Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Bị vạ lây vì rác thế giới đổ vào Việt Nam


6/8/2018 - (PL)- Cần phân loại để có giải pháp xử lý phù hợp chứ không nên đánh đồng phế liệu với rác. Các doanh nghiệp (DN) ngành thép, giấy, nhựa… kêu gặp nhiều khó khăn vì bị vạ lây từ việc cơ quan quản lý siết nhập khẩu phế liệu theo kiểu đánh đồng phế liệu với rác.

Gần đây lượng phế liệu nhập khẩu vào 
Việt Nam tăng mạnh. Ảnh: QUANG HUY
“Quýt làm, cam chịu”
Nhiều công ty khẳng định phế liệu là nguồn nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất như nhựa, thép, giấy... Tuy nhiên, để ngăn chặn Việt Nam thành bãi rác thế giới, Tổng cục Hải quan đã ban hành liên tiếp hai công văn số 3738/2018 và 4202/2018 về quản lý phế liệu nhập khẩu. Hai công văn này yêu cầu hàng hóa nhập khẩu là phế liệu phải lấy mẫu gửi Cục Kiểm định hải quan để thực hiện phân tích, đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Như vậy, chỉ một mặt hàng giấy phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất vừa phải có giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường của một tổ chức giám định do Bộ TN&MT chỉ định, vừa phải được Cục Kiểm định hải quan kiểm định theo cùng quy chuẩn này.

Điều đáng nói là yêu cầu phế liệu phải lấy mẫu để phân tích nhưng không quy định cụ thể thời gian lấy mẫu, thời gian trả kết quả giám định khiến các DN phải tốn thêm thời gian, chi phí lưu kho, lưu bãi...

Ông Đặng Văn Sơn, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam (VPPA), dẫn số liệu thống kê nhanh từ các đơn vị thành viên cho thấy chỉ tính từ ngày 26-6 đến 10-7 vừa qua, riêng phí lưu container (mức chi phí lưu kho là 1 triệu đồng/ container /ngày), ước thiệt hại của các công ty nhập khẩu giấy phế liệu lên đến gần 30 tỉ đồng. Đó là chưa kể những thiệt hại trong sản xuất do phải dừng hoạt động máy, ngừng sản xuất giấy hay bị phạt hợp đồng do giao hàng không đúng hẹn với đối tác.

“Chúng tôi đồng tình với chủ trương của Nhà nước tăng cường các biện pháp rà soát, siết chặt phế liệu nhập khẩu bao gồm cả giấy tái chế. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần có các giải pháp phù hợp, sớm thông quan các container giấy tái chế để các DN ổn định nguyên liệu, không phải đóng máy, ngừng sản xuất, công nhân thất nghiệp” - ông Sơn chia sẻ.

Cụ thể, các DN ngành giấy kiến nghị được hậu kiểm các container thay vì kiểm hóa tại cảng vì thực tế việc kiểm hóa theo hướng dẫn tại Công văn 4202/2018 của Tổng cục Hải quan là cực kỳ khó, không khả thi; phân luồng trong nhập khẩu, tạo điều kiện cho các DN làm ăn chân chính, minh bạch, chưa từng vi phạm.

Không nên gom chung vào “một giỏ”

Các công ty ngành thép cũng chung cảnh ngộ bị vạ lây từ việc siết nhập khẩu rác phế liệu. Ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thép Việt, cho rằng việc cơ quan hải quan gom những DN nhập khẩu phế liệu thép vào chung “một giỏ” để siết chặt kiểm tra ảnh hưởng đến những đơn vị làm ăn đàng hoàng, chân chính lâu nay.

Theo ông Thái, việc lấy mẫu và chờ kết quả giám định kéo dài khiến các nhà máy không đủ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất cũng như có nguy cơ phải bồi thường cho các chủ hàng vì giao hàng không đúng hạn. Ví dụ, cứ 100 container sắt thép vụn nhập khẩu phải lấy mẫu 10 tấn thì lượng lấy mẫu này là rất lớn và gây khó khăn cho cả hải quan lẫn người kinh doanh.

Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam cũng cho hay hiện một nửa số thép được sản xuất tại Việt Nam sử dụng phế liệu. Do nguồn thu gom trong nước chỉ đáp ứng khoảng 40% nên phải bổ sung bằng nguồn nhập khẩu.

Từ thực tế trên, Hiệp hội Thép Việt Nam đã có công văn đề nghị Tổng cục Hải quan tháo gỡ khó khăn. Cụ thể, cần phân loại những DN được nhập phế liệu dựa trên nhu cầu thực trạng sản xuất, thể hiện được các năng lực về xử lý môi trường, cơ sở hạ tầng, tài chính và năng lực trách nhiệm.

“Đối với những tổ chức, DN không đáp ứng được sẽ dứt khoát không cấp phép cho nhập phế liệu để tránh tình trạng phế liệu vô chủ như hiện nay tại các cảng biển” - Hiệp hội Thép kiến nghị.

Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy số liệu container tồn tạicảng Cát LáiTP.HCM tính đến ngày 25-7 là 3.579 container. Tại cảng Hải Phòng, tính đến ngày 5-7 tồn 1.485 container.

Loại những đơn vị làm ăn bất chính

Trao đổi với chúng tôi, ông Âu Anh Tuấn, Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Tổng cục Hải quan, cho biết: Thời gian qua, sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu, hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu ở nước ta có chiều hướng gia tăng mạnh, có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường.

Chính vì vậy Tổng cục Hải quan đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hải quan các địa phương thực hiện các biện pháp siết chặt phế liệu nhập khẩu. “Hiện ngành hải quan cũng đang kiến nghị với các bộ, ngành liên quan, gấp rút rà soát các DN nhập khẩu phế liệu. Nếu đơn vị nào đủ điều kiện nhập khẩu đúng loại phế liệu sản xuất tái chế sẽ được cấp phép thông quan. Đồng thời siết kiểm tra các công ty nhập kiểu ủy thác, làm môi giới, không có mục đích sử dụng phế liệu tái chế” - ông Tuấn thông tin.

Một số chuyên gia cũng cho rằng nếu khai thác tốt nguồn nguyên liệu là phế liệu sẽ mang lại hiệu quả cho cả người kinh doanh và môi trường. Nhưng ranh giới giữa nhập phế liệu và nhập rác rất mong manh, dễ bị lợi dụng để nhập khẩu những chất thải nguy hại, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, môi trường.

Do vậy cơ quan chức năng cần tiến tới cấm một số mã hàng như mã hàng phế liệu nhựa, giấy không phân loại; nghiên cứu xem xét việc phân loại phế liệu giấy chung chung như hiện nay thành hai loại như quốc tế quy định: giấy thu hồi và giấy phế liệu, để đơn giản hơn cho quản lý cũng như cho DN. Đặc biệt, chế tài xử phạt nặng với các công ty làm ăn gian dối như làm giả giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu.

Đầu vào quan trọng của nhiều ngành

Theo Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam, 70% sản lượng giấy của Việt Nam sản xuất từ nguyên liệu là giấy phế liệu. Trong đó có 50% được thu gom trong nước, còn lại là nhập khẩu.

Tính trung bình, để sản xuất ra mỗi tấn giấy từ phế liệu sẽ tiết kiệm được 17 cây gỗ tiêu chuẩn cùng 1.500 lít dầu, 26,5 m3 nước, 3,3 m3 đất chôn lấp và giảm được 74% khí thải nhà kính...

Còn theo đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam, phế liệu thép là nguồn nguyên liệu đầu vào của 30% dây chuyền sản xuất thép trên thế giới. Mỗi năm các nước sản xuất hơn 400 triệu tấn thép từ nguồn phế liệu này.

Việc sử dụng phế liệu để sản xuất thép được xem là thân thiện với môi trường vì không dùng nguyên liệu là quặng sắt thì không phải khai mỏ. Sản xuất thép từ phế liệu tiêu hao năng lượng chỉ bằng 1/5 so với dùng nguyên liệu quặng sắt

QUANG HUY
http://plo.vn/kinh-te/quan-ly/bi-va-lay-vi-rac-the-gioi-do-vao-viet-nam-786084.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thủy điện đồng loạt xả đáy những tiềm tàng nguy hiểm cho hạ lưu

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2018

Vì sao ba đặc khu là cách TQ 'gây áp lực' với VN?




BBC 
6 - 8 - 2018

Ba đặc khu ở Việt Nam 'có vị trí' trong một 'Trật tự mới' về chính trị và địa chính trị mà Trung Quốc đang thiết lập trong khu vực và ở Biển Đông mà Trung Quốc biết rõ giá trị nên đang 'tạo áp lực mạnh' với Việt Nam, theo một nhà sử học và Trung Quốc học.


Nếu áp lực này dẫn đến thành công, thì Trung Quốc giành 'thắng lợi', còn nếu Việt Nam 'không chịu khuất phục', thì Trung Quốc sẽ gặp rủi ro là 'mắt xích đầu tiên' của Con đường Tơ lụa trên Biển do Trung Quốc vạch ra và đang thi triển sẽ bị 'đứt đoạn', Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine nói với BBC Tiếng Việt bên lề một Hội thảo tư mùa Hè này ở Warsaw, thủ đô Ba Lan.

"Ba đặc khu ở Việt Nam là một cách mà Trung Quốc làm áp lực với Việt Nam từ đất liền ra biển. Ngoài biển, họ làm áp lực từ Hoàng Sa và Trường Sa, tất nhiên là họ qua cái đó, họ làm cho Việt Nam sợ," nhà nghiên cứu Trung Quốc học nói.

'Đổ tiền cho đặc khu có rủi ro tầm quốc gia'
Luật đặc khu: Chưa xét trong phiên họp tháng 8
Từ sáp nhập Hà Nội liên hệ tới Luật Đặc khu
 
"Nếu Việt Nam sợ mà không dám có ý kiến khác với Trung Quốc, thì những nước khác mà không bị thiệt hại bằng Việt Nam, họ nói anh Việt Nam bị thiệt hại như vậy mà không làm gì, thì tại sao chúng tôi phải đưa cổ ra để chống lại chiến lược của Trung Quốc là bao vây Biển Đông và bao vây Việt Nam."

Bình luận về điểm đáng bàn về mặt địa chính trị của ba đặc khu Vân Phong, Phú Quốc, Vân Đồn trong liên hệ với điều được cho là Trật tự mới Trung Quốc (Pax Sinica), Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói:

"Duyên hải của Việt Nam gần như chạy dọc hết vùng Biển Đông, mà Trung Quốc muốn đi qua Ấn Độ Dương và từ Ấn Độ Dương đi sang Phi Châu, sang Âu Châu, thì phải đi qua Biển Đông.

"Bây giờ Trung Quốc muốn bắt nạt Việt Nam, và nếu Việt Nam sợ, mà Trung Quốc có thể chiếm Biển Đông hay là cưỡng bức một phần nào Biển Đông, thì Trung Quốc sẽ có thể từ đó bành trướng ra các nước khác, mà quan trọng nhất là Việt Nam.

"Trung Quốc phải làm sao để Việt Nam chịu phục tùng và nếu Việt Nam chịu phục tùng, thì họ thắng. Việt Nam không chịu phục tùng thì có thể cái mắt xích đầu của 'Con đường Tơ lụa' trên biển có thể bị đứt."

Hạt nhân Trật tự TQ và thế đứng VN

Bình luận về hạt nhân chính trong Trật tự mới của Trung Quốc (Pax Sinica) ở khu vực, đặc biệt liên quan tới Biển Đông, Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói:

"Ngày xưa Pax Sinica bắt buộc các nước khác là chư hầu theo Trung Quốc, rồi sau này, Trung Quốc là một nước lớn, thì từ Hải Nam đi xuống dưới thì phải qua cửa ngõ của Biển Đông. Mà cửa ngõ ở Biển Đông, cửa ngõ ngoài biển và cửa ngõ trên đất liền là do Việt Nam thủ giữ.

"Thành ra phải làm sao cho Việt Nam chịu mở cửa thì Trung Quốc mới thành công để bành trướng ra các nước khác, đó là lý do tại sao mà Trung Quốc đã rất 'hùng hổ' trong hơn mười năm qua ở vùng Biển Đông."


Trước câu hỏi, nếu trong toàn bộ Trật tự mới đó của Trung Quốc, có một nhân tố nào đó có thể gây ảnh hưởng, rủi ro tới an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, thì Việt Nam cần phải có thế ứng xử và thế đứng ra sao, nhà sử học từ Đại học Maine nói:
"Trước hết Việt Nam không phải là nước độc nhất chống đối Trung Quốc, Biển Đông rất quan trọng trong vấn đề di chuyển của thế giới. Chúng ta đã biết là khoảng 60% hàng hóa di chuyển trên biển là qua vùng Biển Đông.

"90% của tất cả các hàng hóa đó đi dọc theo bờ biển Việt Nam, cho nên thế đứng của Việt Nam là nếu Việt Nam vận động thế giới, hay Việt Nam cho biết rằng thế giới cần Việt Nam để mới có thể có an ninh trên Biển Đông và qua đó là an ninh các khu vực khác, thì các nước khác sẽ ủng hộ Việt Nam.

"Nhưng Việt Nam phải vận động tích cực, chứ không phải là cứ 'thò ra, thụt vào', nếu làm như vậy, mấy nước khác sẽ nói là họ không phải là những nước bị Trung Quốc đe dọa trực tiếp, mà Việt Nam bị đe dọa trực tiếp mà không làm gì, bây giờ họ không có cách gì để làm khác nếu như Việt Nam không ủng hộ họ," Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói với BBC Tiếng Việt
.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao 4 năm qua Việt Nam nhận quá ít vốn ODA?


06/08/2018 Thiền Lâm - Một phát hiện lớn mà ‘đảng và nhà nước ta’ đã không dám công bố trong suốt 4 năm qua: từ năm 2014 đến năm 2018, viện trợ ODA cho Việt Nam luôn cận kề với vạch 0. Việc so sánh những báo cáo chính thức cho thấy độ chênh của hai kết quả về viện trợ ODA từ năm 1993 đến năm 2014 (20 năm) và đến năm 2018 (25 năm) là số 0. Tức sau 4 năm, con số tổng nhận ODA vẫn chỉ là 80 tỷ USD mà không có một chút tăng tiến an ủi nào.

Cuộc gặp Tony Abbott - Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2015. Ông Dũng cười gượng khi bị Thủ tướng Úc ‘lăng mạ’ về thói xin tiền. Ảnh: Vietnamese American Community Network.

Còn con số vài ba tỷ USD viện trợ ODA mà Chính phủ Việt Nam vẫn công bố đã nhận được hàng năm kể từ năm 2015 đến nay thực ra chỉ là số chưa được giải ngân trong những năm trước, mà chỉ được giải ngân trong những năm gần đây (trong giai đoạn 1993 đến 2014, vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân đạt 53,89 tỷ USD, chiếm trên 73,2% tổng vốn ODA đã ký kết).

Vì sao ODA vào Việt Nam lại giảm sút thê thảm trong 4 năm qua?

Xà xẻo không thương tiếc ‘lộc trời’!


Trong thực tế, đã có một đúc rút ngược ngạo và ê chề về triết lý cung cấp ODA cho Việt Nam: Vào sớm – Ra sớm.

Năm 1993, Đan Mạch và Thụy Điển là những quốc gia đầu tiên tỏ thiện chí và đi tiên phong trong việc cung cấp nguồn vốn ODA cho một Việt Nam cộng sản nhưng đã chịu hé cửa nền kinh tế với mục đích chủ yếu để thu hút đầu tư nước ngoài và viện trợ nhưng không hề ‘cải cách thể chế’. 


Hai chục năm sau đó, chính Đan Mạch và Thụy Điển lại là những chế độ dân chủ đầu tiên chính thức phổ biến chính sách cắt giảm đáng kể nguồn ODA cho Việt Nam, mở ra thời kỳ ‘lộc trời’ không còn như sung rụng và khiến nhiều đối tượng quan chức Việt bị rơi vào diện phải ‘xóa đói giảm nghèo’.

Ngay trước thềm hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ năm 2012, Bộ Ngoại giao Đan Mạch đã không ngần ngại tuyên bố ngừng 3/4 dự án ODA tài trợ cho Việt Nam do một số cơ quan đơn vị của Việt Nam sử dụng chi sai khoảng 11,4 tỷ đồng trên tổng số tiền 69 tỷ đồng do Đan Mạch tài trợ, tức là tương đương khoảng 19,9 triệu cua-ron. Vụ việc này, tuy không gây ra một chấn động lớn đối với ‘uy tín Việt Nam trên trường quốc tế’, nhưng đã trở thành một cái bạt tai nhè nhẹ đối với Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khi đó, đồng thời mở màn cho bi kịch tiết chế mạnh mẽ nguồn vốn ODA từ quốc tế cho Việt Nam những năm sau này.

Đến năm 2013, đến lượt Thụy Điển đã bắt buộc phải ngừng vô thời hạn các khoản viện trợ ODA cho Việt Nam sau khi phát hiện hàng loạt gian dối của quan chức Việt. Sau đó cả Bộ Ngoại giao Úc và vài quốc gia khác cũng bắt đầu cắt giảm viện trợ.

Từ trước tới nay, nguồn vốn ODA do các tổ chức tài chính quốc tế và Chính phủ nước ngoài đều quy định hết sức chặt chẽ về việc Chính phủ Việt Nam không được sử dụng số tiền cho vay sai mục đích. Tuy nhiên trong thực tế “đúng quy trình” của ngân sách Việt Nam, tiền vay nước ngoài, đặc biệt là vay vốn ODA, có nhiều dấu hiệu đã bị chi sai mục đích và chi xài vô tội vạ. Tình trạng này rất phổ biến trong 8 năm cầm quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cũng từ nhiều năm qua, ODA đã trở thành một trong những quốc nạn về tham nhũng. Tỷ lệ thất thoát bình quân tại nhiều dự án ODA được đồn đoán khoảng 20 – 25%. Nhưng đó chỉ là mức “hợp pháp”. Thậm chí tỷ lệ “lại quả” ODA còn lên đến 40% – được chứng thực bởi một dự án xây dựng trường tiểu học ở Hà Tĩnh vào giai đoạn 2009 – 2010. Ngoài ra, còn rất nhiều bằng chứng về lãng phí và “ăn dày” ODA.

Vào đầu năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải đi Úc để “khuyến mãi” nước ngoài mua nợ xấu. Nhưng có vẻ gương mặt ông Dũng đã sạm hẳn khi Thủ tướng Tony Abbott không những không quan tâm đến lời chào mua nợ xấu mà còn tuyên bố thẳng tay cắt giảm viện trợ đối với Việt Nam.

Đến thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cũng đã có ít nhất một bằng chứng cho thấy vốn ODA bị chi sai mục đích.

Tại một phiên họp thường kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 22/12/2016, phía Chính phủ đã đề nghị dùng 4.482 tỷ đồng vốn ODA để cấp vốn điều lệ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội. Câu hỏi đặt ra là ai và cơ quan nào đã tham mưu cho Chính phủ để lấy vốn ODA – mà theo yêu cầu của nhà tài trợ là chỉ được sử dụng cho những chương trình xã hội và hạ tầng cơ sở – để cấp cho ngân hàng, một cơ chế thuần túy kinh doanh?

Việc Chính phủ đề nghị Quốc hội cấp vốn ODA cho giới chủ ngân hàng chính là một bằng chứng không thể rõ hơn, cho thấy dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ rất có thể đã quen với việc dùng tiền ODA để chi cho những mục đích khác, như thay vì sử dụng đúng mục đích ODA cho các dự án hạ tầng cơ sở và môi trường, họ đã cắt nguồn vốn này cho các khoản chi tiêu thường xuyên của Chính phủ, thậm chí còn có thể cắt ODA cho các dự án xây dựng trụ sở hành chính và tượng đài từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn tỷ đồng đầy tai tiếng và cực kỳ đáng lên án.

Trong khi đó và bất chấp rất nhiều khuyến cáo của nhà tài trợ ODA, ở Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ tổ chức giám kiểm độc lập nào đối với nguồn vốn viện trợ ODA. Những tổ chức phi chính phủ Việt Nam muốn làm việc này thì không được cho phép thành lập, trong khi đó những tổ chức phi chính phủ nước ngoài vốn có truyền thống kiểm định những dự án lớn như thế này lại chưa hoạt động ở Việt Nam, và cũng chưa được được một cơ quan nhà nước Việt Nam nào mời.

Quá hiển nhiên, đó là lý do vì sao ngay cả những quốc gia được coi là có “thiện cảm” với Việt Nam như Đan Mạch, Thụy Điển, Úc… cũng phải thẳng tay cắt giảm viện trợ ODA đối với một chính quyền “ăn của dân không chừa thứ gì”.

Thật trùng khớp là cú lao dốc của nguồn vốn ODA trong những năm qua lại xảy ra trong bối cảnh nguồn kiều hối của ‘khúc ruột ngàn dặm’ từ hải ngoại cũng giảm sút niềm tin chế độ không kém: nếu năm 2015 kiều hối về Việt Nam đạt kỷ lục 13,5 tỷ USD thì sang năm 2016 chỉ còn khoảng 9 tỷ USD – giảm đến hơn 30%, còn năm 2017 thì thậm chí Tổng cục Thống kê Việt Nam không dám công bố con số tổng kết nào bởi rất có thể kết quả kiều hối năm đó còn thê thiết hơn cả năm 2016.

T.L.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CA NGỢI MÁC VÀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ?!

Ảnh đại diện của Paul Nguyễn Hoàng Đức, Trong hình ảnh có thể có: Paul Nguyễn Hoàng Đức
Tôi không muốn tranh luận vì tôi tôn trọng quí vị có ý kiến khác.
Giờ tôi chỉ xin hỏi một câu: Yêu Các-mác và chủ nghĩa cộng sản, cớ sao các nhà lãnh đạo ở các nước cộng sản lại thích gửi con đi Âu Mỹ học, và thích gửi tiền vào các nhà băng Tây Âu mà không tin dùng nhà băng Trung Quốc, Liên xô, Việt Nam, Cu Ba?
Ai trả lời câu hỏi này, dù trí trá, mưu mẹo hay thành thật, tôi mời các bạn cùng truy nguyên đến cùng, rằng anh ta yêu chủ nghĩa xã hội ở mức nào, đã đầu tư con cái và tiền đi xứ nào?
Người Việt có câu "Đồng tiền liền khúc ruột". Tiền bạc là sinh tử, người ta tin chỗ nào thì gửi tiền chỗ đó, tại sao người ta cứ véo von ca tụng CNXH nhưng lại gửi tiền vào tư bản?! Có phải người ta tìm chỗ gửi tiền chắc ăn, nhưng ca tụng CNXH để đầu cơ chính trị? Hầu hết những kẻ ca tụng chủ nghĩa cộng sản mà chưa có cả mô hình ngày nay, liệu có phải chỉ là cơ hội và đầu tư chính trị?! Người ta thân người giàu để được ăn nhậu, nhưng ca tụng chữ hiếu để làm "con ngoan, trò giỏi" được phiếu bé ngoan và được đi thăm quan?!
Việc Trịnh Xuân Thanh một cỡ gộc của cộng sản đỏ chạy qua Đức, hay Vũ Nhôm đã chạy qua Singapore, có phải đều muốn nhờ cậy pháp lý của tư bản không?! Đó có phải là chứng cứ sờ sờ?!
Xin mời các vị hãy thành thật và kể cả gian dối?!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kiếp Người và thực hư một lãnh đạo báo chí lạm dụng tình dục nữ cộng tác viên


Phần xuất sắc nhất tiểu thuyết “Kiếp người” là những trang viết về cuộc sống trong tù của một cán bộ trẻ bỗng dưng bị tước đoạt tự do một cách éo le. Còn phần sinh động nhất tiểu thuyết “Kiếp người” là những trang viết về hành trình làm báo của Thanh Hữu giữa hàng trăm sự kiện và hàng trăm con người xảo trá lẫn lương thiện. Ở đây, phải ghi nhận một đóng góp của Hữu Ước trong tư cách nhà văn, chính là hé lộ cho bạn đọc thấy được nhiều góc khuất chốn danh vọng. Trong những hoàn cảnh nhất định, khi lịch sử không thể xuất hiện dưới dạng chính sử, thì lịch sử cần phải tồn tại dưới dạng huyền sử. Và nhờ huyền sử “Kiếp người” của Hữu Ước, công chúng được tiếp cận khá đầy đủ về một vụ lạm dụng tình dục từng xôn xao làng báo Việt Nam!



"KIẾP NGƯỜI" VÀ THỰC HƯ MỘT LÃNH ĐẠO BÁO CHÍ LẠM DỤNG TÌNH DỤC NỮ CỘNG TÁC VIÊN

TUY HÒA

Kỳ 1: Phó Tổng Biên tập ngủ với gái rồi tống gái vào tù!

Hữu Ước không phải một văn tài nổi bật, nhưng Hữu Ước viết tiểu thuyết thì rất đáng quan tâm. Bởi lẽ, Hữu Ước có một cuộc đời đậm chất tiểu thuyết. Hữu Ước có lẽ là trường hợp hiếm hoi trên thế giới, từng bị công an tống giam vào tù 3 năm rồi lại trở thành Trung Tướng công an, trong cùng một chế độ. Khi ở đỉnh cao sự nghiệp, Hữu Ước làm gì cũng có khối kẻ xung quanh xúm vào vỗ tay và reo hò rất nhiệt liệt, kể cả Hữu Ước thực hiện những hành vi nghệ thuật không phải sở trường của ông như vẽ tranh hoặc sáng tác ca khúc. Sự hồn nhiên của Hữu Ước không gây hại cho ai, chỉ trực tiếp phơi bày bộ mặt nịnh bợ diêm dúa của vài đối tượng được gọi là tri thức nhưng ít dùng đến sự tự trọng cần thiết. Có lẽ, vì vậy mà Hữu Ước suy nghiệm thêm nhiều điều bổ ích sau khi rời khỏi chiếc ghế quyền lực trong giới truyền thông và an ninh, để bắt tay vào bộ tiểu thuyết “Kiếp người” có dung lượng hơn ngàn trang.

“Kiếp người” của Hữu Ước gồm ba tập: tập một “Sống”, tập hai “Lửa” và tập ba “Lạnh”. Một chuỗi ngày tháng và một xâu sự kiện được đúc kết thành Sống – Lửa – Lạnh, không phải không mang hàm ý nhân sinh thế sự. Xét về ngôn ngữ và cấu trúc tiểu thuyết, “Kiếp người” chỉ nằm ở dạng bình thường, nhưng có nhiều chi tiết rất thú vị. Chi tiết hay, vì được trả giá bằng chính số phận Hữu Ước, từ lâm nạn bất ngờ phải vào tù đến lăn lộn thương trường để mưu sinh và thành đạt hô mưa gọi gió trong làng báo.

Về mặt thể loại, phải gọi “Kiếp người” là tiểu thuyết tự truyện. Thế nhưng, ở cái xã hội hôm nay, một lời nói thật cũng gây phiền phức, huống hồ một cuốn sách kể lại chìm nổi cuộc đời của một nhân vật từng làm đến Tổng Biên tập tổ hợp báo chí Công An Nhân Dân, Văn Nghệ Công An, An Ninh Thế Giới, Cảnh Sát Toàn Cầu đồng thời kiêm luôn Tổng Giám đốc Truyền hình Công an – ANTV và giữ cương vị Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Chính trị - Bộ Công an. Vì vậy, cứ khoác cái áo “tiểu thuyết” cho lành, cho đỡ rách việc. Tuy nhiên, nhân vật chính Thanh Hữu luôn xưng “hắn” trong “Kiếp người”, thì ai cũng nhận ra là phiên bản của Hữu Ước!

Phần xuất sắc nhất tiểu thuyết “Kiếp người” là những trang viết về cuộc sống trong tù của một cán bộ trẻ bỗng dưng bị tước đoạt tự do một cách éo le. Còn phần sinh động nhất tiểu thuyết “Kiếp người” là những trang viết về hành trình làm báo của Thanh Hữu giữa hàng trăm sự kiện và hàng trăm con người xảo trá lẫn lương thiện. Ở đây, phải ghi nhận một đóng góp của Hữu Ước trong tư cách nhà văn, chính là hé lộ cho bạn đọc thấy được nhiều góc khuất chốn danh vọng. Trong những hoàn cảnh nhất định, khi lịch sử không thể xuất hiện dưới dạng chính sử, thì lịch sử cần phải tồn tại dưới dạng huyền sử. Và nhờ huyền sử “Kiếp người” của Hữu Ước, công chúng được tiếp cận khá đầy đủ về một vụ lạm dụng tình dục từng xôn xao làng báo Việt Nam!

Cách đây hơn 10 năm, dư luận râm ran về một Phó Tổng Biên tập có dính líu đến chuyện ái tình gay cấn cùng một nữ cộng tác viên. Bất ngờ hơn, nữ cộng tác viên ấy đột ngột bị bắt vì hành vi tống tiền, mà người tố cáo chính là Phó Tổng Biên tập kia. Một quả bom sắp nổ giữa làng báo, bỗng dưng im bặt. Không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra. Rồi ít lâu sau, Hữu Ước được phong Thiếu Tướng vào năm 2006. Đời thường liệu có chưng cất thành tiểu thuyết được chăng?

Trong “Kiếp người” tập 2 “Lạnh”, từ trang 347 đến trang 399, nhà văn Hữu Ước viết về nhân vật Đỗ Mão – cấp dưới của nhân vật chính Thanh Hữu với những tình tiết khá lâm ly. Bối cảnh được “hắn” tường thuật là thời điểm trước khi "hắn" lên Tướng: “Cho đến một ngày… lại một ngày u ám đối với toà soạn báo Minh An của hắn. Thằng Đỗ Mão, trong ban biên tập của hắn ngủ với gái. Không biết mô tê ất giáp thế nào, đứa con gái mà thằng Đỗ Mão ngủ giở trò phạt nó bằng tiền về cái tội ngủ với nó, lại định chạy làng và lại muốn “tòm tem” với em gái nó. Như người đàn ông khác thì trả mẹ nó tiền đi… của đi thay người cho xong mẹ nó đi. Đằng này nó tiếc tiền, nó dứt khoát không chịu nộp phạt vì cái khoản phạt lên tới hai trăm triệu đồng, với nó là quá to. Thật đúng là kẻ cắp gặp bà già. Cô gái mà nó ngủ, doạ tung những bức ảnh hai đứa ngủ với nhau lên mạng. Thằng Đỗ Mão hoảng quá giở cái trò nghiệp vụ ma quái mà nó chưa học ngày nào là hẹn đưa tiền và… báo công an. Vậy là từ một câu chuyện tình “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” trở thành vụ tống tiền. Cô gái tống tiền nó bị bắt…”.

Nếu mặc định tiểu thuyết là sản phẩm tưởng tượng, thì khả năng tưởng tượng của nhà văn Hữu Ước gần khớp với những thông tin từng ồn ào một thời. Nhân vật Phó Tổng Biên tập ngoài đời vốn là một anh làm thơ lục bát vần điệu du dương kiểu đăng đối câu trên con chó chạy ra thì câu dưới con mèo trèo vô, nhưng bất ngờ nổi tiếng nhờ vài cuốn sách sưu tầm tư liệu chiến trường. Còn chân dung Đỗ Mão trong “Kiếp người” được chính đồng nghiệp Thu Huyền phác thảo “Anh ấy vừa ra được mấy đầu sách được bạn đọc tung hô, anh ấy tưởng vụ này bạn đọc cả nước sẽ đứng về phía anh ấy…”. Cụ thể hơn, Thanh Hữu nhận xét về Đỗ Mão: “Nhìn mặt nó cứ thấy hiểm hiểm thế nào. Chẳng ra dại, chẳng ra khôn. Đểu giả thì không phải, mà tử tế lại càng không…”.

Thanh Hữu đã ra tay giải cứu cho Đỗ Mão: “Tao không chỉ cứu mày mà vụ này là tao phải cứu tao… Hàm Tướng của tao tới nơi rồi, vụ của mày mà vỡ lở ra là tao “đi” đứt…”. Việc đầu tiên là “hắn” xin thả cô gái vừa bị bắt, và những bức ảnh ân ái cũng bỏ ra khỏi hồ sơ vụ án. “Điều mà hắn sợ nhất không phải là việc của thằng Đỗ Mão, mà cái chính là hắn sợ mất cái uy tín, thương hiệu của báo Minh An, An ninh toàn cầu, Văn hoá – Văn nghệ trong dư luận xã hội. Vụ này, nếu cứ làm theo pháp luật, nghĩa là cô gái kia phải ra toà về tội tống tiền, và những bức ảnh thằng Đỗ Mão đang khoả thân với gái được tung lên mạng thì báo của hắn chỉ còn bán cho ma…”.

Cô cộng tác viên vừa hú vía thoát khỏi trại giam tên Hương đã mua một can xăng đến trước nhà Đỗ Mão với ý định tự thiêu. Thanh Hữu cho người theo dõi, giật được can xăng. Sau đó Thanh Hữu cho Hương một ít tiền và bảo vào miền Nam sinh sống, kèm lời doạ nạt “cô mà còn quậy nữa là tôi cho lên báo tên tuổi cả hai chị em cô, xem có ôi với bạn bè, hàng xóm không”. Thế nhưng, cái khó hơn là làm sao bịt kín việc này, khi dư luận đã xì xào khắp nơi?

Bằng bản lĩnh của một nhà báo lăn lộn thương trường lẫn chính trường, Thanh Hữu quyết định chọn giải pháp “rút củi đáy nồi”, gạch tên Đỗ Mão ra khỏi ban biên tập. “Việc các ấn phẩm của báo Minh An phát hành không có tên của nhà báo Đỗ Mão trong Ban biên tập cũng tạo sự xôn xao trong toà soạn và bạn đọc cả nước, nhất là trong giới báo chí… Bỏ mặc dư luận, hắn hăm hở mang các ấn phẩm báo Minh An không có tên Đỗ Mão trong Ban biên tập đến cuộc họp giao ban báo chí, do lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông Tin Truyền thông chủ trì”…

( Thanh Hữu làm sao để thuyết phục báo chí không đưa scandal Phó Tổng Biên tập Đỗ Mão lên báo? Mời đọc tiếp kỳ 2: Vì năm người phụ nữ, mà tha thứ cho một gã đàn ông đồi bại?)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện quanh Hội nhà văn hồi trước 30-4-75 -- tiếp hai kỳ trước



Năm 1969, ông Chế Lan Viên rất khen bài của tôi về thơ trẻ. Ông bảo tôi làm đơn vào Hội, ông nói giữa đông anh em hẳn hoi. Đến hội nghị gần đây, ông nói toáng lên ông Vương Trí Nhàn cứ khái quát vung vít - rằng thơ hiện đại trần trụi đi. Thơ có cởi trần đâu. Thơ cũng mặc áo chứ.
Năm 1970, ông khen bài một bạn về lực lượng thơ trẻ, dù không đăng. Năm nay, cũng bài ấy, lúc thông qua bài. có bao nhiêu điểm, ông bác hết.

Ông Chế của chúng tôi là thế. Đầu năm 1972, ông  lại về làm Tổng biên tập Tác phẩm mới. Cái tạp chí này cũng khổ, thay đổi người phụ trách luôn. Ông Hoàng Trung Thông: mỗi số 5, 7 bài đọc sách vào. Ông Tô Hoài còn hăng hái. Còn ông Chế Lan Viên bây giờ khác hẳn: Ta không làm nhũng bài lý sự như tạp chí Văn học -- làm thế ta không bằng họ.
Chủ yếu bây giờ, ta đi vào những chuyện bếp núc trong văn chương.
...
Trong những khi thay đổi người phụ trách, phần phê bình là bị dày vò nhất. Bao giờ người ta cũng có những sự thay đổi chủ kiến.
Bằng Việt chuẩn bị thơ xong, đến lúc ông Chế Lan Viên về, lại phá đi.
Bằng Việt: có phải là báo của mình đâu mà mình lo.
Và trong văn nghệ, có chuyện cây đa cây đề thế này nữa. Là Nguyễn Huy Lư viết một bài về giới phê bình. Và viết được. Nhưng mấy ông thấy không nên để tên Lư. Lại gạ ông Như Phong nhưng ông ấy không nghe.
Bùi Bình Thi:
Ông Chế Lan viên có cái phẩm chất là phẩm chất tiêu diệt mọi người. Lão ấy nói xuôi nói ngược thế nào cũng được, nhưng mà có thể nói làm hại mọi người, lão ấy cũng không thương tiếc.
Người đã trồng lên, đánh đi bao nhiêu thứ.

Ông Tô Hoài thì được cái trong sự loanh quanh vẫn có chỗ thẳng, không bao giờ ông ấy xoa dịu ai hết. Bao giờ cũng nói đúng những điều mình nghĩ, không có thì thôi.
Nguyễn Đình Thi đén VNQĐ kể: Anh Tô Hoài rất biết điều. Những năm chiến tranh phá hoại, anh ấy biết anh ấy dát, anh ấy nói thẳng ở hội nghị, rồi anh ấy đi lên Tây Bắc, viết Miền Tây thôi.
Bên cạnh Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan đúng là một hào lý đáng ghét.
Vũ Cao: Giữa Nguyễn Đình Thi và Tô Hoài, nhiều chỗ khác nhau chứ không đâu. Tô Hoài có coi ai ra gì đâu? (ông ấy đi họp không nghe ai hết, nhưng nhờ ở nhà chuẩn bị rồi, cho nên có phải chủ trì, nói cũng đúng.)
Còn ông Nguyễn Đình Thi kể ông ấy quý nhiều người đấy. Nhưng ông ấy không khỏi có lúc tỏ ra là hình thức quá. Cái ấy không được, nhưng mà mình cũng biết vậy.
Qua vụ ông Nguyễn Đình Thi với một cô phát thanh thấy rõ ông ấy viết văn... y như ông ấy viết thơ tình. Tức cũng là đủ thứ tán tỉnh.
Nhưng mọi người chỉ thấy có chỗ dại, người thế mà lại đi viết những chuyện chính trị trong thư. Ngoài những đoạn nhớ vô cùng...các thứ, thì có cái ý
- Anh không đến em được, vì phải đi nghe ông Tố Hữu giảng đạo.
Nguyễn Khải: Bây giờ người rụt vòi lắm rồi. Họp thường vụ, toàn những người quen, mà có nói gì, thì cũng một điều anh Lành, hai anh Lành, không hề ho he gì, cái ông  Nguyễn Đình Thi này có cái tài là tài nghe những ông trên một cách rất cởi mở, cứ y như đang ngước lên mà nghe, dù ông ấy không nghe gì cả.

Có một loại nhân vật văn nghệ: những nhân vật ở miền Nam, gắn với cuộc chiến đấu miền Nam, cả ở ngoài này vào, cả ở trong kia.
Về lực lượng văn nghệ giải phóng.
Ở miền Bắc vào sớm nhất có Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Anh Đức...
Giờ đây, Nguyễn Ngọc Tấn chết (trước đó: không thèm chơi với ai, ở riêng một xó rừng, 2 lần định tự tử. Đau khổ với cái loại  Trần Độ, Văn Phác rất lâu. Chán. Bây giờ đề cao, cũng không coi ra gì..
Nguyên Ngọc trở lại những suy nghĩ của người kháng chiến chống Pháp.
Một nhân vật nổi tiếng một thời là Trần Đình Vân. Ông này là nhà báo cũ. Quyển Sống như anh ra đời, chẳng qua là do các ông trên lăng - xê lên. Bây giờ mới biết tên quyển sách là do Phạm Văn Đồng đặt cho.
Giờ đây, nói tới ông Trần Đình Vân, Nguyễn Khải hay kể đó là một người giỏi giả vờ, ra cái điều một người không quen nổi tiếng, xấu hổ ngượng ngùng, một cách không ra sao cả.
Người làm việc được, chỉ có Lê Khâm. Ông này lại lẫn đi, sau một hồi làm giám đốc Nxb Giải phóng. Quyển Má Bảy, trên góp ý kiến chữa chạy, cho nên không ra sao cả. Quyển Mẫn và tôi khôn hơn. Nxb Giải phóng lên kiện Nxb Thanh Niên, ông Tố Hữu phải có ý kiến.
Ông Anh Đức viết Hòn đấtTố Hữu: Hòn ngọc. Rồi làm um lên. Nhưng người ta quên cả. Giờ đây, ở trong kia, khu giải phóng bị quây chặt, không ai đi đâu cả. Anh Đức định viết một quyển 700 trang, không đủ thực tế để viết.
Những ngày gần đây, văn nghệ đang gọi dần ra. Khổ một cái, là văn nghệ không đi đâu được. Như cố vào Sài Gòn, vào không trốn cẩn thận, nó bắt đi lính nguỵ.
Cuối cùng, những ngày gần đây. Xuân Vũ hàng địch, lên đài.
Có một lớp trẻ Thu Bồn, Liên Nam, những gã muộn mằn từ kháng chiến chống Pháp, ra đây, rồi quay vào, và cũng chẳng làm gì nên hồn. Bây giờ quay ra dở dang, ngồi ở Hà Nội mà thắc mắc.
Nguyễn Khải: Việc gì phải đưa văn nghệ vào. Văn nghệ là ở cái nơi nào, nó sinh ra ở nơi ấy, Chứ còn như cấy vào, cũng chẳng bao giờ được cái gì.
Tôi dự định từ đã lâu, nhưng vẫn chưa sưu tầm được những tài liệu cần thiết về Nguyễn Khoa Điềm. Một mặt, thì cái tích lũy được trong thời gian ở ngoài này, đang phá những cái cũ của những người nằm vùng trong đó. Nhưng mặt khác, thì chính Điềm lại bị họ thuộc đi, bằng chứng là thơ của Điềm ngả sang kêu gào. Một thứ bi kịch trong con người, ví như Nguyên Ngọc. Cũng vẫn rất hiện đại trong những ý kiến của mình, nhưng có nhiều mặt, lại trở nên lạc hậu.
Từ trong mịt mùng rừng núi có người như Lê Văn Thảo bảo: Văn nghệ chúng ta cưỡng tự nhiên lắm. Chúng ta chưa hiểu gì về trí thức cả...

24/9
Những người văn nghệ sĩ luôn luôn là một thứ phong vũ biểu của thời cuộc với nghĩa họ rất  nhạy bén.
Liên xô, Trung quốc, người ta không ủng hộ mình như mình mong muốn, mà trên nói không tiện.
Thì lại thấy Chế Lan Viên có Hè 1972, bình luận. Lại thấy Nguyễn Tuân viết một bài ký gì đấy cũng chửi họ.
Chính Vũ Cao nói: Mình đọc cái đó, mà cũng buồn.
Xuân Quỳnh: Cụ có vẻ hí hửng, vì người ta chụp cái ảnh cụ đội mũ sắt, đăng lên trang nhất.
Cách làm của mình là thế, là làm cho những người có tâm huyết nhất, rồi cũng sinh ra hèn!
Lại những ngày học chính trị, những ngày kiểm điểm.
Bùi Bình Thi kể Tô Hoài bảo có nhiều vấn đề tôi không thấy thoải mái, tôi mà nhìn mọi người làm vừa lo.
Đấy một cái phía nghệ sĩ của ông Tô Hoài là ở chỗ ấy đấy. Là cái lão ấy không chấp nhận được những cái mới của CNXH. Là cái lão ấy toàn lo dựng lại những cái trước đó cả. Dựng lại Cải cách ruộng đất, dựng lại Dân chủ nhân dân. Nói chung, ba cái ông nhà văn rất khôn ngoan. Chỉ có những tay làm thơ là dại thôi. Cứ đi ca ngợi văng mạng cả lên.
Nhưng tình hình chính trị biến động, ngày càng có biến động lớn. Đã biết rằng những người làm văn nghệ cũng có thể do dốt nát mà lầm lỡ, tuy vậy, chúng tôi vẫn cứ thấy buồn cười. Như buồn cười nhớ lại bài thơ của Phạm Hổ: "Kính chào Ni – ki - ta sứ giả của hoà bình/ Mắt như bồ câu và áo như trời xanh"
Những ngày này, tôi đọc lại Những ngày nổi giận, và cũng thấy buồn cười cho cái ông Chế Lan Viên về những bài ca ngợi Trung quốc hồi đó "Các đồng chí là những người có lý. Các đồng chí là những người bảo vệ Mác-Lê".
Tôi cho rằng ở đây không thể lấy lý mà suy. Nhưng là người viết, người ta phải có cái mẫn cảm về những sự phải, trái, để đừng có làm liều. Mẫn cảm về một cái gì trung thực của đời sống. Về những điều tốt đẹp mà mọi người chỉ đoán nhận. Chính mẫn cảm đó làm cho người nghệ sĩ như là tiên tri được một số vấn đề lớn, và giải quyết đúng một số trường hợp cụ thể.
Khi viết, nhất là viết trong sự tuyên truyền hiện nay, sẽ có những điều người viết phải tạm xa lánh sự thực. Trong trường hợp đó, nên im lặng là hơn, im lặng chứ đừng nói ngược.

4/10
Nhưng mà ở đây còn những chuyện quan hệ nội bộ. Khi người ta rất giống nhau mà ở cạnh nhau, thì sụ bao dung là một nhu cầu có thật. Nhưng xét về tư cách, nhiều chuyện tồi tệ quá.
Báo Văn nghệ  tự nhiên đăng một bài đả bài thơ của Xuân Quỳnh Một vùng cửa sông . Phê phán nào là tình cảm tiểu tư sản, nào là lấy chuyện cỏ rả ra mà nói... vv... Bài đăng ở mục công chúng với văn nghệ - nhưng Xuân Quỳnh kể, do Phạm Hổ và Vũ Tú Nam bảo nhau viết.
Đăng xong, rất nhiều người phản ứng. Báo Nhân Dân họ cũng chửi. Còn như Đỗ Chu, Đỗ Chu đến tận toà soạn chửi cho một trận. Ở dưới quần chúng, lập tức có người ủng hộ toà soạn. Và người ta phải lấy cái đó, để làm luôn cái bùa hộ mệnh. Đấy, quần chúng phẩn ứng đối với bài của cô như vậy đấy -  Vũ Tú Nam là người lãnh đạo rất cổ nói vậy. Thường Xuân Quỳnh tin cậy, đưa cho ông xem một số bài thơ. Sau ông có thể nói là phản thùng, mang những bài thơ đó đọc trước chi bộ mà cứ nhơn nhơn như không.
Một hôm Xuân Quỳnh được ông Chế Lan Viên gọi vào. Họ làm cô ghê quá. Tôi thấy không ra sao cả.
Nhưng ít lâu sau thì Xuân Quỳnh nghe tin chính ông Chế Lan Viên là người bày mưu cho Phạm Hổ viết bài, và Chế Lan Viên còn cung cấp tài liệu cho Phạm Hổ, Vũ Tú Nam nữa.
Xuân Quỳnh: Tôi thấy cái ông ấy không ra sao cả. Lúc nào ông ấy cũng dặn tôi: "Cô phải cố, không có dính dáng gì đến những vấn đề chính trị cả" Ông ấy nói rất thật. Nhưng mình lại nghĩ khác, chính trị mình hiểu khác.
Chẳng những Chế Lan Viên mà những người khác cũng vậy. Chuyến đi đảo cuối 1970, Xuân Quỳnh đi với Đào Xuân Quý, Nguyễn Thành Long, một lần đi giặt, Xuân Quỳnh để nhật ký lại trên bàn trong đó có ghi một ít kỷ niệm về một bạn trai. Hai ông kia xé lấy. Về (Xuân Quỳnh  kể) tôi cứ run cả lên, mồ hôi ra ướt hết cả mấy lần áo ngoài... Vậy mà các ông ấy vẫn chối không. Sau các ông lấy đó làm tài liệu nộp lên cho ông Tế Hanh trưởng tiểu ban thơ.
Và người ta bảo rằng đó không phải chỉ là chuyện đối xử riêng với Xuân Quỳnh. Đó là chuyện của nhiều người khác.

VTN

Phần nhận xét hiển thị trên trang