Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

Tại sao Thế chiến I lại kết thúc bằng một thoả thuận ngừng bắn?


Tại sao Thế chiến I lại kết thúc bằng một thoả thuận ngừng bắn?
Binh sỹ ăn mừng thỏa thuận ngừng bắn Thế chiến I, tháng 11/1918. (Ảnh: Time Life Pictures/US Army Signal Corps/The LIFE Picture Collection/Getty Images)
Ngày 11/11/1918, Đức ký một thỏa thuận ngừng bắn với phe Hiệp ước trong một toa tàu bên ngoài Compiegne, Pháp, kết thúc cuộc Đại Chiến (Great War – tên gọi ban đầu của Thế chiến I).
Ngày 11/11/1918, chính xác 11h sáng, dọc Mặt trận phía Tây ở Pháp, đạn pháo nổ vang trời đột ngột im lặng. Stanhope Bayne-Jones, một sỹ quan quân y Mỹ, cho biết thậm chí ông có thể nghe thấy tiếng nước nhỏ giọt từ bụi rậm bên cạnh ông.
“Điều đó vừa bí ẩn vừa khó tin” – ông nhớ lại, theo tường thuật trên trang web của Thư viện Y khoa quốc gia Mỹ. “Tất cả mọi người đều biết sự im lặng đó có nghĩa là gì, nhưng không ai la hét hay ném mũ lên không trung.”
Mất hàng giờ để sự thật tràn ngập trong tất cả. Thế chiến I - cuộc chiến đã tước đi sinh mạng của hơn 9 triệu binh lính và khiến 21 triệu người bị thương, ít nhất 5 triệu dân thường đã chết vì bệnh tật, đói khát, hoặc bom đạn cuối cùng đã kết thúc.
Từ đầu năm 1918, các cuộc tấn công của quân Đức bị đánh bại ê chề, liên tiếp nhận thương vong lớn. Tháng 11/1918, quân đội và các nguồn lực từ Mỹ đổ vào mặt trận phía Tây cuối cùng cũng khiến cán cân nghiêng về phía có lợi cho phe Hiệp ước.
Đức yêu cầu đàm phán thỏa thuận ngừng bắn
Thực tế, người Đức đề xuất cho một thỏa thuận ngừng bắn từ đầu tháng 10/1918. Đầu tiên, họ cố gắng đề xuất thông qua Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson, lo rằng Anh và Pháp sẽ đòi hỏi những điều khoản khó khăn cho họ. Nhưng cách tiếp cận này không thành công.
Theo cuốn sách Armistice 1918 xuất bản năm 1996 của Bullitt Lowry, Đức cuối cùng gửi một tin nhắn radio đêm muộn cho Nguyên soái Pháp Ferdinand Foch, tổng tư lệnh lực lượng phe Hiệp ước, yêu cầu họ cho phép Đức cử phái đoàn qua đàm phán thỏa thuận ngừng bắn tổng quát.
Foch trả lời tin nhắn 45 phút sau, đồng ý cho Đức đến nhưng lờ đi yêu cầu về thỏa thuận ngừng bắn tổng quát.
Lúc 20h ngày 7/11, 3 chiếc ô tô thận trọng vượt qua làn đạn pháo và dây thép gai ở vùng đất phía Bắc nước Pháp, cho một người lính thổi kèn ra dấu và một người lính khác vẫy cờ trắng.
Đoàn phái viên Đức sau đó đổi sang một xe của Pháp, lên tàu, di chuyển xuyên đêm. Sáng 8/11, họ đi vào một con đường sắt ở rừng Compiègne, lên toa xe của Nguyên soái Foch. Đó là nơi cuộc gặp sẽ diễn ra.
Tại sao Thế chiến I lại kết thúc bằng một thoả thuận ngừng bắn? - Ảnh 2.
Phái đoàn Đức (bên trái) đến ký thỏa thuận ngừng bắn tạm thời kết thúc Thế chiến I trong một toa xe lửa, tháng 11/1918. (Hình: Hulton Archive/Getty Images)
Đức đồng ý các điều khoản khắc nghiệt
Nhiệm vụ phía trước đang đè nặng lên các nhà ngoại giao Đức. Nicholas Best, tác giả cuốn sách năm 2008 - “Ngày vĩ đại nhất trong lịch sử” – giải thích: “Làm mất danh dự quốc gia thực sự là một nỗi sợ hãi. Bất cứ ai đề xuất hạ vũ khí xuống sẽ bị quân đội Đức căm ghét suốt phần đời còn lại”.
Thực tế, Matthias Erzberger – chính trị gia đồng ý dẫn đầu phái đoàn Đức, đã bị những thành phần cực đoan theo chủ nghĩa dân tộc giết chưa đầy 3 năm sau đó.
Hai bên không thương lượng nhiều. Khi người Đức hỏi phe Hiệp ước có đề nghị nào không, Nguyên soái Foch đáp: “Tôi không có đề xuất nào cả". Tướng Pháp Maxime Weygand sau đó đọc các điều khoản mà phe Hiệp ước đặt ra với Đức.
Theo lời kể của Lowry, người Đức trở nên điên cuồng khi nghe họ sẽ phải giải giáp, lo sợ họ sẽ không thể bảo vệ chính phủ đang bất ổn của mình chống lại các cuộc cách mạng cộng sản. Nhưng họ không có nhiều lựa chọn. Đức buộc phải đồng ý các điều khoản và ký một thỏa thuận ngừng bắn với phe Hiệp ước vào ngày 11/11/1918.
Tại sao Thế chiến I lại kết thúc bằng một thoả thuận ngừng bắn? - Ảnh 3.
Tướng Weygand, Đô đốc Wemyss và Nguyên soái Foch sau khi ký thỏa thuận đình chiến với Đức, đánh dấu kết thúc Thế chiến I. (Ảnh: Universal History Archive/UIG/Getty Images)
Sáng sớm 11/11, Erzberger và Foch gặp mặt đàm phán lần cuối cùng. Theo Lowry, sứ giả Đức đã cố gắng hết sức thuyết phục Foch để đưa ra thỏa thuận ít ngặt nghèo hơn. Nguyên soái Foch sau đó đã thực hiện một số thay đổi nhỏ, bao gồm cho người Đức giữ lại một chút vũ khí. Cuối cùng, ngay trước bình minh, thỏa thuận được ký kết.
Đức đồng ý rút quân khỏi Pháp, Bỉ và Luxembourg trong vòng 15 ngày, hoặc chấp nhận nguy cơ trở thành tù binh của quân Hiệp ước. Họ phải giao lại kho vũ khí, bao gồm 5.000 pháo, 25.000 súng máy và 1.700 máy bay, cùng với 5.000 đầu máy xe lửa, 5.000 xe tải và 150.000 toa xe chở hàng. Đức cũng phải từ bỏ lãnh thổ Alsace-Lorraine đang tranh chấp.
“Các nước Hiệp ước không thể đưa ra cho Đức những điều khoản tốt hơn vì họ cảm thấy họ phải đánh bại Đức và Đức không được phép thoát khỏi chuyện này” – Cuthbertson nói. “Ngoài ra có một điều ngầm định rằng thỏa thuận ngừng bắn phải đảm bảo địch thủ không đủ mạnh để bắt đầu lại cuộc chiến trong thời gian ngắn.”
Hiệp ước hòa bình Thế chiến I
Việc ăn mừng ở cả hai bên Đại Tây Dương lắng xuống, hai tháng sau, một hội nghị được triệu tập tại Versailles, gần Paris, để đưa ra hiệp ước hòa bình cuối cùng. Nhưng mọi thứ diễn ra không suôn sẻ, Best giải thích, vì các cường quốc phe Hiệp ước có những chương trình nghị sự khác nhau.
“Mãi đến tháng 5 các Đồng minh mới thống nhất được một tinh thần chung để trình bày cho người Đức” – ông giải thích. Trong thỏa thuận ký vào tháng 6, Đức đã thất bại đành phải chấp nhận những điều khoản khắc nghiệt, bao gồm bồi thường lên đến 37 triệu USD (gần 492 tỷ USD ngày nay).
Sự sỉ nhục và cay đắng kéo dài này phần nào mở đường cho một cuộc chiến thế giới khác diễn ra hai thập niên sau.
Năm 1919, Tổng thống Mỹ Wilson tuyên bố ngày 11/11 là Ngày Đình Chiến lần đầu tiên, đến năm 1926 trở thành ngày kỷ niệm hợp pháp. Ngày này còn được gọi là Ngày Tưởng Niệm trong khối Thịnh vượng chung.
Năm 1954, Quốc hội Mỹ - với sự thúc giục từ các tổ chức cựu chiến binh – đã đổi tên ngày thành Ngày Cựu Chiến Binh để tôn vinh những người đã phục vụ trong Thế chiến II và cả Chiến tranh Triều Tiên sau này
theo VTC News

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

Cá chết dạt trắng bờ biển Đà Nẵng





Báo Tiền Phong
 10/11/2018 18:39
TPO - Cá chết theo sóng biển dạt vào bờ biển Đà Nẵng (đoạn dọc tuyến đường Nguyễn Tất Thành từ quận Thanh Khê đến quận Liên Chiểu), bốc mùi hôi thối gây khó chịu cho người dân.

Sáng 10/11, cá chết dạt vào bờ biển Đà Nẵng đoạn dọc tuyến đường Nguyễn Tất Thành (quận Thanh Khê và Liên Chiểu)

Cá chết dày đặc ở Bình Sơn vì nạn… hút cát? 
Quảng Nam: Cá chết trắng ao không rõ nguyên nhân 
Cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân 

Chiều 10/11, ông Mai Mã, Giám đốc Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng, xác nhận có tình trạng cá chết dạt vào bờ biển Đà Nẵng.

Trước đó, theo phản ánh của người dân trên trang facebook Quản lý đô thị Đà Nẵng: Tiện nghi – Xanh – Sạch – Đẹp, từ sáng sớm hôm nay, bãi biển Đà Nẵng ở khu biển Hòa Minh – Xuân Thiều (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) xuất hiện tình trạng cá chết dạt trắng bãi biển. 
 
Lượng cá chết rất lớn và nằm rải rác dọc bãi biển, bốc mùi hôi thối 
khiến người dân khó chịu

Lượng cá chết rất lớn, theo những con sóng dạt vào bờ biển, bốc mùi hôi thối lên dọc tuyến đường biển Nguyễn Tất Thành, gây khó chịu cho những người đi đường.

Ông Mai Mã xác nhận tình trạng cá chết ở bãi biển Đà Nẵng được ghi nhận vào sáng cùng ngày. Cá chết trôi vào bờ, nằm rải rác ở bờ biển dọc đường Nguyễn Tất Thành từ khu vực biển của quận Thanh Khê đến khu vực bãi biển Xuân Thiều (quận Liên Chiểu). 
 

Công nhân của Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng đang thu gom cá chết, vì lượng cá nằm rải rác trên tuyến bờ biển rất dài nên việc thu gom rất mất thời gian 

Theo ông Mã, trước mắt, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng đã cử công nhân vệ sinh xuống thu gom số cá chết, tránh ô nhiễm khu vực biển. Về nguyên nhân cá chết, ông Mã cho rằng cần phải chờ kết luận từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền sau khi điều tra, xem xét sự việc.

Clip cá chết dạt trắng bờ biển Đà Nẵng. Nguồn facebook Quản lý đô thị Đà Nẵng
Giang Thanh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

SAO CHÚNG TA CỨ PHẢI MỘT MÌNH LẠC LÕNG MỘT ĐƯỜNG?

 Bây giờ là TS Chu: "Nhà nước Nga không kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười Nga. Cả Tổng thống Putin lẫn Thủ tướng Mevedev đều không đọc diễn văn kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga. Người Nga bây giờ gọi Cách Mạng Tháng Mười Nga là Cuộc Đảo chính (Perevorot) chứ không phải là cuộc cách mạng. Các nước Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cu Ba, đều không kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga. Nhà nước Việt Nam là nhà nước duy nhất trên quả địa cầu kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười Nga. Như vậy là Việt Nam đang một mình lạc lõng một đường, không đi chung đường với các nước khác trên hành tinh".
SAO CHÚNG TA CỨ PHẢI MỘT MÌNH LẠC LÕNG MỘT ĐƯỜNG?
Nguyen Ngoc Chu - Sáng ngày 5/11/2017 tại lễ kỷ niệm 100 Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017), TBT Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu với nhan đề: Cách mạng Tháng Mười Nga và lý tưởng xã hội chủ nghĩa trong thời đại ngày nay. Trong đó TBT Nguyễn Phú Trọng có đề cập: “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Như vậy, đây chính là yêu cầu của TBT Nguyễn Phú Trọng đối với “Mọi đường lối chủ trương của Đảng”.
Nhưng tại sao TBT Nguyễn Phú Trọng lại yêu cầu điều này vào thời điểm này? Chả lẽ trước đây các chủ trương của Đảng không xuất phát từ thực tế và không tôn trọng quy luật khách quan? Rõ ràng là TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhìn thấy, trong thực tiễn, có các chủ trương chưa xuất phát từ yêu cầu thực tế, và cũng không tôn trọng quy luật khách quan. Xin liệt kê ra hai ví dụ liên quan đến bài phát biểu.

1. MỘT MÌNH LẠC LÕNG MỘT ĐƯỜNG
NHÀ NƯỚC NÀO TRÊN THẾ GIỚI KỶ NIỆM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA ?

Nhà nước Nga không kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười Nga. Cả Tổng thống Putin lẫn Thủ tướng Mevedev đều không đọc diễn văn kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga. Người Nga bây giờ gọi Cách Mạng Tháng Mười Nga là Cuộc Đảo chính (Perevorot) chứ không phải là cuộc cách mạng.

Các nước Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cu Ba, đều không kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga .

Nhà nước Việt Nam là nhà nước duy nhất trên quả địa cầu kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười Nga.

Như vậy là Việt Nam đang một mình lạc lõng một đường, không đi chung đường với các nước khác trên hành tinh. Rõ ràng, chúng ta đã không xuất phát từ thực tế, chúng ta cũng không tôn trọng quy luật khách quan.

2. TƯ TƯỞNG KÝ SINH
KẺ KÝ SINH KHÔNG THỂ SỐNG KHI CƠ THỂ KÝ SINH NHỜ ĐÃ CHẾT

Cách mạng Tháng Mười là của nước Nga. Chúng ta du nhập tư tưởng cách Mạng Tháng Mười từ nước Nga. Cách mạng Tháng Mười đã chết ở nước Nga từ năm 1991. Cho nên tư tưởng Cách mạng Tháng Mười không thể sống. Tư tưởng ký sinh lại càng không có đất dung thân. Không kẻ ký sinh nào sống được khi cơ thể mà nó ký sinh nhờ đã chết.

Kéo dài tư tưởng Cách mạng Tháng mười Nga ở Việt Nam là đi ngược với quy luật khách quan.

Chỉ hai ví dụ trên cũng đủ thấy được sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm. Chúng ta kêu gọi tôn trọng quy luật khách quan nhưng chúng ta lại đi ngược với bước chân nhân loại.

Sao chúng ta cứ phải một mình lạc lõng một đường?


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đừng khóc cho Việt Nam, hỡi Argentina!


baomai.blogspot.com

Cuộc gặp cấp cao Mỹ - Trung tới đây sẽ diễn ra bên lề Hội nghị G20 tại Buenos Aires. Bất giác, địa danh cuộc gặp làm tôi chợt nhớ tới câu chuyện "nàng lọ lem" Evita từ góc nhìn không mấy lạ lẫm.

Thánh nữ Evita là một chứng nhân, một bài học cho thấy cuộc sống luôn dành cho ta cơ hội, giúp làm nên những điều kỳ vĩ lớn lao với điều kiện ta "cần phải thay đổi, không thể để cho cuộc đời này trôi nổi trên những lối mòn" như chính ca khúc trong chủ đề trung tâm "Don't cry for me, Argentina!" của vở nhạc kịch "Evita" nổi tiếng.

"Rút củi dưới đáy nồi!"

baomai.blogspot.com
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis trong cuộc gặp ngày 1/11/2018

Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương VN mấy ngày qua đã cùng với phía Đức tìm mọi cách để khôi phục toàn diện quan hệ "đối tác chiến lược" giữa hai nước. Nhật báo của Đức rò rỉ tin tức về các cuộc thương lượng gần đây nhất được thực hiện theo lời mời của chính phủ Đức. Phái đoàn VN tham gia đàm phán tại Bộ Ngoại giao Đức hôm 1/11 do một thứ trưởng Ngoại giao dẫn đầu. Theo tin giờ chót, "khủng hoảng ngoại giao lớn nhất" giữa VN với Đức và một vài nước châu Âu có hướng đang đi dần vào hồi kết.

baomai.blogspot.com
  
Khác với xi-căng-đan nói trên, việc kỷ luật GS. Chu Hảo tiếp tục khuấy đảo cộng đồng dân cư mạng từ hôm 25/10 đến nay, lại là một vụ "gậy ông đập lưng ông (boomerang). Nếu như biết trước, trong chưa đầy một phút, Google đã cho hàng chục triệu kết quả về chuyện này thì liệu UBKTTW có đi tới cái quyết định như vừa qua? "Món quà" đầu tiên gửi đến trí thức, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp (proxy), ngay sau dịp Chủ tịch nước nhậm chức quả là đắt giá. Nhưng mấy ai tính được những thiệt hại trong cả nội trị lẫn ngoại giao do vụ quyết định kỷ luật ấy mang lại?

Cộng đồng mạng vừa qua đã góp phần dẹp "dự luật đặc khu", nhất là đánh trúng gót chân achilles (a-sin) của nó, ở chỗ dự luật được thiết kế cho "quốc gia láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh". "Chở thuyền là dân…" Mà người dân thường chỉ hỏi một cách đơn giản, dự luật ấy được làm ra để cho ai? Nước nào "mót" mấy cái đặc khu ấy nhất? Cũng thật may, nhờ dân mà đến giờ chót, Quốc hội hiểu ra vấn đề, biết lắng nghe và biết dừng tay bấm nút.
   
Cộng đồng mạng hiện cũng đã và đang góp phần bảo vệ GS. Chu Hảo, nhưng dịp này có cả tiếng "chửi thề" đối với đảng, thậm chí đối với cả Chu Hảo. Bên cạnh những người tử tế, vẫn biết xã hội là đa nguyên, từ kẻ chọc gậy bánh xe, đến các vị "dư luận viên", từ cái nhìn bất mãn đến những nghĩ suy lệch lạc… Chừng ấy lý cớ đủ để tất cả mọi ý kiến "bị quy" về một mớ hỗn tạp. "Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau!"

GS. Chu Hảo là một loại củi mới, củi "chuyển hoá" và "tự chuyển hoá" chưa có trong "bộ sưu tập" của tân Chủ tịch nước. Hẳn nhiên không thể cho vào "một bó" với Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn. "Củi Chu Hảo" mà đem đốt, nó chỉ thắp sáng. Nhưng vượt lên tất cả, "rút củi dưới đáy nồi" vẫn là một trong những giải pháp thông minh nên lựa chọn.

Còn nhiều việc phải tính

baomai.blogspot.com
  
Chẳng phải ngẫu nhiên, tại một diễn đàn quan trọng như Hội nghị Ngoại giao cứ hai năm nhóm họp một lần, ngày 13/8/2018, TBT Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các chuyên gia ngoại giao "phải phân tích, dự báo được những biến động về địa-chiến lược toàn cầu, khu vực liên quan trực tiếp đến môi trường an ninh của ta". TBT Trọng cũng chất vấn: "Trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn ta đã theo kịp những chuyển biến mau lẹ, phức tạp của tình hình, nhất là sự điều chỉnh chiến lược và quan hệ của các nước lớn hay chưa?
"
Thì đây, chỉ trong vòng chưa đầy một tuần lễ, chúng ta chứng kiến hai nước lớn đã đi bài "tăng-gô" chóng mặt đến như thế nào. Tổng thống Trump hôm 2/11 tuyên bố có thể sẽ ký một thỏa thuận với Trung cộng về thương mại (sau đó hình như lại cho cải chính) và nói thêm, có rất nhiều tiến bộ đạt được để giải quyết những khác biệt giữa hai nước. Đài Truyền hình TWTQ (CCTV) cũng đưa tin, ông Tập và ông Trump đã điện đàm. Ông Tập cho biết, ông rất vui mừng khi một lần nữa trao đổi qua điện thoại với ông Trump và hy vọng sẽ đạt được nhận thức chung, thúc đẩy quan hệ Trung - Mỹ phát triển ổn định.

baomai.blogspot.com
Ông Trump dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình vào tháng 11 bên lề hội nghị G20

Nên nhớ, trong cuộc chiến tổng lực hiện nay, Mỹ có quá nhiều loại vũ khí nên có thể mở cùng lúc nhiều mặt trận, làm cho TC phân tán lực lượng, chẳng mấy chốc đã có biểu hiện "hoang mang và hụt hơi". Đúng là TC nắm giữ 1.200 tỷ đô la trái phiếu chính phủ Mỹ thật đấy. Nhưng gọi nó là "quả bom nợ" thì hơi quá.

Nhưng liệu Trump đã đạt được "điểm tới hạn của TC" trên tất cả các vấn đề hay chưa và rồi ra Bắc Kinh có chịu "xuống nước" hay không? Sau 29/11 chúng ta hy vọng sẽ có câu trả lời, nhưng ngay bây giờ có thể nhận ra thái độ tự tin của Trump khi ông tuyên bố "TC đang rất muốn đạt được một thỏa thuận".

Tuy nhiên, các ông trùm cũng chỉ mới nói tới các thoả thuận về thương mại, về Bắc Triều Tiên, mà chưa thấy đả động gì đến vấn đề sát sườn của Việt Nam và các nước ASEAN đang tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh.

Trách nhiệm đè hai vai

Phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng hôm nhậm chức đáng được chia sẻ. "Tình hình thế giới diễn biến không thể lường hết được".

Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước buộc phải tìm cách đối phó với mọi đe doạ và thách thức đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Thiên thời giờ đây là, không ở đâu ta thấy bóng dáng của Việt Nam rõ rệt như trong "Luật về chính sách quốc phòng của Mỹ" (NDAA) vừa được thông qua. Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á có thể được hưởng lợi từ NDAA 2019. Về phần mình, trước sau, VN cần bày tỏ thái độ đối với "sự xoay trục" của các cường quốc, kiến tạo nên một "Ấn Thái Dương tự do và rộng mở" (FOIP) nhằm đối trọng lại OBOR (Nhất đới nhất lộ).

baomai.blogspot.com
  
Chấp thuận quy chế "đối tác mới nổi", Việt Nam hiểu rõ luật chơi "chia sẻ gánh nặng với bạn cũng là tự giúp mình". Yêu cầu của thời đại mới là đất nước phải vươn lên trở thành một quốc gia có bản lĩnh! Phải hiểu rõ giá trị của chữ "tín" trong việc thực hiện các cam kết đối với hội nhập quốc tế. Bởi vì trong quan hệ giữa nhà nước với nhà nước, giữa quốc gia với quốc gia, nếu mất chữ "tín" là mất hết. "Một sự bất tín, vạn sự mất tin". Trong khi đang nỗ lực kiến tạo các quan hệ mang tính chiến lược lâu bền, không được làm tổn thương thêm các "đối tác chiến lược" mà ta đã từng dày công xây dựng.

Trong vòng chưa đầy 9 tháng, cả bộ trưởng lẫn thứ trưởng Quốc phòng Mỹ đã sang VN năm lần cả thảy, chắc chắn không phải chỉ để "ngắm hoàng hôn" trên Cảng Cam Ranh và sân bay Biên Hoà (những căn cứ đồn trú của Không lực Hoa Kỳ một thời). Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, mẫu hạm Carl Vinson ghé vào Vịnh Cam Ranh chắc cũng không phải là một tour du lịch sinh thái. Đấy là chưa nói về các quan hệ "ngoại giao quốc phòng" khác giữa VN với các thành viên trong và ngoài "Bộ Tứ" làm nền tảng cho "chiến lược Ấn Thái Dương" (IPS) để tạo ra một khu vực an ninh và thịnh vượng tự do và rộng mở (FOIP). 

baomai.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch ở TP HCM hôm 17/10/2018

Trong bối cảnh "Vành đai con đường" (BRI) chọi nhau với "Chiến lược Ấn Thái Dương (IPS), tức cũng là OBOR đối lại FOIP, dư luận đang đón đợi hai chuyến công du trước sau cũng sẽ diễn ra, đó là chuyến thăm Bắc Kinh và cuộc vượt đại dương, trực chỉ bay sang Washington DC của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước.

Nội dung cuộc gặp Nguyễn Phú Trọng - Tập Cận Bình ngay từ bây giờ đã có thể hình dung được những điểm cốt yếu, từ khẳng định "đại cục" đến các khẩu hiệu "bốn tốt", từ bảo tồn các di sản "truyền thống" đến triển khai "đối tác chiến lược toàn diện"… Hy vọng, một vấn đề cốt tử khác sẽ được giải mã nhân dịp ấy, tức là VN sẽ phải chấp nhận vị trí nào trong BRI vốn đang gây khá nhiều tai tiếng?

baomai.blogspot.com
  
Trái lại, cuộc "tái ngộ" Trọng - Trump sẽ hé mở nhiều hứa hẹn, không chỉ cho VN mà còn cho cả cho toàn vùng. Tại một khu vực Washington nói rõ là "không gợi ý bất kỳ nước nào phải chọn giữa Mỹ hay Trung cộng… Mỹ chỉ đề nghị mối quan hệ 'đối tác chiến lược', chứ không phải lệ thuộc về chiến lược". Và Hoa Kỳ tin rằng: "Chỉ khi các quốc gia trở nên độc lập, không bị chi phối và trở nên vững mạnh thì mới giúp đỡ được các nước khác, mới hỗ trợ được các quốc gia khác".

Đối với Việt Nam, thứ trưởng Quốc phòng Schriver tuyên bố công khai tại Hà Nội, Mỹ muốn nâng quan hệ với VN lên "đối tác chiến lược". Tuy nhiên, quy mô cũng như tiến độ của quá trình này giờ đây hoàn toàn tuỳ thuộc phía VN. Nói một cách khác "quả bóng" đang ở trong chân chúng ta!

baomai.blogspot.com
Bà Eva Peron, hay Evita, phát biểu tại một buổi vận động tranh cử cùng chồng là Tổng thống Juan Peron ở Buenos Aires năm 1951

Những tuần lễ tới đây, Buenos Aires — quê hương của đệ nhất phu nhân María Eva Duarte, nàng Evita của người dân Argentina — sẽ còn được nhắc tới nhiều nhờ cuộc gặp Trump - Tập. 

baomai.blogspot.com
  
Trên mộ nàng, ta đọc thấy lời bài hát nổi tiếng: "Don't cry for me Argentina / The truth is I never left you" (Đừng khóc vì tôi, hỡi đất nước Argentina / Sự thật là tôi không bao giờ rời xa các bạn!)




TS Đinh Hoàng Thắng

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ôi khôi hài làm sao!




Trần Đình Thu
BÍ THẾ, TẬP NHỜ CẬY TỚI LÃO GIÀ GẦN XUỐNG LỖ KISSINGER LO CHUYỆN ĐẠI SỰ 

Henry Kissinger năm nay 95 tuổi, thời còn làm cố vấn an ninh Nhà Trắng và sau đó là ngoại trưởng Mỹ, là người đi đêm với Trung quốc để kết nối mối giao hảo Mỹ - Trung. Vào năm 1971, Kis đã bí mật bay qua Trung quốc gặp Chu Ân Lai để mở đầu mối quan hệ ma quỷ này, cùng thỏa thuận để Trung quốc nuốt Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và đến năm 1979 lại tiếp tục thỏa thuận để Đặng Tiểu Bình xua quân qua đánh Việt Nam, giết hại hàng vạn người dân Việt Nam ở biên giới Việt Trung. Mối thù này với tên Kis không bao giờ phai mờ trong lòng nhân dân Việt Nam. 

Trải qua mấy mươi năm, Kis biến thành 1 lão già lọm khọm và tâm địa lão cũng đen đúa hơn theo tuổi tác. Từ khi ông Trump khởi động chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, lão già Kis đã nhiều lần phát biểu lung tung bảo rằng Mỹ không nên gây chiến với Trung quốc sẽ thiệt hại thế này thế khác, nhưng người Mỹ chẳng ai thèm nghe lão. 

Mới đây, Trung quốc mời Kis qua tận Bắc Kinh và đón tiếp trọng thị. Đích thân Tập gặp Kis và Kis tuyên bố vung vít cả lên. 

Nhưng Tập và Kis đều ngớ ngẩn, vì tiếng nói của Kis trong chính trường Mỹ đâu còn như mấy chục năm xưa! Kis bây giờ chỉ là một lão già khọm, chỉ có tâm địa xấu xa của lão là còn sung như xưa đen như xưa mà thôi. Kis làm sao có thể mai mối Trump với Tập? 

Điều thú vị chuyện này thể hiện rằng, Tập đã quá bí thế đến nỗi phải nhờ một lão già gần xuống lỗ như Kis lo chuyện đại sự. 

Ôi khôi hài làm sao!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

KINH HOÀNG ! TRUNG QUỐC LÀM THUỐC TỪ THỊT NGƯỜI




THUỐC THỊT NGƯỜI

Có điều gì mà chế độ cộng sản Trung Quốc không thể làm đối với cả người sống và người chết nữa không? Chưa dân tộc nào lại trở nên man rợ như Trung Quốc dưới thời cộng sản.

Đến đây tôi lại nhớ đến nhà văn Lỗ Tấn, với tác phẩm nói về việc người ta làm ra những chiếc bánh bao tẩm máu người dùng để chữa bệnh Lao. Qua đó, ông không chỉ muốn nói về sự u mê, tăm tối của xã hội ông đang sống mà nó còn nói lên bản chất tàn ác, sự dã man tồn tại trong những con người cùng dân tộc với ông.

Thời Mao Trạch Đông, chính hắn đã làm chết và giết chóc đến khoảng hơn 60 triệu người thông qua đủ các chính sách và chiến dịch. Đến thời Đặng Tiểu Bình thì hắn thực hiện cuộc thảm sát đẫm máu Thiên An Môn với hơn 10.000 người. Đến thời Giang Trạch Dân thì chúng giết mổ lấy nội tạng sống gần 3 triệu học viên Pháp Luân Công. Hiện tại thì hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương) bị bắt giam bí mật và cũng như bị đàn áp dã man. Trước đây vào thời phong kiến, những câu truyện về chữ hiếu, tinh thần trung, nghĩa của nước này cũng thường có những câu chuyện giết người lấy thịt dâng lên cha, mẹ hay vua chúa, tướng lãnh thưởng thức để báo đáp.

Thật quá kinh hãi và phải rùng mình.
_______________

Bộ Y tế thông tin về thuốc Trung Quốc 
làm từ thịt người

09/11/2018 16:41 GMT+7 

Hàng trăm ngàn viên thuốc làm từ thịt người đã lưu hành tại Nigeria, tại Việt Nam có loại thuốc này hay không?

Vừa qua, Nigeria phát báo động gấp khi có hàng trăm ngàn viên thuốc Trung Quốc làm từ thịt người lưu hành tại nước này.

Tin từ Tổ chức tiêu chuẩn Nigeria xác nhận, có dược phẩm của Trung Quốc trên thị trường Nigeria chứa thành phần thịt người. Các thuốc này ở dạng viên con nhộng được quảng cáo có tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng, điều trị ung thư, tiểu đường và một số bệnh nan y giai đoạn cuối. Các viên thuốc được buôn lậu trong va li qua đường vận chuyển thư quốc tế”.

Theo cuộc điều tra của cơ quan tình báo Quốc gia (NIA) Nigeria, các viên thuốc chứa đầy “bột thịt”. NIA cho rằng các thi thể này đã bị cắt thành từng miếng nhỏ và sấy khô trên bếp trước khi được chế biến thành bột ở đông bắc Trung Quốc.

Thuốc "chứa thành phần từ người" bị chính quyền Hàn Quốc tịch thu, lưu giữ 
tại Công an tỉnh South Chungcheong (Ảnh: EPA)

NIA hé lộ thêm, Bộ an toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc đã xác định thuốc này chứa 18.7 tỉ virus, bao gồm virus bệnh viêm gan B đã được tìm thấy trong số thuốc nói trên.

Trước thông tin này, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành, khẳng định, Việt Nam không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành các thuốc “Trung Quốc làm từ thịt người” đề cập trên.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, Cục Quản lý Dược đề nghị các Sở Y tế tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân không mua, bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Nếu phát hiện các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ người dân cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lý.

Đồng thời Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh phải phối hợp với các cơ quan như: Hải quan, quản lý thị trường, công an, Ban chỉ đạo 389 địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện các sản phẩm nêu trên, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành.
Thúy Hạnh


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tướng Phan Văn Vĩnh bị cảnh sa’t áp giải từ bệnh viện về trại giam để chuẩn bị xét xư’


Theo luật sư của ông Phan Văn Vĩnh, cảnh sa’t đã áp giải cựu tướng này về trại giam để phục vụ cho công tác xét x.ử những ngày sắp tới.
Ngày 8/11, luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang, người bào chữa cho ông Phan Văn Vĩnh (cựu trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sa’t), cho biết lực lượng chức năng đã đưa thân chủ của bà về trại giam.
Áp giải cựu tướng Vĩnh về trại giam
Theo đó, ông Phan Văn Vĩnh được đưa về trại giam trước thời gian xét xử để làm thủ tục trích xuất bị cáo như những người khác. Trước đó, đầu tháng 10, ông Vĩnh nhập viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để chữa bệnh về tim mạch và chăm sóc một số vấn đề sức khỏe.
Trước khi được đưa về trại giam, ông Vĩnh được các bác sĩ đã tiến hành khám bệnh, nhằm xác định lại lần cuối trước khi đồng ý để cảnh sa’t áp giải cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sa’t về lại trại tạm giam.
“Bệnh viện có đưa giấy xuất viện và hồ sơ bệnh a’n kèm theo để tiếp tục theo dõi cho ông Vĩnh. Ngoài quy định thì ông Vĩnh cũng có đơn xin xuất viện, đơn thể hiện mong muốn có mặt tại tòa nên việc ông Vĩnh về lại trại tạm giam chờ hầu tòa sau khi được bệnh viện kiểm tra sức khỏe lần cuối thì là rất bình thường” – Luật sư Huyền Trang chia sẻ.

Ông Phan Văn Vĩnh.
Theo luật sư của ông Vĩnh cho biết, trước đó, khoảng 20h ngày 7/11, ông Vĩnh bất ngờ cảm thấy khó thở dẫn đến ngất xỉu và ngã xuống sàn tại phòng điều trị ở Bệnh viện đa khoa Phú Thọ.
“Khi ông Vĩnh đi vào phòng vệ sinh thì cảm giác khó thở rồi bị ngất đi, té xuống sàn đ.ậ.p đ.ầ.u vào chiếc ghế trong phòng bệnh bị sưng phần trán. Tuy nhiên, sau khi được bệnh viện cấp c.ứ.u thì tình trạng sức khỏe của ông Vĩnh đã ổn. Ông Vĩnh chắc chắn sẽ tham gia buổi khai mạc phiên tòa vào ngày 12 sắp tới” – luật sư Huyền Trang nhận định.
Phan Văn Vĩnh đối diện 10 năm tù
Hồi đầu tháng 4, ông Phan Văn Vĩnh bị Công an tỉnh Phú Thọ ba’t giữ và Chủ tịch nước tước danh hiệu công an nhân dân. Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Phú Thọ, ông Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, theo khoản 2, Điều 356 BLHS 2015 với khung hình phạt từ 5 đến 10 năm tù.
Ngoài ra, 90 người khác liên quan tới đường dây đ.á.n.h b.ạ.c ngàn tỷ bị đưa ra xét xử hàng loạt tội danh: “Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đo.ạt tài sản”, “Tổ chức đ.á.n.h b.ạ.c”, “đ.á.n.h b.ạ.c”, “Mua bán t.r.ái phép hoá đơn”, “R.ử.a. t.i.ề.n”, “Đưa hối lộ”.
Theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch Công ty TNHH Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao – CNC), Phan Sào Nam (Chủ tịch VTC Online) và các đồng phạm đã lợi dụng công nghệ cao để tổ chức đ.á.n.h b.ạ.c qua mạng. Hành vi phạm tội này dựa vào sự trợ giúp của cựu tướng Vĩnh và Hoá là những người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước được giao đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Phòng xử cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh và các đồng phạm.
Sau 28 tháng vận hành, đường dây đã liên kết với nhiều công ty cung cấp dịch vụ và xây dựng hệ thống gồm 25 đại lý cấp I và gần 6.000 đại lý cấp II để cung cấp dịch vụ chuyển đổi điểm ảo trong game ra tiền thật và ngược lại. Họ bị c.áo buộc lôi kéo gần 43.000 tài khoản đăng ký tham gia đánh bạc trực tuyến, tổng thu lời bất chính hơn 9.850 tỷ đồng.
Sáng 12/11, TAND tỉnh Phú Thọ sẽ khai mạc phiên xét xử kéo dài 20 ngày với ông Phan Văn Vĩnh và 91 đồng phạm. Phòng xử án tại khu vực sân tòa rộng chừng 1.000 m2. Thành viên HĐXX có 5 người với sự điều hành của chủ tọa Nguyễn Thị Thuỳ Hương (Chánh toà kinh tế, TAND tỉnh Phú Thọ).
Để phục vụ xét xử, HĐXX dự kiến mời 73 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, 14 người làm chứng và 3 điều tra viên của Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ.
Về phương án đảm bảo an ninh, ngoài bảo vệ 7 bị can đang bị tạm giam, cảnh sa’t còn phải đảm bảo an toàn cho 85 trường hợp được tại ngoại, thực hiện áp giải nếu không có người không đến phiên xử.
Lực lượng chức năng còn phải bảo vệ tuyệt đối an toàn cho HĐXX, vật chứng thu giữ, khối lượng lớn hồ sơ cùng những người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan, các luật sư, phóng viên đến tác nghiệp cũng như người dân tới theo dõi.
 nhận xét hiển thị trên trang