Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

một môn khoa học về sự tác động của nó đối với đời sống, vận mệnh và thân thể người

Phong thủy mà hiện nay nhiều người nhận thức thường khiến họ liên tưởng đến một dạng thức phi vật chất, hay phản khoa học. Tuy nhiên, vào thời Trung Quốc cổ đại, phong thủy rất được chú trọng và nghiên cứu, như một môn khoa học về sự tác động của nó đối với đời sống, vận mệnh và thân thể người.

Phong thủy không chỉ là chuyện tâm linh, mà ảnh hưởng trực tiếp đối với thân thể người. (Ảnh: t/h)
Khi nhắc đến phong thuỷ hầu hết mọi người đều nghĩ đến hai chữ “vận mệnh”, ít người biết được rằng vốn dĩ phong thuỷ được dùng để chọn đất, chọn địa điểm, xây dựng… Thời cổ đại có “Khám dư thuật”, chính là học thuật chuyên môn được phát triển sớm nhất về vấn đề quy hoạch môi trường và bố trí xây dựng.
Trên thực tế, phong thuỷ từ trước đến nay luôn gắn liền với môi trường tự nhiên, dựa theo quy luật vận động tự nhiên của trời đất vũ trụ để duy trì cân bằng hệ sinh thái.
Về cơ bản, phong thuỷ liên quan đến nhiều khía cạnh, nhiều phương diện, chứ không chỉ gói gọn xoay quanh góc độ vận mệnh, mà đòi hỏi phải có sự hiểu biết phong phú uyên thâm, như vậy mới có thể đưa môn học thuật này phát triển rực rỡ.
Cơ thể người là một trường điện lưu tinh vi
Năm 1786 nhà vật lý học người Italia Luigi Aloisio Galvani lần đầu phát hiện, bất kì hoạt động dù là nhỏ trên cơ thể người đều liên quan đến điện sinh học.
Cơ thể người được tạo thành từ hàng ngàn hàng vạn tế bào mang điện, năng lượng điện được lưu trữ ở neuron thần kinh – trong các tế bào pin điện sinh học tự nhiên, thông tin sóng não được truyền ra từ một hệ thần kinh phức tạp, từ đó giúp cơ thể tạo ra được vô vàn các phản ứng và động tác, điều này giống với học thuyết Kinh lạc trong y học cổ truyền, do đó có thể suy luận ra rằng “Khí’ mà người Trung Quốc nói thực ra chính là chỉ điện sinh học.
Cho dù là khí và điện sinh học có ý nghĩa tương đồng, vậy thì trong môi trường tự nhiên chắc chắn pha lẫn muôn trùng vạn trạng các loại khí khác nhau, ví dụ như các loại vật chất vô tri vô giác: núi đồi, sông ngòi, đá cuội, quặng… hay những loại vật chất sống như hoa cỏ, cây cối, động vật, rừng rậm… khí của tự nhiên là sự hợp nhất của tất cả mọi vật chất sống và vật chất không có sự sống, mà con người chúng ta sống ở trong môi trường tự nhiên này, không thời khắc nào là không liên kết giao thoa với trời đất.
Ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể người
Điều đáng nói là khi con người sống gần tự nhiên, có thể hấp thụ được năng lượng điện (ion âm) toả ra từ núi rừng, cỏ dại và hoa, là những thành phần dinh dưỡng tương đối có lợi cho cơ thể người. (Ảnh: Internet)
Con người hiện đại hơn một nửa là sống trong các thành phố, rất ít người tiếp xúc trực tiếp với tự nhiên. Điều đáng nói là khi con người sống gần tự nhiên, có thể hấp thụ được năng lượng điện (ion âm) toả ra từ núi rừng, cỏ dại và hoa, là những thành phần dinh dưỡng tương đối có lợi cho cơ thể người.
Ngoài việc ăn uống, cách trực tiếp có lợi nhất chính là hấp thụ từ không khí, đặc biệt là trong môi trường tự nhiên ẩn chứa vô số năng lượng điện có lợi cho cơ thể, đây cũng là nguyên nhân vì sao mọi người muốn hoà mình vào thiên nhiên trong thời gian rảnh rỗi.
Ngày nay việc xây dựng nhà cửa đã dần dần mang hơi hướng phong cách tự nhiên, yêu cầu về chất lượng cuộc sống của con người cũng ngày càng nâng cao, đây kì thực là sự thức tỉnh trong nhận thức mỗi người, cố gắng thoát khỏi sự chi phối quá mức của việc cơ giới hoá, trong nhà cũng không thể thiếu được cây cỏ hoa lá, gần nhà nhất định phải có công viên xanh, như vậy mới có thể đem lại sự cân bằng cho cơ thể và tâm hồn.
Đương nhiên, không phải tất cả những kiến trúc mang hơi hướng tự nhiên đều có thể đạt được những năng lượng điện có lợi cho cơ thể, còn phải xem kết cấu của nó có mối quan hệ thế nào với mạch núi, sông ngòi. Suy cho cùng thì mạch núi chính là cơ thể mẹ sinh ra mọi từ trường sinh thái, dường như tất cả năng lượng điện của cuộc sống đều từ mạch núi mà ra, còn sông ngòi chính con đường truyền dẫn chính.
Vì vậy thứ mà phong thủy chú trọng và lưu tâm chính là năng lượng điện của tự nhiên, gọi chung là từ trường, nếu nhà cửa không thể có được năng lượng điện có lợi, thì không thể coi là có phong thủy tốt được.
Làm thế nào để nâng cao năng lượng phong thủy cho ngôi nhà của chúng ta?
Làm thế nào để nâng cao năng lượng phong thủy cho ngôi nhà của chúng ta?. (Ảnh: Internet)
Từ trước đến nay phong thủy luôn nhìn nhận mọi sự vật trên trời dưới đất dưới góc độ vĩ mô, chứ không phải chỉ giới hạn trong không gian hẹp, chẳng hạn như chỉ chú trọng phong thủy trong nhà cửa, mà xem nhẹ tầm quan trọng của môi trường bên ngoài.
Môi trường nếu nói xa thì có núi đồi, sông ngòi, gần thì có các tòa nhà chọc trời, nhà ở, công viên, thành phố, trường học, đường xá… vô vàn kiến trúc, các yếu tố bên ngoài đó cùng hợp thành một trường phong thủy, đủ sức để gây nên một sự ảnh hưởng đáng kể đến ngôi nhà.
Vì vậy, nếu muốn cải thiện năng lượng phong thủy của một ngôi nhà, thì phải xây dựng và quy hoạch tuân theo trường phong thủy. Trên thực tế, không phải tất cả mọi căn nhà đều có thể thay đổi hiện trạng, đặc biệt là những căn nhà đã có bố cục chắc chắn thì rất khó để thay đổi, nếu không phải là quá cần thiết, thì về cơ bản sẽ không khuyến khuyến khích lao tâm khổ tứ, đầu tư tiền bạc để cải tạo!.
Tuy việc tìm tòi nghiên cứu phong thủy là một cách để dẫn dắt năng lượng điện của môi trường tự nhiên, nhưng chỉ có một cách duy nhất đó chính là “lấy từ tự nhiên, và dùng trong tự nhiên”, cũng có nghĩa là tận dụng tốt năng lượng của thực vật và quặng, một thứ là năng lượng sinh học, còn một thứ là năng lượng địa chất, hai thứ đều mang năng lượng của tự nhiên, nó sẽ có khả năng bổ trợ nhất định cho căn nhà, đặc biệt là quặng còn lưu giữ ký ức về không gian và thời gian của trái đất, sẽ giúp ích trong việc vận dụng từ trường trong không gian.
Đương nhiên, cho dù là loại hình quặng nào, thì điều quan trọng nhất vẫn là phải mang lại cảm giác thoải mái và tự tại, không cần phải để tâm đến tên gọi hay công dụng trên thị trường, tin tưởng vào trực giác của bản thân mới là vương đạo, không có ai hiểu căn nhà của bạn hơn chính bạn.
Tuệ Tâm, theo Kan NewYork

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Huawei và an ninh quốc gia


Peter Skurkiss

Phạm Nguyên Trường dịch
Huawei là một công ty viễn thông và thiết bị điện tử tiêu dùng khổng lồ đa quốc gia của Trung Quốc. Một số sự kiện cơ bản về công ty:

- Có hơn 170.000 nhân viên,

- Hiện là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới,

- Do một kĩ sư từng phục vụ trong Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) thành lập năm 1987,

- Đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển (R & D), và

- Tên công ty có nghĩa là “Trung Quốc có thể”.

Mỹ đã vận động các đồng minh ngăn chặn Huawei tham gia kế hoạch mạng không dây 5G. © Reuters

Gần đây Huawei xuất hiện nhiều trên các bản tin vì Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính và là con gái của người sáng lập công ty, đã bị bắt ngày 1 tháng 12 ở sân bay Vancouver. Canada thực hiện lệnh bắt theo yêu cầu của Mĩ, quốc gia đang tìm cách dẫn độ Mạnh Vãn Chu vì cáo buộc bà này là đã vi phạm các biện pháp trừng phạt Iran về kinh tế và tài chính..

Nhưng vi phạm những biện pháp trừng phạt Iran mà người ta cáo buộc chỉ là chuyện nhỏ so với rủi ro thực sự mà Huawei đặt ra cho an ninh quốc gia. Đấy chủ yếu là công nghệ 5G.

5G là thế hệ thứ năm trong công nghệ truyền thông không dây. Nó được thiết kế để hoạt động ở tần số cao hơn công nghệ 4G hiện nay; với tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn hẳn.

5G sẽ nhanh như chớp. Công ty viễn thông Verizon nói rằng mạng 5G của họ có thể sẽ nhanh hơn 200 lần so với tốc độ 5Mbps mà nhiều người hiện đang sử dụng trên 4G LTE (4G LTE là một chuẩn cho truyền thông không dây tốc độ dữ liệu cao dành cho điện thoại di động và các thiết bị đầu cuối – ND). Điều đó có nghĩa là tốc độ 5G sẽ đạt 1Gbps, hiện là tốc độ nhanh nhất do Google Fiber cung cấp. Với tốc độ đó, bạn sẽ có thể tải một bộ phim HD chỉ trong bảy giây. Tốc độ dự kiến sẽ tăng thậm chí còn hơn 1 Gbps.

Hi vọng rằng 5G sẽ được triển khai vào năm 2020. Sau đó, nó sẽ nhanh chóng được tích hợp hoàn toàn vào hệ thống truyền thông không dây ở tất cả các nước trên toàn thế giới. Và, Huawei sẽ có vai trò là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Huawei đã vượt qua Ericsson để trở thành nhà cung cấp viễn thông lớn nhất ở châu Âu. Với vai trò như thế, các sản phẩm của công ty này sẽ ăn sâu bén rễ vào mạng 5G ở châu Âu.

Nhưng lo ngại về an ninh quốc gia không liên quan gì đến tốc độ tải phim. Mà là sợ hãi hoàn toàn có lý rằng các thiết bị do Huawei sản xuất có thể được thiết kế với các cửa hậu, tạo điều kiện cho chính phủ cộng sản Trung Quốc truy cập nhằm thu thập thông tin tình báo và cho các mục đích bất chính khác.

Huawei kịch liệt phủ nhận mọi cáo buộc cho rằng họ có thể liên quan đến việc thu thập thông tin tình báo cho chính phủ Trung Quốc. Thực tế là không có công ty nào ở Trung Quốc không bị chính phủ Trung Quốc kiểm soát, nhất là những công ty trong lĩnh vực công nghệ cao. Ngoài ra, các tiêu chuẩn về đạo đức và pháp lý của Trung Quốc không phải là các tiêu chuẩn của phương Tây. Trung Quốc là một quốc gia tham lam và sẽ làm tất cả nhằm giành được lợi thế. Trường hợp điển hình: Quá trình vươn lên của Trung Quốc về kinh tế là do họ đã đánh cắp nhiều sở hữu trí tuệ và lừa dối, không thực hiện các quy định trong các hiệp định thương mại.

May là, chính quyền Trump không ngây thơ như các chính quyền trước đó. Họ không nhắm mắt làm ngơ trước những vụ lạm dụng về thương mại. Mùa hè vừa qua, Tổng thống Trump đã cấm chính phủ Mĩ và các nhà thầu của chính phủ sử dụng công nghệ Huawei – đây là một phần của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia cho năm tài chính 2019 (Defense Authorization Act for fiscal year 2019).

Đe dọa an ninh quốc gia có thật đến mức ngay cả các đảng viên Dân chủ cũng lo lắng. Thượng nghị sĩ Mark Warner, phó chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, kêu gọi áp dụng các biện pháp chế tài đối với các thiết bị của Huawei và thúc giục Canada cũng ban hành lệnh cấm tương tự đối với sản phẩm của hãng này. Và trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018, Ủy ban Quốc gia Dân chủ (Democratic National Committee - DNC) đã cảnh báo các chiến dịch tranh cử là không sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị khác của các nhà sản xuất Trung Quốc ZTE và Huawei – “ngay cả khi giá thấp hoặc miễn phí”.

Chính quyền Trump đã gây sức ép buộc châu Âu cấm thiết bị Huawei vì lý do an ninh. Kết quả là, các quốc gia như Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Cộng hòa Séc đang xem xét kỹ lưỡng thiết bị Huawei khi họ chuẩn bị nhận báo giá cho việc xây dựng mạng 5G ở nước mình ngay đầu vào năm tới.

Dường như sức ép có hiệu lực. Tập đoàn viễn thông BT (BT) của Anh khẳng định: “Họ sẽ không mua thiết bị của công ty công nghệ Trung Quốc cho phần lõi của mạng không dây thế hệ tiếp theo. Công ty cũng cho biết họ sẽ loại bỏ công nghệ Huawei hiện đang dùng ra khỏi phần quan trọng nhất của mạng 4G trong vòng hai năm tới”. Và, đầu tháng 12, Nhật Bản tuyên bố rằng họ cũng loại thiết bị Huawei và ZTE ra khỏi các hợp đồng của chính phủ vì những lo ngại về các cuộc tấn công mạng và rò rỉ thông tin tình báo.

Ngoài an ninh, châu Âu còn có những lí do khác để xem xét những nghi ngờ về việc Huawei xâm nhập vào các mạng không dây. 5G là tương lai. Châu Âu có thể đã từng bị Mỹ cho ngửi khói trong lĩnh vực công nghệ, nhưng bị Trung Quốc bỏ lại phía sau sẽ là một viên thuốc đắng, rất khó nuốt. Và chuyện đó sẽ xảy ra nếu cơ sở hạ tầng không dây quan trọng của lục địa phải dựa vào nhà sản xuất Trung Quốc.

Khó mà nghĩ là các nước phương Tây thậm chí nghĩ rằng sẽ chấp nhận những thiết bị phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng truyền thông của họ lại phụ thuộc vào công ty ở Trung Quốc cộng sản. Và tại sao họ chấp nhận? Bởi vì thiết bị của Huawei rẻ hơn một chút so với các công ty phương Tây? Hay là nhằm cung cấp cho quỷ dữ cái mà nó cần, như đồng chí Lenin thể hiện khi ông nói: “Các nhà tư bản sẽ bán cho chúng ta sợi dây thừng mà chúng ta sẽ dùng để treo cổ chúng”.

Mà trước hết, Huawei tìm được bí quyết công nghệ ở đâu để có thể tiến xa, tiến nhanh như vậy? Nó không phải là cây nhà lá vườn ở Trung Quốc. Họ đã tìm mọi cách để ăn cắp của phương Tây, chủ yếu là Mỹ. Chuyển giao công nghệ cũng là lĩnh vực mà chính quyền Trump đang xử lí.

Sợi dây thòng lọng đang siết chặt quanh cổ Huawei (và ZTE). So với đầu năm, cổ phiếu của công ty này đã giảm 55% và việc phương Tây loại bỏ công ty khỏi mạng 5G của mình chỉ làm cho triển vọng của nó mờ mịt hơn mà thôi. Và có lẽ quan trọng hơn, các nhà lãnh đạo cộng sản ở Trung Quốc đã nhận được thông tin chưa từng có từ trước tới nay: Nền kinh tế của họ phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây đến mức nào.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

'VN hãy tỉnh ngủ' để cải cách chính trị và kinh tế

TS Phạm Đỗ Chí: 
1 tháng 1 2019 - Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí, người từng làm tư vấn cho Tổng bí thư Kaysone Phomvihane của Lào và Tổng thống Togo, nhắc lại kêu gọi "Việt Nam hãy tỉnh ngủ" để cải cách chính trị và kinh tế. Hiện sống tại Florida, Hoa Kỳ, TS Phạm Đỗ Chí cũng vừa ký vào kiến nghị Bản Yêu sách Tám điểm 2019 của những người Việt Nam yêu tự do dân chủ và công lý, sinh sống trong và ngoài lãnh thổ nước Việt Nam.

Ông Phạm Đỗ Chí bên tượng Nguyễn Trãi ở Quebec
Trả lời BBC nhân dịp cuối năm 2018 trong một chuyến đến thăm châu Âu cuối tháng 11/2018 ông nói để giải quyết tận gốc các vụ việc tham nhũng ghê gớm những năm qua, Việt Nam cần cải cách thể chế chính trị. Đầu tiên, ông nói về cuộc đời và sự nghiệp làm chuyên gia kinh tế đã đưa ông đi khắp thế giới sau năm 1975, trước khi về lại Việt Nam. Tôi đã từng có bài phát biểu tại Việt Nam với tiêu đề "Xin hãy tỉnh ngủ". Nay xin nói lại, nếu chúng ta không tỉnh ngủ thì sẽ không thể giải quyết được các vấn đề về thể chế chính trị lẫn cải cách kinh tế.

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi nhận được học bổng Colombo và đi du học Cử nhân Kinh tế ở trường Đại học Laval ở Quebec, Canada. Sau đó, tôi nhận được một học bổng khác đi học Cao học và Tiến sĩ Kinh tế tại trường Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp Tiến sĩ, tôi gia nhập vào chương trình những nhà kinh tế trẻ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và công tác ở đây suốt 27 năm.
Trong thời gian đi học, tôi có về Việt Nam hai lần vào những năm 1971 và 1973. Vào năm 1973, với tấm bằng cao học, tôi nhận được nhiều lời mời làm việc tại Việt Nam từ các nhà lãnh đạo kinh tế trong nước. Tuy nhiên, thời điểm đó nhận thấy mình chưa đủ kinh nghiệm nên tôi quyết định đi học thêm hai năm nữa để lấy bằng tiến sĩ.
Ông Châu Kim Ngân, Cựu Tổng trưởng Tài chính VNCH hồi đó nói với tôi rằng, nếu hai năm nữa tôi mới về thì chưa chắc tôi còn có thể làm việc đóng góp cho đất nước vì chưa biết hoàn cảnh của Miền Nam Việt Nam lúc ấy như thế nào. Đúng như lời tiên tri của ông Nhân, sau tháng 4/1975 tôi không còn cơ hội làm việc ở Việt Nam nữa.



"Cải cách kinh tế không thể tiếp tục nếu không có cải cách thể chế chính trị."

BBC:Ông có thể chia sẻ về khoảng thời gian ông sống và làm việc ở nước ngoài sau năm 1975?
Thời gian đầu làm việc cho IMF, tôi chủ yếu công tác ở các nước Châu Phi. Đây là cách giúp tôi giải toả tâm tình được đóng góp cho quê hương và các nước chậm phát triển thời điểm đó. Sau đó, tôi được cử làm Đại diện IMF ở Togo, một nước nhỏ ở Tây Phi trong vòng ba năm.
Thời gian làm việc ở Togo, tôi có cơ hội gặp gỡ và làm cố vấn kinh tế riêng cho Tổng thống Gnassingbé Eyadéma. Vì ông Eyadéma từng có thời gian đi lính cho Pháp ở Việt Nam và biết rõ đất nước này nên chúng tôi trở nên rất thân thiết.
Trước khi tôi quay trở về Washington, ông Eyadéma đã đặc cách trao tấm huy chương danh dự của Togo cho tôi với tư cách là Đại diện IMF. Quyết định này đặc biệt ở hoàn cảnh lúc đó các nước Phi châu đang quyết liệt chống lại chính sách "thắt lưng buộc bụng" của IMF đề nghị áp dụng để cải tổ sâu rộng các chính sách kinh tế.
Năm 1991, tôi chuyển sang công tác ở Lào với hy vọng đây là thời gian tiền đề giúp tôi có cơ hội về Việt Nam làm việc. Lào là nước đầu tiên trong khối XHCN mời Đại diện IMF sang làm việc.

Kaysone PhomvihaneBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionHình ông Kaysone Phomvihane trên biểu ngữ ở Lào năm 2011

Tại đây, tôi cũng có cơ hội làm cố vấn riêng cho Cựu Tổng bí thư Kaysone Phomvihane. Ông Phomvihane có bố là người Việt, mẹ là người Lào nên ông nói tiếng Việt rất giỏi.
Với tư cách là chuyên viên IMF giúp cải tổ kinh tế Lào, tôi đã cố vấn cho Lào tăng thuế xăng dầu để tăng ngân sách. Lời đề nghị này ban đầu gặp phải sự phản đối gay gắt của Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào thời đó nhưng lại nhận được sự đồng thuận của ông Phomvihane. Đây là khoảng thời gian tôi làm việc hiệu quả nhất, hơn cả lúc ở Togo.
Thời gian này, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có chuyến thăm Lào và tôi đã có cơ hội gặp ông tại Đại sứ quán Việt Nam tại Lào. Sau đó, ông Võ Văn Kiệt có mời tôi về nước mấy lần để tham khảo ý kiến cho các chính sách Đổi Mới của Việt Nam thời bấy giờ.
Đây là nguồn cảm hứng cho tôi viết cuốn sách "Đánh thức Con Rồng ngủ quên" xuất bản tại Việt Nam năm 2001.
BBCKỷ niệm lớn nhất của ông trong thời gian làm việc ở Lào là gì?
Đó là kỷ niệm với Cố Tổng bí thư Kaysone Phomvihane khi ông sắp lâm chung vì bệnh ung thư. Ông Phomvihane đã mời tôi vào thăm bên giường bệnh và nói rằng ông muốn tôi ở lại nhập quốc tịch Lào để giúp đất nước Lào.
Tôi đã xúc động chợt bật khóc khi nghe lời đề nghị này. Đây là trao đổi khó tin bất ngờ giữa lãnh tụ một đảng Cộng sản và Đại diện của một định chế tài chính tư bản lớn như IMF, một kỷ niệm đầy tính nhân văn mà tôi chưa bao giờ chia sẻ trong một cuốn sách hay một bài báo nào cả.
BBC: Thời gian ông làm việc tại Việt Nam như thế nào?
Trong thời gian đi du học hay làm việc ở các nước khác, tôi luôn mong mỏi được trở về làm việc tại Việt Nam. Tôi gọi đó là hội chứng "Việt Nam trong tôi".
Sau khi nghỉ hưu sớm khỏi IMF năm 2001, tôi quay lại Việt Nam. Ban đầu, tôi làm việc với tư cách Phó Giám đốc điều hành và Chuyên gia Kinh tế trưởng cho Quỹ đầu tư VinaCapital. Sau đó, tôi làm cố vấn kinh tế về chương trình Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là thời gian hoạt động tích cực nhất của tôi tại Việt Nam.
Tuy nhiên, những đóng góp cải cách của tôi dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đa số bị bỏ ngoài tai. Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành kinh tế và là thành viên Ban tham vấn riêng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tôi coi đây là thất bại lớn đối với cá nhân mình.

Phạm Đỗ Chí
Image captionÔng Phạm Đỗ Chí (giữa) thời gian làm cho IMF ở Togo

Theo tôi, các chính sách kinh tế dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn đi ngược lại với chính sách đổi mới và chỉ phục vụ một nhóm tham vọng riêng. Những chính sách này đã gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế đến tận bây giờ. Thời kỳ đổi mới hiệu quả nhất của Việt Nam theo tôi là dưới thời Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Cố Thủ tướng Phan Văn Khải.
Những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và giải quyết được một số vấn đề như nợ xấu ngân hàng hay nợ công quốc gia. Tuy nhiên, tham nhũng vẫn là vấn nạn lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Nếu không có các thể chế chính trị cụ thể đối với nạn tham nhũng, thì rất khó cho Chính phủ Việt Nam cải cách kinh tế.
Trung Quốc cũng đang đi vào bế tắc do vấn nạn tham nhũng. Trung Quốc sẽ không thể cải cách kinh tế thành công nếu không cải cách dân chủ.

Phạm Đỗ ChíBản quyền hình ảnhPHAM DO CHI
Image captionTác giả thời làm việc tại Lào

BBC:Theo ông, các tập đoàn nào có liên quan đếnsự suy yếu của nền kinh tế Việt Nam?
Hai năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã cố đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chỉ giải quyết được phần nào một số vấn đề rất lớn như nợ xấu ngân hàng hay nợ công quốc gia.
Phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước vốn được gọi là "những quả đấm thép", điển hình như Vinashin, Vinalines, PVC và Mobifone. Đây là những vụ việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam trong cả thập niên qua.
Để giải quyết tận gốc các vụ việc này Việt Nam cần cải cách thể chế chính trị. Quyết định này thuộc về các nhà lãnh đạo hiện tại của Việt Nam. Đây là lúc Việt Nam cần hồi tâm nghĩ lại và nhìn sang các nước bạn như Myanmar để thực hiện cải cách.
Tôi đã từng có bài phát biểu tại Việt Nam với tiêu đề "Xin hãy tỉnh ngủ". Nay xin nói lại, nếu chúng ta không tỉnh ngủ thì sẽ không thể giải quyết được các vấn đề về thể chế chính trị lẫn cải cách kinh tế.
Bài phỏng vấn với ông Phạm Đỗ Chí nằm trong loạt bài Người Việt toàn cầu. BBC luôn đón nhận các câu chuyện khác nhau về người Việt và những hoạt động, ý tưởng, tâm tư của họ trên thế giới. Quý vị hãy liên lạc với Ban Biên tập ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46638509

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tân TT Brazil khẳng định « tự giải phóng khỏi chủ nghĩa xã hội »


Tân tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cùng vợ trong lễ nhậm chức tại thủ đô Brasilia, ngày 01/01/2019.


Ông Jair Bolsonaro, tổng thống cực hữu đầu tiên của Brazil, đã tuyên thệ nhậm chức hôm 01/01/2019 tại Brasilia, với lời hứa « hòa bình, thịnh vượng, dân chủ »cho đất nước. Tân tổng thống cam kết đấu tranh chống tham nhũng, bạo lực và các tư tưởng tả khuynh.

Từ Brasilia, thông tín viên Martin Bernard tường thuật :

 Đó là một Jair Bolsonaro đầy phấn khích, tuyên thệ nhận quyền lực nguyên thủ quốc gia trước hơn 200.000 người ủng hộ đến từ mọi miền đất nước để hoan nghênh ông. Và họ đã được đền đáp : ông Bolsonaro hứa hẹn tôn trọng, đồng thời mang lại sức mạnh mới cho nền dân chủ. 

Tân tổng thống cũng nhiều lần nhắc đến quyền lực Thượng Đế, trong khi các « fan » gọi ông là « Mito » tức « huyền thoại ». Nhất là Bolsonaro sử dụng một số câu quen thuộc mang dấu ấn riêng biệt của ông : « Chúng ta sẽ lập lại trật tự cho đất nước ». « Nhân dân bắt đầu tự giải phóng khỏi chủ nghĩa xã hội và chính trị kiểu cũ ». 

Vào cuối bài diễn văn đọc trước công chúng, tân tổng thống cầm lấy một lá cờ Brazil, hô to : « Đây là quốc kỳ của chúng ta, lá cờ sẽ không bao giờ nhuộm màu đỏ. Nếu cần thiết, chúng ta sẽ đổ máu để giữ cho cờ tổ quốc vẫn luôn mang hai màu xanh và vàng ».

Có lúc chính phu nhân Michelle giành lấy vị trí ngôi sao, chẳng hạn qua việc bà trình bày diễn văn bằng ngôn ngữ dành cho người câm điếc – điều chưa từng thấy đối với một đệ nhất phu nhân ở Brazil ». 

Buổi lễ tuyên thệ được giữ an ninh cao độ, thậm chí dù che mưa cũng bị cấm sử dụng. Nhiều chốt chặn được dựng lên để kiểm soát đám đông, huy động một hệ thống phòng không, 20 phi cơ tiêm kích. Không phận Brasilia bị đóng cửa. Cựu quân nhân nhảy dù 63 tuổi, từng bị đâm suýt chết trong cuộc vận động tranh cử, hôm nay đến dự lễ trên một chiếc Rolls Royce mui trần, được đội kỵ binh hộ tống. 

Trong số các nhà lãnh đạo ngoại quốc hiếm hoi được mời tham dự, có thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, mà ông Bolsonaro muốn xích lại gần, và thủ tướng cực kỳ bảo thủ Viktor Orban của Hungary.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoan nghênh bài diễn văn « tuyệt vời » của đồng nhiệm Brazil, đồng thời bảo đảm sự ủng hộ của Hoa Kỳ.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

TẠ TỪ



Ngày đông lạnh bạn mời uống rượu
cớ sao lừng chừng chưa muốn đi?
Ngại đường xa
ngại trời gió rét
Hay buồn thương nhiều tin xấu vọng về?
Thì cũng như mọi năm cuối năm nào chẳng vậy
Tuy chẳng giàu sang gì
vẫn có đủ tiền xe
Bếp vẫn ấm, ngày ba lần đỏ lửa
Cây đào năm xưa nụ lác đác đang về
Ta đã mất tưng bừng
hớn hở
thành vô duyên với cả chính mình
cái rét trong lòng ngấm gió mùa đông bắc
Đường chẳng mấy xa
Mà thăm thẳm sơn khê
Ngại câu chuyện
gặp nhau lẽ nào ngày cuối năm giả tạo?
Nói thật khi này còn mấy ai nghe?
Rượu vào là lời ra
xưa nay thường là thế
Chả lẽ ngồi im, ngậm miệng..
vờ nghe?
Tôi xin lỗi,
mình ơi - Năm khác..
mùa dễ ăn dễ nói
tôi về
Chén ngang đầu tạ người tâm tưởng
vắng mặt khi này,
Hẹn bạn xuân sau!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lưu ý:





Trung Quốc 2019: Ưu tiên tập trận và chuẩn bị cho chiến tranh (Ảnh minh họa) 


Ưu tiên quân sự Trung Quốc 2019:
Tăng cường tập luyện và chuẩn bị cho chiến tranh
 

BBC
2-1-2019

Tăng cường tập trận và chuẩn bị cho chiến tranh là một trong những ưu tiên hàng đầu của quân đội Trung Quốc năm 2019, theo SCMP.

"Diễn tập quân sự và chuẩn bị chiến tranh là công việc cơ bản và trọng tâm của quân đội chúng tôi."

"Và không bao giờ chúng tôi cho phép bất kỳ sự buông lỏng nào trong các lĩnh vực này," nhật báo PLA cho biết trong bài xã luận Năm Mới.

Việt Nam 'cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông'?
Ăng ten khổng lồ của Trung Quốc gây lo ngại nguy cơ ung thư
Hàng Trung Quốc vào VN để tránh thuế Mỹ?

"Chúng ta nên chuẩn bị tốt cho tất cả các phương án đấu tranh quân sự và cải thiện một cách toàn diện phản ứng chiến đấu của quân đội trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo chúng ta có thể đáp ứng được với thử thách và giành chiến thắng khi tình huống xảy ra." 



Một cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc

Các ưu tiên khác được nêu trong bài xã luận bao gồm lập kế hoạch và triển khai phát triển quân đội, thúc đẩy cải cách và đổi mới, và xây dựng đảng trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quóc (PLA).

Chủ tịch Tập Cận Bình, người đứng đầu quân đội, đã thúc đẩy PLA tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu kể từ khi ông đảm nhận công việc lãnh đạo đất nước vào năm 2012. 


Một cuộc diễn tập của quân đội Trung Quốc 

Các nhà quan sát cho rằng việc tăng cường các cuộc tập trận có thể là nhằm mục đích củng cố sức mạnh quân sự Trung Quốc, nhưng việc đề cập tới mục tiêu này vào đầu năm cũng cho thấy đó là một phần việc quan trọng hơn trong kế hoạch năm 2019.

Zeng Zhiping, một trung tá và nhà phân tích quân sự đã nghỉ hưu ở Nanchang, tỉnh Giang Tây, cho biết:

"Trong suốt 20 năm tôi ở PLA trước khi nghỉ vào năm 2004, huấn luyện quân sự để tăng cường sẵn sàng chiến đấu luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chúng tôi." 




"Nhưng lần này có điều gì đó khác thường."

"Khi huấn luyện và chuẩn bị cho chiến tranh được nhấn mạnh vào đầu năm, điều đó có nghĩa đây là kế hoạch cho cả năm, mặc dù chúng tôi không biết ý định thực sự đằng sau những lời hoa mỹ ở giai đoạn này là gì."

Phần nhận xét hiển thị trên trang