Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Đập Tam Hiệp sẽ kéo 1/2 đất nước Trung Quốc ra biển


Hà Văn Duy - Tổng thống Đài Loan , Bà Thái Anh Văn tuyên bố;” Nếu Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan, thì Đài Loan sẽ tấn công đập thủy điện Tam Hiệp, chỉ sau 30 phút, 1/2 đất nước Trung Quốc sẽ bị kéo ra biển”. Đập Tam Hiệp có chiều cao 185 mét so với mực nước biển, là đập thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay. Nếu bị tấn công, đập vỡ thì chiều cao của sóng nước cả trăm mét, mạnh hơn cả ngàn quả bom hạt nhân! vật cản cỡ toà nhà 20 tầng cũng trôi ra biển. 
Đài Loan đang sở hữu trong tay hệ thống tên lửa Hsiung Feng IIE, là bản sao của Tomahawk, một loại tên lửa thông minh, hiện đại nhất thế giới hiện nay, bắn trúng vật thể cách xa hàng trăm km, chính xác đến 10cm . Đập Tam Hiệp, sẽ là hố chôn tập thể chế độ cs bành chướng phát xít Trung Cộng nếu chúng đụng đến Đài loan!


Nguồn: FB Vy Nguyen Van

Việc xây dựng đập được báo cáo là có chất lượng kém, với các vết nứt lớn đã xuất hiện trong thân đập vào năm 2000, đã dẫn đến các chỉ trích trong tiên tri các thảm họa tiềm ẩn tương tự như đối với đập Bản Kiều năm 1975.
Trong báo cáo hàng năm [20] tới Quốc hội Hoa KỳBộ quốc phòng Mỹ cho rằng những người Đài Loan là "những người đề xuất các cú đánh vào đại lục dường như hy vọng rằng các đe dọa đối với dân cư đô thị Trung Quốc hay các mục tiêu có giá trị như đập Tam Hiệp sẽ làm giảm bớt sự áp bức quân sự của người Trung Quốc." Ý nghĩ cho rằng giới quân sự Đài Loan có thể tìm cách tiêu hủy đập Tam Hiệp đã gây ra phản ứng giận dữ từ các phương tiện thông tin đại chúng của đại lục. 
Tướng Liu Yuan của Giải phóng quân nhân dân đã phát biểu [21] trên China Youth Daily rằng giải phóng quân nhân dân cần "nghiêm túc trong việc bảo vệ chống lại những đe dọa từ những kẻ khủng bố Đài Loan". 
Mặc dù có tuyên bố của thứ trưởng quốc phòng Đài Loan Thái Minh Hiền về sự ngược lại, phần lớn các nhà phân tích cho rằng người Đài Loan không có khả năng mà cũng không tìm kiếm các công nghệ để ném bom đập Tam Hiệp vì những đe dọa của Bắc Kinh về việc đáp trả bằng lực lượng quân sự áp đảo.
Trong tháng 9 năm 2004 Thời báo Trung Quốc (China Daily) thông báo rằng một lực lượng vũ trang lớn đã được triển khai tại khu vực này để chống lại cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra, nhưng không nói rõ về những kẻ muốn tấn công đập.

Ở đây có hai rủi ro đã được thống nhất xác định đối với đập2; đó là mô hình trầm tích vẫn chưa được kiểm tra kỹ và đập này nằm trên đứt gãy địa chấn. Trầm tích quá nhiều có thể che lấp các cửa xả nước, và nó có thể gây tổn hại cho đập trong một số tình huống. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự cố của đập Bản Kiều năm 1975 đã làm hỏng 61 đập nước khác và gây ra cái chết của hơn 200.000 người. Ngoài ra, trọng lượng của đập và hồ chứa nước về lý thuyết có thể sinh ra địa chấn cảm ứng, giống như đã xảy ra với đập Katse ở Lesotho.

Đập Tam Hiệp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jump to navigationJump to search
Đập Tam Hiệp
三峽大壩
Dreischluchtendamm hauptwall 2006.jpg
Đập Tam Hiệp năm 2006
Thông tin chung
Tọa độ30°49′48″B 111°0′36″Đ
Xây dựng
Chi phí xây dựngƯớc tính khoảng 180 tỉ NDT (39 tỉ USD)
Chiều cao101 mét (331 ft)
Chiều cao101 mét (331 ft)
Đập Tam Hiệp, phía thượng lưu có mức nước cao, 26 tháng 7 năm 2004
Đập Tam Hiệp (tiếng Trung三峡大壩Hán-ViệtTam Hiệp đại bábính âmChángjiāng Sānxiá Dàbà) chặn Trường Giang (sông dài thứ ba trên thế giới) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ BắcTrung Quốc. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1994. Nó là đập thủy điệnlớn nhất thế giới. Hồ chứa nước của nó đã bắt đầu có nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003, và sẽ chiếm toàn bộ vị trí hiện tại của khu vực Tam Hiệp thơ mộng, nằm giữa các thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bồi Lăng (thành phố Trùng Khánh).
Trừ âu thuyền, dự án này đã hoàn thành và vận hành đầy đủ các chức năng vào ngày 4 tháng 7 năm 2012,[1][2] khi các tuốc-bin chính cuối cùng bắt đầu cho điện. Mỗi tuốc-bin có công suất 700 MW.[3] Thân đập được hoàn thành năm 2006. Ngoài 32 tuốc-bin chính còn có 2 máy phát điện nhỏ hơn (mỗi máy 50 MW) phục vụ cho nhà máy, tổng công suất phát điện của đập là 22.500 MW.[4][5]
Giống như nhiều đập nước đang xây dựng khác, dự án này cũng gây ra nhiều ý kiến trái ngược về sự đúng sai trong và ngoài Trung Quốc.[6] Các đề xuất xây dựng dựa vào các lợi ích kinh tế từ việc kiểm soát ngập lụt và năng lượng từ thủy điện. Các ý kiến chống lại chủ yếu là do các e ngại về tương lai của 1,9 triệu người sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước tăng lên, sự mất đi của nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học và văn hóa, cũng như các tác động tới môi trường.

CÁC THÔNG SỐ CHÍNH[SỬA | SỬA MÃ NGUỒN]

Đập tràn chính với khu phát điện và đập làm nổi tàu ở bên phải
Đập làm nổi tàu ở bên trái, cống kép ở bên phải
Quang cảnh dọc theo đập chính ở bên phải. Đập phụ ở phía trước với đập nước cho tàu bè ngược dòng ở phía sau
Được làm từ bê tông và thép, đập có chiều dài 2.355m và đỉnh đập cao 185 mét trên mực nước biển. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông (chủ yếu cho thành đập), 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel, đào 102,6 triệu mét khối đất.[7]Thành đập cao 181 mét so với nền đá.
Mực nước đập cao tối đa 175m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 m, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660 km và rộng 1,12 km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1045 km2. Khi hoàn thành, tổng diện tích đất bị ngập nước của hồ là 632 km2, so với 1350 km2 diện tích bị ngập của Đập Itaipu.[8]
Khu vực: Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc
Độ cao: 181 mét
Vốn đầu tư dự tính: 203,9 tỷ nhân dân tệ(24,65 tỷ Đô la Mỹ) có thể lên tới 75 tỷ Đô la Mỹ
Số người phải di chuyển: 2 triệu - có thể hơn
Công suất phát điện thiết kế: 18,2 Gigawatt
Chức năng: Kiểm soát lũ lụt, phát điện, cải thiện giao thông thủy
Tọa độ: 30,82679 độ vĩ bắc, 111,00727 độ kinh đông, độ cao địa hình: 75,00 mét(30°49′48″B 111°0′36″Đ)
Vị trí của đập Tam Hiệp và các thành phố chính trên sông Dương Tử (Trường Giang).

MÔ HÌNH ĐẬP[SỬA | SỬA MÃ NGUỒN]

Bên cạnh đập là trung tâm tiếp đón có chứa mô hình của đập. Mô hình này cung cấp tổng quan về kỹ thuật tốt nhất về dự án cho người xem. Từ chỗ trưng bày này chỉ cần đi bộ rất ngắn ra ngoài đã dẫn tới một chỗ quan sát cao để nhìn toàn bộ dự án.

CÁC NGUỒN KINH PHÍ[SỬA | SỬA MÃ NGUỒN]

LỊCH SỬ DỰ ÁN[SỬA | SỬA MÃ NGUỒN]

Thời gian xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1993-1997: sau 4 năm khởi công sông Dương Tử bị chặn lại vào tháng 11 năm 1997.
  • 1998-2003: các tổ máy phát điện đầu tiên bắt đầu phát điện vào năm 2003, và cửa cống vĩnh cửu được mở cho giao thông thủy trong cùng năm.
  • 2004-2009: phần cuối cùng của đập đã được xây xong vào ngày 20 tháng 5, 2006. Khi các bể chứa nước bắt đầu được bơm nước, nước lụt sẽ bắt đầu chiếm chỗ các cộng đồng dân cư. Toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào năm 2009, khi tất cả 26 tổ máy phát (với công suất tổng cộng 18,2 GW) được lắp xong, có thể phát ra 84,7 TWh điện mỗi năm, đáp ứng khoảng một phần ba mươi nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc.[9]

Đề xuất và xây dựng dự án[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn Dật Tiên đã lần đầu tiên xem xét kế hoạch xây dựng đập trên sông Dương Tử vào năm 1919[10] để phát điện, nhưng ý tưởng này đã bị gác lại do các hoàn cảnh và điều kiện chính trị cũng như kinh tế không thuận lợi[cần dẫn nguồn]. Đến năm 1944, công trình nghiên cứu tiền khả thi đã được giao cho một kỹ sư thành viên của Phòng Nông nghiệp Hoa Kỳ, tuy nhiên dự án này đã bị bỏ dở vào năm 1947. Nguyên nhân chính thức được biết đến là vấn đề tài chính, tuy nhiên trên thực tế là do những sự kiện gắn liền với cuộc cách mạng giành chính quyền của những người cộng sản Trung Quốc. Các trận lụt lội lớn đã làm sống lại ý tưởng này và chính quyền đã chấp thuận nó năm 1954 để kiểm soát lụt lội. Về sau, dự án này được các chuyên gia Liên Xô (cũ) tiếp tục thực hiện cho đến khi quan hệ ngoại giao giữa 2 nước bị rạn nứt. Trên thực tế, bắt đầu từ 1955, các nghiên cứu triển khai dự án đã được tiến hành liên tục.
Thứ trưởng Bộ điện lực Lý Duệ (李锐, Li Rui) đầu tiên cho rằng đập này cần phải đa mục đích, rằng cần phải xây dựng các đập nhỏ hơn trước cho đến khi Trung Quốc có đủ năng lực tài chính để có thể chịu được dự án tốn kém này và việc xây dựng cần được chia thành nhiều giai đoạn để có thời gian giải quyết các vấn đề kỹ thuật, theo như các nhà Trung Quốc học Kenneth Lieberthal và Michel Oksenberg.
Sau này, Lý Duệ kết luận rằng không nhất thiết phải xây dựng đập này do nó quá tốn kém. Ông cũng bổ sung thêm rằng đập nước sẽ làm ngập lụt nhiều thành thị và đất nông nghiệp màu mỡ, làm cho các vùng lưu vực trung và hạ lưu sông Dương Tử bị ngập lụt thảm họa trong quá trình xây dựng và không giúp ích nhiều cho vận tải thủy. Các quan chức tỉnh Tứ Xuyên cũng chống lại việc xây dựng do Tứ Xuyên nằm ở thượng nguồn sẽ phải gánh chịu nhiều phí tổn trong khi tỉnh Hồ Bắc ở hạ nguồn sẽ nhận được nhiều lợi ích.
Lâm Nhất Sơn (林一山, Lin Yishan), chủ nhiệm văn phòng quy hoạch lưu vực Dương Tử, là người chịu trách nhiệm của dự án thì lại cổ vũ cho việc xây dựng đập[11][12]. Sự lạc quan của ông về việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật đã được đẩy đi xa hơn vào năm 1958 do điều kiện chính trị thích hợp và sự ủng hộ của Chủ tịch nước khi đó là Mao Trạch Đông, là người muốn Trung Quốc có đập thủy điện lớn nhất thế giới, theo Lieberthal và Oksenberg. Các phê phán đã bị cấm đoán, nhưng sự trì trệ đã sinh ra từ cuộc Đại nhảy vọt đầy thảm họa và đã kết thúc các công việc chuẩn bị vào năm 1960[cần dẫn nguồn].
Ý tưởng lại hồi sinh vào năm 1963 như một phần của chính sách mới để xây dựng "mặt trận thứ ba" của công nghiệp tại tây nam Trung Quốc. Nhưng Cách mạng văn hóa Trung Quốc đã nổ ra năm 1966 và trong năm 1969 sự e ngại rằng đập có thể bị Liên Xô (khi đó bị coi là kẻ thù) phá hoại đã góp phần trì hoãn việc xây dựng. Năm 1970, dự án lại được tiếp tục trở lại với Cát Châu Bá, một đập nhỏ hơn về phía hạ lưu, nhưng nó cũng nhanh chóng gặp phải các vấn đề kỹ thuật phức tạp và chi phí đã vượt quá dự toán giống như đối với đập Tam Hiệp xét theo thang độ của từng công trình.
Cải cách kinh tế bắt đầu năm 1978 đã nhấn mạnh nhu cầu về điện năng để cung cấp cho các cơ sở công nghiệp đang lớn mạnh, vì thế Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc xây dựng năm 1979. Nghiên cứu khả thi đã được tiến hành trong các năm 1982 - 1983 để xoa dịu lượng người chỉ trích ngày càng tăng, những người cho rằng dự án này đã không được dựa trên đầy đủ các nghiên cứu về kỹ thuật, xã hội hay môi trường. Trong những năm thập niên 1980, người Mỹ đã quay trở lại tham gia dự án. Các nghiên cứu khả thi tiếp theo đã được tiến hành từ năm 1985 đến 1988 bởi liên doanh Canada quốc tế của dự án quản lý sông Dương Tử, một côngxoócxiom của 5 hãng công nghệ Canada.
Theo Lieberthal và Oksenberg[13], các lãnh đạo của Trùng Khánh cũng đột ngột yêu cầu là độ cao của đập cần nâng một cách đáng kể đến mức nó có thể làm hỏng dự án và giải phóng họ khỏi gánh nặng của các chi phí. Độ cao mới và yêu cầu về nghiên cứu tin cậy hơn bằng sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế đã sinh ra nghiên cứu khả thi mới vào năm 1986.
Nhà sinh thái học, viện sĩ Hầu Học Dục (侯学煜, Hou Xueyu) là một trong số ít người từ chối không ký vào báo cáo môi trường vì cho rằng nó đã báo cáo sai sự thật về các lợi ích môi trường thu được nhờ đập này và đã đánh giá không đúng phạm vi ảnh hưởng tới môi trường cũng như thiếu các giải pháp cụ thể cho các lo ngại về môi trường[14].
Những nhà hoạt động vì sinh thái môi trường trong nước và quốc tế bắt đầu phản đối gay gắt hơn. Các luật gia về nhân quyền đã chỉ trích kế hoạch tái định cư[15]. Các nhà khảo cổ học cũng e ngại do sự nhấn chìm của một lượng lớn các di tích lịch sử. Nhiều người đã nói về việc mất đi của một trong những kỳ quan đẹp nhất thế giới[cần dẫn nguồn].
Có không ít các kỹ sư tỏ ý không tin tưởng rằng đập thực sự sẽ đạt được các mục đích đề ra. Nhà báo/kỹ sư Đái Tình đã xuất bản cuốn sách gồm các chỉ trích nghiêm khắc của các nhà khoa học Trung Quốc đối với dự án này[14]. Tuy thế rất nhiều công ty xây dựng nước ngoài vẫn tiếp tục thúc ép chính quyền của họ ủng hộ về tài chính do việc xây dựng với hy vọng thắng thầu[cần dẫn nguồn].

Phê chuẩn dự án[sửa | sửa mã nguồn]

Đập Tam Hiệp nhìn từ vệ tinh
Đối mặt với áp lực trong nước và quốc tế, Quốc vụ viện Trung Quốc vào tháng 3 năm 1989 đã đồng ý hoãn kế hoạch xây dựng này lại trong 5 năm. Tuy nhiên, sau sự kiện Thiên An Môn 1989, chính quyền đã cấm các tranh cãi về con đập này, kết tội các chỉ trích của nước ngoài là thiển cận hay có ý đồ làm suy yếu chính quyền cũng như bắt giam Đái Tình và nhiều người chỉ trích khác.
Thủ tướng Lý Bằng đã vận động cho việc xây dựng đập này và đưa nó đến quyết định cuối cùng tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc vào tháng 4 năm 1992 mặc dù 1/3 số đại biểu bỏ phiếu trắng hoặc bỏ phiếu chống. Đây là sự kiện chưa từng có tiền lệ từ cơ quan mà thông thường rất nhanh chóng thông qua các đề nghị của chính phủ. Quyết định xây dựng công trình đập Tam Hiệp được chính thức thông qua tại phiên họp Quốc hội Trung Quốc vào ngày 3 tháng 4 năm 1992 với 1.767 phiếu thuận, 177 phiếu chống và 664 phiếu trắng.
Việc tái định cư được tiến hành ngay sau đó và những sự chuẩn bị về vật chất đã bắt đầu năm 1994. Trong khi chính phủ tập trung thu hút công nghệ, dịch vụ, tài chính từ phía nước ngoài thì các lãnh đạo lại dành cho các hãng Trung Quốc công nghệ và các hợp đồng xây dựng.
Các vụ bê bối tham nhũng đã gây nhiều điều tiếng đối với dự án này. Người ta cho rằng các nhà thầu đã thắng thầu nhờ đút lót và sau đó đã bớt xén thiết bị và vật liệu để rút bóp các quỹ dành cho xây dựng[cần dẫn nguồn]. Người ta đồn rằng chủ tịch tập đoàn phát triển kinh tế Tam Hiệp đã mua bán các công việc tại công ty ông ta, rút các khoản tiền từ các khoản vay có liên quan đến dự án và biến mất vào tháng 5 năm 2000[cần dẫn nguồn]. Các viên chức của Uỷ ban tái định cư Tam Hiệp đã bị bắt vì tội tham ôcác quỹ của chương trình tái định cư vào tháng 1 năm 2000.
Nhiều hạng mục trong dự án có chất lượng tồi tệ đến mức thủ tướng Chu Dung Cơ đã phải ra lệnh bỏ đi vào năm 1999 sau khi một loại các tai nạn lớn đã xảy ra, bao gồm cả sập cầu[cần dẫn nguồn]. Chu Dung Cơ, một người đã từng chỉ trích dự án này rất gay gắt, thông báo rằng các quan chức có "một núi trách nhiệm trên đầu họ". Cùng thời gian này, các rạn nứt đáng kể đã xuất hiện trong đập. Để bù đắp lại các chi phí xây dựng, các quan chức của dự án đã lặng lẽ thay đổi kế hoạch vận hành đã được thông qua bởi Quốc hội là làm đầy hồ chứa nước sau 6 năm chứ không phải 10 năm. Để phản ứng lại, 53 kỹ sư và viện sĩ đã kiến nghị với Chủ tịch Giang Trạch Dân hai lần vào nửa đầu năm 2000 để làm chậm việc làm đầy hồ chứa nước cũng như việc tái định cư dân chúng trong vùng cho đến khi các nhà khoa học có thể xác định có hay không việc hồ chứa nước cao hơn gây ra các vấn đề về trầm tích. Tuy nhiên, việc xây dựng vẫn cứ được tiếp tục tiến hành.

TRANH CÃI XUNG QUANH ĐẬP NÀY[SỬA | SỬA MÃ NGUỒN]

Khu vực xây dựng đập Tam Hiệp, phía hạ lưu, 26 tháng 7 năm 2004

Chi phí[sửa | sửa mã nguồn]

Thông báo chính thức cho rằng dự án này sẽ tiêu tốn trong phạm vi 25 tỷ USD tiền ngân sách và cho rằng dự án có thể tự trang trải nhờ phát điện. Tuy nhiên, người ta cho rằng dự án này chi phí nhiều hơn tất cả các dự án xây dựng khác trong lịch sử, với ước tính không chính thức là 75 tỷ USD hoặc cao hơn[cần dẫn nguồn]. Cũng lưu ý rằng con số ước tính này ($75 tỷ) đã loại bỏ các khoản tham nhũng, các tổn thất trong hủy diệt đất trồng trọt, tái định cư dân chúng cũng như các tổn thất môi trường.

Tăng chênh lệch giàu nghèo[sửa | sửa mã nguồn]

Các chỉ trích coi con đập chủ yếu để phục vụ cho lợi ích của các nhà công nghiệp phần bờ biển phía đông do ở đây họ có nhu cầu cao về điện năng. Không may là điều này lại dựa trên phí tổn của hàng triệu người đã bị đưa ra khỏi những vùng đất trồng trọt chủ yếu. Góp phần làm cho tình hình xấu hơn là các đền bù tái định cư không hợp lý (do các quan chức tham nhũng đã bớt xén các khoản này), số lượng người tái định cư về tổng thể là không ước tính được cũng như các khu đất mới của họ là xấu hơn[cần dẫn nguồn].

Môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy điện là một nguồn năng lượng có thể hồi phục được mà không sinh ra các chất thải, mặc dù có những chứng cứ mới cho rằng các đập nước có thể sinh ra một lượng lớn cacbon điôxít và một khối lượng đáng kể khí mêtan1 do các hoạt động của vi sinh vật trong các hồ chứa nước.
Các đập nước theo bản chất tự nhiên của chúng làm biến đổi hệ sinh thái và đe dọa một số loài sinh vật trong khi lại hỗ trợ cho một số loài khác. Cá heo sông Dương Tử là một ví dụ đang trên đà tuyệt chủng và sẽ bị mất môi trường sinh sống do con đập này[16][17].
Trong khi việc chặt hạ cây cối của khu vực để xây dựng làm tăng khả năng xói mòn thì việc ngăn chặn các trận lũ lụt không kiểm soát được sẽ làm giảm xói mòn trong một chu kỳ dài hơn.

Khu vực văn hóa và cảnh quan thiên nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ chứa nước dài 600 km (370 dặm) sẽ làm ngập khoảng 1.300 địa chỉ khảo cổ và tiêu diệt vẻ đẹp huyền thoại của Tam Hiệp. Các di tích văn hóa và lịch sử đã phát hiện đang được di chuyển tới những vùng đất cao hơn nhưng ngập lụt của Tam Hiệp sẽ bao phủ nhiều di tích tiềm ẩn chưa phát hiện ra.

Giao thông thủy[sửa | sửa mã nguồn]

Đập Tam Hiệp, cửa cống để cho tàu bè qua lại đập, tháng 5 năm 2004.
Việc đưa vào sử dụng các cửa cống tàu bè có thể sẽ làm tăng vận tải đường sông từ 10 đến 50 triệu tấn hàng năm, với chi phí vận chuyển giảm khoảng 30 - 37%. Vận tải thủy cũng sẽ an toàn hơn, do các hẻm núi này đã rất lừng danh trong lịch sử về độ nguy hiểm cho vận tải. Các chỉ trích thì cho rằng lượng bùn lớn sẽ lấp đầy các cảng chẳng hạn Trùng Khánh trong vài năm dựa trên cơ sở các chứng cứ từ các dự án đập nước khác[cần dẫn nguồn].

Kiểm soát ngập lụt[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ chứa nước dung tích 22 km³ (28,9 tỷ khối theo thước Anh) sẽ làm giảm tần suất các trận ngập lụt lớn từ một lần trong 10 năm xuống còn 1 lần trong 100 năm. Nhưng các chỉ trích thì tin rằng sông Dương Tử sẽ bổ sung thêm trung bình khoảng 530 triệu tấn bùn vào hồ trên một năm và nó sẽ nhanh chóng không còn tác dụng trong việc ngăn chặn lũ lụt[18]. Việc tăng thêm trầm tích vào hồ có thể làm tăng mức nước lũ vốn đã cao tại Trùng Khánh.
Tổ chức Probe International[19] cho rằng đập nước này không có tác dụng ngăn chặn lũ lụt, do bị mất đi các cánh rừng trong lưu vực sông Dương Tử cũng như sự mất đi của 13.000 km² hồ (có tác dụng làm giảm bớt đi sự ngập lụt) do bùn lầy hóa, cải tạo và các phát triển không kiểm soát được.

Các rủi ro tiềm ẩn[sửa | sửa mã nguồn]

Việc xây dựng đập được báo cáo là có chất lượng kém, với các vết nứt lớn đã xuất hiện trong thân đập vào năm 2000, đã dẫn đến các chỉ trích trong tiên tri các thảm họa tiềm ẩn tương tự như đối với đập Bản Kiều năm 1975.
Trong báo cáo hàng năm [20] tới Quốc hội Hoa KỳBộ quốc phòng Mỹ cho rằng những người Đài Loan là "những người đề xuất các cú đánh vào đại lục dường như hy vọng rằng các đe dọa đối với dân cư đô thị Trung Quốc hay các mục tiêu có giá trị như đập Tam Hiệp sẽ làm giảm bớt sự áp bức quân sự của người Trung Quốc." Ý nghĩ cho rằng giới quân sự Đài Loan có thể tìm cách tiêu hủy đập Tam Hiệp đã gây ra phản ứng giận dữ từ các phương tiện thông tin đại chúng của đại lục. Tướng Liu Yuan của Giải phóng quân nhân dân đã phát biểu [21] trên China Youth Daily rằng giải phóng quân nhân dân cần "nghiêm túc trong việc bảo vệ chống lại những đe dọa từ những kẻ khủng bố Đài Loan". Mặc dù có tuyên bố của thứ trưởng quốc phòng Đài Loan Thái Minh Hiền về sự ngược lại, phần lớn các nhà phân tích cho rằng người Đài Loan không có khả năng mà cũng không tìm kiếm các công nghệ để ném bom đập Tam Hiệp vì những đe dọa của Bắc Kinh về việc đáp trả bằng lực lượng quân sự áp đảo.
Trong tháng 9 năm 2004 Thời báo Trung Quốc (China Daily) thông báo rằng một lực lượng vũ trang lớn đã được triển khai tại khu vực này để chống lại cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra[cần dẫn nguồn], nhưng không nói rõ về những kẻ muốn tấn công đập.
Ở đây có hai rủi ro đã được thống nhất xác định đối với đập2; đó là mô hình trầm tích vẫn chưa được kiểm tra kỹ và đập này nằm trên đứt gãy địa chấn. Trầm tích quá nhiều có thể che lấp các cửa xả nước, và nó có thể gây tổn hại cho đập trong một số tình huống. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự cố của đập Bản Kiều năm 1975 đã làm hỏng 61 đập nước khác và gây ra cái chết của hơn 200.000 người. Ngoài ra, trọng lượng của đập và hồ chứa nước về lý thuyết có thể sinh ra địa chấn cảm ứng, giống như đã xảy ra với đập Katse ở Lesotho.

TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG[SỬA | SỬA MÃ NGUỒN]

Phân phối điện năng của nhà máy thủy điện Tam Hiệp sẽ không chỉ nằm trong giới hạn của Hệ thống lưới điện trung tâm Trung Quốc (bao trùm các tỉnh Hà NamHồ BắcHồ Nam, và Giang Tây). Thay vì điều này, điện năng cũng sẽ được truyền tải về phía tây tới Trùng Khánh và lưới điện Tứ Xuyên cũng như theo các tuyến khác về khu vực bờ biển phía đông và đông nam. Trong khi điện năng được truyền tải tới Trùng Khánh và Tứ Xuyên thông qua hệ thống đường dây 500 kV AC thì công nghệ HVDC (điện cao thế một chiều) sẽ được sử dụng cho việc phân phối về phía đông. Hai tuyến truyền tải có công suất lớn là HVDC Tam Hiệp-Trường Châu và HVDC Tam Hiệp-Quảng Đông, sẽ truyền tải điện năng về phía đông (tới khu vực Thượng Hải) và phía nam (tới tỉnh Quảng Đông).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

MỘT MẢNH ĐỜI- MỘT GIẤC MƠ


FB Loc Duong 11 Tháng 7 - Nghe cái tên bọn trẻ gọi "Dì Hai khoai lang" tưởng là ghê gớm lắm, nhưng thật ra Dì mới chỉ đi bán khoai khoảng 5 năm nay thôi. Và việc phải chọn gánh khoai làm kế mưu sinh hoàn toàn là do "cái bọn chó đẻ nhà nước này xui khiến", theo như lời Dì nói.

Dì sinh ra trong một gia đình cũng không đến nổi tệ. Mẹ bán khoai lang, cha làm phụ hồ. Là con một trong nhà nên Dì được đi học và Dì học rất giỏi. Các loại giấy khen nhà trường và tổ dân phố cấp dư sức để mẹ Dì tha hồ gói khoai lang. Rồi Dì tốt nghiệp đại học. Đó là năm hạnh phúc nhất trong đời Dì. Cuộc đời như thể màu hồng. Cha Dì đi làm ở đâu cũng đem Dì ra khoe, còn mẹ Dì thì bất cứ ai mua khoai đều được nghe nhóc một lổ tai về sự học giỏi giang của Dì.





Nhưng niềm vui không kéo dài được lâu khi thực tế ập đến. Dì không xin được việc làm. Đi tới đâu người ta cũng nháy mắt đòi thủ tục "đầu tiên", toàn là chục triệu, có nơi còn đòi tới trăm triệu. Đào đâu ra "bác hồ" bây giờ? Thế là Dì phải ở nhà loanh quanh phụ mẹ bán khoai. Cha Dì buồn quay quắt, suốt ngày lôi rượu ra uống và chửi chính phủ từ trên xuống dưới. Mấy người tổ dân phố sợ lắm, dạo trước còn thỉnh thoảng đến thu tiền hoặc nhắc nhở treo cờ, bây giờ cạch không dám đến, thế nào cũng có xô xát. Cả mấy chàng trai theo đuổi Dì cũng không ai dám léo hánh tới vì sợ dính líu tới "phản động".

Dì chỉ lấy được chồng khi cha Dì ít năm sau chết vì uất ức. Chết mắt cứ mở trừng trừng, bao nhiêu người làm đủ mọi cách cũng không làm cho ông nhắm mắt được, cuối cùng phải phủ miếng khăn đỏ lên mặt rồi đem đi thiêu. Dì lấy chồng không phải vì yêu mà vì cảm kích người đàn ông xấu xí, từng có một đời vợ, đã bỏ tiền ra lo cho đám ma cha Dì được phần tươm tất.

Chồng Dì làm tài xế xe hàng. Hai vợ chồng có được 3 đứa con. Cuộc sống hạnh phúc, ít khi nào gây lộn. Dì cảm thấy mãn nguyện. Nhưng cái số Dì là số ăn mày, mới sướng được một chút thì tai họa ập tới liền liền: Mọi lần chạy xe, chồng Dì phải hối lộ, đút tiền cho cảnh sát giao thông là chuyện thường, tự dưng bữa đó chồng Dì trở chứng, không lòi tiền ra, lại còn cự cãi quyết liệt. Thế là bị bắt về tội chống người thi hành công vụ. Cò chạy án tới nhà rần rần, "tội này nhẹ, 50 triệu tại ngoại, 100 triệu bảo đảm miễn tố luôn". Dì đâu có tiền, đi mượn cũng không ai cho. Người ta đưa chồng Dì vào trại tạm giam, ở chưa được ba tháng thì xích mích sao đó, tụi đại bàng, đầu gấu đánh chồng Dì chết trên đường đưa tới bệnh xá.

Còn lại một mình Dì với 3 con và mẹ già phải nuôi, Dì còn không mau nối nghiệp mẹ gánh gánh khoai ra đường kiếm lấy cái ăn? Dẫu rằng Dì chẳng bao giờ được ăn no. Cơm thì nhường cho 3 đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Khoai cũng không dám ăn vì sợ cụt vốn. Dì chỉ thấy mình được no khi ăn trong những giấc mơ thôi. Giống như một lời thơ của Trần Mạnh Hảo: " củ khoai không vùi trong bếp, củ khoai vùi trong giấc ta mơ..." Cho nên Dì rất thích ngủ. Cho nên Dì rất thèm ngủ.


Như mới hôm qua thôi, trời nắng nóng, lại đá banh World Cup, không ai mua khoai hết. Dì bèn vào ngồi ngủ ngon lành dưới một mái hiên. Và giấc mơ đẹp lại đến với Dì.

Dì mơ thấy mình đi lạc vào một cung điện, trên sân khấu cao ngất có 3 người đứng uống rượu. Một ông cao lớn thấy gánh khoai của Dì thì thích lắm, ra hiệu sẽ mua mão hết số khoai và đậu phộng ế của Dì. Nhưng cái ông đầu bạc nói " khoai Việt Nam không ngon bằng khoai trung Quốc". còn ông đầu hói mà lại niễng niễng thì nói "đậu phộng Việt Nam cũng không ngon bằng đậu phộng Trung Quốc, xin ngài đừng mua". Rồi ông đầu bạc kêu gia nhân lôi Dì ra ngoài. Ra tới cửa, người gia nhân lén đưa cho Dì một nồi cơm to, Dì ăn loáng cái hết, mà vẫn còn thòm thèm. Dì đang định vét sạch đáy nồi thì có người lay lay vai Dì.

Mở mắt ra, Dì thấy một người công an đang bóp vai Dì đau điếng: " Đi chỗ khác, sao lại ngủ ở đây? Bộ muốn ở tù hả?". Sợ quá, Dì quảy gánh khoai và đậu phộng ế đi một nước. Dì mang phận dân đen nên không biết rằng chỗ Dì ngủ là gần cổng của một quan lớn. Ở trong tòa nhà đó, ngồi trên những bộ bàn ghế tiền tỷ là những ông quan lãnh đạo. Họ đang nói chuyện về những dự án lớn lao của đất nước, họ đang nói toàn những chuyện tầm vĩ mô nhưng tuyệt nhiên không có chuyện nào liên quan đến việc cứu rổi những mảnh đời bất hạnh như mảnh đời của Dì Hai Khoai Lang mà ngày xưa đã từng tốt nghiệp đại học, đã từng mơ sánh vai cùng bạn bè thế giới.../.

Loc Duong
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin "tiêu cực" chỉ được phép chiếm 10% trên báo chí


Ông Võ Văn Tạo nhấn mạnh với nền báo chí bị bưng bít đó, hậu quả không những tai hại cho xã hội mà còn là tai hại cho chính chế độ nữa: “Trước mắt thì có thể là như một liều thuốc doping để các ông ấy tự ru ngủ. Nhưng cái đó là cái chết. Chắc chắn nếu duy trì chính sách đó thì nó hại ngay chính chế độ này, bởi vì nếu anh không đi thẳng vào thực tiễn, không nhìn thẳng vào vấn đề với tình hình thực tế, thì anh sẽ bị bệnh chủ quan, đến lúc nào đó, nó như ung thư sẽ bùng phát ra, giống như vua ngày xưa chỉ thích cận thần nịnh hót, thì mất ngay vàng lúc nào không biết.”
Tin "tiêu cực" chỉ được phép chiếm 10% trên báo chí Việt Nam
Vào ngày 13/8/2018, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có một cuộc họp với Cục báo chí và các Tổng biên tập các tờ báo Việt Nam. Tại cuộc họp này ông Hùng đưa ra lời khuyến nghị là các tin “tiêu cực” chỉ nên chiếm 10% nội dung của các tờ báo. Nhà báo về hưu Chu Vĩnh Hải, đang sống tại Vũng Tàu không đồng ý như vậy. Theo ông, những chuyện xấu xảy ra trong xã hội nhiều hơn những chuyện tốt. “Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói xã hội Việt Nam có nhiều tốt đẹp là ông ấy nói theo suy nghĩ của một người lãnh đạo, một người đứng đầu bộ máy của chính quyền, và họ tách rời ra khỏi cuộc sống của nhân dân.”

Một sạp báo trên đường phố Việt Nam. 2012.
Chuyện đưa ra một công thức giới hạn những thông tin tiêu cực của ông quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nhắc người ta nhớ đến những khuyến nghị vẫn thường xuyên được các nhà tuyên truyền của chế độ đưa ra là không đưa những tin không có lợi, và có những tin xấu cần hạn chế.

Nhà báo Mai Phan Lợi từng làm việc ở báo Thanh Niên, nói với chúng tôi về quan niệm của chế độ hiện tại ở Việt Nam về cách xếp loại tin “xấu” hay tin “tốt”.

“Đúng là ở Việt Nam và các nước có một độ vênh nhất định về quan điểm về tin xấu, tin tốt. Đối với Việt nam thì luật báo chí có qui định là báo chí được quyền thông tin sự thật, nhưng phải phù hợp với lợi ích của nhà nước và tổ chức nào đó. Việc định ra tin tốt tin xấu là trên cái nền tảng xây dựng luật và quan điểm như thế.”

Song song với việc khuyến cáo các tờ báo tại Việt Nam hạn chế việc đưa những thông tin được cho là tiêu cực, ông Nguyễn Mạnh Hùng còn nói rằng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, được bạn bè các nước và các tổ chức quốc tế ghi nhận.

Nhà báo về hưu Chu Vĩnh Hải, đang sống tại Vũng Tàu không đồng ý như vậy. Theo ông, những chuyện xấu xảy ra trong xã hội nhiều hơn những chuyện tốt.

“Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói xã hội Việt Nam có nhiều tốt đẹp là ông ấy nói theo suy nghĩ của một người lãnh đạo, một người đứng đầu bộ máy của chính quyền, và họ tách rời ra khỏi cuộc sống của nhân dân.”

Chúng tôi không liên lạc được với ông Nguyễn Mạnh Hùng để bình luận về buổi họp với Cục báo chí và các Tổng biên tập báo chí.
Đối với Việt nam thì luật báo chí có qui định là báo chí được quyền thông tin sự thật, nhưng phải phù hợp với lợi ích của nhà nước và tổ chức nào đó -Nhà báo Mai Phan Lợi
Trước đây ít lâu khi có tin ông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông, nhà báo Võ Văn Tạo tại Nha Trang nói với RFA rằng ông Hùng có thể sẽ không khắt khe với báo chí như những người tiền nhiệm của ông, vì ông không phải là những cán bộ chính trị, tư tưởng như họ.

Khi bài báo về lời khuyến nghị giới hạn 10% những chuyện tiêu cực được loan đi, ông Võ Văn Tạo nói với chúng tôi rằng ông đã giả định rằng ông Nguyễn Mạnh Hùng là người từng đi học ở nước ngoài, có thể có đầu óc cởi mở, nhưng phát biểu của ông Hùng vừa qua với giới báo chí đúng là một sự áp đặt, siết lại tự do báo chí. Ông đưa ra hai nguyên nhân:

“Có hai khả năng. Một là ông này bản chất không như thế, nhưng mà khi ngồi vào chỗ đấy thì phải như thế, không làm như thế thì bộ máy nó sẽ nghiến anh. Còn thứ hai là ông ấy là một người cơ hội. Giờ nhảy lên làm bộ trưởng, mà biết lấy lòng các phe phái diều hâu, cực đoan thì tiến còn nhanh nữa, có thể nhảy vào Ban tuyên giáo Trung ương, làm phó ban, trưởng ban, vào Bộ Chính trị, rồi thậm chí nhảy lên làm Tổng Bí thư, Thường trực Ban bí thư.”

Nếu như báo chí Việt Nam sẽ bị kiểm soát khắt khe hơn, thì các nhà báo Việt Nam sẽ tuân thủ như thế nào? Trong khi trong thời gian qua đã có không ít những nhà báo dám dấn thân tìm hiểu sự thật, đôi khi phải trả giá bằng cả sự nghiệp của mình.
Đọc báo dưới cờ đảng cộng sản. 2006. AFP
Một trong những nhà báo đó là ông Đỗ Cao Cường, từng làm cho Báo Pháp Luật, nhưng phải rời bỏ nơi này vì những phóng sự về ô nhiễm môi trường của ông đã không được đăng tải, thậm chí ông còn nhận nhiều lời đe dọa.

“Theo tôi thì rất khó trong một môi trường như vậy. Người ta đấu tranh thì sẽ bị đấu tranh. Tất nhiên có những nhà báo tử tế thật sự, nhưng mà để sống lâu năm trong những tòa soạn như thế thì rất khó.”

Ông Mai Phan Lợi cũng cho rằng khuynh hướng chung của các nhà báo sẽ là tuân thủ:

“Nếu mình tiết lộ một sự thật, đụng tới một nhóm nào đó thì hậu quả thấy ngay trước mắt. Nhưng việc họ im lặng mà xã hội phải chịu hậu quả thì cái đó khó đo lường. Thế cho nên người ta thấy ngay là chấp hành qui định của luật báo chí và định hướng thông tin của cơ quan tuyên truyền thì nó tốt hơn. Họ không đo lường được hậu quả của một xã hội bị bưng bít thông tin.”

Ông Võ Văn Tạo nhấn mạnh rằng với nền báo chí bị bưng bít đó, hậu quả không những tai hại cho xã hội mà còn là tai hại cho chính chế độ nữa:

“Trước mắt thì có thể là như một liều thuốc doping để các ông ấy tự ru ngủ. Nhưng cái đó là cái chết. Chắc chắn nếu duy trì chính sách đó thì nó hại ngay chính chế độ này, bởi vì nếu anh không đi thẳng vào thực tiễn, không nhìn thẳng vào vấn đề với tình hình thực tế, thì anh sẽ bị bệnh chủ quan, đến lúc nào đó, nó như ung thư sẽ bùng phát ra, giống như vua ngày xưa chỉ thích cận thần nịnh hót, thì mất ngay vàng lúc nào không biết.”

Ông nêu ra dẫn chứng là chính nhờ sự cởi mở của báo chí Việt Nam vào những năm 1980, nêu lên được những vấn đề cần phải giải quyết trong xã hội, mà xã hội Việt Nam được phát triển tốt hơn, và đó cũng chính là điều duy trì sự tồn tại của chính Đảng Cộng sản.

Không có cái nhìn khá bi quan như của ông Đỗ Cao Cường và Mai Phan Lợi, một người làm trong lĩnh vực truyền thông trong nước không muốn nêu tên nói rằng:

“Với những người trẻ, khi anh nói điều đó xấu thì bản thân tôi phải biết được tại sao nó xấu, và nó xấu như thế nào. Lớp trẻ hiểu biết nhiều. Khi người cộng sản nói cái nhóm đó xấu, thì tôi phải đến gặp nhóm đó để biết tại sao họ xấu, và xấu vì cái gì.”

Ông Đỗ Cao Cường thì nhận xét rằng với cách chỉ đưa tin có lợi cho nhà nước, trong khi mạng xã hội lại phát triển mạnh mẽ, người dân giành được quyền đưa và tìm kiếm thông tin đa chiều, báo chí Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Kính Hòa

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trò chơi nào cũng phản ánh tư tưởng. Đỉnh cao là... chơi cờ. Cờ tướng kết tinh tư tưởng phương Đông. Cờ vua là phương Tây. Cờ tướng và cờ vua là 2 cõi giới khác nhau. Bài phân tích sau đây rất hay.
CỜ PHƯƠNG ĐÔNG - CỜ PHƯƠNG TÂY
Cờ vua và cờ tướng đều có 32 quân cờ, chia làm 2 phe. Cờ tướng đại diện cho văn hóa phương Đông, cờ vua đại diện cho văn hóa phương Tây. Đâu là sự khác nhau?
THỨ NHẤT LÀ TƯ DUY LÃNH ĐẠO:
Vua trong cờ tướng chỉ đi lại loanh quanh trong một khoảng không gian hẹp, luôn phải có hai con sĩ bảo vệ hai bên. Đây là đại diện cho hình ảnh loại lãnh đạo hèn nhát, quan liêu và vô dụng, ngồi một chỗ và chỉ tay năm ngón.
Vua trong cờ vua đại diện cho hình ảnh leader, luôn có thể chủ động trong mọi việc, tự mình đi khắp bàn cờ, tham gia chiến đấu mà không đòi hỏi có vệ sĩ kế bên.
THỨ HAI LÀ TƯ DUY DÙNG NGƯỜI:
Con tốt trong cả cờ vua và cờ tướng đều là quân cờ đại diện cho vị trí thấp nhất trong xã hội, đi trước chết trước, làm bia đỡ đạn cho lãnh đạo phía sau.
Tuy nhiên, con tốt trong cờ tướng khi vượt qua nguy hiểm, sang sông giết địch, tiến lên đi đến cuối bàn cờ thì nó thành vô dụng, không còn khả năng gì nữa. Thể hiện lối tư duy vắt chanh bỏ vỏ, thí mạng cấp dưới để đạt được mục đích cuối cùng của lãnh đạo. Bởi thế mới có nhiều trường hợp lãnh đạo có lỗi nhưng lại đem nhân viên ra đỡ đạn (lỗi do thằng đánh máy, lỗi do đứa phát ngôn hay gần đây nhất là lỗi do đứa… cầm dù).
Trong khi đó, con tốt trong cờ vua sau khi đã phấn đấu tích cực, liều mình xông pha đi đến tận cùng đẩt địch thì được tôn vinh công trạng và đãi ngộ xứng đáng, có quyền biến thành bất kỳ quân cờ nào có đẳng cấp cao hơn, trừ vua. Hình ảnh này thường được thấy trong các công ty, tập đoàn có tinh thần nhân văn, coi trọng con người. Lãnh đạo thường là nhân viên đi từ bậc thấp nhất đi lên, có quá trình phấn đấu, chứng minh năng lực, lăn xả bám trụ cùng công ty và được công ty ghi nhận.
THỨ BA LÀ TƯ DUY CHỦ ĐỘNG:
Trong cờ tướng, tượng không thể qua sông, pháo thì cần ngòi mới ăn được đối phương, mã cũng bị cản trong một số trường hợp nhất định, thể hiện hình ảnh nhân viên dù muốn đạt được mục tiêu đến mấy, cố gắng đến mấy thì cuối cùng vẫn bị bó buộc bởi những rào cản, quy chế và tư duy hạn hẹp của người lãnh đạo.
Trong cờ vua, các quân mã không bị cản, quân tượng đi khắp bàn cờ, quân xe và quân hậu tung hoành ngang dọc. Rõ ràng là trong cờ vua, các quân cờ có khả năng linh hoạt, chủ động và tự do hơn, ít bị gò bó như trong cờ tướng.
THỨ TƯ LÀ TƯ DUY HỖ TRỢ:
Trong cờ tướng, chỉ có 2 con tốt may mắn đứng trước con xe là có sự bảo vệ của cấp lãnh đạo ngay từ đầu, các con tốt còn lại đều phải nằm trong vùng nguy hiểm, không được bảo vệ bởi những quân tướng lãnh phía sau.
Trong cờ vua, tất cả các con tốt đều được bảo vệ và hỗ trợ phía sau bởi các quân tướng lãnh, không con nào bị nguy hiểm hơn con nào, thể hiện sự công bằng trong đãi ngộ. Nhờ đó con tốt trong cờ vua có thể tự tin tiến lên phía trước không chỉ 1 mà 2 ô vì luôn tin rằng khi mình xông pha vì mục tiêu chung thì phía sau luôn có cấp trên ủng hộ.
THỨ NĂM LÀ TƯ DUY BÌNH ĐẲNG - TÔN TRỌNG NGƯỜI TÀI:
Trong cờ tướng, đứng cạnh vua là 2 con sĩ, cực phế chỉ biết loanh quanh con tướng để bảo vệ, đại diện cho hình ảnh loại người xun xoe xu nịnh lãnh đạo, không có thực tài nhưng lại được lãnh đạo cất nhắc cho ở gần bên cạnh (liên tưởng tới hình ảnh thời xưa cạnh các vị hoàng đế là thái giám, công công).
Còn trong cờ vua, đứng cạnh quân vua là con Hậu, quân cờ có sức mạnh to lớn nhất bàn cờ, đi dọc đi ngang, đi chéo đều được. Điều đó thể hiện sự trân trọng thực lực, đánh giá đúng vai trò và tài năng của người tài trong tập thể. Và người có khả năng cao nhất thì được ở gần lãnh đạo nhất.
THỨ SÁU LÀ TƯ DUY TRAO QUYỀN:
Đặc biệt, những người tìm hiểu cờ vua sẽ biết về luật "Nhập thành". Khi nhập thành, quân vua sẽ rời khỏi vị trí của mình và di chuyển qua 2 ô về phía quân xe tham gia nhập thành, và sau đó di chuyển quân xe tới ô mà quân vua vừa di chuyển qua sao cho nó nằm ngay bên cạnh quân vua. Điều này thể hiện tư duy trao quyền, tin tưởng giao trọng trách cho cấp dưới mình cùng chung tay gánh vác.
CUỐI CÙNG, ĐẶC BIỆT LÀ TƯ DUY TÔN TRỌNG NỮ QUYỀN:
Chỉ trong cờ vua mới có quân Hậu, là quân đại diện cho phái nữ duy nhất trên bàn cờ, và cũng là quân có năng lực mạnh nhất. Điều này thể hiện sự tôn trọng khả năng của người phụ nữ, khi có thực tài thì vẫn có thể đảm nhiệm được trọng trách quan trọng trong xã hội.
Copy từ FB Nguyễn Thành Trung.
(Trích: Nhật ký của CEO Steve Đặng).
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười
Phần nhận xét hiển thị trên trang