Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2018

Người giàu Việt tăng: Siêu xa xỉ phẩm đổ bộ


(Đại gia) - Trong 58 quốc gia, Việt Nam có tỷ lệ người tiêu dùng chuộng hàng hiệu cao thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Ở Việt Nam, hàng hiệu thể hiện địa vị và đẳng cấp. Người Việt thường mua hàng hiệu với tâm lý chứng tỏ mình giàu có và muốn gây ấn tượng với mọi người. Nắm bắt được tâm lý này, hàng loạt hãng thời trang đẳng cấp đang coi Việt Nam là mảnh đất màu mỡ.

Không khó bắt gặp hình ảnh của những chiếc siêu xe như 
thế này trên đường phố Việt Nam. Ảnh Xe và Đời sống
Địa chỉ vàng cho hàng xa xỉ
Hermes, một trong những thương hiệu thời trang xa xỉ nhất thế giới, đã phát hiện ra khát khao mua sắm hàng hiệu của tầng lớp thượng lưu Việt Nam sớm nhất. Năm 2012, đích thân Chủ tịch Hermes Patrick Thomas đã đến khai trương cửa hàng thứ hai của hãng tại thành phố Hồ Chí Minh. Doanh số của Hermes tại thị trường Việt luôn tăng trưởng ổn định: từ 20% đến 30% mỗi năm. Giữa năm 2015, một túi xách có giá 1,3 tỷ của hãng đã được nhanh chóng tẩu tán chỉ trong vài cái chớp mắt. Cửa hàng Hermes tại Vincom là một trong những cửa hàng hiếm hoi của hãng trên khắp thế giới có thể trưng bày đủ 16 ngành hàng.

Ngoài Hermes, những thương hiệu thời trang đắt giá cũng đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất lâu. Dior, Versace, Chanel, Gucci, Armani, D&G mỗi hãng có 2 cửa hàng; một ở Hà Nội và 1 ở thành phố Hồ Chí Minh. Louis Vuitton sở hữu 2. Burberry và Ferragamo có 5 cửa hàng. Valentino, Prada có 1 và Fendi mới khai trương cửa hàng đầu tiên vào tháng 1/2016.


Thật thiếu sót khi nói về những thương hiệu xa xỉ đang có mặt tại Việt Nam mà không nhắc đến những hãng xe hơi nổi tiếng. Thống kê từ Cục Đăng kiểm cho thấy, có khoảng 160 "xế khủng" đủ các dòng siêu xe, siêu sang, có giá sau thuế từ 10 tỷ đến khoảng 80 tỷ đồng, đã được nhập khẩu và cấp đăng kiểm trong năm 2016. Với dòng xe siêu sang, thương hiệu Rolls Royce nhập khẩu tới 24 chiếc, trong đó có các loại như Rolls Royce Phantom, Rolls Royce Ghost, Rolls Royce Dawn... Trong số này, chiếc xe có giá rẻ nhất khoảng gần 30 tỷ đồng và đắt nhất tới trên 50 tỷ đồng.

Thương hiệu Bentley cũng nhập khẩu tới 43 chiếc, bao gồm Bentley Mulsanne, Bentley Flying Spur, Bentley Bentayga, Bentley Continental GT, có giá từ 20-30 tỷ đồng. Ngoài ra, với xe siêu sang còn có trên 40 chiếc Maybach S600 nhập khẩu có giá từ 10 đến 14 tỷ đồng. Các dòng siêu xe nhập khẩu về Việt Nam có thể kể tới 8 chiếc Lamboghini và 9 Ferrari, 6 chiếc Aston Martin, 8 chiếc McLaren, 6 chiếc Audi R8, 1 chiếc Pagani Huayra, cùng một số xe Mercedes như SLS Roatster, S500 Cabriolet... Trong số này, có nhiều xe thuộc hàng hiếm chỉ có số lượng vài trăm chiếc trên thế giới. Tổng cộng số xe này có giá trị gần 2.500 tỷ đồng.

Đấy là chưa kể số xe sang có giá từ 2 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng, kể cả nhập khẩu lẫn lắp ráp trong nước, ước tiêu thụ khoảng 5.000 chiếc. Tính ra tổng số tiền giới nhà giàu Việt Nam chi cho xe sang, siêu sang và siêu xe khoảng 15.000 tỷ đồng.

Cũng do số lượng xe siêu sang và siêu xe tăng mạnh và quá nhanh ở Việt Nam, nhiều hãng ô tô đã đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam. Maserati khai trương đại lý chính hãng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 1/2016. Những đồng nghiệp đã nhanh chân hơn trước đó là: Lamborghini, Mercedes, Porche, Audi, Bentley, BMW, Lexus, Infiniti. Bây giờ ra đường, chúng ta dễ dàng bắt gặp những con xe ngấp nghé quý tộc như Lexus, Porche, BMW, Audi, Mercedes… chứ không khó kiếm như trước đây.

Một trong những thú chơi siêu sang chảnh của người dân Việt Nam là những chiếc đồng hồ đắt giá của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Vào cuối tháng 8/2018, thương hiệu đồng hồ xa xỉ của Thụy Sĩ - Bublot đã chính thức đặt chân đến Việt Nam thông qua việc đặt cửa hàng đại diện tại Hà Nội. Giá của mỗi chiếc đồng hồ của hãng này thấp nhất 1 tỷ đồng. Trước đó, hãng đồng hồ Rolex đã có tới 2 trụ sở tại Việt Nam và đều nằm ở Hà Nội.

Peter Speake-Marin, một nhà chế tác đồng hồ hàng đầu thế giới là một trong những người đầu tiên nhận ra tiềm năng khủng khiếp của phân khúc siêu đồng hồ ở thị trường Việt Nam. Năm 2013, ông sáng tạo ra 18 chiếc đồng hồ có mặt trống đồng Đông Sơn, mỗi chiếc trị giá từ 800 đến 900 triệu đồng. 14/18 khách hàng đặt mua là người Việt. Gần cuối 2015, thừa thắng xông lên, Peter Speake-Marin tiếp tục ra một phiên bản trống đồng khác đắt giá hơn: gần 3 tỉ và chỉ có 8 cái. Ấy vậy mà vẫn có 3 người Việt muốn sở hữu nó.

Việt Nam tăng trưởng người giàu nhanh thứ 3 thế giới

Không khó để lý giải cuộc đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ trên thế giới vào Việt Nam. Trong năm 2018, Việt Nam có tỷ phú đô la nằm trong danh sách do Forbes bình chọn. Họ là người đứng đầu các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ bất động sản, ngân hàng, hàng không, đến sản xuất, lắp ráp ô tô.

Đầu tháng 9/2018, hãng nghiên cứu Wealth-X công bố báo cáo cho thấy, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tốc độ tăng trưởng người siêu giàu giai đoạn 2012 - 2017, ở mức 12,7% mỗi năm, xếp sau Bangladesh (17,3%) và Trung Quốc (13,4%). Trước đó, Báo cáo Thịnh vượng 2017 (Wealth Report 2017) của Knight Frank cũng cho thấy, năm 2016 Việt Nam có 200 người siêu giàu, mỗi người sở hữu từ 30 triệu USD trở lên.

Trong số này, có rất nhiều người trẻ - được coi là "thế hệ F2" của các siêu tỉ phú. Họ đang bắt đầu ở độ tuổi trưởng thành, biết ăn chơi, thụ hưởng… Trái ngược với các thế hệ cha chú suốt ngày chỉ biết chắt bóp, cày cuốc, vùi đầu vào công việc; nhiều thiếu gia, tiểu thư trong các gia tộc lớn dường như đầu tư thời gian cho việc mua sắm, du lịch và tiêu tiền hơn là học tập hay kiếm tiền. Với tầng lớp sinh ra đã ngậm thìa vàng, thì tậu hàng hiệu là để vừa hưởng thụ vừa khẳng định đẳng cấp của bản thân.

Thế nên, không có bất cứ xa xỉ phẩm nào trên đời mà tầng lớp siêu giàu ở Việt Nam không thể sở hữu, nếu muốn.

Theo dự báo, trong vòng 1 thập kỷ tới, tức là đến năm 2026, số người siêu giàu tại Việt Nam sẽ tăng lên mức 540 người. Tốc độ tăng số lượng người siêu giàu đạt 170%, so với tốc độ tăng trong dự báo lần trước chỉ 140%. Đây là tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới, cao hơn cả tốc độ 150% của Ấn Độ và 140% của Trung Quốc. Số lượng triệu phú Việt cũng được dự báo sẽ tăng từ 14.300 lên đến 38.500 trong thập kỷ tới.

Trưởng phòng Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương của Knight Frank, ông Nicholas Holt cho biết: "Xét về tỷ lệ tăng trưởng số lượng người siêu giàu, các thị trường châu Á mới nổi như Việt Nam sẽ dẫn đầu, mặc dù những gã khổng lồ như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đứng thứ hai và thứ ba, chỉ xếp sau Mỹ về quốc gia có số lượng người siêu giàu nhiều nhất trong thập kỷ tới".

Liễu Mai
http://baodatviet.vn/kinh-te/dai-gia/nguoi-giau-viet-tang-sieu-xa-xi-pham-do-bo-3365544/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc bị liệt vào danh sách quốc gia “đáng hổ thẹn”




Mới đây, Liên Hiệp Quốc đã công bố một bản báo cáo thường niên, theo đó liệt 38 quốc gia trong đó có Trung Quốc và Nga là những nước “đáng hổ thẹn”, bởi vì họ dùng các phương thức như sát hại, tùy tiện bắt bớ và thủ đoạn nhục hình để trả thù hoặc đe dọa những người hợp tác với Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền.  

Antonio Guterres
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres (Ảnh: Getty Images)
Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, ngày 12/9, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã đưa ra báo cáo thường niên, nội dung cáo buộc một số quốc gia ngăn chặn người bị hại và nhân sĩ hoạt động nhân quyền, đồng thời đối đãi vô nhân đạo, kỳ thị, thêu dệt tội danh đối với họ cũng như công khai bôi nhọ tên tuổi họ.
Bản tin chỉ ra, có rất nhiều tổ chức phi chính phủ, nhà hoạt động nhân quyền, chuyên gia bị nước sở tại coi là “phần tử khủng bố”, hợp tác với thực thể nước ngoài, bị chỉ trích họ phá hoại danh tiếng quốc gia và an ninh quốc gia. Thậm chí mấy năm nay, còn xuất hiện khuynh hướng khiến người khác thấy bất an, tức là có một số quốc gia thường lấy danh nghĩa “an ninh quốc gia” và “chống khủng bố” để ngăn chặn một số nhóm người và tổ chức xã hội trong nước tiếp xúc với Liên Hiệp Quốc.
Ví dụ như một số phụ nữ hợp tác với Liên Hiệp Quốc, họ từng thông báo phải đối mặt với đe dọa về xâm phạm tình dục, hoặc vì thế mà thành đối tượng bị tấn công trên mạng internet. Ngoài ra, nhân viên của Liên Hiệp Quốc cũng từng gặp phải tình huống người dân quá sợ hãi, đến nỗi không dám tiếp nhận thăm hỏi, ngay cả khi ở New York hoặc tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc ở Geneva cũng vậy.
38 nước bị liệt vào danh sách quốc gia “đáng hổ thẹn”
Trong báo cáo của ông Antonio Guterres có thuật lại, trừng phạt người hợp tác với Liên Hiệp Quốc có thể nói là một hành động “đáng hổ thẹn”. Do đó, tất cả mọi người cần phải có nhiều hành động để loại bỏ hành vi này. Thực ra, người dân thế giới đều nên cảm ơn những người dũng cảm này, họ dám đứng ra vì nhân quyền, họ đưa ra thông tin đáp ứng yêu cầu của Liên Hiệp Quốc, và tham dự vào hành động của Liên Hiệp Quốc. Người trên toàn thế giới nên đảm bảo quyền tham dự vào hoạt động nhân quyền của họ được tôn trọng.
Trong 38 nước được nhắc đến trong báo cáo, có một số nước hiện nay vẫn là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC). Có 29 nước xuất hiện các trường hợp mới liên quan đến bức hại nhân quyền, có 19 nước liên tục có các vụ bức hại nhân quyền.
Những nước xuất hiện vụ bức hại mới: Liên Bang Nga, Trung Quốc, Cuba, Myanmar, Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Ai Cập, Nam Sudan, Bahrain, Cameroon, Colombia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Djibouti, Guatemala, Guyana, Honduras, Hungary, Ấn Độ, Israel, Kyrgyz, Maldives, Mali, Morocco, Rwanda, Ả Rập Xê Út, Thái Lan, Trinidad và Tobago và Turkmenistan.
Tuần tới, Phó Tổng Thư ký về Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là ông Andrew Gilmore, sẽ đệ trình bản báo cáo thường niên này lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Ông cho biết trong một bản tuyên bố rằng, những trường hợp nhà hoạt động nhân quyền bị chính quyền trả thù được nhắc đến trong báo cáo chỉ là một số ít trường hợp bị phơi bày. Hiện tại Liên Hiệp Quốc chú ý đến việc có một số nước ngày càng dùng nhiều thủ đoạn luật pháp, chính trị để dọa nạt công dân khiến họ phải im lặng.
Năm ngoái, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua nghị quyết, nhắc lại dù là đơn độc hay phối hợp với người khác hành động, bất cứ ai cũng có quyền liên lạc với Liên Hiệp Quốc mà không bị ngăn cản.
Nhiều tổ chức cáo buộc Chính quyền Bắc Kinh bức hại nhân quyền
Brynne Lawrence – một nhà báo thuộc Tổ chức nhân quyền “Hiệp hội Quyên trợ Trung Quốc” (China Aid) tại Bang Texas Mỹ chia sẻ với Đài Á châu Tự do rằng, trong bản báo cáo thường niên của Liên Hiệp Quốc đã liệt kê các kiểu trả thù của chính quyền Bắc Kinh đối với các nhà hoạt động nhân quyền, và khớp với những trường hợp mà họ điều tra thu thập được.
Brynne Lawrence tiết lộ, những trường hợp chính quyền Bắc Kinh trả thù, chèn ép, và bức hại đến chết những nhà hoạt động nhân quyền mà ông Antonio Guterres liệt kê trong báo cáo hoàn toàn nhất trí với những thông tin mà tổ chức China Aid có được. Về phía Trung Quốc, có nhiều nhà hoạt động nhân quyền bị chính quyền giam lỏng hoặc bị đánh chết. Ví dụ hồi tháng Hai năm nay, China Aid đã từng công bố bằng chứng liên quan đến luật sư nhân quyền Lý Bách Quang qua đời một cách bí ẩn.
Lưu Thanh – nhà hoạt động nhân quyền sống lưu vong tại Mỹ trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do cho biết, ông biểu thị sự tán đồng đối với việc Liên Hiệp Quốc chú ý đến chính quyền Bắc Kinh chèn ép, trả thù những nhà hoạt động nhân quyền, trong đó có không ít nhà hoạt động nhân quyền hoặc là bị bức hại đến chết hoặc là bị giam cầm trong thời gian dài, điển hình là vụ việc nhà hoạt động nhân quyền Tào Thuận Lời (Cao Shunli) bị bức hại đến chết năm 2014.
Nhóm người tập Pháp Luân Công chiếm 2/3 số người Trung Quốc bị dùng nhục hình
Theo “Báo cáo tình hình nhân quyền các nước năm 2017” của Bộ Ngoại giao Mỹ được công bố trong năm nay có chỉ ra, những nhân sĩ bất đồng chính kiến về chính trị và tôn giáo, họ bị chính quyền giam giữ và bị đánh, bị sốc điện, cưỡng gian, bị cưỡng ép dùng thuốc, trong có rất nhiều trường hợp người tập Pháp Luân Công bị dùng nhục hình.
Báo cáo nói, hiện tại nhóm người tập Pháp Luân Công là nhóm người bị bức hại trên diện rộng nhất tại Trung Quốc. Theo báo cáo về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc, nhóm người tập Pháp Luân Công bị tra tấn chiếm 2/3 số người bị dùng nhục hình tại Trung Quốc.
Ngày 10/9, Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) cũng công bố một bản báo cáo mới nhất liên quan đến việc chính quyền Bắc Kinh chà đạp nhân quyền trên diện rộng và có hệ thống, đồng thời công bố những chứng cứ mới nhất về việc đàn áp nhóm người Hồi giáo ở phía Bắc Trung Quốc.
Bản báo cáo có tên “Xóa bỏ tận gốc mầm độc ý thức hình thái: Hành động trấn áp Hồi giáo ở Tân Cương của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc” dài 117 trang đã đưa ra chứng cứ cho thấy chính quyền Bắc Kinh bắt giữ tùy tiện, tra tấn, ngược đãi và kiểm soát cuộc sống hàng ngày của những tín đồ Hồi giáo trên quy mô lớn.
Huệ Anh / Trithucvn

Nhà Trắng gợi lên khả năng sẽ có thượng đỉnh Trump-Kim lần 2


 Cú bắt tay lịch sử giữa tổng thống Mỹ Donald Trump (P) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại thường đỉnh Singapore hồi tháng 06/018.

Nhà Trắng hôm qua 14/09/2018 đã gợi ra khả năng tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un

AFP dẫn lời ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua cho biết Hoa Kỳ « vẫn luôn quyết tâm thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ». Ông nói : « Chúng tôi tin rằng đó là trung tâm nỗ lực của tổng thống Trump để thuyết phục chủ tịch Kim, rằng phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên là điều cần thiết ».

AP nhận định trong những tuần lễ gần đây rõ ràng là Donald Trump có ý định gặp lại Kim Jong Un, và ông Kim từng nói với Nhà Trắng là mong muốn được đối thoại trực tiếp thêm với tổng thống Mỹ.

Việc nhà độc tài tàn bạo, lãnh đạo một đất nước bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới được đón tiếp ngay tại quê hương Yankee có vẻ là ảo tưởng, nhưng hãng tin Mỹ nhắc nhở không có nhà phân tích nào đoán được sẽ diễn ra cuộc họp thượng đỉnh Trump-Kim tại Singapore hồi tháng Sáu. 

Ông Trump từng bị chỉ trích là cuộc gặp thượng đỉnh Singapore chỉ là một sự lãng phí thời gian, hoặc tệ hơn nữa là làm chậm lại nỗ lực giải trừ nguyên tử. Nếu gặp lại trên « sân nhà » New York, có thể sự kiện này sẽ làm giảm bớt chú ý về các rắc rối mà tổng thống Mỹ đang vướng phải. Đối với Kim Jong Un, sự xuất hiện tại Singapore đã giúp đánh bóng hình ảnh của nhà độc tài, lần này sẽ không bỏ lỡ cơ hội tỏ ra là một nhà lãnh đạo cởi mở. 

Tuy nhiên, song song đó, Hoa Kỳ vẫn đề nghị họp khẩn tại Hội đồng Bảo an thứ Hai 17/9 tới để thảo luận về việc thực thi các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Ngoại trưởng Mike Pompeo và đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley tố cáo các vụ vi phạm như chuyển dầu lửa cho các tàu Bắc Triều Tiên, tuyển dụng lao động người Triều Tiên, hàm ý nói về Nga. 

Trong khi đó, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In chuẩn bị sang Bình Nhưỡng gặp gỡ Kim Jong Un lần thứ ba. Phía Hàn Quốc hôm qua gặp các đại diện Bắc Triều Tiên tại Bàn Môn Điếm để bàn bạc chi tiết, và một phái đoàn tiền trạm của Seoul ngày mai 16/09 sang Bình Nhưỡng bằng đường bộ, sau đó tổng thống Hàn Quốc sẽ bay sang gặp đồng nhiệm Bắc Triều Tiên trong tuần tới.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Venezuela: Tổ chức các nước châu Mỹ không loại trừ can thiệp quân sự


Tổng thư ký Tổ chức Các quốc gia Châu Mỹ (OAS/OEA), ông Luis Almagro tại Cucuta, biên giới Colombia-Venezuela ngày 14/09/2018.

Tổng thư ký Tổ chức Các quốc gia Châu Mỹ (OAS/OEA), ông Luis Almagro hôm qua 14/09/2018 tuyên bố không loại trừ « một cuộc can thiệp quân sự » vào Venezuela để lật đổ chính phủ của ông Nicolas Maduro, người chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng dẫn đến khủng hoảng nhân đạo và di dân.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại thành phố Cúcuta, ngõ chính vào Colombia của di dân Venezuela, nhà lãnh đạo OAS nêu ra tình trạng « vi phạm nhân quyền », « tội ác chống nhân loại ». Ông Almagro nhấn mạnh : « Trước những đau khổ của người dân, trước làn sóng di dân do chính quyền Caracas gây ra, trước hết cần có những động thái ngoại giao, nhưng chúng tôi không loại trừ bất kỳ giải pháp nào ».

Kết thúc chuyến thăm Colombia ba ngày nhằm tìm hiểu về dòng người Venezuela di cư, tổng thư ký OAS cáo giác « sự độc tài » của tổng thống Nicolas Maduro vì đã từ chối nhận viện trợ nhân đạo và phủ nhận tình trạng người dân lũ lượt ra khỏi đất nước. Ông khẳng định chính quyền Venezuela sử dụng « nạn nghèo đói, thiếu thốn thuốc men làm công cụ đàn áp để áp đặt ý đồ chính trị lên người dân ».

Trước đó một hôm, ông Luis Almagro tuyên bố cuộc khủng hoảng di dân Venezuela chỉ có thể được giải quyết bằng một chính phủ dân chủ. Tổng thư ký OAS cũng hoan nghênh Colombia đã tiếp nhận hơn một triệu người Venezuela chạy sang, trong đó 820.000 người đã được hợp thức hóa. Theo Liên Hiệp Quốc, trong số 2,3 triệu người Venezuela sống ở nước ngoài, có trên 1,6 triệu người ra đi từ năm 2015 do khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng.

Tập Cận Bình tiếp ông Nicolas Maduro tại Bắc Kinh ngày 14/09/2018.
Thăm Bắc Kinh, Maduro chỉ nhận được những lời hứa

Trong khi đó, tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro đang công du Trung Quốc bốn ngày với hy vọng được Bắc Kinh viện trợ tài chính. Hôm qua 14/09/2018, thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ Venezuela, tuy nhiên báo chí Hoa lục không nhắc đến khoản viện trợ mới nào. 

Trong ngày viếng thăm đầu tiên, ông Maduro đã đến viếng lăng Mao chủ tịch, khấu đầu ba lần trước xác ướp của Mao. Rất hiếm nguyên thủ ngoại quốc thăm lăng Mao Trạch Đông, nhà độc tài đã gây ra cái chết cho vài chục triệu người dân với « Bước nhảy vọt vĩ đại »  « Cách mạng văn hóa ». Nguyên lãnh đạo Cuba Raul Castro là người cuối cùng đến đây vào năm 2005.

Trong mười năm gần đây, Trung Quốc đã bơm trên 50 tỉ đô la vào nền kinh tế Venezuela, qua các hợp đồng đổi dầu lửa lấy tín dụng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kết luận thanh tra vụ Thủ Thiêm: ‘Lập lờ đánh lận con đen’


RFA 2018-09-13 - Cái kết luận này của Thanh tra Chính phủ chơi nước đôi thôi. Hài lòng thì không hài lòng, nhưng có 1 vấn đề thấy cũng được chút xíu, đó là những người còn lại nằm ngoài ranh thì được tái định cư trong hai phường, là Bình An và Bình Khánh. Còn nằm ngoài ranh thì đang đề nghị để thu hồi luôn. Cái này thì mình thấy không được. - Bà Hương, người dân Thủ Thiêm nói. Chưa thể biết được khi nào người dân Thủ Thiêm mới được nhìn thấy một bản án công bằng cho những mất mát của họ, nhưng với bà Hương, thì mỗi ngày, bà chứng kiến rất nhiều những người dân mất đất Thủ Thiêm điên điên dại dại, lang thang vất vưởng ở những khu đất bị san bằng như sau một trận càn bằng bom mìn thời chiến tranh.

Hình chụp từ trên cao khu đô thị Thủ Thiêm RFA
Kết luận ‘nước đôi’
Ngày 15/5 vừa qua, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao cho Thanh tra Chính phủ làm rõ khiếu nại của người dân Thủ Thiêm về việc bị thu hồi đất không đúng qui định. Tuy nhiên lời kêu cứu của họ suốt gần 20 năm không được cơ quan chức năng nào giải quyết.


Đến ngày 7 tháng 9, kết luật của Thanh tra Chính phủ về vụ việc Thủ Thiêm mới được công bố. Theo đó việc thu hồi đất đối với phần diện tích 4,3 ha thuộc khu phố 1, phường Bình An, Quận 2 ở Thủ Thiêm để thực hiện một số dự án khu đô thị là chưa đủ cơ sở pháp lý, không đúng với quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt.
Tuy nhiên những người dân trong cuộc vẫn cho rằng kết luận của Thanh Tra Chính Phủ vẫn chưa bóc tách đến nơi đến chốn mọi sai phạm. Mạng VNExpress ngày 10 tháng 9 trích lời ông Hoàng Thăng Long thuộc khu phố 5, phường An Khánh nêu rõ: “Kết luận này chưa rõ ràng. Cái cốt lõi thì lại không đi vào mà cứ nói về 4,3ha. Chỉ có 9 hộ bị ảnh hưởng trong diện tích đó, còn thực tế hơn 100 hộ dân chúng tôi thuộc 5 khu phố, 3 phường đều nằm ngoài ranh quy hoạch, mới vác đơn đi tố cáo.”
“Cái kết luận này của Thanh tra Chính phủ chơi nước đôi thôi. Hài lòng thì không hài lòng, nhưng có 1 vấn đề thấy cũng được chút xíu, đó là những người còn lại nằm ngoài ranh thì được tái định cư trong hai phường, là Bình An và Bình Khánh. Còn nằm ngoài ranh thì đang đề nghị để thu hồi luôn. Cái này thì mình thấy không được.”RFA liên lạc với bà Hương, một “nạn nhân” của khu quy hoạch đô thị Thủ Thiêm và được bà cho biết ý kiến về kết luận của Thanh tra Chính phủ:
Bà Hương cho biết người dân không bằng lòng với kết luận thanh tra này, với lý do đưa ra là “trước sau gì họ cũng bênh nhau”.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho RFA biết suy nghĩ của ông đối với kết luận này:
“Những sai phạm nghiêm trọng trong vấn đề đền bù giải toả ở khu đô thị mới Thủ Thiêm thì quan điểm của tôi là phải chỉ ra đúng người đúng tội phải chịu trách nhiệm. Người chịu trách nhiệm phải là người cao nhất của Tp HCM qua các thời kỳ. Phải kỷ luật vì đây là 1 việc rất quan trọng đẩy hàng chục ngàn người phải sống vất vưởng trong vòng 20 năm chứ không phải sai sót hành chính, rõ ràng có ý đồ, có nhóm lợi ích chi phối cố tình làm sai. Không thể nào khoả lấp được mà phải làm đến nơi đến chốn.”
“Nếu không trị được tham nhũng, không trị được việc làm trái trong vấn đề khu đô thị mới Thủ Thiêm thì đừng hô hào chống tham nhũng.”
Theo ông Đinh Kim Phúc, trước áp lực của dư luận và quần chúng, những người mất đất khiếu kiện gần 20 năm qua, thì đây chỉ là một động thái nhằm làm yên dư luận chứ không mang tính giải quyết nghiêm túc, trên nền tảng của pháp luật.
Về ranh giới quy hoạch, Thanh tra Chính phủ cũng kết luận việc UBND thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 năm 1998 bao gồm điều chỉnh diện tích và ranh giới không đúng thẩm quyền. Diện tích này bị giảm 23,3 ha so với quyết định 367 của Thủ tướng phê duyệt và “thừa” 4,3 ha ở Khu phố 1, phường Bình An.
Cũng từ 1 bài viết của báo mạng Vnexpress ngày 9 tháng 9 trích lời Nguyên kiến trúc sư trưởng Tp HCM ông Lê Văn Năm cho biết trước khi ký quy hoạch tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị Thủ Thiêm, ông có trình lên lãnh đạo thành phố. Sau đó, lãnh đạo giao lại cho ông ký . Đó là thời điểm năm 1998.

Phải truy từ nhiều đời Chủ tịch Thành phố

Cộng đồng mạng xã hội những ngày qua có nhắc đến 1 nhân vật có tên gọi “Hai Nhựt” và cho rằng nếu không xét xử, truy tố người này đối với vụ án Thủ Thiêm thì chiến dịch chống tham nhũng là vô nghĩa.
Nhân vật này được ông Đinh Kim Phúc cho biết:
“Là ông Lê Thanh Hải, nguyên Chủ tịch TP HCM, nguyên Bí thư Thành uỷ Bộ Chính trị. Quy trách nhiệm cho vấn đề cố tình sai phạm hay tham ô hay nhóm lợi ích thì chúng ta phải truy từ các đời của chủ tịch ở TP HCM, từ Võ Viết Thanh, cho đến Lê Thanh Hải cho đến Lê Hoàng Quân. Vấn đề là phải làm rõ trách nhiệm coi là thuộc thời kỳ nào? Thuộc người nào chứ không thể nói chung chung là văn phòng Kiến trúc sư trưởng, rồi xuống UBND Quận 2, rồi Ban đền bù, giải toả…Các cấp đó là cấp thừa hành. Còn đây là chủ trương, là lệnh của cấp trên. Người nào ra lệnh, người nào làm trái thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ý kiến của tôi là phải truy tố.”
Bản đồ Thủ Thiêm
Bản đồ Thủ Thiêm Photo: RFA
Đó là ý kiến của người “đứng ngoài khu ranh giới”, còn với người dân mất đất mang đơn khiếu hàng chục năm ròng rã như bà Hương, cho biết:
“Mình mong mỏi từ bên phía nhà nước phải xử những người làm sai, coi pháp luật không ra gì hết, muốn đập nhà ai thì đập, thích thì đập, buồn thì đập, vui cũng đập, coi tính mạng và tài sản của người ta như đồ chơi đồ bỏ. Nói chung giống như là ăn cướp vậy. Người ta đau khổ bao nhiêu năm trời.
Tui nói làm gì làm cũng phải xử ông Can, Vũ Hoài Phương, Đặng Trung Kiên. 4 người đó tội lỗi nhất trước mắt dân. Vì những người kia ký, mình biết sai, mình ở dưới mình còn làm ác hơn thì phải xử thôi, phải moi ra đến cùng cực thôi.”
Cho đến nay, ngoài thông tin về kết luận của Thanh tra Chính phủ được công bố là “có nhiều sai phạm” thì hoàn toàn chưa có một biện pháp hay hình thức kỷ luật nào được đề nghị từ phía lãnh đạo nhà nước.
Chưa thể biết được khi nào người dân Thủ Thiêm mới được nhìn thấy một bản án công bằng cho những mất mát của họ, nhưng với bà Hương, thì mỗi ngày, bà chứng kiến rất nhiều những người dân mất đất Thủ Thiêm điên điên dại dại, lang thang vất vưởng ở những khu đất bị san bằng như sau một trận càn bằng bom mìn thời chiến tranh.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Ambiguous-conclusion-in-thu-thiem-case-09132018135002.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Facebook 'đồng ý hợp tác với VN'


Có những nội dung mâu thuẫn trong tuyên bố của lãnh đạo Facebook trước Thượng viện Mỹ và với chính quyền Việt Nam. Hơn một tuần trước khi Phó chủ tịch Facebook Simon Milner gặp gỡ lãnh đạo Bộ Thông tin-Truyền thông, giám đốc phụ trách hoạt động (COO) của Facebook là Sheryl Sandberg đã có một số phát biểu đáng chú ý về Việt Nam tại buổi điều trần hôm 5/9 trước Thượng viện Hoa Kỳ.

Nhà hoạt động Lã Việt Dũng chia sẻ lá thư trên điện thoại do hơn 50 nhà hoạt động và tổ chức nhân quyền viết gửi cho Mark Zuckerberg về khả năng Facebook có thể đang câu kết với chính quyền cộng sản để ngăn chặn tiếng nói của giới bất đồng chính kiến.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio, khi đó, đặt câu hỏi về trường hợp khi các chính quyền "độc tài" yêu cầu Facebook ngăn chặn thông tin những chính quyền này cho là độc hại.

"Khái niệm tin tức giả mạo của họ, có thể thực ra là sự thật, khái niệm kích động bất ổn của họ, có thể là lên tiếng bảo vệ nhân quyền, và việc can thiệp vào công việc nội bộ, cũng có thể là đấu tranh cho dân chủ…," ông Rubio nói.

Bà Sheryl Sandberg tại buổi điều trần hôm 5/9

Ông cũng nhắc tới việc Việt Nam vừa thông qua Luật an mạng, dự kiến sẽ đi vào hiệu lực đầu 2019 và sẽ yêu cầu Facebook lưu trữ dữ liệu người dùng tại nước sở tại và phải giao nộp cho chính quyền dữ liệu người dùng bị nghi ngờ hoạt động chống chính quyền.

"Vậy những giá trị về dân chủ của chúng ta, có phải quý vị chỉ ủng hộ chúng ở Hoa Kỳ, hay là quý vị cũng cảm thấy phải ủng hộ chúng trên toàn thế giới?" ông Rubio hỏi.

"Chúng tôi ủng hộ những nguyên tắc này trên khắp thế giới," nhân vật quyền lực thứ hai của Facebook trả lời.

"Ông đề cập đến Việt Nam, chúng tôi không có máy chủ ở Việt Nam và trừ những trường hợp ngoại lệ với các mối đe dọa nghiêm trọng, chúng tôi không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, bao gồm cả thông tin về chính trị," bà Sandberg nhấn mạnh.

"Và quý vị sẽ không bao giờ làm như vậy?" Thượng nghị sĩ Rubio hỏi. "Quý vị sẽ không đồng ý làm như vậy để được hoạt động?"

"Chúng tôi sẽ chỉ hoạt động ở một quốc gia mà chúng tôi giữ gìn được những giá trị của mình."

"Và điều này cũng sẽ áp dụng cho cả Trung Quốc?"

"Điều đó cũng sẽ áp dụng cho cả Trung Quốc."

Chính quyền Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Facebook ngăn chặn các thông tin được cho là "xấu và độc hại"
Facebook cam kết hợp tác với VN
Sau đó, lãnh đạo Facebook đã có các cuộc gặp gỡ với các quan chức cao cấp của Việt Nam, và được báo chí Việt Nam dẫn lời, có những phát biểu dường như khác với những gì đại diện của hãng nói trước Thượng viện Mỹ.

Phó chủ tịch Facebook Simon Milner vừa có cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 13/9 và quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sáng 14/9, theo báo Vietnamnet.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng và ông Simon Milner đã thảo luận về "sự thịnh vượng của Facebook tại thị trường Việt Nam song hành với sự thịnh vượng chung của đất nước Việt Nam".

Ông Hùng so sánh Facebook, một doanh nghiệp nước ngoài như "con dâu về nhà chồng" và Facebook, cần phải "tiếp nhận và thích nghi với văn hóa, nếp sống hàng ngày của gia đình nhà chồng".

Có nghĩa bộ quy tắc ứng xử của Facebook "cũng phải tính đến các yếu tố về mặt văn hoá của nước sở tại".

Theo báo Vietnamnet, ông Milner nói sẽ cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam và chấp nhận thành lập nhóm làm việc chung giữa Facebook và chính quyền Hà Nội.

Phó chủ tịch về chính sách công khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Facebook Simon Milner (trái) tại một buổi làm việc với chính quyền Indonesia hôm 17/4, sau khi Hạ viện nước này yêu cầu Facebook chịu trách nhiệm việc làm lộ dữ liệu của 1 triệu tài khoản người dùng

"Ở một số nước chúng tôi chỉ là một trong các nàng dâu, nhưng ở đây chúng tôi là nàng dâu trưởng," ông Milner nói.

Ông Mạnh Hùng tiếp lời rằng, những yếu tố văn hóa này sẽ "khắt khe hơn" với nàng dâu trưởng, để "làm gương cho những nàng dâu đến sau."

Ông Milner nói đồng ý sẽ hình thành nhóm làm việc chung để "hiểu rõ hơn [Facebook] đã làm đúng ở điểm nào và sai ở đâu."

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp ngắn với ông Milner hôm 13/9, yêu cầu Facebook "chặn lọc các thông tin xấu độc."

Ông Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Facebook "thực hiện xử lý các yêu cầu này sớm để thể hiện thiện chí với Chính phủ Việt Nam bằng những động thái ban đầu cụ thể."


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai đã làm cho giáo dục trở nên tệ hại như bây giờ? Nếu lão Cáo này có lương tri hãy tự biết. Trao đổi như ông Hoan như này còn là quá lịch sự rồi đấy!



ĐÔI LỜI TRAO ĐỔI VỚI GS HỒ NGỌC ĐẠI
Mấy hôm nay tôi chăm chú lắng nghe GS trả lời phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông về CNGD do GS đề xướng và đã tiến hành thực nghiệm đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 gần 40 năm qua.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng mến mộ và khâm phục nhiệt huyết cải cách giáo dục của GS. Nhân đây, tôi xin mạnh dạn trao đổi với GS một vài băn khoăn của tôi.
GS nói: “Tôi là người có bằng cấp cao nhất thế giới chứ không chỉ trong nước”. Thực tình tôi chưa rõ đó là bằng cấp gì, do ai cấp, xin GS nói rõ hơn được không?
GS nói: “Dạy học thời phong kiến là dạy để ra làm quan”, theo tôi chỉ đúng một phần. Hàng nghìn sĩ tử đi thi thì chỉ có vài chục người đỗ đạt làm quan, còn thì họ làm đủ nghề để sinh nhai như dạy học, bốc thuốc, viết thuê… Các cụ đồ Nho thời phong kiến dạy nhiều thứ, trong đó có cả dạy làm người. Cách dạy nào cũng có ưu và nhược điểm. Ưu điểm chúng ta cần kế thừa, không nên sổ toẹt tất cả, thưa GS!
GS nói: Cách dạy theo CNGD của GS là “thầy giáo không cần giảng, học sinh không cần cố gắng”, tôi thấy rất khó thực hiện. Nếu GS không giảng sao các cô thầy dạy thực nghiệm dạy được học sinh? Học sinh vốn có tư chất thông minh không cần cố gắng cứ cho là được đi, nhưng với những học sinh kém thông minh sao không cần cố gắng? “Cố gắng” theo tôi là một phẩm chất tốt của những người có ý chí. Sao GS triệt tiêu phẩm chất tốt đẹp ấy?
GS nói: “Học sinh của tôi không noi theo gương của ai cả”. Điều này đi ngược lại với xu hướng giáo dục của toàn nhân loại. Những tấm gương “người tốt, việc tốt”, yêu nước, thương dân, cần cù, chịu khó, tìm tòi, năng động, sáng tạo…Ta phải noi theo chứ.
GS nói, đại ý: Trong CNGD, chương trình dạy đọc và viết ở lớp 1 chiếm nhiều công sức nhất của GS. GS còn quả quyết: Chỉ cần đưa cho GS một đứa bé “biết cầm đũa để ăn, bất kể ở vùng miền nào”, trong một năm, GS sẽ dạy cho cháu “đọc thông viết thạo”. Có thể GS có bí quyết gì chăng? Làm được như vậy, GS quả là thiên tài! Nếu GS phổ biến cái bí quyết ấy cho mọi người thì hay biết chừng nào! “Đọc thông, viết thạo” có nghĩa là đọc một đoạn văn, bài văn không ê a ngắc ngứ, phát âm chuẩn; viết một đoạn văn, bài văn vừa nhanh vừa không sai lỗi chính tả, không sai ngữ pháp. Tôi từng dạy văn trong 40 năm, với đủ các đối tượng, ngay những em học sinh giỏi ở các lớp chuyên văn, không phải em nào cũng viết đúng ngữ pháp và chính tả (trong đó có những em từng học qua lớp thực nghiệm). GS còn nói: “Học theo CNGD của tôi, phụ huynh biết gì mà dạy, ngay cả phụ huynh là kỹ sư, bác sĩ… cũng không dạy được, chỉ có cô giáo thực nghiệm dạy được thôi vì cô giáo dạy theo sự hướng dẫn của tôi”. Tôi nghĩ: như thế GS quá coi thường phụ huynh. Không ít phụ huynh đã tự tìm cách dạy con mình biết đọc biết viết khi các cháu bước vào lớp 1. Tôi nhớ, khi tôi lên 5 tuổi, mẹ tôi đã gửi tôi vào học lớp vỡ lòng của dì Cúc (mẹ của GS - Nhà giáo ND Nguyễn Hữu Đức), đến khi vào lớp 1 tôi đã biết đọc, biết viết. Mới đây, tôi nghe nói cách dạy tập đọc theo ô tròn, ô vuông là dành cho học sinh khuyết tật đã được phổ biến ở Liên Xô (cũ) trước cả thời GS qua làm nghiên cứu sinh. Tôi chưa biết thực hư thế nào, xin GS nói rõ hơn về điều này.
Cuối cùng, tôi xin kiến nghị với Bộ Giáo dục & Đào tạo: Không nên để tình trang thực nghiệm kéo dài thêm nữa. Hãy tổng kết, đánh giá CNGD do GS Hồ Ngọc Đại khởi xướng: cái gì hay cần phát huy, cái gì đi ngược với xu hướng giáo dục của nhân loại thì cần gạt bỏ, không nên bắt hàng nghìn học sinh cứ làm “chuột bạch” trong khoảng thời gian gần 40 năm dai dẳng như thế.
Huế, 14-9-2018
Mai Văn Hoan

Phần nhận xét hiển thị trên trang