Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

BỆNH SÙNG BÁI NHÂN CÁCH


FB. Dương Hoài Linh - 

Một trong những bệnh phổ biến nhất của các dân tộc chậm tiến là bệnh sùng bái nhân cách. Chính vì biết rõ đặc điểm này nên các chế độ độc tài thường nặn ra lãnh tụ và dùng báo chí, thơ văn, âm nhạc để ca ngợi lãnh tụ, thần tượng hóa nhằm khiến dân đặt niềm tin vào chế độ mà bỏ qua các thiết chế khác.


Người dân Việt Nam thường hay nhận định, đánh giá một chế độ hay cá nhân bằng cảm tính chứ không bằng lý trí. Ví dụ để đánh giá một vị nguyên thủ quốc gia tốt họ thường tập trung vào đạo đức của vị nguyên thủ này. Ông ta thường hay mặc quốc phục ra sao, ông ta hy sinh hạnh phúc cá nhân, không vợ không con để lo cho dân tộc ra sao, ông ta khi chết trong tài khoản chỉ có vài đồng bạc như thế nào, ông ta sống giản dị, ăn uống kham khổ, ở nhà sàn đơn sơ vách nứa...ra sao?

Các chế độ dân chủ không căn cứ vào những điều đó. Bởi lẻ dân là chủ, lãnh đạo chỉ là đầy tớ nên họ chấp nhận những người đầy tớ này có thể có khuyết điểm về đạo đức. Chẳng hạn khi bầu tổng thống đạo đức cũng là một trong những tiêu chuẩn để thu phiếu nhưng không hề quyết định. Cái quyết định chính là 8 điểm ra tranh cử qua tranh luận có thuyết phục được họ hay không? Do đó khi Bill Clinton bị lộ scandal sex dân Mỹ vẫn dễ dàng bỏ qua chứ không có vấn đề "sụp đổ thần tượng" nếu điều đó xảy ra ở Việt Nam.

Và dân Việt vẫn xét một tổng thống nào đó là độc tài hay không độc tài một cách cảm tính. Theo họ tổng thống độc tài là người hung hăng, bê tha hay coi thường phụ nữ hoặc bạ đâu sa thải đó như ông Trump. Họ không hề biết rằng ông Trump có quyền sa thải bộ trưởng ngoại giao vì hiến pháp cho ông cái quyền ấy. Ông sa thải vì nếu chính phủ làm việc không hiệu quả thì ông phải chịu trách nhiệm bởi những bộ trưởng do ông chỉ định. Người Mỹ chỉ nắm kẻ có tóc chứ không nắm kẻ trọc đầu. Còn sa thải như thế nào là do cá tính của ông. Trump chỉ độc tài khi lấn sang các chức năng,quyền hạn của lập pháp và tư pháp. Nhưng những cái đó thì cơ chế tam quyền phân lập, tòa bảo hiến và tối cao pháp viện sẽ không cho ông làm.

Một điều nữa là người Việt không hề căn cứ vào thiết chế xã hội dưới thời một tổng thống nào đó để đánh giá tốt xấu. Một ông tổng thống có đạo đức đến đâu, sống thanh bạch đến đâu nhưng thể chế chính trị một đảng, đàn áp đối lập, tước đoạt tự do của dân cũng là một người xấu. Chẳng hạn về vẻ bề ngoài không ai nghiêm trang và đạo đức hơn Hitler nhưng ông ta lại là một tên sát nhân máu lạnh của nhân loại. Nhưng Franklin Roosevelt, thủ tướng Anh Winston Churchill dù có những biểu hiện xấu về thói quen sinh hoạt nhưng lại là những người đóng góp rất nhiều cho nhân loại.

Do vậy khi đánh giá một nguyên thủ quốc gia đừng bao giờ căn cứ trên thông tin bên ngoài mà không suy xét. Vì điều đó sẽ khiến bạn biến thành nạn nhân của truyền thông. Trong chế độ độc tài vì không chấp nhận đối lập nên báo chí chỉ có một chiều. Với phương châm "nói láo ngàn lần sẽ thành chân lý" nền báo chí đó sẽ khiến bạn nhầm lẫn một kẻ có đầy tham vọng quyền lực là một người tốt, xuất chúng, là thánh nhân. 


Trong khi đó do chấp nhận đối lập nên các vị nguyên thủ quốc gia dân chủ thường cho phép báo chí đối lập nói xấu thoải mái về mình. Và các "con vẹt" nghe báo chí đối lập này tố cũng bắt chước tố theo mà không hề biết rằng nếu báo chí đó không moi những chuyện bịa đặt đó ra thì anh ta cũng không hề biết.

Báo chí có thể nói láo về một vị nguyên thủ quốc gia nào đó nhưng bản hiến pháp và các thiết chế chính trị dưới thời vị nguyên thủ đó sẽ không hề biết nói láo. Do đó một cách lý trí không sợ bị sai lầm chỉ cần lật bản hiến pháp, tìm hiểu chế độ ấy có cho dân tự do dân chủ hay không thì có thể biết ông ta tốt hay xấu mà không bị lừa.

Dưới đây là một mẩu chuyện nhỏ để giúp chúng ta xét đoán các nhân vật lịch sử một cách lý trí chứ không nên sa vào cảm tính.

Hôm qua, hôm nay và ngày mai.

Quá khứ dù có đẹp đến đâu cũng không thể thay thế hiện tại và tương lai.

“Một lớp của trường tiểu học Mỹ có 26 học sinh đặc biệt vì chúng đều có những quá khứ tội lỗi: em thì đã từng tiêm chích, em thì đã vào trại cải tạo, thậm chí có một học sinh nữ trong một năm đã phá thai ba lần. Gia đình đã từ bỏ chúng, các thầy cô giáo và nhà trường cũng coi chúng là đồ bỏ đi. Cuối cùng, lớp học được giao cho cô giáo Phila chủ nhiệm. Ngay ngày đầu tiên của năm học, Phila đã không dọa nạt, ra oai với chúng như những giáo viên trước mà cô nêu ra cho cả lớp một câu hỏi sau: “Cô kể cho các em một số điểm trong quá khứ của 3 ứng cử viên như sau: 

- Người thứ nhất luôn tin vào y thuật của thầy cúng. Ông ấy từng có hai người tình, ông ta hút thuốc và nghiện rượu trong nhiều năm liền. Người thứ hai đã từng bị đuổi việc hai lần. Ngày nào ông ta cũng ngủ đến trưa, tối nào cũng uống một lít rượu brandy và cũng từng hút thuốc phiện. Người thứ ba từng là anh hùng trong chiến đấu. Ông ta luôn giữ thói quen ăn kiêng, không hút thuốc, thỉnh thoảng mới uống rượu, thường uống bia nhưng không uống nhiều. Thời thanh niên chưa từng làm gì phạm pháp”. 

Cô hỏi cả lớp trong 3 người, ai sau này sẽ cống hiến nhiều nhất cho nhân loại. 

Các em học sinh đồng thanh chọn người thứ 3, nhưng cô giáo làm cho cả lớp kinh ngạc khi trả lời: 

- “Các em thân mến, cô biết chắc chắn các em sẽ cho rằng chỉ có người thứ ba mới có thể cống hiến được nhiều cho nhân loại. Nhưng các em đã sai rồi đấy. Ba người này là những nhân vật nổi tiếng trong thế chiến thứ 2: Người thứ nhất là Franklin Roosevelt, tuy tàn tật nhưng ý chí kiên cường, ông đảm nhận chức vụ tổng thống Mỹ trong bốn nhiệm kỳ liên tiếp. Người thứ hai là Winston Churchill, thủ tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Anh. Người thứ ba là Adolf Hitler, con ác quỷ phát xít đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người dân vô tội”.

Khi cô nói xong, tất cả học sinh đều ngây người nhìn cô và như không tin nổi những gì chúng vừa nghe thấy. Cô giáo nói tiếp: 

-“Các em có biết không, những điều mà cô nói về ba nhân vật này là quá khứ của họ. Còn sự nghiệp sau này của họ, là những việc mà họ đã làm sau khi họ thoát ra khỏi cái quá khứ đó. Các em ạ, cuộc sống của các em chỉ mới bắt đầu, vinh quang và tủi nhục trong quá khứ chỉ đại diện cho quá khứ. Cái thực sự đại diện cho cuộc đời một con người chính là những việc làm ở hiện tại và tương lai. Hãy bước ra từ bóng tối của quá khứ, bắt đầu làm lại từ hôm nay, cố gắng làm những việc mà các em muốn làm nhất trong cuộc đời mình, các em sẽ trở thành những người xuất chúng…

Sau khi những học sinh này trưởng thành, rất nhiều người trên cương vị công tác của mình đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào: Có người trở thành bác sĩ tâm lý, có người trở thành quan tòa, có người trở thành nhà du hành vũ trụ. Điều đáng nói là, Robert Harrison, cậu học sinh thấp nhất và quậy phá nhất lớp, giờ đây trở thành giám đốc tài chính trẻ nhất của phố Wall”.

Trong cuộc đời của con người, mỗi ngày đều có thể là một sự bắt đầu mới mẻ và hướng thiện, những vinh quang và tủi nhục của ngày hôm qua đều trở thành dĩ vãng. Chỉ cần bạn thực sự chịu trách nhiệm với bản thân, chịu trách nhiệm với tương lai, tích cực nỗ lực để gia nhập vào đội ngũ những người cầu tiến, ngày mai chắc chắn bạn sẽ thành công.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhật Bản dừng cấp ODA cho Trung Quốc


Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (phải) và người đồng cấp Trung Quốc 
Lý Khắc Cường ở Tokyo hồi tháng 5



Văn Khoa
Thanh Niên
06:30 - 24/10/2018

Chính phủ Nhật Bản ngày 23.10 thông báo quyết định không tiếp tục cung cấp vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Trung Quốc từ năm tới, sau 40 năm thực thi chính sách này.

Phát biểu với các phóng viên, Bộ trưởng Tài chính Nhật Taro Kono cho hay ODA có thể không còn cần thiết nữa đối vớiTrung Quốc, xét từ trình độ kinh tế của nước này, theo Kyodo News. 

Tương tự, Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga khẳng định ODA dành cho Trung Quốc từ năm 1979 đã “hoàn thành vai trò” sau khi nước này đạt tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển công nghệ nổi bật.

Đến nay, Tokyo cung cấp cho Bắc Kinh nguồn vốn ODA tổng cộng 32,4 tỉ USD để thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nhân đạo và bảo vệ môi trường, nhưng Trung Quốc hiện đã vượt qua Nhật, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. 


Nhật dừng cung cấp vốn vay với lãi suất thấp, một phần lớn trong ODA dành cho Trung Quốc, từ tháng 4.2007, nhưng vẫn tiếp tục viện trợ cho các dự án tương đối nhỏ như chống ô nhiễm không khí và phòng ngừa bệnh truyền nhiễm. 

Quyết định mới nhất được đưa ra trong thời điểm hai quốc gia đánh dấu 40 năm ký hiệp ước hữu nghị và hòa bình song phương, cho thấy Nhật muốn xúc tiến một mô hình hợp tác kinh tế kiểu mới với Trung Quốc, Kyodo News dẫn lời giới quan sát nhận định.

Theo các nguồn tin, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ nêu vấn đề mô hình hợp tác kinh tế mới khi gặp người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh vào ngày 26.10. 

Dự kiến, ông Abe sẽ thăm Trung Quốc trong 3 ngày, bắt đầu từ 25.10. Đây sẽ là chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Trung Quốc của một nhà lãnh đạo Nhật kể từ tháng 12.2011. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Nghệ thuật giúp cho con người hướng thiện?


Thanh niên “vỡ òa đón sao”
Chu Mộng Long: Nghệ thuật dẫu là đạt đến cái đẹp thuần khiết đi nữa thì sự vươn đến thiện ác còn tùy người thưởng thức. Kẻ phàm phu mà thưởng thức nghệ thuật, nói như Nguyễn Hưng Quốc, khác nào bọn Mã Giám Sinh yêu Thúy Kiều, hậu quả là biến Thúy Kiều thành con đĩ.
Một con hát triết luận về âm nhạc. Rằng âm nhạc mang cái đẹp đến cho cuộc sống, rằng cái đẹp lay động lòng người, làm cho con người hướng thiện. Thứ triết luận mỏng môi này đầy rẫy trong các sách mỹ học, lý luận nghệ thuật ở Việt Nam. Nó ngớ ngẩn, nhưng nhiều nhà báo bênh vực cho con hát lại tin như thật và dẫn đi dẫn lại như là chân lý vậy.
Sự thật, xưa nay trên thế giới chưa có ai lý luận như thế. Là bởi các giáo sư tiến sĩ Việt Nam chộp giật rồi viết bậy vào sách của mình làm cho cái con hát kia và đám nhà báo nọ tưởng đó là tri thức thứ thiệt.
Các triết gia Hy Lạp cổ nói nhiều nhất về âm nhạc và cái đẹp. Không ai trong số các nhà thông thái ấy quan niệm âm nhạc hay cái đẹp đơn giản như vậy. Phái Pythagoras xem những bản hòa âm của âm nhạc là toán học, rằng các thanh âm hòa điệu được phát ra từ những dây đàn có các số đo được xác định bằng các tỷ lệ chuẩn mực, được coi như là sự thiên khải của tôn giáo. Có nghĩa là Pythagoras xem âm nhạc hay cái đẹp là những mẫu mực tinh thần, và sự mẫu mực ấy thuộc về thần thánh. Phái Plato cũng không xem cái đẹp nằm trong thường nghiệm của tri giác mà thuộc siêu nghiệm khi con người vươn đến tinh thần siêu việt. Ngay cả người được nhắc đến như một ông tổ của phái duy vật là Aristotle cũng không xem cái đẹp như là cái tự nhiên của đời sống. Nghệ thuật là sự mô phỏng (mimesis), nhưng nó luôn đẹp hơn tự nhiên (anh hùng ca, bi kịch) hoặc xấu hơn tự nhiên (hài kịch).
Trong sự vươn đến trí tuệ siêu việt, thậm chí mô phỏng đẹp hơn hay xấu hơn tự nhiên, không có chuyện nghệ thuật bao giờ cũng lay động lòng người, làm cho con người hướng thiện. Nếu thế thì Plato đã không đòi đuổi các nhà thơ ra khỏi vương quốc cộng hòa lý tưởng của ông, và Aristotle đã không phân biệt sự cao cả, trật tự của nghệ thuật đỉnh cao và sự tầm thường thấp kém của loại nghệ thuật phàm tục.
Trong suốt chiều dài lịch sử từ cổ đại vắt qua ngàn năm trung đại rồi Phục hưng, Khai sáng và cho đến nay, mặc dù nghệ thuật thay đổi với nhiều dạng thức khác nhau, nhưng xấu có tốt có chứ không có chuyện nghệ thuật là đẹp, là hướng thiện. Kant phản bác thứ nghệ thuật thực dụng thứ cấp gây hại cho người xem hơn là giáo dưỡng tinh thần. Hegel cũng không tin nghệ thuật là cứu cánh giúp cho con người thoát khỏi vô minh, trừ phi đó là nghệ thuật đạt đến sự hoàn mỹ của tinh thần tuyệt đối như Plato đã nói.
Đáng chú ý là Nietzsche, dù lấy thần Dionysus với sự say sưa làm cảm hứng, nhưng ông vẫn lấy thần Apollo là mẫu mực để điều chỉnh cảm hứng và vươn đến tinh thần siêu việt. Ông khinh bỉ thứ nghệ thuật chạy theo thị hiếu tầm thường: trong những nền văn minh suy tàn, nghệ thuật tước bỏ ý chí, niềm tin của con người, là thứ ma túy đầu độc con người. Sau Nietzsche, chẳng còn ai huyễn tưởng nghệ thuật là cái đẹp, là phương tiện hay cứu cánh cho sự hướng thiện. Nghệ thuật có thể là một bông hoa tươi thắm nhưng cũng có thể là cái bô tiểu, có thể là thần tiên nhưng cũng có thể là ma quỷ.
Ngay đối với truyền thống Việt, cha ông ta cũng từng phân làm hai loại nghệ thuật, loại đáng thờ (chân thực và đẫm chất nhân sinh) và loại không đáng thờ (loại chỉ dành cho sự tiêu khiển hoa mỹ, lừa dối). (Nguyễn Văn Siêu).
Nhà thờ dòng Mến ở Thủ Thiêm hàng tuần vẫn có nhạc giao hưởng cho các con chiên ngoan đạo. Đó có thể là nghệ thuật hướng thiện, dù theo Nietzsche, mới chỉ là sự cứu rỗi, chưa phải là thứ nghệ thuật mang lại sức mạnh của ý chí, niềm tin. Nhưng dẹp nhà thờ này đi và thay vào đó nhà hát với 1.700 chỗ ngồi chỉ có thể là thứ nghệ thuật trọc phú, ô hợp, hát trên xương máu của người nghèo.
Nói nghệ thuật làm lay động lòng người có thể đúng. Bởi không ít thanh thiếu niên mê mẩn thứ nghệ thuật mà các con hát ru ngủ chúng, đến mức la hét, khóc lóc và sẵn sàng bò ra hôn ghế liếm ghế các thần tượng mà chúng gọi là “sao”. Nhưng nói nghệ thuật làm cho con người hướng thiện thì sai bét. Hướng thiện theo cách bỏ học vào vũ trường tiêm chích và hoan lạc, trong lễ hội âm nhạc điện tử vừa rồi, chúng dùng thuốc lắc, nhảy nhót tưng bừng và sốc thuốc đến chết mấy mạng người?
Đó là chưa nói thứ nghệ thuật cổ vũ giết người. Một bản nhạc, một bài thơ sắt máu do mấy nghệ sĩ hiếu chiến làm ra đã từng thúc giục đồng loại giết nhau, tàn sát nhau mà nhầm tưởng là anh hùng!
Này mấy ông giáo sư tiến sĩ dỏm. Này mấy ông bà nhà báo tỏ ra hiểu biết nghệ thuật. Hãy đọc và suy nghĩ, đừng chộp giật vài câu của người ta rồi tỏ ra hiểu biết. Mà nếu không đọc hiểu được sách thì hãy chống mắt lên mà xem cái thực tiễn nghệ thuật hiện nay nó đã hủy hoại tính cách dân tộc như thế nào. May mà trong sự hủy hoại đó, đa số nhân dân đã tỉnh ra và tự giải thoát bằng sự tẩy chay hoặc bằng tiếng cười chế giễu. Tôi dẫn cho các vị nguyên văn một đoạn K. Marx nói về thứ nghệ thuật của “Chủ nghĩa xã hội phong kiến” – từ dùng của chính K. Marx về một chủ nghĩa xã hội mà chủ nhân là bọn “quý tộc tinh hoa” hay bọn trọc phú đang lên:
“Các ngài quý tộc ấy đã giơ cao cái bị ăn mày lên làm cờ để lôi kéo nhân dân đi theo. Nhưng nhân dân vừa đi theo các ngài thì đã trông thấy ngay những huy chương phong kiến cũ đeo sau lưng các ngài , họ đã liền tản đi và phá lên cười một cách ngạo mạn” (Marx-Engels toàn tập, TậpVI, tr. 547, Mega).
Cái bản nhạc giới “quý tộc tinh hoa” đó làm ra nghe có giống nhạc giao hưởng ăn mày ngàn tỉ của dân mà các ngài đòi mang ra phục vụ cho dân không?
Đó là tôi chưa nói, nghệ thuật dẫu là đạt đến cái đẹp thuần khiết đi nữa thì sự vươn đến thiện ác còn tùy người thưởng thức. Kẻ phàm phu mà thưởng thức nghệ thuật, nói như Nguyễn Hưng Quốc, khác nào bọn Mã Giám Sinh yêu Thúy Kiều, hậu quả là biến Thúy Kiều thành con đĩ. Không tin hãy hỏi cái bọn “tinh hoa quý tộc” chơi tranh vừa rồi. Chúng mới chỉ xem chữ ký của chúng đẹp hơn tranh họa sĩ vẽ là còn may. Chúng cậy tiền mà ỉa bậy vào đó cũng đành chịu!
Tháng 10 năm 2018
Chu Mộng Long
Khi “tinh hoa quý tộc” chơi tranh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“BẢO VỆ CÁN BỘ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG” LÀ BẢO VỆ CÁI GÌ?



Hoàng Hải Vân
17-10 l-2018

Đọc tin Thành ủy TP.HCM chuẩn bị kế hoạch bảo vệ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo trên không gian mạng, tôi nghĩ mãi không biết họ bảo vệ như thế nào và bảo vệ cái gì.

Lâu nay chỉ nghe nói các yếu nhân, do những trọng trách quốc gia họ phải gánh vác nên được bảo vệ, như bảo vệ an ninh (tránh bị ám sát, tránh bị phiền nhiễu, giữ bí mật về hành tung…), bảo vệ sức khỏe. Họ được các cận vệ và bác sĩ theo sát, được hệ thống an ninh và các chuyên gia y tế-ẩm thực phòng ngừa các rủi ro, khi đến nơi có chiến sự họ còn được quân đội hộ tống. Những yếu nhân như vậy trong một đất nước không có nhiều và trên thế giới hầu như không có nước nào bảo vệ họ trên “không gian mạng” cả (trừ những nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, Iran… tôi không biết). Trên không gian mạng, không có ai làm hại họ về an ninh và sức khỏe, trừ phi họ tự chuốc lấy.

Trên không gian mạng, chỉ có trẻ em cần được bảo vệ, bằng cách giới hạn thời gian sử dụng internet và hướng dẫn chúng được làm cái này, không được làm cái kia. Một yếu nhân như Tổng thống Trump của nước Mỹ, người ta cũng chỉ thấy ông ấy tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng các tài khoản twitter và facebook để tự vệ “dĩ độc trị độc”.

Tôi cũng không nghe nói lãnh đạo cấp cao của nước ta được “bảo vệ trên không gian mạng”. Các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ai cũng bị một số trang mạng chỉ trích, thậm chí bêu riếu, bôi nhọ. Một số vị bị bêu riếu nhiều đến mức, nếu các vị đó đọc thì sẽ vuốt mặt không kịp, nhưng nói chung hình như chẳng có “xi nhê” gì đối với các vị. Làm chính trị thì phải đối mặt với các chỉ trích, chỉ trích nào đúng thì nên tiếp thu. Còn bị chỉ trích sai hay bị vu khống, bôi nhọ thì cần có bản lĩnh “thiệt vàng không sợ gì lửa”.

Trong một nhà nước pháp quyền, việc ngăn chặn tình trạng vu khống, bôi nhọ là để cho toàn dân không ai trở thành nạn nhân của tình trạng đó, chứ không phải ngăn để bảo vệ riêng lãnh đạo, lãnh đạo chỉ có thể được hưởng một môi trường lành mạnh mà toàn dân cùng được hưởng, nếu không thì sẽ rơi vào tình trạng đặc quyền đặc lợi. Hy vọng rằng các vị lãnh đạo cấp cao của đất nước biết tránh càng xa càng tốt việc ban hành các chính sách tạo đặc quyền đặc lợi cho thành phần của mình mà đẩy rủi ro cho toàn dân hứng chịu.

Ở tầm quốc gia còn chưa ai dám, thì hà cớ gì lãnh đạo TP.HCM lại muốn sử dụng lực lượng quân đội và công an thiết lập hệ thống đặc quyền đặc lợi để bảo vệ riêng cho họ trên không gian mạng ?

Trong tình hình bất kỳ ai cũng có thể bị vu khống, bôi nhọ trên không gian mạng thì thiết lập một hệ thống để bảo vệ riêng cho một nhóm người không những vừa vô cùng tốn kém và không có hiệu quả mà còn đẩy toàn thể dân chúng còn lại vào vòng rủi ro. Sự tốn kém để duy trì hệ thống vô duyên không hiệu quả này có khi còn gấp nhiều lần chi phí dùng để xây … nhà hát giao hưởng.

Nếu lãnh đạo TP.HCM tự cho mình là những đứa trẻ 😝 cần được bảo vệ trên không gian mạng thì hãy tự thực hành một số việc sau đây :

1- Không tham nhũng, không hối lộ, không phục vụ cho các nhóm lợi ích, không gái trai đồi trụy. Trong sạch thì chẳng sợ gì bị chỉ trích.

2- Không truy cập vào những trang web khiêu dâm và các địa chỉ đen trên mạng, cái này rất có hại cho sức khỏe tâm thần. 😛

3- Nhờ các chuyên gia công nghệ thông tin hướng dẫn các thủ thuật tự bảo mật để tránh bị hack nhằm khỏi mất tài khoản email, mạng xã hội, mất dữ liệu làm việc và mất tiền trong thẻ tín dụng.

4- Nếu như bị vu khống, bôi nhọ, bị kiểm soát đời tư… thì hãy chờ cho khi nào toàn dân được an toàn các vị sẽ được an toàn.

Một đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, tự do kinh doanh sẽ kéo theo tự do chính trị. Chấp nhận một đất nước như vậy thì phải chấp nhận sống chung với những rủi ro mà quá trình tự do hóa mang lại. Những rủi ro đó là bé hơn rất nhiều so với những thành tựu mà quá trình tự do hóa đem đến. Ai cứ khư khư muốn giữ an toàn cho mình và đẩy rủi ro qua cho dân thì không đủ tư cách làm lãnh đạo.

HOÀNG HẢI VÂN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hà Nội: CƯỚP ĐẤT KHAI HOANG CỦA DÂN, RỒI BÁN CHO ĐẠI GIA



Hà Nội: Hơn 300 hộ dân 
bỗng dưng "mất nhà" vì... tấm bản đồ

Hoàng Lan
Dân Việt
14/09/2018 

(Dân Việt) Sau 33 năm nỗ lực khai hoang, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, hơn 300 hộ dân thôn Minh Tân (xã Minh Trí, Sóc Sơn, Hà Nội) bỗng “trắng tay” khi được biết toàn bộ đất đai, tài sản của họ bất ngờ nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ, không được phép cấp sổ đỏ. 


Cả thôn bỗng nhiên bị “xóa sổ”

Từ năm 1982, hơn 200 hộ dân tại 5 xã Kim Lũ, Xuân Thu, Tân Hưng, Bắc Phú, Minh Trí đã được UNBD huyện Sóc Sơn phát động phong trào lên khu kinh tế mới Đồng Đò để khai hoang, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.

Sau đó, thôn Minh Tân được thành lập hệ thống chính trị gồm: Chi bộ, Trưởng thôn, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp.
 
Năm 1985, khi người dân mới lên lập khu kinh tế mới Đồng Đò (thôn Minh Tân, xã Minh Trí, Sóc Sơn, HN) còn là vùng đấy hoang sơ (ảnh người dân cung cấp)

Sau nhiều năm ăn đói, mặc rét, chịu sự hành hạ của những cơn sốt rét ác tính, người dân khu kinh tế mới Đồng Đò đã trồng lên những vạt rừng xanh tốt với hàng trăm nóc nhà nằm xen kẽ, tạo ra một vùng nông thôn mới trù phú, đẹp như “Đà Lạt của Sóc Sơn”. Nhiều năm qua, các hộ dân sinh sống nơi đây vẫn đóng thuế nông nghiệp, thuế sử dụng đất ở theo đúng quy định nhà nước.

Hơn 30 năm sau, cuộc sống đang từng ngày khởi sắc, nhiều gia đình có đến 3 – 4 thế hệ được sinh ra, lớn lên, an cư, lạc nghiệp trên mảnh đất mà cha ông đã đổ mồ hôi gây dựng. Bỗng một ngày, người dân Minh Tân nhận được tin cả vùng đất ở, đất rừng của khu Kinh tế mới Đồng Đò xưa, Minh Tân nay đã nằm gọn trong vùng quy hoạch rừng phòng hộ. Chỉ với một vài nét vẽ của bản đồ quy hoạch, hơn 300 nóc nhà đột nhiên bị “xóa sổ”, người dân thấy mình như những “đứa con hoang”, bị bỏ rơi bên rìa thành phố.

“Tôi làm trưởng thôn Minh Tân từ năm 2003, trước đó là công an viên xã Minh Trí, nhưng đến tận năm 2018, tôi mới được biết có tấm bản đồ quy hoạch rừng phòng hộ “phủ kín” toàn bộ khu dân cư đi làm kinh tế mới, đã tồn tại từ năm 1985”, ông Nguyễn Đình Cường, trưởng thôn Minh Tân nói.

Bà Dương Thị Lỡ, cũng sống tại Minh Tân từ năm 1985, thời điểm thành lập khu kinh tế mới, run run chìa ra nhiều bức ảnh về cuộc sống kham khổ thời ấy. “Người có trước, rừng có sau. Thuở đó khu này toàn sim, lau, lách, làm gì có rừng. Dân chúng tôi đổ mồ hôi nước mắt bao năm, nay bỗng dưng không có một cái gì sở hữu cả”.
 
Người dân Thôn Minh Tân bức xúc vì bỗng nhiên nhà cửa, đất đai họ khai hoang, gây dựng suốt 30 năm qua bỗng nhiêm nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ.

Sự “lạ lùng” trong việc vẽ bản đồ quy hoạch rừng phòng hộ đã khiến hơn 300 hộ dân thôn Minh Tân rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười”. Nhiều gia đình 4 thế hệ vẫn buộc phải ở chung một nhà, vì không thể xây dựng thêm nhà mới trên vùng đất rừng phòng hộ.

“Con cháu lập gia đình, không thể ra riêng vì cứ xây là cán bộ xã, huyện, xuống lập biên bản, nói rằng chúng tôi xây dựng trái phép tại khu vực rừng phòng hộ”, ông Nguyễn Đình Trang, người dân thôn Minh Tân cho biết.

Tương tự ông Nguyễn Mạnh Hùng (người dân thôn Minh Tân) bức xúc về việc không thể vay vốn phát triển sản xuất, do không có giấy tờ sở hữu hợp pháp về đất ở, đất làm nông nghiệp. “Hồi đó chính quyền huyện Sóc Sơn bảo chúng tôi cứ đi làm kinh tế mới, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Họ nói chúng tôi sẽ được quan tâm, đầu tư, nhưng bây giờ bỏ rơi chúng tôi như con hoang vậy”, ông Hùng bức xúc.

Quy hoạch có sai sót?

Trao đổi với phóng viên NTNN/Dân Việt, ông Dương Văn Nhuận, Chủ tịch UBND xã Minh Trí khẳng định: “Đúng là ở đây (thôn Minh Tân – PV) dân có trước, rừng có sau. Bản đồ quy hoạch rừng phòng hộ nằm trùm lên khu dân cư”.

Theo Chủ tịch xã Minh Trí, sai sót có lẽ bắt đầu từ giai đoạn 1990-1993, khi có cán bộ về đo vẽ bản đồ rừng phòng hộ, song chính quyền xã “vì nhiều lý do chưa chủ động” trong công tác dẫn đạc (dẫn người đi đo vẽ bản đồ). Ông Nhuận cũng thông tin về việc năm 1998, có quy hoạch về rừng phòng hộ Sóc Sơn, song “người dân không được thông báo”. 


Bản đồ quy hoạch rừng phòng hộ xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội bỗng nhiên 
xuất hiện, trùm lên cả khu dân cư đã tồn tại từ nhiều năm.

Vì sao một tấm bản đồ quy hoạch xuất hiện có hàng chục năm mà tất cả người dân trong khu vực quy hoạch đều không được biết, đây thực sự là điều khó hiểu.

Trao đổi với phóng viên, đại diện chính quyền huyện Sóc Sơn thừa nhận có sự bất thường trong việc vẽ bản đồ quy hoạch rừng phòng hộ: “Bản đồ vẽ năm 2008, khu dân cư làm kinh tế mới có từ năm 1985, song điều lạ lùng là trên bản đồ, toàn bộ khu dân cư biến thành rừng phòng hộ”.

Trong văn bản gửi tới phóng viên, huyện Sóc Sơn lại quy trách nhiệm cho xã “không dẫn đạc đo bản đồ địa chính”. Tuy nhiên, khi được hỏi trách nhiệm của huyện tới đâu, khi để cho tấm bản đồ tồn tại suốt 10 năm, dù biết nó trùm lên khu dân cư của những người đi làm kinh tế mới từ năm 1985, đại diện chính quyền huyện Sóc Sơn không trả lời.

Theo nhận định của ông Nguyễn Đình Cường, trưởng thôn Minh Tân, có thể do khu vực này được thiên nhiên ưu đãi, cộng với nỗ lực vun trồng của người dân Minh Tân hơn 30 năm qua, tạo ra những cánh rừng xanh mướt trải dài khiến khung cảnh nơi đây đẹp như “Đà Lạt của Sóc Sơn”, nên tấm bản đồ kia mới xuất hiện. (?)

Ông Cường bảo, vài năm trước ông nghe nói về một doanh nghiệp muốn vào khu vực này xây khu du lịch sinh thái, song đợi quá lâu nên đã “bỏ chạy”.

“Đến giờ phút này, bản thân tôi và hàng trăm hộ dân ở đây chỉ mong mỏi chính quyền địa phương không lãng quên chúng tôi, không biến người dân Minh Tân thành “con hoang” trên chính mảnh đất mà chúng tôi đã đổ mồ hôi, nước mắt để khai hoang, xây dựng suốt hơn 30 năm qua”, Trưởng thôn Minh Tân nói.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thế giới kỳ quặc của những Kim Jong-un giả

Bạn có thể có liên hệ khác tuỳ theo hiểu biết và óc tưởng tượng!

 

baomai.blogspot.com
Kim Jong-un chiếm vị trí đáng kể trên các dòng tin chính trong 2018, từ chuyện đe dọa hạt nhân, cãi cọ khẩu chiến với Donald Trump, cho tới ký kết các thỏa thuận hòa bình.

Nhưng mỗi khi Kim xuất hiện trong các dòng tin chính thì có hai người sẽ luôn chuẩn bị sẵn sàng đón nhận các cuộc điện thoại, theo David Cox.

baomai.blogspot.com
Howard và Minyong

Howard X, một người chuyên diễn trào phúng chính trị sống tại Hong Kong, và Minyong Kim sống tại Seoul, người có nghệ danh là Dragon Kim, là hai thành viên trong cái mà họ gọi là Liên hiệp những người đóng giả Kim Jong-un.

Trong sáu năm qua, hai người này đã kiếm được tiền từ việc đóng giả nhà lãnh đạo Bắc Hàn, với mức thu nhập tới 10.000 bảng một ngày, họ cho biết, với các công việc từ đóng vai trong các video game, khai trương khu mua sắm, cho tới việc biểu diễn giải trí cho các bữa tiệc sinh nhật của giới tỷ phú.

baomai.blogspot.com
  
"Bất kỳ khi nào Kim Jong-un làm việc gì đó, như là cho thử tên lửa, hay gọi Trump là một "gã lẩm cẩm", thì điện thoại tôi sẽ đổ chuông, có việc," Howard nói. "Luôn luôn là phút chót, đôi khi chỉ gọi báo trước 24 giờ. Mà có thể là làm bất kỳ điều gì."

baomai.blogspot.com
Howard X đóng giả Kim Jong-un


Minyong đang đàm phán với hãng Kentucky Fried Chicken về việc quay một quảng cáo thương mại mới, trong lúc Howard thì vừa được thuê xuất hiện tại một sự kiện ở Macau cùng với nhũng người đóng giả Trump và Putin. "Họ có một chiếc bánh làm thành hình nụ cười rất lớn, ba chúng tôi sẽ cắt nó ra," anh nói.

Khi Kim Jong-un lần đầu tiên lên nắm quyền vào 2/2011, Minyong vẫn đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Nam Hàn.

baomai.blogspot.com  

"Thực sự là rất stress," anh nhớ lại. "Mỗi khi Kim Jong-un làm gì, nói gì, là mọi người, cả cấp trên lẫn cấp dưới, đều đến tôi mà nói, 'Tất cả là bởi vì anh, anh trông giống ông ta.”

Kết thúc thời gian làm nghĩa vụ quân sự, anh quyết định thử đóng giả nhà lãnh đạo Bắc Hàn.

Trong dịp lễ Halloween, anh đã thuyết phục được một thợ cắt tóc địa phương xén cho anh kiểu tóc trứ danh Kim Jong-un, mua một bộ vét màu đen rẻ tiền và đi tới khu quận Hongdae bóng bảy của Seoul.

baomai.blogspot.com  

Rất nhanh chóng, anh phát hiện ra mình trở thành tâm điểm.

"Có hàng ngàn người tới chụp ảnh cùng tôi, và sang ngày hôm sau thì tôi xuất hiện tràn ngập trên truyền hình," anh nói. "Chỉ trong một tháng, tôi đã có các công ty mời đóng phim quảng cáo."

baomai.blogspot.com
MINYONG KIM

Howard cũng có vụt nổi tiếng sau một đêm, tương tự vậy. Đó là khi anh đăng hình anh đóng giả làm ông Kim lên mạng Facebook vào ngày nói dối 1/4. Các bức ảnh lan truyền chóng mặt, mở đầu cho sự nghiệp. Thế nhưng anh gặp khó khăn trong việc cắt tóc cho đúng kiểu.

"Đầu tiên thì khá là khó bởi cực ký khó tìm ra một bức hình chụp phía sau đầu ông ấy. Nhưng tôi đã tìm hiểu, in ra rất nhiều ảnh, đưa đến cho một người thợ cắt tóc địa phương và sau khi làm thử, anh ấy đã hoàn thiện kiểu tóc. Bây giờ anh ấy là người cắt tóc thường xuyên cho tôi," anh nói.

"Nhưng anh ấy cũng phải điều chỉnh cách thường cắt để sao cho trông tôi có vẻ lố bịch - rõ ràng là điều đó đi ngược lại quy tắc cắt tóc phải đẹp."

baomai.blogspot.com  

Nhìn ra thì hai người đóng giả này có những cách tiếp cận rất khác nhau.

Minyong, vốn mơ được trở thành diễn viên kể từ khi còn tuổi teen nhưng sau theo học đại học ngành kinh tế, có biệt tài bắt chước giọng. Anh nói giả một cách hoàn hảo ngữ điệu và cách nói của Kim Jong-un.

baomai.blogspot.com
  
Howard, lớn lên ở Australian và không biết nói tiếng Triều, thì không ngại ngần gì trong việc khiêu khích thiên hạ. Những màn chọc cười của anh có thể là đặt những câu hỏi gây sốc cho người Singapore như "Nhà độc tài nào trông bảnh hơn, tôi hay thủ tướng của quý vị?" khi anh dự buổi khai trương một nhà hàng, cho tới vào vai trong bộ phim âm nhạc do ban nhạc Nga Little Big, trong đó anh đem lòng yêu thương và ngủ với một trái bom hạt nhân.

baomai.blogspot.com  

"Là người đóng giả một kẻ xấu thì bạn có thể làm những thứ mà chẳng hạn như người đóng giả Obama sẽ không bao giờ làm,"

Howard nói. "Cho nên tôi chả có giới hạn gì hết. Tôi có thể nói bất kỳ điều gì sai trái về mặt chính trí, gây công phẫn cho mọi người, nhưng mà phải buồn cười, bởi vì nó đến từ nhân vật Kim Jong-un."

baomai.blogspot.com
Howard X tại Olympics Mùa đông 2018

Trong Thế vận hội Mùa đông năm nay, anh khiến đoàn Bắc Hàn tức điên khi xuất hiện ở các địa điểm khác nhau ngay trước nhóm hoạt náo viên của họ, vẫy cờ Bắc Hàn. Anh cuối cùng đã bị áp tải ra khỏi nhà thi đấu khúc côn cầu trên băng.

"Tôi không hiểu lúc đó họ nói gì, nhưng người phiên dịch sau đó nói với tôi rằng họ hét lên, 'Sao anh dám làm thế,'" Howard nhớ lại. "Chế độ độc tài thì không biết cảm nhận sự hài hước."

Không phải chỉ người Bắc Hàn mới không cảm nhận được khía cạnh hài hước. Minyong đã bị các nhân viên thiện nguyện Nam Hàn, những người giúp người tị nạn Bắc Hàn, chỉ trích.

"Họ lo rằng với việc chúng tôi làm, mọi người sẽ nhìn nhận Kim Jong-un với thái độ thiện cảm hơn," anh nói. "Họ nói đó sẽ là sự sỉ nhục cho những người đã đào thoát khỏi Bắc Hàn và phải chịu đựng dưới chính quyền ông ta."

Việc đóng giả nhà độc tài cũng đi kèm với những rủi ro.

baomai.blogspot.com
Ông Kim Jong-un thật hồi 9/2017

Trong một chuyến đi tới New York, Minyong đã suýt bị một người dân tấn công bởi tưởng anh là nhà lãnh đạo Bắc Hàn thật. May mà có các bạn anh, những người đóng giả là vệ sỹ của Kim Jong-un, giải cứu.

Thêm nữa, Minyong nói việc anh ngày càng trở nên nổi tiếng ở châu Á khiến anh trở thành tâm điểm chú ý của lực lượng tình báo Bắc Hàn.

"Một hôm, tôi thấy tài khoản email cá nhân của mình bị hack," anh nhớ lại. "Password của tôi thì khác phức tạp, tôi không bao giờ đổi cả. Tôi kiểm tra địa chỉ IP lần cuối đăng nhập vào tài khoản của mình, và thấy nó nằm đâu đó ở Trung cộng. Tôi đã báo việc này cho cơ quan tình báo quốc gia, và họ nói rằng đó là do các điệp viên Bắc Hàn."

Minyong nói anh đã có lúc nghĩ chuyện bỏ việc này, theo đề nghị của gia đình và bạn bè.

Vào 2014, truyền hình Nam Hàn tường thuật rằng Bắc Hàn cảnh báo bất kỳ ai đóng giả Kim Jong-un đều sẽ bị trừng phạt. Nhưng Minyong thấy anh không thể quay lưng lại với tiền bạc và sự quan tâm của truyền thông được.

Cho nên thay vào việc từ bỏ, anh cố gắng tránh gây chú ý bằng cách tránh nói những gì quá đà về mặt chính trị.

baomai.blogspot.com

Tôi thấy rằng nếu tôi làm việc này và phản đối các chính sách của ông Kim Jong-un, nói xấu về ông ấy, thì có lẽ tôi sẽ bị giết chết hoặc bị bắt cóc," anh nói.

Howard thì lại tỏ ra chẳng quan ngại gì về những nguy cơ như vậy. Bắc Hàn sẽ chẳng thể làm được gì anh, anh nói.

"Cú đánh trả sẽ là quá sức cho họ. Tôi thực sự thất vọng bởi email của Minyong bị hack chứ không phải tôi, bởi tôi còn làm nhiều hơn anh ấy nhiều trong việc sỷ nhục nhà lãnh đạo Bắc Hàn."

baomai.blogspot.com
  
Howard quan ngại hơn về việc Minyong thường sẵn lòng diễn với mức giá rẻ hơn nhiều, khiến anh cũng phải giảm theo, thiệt cả thu nhập. Minyong đôi khi ăn mặc giống như Kim Jong-un rồi ra phố vào buổi tối ở Seoul, ngay cả khi không được trả tiền.

"Khi đi vào trung tâm, tôi thường ăn mặc như Kim Jong-un. Vì tôi quá nổi tiếng nên tôi thậm chí còn không cần mang ví theo," Minyong nói. "Các chủ quán bar luôn mời tôi ăn uống miễn phí, mọi người mua đồ ăn, đồ uống mời tôi, và tôi được vào cửa miễn phí, không phải xếp hàng ở tất cả các quán nổi tiếng."

Tuy nhiên, Howard không thích vậy. "Tôi từ chối những thứ như thế việc làm miễn phí như thế sẽ làm rẻ rúng đi công việc đóng giả của mình," anh nói. "Tôi muốn đô la."

baomai.blogspot.com
Howard và một người đóng giả Donald Trump đi với nhau trên đường phố Singapore

Howard có một đồng minh là bạn gái lâu năm của Minyong. Cô ghét cay ghét đắng việc bạn trai đóng giả làm Kim Jong-un, và bắt đầu hạn chế việc anh xuất hiện trước đám đông.

"Tôi ưa mặc đồ như Kim Jong-un mỗi ngày, nhưng bạn gái tôi rất ghét kiểu tóc đó," Minyong thừa nhận.

baomai.blogspot.com
  
"Cô ấy phàn nàn suốt mỗi khi tôi cắt tóc. Cô ây cũng ghét cảnh mỗi khi tôi tới quán bar hay vào hộp đêm là các cô gái lại xúm đến chụp ảnh với tôi, có lúc còn tìm cách ôm hôn tôi. Chúng tôi quen nhau từ trước khi có những chuyện này, và cô ấy bảo tôi rằng nếu biết tôi định đi theo con đường này thì cô ấy đã không bao giờ làm quen với nhau. Cho nên tôi tìm cách giảm thiểu các thứ, chỉ chấpp nhận chuyện được trả tiền rất khá, để cho cô ấy được vui."

Nhưng việc được trả tiền rất tốt có vẻ như chưa có dấu hiệu chững lại.

"Tôi nói với người đóng giả Trump rằng thà là nên tập trung kiếm tiền tốt vào lúc này, bởi anh chỉ cho bốn, hoặc tám năm nếu may mắn," Howard nói. "Nhưng với các nhà độc tài này thì đó sẽ là công việc cả đời. Cho tới khi ông ta chết do bị cholesterol cao quá, hay bị tiểu đường. Tôi cho rằng tôi còn có tới 30 năm nữa."


baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mai này sẽ quên..

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, ngoài trời, thiên nhiên và nước

Phần nhận xét hiển thị trên trang