Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Biệt phủ tướng Hoàng Kiền

Tướng Hoàng Kiền là ai? Lâu nay chẳng ai nghe danh. Cộng đồng mạng chỉ biết đến thiếu tướng Hoàng Kiền, cựu Tư lệnh Binh chủng Công binh, khi hắn lớn giọng mạt sát tướng Lê Mã Lương và cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” do tướng Lương chủ biên. Cựu chiến binh Gạc Ma và công chúng đều ngạc nhiên, vô cùng bất bình tướng Kiền. Nhiều người tin rằng chỉ có tay sai Bắc Kinh mới chống đối cuốn sách dữ dội đến vậy.

Tướng Hoàng Kiền . Ảnh: FB Võ Văn Tạo

Không chỉ vậy, qua lùm xùm này, công chúng còn biết đến một cựu Tư lệnh Binh chủng Công binh, chủ đầu tư (bên A) các công trình quốc phòng, đặc biệt tại Trường Sa và toàn tuyến phòng thủ biên giới, hải đảo, chủ nhân cái biệt phủ “hoành tá tràng” hàng trăm tỷ đồng, núp danh “Bảo tàng đồng quê”, tự vênh vang, hợm hĩnh, trơ tráo.

Ngà voi, sừng hươu, đầu bò tót, tượng và nội thất gỗ quý rừng tự nhiên chạm trổ cầu kỳ… phô trương một thứ văn hóa lùn kệch cỡm kiểu Nghị Quế, Nông Đức Mọi…

Dĩ nhiên, ai cũng biết, biệt phủ hoành tráng bao nhiêu, công trình quốc phòng mong manh bấy nhiêu.

Một cán bộ quân đội biết rõ chân tướng Hoàng Kiền rất bức xúc, vừa gửi đăng bài viết dưới đây:

—–

PHÁT HIỆN CHẤN ĐỘNG: Thiếu tướng về hưu Hoàng Kiền – Tề Thiên Đại Thánh hóa thân!

Mấy hôm nay thiên hạ tròn mắt ngạc nhiên bàn tán rầm rầm vì phát hiện ông thiếu tướng Hoàng Kiền có tài ngang Tề Thiên Đại Thánh!

Không có tài sao khi chỉ là một thiếu tướng èng èng nghỉ hưu mà bỗng biến hóa ra cả tòa “bảo tàng đồng quê” cho tới phủ đệ, nhà vườn?!

Thiên hạ lao xao phán: Cuối cùng thì ông tướng “anh hùng mà không mấy ai biết” cũng lộ mặt tham nhũng. Không tham nhũng quyền lực thì cũng tham nhũng tiền bạc, vì dưới dạng nào thì tiền bạc cũng không thể từ trên trời rơi xuống. Cũng chưa nghe tướng Hoàng Kiền chạy xe ôm hay buôn chổi đót bao giờ!

“Bảo tàng”, biệt phủ, nhà vườn xa hoa rực rỡ ấy, tất cũng từ những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân chắt chiu gom góp cho quân đội nuôi quân đánh giặc, rồi biến hóa ra thế mà thôi!

Có tật, giật mình nên tướng Kiền tức khắc đăng đàn giống Thiên Bồng Nguyên Súy Trư Ngộ Năng bỗng nhiên tự thú với sư phụ, sư huynh về nguồn gốc và lý do có mấy lạng bạc vẫn dấu trong tai(!)

Sau một hồi biện hộ hằm bà lằng về những cái “lý” cho biệt phủ và những công trình kia. Để thêm điểm tựa cho sự “chính danh” cái “Bảo tàng” của riêng rất hoành tráng đó, ông Kiền đã tự tin cho thiên hạ biết khi làm “bảo tàng” cho mình, ông đã báo cáo Bộ trưởng Quốc phòng rồi!?

Tưởng báo cáo Bộ trưởng nào, hóa ra là báo cáo ông “đại tướng tâm tư” vốn nổi tiếng với câu nói đầy hoan hỷ bên hành lang QH.

Khi được hỏi về tình hình nóng bỏng ở Biển Đông, ông lại phấn khởi kể về sự “trọng thị” tuyệt vời mà “bạn” đã giành cho ông và tùy tùng hơn 20 tướng tá trong chuyến thăm hữu nghị vừa qua. Rồi ông mới nói: ở Trường Sa, “bạn” xây, ta cũng xây. Đều là xây để phục vụ đời sống bộ đội và cứu hộ ngư dân đánh cá!

Đó là lời ông đại tướng nói về việc giặc đang ồ ạt bồi lấn trái phép các đảo đá chúng cưỡng chiếm trái phép của ta để biến thành cứ điểm quân sự, có sân bay, ra đa, tên lửa chĩa vào đất ta!

Các nhà báo không tin nổi vào tai mình, trố mắt ngạc nhiên. Độc giả đọc tin thì bàng hoàng lo lắng, cứ ngỡ mình mơ chưa tỉnh. Còn ông Bộ trưởng QP trả lời báo chí xong, lại xoa tay sảng khoái mỉm cười!

Chuyện “bạn” và “ta” ở Trường Sa là vậy. Còn chuyện cuộc sống cá nhân và cấp độ giàu sang hay nghèo túng của cha con ông Bộ trưởng khét tiếng kia, ta ko cần phải nói ngược hay cãi xuôi thì toàn quân, toàn dân, chẳng ai lạ!

Cha ông ta đã đúc kết: “Ngưu tầm ngưu. Mã tầm mã”. “Giấy không gói được lửa”. Lời bao biện hào nhoáng không thể che dấu bản chất biệt phủ, bảo tàng riêng, nhà thờ họ hoành tráng xa hoa.

Than ôi, lại thương các tướng lĩnh thời cụ Hồ, bác Giáp! Suốt đời cầm quân xông pha trận mạc. Máu chảy đầu rơi, tơi bời lửa khói mà đa số chỉ có căn hộ tập thể nhà nước cho mượn hay chỉ mái nhà nhỏ đơn sơ. Thu nhập của thế hệ “tướng vô tư” khác thu nhập của thế hệ “tướng tâm tư” ở chỗ chỉ vừa đủ đưa vợ nuôi con ăn học. Dẫu thời ấy đồng lương tướng so với mặt bằng xã hội cũng là cao rất nhiều. Nhưng, dù có phép quảng đại thần thông cũng không thể đẻ ra biệt phủ, nhà vườn, lầu cao, biển sáng, vàng son rực rỡ như các “tướng tâm tư” của Phùng tướng quân thời buổi bây giờ!

Muốn đặt câu hỏi: Đồng lương chỉ có vậy, mà sao các “tướng tâm tư” nhà ta như tướng Hoàng Kiền lại có tài hóa phép như Tề Thiên Đại Thánh ra nhiều tài sản kinh hoàng thế nhỉ?!

Hỏi, cũng đành tự trả lời: Nếu ko tham nhũng, tham ô thì nhất định các chuyện biến hóa thần thông trong truyện Tây Du là có thật!?

Chao ôi! Thiếu tướng Hoàng Kiền ơi!

(Và nhà văn Phạm Thông của đất Quảng trung dũng kiên cường ơi! Tôi “gọi thầm tên anh” ở đây là có lý do cả đấy. Bởi tôi không quên cái chuẩn mực anh đề ra để phân biệt người hay, kẻ dở rất giản dị mà chính xác vô cùng. Anh nói đại ý “Nếu cán bộ cách mạng mà giàu có quá trời so với nhân dân thì với lý do nào thì cũng là hỏng hẳn”. Căn theo chuẩn của anh thì “thần tượng” của anh đã đổ nhào rồi!).
Một số hình ảnh về cơ ngơi của tướng Hoàng Kiền. Ảnh: internet

Võ Văn Tạo
FB Võ Văn Tạo


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

'Lỗ chổng vó' khi nhận thanh toán bằng CNY


Nguyễn Hoài - 10/09/2018 (VNF) - “Từ đầu năm đến nay, đồng Nhân dân tệ (CNY) mất giá trên 7,5%, ai dại gì nhận CNY, chúng tôi chỉ nhận USD”, một doanh nghiệp xuất khẩu lớn mở tài khoản tại VietinBank nói với VietnamFinance.

Thanh toán trực tiếp bằng VND và 
CNY đã có từ năm 1994. (Ảnh sưu tầm)
Ông Ngô Xuân Hải, Trưởng phòng Dịch vụ Kiều hối VietinBank cho VietnamFinance biết: thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng này hiện chiếm tỷ trọng 13%/toàn hệ thống, từng được nhiều tổ chức xếp hạng quốc tế thừa nhận là “Ngân hàng có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tốt nhất Việt Nam”.

Tỷ trọng thanh toán chính ngạch bằng CNY dưới 1%

Theo ông Hải, trong thanh toán xuất nhập khẩu của VietinBank, thanh toán bằng USD chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 90%), phần còn lại là các ngoại tệ mạnh khác.

Đồng CNY chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ vì chỉ có các giao dịch thanh toán liên quan đến việc mua bán hàng hóa qua biên giới Việt - Trung (hàng hóa được vận chuyển qua đường biên giới trên bộ) của thương nhân và cư dân biên giới mới được thanh toán bằng CNY.

Cùng đó, các giao dịch chính ngạch không qua đường biên giới bắt buộc phải thanh toán bằng USD hoặc các đồng tiền tự do chuyển đổi khác.

Trao đổi thêm vấn đề này với một cán bộ đơn vị chức năng, ông cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc mỗi năm lên tới hàng chục tỷ USD nhưng có tới 99% là ngoại tệ mạnh, chủ yếu là USD; CNY chiếm chưa tới 1%.

Một doanh nghiệp xuất khẩu nói với VietnamFinance: “Từ đầu năm tới nay, đồng CNY mất giá tới 7,5 - 7,6%, chưa kể đây là ngoại tệ không có tính thanh khoản cao, nếu nhận đồng tiền này, chúng tôi lỗ chổng vó. Làm ăn mỗi năm lãi chỉ 10%, đồng CNY mất giá bằng đó thì đóng cửa”.

“Trên thế giới, tỷ trọng đồng CNY trong thanh toán quốc tế chỉ chiếm 0,57%. Ít ai muốn nhận một đồng tiền mất giá quá nhiều, tính linh hoạt lại thấp. Các đồng tiền thanh toán phổ biến vẫn là USD, Yên Nhật, Euro, bảng Anh”, một cán bộ hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối nói thêm với VietnamFinance.

Cũng vì thế, tỷ giá VND/CNY trong quan hệ thương mại Việt - Trung chỉ đóng vai trò tỷ giá tham chiếu; có nghĩa, chúng phải dựa trên tỷ giá của một đồng tiền thứ 3 là USD hoặc một ngoại tệ mạnh khác theo thoả thuận giữa bên mua và bán.

“VietinBank triển khai hoạt động thanh toán biên mậu từ rất sớm (năm 2004), ngân hàng có 5 chi nhánh tham gia thanh toán biên mậu tại các địa điểm: Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang và Cao Bằng.

VietinBank đã ký kết và triển khai hợp tác thanh toán biên mậu với hầu hết các ngân tại các tỉnh biên giới của Trung Quốc (Bank of China , Ngân hàng Công thương trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc).

Việc phát triển hoạt động thanh toán biên mậu của VietinBank tạo thuận lợi cho cư dân biên giới và thương nhân hai nước trong việc giao thương, giảm chi phí và các rủi ro trong hoạt động thanh toán của người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao lưu và phát triển kinh tế vùng biên giới”.

Nguồn: Ông Ngô Xuân Hải, Trưởng phòng Dịch vụ Kiều hối VietinBank

Không có dự trữ để giải quyết thanh khoản CNY

Qua tìm hiểu của VietnamFinance ở một số ngân hàng thương mại có doanh số xuất nhập khẩu lớn với Trung Quốc và hệ thống dự trữ ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước, hiện tại, hầu như không có đồng CNY để xử lý một loạt vấn đề về chuyển đổi và đáp ứng nhu cầu thanh khoản với đồng tiền này.

Thứ nhất, do tâm lý doanh nghiệp không muốn sử dụng đồng CNY, đặc biệt trong thời gian gần đây, khi đồng tiền này bị mất giá do 2 yếu tố: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) nới lỏng tiền tệ cứu thanh khoản hệ thống và chiến tranh thương mại với Mỹ.

Thứ hai, tỷ trọng đồng CNY trong hệ thống tổ chức tín dụng rất thấp so với các ngoại tệ chủ chốt khác như USD, Yên Nhật (JPY), EUR, Bảng Anh.

Tương tự, đồng CNY cũng không hiện lên trên bảng thống kê của kho ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Bởi vậy, nếu doanh nghiệp nhận đồng tiền thanh toán là CNY thì bộ 3: ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước và doanh nghiệp không thể giải quyết được vấn đề cân đối thanh khoản, thanh toán bù trừ, cân đối nguồn cho nhau. Nói đơn giản, nếu tổ chức tín dụng nhận thanh toán CNY, chắc chắn không thể giải quyết được đầu ra.

“Ngân hàng Nhà nước có mua vào CNY đâu, không lẽ ngân hàng nhập đồng nhân dân tệ về để xem à?”, một chuyên gia ngoại hối hóm hỉnh nói với VietnamFinance.

Theo vị này, trong xu thế bùng nổ thương mại giữa các quốc gia có chung đường biên giới hoặc quan hệ thương mại gần gũi thì việc thanh toán trực tiếp bằng đồng tiền mỗi nước là một trong những cách để hỗ trợ giao thương ngay tại khu vực đó.

Mở rộng một chút, trong quan hệ với một số nước có chung đường biên giới như Lào, Campuchia hay thậm chí là Nga, Việt Nam và các nước đó đều ký kết các văn kiện cho phép mở ra cơ chế thanh toán như nêu trên.

Theo đó, khi trao đổi thương mại, bắt buộc nhóm đối tượng này phải mở tài khoản ngân hàng và việc trao đổi nhận lại VND (với doanh nghiệp Việt Nam)/nhận lại CNY (với doanh nghiệp Trung Quốc), sẽ giúp cho việc tránh sử dụng một ngoại tệ thứ 3, vừa tốn kém chi phí, vừa phiền hà.

Câu chuyện thanh toán 2 đồng tiền song song VND và CNY thu hút nhiều quan tâm trong thời gian gần đây; đặc biệt là từ 28/8/2018 đến nay, khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc nhằm hướng dẫn Nghị định 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới và thay thế Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/06/2004 về việc ban hành quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế của khẩu Việt Nam - Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc thanh toán biên mậu trực tiếp với Trung Quốc tại khu vực biên giới bằng bản tệ mỗi nước đã có từ năm 1994, khi hai nước ký các văn kiện về bình thường hoá quan hệ thương mại. Cơ chế này cũng được mở rộng với hầu hết các quốc gia có chung đường biên với Việt Nam như Lào, Campuchia, thậm chí xa xôi như nước Nga.

Năm 2004, Việt Nam và Trung Quốc cùng triển khai cơ chế thanh toán biên mậu dựa trên cơ sở của Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Hiện tại, Quyết định 689 bộc lộ một số bất cập, không phù hợp với thực tiễn giao thương hai nước; do đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 19 nêu trên. Việc ban hành thông tư này dựa trên Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới hai nước, bao gồm: mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân; mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới; mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới và giao trách nhiệm Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về thanh toán đối với các hoạt động thương mại biên giới nêu trên.

“Theo tinh thần Thông tư 19, phương thức thanh toán chủ yếu trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân là thanh toán qua ngân hàng với đồng tiền thanh toán là ngoại tệ tự do chuyển đổi, tiền đồng Việt Nam (VND) và nhân dân tệ (CNY). Trường hợp thương nhân Việt Nam xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định tại Điều 6 Nghị định 14 được nhận thanh toán bằng tiền mặt (VND, CNY) nhưng phải nộp vào ngân hàng trong vòng 7 ngày trên cơ sở xuất trình các chứng từ hợp lệ.

Còn cư dân biên giới và thương nhân kinh doanh, giao dịch tại chợ biên giới được áp dụng phương thức thanh toán qua ngân hàng bằng đồng bản tệ là CNY, VND, và chỉ được phép thanh toán tiền mặt bằng VND, không được thanh toán bằng nhân dân tệ tiền mặt”. 
Nguồn: Ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước).

Nguyễn Hoài
http://vietnamfinance.vn/lo-chong-vo-khi-nhan-thanh-toan-bang-cny-20180504224212780.htm


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin buồn: “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" bị thu hồi


Nhà văn Phạm Viết Đào: Theo tôi, chắc là vì nhóm lợi ích nào đấy nó bị đụng chạm thì nó đòi thu hồi cuốn sách chứ cũng chẳng có gì vi phạm cả. Nhưng mà nó đụng chạm đến một thế lực nào đấy. Sách vướng có một câu thôi. Câu ấy chẳng có gì nặng nề cả.
Sách về thảm sát Gạc Ma ra đời đầy gian truân, nay bị thu hồi
11/09/2018 - Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam mới đây đề nghị các tỉnh, thành phố thu hồi một cuốn sách nói về sự kiện quân Trung Quốc thảm sát các binh sĩ Việt Nam hồi năm 1988 để chiếm đảo đá Gạc Ma. Các báo mạng Việt Nam đưa tin hôm 11/9 rằng Cục Xuất bản, In và Phát hành của bộ đã gửi công văn từ hôm 31/8 đến các sở thông tin và truyền thông của các tỉnh, thành phố “đề nghị kiểm tra, rà soát và thu hồi” cuốn sách có tên “Gạc Ma-Vòng tròn bất tử". Lý do được đưa ra về việc thu hồi cuốn sách là “để ngăn chặn việc phát tán cuốn sách có nội dung sai sót nêu trên ra thị trường”.
Cover of the book titled "South Johnson Reef - Immortal Circle"
Cuốn "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" chỉ mới được phát hành cách đây hơn 2 tháng, vào đầu tháng 7/2018, ít ngày trước dịp kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ của Việt Nam, 27/7. Sách do hai nhà xuất bản là Văn học và First News-Trí Việt liên kết in ấn và phân phối. Ở thời điểm sách ra đời, nhiều người và báo giới gọi cuốn sách là một phần của các hoạt động tri ân 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam “đã anh dũng hy sinh vì biển đảo tổ quốc” trong sự kiện tại Gạc Ma ngày 14/3/1988.

Các tài liệu của Việt Nam nói cách đây hơn 30 năm, khi lính công binh Việt Nam cắm cờ và xây dựng tại các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao “để khẳng định chủ quyền của Việt Nam”, 3 tàu chiến Trung Quốc đã nổ súng, giết chết 64 binh sĩ Việt Nam khi đó đứng thành một vòng tròn che chắn cho quốc kỳ. Sau biến cố đẫm máu này, Trung Quốc làm chủ Gạc Ma, Việt Nam giữ hai đảo đá còn lại.

Kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào cuối năm 1991, truyền thông chính thức của Việt Nam hầu như không nhắc đến các xung đột quân sự giữa hai nước trong 3 thập niên cuối thế kỷ 20 ở biên giới và trên Biển Đông.

Báo chí bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ chỉ thỉnh thoảng nói về các sự kiện đó trong vài năm gần đây, mỗi khi có căng thẳng giữa hai nước khi Trung Quốc gia tăng các hành động hung hăng để đòi chủ quyền ở Biển Đông có nhiều tranh chấp.

Một lễ cầu siêu được tổ chức ở Đà Nẵng hôm 13/3 cho các tử sĩ Việt Nam trong trận Gạc Ma năm 1988

Sách về cuộc thảm sát Gạc Ma bắt đầu được viết vào năm 2014, sau sự kiện Trung Quốc đưa một dàn khoan vào hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, gây ra một làn sóng phản đối dữ dội chưa từng có ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam.

Tuy nhiên, cuốn sách có sự đóng góp của 68 người, gồm các nhà nghiên cứu lịch sử và chính các cựu chiến binh trở về từ Gạc Ma, phải mất 4 năm mới có thể ra đời, sau “hàng trăm lần chỉnh sửa” và “đi qua 14 nhà xuất bản”, theo các bản tin hồi đầu tháng 7/2018.

Chỉ khoảng 3 tuần sau khi sách "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" được phát hành, ngày 16/7, Nhà xuất bản Văn học đã ra thông báo về việc tạm dừng phát hành để “đính chính, sửa chữa” cuốn sách.

Trong một thông cáo báo chí trước đó ít ngày, nhà xuất bản này nói họ “xin được đính chính ở 8 trang”, và một trong những điểm cần đính chính là lời kể của cựu binh tại Gạc Ma có tên Nguyễn Văn Lanh về lệnh "không được nổ súng" vào quân Trung Quốc sẽ được sửa thành "không được nổ súng trước".

Đây cũng là chi tiết đã dẫn tới việc đông đảo những người được xem là thân chính quyền đã lên tiếng trên mạng xã hội để chỉ trích, thóa mạ nặng nề những người viết, biên soạn cuốn sách, phần nào tác động đến việc dừng phát hành sách.

VOA đã liên lạc với ông Nguyễn Văn Phước, giám đốc công ty First News, để hỏi phản ứng của ông về việc Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các địa phương thu hồi cuốn “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, song ông từ chối trả lời, với lý do “bận họp”.

Một cựu cán bộ của Bộ Văn hóa Việt Nam, nhà văn Phạm Viết Đào, chia sẻ với VOA nhận định của ông về việc nhà chức trách ra lệnh thu hồi sách:

“Theo tôi, chắc là vì nhóm lợi ích nào đấy nó bị đụng chạm thì nó đòi thu hồi cuốn sách chứ cũng chẳng có gì vi phạm cả. Nhưng mà nó đụng chạm đến một thế lực nào đấy. Sách vướng có một câu thôi. Câu ấy chẳng có gì nặng nề cả”.

Nhà văn từng bị bỏ tù vì viết blog “nói xấu” đảng, nhà nước nói thêm rằng ở thời điểm hiện nay khó tiên liệu được bước tiếp theo của việc thu hồi sách có phải là cấm hẳn nó hay không. Ông Đào cho rằng trong nội bộ chính quyền Việt Nam đang có “năm bè, bảy mối” về hành xử thế nào đối với Trung Quốc, do đó “khó đoán” về số phận cuốn sách.

Cuốn sách về sự kiện bi tráng đã được độc giả đón nhận nhiệt tình ngay khi xuất hiện trên thị trường. Các báo cho hay tính đến ngày 10/7, chỉ sau 5 ngày được phép phát hành, 10.000 cuốn sách đã được bán hết.

Ngoài ra, đại diện Nhà xuất bản Fortis ở Mỹ đã tới Việt Nam gặp công ty sách First News - Trí Việt, bàn thảo việc mua bản quyền ngôn ngữ tiếng Anh của “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” để xuất bản tại Mỹ, theo tin của Zing.vn hôm 9/7.

Tin cho hay, số tiền từ việc chuyển nhượng bản quyền cuốn sách sang tiếng Anh, xuất bản, phát hành tại Hoa Kỳ sẽ được “đóng góp để hỗ trợ gia đình của các cựu binh và liệt sĩ Gạc Ma”.

https://www.voatiengviet.com/a/sach-ve-tham-sat-gac-ma-ra-doi-day-gian-truan-nay-bi-thu-hoi/4566812.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VN 'phải thẩm định lại' việc mua bán than với TQ


11 tháng 9 2018 Hồi tháng Một, Thanh tra Chính phủ từng kiến nghị Bộ Công an điều tra thất thoát và thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Tổng số các dự án thiệt hại và quyết định kinh doanh sai phạm của TKV được cho là dẫn tới thua lỗ mức tổng cộng là 15.000 tỷ đồng. Quan hệ kinh tế giữa các nước là công bằng, vì vậy Việt Nam không nên và không phải bán tài nguyên thiên nhiên với giá rẻ cho bất kỳ quốc gia nào khác. Đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam hạn chế và ngừng xuất khẩu nguyên liệu thô mang lại doanh thu khiêm tốn.

Thợ khai thác than ở Quảng Ninh
VN đang xuất khẩu than chất lượng cao cho TQ rồi nhập khẩu ngược lại loại chất lượng kém hơn, giá cao hơn, theo các nhà phân tích. Theo Tổng cục Hải quan (GDC), trong 7 tháng đầu năm 2018, Việt Nam tăng nhập khẩu than lên 49%, kim ngạch tăng 71%. Trong khi Việt Nam có thể mua than từ Indonesia với giá 1,6 triệu đồng/tấn thì hiện đang trả 8,2 triệu đồng/tấn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, theo Vietnamnet.

Một báo cáo của GDC hồi tháng Năm cho thấy giá nhập khẩu than là 2,67 triệu đồng/tấn, thấp hơn 330.000 đồng so với giá xuất khẩu. Điều này cho thấy Việt Nam xuất khẩu loại than có giá trị và nhập khẩu các sản phẩm chất lượng thấp.

Các loại than chất lượng thấp mà Việt Nam đang tăng cường nhập về là than cám, loại xuất đi loại giá trị cao như antraxit, than đá vỉa, than cốc, theo Báo Đất Việt.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng giá than Trung Quốc bán cho Việt Nam cao hơn nhiều so với các thị trường khác, và cao hơn giá mà Trung Quốc mua từ Việt Nam, bài báo trên Vietnamnet cho hay.

Ông Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học, Công nghệ và Quản lý Môi trường, được dẫn lời trên Vietnamnet, cho biết ông và các nhà khoa học khác nhiều lần lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc bán quặng và khoáng sản cho Trung Quốc với giá thấp đã tồn tại trong nhiều năm.

Ông Bá nhấn mạnh rằng quan hệ kinh tế giữa các nước là công bằng, vì vậy Việt Nam không nên và không phải bán tài nguyên thiên nhiên với giá rẻ cho bất kỳ quốc gia nào khác.

Ông Phạm Phổ, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế và Công nghệ Sài Gòn (SAIMETE), nhận xét đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam hạn chế và ngừng xuất khẩu nguyên liệu thô mang lại doanh thu khiêm tốn.

Hồi tháng Tư, các báo Việt Nam cũng đưa tin về tình trạng tồn đọng hàng tấn than trong nước nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải nhập về.

Hồi tháng Một, Thanh tra Chính phủ từng kiến nghị Bộ Công an điều tra thất thoát và thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Tổng số các dự án thiệt hại và quyết định kinh doanh sai phạm của TKV được cho là dẫn tới thua lỗ mức tổng cộng là 15.000 tỷ đồng.

'Phải thẩm định lại"

"Đây là vấn đề tôi rất trăn trở. Đất nước mình nhiều than, chất lượng cao, nhưng lại phải đi mua của nước khác, như vậy là trái khoáy," ông Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học, Công nghệ và Quản lý Môi trường nói với BBC qua điện thoại hôm 11/9.

Về lý do vì sao có chuyện này, ông Bá nói ông không thể giải thích được vì các số liệu cụ thể chưa từng được công bố minh bạch, theo quan sát của ông.

"Có một số giải thích trên truyền thông đại chúng rằng đó là do chất lượng than của mình kém hơn của người ta. Nhưng kém so với cái gì thì lại không nói rõ. Trong trường hợp nào đó việc này có thể đúng nhưng nhìn chung là không đúng. Đây là lý do không thuyết phục."

"Các nhà địa chất khoáng sản đã xác định than của Việt Nam khai thác lộ thiên, nhiều chủng loại, chất lượng cao. Mà không phải vận chuyển gì cả, sản xuất, phương tiện tại chỗ, mua tại chỗ."

"Việc này có chính đáng hay không phải nghiên cứu cụ thể. Phải có sự minh bạch, rõ ràng thì nhà khoa học mới tham gia góp ý được. Ở đây không có sự minh bạch. Lợi ích nhóm đang lớn hơn lợi ích của nhà nước."

"Có những số liệu người ta nắm rõ, nhưng lại không được công bố nếu nhà nước không cho phép."

Ông Bá nói từ lâu ông đã phát biểu về vấn đề này trên truyền thông Việt Nam "nhưng có ai nghe không là chuyện khác".

"Là người Việt Nam thì ai cũng biết, để nhận được ý kiến phản hồi đối với các phản biện của mình là khó lắm. Nếu là một thế giới thoải mái, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau thì đã là chuyện khác. Tôi đã nói vấn đề này nhiều lần khi trả lời phỏng vấn truyền thông trong nước. Sau đó thì có sự chán nản. Không muốn nói nữa".

Ông Bá cũng nói hiện khoáng sản Việt Nam, dù phong phú, đa dạng về chủng loại, tốt về chất lượng, chủ yếu vẫn bán thô.

Kiến nghị để giải quyết tình trạng này, ông Lê Huy Bá nói cần có đầu tư công nghệ để tinh chế khoáng sản thành sản phẩm chất lượng có giá thành cao hơn. Ngoài ra cần sự minh bạch.

"Việc trái khoáy này đề nghị Nhà nước, xem xét lại, thẩm định, đánh giá lại. Xem phương thức làm ăn đó có được không? Ai đưa ra dự án đó? Thậm chí nếu làm lỗ cho nhà nước thì phải truy tố", nhà khoa học nói với BBC từ Hà Nội.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45480436

Phần nhận xét hiển thị trên trang

GS Hồ Ngọc Đại đã phải im bặt trước cô nữ sinh trẻ phản biện đầy sức thuyết phục


 0
Mấy điều trao đổi cùng GS Hồ Ngọc Đại trong buổi thuyết trình
– “Lĩnh vực giáo dục nói riêng và xã hội nói chung chỉ phát triển khi sự khác biệt được tôn trọng”, PGS Ngôn ngữ Bùi Mạnh Hùng cho biết như vậy khi trao đổi về một số vấn đề từ “cơn bão sách tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục” thời gian qua.
PGS Bùi Mạnh Hùng là điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông mới và là Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục (Bộ GD-ĐT). Dưới đây, VietNamNet xin giới thiệu bài viết của PGS Bùi Mạnh Hùng.
Sáng 8/9 GS Hồ Ngọc Đại đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Công nghệ giáo dục trong kỉ nguyên 4.0”. Phát biểu của GS. Đại có những nội dung đáng chú ý và chúng tôi muốn trao đổi để làm rõ.
1. “Công nghệ giáo dục sẽ tồn tại vĩnh viễn”.
Có một sự mơ hồ trong cách dùng cụm từ “công nghệ giáo dục”. Khái niệm “công nghệ giáo dục” của GS Đại khác hẳn với việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục.
Nó không ăn nhập gì với “kỉ nguyên công nghệ số”. Nó cũng không liên quan nhiều lắm đến những thành công của Trung tâm Thực nghiệm Công nghệ Giáo dục được thành lập cuối những năm 70 của thế kỉ trước.
Việc đưa những tư tưởng như “lấy học sinh làm trung tâm”, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”,… vào nhà trường Việt Nam vào những năm đó là một đóng góp có ý nghĩa.
Tuy không phải là điều gì mới mẻ đối với các nền giáo dục phát triển, nhưng nó đã thổi một luồng gió mới vào môi trường giáo dục Việt Nam.
Cùng với cơ sở vật chất tốt và nhiều điều kiện thuận lợi khác, chắc hẳn nó có góp phần đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh có chất lượng cao, mang nhiều kí ức tốt đẹp về nơi mình được giáo dục và trưởng thành.
Tuy nhiên, “công nghệ giáo dục” được hiểu như một quy trình dạy học được thiết kế một cách tỉ mỉ, GV và HS cần tuân thủ theo từng bước đến từng chi tiết gần như máy móc, khi ứng dụng vào một cuốn sách giáo khoa cụ thể thì lại có vấn đề.
TV1-CNGD được coi là thể hiện thành công của ứng dụng “công nghệ giáo dục”. Nhưng như chúng tôi đã nêu trong kết luận của Hội đồng thẩm định quốc gia (ngày 15/5/ 2017): “Việc thiết kế quy trình chi tiết, ràng buộc quá chặt chẽ đối với cả giáo viên và HS có thể hạn chế sự sáng tạo của giáo viên và hứng thú của HS. Hoạt động dạy học lặp đi lặp lại, nếu tiếp tục trong khoảng thời gian dài sẽ làm cho hoạt động dạy học trở nên đơn điệu”. “Việc rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích cấu trúc âm tiết và luyện phát âm đối với HS bản ngữ (tiếng Việt) không thật sự cần thiết và không phù hợp với phương pháp dạy học bản ngữ. Hiện nay, ngay cả khi dạy học ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ, phương pháp phân tích cấu trúc ngữ âm như cách của Tài liệu TV1-CNGD cũng ít khi được sử dụng.”
XEM CLIP
TV1-CNGD chỉ được phép thử nghiệm cho đến khi có chương trình và SGK mới (dự kiến năm 2019 hoặc 2020 có SGK lớp 1).TV1-CNGD cần khắc phục hay điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp. Nói cho công bằng thì quy trình thiết kế này có tác dụng phần nào khi dạy học đánh vần, giai đoạn mà HS cần phải bắt chước nhiều. Nhưng lên các lớp trên thì có thể khẳng định là không phù hợp và không hiệu quả. Nó trái ngược với chính những tư tưởng cơ bản về giáo dục mà GS. Đại nhiều lần phát biểu: lấy HS làm trung tâm, mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Nếu những điểm “cực đoan” trong phương pháp dạy học của TV1-CNGD không được khắc phục thì không có gì bảo đảm “công nghệ giáo dục” sẽ tồn tại vĩnh viễn. Quy định của chương trình GDPT mới mở ra cơ hội cho nhiều phương pháp dạy học. Nhưng những cách tiếp cận cực đoan chắc là khó được chấp nhận.
2. HS học TV1-CNGD không để ý đến nghĩa mà chỉ đến âm. Chủ trương “chân không về nghĩa”.
Kết luận của Hội đồng thẩm định ghi rõ: “Quan điểm “chân không về nghĩa” không đúng với bản chất của ngôn ngữ và không phù hợp với thực tiễn dạy học ngôn ngữ, trái với nguyên tắc dạy học tiếng theo quan điểm giao tiếp”.
Sau 2 lần thẩm định, quan điểm “chân không về nghĩa” về cơ bản đã được tác giả điều chỉnh. Hầu hết, những từ ngữ khó, từ ngữ địa phương, vốn được sử dụng trong tài liệu TV1-CNGD trước thẩm định dựa trên quan điểm “chân không về nghĩa” đã được thay thế.
Như vậy, ý kiến của GS. Đại trong bài thuyết trình không thể hiện đúng những gì mà tác giả đã tiếp thu và chỉnh sửa theo đề nghị của Hội đồng thẩm định.
Cái gọi là “chân không về nghĩa” chỉ có thể áp dụng khi HS luyện tập đánh vần, vận dụng mẫu đã học để đọc những âm tiết mới, có thể không có trong ngôn ngữ. Nhưng dùng nó để biện minh cho việc bất chấp ý nghĩa khi dùng ngữ liệu để dạy thì hoàn toàn không ổn.
Việc dùng nhiều từ ngữ địa phương, từ ngữ khó, từ ngữ có ý nghĩa chưa phù hợp với HS lớp 1 có phần bị chi phối bởi quan điểm “chân không về nghĩa” này.
Clip cô giáo Phạm Thị Khánh, chủ nhiệm lớp 1B Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sơn Ba, huyện Sơn Trà, tỉnh Quảng Ngãi đang hướng dẫn học sinh ghép vần học tiếng Việt ghép vần theo sách “Công nghệ giáo dục” trong buổi học sáng 30/3/2018. Clip: Hạ Anh.
3. Khi 100% dân cư đi học thì ngôn ngữ ấy phải là ngôn ngữ hàng ngày, chứ không phải ngôn ngữ sách vở.
Không phải chỉ có khi 100% dân cư đi học mà dạy học ngôn ngữ nói chung thì đều phải cho HS được học ngôn ngữ thuộc nhiều phong cách và sử dụng trong nhiều môi trường giao tiếp đa dạng. Ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ sách vở HS đều cần được học.
Tuy nhiên, không thể lấy lí do HS cần được học ngôn ngữ hàng ngày để đưa những ngữ liệu “thô ráp” của đời thường, không phù hợp vào sách dạy tiếng cho HS lớp 1.
4. Vật thật và vật thay thế
Vật thật là tiếng nói, âm nghe. Chữ chỉ là vật thay thế. Trong ngôn ngữ học, nhất là từ F. de Saussure trở về sau, thì không mấy ai còn nhầm lẫn giữa âm và chữ viết. Hiện nay, sự phân biệt này cũng đã thuộc về hiểu biết phổ thông.
Âm là bộ phận cấu thành của ngôn ngữ. Từ khi có ngôn ngữ thì đã có âm thanh của ngôn ngữ, được các nhà chuyên môn phân tích thành các âm vị (phoneme), làm cơ sở cho việc tạo ra hệ thống chữ viết.
Chữ viết (ghi âm, không nói hệ thống chữ viết khác như chữ viết tiếng Hán) là hệ thống kí hiệu ghi lại âm thanh của một ngôn ngữ dựa trên một giải thuyết âm vị học (phonology), được dùng để chuyển ngôn ngữ nói thành ngôn ngữ viết.
Việc dùng khái niệm “vật thật” và “vật thay thế” thực ra chỉ dựa trên một sự phân biệt có tính chất phổ biến đó.
Tuy nhiên, nó có vẻ làm phức tạp hóa vấn đề khi vận dụng vào dạy ngôn ngữ.
Hiệu quả của cách phân biệt “vật thật” và “vật thay thế” đối với nhận thức và thực hành ngôn ngữ của HS lớp 1 khó có thể có bằng chứng rõ ràng.
Đó là chưa kể, xét cho cùng thì bản thân âm thanh cũng chỉ là vật thay thế, là “kí hiệu” cho một cái khác, chẳng hạn khái niệm mà nó biểu thị.
5. GS. Đại cho rằng ông dành nhiều tâm huyết và công phu nhất cho TV1-CNGD. Trẻ con rất hồn nhiên và tin vào người lớn, lớp 1 phải đưa những thứ tốt đẹp vào đó.
Tâm huyết và công phu của GS. Đại dành cho TV1-CNGD là điều không thể nghi ngờ.
Đó là một trong những lí do quan trọng để Hội đồng thẩm định quốc gia đọc kĩ, chắt lọc và trân trọng từng đóng góp của tác giả thể hiện qua tài liệu và đề nghị Bộ GD và ĐT cho phép tiếp tục được thử nghiệm cho đến khi có CT GDPT và SGK mới để tác giả có cơ hội hoàn thiện thêm.
Nếu phù hợp với yêu cầu của CT GDPT mới và được Hội đồng thẩm định quốc gia SGK mới thông qua thì GV, HS và cha mẹ HS có thêm một lựa chọn.
Nhưng có thể nói TV1-CNGD không chỉ có những điều tốt đẹp. Nó đã phải chỉnh sửa rất nhiều và sẽ còn phải tiếp tục chỉnh sửa mới có thể trở thành tài liệu dạy học có chất lượng.
6. Học chữ với TV1-CNGD là không thể tái mù. CT không bao giờ ôn tập (lặp lại thời gian). Một lí thuyết giáo dục phải có công nghệ thực thi. TV1-CNGD có công nghệ giáo dục. Học TV1-CNGD dù ở bất cứ đâu trên đất nước này, chỉ một năm là đọc thông viết thạo, đúng chính tả và không thể tái mù.
Ôn tập là hoạt động quen thuộc trong dạy học. Tuy nhiên, nếu tác giả TV1-CNGD lựa chọn cách “không bao giờ ôn tập” thì cũng nên coi là một phương án chấp nhận được miễn là việc dạy học bảo đảm HS đạt được yêu cầu của chương trình.
Nói “không thể tái mù” khi học TV1-CNGD thì cần làm rõ khái niệm “tái mù” và có kiểm chứng.
Chúng tôi chỉ nhận thấy TV1-CNGD khá hiệu quả trong việc giúp HS đọc thành tiếng và viết chính tả thể hiện qua đánh giá của GV sử dụng tài liệu này.
Qua so sánh thì chúng tôi cũng thấy trong cùng một thời điểm học thì số chữ trong văn bản đọc và số chữ viết chính tả của TV1-CNGD nhiều hơn so với SGK Tiếng Việt 1 đại trà.
Sự khác biệt này cũng thể hiện qua các đề kiểm tra học kì.
Tuy nhiên, theo những gì mà chúng tôi khảo sát được thì thời gian và công sức mà GV và HS học TV1-CNGD phải bỏ ra rất nhiều.
Điều đáng nói hơn là do ưu tiên kĩ năng đọc thành tiếng và viết chính tả, nên các hoạt động giúp HS phát triển kĩ năng đọc hiểu và nói nghe không được thể hiện rõ trong tài liệu TV1-CNGD trước khi thẩm định.
Và trên thực tế dạy học TV1-CNGD, GV cũng ít chú ý đến các kĩ năng này.
“Mù chữ” và “tái mù” không chỉ liên quan đến chuyện đọc thành tiếng một văn bản hay nghe người khác đọc và ghi lại được thành chữ viết.
Vấn đề quan trọng hơn là HS có thể hiểu được những gì đã đọc. TV1-CNGD chưa chú ý đến khía cạnh này.
7. Người lớn không được phép lấy mình làm chuẩn cho trẻ con. “Cần phải cho trẻ em được những thành tựu mới nhất, chưa từng có, thừa hưởng và tận dụng những thành tựu đã có”. “Người lớn không nên lấy mình là khuôn mẫu cho trẻ con. Bố mẹ không nên lấy mình làm chuẩn cho trẻ con”. Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục chưa từng có, để cho mỗi cá nhân trong xã hội trở thành chính nó, chứ không phải là bản sao của riêng ai”.
Nhận định này nếu hiểu theo hướng “giáo dục không cần nêu gương” thì không đúng.
Nhưng theo tôi hiểu thì GS. Đại chỉ muốn nhấn mạnh người lớn không được áp đặt trẻ em.
Đây là một quan điểm giáo dục tiến bộ. CT GDPT mới cũng chú trọng phát triển cá tính và nhân cách của người học.
Việc nhiều người phê phán cách dạy đánh vần mới chỉ vì nó khác với cách đánh vần mà họ đã từng học (được gọi là “truyền thống”, thật ra cái gọi là “truyền thống” bao gồm rất nhiều thứ, nhiều khi khác hẳn nhau) cho thấy quan điểm áp đặt trong giáo dục của nhiều bậc cha mẹ hiện nay.
Lĩnh vực giáo dục nói riêng và xã hội nói chung chỉ phát triển khi sự khác biệt được tôn trọng. Các quan điểm cần được trao đổi với tinh thần tương kính. Việc dùng những lời lẽ miệt thị khi tranh luận dù đến từ phía nào thì cũng đều không nên được cổ vũ.
PGS Bùi Mạnh Hùng
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/may-dieu-trao-doi-cung-gs-ho-ngoc-dai-trong-buoi-thuyet-trinh-475930.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao cứu nước là việc của toàn dân?


Một ngày kia, bà chủ nhà nọ mua về một cãi bẫy chuột để diệt con chuột vẫn nấp trong nhà. Chuột biết tin, sợ quá, đi nói với gà:
- Bà chủ vừa mua một cái bẫy chuột, làm sao đây, chị gà?
Gà vừa tiếp tục mổ mấy hạt tấm trên sân vừa nói:
- Bẫy chuột là việc của chú, sao lại đi hỏi chị?

Chán quá, chuột đi ra chuồng lợn tham vấn chú lợn ỉ, nhưng lợn cũng nói:
- Bẫy chuột nhỏ, làm sao bẫy được lợn? Đi đi để tao ngủ.
Chuột lại sang nói với bò, bò vừa nhai vừa uể oải nói:
- Bẫy chuột là việc chuột phải lo, tao còn phải nghỉ để mai đi cày tiếp đây.

Chuột đành lủi thủi về hang.

Tối đó, có một con rắn đi ngang qua, thấy có miếng thịt trong bẫy chuột liền chui vào. Bẫy sập. Bà chủ nhà nghe thấy ra xem, chẳng may bị rắn cắn. Ông chủ liền thịt con gà cho bà chủ bồi dưỡng.

Người trong làng nghe bà chủ bị rắn cắn, tới hỏi thăm. Ông chủ phải thịt lợn chiêu đãi. Bà chủ không qua khỏi. Ông chủ phải thịt bò làm đám ma.

Bài học rút của cuộc đời là: Việc của chuột cũng là việc của gà, của lợn và của bò (kể cả bò đỏ, bò đen hay bò vàng).

Phỏng theo FB Pham Nguyên Trường
Tho Nguyen


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung cộng vào thế quy hàng trong chiến dịch Thu – Đông


https://baomai.blogspot.com/ 

Điều mà Tập Cận Bình không bao giờ nghĩ tới đó là tại sao Trump lại quyết tâm “tốc chiến – tốc thắng” trên chiến trường thương mại đến như vậy mặc dù Tập đã cố gắng khoét sâu vào những nơi mà Tập cho là điểm yếu của Trump như đánh vào nông dân Mỹ, kích động Kim Jong Un trở cờ với Trump, kích động lực lượng thiên tả, thế lực ghét Trump tìm mọi cách đánh phá Trump trước khi nước Mỹ bước vào đợt bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2018 này,… nhưng tất cả đã không ngăn được bước tiến của Trump mà ngược lại nó còn làm cho Trump thêm hưng phấn, quyết truy bức Trung cộng vào thế quy hàng trong chiến dịch Thu – Đông năm 2018 này.
Nước Mỹ bắt đầu mùa Thu vào tầm ngày 22/9 và kết thúc mùa Đông vào tầm 22/3, đây cũng là thời gian mà Trump quyết tung ra chiến dịch Thu – Đông để kết thúc cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, đánh dấu sự kiêu hãnh của nửa nhiệm kỳ làm tổng thống Mỹ cũng như kết liễu Trung cộng trên chiến trường thương mại sau một năm khai chiến. Việc Trump tuyên bố “sẽ chẳng có đàm phán với Trung cộng” trong lúc này cũng như việc Trump không thèm gặp Tập tại Singapore vào tháng 11 tới khi tham dự Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33 và Thượng đỉnh Đông Á (EAS), cũng như tại Papua New Guinea nhân thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) mà cử Phó tổng thống Mike Pence đi dự là một chỉ dấu cho thấy Trump sẽ không dừng tay trên chiến trường thương mại Mỹ – Trung.
https://baomai.blogspot.com/  
Ngày 06/9 này, Trump sẽ nã đại pháo về phía Trung cộng để mở màn chiến dịch Thu – Đông bằng gói áp thuế “quá hớp” 200 tỷ USD vượt xa tổng giá trị hàng hóa của Mỹ nhập vào Trung cộng tới 120 tỷ USD (tổng giá trị hàng Mỹ nhập vào Trung cộng là 130 tỷ USD, hai lần Trung cộng đã áp thuế đáp trả hết 50 tỷ USD, chỉ còn lại có 80 tỷ USD).
Trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu thì hầu như quốc gia nào cũng tuân theo quy luật “hàng năm lượng đơn hàng xuất – nhập khẩu thường rơi vào các quý cuối năm”. Đặc biệt với Trung cộng thì quy luật này là “bất biến” bởi các doanh nghiệp sản xuất phải tăng tốc để đảm bảo nguồn thu từ lương cho người lao động cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu phải tăng lượng hàng nhập về phục vụ thị trường nội địa nhân dịp tết Nguyên Đán.
https://baomai.blogspot.com/  
Reuters đã tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến từ 55 nhà kinh tế và cho thấy rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung cộng dự kiến sẽ giảm 0,1% xuống còn 6,7% trong quý II/2018 so với mức 6,8% so với quý I trước đó. Điều này buộc Trung cộng phải hạ chỉ tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2018, điều này đồng nghĩa với việc Trung cộng thừa nhận thất bại khi “ngoan cố” thách đấu với Mỹ, uy tín của đảng cộng sản TC sẽ sụt giảm mạnh trong mắt nhân dân Trung cộng. Để giữ nguyên mức tăng trưởng GDP năm 2018 như đã đề ra trong nghị quyết trung ương đảng cuối năm 2017 buộc Trung cộng phải gia tăng sản xuất hàng hóa xuất khẩu đồng thời đẩy mạnh thu ngân sách ở lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên cả hai điều này đều vấp phải sự cản trở của Donald Trump bởi Trump đang nã đại pháo mở màn chiến dịch Thu – Đông mà gói áp thuế 200 tỷ USD sắp tới đây sẽ làm cho GDP của Trung cộng giảm sâu ngoài dự báo. Hàng hóa Trung cộng buộc phải hạ giá nếu muốn vào thị trường Mỹ, tức lợi nhuận “bất chính” phải về số 0, nhưng “chi phí bôi trơn” cũng như các khoản đóng góp của doanh nghiệp để “nuôi đảng cũng như cánh tay nối dài” của đảng vẫn không thể cắt giảm buộc lòng doanh nghiệp phải cắt giảm lương của công nhân, lao động, điều này tất yếu sẽ dẫn đến các cuộc đình công, bãi thị của công nhân, lao động. Mặt khác, khi “lợi nhuận bất chính” bị down xuống zero, thị trường bất động sản sẽ ảm đạm như chợ chiều, bong bóng bất động sản sẽ phát nổ, thu ngân sách cũng tèo theo,…
https://baomai.blogspot.com/
Mặt khác, khi lệnh trừng phạt Iran chính thức có hiệu lực vào cuối thu năm nay, tức vào tháng 11/1018 này thì nguồn dầu mỏ là máu của Trung cộng sẽ rơi vào tắt nghẽn, Trung cộng sẽ trở thành bệnh nhân “thiếu máu”, đồng thời cái băng giá của mùa Đông sẽ làm cho khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ “lên đời” bởi hiện nay việc xây dựng đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia-1, đảm bảo cung cấp 38 tỷ m3/năm từ Nga mãi đến cuối từ năm 2019 mới hoàn thành. Cũng nói thêm chỗ này đó là hiện nay, Úc, Qatar và Malaysia là ba nhà cung cấp LNG lớn nhất cho Trung cộng, Úc và Malaysia đang “căng thẳng” với Trung cộng còn Qatar sau khi bị đồng minh của Mỹ là Saudi Arabia cùng Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập đắt đứt quan hệ ngoại giao vào tháng 06/2017 thì Tổng thống Trump cũng đã ủng hộ phong tỏa kinh tế Qatar, nhưng nhờ các trợ lý của ông đã thuyết phục ông giữ lập trường trung lập hơn, tức “án lệnh” của Trump vẫn treo hờ hững trên đầu của Qatar và nó sẽ ập xuống nếu Qatar dám qua mặt Mỹ.
https://baomai.blogspot.com/  
Tóm lại, Trump quyết “tốc chiến – tốc thắng” trước Trung cộng trên chiến trường thương mại Mỹ – Trung bằng chiến dịch Thu – Đông mở màn bởi phát pháo nặng 200 tỷ USD sắp tới đây là kế sách làm mềm chiến trường để “tốc chiến – tốc thắng” trước mùa Xuân năm 2019 này. /.


Tran Hung

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang