Công an và lực lượng dân phòng
Năm công an Thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận bị nghi đánh chết một công dân tại nhà tạm giữ vào tháng 9 năm ngoái sẽ bị đưa ra xét xử trong ngày 13 tháng 9 tới đây. Luật sư Võ An Đôn, người được gia đình của nạn nhân ủy quyền tham gia phiên xử, xác nhận thông tin với Đài Á Châu Tự Do cũng như cho biết một nội dung hồ sơ vụ án mà ông đọc được:“Nội dung hồ sơ mà tôi được đọc là vào khoảng 14 giờ ngày 8 tháng 9 năm 2017 bị can Võ Tấn Minh bị giữ tại Công an tỉnh Ninh Thuận được chuyển đến Nhà Tạm Giữ Công An thành phố Phan Rang, Tháp Chàm. Khi vào phòng thì bị can Võ Tấn Minh bị 3 người cùng phòng đánh.
Lúc đó Trưởng Nhà Tạm giữ phát hiện và chỉ đạo cán bộ mời những người trong phòng lên làm việc. Khi anh Võ Tấn Minh làm việc tại Phòng Hỏi Cung đã bị cán bộ Phòng Hỏi Cung đánh.
Có người dùng tay tát vào mặt, có người mang giày đá vào vùng bụng, vùng ngực, toàn thân; ngoài ra họ còn dùng một cây gỗ có bọc ống nhựa bên ngoài đánh khắp người anh Võ Tấn Minh.
Sau đó họ còng hai tay anh ta treo lên song cửa sổ sắt, hai chân còng vào bàn hỏi cung. Một lát sau gỡ bị hại xuống thì chết rồi. Hồ sơ thể hiện như thế.”
Luật sư Võ An Đôn là người từng tham gia bào chữa cho nhiều nhà hoạt động bất đồng chính kiến cũng như vụ nạn nhân Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên cũng bị công an đánh chết tại nhà tạm giam. Do những hoạt động này ông bị Liên Đoàn Luật sư tước thẻ hành nghề.
Sau khi xảy ra vụ việc nạn nhân Võ Tấn Minh như vừa nêu, truyền thông trong nước loan tin dẫn phát biểu của ông Phạm Huyền Ngọc- Giám đốc Công an tỉnh Ninh Thuận vào chiều ngày 19 tháng 9 năm ngoái rằng đã tạm đình chỉ công tác 5 ‘cán bộ, chiến sĩ bảo vệ tư pháp’ thuộc Công an Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm để điều tra nghi vấn đánh chết anh Võ Tấn Minh, 35 tuổi, tại Nhà Tạm Giữ.
Tin cũng cho biết Cơ quan Điều Tra của Viện Kiểm Sát Tối Cao cũng vào cuộc thụ lý điều tra vụ việc.
Đến ngày 24 tháng 11 năm 2017, Phó Giám Đốc Công An tỉnh Ninh Thuận, ông đại tá Huỳnh Cầm, cho báo giới biết Cơ Quan Điều Tra, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao đã khởi tố, bắt giam hai cán bộ bảo vệ tư pháp Công an Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm là Hồ Bá Đồng và Ngô Văn Sáng với cáo buộc dùng nhục hình theo điều 298 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Ba cán bộ khác bị khởi tố cùng tội danh nhưng được tại ngoại.
Vụ việc anh Võ Tấn Minh được thông tin là vào tháng tư năm ngoái, Công an tỉnh Ninh Thuận bắt anh này và khởi tố về hành vi mua bán ma túy. Anh này bị giam ở huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận.
Anh Võ Tấn Minh được di lý về Nhà Tạm Giữ Công an Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm vào sáng ngày 8 tháng 9 năm 2017. Sau nhiều giờ anh Võ Tấn Minh được chuyển đến Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận và chết vào lúc 17 giờ cùng ngày.
Luật sư Võ An Đôn cho biết chừng một tháng trước đó, tại Nhà Tạm Giữ của Công an Thành Phố Phan Rang- Tháp Chàm xảy ra vụ nạn nhân Nguyễn Hồng Đê tử vong.
Bộ Công An Việt Nam trong một báo cáo đưa ra vào tháng 3 năm 2015 nêu rõ trong thời gian từ 2011 đến 2014 có 226 người chết tại trại tạm giam. Lý do được nói vì bệnh lý hay tự sát.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vào tháng 9 năm 2014 công bố phúc trình mang tên ‘Công bất an: những vụ tử vong khi bị tạm giam, tạm giữ và vấn nạn công an bạo hành tại Việt Nam’. Phúc trình đưa ra một số trường hợp điển hình về nạn công an bạo hành dẫn đến tử vong hay hay chấn thương nặng những người bị giam giữ từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 7 năm 2014.
Từ đó đến nay nạn công an bạo hành khiến người bị giam giữ tử vong ngay tại trại tạm giam vẫn không chấm dứt.
Tin, bài liên quan
Thêm công dân chết khi làm việc với công an
Công dân Mỹ Will Nguyễn sẽ bị Việt Nam đưa ra xử
Tự thiêu vì bị dồn vào thế cùng!
Hà Nội tiếp tục xử những nhà hoạt động
Vấn nạn dân chết trong đồn công an tại Việt Nam
Vì sao Đảng cần thanh kiếm và lá chắn của công an?
Ý kiến luật sư về phiên tòa công an dùng nhục hình gây tử vong
Hành hung ngoài đường, hạ nhục sàm sỡ trong đồn và còn gì nữa?
Bị công an hành hung khi thăm bạn tù
Không có cơ quan nào có quyền đánh dân
Luật sư Võ An Đôn là người từng tham gia bào chữa cho nhiều nhà hoạt động bất đồng chính kiến cũng như vụ nạn nhân Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên cũng bị công an đánh chết tại nhà tạm giam. Do những hoạt động này ông bị Liên Đoàn Luật sư tước thẻ hành nghề.
Sau khi xảy ra vụ việc nạn nhân Võ Tấn Minh như vừa nêu, truyền thông trong nước loan tin dẫn phát biểu của ông Phạm Huyền Ngọc- Giám đốc Công an tỉnh Ninh Thuận vào chiều ngày 19 tháng 9 năm ngoái rằng đã tạm đình chỉ công tác 5 ‘cán bộ, chiến sĩ bảo vệ tư pháp’ thuộc Công an Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm để điều tra nghi vấn đánh chết anh Võ Tấn Minh, 35 tuổi, tại Nhà Tạm Giữ.
Tin cũng cho biết Cơ quan Điều Tra của Viện Kiểm Sát Tối Cao cũng vào cuộc thụ lý điều tra vụ việc.
Đến ngày 24 tháng 11 năm 2017, Phó Giám Đốc Công An tỉnh Ninh Thuận, ông đại tá Huỳnh Cầm, cho báo giới biết Cơ Quan Điều Tra, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao đã khởi tố, bắt giam hai cán bộ bảo vệ tư pháp Công an Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm là Hồ Bá Đồng và Ngô Văn Sáng với cáo buộc dùng nhục hình theo điều 298 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Ba cán bộ khác bị khởi tố cùng tội danh nhưng được tại ngoại.
Vụ việc anh Võ Tấn Minh được thông tin là vào tháng tư năm ngoái, Công an tỉnh Ninh Thuận bắt anh này và khởi tố về hành vi mua bán ma túy. Anh này bị giam ở huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận.
Anh Võ Tấn Minh được di lý về Nhà Tạm Giữ Công an Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm vào sáng ngày 8 tháng 9 năm 2017. Sau nhiều giờ anh Võ Tấn Minh được chuyển đến Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận và chết vào lúc 17 giờ cùng ngày.
Luật sư Võ An Đôn cho biết chừng một tháng trước đó, tại Nhà Tạm Giữ của Công an Thành Phố Phan Rang- Tháp Chàm xảy ra vụ nạn nhân Nguyễn Hồng Đê tử vong.
Bộ Công An Việt Nam trong một báo cáo đưa ra vào tháng 3 năm 2015 nêu rõ trong thời gian từ 2011 đến 2014 có 226 người chết tại trại tạm giam. Lý do được nói vì bệnh lý hay tự sát.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vào tháng 9 năm 2014 công bố phúc trình mang tên ‘Công bất an: những vụ tử vong khi bị tạm giam, tạm giữ và vấn nạn công an bạo hành tại Việt Nam’. Phúc trình đưa ra một số trường hợp điển hình về nạn công an bạo hành dẫn đến tử vong hay hay chấn thương nặng những người bị giam giữ từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 7 năm 2014.
Từ đó đến nay nạn công an bạo hành khiến người bị giam giữ tử vong ngay tại trại tạm giam vẫn không chấm dứt.
Tin, bài liên quan
Thêm công dân chết khi làm việc với công an
Công dân Mỹ Will Nguyễn sẽ bị Việt Nam đưa ra xử
Tự thiêu vì bị dồn vào thế cùng!
Hà Nội tiếp tục xử những nhà hoạt động
Vấn nạn dân chết trong đồn công an tại Việt Nam
Vì sao Đảng cần thanh kiếm và lá chắn của công an?
Ý kiến luật sư về phiên tòa công an dùng nhục hình gây tử vong
Hành hung ngoài đường, hạ nhục sàm sỡ trong đồn và còn gì nữa?
Bị công an hành hung khi thăm bạn tù
Không có cơ quan nào có quyền đánh dân
Phần nhận xét hiển thị trên trang