Nhưng vấn đề sẽ trở nên đơn giản nếu chúng ta theo logic Mỹ tiến hành song song cùng lúc nhiều mặt trận với Trung quốc và mỗi mặt trận này tương đối độc lập với các mặt trận còn lại.

Có một điều cần lưu ý, lâu nay do chiến tranh thương mại gây ấn tượng quá mạnh nên có một sự nhầm lẫn là Mỹ chỉ đối đầu thương mại với Trung quốc, dẫn đến suy nghĩ nếu Mỹ Trung hòa đàm thương mại thì mọi chuyện kết thúc, hai bên vui vẻ bắt tay nhau cùng phát triển. Nên khi chúng ta thấy Mỹ vừa hòa đàm thương mại lại vừa tiến hành các động thái khác thì đâm ra khó hiểu.

Sự nhầm lẫn này không chỉ từ công chúng mà ngay nhiều nhà báo, từ báo Mỹ cho đến báo Việt cũng nhầm lẫn, khiến nhiều bài báo thông tin theo hướng lấy thương mại làm cốt lõi.

Hơn thế nữa nhiều nhà phân tích ở Mỹ vẫn bị bối rối.

Nhưng đó là do người ta không chịu xâu chuỗi các sự kiện để thấy được một bức tranh toàn cảnh. Vấn đề Mỹ đối đầu toàn diện với Trung quốc đã được các lãnh đạo cao cấp của Chính phủ Mỹ nhiều lần khẳng định.

Chúng ta nhớ bài diễn văn của Phó tổng thống Mỹ Pence đọc tại Viện Hudson vào ngày 4/10/2018 đã nêu Mỹ sẽ chống Trung quốc trên mọi mặt trận. Ngay phần mở đầu bài diễn văn viết: “Nhưng hôm nay tôi xuất hiện trước các bạn vì người dân Mỹ xứng đáng được biết, ngay khoảnh khắc này, Bắc Kinh đang triển khai một cách tiếp cận của toàn bộ chính quyền, sử dụng các công cụ chính trị, kinh tế và quân sự, cũng như tuyên truyền, để thúc đẩy sự ảnh hưởng và gặt hái lợi ích ở Hoa Kỳ”.

Cụ thể hơn phó tổng thống Mike, ngoại trưởng Pompeo trong khi trả lời phỏng vấn chương trình radio Hugh Hewitt mấy ngày sau đó đã nói rằng: “Hành vi của Bắc Kinh trong các lĩnh vực thương mại, quốc tế, quân sự, chính trị cần phải được chỉnh đốn”.

Rồi tới ngày 26/10/2018 ngoại trưởng Pompeo lại nói trên một chương trình phỏng vấn khác: "Cho dù đó là nguy cơ thông qua hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ, các quy định thương mại bất công, hoạt động tại Biển Đông, các nỗ lực tiếp tục mở rộng hiện diện trên không gian hoặc phát triển quân đội…, mỗi hoạt động này đều sẽ phải đối mặt với phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt từ phía Mỹ và chúng tôi sẽ tiếp tục làm vậy".

Như vậy là bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau, các lãnh đạo cao cấp của Chính phủ Mỹ đã công bố rõ cuộc chiến chống Trung quốc là một cuộc chiến toàn diện chứ không phải gói gọn trong lĩnh vực thương mại như nhiều người đang hiểu.

Bây giờ tôi xin phân tích từng chiến tuyến của cuộc chiến.

Trong 4 lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc tế, quân sự thì kinh tế là dễ gây chiến nhất và cần phải gây chiến trước để làm suy yếu thực lực Trung quốc. Trong kinh tế thì thương mại lại là nhạy cảm nhất, gây ảnh hưởng tức thì lên toàn bộ nền kinh tế đối phương và có khả năng gây ra hiệu ứng domino. Do đó Mỹ chọn chiến tranh thương mại để khởi sự. Và thực tế là khi tuyên chiến thương mại, chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi, nền kinh tế Trung quốc lập tức rơi vào khủng hoảng khiến Trung quốc phải vội vàng cầu hòa. Ở đây tôi nhắc lại rằng Trung quốc liên tiếp cầu hòa và Mỹ ra điều kiện cho hòa đàm bằng bản “yêu sách một chiều” có ý nghĩa như là một tối hậu thư chứ không phải là hai bên cùng soạn thảo văn bản hòa đàm. Đây là điểm mà tôi nhấn mạnh nhiều lần bây giờ nhắc lại. Và nếu thực hiện theo cam kết này kinh tế Trung quốc phải lùi lại nhiều năm vì không còn ăn gian, lừa đảo được nữa.

Sau khi đánh Trung quốc tơi tả trên mặt trận thương mại, Mỹ tiếp nối với 2 mũi quan trọng khác trên chiến tuyến kinh tế là chống gián điệp kinh tế và trừng phạt các tập đoàn lớn của Trung quốc phá hoại nền kinh tế Mỹ. Hai mũi giáp công này cùng cộng hưởng với cuộc chiến thương mại đã gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cho kinh tế Trung quốc và năm 2018 khép lại trong tình trạng ông Tập phải kêu gọi xóa đói giảm nghèo trên toàn quốc đồng thời hủy bỏ kế hoạch “Made in China 2025”.

Đi sau kinh tế là vấn đề quốc tế. Điểm nhấn quan trọng là “Một vành đai một con đường”. Mỹ đã vạch trần tính chất lừa đảo của con bài này một cách thẳng thắn ở những diễn đàn quốc tế có mặt Trung quốc và nhiều nước đã nhìn ra bản chất lừa đảo của Trung quốc. Tuy nhiên Mỹ không tập trung nhiều vào mặt trận này lắm vì ở đây Trung quốc là nước rót tiền cho các nước khác, càng rót thì càng nhanh chóng kiệt quệ nên Mỹ chỉ cần vạch trần sự lừa đảo là đủ, chưa cần phải chạy đua vội trong mặt trận này. Tôi nghĩ với mặt trận này Mỹ sẽ “bất chiến tự nhiên thành” vì Trung quốc khi đã kiệt quệ thì phải lo cơm áo gạo tiền cho dân chứ không thể còn ôm cả thế giới trong tay như ảo vọng ban đầu của ông Tập.

Như vậy kinh tế cần đi trước một bước cho Trung quốc kiệt quệ nên trong năm 2018 Mỹ hầu như dành toàn bộ sự quan tâm cho kinh tế, đến nay Trung quốc đã chịu buông súng đầu hàng vô điều kiện nên Mỹ xúc tiến mạnh quân sự và chính trị.

Nhân đây tôi nói về một sự ngộ nhận khác, là nhiều người nghĩ rằng Mỹ dùng các con bài khác để ép Trung quốc về thương mại. Hiểu như vậy là rất sai. Mỹ không cần bất cứ sức ép nào vẫn có thể đạt hòa đàm thương mại vì Trung quốc là bên cầu hòa. Còn ở đây sở dĩ Mỹ có các động thái như thế là vấn đề chiến thuật, khi nào thì tiến hành cuộc chiến nào.

Tôi nói tiếp về hai chiến tuyến còn lại.

Về quân sự, tự do hàng hải Biển Đông chỉ là một phần và dự kiến sẽ mạnh dần lên nhưng năm 2019 thì sẽ chưa có đột biến lớn, dù rằng Mỹ đã triển khai khá nhiều bước đi. Biển Đông nếu có thay đổi ý nghĩa thì phải là sau cùng.

Trong mặt trận quân sự Mỹ còn tìm cách kiềm chế không cho Trung quốc phát triển quân sự mạnh hơn và nếu có thể thì làm cho quân sự Trung quốc suy yếu đi. Đó là vấn đề chiến lược làm đòn bẫy cho các vấn đề khác. Thí dụ như việc cấm Trung quốc mua vũ khí của Nga theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA) như trong thương vụ mua bán 15 tỷ USD vũ khí của Nga vừa rồi là một.

Vấn đề kiềm chế quân sự Trung quốc chắc hẳn sẽ có thêm nhiều chiêu thức khác mà Mỹ chưa tung ra, và đây là bí mật quân sự nên cũng khó dự đoán. 


Cuối cùng là mặt trận chính trị. Đây là mặt trận tối quan trọng, có tác dụng làm thay đổi tận gốc rễ của vấn đề. Nó bao gồm các vấn đề nhỏ hơn như dân chủ, mô hình chính trị và quyền tự quyết của các dân tộc như Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương... Mỹ chọn vấn đề thứ hai để thực hiện trước nhưng vẫn lồng ghép với vấn đề thứ nhất. Chúng ta để ý trường hợp Đài Loan. Bà Thái Anh Văn trong khi tuyên bố không chấp nhận sáp nhập với đại lục theo phương án “Một quốc gia hai chế độ” nhưng vẫn ỡm ờ là để ngỏ khả năng đối thoại nếu đại lục có dân chủ. Điều bà Thái Anh Văn nói ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa hơn là nếu đại lục có dân chủ, có đa đảng như các nước phương Tây thì vấn đề Đài Loan không khó để giải quyết. Còn nếu vẫn theo chế độ chính trị như cũ thì Đài Loan kiên quyết không sáp nhập và nguy cơ vỡ vụn thành các nước nhỏ hơn là điều không phải không thể xảy ra. Ở đây có thể Mỹ dùng chiến thuật ủng hộ ly khai để ngã giá dân chủ.

Như vậy là 4 mặt trận trong cuộc chiến Mỹ - Trung đang diễn ra và mạnh dần lên trong năm 2019. Với chiến lược chống Trung quốc toàn diện, với sức mạnh của Mỹ và đồng minh, với quyết tâm của lưỡng đảng Mỹ, thì Trung quốc, nước láng giềng của Việt Nam chắc chắn phải có nhiều thay đổi lớn lao theo hướng ngày càng văn minh dân chủ và tiến bộ hơn để nhân loại bớt đi một mầm họa khổng lồ cỡ như phát xít Đức hồi đầu thế kỷ 20. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Một vị Tổng Thống quý hiếm của thế giới


baomai.blogspot.com

Sống ở Mỹ, cho đến nay tôi vẫn không thể cắt nghĩa nổi tại sao một Tổng thống như Donald Trump lại bị nhiều người, nhiều lãnh đạo các nước, hầu hết báo chí truyền thông lại không ưa thích, tìm cách thoá mạ, vu khống, công kích, bới móc đời tư từ quá khứ nhiều đến thế. Những điều này diễn ra từ lúc ông còn tranh cử với Hillary Clinton trong năm 2016, ngay từ ngày đầu nhậm chức vào tháng 1/2017 và liên tục suốt hai năm nay.

baomai.blogspot.com

Trong khi đó, không ai có thể phủ nhận được những thành quả nước Mỹ đạt được trong 2 năm ông cầm quyền. Kinh tế được kích thích, ngành khai thác dầu phát triển, ngành luyện thép nhôm phục hồi, công ăn việc làm mới trong 2 năm không ngừng tăng, thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất từ nhiều thập niên, lương lao động tăng, niềm tin của người tiêu thụ vững chắc... Báo chí Mỹ đã nêu tới 289 thành tích mà Tổng thống Donald Trump có được trong hai năm cầm quyền. Tạp chí Forbers cho biết "công việc sản xuất đang phát triển với tốc độ nhanh hơn 714% dưới thời Trump so với thời gian tương tự dưới thời Obama”. Chưa một vị Tổng thống Mỹ nào có nhiều thành tích nổi bật như thế!

baomai.blogspot.com
  
Có phải vì ông là người có cá tính mạnh mẽ, tự trọng, quyết tâm trở thành Tổng thống Mỹ, trong khi trước đó Barack Obama đã mang ông ra diễu cợt, làm nhục? Có phải vì ông giàu có, vợ đẹp, các con thành đạt? Có phải vì ông không nằm trong giới gọi là ‘’tinh hoa’’ chính trị của Mỹ? Có phải vì ông chịu chơi, ngang tàng, ăn nói bộc trực, thẳng thắn và nói là làm? Có phải vì ông làm Tổng thống mà không cần nhận lương? Có phải vì ông là người dũng cảm phá tan những mối quan hệ truyền thống ràng buộc quyền-tiền của "vũng lầy’’ Washington? Có phải con người ông, cá tính ông, sự thành công trên mọi phương diện của ông là cái gai cho mọi người cay cú, ghét bỏ? "Mọi người’’ thôi, chứ không phải tất cả!

baomai.blogspot.com

Tất cả những việc ông làm cho đến nay, tôi chỉ thấy đều vì lợi ích của nước Mỹ, ‘’America First’’ như ông đã hứa trước cử tri. Tôi không quan tâm quá khứ của ông, tôi cũng không quan tâm tới những gì thuộc về đời tư. Tôi chỉ quan tâm đến những việc ông làm khi ông là Tổng thống Mỹ.

baomai.blogspot.com
  
Tôi ‘’cuồng’’ Donald Trump vì thấy ông vất vả đến khổ sở, làm việc hết mình trong bối cảnh tứ bề thọ địch. Chưa có một tổng thống Mỹ nào như thế, có giống chăng là Tổng thống vĩ đại của nước Mỹ Abraham Lincohn, người cuối cùng bị ám sát bởi một tay chống đối.



Lê Diễn Đức

baomai.blogspot.com



Phần nhận xét hiển thị trên trang