Một ngày cuối tuần, lang thang trên các trang WEB, tôi tình cờ đọc được bài viết với tựa đề: “Cách tự sát của một siêu cường”(This is how a superpower commits suicide) đăng trên báo Washington Post ngày 13/11/2017. Người dịch Huỳnh Hoa, nguồn viet-studies.net.
Richard Javad Heydarian là một tên tuổi lớn là cây bút chuyên về địa lý chính trị châu Á. Ông từng dạy khoa học chính trị tại ĐH De La Salle và Ateneo De Manila, đồng thời là nhà tư vấn chính sách cho Hạ viện Philippines. Ông cho rằng: “Trong chuyến công du chính thức đầu tiên của TT Donald Trump tại châu Á, sự giảm sút nhanh chóng quyền bá chủ kéo dài nhiều thập niên của Hoa Kỳ ở khu vực này đã trở nên rõ ràng…tác động có tính chất phá hoại vị thế của Hoa kỳ ở châu Á trong nhiệm kỳ tổng thống đầy giông bão của ông Trump. Cả các đồng minh và đối thủ trong khu vực đều bị xáo trộn bởi chính sách đối ngoại “tân biệt lập” (neo-isolationist) theo mô hình “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump và sự hấp tấp rút khỏi “Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã làm cho Mỹ bị cô lập ngay cả với các đồng minh gần gũi nhất.”
Hồi đầu năm nay, một quan chức từ một “đối tác” quan trọng của Mỹ nói với Richard J. Heydarian rằng: “Liệu có phải đây là một cách siêu cường tự sát hay không?” Câu trả lời coi như là “PHẢI”.
Nhưng, tôi cho là “KHÔNG PHẢI!”. Vì vậy, tôi viết bài này: “Cách tự sát của con rồng dậy non” để phản bác bài viết kể trên của ông Riachard J. Heydarian.
Nói theo “Kinh dịch”, Tập Cận Bình” hiện đang rơi vào quẻ “Khang Long Hữu Hối” mà nghĩa của nó là “Khi con rồng bay quá cao chỉ còn một nước là rơi xuống đất. Ở ngôi cao chính là lúc con người chính trị lâm nguy nhất. Nếu không đủ khả năng tài trí lèo lái đất nước thì chẳng khác nào con rồng dậy non mà cuộn mình bay cao vượt qua sức của nó, tất sẽ rơi xuống đất.” Tập Cận Bình sẽ thất bại, giống như thất bại cay đắng của Hitler chính là kết quả của những thắng lợi quá nhanh của ông ta. Họ Tập quá tự phụ, kiêu căng, ngạo mạn và quá tham lam chỉ biết thừa thắng xông lên phía trước, bất chấp lời dạy của sư phụ Đặng Tiểu Bình trong sách lược “Thao quang dưỡng hối” với các quan điểm chiến lược như:
· Bình tĩnh quan sát.
· Che dấu khả năng.
· Chờ đợi thời thế.
· Ẩn mình
· Không bao giờ nắm vị trí dẫn đầu.
Tập Cận Bình không biết chính xác con đường mình đang đi như Bismack nói: “Trong chính trị, tôi áp dụng bài bản hệt như một người đi săn vịt trong vũng lầy. Tôi không bao giờ bước, nếu không biết chắc trước mặt tôi là một khoảng đất tốt, tôi có thể bước tới mà không ngã”. Chính vì Tập Cân Bình không biết củng cố từng bước những thắng lợi để tiến lên những thành công khác thì trước sau gì họ Tập cũng lâm vào quẻ “Khang long hữu hối” là “cách tự sát của con rồng dậy non” chính vì không biết tự lượng sức mình…Hiện nay, PLA hoàn toàn không có khả năng nếu xảy ra xung đột vũ trang trực diện với Mỹ trên Biển Đông, người chiến thắng cuối cùng không phải là PLA.
CHIẾN LƯỢC “CHỐNG LẠI CẢ THẾ GIỚI” CỦA TẬP CẬN BÌNH:
Báo Forbe ngày 3/7 đã đăng bài viết của chuyên gia Panos Mourdoukoutas nhận định, Bắc Kinh không giấu diếm tham vọng độc chiếm Biển Đông và đó là lý do họ có thể thất bại vào một thời điểm nào đó.. Bắc Kinh thể hiện quan điểm cứng rắn sẵn sàng đối đầu với Hải Quân Mỹ, Nhật, Ấn, Australia, Anh, Pháp và ASEAN đang phối hợp nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông đảm bảo “tự do hàng không, hàng hải” trên tuyến đường biển có tổng giao dịch trên 5.000 tỷ USD/ năm.
· Đối với Bắc Kinh, tuyến đường trên Biển Đông rất quan trọng sống còn, nằm trong tham vọng trở thành nền kinh tế mạnh nhất thế giới của Bắc Kinh, Biển Đông cũng là điểm xuất phát của “Một vành đai - một con đường” do sáng kiến của Tập Cận Bình phát động.
· Tập Cận Bình còn muốn độc chiếm tài nguyên dầu hỏa nằm dưới Biển Đông và coi những nguồn lợi này là của riêng Đại Lục.
Chính vì vậy, Bắc Kinh đã bất chấp Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, Hòa Lan đã ra phán quyết vào ngày 12/7/2016 rằng, các “chủ quyền lịch sử” hay “đường lưỡi bò 9 đoạn” mà Bắc Kinh ngụy tạo không có cơ sở pháp lý. Nhưng, một học giả TC là Yan Yan, chuyên gia “Luật biển Quốc tế” của Viện Nghiên cứu Nam Hải (TC), thừa nhận rằng: “Mặc dù Bộ Ngoại giao TC tuyên bố phủ nhận giá trị pháp lý và tính ràng buộc pháp lý của Tòa trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA), nhưng chính phủ Bắc Kinh vẫn không phớt lờ phán quyết,” Bà Yan Yan nói. “Trên thực tế, Bắc Kinh vẫn quan tâm phán quyết của tòa PCA, vẫn chú ý đến áp lực từ bên ngoài, nhất là từ Mỹ để có đối sách và ứng phó thích hợp bảo vệ lợi ích của nước này.” Trong khi đó, Giáo sư Herman J. Kraft, Khoa Quan hệ Quốc tế ĐH Philippines, khẳng định rằng: “Không nước nào có thể phớt lờ phán quyết của PCA và phán quyết đó đã trở thành một phần của Luật Quốc tế”.
Hai năm sau phán quyết, Bắc Kinh vẫn nỗ lực sử dụng sức mạnh quân sự chống lại cả thế giới nhằm phá hủy luật pháp quốc tế dành cho các quốc gia láng giềng, đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới. Bắc Kinh vẫn tiếp tục gây áp lực lên các nước Philippines và Việt Nam từ bỏ quyền khai thác dầu mỏ, khí đốt và hải sản. Bất chấp áp lực của Bắc Kinh, không nước nào chấp nhận tham gia kế hoạch “phát triển chung” của TC. Những nước này khẳng định các quyền lợi của họ trong phạm vi của UNCLOS.
UNCLOS cung cấp một cơ chế trung lập để phân bố những nguồn tài nguyên biển trên thế giới, nhưng những gì Bắc Kinh đang hành động ở Biển Đông là mục đích nhằm lật đổ thể chế đó. Trên thực tế, TC đang liên tục triển khai sức mạnh quân sự để ngăn chận các quốc gia liên quan tại khu vực Biển Đông thực thi những quyền lợi bất hợp pháp của nước này.
WASHINGTON CAM KẾT THỰC THI LUẬT PHÁP QUỐC TẾ Ở BIỂN ĐÔNG:
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 51 đang diễn ra tại Singapore. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nhấn mạnh rằng, ASEAN là điểm chiến lược hàng đầu cho các nhà đầu tư Mỹ tại khu vực Châu Á. Ngoại trưởng Mỹ cam kết Washington sẽ hỗ trợ hết mình cho những nỗ lực của ASEAN để thúc đẩy bảo vệ hòa bình an ninh và ổn định trong khu vực này và áp lực TC phải tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế trên Biển Đông.
Đa Chiều ngày 2/4 bình luận việc Mỹ thường xuyên cho phóng viên các hãng tin lớn theo tàu chiến, máy bay Mỹ tuần tra trên Biển Đông, thực ra là đang tiến hành một cuộc chiến tuyên truyền để gây ảnh hưởng trong dư luận thế giới giúp Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối trong cuộc chiến dư luận ở Biển Đông.
Phát biểu trên của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang nổ ra cuộc chiến tranh thương mại đang căng thẳng mà phần thắng lợi đang nghiêng về phía Mỹ. TT Trump đang cân nhắc kế hoạch tăng gấp đôi thuế đối với hàng hóa 200 tỷ USD nhập cảng từ Tàu Cộng.
Washington cũng đang đẩy mạnh chiến lược quân sự, song song với chiến tranh thương mại. Thượng viện Mỹ đã thông qua ngân sách quốc phòng 716 tỷ USD nhằm chống lại sự gia tăng quân sự của TC tại Châu Á, đặc biệt là các hoạt động quân sự của Hải quân TC trên Biển Đông.
TẬP CẬN BÌNH LƯỠNG ĐẦU THỌ ĐỊCH:
ĐỐI NGOẠI - BỊ CÔ LẬP: Diễn biến leo thang, hậu quả của cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, khiến chứng khoán Tàu Cộng đỏ lửa. Tính đến ngày thứ năm 02/8/2018, tại thị trường Đại Lục, chỉ số CSI 300 giảm sút có lúc giảm 3,6% xuống gần mức thấp nhất một năm rưỡi thiết lập 6/7, trước khi đóng cửa với mức giảm 2,2%. Trong đó, nhóm cổ phiếu các doanh nghiệp phụ thuộc vào xuất cảng hàng điện tử “bốc hơi” 4,1%. Mặt quan trọng khác của chứng khoán Đại Lục là Shanghai Composite Index mất trắng 2%.
Chỉ số Hang Seng của chứng khoán Hong Kong giảm 2%, xuống mức thấp nhất 10 tháng. Một chỉ số đo giá cổ phiếu của các công ty khởi nghiệp (starup) TC niêm yết tại Hong Kong sụt 3,5% chạm đáy từ tháng 1/2015.
Nhà phân tích Zhang Quan thuộc Securities nhận định: “Tâm lý thị trường đang tác động tiêu cực của những nỗi lo âu mới về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung”. Trước đó một ngày, chính quyền TT D. Trump gia tăng sức ép đòi Bắc Kinh nhượng bộ trong thương mại bằng cách đề xuất áp thuế 25% lên 200 tỷ USD hàng hóa TC, thay vì thuế suất 10% như dự định ban đầu. Bắc Kinh gọi động thái này của Mỹ là “tống tiền” và tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng.
Hãng tin Reuters cho hay, trong tuần này, chỉ số MSCI All Country World Index của chứng khoán toàn cầu đã giảm 0,5% đảo ngược xu hướng tăng của 4 tuần trước đó. Trong đó, chứng khoán TC chiếm phần lớn trong mức giảm này. Phiên giảm ngày thứ năm khiến chỉ số CSI 300 của chứng khoán TC gần như bốc hơi hết thành quả tăng kể từ cuối tháng 7 sau khi Bắc Kinh công bố các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng.
Theo tờ Financial, nỗi lo về hàng rào thuế quan mà Mỹ áp đặt đối với hàng hóa TC cho thấy nền kinh tế TC giảm tốc đã khiến CSI giảm 17% từ đầu năm nay. Và tỷ giá đồng NDT so với đồng USD đã giảm hơn 8%, vào cuối giờ thứ năm 02/8/2018, 01 USD đổi ra được 6,8373 NDT.
Tập Cận Bình bó tay, thúc thủ trước tin Bloomberg vào ngày 05/8/2018, thị trường chứng khoán TC đã tụt xuống vị trí thứ 3 thế giới về tổng giá trị vốn hóa, khi chỉ còn 6.090 tỷ USD, sau khi lao dốc ngày 03/8. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Nhật Bản vươn lên vị trí thứ hai với tổng giá trị vốn hóa đạt 6.170 tỷ USD. Hoa Kỳ vẫn là thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới với hơn 31.000 tỷ USD.
Chiến lược của Bắc Kinh ép EU hợp tác chống Mỹ đã thất bại ê chề. Một quan chức EU nói về việc từ chối thẳng thừng ý tưởng hợp tác trong vấn đề Bắc Kinh kêu gọi EU liên minh cùng Bắc Kinh chống Washington. Tờ Russia Today dẫn lời các nhà ngoại giao EU cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ đề xuất hợp tác với Bắc Kinh chống lại việc tăng thuế quan thương mại mà Washington áp đặt lên hàng hóa châu Âu và Tàu Cộng.
Sau cuộc hợp thượng đỉnh giữa Trump - Putin ngày 16/7 tại Helsinki, Phần Lan, quan hệ Nga - Trung bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt, mặc dù Nga & Trung vốn là đối tác chiến lược lâu năm trước đây. Tầm nhìn chiến lược của Trump và Putin để cùng chuẩn bị đối phó với một địch thủ đáng gờm hơn nhiều và có tham vọng lấn chiếm lãnh thổ của Nga ở vùng Viễn Đông & Siberia, đó chính là Tàu Cộng. Theo nhận định của nhà nghiên cứu Harry J. Kazianis, Giám đốc các vấn đề Quốc phòng, Hoa Kỳ, nhận định: “Tham vọng trở thành siêu cường số 1 thế giới của Bắc Kinh đe dọa cả Mỹ lẫn Nga sô.”
Với tuyên bố “Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” do Mỹ lãnh đạo nhằm đối phó với sáng kiến “Một vành đai - Một con đường” của TC, chính sách đối ngoại của TT D. Trump đang nổ lực cô lập Tàu Cộng trên mặt trận kinh tế và ngoại giao. Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy: “Không một quốc gia châu Á nào muốn sống trong thế giới bị Tàu Cộng chi phối”.
ĐỐI NỘI - TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC: Gần đây bùng nổ thông tin về cuộc đảo chính tại Trung Nam Hải, cho rằng Tập Cận Bình đã thất thế sau khi bị các nguyên lão truy cứu trách nhiệm, mặc dù hầu hết các quan điểm cho rằng, Tập Cận Bình đang thao túng quyền lực và không ai đủ khả năng thách thức quyền lực của nhà lãnh đạo ĐCSTQ này. Một nhóm nguyên lão do Giang Trạch Dân dẫn đầu đã cùng nhau truy cứu trách nhiệm Tập Cận Bình về thực trạng đối nội và đối ngoại của ĐCSTQ dưới thời Tập Cận Bình gặp khốn đốn, giờ đây lại bị tấn công trong cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ.
Sau cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bùng nổ, mạn lưới truyền thông nhà nước TC và nhiều người dùng mạng xã hội đã đồng loạt lên tiếng chia sẻ thông tin về Tập Cận Bình bị truy cứu trách nhiệm.
Học giả Tân Tử Lăng (Xin Ziling, tác giả cuốn “Mao Trạch Đông: Ngàn năm công tội) nhận định rằng, những tin đồn này không xuất phát từ các lực lượng của cựu lãnh đạo Giang Trạch dân và Tăng Khánh Hồng mà xuất phát từ nguồn gốc khác. Ông Tân Tử Lăng nói: “Đây thực sự không phải là chỉ đạo của Giang và Tăng; dĩ nhiên, họ có ý đồ này nhưng không có điều kiện và khả năng cụ thể để thực hiện, kẻ tải lên những tin đồn này chỉ là xuất phát từ tầng dưới thuộc bộ máy ở các cơ sở”.
Các lãnh đạo ĐCSTQ có thể đang họp bí mật diễn ra tại Bắc Đới Hà là địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Hà Bắc, nằm cạnh biển Bột Hải và chỉ cách Bắc Kinh 280 km về phía đông. Đây cũng là nơi các lãnh đạo ĐCSTQ đưa ra những quyết sách quan trọng trong lịch sử. Tất cả các cuộc họp này là diễn ra kín. Các thông tin ám chỉ rằng, có thể các nguyên lão sẽ thảo luận về việc thay đổi “phong cách lãnh đạo”, nổi bật là vấn đề “lãnh đạo tập thể”. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến những mâu thuẫn nội bộ gay gắt hơn, dù chưa biết những thông tin này thật hư ra sao, nhưng cho thấy tình tình xung đột nội bộ trong ĐCSTQ có thể rất gay cấn.
Họ đổ lổi nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc chiến thương mại là do hệ thống tuyên truyền “lệch lạc tư tưởng Tập Cận Bình”. Giờ đây, nếu Trung Nam Hải trở về với nguyên tắc “lãnh đạo tập thể”, có nghĩa là nhà lãnh đạo cao cấp nhất sẽ mầt đi địa vị lãnh đạo tối cao, phe cánh của Tập Cận Bình sẽ không còn được bảo đảm an toàn chính trị, nếu họ Tập không phản đòn cuối cùng đối với phe phản đối thì tình hình của phe Tập Cận Bình sẽ lâm nguy.
Rõ ràng trên thực tế, vấn đề đấu tranh thuơng mại Mỹ - Trung, trong nội bộ ĐCSTQ vẫn luôn tồn tại đấu tranh giành quyền lực. Nội dung phát biểu của họ chủ yếu xoay quanh chủ đề như “Thuyết dung nạp Thái Bình Dương” và “Một vành đai - Một con đường” của Tập Cận Bình bị một số quan chức và một bộ phận truyền thông của ĐCSTQ giải thích lệch lạc là muốn ngồi ngang hàng với Mỹ, tự sinh ra ảo tưởng về phạm vi sức mạnh bản thân, tùy tiện tuyên truyền ĐCSTQ vùng dậy, bố cục đối ngoại khoa trương, ý đồ xưng bá thế giới…Thậm chí họ còn cho rằng, những người này (ám chỉ Tập Cận Bình và phe cánh) trong nội bộ đảng, là kẻ thù thực sự của ĐCSTQ. Họ tạo thành cục diện chiến tranh thương mại nguy hiểm lại không phải là chính phủ của ông Trump, mà là những người tác phong không đúng đắn trong nội bộ ĐCSTQ.
Truyền thông Đài Loan dẫn lời người trong cuộc của ĐCSTQ cho biết, những người thuộc phe thực tế như Vương Kỳ Sơn, Lưu Hạc, Uông Dương, Hồ Cẩm Đào đều biết rằng thực lực quốc gia không đủ khả năng chống lại chiến tranh thương mại. Tuy nhiên “những người không rành về thực tế” và “những người có dã tâm” của phe bảo thủ lại cực lực cổ súy chủ nghĩa dân tộc, cổ súy khai chiến với Mỹ.
Theo nhận định của tờ The Economist, nhìn từ quan điểm toàn diện thì không thấy Tập Cận Bình sẽ thành công. Tờ báo cũng cho rằng, dường như Tập Cận Bình chỉ chú trọng là làm sao cho ĐCSTQ mạnh lên và củng cố quyền lực cho riêng mình chứ không mấy quan tâm về giàu mạnh kinh tế và một xã hội cởi mở như đa số người dân trong nước thèm khát.
Theo Ghaffar Hussain, nhà bình luận quốc tế, đã nhận xét rất đúng rằng,: “TC có thể đem lại sự giàu có, nhưng họ không mang lại hạnh phúc an ninh và trên tất cả đời sống tốt đẹp cho người dân. Đó là những lý do mà giới nhà giàu Đại Lục sử dụng tài sản của chính mình để tìm kiếm con đường thoát khỏi đất nước”. Ước mơ lớn nhất của họ là được làm công dân Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Australia…và chẳng có “Giấc mơ Trung Hoa” nào khiến mọi người dân Hoa Lục khao khát, nhận xét của học giả Simon Tay, Singapore.
“TRUNG HOA MỘNG” CỦA TẬP CẬN BÌNH SẼ KHÔNG TỒN TẠI:
Một số nhà phân tích từng cảnh báo: “Các nước lớn đang trỗi dậy, luôn có xu hướng sử dụng sức mạnh kinh tế mới của họ cho mục đích chính trị, văn hóa và quân sự rộng lớn hơn. Tuy nhiên, thậm chí ngay cả khi đánh giá này đúng với mưu đồ của TC thì Bắc Kinh cũng có khả năng quân sự để biến tham vọng đó trở thành hiện thực.
Theo giáo sư Aeron Friedberg, Đại học Princeton, nhận định:“Tôi có thể nói ngắn gọn rằng, Tàu Cộng chưa thể trở thành siêu cường,” ông thẳng thắng nói. “Một siêu cường phải hùng mạnh trên tất cả các lãnh vực: kinh tế, chính trị và quân sự với tầm ảnh hưởng toàn cầu. Đối chiếu với tất cả tiêu chuẩn này, TC chưa phải là một siêu cường. Họ có thể mạnh về kinh tế nhưng khả năng khuyếch trương “quân sự trên quy mô toàn cầu” là chưa thể”.
Theo Giáo sư David Shambaugh, giảng viên Khoa học Chính trị & Ngoại giao Quốc tế, ĐH George Washington, phải thừa nhận rằng: “TC, về bản chất là một nhà nước hẹp hòi, ích kỷ và thực dụng, chỉ tìm cách tối đa hóa lợi ích và quyền lực của riêng mình. Xét cho cùng, TC chỉ là một quốc gia cô đơn, không có đồng minh và luôn đánh mất lòng tin và luôn tạo ra các mối quan hệ căng thẳng với phần lớn thế giới”.
Theo ông Charles Onyango-Obbo, phóng viên của tờ báo Đông Phi, viết bài bình luận với tựa đề: “Sự thống trị của Trung Cộng”, ông cho rằng: “Chỉ có sức mạnh về kinh tế thì không bao giờ đủ để một quốc gia chi phối được thế giới bên ngoài biên giới của nó. Thực sự là giáo dục, công nghệ, văn hóa của nền âm nhạc, điện ảnh Hollywood, kinh doanh và thể thao đã cho phép Hoa Kỳ ngự trị khắp hành tinh. Trung Quốc đang trở thành một cường quốc rất quan trọng trên thế giới. Nhưng nó sẽ không có vai trò thống trị.”
TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ GIỮA MỸ - TRUNG:
Hải quân Hoa Kỳ tích lũy những học thuyết chiến lược quân sự của những chiến lược gia lừng danh như Alfred Thayer Mahan (Mỹ), Isoroku Yamamoto (Nhật) và Karl Doemitz (Đức) để xây lực lượng Hải quân Hoa Kỳ hùng mạnh vào thế kỷ 20 để thống trị các đại dương, đã tạo thành một sức mạnh tấn công tổng hợp rộng khắp thế giới và đã đóng vai trò quyết định trong chiến thắng của Hoa kỳ trong Thế chiến thứ II. Hải quân Hoa Kỳ bước vào thế kỷ 21 vẫn là siêu quyền lực duy nhất trên toàn thế giới.
ĐÔ ĐỐC ALFRED THAYER MAHAN, MỸ (1840 - 1914): Ông được mệnh danh là “Chiến lược gia Clausewitz của biển cả”, ông đã thiết lập chiến lược Hải quân Hoa Kỳ của thế kỷ XX và tầm ảnh hưởng đến sự phát triển hải quân của Anh, Đức và Nhật. Những người hâm mộ ông có Tổng thống Theodore Roosevelt, người thường xuyên hỏi ông về các vấn đề thuộc về hải quân. Các lời cố vấn và bài viết của ông đã trực tiếp đóng góp vào sự bành trướng Hải Quân Hoa Kỳ của TT Roosevelt và sự khai triển một hạm đội căn cứ tàu chiến.
Quan điểm học thuyết chiến lược căn bản của ông Mahan tập trung vào một điều không có gì khác hơn là phải “chế ngự biển cả”. Ông đề nghị rằng, phòng thủ các khu vực bờ biển và hải cảng nên giao nhiệm vụ này lại cho Lục quân hơn là Hải quân. Ông Mahan bênh vực quan niệm của ông rằng: “Không một quốc gia nào có thể tự xem mình là một sức mạnh toàn cầu, nếu không có khả năng thiết lập kế hoạch sức mạnh Hải Quân trên toàn thế giới. Ngoài khả năng có một lực lượng Hải Quân có khả năng hiện diện ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào và đánh bại bất cứ kẻ thù nào,” ông cũng nhấn mạnh. “Tầm quan trọng công tác giữ gìn các tuyến đường hàng hải huyết mạch để bảo đảm an ninh cho các tàu chiến và tàu buôn.”
Cùng với sự cần thiết có một hạm đội hùng mạnh to lớn khủng khiếp. Ông Mahan đã nhấn mạnh nhu cầu cần duy trì các “căn cứ hải quân” và đã đề nghị rằng các căn cứ hải quân của hạm đội Hoa kỳ nên có tại Hạ Uy Di, Phi Luật Tân và Cuba.
Ngày nay, theo số liệu của Ngũ Giác Đài, Hoa Kỳ đã duy trì một hệ thống căn cứ quân sự trên toàn thế giới lên đến 865 căn cứ, hiện diện tại 90 quốc gia. Tuy nhiên, con số thực tế có thể nhiều hơn, vì có những căn cứ hoạt động trong vòng bí mật. Điểm mặt 6 nhóm căn cứ quân sự bao vây và cô lập Tàu Cộng gồm: [1]Nhóm căn cứ Đông Bắc Á [2] Nhóm căn cứ đảo Guam [3] Nhóm căn cứ Đông nam Á [4] Nhóm căn cứ ở Trung Á [5] Nhóm căn cứ ở Ấn Độ Dương [6] Nhóm căn cứ ở Australia.
Riêng TC chỉ có một vài căn cứ quan trọng như một cảng biển tại Djibouti, có vị trí chiến lược nằm ở cửa ngõ phía Nam của Biển Đỏ trên đường vào kênh đào Suez. Một căn cứ khác của TC sẽ đặt tại cảng Jiwani, khu vực Gwadar, bờ biển phía nam Pakistan và một cảng biển tại Sri Lanka đang xúc tiến xây dựng.
ĐÔ ĐỐC ISOROKU YAMAMOTO, NHẬT (1884-1943): Ông đã chỉ huy hạm đội Hải quân Hoàng gia Nhật Bản đã mở rộng Đế quốc Nhật Bản trong những ngày đầu của Thế chiến II. Việc sử dụng HKMH bậc thầy của ông đã tạo nên một chiến thắng lớn quân Mỹ tại Trân Châu Cảng năm 1941 và đã mang đến cho ông ta danh dự là một trong các nhà phát triển học thuyết quân sự về các cuộc hành quân hàng không mẫu hạm và ông đánh giá HKMH đã phục vụ như là trái tim và là sức mạnh của lực lượng Hải quân Nhật Bản.
Yamamoto đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và sự tiến bộ của các cuộc hành quân HKMH và đã chứng tỏ khả năng của nó để tung ra sức mạnh qua khoảng cách dài. Từ trận Trân Châu Cảng, ông nói: “Không một quốc gia nào đã duy trì bất cứ một mức độ chế ngự thế giới mà không có lực lượng HKMH để đại diện quyền lực thống trị của nó quanh địa cầu.”
Hiện nay, Hải quân Hoa Kỳ có 12 HKMH có các tên là: Enterprise CVN 65, Nimitz CVN 68, Eisenhower CVN 69, Carl Vinson CVN70, Roosevelt CVN 71, Lincoln CVN 72, Washington CVN 73, Stennis CVN 74, Truman CVN 75, Ronald Regan CVN 76, Bush CVN 77 và chiến HKMH Gerald R. Ford CVN 78 là chiếc dẫn đầu lớp Gerald R, Ford thuộc nhóm siêu mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ tối tân nhất thế giới.
Ngày 24/8/2017, tại hãng đóng tàu Newport News Shipbuiding đặt ở tiểu bang Virginia diễn ra lễ khởi công đóng HKMH USS Enterprise (mới) là CVN 80. Đồng thời đến cuối tháng 8/2017, quá trình đóng tàu sân bay USS Kennedy đã hoàn thành đạt hơn 30%. Đáng chú ý, vị tổng giám đốc điều hành chương trình đóng HKMH mới của Mỹ là một phụ nữ gốc Việt là bà Giao Phan.
So với Tàu Cộng, chỉ mới có 2 chiếc tàu sân bay là Liêu Ninh và một chiếc tàu sân bay mới do TC tự đóng là Type-001A, hoàn toàn dự kiến chạy thử nghiệm trong vùng biển vịnh Bột Hải vào tháng 4/2018. Điều đáng chú ý là khi nói tới cách đáp chiến đấu cơ trên HKMH trong lúc nó đang chạy là bộ phận “interlock system” mà chỉ có Mỹ mới có hệ thống này. Còn phía 02 tàu sân bay của TC, các chiến đấu cơ muốn đáp xuống thì tàu sân bay phải đứng yên vị trên biển, nó sẽ trở thành mục tiêu cố định làm mồi ngoan cho hỏa tiển. Phải còn ít nhất 20 năm nữa, TC mới ăn cắp được “moving target, interlock system” của Mỹ.
Hai tàu sân bay cuả TC cốt để hù dọa Philippines và Việt Nam vì theo James Nolt, chuyên viên của World Policy Institute (Mỹ), đánh giá: “Ngay cả trong trường hợp TC đóng xong một tàu sân bay mới, họ cũng tụt hậu mấy mươi năm so với Hoa Kỳ về mặt kiến thức vận hành và số lượng.”
ĐÔ ĐỐC KARL DOENITZ, ĐỨC (1891 - 1980): Ông là cha đẻ về học thuyết chiến tranh tàu ngầm của Đức. Tầm nhìn chiến lược của ông đã thấy sự đóng góp quan trọng của tàu ngầm đối với hải chiến trên biển. Ông nêu ra 2 các mục tiêu chiến lược:
· Mục tiêu sơ khởi của các tàu ngầm U sẽ là các tàu buôn hơn là các tàu chiến của các đồng minh để cắt đường tiếp tế của địch.
· Mục tiêu thứ hai là cách mạng hóa chiến tranh tàu ngầm là các tàu ngầm U của Đức phải được điều động và chiến đấu từng đoàn hay từng toán mà ông gọi là “wolf packs” (nhóm sói).
Khi Thế chiến II bắt đầu vào 01/9/191939, ông chỉ huy chỉ có 56 chiếc tàu ngầm U, đã đánh chìm 114 tàu hàng trong 4 tháng cuối năm 1939. Tháng 08/1940, Hitler cho phép Doenitzm thực hiện “chiến tranh tàu ngầm” không bị hạn chế. Trong thời gian 4 tháng sau đó, các chiếc tàu ngầm U đã đánh chìm 285 tàu địch, tổng cộng hơn 1 triệu tấn. Trong 6 tháng đầu năm 1942, các tàu ngầm U đã đánh chìm 585 tàu chiến Mỹ sâu tận đáy Đại Tây Dương.
Ngày nay, uy lực khủng khiếp của tàu ngầm tấn công hạt nhân tối tân lớp Virginia của Mỹ, có đủ khả năng hủy diệt cả một hạm đội của đối phương, nó rất khó phát hiện vì chạy rất êm, không phát ra tiếng ồn. Tháng 7/2018, nhà máy đóng tàu Newport News của tập đoàn Huntington Ingalls Industries mới vừa bàn giao siêu tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Indiana (SS789) thuộc lớp Virginia cho Hải quân Hoa kỳ. Đây là loại siêu tầu ngầm hiện đại nhất hiện nay của Hải quân Mỹ. Nó được thiết kế nhằm thay thế tàu ngầm lớp Los Angeles và Seawolf.
Hiện nay, Hải quân Hoa Kỳ đã có 14 chiếc đã đi vào hoạt động và 4 chiếc khác đang trong quá trình thi công. Hải quân Hoa Kỳ dự định sẽ chế tạo tổng cộng 48 tàu ngầm loại này. So với tàu ngầm hiện đại của hải quân Tàu Cộng thì sao? Các chuyên gia quân sự đánh giá tàu ngầm tấn công hạt nhân, lớp Shang dài 110 mét của TC quá dễ bị phát hiện vì nó chạy “quá ồn”. Sau vụ Hải quân Nhật Bản dễ dàng phát hiện tàu ngầm này lặn gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông vào ngày 12/1/2018 và buộc nó phải nổi lên mặt nước.
KẾT LUẬN:
Xin nhường quyền độc giá đánh giá bài viết “This is how a superpower commits suicide” (Cách tự sát của một siêu cường) của tác giả Richard Javad Heydaria. Nhưng, theo phân tích bài viết của tôi “Cách tự sát của con rồng dậy non” đã cho thấy khoảng cách thua kém về lãnh vực quân sự giữa TC với Mỹ còn một khoảng cách quá xa, ít nhất 02 thập niên nữa mới bắt kịp Hoa Kỳ, với điều kiện là Hoa Kỳ đứng yên ở vị trí hiện tại.
Richard Javad Heydaria
Những tư tưởng hiếu chiến, cực đoan quá khích, cổ súy cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Tập Cận Bình đã khiến Mỹ chuẩn bị kịch bản liên quân 8 nước để bao vây và cô lập Tàu Cộng. Đó là “liên minh kim cương” gồm Mỹ, Ấn, Nhật, Australia với sự tham gia của Hàn Quốc, Đài Loan và trong tháng 8/2018, Pháp sẽ tổ chức tập trận lớn ở Đông Nam Á, có sự tham gia của không quân. Trong tuần này, Pháp và Anh cũng tiến hành tuần tra chung ở Biển Đông, ngoài 2 tàu chiến Pháp, còn có 2 tàu hộ vệ Type 23 là HMS Sutherland và HMS Argyl cùng với tàu đổ bộ HMS Albion của Anh Quốc.
Rõ ràng trong vấn đề Biển Đông, Anh & Pháp đã liên kết với Mỹ và đồng minh chống Tàu Cộng bành trướng, bá quyền ở biển Đông nói riêng và Á Châu nói chung. Tập Cận Bình nên tự lượng sức mình, phải chấm dứt tham vọng thúc đẩy Tàu Cộng trở thành siêu cường số một thống trị thế giới, vì đó là cách tự sát của con rồng dậy non….