Trong Blog này cách đây 5-6 năm tôi có lưu loạt bài về hồi ký rất cảm động của bà Bảy Vân. Lúc đó, tôi cứ băn khoăn tại sao Trung ương lại để bà đi Nam bằng tàu không số dù biết tỷ lệ hy sinh khi đi trên tuyến đường này rất cao. Đôi lúc tôi nghĩ hay là họ cố tình như thế để mong bà hy sinh, để đồng chí Lê Duẩn không còn bị mang tiếng là một chồng hai vợ. Không biết bác Duẩn có biết việc vợ yêu của mình phải đi từ Bắc vào Nam trên con tàu sinh tử vậy không, hay đám dưới quyền do Lê Đức Thọ cầm đầu đã che giấu, lừa bịp bác giống như bao nhiêu vụ che giấu khác. Bác Duẩn cực kỳ thông minh, nhưng không hiểu sao lại tin yêu, sử dụng và nâng đỡ một đám phụ tá vừa lưu manh và thâm hiểm, vừa dốt nát và tham quyền như Lê Đức Thọ và Tố Hữu... Theo cảm nhận của tôi, đây cũng là trường hợp của Võ Nguyên Giáp.
Theo nguồn tin từ gia đình, Bà Nguyễn Thuỵ Nga (tên thân mật là Bảy Vân) - phu nhân cố TBT Lê Duẩn đã qua đời ở TP.HCM vào tối qua, 26/10/2018, hưởng thọ 94 tuổi. Bà Bảy Vân thường được mọi người gọi là "người vợ miền Nam" của ông bởi suốt cuộc đời của bà từ khi sau khi kết hôn đều sinh sống ở miền Nam. Bà kết hôn với cố TBT Lê Duẩn vào năm 1950, khi ông Lê Duẩn đang là Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, chịu trách nhiệm lãnh đạo cuộc kháng chiến ở miền Nam.
Cuộc hôn nhân của bà Bảy Vân và cố TBT được mai mối bởi ông Lê Đức Thọ và do chính ông Phạm Hùng làm chủ hôn. Đó là lúc ông Lê Duẩn đã bặt tin gia đình ở miền Trung gần 20 năm trời và chưa biết ngày gặp lại.
Sau khi kết hôn, bà Bảy Vân sinh được 3 người con là: bà Lê Vũ Anh ( đã qua đời ở Liên Xô), ông Lê Kiên Thành và ông Lê Kiên Trung. Nhưng quãng thời gian được sống hạnh phúc bên chồng con của bà rất ngắn ngủi. Năm 1964, vì hoàn cảnh và nhiệm vụ riêng, bà phải gạt nước mắt chia tay chồng, để lại 3 người con ở miền Bắc để vào miền Nam công tác, chấp nhận sống xa chồng suốt phần đời còn lại.
Bà Bảy Vân sinh ra trong một gia đình trí thức trung lưu yêu nước ở Sài Gòn. Ông nội bà bị Pháp chặt đầu vì tham gia phong trào Cần Vương. Cha bà là chủ bút một tờ báo tiếng Pháp. Sau khi cha mất, bà vào chiến khu hoạt động cách mạng.
Trước khi nghỉ hưu, bà Bảy Vân từng là Phó TBT Báo Sài Gòn Giải Phóng. Bà Bảy Vân là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất đi từ miền Bắc vào miền Nam bằng tàu không số.
Cuộc đời bà Bảy Vân - "người vợ miền Nam" của cố TBT Lê Duẩn
Tần Khanh 27/10/2018 Năm 1964, vì hoàn cảnh và nhiệm vụ riêng, bà Bảy Vân phải xa chồng con để vào miền Nam công tác và sống suốt phần đời còn lại. Bà Bảy Vân sinh ra trong một gia đình trí thức trung lưu yêu nước ở Sài Gòn. Ông nội bà bị Pháp chặt đầu vì tham gia phong trào Cần Vương. Cha bà là chủ bút một tờ báo tiếng Pháp. Sau khi cha mất, bà vào chiến khu hoạt động cách mạng. Trước khi nghỉ hưu, bà Bảy Vân từng là Phó TBT Báo Sài Gòn Giải Phóng.Bà Bảy Vân là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất đi từ miền Bắc vào miền Nam bằng tàu không số. Ảnh vợ chồng TBT Lê Duẩn và bà Bảy Vân khi mới kết hôn năm 1950 (Ảnh: Gia đình cung cấp)Theo nguồn tin từ gia đình, Bà Nguyễn Thuỵ Nga (tên thân mật là Bảy Vân) - phu nhân cố TBT Lê Duẩn đã qua đời ở TP.HCM vào tối qua, 26/10/2018, hưởng thọ 94 tuổi. Bà Bảy Vân thường được mọi người gọi là "người vợ miền Nam" của ông bởi suốt cuộc đời của bà từ khi sau khi kết hôn đều sinh sống ở miền Nam. Bà kết hôn với cố TBT Lê Duẩn vào năm 1950, khi ông Lê Duẩn đang là Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, chịu trách nhiệm lãnh đạo cuộc kháng chiến ở miền Nam.
Cuộc hôn nhân của bà Bảy Vân và cố TBT được mai mối bởi ông Lê Đức Thọ và do chính ông Phạm Hùng làm chủ hôn. Đó là lúc ông Lê Duẩn đã bặt tin gia đình ở miền Trung gần 20 năm trời và chưa biết ngày gặp lại.
Sau khi kết hôn, bà Bảy Vân sinh được 3 người con là: bà Lê Vũ Anh ( đã qua đời ở Liên Xô), ông Lê Kiên Thành và ông Lê Kiên Trung. Nhưng quãng thời gian được sống hạnh phúc bên chồng con của bà rất ngắn ngủi. Năm 1964, vì hoàn cảnh và nhiệm vụ riêng, bà phải gạt nước mắt chia tay chồng, để lại 3 người con ở miền Bắc để vào miền Nam công tác, chấp nhận sống xa chồng suốt phần đời còn lại.
Bà Bảy Vân sinh ra trong một gia đình trí thức trung lưu yêu nước ở Sài Gòn. Ông nội bà bị Pháp chặt đầu vì tham gia phong trào Cần Vương. Cha bà là chủ bút một tờ báo tiếng Pháp. Sau khi cha mất, bà vào chiến khu hoạt động cách mạng.
Trước khi nghỉ hưu, bà Bảy Vân từng là Phó TBT Báo Sài Gòn Giải Phóng. Bà Bảy Vân là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất đi từ miền Bắc vào miền Nam bằng tàu không số.
http://soha.vn/cuoc-doi-ba-bay-van-nguoi-vo-mien-nam-cua-co-tbt-le-duan-20181027103201465.htm
Blg TML
Phần nhận xét hiển thị trên trang