Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Quota đã hết. Không thể có lần thứ tư được nữa


Không thể có lần thứ tư được nữa. Đọc câu này nhớ tới dự thảo của Bộ trưởng Nhạ quy định sinh viên sư phạm chỉ được phép bán dâm tối đa 3 lần, cũng không có lần thứ tư.
HẾT QUOTA

Đảng Cộng sản nêu 'sai trái' của GS Chu Hảo
Phạm Thị Hoài - Tháng 8/2016, tức ngay hai tháng sau, đồng chí lại tái phạm với bài “Đã đến lúc cần đối thoại”. Bây giờ thì Đảng buộc phải nhận ra rằng: "biểu hiện cơ hội chính trị của đồng chí được ấp ủ từ lâu. Trong thời gian công tác, lúc đương chức đồng chí không góp ý với Đảng trên cương vị công tác của mình trong phạm vi tổ chức, nhưng khi về hưu lại có những hành động sai trái. Khi bị kiểm điểm, nhắc nhở, đồng chí khôn khéo thừa nhận sai lầm, khuyết điểm của mình ở mức độ nhất định nhằm tránh bị kỷ luật và giữ vững vai trò hợp pháp để rồi vẫn giữ quan điểm, lập trường riêng, không chấp hành yêu cầu của các cơ quan chức năng và sau đó lại tiếp tục có vi phạm.“ Quota đã hết. Không thể có lần thứ tư được nữa.
Ông Chu Hảo cầm cuốn sách "Dân chủ và Giáo dục' của 
tác giả John Dewey do Nhà xuất bản Tri thức phát hành
Bài mới tinh trên trang của Ủy ban Kiểm tra Trung ương phân tích quá trình tự diễn biến nghiêm trọng của ông Chu Hảo: Lần thứ nhất (2005-2009): xuất bản 5 cuốn sách sai trái (“Đường về nô lệ” của F.A. Hayek, “Karl Marx” của Peter Singer, “Tranh luận để đồng thuận”, “Việt Nam thay đổi và hạnh phúc”, “Ông Sáu Dân trong lòng dân”). Năm 2009, Đảng đã định kỷ luật khiển trách, nhưng vẫn bao dung, cuối cùng đã "miễn kỷ luật do xét các tình tiết giảm nhẹ như công lao, quá trình cống hiến, sự thành khẩn của đồng chí“.


Lần thứ hai, từ 2009 vẫn tiếp tục xuất bản "2 cuốn nội dung vi phạm về chính trị, tư tưởng bị cấm phát hành; 17 cuốn sách sai phạm ở mức độ ít nghiêm trọng và 5 cuốn không được phép tái bản“. Nhưng quan trọng hơn, đó là các phát ngôn, bài viết, hành động (như ký Kiến nghị, Thư ngỏ, sáng lập dự án, tham gia diễn đàn…) có nội dung sai trái. Lần này, tháng 6/ 2016, Đảng vẫn nhẹ nhàng "mời đồng chí đến làm việc, trao đổi, phân tích, làm rõ và yêu cầu đồng chí chấm dứt vi phạm“.

Lần thứ ba, tháng 8/2016, tức ngay hai tháng sau, đồng chí lại tái phạm với bài “Đã đến lúc cần đối thoại”. Bây giờ thì Đảng buộc phải nhận ra rằng: "biểu hiện cơ hội chính trị của đồng chí được ấp ủ từ lâu. Trong thời gian công tác, lúc đương chức đồng chí không góp ý với Đảng trên cương vị công tác của mình trong phạm vi tổ chức, nhưng khi về hưu lại có những hành động sai trái. Khi bị kiểm điểm, nhắc nhở, đồng chí khôn khéo thừa nhận sai lầm, khuyết điểm của mình ở mức độ nhất định nhằm tránh bị kỷ luật và giữ vững vai trò hợp pháp để rồi vẫn giữ quan điểm, lập trường riêng, không chấp hành yêu cầu của các cơ quan chức năng và sau đó lại tiếp tục có vi phạm.“

Quota đã hết. Không thể có lần thứ tư được nữa. Sự kiên nhẫn của Đảng không phải là vô tận. Nhưng cho đến hết bài, Đảng vẫn gọi ông Chu Hảo là đồng chí.

---------

Đảng Cộng sản nêu 'sai trái' của GS Chu Hảo

31 tháng 10 2018

Trong diễn biến bất thường, đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương viết bài giải thích chi tiết về ông Chu Hảo, người bị nói có "biểu hiện suy thoái rất nghiêm trọng".

Kỷ luật ông Chu Hảo là 'giọt nước tràn ly'
Có thêm các trí thức 'bỏ Đảng' sau vụ TS Chu Hảo
GS Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật vì 'tự diễn biến'

Bài báo ngày 31/10 của ông Phạm Đức Tiến, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Cơ quan UBKT Trung ương, được đăng trên trang web Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Hôm 26/10, giáo sư Chu Hảo viết thư "từ bỏ Đảng Cộng sản" sau khi bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật.

Bài viết của ông Phạm Đức Tiến nói vi phạm của "đồng chí Chu Hảo" bắt đầu khi ông nghỉ hưu, không còn là Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ năm 2005, sang công tác ở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

In sách 'sai trái'

Bài viết mang quan điểm chính thức của Đảng nhận định ông Chu Hảo, khi làm Tổng Biên tập, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, đã cho in nhiều sách "có nội dung sai phạm, trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng".

Từ 2005 đến 2009, ông Chu Hảo xuất bản 5 cuốn bị chính quyền cấm phát hành.

Ví dụ, cuốn "Đường về nô lệ" của F.A. Hayek "đã thổi phồng các mặt hạn chế của chủ nghĩa xã hội, đánh đồng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô với chủ nghĩa phát xít", theo bài viết.

Cuốn "Karl Marx" của Peter Singer, "nhận xét sai lầm về học thuật, phủ định những nội dung tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa Marx".

Cuốn sách "Ông Sáu Dân trong lòng dân" cho thấy Nhà Xuất bản có "dấu hiệu khuynh hướng tập hợp những bài viết về những người có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, nhằm "gợi ý", "gợi mở" một hướng đi khác, cách nhìn khác không có lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước".

Qua bài báo, độc giả được tiết lộ rằng năm 2009, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã kết luận vi phạm của ông Chu Hảo "đã đến mức phải kỷ luật khiển trách, nhưng miễn kỷ luật do xét các tình tiết giảm nhẹ như công lao, quá trình cống hiến, sự thành khẩn của đồng chí".

Nhưng từ đó đến nay, ông Chu Hảo vẫn cho in các sách "vi phạm", gồm 2 cuốn bị cấm phát hành, 5 cuốn cấm tái bản.
Vi phạm 'rất nghiêm trọng'

Bài viết tiếp tục tiết lộ ông Chu Hảo đã tham gia ký vào các thư kiến nghị, thư ngỏ và có nhiều bài viết trên báo chí trong và ngoài nước, mạng xã hội.

Trong đó có "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992" mà tác giả nói thư ngỏ này cho rằng Đảng Cộng sản "dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm".

Hay "Thư gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam" có nội dung phê phán đường lối lãnh đạo của Đảng trong 30 năm qua.

"Thư kiến nghị về Luật An ninh mạng" năm 2018, bị nói là "tự ý đưa tên đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, nguyên thứ trưởng Thường trực Bộ Công an (không được sự đồng ý của đồng chí Nguyễn Khánh Toàn) vào danh sách những người đứng tên".

Đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói ông Chu Hảo còn có "nhiều bài trả lời phỏng vấn trên các đài, báo nước ngoài có các nội dung sai trái (BBC, RFA, RFI)".

Tháng 6/2016, Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với ông Chu Hảo.

Nhưng hai tháng sau, ông lại viết bài "Đã đến lúc cần đối thoại" trong đó, cho rằng: "Nguyên nhân gốc rễ của mọi bất đồng, mọi bức xúc và phẫn uất đều nằm trong những bất cập, phản khoa học, phản tiến bộ, phản dân chủ của Cương lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" từ đó đòi hỏi Đảng phải đối thoại với nhân sĩ, trí thức.

Ông Chu Hảo còn sáng lập hay tham gia nhiều hội, nhóm, diễn đàn… trong đó có "Diễn đàn xã hội dân sự", bị nói là "nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta một cách ôn hòa".

Bài này đánh giá: "Năm 2007, đồng chí cùng một số nhà khoa học lập Viện Nghiên cứu phát triển (IDS) (nay đã giải thể), là thành viên của "Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh" sau đó là "Quỹ Phan Chu Trinh", quỹ này trao giải cho cả cựu chiến binh Mỹ từng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam."

Một bức ảnh cổ động Mừng Đảng Mừng Xuân kiểu mới

Bài viết kết luận: "Đồng chí Chu Hảo là đảng viên trí thức nhưng đã đi ngược lại phẩm giá của người trí thức, đi ngược lại Cương lĩnh, Điều lệ của Đảng, đi ngược lại niềm tin, kỳ vọng của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, không còn xứng đáng với cái tâm, cái tầm của người tri thức và tư cách đảng viên."

Phản ứng về bài viết, nhà văn Phạm Thị Hoài, sống ở Berlin, hôm 31/10 viết trên Facebook: " Sự kiên nhẫn của Đảng không phải là vô tận. Nhưng cho đến hết bài, Đảng vẫn gọi ông Chu Hảo là đồng chí." Cuối Facebook tin bởi Phạm.

Trước đó, giáo sư Chu Hảo công bố thư trên mạng xã hội nói bản thân ông nay "từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam" để đi theo con đường Khai Sáng của Phan Châu Trinh.

Cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, người bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật gần đây, cũng nói ông đề nghị chi bộ "xóa tên tôi trong danh sách Đảng viên".

Theo ông Chu Hảo, quyết định kỷ luật ông được Đoàn Kiểm tra "đơn phương công bố rộng rãi" mà không thông báo trước "cho cá nhân và tổ chức đương sự".

Ông viết "đây là bản cáo trạng vô căn cứ và thâm độc".

Trong nội dung thư ký tên của ông Chu Hảo hôm 26/10/2018 nhưng mới vừa được lan truyền trên mạng xã hội ở Việt Nam hôm 29/10, ông cũng viết rằng Đảng Lao động VN (nay là Đảng Cộng sản) mà ông gia nhập 45 năm trước "không còn tính chính danh".

Thậm chí ông Chu Hảo cho rằng đảng này (hiện có trên 4 triệu thành viên), "có nhiều khuất tất, ngày càng thoái hóa, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại".

Ông cũng nói ông đã "từ chức" khỏi vị trí ở Nhà Xuất bản Tri Thức.

Tuy nhiên, ông Chu Hảo viết ông sẽ vẫn tiếp tục con đường Khai Sách của Phan Châu Trinh: Dân tộc, Dân chủ và Phát triển, thông qua các hoạt động giáo dục.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46036798

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trí thức phương Tây đối với các hệ tư tưởng


Chu Mộng Long: Tôi đam mê triết học và đọc triết học nhiều hơn các loại sách khác. Hiển nhiên triết học hàm chứa cả thần học, khoa học tự nhiên, mỹ học, kinh tế, chính trị học. Đúng nghĩa như Shopenhauer nói: Triết học đối với nghệ thuật và các loại hình mô tả khác cũng giống như rượu nho đối với cây nho. Triết học thuộc tinh túy.
Ở phương Tây, triết học được giảng dạy phổ biến như cái cây tinh thần phong phú đa dạng cắm rễ vào trong đời sống hàng ngày. Trí thức của đại học phương Tây không thiên vị một hệ tư tưởng nào. Tôi đọc các bộ triết học đồ sộ của họ thấy họ đối xử công bằng với các loại triết học, trong đó, chủ nghĩa Marx vẫn được xem là tinh hoa trí tuệ, mặc dù Marx từng được xem là bóng ma đe dọa cả hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Nhiều bộ sách triết học hiện đại đánh giá Marx thuộc một trong những bộ óc vĩ đại nhất của nhân loại. Và thật ngạc nhiên là giới cầm quyền của nhà nước tư bản không cấm, không đàn áp tác giả hay thu hồi những quyển sách ấy.
Vậy mà những nhà nước bị gọi là xứ sở “giãy chết” đó không chết. Những nhà nước ấy đủ bản lĩnh trong trò chơi tương tác tự do giữa các tri thức, giữa các hệ tư tưởng.
Sự tương tác giữa các hệ tư tưởng chỉ có ích lợi khai phóng tư tưởng và hướng đến tiến bộ văn minh.
Thật vui mừng là gần đây nhiều nhà xuất bản của ta, đặc biệt là các nhà xuất bản Tri thức, Văn hóa thông tin, đã cho xuất bản nhiều bộ sách tinh hoa tri thức của nhân loại. Tôi thầm nghĩ, đó là một chuyển biến tốt khẳng định tư thế, bản lĩnh của chính trị Việt Nam trên con đường hội nhập toàn cầu. Sự tương tác ấy không có nghĩa là đào mồ chôn chủ nghĩa Marx như nhiều người ám thị và tưởng tượng ra. Marx không bị đào mồ chôn ở thế giới tư bản, cớ sao có thể bị chôn ở đất nước cách mạng tôn thờ và đi theo chủ nghĩa Marx?
Tôi nghĩ, chủ nghĩa Marx chỉ bị chôn sống khi chính những người truyền bá và thực hành chủ nghĩa Marx một cách giáo điều, ngụy tạo và bịp bợm.
Cá nhân tôi đọc Marx trong quan hệ với cây triết học đa dạng của nhân loại, tôi vẫn thấy Marx sống động với tinh thần phê phán mạnh mẽ, hào hùng, mãi mãi là vũ khí của người lao động trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công. Nói gọn là tôi không bị “tự diễn biến”, “tự suy thoái” khi đọc những bộ sách mà nhà xuất bản Tri thức, nhà xuất bản Văn hóa thông tin đã xuất bản những năm gần đây ngoài hệ tư tưởng Marx. Kẻ “tự diễn biến”, “tự suy thoái” chính là những kẻ nhân danh chủ nghĩa Marx để áp bức con người và thực hiện bất công. Và trong sự “tự diễn biến”, “tự suy thoái” đúng nghĩa đó, người ta thù địch và ra lệnh cấm chủ nghĩa Marx mới phải chứ sao lại cấm những quyển sách kia? Hội nhập mà mang tâm lý sợ hãi chỉ có thể là kẻ tự kỉ ám thị nặng về một địa ngục đang chờ trước mắt.
Bỗng nhớ Richard Tarnas trong quyển sách Quá trình chuyển biến tư tưởng phương Tây (NXB Văn hóa thông tin, 2008, Lưu Văn Hy dịch) có diễn giải rằng, sự độc quyền tư tưởng, độc quyền chân lý, ngăn cấm sự phát triển khoa học, ngăn cấm mọi ý thức hệ tư tưởng lẫn tôn giáo khác chính là thời kì thống trị của đế chế La Mã vào thế kỉ thứ II, III sau công nguyên. Nhiều nhà khoa học, nhà tư tưởng bị ném lên đoạn đầu đài hoặc giàn hỏa thiêu của tòa án do giáo hội lập ra để gọi là bảo vệ hệ tư tưởng Kito giáo. Sau cuộc đàn áp đẫm máu đó, nhân loại phải đắm chìm trong bóng tối của ngàn năm trung cổ.
Kiểm soát, đàn áp tư tưởng là trò dại dột nhất của những giai đoạn lịch sử tối tăm. Khi người ta không công khai nói ra điều mình nghĩ chỉ có thể dẫn dắt đến những hành động đen tối, nguy hiểm.
May mà, bài học chính giáo hội Rome đã thức tỉnh và nhận ra là sau đó biết thỏa hiệp hay tìm cách hòa giải với siêu hình học Hy Lạp, tiếp nhận khoa học tự nhiên và chấp nhận các hệ tư tưởng khác mới có thể thoát chết qua các cuộc cách mạng Phục Hưng, Khai sáng, kể cả những cuộc cách mạng bạo lực đẫm máu nhất, để giữ được vị trí của mình trong tinh thần phương Tây và nhân loại hôm nay. Kito giáo từ quan hệ thù địch với tất cả đã trở thành ngôi nhà chung chan hòa, đầy tình yêu thương trong sự dung hợp, hòa điệu với các hệ tư tưởng khác biệt, bởi nó đã thừa biết một cách khôn ngoan, rằng càng thù địch với các hệ tư tưởng khác càng nhanh giãy chết.
Nhân loại cả ngàn năm nay từng chìm trong biển máu của sự độc tài, lẽ nào chẳng nhận ra bài học đắt giá mà nó phải trả. Chính đức Kito từng bị kiểm soát tư tưởng và bị đóng đinh trên cây thập ác, nhưng đến giáo hội Rome lại kiểm soát tư tưởng kẻ khác và sát hại bao nhiêu người. K. Marx đã từng giễu cợt cái giá treo cổ lòng thòng, luẩn quẩn đó trên đầu nhân loại và nằm ngay trên cổ của kẻ đã tạo ra cái giá treo cổ đó: “Con người tự xưng là cao quý nhất, tức là kẻ vì truy tố những người bị cho là đểu giả, mà đã trở thành kẻ giết hại những người cao quý và đã sát hại cả những cái gì cao quý trong những người bị cho là đểu giả; thế là con người cao quý nhất trong những người cao quý bỗng hóa ra con người bỉ ổi nhất trong những người bị cho là đểu giả, và đã như thế thì anh ta cũng phải tự treo cổ mình lên”. (Marx và Engels: Về văn học nghệ thuật, Sự thật, 1968, tr.287)
Kết thúc bài viết này, tôi lại phải viện dẫn Marx, người mà ta vẫn gọi là “kim chỉ nam” của nhận thức và hành động. Chính Marx là người cực lực chống kiểm duyệt, tức kiểm soát tư tưởng, độc quyền chân lý biến nhân loại thành kẻ mù lòa, biến tinh thần con người thành kẻ ti tiện: “Một giọt sương dù cỏn con mà ánh mặt trời chiếu vào cũng lấp lánh trong muôn màu sắc, nhưng mặt trời của tinh thần, dù nó có soi rọi đến bao nhiêu con người đi nữa và đến những vật thể có bản chất như thế nào đi nữa, thì cũng có thể chỉ chiếu ra một màu sắc duy nhất mà thôi, tức màu sắc chính phủ đã quy định. Hình thức biểu hiện chủ yếu của tinh thần là vui tươi, là ánh sáng, thế mà các anh đã lấy bóng tối làm hình thức biểu hiện duy nhất thích hợp với nó mà thôi; tinh thần chỉ được mặc màu đen, tuy rằng trong các loài hoa, không có hoa nào màu đen cả. Thực chất của tinh thần, bao giờ cũng chính là chân lý. Nhưng các anh đã ấn định cho tinh thần phải có cái thực chất thế nào? Phải có thực chất tự ti. Goethe nói: chỉ có kẻ ti tiện mới tự ti, và phải chăng là các anh muốn biến tinh thần thành một kẻ ti tiện như thế?” (Marx và Engels: Về văn học nghệ thuật, tr.118, 119)
Chu Mộng Long

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bà Vân là phụ nữ duy nhất đi Nam bằng tàu ko số


Trong Blog này cách đây 5-6 năm tôi có lưu loạt bài về hồi ký rất cảm động của bà Bảy Vân. Lúc đó, tôi cứ băn khoăn tại sao Trung ương lại để bà đi Nam bằng tàu không số dù biết tỷ lệ hy sinh khi đi trên tuyến đường này rất cao. Đôi lúc tôi nghĩ hay là họ cố tình như thế để mong bà hy sinh, để đồng chí Lê Duẩn không còn bị mang tiếng là một chồng hai vợ. Không biết bác Duẩn có biết việc vợ yêu của mình phải đi từ Bắc vào Nam trên con tàu sinh tử vậy không, hay đám dưới quyền do Lê Đức Thọ cầm đầu đã che giấu, lừa bịp bác giống như bao nhiêu vụ che giấu khác. Bác Duẩn cực kỳ thông minh, nhưng không hiểu sao lại tin yêu, sử dụng và nâng đỡ một đám phụ tá vừa lưu manh và thâm hiểm, vừa dốt nát và tham quyền như Lê Đức Thọ và Tố Hữu... Theo cảm nhận của tôi, đây cũng là trường hợp của Võ Nguyên Giáp.
Cuộc đời bà Bảy Vân - "người vợ miền Nam" của cố TBT Lê Duẩn
Tần Khanh 27/10/2018 Năm 1964, vì hoàn cảnh và nhiệm vụ riêng, bà Bảy Vân phải xa chồng con để vào miền Nam công tác và sống suốt phần đời còn lại. Bà Bảy Vân sinh ra trong một gia đình trí thức trung lưu yêu nước ở Sài Gòn. Ông nội bà bị Pháp chặt đầu vì tham gia phong trào Cần Vương. Cha bà là chủ bút một tờ báo tiếng Pháp. Sau khi cha mất, bà vào chiến khu hoạt động cách mạng. Trước khi nghỉ hưu, bà Bảy Vân từng là Phó TBT Báo Sài Gòn Giải Phóng.Bà Bảy Vân là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất đi từ miền Bắc vào miền Nam bằng tàu không số. Ảnh vợ chồng TBT Lê Duẩn và bà Bảy Vân khi mới kết hôn năm 1950 (Ảnh: Gia đình cung cấp)

Theo nguồn tin từ gia đình, Bà Nguyễn Thuỵ Nga (tên thân mật là Bảy Vân) - phu nhân cố TBT Lê Duẩn đã qua đời ở TP.HCM vào tối qua, 26/10/2018, hưởng thọ 94 tuổi. Bà Bảy Vân thường được mọi người gọi là "người vợ miền Nam" của ông bởi suốt cuộc đời của bà từ khi sau khi kết hôn đều sinh sống ở miền Nam. Bà kết hôn với cố TBT Lê Duẩn vào năm 1950, khi ông Lê Duẩn đang là Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, chịu trách nhiệm lãnh đạo cuộc kháng chiến ở miền Nam.



Cuộc hôn nhân của bà Bảy Vân và cố TBT được mai mối bởi ông Lê Đức Thọ và do chính ông Phạm Hùng làm chủ hôn. Đó là lúc ông Lê Duẩn đã bặt tin gia đình ở miền Trung gần 20 năm trời và chưa biết ngày gặp lại.

Sau khi kết hôn, bà Bảy Vân sinh được 3 người con là: bà Lê Vũ Anh ( đã qua đời ở Liên Xô), ông Lê Kiên Thành và ông Lê Kiên Trung. Nhưng quãng thời gian được sống hạnh phúc bên chồng con của bà rất ngắn ngủi. Năm 1964, vì hoàn cảnh và nhiệm vụ riêng, bà phải gạt nước mắt chia tay chồng, để lại 3 người con ở miền Bắc để vào miền Nam công tác, chấp nhận sống xa chồng suốt phần đời còn lại.

Bà Bảy Vân sinh ra trong một gia đình trí thức trung lưu yêu nước ở Sài Gòn. Ông nội bà bị Pháp chặt đầu vì tham gia phong trào Cần Vương. Cha bà là chủ bút một tờ báo tiếng Pháp. Sau khi cha mất, bà vào chiến khu hoạt động cách mạng.

Trước khi nghỉ hưu, bà Bảy Vân từng là Phó TBT Báo Sài Gòn Giải Phóng. Bà Bảy Vân là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất đi từ miền Bắc vào miền Nam bằng tàu không số.


http://soha.vn/cuoc-doi-ba-bay-van-nguoi-vo-mien-nam-cua-co-tbt-le-duan-20181027103201465.htm

Blg TML

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ sự kiện GS. Chu Hảo nghĩ về những trí thức im lặng


Nếu phải chọn ánh sáng và bóng tối
Giữa tiền bạc và lợi ích dối gian
Giữa cuộc đời đầy rẫy lời trái ngang
Tôi sẽ chọn đứng về người bất khuất.
Nếu xã hội có ít nhiễu nhương, chẳng mấy ai phải nhắc tới vai trò của trí thức. Còn khi xã hội có nhiều thứ ấy, trí thức sẽ luôn phải đòi hỏi chính mình, và phải được đòi hỏi bởi các thành phần khác, để họ làm đúng bổn phận mà xã hội đã đặt lên vai họ một cách tự nhiên. Nếu khác đi, trí thức sẽ không còn là trí thức nữa.
GS. Chu Hảo
Ba ngày trước, khi lướt news feed trên Facebook và bắt gặp fanpage của Giản Tư Trung – Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED, Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Giám đốc Sáng kiến OpenEdu, Chủ nhiệm Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL, Trưởng Ban Tổ Chức Giải Thưởng Sách Hay thường niên, Ủy viên Hội đồng Điều hành Hội Giáo dục So sánh Châu Á[1] – tôi thử vào fanpage của ông để xem liệu ông có nói gì về sự kiện GS. Chu Hảo hay không. Câu trả lời, đáng tiếc, là tôi không thấy. Ông cũng vắng mặt trong danh sách những người đồng ký tên cho thư ngỏ của một số trí thức, nguyên là thành viên của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), ủng hộ GS. Chu Hảo và phê phán Ủy ban Kiểm tra Trung Ương, cơ quan đã đề nghị kỷ luật GS. Chu Hảo.[2] Tôi tự hỏi tác giả của ‘Đúng việc’ – một cuốn sách rất hay về làm việc, làm dân và làm người – có cho rằng lên tiếng trong sự kiện GS. Chu Hảo là một việc đúng hay không?


Sau một lúc không lâu, tôi chợt nghĩ đến GS. Ngô Bảo Châu, người đã giành được giải thưởng Fields và nhiều giải thưởng cao quý khác, là niềm tự hào của giới trí thức Việt Nam, rồi lại tự hỏi ông nghĩ gì về sự kiện GS. Chu Hảo và có nói gì hay không. Tôi nghĩ hẳn là không, vì nếu có thì cộng đồng mạng đã lan truyền rất nhanh chóng và rộng rãi tiếng nói của ông như đã làm vậy trong một số vụ việc trước. Thư ngỏ kể trên cũng không có tên ông.

Tôi có lý do gì để đặt các câu hỏi về họ như thế? Đơn giản thôi. Họ là những người có uy tín rộng rãi trong xã hội cho mỗi lời hay họ nói. Họ là những người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới xã hội cho mỗi việc đúng họ làm. Vì vậy, họ có trách nhiệm lên tiếng (chưa kể hành động) cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Hơn nữa, họ là những trí thức – ít ra là đa số mọi người thừa nhận như vậy – thì càng có bổn phận lên tiếng trước các nhiễu nhương của xã hội. Ngoài ra, sự kiện GS. Chu Hảo nhằm thẳng vào giới trí thức, nên đây là dịp rất thích hợp để họ lên tiếng.

Có người nói họ có quyền im lặng, và chỉ có họ mới thấy cần lên tiếng hay không. Tất nhiên là họ có quyền im lặng, nhưng như vậy không có nghĩa là họ nên im lặng. Đây không phải là vấn đề họ có quyền gì, mà là vấn đề họ nên làm gì. Một người có thể bị phê phán không chỉ vì đã làm gì sai, mà còn vì đã không làm gì trong khi lẽ ra phải làm.

Nếu chỉ số ít không lên tiếng thì chưa sao. Nhưng rất nhiều người như thế không lên tiếng thì họ đang nghĩ gì vậy?

Họ là những người có uy tín, nếu không dùng uy tín của mình để lên tiếng thay đổi xã hội thì để cho ai?

Họ là những người có ảnh hưởng, nếu không dùng ảnh hưởng của mình để lên tiếng thay đổi xã hội thì để cho ai?

Họ là những trí thức, nếu không dùng trí tuệ và bản lĩnh của mình để lên tiếng thì để cho ai?

Liệu có vô can quá không khi chọn im lặng?

Liệu có thận trọng quá không khi chọn im lặng?

Liệu có khôn ngoan quá không khi chọn im lặng?

Và nếu họ thấy có lý do mạnh mẽ để im lặng thì lý do của những người thấy họ phải lên tiếng còn mạnh mẽ hơn.

Tôi không cho rằng mình đã hẹp hòi hay thiển cận khi đặt câu hỏi rằng nguyên nhân gì khiến họ chọn im lặng. Thậm chí, tôi cho rằng không chỉ riêng tôi, mà tất cả chúng ta nên đặt câu hỏi như thế, để tạo áp lực cho những người được cho là trí thức phải thực hiện đúng bổn phận của mình đối với xã hội.

Nếu xã hội có ít nhiễu nhương, chẳng mấy ai phải nhắc tới vai trò của trí thức. Còn khi xã hội có nhiều thứ ấy, trí thức sẽ luôn phải đòi hỏi chính mình, và phải được đòi hỏi bởi các thành phần khác, để họ làm đúng bổn phận mà xã hội đã đặt lên vai họ một cách tự nhiên. Nếu khác đi, trí thức sẽ không còn là trí thức nữa.

Để kết bài, tôi xin để lại đây một bài thơ ngắn của môt người trẻ không nổi danh[3], một người tuy không có ảnh hưởng tới xã hội như Giản Tư Trung, Ngô Bảo Châu hay rất nhiều trí thức nổi danh khác nhưng đã chọn lên tiếng thay vì im lặng, mà cụ thể là bày tỏ sự ủng hộ GS. Chu Hảo. Bài thơ thể hiện tinh thần của trí thức, mà những trí thức im lặng hãy lấy đó làm gương để thể hiện lập trường.

Nếu phải chọn ánh sáng và bóng tối
Giữa tiền bạc và lợi ích dối gian
Giữa cuộc đời đầy rẫy lời trái ngang
Tôi sẽ chọn đứng về người bất khuất.


Nguyễn Trang Nhung


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

10 tuyên bố ấn tượng của ông Trump về Trung cộng


baomai.blogspot.com  

Tổng thống Trump từ lâu đã cáo buộc Trung cộng là thủ phạm của một trong những “vụ trộm lớn nhất lịch sử thế giới”, theo Veronica Stracqualursi của ABC News.

Tổng thống Trump đã khiến Trung cộng trở thành mục tiêu trong hàng trăm dòng tin mà ông chia sẻ trên Twitter trong những năm qua. Đó là những nhận định ấn tượng của ông Trump về Trung cộng kể từ khi chưa trở thành Tổng thống Hoa Kỳ cho tới khi chính thức nhậm chức và tới hiện nay.

Dưới đây là những nhận định độc đáo về Trung cộng mà ông Trump đã từng nói, từng viết hoặc từng đăng tải trên Twitter:

1. Bạn có thể thắng nếu bạn thông minh

Phát biểu trong một sự kiện truyền thông ngày 21/7/2015 tại Beaufort, South Carolina, ông Trump nói:

baomai.blogspot.com
  
“Tôi đánh bại người Trung cộng. Tôi thắng khi chống lại Trung cộng. Bạn có thể thắng trong khi chống lại Trung cộng nếu bạn thông minh. Nhưng người dân của chúng ta không chịu  suy nghĩ. Chúng ta thiết đãi những bữa ăn tối cấp quốc gia cho những người đứng đầu nhà nước Trung cộng. Tôi nói tại sao bạn thiết đãi bữa tối quốc gia cho họ vậy? Họ đang chia rẽ cánh tả cánh hữu chúng ta. Chỉ cần đưa họ tới McDonald và quay lại bàn đàm phán”.

2. Tôi rất vui vì họ buồn

baomai.blogspot.com
  
Trong chiến dịch tại Staten Island, New York hôm 17/4/2016, ông nói: “Trung cộng rất buồn vì cách mà Donald Trump nói về thương mại với Trung cộng. Họ đang chia cắt chúng ta, mọi người, đã đến lúc rồi. Tôi rất vui vì họ rất buồn”.

3. Cuốn sách ‘Crippled America’ – 2015

baomai.blogspot.com
  
Trong cuốn sách của ông Trump, Crippled America, được giới thiệu năm 2015, có viết: “Có những người muốn tôi sẽ không gọi Trung cộng là kẻ thù của chúng ta. Tuy nhiên đó chính xác là những gì họ là. Họ đã phá huỷ toàn bộ các ngành công nghiệp bằng cách sử dụng lao động giá rẻ, lấy mất hàng chục nghìn việc làm, gián điệp các doanh nghiệp của chúng ta, đánh cắp công nghệ của chúng ta, và đã thao túng và phá giá tiền tệ của họ, khiến hàng hoá của chúng ta đắt hơn”.

4. Trung cộng lợi dụng nước Mỹ không giống ai trong lịch sử

baomai.blogspot.com
  
Trong cuộc phỏng vấn với kênh “Good Morning America’ (Tạm dịch: Chào buổi sáng nước Mỹ) ngày 3/11/2015 về việc “dán nhãn” Trung cộng là một kẻ thù, ông Trump trả lời: “Bởi vì đó là một kẻ thù kinh tế, bởi vì họ đã lợi dụng chúng ta không giống ai trong lịch sử. Họ đã làm, những gì họ đã làm đối với Hoa Kỳ là hành vi trộm cắp lớn nhất trong lịch sử thế giới. Họ đã lấy mất công việc của chúng ta”.

5. Trung cộng gây ô nhiễm môi trường lớn nhất thế giới

Đăng tải trên Twitter ngày 30/3/2013, ông Trump viết: “Trung cộng là nước gây ô nhiễm môi trường lớn nhất Thế giới cho tới nay. Họ không làm gì để dọn dẹp những nhà máy của họ và cười nhạo sự ngốc nghếch của chúng ta!”

baomai.blogspot.com

Ông Donald Trump đã viết trên Twitter từ năm 2013 rằng Trung cộng làm ô nhiễm thế giới từ trước tới nay.

6. Không cho phép Trung cộng tiếp tục hành vi “trộm cắp”

baomai.blogspot.com
  
Trong một chiến dịch truyền thông tại Fort Wayne, Indiana hôm 2/5/2016 khi nói về chính sách thương mại của Trung cộng, ông Trump tuyên bố: “Chúng ta không thể tiếp tục cho phép Trung cộng cưỡng đoạt đất nước của chúng ta và đó là những gì họ đang làm. Đó là hành vi trộm cắp lớn nhất trong lịch sử thế giới”.

7. Trung cộng không phải là đồng minh cũng không phải bạn

baomai.blogspot.com

Trong một đoạn tin ngắn trên Twitter ngày 21/9/2011, ông Trump viết: “Trung cộng không phải đồng minh hay là bạn – họ muốn đánh bại chúng ta và sở hữu đất nước chúng ta”.

8. Trung cộng sử dụng phá giá tiền tệ nhằm phá hủy nước Mỹ

baomai.blogspot.com
  
“Vũ khí lớn nhất cho trận đánh được sử dụng chống lại chúng ta và phá hủy các công ty của chúng ta là việc phá giá tiền tệ, và lớn nhất từ trước tới nay là Trung cộng. Rất thông minh, họ giống như những bậc thầy cờ tướng. Và chúng ta giống như người chơi cờ đam. Nhưng họ là quân xấu”, ông Trump phát biểu trong chiến dịch tại Manchester, N.H hôm 20/6/2016.

9. Không có gì ngạc nhiên khi Trung cộng bị bắt vì tội gian lận trong Olympics

baomai.blogspot.com

Ngày 8/8/2012, ông Trump viết: “Không có gì ngạc nhiên khi Trung cộng bị bắt vì tội gian lận trong Olympics. Đó là cách thức hành động của Trung cộng – dối trá, lừa đảo và phỗng tay trên trong tất cả các giao dịch quốc tế”.

10. Tôi xử lý Trung cộng trong suốt cuộc đời tôi

“Tuy nhiên khi bạn quan sát Trung cộng, đây là những người hết sức khó chịu về mặt đàm phán. Họ như thể chặn họng, họ muốn ném bạn sang một bên. Đây là những người cứng nhắc.

baomai.blogspot.com
  
Tôi đã xử lý họ trong suốt cuộc đời tôi”, ông Trump cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh ‘Good Morning America’ ngày 3/11/2015.



Triệu Hằng

baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cá Voi Xanh và lần đầu tiên ‘can đảm bám Mỹ’


baomai.blogspot.com

Tháng Mười năm 2018 và cùng với sự kiện Bộ trưởng quốc phòng James Mattis đến Việt Nam lần thứ hai liên tiếp trong năm nay, có thể ghi nhận một động thái mới: lần đầu tiên chính thể độc đảng ở Việt Nam đã phải quyết định ‘xoay trục’ như một hành động ‘can đảm bám Mỹ’ để khai thác dầu khí.

Sau thất bại ở Bãi Tư Chính và trong khi dự án khai thác mỏ Lan Đỏ với người Nga vẫn giậm chân tại chỗ, bất chấp chuyến đi ‘quốc tế vận’ ở Nga vào tháng Chín năm 2018 của Nguyễn Phú Trọng – quan chức sẽ trở thành chủ tịch nước một tháng sau đó sau cái chết bất ngờ và đầy nghi vấn của Trần Đại Quang, hy vọng hiếm muộn còn lại của chính quyền Việt Nam chỉ còn là mỏ khí đốt Cá Voi Xanh ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi. Mỏ này có trữ lượng khoảng 150 tỷ mét khối – nơi mà tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobil của Mỹ đã được giới quan chức Hà Nội bật đèn xanh cho việc chính thức khởi động dự án đầu tư khai thác khí đốt tại mỏ Cá Voi Xanh.

Có thể xem mỏ Cá Voi Xanh là dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam. Dự kiến khai thác khí ở mỏ này sẽ đóng góp gần 20 tỷ đô la vào ngân sách Việt Nam.

baomai.blogspot.com
  
Trong bối cảnh ngân sách Việt Nam đang nhanh chóng cạn kiệt và đặc biệt đang quá thiếu ngoại tệ để trang trải nợ quốc tế – lên tới 10 – 12 tỷ USD/năm, và để phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các nước, đồng thời phải bảo đảm dự trữ ngoại hối, 20 tỷ USD là con số rất đáng để giới lãnh đạo Việt Nam tỏ một chút can đảm trước “đồng chí tốt” Trung cộng.

Không thể khác hơn và thật ra cũng chẳng còn lựa chọn nào khác, hy vọng mỏng manh còn lại của Việt Nam chỉ còn là Mỹ – đối trọng quân sự duy nhất với Trung cộng tại Biển Đông. Để Việt Nam có thể ‘can đảm bám Mỹ’, ít nhất cho tới lúc nào mục tiêu khai thác dầu khí để bồi hoàn cho một nền ngân sách rỗng ruột của Việt Nam vẫn còn bị Trung cộng thẳng tay cấm đoán.

Vào tháng Mười năm 2018, đã có tín hiệu an ủi đầu tiên cho Việt Nam về động thái ‘can đảm bám Mỹ’ ấy.

baomai.blogspot.com
  
John Bolton – Cố vấn An ninh Mỹ – trong cuộc phỏng vấn của chương trình Hugh Hewitt có tiếng của Mỹ vào ngày 11/10/2018 – lần đầu tiên nói bóng gió về khả năng Mỹ và Việt Nam sẽ ‘cùng khai thác dầu khí’.

“Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông dù có Trung cộng hay không” – John Bolton nói, tuy không đề cập cụ thể Mỹ sẽ hợp tác khai thác với nước nào trong số các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.

Phát ngôn thách thức rất đáng chú ý trên của Cố vấn An ninh John Bolton xuất hiện chỉ một ngày sau khi Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật cắt đứt đường lưỡi bò của Trung cộng trên Biển Đông, và cùng lúc với thông tin chính thức về chuyến thăm Việt Nam bất ngờ vào trung tuần tháng Mười năm 2018 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis.

baomai.blogspot.com
  
Về dầu khí, cho tới nay không có biểu hiện rõ ràng về việc Mỹ đã hoặc sẽ hợp tác với những quốc gia như Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan để khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Nhưng hợp đồng cùng khai thác dầu giữa Tập đoàn dầu khí lớn nhất của Mỹ là ExxonMobil với PetroVietnam thì đã nằm trên các bàn giấy hai bên và được công bố cho toàn thế giới biết. Đó là mỏ dầu khí Cá Voi Xanh.

baomai.blogspot.com
  
Kể từ năm 2014 khi bị giàn khoan Hải Dương 981 của Trung cộng xông thẳng vào Biển Đông như một cú tát tai Bộ Chính trị đảng Việt Nam, đây là lần đầu tiên tổ chức này tỏ ra ‘dũng cảm’ đến thế trong hành vi tìm cách nâng cấp mối quan hệ quốc phòng với người Mỹ.

Hẳn là chẳng phải ngẫu nhiên mà ‘tân chủ tịch nước’ Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo cho Hội nghị trung ương 8 của đảng cầm quyền – diễn ra vào đầu tháng Mười năm 2018 – ban hành một nghị quyết đáng chú ý: “chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển”.

baomai.blogspot.com
  
Nghị quyết trên ra đời trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam đã hầu như cạn kiệt, bao gồm cảnh nạn khai thác khoáng sản vô thiên lủng từ nhiều năm qua, trong khi độ che phủ rừng thực tế đã giảm xuống dưới 20% và khiến Việt Nam, thay vì xuất khẩu gỗ như cách đây ba chục năm, đã và đang phải nhập khẩu gỗ từ các nước trong khu vực Đông Nam Á… Chỉ còn biển và trữ lượng dầu khí dưới biển là còn tiềm năng để mang lại ngoại tệ trong một thời gian có hạn, có thể chỉ đến năm 2021 hoặc 2022, tương ứng với trữ lượng dầu khí đang mau chóng cạn kiệt.



Thường Sơn

baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang