Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Tin tức thế giới:

TT Trump: Cuộc gặp của Ngoại trưởng Pompeo và Tướng Kim Yong-chol đã "diễn ra tốt đẹp"
TT Trump: Cuộc gặp của Ngoại trưởng Pompeo và Tướng Kim Yong-chol đã "diễn ra tốt đẹp"
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) bắt tay với Phó chủ tịch Ban chấp hành Đảng Lao động Triều Tiên kiêm Trưởng ban Mặt trận Thống nhất Kim Yong-chol. Ảnh: Sky News.
Tổng thống Trump cho biết ông rất "háo hức" mong chờ được đọc nội dung bức thư của ông Kim Jong-un.
Cách đây ít phút, TT Donald Trump đã đăng tải dòng tweet thông báo về kết quả cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và sứ giả cấp cao của Triều Tiên - ông Kim Yong-chol.
Tổng thống Trump tiết lộ rằng phái đoàn cấp cao Triều Tiên sẽ trao bức thư mật của ông Kim Jong-un cho ông vào ngày mai (1/6).
Trả lời các phóng viên hôm Thứ 5 (31/5), ông Trump cho biết ông rất "háo hức" mong chờ được đọc nội dung bức thư của ông Kim Jong-un.
Ông Kim Yong-chol, Phó chủ tịch Ban chấp hành đảng Lao động Triều Tiên kiêm Trưởng ban Mặt trận Thống nhất, đã thay mặt ông Kim Jong-un tới New York để đàm phán và quyết định các điều kiện cho cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều được ấn định tổ chức ngày 12/6 tới tại Singapore.
Sau khi chiếc máy bay chở phái đoàn cấp cao Triều Tiên hạ cánh tại thành phố New York, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đích thân tiếp đón và mời ông Kim Yong-chol tới căn hộ cao cấp của một nhà ngoại giao Mỹ ở phía Đông Manhattan để dùng bữa tối.
Theo lời ông Pompeo, hai bên đã có bữa tối "tuyệt vời và đem lại nhiều kết quả tốt". Sau bữa ăn đón tiếp, đại diện hai nước sẽ còn gặp nhau 2 lần nữa để bàn về các điều kiện và công tác chuẩn bị thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Ông Kim Yong-chol là quan chức cấp cao nhất của Triều Tiên tới thăm Mỹ trong vòng 18 năm qua.
Một số hình ảnh cuộc họp chiều này: Ảnh Bộ Ngoại giao Mỹ
TT Trump: Cuộc gặp của Ngoại trưởng Pompeo và Tướng Kim Yong-chol đã diễn ra tốt đẹp - Ảnh 1.
TT Trump: Cuộc gặp của Ngoại trưởng Pompeo và Tướng Kim Yong-chol đã diễn ra tốt đẹp - Ảnh 2.
TT Trump: Cuộc gặp của Ngoại trưởng Pompeo và Tướng Kim Yong-chol đã diễn ra tốt đẹp - Ảnh 3.
TT Trump: Cuộc gặp của Ngoại trưởng Pompeo và Tướng Kim Yong-chol đã diễn ra tốt đẹp - Ảnh 4.
TT Trump: Cuộc gặp của Ngoại trưởng Pompeo và Tướng Kim Yong-chol đã diễn ra tốt đẹp - Ảnh 5.
===============================
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gặp mặt, mời ông Kim Jong Un tới thăm Nga
Theo RT, ngoại trưởng Nga tới thăm Bình Nhưỡng chủ yếu để thảo luận về việc hỗ trợ mối quan hệ liên Triều và giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong chuyến thăm tới Triều Tiên vào ngày hôm nay (31/5). Những bức ảnh mới nhất cho thấy cả ông Lavrov và ông Kim đều hài lòng về kết quả của buổi gặp.
Ông Lavrov và ông Kim cam kết sẽ nỗ lực hết sức để duy trì đàm phán hòa bình, gỡ bỏ các mâu thuẫn Hàn - Triều. Ngoại trưởng Lavrov cũng mời ông Kim tới thăm Nga trong thời gian tới.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gặp mặt, mời ông Kim Jong Un tới thăm Nga - Ảnh 1.
Ảnh: RT
"Chúng tôi rất vinh dị được mời ông tới thăm nước Nga," ông Lavrov nói. Đáp lại, ông Kim cũng gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo ông Lavrov, mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo sẽ không thể nào được thực hiện nếu các cấm vận nhằm vào Bình Nhưỡng vẫn còn hiệu lực.
Nga sẽ hỗ trợ mọi thỏa thuận trên bàn đàm phán của Liên Hợp Quốc, miễn là những thỏa thuận ấy "đem lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan, bao gồm Triều Tiên."
=============================
Mỹ gạt Trung Quốc khỏi tập trận chung, Đài Loan phấn khởi: "Chúng tôi đã sẵn sàng"
Quan chức Đài Loan cho biết, hiện nay là cơ hội tốt để đảo này có thể gửi lực lượng tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất toàn cầu cùng Mỹ.
Phát biểu trước cơ quan lập pháp ngày 30/5, người đứng đầu cơ quan quốc phòng Đài LoanNghiêm Đức Phát cho hay, không phải vì năm nay Mỹ hủy lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) mà Đài Loan mới gửi đề xuất tham gia với Mỹ.
"Hiện nay là cơ hội tốt nhưng vẫn còn phụ thuộc vào thái độ của phía Mỹ", ông này cho biết, trước đây Đài Loan luôn luôn tìm kiếm cơ hội tham gia RIMPAC và năm nay đã "chuẩn bị sẵn sàng".
Cũng trong phiên họp này, ông Thái Thích Ứng - thành viên đảng Dân tiến cho rằng, "hiện nay là thời điểm rất tốt đối với chính quyền bà Thái Anh Văn, bởi trước đây Mỹ từng có ý mời Đài Loan tham gia RIMPAC nhưng do sự đe dọa từ Bắc Kinh nên Đài Loan không thể tham gia, thậm chí việc gửi quan sát viên cũng gặp nhiều khó khăn".
"Không nhất thiết phải gửi lực lượng chính quy mà có thể phải lực lượng hậu cần tham gia, hy vọng sẽ thương lượng được với phía Mỹ", ông này nói.
Trước đó, ngày 23/5 (giờ địa phương), Lầu Năm Góc đã đưa ra tuyên bố hủy lời mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận hải quân RIMPAC trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục phớt lờ dư luận, quân sự hóa ở Biển Đông.
Trước động thái cứng rắn của Mỹ, Trung Quốc đã chỉ trích rằng, đây là "quyết định thiếu tính xây dựng và không hỗ trợ cho hợp tác quốc phòng Trung-Mỹ".
RIMPAC được tổ chức 2 năm một lần vào khoảng tháng 6-7 tại Hawaii, được coi là cuộc diễn tập quân sự quốc tế trên biển lớn nhất trên quy mô toàn cầu. Năm 2014, 2016, Trung Quốc đều được mời tham gia huấn luyện hải quân với nhiều quốc gia khác.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thương mại hóa giáo dục


FB Hoàng Tư Giang


























Hôm nay nghe tư lệnh giáo dục khăng khăng dùng cụm từ “giá dịch vụ đào tạo” thay vì “học phí” mà cảm thấy buồn tê tái. Tôi buồn không chỉ bởi ngữ nghĩa bị đánh tráo, mà quan trọng hơn, là vì quan điểm quản lý. Anh Nhạ nói: “Việc chuyển đổi từ cơ chế thu học phí sang giá dịch vụ đào tạo theo hướng TÍNH ĐÚNG, TÍNH ĐỦ các chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo”.

Chao ôi, nói huỵch toẹt ra vậy không phải là thương mại hóa giáo dục hay sao? Chuyện tăng học phí, hay nói theo ngôn ngữ của anh, tăng giá dịch vụ đào tạo, là không thể tránh khỏi. Giáo dục là một trong những lĩnh vực thiết yếu nhất mà Nhà nước cần đảm bảo cho người dân, bên cạnh y tế, an ninh, quốc phòng,… khi đã thu thuế của họ thì nay… như vậy đó.

Người tiền nhiệm của anh Nhạ lại có ý kiến khác. Anh Nhân nói: “Hiện nay chúng ta vẫn thu học phí trung học cơ sở thì thu được bao nhiêu tiền một năm? Nếu miễn thì ngân sách Nhà nước chịu được không? Tôi cho rằng, đến bây giờ Nhà nước có thể chịu được khoản này”. Anh Nhân phân tích trong giai đoạn 2012-2013, thu học phí cả năm đối với cấp học này khoảng vài ngàn tỉ đồng, tức chỉ bằng 10-15km xây đường cao tốc.

Trong một cuộc hội thảo về phát triển kinh tế VN cách đây nửa năm, Phó TTg VĐH đặt một câu hỏi cho WB và IMF, điều cốt lõi nhất VN phải làm bây giờ là gì để thúc đẩy phát triển. Câu trả lời rất đơn giản và tập trung: “giáo dục”. Họ nói, chỉ có giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng con người, cả kỹ năng và tâm hồn mới giúp quốc gia phát triển lành mạnh.

Người Việt Nam chi mỗi năm 3 tỷ đô cho con cái học ở nước ngoài. Những người không có điều kiện như vậy cũng không hề tiếc tiền cho con học. Nhưng còn biết bao nhiêu người nghèo khác thì sao? Chả lẽ con cái họ bị gạt ra rìa chỉ vì “tính đúng, tính đủ”.

Thử hỏi, chất lượng giáo dục như thế nào mà con người chúng ta đâm ra như thế này? Và khi TÍNH ĐÚNG, TÍNH ĐỦ giá, thì người dân có thực sự nhận được dịch vụ giáo dục để họ trở thành những con người tử tế, có kỹ năng hay không? Hơn hết, khi đã “tính đúng, tính đủ” thì có còn “ưu việt”?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐẶC KHU & ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI





Mai Quốc Ấn
1-6-2018

Tôi thấy một số người đưa ra số liệu 400 tỉ USD mà đặc khu Thâm Quyến bên Tàu đóng góp vào nên kinh tế Trung Quốc. Ai phản bác thì bị chửi là ngu, thiển cận, lo sợ vô lý trước việc "thử nghiệp thể chế" theo mô hình đặc khu. Cũng có một số ĐBQH cũng được "mớm" số như vậy để "đả thông tư tưởng" trước khi biểu quyết.

Nhưng thật ra, muốn bẻ gãy luận điểm này không khó!

Thứ nhất, Thâm Quyến là một đặc khu duy ý chí. Đặng Tiểu Bình tuyên bố "Không tranh luận nữa, làm đi!" Vào đầu thập niên 80 và Thâm Quyến đi vào hoạt động năm 1984. Sự duy ý chí đó chỉ có được ở chế độ độc tài toàn trị mang màu sắc Trung Quốc và cũng chỉ phù hợp với thập niên 80 của thế kỷ trước, khi người dân còn ngu muội và ít tiếp cận thông tin (internet chẳng hạn) để phối kiểm thông tin. Xin nhớ cho, đây là năm 2018 tại Việt Nam chứ không phải 1984 ở Trung Quốc.

Thứ hai, Thâm Quyến tập trung phát triển công nghiệp, ban đầu là công nghiệp nặng. Hiện nay, sau 34 năm, các bước thay đổi về hiện đại hóa, tự động hóa đã khiến Thâm Quyến lột xác. Các vấn đề về ô nhiễm môi trường tích tụ hơn 30 năm giờ đang phải giải quyết nên con số 400 tỉ GDP trở thành lố bịch nếu tính lại gánh nặng an sinh xã hội, chi phí giải quyết ô nhiễm môi trường, các mâu thuẫn nội tại từ việc thu hồi đất đai,.v.v...

Thứ ba, Thâm Quyến cộng sinh với Hương Cảng (Hongkong). Hongkong từ trước và sau 1997 đều có vai trò quan trọng với sự hình thành và phát triển của Thâm Quyến. Hongkong có kinh nghiệm thương mại quốc tế hơn 100 năm và được nước Anh đầu tư hạ tầng khá chuẩn. Cả Vân Đồn, Bắc Vân Phong lẫn Phú Quốc có gì ngoài đất? Xin thưa, không có gì ngoài đất!

Thứ tư, dòng tiền đổ vào Thâm Quyến là của chính quyền Trung Quốc. Các dòng tiền khác cũng "mang màu sắc Trung Quốc" là chủ đạo, ví dụ Hongkong cũng có đầu tư vào sản xuất ở Thâm Quyến để tối ưu hóa lợi nhuận. Có giao đất và ưu đãi riêng, luật hóa đặc khu mang tính chất chuyên biệt cho nhà đầu tư trong 99 năm thì vẫn không đi xa giấc mộng "một Trung Hoa". Nhưng nếu dòng tiền đổ vào Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc không phải từ nội lực Việt Nam thì lại là 1 câu chuyện rất khác.

Thứ năm, Trung Quốc sử dụng "ngoại giao nhân dân tệ"- dùng đầu tư, viện trợ hay các cam kết kinh tế (và cả chính trị) đối với các quốc gia nhỏ, yếu thể để "mua" sự ủng hộ của họ. Hình mẫu Thâm Quyến áp dụng vào Vân Đồn, Bắc Vân Phong hay Phú Quốc là một sự cưỡng từ, đoạt lý không mang tính học thuật. Thứ mà 3 nơi dự kiến làm đặc khu có lẽ không nằm ngoài địa chính trị. Ví dụ, nếu có chiến tranh thì nơi nổ súng đầu tiên là ở đâu khi phân tích về việc tên lửa Trung Quốc bao trùm biển Đông và có thể bắn tới Tp.HCM? Ví dụ từ Bắc Vân Phong đến Cam Ranh (Khánh Hòa) và Đà Nẵng là bao nhiêu km? Ví dụ, Phú Quốc rất rất gần Campuchia- một đối tác "nhiều mặt" của Trung Quốc lẫn Việt Nam. Ví dụ Vân Đồn nằm gần các... đại đoàn quân lực nào của Trung Quốc?

Trung Quốc đầu tư vào phim ảnh để những Tinh Võ Trần Chân, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn,... "sống lại" và chiến thắng cao thủ của Nhật, Mỹ, Châu Âu để che giấu nỗi nhục bị xâm.lấn, bị ép cắt đất. Nay họ bành trướng khắp thế giới theo hướng ngược lại để chứng minh "sư tử ngủ say" đã "thức dậy". Người dạy thú còn có thể bị sư tử xơi tái và hơn 2.000 năm nay đã có bao nhiêu lần con thú khát máu ấy đô hộ và xâm lược dân mình?


Hãy nhìn bức ảnh kèm bài viết này (ảnh trên)! Đấy là Phú Quốc. Sự luộm thuộm do quy hoạch và "dòng tiền miền Bắc" đổ vào đây đón đầu xu thế đặc khu đã khiến quy hoạch đất đai nơi này tan nát, mâu thuẫn đất đai nhan nhản.v.v.. Đến cả việc cấp bách cần có 1 khu xử lý rác hiện đại cho Phú Quốc còn chưa có thì nói gì đến việc làm đặc khu cho xa xôi?

Với các ĐBQH- những người về lý thuyết là đại diện nhân dân- tôi chỉ muốn nói với họ rằng bất kỳ quyết định nào cũng cần thận trọng. Các vị là Đảng viên, thì hãy nhớ Đảng tồn tại 88 năm từ khi thành lập. Các vị là cán bộ nhà nước, thì hãy nhớ Nhà nước mang màu sắc chủ nghĩa xã hội hiện nay có 73 năm tồn tại từ khi thành lập. Còn đất nước và dân tộc này phải tính bằng nghìn năm chống xâm.lược, chống đô hộ và xây dựng.

Lịch sử. Luôn có những chương nói về lòng ái quốc. Nhưng có những trang sử cũng chỉ dành riêng để nhắc tên bọn bán nước, kể cả bán nước bằng nút bấm biểu quyết. Và lịch sử của mai sau luôn bắt đầu từ hôm nay...

Lịch sử là Nhân- Quả, luôn khách quan và không ai thoát khỏi quy luật ấy cả!


nhận xét hiển thị trên trang

SOS: THÔNG ĐIỆP ĐÃ RÕ RÀNG SAU PHÁT BIỂU CỦA PCT QUỐC HỘI!



Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu. Ảnh: Phạm Hải

Ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội vừa đưa ra một thông điệp rất rõ ràng: Ba Đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã được dọn chỗ để đón PHƯỢNG HOÀNG.

Phượng Hoàng là gì? Phượng Hoàng biểu tượng cho Ai, giống người nào? mang căn cước của Văn hóa nào?


Theo Wikipedia: Phượng hoàng (tiếng Trung giản thể: 凤凰, phồn thể: 鳳凰 fènghuáng; tiếng Nhật: 鳳凰 hō-ō; tiếng Triều Tiên: 봉황 bonghwang) nguyên thủy là các con chim trong thần thoại của người dân khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, ngự trị trên tất cả các loài chim khác. 

Trước đây, con trống được gọi là Phượng còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn và Phượng cùng Hoàng đã được trộn lẫn vào nhau thành một thực thể giống cái, gọi là phượng hoàng, để cho nó có thể ghép cặp với long (rồng), là con vật mang ý nghĩa của giống đực. Người Hán thường sử dụng thành ngữ "Con cháu rồng" như là dấu hiệu của việc nhận dạng theo chủng tộc. Phượng hoàng còn được gọi là "côn kê"?(鶤雞 kwangai tiếng Quảng Đông kūnjī quan thoại) do đôi khi nó được dùng thay cho con gà trong Can Chi. 

 Bản đồ Trung Quốc hình con gà.

Tại thế giới phương Tây, chẳng hạn như người nói tiếng Anh, gọi nó là Chinese phoenix (phoenix cũng được dịch sang tiếng Việt là "phượng hoàng", mặc dù nó là con vật thần thoại không có khái niệm tương đương trong văn hóa của người Việt) hay ho-oh bird (từ tiếng Nhật hō-ō).
______________

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: 
Dọn chỗ đón 'phượng hoàng' vào đặc khu

VietNamnet
01/06/2018 05:00 GMT+7

Trao đổi với báo chí bên hành lang QH về dự luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (đặc khu), Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu bày tỏ tin tưởng chúng ta đã chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất trong khả năng để đón nhận sự ra đời của 3 đặc khu.

Đề xuất phó chủ tịch tỉnh là bí thư kiêm chủ tịch đặc khu
Xây đặc khu: Không cẩn thận cò đất làm mất cán bộ
Xây đặc khu: Phải chọn bàn tay tinh túy nhất

"Đây là vấn đề mới, khó, nhiều chính sách đang thử nghiệm, vì vậy cũng phải xác định là vừa làm vừa rút kinh nghiệm", Phó Chủ tịch QH nói.

Mức ưu đãi hợp lý để thu hút được đầu tư

Hiện vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về chính sách ưu đãi về đất đai khi xây dựng 3 đặc khu nhưng thực tế luật chưa được thông qua mà đất tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã "sốt" khiến không ít ý kiến lo ngại "chim sẻ”, “chim sâu” chiếm hết đất, không còn chỗ để đón "đại bàng”?

Trước hết, cần nói rõ ràng hiện tượng sốt đất vừa qua ở 3 nơi không có mối liên quan nào tới chính sách ưu đãi đất đai quy định trong dự thảo luật Đặc khu. Đây là phản ứng của thị trường, của một bộ phận người dân trước thông tin chúng ta sắp thành lập đặc khu ở các nơi đó.

Chính quyền các địa phương đã kịp thời có biện pháp tăng cường quản lý chặt chẽ và giờ chúng ta thấy cơn sốt đã hạ nhiệt.

So với thế giới, các đặc khu của chúng ta thành lập sau, do đó phải có những cơ chế, chính sách đặc biệt, vượt trội thì mới thu hút được đầu tư, mới cạnh tranh được.

Quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án luật là các cơ chế, chính sách đặc biệt quy định trong luật có thể khác với các luật hiện hành nhưng phải trong khuôn khổ Hiến pháp, phải hợp lý, khả thi, đáp ứng yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo đảm quyền và lợi ích của nân dân.

Ưu đãi về đất đai là một trong các chính sách đặc biệt đó. Đây cũng không phải chính sách mới lần đầu tiên được áp dụng ở nước ta, mà pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư tại các khu kinh tế đã quy định miễn tiền sử dụng đất thời hạn thuê đối với một số loại dự án công nghệ cao, quy mô lớn cần đặc biệt thu hút đầu tư, các dự án xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế văn hóa ...

Dự thảo luật tiếp thu ý kiến các ĐBQH trình ra kỳ họp thứ 5 đã chỉnh lý cơ bản nội dung này so với dự thảo luật trình kỳ 4, giảm hợp lý các ưu đãi đất đai, cả về thời hạn và mức ưu đãi theo nguyên tắc không ưu đãi dàn trải mà có trọng tâm, trọng điểm. Ưu đãi tập trung vào các dự án thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển, phù hợp với định hướng phát triển của các đặc khu.

Mức ưu đãi hợp lý để thu hút được đầu tư nhưng cũng phải tính làm sao để bảo đảm nguồn thu cho ngân sách đặc khu trong dài hạn nhằm phát huy nội lực.

Lấy ví dụ, đa phần dự án thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển được quy định ưu đãi miễn tiền thuê đất 20 năm, chỉ một số dự án mũi nhọn và dự án của nhà đầu tư chiến lược mới được ưu đãi tối đa đến 30 năm, nhưng không quá 1/2 thời hạn sử dụng đất của dự án.

Nhiều ĐBQH lo ngại chính sách miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất với đồng loạt các dự án sẽ khuyến khích hoạt động đầu cơ, găm giữ đất thay vì đưa đất đai vào sản xuất, kinh doanh?

Cảnh báo của ĐBQH là xác đáng. Nhưng ở đây cùng phải thấy rằng, ưu đãi đất đai, kể cả miễn tiền thuê đất cả đời dự án trong một số trường hợp không phải là chính sách mới. Dự thảo luật cũng không miễn đồng loạt các dự án mà có trọng tâm, trọng điểm, chỉ những dự án thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển của các đặc khu mới được hưởng chính sách này. Thời hạn miễn bảo đảm sự vượt trội nhưng không quá cao so với ưu đãi hiện hành đang áp dụng ở các khu kinh tế.

Cơ quan quản lý có quyền cấp đất cho nhà đầu tư để họ hoạt động theo đúng mục tiêu của dự án và phù hợp với quy hoạch của đặc khu.

Nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng mục tiêu của dự án, không phù hợp với quy hoạch, không thực hiện đúng cam kết của mình thì chính quyền đặc khu có quyền thu hồi lại đất đó, có phải nhà nước cấp đất không điều kiện và nhà đầu tư có quyền chiếm giữ mãi đâu.

Thận trọng, lắng nghe nhưng không phải quá lo

Mới đây, chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank đưa ra cảnh báo về một "cuộc đua xuống đáy” diễn ra tại 3 đặc khu sẽ làm hút hết nguồn lực của các nơi khác về đây khiến nhiều địa phương không còn cơ hội phát triển. Lo lắng này có cơ sở không, thưa ông?

Đây cũng là vấn đề được đặt ra và được các cơ quan cân nhắc trong quá trình soạn thảo dự án luật này. Theo nguyên tắc thị trường, nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế thì ở đâu có môi trường đầu tư thuận lợi, chính sách ưu đãi tốt hơn thì sẽ có sức hút lớn hơn đối với các nhà đầu tư.

Làm đặc khu là theo đúng nguyên lý là “dọn chỗ” để thu hút “phượng hoàng” đến làm tổ. Cảnh báo về “cuộc đua xuống đáy” không phải không có căn cứ, nhưng theo tôi, chúng ta thận trọng, lắng nghe nhưng không phải quá lo về việc đó.

Bởi vì thứ nhất, mỗi nhà đầu tư đều có chiến lược, mục tiêu kinh doanh, những tính toán riêng về thị trường, đối tác làm ăn. Nếu họ xem xét khả năng đầu tư ở đặc khu thì ưu đãi đầu tư chỉ là một phần trong những vấn đề họ cần cân nhắc, không phải cứ ưu đãi là các nhà đầu tư đổ xô đến đầu tư ngay đâu.

Thứ hai, mỗi đặc khu theo quy định của dự thảo luật có những ngành, nghề ưu tiên phát triển riêng và chỉ dự án đầu tư trong các ngành, nghề đó mới được hưởng ưu đãi.

Thứ ba, để được chấp thuận đăng ký đầu tư ở đặc khu thì nhà đầu tư phải đảm bảo những điều kiện nhất định như quy mô dự án, khả năng tài chính, lĩnh vực đầu tư, công nghệ áp dụng và chuyển giao... chứ không phải nhà đầu tư nào muốn cũng vào được.

Rồi còn phải đáp ứng các điều kiện đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất... thì mới được giao đất, cho thuê đất.

Thu Hằng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LỜI CẢNH BÁO VỀ MỐI NGUY KHI LẬP ĐẶC KHU VÂN ĐỒN



“ĐẶC KHU VÂN ĐỒN”, TỪ PHIM  
Nhà báo Nguyễn Hồng Lam

Từ tháng 10 - 2017, trên Youtube, bô phim hành động dài tập nhan đề “Đặc công truy sát ông trùm ma túy” của Trung Quốc sản xuất đã được chiếu rầm rộ. Nếu thuần giải trí, phải công nhận phim khá hấp dẫn, cảnh quay đẹp, diễn xuất tự nhiên, kịch bản và đầu tư sản xuất công phu. Có cả bản thuyết minh và phụ đề Việt ngữ được thực hiện rất kỹ lưỡng, chăm chút. Nó chứng tỏ, khán giả Việt Nam là một trong những nhóm đối tượng quan trọng mà những người làm phim muốn nhắm tới và thuyết phục. Nó là một phương tiện quảng bá văn hóa, trình bày quan niệm Trung Quốc một cách rất rõ ràng, không có gì phải bàn cãi. 


Tuy nhiên, tôi không định giới thiệu hay phê bình bộ phim. Tôi muốn “đọc” chính xác thông điệp nguy hại mà nó gửi tới khán giả, nhất là khán giả Việt. Nó liên quan rõ nét tới Dự luật đặc khu cho thuê đất 99 năm mà Quốc hội nước ta đang thảo luận, gây nhiều tranh cãi, xung đột trong cả tình cảm, lý trí của người Việt hiện tại.

Bộ phim mở đầu và xoay quanh cuộc chiến quyết liệt giữa đặc nhiệm chống khủng bố Trung Quốc với tập đoàn tội phạm túy – khủng bố Mãnh Mã do người Trung Quốc cầm đầu, nhắm đến gây nguy hại trực tiếp cho xã hội Trung Quốc, có sào huyệt nằm giữa khu vực biên giới Trung Quốc với nước F. giả định. Phiếm chỉ, nhưng với cảnh quay, sinh hoạt, tập quán cộng đồng (lễ hội té nước chẳng hạn)…, nước F. vẫn hiện ra như một khu vực nào đó thuộc Bắc Lào, giáp Trung Quốc, gần Thái Lan và Myanmar. Tình trạng quản lý và đấu tranh trong phim cho thấy nơi đặt đại bản doanh, sào huyệt của Mãnh Mã là một đặc khu của nước F. cho người Trung Quốc thuê dài hạn, được tổ chức xây dựng thành một quần thể khu du lịch, nghỉ dưỡng, ăn chơi. Cả luật pháp Trung Quốc lẫn luật pháp nước sở tại đều không có quyền công khai đối với việc giải quyết những vi phạm luật pháp, những âm mưu, hành vi, tổ chức hoạt động tội ác đang diễn ra trong đó. Buộc lòng, Trung Quốc, với sự đồng thuận của nước F. phải dùng đặc nhiệm đột kích – nhiều lần và liên tục – để giải quyết vấn đề và bảo vệ xã hội của họ.

Tôi không chắc chắn tưởng tượng trong phim vô tình hay dựa hẳn những gì có thật từ nguyên mẫu ngoài đời. Song, nhân vật ông trùm Bát Diện Phật của tổ chức tội phạm Mãnh Mã trong phim gần như trùng khít với Zhao Wei, ông chủ tập đoàn Kings Romans đang thuê đặc khu ở vùng Tam Giác Vàng, tỉnh Bokeo, Bắc Lào giáp với Trung Quốc.

Bài viết “Trung Quốc Và Những “Tiểu Quốc” Mang Tên “Đặc Khu” của tác giả Mạnh Kim (đăng trên Trí Việt News, 31-5-2018), đọc lên có cảm tưởng như đang thuật lại những gì thấy được trong bộ phim tôi đã từng xem:

“Năm 2007, Chính phủ Lào cấp phép cho thuê đất 99 năm cho tập đoàn Kings Romans có trụ sở tại Hong Kong, lập “Đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng” tại tỉnh Bokeo. Lào đồng ý cho Kings Romans thuê 10.000 hecta đất trong đó 3.000 hecta được dành cho “đặc khu”, với nhiều chính sách ưu đãi chẳng hạn miễn thuế. Kings Romans dự kiến đầu tư tổng cộng 2,25 tỷ USD vào trước năm 2020, trong đó có một sân golf, khu massage, karaoke… Nói chung là ăn chơi chứ không phải hạ tầng hi-tech. Trong video clip 15 phút quảng bá phát trên nhiều website Trung Quốc năm 2013, Kings Romans tự hào việc xây dựng một khu du lịch và thương mại cùng với khu nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf, câu lạc bộ du thuyền… Hầu hết 4.500 nhân viên - công nhân tại đặc khu là người Trung Quốc. Người điều hành Kings Romans là Zhao Wei 67 tuổi, mà theo Los Angeles Times, vốn là một y sĩ làng quê xuất thân từ Hắc Long Giang. Nói với South China Morning Post, Zhao Wei cho biết ông ta toàn quyền kiểm soát Đặc khu Tam Giác Vàng; và đặc khu là “một thế giới riêng của người Trung Quốc”. “Thế giới riêng” đó chiếm 102 km2, với 7 km dọc bờ Mekong nhìn sang Myanmar và Thái Lan.

Hơn 10 năm sau khi “cam kết mang lại lợi ích kinh tế cho tỉnh Bokeo nói riêng và Lào nói chung”, Kings Romans đã biến Đặc khu Tam Giác Vàng thành một ổ tội phạm khổng lồ. Tháng 1-2018, Bộ tài chính Hoa Kỳ đã đưa công ty này vào danh sách các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia bị Mỹ cấm vận, bởi liên quan “ma túy, buôn người, buôn lậu động vật hoang dã và mại dâm trẻ em” (Reuters 31-1-2018). Cơ quan phòng chống ma túy (DEA) và Bộ Tài chính Mỹ thậm chí cấm vận một người mang quốc tịch Úc (Abbas Eberahim) làm việc cho Kings Romans, vì tội “chịu trách nhiệm an ninh cho Kings Romans Casino cũng như hối lộ giúp Zhao Wei”. Việc bị Mỹ cấm vận dĩ nhiên không ảnh hưởng hoạt động Kings Romans tại Lào. Vientiane không vì thế mà đóng cửa Kings Romans. Hang ổ ma túy đĩ điếm này còn mặc sức tung hoành với cái hợp đồng 99 năm”. (Hết trích).

Phần cuối bộ phim là chiến dịch giải cứu nhóm các nhà khoa học hàng đầu của nhiều nước bị bọn tội phạm cướp máy bay đem ra giam giữ tại một hòn đảo khu vực Nam Hải (tức biển Đông của Việt Nam), phía Nam Trung Quốc. Trong phim, nhân vật tư lệnh lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố giải thích với thuộc cấp rằng, hòn đảo đó vốn từ cổ xưa là của Trung Quốc nhưng vì ở khu vực biên giới nên bị nước S. (tức Việt Nam) chiếm giữ. Hiện tại, đảo vẫn đang là vùng tranh chấp nhưng do nước S. quản lý, cho thuê làm đặc khu, trên đó lại sẵn có một tổ chức tội phạm khủng bố người Trung Quốc khác thuê làm sao huyệt. Vì tấn công vào đặc khu thuộc quyền chủ quyền nước khác, viên tư lệnh yêu cầu đội đặc nhiệm đổ bộ lên đảo không được mang theo vũ khí để tránh tiếng xâm lược. Khi lên đảo (có cả đường băng sân bay và trại giam), họ sẽ cướp vũ khí của đối phương để tấn công đối phương.

Thật không may, hòn đảo họ nói đến trong phim lại có tên là Bạch Long. Vị trí địa lý, những giải thích, mô tả thì rõ ràng nó đang nói về đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam. Thậm chí việc trùng 2/3 tên gọi cũng chắc chắn là cố ý. Và không may nữa, đảo Bạch Long trong phim hay Bạch Long Vỹ ngoài thực tế lại chính là một xã đảo thuộc huyện Vân Đồn – một trong ba Đặc khu tên đã được nêu trong Dự luật cho thuê 99 năm gây tranh cãi. Phải chăng, bộ phim Trung Quốc sản xuất từ cách đây hơn một năm lại mô tả tương lai của một đặc khu Việt Nam của tương lai rất gần? Làm sao họ biết?

Với bộ phim, chính người Trung Quốc cũng cho rằng thuê đất đặc khu là để kinh doanh thu lợi nhuận, kể cả biến nó thành hang ổ tội phạm, không có sự phát triển công nghệ cao nào hết. Ở Lào hay ở Việt Nam đều thế. Họ cũng đã soạn sẵn những kịch bản các tổ chức cặn bã của Trung Quốc sẽ biến các đặc khu gần biên giới của họ thành sào huyệt tổ chức phạm tội, gây nguy hại cho Trung Quốc. Khi cần, vì an ninh nội địa Trung Quốc, để bảo vệ quyền lợi và bảo vệ công dân Trung Quốc, họ sẵn sàng tấn công vũ trang vào đặc khu ngoài biên giới của họ. Họ gọi đó là đấu tranh chính nghĩa, là trách nhiệm, là nghĩa vụ, là sự xả thân của lòng quả cảm (!).

Và, từ trong tâm thức, Vân Đồn, một khu vực chưa thành đặc khu ở Việt Nam, Trung Quốc đã ngang ngược suy nghĩ, bịa đặt, nhồi sọ và tuyên truyền rằng “vốn là của họ”, chỉ vì “đại cục” tạm giao cho Việt Nam quản lý. Khi cần, họ sẽ có toàn quyền hành xử với chính nghĩa (!). Bịa đặt, bịp bợm, láo khoét...nhưng đã ăm sâu thành cảm thức của họ, đến nỗi điều đó đã trở thành cảm hứng sáng tạo văn nghệ để họ viết thành kịch bản phim và dựng chiếu cho cả thế giới, trong đó có người Việt chúng ta xem. Và cũng tất nhiên, xem để mà công nhận và ủng hộ “quan điểm nhất quán”, sự “chính nghĩa” của họ.

Tôi đã nổi giận với những chi tiết tuyên truyền, xuyên tạc được lồng ghép cố ý trong phim. Tôi không tài nào hiểu nổi và hết sức bất bình vì với những nội dung như thế, tại sao phim vẫn được quảng bá rộng rãi ở Việt Nam với đầy đủ phụ đề và thuyết minh tiếng Việt kỹ lưỡng.

Tiếp tay cho việc truyền bá quan niệm sai trái, xâm phạm chủ quyền, xuyên tạc lịch sử Việt Nam của Trung Quốc phải được coi là trọng tội, phải được xử lý bằng luật pháp. Vậy thì nghiêm trọng hơn, hiện thực hóa những điều sai trái, phản lịch sử, biến sự xâm lăng văn hóa của Trung Quốc trên phim ảnh thành sự thật, tiếp tay cho nó thành sự xâm lăng, chiếm đất, biến một số vùng đất của đất nước ta thành sào huyệt tội phạm thì sẽ phải coi là gì, phải bị xử lý thế nào?

Tôi đang nói về dự cảm của mình với Dự luật cho thuê đặc khu 99 năm. Với tôi, đó sẽ là sai lầm lịch sử, không thể cứu chuộc. Những ai định tham gia vào việc đó, xin hãy dừng lại, đừng tự ghi tên mình vào danh sách những tội nhân thiên cổ của đất nước và dân tộc!

Ảnh: 


.
- Bát Diện Phật, trùm băng Mãnh Mã trên phim.
.
Thêm chú thích
- Zhao Wei, ông chủ Kings Romans ngoài đời (South China Morning Post).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VAY TRẢ


Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời

Truyện ngắn mini
Trưởng cự nọ con đông, rặt một lũ ăn tàng phá hại nên chả mấy chốc cơ nghiệp hao tán, sa sút, nợ nần như chúa chổm. Nghe đâu, chia theo đầu người, thằng chít của trưởng cự vừa chui ra khỏi bụng mẹ đã vác khoản nợ tương đương chục tấn thóc. Trưởng cự rối trí. Việc đầu tiên là họp họ, bàn kế thoát hiểm. Họp hết ngày này sang ngày khác, các chi các vòi chỉ biểu quyết việc đi vay tiền. Vay để trả nợ cho người làm công, vay để đáo nợ cũ, vay để chi cho các ấm tiếp tục sự nghiệp ăn chơi. Nhưng vay nhiều quá, cánh cửa nào cũng gõ cả rồi. Thằng giàu thì nó khôn, thay vì cho vay, nó thí cho vài đồng dưới hình thức tài trợ không hoàn lại. Thằng cực giàu thì nó nghĩ đến chuyện cho vay một món cực lớn để khi siết nợ cho bõ tấm. Thì lại sợ. Mất nhà như chơi. Nên tính chuyện lân la vay hàng xóm láng tỏi. Mà bọn này cũng chưa giầu nên chắc lép lắm, tính lãi đâu ra đấy. Có thằng, trưởng cự chưa kịp hỏi vay nó, nó đã dạm hỏi vay trưởng cự trước. Thế là ngọng. Thôi đành đánh bài ngửa, vẽ ra một sự sòng phẳng tối ưu. Đấy là có vay có trả. Lãi lờ tử tế. Một mặt, cử người đi vay, chỉ mỗi việc ăn và đi vay. Một mặt, tìm trong nhà còn gì không đem bán. Vàng trong hòm không còn một vảy. Trong đất thì còn đấy nhưng chi phí để đào đãi cũng tốn kém lắm, chưa kể đem được vàng về thì mười phần thất thoát cũng bảy. Thôi, để đấy, túc tắc đào bán lấy tiền mua rau ăn dần. Nhòm quanh, chả còn gì giá trị ngoài khu đất hương hỏa tổ tiên để lại. Nhưng mà bán thì con cháu, họ hàng đông, sợ la ó phản đối nên nghĩ ra hình thức cho thuê. Thuê dài hạn đi. Đúng là thượng sách. Ấm trưởng bảo. Cha ơi, mình cho thuê năm mảnh ruộng xấu đi, để ruộng tốt lại. Trưởng cự cáu. Ngu vừa thôi! Xấu ai thuê? Có khi phải cho thuê đến chục ruộng sâu mới đủ trang trải, nhưng trước mắt, chỉ ba là vừa. Nhiều quá, bọn thối mồm nó chửi. Ấm thứ lại hiến kế. Vậy ta cứ cho thuê hai trăm năm cha ạ. Lâu thì được nhiều tiền. Trưởng cự lại cáu. Ngu lâu! Một trăm linh một năm cũng không được. Một trăm năm càng không được. Mất ruộng như chơi. Ấm út cười khẩy trước khi bỏ đi chơi golf. Giời, cho thuê 50 năm thì cũng là bán rồi, nói quái gì đến trăm năm. Vẽ chuyện. Trưởng cự điên tiết. Thằng mất dạy. Tao mất công trả học giá cao cho chúng mày nước trong nước ngoài tí tởn khắp mà ngu.
Đối tác được mời đến. Đương nhiên, kẻ có tiền thì có quyền chọn lựa món hàng. Ngón tay chỉ đâu thì chỗ ruộng ấy được khoanh lại. Mà cuộc cho thuê này tưng bừng lắm nhá, công khai luôn vì con cháu chắt ít nhiều được hưởng lợi. Chỉ có điều, chúng cứ há hốc mồm, vờ vịt hỏi nhau. Sao gia cảnh nhà ta đến nông nỗi này? Cực chẳng đã mới phải làm thế này, trưởng cự hẳn đau lòng lắm. Nhưng thời chưa biết trả nhời sao.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

không còn gì..


Phát biểu ấn tượng.

 Phó Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách: “Tôi cảm thấy ngân sách của ta là đỉnh cao vỠ minh bạch!† - Ảnh 10.

Tôi cảm thấy là ngân sách của ta không còn gì là không minh bạch nữa rồi, đã là đỉnh cao của quốc tế, đỉnh cao về minh bạch. Truyền hình trực tiếp buổi thảo luận về dự toán ngân sách nhà nước thì không còn gì là không minh bạch nữa.

theo Trí Thức Trẻ
Phần nhận xét hiển thị trên trang