Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

Con người thực Trương Minh Tuấn


Ông Trương Minh Tuấn đương kim Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông, dân gian đùa gọi tắt thành bộ 4T. Tôi dùng chữ “đương kim” bởi tới khi tôi viết những dòng này (chiều 3.6.2018) ông Tuấn đang là bộ trưởng, còn ngày mai thế nào, thậm chí từ tối nay, thì tôi không dám chắc.

Ông Tuấn vừa gặp “hạn”. Chiều qua 2.6, Ủy ban Kiểm tra Trung ương chính thức công bố, xì thông tin cho báo chí đăng đồng loạt kết luận của Ủy ban về vụ Tổng công ty MobiFone mua Công ty tư nhân AVG trái pháp luật, gây thiệt hại cho nhà nước hàng nghìn tỉ đồng. Vụ mua bán này đã diễn từ mấy năm trước khá suôn sẻ, hợp đồng đã thực hiện, bên mua đã trả tiền cho bên bán gần chục nghìn tỉ đồng. Chỉ có điều, chả hiểu MobiFone mua cái công ty truyền thông AVG (định giá thực chất chỉ mấy trăm tỉ đồng) ấy của ông Phạm Nhật Vũ, em tỉ phú Vincom Phạm Nhật Vượng, về để làm cái gì, nhưng sau vài năm thì nó thành gánh nặng cho MobiFone, như một thứ của tội của nợ. Bộ 4T và đám cầm đầu MobiFone sau đó biết hớ, biết bị lừa nhưng vẫn cố tình che chắn, lấp liếm, chỉ có điều cuối cùng ung nhọt sưng tấy cũng đến hồi phải vỡ, bung bét lộ ra. Nếu MobiFone chỉ là một công ty tư nhân thì nó dại, mất tiền thế nào kệ nó, nhưng khổ nỗi nó lại là công ty nhà nước. Đem tiền muôn bạc vạn của nhà nước dúi vào túi tư nhân, mà mua khống lên gấp cả chục lần, nhà nước này có giàu hơn tỉ phú Bill Gates cũng phải phá sản chứ nói chi đang nghèo rớt mùng tơi, nợ đầm đìa chúa Chổm. 

Thế MobiFone nó liên quan gì tới bộ 4T, tới ông Trương Minh Tuấn? Không liên quan thì Ủy ban bao công sờ tới làm chi. MobiFone là đơn vị doanh nghiệp trực thuộc bộ 4T, chức vụ Tổng giám đốc của nó to gần bằng thứ trưởng. Vụ mua bán ma mãnh đi đêm ném tiền nhà nước vào túi tư nhân Phạm Nhật Vũ nói trên do chính bộ 4T chủ trương, không được sự đồng ý của Chính phủ nhưng cứ làm tới luôn. Ông Nguyễn Bắc Son, một vị có quá khứ từng là thư ký, trợ lý của chủ tịch nước Lê Đức Anh, được ông Anh cất nhắc, leo dần tới ghế Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, rồi Bộ trưởng 4T. Vụ việc mua bán mờ ám xảy ra khi ông Son đương nhiệm, dĩ nhiên ông ta phải chịu trách nhiệm. Luật vi thiềng (đút lót) ở xứ ta có từ lâu đời, chả nhẽ đem cho nhau cả chục nghìn tỉ đồng dễ như thế, bộ trưởng lại không được đàn em dâng đồng nào, có mà chuyện lạ. Điều này cứ để cơ quan điều tra làm rõ về sau.

Nhưng ông Tuấn, Trương Minh Tuấn, thứ trưởng thường trực bộ 4T mới thực là “có công” đầu trong vụ mua bán. Cứ theo cơ quan kiểm tra, chính ông ta quyết định, ông ta ký phê duyệt những văn bản MobiFone mua AVG. Người ta thường nói “bút sa gà chết” cũng một phần thương hại những nhà chức việc, quan chức chỉ do một chút lơ đãng, sơ sẩy nào đó mà gây tai họa. Nhưng một người như ông Tuấn, lại có một tay thầy dùi ranh ma mưu mẹo như Lê Nam Trà, có mà sơ sẩy khối. Mỗi một chữ ký, ai dám bảo không đem về một núi tiền. Số tiền ấy giờ ở đâu, đã biến thành cái gì, là việc của cơ quan cảnh sát điều tra. Ai chả biết các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn, Trịnh Xuân Thanh cũng từng ký những văn bản theo thẩm quyền như vậy, lúc các ổng đương quyền có ai nói gì đâu, có lộ tòi ra đồng xu cắc bạc vi thiềng nào đâu.

Với sự đánh giá “công trạng” mới “vi phạm rất nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của nhà nước”, rồi ông Trương Minh Tuấn sẽ phải trả lời trước pháp luật. Cuộc đời bãi bể nương dâu, lên voi xuống chó, dám làm dám chịu, đừng đổ thừa này nọ, đừng trốn tránh, thì ít ra cũng không đến nỗi hèn.

Một bộ quan trọng như Bộ Thông tin – Truyền thông nhưng cả hai đời bộ trưởng liên tiếp mắc vi phạm rất nghiêm trọng, có lẽ cái bộ này chỉ chịu đứng sau cơ quan ngang nó là Tổng thanh tra Chính phủ, đã từng 3 đời liên tiếp vị đứng đầu bị kỷ luật hoặc “có vấn đề”. Rồi biết đâu đấy nó (4T) sẽ có bạn tâm giao là Bộ Giao thông vận tải, hoặc Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Công Thương…, chả ai dám khẳng định là không thể.

Tôi ghét cái thói đánh hôi, trả thù vặt, té nước theo mưa, đánh kẻ ngã ngựa hoặc sắp ngã. Lẽ ra tôi không thèm viết gì về ông Tuấn, về bộ 4T, về vụ mua bán ma quỷ MobiFone – AVG. Nhưng nghe mấy cha lãnh đạo bộ này lên tiếng phân trần ra cái vẻ ta đây không sai, bị kết luận ép buộc… nên tôi biên vài dòng này cho thủng thêm câu chuyện. Và phải thú thực, về ông Tuấn, tôi đã nhận chân con người thực của ông khi ông đang là thứ trưởng, được cấp trên cơ cấu ghế thủ trưởng bộ thay ông Son. Lẽ ra là người sẽ đứng đầu một bộ như bộ 4T, ông cần chứng tỏ năng lực quản lý, sự hiểu biết chuyên môn sâu sắc, và nhất là cái tâm cao đẹp, nhưng ông Tuấn lại làm kiểu khác. Để chứng tỏ sự trung thành hăng hái của mình, ông liên tục lập ngôn đanh thép về… diễn biến hòa bình, quyền tự do báo chí, về mạng xã hội, lẽ dĩ nhiên đều theo ý đảng chứ không phải lòng dân. Ông siết chặt việc kiểm duyệt, bắt bẻ các tờ báo những lỗi này lỗi nọ, xử lý kỷ luật, tước thẻ nhà báo của nhưng ai ông có thể lôi ra làm con dê tế thần (ví dụ trường hợp nhà báo Đỗ Hùng của báo Thanh Niên). Và ông đã làm vừa ý những người đang thử thách ông, cái ghế bộ trưởng đã được đặt vào mông một tên lính tiên phong cảm tử. Ông Tuấn làm tôi nhớ tới trường hợp ông Đinh Thế Huynh, khi mới chỉ là Tổng biên tập báo Nhân Dân, rồi Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông ta đã dám thay mặt đảng hùng hồn tuyên bố ở đâu có thể đa đảng chứ Việt Nam không bao giờ đa đảng. Sau cú lập ngôn ấy, ông Huynh vào Bộ Chính trị, cũng có thể người ta đã nhắm trước cán bộ cấp chiến lược, nhưng cũng biết đâu nhờ ăn nói dũng mãnh mà nên công nên trạng. Nay thì cả ông Huynh lẫn ông Tuấn đều “than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu”.

Nguyễn Thông 

nhận xét hiển thị trên trang


Ông Trương Minh Tuấn: Quá trình hoạt động và phát ngôn ấn tượng
02/06/2018 (Dân Việt) Khởi đầu sự nghiệp ông Trương Minh Tuấn từng nhập ngũ và có thời gian phục vụ trong quân đội.




http://danviet.vn/tin-tuc/ong-truong-minh-tuan-qua-trinh-hoat-dong-va-phat-ngon-an-tuong-871928.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những áng văn định hình thế giới


https://baomai.blogspot.com/
Từ thuở ấu thơ, Alexander Đại đế đã được rèn luyện để trở thành thủ lĩnh của Macedonia.

Vương quốc nhỏ ở miền bắc Hy Lạp này luôn trong tình trạng chiến tranh triền miên với các nước láng giềng, nhất là với là xứ Ba Tư. Điều đó có nghĩa là Alexander phải học cách cầm quân đánh trận.

Khi phụ vương bị ám sát và Alexander lên ngôi, ông nhanh chóng vượt tất cả mọi kỳ vọng.

Ông không chỉ giữ yên bình cho vương quốc mà còn đánh bại toàn bộ Đế quốc Ba Tư và chinh phục một vùng lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ Ai Cập đến bắc Ấn Độ.

Sách gối đầu giường

https://baomai.blogspot.com/

Alexander còn sở hữu thêm một vũ khí nữa: Trường ca Iliad của Homer.

Thuở nhỏ, ông học đọc và viết bằng trường ca này. Nhờ vào thầy dạy học của ông, triết gia Aristotle, ông đã nghiền ngẫm Iliad với sự tập trung cao độ khác thường.

Khi ông bắt đầu các cuộc chinh phục, câu chuyện kể của Homer về một chuyến viễn chinh đến Tiểu Á trước đó của quân Hy Lạp đã làm thành cẩm nang của ông. Ông đã dừng ở Troy, ngay cả khi thành phố này không có ý nghĩa về mặt quân sự, để tái hiện những cảnh trong Iliad.

Trong toàn bộ chuyến viễn chinh này, ông đã gối đầu bên cạnh quyển sách của mình.

https://baomai.blogspot.com/

Bất chấp vị trí của nó trong văn học, trường ca sử thi của Homer có tác động vượt xa bên ngoài các thư viện và những đống lửa trong doanh trại ở thời Hy Lạp cổ đại.

Nó giúp định hình toàn bộ một xã hội, đạo đức của nó.

"Homer… đã vẽ nên 'những dạng thức suy nghĩ của sơ kỳ văn hóa Hy Lạp," Howard Cannatella viết.

"Câu chuyện này sẽ chỉ ra xã hội ngày xưa như thế nào để thể hiện, để sống và tái hiện… những sự kiện được sáng tác nhằm giúp độc giả thấy được, bằng một cách chấp nhận được, những lựa chọn đạo đức trong cuộc sống, chẳng hạn như phải dũng cảm, sẽ có tác động như thế nào đối với công chúng nói chung."

https://baomai.blogspot.com/
Alexander Đại đế được nhà triết học Aristotle dạy dỗ, và ảnh hưởng của người thầy thể hiện rõ nét trong cách nhà lãnh đạo quân sự áp dụng các chiến lược ngoại giao và chinh chiến

Ảnh hưởng giữa Iliad và Alexander Đại đế là tác động hai chiều.

Lấy cảm hứng từ sử thi, Alexander đã đền đáp cho Homer bằng cách đưa tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ chung của một vùng rộng lớn, nhờ đó đặt cơ sở để đưa Iliad trở thành văn chương thế giới.

Những người kế tục Alexander đã cho xây những thư viện vĩ đại Alexandria và Pergamum để gìn giữ những tác phẩm của Homer cho hậu thế.

https://baomai.blogspot.com/

Đó là bằng chứng cho thấy những câu chuyện có tầm quan trọng bên ngoài những trang sách.

Triết gia Plato đòi hỏi nghệ thuật "chứng tỏ rằng nó không chỉ giúp con người mua vui mà còn có ích cho các định chế và nhân sinh" - như Cannatella đã lập luận: "Thi ca đối với Aristotle (cũng giống như Plato) không chỉ khơi dậy những phản ứng tình cảm mãnh liệt mà còn thúc đẩy con người trở nên tốt đẹp hơn."

Trường ca Iliad là điển hình của những tác phẩm ban đầu như Sử thi về Gilgamesh xứ Mesopotamia hay truyện Popol Vuh của người Maya.

Văn học sử thi như thế này làm thành điểm tham chiếu chung cho toàn bộ nền văn hóa, giúp cho độc giả biết được rằng họ từ đâu đến và họ là ai.

Nền tảng của văn học Trung Hoa

Tuy nhiên, không phải truyền thống văn học nào cũng bắt đầu với những áng sử thi về các vị vua dũng mãnh và các cuộc chinh phạt.

https://baomai.blogspot.com/

Văn học Trung cộng dựa trên Kinh Thi, một tuyển tập những bài thơ xem qua thì có vẻ đơn giản nhưng đã khiến người đời tốn không biết bao nhiêu bút mực để diễn giải, bình luận.
Thơ ca không phải chỉ là lãnh địa của những nhà thơ chuyên nghiệp.

Một người có chí muốn leo cao trong chốn quan trường của Trung cộng phải trải qua những khoa thi gắt gao của triều đình vốn đòi phải nắm tường tận về thơ phú, và các bậc đại thần phải có khả năng 'ứng khẩu thành thơ'.

Kinh Thi đã đưa thi ca trở thành hình thức văn học quan trọng nhất trên khắp Đông Á (Khi Nhật Bản tìm kiếm sự độc lập về văn hóa từ Trung cộng, họ đã tự tạo tuyển tập thơ riêng cho mình).

Tầm quan trọng của thi ca cũng đã định hình một trong những tiểu thuyết kỳ vĩ đầu tiên của văn học thế giới: Câu chuyện về Genji.

https://baomai.blogspot.com/
Cuốn Câu chuyện về Genji của tác giả Murasaki Shikibu khắc họa bức tranh về cuộc sống chốn cung đình với tường tận các chi tiết và những chiêm nghiệm về tâm lý, tạo thành một tuyệt tác có độ dài lên đến hơn ngàn trang giấy

Tác giả của truyện, Murasaki Shikibu, đã phải tự học thơ chữ Hán bằng cách nghe lóm những buổi học của huynh trưởng của bà với sư gia, do phụ nữ không được phép học Hán văn.

Khi trở thành cung nữ trong cung đình Nhật Bản vốn mang tính kín đáo, bà đã vận dụng hiểu biết này để khắc họa nên một bức tranh về cuộc sống chốn cung đình với tường tận các chi tiết và những chiêm nghiệm về tâm lý, tạo thành một tuyệt tác có độ dài lên đến hơn ngàn trang giấy.

Để cho cuốn tiểu thuyết này trở thành văn chương hàn lâm, bà đã đưa vào gần 800 bài thơ.

Công nghệ in ấn

https://baomai.blogspot.com/

Khi ngày càng có nhiều nơi trên thế giới trở nên biết đọc biết viết, các công nghệ mới, mà trên hết là công nghệ làm giấy và in ấn, đã mở rộng tầm phủ sóng cũng như ảnh hưởng của những câu chuyện được ghi chép lại.

Điều này có nghĩa là có thêm những độc giả mới có thể đọc được những câu chuyện trong sách vở. Và độc giả mới cũng có nghĩa là xuất hiện thêm những câu chuyện mới để đáp ứng thị hiếu và mối quan tâm của những độc giả này.

Diễn biến đó đặc biệt thấy rõ trong thế giới Ả-rập, vốn đã học được bí quyết làm giấy từ Trung cộng và biến nó thành một ngành công nghiệp thịnh vượng.

Lần đầu tiên, những câu chuyện vốn trước đây chỉ có thể lưu truyền qua phương thức truyền miệng đã được đưa vào sách vở và được tập hợp lại trong những tuyển tập truyện kể như Ngàn Lẻ Một Đêm.

Phát triển ngôn ngữ

Đa dạng hơn những câu chuyện sử thi cổ hơn trước đó hay những tuyển tập thơ, Ngàn Lẻ Một Đêm vừa là hình thức giáo dục vừa là hình thức giải trí, được đóng khung trong câu chuyện không thể nào quên của nàng Scheherazade và vị vua mà đã thề sẽ giết bất cứ người đàn bà nào đã chăn gối với ông một đêm.

https://baomai.blogspot.com/
Nàng Scheherazade kể hết câu chuyện này đến câu chuyện khác cho đến khi nhà vua giải được cơn uất hận chết chóc của ông ta - giúp cho Scheherazade không chỉ trở thành hoàng hậu của ông mà còn là nữ anh hùng trong thế giới truyện kể

Đứng trước cái chết kề cận, Scheherazade bắt đầu kể hết câu chuyện này đến câu chuyện khác cho đến khi nhà vua giải được cơn uất hận chết chóc của ông ta - giúp cho Scheherazade không chỉ trở thành hoàng hậu của ông mà còn là nữ anh hùng trong thế giới truyện kể.

Các tuyển tập thơ, các tuyển tập truyện và các câu chuyện sử thi đã để lại một cái bóng quá lâu lên lịch sử văn học sau đó.

Khi nhà thơ Ý Dante Alighieri bắt đầu nắm bắt và giải thích quan điểm của Thiên chúa giáo về Địa ngục, Sự chuộc tội và Thiên đường, ông đã chọn hình thức thơ ca sử thi, do đó cạnh tranh với các tác giả kinh điển (ông đã khôn ngoan bỏ qua Homer do Homer sống trước thời đại của Chúa Jesus).

Ông đã sáng tác vở Thần Khúc không phải bằng tiếng Latin vốn được mọi người ngưỡng vọng mà là trong phương ngữ nói của vùng Tuscany.

Quyết định này của ông đã giúp đưa phương ngữ đó thành ngôn ngữ chính thống mà ngày nay chúng ta gọi là tiếng Ý, một sự đóng góp cho tầm quan trọng của văn học trong việc định hình ngôn ngữ.

Sự thống trị của tiểu thuyết

https://baomai.blogspot.com/

Thay đổi đơn lẻ lớn nhất trong sự thăng trầm của văn học là phát minh ra kỹ thuật in ở Bắc Âu của Johannes Gutenberg (học theo kỹ thuật của người Trung Hoa), người đã khởi đầu thời kỳ sản xuất sách báo đại trà và biết đọc biết viết phổ cập như thế giới của chúng ta ngày nay.

Trên khía cạnh văn học, thời kỳ này nằm dưới sự thống trị của tiểu thuyết, vốn được gọi tên trong tiếng Anh là 'novel', tức là sự mới mẻ mặc dù trước đó đã có tác phẩm tiên phong quan trọng như Lady Muraski.

Tiểu thuyết không có hành trang của những thể văn chương cổ và do đó tạo điều kiện cho những kiểu tác giả và độc giả mới xuất hiện, nhất là phụ nữ, vốn sử dụng thể thức linh hoạt này để đương đầu với những vấn đề nhức nhối nhất của xã hội hiện đại.

Tác phẩm Frankenstein của Mary Shelley nằm ở điểm xuất phát của thể loại mà về sau này được gọi là khoa học viễn tưởng, vốn bị giằng xé giữa những hứa hẹn không tưởng của khoa học và khả năng tàn phá của nó.

Ảnh hưởng chính trị

Cùng lúc, tiểu thuyết cũng được những quốc gia mới nổi sử dụng để khẳng định nền độc lập, như những gì đã xảy ra trong cái gọi là thời kỳ 'bùng nổ của Mỹ Latin' vào những năm 1960 với tác phẩm Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez, một tiểu thuyết xuyên qua nhiều thế hệ với hy vọng nắm bắt được toàn bộ một nền văn hóa.

Độc lập về chính trị đòi hỏi phải độc lập về văn hóa và tiểu thuyết chứng tỏ là cách tốt nhất để thực hiện được điều này.

Mặc dù những tác giả này và nhiều tác giả khác được hưởng lợi từ kỷ nguyên biết chữ đại trà, những ấn bản in cũng khiến việc kiểm soát và kiểm duyệt văn chương trở nên dễ dàng hơn.

Điều này trở thành một vấn đề đặc biệt nhức nhối đối với những tác giả sống ở các chế độ toàn trị như Đức Quốc xã hay Liên Xô, nơi có hệ thống những ấn bản ngầm để tránh sự kiểm duyệt.

https://baomai.blogspot.com/

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một cuộc cách mạng khác về công nghệ viết, một cuộc cách mạng ít nhất cũng quan trọng như phát minh ra giấy và kỹ thuật in của Trung cộng hay việc phát minh lại kỹ thuật in ở Bắc Âu.

Mạng Internet đang thay đổi cách chúng ta đọc và viết, cách văn học được truyền bá và những ai có thể tiếp cận được nó.

Chúng ta đang ở điểm khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong văn học - thế giới văn chương chắc chắn sẽ biến đổi thêm một lần nữa.



Martin Puchner

https://baomai.blogspot.com/
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vân Đồn- chủ quyền VN ở Vân Đồn bị xuyên tạc, cần phải viết lại trang wikipedia tiếng Anh



Tác giả: Nguyễn Khánh Hùng
.KD: Bất ngờ, chủ Blog nhận được email và bài viết này của bạn đọc Nguyễn Khánh Hùng về địa danh Vân Đồn, một trong ba đơn vị hành chính của VN rất có thể thành “đặc khu” nếu bị QH bấm nút thông qua.
.Còn lòng dân thì chắc chắn không chấp nhận.
Cảm ơn và xin đăng nguyên văn email và bài viết của bạn đọc Nguyễn Khánh Hùng. Rất mong bạn đọc Blog KD/KD chia sẻ rộng rãi vấn đề này.
————-
Dưới đây là email và bài viết. Xin đăng toàn văn:
Chào chị Kim Dung
Mấy ngày qua tôi có đọc về Vân Đồn trên báo và mong quốc hội không thông qua việc thành lập đặc khu kinh tế, đặc biệt là ở Vân Đồn.
Tôi đọc được bài viết trên Bách Khoa toàn thư mở (bản tiếng Anh) và thấy rằng nó được viết như thể tuyên truyền chủ quyền của Trung Quốc ở Vân Đồn. Bài viết này chỉ có về lịch sử Vân Đồn và đặc biệt nhấn mạnh gốc gác của dòng họ Trần từ Phúc Kiến, Trung Quốc. Nó không hề nhắc đến Vân Đồn như một địa điểm du lịch hay kinh tế văn hóa gì cả. Vì bách khoa toàn thư mở, Wikipedia, quá phổ biến nên mọi người sẽ dễ tìm đọc bài này.
Tôi gửi email hi vọng chị có thể đăng việc này trên trang nhà của chị, vốn có nhiều người đọc. Cùng với việc Vân Đồn được thể hiện trong film ảnh như là nơi “của ta giữ tạm của Trung Quốc” như một bài viết trên blog của chị, tôi thấy rằng họ cố tình tuyên truyền đến cả thế giới, tạo đà cho việc chiếm lấy Vân Đồn trong tương lai.
Tôi kèm theo bản dịch sang tiếng Việt theo tôi hiểu phía dưới và trong file đính kèm, có thể không sát lắm vì bản thân những người viết ban đầu viết lung tung lủng củng quá. Nhưng cái mục đích của họ thì rất rõ.
Tôi viết kém, nhưng cũng xin kèm theo mấy dòng của tôi trên facebook (có viết thêm đoạn về Trần Hưng Đạo) để chị xem thử. Nếu chị dùng google gõ “Van Don” sẽ ra bài viết trên Wikipedia tiếng Anh ở vài link đầu tiên (Vân Đồn district) và là tài liệu tổng quát dễ tìm nhất bằng tiếng Anh. Tôi cũng đang tập hợp tài liệu và muốn sửa bài viêt về Vân Đồn nhưng nghĩ rằng cứ để đó để mọi người thấy sự nguy hiểm của Trung Quốc trong việc này, và sẽ sửa nó sau khi quốc hội quyết định đợt này.
Xin cám ơn và chúc chị sức khỏe
Nguyễn Khánh Hùng
Kĩ sư, công ty Plastic Omnium
Brussels, Bỉ
Phần 1. dịch lịch sử Vân Đồn trên wikipedia
Fujian was the origin of the ethnic Chinese Trần dynasty royal family who migrated to Vietnam along with a large amount of other Chinese during the Lý dynasty where they served as officials.

Distinctly Chinese last names are found in the Trần and Lý dynasty Imperial exam records.[2] Ethnic Chinese are recorded in Trần and Lý dynasty records of officials.[3]

Clothing, food, and language were all Chinese dominated in Vân Ðồn where the Trần had moved to after leaving their home province of Fujian.
The Chinese language could still be spoken by the Trần in Vietnam.[4]

The ocean side area of Vietnam was colonized by Chinese migrants from Fujian which included the Trần among them located to the capital’s southeastern area.[5][6]

The Red River Delta was subjected to migration from Fujian including the Trần and Vân Ðồn port arose as a result of this interaction.[7]

Guangdong and Fujian Chinese moved to the Halong located Vân Ðồn coastal port during Ly Anh Tong’s rule in order to engage in commerce.[8]


The usurpation of the Lý occurred after they married with the fishing Fujianese Trần family.

Phúc Kiến là cố hương của dân tộc thiểu số họ Trần vốn là những người đã di cư tới Việt Nam cùng với một lượng lớn người Trung Quốc khác; những người họ Trần này phục vụ trong triều đình nhà Lý ở Việt Nam.

Rõ ràng rằng họ của người Trung Quốc được tìm thấy trong các kì thi quốc gia thời kì nhà Lý, Trần. Dân tộc thiểu số người Trung Quốc được ghi nhận trong lịch sử triều Trần và Lý một cách chính thức.
Quần áo, thức ăn và ngôn ngữ Trung Quốc thống trị Vân Đồn nơi mà tộc Trần di cư từ cố hương Phúc Kiến.
Tiếng Trung Quốc đã được dùng trong nội tộc họ Trần ở Việt Nam.

Bờ biển Việt Nam được định cư bởi những người Trung Quốc di cư từ Phúc Kiến, trong đó có những người thuộc họ Trần ở phía đông nam của thủ đô.

Vùng châu thổ sông Hồng được ép di cư từ những người Phúc Kiến trong đó có dòng họ Trần và cảng Vân đồn được thành lập từ sự kiện đó.

Người Trung Quốc ở Quảng Đông vầ Phúc Kiến đã di cư đến Hạ Long, nơi có cảng Vân Đồn thời kì của vua Lý Anh Tông để buôn bán.



Sự sụp đổ của triều Lý đã xảy ra sau khi họ kết hôn với những người đánh cá họ Trần ở Phúc Kiến này.
Phần 2 
Chủ quyền của Việt Nam ở Vân Đồn: wikipedia tiếng Anh cần phải được viết lại (đang được viết như tuyên truyền cho Trung Quốc)
Vân Đồn, thuộc Quảng Ninh, là một trong ba khu kinh tế được xem xét để trở thành đặc khu kinh tế trong dịp này. Cái tên Vân Đồn nổi quá khiến mình cũng tò mò tìm hiểu xem nó thế nào. Các thông tin giới thiệu về Vân Đồn được viết khá phong phú trên Bách Khoa toàn thư mở tiếng Việt.
Trên trang Wikipedia tiếng Anh thì, hỡi ôi, Vân Đồn được mô tả như là một địa điểm được những người đánh cá họ Trần ở Phúc Kiến, Trung Quốc, khai phá, mở rộng và vận hành. Đọc bài viết đó, một người ngoại quốc rất dễ hiểu rằng cái đất Vân Đồn ngày nay mà Việt Nam có là do người Trung Quốc thành lập nên, và sau này nhà Trần của Việt Nam chính là những người đánh cá Trung Quốc kia, nhà Lý mất nước là do kết duyên với những người đánh cá đó. Mình đọc mà lạnh sống lưng.
Một sự mập mờ nguy hiểm.
Đọc bài giới thiệu về Vân Đồn như vậy, người ngoại quốc không thể biết được rằng Vân Đồn sát với bờ biển Quảng Ninh và người Việt ở đó rất sớm. Họ không thể biết rằng từ thời Tiền Lê (980-1009) trước nhà Trần mấy trăm năm, Vân Đồn đã có đồn Vân trấn giữ ở đó. Thành lập cảng ở Vân Đồn là do nhà Lý với vua Lý Anh Tông, nhà Trần có công phát triền cảng Vân Đồn trở nên sầm uất. (Ref. A) Vua Trần Thái Tông nhà Trần có gốc gác từ những người đánh cá đến từ Phúc Kiến nhưng đã qua 6 đời, bà nội của vua là chị của tướng Tô Trung Từ nhà Lý.
Tiếng Anh quá thông dụng và chúng ta rất thiếu các tài liệu lịch sử được chuyển sang tiếng Anh.
Phần viết về lịch sử Vân Đồn gần như được chép lại nguyên xi từ bài viết lớn hơn về triều Trần (Trần dynasty) cũng trên Wikipedia tiếng Anh. Trong bài viết này, khi mô tả việc gặp gỡ với sứ giả nhà Nguyên năm 1258, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn được nhấn mạnh với rất nhiều nguồn (10 tài liệu), rằng là một người trong cộng đồng nói tiếng Trung Quốc (the Chinese-speaking Tran prince Trần Quốc Tuấn), chứ không viết rằng ông nói tiếng Trung Quốc rất giỏi.
Mình hiểu trong một số gia đình gốc Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh có thể vẫn nói tiếng Trung Quốc trong nhà, và cũng không rõ các gia đình họ Trần ở Nam Định – Thái Bình thế kỷ thứ 13 nói thứ tiếng gì trong gia đình. Nhưng có thể hiểu được suy nghĩ của họ xem họ là người nước nào khi xem lại hai tài liệu về Hưng Đạo đại vương. Trong Hịch tướng sĩ có câu: “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn”. Chữ “quốc” đó thể hiện tất cả. Hay rõ ràng hơn là trong lời dặn vua lúc ông ốm nặng ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư. Ông phân tích kinh nghiệm của các triều trước (Triệu vũ đế dựng nước, nhà tiền Lê, nhà Đinh, nhà Lý đánh đuổi giặc Hán, Tống) chứ có dùng kinh nghiệm của bọn phương Bắc đâu.
Cho dù thế nào thì, bài viết về Vân Đồn rõ ràng cố tình tuyên truyền cho thế giới là nó được thành lập nên do người Trung Quốc từ Phúc Kiến. Và các bài viết trên Wikipedia liên quan đến chủ quyền của Việt Nam, nhất là tiếng Anh, cần phải được xem xét một cách cẩn thận vì tính phổ biến của nó và rất dễ bị người Trung Quốc xuyên tạc sự thật.
note: google “Van Don” sẽ ra bài về huyện/quận Vân Đồn (Vân Đồn district) này ở wikipedia tiếng Anh ngay 1, 2 link đầu tiên.
Ref A.: Vân Đồn, Wikipedia tiếng Việt
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin NÓNG: GIÁO XỨ SONG NGỌC (QUỲNH LƯU, NGHỆ AN) BIỂU TÌNH



03.06.2018

07h00 ngày 03.06.2018 Linh mục Nguyễn Đình Thục và bà con giáo xứ Song Ngọc tập trung tại nhà thờ để phản đối nhà cầm quyền lập các Đặc khu kinh tế cho Tàu thuê đất 99 năm.






Phần nhận xét hiển thị trên trang

BỘ CHÍNH TRỊ & HAI DỰ ÁN LUẬT





Huy Đức"Bộ Chính trị (BCT) đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật".

Đành rằng, BCT là một thực thể quyền lực trong chế độ đảng cầm quyền và QH đã có không ít lần phải thông qua những quyết định không phải của mình. Nhưng lần này, khi Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân nói như vậy, không rõ là để gây sức ép lên đại biểu hay để công khai "địa chỉ chịu trách nhiệm".

Một người tiền nhiệm khả kính của bà Ngân, Chủ tịch QH khoá VIII Lê Quang Đạo, từng nói, "Đảng lãnh đạo nhân dân cầm quyền chứ không trực tiếp cầm quyền". Điều đó rõ hơn lên sau Hiến pháp 1992 và tất nhiên nó tuỳ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm trước dân của từng đại biểu và trí tuệ, bản lãnh của người Chủ tịch.

Việc thiết lập 3 đặc khu và cho người nước ngoài thuê đất tới 99, tôi không rõ, BCT kết luận "phải làm" hay chỉ đồng ý về mặt nguyên tắc, "được làm". Nhưng, cho dù BCT kết luận thế nào thì QH vẫn phải bàn và nơi đưa ra quyết định vẫn phải là QH.

Trong những quyết sách đậm tính chuyên ngành như vấn đề An Ninh Mạng và nhạy cảm với dân, với lịch sử như đất đai và đặc khu, không có cách nào để hiểu thấu đáo như khi đưa ra thảo luận công khai trên diễn đàn QH và trong dân chúng.

Trong Dự thảo luật An Ninh Mạng thì ngay từ đầu, QH đã sai khi giao cho Bộ Công an soạn thảo và UB Quốc phòng và An ninh thẩm tra. Phòng chống các mối đe doạ trên không gian mạng là vấn đề công nghệ chứ không phải là những cuộc kiểm tra hành chính hay những cái còng số 8.

QH cũng đã bỏ qua những nguyên tắc quan trọng của công tác lập pháp. Trước một mối đe doạ có thật, phải coi trong hệ thống pháp luật hiện hành đã có quy phạm hành chánh hay hình sự nào điều chỉnh chưa. Nếu cần một chính sách mới thì còn phải cân nhắc, tác dụng của nó có cao hơn chi phí thực thi mà ngân sách, nền kinh tế và xã hội phải chịu hay không. Nếu tuân thủ các nguyên tắc đó, không bao giờ QH phải thảo luận một dự luật như An Ninh Mang.

Khi phát biểu về bất cứ vấn đề gì tôi đều tôn trọng các định chế hiện hành và vẫn cho rằng (assume that), Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của dân như được viết trong Hiến pháp.

Nếu BCT mới đúng là nơi quyết định cao nhất chứ không phải QH như bà Ngân nói. Mà, Uỷ ban Thường vụ QH không tập hợp trung thực ý kiến đa chiều của đại biểu, của cử tri, trình bày lại với BCT. Thì, UB Thường vụ Quốc hội đã đặt Bộ chính trị trước nguy cơ ra những quyết định... phi chính trị.

Tôi thừa nhận là có cả màu sắc "dân tuý" trong các trào lưu phản ứng với Dự luật Đặc khu nhưng các lập luận đưa ra chủ yếu là xác đáng. Nhưng ngay cả với các yếu tố dân tuý cũng không thể coi thường. Không có thể chế chính trị nào, cho dù độc tài tập thể hay độc tài cá nhân, lại có thể coi thường các bài học lịch sử và cảm xúc thâm căn của dân chúng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang