Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Mới chỉ là tăng giá xăng!

Khải Hoàn Môn tan hoang sau biểu ở Paris

baomai.blogspot.com

Khải Hoàn Môn, "chứng nhân" lịch sử của nước Pháp, không chỉ chứng kiến cuộc biểu tình lớn nhất thập kỷ ở Paris mà, tệ hơn, còn trở thành "nạn nhân" trong vụ việc.

Đường phố Paris chìm trong khói lửa vì bạo loạn Phong trào "áo khoác vàng" phản đối tăng thuế nhiên liệu leo thang thành một cuộc bạo động, hàng loạt công trình bị phá huỷ và xe cộ bị đốt cháy khiến Paris trở nên hoang tàn.

baomai.blogspot.com
Những nhóm người mặc đồ đen, đeo mặt nạ làm náo loạn trung tâm Paris, Pháp hôm 1/12, tạo ra tình trạng bất ổn nghiêm trọng nhất ở thủ đô kể từ năm 1968. Vụ việc cũng đặt ra thách thức lớn nhất với Tổng thống Emmanuel Macron trong vòng 18 tháng nhiệm kỳ. 

baomai.blogspot.com
Cuộc bạo động chống lại quyết định tăng giá xăng và chi phí sống đắt đỏ bắt đầu nổ ra hôm 17/11 và nhanh chóng lan truyền qua mạng xã hội. Những người biểu tình nhắm vào Khải Hoàn Môn, một trong những công trình được tôn kính nhất của Pháp. 

baomai.blogspot.com
Các dòng chữ graffiti nguệch ngoạc xuất hiện trên Khải Hoàn Môn, trong đó có khẩu hiệu yêu cầu Tổng thống Macron từ chức. 

baomai.blogspot.com
Một khẩu hiệu khác của nhóm "áo khoác vàng" được sơn lên trên tường Khải Hoàn Môn với nội dung "Áo khoác vàng sẽ giành chiến thắng". Phong trào "áo khoác vàng" là phong trào biểu tình tự lập, được cho là không liên quan tới các đảng phái chính trị và là phản ứng dữ dội của người Pháp chống lại chính sách của ông Macron. 

baomai.blogspot.com
Khải Hoàn Môn chỉ là một trong hàng trăm công trình bị tấn công, phá hoại vào hôm 1/12, khi khu vực Đại lộ Champs-Elysees ngay tại thủ đô Paris biến thành chiến trường. 

baomai.blogspot.com
Tượng Marianne, một biểu tượng khác của nước Pháp, bị người biểu tình đập vỡ. Bức tượng nằm trong Khải Hoàn Môn, công trình được xây dựng từ thế kỷ 19. Dưới mái vòm của Khải Hoàn Môn là mộ của các chiến sĩ vô danh. Một số nhóm biểu tình còn tháo dỡ hàng rào bao quanh để tiến vào khu vực bia liệt sĩ. 

baomai.blogspot.com
Ngày 2/12, Tổng thống Macron tới Khải Hoàn Môn, sau khi trở về từ hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina. Lên án bạo lực, ông nói rằng: "Không một lý do nào có thể biện hộ cho việc các cửa hàng bị cướp bóc, người qua đường hay các nhà báo bị đe dọa, còn Khải Hoàn Môn thì bị phá hoại".

baomai.blogspot.com
Tổng thống Macron cũng đã cân nhắc tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong buổi gặp với các quan chức an ninh ngày 2/12. Trong ảnh, tổng thống Pháp nói chuyện với cảnh sát và lực lượng cứu hỏa tại một đại lộ gần Champs Elysees. Trong lúc một số người hoan nghênh hành động của ông, nhiều người khác vẫn hô khẩu hiệu "Macron, từ chức!". 

baomai.blogspot.com
Theo Reuters, chính quyền bất ngờ và bị động trước sự gia tăng bạo lực của phong trào biểu tình hôm 1/12. Người biểu tình lập ra các lô cốt, hàng rào thủ công bằng bàn ghế gỗ và phế liệu, đốt lửa thiêu rụi nhiều phương tiện giao thông, ném đá vào đội hình cảnh sát chống bạo động, cướp phá nhiều cửa hàng địa phương. 

baomai.blogspot.com
Những cuộc biểu tình liên tiếp không chỉ thể hiện phản ứng của người dân đối với quyết định tăng giá xăng của ông Macron mà còn phản ánh sự bất mãn sâu sắc của họ đối với các chính sách cải cách kinh tế nói chung. Nhiều người cho rằng cải cách thiên vị người giàu và những doanh nghiệp lớn.

baomai.blogspot.com
Trong khi đó, tổng thống khẳng định việc tăng giá xăng dầu là điều cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo người phát ngôn chính phủ Benjamin Griveaux, ông Macron sẵn sàng đối thoại, tuy nhiên sẽ không rút lại việc cải cách chính sách.

baomai.blogspot.com
Tại Paris, cảnh sát đã bắt hơn 400 người. 133 người bị thương, trong đó có 23 thành viên lực lượng an ninh. Người phát ngôn Griveaux thúc giục phong trào "áo khoác vàng" tách khỏi các nhóm cực đoan đã xúi giục bạo lực để có thể ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, "chúng tôi sẽ không thay đổi định hướng. Đây là hướng đi đúng đắn. Chúng tôi chắc chắn về điều này", ông nói về các chính sách của tổng thống. 

baomai.blogspot.com
Giới chức cho rằng các nhóm bạo lực cực hữu và cực tả, cùng "những tên côn đồ" ở vùng ngoại ô đã thâm nhập vào đám đông biểu tình, làm gia tăng hỗn loạn.

baomai.blogspot.com
Người biểu tình gọi đây là "sự khởi đầu của cách mạng". Tuy nhiên, Tổng thống Macron phê phán họ đã "phản bội chính lý tưởng mà họ giả vờ phụng sự". "Những người gây ra bạo lực không muốn thay đổi, không muốn tiến bộ. Họ muốn hỗn loạn", ông nhấn mạnh. "Tôi sẽ luôn tôn trọng đàm phán và sẽ luôn lắng nghe phía đối lập, nhưng tôi không bao giờ chấp nhận bạo lực". 

baomai.blogspot.com
Xe ôtô bị đốt cháy, phá hủy, nằm ngổn ngang trên phố. Thị trưởng Paris Anne Hidalgo, nói những hành động phá hoại và tấn công cảnh sát là “đáng hổ thẹn và đau lòng”. 

baomai.blogspot.com
Phong trào biểu tình leo thang đặt ra thách thức lớn trong lúc ông Macron đang cố gắng cải thiện tỷ lệ ủng hộ vừa rớt xuống còn 30%. Phản ứng không khoan nhượng của tổng thống Pháp đã khiến ông bị buộc tội xa lánh người dân. 

baomai.blogspot.com
"Khó để sống tới cuối tháng. Người dân làm việc và phải đóng nhiều loại thuế. Chúng tôi chán ngấy rồi", Rabah Mendez, một người biểu tình, nói. Đây là cuộc bạo loạn nghiêm trọng nhất kể từ khi phong trào “áo khoác vàng” phát động biểu tình 3 tuần qua. Hình ảnh Khải Hoàn Môn, vốn là địa danh lịch sử thu hút khách du lịch, giờ liên tục xuất hiện trên báo và trở thành một trong những tâm điểm biểu tình và bạo lực. 

Khó khăn lớn cho Macron khi Paris bạo động

baomai.blogspot.com
Phong trào toàn dân mặc áo vàng xuống đường (loại áo phản quang trang bị cho tài xế khi xe hỏng phải ngừng, đỗ đột xuất trên đường) gọi là Gilets Jaunes ở Pháp thứ bảy tuần này đã bước sang tuần thứ ba.

baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự khó lường của Trump là thay đổi khổng lồ cho Trung Quốc

Chuyên gia Pháp : 

Buổi làm việc giữa hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình bên lề G20 ở Buenos Aires ngày 01/12/2018.

(Le Figaro 03/12/2018) Chuyên gia về Trung Quốc François Godement, giám đốc nghiên cứu European Council on Foreign Relations, phân tích sự so găng hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Le Figaro : Liệu ông Trump đang thay đổi cung cách trong sự đối mặt Mỹ-Trung, qua việc tấn công trực diện về thương mại ?

François Godement : Tôi tin rằng ông ấy đang mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ-Trung. Quan hệ này từ năm 1972 vẫn xoay chuyển xung quanh một điểm trung bình. Có những tranh chấp trước bầu cử tổng thống, tiếp theo là một sự hòa hoãn mà người Trung Quốc muốn gọi là đối tác chiến lược, còn người Mỹ chưa bao giờ chấp nhận.

Đặc thù của ông Trump, là ông đã đưa vào tính bất trắc, và loan báo rằng ông sẽ khó lường. Đối với Bắc Kinh, đó là một sự thay đổi khổng lồ, vì như vậy trên thực tế, Trump đã cướp mất lợi thế về sự bí ẩn của họ - nguyên tắc cơ bản của ngoại giao Trung Quốc.

Bắc Kinh đầu tư rất nhiều để gây ảnh hưởng ở Washington, nhưng nay nhận ra rằng hệ thống Washington chẳng có tác động gì đối với Trump. Donald Trump khi thì cứng rắn, lúc lại lơi tay. Mùa xuân năm ngoái, có vẻ như sắp có thỏa thuận với Bắc Kinh, rồi một tuần sau, Trump giải thích rằng chẳng có thỏa thuận nào, và đa dạng hóa các áp lực.

Giờ đây, chúng ta lại có thêm một cuộc hưu chiến mới, được quyết định từ Buenos Aires, nhưng mỗi bên diễn dịch một cách khác nhau. Trump làm cho các nhà thương thuyết Trung Quốc mất phương hướng, tìm kiếm sự hỗ trợ của các nước khác trong đó có châu Âu, nhưng họ buộc lòng phải nhượng bộ ông Trump – ít nhất là trên bề mặt.

Steve Bannon, cựu cố vấn chiến lược của Trump, khẳng định sau trò chơi này, trên thực tế là sự chọn lựa chiến lược của chính quyền, định nghĩa lại quan hệ với Trung Quốc, chấm dứt chấp nhận việc đã rồi về thương mại. Tóm lại, là tổ chức tái cấu trúc quan hệ, không còn chấp nhận việc không chịu trả tiền về quyền sở hữu trí tuệ, hay buộc chuyển giao công nghệ mà không có gì đáp lại.

Dưới thời Obama, người ta đã vỡ mộng và bắt đầu thay đổi mục tiêu, nhưng chính quyền Obama chẳng bao giờ muốn tìm hiểu đến nơi đến chốn mọi tác động. Với Trump, chúng ta có một đơn vị đặc nhiệm mạnh hơn rất nhiều, giữa ê-kíp của ông ở Nhà Trắng, đại diện thương mại và Lầu Năm Góc. Và có sự khởi đầu của việc phối hợp về quyền sở hữu trí tuệ với các đồng minh.

Dưới thời Trump, Hoa Kỳ sẵn sàng nhìn nhận Trung Quốc là người cạnh tranh chiến lược, cần phải ngáng chân Bắc Kinh trong một số lãnh vực liên quan đến quân sự hay các công nghệ nhạy cảm. Và cần phải hủy bỏ các lợi thế mà Trung Quốc được dành cho với tư cách là quốc gia đang phát triển. Đó là một mặt trận rộng lớn.

Khó khăn là ở chỗ nếu bổ sung các yêu sách của Hoa Kỳ đối với Bắc Kinh, được lặp lại trong thông cáo tối thứ Bảy 01/12/2018, có nghĩa là đòi Trung Quốc phải thay đổi hệ thống kinh tế, và như vậy là thay đổi cả hệ thống chính trị.

Ông Steve Bannon nói về tình hình tương tự trong quan hệ Hoa Kỳ - Liên Xô vào đầu thập niên 80, khi mọi người đều nghĩ rằng không thể ngăn chận được Liên Xô, cho đến khi Reagan quyết định chứng minh ngược lại…

Có một sự khác biệt chủ yếu. Liên Xô là một cường quốc nghèo, với mức độ hội nhập rất thấp trong các nền kinh tế phương Tây. Còn Trung Quốc đã hội nhập sâu rộng, thế nên mọi trừng phạt hoặc quy định sẽ có tác động boomerang, sẽ có những người phản đối trong kinh tế toàn cầu. Đối với Trung Quốc, có hai cách đối phó. Hoặc là tự do hóa, hoặc là nhượng bộ một cách có chọn lọc với đối tác này hay đối tác khác.

Hiện nay Trung Quốc có những nhượng bộ cho từng trường hợp đối với châu Âu, một cách để nói với người Mỹ là họ cũng có thể trừng phạt lại. Nếu chấp nhận phiên bản một Donald Trump – nhà thương lượng thay vì người chuyển đổi, thì Trung Quốc có thể nhượng bộ Mỹ tùy nơi, tùy lúc. Dường như đó là những gì đã diễn ra ở G20.

Ông có ngạc nhiên vì sự thay đổi cách nhìn, sự cứng rắn của Mỹ ?

Các think-tank Washington, lâu nay chịu ảnh hưởng của các nhà xuất khẩu lớn, đã cường điệu sự lệ thuộc của Hoa Kỳ. Trên thực tế, Trung Quốc bị lệ thuộc nhiều hơn, chứ không phải ngược lại. Hơn nữa, cạnh tranh chiến lược không chỉ có cạnh tranh về kinh tế.

Tôi cho rằng chính quyền Obama đã đánh mất Biển Đông vì quá do dự, và nay chúng ta đang trong tình trạng không thể đảo ngược. Điều này chứng tỏ chính sách của Bắc Kinh đã thành công trong quá khứ, làm xói mòn những quan điểm. Cũng chính điều này đã làm Washington ngày nay thay đổi chủ trương. 

Về hậu quả một cuộc chiến tranh thương mại – nếu nó xảy ra cho dù hiện nay đang hưu chiến – tôi cho rằng nói chiến tranh là sai lầm. Bởi vì nếu áp dụng tăng mức thuế, các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ hóa giải được một phần, tương tự đối với các nhà sản xuất. Chúng ta không phải sống trong thập niên 30.

Điều quan trọng nhất là thay đổi xu hướng đầu tư và chuyển giao công nghệ, nhìn nhận rằng có hai khối, và toàn cầu hóa sản xuất không thể tiếp diễn trong những điều kiện hiện tại, trước thái độ của Trung Quốc.

Tôi tin rằng chúng ta đang ở giai đoạn đầu, với việc tái dịch chuyển sản xuất trở về, và phong trào rút đầu tư khỏi Trung Quốc đưa sang nước khác đang diễn ra…Người Trung Quốc cảm thấy rõ điều đó. Hãy nhìn cách mà họ tránh trừng phạt Apple, một tập đoàn rất dễ tổn thương tại Trung Quốc. Nhưng Apple đã mở các nhà máy tại Ấn Độ, Brazil và những nước khác, tái đầu tư tại Hoa Kỳ.

Người Trung Quốc đánh giá ông Trump như thế nào ?

Nếu châu Âu cũng như dư luận tự do ở Mỹ chú ý đến khía cạnh thất thường và những khuyết điểm cá nhân của Trump, người Trung Quốc dao động giữa hai cách nhìn. Đó là một doanh nhân lọc lõi đầy kinh nghiệm, nhưng có thể giao thiệp và làm ăn, cho dù coi ông Trump là biểu tượng của sự suy tàn. Nhưng chủ yếu trong đa số trường hợp, họ coi Trump là một địch thủ nguy hiểm chết người, đáng sợ nhất, vì ông tập hợp một ê-kíp luôn quan niệm Trung Quốc là kẻ thù. Một nhà lãnh đạo nhìn rõ được các điểm yếu của Trung Quốc.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC NHÀ THƠ NGÔ MINH

Tin buồn: 


.
.
.
..
 .
  

TIN BUỒN
Chúng tôi vô cùng bàng hoàng & kính tiếc báo tin
Nhà thơ NGÔ MINH
(Ngô Minh Khôi)

sinh 10.9.1949 - Kỷ Sửu, 
Quê quán: Làng Thượng Luật, xã Ngư Thuỷ Trung,
 huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. 

Trưởng đại diện báo Thương Mại tại miền Trung.
Hiện nghỉ hưu ở tại 11/73 Phan Bội Châu, Huế.

Hội viên: Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, 
Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam. 

Chủ trang web Quà Tặng Xứ Mưa nổi tiếng.

đã từ trần hồi 17h00 ngày 3 tháng 12 năm 2018
tại Huế. Hưởng thọ 70 tuổi.

❆ ❆ ❆
Một thi sĩ cũng là một Kẻ sĩ đã vội về Trời, để lại văn đàn niềm tiếc thương vô hạn. Xin cầu nguyện linh hồn Anh an nghỉ cõi vĩnh hằng và luôn phù hộ cho anh em bè bạn và gia đình mọi sự an lành. Xin chia buồn cùng Chị và các cháu, cùng họ hàng và thân hữu của Nhà thơ Ngô Minh.

NGÔ MINH 
- Tác phẩm đã xuất bản: 

* THƠ:
Phía nắng lên (thơ, 1985);
Chiếc lá biết đi (thơ thiếu nhi, in chung, 1987);
Chân dung tự hoạ (thơ, 1989);
Nước mắt của đá (thơ, 1991);
Chân sóng (thơ, 1995);
Quà tặng xứ mưa (thơ, 1996);
- Đứa con của cát (thơ, 1998);
Nắng mặn (thơ thiếu nhi, 2001);
Phù sa biển (thơ, 2001);
Huyền thoại Cửa Tùng (thơ, 2004);
Lệ Thuỷ mút mùa (thơ, 2005);
Thơ tặng, NXB Hội Nhà Văn 2007;
Gọi lá, NXB Thuận Hóa 2008;
Ký tự biển, NXB Thuận Hóa, 2013

* VĂN XUÔI:
Văn hoá kinh doanh thời đổi mới, NXB Thuận hoá, 2000;
- Chuyện làm ăn thời hội nhập (tập báo chí chọn lọc, NXB Thuận Hoá, 2002) ; 
Nhớ Phùng Quán (biên soạn, NXB Trẻ, 2003),
Chuyện làng thơ (tiểu luận - bút ký thơ, NXB Lao Động, 2004),
- Ăn chơi xứ Huế (bút ký ẩm thực2002),
- Đất Thiêng (ghi chép, 2005),
Phùng Quán - Ba phút sự thật (tổ chức bản thảo, giới thiệu, NXB Văn Nghệ 2006),
Chuyện tử tù Lê Quang Vịnh (ký sự, NXB Văn nghệ 2007, NXB Lao Động tái bản năm 2012),
- Phùng Quán còn đây (suu tầm, biên soan cùng Vũ Bội Trâm - vợ nhà văn Phùng Quán, NXB Văn Nghệ, 2007),
Hồn quê trầm tích (NXB Thuận Hoá, 2010),
100 ngày vượt Trường Sơn (2010),
Cổ tích tàu không số (NXB Hội Nhà văn, 2011)

Giải thưởng văn học:
- Giải thưởng Trung ương Đoàn - Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1982 với bài thơ Gió tuổi 20;
- Giải thưởng Văn học Bình Trị Thiên lần 1 (1982), lần 2 (1987);
- 2 lần Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc  Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam: năm 1996 tập thơ Chân Sóng, năm 2004 tập thơ Huyền thoại Cửa Tùng.
Giải thưởng VHNT Cố Đô (TTH) lần 1 (1989) với tập thơ Chân dung tự hoạ, lần 2 (1999) tập thơChân sóng, lần 3 (2003) tập thơ Phù sa biển, lần thứ  4 tập thơ Huyền thoại Cửa Tùng (2009).
- Giải thưởng cuộc thi Đây biển Việt Nam năm 2012, với bài thơ Nghe trẻ hát ở Trường Sa, do báo ViệtNamNet tổ chức.
- Được tặng thưởng thơ hay báo Nhân Dân năm 1978 (bài Nón bài thơ và Hương đất cao Nguyên); Văn Nghệ Quân Đội năm 1985 (bài Ba mươi sáu dây đàn), 5 năm tạp chí Sông Hương (chùm thơ: Tìm tôi tìm Huế, Người bán mặt nạ, Miên man đêm Đồng Hới)... 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hậu quả nặng nề nhất của việc tàn phá rừng là chúng ta phải chấp nhận sống chung với khỉ.


Hoàng Ngọc Thanh


Rừng già, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng… chúng ta đang tàn phá rừng một cách vô tội vạ. Nơi thì tàn phá rừng để lấy gỗ. Nơi tàn phá rừng để chiếm đất xây biệt phủ, vilas. Nơi tàn phá rừng để làm thủy điện. Nơi tàn phá rừng để làm sân golf, khách sạn, khu nghĩ dưỡng…
Rừng là nơi sinh sống và là nhà của rất nhiều loài. Trong đó có loài khỉ. Phá rừng là phá nơi sinh tồn của chúng. Làm ơn! Hãy dừng hành động tàn phá rừng. Làm ơn! Hãy trả lại rừng cho khỉ. Mất rừng, khỉ sẻ tràn về các khu đô thị, làng xã. Nếu không có giải pháp, con cháu chúng ta rất dể bị đồng hóa với khỉ.
Việt Nam tham gia vào Công ước CITES năm 1994. Nên việc ăn óc khỉ, hay nấu cao khỉ không phải là giải pháp được phép áp dụng trong tình huống này. Giải pháp duy nhất chỉ có thể là trồng mới diện tích rừng mà chúng ta đã tàn phá. Đòi lại đất rừng đang bị chiếm dụng như khu vực Sóc Sơn. Nghiêm cấm tàn phá rừng dưới mọi hình thức.
Về giải pháp tránh đồng hóa. Ngoài việc cấm khỉ xuống núi sống chung với người, thì cũng phải có bộ luật cấm giới quý tộc lên rừng sống chung với khỉ. Hãy hành động ngay hôm nay trước khi quá muộn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

SAU VỤ NHÂN VĂN GIAI PHẨM, NHẠC SĨ ĐẶNG ĐÌNH HƯNG LÀM OSIN CHO NHÀ TỐ HỮU, CÒN PHÙNG QUÁN, HOÀNG CẦM LÀM GÌ?


LỜI MỞ:

Theo 1 ông bạn công tác lâu năm tại Bộ Văn hóa..cho biết, sau vụ " Nhân văn Giai phẩm" một số nhà văn nhà thơ bị kỷ luật, "tư lệnh" của vụ trấn áp này là ông Tố Hữu...Nhà thơ Phùng Quán sau một thời gian được bố trí đi chăn bò ở Ba Vì thì được nhận về Cục Văn hóa quần chúng, bây giờ gọi là Cục Văn hóa-Thông tin cơ sở...Còn Nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, bố nhạc sĩ Đặng Thái Sơn, một thời gian được bố trí làm Osin cho nhà ông Tố Hữu. Hàng ngày có nhiệm vụ đến quét dọn nhà cửa, rửa bát và trông nhà... 
Đặng Đình Hưng được cái may là không phải đi xa rời Hà Nội như các nhà văn khác. Đặng Đình Hưng làm Osin cho nhà Tố Hữu một thời gian, ông Tố Hữu đã đề nghị chuyển đi chắc thấy chướng...
Dưới đây là bài phỏng vấn nhà thơ Hoàng Cầm của Thụy Khuê kể về công ăn việc làm của các nhà văn, nhà thơ, nhạc sì dính dáng tới nhân văn giai phẩm...

NS Đặng Đình Hưng và Văn Cao


THƠ HIỆN ĐẠI VÀ SINH HOẠT SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ THƠ TRONG PHONG TRÀO NHÂN VĂN GIAI PHẨM

Nguồn Thụy Khê


Buổi nói chuyện với nhà thơ Hoàng Cầm, một trong những người chủ chốt của phong trào Nhân văn Giai phẩm. Nhà thơ Hoàng Cầm sẽ cung cấp cho chúng ta một số dữ kiện văn học sử về thời kỳ hậu Nhân văn, về sinh hoạt sáng tác của các nhà thơ hiện là những người đang đưa ra những tìm tòi khai phá mới nhất cho thơ hiện đại.
Thụy Khuê: Thưa anh Hoàng Cầm, anh đã sống những ngày sóng gió với phong trào Nhân Văn Giai Phẩm và cũng là những ngày mà thơ hiện đại manh nha mầm mống ở, không khí ấy như thế nào thưa anh?


Hoàng Cầm: Nhân Văn chưa ra nhưng cái chuyện thơ thì Lê Ðạt, Trần Dần có rất nhiều ý kiến về thơ ca để cho nó tách hẳn ra. Còn riêng tôi thì tôi cũng không hẳn là cũ mà cũng chưa hẳn là mới. Anh em cứ bảo tôi là một loại poète né. Bài Bên kia sông Ðuống thì anh em vẫn đánh giá là nó cách tân đấy. Thế nhưng tôi cũng chả nghĩ gì đến cách tân hay không cách tân bởi vì tôi, về mặt lý luận, tôi lười lắm. Và đến khi Nhân Văn ra, thì tập Những người trên cửa biển rõ ràng là nó có nhiều cái rất mới và đặc biệt là 1/3 đầu:
Sinh ra tôi đã có Hải Phòng
đầu nhà mới trồng cây mận
thì tôi cho đó là những câu thơ rất hay, và
đêm đêm tôi vẫn ngủ trên cầu
đấy. Nói được cái khao khát nó mông mênh, nó vô tận như thế. Mà một trời một nước như thế với cái khát khao, cái khát vọng lớn của những thi sĩ như chúng tôi lúc bấy giờ, thì anh Văn Cao đã đạt được những câu thơ tôi cho là hay của cái thời kỳ giữa năm 56, từ mùa xuân đến mùa hè.
T.K.: Thưa anh, rồi sau đó có phải đến thời kỳ hoạt động mạnh của Nhân Văn Giai Phẩm không ạ?
H.C.: năm 56 là làm cái Giai Phẩm Mùa Xuân, Giai Phẩm Mùa Thù, Giai Phẩm Mùa Đông, cũng là do tôi và anh Lê Đạt làm là chính. Thế rồi đến Nhân Văn thì anh Nguyễn Hữu Ðang là người sinh ra báo Nhân Văn, tôi là người đặt tên cho tờ báo. Nhưng đồng thời sau đó cũng lại chính mình phải làm tất cả mọi viêc của tờ báo. Phụ thêm thì có anh Lê Ðạt. Thế còn anh Trần Dần thì vì anh ấy cũng yếu và những công việc của một tờ báo thì anh ấy cũng không làm được.
Năm 57 thành lập Hội Nhà Văn và lúc bấy giờ về báo Nhân Văn thì chỉ có một cái lệnh là đóng cửa thôi. Cái lệnh là đình bản. Cũng bị phê phán nhiều ở các báo, nhất là báo Nhân Dân, báo Văn Nghệ đều có phê phán cái tư tưởng Nhân Văn. Nhưng mà còn về mỗi người thì chưa có kỷ luật gì cả, đó là năm 57.
Tôi lại còn được bầu vào ban chấp hành Hội Nhà Văn và phụ trách phó giám đốc nhà xuất bản Văn Nghệ (lúc bấy giờ đổi tên là nhà xuất bản Hội Nhà Văn), do anh Tô Hoài làm giám đốc, thêm có anh Ðoàn Giỏi nữa để cho gọi là có đại biểu của miền Nam. Thế nhưng công việc làm lúc bấy giờ tôi làm là chính, vì anh Ðoàn Giỏi lúc bấy giờ anh ấy cũng chưa thân với anh em viết văn ở ngoài Bắc lắm bởi vì anh ấy mới tập kết ra. Còn anh Tô Hoài, anh ấy khôn lắm. Anh ấy cứ lỉnh đi để sáng tác. Ðấy là năm 57.
T.K.: Thưa anh, thế thì vì lý do gì dẫn đến những bắt bớ sau đó?

H.C.: Đến năm 58, đầu năm 58, bên Trung Quốc có việc đánh đả phá phái hữu. Hai nhân vật được nêu ra để phê phán ghê nhất là Đinh Linh và Trần Sĩ Hà. Bên nhà Nhà nước, lãnh đạo của ta ấy, mới cử ông Huy Cận. Nếu tôi nhớ không nhầm thì là ông Huy Cận với ông Lưu Trọng Lư, hay là ông Hà Xuân Trường nào đó tôi cũng không nhớ rõ lắm nhân vật thứ 2. Nhưng mà tôi nhớ chắc chắn là anh Huy Cận được cử sang Trung Quốc để rút kinh nghiệm cuộc đấu phái hữu. Khi các anh ấy về thì lập tức bên này lại mở ra một lớp gọi là lớp học chính trị, nhưng chính ra là để đấu, đấu tranh chống tư tưởng Nhân Văn. Tức là chống tư tưởng mà lúc bấy giờ ngườ ta cho là tư tưởng phá hoại, chống Đảng, tiếng thông thường là “phản động”. Đấy là đầu năm 58.
Lớp học đó kéo dài gần 2 tháng, sau đó thì đi lao động này, đi vào các xí nghiệp, xuống nông thôn, nông trường. Nhưng mà không phải chi riêng anh em Nhân văn đi. Tất cả văn nghệ sĩ đều phải đi tham gia lao động thực tế. Nhưng mà trong số chúng tôi đó, thì anh Trần Dần, anh Lê Đạt, anh Đặng Đình Hưng, Tử Phác thì đi về nông trường Chí Linh để chăn bò, chăn trâu, làm việc suốt ngày. Thế còn tôi và Phùng Quán, Trần Lê Văn, Quang Dũng thì đi về một hợp tác xã nông nghiệp ở Thái Bình để lao động, nhưng mà nửa ngày thôi. Đó là sau khi giải quyết kỷ luật. Tôi thì thôi chức phó giám đốc nhà xuất bản văn nghệ, nhà xuất bản Hội nhà văn, khai trừ khỏi ban chấp hành. Lương cũng bị cắt đi rất nhiều, chỉ có một đồng lương nho nhỏ gọi là trợ cấp, đủ ăn cho một người. Đợt đầu tiên đi 6 tháng, 6 tháng rồi lại về Hà Nội, kiểm điểm rồi tổng kết vân vân…
Sau đó thì Hội nhà văn cũng không thu xếp được chỗ nào để đi lao động nữa lại hẵng cứ ở nhà tạm nghỉ một thời gian.
T.K: Thưa anh, trong thời gian nghỉ đó thì các anh làm gì ạ?
H.C: Chính lúc bấy giờ anh em lại tập trung viết được rất nhiều. Không phải là có một cái kỷ luật gì cấm sáng tác cả. Cấm không được in báo, xuất bản sách. Cấm xuất hiện cái tên của mình. Lúc bấy giờ tôi phải trông vào bà vợ. Như ở trong tập Về Kinh Bắc mà tôi đã viết đấy: Bà vợ rất tốt, chịu đựng kham khổ, hy sinh cho chồng con. Lúc bấy giờ tôi tập trung được tình cảm và suy nghĩ của mình liền trong năm tháng trời viết xong tập thơ Về Kinh Bắc. Trần Dần cũng trong vòng nửa năm ấy viết được Cổng tỉnh. Lê Ðạt làm một loạt thơ về quê hương của mình, thuở thơ ấu của anh ấy tức là thời kỳ Yên Bái đấy, những bài thơ như là Lão núi, Ông lão chăn dê hay là Ông phó cả ngựa đều đã có bắt nguồn ngay thời bấy giờ. Chỉ có là về sau này anh ấy hoàn chỉnh lại thôi. Thế nghĩa là anh em không hề ngừng sáng tác, chỉ có điều là không được in thôi. Không được xuất bản. Ðấy là năm 59.
Sang năm 60 trở đi thì lại bắt đầu đi lao động. Anh Trần Dần và tôi lại vào cái xí nghiệp nhà máy gỗ Hà Nội, anh Trần Dần làm thợ cưa, còn tôi thì đứng máy, ở cái máy cưa.
T.K.: Thưa anh, về công việc sáng tác sau giai đoạn 60 thì ra sao?
H.C.: Về cái việc sáng tác, thì sau khi anh Trần Dần làm xong Cổng tỉnh, anh Ðặng Ðình Hưng  viết tập thơ đầu tiên trong cuộc đời anh ấy, đó là một tập thơ cực kỳ giá trị, tức là cái đầu ô, hay cái cửa ô, chưa xuất bản đâu, nhưng mà đấy mới thật là thơ Ðặng Ðình Hưng. Tôi thì Về Kinh Bắc, anh Trần Dần sau Cổng tỉnh lại tiếp tục, vào khoảng ngoài năm 60, 61-62 gì đó, anh ấy lại viết một tập thơ nữa là Mùa sạch. Và anh Lê Ðạt vẫn làm những bài thơ lẻ hoặc là những bài thơ dài, tức là mới phác thảo thôi, nhưng vẫn làm việc đều đều suốt từ năm 60 trở đi. Cho đến năm 75, số tác phẩm viết ra mà chưa được in ở mỗi người đề có là khá nhiều. Không hề là ngồi chơi không. Riêng anh Văn Cao thì lúc bấy giờ anh ấy có khuynh hướng muốn trở thành họa sĩ, anh ấy lại đi vẽ những minh họa, minh họa sách rồi minh họa trên báo. Riêng về thơ thì anh ấy không làm nữa. Cho đến khi phục hồi, lúc bấy giờ đều già cả rồi và Văn Cao thì cũng không còn một tình cảm nào say đắm về thơ như trước. Anh ấy vẫn làm thơ, nhưng riêng tôi  thì mình thấy là thơ Văn Cao như thế, so với thời kỳ Cửa biển tức là Những người trên cửa biển ấy, thì xuống. Ðến cái Cửa biển thì tôi cho là đến cái đỉnh cao của Văn Cao. Về sau, anh ấy vẫn làm nhưng không bằng Những người trên cửa biển.
Anh Trần Dần thì liên tục làm và anh ấy tìm tòi nhiều cách lắm. Sau đó anh ấy đi vào thơ mini, tức là có khi chỉ có một câu, hai câu, rất ngắn mà nó chứa đựng những tư duy rất hay và đặc biệt là ít lời, rất nhiều cảm xúc, rất nhiều trí tuệ.
Anh Lê Ðạt vô cùng chịu khó học tập. Có khi anh ấy vào thư viện suốt cả tháng, anh ấy ở thư viện đến 10 giờ đồng hồ một ngày, đọc sách  rồi nghiên cứu tìm tòi các thứ thơ văn cổ kim đông tây. Học rồi về nhà thì anh ấy lại làm. Có khi làm bài ngắn, có khi làm bài dài v.v… Và cuối cùng ra được tập Bóng chữ đấy. Nó chứng minh sự làm việc của anh Lê Ðạt rất công phu.
Anh Trần Dần cũng bị tật, sau khi bị cảm một trận năm 1974, anh ấy hơi liệt liệt, nhưng  vẫn sáng tác thơ như thường, chịu khó tìm lắm. Gần đây, anh ấy lại sưu tập lại rút ra ở tất cả thơ của anh ấy, những chỗ nào hay nhất để đưa vào từng vấn đề của một tư duy thơ, gọi là lẩy Trần Dần. Anh tự lẩy. Anh ấy đã cố đưa ra một thế giới gọi là thế giới Trần Dần, cái univers Trần Dần, thì tôi đã thấp thoáng thấy nó hiện ra qua cái lẩy Trần Dần.
Tóm lại, sự làm việc của anh em thời kỳ hậu Nhân Văn, tức là thời kỳ 58, 59, 60 cho đến 75 gần như là không ai nghỉ một tháng, một ngày nào mà không lo về việc thơ ca cả. Chỉ có từ 75 về sau này, tình hình nó cũng có đổi khác, nhất là đến năm 88, được phục hồi, chính thức trở lại sinh hoạt Hội Nhà Văn, cái đà sáng tác ở mỗi người nó lại dâng lên, thì anh Lê Ðạt cũng làm nhiều. Anh Trần Dần bắt đầu làm được một ít, thì chẳng may anh ấy lại bị bệnh khá nặng, cho nên là độ hai năm nay anh ấy không làm được gì nữa.
T.K.: Thưa anh, vừa rồi anh nói rất nhiều đến công việc sáng tác và tìm tòi của các bạn anh,thế còn công việc tìm tòi của riêng anh thì ra sao ạ?
H.C.: Tôi là người hết sức giữ cái sức khỏe, nhất là sức khỏe tinh thần của mình, cho đến hơi thở cuối cùng để mà làm công việc của thơ. Tức là để sáng tác. Ðể nghiền ngẫm. Ðể nghiên cứu. Ðể đọc tất cả những công việc về thơ. Tôi là mọt người mà chắc chắn là tôi còn đủ sức cho đến hơi thở cuối cùng để mà làm việc cho thơ.

T.K.: Xin cám ơn nhà thơ Hoàng Cầm .


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Suy ngẫm về ‘tính quần chúng’ của cái ác



Trong tác phẩm Tội ác và hình phạt của văn hào Nga Dostoevski, chàng sinh viên Rashonikov trước khi quyết định giết chết bà già cho vay nặng lại tự đặt ra cho mình câu hỏi: Trong trường hợp này Napoléon sẽ làm gì? Tính mạng của một cá nhân tồi tệ, ăn bám xã hội có nghĩa lý gì so với cuộc sống của một vĩ nhân, người có thể mang lại biết bao lợi ích cho nhân quần [1]?
Và Rashonikov – người vẫn tự nghĩ về mình như một vĩ nhân – đã phạm tội, không phải vì anh ta cần tiền mà vì anh ta coi đó là một thử thách cần vượt qua đối với một “Napoléon” bởi lẽ “vô độc bất trượng phu”. Điều ác mà anh ta làm được biện minh bởi một thứ lý tưởng hay triết lý sống nào đó mà anh ta thực sự tin tưởng và sẵn sàng trả giá cho
Thế kỷ 20 là thế kỷ có nhiều cuộc chiến tranh kinh khủng nhất: số người chết vì tay đồng loại trong thế kỷ 20 nhiều hơn tất cả những thời gian trước đó trong lịch sử tồn tại của loài người. Tại sao lại có thể như thế? Triết gia người Đức Hannah Arendt từng suy nghĩ về bản chất của cái Ác trong suốt 30 năm, kể từ năm 1933 – năm Hitler lên nắm quyền và thi hành chính sách phát xít, bài Do Thái ở Đức trước khi có được câu trả lời trong tác phẩm Eichmann ở Jerusalem – Báo cáo về sự tầm thường của cái Ác” (Eichmann in Jerusalem: A Report on the Banality of Evil).
Hannah Arendt sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Hanover, Đức. Bà từng theo học triết học với hai bậc thầy triết học vĩ đại nhất của nước Đức trong thế kỷ 20 – Heidegger và Karl Jaspers. Bà cũng từng là người yêu của Heidegger – cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh – trong một thời gian dài. Năm 1941, trước sự khủng bố người Do Thái của phát xít Đức, Arendt trốn thoát sang Mỹ. Bà nhập quốc tịch Mỹ năm 1950, tham gia giảng bài ở nhiều trường đại học danh tiếng và là nữ giáo sư chính (full professor) đầu tiên ở Princeton vào năm 1959. Năm 1961, nhận lời của tạp chí New Yorker, bà sang Israel theo dõi phiên toà ở Jerusalem xử tên trung tá SS Adolf Eichmann – một trong những kẻ phải chịu trách nhiệm chính cho thảm họa Holocaust của người Do Thái ở châu Âu. Eichmann tham gia lập kế hoạch và người trực tiếp chỉ đạo việc bắt nhốt người Do Thái trong các trại tập trung cũng như đưa họ vào các lò thiêu người. Các bài viết của bà trên tạp chí New Yorker về phiên toà này sau đó được tập hợp và bổ sung thành tác phẩm Eichmann ở Jerusalem – Báo cáo về sự tầm thường của cái Ác, xuất bản năm 1963. Tác phẩm này nhanh chóng trở thành kinh điển và là một kiệt tác chính trị-đạo đức học trong thế kỷ 20.
Chúng ta vẫn quen nghĩ rằng cái ác là một cái gì đó thật ghê gớm và những kẻ phạm tội ác là những kẻ khác xa với người bình thường. Nhưng trong tác phẩm của mình, Hannah Arendt lý giải hành động của Eichmann không phải do những thú tính, cũng không phải do sự cuồng tín vào lý tưởng Quốc xã hay chủ nghĩa bài Do Thái. Eichmann chưa bao giờ tỏ ra ghét người Do Thái, thậm chí còn có một số bạn bè là người Do Thái. Y tham gia SS hoàn toàn là một sự tình cờ và để có việc làm chứ không phải do lý tưởng Quốc xã. Về khía cạnh tâm lý, trong phiên toà, chính phủ Israel đã cử sáu chuyên gia tâm lý tìm hiểu về Eichmann và họ đều không tìm thấy bất cứ một trục trặc tâm lý nào, dù là nhỏ nhất, ở kẻ được mệnh danh là “tên đồ tể của châu Âu” này. Dựa trên những chứng cứ thu thập về cuộc đời của Eichmann, Hannah Arend nhận thấy động cơ duy nhất của tên sát nhân này chỉ là muốn thăng tiến trong công việc. Y không hề cảm thấy cắn rứt lương tâm khi làm điều ác vì y cho rằng y chỉ làm đúng và làm tốt những gì mà cấp trên giao phó và luật pháp cho phép. Theo Eichmann, y không phải chịu trách nhiệm gì vì không những y chỉ tuân thủ mệnh lệnh cấp trên mà y còn làm đúng theo tinh thần luật pháp nước Đức lúc đó. Nói tóm lại, kẻ giết sáu triệu người Do Thái tỏ ra là một công dân Đức bình thường, một người nếu trong hoàn cảnh khác rất có thể sẽ là một nhà kinh doanh năng nổ hay một công chức tuân thủ pháp luật, một người chồng, người cha tốt, người hàng xóm thân thiện.
Từ trường hợp Eichmann, Hannah Arendt viết về “sự tầm thường của cái Ác”. Bà bác bỏ một luận điểm phổ biến thời đó (và có lẽ cả bây giờ) rằng những tên tội phạm Quốc xã là những kẻ bất bình thường tâm lý và khác biệt với những người bình thường. Theo bà, tội ác của Eichmann, cũng như của rất nhiều tên tội phạm Quốc xã khác, bắt nguồn từ sự mù quáng tuân thủ mệnh lệnh và những điều luật vô đạo đức của một chính thể vô đạo đức. Tội ác đó càng trở nên trầm trọng hơn bởi sự khuyến khích từ dư luận phổ biến trong xã hội đó và sự đồng phạm của những người xung quanh y. Eichmann từng thú nhận, y cảm thấy nhẹ cả người như Pontius Pilate [2] sau khi rửa tay, khi chứng kiến việc những thành viên có vị thế trong xã hội đều nhiệt tình hưởng ứng Giải pháp Cuối cùng cho vấn đề Do Thái của Hitler. Cái gốc của tội lỗi đó, chính là ở việc nhân danh một thể chế quyền lực trên cao (luật pháp, cấp trên), Eichmann đã đánh mất khả năng lựa chọn và chịu trách nhiệm đạo đức cá nhân với các hành động của mình, đánh mất sự tưởng tượng, đặt mình vào địa vị những nạn nhân và tự đối thoại với bản thân. Với Eichmann, việc đưa người Do Thái vào các lò thiêu người cũng không khác gì các công việc bàn giấy quan liêu khác mà y phải thực hiện. Trong sự ý thức về hành động của cá nhân và trách nhiệm đạo đức, Eichmann rất khác với nhân vật Rashonikov của Dostoevsky. Dù động cơ lệch lạc, nhưng Rashonikov vẫn có được tự do ý chí. Eichmann thì không, y để kẻ khác chọn lựa cho y và mù quáng đi theo sự lựa chọn có sẵn đó.
Cuốn sách của Hannah Arendt khi ra đời gây một cú sốc lớn trong dư luận thời đó. Một số học giả lên tiếng phản đối Arendt, cho là bà bào chữa cho những tên tội phạm Quốc xã (làm sao cái bọn ghê tởm đó lại có thể giống người bình thường được!), thậm chí còn kết tội bà kỳ thị người Do Thái ở Đông Âu – những nạn nhân chính của Eichmann. Nhưng ngày nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý với quan điểm của Hannah Arendt. Một khi đánh mất ý thức trách nhiệm cá nhân, những người bình thường nhất cũng có thể trở thành đồng loã với cái ác. Đã có nhiều bằng chứng trong lịch sử về điều này.
Dưới thời Đức phát xít đã không chỉ có một Eichmann mà hẳn còn rất nhiều Eichmann khác mà chúng ta không biết tên. Ở một phạm vi rộng hơn, những tội ác thời Quốc xã còn có sự tán đồng hay bàng quan của rất nhiều người dân bình thường trong xã hội. Trong cuốn Những đao phủ tự nguyện của Hitler (Hitler’s Willing Executioners) xuất bản năm 1996, nhà chính trị học Daniel Jonah Goldhagen cho rằng người dân Đức bình thường không những biết mà còn ủng hộ việc thanh toán người Do Thái. Luận điểm này nhận được những phản ứng khác nhau từ dư luận nhưng không phải không có lý khi chúng ta biết rằng trong thời Hitler nắm quyền và khủng bố người Do Thái, hầu như không có một hoạt động kháng cự hay bảo vệ người Do Thái một cách có tổ chức nào ở nước Đức. Trong một cuốn sách khác có tên là Những người bình thường: Tiểu đoàn cảnh sát trù bị 101 và Giải pháp cuối cùng ở Ba Lan, nhà sử học Christopher Browning nghiên cứu một đơn vị cảnh sát đóng ở các trại tập trung Ba Lan vào năm 1941. Những người lính trong đơn vị này hoàn toàn không phải là các tín đồ Quốc xã mà hầu hết đều là những người dân bình thường ở độ tuổi trung niên bị bắt lính nhưng không đủ sức khỏe nên được chuyển sang công việc coi trại tập trung. Thế nhưng chính những người bình thường này, chứ không phải lực lượng cảnh sát SS nổi tiếng tàn bạo, đã bắt, nhốt và thủ tiêu người Do Thái. Điều đáng nói là khi viên sĩ quan chỉ huy đơn vị này cho phép những người lính có thể chọn không làm nhiệm vụ nếu họ cảm thấy việc giết chóc là quá nặng nề thì hầu hết vẫn chọn lựa tiếp tục công việc này. Tác giả Christopher Browning cho rằng những người lính trong đơn vị 101 phạm tội ác không phải vì hằn thù hay ý thức hệ mà chỉ đơn giản là thi hành mệnh lệnh cấp trên và để không bị gạt ra ngoài rìa.
Khi quân Đồng minh chiếm được nước Đức năm 1945, họ ngạc nhiên trước việc có rất nhiều người Đức tự nhận mình là không ủng hộ chế độ, nhưng đều không làm gì cả và bỏ mặc cho những tội ác diễn ra. Những người Đức đó được người Mỹ gọi một cách mỉa mai là “Những người Đức tốt” (Good Germans). Một bài báo trên tờ New York Times tháng 5/1945 viết về họ như sau: “Trong quân đội của chúng ta, binh lính bảo nhau là chẳng có một tên Quốc xã thực thụ nào ở Đức cả. Chỉ có “những người Đức tốt” thôi. Tất cả những tội ác chống lại loài người mà nước Đức phạm phải đều do một ai khác làm”.
Đó là trong thời Quốc xã, dưới một chế độ phân biệt chủng tộc, khủng bố, chà đạp quyền con người và đòi hỏi người dân phải tuân thủ những luật lệ khắc nghiệt của nó. Trong các điều kiện ít khốc liệt hơn, liệu những luận điểm của Hannah Arendt về “sự tầm thường của cái Ác” có còn thuyết phục? Tiếc thay, một số thí nghiệm của các nhà khoa học dường như lại khẳng định điều này. Tháng Bảy năm 1961, ba tháng sau phiên tòa xử Eichmann ở Jerusalem và loạt bài chấn động dư luận của Hannah Arendt trên tờ New Yorker, nhà tâm lý học Stanley Milgram ở trường Đại học Yale bắt đầu thực hiện một loạt thí nghiệm được gọi tên là “Thí nghiệm Milgram” nhằm đo lường mức độ cá nhân sẵn sàng tuân thủ những mệnh lệnh trái với lương tâm mình.
Thí nghiệm Milgram gồm một người đóng vai giáo viên và một người đóng vai học sinh. Người ta nói với người tình nguyện tham gia thí nghiệm và một người khác (cũng đóng vai tình nguyện tham gia thí nghiệm nhưng thật ra là người của Milgram) là họ sẽ tham gia thí nghiểm kiểm tra tác động của hình phạt tới việc tiếp thu kiến thức. Người tình nguyện thực sự sẽ đóng vai giáo viên. Hai người sẽ được cách ly để không thể nhìn thấy nhau. “Giáo viên” được trao một dụng cụ có thể tạo ra sốc điện cho nạn nhân. “Giáo viên” sẽ đưa ra lần lượt một bảng câu hỏi (đã được chuẩn bị) cho “học sinh”. Nếu “học sinh” trả lời sai, “giáo viên” sẽ tăng điện áp như là một hình phạt với học sinh. Trong suốt cuộc thí nghiệm, các nhà khoa học làm cho “giáo viên” tin rằng “học sinh” thực sự đang bị trừng phạt bằng điện giật nhưng thực ra họ sẽ gắn một băng ghi âm ghi các lời rên la của “học sinh” khi điện áp đạt tới mức nào đó. Trong băng ghi âm, tới một mức điện áp nào đó, “học sinh” sẽ kêu lên rằng mình có bệnh tim và xin được ngừng thí nghiệm. Lúc này các “giáo viên” đều hỏi người tổ chức thí nghiệm có nên dừng không. Nhưng khi được trấn an là họ sẽ không phải chịu trách nhiệm gì nếu có bất trắc xảy ra thì hầu hết trong số họ đều lựa chọn tiếp tục tăng điện áp. Trong quá trình làm thí nghiệm, khi các “giáo viên” muốn dừng thí nghiệm, người phụ trách sẽ yêu cầu họ tiếp tục. Chỉ sau 5 lần được yêu cầu liên tục thì người phụ trách mới cho dừng (tất nhiên, các “giáo viên” không được biết điều này). Bằng không, thí nghiệm sẽ được tiếp tục tới tận cùng, khi mức điện áp đạt mức tối đa 450 Volt.
Kết quả thí nghiệm của Milgram là có tới 65% số người tình nguyện tham dự tiếp tục tăng điện áp cho tới mức tối đa 450 Volt, dù đa số đều cảm thấy khó chịu và một số sẵn sàng trả lại tiền để ngừng thí nghiệm. Một loạt các thí nghiệm sau đó của Milgram và của các tác giả khác cũng cho kết quả tương tự – khoảng 2/3 số người tình nguyện “tuân thủ” mệnh lệnh tăng điện áp tới mức tối đa, bất chấp các bứt rứt hay e ngại có thể. Thí nghiệm Milgram cho thấy dưới áp lực của mệnh lệnh và khi không phải chịu trách nhiệm cá nhân, rất nhiều người bình thường sẽ thực hiện những việc làm có thể đưa lại hậu quả tai hại tới sức khỏe và tính mạng người khác.
Một thí nghiệm tâm lý nổi tiếng khác là thí nghiệm “Nhà tù Stanford” (Stanford prison experiment) của Philip Zimbardo và các đồng sự ở trường Đại học Standford. Thí nghiệm này chia các sinh viên tham gia thành 2 nhóm một cách ngẫu nhiên, trong đó một nhóm đóng vai tù nhân và nhóm kia đóng vai cai ngục. Các điều kiện của thí nghiệm được tạo ra mô phỏng với nhà tù thực. Các cai ngục mặc đồng phục, có gậy gỗ, đeo kính đen và làm việc theo ca. Trong khi đó, tù nhân mặc đồng phục tù bằng vải sơ không có đồ lót, được gọi bằng số thay vì tên (nhằm làm mất tính cá nhân của đối tượng). Tù nhân mặc áo có gắn số hiệu và phải đeo một cái xích nhỏ quanh cổ chân để khiến họ luôn nhớ rằng họ đang ở trong tù. Ngoại trừ việc không được xâm phạm về thân thể với tù nhân, các cai ngục được phép làm bất cứ những gì cần thiết để duy trì trật tự của nhà tù.
Kết quả thí nghiệm Stanford cho thấy diễn biến tâm lý phức tạp của hai nhóm và sự xuống cấp về đạo đức. Trong quá trình thí nghiệm, xảy ra đụng độ giữa tù nhân và cai ngục, cai ngục tấn công tù nhân bằng bình chữa cháy, trừng phạt những người cứng đầu bằng cách giam cách ly… Khoảng 1/3 số người đóng vai “cai ngục” có dấu hiệu trở nên khoái trá với việc làm hại người khác (sadistic) trong khi rất nhiều “tù nhân” bị khủng hoảng tinh thần. Tình trạng khủng hoảng và biến đổi về nhân cách này khiến thí nghiệm phải dừng lại sớm hơn dự định, chỉ sau 6 ngày so với thời gian dự tính là 2 tuần.
Hai thí nghiệm của Milgram và Zimbardo gợi ra những điểm đáng sợ về khả năng một người bình thường có thể trở nên tàn nhẫn và phạm điều ác trong nhiều trường hợp: khi họ không phải chịu trách nhiệm cá nhân, khi cái tôi của họ và của nạn nhân bị mờ đi, khi họ không phải trực tiếp chứng kiến sự chịu đựng của nạn nhân, và khi một thứ quyền lực nào đó ở trên họ ra lệnh hay dung túng cho họ làm điều đó… Đã có một số bộ phim được xây dựng trên các thí nghiệm này, ví dụ như phim Thí nghiệm (Das Experiment) của Đức năm 2001 mô phỏng thí nghiêm Nhà tù Stanford.
Nhưng đáng sợ hơn cả là những gì xảy ra trên thực tế. Khi vụ tai tiếng ở nhà tù Abu Ghraib xảy ra tháng Ba năm 2004, nhiều người đã bị sốc khi chứng kiến sự tương đồng kỳ lạ giữa thí nghiệm Stanford và những gì thực tế xảy ra ở nhà tù Abu Ghraib ở Iraq. Dù một số người cho rằng sự kiện này chỉ là hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng các nghiên cứu kỹ lưỡng về tâm lý các cai tù Abu Ghraib và về điều kiện ở nhà tù này cho thấy hoàn toàn không phải vậy. Những cai ngục như Charles Graner, như Lynndie England trước đó đều không có vấn đề gì về tâm lý và đều được gia đình, bạn bè, hàng xóm đánh giá như những công dân tốt, thân thiện. Để bào chữa cho mình, cả Lynndie England lẫn Charles Graner đều cho rằng họ chỉ là những người lính và họ chỉ biết tuân thủ lệnh trên. Không những thế, cả gia đình, bạn bè họ cũng bào chữa cho họ. Mẹ của England, nữ cai ngục tai tiếng với bức ảnh thòng dây vào cổ một tù nhân để kéo như với súc vật, phát biểu “Bọn chúng chỉ làm những trò trẻ con ngốc nghếch thôi. Chỉ là mấy trò nghịch ngợm”. Sự kiện nhà tù Abu Ghraib là hiện thực hóa những gì từng xảy ra trong thí nghiệm Stanford và cho thấy sự tha hóa tiềm ẩn của con người [3] .
Trái với Mạnh Tử khi cho rằng con người mang thiện tính từ lúc mới lọt lòng mẹ, Tuân Tử nói: con người sinh ra, tính vốn ác. Từ xưa tới nay, cả các nhà triết học lẫn các nhà khoa học vẫn loay hoay tìm hiểu đâu là bản chất con người nhưng đều không có một câu trả lời nào thoả đáng. Hannah Arendt không tìm cách trả lời đâu là bản chất con người. Cái mà bà muốn tìm hiểu là bản chất của cái ác? Theo bà, cái ác thật tầm thường – vì lẽ nó ở trong mỗi con người bình thường và bất cứ khi nào nó cũng có thể quẫy đầu đứng dậy.
Như thế có phải Arendt bi quan, mất lòng tin vào con người không? Liệu có phải hầu hết mọi người bình thường đều có thể trở thành một Eichmann, đều có thể phạm những tội ác kinh tởm nếu có động cơ phù hợp? Không phải vậy. Arendt vẫn tin vào khả năng lựa chọn đạo đức của con người trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi người lựa chọn hoàn toàn bất lực về chính trị. Bà viết: “Dưới những điều kiện kinh khủng, hầu hết mọi người sẽ chọn tuân thủ nhưng vẫn có một số sẽ bất tuân thủ”. Bà lấy ví dụ trường hợp Đan Mạch, khi người dân nước này từ chối không giao người Do Thái cho Hitler dù rằng Đan Mạch lúc đó đang bị quân Đức chiếm đóng. Khi Hitler định trực tiếp bắt người Do Thái ở Đan Mạch, y nhận ra rằng ngay cả các viên chức Quốc xã ở Đan Mạch cũng đã nhiễm tinh thần nhân đạo ở nơi này và không thể xuống tay với mức độ nhẫn tâm như những kẻ đồng sự ở nhiều nơi khác tại châu Âu.
Người ta vẫn luôn có thể chọn cách nói không với cái Ác, thay vì việc chấp nhận biến mình thành một công cụ của nó, hoặc trở thành một kẻ ngoài cuộc “mũ ni che tai” mặc cho nó hoành hành. Và những câu chuyện về những anh hùng như doanh nhân Oskar Shindler (nguyên mẫu phim Bản danh sách Schildler), như chủ khách sạn Paul Rusesabagina (nguyên mẫu phim Khách sạn Rwanda) sẽ luôn là những khích lệ đối với chúng ta. Nếu những kẻ như Eichmann trước khi thành hung thần cũng là những người bình thường thì những Shindler, Rusesabagina cũng không khác gì với đa số những người quanh họ trước khi có những hành động anh hùng cứu sống hàng trăm, hàng ngàn người. Con người luôn có thể lựa chọn giữa Thiện và Ác dù hoàn cảnh thế nào. Và Hannah Arendt vẫn luôn tin như vậy.
———————————
Chú thích:
[1]Cũng Dostoevsky có một câu trả lời khác cho câu hỏi này qua lời nhân vật Alyosha trong Anh em nhà Kazamazov. Khi được hỏi Alyosha có sẵn sàng đổi lấy việc một đứa trẻ bị tra tấn tới chết lấy hạnh phúc của nhân loại hay không, câu trả lời của Alyosha là không.
[2]Pontius Pilate, tổng trấn La Mã ở Jerusalem, rửa tay phủi bỏ trách nhiệm sau khi giao Jesus cho người Do Thái đóng đinh.
[3]Tác giả của thí nghiệm Stanford là Zimbardo đã viết một cuốn sách có tên Hiệu ứng Lucifer: Để hiểu tại sao người tốt lại trở thành kẻ ác (The Lucifer Effect: Understanding How Good People Turn Evil) so sánh sự kiện nhà tù Abu Ghraib với thí nghiệm Stanford.
Phần nhận xét hiển thị trên trang