Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Nhà báo Nguyễn Thông: “Hiện tượng lặng lẽ”


Tác giả: theo FB Nguyễn Thông
.
Bài tôi viết dưới đây từ năm 2016 khi ông Trương Minh Tuấn trên đỉnh cao quyền lực về thông tin truyền thông. Và cũng vì lý do đó mà tôi phải nghỉ việc bởi cơ quan bị sức ép quá nặng. Tôi không trách ai, trách gì cả bởi mình dám viết dám chịu. Chỉ có điều không biết lúc này những ông GS Hoàng Chương, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, siêu nhà báo Hữu Ước, Nguyễn Thế Kỷ… có còn nức nở khen tụng như hồi ấy không.

Một bậc đàn anh cả về tuổi đời, tuổi nghề và đạo đức vừa hỏi tôi rằng bài ấy còn không, đưa lên cho bà con biết, không chỉ về một con người mà khá nhiều người. Vậy tôi đưa lên ạ (Nguyễn Thông)
.
KD: Bạn bè đồng nghiệp gửi lại cho bài viết này. Mình nhớ khi đó đọc xong sửng sốt, và cười rũ. Chỉ có một chữ trong đầu mình: “Lố” (lố bịch)
.
Công bằng mà nói, có thể đó là cách “báo hiếu” cha, khi đứa con đang ở ghế quyền lực. Nhưng quên mất rằng, quyền lực có lên voi cũng có thể xuống… đất, nhất là trong cuộc chiến kim tiền. Có lẽ vì tham quá mà hóa lẫn.
.
Nhưng điều tệ nhất là những kẻ bưng bô. Mình nhớ một giai thoại về nhà thơ CLV một thời nổi tiếng: Rằng trong tủ lạnh của ông nhà thơ này lúc nào cũng có 09 chiếc “lưỡi”. Nghe chuyện, mình trố mắt, cứ tưởng là lưỡi lợn (vì khi đó nàng còn rất trẻ và cũng ngốc nghếch không ít  😀  ). Hóa ra, người ta bảo, mỗi ngày trước khi đi ông í lại lắp một chiếc lưỡi vào, để “nói” tùy từng cung bậc, giai tầng, tùy nơi tùy chốn, cung đình khác, văn đàn khác, thi đàn khác, bạn bè khác, bồ bịch khác  :D….
.
Đọc bài này, thấy rằng mốt “Đa lưỡi” khá phổ biến, và được các “nhà cầm bút” sử dụng hết công năng, công suất. Hẳn có khi nói xong, họ cũng… cười thầm. Đốn là vậy
.
Riêng nhà báo Nguyễn Thông, vì không chịu được mốt “thời thượng” nên đành bật ra khỏi tòa soạn.
Nhưng Đời vẫn rất công bằng mà.
Bài này, như mọi bài về con người, mình không bao giờ đưa lên FB (trừ những trường hợp đặc biệt). Chỉ để bạn đọc Blog đọc và ngẫm nghĩ về thói đời…
—————-

Thú thực, tôi rất bất ngờ khi thấy hầu hết các báo, kể từ báo Nhân Dân chúa trùm cho đến đám tép riu lắt nhắt (thôi, chả kể tên ra đây kẻo chạm tự ái) và hầu như không sót báo điện tử, trang tin điện tử nào, viết bài ca ngợi một nhân vật văn nghệ có tên là Trương Minh Phương. Hội Nhạc sĩ, Hội Nhà văn, Hội Sân khấu, Hội Văn hóa dân gian… của quốc gia cũng đều tranh giành tên ông để vinh dự cho mình. Rất lạ.
Từ bé đến giờ, là người rất quan tâm đến đời sống văn nghệ, tôi chưa một lần nghe đến tên bác Phương, cả văn, cả nhạc, cả văn hóa dân gian, cả sân khấu, tức là tất cả. Tôi hỏi ông hàng xóm từng đi suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, lão cũng lắc đầu, tôi hỏi mấy người có tên tuổi nữa, họ cũng lắc đầu, không biết. Một người nổi tiếng mà không ai biết. Thật lạ.
Đọc kỹ những lời ca ngợi mới thấy đây là hiện tượng lạ:
GS Hoàng Chương: “”Tôi nói đặc biệt bởi chúng ta hầu hết chưa biết nhiều về nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương – một cán bộ văn hóa khiêm nhường – một nghệ sĩ đa tài nhưng lặng lẽ” (chính GS cũng phải thừa nhận hầu hết chưa biết).
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân ca ngợi mới khiếp: “Trương Minh Phương không chỉ là một một nhạc sĩ, nhà viết kịch như chúng ta đã biết mà hơn nữa ông còn là một nhà tuyên truyền văn hóa mới, nhà ngoại giao nhân dân thông qua hoạt động âm nhạc với những tác phẩm của mình. Ông đã để lại cho đời một di sản nghệ thuật to lớn phong phú và đa dạng. Ông xứng đáng là một trong những nghệ sĩ xuất sắc, tiêu biểu cho nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam nửa sau thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21…” (tôi chả biết ông nhạc sĩ Quân có thuộc bài hát nào của nhạc sĩ xuất sắc này).
Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha nhận xét: “Ông khước từ sự nổi tiếng bằng truyền thông, bằng tung hô ồn ào mà đi sâu vào đời sống” (bác Kha rất khéo mồm).
Trung tướng Hữu Ước: “Khi bài “Chiều Trường Sơn” vang lên, tôi có cảm giác như cả rừng Trường Sơn chuyển động. Tôi đánh giá rằng đây là một trong những cái bài hay nhất về Trường Sơn kể từ sau khi giải phóng đến bây giờ…” (thú thực với trung tướng, lâu nay khi cần hát về Trường Sơn, chả có nhà tổ chức nào chọn bài hay nhất này. Tôi đố bác nào thuộc được một câu trong bài hát mà đồng chí Hữu Ước bảo là dạng hay nhất đấy)
GS Hoàng Chương còn đề nghị Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam xem xét đề nghị Đảng và Nhà nước truy tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho ông Trương Minh Phương, chưa kể ông vừa được truy tặng Giải thưởng Đào Tấn do đích thân ông Nguyễn Thế Kỷ ủy viên trung ương đảng trao…
Nói chung, đây là nhân vật rất đặc biệt, một tài năng, một sự nghiệp lớn, thậm chí cực lớn bị chìm khuất hầu như không mấy ai biết, đài báo nhà nước suốt bao nhiêu năm không hề phổ biến sáng tác của ông, không dòm ngó tới sự nghiệp của ông, rất vô trách nhiệm trong việc làm cho mọi người biết đến ông.
Không biết trên đất nước này còn có bao nhiêu “nhân vật lặng lẽ” cần được phát lộ, khảo cổ như vậy. Mà nếu được tìm thấy, chả biết có được những Hoàng Chương, Đỗ Hồng Quân, Thế Kỷ, Thụy Kha, Hữu Ước… ca ngợi nức nở vậy không.
Cũng may, tôi đọc báo Đại Đoàn Kết thì được biết ông là thân phụ của đương kim Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Trương Minh Tuấn.
Tôi viết những thông tin trên chỉ để nói về một hiện tượng đặc biệt chứ không có ý khen ngợi hoặc chê bai, cũng chả ẩn ý gì, nên không chấp nhận những nhận xét quá khích, nhất là với người quá cố.
Nguyễn Thông
(26.12.2016)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự kiện trói mình chịu tội với nhà Minh của ngài Mạc Đăng Dung (bài Brain Wu)


Sự kiện này đã từ lâu được sử học Việt Nam xem lại.

Ở đây, ghi nhận việc đọc sách của bạn đọc phổ thông.

Lấy về từ Fb BW.



---









Brian Wu


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tô giới 99 năm và chủ nghĩa đế quốc chủ nợ Trung Hoa


NGUYỄN QUỐC TẤN TRUNG - 99 năm thuê đất không làm nên cái gọi là đặc khu kinh tế. Tên gọi đúng của chúng là tô giới, là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân đang được một kẻ tân thực dân vận dụng. Và như thứ thuốc phiện người Anh xuất khẩu cho nhân dân Trung Hoa sử dụng, những khoản vay dễ dàng của Bắc Kinh ngày nay cũng gây nghiện như thế. Một quyết tâm chính trị cao để tự thân vận động, sửa đổi từ bên trong mô hình kinh tế – chính trị – xã hội Việt Nam, thay vì tìm kiếm câu trả lời bằng vay nợ và khuất phục chủ quyền, đang rất cần được đánh thức bên trong thâm tâm các đại biểu của Quốc hội Việt Nam.

Trong lịch sử thông luật, thời hạn thuê 99 năm được xem là thời hạn cho thuê bất động sản dài nhất có thể. Nền tảng lý thuyết để lý giải cho thời hạn này không rõ ràng lắm. Một số cho rằng đây là một thời hạn an toàn để người thuê đất có thể an tâm đầu tư, khai thác và sử dụng đất, vì 99 năm thuê đủ để vượt qua kỳ vọng tuổi thọ của người thuê. Trong khi đó, nó cũng bảo đảm quyền sở hữu trong tương lai của người cho thuê và những người thừa kế của mình đối với mảnh đất.

Mặt khác, xét theo các khía cạnh tư luật, giới hạn thời hạn thuê thường được xem là một biện pháp bảo đảm các giao dịch chuyển nhượng đất không bị che giấu bằng thỏa thuận thuê đất. Ví dụ, pháp luật tiểu bang Alabama (Mỹ) không cho phép cho thuê bất động sản quá 99 năm.

Vương Quốc Anh đã phổ biến thời hạn 99 năm trở thành biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc bằng việc cưỡng ép nhiều quốc gia yếu thế hơn tham gia vào các hiệp định hình thành tô giới (hay territorial concession) với chính sách ngoại giao pháo hạm khét tiếng (gunboat diplomacy). Ví dụ điển hình nhất của chính sách này là thoả thuận thuê Hong Kong mà Anh quốc ký với triều đình nhà Thanh của Trung Quốc vào năm 1898.

Còn hiện nay, Trung Quốc, với sự lớn mạnh kinh tế và bành trướng quân sự của mình đang ‘trả thù đời’ với thời hạn thuê 99 năm tương tự tại nhiều quốc gia, được nhiều nhà quan sát gọi là chủ nghĩa đế quốc chủ nợ Trung Hoa.

Tháng 12 năm ngoái, Sri Lanka chính thức bàn giao cảng Hambantota cho chính quyền Trung Quốc. Hambantota, nằm tại đường biển phía Nam Sri Lanka, là cảng biển có vị thế địa chính trị đặc biệt quan trọng, cho phép Trung Quốc tiếp cận nhiều cung đường biển giao thoa ở Ấn Độ Dương.

Đây là chiến thắng quan trọng của chính quyền Bắc Kinh trong việc hiện thực hóa chiến lược Vành đai và Cung đường (Belt and Road Initiative), được Chủ tịch Tập Cận Bình ca ngợi là ‘“dự án thế kỷ” – và chứng tỏ chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc hiệu quả đến thế nào trong việc kiểm soát các chính phủ tại nhiều quốc gia đang phát triển.

Theo thông báo chính thức của chính phủ Sri Lanka, việc giao quyền kiểm soát cảng biển này cho Trung Quốc trong thời hạn 99 năm trị giá 1,12 tỉ USD, dưới hình thức bán lại 85% cổ phần trong công ty quản lý Hambantota.

Tuy nhiên, phần lớn khoản tiền cho thuê này không vào túi chính phủ Sri Lanka, mà được dùng để trả khoản tiền mà Sri Lanka đang nợ chính phủ Trung Quốc cho chính việc xây dựng cảng biển này. Công ty China Merchants Port Holdings, cùng với Cơ quan Quản lý Cảng Quốc gia Sri Lanka, là các đại diện sở hữu vốn góp trong hai công ty chiếm hữu, sử dụng và quản lý cảng – Hambantota International Port Group (HIPG) và Hambantota International Port Services (HIPS).

Giới quan sát cho đây là hành vi hy sinh chủ quyền của chính phủ Sri Lanka nhằm khỏa lấp cho thất bại điều hành quốc gia của mình, và cho thấy giới chức Sri Lanka đang khuất phục trước thứ gọi là chủ nghĩa đế quốc chủ nợ, thuật ngữ do nhà phân tích Ấn Độ Brahma Chellaney tiên phong sử dụng.


Quang cảnh buổi lễ bàn giao cảng Hambantota cho Trung Quốc. Ảnh: The Sunday Leader.

Có vay có trả, tại sao gọi việc cho vay nợ này là chủ nghĩa đế quốc? Theo người viết, có ba lý do chính.

Trước tiên, Chính phủ Trung Quốc chủ động thực hiện chính sách phá giá cho vay và khuyến khích vay. Các dự án cho vay của các tổ chức phương Tây như OECD, USAID, UKAID hay các ngân hàng thế giới thường kèm theo các yêu cầu về cải thiện tình trạng dân chủ, cải cách thượng tầng hệ thống pháp luật, bảo đảm quyền con người, minh bạch hóa, kèm theo các chính sách không phân biệt đối xử hay yêu cầu bảo vệ môi trường, v.v. Người Trung Quốc không yêu cầu bất kỳ điều gì được liệt kê ở trên. Họ cực kỳ thành công khi áp dụng phương án cho vay ‘không vướng bận’ này tại châu Phi và đang củng cố vị thế của mình tại đây.

Hiển nhiên, chúng không khác gì mua chuộc và làm mục ruỗng giới cầm quyền. Con nợ, nắm nguồn tư bản lớn để thực hiện các dự án quốc gia mà không phải thông qua người dân, các nhà lãnh đạo được giải thoát khỏi trách nhiệm giải trình, trách nhiệm minh bạch hóa hay trách nhiệm hoàn thiện hóa bộ máy nhà nước để sử dụng ngân sách một cách hiệu quả. Tham nhũng và tiêu cực là câu chuyện một sớm một chiều. Nhưng cũng vì vậy, nó giúp chính quyền Bắc Kinh dễ kiểm soát nền chính trị quốc gia của con nợ hơn.

Với hơn hai nghìn tỉ USD trong ngân khố quốc gia và nhiều quỹ đầu tư nước ngoài chuyên biệt sở hữu hàng chục tỉ USD, không quá khó để chính quyền Trung Quốc thực hiện những chiến dịch cho vay vô điều kiện, miễn là họ kiểm soát được những thứ họ muốn. Tại châu Phi, đó có thể là nguyên liệu thô. Tại những quốc gia biển như Sri Lanka hay một số quốc gia khác, là những vị trí cảng, đất đai chiến lược.

Điểm nhấn thứ hai chứng tỏ Trung Quốc đang theo đuổi chủ nghĩa đế quốc chủ nợ là họ không kỳ vọng con nợ có thể trả được nợ. Sri Lanka cũng là một ví dụ kinh điển cho cách mà hệ thống hạ tầng xây bằng nợ của Trung Quốc vận hành. Cần tái thiết đất nước sau cuộc nội chiến đẫm máu, thủ đô Colombo đã nhận gần 15 tỷ USD trong giai đoạn 2005 – 2017 từ Bắc Kinh để xây dựng lại hệ thống đường xá, hạ tầng cùng nhiều dự án tham vọng như cảng biển chiến lược, sân bay quốc tế và cả một khu đô thị mới có tên gọi Colombo Port City.

Tuy nhiên, do thiếu giải trình, thiếu phản biện và lại được Bắc Kinh ngầm khuyến khích tham nhũng, thành quả của hàng tỉ USD đầu tư được tóm tắt rõ ràng nhất trong lời than vãn của Ravi Karunanayake – Bộ trưởng Bộ Tài chính Sri Lanka khi trả lời phỏng vấn CNN:

“Họ xây cầu những nơi không có sông… Đó là thứ tiêu cực đang diễn ra hằng ngày trên đất nước tôi”.

Sự thất bại của hàng loạt dự án trọng điểm tiêu tốn đến hàng tỉ USD đều được báo trước. Sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa là một sân bay ma, nơi mà những người đến đó chỉ là khách du lịch địa phương muốn chiêm ngưỡng sân bay hoành tráng nhất nhì quốc gia, hiện đại chuẩn quốc tế giữa một khu rừng già. Cảng Hambantota là một thất bại thương mại thảm hại với tổng giá trị đầu tư lên đến 1,5 tỉ USD, nhưng gần như không tiếp đón được con tàu nào.

Song như đã nói, thất bại thương mại hay thất thu ngân sách là vấn đề của chính phủ và người dân Sri Lanka, Bắc Kinh không quan tâm. Khi các công trình do các công ty Trung Quốc thi công bằng tiền vay không tạo ra đủ doanh thu để chi trả nợ và chi phí duy trì, chúng ta đến với bước thứ ba của chủ nghĩa đế quốc chủ nợ Trung Quốc – thu hồi nợ bằng chủ quyền quốc gia.

“Nếu chúng tôi [Chính phủ Sri Lanka] tiếp quản cảng, doanh thu từ cảng thậm chí không đủ để duy trì hoạt động và chi trả các chi phí thường xuyên khác. Vậy nên chúng tôi từ lâu đã đàm phán với chính phủ Trung Quốc rằng […] một bản đồ quy hoạch công nghiệp hóa tỉnh Hambantota đang được hình thành, bao gồm 50 km vuông đất mặt bằng dùng cho sản xuất công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp Trung Quốc”.

Vào tháng 12 năm 2016, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe lạc quankhẳng định mình có thể khiến cảng Hambatota hoạt động đúng kỳ vọng như trên, mặc cho sự thật là Hambatota sẽ không đạt được bất cứ kỳ vọng nào nếu không có những nhượng bộ lãnh thổ cho doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng và chính quyền Trung Quốc nói chung.

Một năm sau, Hambatota (và có thể một phần lớn diện tích đất đai xung quanh cảng trong tương lai gần) trở thành tô giới của Trung Quốc như chúng ta đã biết.

Sri Lanka chắc chắn không đơn độc trong việc đối phó với chủ nghĩa đế quốc chủ nợ Trung Hoa. Hầu hết các quốc gia giàu tài nguyên thô ở châu Phi, các quốc gia láng giềng Đông Nam Á, gã khổng lồ Pakistan, những tiểu quốc vùng Nam Á hay cả kể thánh địa du lịch Maldives đều đã rơi vào bẫy nợ của Bắc Kinh.

Tô giới một khi đã hình thành, sẽ trở thành gánh nặng chính trị, rủi ro quốc phòng cũng như bãi nước bọt nhổ vào niềm tự hào dân tộc – thứ mà mỉa mai thay chỉ cách đây trăm năm chính người Trung Quốc đã phải đay nghiến chịu đựng và gọi nó là “thế kỷ ô nhục” – giờ họ đang áp đặt chúng lên những quốc gia yếu thế khác.

99 năm thuê đất không làm nên cái gọi là đặc khu kinh tế. Tên gọi đúng của chúng là tô giới, là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân đang được một kẻ tân thực dân vận dụng. Và như thứ thuốc phiện người Anh xuất khẩu cho nhân dân Trung Hoa sử dụng, những khoản vay dễ dàng của Bắc Kinh ngày nay cũng gây nghiện như thế. Một quyết tâm chính trị cao để tự thân vận động, sửa đổi từ bên trong mô hình kinh tế – chính trị – xã hội Việt Nam, thay vì tìm kiếm câu trả lời bằng vay nợ và khuất phục chủ quyền, đang rất cần được đánh thức bên trong thâm tâm các đại biểu của Quốc hội Việt Nam.

https://www.luatkhoa.org/2018/06/to-gioi-99-nam-va-chu-nghia-de-quoc-chu-no-trung-hoa/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHÚNG TA THUA TOÀN TẬP BỞI SỰ NHU NHƯỢC, YẾU HÈN!

- Đến giờ phút này chúng ta đã thua toàn tập! Chúng ta đã sai lầm liên tục trong hàng chục năm qua, chính vì sự bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng mà chúng ta đã nhịn nhường Trung Quốc một cách thái quá! Sự nhịn nhường đến mức nhu nhược và hèn yếu! Ông Tập Cận Bình sẽ đánh Việt Nam để ông ấy đảo dư luận và tránh nội chiến trong nước, mục đích của ông ấy là làm Vua Trung Hoa! Chờ đấy rồi xem! Sắp đến rồi!

Chẳng có chế độ nào, chẳng có đảng phái nào bằng chủ quyền của quốc gia, bởi đó là quyền lợi của nhân dân, chế độ hay đảng phái nào cũng chỉ là để bảo vệ nhân dân, nếu vì chế độ vì đảng cầm quyền mà để mất chủ quyền lãnh thổ, nghĩa là chế độ đó, đảng đó không bảo vệ được nhân dân trước giặc ngoại xâm! 

Để đến lúc mất rồi mới cuống lên cho báo đài viết bài vuốt đuôi! Các tướng lĩnh cũng nói dăm ba câu vuốt đuôi trấn an dư luận!

Tôi đã nói nhiều lần về chiến lược chiến thuật của Trung Quốc trong đấu pháp.

Thiểm, khoa, câu, cách, băng, đả, hạn, độc.

Họ đã cài người vào sâu đến thượng tầng của ta.

Họ khoe khoang tài giỏi, giàu có để mua chuộc ta và doạ ta.

Họ nhử ta họ lừa ta và dắt mũi ta như dắt một đứa trẻ con ngây thơ hoặc lão già lú lẫn.

Họ tìm mọi cách để khống chế ta, ly gián ta với các nước trong khu vực, họ dùng chiến thuật chia để trị.

Họ sẽ chớp cơ hội rất nhanh và thần tốc để ta không thể kịp ra tay, họ sẽ đưa ta vào tình thế đã rồi và phải chấp nhận

Họ sẽ tấn công ta ngay lập tức nếu ta không tuân thủ và chấp nhận mọi yêu sách của họ.

Họ sẽ gặm nhấm ta từ từ dần dần cho đến khi ta chẳng còn là ta nữa.

Họ sẽ xoá xổ nước ta trên bản đồ hế giới và ta chỉ là một khu tự trị nếu lãnh đạo còn tiếp tục nhu nhược và yếu hèn!

Chúng ta chỉ có thể độc lập ngay từ trong tư duy và chấp nhận mọi giá kể cả thay đổi chế độ, mọi chế độ chẳng có giá trị gì khi mà chủ quyền đất nước bị xâm lược. Nếu chấp nhận đổi chủ quyền lấy chế độ thì chế độ đó là bù nhìn!

Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất khó khăn để chống lại chế độ "con rồng tre" thì nay chúng ta đừng vẽ lại câu chuyện "con rồng giấy"! Đồ vàng mã!

Nhục lắm và nhục hơn cả thời phong kiến bởi chúng ta thua toàn tập!

NHẬP TỐNG CHO NHANH. NHỤC!!!

Ông Tập Cận Bình sẽ đánh Việt Nam để ông ấy đảo dư luận và tránh nội chiến trong nước, mục đích của ông ấy là làm Vua Trung Hoa! Chờ đấy rồi xem! Sắp đến rồi!

Chúng ta thua toàn tập cũng tốt thôi, một là tách, hai là nhập!!! Dân bảo tách, lãnh đạo bảo nhập tuỳ chọn!!!

Đăng nhận xét


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai tài trợ cho nhóm nhà báo đi tham quan Đặc Khu TQ ?


Vu Hai Tran 

- Nhóm nhà báo được đặc cách đi Thẩm Quyến và Thượng Hải khi Quốc Hội bàn về Dự Luật Đặc Khu do nguồn nào tài trợ? "Nước lạ" có liên quan?Image result for Đặc Khu Thẩm Quyến
Đặc Khu Thẩm Quyến
Tuần trước, một nhóm nhà báo "quan trọng" thường được phân công theo dõi họp Quốc hội được ai đó mời đi tham quan Đặc Khu Thẩm Quyến và Thành Phố Thượng Hải ở Trung Quốc. Sau khi đi cưỡi ngựa xem hoa vài ngày, họ tỏ vẻ mê say nước Trung hoa vĩ đại. Để biết ơn "nhà cái", họ viết bài trên mạng xã hội ca ngợi Luật Đặc Khu và chê bai những người phản biện luật này. Chưa thấy bài của họ trên báo chính thống.

Tôi không rõ nhà tài trợ cho chuyến đi của nhóm nhà báo này là ai, có nguồn gốc "nước lạ "không? Tôi nghĩ rằng, để tránh hiểu nhầm, các bạn trong nhóm nhà báo này hãy công khai minh bạch ai là người trả tiền cho chuyến đi của họ? Nếu họ không nói hay không biết, cơ quan chủ quản của họ cần xác minh và lên tiếng trả lời.

Tôi cho rằng, việc xác minh chính xác nguồn tài trợ rất quan trọng, nếu nguồn đó dây mơ đến "nước lạ", cơ quan an ninh phải vào cuộc ngay!

Mặc dù không phải là người phản đối quy chế đặc khu, nhưng sau khi nghiên cứu dự thảo Luật Đặc Khu và nhiều lần trực tiếp quan sát Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Áng, Hạ Long, cá nhân tôi cho rằng, Luật Đặc Khu này nếu được thông qua với nội dung như dự thảo sẽ mở toang cửa cho dân Tàu đủ loại tràn vào ba đặc khu đề kinh doanh, làm ăn, mua nhà, sinh sống, đánh bạc và làm đủ thứ khác...

Không thấy có quy định nào của Dự Luật này có dự trù khả năng ngăn chặn làn sóng Tàu ! Xin cấp báo, cấp báo!

Tôi sẵn sàng "đối thoại " với nhóm nhà báo trên, về khẳng định trên của tôi! Và sẵn sàng "tài trợ", nếu họ đăng "đối thoại" trên báo của họ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THƯ CỦA HỘI KHOA HỌC KINH TẾ VIỆT NAM VỀ DỰ THẢO LUẬT ĐẶC KHU


.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự di - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 3/6/2018
Kính gửi :
  • - Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt nam
  • - Đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang
  • - Đồng chí Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc,
  • - Đồng chí Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Hội Khoa học Kinh tế Việt nam xin kính gửi các đồng chí lời chào trân trọng và xin được trình bày vấn đề sau đây.

Liên quan đến dự luật "Đặc Khu Kinh tế..." đang được Quốc Hội xem xét trong kỳ họp này, Hội Khoa học Kinh tế nhận thấy tuy đã được chỉnh sửa để có nhiều quy định tốt hơn, nhưng vẫn còn nhiều điểm rất quan trọng chưa hoàn chỉnh. Nếu để thông qua dự luật với một ít sửa đổi trong kỳ họp này có thể gây ra các hậu quả khó lường vì các đặc khu kinh tế sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược phát triển quốc gia trong dài hạn, trong khi nguồn lực đang cần được phân bổ hợp lý hơn trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đúng chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng một cách toàn diện theo hướng phát triển bền vững. Hơn nữa, tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều chuyển biến nhanh chóng trong thời gian qua nên các quyết sách liên quan đến các đặc khu kinh tế cũng cần được điều chỉnh một cách căn cơ hơn, mang tính dự báo tầm nhìn dài hạn tốt hơn.

Vì lẽ đó, Hội Khoa học Kinh tế Việt nam xin gửi ý kiến kèm theo liên quan đến dự luật "Đặc khu kinh tế..." và đề xuất kiến nghị các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước chủ động xin lui dự án này để hoàn thiện thêm và Quốc Hội sẽ xem xét trong kỳ họp tiếp theo.
Xin kính chào các đồng chí.
TM TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC KINH TẾ VIỆT NAM
GS-TSKH PHAN VĂN TIỆM GS-TSKH NGUYỄN QUANG THÁI 
Phó Chủ tịch Hội Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội
Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng Khoa học Kinh tế Việt Nam
Nguyên Bộ trưởng

NHẬN XÉT LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT
 
I- Nhận xét chung.

1.1. "Đặc khu kinh tế" (gọi tắt của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt) có thể coi là kết quả học hỏi kinh nghiệm các nước, như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc... Nhưng ở các nước, người ta không làm tràn lan vì họ coi các Đặc khu là "phòng thí nghiệm" để từ kinh nghiệm có được (cả thành công và chưa thành công) về cơ chế, chính sách (gọi chung là thể chế) sẽ mở rộng ra toàn quốc, chứ không mở thêm nhiều đặc khu riêng lẻ sau thử nghiệm (Trung Quốc không mở rộng), khác kiểu Ấn độ mở hàng trăm đặc khu nên đạt hiệu quả ít, thậm chí thất bại. Ngoài ra, cũng lưu ý trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu đã tự do hoá như hiện nay, nhiều nước không còn quan tâm phát triển các “đặc khu” đơn lẻ nữa.

1.2. Kinh nghiệm vận hành 17 Khu kinh tế ven biển cho đến nay cho thấy cần "tập trung hơn", vì 17 khu kinh tế ven biển này có diện tích khoảng 800 nghìn ha, bằng 10 lần hơn tổng diện tich của hơn 300 khu công nghiệp, nên không đủ vốn triển khai. Ngay Khu kinh tế mở Chu Lai, KKT Dzung Quất hy vọng một thời cũng rất "bí", hiệu quả thấp dù ngay từ đầu đã gắn kết với dầu khí (Dung quất) hay ô tô Trường Hải và sân bay lớn (Chu Lai), nhưng sau hơn 15 năm từ khi thành lập, cả khu kinh tế (mở) Chu Lai và tỉnh Quảng Nam hay Khu kinh tế Dung Quất và tỉnh Quảng Ngãi đều khó, nhất là lúc ban đầu. Đến nay khi cả nước có nhiều cực tăng trưởng thì khó khăn lại tăng lên vì nguồn lực có hạn.

1.3. Việc thiếu nhà đầu tư chiến lược, nên thiết kế các khu kinh tế chưa tương xứng yêu cầu có tầm cỡ để "xây ổ cho phương hoàng đẻ trứng", thiết kế kém tầm nhìn xa, kém chất lượng, thiếu gắn kết... trong khi hội nhập cả nước đã đi vào bề sâu, với các Hiệp định FTA thế hệ mới, lại gần nền kinh tế khá thành công như Trung Quốc, Singapore và cạnh tranh gay gắt, dù có tham gia CPTPP.

Quốc Hội đang bàn dự thảo Luật đặc khu kinh tế là một việc làm nhắm đổi mới thể chế, nhưng có lẽ nên làm chậm mà chắc, còn hơn chỉ cố thông qua theo lịch trình đã có.

II- Ưu điểm lần dự thảo này

2.1. Quốc Hội đã xem xét góp ý một lần trong kỳ họp cuối năm 2017, lãnh đạo cấp cao cũng đã có ý kiến chỉ đạo. Bộ KHĐT cũng rất nỗ lực tiếp thu, giải trình, sửa đổi, dù việc chuẩn bị các dự thảo Nghị định đi kèm còn chậm do hướng đi còn lúng túng.

2.2. Từng điạ phương cũng góp thêm "áp lực" để sớm thông qua... vì cũng đã và đang triển khai một số hoạt động đa dạng, nhất là Phú Quốc và Vân Đồn đã có một số hoạt động triển khai lớn, như làm mạnh các công trình đường điện, sân bay, du lịch.... dù hướng phát triển chưa thật rõ do chưa có nhà đầu tư chiến lược tầm cỡ quốc tế.

2.3. Lưu ý: Tình trạng "đầu cơ" đất đang diễn ra rất phức tạp, kể cả người nước ngoài "nhờ" người tranh mua, gây khó dễ nếu Chính phủ thiếu hành động quản lý mạnh tay trừng phạt những kẻ gom đất đầu cơ.

III- Một số điểm xin góp thêm (Phần chính)

3.1. Luật đặc khu của cả nước hay Luật dành cho ba khu của ba tỉnh? Có hạ cấp đặc khu?

a/ Tên Luật được điều chỉnh làm phạm vi của Luật quá hạn chế? Ngay trong trang đầu, bản dự Luật đã nêu là Luật này dành cho ba Khu thuộc ba tỉnh. Có thể hiểu là đặc khu cũng "thấp cấp" (không phải là cấp quốc gia, mà đã được "hạ cấp" (Huyện thuộc tỉnh, dù Luật tổ chức chính quyền địa phương không bắt buộc như vậy) vì sẽ chịu sự quản lý cả trung ương và địa phương, khó có cơ chế vượt trội như trước đây Khu Kinh tế mở Chu Lai trực thuộc Trung ương (sau mới chuyển về tỉnh) làm khó khăn cho triển khai ?

Hơn nữa, dự luật này vừa quy định chung cho các Khu, vừa quy định chi tiết từng khu nên làm cho Luật thiếu khái quát, thậm chí lại cụ thể hóa khá chi tiết về ba đặc khu. Chẳng may, nếu qua thực tiễn vài ba năm nữa phải giải tán 1 khu hoặc thêm 1 khu khác là lại sửa Luật, trong khi có thể làm Luật chung, rồi Quốc Hội hay Ủy ban TVQH ra Nghị quyết qui định chi tiết thêm cho từng Khu, sẽ linh hoạt hơn chăng? Điều này cũng phù hợp với chủ trương vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chỉnh sửa dần.

Về quy mô, cả ba đặc khu này dù đã lớn hàng vạn ha, nhưng lớn nhất diện tích đất liền chỉ bằng1/2 Hông Kong và 1/4 Thâm Quyến (cạnh Hong Kong) nên việc lựa chọn "chiến lược" mỗi khu cũng rất nên thận trọng, vì khó "điều chỉnh". Chẳng hạn với Vân đồn và Phú Quốc, dù đã nêu định hướng "rộng", nhưng nếu chỉ tập trung làm du lịch thì "phí" cơ hội làm các lĩnh vực tài chính hay công nghệ cao.... Còn nếu làm hạ tầng biển cho Bắc Văn Phong thì có sợ nhỏ chăng, vì Vân Phong có địa thế ra biển thì tốt, nhưng "hậu phương" lại có thể bị chặn bởi vị trí địa lý. Cần cân nhắc kỹ về chức năng của các Khu này. Hơn nữa đến nay vẫn thiếu nhà đầu tư chiến lược tiềm năng nên sự phát triển có thể lạc hướng khó cho triển khai khi các nhà đầu tư nhỏ làm lạc mất tầm nhìn chiến lược dài hạn.

b/ Giải thích thuật ngữ về nhà đầu tư chiến lược thì có thể có hàng chục "chiến lược" như làm casino 2 tỷ$ (triển khai giải ngân thực hiên 8 năm); đầu tư kết cấu hạ tầng trên 500-600 tr$ (triển khai giải ngân thực hiện 5 năm); dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên 300 tr$ (thực hiện giải ngân không quá 3 năm); còn quy định khá mơ hồ về "giá trị gia tăng đột biến"... Nêu casino đặc biệt quá chăng, vì sau này mấy chục năm thì KHCN tiến bộ, có thể nhiều kiểu cách khác, chơi qua mạng. Do đó, chiến lược phát triển có thể bị "lạc hậu" chăng, khi mới thấy địa ốc, du lịch và casino là chính, chưa thấy công nghệ cao, tài chính, ngân hàng. Hơn nữa, về chế tài nếu nhà đầu tư vi phạm nên thu hồi giấy phép hay phạt thế nào, chưa được làm rõ?

c/ Chủ tịch UBND và Trưởng đặc khu:

Khi đọc kỹ vào nội dung bên trong, nhất là về quản lý của Khu, ta thấy ngay việc "hạ cấp" rất rõ. Đó là vị trí của Trưởng đặc khu. Cụ thể, trong đặc khu vẫn tổ chức HĐND và UBND như cấp huyện (dưới tỉnh), dù đã cho phép có một số ưu đãi và yêu cầu "tinh gọn”. Với không quá 7 đơn vị giúp việc (kiểu cấp Huyện, không hiểu Chủ tịch UBND có đủ thời gian xem xét và quyết định về các dự án và vấn đề của Đặc khu? Thậm chí cơ quan công an mà chỉ cấp Huyện thì khó xử lý băng đảng Mafia quốc tế sẽ hình thành và di chuyển tới? ...).

Trưởng đặc Khu như kiểu một người thừa hành dưới cấp Chủ tịch UBND Huyện thì có bé quá không. Thậm chí muốn sửa đổi quy định nào thì Trưởng Đặc khu không được Báo cáo trực tiếp Thủ tướng, mà phải trình Chủ tịch UBND đặc khu để sau khi rà soát, Chủ tịch UBND đặc khu mới Trình Thủ tướng xem xét, quyết định, thì có chậm không ? Thậm chí Chủ tịch UBND đặc khu cũng không thật là "cấp cao", do đó, trong một số trường hợp như sân bay, bến cảng,... đấu thầu khó xử lý các vấn đề phát sinh thì nên là liên ngành Chính Phủ mới đủ chất lượng chăng.

3.2. Quy hoạch đặc khu và "đặc sản"

Bản quy hoạch có trường hợp cần lấy ý kiến trên phạm vi quốc gia hay vùng kế cận, không nhất thiết chỉ lấy ý kiến cư dân trong khu (kể cả người ngoại quốc làm việc tại đó). Khi đó, các "đặc sản" như casino, du lịch đẳng cấp có cạnh tranh áp đảo so với các nước kế cận vì đã có nhiều "van" an toàn. Còn phát triển công nghệ cao hay trung tâm tài chính thì không rõ. Thậm chí làm logistic ở Bắc Vân Phong có cạnh tranh được không khi vấn đề vận tải biển hiện đang bị thao túng toàn cầu rất nghiêm trọng. 

Với các ưu đãi đất đai và thuế rất có thể các đặc khu vướng vào giới săn nhà đất của nước bạn, khi nhu cầu của họ tăng lên mấy lần mấy năm gần đây. 3.3. Luật nhấn mạnh ưu đãi hay minh bạch.

Nhiều nhà nghiên cứu lo lắng về mức độ ưu đãi quá đáng cho ba đặc khu, nhưng hiệu quả mang lại chưa rõ khi tình hình thế giới và bản thân các nhà đầu tư vào khu còn khá mờ để có vượt trội, khi thế giới đã có hơn 4000 đặc khu nhưng hiệu quả rất khác nhau.

Ba khu hành chính kinh tế đặc biệt có nhiều lợi thế, đã được đầu tư lớn của Việt Nam, nay lại thêm ưu đãi thì định "đánh đổi" lấy cái gì? Nếu không sẽ là nơi thua thiệt của NSNN, mà không biết có thu hồi vốn được không, bằng con đường nào ... Thậm chí nếu ưu đãi quá lớn thì một số năm đầu đăc khu sẽ là nơi thu hụt NSNN nhiều chăng? Các ưu đãi với Vân Đồn là ví dụ rất không an toàn khi đầu tư nhiều mà không thấy khả năng hoàn trả nhanh như mong muốn. Cơ quan tài chính đã thử tính nguồn thu dựa vào kinh nghiệm ưu đãi thuế của khu cửa khẩu Lao Bảo trên đường hành lang Đông Tây...

Ngân sách đặc khu là ngân sách cấp Huyện thì có hạn chế qúa không, mâu thuẫn với cơ chế đặc thù..., dù có để lại từ nguồn thu nội địa và có sự hỗ trợ ngân sách Trung ương, nên chưa rõ nhờ đặc khu thì lợi gì, cho ai (lợi GDP danh nghĩa thì "chắc", nhưng Ngân sách Nhà nước hy vọng có bội thu không?). Cơ quan tài chính cũng nên dự kiến nguồn chi và sự phân bổ từ Trung ương bao nhiêu năm sau khi có quyết định lập ba Khu khi cân đối NSNN hiện khó khăn.

Việc ưu đãi này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài kiếm lời ngắn hạn, không thu hút được nhà đầu tư chất lượng dài hạn, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh thiếu công bằng, làm phát sinh tiêu cực như lách luật, trốn thuế, chuyển giá? Nếu chúng ta quá chú trọng đến thu hút đầu tư theo kiểu bằng mọi giá thì cái giá phải trả cũng sẽ lớn. Đó là phải chạy theo các đòi hỏi của nhà đầu tư vì lợi ích cá nhân của họ mà giảm nhẹ hay bỏ qua các lợi ích của cả nền kinh tế, người dân và xã hội. Mâu thuẫn hay xung đột lợi ích này sẽ trở thành rủi ro cả về chính trị và pháp lý đối với Nhà nước Việt Nam.

Một thể chế quản trị vượt trội mới mong có thể đạt được năng lực cạnh tranh mạnh của các đặc khu, nhưng dường như chưa thể hiện trong dự Luật đặc khu hiện có.

3.4. Về thời hạn sử dụng đất.
 
Tại sao lại trao nhất loạt quyền đến 70 năm (dễ dãi với một cấp Huyện, khi trước đó phải là Thủ tướng Chính phủ mới có quyền, như rút kinh nghiệm Formosa) và 99 năm ít ràng buộc, mang tính nhất loạt. Theo nhiều người tham gia thảo luận ở Hội Khoa học Kinh tế chỉ nên quy định 50 năm và với 70 năm thì có xem xét như cơ chế hiện nay. Còn việc nâng lên 70 năm và đặc biệt 99 năm có thể gây nhiều phiền toái, như Hông Kong mãi mới về lại Trung Quốc. Do đó, nói chung cần cho thuê đất theo đời dự án, có phân biệt theo dự án công nghiệp phần lớn là mấy chục năm, trong khi các dự án khu đô thị hiện đại hay tài chính... có thể dài 50 năm hay lâu hơn. Lưu ý thêm rằng trong thời đại công nghiệp 4.0, vòng đời các dự án càng ngắn, đâu cần tới sử dụng đất 50, 70 hay tới 99 năm. 

Nhiều nhà nghiên cứu lo lắng về thời hạn 99 năm có thể gây nên tình trạng đầu cơ dất với những hứa hẹn khó kiểm chứng sau gần 100 năm, trong khi nhà đầu tư có thể chế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng, kể cả ngân hàng trong nước, theo “kiểu lấy mỡ nó rán nó”. Với ngân hàng nước ngoài, nếu dự án đổ bể thì nước ngoài sẽ "chiếm" đất đặc khu, kiếm lời do "bán" đất? 

3.5. Vấn đề an ninh và chủ quyền 

Có vấn đề nguy cơ thế nào nếu các nhà đầu tư nước ngoài dùng mưu mẹo mua "vét" đất? Nhất là đối với “nhà đầu tư chiến lược”, họ đăng ký dự án lớn, làm dần dần nhưng có quyền mặc cả về cơ chế và ràng buộc bằng pháp lý quốc tế. Nếu có tranh chấp, ta khó tránh bị khởi kiện và bồi thường. Khi miễn thị thực vào Vân Đồn với công dân TQ thì với kiểu du lịch "O" đồng, Vân Đồn có thể thành nơi xả rác và đầu cơ địa ốc hay chơi cờ bạc mà không thấy rõ đầu tư chiến lược là gì khi phải cạnh tranh với Hải Nam là khu kinh tế tự do cực lớn của Trung Quốc? 

Công dân Căm-pu-chia cạnh Phú quốc vào "tự do" khi TQ lại thuê 90km ven biển thì việc xin hộ chiếu CPC không khó, và nguy cơ an ninh có cần cân nhắc không, trong khi với ASEAN thì đi lại tự do rQuoosc??? Như vậy ngay với Phú Quốc cực Nam Tổ quốc cũng cần rất lưu ý.

Giao Chủ tịch UBND Bắc Văn Phong quyết định cơ quan quản lý cảng biển có "thấp" không, khi nhiều vấn đề vượt thẩm quyền cấp tỉnh ? Tình trạng mua bán đát của người nước ngoài và tranh chấp ở biển Đông rất đáng lưu tâm đến chiến lược phát triển khu kinh tế tầm cỡ toàn cầu.

IV- Kết luận và kiến nghị

Có lẽ nên thận trọng xem xét, nhất là tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức xã hội nghề nghiệp sâu rộng, tránh tình trạng "dựa dẫm" ý kiến nhau (?), nhất là đã có ý kiến chỉ đạo của cấp cao, nên khó cho Luật và cả cho thi hành. (Kinh nghiệm khi thông qua dự án đường sắt cao tốc, cấp cao đã dành quyền để các đại biểu cân nhắc, nên thực tiễn mấy năm qua cho thấy đó là quyết định hoàn toàn chính xác, trong khi quyết định về bauxit Tây nguyên có gì cần rút kinh nghiệm không?). Thậm chí có ý kiến nên xem xét đẩy mạnh cải cách toàn diện Việt nam để tăng sức mạnh cạnh tranh quốc gia hơn là chỉ làm ba đặc khu.

Kiến nghị nên lùi chậm một kỳ nữa (đến cuối năm) thì hay hơn. Như vậy, chậm mà chắc ! 

Trong khi chờ đợi một đặc khu kinh tế Việt nam tầm cỡ toàn cầu, cần đẩy mạnh các quyết sách đã có của Đảng và Nhà nước về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững.

Những người đóng góp ý kiến, tham gia phát biểu và đã tham vấn khi xây dựng kiến nghị gồm:

- GS-TSKH Phan Văn Tiệm, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên bộ trưởng Chính phủ, hiện là Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt nam phụ trách phía Nam

- GS-TSKH Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt nam  và các thành viên đã tham gia thảo luận trong các lần tư vấn trong và ngoài Hội Khoa học Kinh tế (xếp ABC) như

- TS Vũ Tuấn Anh, Phó Tổng Thư ký Trung ương Hội, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế học

- PGS-TS Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, ủy viên BCH TƯ Hội Khoa học Kinh tế

- TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương CIEM, ủy viên Trung ương Hội, thành viên tư vấn của Ủy ban phát triển thuộc LHQ

- TS Dương Đình Giám, ủy viên Trung ương Hội, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách công nghiệp.

- TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, nguyên thành viên Tư vấn Thủ tướng Phan Văn Khải, ủy viên trung ương Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam

- Nhà nghiên cứu Nguyễn Vi Khải, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Hanoi

- Nhà nghiên cứu Phạm Chi Lan, nguyên Tổng Thư ký- Phó chủ tịch VCCI, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải

- Luật gia Nguyễn Tiến Lập, TPHCM

- TS Phạm Sỹ Liêm, ủy viên trung ương Hội, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng

- PGS-TSKH Võ Đại Lược, ủy viên Thường vụ Trung ương Hội, ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ, Tổng Giám đốc Trung tâm Châu Á - Thái Bình dương VAPEC, nguyên thành viên tư vấn Thủ tướng Phan văn Khải

- Nhà nghiên cứu Trần Đức Minh, Phó Tổng Thư ký Trung ương Hội, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, nguyên Phó Tổng Thư ký ASEAN, nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương.

- PGS-TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội kế toán Kiểm toán, thành viên HĐKH Viện Nghiên cứu phát triển Việt nam

- TS Hàn Mạnh Tiến, ủy viên Trung ương Hội, Chủ tịch Hiệp Hội các nhà quản trị doanh nghiệp

- PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ủy viên Trung ương MTTQ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh tế của MTTQ

- TS Bùi Trinh, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu phát triển Việt nam

- GS-TSKH Vũ Huy Từ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt nam 
và nhiều nhà nghiên cứu khác.
Nguồn: Hoang Hung

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một vài suy nghĩ về đặc khu

Đặc khu KT: Bấm thông qua sẽ biến VN thành Giao Chỉ (?)


Nguyễn Tiến Tường, 01/06/2018 Đối với các vị trí nhạy cảm như Vân Đồn, Bắc Vân Phong mà giao đất 99 năm là “mạo hiểm”. Nhất là khi tiệm cận hoặc lọt vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Vịnh Vân Phong chỉ cách Nha Trang 30km, khu vực cảng rộng lên tới 43.500 héc ta gấp 3 lần so với vịnh Cam Ranh. Đây là một vị trí chiến lược. Với thời hạn giao đất 99 năm, kịch bản con ngựa thành Troy không phải là không thể. Thông qua đặc khu sẽ là một quyết định vội vã. Một nút bấm thông qua, chưa chắc đã biến những làng chài thành thiên đường. Nhưng nó có thể sẽ biến tương lai trở lại với quá khứ Giao Chỉ, với dã tâm vô giới hạn của chính quyền Trung Quốc.
Vị trí của 3 đặc khu Vân Đồn, Văn Phong và Phú Quốc 
trên lãnh thổ quốc gia. (Đồ họa: vnexpress.net)
1. Tương quan
Người ta nói đến đặc khu với hình tượng Thẩm Quyến và Thượng Hải mà ngó lơ con số của Ngân hàng Thế giới (WB): 50% đặc khu trên toàn thế giới thất bại thảm hạiĐặc khu, là một canh bạc 5-5. Và, có vẻ như nó đã lỗi thời so với thời điểm Thẩm Quyến từ một làng chài thành thiên đường, thập niên 80 của thế kỷ trước, thời tương quan kinh tế dĩ nhiên lạc hậu hơn.

Trong 5 yếu tố làm nên thành công một đặc khu: Vị trí chiếm số 1, chiến lược giữ vị trí số 2. Tức là kiến tạo giá trị lõi để khi nhắc đến, người ta biết giá trị của nó là gì. Ví dụ: Thẩm Quyến là một thung lũng công nghệ. Thượng Hải là thủ phủ tài chính.

Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, cho đến bây giờ chưa định hình được “giá trị lõi” đó. Tôi đọc báo 1 ngày, chưa thấy mỗi đặc khu sẽ mang một giá trị nhận diện gì. Ngoài những thứ chung chung như công nghệ cao, du lịch, casino.

Làm công nghệ cao thì không biết bắt đầu từ đâu cả. Ngay cả TP.HCM và HN cũng chưa thành công. Du lịch, thì có lẽ không cần đặc khu. Còn casino? Anh Nguyễn Duy Hưng ở SSI nói: Tôi chả thấy ở nơi đâu mà xây dựng giá trị của đặc khu dựa trên casino cả!

Yếu tố thứ 3 quyết định thành công của đặc khu: Chính sách và đột phá thể chế.Điều này, chưa hiển hiện ở cả ba khu vực, chỉ là những “ý định” chung chung chứ chưa định khung những luật lệ, quy định riêng cho đặc khu, và từng đặc khu.

Một sự thay đổi le lói ở Phú Quốc, Bí thư Nguyễn Thanh Nghị từng đề xuất thiết chế Trưởng đặc khu, thay cho chủ tịch và bí thư. Hợp nhất cả các đoàn thể. Đến nay, bặt vô âm tính. Đương nhiên nó vướng quá nhiều ở thực tế.

Để thấy rằng, việc hình thành các đặc khu có vẻ như chỉ đang luẩn quẩn trong ý chí cục bộ (hoặc toan tính) của vài người. Ba tòa cung điện mơ mộng, tổng vốn đầu tư 1.300.000.000.000.000 (1,3 triệu tỷ đồng) đang không có nền móng đủ chắc.
Đề xuất tự do lưu hành đồng USD tại đặc khu Phú Quốc

2. Thực trạng

Thực trạng chung của Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc là “sốt đất”. Đất tăng giá vài chục lần. Cơn sốt đất đang khiến 3 khu vực này quay cuồng. Mua 800 triệu, bán 18 tỷ. Nạn mua bán tràn lan phá vỡ quy hoạch.

Thực tế đó sẽ đặt nhà cầm quyền vào một thách thức lớn khi quyết tâm làm đặc khu: Đó là xung đột xã hội khi muốn có quỹ đất sạch.

Cơn sốt đất lan rộng trên phạm vi toàn quốc, đẩy giá trị bất động sản (BĐS) lên cao, đương nhiên là giá trị ảo. Dòng vốn chảy vào 3 “thiên đường BĐS này”, phần lớn từ giới lắm tiền nhiều của, khách phía Bắc chiếm phần đông.

Cơn sốt đất, như Phú Quốc chẳng hạn, có từ rất lâu trước khi công bố ý tưởng đặc khu. Nghĩa là có nhiều cá nhân, pháp nhân đã gom đất chờ sẵn. Gợn bóng dáng tham nhũng chính sách.

Nếu thông qua đặc khu, tức là tạo ra sự thiên lệch về đối tượng thụ hưởng chính sách và “bảo hộ” cho các thị trường đất đai tự phát.

Sự ô trọc của hòn đảo

3. Thuê đất 99 năm và… Trung Quốc

Như đã nói ở trên, quy hoạch “giá trị lõi” cho 3 đặc khu chưa hiển hiện. Làm sao xác định các đặc thù của từng đặc khu để xác định thời hạn giao đất phù hợp?

Đối với các vị trí nhạy cảm như Vân Đồn, Bắc Vân Phong mà giao đất 99 năm là “mạo hiểm”. Nhất là khi tiệm cận hoặc lọt vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Vịnh Vân Phong chỉ cách Nha Trang 30km, khu vực cảng rộng lên tới 43.500 héc ta gấp 3 lần so với vịnh Cam Ranh. Đây là một vị trí chiến lược. Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Việt Nam ngăn không cho phép Nga sử dụng căn cứ quân sự ở vịnh Cam Ranh.

Với thời hạn giao đất 99 năm, kịch bản con ngựa thành Troy không phải là không thể. Thực tế quản lý của Bouxite Tây Nguyên và Formosa đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Những cộng đồng người TQ, đường phố tên Trung Quốc được hình thành.

Formosa thậm chí còn không cho quan chức địa phương vào kiểm tra, bên trong còn xây dựng cả công trình tôn giáo.

Thử tưởng tượng, người Trung Quốc, từ Hoàng Sa và một phần Trường Sa đi vào, có những “trạm trung chuyển” là 2 đặc khu với những cơ sở giao đất 99 năm thì sẽ như thế nào?

Chưa hết, vốn đầu tư của Trung Quốc vào bất động sản, nhất là phân khúc nghỉ dưỡng ven biển đang gia tăng. Cộng hưởng với dòng vốn tín dụng đổ vào các doanh nghiệp BĐS lập dự án ở các vị trí “nhạy cảm” trong thời gian gần đây. Nó là một dạng quyền lực mềm mà chẳng có ai giỏi bằng TQ.

Tại Nha Trang, dài đến Đà Nẵng, tình trạng người Trung Quốc mua nhà đất, cư trú tràn lan trong một thời gian rất dài.



Nếu nghĩ về một kịch bản xâm chiếm quy mô kết hợp với du kích, có lẽ nhiều người sẽ nói tôi hoang tưởng. Nhưng những gì hiển hiện trước mắt và trải dài qua một thời đoạn, có lẽ cũng sẽ khiến không ít người chột dạ.

Thông qua đặc khu với những thực trạng như trên sẽ là một quyết định vội vã. Một nút bấm thông qua, chưa chắc đã biến những làng chài thành thiên đường. Nhưng nó có thể sẽ biến tương lai trở lại với quá khứ Giao Chỉ, với dã tâm vô giới hạn của chính quyền Trung Quốc.

Theo Facebook Nhà báo Nguyễn Tiến Tường

(*) Bản đăng có chỉnh sửa chi tiết nội dung so với nguyên bản.

https://trithucvn.net/blog/mot-vai-suy-nghi-ve-dac-khu.html