Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Ba báo điện tử bị phạt vì tội ‘hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích’


Sau một thời gian im ắng vì những bất ổn nhân sự chung quanh vụ Bộ Trưởng Trương Minh Tuấn mất chức, hôm 16 Tháng Chín, Cục Báo Chí thuộc Bộ Thông Tin Truyền Thông đã nối lại việc xử phạt một số tòa soạn. Cổng Thông Tin Điện Tử của Bộ này loan báo Cục Báo Chí ra quyết định xử phạt “vi phạm hành chính” đối với ba tạp chí điện tử Sức Khỏe và Môi Trường, TTV (http://ttv24h.vn), Môi Trường và Cuộc Sống do “hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích và quy định ghi trong giấy phép.” Tổng số tiền phạt được ghi nhận là 104 triệu đồng ($4,448) được chia đều cho ba tờ báo nêu trên.

Giao diện tạp chí điện tử TTV. (Hình: Screenshot)
Quyết định xử phạt này không nói rõ các website bị phạt vì những bài báo cụ thể nào. Và theo “thông lệ” của làng báo Việt Nam, các tòa soạn bị xử phạt đều phải “nghiêm túc chấp hành” chứ không dám khiếu kiện lệnh phạt ra tòa.

Đến nay, Việt Nam trên danh nghĩa không có báo chí tư nhân, nhưng thực tế có nhiều báo giấy, báo điện tử “núp bóng” cơ quan ngôn luận của các hội, đoàn nhà nước và hàng tháng phải trả một khoản phí “quản lý” cho những cơ quan này.

Chẳng hạn, tạp chí điện tử TTV mô tả trên website rằng họ là “cơ quan ngôn luận của Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Quý Việt Nam và là tổ chức thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.”

Đa phần các tòa soạn này được cho là “kiếm sống” không phải nhờ tiền quảng cáo của doanh nghiệp mà là nhờ thực hiện các “chiến dịch truyền thông,” từ mô tả việc đưa thông tin có lợi cho doanh nghiệp hoặc bất lợi cho đối thủ của doanh nghiệp chi tiền.

Ngoài ra, một số tòa soạn còn kiếm sống nhờ tham gia vào các chiến dịch “đánh đối thủ” của quan chức “theo đơn đặt hàng,” điển hình là vụ ồn ào nhắm vào Tất Thành Cang, phó bí thư thường trực Thành Ủy ở Sài Gòn trong những tháng qua.

Trong một diễn biến khác, phiên bản điện tử của báo Tuổi Trẻ, tức Tuổi Trẻ Online đang chuẩn bị “tái xuất” vào hôm 17 Tháng Mười, sau khi bị phạt đình bản ba tháng vào hồi Tháng Bảy, 2018 do đăng bài nói Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang “ủng hộ Luật Biểu Tình” trong một cuộc “tiếp xúc cử tri” ở Sài Gòn.

Theo tìm hiểu của nhật báo Người Việt, ban biên tập tờ Tuổi Trẻ đã tìm mọi cách vận động “tứ trụ” để mong giảm nhẹ lệnh phạt nhưng không thành.

Nguồn tin từ nội bộ tờ Tuổi Trẻ cho hay trong suốt ba tháng bị phạt, những nhân sự của Tuổi Trẻ Online vẫn cập nhật bài vở trên website đều đặn nhưng không cho hiển thị ra bên ngoài. Do vậy, đến hôm 17 Tháng Mười, bạn đọc có thể xem lại toàn bộ những bài được đưa lên trong ba tháng mà báo này “bị treo giò.”

Đáng lưu ý, tất cả các tòa soạn báo ở Việt Nam đều có nguy cơ bị xử phạt khi để lọt các lời bình luận “nhạy cảm” của bạn đọc trên website hoặc fan page. Do vậy, để giảm thiểu nguy cơ này, các báo đều khóa bình luận của độc giả.

Việc Cục Báo Chí xử phạt bằng cách đình bản và phạt tiền hàng trăm triệu đồng đối với các trang tin và tạp chí điện tử lên đến cao điểm với cả chục tòa soạn bị phạt vào năm 2017. Thời điểm đó, báo Người Đưa Tin bị phạt 140 triệu đồng và đình bản tạm thời; tước quyền sử dụng giấy phép chuyên trang Phununews.vn, do tờ này đăng bài về người dân Bắc Hàn đập phá tượng lãnh tụ, lấy nguồn từ một trang lề trái.

Người Việt


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Thủ Thiêm: Những quan chức nào sắp lên ‘bàn mổ?’


Lê Thanh Hải kín đáo tung tích hơn. Nhưng rất nhiều người dân và công chức ở Sài Gòn cho rằng đây mới là “chuột cống” với vô số nhà cửa và đất đai tích góp được qua 15 năm làm chủ tịch thành phố và bí thư thành ủy. Vài tờ báo đã bắt đầu nêu đích danh trách nhiệm Lê Thanh Hải trong vụ Thủ Thiêm. Sau Đà Nẵng, hẳn đang tiếp đến “đảng bộ anh hùng TP.HCM” – như dự báo từ trước của không ít người. Đã đến lúc “của thiên trả địa,” đã đến thời của những quan chức cướp đất của dân, “đi lên từ đất,” phải “ói ra,” nhưng cũng chưa chắc cứu nổi sinh mạng của chúng.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Hình: news.zing.vn)
Từ ‘đánh giả’ đến ‘đánh thật’
Hai hiện tượng vừa tương đồng vừa “bất đồng” vừa diễn ra cùng lúc tại “mặt trận Thủ Thiêm” ở Sài Gòn. Ngay sau ngày 7 Tháng Chín năm 2018 là thời điểm cơ quan Thanh Tra Chính Phủ chính thức công bố kết luận kiểm tra vụ khiếu nại của công dân về Khu Ðô Thị Mới Thủ Thiêm, nhiều tờ báo nhà nước một lần nữa đồng loạt đăng tải không chỉ tin tức về bản kết luận kiểm tra này mà còn viết bài mổ xẻ nhằm truy cứu trách nhiệm của những cơ quan và quan chức trong giới lãnh đạo TP.HCM có nhiều dấu hiệu và biểu hiện “ăn đất.” 

Hiện tượng này là rất tương đồng với làn sóng báo chí ồ ạt đăng tải rất nhiều tin bài về Thủ Thiêm vào đầu Tháng Năm năm 2018 ngay sau khi tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm bất ngờ bị vài phóng viên phát hiện là đã không cánh mà bay trong suốt nhiều năm trời.

Tuy thế, cuộc “khởi nghĩa Thủ Thiêm” của báo chí nhà nước vào Tháng Năm năm 2018 đã chỉ tồn tại trong vỏn vẹn một tuần lễ. Sang tuần thứ hai, như bị một nốt giáng đột ngột, bản giao hưởng Thủ Thiêm bất thần biến mất khỏi mặt báo nhà nước. Khi đó, nhiều thông tin cho biết chính Ban Tuyên Giáo Trung Ương của Ủy Viên Bộ Chính Trị Võ Văn Thưởng – nhân vật mà vào Tháng Năm năm 2017 từng hé ý muốn “đối thoại với những cá nhân bất đồng” nhưng lại tuyệt đối câm lặng từ đó đến nay – đã chỉ đạo báo chí phải “câm miệng” vụ Thủ Thiêm.


Lê Thanh Hải bị người dân và cả một số công chức gọi là “Hải Heo,” là một trong những kẻ bị dư luận xã hội căm ghét nhất và lên án nhiều nhất. (Hình: Báo Thanh Niên)

Cũng vào thời gian trên đã dậy lên nghi ngờ của người dân nghi ngờ về một “bí mật cung đình” không hẳn là thuyết âm mưu: sau khi đã có kết quả kiểm tra hoặc thanh tra và được báo chí đồng loạt lên tiếng tạo thành một cơn địa chấn đủ mạnh trong lòng xã hội, một thế lực chính trị – lợi ích nào đó sẽ lấy kết quả đó để tống tiền và ngã giá với những quan chức sắp bị tống vào “lò.” 

Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc đó, lối thoát duy nhất của những quan chức tham nhũng là phải “ói ra,” tức phải nhả ra nhiều lô đất vàng tại khu vực Thủ Thiêm cho nhóm lợi ích mới với giá cực thấp hoặc “cho không.” Nếu chịu “ói ra,” sẽ chẳng có quan chức “ăn đất” nào phải trả giá, hoặc cùng lắm chỉ bị “cách hết mọi chức vụ trong quá khứ” như một động tác ma mị đối với dân chúng. 

Và cũng chẳng có đồng tiền bồi thường nào đến tay dân oan, mà tất cả sẽ chui vào túi của những kẻ tống tiền. Người dân cũng nghi ngờ phải chăng vào khoảng thời gian báo chí bị “khóa miệng,” một nhóm quyền lực – lợi ích mới đang bí mật đàm phán với nhóm quyền lực – lợi ích cũ để “chuyển giao với giá rẻ” một phần lớn hoặc toàn bộ đất vàng ở Thủ Thiêm?

Mối nghi ngờ trên càng trở nên có cơ sở khi kết luận thanh tra Thủ Thiêm đã nhiều lần bị giấu biến mà không công bố, mà trong khoảng thời gian gần đây nhất đã hai lần bị hoãn công bố sau thời điểm cam kết ngày 15 Tháng Sáu và ngày 15 Tháng Bảy.

Cũng vào thời gian trên, song song với một bản báo cáo của Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM mà nội dung của nó là hoàn toàn vô trách nhiệm, không thừa nhận bất kỳ sai phạm nào trong vụ Thủ Thiêm, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một kết luận chỉ đạo về vụ Thủ Thiêm, trong đó ông Phúc dường như đã cố tình bỏ qua việc làm rõ tính pháp lý của Quyết Ðịnh 367 của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm vào năm 1996 và quyết định ký vượt quyền của Phó Chủ Tịch Chính Quyền TP.HCM Nguyễn Văn Đua vào năm 2005 khi “thay thế” Quyết Ðịnh 367 trên. 

Ông Phúc cũng tỏ thái độ rất lập lờ khi chấp nhận 99% diện tích giải tỏa của chính quyền TP.HCM, tức chấp nhận cả phần ít nhất 140 đất giải tỏa lố mà đã đẩy đuổi cưỡng chế hàng chục ngàn người dân khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất của họ. Ông Phúc cũng hoàn toàn không đề cập một từ nào về sự biến mất vô cùng khó hiểu của tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm được phê duyệt vào năm 1996. Ông Phúc lại chỉ dùng từ “sai sót” đối với trách nhiệm của giới quan chức TP.HCM, trong khi vụ Thủ Thiêm có quá nhiều dấu hiệu của hành vi “cố ý làm trái” và tham nhũng…


Nguyễn Văn Đua bị “tố” là đã ký một quyết định về quy hoạch Thủ Thiêm mà đã vượt quyền khi phủ nhận cả quyết định trước đó của thủ tướng chính phủ. (Hình: Youtube)

Nhưng đến đầu Tháng Chín năm 2018, hiện tượng có vẻ lạ lùng là bản kết luận kiểm tra vụ Thủ Thiêm của thanh tra chính phủ với tinh thần “được sự đồng ý của thủ tướng,” đã như thể lột xác, trở thành bản kết luận kiểm tra chi tiết nhất trong toàn bộ lịch sử 15 năm ròng rã khiếu nại của hàng ngàn người dân Thủ Thiêm, tuy vẫn không có một cái tên quan chức sai phạm nào được nêu ra trong kết luận kiểm tra này.

Bản kết luận thanh tra vụ Thủ Thiêm đã được công bố, công khai toàn văn là một chỉ dấu khá rõ ràng cho thấy sau một thời gian “cân nhắc,” Bộ Chính Trị hoặc ít ra cũng phải là một phần đa số trong “siêu bộ” này, đã quyết định “đốt lò” vụ Thủ Thiêm mà không để bị dư luận xã hội và mạng xã hội chỉ trích Bộ Chính trị “ăn tiền” của giới quan chức “ăn đất” ở Sài Gòn khiến vụ Thủ Thiêm chìm xuồng.

Vậy là hiện tượng “bất đồng” vào lúc này so với trước đây đang lộ ra: nếu vào Tháng Năm năm 2018 có thể chỉ là “diễn” hay “đánh trận giả,” thì nay lại có khuynh hướng “đánh thật.”

Lên ‘bàn mổ’ và ‘của thiên trả địa’

Báo Thanh Niên, vẫn là tờ báo Thanh Niên ấy, tờ báo mà vào đầu năm 2017 đã nổ phát súng đầu tiên vào Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam và một ủy viên bộ chính trị khi đó là Đinh La Thăng, giờ đây rút tít: “Sai phạm tại Thủ Thiêm, những ai liên quan?” Theo báo này, kể từ khi thủ tướng ký Quyết Ðịnh số 367 phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm vào thời điểm 4 Tháng Sáu năm 1996 đến nay, quá trình triển khai dự án trải qua 4 đời chủ tịch UBND TP.HCM, gồm: ông Võ Viết Thanh (1996 – 2001), ông Lê Thanh Hải (2001 – 2006), ông Lê Hoàng Quân (2006 – 2015) và đương nhiệm là ông Nguyễn Thành Phong.

Như vậy là đã khá rõ ràng: sau một thời gian bị “xem xét tư cách đảng viên,” sắp tới rất có thể một số gương mặt quan chức dính dáng trực tiếp đến vụ “ăn đất” ở Thủ Thiêm sẽ bị đưa lên “bàn mổ.”

Cách đây 4 tháng, đã có những tờ báo chỉ mặt điểm tên các quan chức đứng đầu bảng về liên đới trách nhiệm phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm trong quá khứ: Nguyễn Văn Đua – Phó chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM, Lê Thanh Hải – Chủ tịch TP.HCM và sau đó là bí thư thành ủy TP.HCM.

Sau khi từ Phó chủ tịch thành phố trở thành Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM vào thời Lê Thanh Hải làm bí thư, Nguyễn Văn Đua đã nắm khối an ninh nội chính và mau chóng trở thành một “sát thủ” đối với giới hoạt động dân chủ nhân quyền ở Sài Gòn. Nguyễn Văn Đua bị “tố” là đã ký một quyết định về quy hoạch Thủ Thiêm mà đã vượt quyền khi phủ nhận cả quyết định trước đó của thủ tướng chính phủ.

Còn Lê Thanh Hải – vào thời còn là chủ tịch thành phố, đã “dọn đường” cho việc thay đổi quy hoạch Thủ Thiêm giải tỏa lố sang 160 hécta đất mà trước đó dùng làm khu vực tái định cư cho dân, đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.

Ở Sài Gòn, cái tên Lê Thanh Hải bị người dân và cả một số công chức gọi là “Hải Heo,” là một trong những kẻ bị dư luận xã hội căm ghét nhất và lên án nhiều nhất.

Tiếp đến là Tất Thành Cang – người được xem là “đệ ruột” của anh Hai (Lê Thanh Hải), bị người dân tố cáo là có công giúp Lê Thanh Hải cướp đất Thủ Thiêm và đàn áp dã man dân oan nơi đây. Sau khi Lê Thanh Hải về hưu, Tất Thành Cang trở thành phó bí thư thường trực TP.HCM và lại dính đậm ở một vụ “ăn đất” khác: Cang là người chỉ đạo vụ công ty Tân Thuận của thành ủy TP.HCM bán trái phép với giá bèo 32 hécta đất Nhà Bè cho tư nhân.

Cuộc tháo chạy tán loạn của đàn chuột bắt đầu…

Khoảng một tháng trước khi xuất hiện bản kết luận thanh tra vụ Thủ Thiêm của thanh tra chính phủ, trên mạng xã hội chợt hiện lên một loạt bài viết của một tác giả ẩn danh, trực chỉ vào hai nhân vật Trần Vĩnh Tuyến – phó chủ tịch TP.HCM, và Nguyễn Thành Phong – chủ tịch TP.HCM, với những hồ sơ kèm theo để mô tả một cách có bằng chứng về việc hai quan chức này đã không chỉ “ăn đất” ở Thủ Thiêm như thế nào mà còn “ăn” cả những vụ khác và nơi khác. Chỉ có điều, loạt bài viết trên, không hiểu vì nguyên do tế nhị gì, đã không đề cập đến “Hai – Ba – Sáu”’… (Hai Nhật – tức Lê Thanh Hải, Ba Đua – tức Nguyễn Văn Đua, Sáu Cang – tức Tất Thành Cang).


Tất Thành Cang, bị người dân tố cáo là có công giúp Lê Thanh Hải cướp đất Thủ Thiêm và đàn áp dã man dân oan nơi đây. (Hình: Báo Tiền Phong)

Một số người phân tích đứng ở góc độ khách quan cho rằng loạt bài viết trên là nhằm “thí chốt” và chạy tội cho giới quan chức dư sức ăn nhưng quá kém sức chịu. Hoặc là một trò “đánh lộn tầm bậy” trong nội bộ giới lãnh đạo cao cấp trong thành ủy và chính quyền TP.HCM.

Quả thật, gần đây đã xuất hiện trên mạng xã hội một số bức ảnh được chụp từ cự ly gần về những “lều đày tớ” quá đồ sộ và hoàng tráng của Tất Thành Cang và Nguyễn Văn Đua, hay cảnh Sáu Cang ăn nhậu với một số quan chức và báo chí cánh hẩu ngay trong nhà khách thành ủy… Chỉ có người trong nội bộ “‘đảng ta” mới có thể chụp gần như vậy.

Trong khi đó, Lê Thanh Hải kín đáo tung tích hơn. Nhưng rất nhiều người dân và công chức ở Sài Gòn cho rằng đây mới là “chuột cống” với vô số nhà cửa và đất đai tích góp được qua 15 năm làm chủ tịch thành phố và bí thư thành ủy. Vài tờ báo đã bắt đầu nêu đích danh trách nhiệm Lê Thanh Hải trong vụ Thủ Thiêm.

Có một điểm thú vị là vào thời gian này cách đây tròn một năm, Đà Nẵng đã diễn ra cuộc chiến “hai cọp một rừng” giữa Bí Thư Thành Ủy Nguyễn Xuân Anh với Chủ Tịch Thành Phố Huỳnh Đức Thơ và liên quan đến “Thượng Tá Tình Báo Công An Phan Văn Anh Vũ,” kéo theo cuộc chiến loạn xạ giữa hai bè đảng tại “thành phố đáng sống nhất Việt Nam” này.

Sau Đà Nẵng, hẳn đang tiếp đến “đảng bộ anh hùng TP.HCM” – như dự báo từ trước của không ít người. Đã đến lúc “của thiên trả địa,” đã đến thời của những quan chức cướp đất của dân, “đi lên từ đất,” phải “ói ra,” nhưng cũng chưa chắc cứu nổi sinh mạng của chúng.

Phạm Chí Dũng
Người Việt

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghề khỏa thân lau nhà ở Úc


https://baomai.blogspot.com/
Emily Nikols kiếm được 73 đô la một giờ làm sạch nhà của nam giới trong khi hoàn toàn khỏa thân. 

Một phụ nữ Úc vừa tiết lộ với tờ news.com.au về công việc lau dọn khỏa thân của mình.

Bà mẹ đơn thân 28 tuổi kiếm “bộn tiền” nhờ lau chùi và dọn dẹp nhà cửa trong trạng thái hoàn toàn khỏa thân.

Người phụ nữ trả lời phỏng vấn với điều kiện giấu tên, trước đây đã làm việc như một người dọn dẹp mặc quần áo bình thường. Nhưng thu nhập của cô tăng gấp đôi và số giờ làm việc giảm một nửa nhờ công việc mới.

Cô làm việc cho công ty Dịch vụ Lau dọn Khỏa thân (BACS) ở thành phố Gold Coast, bang Queensland nước Úc. Công ty nói rằng họ đang đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên quốc tế.

https://baomai.blogspot.com/ 
Một nhân viên lau dọn thuộc công ty Dịch vụ Lau dọn Khỏa thân (BACS) ở Úc

Người phụ nữ giấu tên nói: “Tôi có cơ thể tuyệt vời, vậy tại sao không khoe nó? Tôi thích khỏa thân và tận hưởng làn da tôi, vì vậy tôi thực sự thích công việc này.

“Khách hàng đều rất tôn trọng - các quy tắc được đặt ra khi họ đặt dịch vụ. Hầu hết họ chỉ muốn trò chuyện và nhìn”.

Người phụ nữ cho biết cô tin rằng dịch vụ này dần dần sẽ được chào đón.

Kể từ khi làm việc cho BACS, cô đã tăng gấp đôi thu nhập của mình và giảm một nửa thời gian làm việc. Cụ thể, người phụ nữ kiếm được 104.000 USD/năm (2,4 tỷ đồng) và thời gian làm việc là 16h/tuần.

https://baomai.blogspot.com/   

Người sáng lập BACS, Brett Jones, cho biết khách hàng bị nghiêm cấm lợi dụng nhân viên.

Brett nói: “Chúng tôi có chính sách nhìn nhưng không đụng chạm. Nhân viên của chúng tôi không đến đó để thực hiện bất cứ điều gì ngoài lau dọn. Không có hoạt động tình dục nào”.

Brett có 150 người dọn dẹp trong công ty, 95 người trong số họ là nữ giới. Giá khởi điểm là 90 USD/h cho nhân viên mặc đồ lót, 140 USD/h cho ngực trần và 169 USD/h cho khỏa thân hoàn toàn.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Nhưng ủy viên hội đồng thành phố Dawn Crichlow không đồng tình với dịch vụ mới này.

Dawn nói: "Tất cả những gì tôi phải nói là việc kinh doanh này là đáng hổ thẹn và khiến Gold Coast có danh tiếng xấu".

Nhưng Brett phản bác, tuyên bố công việc kinh doanh của anh hoàn toàn hợp pháp.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
“Bà ấy không biết kinh doanh thực sự là gì. Tất cả những gì chúng tôi làm là điều hành doanh nghiệp lau dọn nơi mọi người được trả tiền nhiều hơn để mặc ít hơn. Chúng tôi không vi phạm bất kỳ luật nào và không làm điều gì sai trái. Nó không dành cho tất cả mọi người nhưng bạn không thể phục vụ mọi người mọi lúc”.




Trà My

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gia đình ‘vui mừng vì Trần Huỳnh Duy Thức ngưng tuyệt thực'

Trưa 16/9, em trai của ông Trần Huỳnh Duy Thức xác nhận với BBC về tin nhà bất đồng ngưng tuyệt thực sau 34 ngày. Trả lời BBC qua điện thoại, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Trần Huỳnh Duy Thức, nói: "Anh tôi đã quyết định ngưng tuyệt thực hôm nay, sau chuyến thăm của hai chị gái và hai con gái." "Có thể là vì anh Thức tiếp nhận ý nguyện của gia đình cũng như được truyền tải mong muốn của nhiều người rằng muốn anh Thức bảo toàn mạng sống." "Gia đình tôi vui mừng vì chuyện này. Theo tôi, cho dù chuyện gì có xảy ra thì anh tôi phải ngưng tuyệt thực trước đã."

Trong tù, ông Trần Huỳnh Duy Thức từng 
viết rằng 'đấu tranh này là trận cuối cùng'
'Cảm kích'
Ông Tân cũng cho biết thêm: "Gia đình tôi rất cảm kích trước tin nhiều người loan báo tiếp tục tuyệt thực đồng hành cùng Trần Huỳnh Duy Thức, dù anh tôi đã ngưng tuyệt thực, cho đến khi anh tôi được trả tự do." "Việc đấu tranh của anh tôi yêu cầu chính quyền thượng tôn pháp luật là công cuộc lâu dài." "Do vậy, tôi mong là công luận cũng như các tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng về Trần Huỳnh Duy Thức."
Giáo xứ Song Ngọc, Vinh, Nghệ An cầu nguyện cho ông Trần Huỳnh Duy Thức

Hôm 9/9, gia đình ông Thức đã có thư khẩn gửi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế về nguy cơ với tính mạng của ông. Thời điểm đó ông Thức đã tuyệt thực 27 ngày.

Thư có đoạn: "Điều này là quá sức chịu đựng của một cơ thể thông thường. Và như vậy, tính mạng của con tôi có thể bị cướp bất cứ lúc nào."

Qua thư, gia đình ông Thức đưa ra hai yêu cầu: trại giam cho biết ngay lập tức tình trạng của ông Thức và cho ông gọi điện về gia đình; các cơ quan pháp luật xem xét ngay yêu cầu của ông Thức [về việc được trả tự do] và trả lời ngay theo quy định của pháp luật.

Gia đình ông Thức cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế quan tâm tới trường hợp của ông - "về khát vọng một Việt Nam dân chủ và thịnh vượng", để "cùng lên tiếng giữ tính mạng của ông".

Lần gần đây nhất gia đình ông Thức thăm ông trong tù là hôm 31/8.

Ông Tân nói trong buổi gặp kéo dài 40 phút, ông Thức cho biết đã sụt hơn 4kg. Ông Thức cũng từ chối không nhận khẩu phần ăn của trại giam và của nhà gửi vào.

"Anh Thức trông yếu và ốm đi nhiều, da mặt xạm đen," ông Tân nói. "Nhưng anh vẫn động viên gia đình và nói "Anh không sao."

"Lý do anh Thức tiếp tục tuyệt thực là yêu cầu nhà nước phải thượng tôn pháp luật, trả tự do cho anh theo Bộ luật Hình sự sửa đổi. Nếu sử dụng hình thức đặc xá thì chưa phải là công lý."


Trần Huỳnh Duy Thức 'tiếp tục tuyệt thực'

'Bị cô lập'

Ông Tân cho hay được ông Thức thông báo về việc giám thị trại giam là ông Trần Bá Toan ra văn bản số 224 với nhiều quy định mới, trong đó có việc thư tố cáo khiếu nại của tù nhân phải gửi cho cán bộ trại kiểm tra trước, không được viết thư gửi lãnh đạo nhà nước, không được gửi các sáng tác văn, thơ, nhạc về nhà.

"Văn bản này mục đích để nhắm vào cá nhân anh Thức, nhằm cách ly và cô lập anh," ông Tân cáo buộc.

Từ Hoa Kỳ, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), người từng có kinh nghiệm tuyệt thực trong tù, cho BBC hay:

"Tôi từng ở trại giam số 6 Nghệ An, từng tuyệt thực, nên tôi hiểu những khó khăn mà Thức phải chiu đựng."

"Thức vừa tuyệt thực mấy ngày thì trại giam số 6 đã chuyển 4 người đang ở cùng anh ấy sang phân trại K2 cách đó khoảng 2 km, nhằm cách ly những anh em này khỏi anh Thức và cô lập thông tin của anh ấy."

"Trong bốn người bị chuyển đi có anh Trương Minh Đức mới vào trại 6. Anh Đức có vợ lên thăm hàng tháng nên có thể đưa tin giúp anh Thức."

"Cho nên Thức đang bị cô lập và biệt giam tại một buồng giam có camera kiểm soát. Phòng số 5, phân trại K1, Trại giam số 6 ở xã Hạnh Lâm, Huyện Thanh Chương Nghệ An."

Ông Hải cũng cho hay lần ông tuyệt thực lâu nhất là 33 ngày. Do có kinh nghiệm từ nhiều lần tuyệt thực, ông giữ được tỉnh táo nhưng đến giai đoạn 30 ngày thì hay chóng mặt và ù tai, thở cạn.

Một nhóm tăng sĩ Phật Giáo đồng hành tuyệt thực cùng ông Trần Huỳnh Duy Thức

'Tuyệt thực cùng Thức'

Hồi đầu tháng Chín, gia đình và những người ủng hộ ông Trần Huỳnh Duy Thức đã tung ra chiến dịch kêu gọi trả tự do cho ông.

Chiến dịch này được nhiều người tham gia. Nhiều Facebooker đồng loạt sử dụng hình đại diện là hình ảnh ông Thức. Nhiều người công khai tuyên bố tuyệt thực một ngày để đồng hành cùng ông.

Cộng đồng mạng cũng kêu gọi cầu nguyện cho ông ở nhiều địa điểm trong và ngoài nước.

Luật sư Lê Công Định chia sẻ trên trang cá nhân hôm 11/9: "Buổi thắp nến cầu nguyện cho sức khoẻ và bình an của anh Trần Huỳnh Duy Thức đêm nay trên khắp các miền đất nước và hải ngoại đã thành công một cách đầy cảm động, bất kể những nỗ lực ngăn chặn, quấy phá và cả ganh ghét. Sự đồng lòng đêm nay cho thấy niềm tin và hy vọng của người dân Việt Nam không chỉ gửi vào anh Thức, mà còn cho tương lai dân tộc này."

Giáo dân giáo xứ Song Ngọc, Mỹ Khánh tại Nghệ An, cùng cộng đồng giáo dân ở Sài Gòn và Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cùng tổ chức cầu an cho ông và những người trong lao tù.

Nhiều biểu ngữ khác nhau được sự dụng, gồm: "Anh thực sự là nguyên khí quốc gia", "Anh là niềm hi vọng của dân tộc Việt Nam', "Anh phải sống".

Nhà hoạt động Lê Văn Sơn viết trên Facebook cá nhân: "Chúng tôi đồng hành, ủng hộ và tiếp bước cùng với Trần Huỳnh Duy Thức là cho chính chúng tôi, tương lai con cháu và cho sự trường tồn của dân tộc này."

Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) đăng trên Facebook cá nhân hình ảnh ông và những người ủng hộ ông Thức cầm biểu ngữ "Tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức" tại trụ sở Tổ chức Ân xá Quốc tế tại New York.

Đây không phải là lần đầu ông Thức dùng hình thức tuyệt thực để phản đối những chính sách ông cho là bất công, đồng thời yêu cầu 'thượng tôn pháp luật'.

Gia đình ông Thức cho BBC hay ông từng tuyệt thực lần đầu tiên 15 ngày năm 2016.

"Thời điểm đó, Quốc Hội Việt Nam đang thông qua Hiến pháp mới. Anh Thức tuyên bố tuyệt thực vô thời thạn để yêu cầu nhà nước trả lại quyền tự quyết cho dân," ông Tân nói với BBC.

Sau khi có sự vận động của gia đình và những người ủng hộ, ông Thức dừng tuyệt thực ở ngày thứ 15.

"Lúc chia tay gia đình để quay lại phòng giam, anh Thức quay lại, giơ nắm tay lên và nói: "Đấu tranh này là trận cuối cùng". Anh muốn gửi thông điệp rằng anh sẽ cương quyết đi theo con đường đấu tranh cho công lý của Việt Nam," ông Tân thuật lại với BBC.

Trần Huỳnh Duy Thức là ai?

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 56 tuổi, là một kỹ sư và doanh nhân theo đạo Phật, sống tại TP Hồ Chí Minh, theo hồ sơ của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ông sáng lập ra EIS, một công ty chuyên về cung cấp dịch vụ internet cho điện thoại di động ở Việt Nam có chi nhánh ở Singapore và Mỹ.

Ông sau đó trở thành một nhà hoạt động và tập trung vào việc viết blog về tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam và góp ý cho chính phủ về các hướng cải cách.

Ông cũng thành lập phong trào Con Đường Việt Nam, một tổ chức nhằm cổ xúy các giá trị của nhân quyền và dân chủ.

Năm 2009, ông Thức bị án tù 16 năm với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45538661

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THÌ RA HỌC ĐẠI HỌC CŨNG KHÔNG PHÍ (*)


(Chuyện tốt nghiệp Đại học đi kiếm sống của Võ Tòng Đánh Mèo)
Hôm ấy, buổi đầu tiên đi làm, có vẻ tôi hợp với công việc này, bởi vừa chống xe, ngồi chưa nóng chỗ, đã có khách tới ngay.
- Chào anh! Anh đi đâu để em chở ạ? Mở hàng em lấy rẻ thôi!
Gã khách mặc chiếc áo phông sờn, chắc có chuyện buồn bực, nên vẻ mặt đầy giận giữ. Gã với lấy chiếc mũ bảo hiểm đang treo trên con Wave ghẻ của tôi rồi bảo:

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi, xe môtô và văn bản
- Chở tao tới bệnh viện!
- Dạ! Bệnh viện nào ạ?
- Bệnh viện nào là tùy mày, vì người nằm viện là mày!
Vừa dứt lời, gã chồm lên, phang tới tấp cái mũ bảo hiểm vào đầu, vào mặt tôi. Vừa phang, gã vừa chửi té tát:
- Thằng chó! Dám đón khách ở đây à? Mày có biết đây là địa bàn của ai không? ĐKM mày!

Tôi dính đòn bất ngờ, choáng váng, xiêu vẹo rồi khuỵu xuống ôm đầu chịu trận… Sau đó, tôi nghe tiếng chân người chạy tới rầm rập, tưởng có dân phòng đến cứu, nào ngờ lại là mấy tay xe ôm đồng bọn của gã đang đánh tôi. Tất nhiên, khi biết tôi là kẻ đang tranh miếng cơm của chúng, thì chúng đồng loạt xông vào đấm đá. Đặc biệt, có cái gã mặc áo sơ-mi màu in hình mèo Hello Kitty còn rút hẳn cái côn nhị khúc ra. Nhìn gã, tôi há mồm ngỡ ngàng, không hẳn vì sợ, mà vì thấy gã quá quen. Rồi đúng lúc gã vung côn lên, thì tôi nhớ ra và hét lên:

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi, xe môtô và ngoài trời

- Anh Giang “đẫm”! Anh Giang “đẫm”!
Nghe tôi gọi tên, anh Giang “đẫm” khựng lại, buông cái côn thõng xuống, ngác ngơ. Có lẽ vì mặt mũi tôi bầm dập do vừa bị đập nên anh chưa nhận ra…

- Em Du đây! Du “kệ”, K53, Đại học GTVT đây!
Lúc này, anh Giang “đẫm” mới vỡ òa. Anh quẳng côn đi, lao tới đỡ tôi dậy, lau những vệt máu từ những vết bầm xước đang rỉ ra trên mặt tôi. Anh em nhận ra nhau, vừa xót xa, vừa mừng, vừa tủi.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và xe môtô

Anh Giang “đẫm” học cùng ĐHGTVT với tôi, anh là thủ khoa K49, còn tôi thủ khoa K53. Anh em quen nhau khi trường tổ chức gala trao bằng khen và phần thưởng cho những sinh viên xuất sắc. 

Sau khi hỏi chuyện, biết tôi tốt nghiệp đã lâu mà vẫn thất nghiệp, phải chạy xe ôm kiếm sống thì anh rất thương và cảm thông. Anh bảo tôi cứ ra đây chạy xe cùng mọi người, anh em đùm bọc, chia sẻ, Tôi mừng quá, nhưng rồi lại liếc ánh mắt e dè nhìn quanh mấy gã xe ôm vừa hùng hổ đập tôi. Anh Giang “đẫm” thấy vậy, hiểu ý liền, nói ngay:

- Đừng lo! Các anh em đây đều là những người có học: đại học hay trên đại học cả, không phải mấy thằng ất ơ đầu đường xó chợ. Biết em là em của anh, họ sẽ thông cảm và giúp đỡ! 

Từ hôm ấy, tôi ra đấy đón khách cùng các anh. Biết tôi học khá, lại là nhân viên mới, những cuốc nào đường đẹp, dễ đi, ít công an, các anh đều nhường cho tôi chạy. Các anh còn dạy tôi một số mánh lới để moi tiền khách một cách hợp lý, hay đặt giá cho những đường đi không bình thường…

Đã có lúc tôi nghĩ, cái bằng đại học của mình là vô giá trị; thời gian, tiền bạc bỏ ra cho những năm tháng đại học là quá lãng phí. Nhưng giờ tôi mới hiểu, nếu không học đại học thì làm sao tôi quen được anh Giang “đẫm”, mà không có anh thì hôm đó tôi đã bị đồng đội anh đánh đập cho bê bết như một thằng trộm chó, và giờ đây chỉ với lao động giản đơn cũng đã kiếm đủ miếng ăn, tôi vẫn còn cả một kho kiến thức quý giá đã học mà chưa thèm dùng đến.

(*) Tên truyện được đặt lại

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những người thầy chân chính trong ngành GD bây giờ phải làm gì?

Vì sao luôn luôn có những làn sóng chửi rủa ngành giáo dục?
Từ nhiều năm nay, nhất là từ thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trở đi, cứ động đến ngành Giáo dục (GD) là từ người dân thường đến trí thức, quan chức, đại biểu Quốc hội, đều buông lời phê phán, công kích, chửi rủa. Hình ảnh các ông bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, Phạm Vũ Luận,… ra trước Quốc hội thường là rất thảm hại.

Học sinh một trường tiểu học trong một lễ khai giảng
Dù nhiều cái lỗi không thuộc về các ông, về Bộ GD, nhưng các ông cũng không cãi. Không rõ là vì không biết cãi, hay là biết có cãi mấy cũng không ai nghe, nên các ông thường dùng phương pháp “nhận lỗi”. Nhận hết. Sự việc gần đây nhất, khi có người chất vấn vấn đề sinh viên thất nghiệp, ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhận lỗi là do ngành GD đào tạo nhân lực chưa tốt. (Khổ, có tốt đi chăng nữa, nhưng không ô dù, không chạy tiền, thậm chí không đánh đổi thân xác, liệu có được tuyển dụng hay không?)

Một lần đi nghe một vị nữ phó giáo sư thuyết trình về chương trình giáo dục nhằm vào phát triển năng lực, tôi hỏi: “Nếu một sinh viên (hay thạc sỹ, tiến sỹ cũng vậy) tốt nghiệp, được hoàn hảo các năng lực như mục tiêu chị vừa trình bày thì số phận của nó có sáng sủa hơn các sinh viên (thạc sỹ, tiến sỹ) hiện giờ không?” Hỏi nhưng tôi trả lời luôn: “Chắc chắn là không”. Nó kiếm được một việc làm rẻ mạt có khi còn chật vật, nói chi đến cơ hội thăng tiến. Vì xã hội (XH) ta hiện thời mẫu người trẻ “thành đạt” không phải cần những năng lực như chị nói (cũng là của thế giới nói chung). Nó cần những năng lực khác (mà chắc ai cũng hiểu).

Tuần trước, khi vụ TV1 – CNGD đang rộ lên, chú em họ ở quê có cháu nội năm nay vào lớp 1 gọi điện hỏi tôi rất nhiều thứ. Trong lúc nói chuyện, chú ấy bảo: “Ngành GD thật nhiều chuyện quá”. Tôi điên tiết mắng luôn một hồi: “Này, chú thấy có ngành nào không ‘lắm chuyện’ không? Sao cái gì cũng đổ tội cho GD là thế nào? Mà nếu gọi là ‘lắm chuyện’, thì ngành Đảng, ngành Công an, ngành Quân đội là ba ngành đứng đầu, chứ không phải ngành GD đâu nhé”.

Nhiều người kêu Bộ GD không có người đứng đầu có đủ tâm và tài. Ừ, có lẽ như vậy. Nhưng cứ giả sử là có thì thế nào, chắc cũng không hơn là mấy.

Hôm nọ GS. Nguyễn Minh Thuyết trả lời báo VietNamNet có nói, đại ý, chừng nào XH còn nhìn GD với đầy thành kiến như bây giờ thì ngành GD cũng khó làm nổi điều gì. Tại sao có thành kiến ấy? Có nhiều nguyên nhân lắm, nhưng hôm nay tôi chỉ đề cập một nguyên nhân – mà có lẽ là nguyên nhân hàng đầu: nhà nước rót ngân sách quốc gia cho GD không đủ, phần còn lại dân phải gánh quá nhiều, và từ đấy phát sinh đủ chuyện.

Giả sử như ngành khác, nhà nước rót đến đâu thì làm đến đấy, đã chết ai đâu, nhưng GD không thể thế. Cũng như ngành y tế, người ta không thể không chữa bệnh, thì trong XH hiện đại, người ta không thể không đi học. Vậy nên bao nhiêu phần không đủ của nhà nước đều dồn cả lên đầu người dân. Phần đóng góp của dân là quá lớn. Quá lớn mà hiệu quả thì cũng không thành vấn đề lắm. Thế nhưng đồng tiền xương máu mà người dân trực tiếp bỏ ra để nuôi GD lại không hiệu quả, và nhất là họ không được quyền kiểm soát. Nó rơi vào tham nhũng, thất thoát, vào đâu nữa không ai biết, không ai có quyền được biết.

Nói ra thì sợ con em mình bị trù dập. Đó là cội nguồn để người dân ấm ức. Sự ấm ức bị dồn nén, chỉ cần có cơ hội là bộc phát. Họ ném đá vào bất cứ chỗ nào của GD một khi có người khơi lên. Và đó cũng là mảnh đất màu mỡ cho những kẻ cơ hội, dốt nát nhưng thừa “năng lực” trí trá, đánh tráo khái niệm, to mồm nhân danh này nọ, mặc sức chửi rủa ngành GD, nhân thể chửi rủa, mạt sát bất cứ ai mà họ cho là đối thủ của mình, để vừa đánh bóng tên tuổi, vừa quảng cáo cho sản phẩm của họ (nếu có). Họ đánh lừa được biết bao nhiêu người nhẹ dạ cả tin, kể cả trí thức, nhất là những người mất niềm tin và đang phẫn nộ nói trên.

Những người thầy chân chính trong ngành GD bây giờ phải làm gì? Có lẽ bó tay chăng? Cách đây vài tháng, trong một hội thảo khoa học, tôi gặp một vị giáo sư già, trước dạy ở Đại học Y Hà Nội, ông thốt lên một câu rất là đau đớn: “Hai cái nghề bây giờ chịu chửi rủa nhiều nhất là thầy giáo và thầy thuốc thì trớ trêu thay, tôi dính vào cả hai, anh ạ!”.

Đào Tiến Thi



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lợi ích cho con đi học võ


image
Trong một buổi tập luyện tại võ đường Hiệp quyền đạo, Virginia, Hoa Kỳ.

Tuổi nào, học võ gì?

Bất luận con bạn tham gia tập luyện môn võ thuật nào đi nữa, đó cũng là sự lựa chọn đúng đắn. Các môn võ Thiếu lâm, Vovinam, Taekwondo, Karate, Hapkido, Judo, Aikido... đều có những phương thức rèn luyện kỹ năng thể chất và tinh thần, đều hướng thiện, hướng tới võ đạo, khác với các môn thể dục thể thao khác.

image

Tuổi bắt đầu cho con trẻ học võ là từ 6 trở lên. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong lứa tuổi con trẻ phát triển thể chất và cũng là lúc các cháu bước đầu đi học, thói quen tập luyện võ thuật giúp các cháu phát triển thể chất, tăng cường hệ miễn dịch.

image
Môn sinh 6 tuổi giữ Lễ khi cuối đầu chào Thầy tại võ đường Hiệp quyền đạo

Người có võ rất coi trọng Lễ và giữ Lễ. Trong thời đại ngày nay, khi các mối quan hệ xã hội trở nên mong manh, các giá tri văn hoá-truyền thống bị lung lay, biến dạng, văn hoá võ học giúp lưu giữ truyền thống ‘tôn sư trọng đạo.’ 

Thế nào là một võ sinh?

Trong xã hội ngày nay, tình trạng ức hiếp, bạo lực, bắt nạt khá phổ biến trong học đường. Nếu con trẻ thiếu tự tin, mặc cảm sẽ dễ trở thành mục tiêu của những kẻ thích bắt nạt, tấn công. Biết võ giúp trẻ tự tin, khiến kẻ bắt nạt phải dè chừng. 

Con bạn được tập luyện sức mạnh qua những cú đấm thường xuyên trong võ đường, chúng có thể tự vệ. Một quả đấm tung thật mạnh vào chỗ hiểm khi bị kẻ khác quật xuống sẽ là cơ hội cho trẻ thoát thân khi đối phương to con, mạnh mẽ hơn.

image

Con bạn sẽ được rèn tính kỷ luật ngay từ khi bước chân vào học võ. Khả năng quan sát, tính kiên nhẫn, học cách giao tiếp, học lễ phép, biết kính trọng thầy cô và người lớn tuổi, biết chia sẻ, có tinh thần đồng đội..v.v.. Đó là những điều hay lẽ phải mà các võ đường sẽ đem lại cho con trẻ.

Võ đường cũng là nơi con trẻ đến để tập luyện võ thuật, chống bệnh tật, béo phì, giúp tiêu hao năng lượng, những vấn nạn sức khỏe trong thời đại công nghiệp ngày nay.

Tập luyện võ thuật chắc chắn sẽ đem đến cho con trẻ một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn, tránh những khoảng thời gian vô bổ các cháu vùi đầu vào chơi game hoặc coi TV.

image
Tất cả võ sinh quỳ để lắng nghe thầy giảng.

Võ đường khác với trường học ở chỗ tại võ đường, tinh thần kỹ luật được đề cao. 

Các cháu học cách tôn trọng, giúp đỡ đồng môn, tinh thân đồng đội, trách nhiệm, nghĩa vụ của môn sinh, phát huy khả năng lãnh đạo, biết chia sẻ, khiêm cung. Ngoài ra, võ đường cũng là nơi vui chơi cùng các anh chị võ sinh khác.

Hãy cho các cháu tập luyện võ thuật thường xuyên để các cháu được tiến bộ. Các bậc phụ huynh nên cố gắng sắp xếp thời gian định kỳ trong ngày hoặc trong tuần để đưa các cháu đến với các võ đường. Đó cũng là cách chuẩn bị cho các cháu hành trang để khi trưởng thành, các cháu có thể bước vào đời với niềm tự tin trong xã hội. ‘Tập luyện võ thuật ngày hôm nay, sẽ có ích cho ngày mai.’




Đồng Sĩ Hội

image

Phần nhận xét hiển thị trên trang