Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

LOẠN TƯỚNG


(07/11/2018)
FB Trương Duy Nhất
_________
Loạn tướng. Phải gọi đúng thế. Kết thúc chiến tranh, sau 1975, Việt Nam chỉ vỏn vẹn 36 tướng. Nay, quân đội đã tăng đến 415 tướng (3 đại tướng, 18 thượng tướng, 81 trung tướng, 313 thiếu tướng[1].
Cộng thêm 205 tướng bên công an[2].
Chỉ tính 8 năm từ 2006 đến 2014, riêng quân đội đã có 231 sỹ quan cấp tướng được thụ phong, gồm 10 thượng tướng, 65 trung tướng và 157 thiếu tướng, gấp 20 lần số tướng trong kháng chiến chống Pháp và hơn 4 lần số tướng trong kháng chiến chống Mỹ.
Chưa kể một lượng khá khủng “thiếu tướng chìm”. Gọi nôm na là “đại tá nhô”, tức sỹ quan cấp đại tá không được phong hàm tướng nhưng lại hưởng lương tướng[3].
Trong chiến tranh, tướng chỉ để phong cho những chỉ huy thực tài và có chiến công hiển hách. Thời bình, nhiều sỹ quan văn phòng, giáo dục, y tế, bán buôn… cũng đeo hàm tướng.
Loạn từ đấy.
Đến một quân nhân hàm vụ trưởng kinh tài, tức chuyên bấm bàn tính chia lương cho lính cũng tướng. Bác sỹ bệnh viện cũng tướng. Một lão giảng viên, trưởng khoa Mác Lê cũng tướng. Một cậu quân nhân chuyên chuyện bán buôn như ông cựu Chủ tịch tập đoàn viễn thông Viettel Nguyễn Mạnh Hùng (nay là Bộ trưởng Thông tin truyền thông) cũng tướng. Một gã làm báo viết văn lăng nhăng như Hữu Ước cũng tướng, trung tướng mới tởm!
Tướng phong rất vớ vẩn. Phong vì cả nể. Không loại trừ khả năng chạy chọt. Dư luận, ngay cả trên báo chí chính thống cũng từng có thời đặt nghi vấn về “thị trường sao vạch” này.
Cực kỳ khôi hài, thậm chí là lố bịch khi vị đại tướng cựu Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh trước đây có lần tha thiết xin quốc hội đừng cắt giảm quân số tướng, vì “không phong tướng thì anh em rất tâm tư”.
Rồi ngay chiều qua 6/11, khi quốc hội thảo luận sửa đổi luật công an nhân dân, thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch hội cựu chiến binh, cựu Thứ trưởng quốc phòng cũng “tâm tư” khi so bì định khung chuẩn cho tướng giữa ngành công an với quân đội:
“Việc phong hàm cho các đồng chí công an cũng là đáng mừng, nhưng nếu hai bên không công bằng thì sẽ thấy “tủi thân”. Giờ ngồi họp như nhau, một bên tướng, một bên tá thì cũng không vui lắm… Làm thế này, bên quân đội buồn, tủi thân”[4].
Ý ông, muốn so việc qui định giám đốc công an tỉnh thành được phong hàm tướng, trong khi chỉ huy trưởng quân sự các tỉnh thành lại chỉ được hàm đại tá.
So bì “anh ít tôi nhiều, anh được sao tôi không” trong việc phong tướng giữa quân đội và công an, nhiều khi nghe cứ như chuyện tị nạnh của bọn trẻ nít.
Nhớ hồi ông Hữu Ước còn Tổng Biên tập báo công an, khi đó mới mang hàm đại tá. Khi nghe tin ông làm thủ tục “xin” hàm tướng, cũng có lời ra tiếng vào. Ông nghe được, cười rằng: nhiều người như tôi, thậm chí thua tôi, vẫn tướng. So với qui định khung, tôi thừa chuẩn, vậy tại sao lại không? Họ tướng thì tôi cũng tướng chứ!
Đại loại thế, quá lâu rồi, tôi không nhớ chính xác từng câu chữ ông nói, nhưng cơ bản nội dung vậy.
Rồi ông lên tướng thật. Thiếu tướng, rồi trung tướng mới kinh!
Trước đây, hồi tôi còn ở công an. Nhớ qui định chỉ giám đốc công an Hà Nội với Sài Gòn mới được phong hàm tướng, cũng chỉ kịch trần thiếu tướng. Khi đó tướng ít lắm, nghe là giật mình. Ngay cấp Bộ cũng cực ít. Ông Lê Thế Tiệm, năm 1990 ra ngồi ghế Tổng cục trưởng cảnh sát cũng chỉ hàm đại tá. Giờ, tất tật giám đốc công an các tỉnh thành đa phần đều tướng. Có nơi như Hà Nội, Sài Gòn, đến mấy tướng.
Thế nên, dân tình nhạo “tướng nhiều như lợn con” cũng chẳng oan gì. Chưa bao giờ, cái danh “tướng” lại mỉa mai và ê chề đến thế.
Sửa luật, phải trên tinh thần dẹp tan loạn tướng này. Tướng là cấp hàm, không phải chức vụ. Luật, nên qui định đúng tinh thần đó. Không phải cứ bộ trưởng thì đại tướng, thứ trưởng thì thượng tướng, hay giám đốc công an tỉnh/thành thì thiếu tướng. Phong tướng, vì họ xứng hàm tướng, có tài năng và chiến công hiển hách. Không phải phong tướng vì họ là giám đốc, thứ, bộ trưởng…

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Nhiều người gốc Việt thắng lớn trong chính trường Mỹ


baomai.blogspot.com
Từ trái sang phải: Dân biểu Trâm Nguyễn, Dân biểu Tyler Diệp và Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn.

Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 6/11 cho thấy rất nhiều ứng viên gốc Việt đã giành chiến thắng ở nghị trường Quốc hội các tiểu bang Hoa Kỳ, phác họa một tương lai “nhiều hy vọng” của thế hệ người Việt thứ hai ở Mỹ qua những gương mặt nghị viên trẻ tuổi và nổi trội, theo nhận định của người đứng đầu Hội Tiếng nói người Mỹ gốc Việt ở thủ đô Washington, một tổ chức bất vụ lợi với chủ trương giúp tăng sức mạnh của người Việt ở Hoa Kỳ.

California-thủ phủ của người Việt ở Mỹ

Tập trung và có số lượng ứng cử viên gốc Việt tham gia tranh cử đông nhất trong đợt bầu cử giữa kỳ vẫn là bang California, nơi có đông người Việt nhất nước Mỹ.

baomai.blogspot.com
  
Sau đêm bầu cử căng thẳng và sôi động 6/11, bang này đã lập nên kỳ tích là lần đầu tiên có hai nghị sĩ vào Quốc hội. Trong đó, bà Janet Nguyễn tái đắc cử chức Thượng nghị sĩ ở Địa hạt 34 và ông Tyler Diệp lần đầu tiên đắc cử chức Dân biểu tiểu bang ở Địa hạt 72.

baomai.blogspot.com
  
Ngoài hai vị trí trên, nhiều người gốc Việt khác cũng giành chiến thắng ở các chức vụ cấp khu vực, thành phố như Thị trưởng Westminter Trí Tạ, Thị Trưởng Milpitas Rich Trần, các nghị viên Phát Bùi, Thu-Hà Nguyễn cũng được dự đoán sẽ chiến thắng ở Garden Grove.

baomai.blogspot.com
  
Theo báo Người Việt, có 13 người trong số 24 ứng viên gốc Việt ở California thắng cử trong đợt bầu cử giữa kỳ này nếu kết quả cuối cùng không thay đổi.

Truyền thông Mỹ hồi cuối tháng trước nhận định rằng có một “làn sóng” người Việt, với tên họ phổ biến là “Nguyễn”, đang ra tranh cử trong đợt này.

“Họ là ứng cử viên cho chức thượng nghị sĩ tiểu bang, thành viên Hội đồng thành phố, Quốc hội bang California, cảnh sát trưởng và thị trưởng Westminster”, tờ Los Angeles viết, đồng thời mô tả chiến dịch vận động của những ứng viên gốc Việt “thống lĩnh các góc phố ở khu Little Saigon”.

Trẻ tuổi và nổi trội

Ở các tiểu bang khác, nhiều gương mặt ứng viên gốc Việt cũng lập nên các kỳ tích khiến cộng đồng người Mỹ gốc Việt tự hào.

baomai.blogspot.com
  
Joe Nguyễn, một quản lý cấp cao của tập đoàn Microsoft, vừa vượt qua đối thủ Shannon Braddock với tỷ lệ số phiếu ủng hộ là 57,4% và trở thành Thượng nghị sĩ gốc Việt đầu tiên của Địa hạt 34, bang Washington.

baomai.blogspot.com

Dân biểu Hubert Võ của tiểu bang Texas tái đắc cử với số phiếu gần 88%.

baomai.blogspot.com
  
Thượng Nghị Sĩ Dean Trần tái đắc cử ở bang Massachusetts với số phiếu 53.5%.

Bà Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, Chủ tịch Hội Tiếng nói người Mỹ gốc Việt ở thủ đô Washington, người từng nhiều năm theo dõi việc tham gia của các ứng cử viên người Mỹ gốc Việt qua các đợt bầu cử, nói với VOA rằng những ứng viên đắc cử lần này “nổi trội” hơn nhiều so với trước đây.

“Vì họ là những người trẻ, rất có khả năng và lòng tin. Đặc biệt, cả hai đảng đều có những người [gốc Việt] giỏi”.

baomai.blogspot.com
  
Bà Genie cũng lưu ý đến khuynh hướng gia tăng những gương mặt nữ gốc Việt trong chính trường Mỹ. Họ đều thuộc thế hệ thứ hai của người Việt trên đất Mỹ, trẻ tuổi và gặt hái thành công nhanh khi chỉ mới bước vào sự nghiệp chính trị, như trường hợp của Dân biểu Stephanie Murphy, người vừa tái đắc cử ở Địa hạt 7, bang Florida; Dân biểu Kathy Trần ở Virginia; hay cô Trâm Nguyễn, nữ luật sư vừa đắc cử chức Dân biểu ở Địa Hạt 18, bang Massachusetts hôm 6/11 và trở thành Dân biểu người Mỹ gốc Việt đầu tiên ở Hạ viện tiểu bang.

Trả lời VOA trước ngày bầu cử, nữ luật sư Trâm Nguyễn, người đã rời khỏi Việt Nam khi mới 5 tuổi, cho biết cô muốn trở thành một dân biểu “dễ dàng tiếp cận và sẵn sàng gặp mặt tất cả các cử tri”, và cô sẽ nỗ lực thúc đẩy để cờ vàng 3 sọc đỏ được công nhận là lá cờ chính thức của cộng đồng Việt Nam ở Massachusetts.

Nói về thành công của nữ dân biểu 31 tuổi, bà Genie cho đây là một chiến thắng không dễ dàng, “vì tiểu bang Massachuset là một tiểu bang khá chọn lọc, có rất nhiều người trí thức”, bà Genie nói.

Cả Cộng hòa lẫn Dân chủ

Nếu như trước đây người Việt ở Mỹ đa số ủng hộ và tham gia vào đảng Cộng hòa, thì điều này đang thay đổi ở cả thành phần cử tri lẫn những người ra tranh cử trong các cộng đồng người Việt.

Trong số những gương mặt đắc cử kỳ này, có thể thấy họ thuộc cả hai đảng: Dân chủ và Cộng hòa. Một số ứng cử viên trẻ thuộc đảng Dân chủ, qua các cuộc trả lời phỏng vấn với VOA, tỏ ra không hề lo ngại về việc phải “lội ngược dòng” với thế hệ trước, vốn đa số ủng hộ cho đảng Cộng hòa.

Theo bà Genie, dù là thuộc đảng phái nào, những người trẻ gốc Việt ra tranh cử kỳ này đều có các điểm chung như: theo cha mẹ tị nạn sang Mỹ từ lúc nhỏ, từng “đồng cam cộng khổ” với cha mẹ vượt qua khó khăn trong những ngày đầu trên đất Mỹ, đều có lý tưởng, muốn đóng góp cho xã hội và có một “tâm thức Việt Nam”.

baomai.blogspot.com
  
“Họ có động lực rất mạnh”, bà Genie nhận xét về quá khứ “tị nạn” của nhiều ứng cử viên.
“Khi họ đã đi qua bước đường đó, họ hiểu về nhu cầu phúc lợi, vai trò của chính quyền Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn”.

Chiến thắng của “làn sóng” người Việt tại các nghị trường tiểu bang ở Mỹ cho thấy người Việt có quyền hy vọng một thế hệ tiếp nối đầy nhiệt huyết, năng động và trẻ tuổi sẽ góp sức bảo vệ cho các giá trị cao đẹp của nền dân chủ lớn nhất thế giới mà họ đã được hấp thụ, bà Genie nói.



Khánh An

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Suy thoái toàn cầu bắt đầu vì Trung Cộng?



(NgườiViệt 02/11/2018) Nếu hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình không thỏa hiệp được với nhau, cuộc chiến tranh mậu dịch giữa hai nước có thể làm kinh tế cả thế giới đi xuống trong năm tới. Cuộc suy thoái sẽ bắt đầu khi Trung Cộng không thể ngăn quả bom nợ bùng nổ.

Tổng số nợ trong kinh tế Trung Quốc đã lên gấp ba lần Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP). Số nợ của tư nhân chiếm 18.6% GDP vào năm 2008 đã tăng lên thành 46.5% vào giữa năm 2018. Những món nợ có cơ không thể trả được, nguy hiểm nhất, là do các chính quyền địa phương, đã lên tới 163% GDP vào năm 2017.

Nhưng một mối đe dọa lớn cho hệ thống tài chánh Trung Quốc là những món nợ vay của nước ngoài và vay bằng đô la Mỹ, phải trả lãi và vốn cũng bằng đô la Mỹ.

Kể từ năm 2008, khi kinh tế Mỹ và cả thế giới suy yếu, số trái khoán bằng đô la (dollar-denominated bonds) của các công ty Trung Quốc đã tăng lên gấp bốn lần, theo số liệu của Ngân Hàng Thanh Hóa Quốc Tế (BIS, Bank of International Settlenmants) ở Thụy Sĩ!

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất đã tăng số nợ bằng đô la. Các nước đang lên khác cũng đang bị dè nặng dưới thứ trái phiếu này, khi họ vay đô la trên thị trường tài chánh quốc tế; số nợ đô la của Brazil, Mexico đã tăng gấp đôi, Nam Phi và Indonesia đã vay thêm gấp ba, Chile và Argentina gấp bốn lần như Trung Quốc.

Những nước trên đây đều đang lo khó trả nợ khi Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Fed) tăng lãi suất, và đồng đô la Mỹ tăng giá. Nếu đô la tiếp tục tăng giá, số đô la dùng để trả tiền lãi và vốn sẽ đắt hơn khi các nước này dùng tiền bản xứ mua đô la Mỹ. Khi lãi suất ở Mỹ tăng, muốn vay thêm đô la để trả nợ cũ sẽ phải chịu trả lãi nhiều hơn; đó là một mối lo khác.

Nhưng không phải chỉ có các nước mang nợ lo lắng, mà cả thế giới đều lo với họ. Vì hệ thống tài chánh và kinh tế thế giới ngày nay đã liên hệ chặt chẽ với nhau, rút dây là động rừng. Nền tài chánh thế giới, trong đó đô la Mỹ đóng vai trò chính, đã trở thành một đại dương, tài chánh mỗi quốc gia là một khu biển nhỏ, nhưng nước biển cùng lên hay cùng xuống với nhau. Khủng hoảng tài chánh và ngân hàng ở một nước sẽ gây ảnh hưởng trên các nước khác. Đáng lo nhất vẫn là kinh tế Trung Quốc; nếu họ chìm thì sẽ kéo cả thế giới xuống theo.

Trước năm 1975, hệ thống tài chánh thế giới còn được kiểm soát chặt chẽ; ít xảy ra những cuộc khủng hoảng ngân hàng. Sau đó, hệ thống ngân hàng các quốc gia được “cởi trói” và đồng tiền lưu chuyển giữa các nước cũng dễ dàng hơn. Hiện tượng này giúp kinh tế toàn cầu tăng trưởng, đặc biệt từ năm 1990, sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ ở Châu Âu; nhưng từ đó mỗi năm trung bình có 13 nước lâm vào khủng hoảng ngân hàng.

Khi hệ thống tài chánh được toàn cầu hóa, đồng tiền vốn chạy nhanh giữa các quốc gia; giữa các nước tiên tiến và các nước đang phát triển. Số tiền vay nợ “xuyên quốc gia” vào năm 1998 là $9,000 tỉ, năm 2008 đã tăng lên thành $35,000 tỉ; hiện nay đã xuống còn khoảng $30,000 tỉ. Chúng ta có thể thấy hiện tượng vay nợ xuyên quốc gia này rõ nhất từ năm 2000.

Trong thập niên đầu thiên niên kỷ, những nước bán nhiều, mua ít, “tiết kiệm” được nhiều nhất là những nước xuất cảng dầu lửa, cùng với Trung Quốc, một nước xuất cảng hàng giá rẻ nhờ trả lương công nhân rất thấp. Những đồng tiền thặng dư đó được chuyển qua những nước tiên tiến, cho vay hoặc đầu tư. Dòng tiền tệ này đã đẩy lãi suất ở Mỹ xuống thấp, và giá các loại tài sản lên, đặc biệt là trong thị trường địa ốc. Nước Mỹ hưởng lợi nhiều nhất vì được vay với lãi suất rất rẻ; nhưng chính sách kiểm soát dễ dãi đã đưa tới cuộc khủng hoảng địa ốc, sau đó lan qua hệ thống tài chánh làm kinh tế suy thoái trong những năm 2007, 2008.

Sau cuộc “đại suy thoái” này, dòng tiền tệ bắt đầu chảy ngược chiều, từ các nước tiên tiến qua các nước đang phát triển, như Trung Quốc; vì phản ứng từ các nước Âu Mỹ.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng 2008, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ và các nước Tây Âu đã giảm lãi suất. Họ lại bơm thêm tiền ra cho công chúng dùng để kích thích kinh tế, bằng cách mua trái phiếu quốc gia – nói cách khác là in tiền rồi cho chính phủ vay. Khi lãi suất ở Mỹ và Tây Âu xuống, giới đầu tư quốc tế, trong đó có những nước dư tiền, đưa tiền đi nơi khác tìm lợi suất cao hơn. Dòng đô la bắt đầu chạy qua những nước “đang lên.” Vì thế, những món nợ ở Trung Quốc, Chile và Argentina tăng nhanh như chúng ta đã thấy. Các xí nghiệp ở nhiều nước đang lên đi vay nợ, vay bằng đô la Mỹ, đã tăng lên gấp bốn lần từ năm 2009.

Từ năm 2015, khi thấy kinh tế Mỹ đã đủ vững, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ bắt đầu tăng lãi suất, lật ngược chính sách lãi suất thấp trước đó. Đồng đô la Mỹ lên cao, tới nay đã tăng giá trị thêm 25%. Như trên đã giải thích, đô la lên giá khiến các nước vay nợ bằng đô la gặp khó khăn. Vay một đô la năm 2014 chẳng hạn, giờ muốn có một đô la trả nợ thì phải mua với giá cao hơn 25%! Nhiều nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina đã gặp nạn, và căn bệnh này rất dễ lan truyền qua các nước đang phát triển khác, trong đó có Trung Quốc. Trong 30 năm qua, kinh tế những nước gọi là đang phát triển đã tăng lên, từ tỉ lệ 36% năm 1989 nay lên tới 59% GDP của cả thế giới. Cho nên nếu các nước này “lâm nạn” thì những nước nghèo hơn hay giầu hơn cũng bị họa theo.

Tại Trung Quốc, quả bom nợ phồng lên cùng với trào lưu đô la chạy sang các nước mới phát triển. Năm 2009 tổng số nợ lớn bằng 175% GDP nay đã lên bằng 300% GDP. Riêng với những món nợ bằng đô la Mỹ; năm 2009 hầu như chưa xí nghiệp nào đi vay trong thị trường thế giới; nhưng đến nay số nợ đô la đã lên tới $450 tỉ, bằng nửa số tiền mà Trung Cộng dùng ngoại tệ dự trữ đem cho chính phủ Mỹ vay.

Vay nợ không phải là một vấn đề! Đối với các xí nghiệp hay với các quốc gia, đi vay bao nhiêu cũng được nếu số tiền vay được dùng vào việc đầu tư sinh lợi, suất lợi kiếm được cao hơn lãi suất phải trả. Lợi suất càng cao thì vay càng nhiều càng tốt. Vấn đề của Trung Cộng là hầu hết các món nợ đều dùng cho những dự án không sinh lời hoặc hoàn toàn thua lỗ.

Cộng Sản Trung Quốc biết như vậy, và Tập Cận Bình đã bắt đầu “cải tổ” từ khi nhậm chức năm 2012. Nhưng hai việc cải tổ rất khó khăn là làm sao hãm bớt không cho các doanh nghiệp nhà nước yếu kém vay nợ và cắt số nợ của chính quyền các địa phương. Cả hai kế hoạch đều bị luồn lách lảng tránh hoặc chống đối. Giữa lúc đó, cuộc chiến tranh mậu dịch do ông Donald Trump gây ra khiến Tập Cận Bình lại thêm mối lo mới: Ngành xuất cảng sẽ xuống, kéo theo những ngành khác. Để đối phó, muốn giữ cho kinh tế không xuống nhanh quá, Tập Cận Bình lại phải thả lỏng cho các xí nghiệp và chính quyền vay nợ thêm, miễn là vẫn còn giữ được công ăn việc làm để kinh tế tiếp tục tăng trưởng trên 6% một năm.

Nhưng muốn giữ mức tăng trưởng đó, phải nâng cao cả phía cung và phía cầu, mà điều này không dễ dàng. Trước đây, chính quyền Trung Quốc đã “kích cung” bằng cách xây dựng rất nhiều nhà máy, cao ốc, đường xe lửa, xa lộ, vân vân, bây giờ đã xây quá thừa, nhiều nơi bỏ trống không dùng tới. Muốn nâng cao phần cung bây giờ thì phải gia tăng năng suất với kỹ thuật tân tiến, và chuyển tài nguyên vào các lãnh vực có năng suất cao hơn. Nhưng cho tới nay, kế hoạch đó chưa thực hiện được. Tập Cận Bình vẫn phải thỏa hiệp, tiếp tục cho ngân hàng bơm tiền vô những xí nghiệp quốc doanh không sinh lợi.

Nhưng nếu Tập Cận Bình có thể “kích cung” theo hướng trên đây, nỗi khó khăn về phía cầu sẽ tăng lên. Việc nâng cao năng suất bằng cách bỏ bớt các doanh nghiệp nhà nước xưa nay chỉ ăn hại sẽ gây hậu quả trước mắt là công nhân trong các xí nghiệp đó sẽ mất việc. Một số lớn người tiêu thụ bắt buộc phải thắt lưng buộc bụng. Trong khi đó thì kế hoạch chuyển nền kinh tế từ xuất cảng sang tiêu thụ nội địa chưa đạt được kết quả nào đáng kể. Hơn nữa, vì kế hoạch kích thích tiêu thụ này mà số nợ của tư nhân đã tăng vọt lên, từ 18.6% GDP vào năm 2008 nay thành 46.5%, như đã nói trên đây. Tăng lợi tức của người tiêu thụ cũng là một biện pháp kích cầu tốt, nhưng từ năm 2016 đến nay tỉ lệ lợi tức của các gia đình so với Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) đã giảm chứ không tăng.

Tập Cận Bình có thể cố giữ số hàng xuất cảng không cho rớt xuống nhanh quá, bằng cách hạ thấp giá đồng nguyên của Trung Quốc so với đô la Mỹ. Nhưng làm như vậy sẽ càng chọc giận Donald Trump, cuộc chiến tranh quan thuế sẽ tàn nhẫn hơn. Hơn nữa, khi đồng nguyên xuống giá so với tiền Mỹ, những món nợ vay bằng đô la của các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ trở thành nặng nề hơn.

Không ai cầu mong kinh tế Trung Quốc lâm nạn, vì tai họa sẽ lan truyền khắp thế giới, kể cả nước Mỹ. Năm 1989, kinh tế Trung Quốc chỉ bằng 4% của GDP của thế giới, bây giờ đã lên thành 19%. Nếu kinh tế Trung Quốc suy sụp thì những nước đang bán hàng cho họ gặp nguy, những ngân hàng đang cho họ vay tiền cũng lâm nạn. Hậu quả lan ra khiến hệ thống ngân hàng quốc tế cũng khó thoát nạn. Khi ngân hàng khắp nơi phải giảm bớt số tiền cho vay thì kinh tế toàn cầu sẽ xuống theo.

Hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình sẽ được mọi người chung quanh nhắc nhở mối nguy chung này trong lần gặp gỡ sắp tới.

NGÔ NHÂN DỤNG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chỉ có quốc gia nào,đảng chính trị nào dùng bạo quyền ngăn chặn và thủ tiêu mọi sự can gián và cảnh báo sai lầm mới là ngu xuẩn



NB Trần Quang Vũ


-2:30


Hãy nhìn cử tri Mỹ theo cách:họ có văn hoá, họ được tiếp nhận thông tin thật và đa chiều, nhà nước Mỹ thực sự tin cậy và giao cho họ quyền lựa chọn và quyền kiểm soát các nhà lãnh đạo. Hãy nhìn pháp luật của nước Mỹ theo kiểu: mọi tình huống có thể đã được các nhà làm luật lường trước và có quy phạm điều chỉnh tương ứng. Hãy nhìn cơ cấu quyền lực nâng đỡ nhau và kìm chế nhau vì lợi ích quốc gia thì sẽ biết tới đây nước Mỹ sẽ mạnh hơn khi hai đảng thực thi quyền đa số trong lập pháp ở hai viện.
Cũng cần phải tưởng tượng ra một vài ông nghị ngủ gật trong kỳ họp, một số ông nghị khác trốn họp và nhờ người bấm nút, vài ông nghị phát biểu nhăng nhít trong nghị trường thì cử tri Mỹ sẽ nhổ bọt vào mặt, ném cà chua, trứng thối ra sao để phân biệt đẳng cấp cử tri và đẳng cấp của các đảng chính trị.
Với trình độ cử tri như thế, nền dân chủ như thế, pháp luật như thế, vị thế đảng chính trị như thế... người dân Mỹ và nước Mỹ nhận ra cần phải có một cơ quan quyền lực kìm chế một con người năng động phá sự trì trệ quốc gia, phá các nhóm lợi ích quốc gia, phá các trật tự chính trị lỗi thời,phá các mối quan hệ quốc tế bất lợi cho nước Mỹ và sẵn sàng gây chiến tranh với các thế lực chính trị nội quốc, chiến tranh với báo chí, chiến tranh với các thế lực xâm hại quyền lợi và vị thế nước Mỹ...
Trump tổng thống Mỹ có thượng viện, có tối cao pháp viện ủng hộ và có hạ viện kiểm soát, nước Mỹ sẽ tránh được các sai lầm có thể. Và, nước Mỹ sẽ rất mạnh,Tổng thống và ba cơ cấu quyền lực khác làm đúng những điều pháp luật nước Mỹ đã quy định và đều vì quyền lợi nước Mỹ.
Chỉ có quốc gia nào,đảng chính trị nào dùng bạo quyền ngăn chặn và thủ tiêu mọi sự can gián và cảnh báo sai lầm mới là ngu xuẩn.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGƯỜI TỬ TẾ

Nguoi Tu Te-VD

LTS: Nhà văn Vũ Đảm vừa xuất bản tập truyện ngắn châm biếm, hài hước "Người tử tế- NXB Hội Nhà văn- năm 2018”,  xin trân trọng giới thiệu 1 truyện ngắn in trong tập truyện này.
           
                                  

-         Ông là một người thông minh, có tài!
-         Ông là một người đức độ!
-         Tiếc thay chỉ vì thời buổi bây giờ có nhiều kẻ đố kỵ nên ông không được trọng dụng!
Nghe những lời ca tụng của Lễ, Nguyễn cảm thấy  nỗi buồn như được trút hết xuống  hồ Tây. Chả cứ gì việc cơ quan, xã hội mà ngay cả những chuyện buồn trong gia đình như cãi nhau với vợ hay giận dỗi với cô tình nhân xinh đẹp, Nguyễn đều gọi điện cho Lễ đến cái nhà hàng  bên hồ Tây thơ mộng vừa nhâm nhi loại rượu vang Pháp mà cả hai cùng ưa thích, vừa thổ lộ nỗi buồn của mình.
Thời buổi bây giờ toàn những kẻ sống đểu giả, lừa đảo, đến ngay cả cái thằng tiến sĩ Tôn, người  bạn thân nhất, có học hành đến nơi đến chốn mà cũng vừa mới lừa Nguyễn chín trăm triệu. Tôn bảo đang dồn tiền đầu tư một dự án khoa học với bọn Mỹ trị giá năm triệu đô, trừ mọi chi phí đi cũng bỏ túi 10%, yên tâm chỉ trong vòng ba tháng, Tôn sẽ trả đủ vốn và trả lãi cho Nguyễn năm mươi ngàn đô. Bỏ ra chưa đầy một tỷ, thu lãi hơn một tỷ chỉ trong ba tháng, hỏi còn gì lãi hơn? Thế là Nguyễn mang sổ tiết kiệm ra ngân hàng rút trước thời hạn số tiền chín trăm triệu có được do bán đất thừa kế ở quê và hai vợ chồng ky cóp được để chuẩn bị phá ngôi nhà cấp bốn đi, xây ngôi nhà bốn tầng, một tum đem cho Tôn vay. Nhưng ba tháng không thấy Tôn nói gì, Nguyễn ngại không muốn hỏi, sợ Tôn chửi mình là chỗ bạn bè thân thiết mà không tin nhau. Rồi năm, sáu, bảy tháng vẫn không thấy Tôn trả vốn lẫn lãi, Nguyễn đành gọi điện hỏi thì Tôn nói tháng sau sẽ trả. Tháng sau lại hẹn tháng sau nữa. Tháng sau nữa gọi điện thì bị chặn. Nguyễn đến tận nhà đòi, nhà Tôn cũng đã bán, chuyển đi đâu không rõ. Nguyễn đến cơ quan tìm Tôn, mới hay là bị lừa, nào có dự án khoa học gì mà là “dự án” đánh bạc qua mạng bị thua mấy chục tỷ. Tôn van xin Nguyễn, hứa sẽ tìm cách trả nhưng Nguyễn đã sụp đổ niềm tin, nhổ vào mặt Tôn một bãi nước bọt rồi ra về. Bài học về lòng tham và sự cả tin đã được Nguyễn trả với cái giá chím trăm triệu cùng với những lời đay nghiến chì chiết của vợ. Đàn bà là thế, tiếc tiền nhiều khi hơn cả tiếc chồng, đến nỗi Nguyễn hét lên, rằng nếu cô coi tiền hơn tôi, tôi sẽ đi vay đủ chín trăm triệu rồi xin cô ký vào đơn ly hôn; đến nước ấy, vợ Nguyễn mới không dám đả động đến tiền nữa, tiền đằng nào cũng đã mất, lại mất thêm chồng nữa thì cay đắng chồng cay đắng. 
Thế nên kiếm được một người tử tế như Lễ, biết lắng nghe, biết thấu hiểu, biết chia sẻ thật là hiếm. Đấy người ta gọi là tri kỷ. Tri kỷ hơn cả vợ. Tri kỷ hơn cả anh em ruột thịt và dĩ nhiên hơn đứt cả bạn bè. Không chỉ biết chia sẻ, bênh vực mà Lễ còn là một người cương trực, đấy là nhân cách của một  bậc quân tử! Người đời cứ hay nói tìm được người vợ, người chồng làm bạn đời tri kỷ thì thật hạnh phúc. Làm quái gì có chuyện đó, vợ chồng là duyên nợ từ kiếp nọ kiếp kia, nợ nần nhau tình cảm, tiền bạc  hay cái gì đó rồi kiếp này gặp lại nhau mà đòi nợ nhau; mà đã đòi nợ nhau là hành hạ nhau thì tri kỷ cái nỗi gì? Vợ Nguyễn mà chả thế à. Hễ Nguyễn đưa tiền cho mà mặt mũi tươi tỉnh, còn lấy tiền đi thì mặt nặng mày nhẹ. Có lần tâm sự về vợ, Lễ giảng  giải cho Nguyễn hay, kiếp trước Nguyễn nợ tiền bạc một người nào đó rồi trả thiếu hoặc quỵt không trả nên kiếp này họ làm vợ Nguyễn để đòi tiền. Thôi  đòi kiếp này là quá đủ, kiếp sau lại thành vợ đòi nữa thì Nguyễn chỉ có nước không treo cổ cũng bỏ nhà ra đi! 
-         Nào uống đi! Cái thằng Phó giáo sư Ngô Khởi ngu như bò ấy không đáng để ông phải bận tâm!
Lễ chạm ly, rót tiếp rượu vào cốc cho Nguyễn rồi tiếp tục nguyền rủa Ngô Khởi:
-         Thằng ấy mua bằng tiến sĩ, chạy danh Phó giáo sư!
-         Nó là thằng miệng nam mô, bụng một bồ dao găm!
-         Nó ghen ăn tức uống nên không muốn cho ông lên vụ phó!
     Hồ Tây mênh mông, sáng nay gió mạnh, sóng to nhưng vẫn không át được giọng nói khí khái của Lễ. Tâm lý con người là thế, được nghe người khác nói xấu, nhục mạ tình địch của mình, dù là đó không phải là sự thật thì vẫn cảm thấy hả lòng hả dạ lắm. Nguyễn là trưởng phòng, Ngô Khởi cũng là trưởng phòng, cả hai đều là tiến sĩ nhưng Ngô Khởi hơn cái chức danh Phó giáo sư, cả hai đều lăm le cái ghế vụ phó thế nên ngoài thì bắt tay mà trong thì tìm mọi cách hạ bệ nhau. Lễ là đồng nghiệp của cả hai, trong cơ quan Lễ được lòng tất cả mọi người. Và nếu cơ quan tiến hành bầu chức danh vụ trưởng bằng bỏ phiếu kín thì chắc chắn Lễ sẽ trúng cử một trăm phần trăm.
     Mười hai rưỡi, Lễ rút ví, vẫy tay cho tiếp viên kêu tính tiền nhưng đời nào Nguyễn cho Lễ trả, đây là Nguyễn mời Lễ cơ mà, hơn nữa lại là được nghe những lời ngợi ca dành cho mình và những lời xỉ vả dành cho địch thủ. Trước khi ra về, Nguyễn  nắm chặt tay Lễ tỏ vẻ xúc động:” Ông là một người tử tế!”.
     Lễ ra về đánh một giấc đến bốn giờ chiều thì lại có điện thoại mời đi nhậu. Lễ tắm xong, mặc quần áo lái xe đến một nhà hàng ở phố cổ. Vừa thấy Lễ bước vào, Ngô Khởi đã vồn vã chạy ra bắt tay:
-         Chào người tử tế!
Lễ đáp lại bằng một câu cửa miệng:
-         Chào nhà khoa học tài ba, đức độ!
     Bữa tiệc chỉ có hai người, mà Ngô Khởi cũng chiêm nghiệm từ hiện thực cuộc sống ra một điều chân lý, tri kỷ chỉ có một chứ không có hai trong cuộc đời; cũng như tình yêu đích thực chỉ có một chứ không có hai. Bạn bè thì có nhiều nhưng tìm được biết lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm thì Ngô Khởi chỉ tìm được duy nhất có mình Lễ. Thế nên hễ có việc gì vui buồn, nhất là việc buồn là Ngô Khởi lại tìm đến Lễ để trút bầu tâm sự. Hôm nay thì Ngô Khởi đang buồn nếu như không nói là rất buồn vì cái nghế vụ phó đã sắp được ngồi vào thì bị Nguyễn lăm le, phá thối.
-         Cái thằng Nguyễn là một kẻ đểu giả!- Ngô Khởi nói.
-         Không phải là đểu giả mà là đểu thật- Lễ đáp lời.
-         Nếu không có nó phá, tôi đã được lên vụ phó!
-         Ở cơ quan mình, không ai xứng đáng bằng ông, thông minh có sẵn, tài năng có thừa. Tiếc thay cái thằng vụ trưởng cơ quan mình ngu dốt, ham gái ham tiền nên cũng không biết trọng dụng nhân tài.
     Ngô Khởi bảo thôi quên cái thằng đểu giả ấy đi kẻo rượu ngon, bạn hiền thành ra rượu nhạt. Lễ mím môi, quên là quên thế nào được, cái thằng Nguyễn chó má, bất tài ấy, chỉ nhìn mặt đã thấy buồn nôn.
     Chỉ nhìn thấy mặt đã thấy buồn nôn! Câu nói của Lễ sao mà hay mà sâu sắc đến thế, rất nhiều lần nhìn thấy cái bộ mặt xám xịt của Nguyễn, Ngô Khởi đã thấy lợm giọng, không phải là mặt Nguyễn bẩn vì không rửa mà ở đấy nó cứ toát lên cái gì đó của sự bẩn thỉu, đểu giả. Chả như khuôn mặt của Lễ, vuông chữ điền, nhân hậu và cả nụ cười luôn thường trực trên môi.Thật là một người tử tế đích thực, tử tế từ hình thức bên ngoài đến nhân cách bên trong! 
     Chiều phố cổ vắng xe qua lại. Từ căn phòng trên tầng hai, Lễ dõi mắt nhìn những chiếc lá vàng rơi, bảo rằng đời người cũng như chiếc lá, thời trẻ thì xanh tốt, về già thì úa vàng và đến lúc nào đó , lá sẽ lìa cành còn người sẽ lìa đời vậy nên sống cần tử tế với nhau chứ hại người thì người hại lại, người không hại lại được thì trời sẽ hại, đó là luật nhân quả. Một nhà khoa học vừa có tài vừa có tâm như  Ngô Khởi thì dẫu có bị những kẻ như Nguyễn hãm hại, bị cái thằng vụ trưởng đầu óc bã đậu vòi ăn tiền, vòi gái đẹp cũng sẽ được trời cứu và trời thế nào cũng sẽ trừng phạt bọn chúng.
     Càng nghe những lời Lễ  khen ngợi mình, Ngô Khởi cảm thấy lâng lâng, đúng là chỉ có Lễ mới hiểu được tài năng của mình. Rồi lại nghe những lời Lễ nguyền rủa Nguyễn, Ngô Khởi hả lòng hả dạ.
     Chuông điện thoại di động của Lễ  vang lên, Lễ thò tay vào túi lấy điện thoại ra, nhìn thấy số máy của ông vụ trưởng, liền đứng dậy đi ngoài:
-         A lô, em chào anh!
-         Nghe nói thằng Nguyễn và thằng Ngô Khởi nó không được lên vụ phó, đi nói xấu anh đủ điều à?
-         Anh là người có tài có đức, cả cơ quan ai chả kính trọng, chấp làm gì hai cái thằng vô học này!
-         Nghe chú nói, anh cũng mát lòng. Sáng mai đến cơ quan chú lên phòng anh, có người chai Mao đài thứ thiệt, làm vài ly nhé?
-         Vâng, vâng, cảm ơn anh, sáng mai em sẽ lên phòng anh; người mà em ngưỡng mộ nhất từ trước đến nay!
     Lẽ tắt máy đi vào, nói với Ngô Khởi, có một em xinh đẹp cứ đeo bám, đòi làm tình nhân tri kỷ. Ngô Khởi bảo, người như Lễ thì nhiều gái theo là phải, nếu như Ngô Khởi mà là con gái thì cũng chết mê chết Lễ; ở đời được phụ nữ xinh đẹp yêu đó là một diễm phúc. Lễ cười:
-         Vua còn chết vì mỹ nữ huống chi chúng ta!
-         Nhưng phải có số đào hoa như ông mới có gái đẹp theo chứ như tôi, vợ già, gái theo cũng chỉ gái già!
     Ngô Khởi thở dài, Lễ chia sẻ, lấy phải vợ già, vợ xấu chưa hẳn đã không hạnh phúc, vì vợ già thường tâm lý, chiều chồng, thủy chung; còn vợ trẻ đẹp thì mình lại phải hầu hạ, hay bị kẻ khác cuỗm mất. Thử hỏi vợ mình mà lại lên giường với thằng khác thì có bằng vợ già mà chỉ biết lên giường với chồng không? 
 Phố cổ đã lên đèn cũng là lúc cuộc rượu giữa hai người tri kỷ tàn cuộc. Lễ rút ví, vẫy tay cho nhân viên phục vụ tính tiền. Ngô Khởi gạt đi, tiền nong có đáng là gì, tình cảm mới là quý, được Lễ ra đây ngồi tâm sự là diễm phúc lắm rồi.
     Ngô Khởi tiễn Lễ ra tận xe, xúc động bảo rằng ở đời kiếm được người tử tế như Lễ thật khó như mò kim đáy biển!

Phần nhận xét hiển thị trên trang