Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Mạc Ngôn: Ngày tháng tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều nữa



Mạc Ngôn 
Xã hội nhân loại ồn ào náo nhiệt, đèn đỏ rượu xanh, xa hoa truy lạc, nhìn vào thì thấy vô cùng phức tạp, nhưng suy nghĩ kĩ một chút, cũng chẳng qua chỉ là những người nghèo khổ theo đuổi vinh hoa, người giàu có truy cầu hưởng lạc, cơ bản chỉ là một chuyện như vậy…

Tại sao mọi người đều chán ghét cái cảnh nghèo túng? Bởi vì người nghèo không thể thỏa mãn được cái dục vọng của bản thân. Không kể là ham muốn vật chất hay ham muốn hưởng lạc, không kể là cái tâm hư vinh hay tâm ham thích cái đẹp, không kể là đến bệnh viện khám bệnh không cần phải xếp hàng, hay là ngồi ở khoang hạng nhất trên máy bay, đều cần phải dùng tiền để thỏa mãn, dùng tiền để thực hiện.

Phú là bởi có tiền, quý là bởi xuất thân, dòng dõi và quyền lực. Đương nhiên, có tiền cũng chính là không cần lo lắng đến chuyện địa vị cao quý, còn có quyền lực rồi dường như cũng không cần lo lắng đến chuyện không có tiền. Bởi vì phú và quý là có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời, có thể dung hợp lại thành một phạm trù.

Người nghèo khó mong sao có được phú quý vinh hoa, đây là chuyện thường tình của con người, cũng là nhu cầu chính đáng. Phú quý là mưu cầu chính đáng của con người, nhưng phú quý nếu không dùng thủ đoạn chính đáng để có được thì không nên tận hưởng.

Nghèo túng là thứ mà người người căm ghét, nhưng ta cũng không thể dùng thủ đoạn không chính đáng để thoát khỏi cảnh nghèo túng. Trong cuộc sống hiện thực, những người dùng thủ đoạn không chính đáng để thoát khỏi cảnh nghèo túng để đạt được giàu sang đâu đâu cũng có, tuy có những người lớn tiếng mắng nhiếc những người dùng mưu mô thủ đoạn không chính đáng để thoát khỏi nghèo khó, nhưng chỉ cần bản thân hễ có cơ hội cũng sẽ làm như vậy, loại người này đâu đâu cũng có.

Dục vọng của con người là cái động không đáy, không sao lấp đầy được

Vợ của ông lão đánh cá ban đầu chỉ là muốn có một cái chậu mới, nhưng sau khi có được cái chậu mới rồi, thì bà ta lại muốn ngôi nhà gỗ, có ngôi nhà gỗ rồi, lại muốn được làm nhất phẩm phu nhân, sau đó lại muốn được làm nữ hoàng, sau khi được làm nữ hoàng rồi, bà ta lại muốn được làm nữ long vương nơi biển cả, muốn con cá vàng có thể thỏa mãn dục vọng hầu hạ bà ta, đây chính là đã vượt quá giới hạn, giống như thổi bọt xà phòng, thổi lớn quá mức rồi, tất nhiên sẽ vỡ ra.

Phàm là chuyện gì cũng đều có chừng mực, một khi đã vượt quá giới hạn rồi, thì ắt sẽ phải chịu sự trừng phạt, đây là triết lý nhân sinh giản dị nhất, cũng là quy luật của rất nhiều sự vật trong giới tự nhiên.

Rất nhiều câu chuyện có ngụ ý khuyên răn được lưu truyền trong dân gian đều đang nhắc nhở mọi người hãy khắc chế dục vọng của bản thân mình. Nghe nói Ấn Độ có người vì để bắt khỉ, đã làm ra một cái lồng, trong lồng có để thức ăn. Con khỉ thò tay vào trong lấy, tay nắm chặt lấy thức ăn, tay không rút ra được nữa. Nếu muốn rút tay ra, thì cần phải bỏ thức ăn ra, nhưng con khỉ nhất quyết không chịu bỏ đồ ăn ra.

Con khỉ không có trí huệ “buông bỏ”. Con người có trí huệ để “buông bỏ” hay không? Có người có, có người không. Có người có những lúc có, có người có những lúc không có. Con người ta sẽ luôn có một số thứ không nỡ buông bỏ, đây chính là nhược điểm của con người, cũng là bản tính sẵn có của con người.

Hơn 100 năm trước, các phần tử trí thức tiên tiến của Trung Quốc đã từng đưa ra khẩu hiệu dùng khoa học kỹ thuật cứu lấy đất nước, hơn 30 năm trước, các chính trị gia của Trung Quốc đưa ra khẩu hiệu sử dụng khoa học kỹ thuật để phát triển đất nước. Nhưng thời gian đến tận hôm nay, tôi cảm thấy nhân loại đang đứng trước nguy hiểm lớn nhất, chính là khoa học kỹ thuật của nhân loại ngày càng tiên tiến thì dục vọng của con người ta ngày càng bành trướng thêm.

Dưới sự kích thích của bản tính tham lam tự tư của con người, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đi ngược lại quỹ đạo bình thường nhằm để phục vụ cho sức khỏe của con người, mà là dưới sự thúc đẩy của lợi nhuận đã phát triển điên cuồng để thỏa mãn dục vọng của con người, thật ra đây là nhu cầu bệnh hoạn của một thiểu số những người giàu có.

Con người đang điên cuồng cướp đoạt mọi thứ từ Trái đất

Chúng ta khiến cho Trái đất chịu tổn hại nặng nề, chúng ta đã làm ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, chúng ta chen chúc chung một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những kiến trúc cổ quái kỳ lạ, gọi những nơi này bằng cái tên đẹp đẽ là thành phố, chúng ta ở trong thành phố như vậy phóng túng dục vọng của bản thân mình, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.

So với người dân nơi thôn quê, người trong thành phố là có tội nặng hơn; so với người nghèo khổ, thì người giàu có là có tội nặng hơn; so với bá tánh bình dân, thì các quan chức là có tội nặng hơn; từ một loại ý nghĩa khác mà nói, chức quan càng lớn, thì tội càng nặng. Bởi vì chức quan càng lớn, thì thói phô trương lãng phí càng nhiều, dục vọng càng to lớn, tài nguyên lãng phí chính là càng nhiều.

So với các nước không phát triển, thì các nước phát triển là có tội nặng hơn, bởi vì dục vọng của các nước phát triển lớn hơn, bởi vì các nước phát triển không chỉ hủy hoại trên quốc thổ của mình, hơn nữa còn đến những nước khác, đến biển cả, đến Bắc Cực và Nam Cực, lên trên mặt trăng, ngay cả bầu trời cũng bị họ hủy hoại một một cách mù quáng.

Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân run rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù trời, hạn hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng ác liệt khác đều có liên quan chặt chẽ với phát triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển.

Trong thời đại như vậy, văn học của chúng ta kỳ thực gánh vác trách nhiệm to lớn, chính là trách nhiệm cứu lấy Trái đất, cứu lấy nhân loại, chúng ta dùng tác phẩm của mình để nói với mọi người rằng, nhất là những người giàu có dùng thủ đoạn không chính đáng để có được tài sản và quyền thế, họ là tội nhân, Thần linh sẽ không che chở cho họ. Chúng ta dùng tác phẩm của chúng ta để nói với những chính trị gia giả dối kia rằng, điều được gọi là lợi ích quốc gia vốn không phải là điều quan trọng nhất, điều quan trọng nhất thật sự chính là lợi ích lâu dài của nhân loại.

Chúng ta cần dùng tác phẩm của mình để nói với những người phụ nữ có hàng nghìn chiếc váy, hàng vạn chiếc giày, rằng họ có tội; chúng ta cần dùng tác phẩm của mình để nói với những người đàn ông có mười mấy chiếc xe sang trọng rằng họ là có tội; chúng ta cần phải nói cho những người đã mua máy bay riêng, du thuyền riêng rằng họ là có tội, dẫu rằng ở thế giới này có tiền thì chính là có thể muốn sao làm vậy, nhưng cái thói muốn sao làm vậy của họ là phạm tội đối với nhân loại, dẫu rằng tiền của họ là dùng phương thức hợp pháp để kiếm được.

Chúng ta cần dùng tác phẩm văn học của chúng để nói với những nhà giàu mới nổi, những kẻ đầu cơ, những kẻ cướp đoạt, những kẻ lừa gạt, những kẻ tiểu nhân, những tên tham quan, họ đều là cùng ở trên một con thuyền, nếu như chiếc thuyền đó chìm rồi, không kể là người bạn mặc đồ hiệu, khắp người đều là châu ngọc, hay làm áo quần lam lũ, không có lấy một đồng, thì kết cục vẫn như nhau.

Chúng ta cần phải dùng tác phẩm văn học của mình để truyền đạt nhiều đạo lý nhất có thể cho mọi người

Ví như nhà cửa là xây để ở, chứ không phải là để tranh chấp. Nếu như căn nhà xây lên không phải là để ở, thì đó không phải là căn nhà nữa. Chúng ta cần phải để cho mọi người nhớ lại, trước khi nhân loại còn chưa có phát minh ra máy điều hòa, thì những người chết bởi cái nóng cũng không nhiều như hiện nay. Trước khi nhân loại còn chưa có phát minh ra bóng đèn điện, thì những người bị cận thị ít hơn bây giờ rất nhiều.

Trước khi chưa có ti vi, thời gian nhàn rỗi của mọi người vẫn rất phong phú như thường. Sau khi có mạng internet rồi, trong đầu não của mọi người vốn không có tồn trữ nhiều thông tin hữu dụng hơn so với trước đây; trước khi chưa có mạng internet, những người ngu dốt dường như ít hơn hiện nay rất nhiều.

Sự tiện lợi của giao thông khiến cho mọi người mất đi sự vui sướng trong các chuyến du lịch, sự tiện lợi về phương diện truyền tải thông tin khiến cho mọi người mất đi hạnh phúc trong việc thư từ qua lại, quá độ trong ăn uống khiến cho mọi người mất đi mùi vị của món ăn, sự dễ dãi trong chuyện tình cảm khiến cho mọi người đánh mất đi hạnh phúc của tình yêu thương.

Chúng ta vốn không cần phải dùng đến tốc độ phát triển chóng mặt như vậy, chúng ta vốn không cần phải khiến cho động vật và thực vật lớn nhanh như vậy, bởi vì động vật và thực vật lớn nhanh như vậy sẽ ăn không còn ngon nữa, không có dinh dưỡng, chỉ có chất kích thích và các hóa chất độc hại khác. Sự phát triển bệnh hoạn của khoa học dưới sự kích thích thúc đẩy của lợi nhuận, dục vọng, quyền thế đã khiến cho cuộc sống của con người đánh mất đi rất nhiều niềm vui, thay vào đó là nguy cơ rộng khắp.

Kiềm chế một chút, chậm rãi một chút, mười phần thông minh dùng năm phần, để lại năm phần cho con cháu

Vật chất cơ bản nhất để duy trì sự sống của nhân loại là không khí, ánh mặt trời, thực phẩm và nước uống, những thứ khác đều là hàng xa xỉ, đương nhiên, quần áo và nhà cửa cũng là thứ cần thiết. Những ngày tháng tốt đẹp của nhân loại đã không còn nhiều nữa.

Đương nhiên, khi mọi người ở trong sa mạc, thì sẽ hiểu được rằng nước uống và đồ ăn còn quý hơn cả vàng và kim cương, khi động đất và sóng thần kéo đến, mọi người sẽ biết được rằng, không kể là biệt thự sang trọng bao nhiêu, trong bàn tay lớn của đại tự nhiên đều chỉ là một mớ bùn; khi mọi người giày xéo Trái đất thành nơi không còn thích hợp để cư trú nữa, đến lúc đó, cái gì là quốc gia, dân tộc, đảng phái chính trị, cổ phiếu, đều sẽ trở nên chẳng còn ý nghĩa gì, đương nhiên, tác phẩm văn học cũng sẽ không còn chút ý nghĩa gì.

Tác phẩm văn học của chúng ta liệu có thể khiến cho dục vọng của con người, nhất là dục vọng của quốc gia có thể bớt phóng túng hay không? Kết luận là bi quan, dẫu rằng kết luận là bi quan, nhưng chúng ta cũng không thể không cố gắng, bởi vì, đây không chỉ là cứu lấy người khác, đồng thời cũng là cứu lấy chính mình.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc thăm dò Trung Quốc hay Mỹ nên lãnh đạo thế giới cho ra kết quả bất ngờ


Cuộc thăm dò Trung Quốc hay Mỹ nên lãnh đạo thế giới cho ra kết quả bất ngờ
Mỹ bỏ xa Trung Quốc với cách biệt lớn trong cuộc thăm dò Washington hay Bắc Kinh nên nắm vai trò lãnh đạo thế giới được Pew thực hiện ở 25 quốc gia.
Cuộc khảo sát được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Pew và kết quả mới được công bố gần đây.
Theo đó, các nước châu Á thích Mỹ lãnh đạo toàn cầu hơn rất nhiều so với Trung Quốc.
Cụ thể, khi được hỏi Trung Quốc hay Mỹ, nước nào đứng đầu sẽ tốt hơn cho thế giới, 73% người châu Á tham gia khảo sát tới từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia, Australia ủng hộ Mỹ. Con số này với Trung Quốc chỉ vỏn vẹn 12%.
25 quốc gia khác, trong đó có Đức, Canada và Brazil chọn Mỹ với tỷ lệ áp đảo 63%.
Trung Quốc tiếp tục bị bỏ xa với chỉ 19% ủng hộ. Kết quả khảo sát này được trình bày bởi Bruce Stokes- Giám đốc kinh tế toàn cầu của Pew Research, tại một Sự kiện Asia Society ở New York, Mỹ.
Người Mỹ và người Trung Quốc không tham gia khảo sát.
Cuộc thăm dò Trung Quốc hay Mỹ nên lãnh đạo thế giới cho ra kết quả bất ngờ - Ảnh 2.
Bảng kết quả khảo sát từ 25 quốc gia. (Đồ hoạ: Pew)
Theo cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd, hiện là chủ tịch của Viện Chính sách Xã hội Châu Á, kết quả này phản ánh thực tế rằng các nước châu Á sẽ ưu tiên Mỹ bất chấp việc Trung Quốc là đối tác kinh tế thống trị ở hầu khắp các quốc gia Đông Á.
Nghiên cứu của Pew cũng cho thấy cộng đồng quốc tế đánh giá cao sự thay đổi về tầm quan trọng của Trung Quốc đối với thế giới so với 10 năm trước. 70% số người được hỏi tin rằng Bắc Kinh đóng vai trò quan trọng hơn trong thế giới hiện nay so với 1 thập niên trước trong khi con số này với Mỹ là 31%.
Tuy nhiên, theo ông Stokes, bản thân những người tin rằng Trung Quốc đang nắm giữ vai trò lớn hơn so với 10 năm trước cũng không rõ đây là điều tốt hay xấu.
Trong các nước tham gia khảo sát, Indonesia là nước có tỷ lệ ủng hộ việc Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu thế giới mạnh mẽ nhất, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức 22% tổng số người Indonesia được hỏi. 43% người dân ở quốc gia vạn đảo tham gia kháo sát ưa chuộng Mỹ hơn.
 Trong khi đó, tỷ lệ này đối với Nhật Bản là 81% cho Mỹ và 8% cho Trung Quốc.
Argentina và Tunisia là hai nước duy nhất thể hiện “thích” Trung Quốc lãnh đạo thế giới hơn Mỹ. 35% người Argentina được hỏi chọn Trung Quốc, nhỉnh hơn 2% so với những người chọn Mỹ trong khi các thông số này với người Tunisia lần lượt là 64% và 26%.
theo VTC News

Phần nhận xét hiển thị trên trang

thơ Nguyễn Duy


CƯỚP
thơ Nguyễn Duy 
con ơi mẹ dặn câu này
cướp đêm là giặc cướp ngày là quan - (ca dao xưa)


Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi
có con dấu đóng đỏ tươi
có còng có súng dùi cui nhà tù


cướp xưa lén lút tù mù
cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa
con trời bay lả bay la
cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng


dân oan tuôn lệ ròng ròng
mất nhà mất đất nát lòng miền quê
tiếng than vang động bốn bề
cướp từ thôn xóm tiến về thành đô


ai qua thành phố Bác Hồ
mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
bây giờ mẹ phải dặn thêm
quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày.
Sài thành, tháng 9.2018
Nguyễn Duy


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghịch lý thay khi xã hội càng phát triển, con người càng cảm thấy cô đơn


Ai cũng vậy, vào lúc này hay lúc khác, sẽ có thời điểm cảm thấy cô đơn đến cùng cực. Nghịch lý ở chỗ xã hội càng phát triển, con người ta càng dễ cảm thấy cô đơn. Đến nỗi, giới khoa học phải đặt ra một khái niệm “cô đơn thời hiện đại” và tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc thực sự.
Đầu năm 2018, Thủ tướng Anh Theresa May từng chia sẻ rằng có đến 9 triệu người Anh thường xuyên cảm thấy cô đơn. Bà thậm chí đã phải bổ nhiệm Bộ trưởng bộ Cô đơn (Minister of Loneliness) để giải quyết câu chuyện này.
Tại Mỹ cũng không khá hơn. Theo một nghiên cứu vào năm 2010 của AARP, có đến 40% người tham gia cho biết họ thường xuyên thấy cô đơn, trong khi tỉ lệ chỉ là 20% ở thập niên 1980.
Nghịch lý thay khi xã hội càng phát triển, con người càng cảm thấy cô đơn - Ảnh 1.
Source: Olivia Linn
Trong bài viết “Bài kiểm tra độ cô đơn” mới đăng tải, chúng tôi có thực hiện một khảo sát nhỏ về mức độ cô đơn của mỗi người. Kết quả ghi nhận tổng số 4791 người tham gia trả lời, và có đến 59,4% có tần suất cô đơn cao. Trong đó, 29% thường xuyên cảm thấy cô đơn.
Nghịch lý thay khi xã hội càng phát triển, con người càng cảm thấy cô đơn - Ảnh 2.
Khảo sát trên chỉ mang tính chất tham khảo, nhưng nó cũng phần nào cho thấy sự cô đơn đang lan tỏa trong cộng đồng. Dù được vây quanh bởi hàng triệu con người, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy cô đơn.
Bạn đang cô đơn đến mức độ nào?
*Hãy trả lời các câu hỏi bằng thang điểm từ 1 – 4. Trong đó 1 = không bao giờ; 2 = rất hiếm khi; 3 = thi thoảng; 4 = thường xuyên.
1. Tần suất bạn thấy không vui vì phải làm quá nhiều thứ một mình?
2. Tần suất bạn cảm thấy mình không có ai để trò chuyện?
3. Mức độ thường xuyên bạn cảm thấy không thể chịu được cảnh cô đơn một mình?
4. Bạn có thường xuyên cảm thấy không ai hiểu được mình?
5. Tần suất bạn thấy mình phải chờ đợi cuộc gọi, tin nhắn hoặc thông điệp từ ai đó?
6. Bạn có thường xuyên cảm thấy cô đơn đến cùng cực?
7. Bạn có hay cảm thấy mình như không thể tiếp cận và giao tiếp với những người xung quanh?
8. Tần suất bạn thấy mình thèm khát một người bạn đồng hành?
9. Tần suất bạn cảm thấy khó khăn khi kết bạn?
10. Bạn có hay cảm thấy mình bị người khác cho ra rìa, ở ngoài cuộc trong các câu chuyện?
Kết quả:
1 – 19: Bạn không, hoặc rất hiếm khi cảm thấy cô đơn
20 – 24: Đây là phổ điểm trung bình của bài test. Bạn cô đơn ở mức chấp nhận được.
25 – 29: Mức độ cô đơn cao. Tần suất khá thường xuyên.
Trên 30: Tâm trạng của bạn rất tệ đấy, vì bạn thường xuyên cảm thấy cô đơn.
Nguồn: Daniel Russell – UCLA
Câu chuyện ấy càng rõ ràng hơn ở những quốc gia được xem là giàu có. Bản báo cáo của Julianne Holt-Lunstad – giáo sư tâm lý tại ĐH Brigham Young (Utah, Mỹ) với dữ liệu từ hơn 148 nghiên cứu đã chỉ ra rằng xã hội phát triển sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn. Tuổi thọ tăng lên, nhưng tỉ lệ người kết hôn giảm đi. Trẻ em ra đời ít hơn, tỉ lệ ly dị tăng lên, và rồi một bộ phận con người lại phải sống trong cô độc.
Nói cách khác, chúng ta sống thọ hơn, trong khi dần xóa bỏ những điều khiến cuộc sống ấy trở nên có ý nghĩa.
Nghịch lý thay khi xã hội càng phát triển, con người càng cảm thấy cô đơn - Ảnh 4.
Hệ lụy kéo theo cảm giác cô đơn được đánh giá là rất nghiêm trọng. Trong một bài viết của NY Times năm 2017, tác giả có trích dẫn nghiên cứu chứng minh sự cô đơn còn gây nguy hiểm hơn cả việc hút 15 điếu thuốc mỗi ngày. Tỷ lệ người tử vong vì cô đơn cũng cao hơn béo phì, tiểu đường và bệnh tim.
Thứ kinh khủng hơn việc bị ốm, đó là khi bạn phải chịu đựng nó một mình.
Bác sĩ Dhruv Kullar chia sẻ trên The Times vào năm 2017
Làm sao để giải quyết sự cô đơn?
Đây là một câu chuyện gặp muôn vàn khó khăn, trong bối cảnh Internet bùng nổ. Trước kia, đã có ý kiến cho rằng Internet sẽ giúp con người ta cảm thấy bớt cô quạnh. Nhưng trớ trêu thay, việc lướt web, comment Facebook, tranh luận trên từng diễn đàn… lại chỉ khiến cảm giác cô đơn tăng lên.
Để chống lại sự cô đơn, không có cách nào khác ngoài việc tự tạo ra các mối liên kết xã hội cho bản thân. Nhưng với những người đã và đang thấy cô độc, làm được điều đó không phải đơn giản.
Tháng 1/2018, tờ The Guardian đã có một bài phỏng vấn các trường hợp từng thấy đơn độc đến cùng cực, và cách họ đã vượt qua cảm xúc ấy như thế nào.
Đầu tiên là Steve, anh rơi vào trạng thái cô đơn khủng khiếp khi gần 30 tuổi. Ở thời điểm bạn bè anh đã bắt đầu chăm chút hơn cho sự nghiệp và gia đình, cuộc sống của Steve vẫn ngập trong tiệc tùng và chất kích thích cùng hội chơi nhạc của anh giữa lòng thành phố Leeds.
Nghịch lý thay khi xã hội càng phát triển, con người càng cảm thấy cô đơn - Ảnh 5.
Một người bạn sau đó đã  cho Steve ít tiền để có thể tự thuê nhà và thoát ra khỏi cuộc sống tiêu cực đó. Nhưng đổi lại, tâm trạng anh xuống dốc không phanh. Trầm cảm, cô đơn và những nỗi sợ vô hình ập đến. Anh gặp bác sĩ tâm lý, nhưng những gì họ có thể làm là giữ cho anh không tự tử, chứ chẳng thể giúp cuộc sống đỡ bế tắc hơn.
Thế rồi đến một ngày, Steve nhận ra mọi lời khuyên sẽ chẳng có ý nghĩa nếu anh không làm gì. Anh quyết định thay đổi, bước ra ngoài và giao tiếp. Anh tự bắt mình phải tham gia mọi sự kiện được mời, kể cả khi đó là bữa tiệc sinh nhật của cô nhóc 3 tuổi hàng xóm.
“Mọi thứ rất kinh khủng khi mới bắt đầu! Tôi giống như một thằng lập dị, ngồi ở góc phòng tiệc và nhìn vào hư vô. Nhưng tôi vẫn ở đó, vì tôi biết rằng mọi thứ sẽ chẳng thay đổi gì nếu tôi không làm. Thực sự kinh khủng, nhưng dần dần mọi thứ cũng dễ dàng hơn,” – trích đoạn phỏng vấn của Steve trên The Guardian. Và vài năm sau, lần đầu tiên Steve lại được cảm nhận mình là con người.
Nghịch lý thay khi xã hội càng phát triển, con người càng cảm thấy cô đơn - Ảnh 6.
Source: Jon Krause
Một ví dụ khác là Amy Perrin. Cô từ bỏ ngôi nhà của mình, chạy theo tiếng gọi tình yêu cách đó hơn 300km. Mọi chuyện chẳng đi đến đâu, cô đã thấy mình thực sự lạc lõng. Nhưng rồi cô quyết định tham gia các hoạt động tình nguyện – thứ mang lại cho cô những câu chuyện để tán gẫu với đồng nghiệp, và từ đó giúp cô gắn kết hơn với những người xung quanh.
Mấu chốt ở đây là sự kết nối. Bạn cần kết nối với mọi người, trong đó chỉ cần thân thiết với 1-2 người là quá đủ rồi.
Trên thực tế, nhiều trường hợp cảm thấy cô đơn vì không muốn đối mặt với xã hội. Họ sợ phải giao tiếp. Một số khác thì quá tập trung vào bản thân, từ chối mọi mối quan hệ bên ngoài, và rồi tách biệt hẳn với cộng đồng.
Đó sẽ là một vòng lặp cực kỳ luẩn quẩn. Bạn sợ giao tiếp, bạn thấy cô đơn, và cảm giác cô đơn lại càng làm chuyện giao tiếp trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, cũng cần nhớ rằng chỉ kết nối thôi là không đủ. Bạn sẽ phải nỗ lực hơn để xây dựng những mối quan hệ thực sự có ý nghĩa. Đó sẽ là cả một quá trình dài, mất nhiều công sức, mồ hôi và cả nước mắt, nhưng thực sự đáng để làm.
Tham khảo: Loneliness, Mel Magazine, NY Times..

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Toàn cảnh Cơn bão “cuồng nộ” của Donald Trump đang quần xéo Trung Quốc

Lúc này, cả thế giới, đổ dồn về phía Trung Quốc, đang chao đảo, trước cơn bão mang tên Donald Trump.
Hình minh họa
* Cội nguồn cơn bão:
Donald Trump độc, lạ, nhưng cũng học kế sách của Ronald Reagan, trước đó. Reagan đắc cử TT (1/1981), với khẩu hiệu: "Làm cho nước Mỹ mạnh trở lại". Mới đây, Donald Trump đắc cử (1/2017), cũng với khẩu hiệu: "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".
Để đạt mục đích, cả hai cùng mưu lược: Một tay nâng nước Mỹ, một tay dìm đối thủ (gây nguy hại nhất cho nước Mỹ). Đối thủ của Mỹ thời Reagan là Liên Xô, còn đối thủ của Mỹ thời Trump là Trung quốc.
Khởi sự cuộc chiến của Reagan, là khi ông đứng tại bức tường Berlin (12/6/1987) kêu gọi: "Tổng Bí thư Gorbachev, nếu ông muốn mưu cầu hoà bình, thịnh vượng, cho Liên Xô và Đông Âu... hãy đến cổng thành này, hãy mở cánh cổng này. Gorbachev, hãy phá đổ bức tường này!". Và sau đó, bằng những diệu kế, 2 năm sau (1989) là các nước Đông Âu và 3 năm sau (1991) là Liên Xô sụp đổ, tan rã...
Lúc bấy giờ, trong nước Mỹ, lạm phát từ thời Jimmy Cater bình quân 12,5%, đã giảm xuống còn 4,4%, thất nghiệp dao động 7,5%... nước Mỹ đã mạnh trở lại, Reagan vững vàng 2 nhiệm kỳ TT.
Còn hiện tại, để hủy diệt đối thủ, ngày 25/9/2018, tại kỳ họp 73 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Donald Trump chỉ trích CNXH, thực chất là chỉ trích TQ, rằng: "Gần như nơi nào mà CNXH hay CNCS được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát". Và kêu gọi: "Tất cả các quốc gia trên thế giới, cần chống lại CNXH". Donald Trump lấy cớ ý thức hệ để tuyên chiến với TQ.
Trước đó, Trump đã "thập diện mai phục" (như tên một bộ phim của TQ, công chiếu năm ngoái), với những khởi động, mà nhiều người mắt ngắn, cạn nghĩ, cho là rồ dại... Đến giữa năm nay, khi cổ máy quốc nội đã tạm êm bánh xích, Trump bắt đầu trút bão, vùi dập đối thủ.

* CƠN BÃO "thập diện":
•VỀ KINH TẾ: 
Trump kết tội TQ là: "Nền kinh tế phi thị trường", "Làm biến dạng thị trường". Không thể tương tác với nền KT Hoa Kỳ và hoà hợp với KT thế giới...
Trump mở màn tấn công, bằng việc đánh thuế 25% lên 50 tỉ, rồi 10% lên 200 tỉ đô la (13/9) và bây giờ là 567 tỉ, hàng hoá vào Mỹ. Đồng thời, khoá chặt cửa vào bắc Mỹ của TQ, với việc huỷ bỏ hiệp định NAFTA (1994) đã ký với Canda và Mexico, thay bằng hiệp định mới USMCA (1/10) với nội dung tiên quyết: Cấm các nước giao thương với "nền KT phi thị trường" TQ.
Cùng lúc, Mỹ xúc tiến thành lập liên minh chống TQ, bao gồm các nước có nền KT mạnh như EU, Nhật, Úc, Canada, Ấn Độ... Và tiến tới có thể cấm vận TQ, như đã cấm vận Triều Tiên...
Xoáy lốc hơn, Mỹ chặn mạch máu dầu của TQ. Hàng năm, TQ nhập khẩu 70% xăng dầu, cho nền KT. Hiện tại, Mỹ đã ngưng cung cấp 1/5 trong số đó. Và đang bao vây, cấm vận Venezuela, Iran, hai dòng dầu chính chảy về TQ. Trump cũng lộ ý đồ tháo dỡ tổ chức OPEC, để ngăn chặn từ nguồn.
Một cơn lốc gió độc khác, sớm muộn sẽ quần đảo TQ: Trump đang mưu tính đẩy TQ ra khỏi WTO- gạt bỏ ra khỏi cuộc làm ăn toàn cầu, cách ly với thế giới văn minh...
•VỀ CHÍNH TRỊ:
Trump chỉ trích CNXH (thực chất là chĩa vào TQ): Tàn bạo, tham nhũng, mục nát, đem lại bần cùng, khổ nạn cho người dân. Mục đích của Trump là cô lập TQ trước cộng đồng quốc tế, đẩy khỏi sân chơi toàn cầu.
Mặt khác, Trump vỗ mặt TQ với việc doạ đuổi như bầy gà, hơn một triệu người TQ, ra khỏi nước Mỹ (bao gồm 7.000 quan chức chui lủi tại Mỹ 1,180 triệu người liên quan và 330.000 SV), kể cả đóng băng tài khoản.
Độc hiểm hơn, Trump đang tính cuộc cờ: Xoá sổ Liên Hợp Quốc, để tạo lập một LHQ mới, lấy cớ đẩy TQ ra khỏi HĐBA (gồm có Mỹ, Anh, Pháp, Nga, TQ), để không có cơ hội cản trở Mỹ, trong các cuộc bỏ phiếu.

•VỀ QUÂN SỰ:
Mỹ đã trừng phạt TQ việc mua vũ khí Nga (tiêm kích và tên lửa), với lý do vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ, nhằm hạn chế tiềm lực của TQ.
Tiếp đến (30/9), Mỹ điều tàu khu trục hạm USS Decatur, tuần tra khu vực đảo Ga Ven, Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Cùng lúc, thoả thuận bán cho Đài Loan 1 tỷ USD vũ khí và tuyên bố tháng 11, sẽ tập trận "cấp toàn cầu" ở eo biển Đài Loan và Biển Đông, thách thức TQ.
Giật cấp hơn nữa, Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật NDAA (Đạo luật uỷ quyền Quốc phòng), trị giá 716 tỉ đô la, dùng để:
- Ngăn chặn hoạt động xâm chiếm đất đai, biển đảo của TQ trong vùng biển Đông Nam Á (cắt đứt đường lưỡi bò),
- Ngăn chặn các hoạt động gián điệp của TQ chống Hoa Kỳ và thế giới.
- Ngăn chặn các kế hoạch của TQ làm suy yếu Hoa Kỳ...
* Bão mười phương, tám hướng, đang quần xéo TQ, ngày càng giật cấp, khó lường. Hậu quả, bước đầu, đã rõ: Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ sụt 8%, chỉ số thị trường chứng khoán giảm 21% so với năm ngoái và liên tục đỏ sàn, tuột dốc từng ngày.
Giới não trí TQ, đã bừng tỉnh, ngộ ra: Không phải Trump đánh thuế, gây chiến thương trường, mà Trump đang quần xéo TQ từ mọi hướng, với ý đồ huỷ diệt cái Chủ Nghĩa Xã Hội Lưu Manh Ăn Cắp, Được gọi là CNXH Trung Quốc tiến bộ.
Liệu binh pháp Tôn Tử và ngài "Hoàng đế trọn đời" họ Tập, có giúp TQ, vượt thoát được cơn bão độc Donald Trump?
Nguyễn Quang Cương / (FB Nguyễn Quang Cương)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đoàn dân oan cao cấp biểu tình

 

baomai.blogspot.com

Sáng nay nhà em ra phố Hà Trung bọc cái nệm, đến đoạn Nguyễn Thái Học rẽ vào đường Hoàng Diệu thì gặp một đoàn xe ô tô dán đầy băng rôn. Ban đầu tưởng dân cổ động nên không thèm liếc mắt, chỉ đến khi thoáng thấy chữ vi phạm pháp luật thì mới ngó kỹ, thế là cong đuôi chạy đuổi theo đoàn. Ban đầu chỉ định chụp ảnh, nhưng đường đông nên đành live stream.

Vừa đi vừa quay nên khá nguy hiểm, cái xe điện nó hay rồ lên.

Ối giời, lúc đường văng vắng, nhìn đoàn xe chục chiếc dán đầy băng rôn, lăn bánh rất chậm, trông khá hoàng tráng. Đoàn xe đi ra lăng ông Hồ, chắc để méc bác. Mấy cậu cảnh vệ nhìn thấy đoàn xe, nhảy bổ vào trạm báo cáo. Công an bắt đầu xuất hiện, đuổi những người dân hiếu kỳ dừng lại quay phim chụp ảnh. Có chị ngồi trên xe ô tô đi đầu còn mở nắp mui xe, đứng lên quay lại cảnh toàn đoàn. Nhìn đoàn dân oan này đặc biệt quá, chơi toàn ô tô. Và đây là cư dân của khu ngoại giao đoàn, nên nghe chừng công an có phần lúng túng.

baomai.blogspot.com
  
Nhà em theo đoàn đến hết đường Độc Lập thì quay về Hà Trung. Xong việc, rảnh rỗi lại phi ra lăng ông Hồ xem đoàn kia đang ở đâu. Đến cuối đường Hùng Vương thì thấy đoàn, và công an đang ép đoàn ô tô đi vào đường Phan Đình Phùng, rẽ Đặng Tất, vòng qua Quán Thánh, lượn một vòng quanh vườn hoa Mai Xuân Thưởng, về lại Hùng Vương, Độc Lập…

Lúc qua phủ chủ tịch, chiếc xe đi đầu thư thái lượn sát cổng phủ, công an các mầu túa ra …

Lúc này đoàn xe lại chầm chậm xuôi đường Độc Lâp. Đến lúc này thì nhà em không theo đoàn nữa, phi về nhà.

Nghĩ cú nhỉ? Dân ngoại giao mà cũng không được nể mặt, chắc có thằng to hơn nên nó đxx ngán, dân ngoại giao cú quá mới phải “xuống đường”.

P/s: Lúc nhà em đang đứng sát vỉa hè đường Độc Lập để quay, một chú công an ra đuổi, bắt nhà em “di chuyển”. Nhà em vốn có ác cảm với công an, nên nóng gáy ngay tức khắc, bảo: tôi đứng sát vỉa hè, không cản trở giao thông, đường đang rất thoáng, sao bắt tôi di chuyển? Không muốn cho dân nhìn thấy cảnh này à? Phải xem người ta bức xúc cái gì mà phải làm thế kia chứ? Cứ thích bịt mắt thiên hạ à?

Chú công an gườm gườm nhìn nhà em, bảo thì cháu mới chỉ bảo cô di chuyển đi thôi chứ đã làm gì đâu? Đoạn đường này cấm dừng đỗ, mà cô cũng lớn tuổi rồi đấy.

baomai.blogspot.com
  
Đậu má, lớn tuổi thì liên quan gì đến chuyện dừng đỗ? Định hỏi biển cấm dừng đỗ đâu thì nó phóng xe đi mất. Đậu má, quen thói bắt nạt mấy bà già à?

Đi qua vườn hồng xưa, thầm nghĩ rồi có một ngày,
...... con đường này sẽ được trả lại cho dân. Sẽ không còn bóng những lính gác và những biển cấm đường ở nơi này.

Thời tiết Hà Nội hôm nay đẹp quá chừng.



Đặng Bích Phượng


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Mattis thúc đẩy quan hệ với VN giữa những căng thẳng với TC


baomai.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis đã thăng Việt Nam tháng 1/2018

Với việc thực hiện chuyến thăm thứ hai hiếm thấy trong năm nay tới Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đang gửi ra tín hiệu về việc chính quyền của Tổng thống Trump đang cố gắng chống lại hành động quyết đoán về quân sự của Trung cộng bằng cách làm ấm lên mối quan hệ với các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực.

Chuyến thăm bắt đầu hôm 16/10 cũng cho thấy mối quan hệ Mỹ-Việt đã tiến xa ra sao kể từ thời Chiến tranh Việt Nam.

baomai.blogspot.com
  
Ông Mattis đã đến Hà Nội hồi tháng 1. Ba tháng sau chuyến thăm, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đã ghé thăm cảng Đà Nẵng. Đây là chuyến thăm đầu tiên như vậy kể từ thời chiến tranh và việc này nhắc nhở Trung cộng rằng Hoa Kỳ có ý định tăng cường quan hệ đối tác trong khu vực và lấy đó như là một đối trọng với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung cộng.

Trong chuyến thăm lần này, ông Mattis sẽ đến thành phố HCM, thành phố đông dân nhất và là trung tâm kinh tế của Việt Nam.

baomai.blogspot.com  
  
Ông Mattis cũng có kế hoạch đến thăm một căn cứ không quân Việt Nam ở Biên Hòa, từng là một căn cứ không quân chính của quân đội Mỹ trong chiến tranh, và ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch.

Chuyến thăm diễn ra giữa lúc có sự chuyển tiếp lãnh đạo ở Việt Nam sau khi Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang qua đời vào tháng 9. 

Đầu tháng này, Đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam đã đề cử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm chức chủ tịch nước. Theo dự kiến, ông sẽ được Quốc hội phê chuẩn.

baomai.blogspot.com
  
Tuy Việt Nam gần đây đã trở thành nơi nhiều bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến thăm, nhưng hai chuyến thăm trong cùng một năm là điều khác thường, và thành phố HCM hiếm khi là điểm dừng chân trong hành trình. Lần gần đây nhất, một người đứng đầu Ngũ Giác Đài đến thăm thành phố HCM là ông William Cohen, vào năm 2000; ông là bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam kể từ sau chiến tranh.

Chuyến công du của ông Mattis ban đầu bao gồm cả việc ghé thăm Bắc Kinh, nhưng chặng này đã bị hủy trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung cộng về các vấn đề thương mại và quốc phòng.

Những căng thẳng này đã góp phần làm nổi bật lên tiềm năng về quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn giữa Hoa Kỳ với Việt Nam.

baomai.blogspot.com
  
Josh Kurlantzick, một nhà nghiên cứu cao cấp và là chuyên gia châu Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng Việt Nam trong những năm gần đây đã chuyển từ chính sách đối ngoại và quốc phòng cân bằng cẩn thận trong quan hệ với Trung cộng và Hoa Kỳ sang một chính sách có phần thiên về Washington hơn.

"Tôi thấy Việt Nam rất phù hợp với một số chính sách của ông Trump", ông nói, đề cập đến điều mà chính quyền ông Trump gọi là "chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở". Chiến lược này nhấn mạnh đến việc đảm bảo là tất cả các nước trong khu vực không bị cưỡng ép và duy trì các tuyến đường biển thông suốt cho thương mại quốc tế, đặc biệt là ở Biển Đông có nhiều tranh chấp.

"Việt Nam, ngoài Singapore ra, là quốc gia hoài nghi nhất về chính sách Đông Nam Á của Trung cộng và là đối tác tự nhiên nhất của Hoa Kỳ", ông Kurlantzick nói.

baomai.blogspot.com
  
Khi rời Hà Nội vào tháng 1, ông Mattis cho biết chuyến thăm của ông đã làm rõ một điều rằng người Mỹ và người Việt Nam chia sẻ lợi ích về một số mặt thậm chí từ trước thời kỳ đen tối là Chiến tranh Việt Nam.

"Cả hai chúng ta đều không thích bị biến thành thuộc địa", ông nói.


Phần nhận xét hiển thị trên trang