Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

Kim Jong Un trước khi đến bàn đàm phán


https://baomai.blogspot.com/
Cuộc đàm phán trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un (phải), có thể sẽ dẫn tới những viễn cảnh không ai ngờ trước được.

Trung cộng hiện là thế lực mạnh nhất mà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un có thể nhờ cậy trong cuộc đàm phán với Mỹ, khi Bình Nhưỡng xem Bắc Kinh như một tấm lá chắn chống lại sức ép quân sự từ phía Washington. Đổi lại, Trung cộng cũng coi Bắc Hàn như quân át chủ bài trong cuộc chơi ‘tay đôi‘ với Mỹ, theo Nikkei.

https://baomai.blogspot.com/

Sau nhiều năm thể hiện thái độ chống đối với lãnh đạo Trung cộng – Chủ tịch Tập Cận Bình, bao gồm việc liên tiếp thử nghiệm tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân ở các mốc thời gian trùng với các sự kiện chính trị quan trọng của Trung cộng, ông Kim Jong Un, lãnh đạo Bắc Hàn với vai trò Chủ tịch Đảng Lao động Bắc Hàn, đã bí mật ‘đột nhập’ vào và ra khỏi Trung cộng mà không dám thông báo trước với cộng đồng quốc tế, tạo nên một chuỗi hành động ngoại giao ngoạn mục liên quan tới bán đảo liên Triều.

Những hành động ngoạn mục với nước láng giềng và các bên liên quan

Bức tranh toàn cảnh cho thấy, lãnh đạo Kim đã nghĩ đến các rủi ro quân sự trong cuộc gặp gỡ sắp diễn ra với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào tháng 05-2018, cũng là hội nghị thượng đỉnh thứ nhất giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, đánh dấu lần đầu tiên lãnh đạo 2 quốc gia mặt đối mặt. Nếu hội nghị thượng đỉnh này sụp đổ bởi một sự bất đồng về vấn đề phi hạt nhân hóa, chính phủ Washington ngay lập tức có thể chuẩn bị một cuộc chiến tranh tổng lực với chính quyền Bình Nhưỡng.

https://baomai.blogspot.com/

Câu nói được nhắc đi nhắc lại khi lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố với các phương tiện truyền thông của Nhà nước Trung cộng: “Chúng tôi luôn luôn ủng hộ việc phi hạt nhân hóa bán đảo liên Triều, để phù hợp với ý chí của 2 cố lãnh đạo Bắc Hàn – Kim Il Sung và Kim Jong Il”.

Theo báo giới Trung cộng, ông Kim Jong Un nhấn mạnh điều này trong khi nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Kim Il Sung là ông nội, và ông Kim Jong Il là cha, của Kim Jong Un. Trước đó, trong cuộc gặp gỡ với các đặc phái viên của Hàn Quốc, Kim Jong Un cũng khẳng định ý chí ‘phi hạt nhân hóa’ phù hợp với ước nguyện của các lãnh đạo Bắc Hàn trước đây.

https://baomai.blogspot.com/

Trái lại, khi đưa tin về chuyến thăm Bắc Kinh của lãnh đạo Kim Jong Un, truyền thông Bắc Hàn đã không đưa tin về tuyên bố mong muốn ‘phi hạt nhân hóa’ của ông Kim.

Trò chơi lấp lửng một cách nguy hiểm này của Kim Jong Un về vấn đề ‘phi hạt nhân hóa’ là để khuấy đảo các chính sách của Tổng thống Donald Trump. Trò chơi này có thể dẫn đến kết quả ngược, nếu ông Trump nhận thấy lãnh đạo Kim đang cố tình tìm cách ‘câu giờ’ để duy trì hệ thống tên lửa hạt nhân của Bắc Hàn. Đó là lý do tại sao Kim quay sang ‘cầu viện’ Trung cộng.

https://baomai.blogspot.com/
Đài Truyền hình Trung ương Trung cộng (CCTV) cho thấy cảnh quay lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un cẩn thận ghi chép vào sổ tay, trong lúc Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu.

Xảo thuật đưa Trung cộng trở lại ván cờ đàm phán với Mỹ

Giống như Bình Nhưỡng, Bắc Kinh muốn ngăn chặn một cuộc chiến tranh tại khu vực Đông Bắc Á, bởi vì cuộc chiến này có thể gây ra sự tàn phá nặng nề với nền kinh tế Trung cộng, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ xếp sau Hoa Kỳ, trên phương diện tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

https://baomai.blogspot.com/

Sau khi nhiều năm khiến Chủ tịch Tập Cận Bình đứng ngoài lề đối với các trò chơi ngoại giao với Hoa Kỳ, ông Kim Jong Un giờ đây lại muốn đưa Chủ tịch Trung cộng quay về bàn đàm phán. Có ông Tập bên cạnh mình, ông Kim có thể khiến Tổng thống Trump phải dè dặt hơn khi nghĩ đến các lựa chọn quân sự chống lại Bình Nhưỡng.

Trung cộng liệu có thể đứng ngoài cuộc?

https://baomai.blogspot.com/
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã sử dụng Thế vận hội Mùa Đông 2018 vừa qua nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ. Tại sự kiện này, con gái Tổng thống Hoa Kỳ – cô Ivanka Trump – đã tới Seoul để tham gia lễ bế mạc hôm 23/2.

Mặc dù nhà lãnh đạo Trung cộng, 64 tuổi, đã tự thiết lập chính sách để có thể nắm quyền suốt đời trên cương vị Chủ tịch nước Trung cộng, lãnh đạo Kim Jong Un biết ông Tập vẫn có một điểm yếu, đó chính là: Ngoại giao, theo Nikkei. Có một mối e ngại trong Đảng Cộng sản Trung cộng rằng, chính sách Bắc Hàn của ông Tập đã không gặt hái được điều gì tích cực.

Cái gật đầu đồng ý đàm phán trực tiếp của Tổng thống Trump đã chuyển hướng áp lực ngoại giao lên Bắc Hàn, khi Trung cộng không được đưa vào bàn tròn thương lượng để cùng là người ra quyết định, mà thay vào đó, họ đã bị loại ra khỏi vòng đàm phán phi hạt nhân của chính quyền Bình Nhưỡng. Thêm vào đó, vị thế của Seoul đã trở nên hoàn toàn khác biệt với Bắc Kinh, khi ông Kim Jong Un quyết định gặp mặt Tổng thống Trump thông qua sự dàn xếp của Hàn Quốc, chứ không phải là của Trung cộng.

https://baomai.blogspot.com/

Như vậy, Trung cộng đã rời khỏi bàn cờ thương lượng, và Kim Jong Un biết nếu ông ta gợi ý, Bắc Kinh sẽ chấp thuận. Khi ông Kim muốn thực hiện cuộc thăm viếng đột xuất, chính phủ Bắc Kinh đã gật đầu.

Sổ ghi chép và ly rượu mừng

https://baomai.blogspot.com/
Chủ tịch Tập Cận Bình và lãnh đạo Bắc Hàn tại Bắc Kinh, trong chuyến viếng thăm Trung cộng bằng tàu hỏa bọc thép của ông Kim Jong Un.

Sau khi công bố chuyến viếng thăm của Kim, Đài Truyền hình Trung ương Trung cộng (CCTV) đã chiếu cảnh quay ông Tập đang thuyết trình cho người khách trẻ tuổi đến từ Bình Nhưỡng, cảnh quay cho thấy Kim Jong Un ghi chép rất cẩn thận vào sổ tay của mình, trong lúc ông Tập đang nói.

Một diễn biến đặc biệt gần đây cho thấy ông Kim đồng ý để Bắc Kinh giữ thể diện với Washington: Trung cộng đã thông báo cho Hoa Kỳ về sự có mặt của Kim tại Bắc Kinh, trước khi các kênh truyền thông nhà nước đưa tin vào sáng sớm ngày 28/3. Ông Tập đã nói với ông Trump rằng, Kim rất mong đợi được gặp Tổng thống Hoa Kỳ.

Điều này đã làm cho Chủ tịch Tập Cận Bình trở thành trung gian hòa giải chính giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, giống như vị thế của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Bắc Kinh cũng đã thông báo vắn tắt với Seoul trước khi đưa ra công bố chính thức. Tin tức này gây bàng hoàng đối với Seoul, bởi trước đó, Seoul ‘linh cảm’ rằng em gái của Kim là Kim Yo Jong đã bí mật đến Trung cộng.

Nhưng rõ ràng, Kim Jong Un đã nắm thế thượng phong.

Truyền thông Bắc Hàn không chiếu cảnh Kim Jong Un ghi chép, mà thay vào đó, họ chiếu cảnh ông Tập Cận Bình nâng ly rượu mừng với Kim, theo Nikkei.

https://baomai.blogspot.com/
Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un và Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình gặp gỡ tại Bắc Kinh.

Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện, đã chào đón nồng nhiệt lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un và vợ Ri Sol Ju, với một buổi tiệc chào đón xa hoa bất thường cho một chuyến ghé thăm không chính thức.

Đài Truyền hình Trung ương Bắc Hàn đã phát sóng một bản tin thời sự 40 phút về cuộc viếng thăm Trung cộng của lãnh đạo Kim Jong Un, cho thấy quan chức Trung cộng háo hức bắt tay với nhà lãnh đạo đến từ Bình Nhưỡng. Một bản tin khác cho thấy một số lượng lớn xe máy hộ tống lãnh đạo Bắc Hàn khi ông đến thủ đô Trung cộng bằng tàu hỏa.

Lá bài Bắc Hàn

Một nguồn tin từ Trung cộng cho hay, cuộc đàm phán Tập – Kim đã tăng cường vị thế của cả 2 nhà lãnh đạo. Trong khi Bắc Kinh trao cho ông Kim một sức mạnh tầm cỡ ‘theo kiểu Trung cộng’, Bình Nhưỡng trao lại cho ông Tập ‘quân bài Bắc Hàn’, lá bài mà Trung cộng có thể sử dụng, nếu như tình hình ngoại giao trên bán đảo liên Triều đi quá xa theo hướng mà Trung cộng không thích, theo Nikkei.

https://baomai.blogspot.com/
Cơ quan Thông tấn Bắc Hàn (KCNA) phát sóng cảnh quay Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình nâng ly chúc mừng tới lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un.

Đó là lý do tại sao Bắc Kinh có thể gạt sang một bên các hành vi hăm dọa của Kim Jong Un đối với Trung cộng.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Bắc Hàn sẽ diễn ra vào tháng 05-2018

https://baomai.blogspot.com/

Tổng thống Donald Trump thể hiện sự hoan nghênh đối với cuộc gặp gỡ Tập – Kim, nhưng có thể ông Trump đã nổi giận ngầm. Điều gì có thể xảy ra tiếp theo, khi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ – Bắc Hàn đã được dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 05-2018, thì chưa ai có thể đoán được.





 https://baomai.blogspot.com/



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam – xứ sở kỳ quái nơi ai cũng cho mình là ‘ngoại lệ’



Một trong những “tính trạng trội” của dân ta được thể hiện rõ nhất là ai cũng cho mình là “ngoại lệ”, là “đáng” được ưu tiên hơn người khác.
Tôi có một đồng nghiệp được cho là có nhiều tiến bộ trong cách nghĩ và nhìn nhận các vấn đề xung quanh cuộc sống. Chị luôn cẩn trọng trong công việc và đời sống hàng ngày, tuân thủ các quy định và luật pháp, hành xử nhẹ nhàng và phù hợp chốn đông người.
Trong lĩnh vực giáo dục, chị cho rằng không nên nhồi nhét kiến thức vào đầu con trẻ và đặt nặng thành tích học tập của học sinh cấp 1. Thay vào đó, cần định hướng và trang bị cho học sinh các phương pháp giúp khám phá xã hội, môi trường và dần dần tìm cách để tồn tại và phát triển một cách hài hòa.
Thật bất ngờ khi chị chính là một trong những người xếp hàng làm đổ cổng một ngôi trường thuộc dạng “điểm” của Hà Nội để xin cho con vào học lớp 1. Đáp lại sự ngạc nhiên của tôi, chị chậm rãi: “Dù sao mình vẫn là người Việt Nam, đang sống ở Việt Nam, nên rất khó làm khác những gì xã hội đang làm. Mình ủng hộ những cái mới, cách tiếp cận tiến bộ, nhưng mình vẫn phải đảm bảo cho con mình không quá khác biệt với thế hệ của chúng”.
“Vấn đề nằm ở chỗ để mình không quá khác biệt và có thế “sống ổn” trong xã hội này. Nhiều lúc chúng ta phải chấp nhận lờ đi một vài nguyên tắc và phớt lờ hay giả lơ những vấn đề mà khi còn trẻ chúng ta xem là nghịch lý”, chị giải thích thêm.
Hãy nhìn qua khung cửa kia, ngoài đó chính là nơi tính trạng trội của dân ta được thể hiện rõ nhất. Sự hỗn loạn và khó kiếm soát trong giao thông có phần nguyên nhân quan trọng từ việc ai cũng cho mình là “ngoại lệ”, là “đáng” được ưu tiên hơn người khác. Nếu nhỡ tôi có vượt đèn đỏ cũng chỉ vì hoàn cảnh, vì bất đắc dĩ, không giống như nhiều người khác, những kẻ coi thường pháp luật.
Có nhiều người luôn sẵn sàng đổ hết lỗi lầm hay khuyết điểm lên xã hội theo cách: “ai đó đã làm sai cái gì đấy, chứ nhất định không phải là tôi”! Chắc chắn nhà trường hoặc giáo viên có vấn đề gì đấy chứ con tôi không thể học hành yếu kém như thế này được! Ở nhà cháu thông minh và nhanh nhẹn lắm!…
Cuối năm nếu có thành tích tốt thì đúng là “con nhà nòi” còn khi không được như ý muốn thì chắc chắn hệ thống giáo dục đang có vấn đề, hay cách tiếp cận cổ điển quá, không phát huy được tiềm năng của học sinh…
Để không bị mang tiếng là khác người, là ngông cuồng, là ngớ ngẩn trong xã hội ngày hôm nay, mỗi người Việt trong quá trình trưởng thành đã phải học rất nhiều kỹ năng và vốn sống cơ bản. Trong đó đa phần không giống với những gì chúng ta được dạy hay cảm nhận từ sách vở. Tất cả những vốn liếng đó là để phục vụ cho một cá nhân hay một nhóm người không bị “khác” hay đi ngược với cách thức tổ chức xã hội hiện thời. Tuy không ai bảo ai, nhưng hầu hết dân chúng đều tự thích ứng hay buộc phải thích ứng cùng các kỹ năng sống sau đây:
Sống chung với “lũ”: xác định các tiêu cực, bất cập trong xã hội là thường xuyên và lâu dài nên đa số dân chúng không tìm sách khắc phục hay sửa lỗi. Thay vào đó họ tìm cách thích ứng và chung sống với các bất cập này. Lâu dần các bất cập này được xem như muôn mặt đời thường. Qua đó định hình một nền tảng xã hội thiếu chuẩn mực, nơi cho phép và thừa nhận những thứ mà xã hội khác cho là suy đồi và cần bị loại bỏ như tham nhũng, trốn lậu thuế hay vi phạm luật… Kết quả là các giá trị xã hội sai lệch.
Xanh nhà hơn già đồng: do ảnh hưởng ít nhiều từ quá khứ nghèo khó và kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm qua, đa phần dân ta ít khi mạo hiểm đầu tư vì không thể đánh giá hết được các tác nhân gây rủi ro, đặc biệt các rủi ro mang yếu tố con người, như thay đổi chính sách hay quy hoạch treo vốn vẫn đang xảy ra như “chuyện thường ngày ở huyện”.
Chính vì không thể dự báo và kiểm soát được rủi ro ở mọi cấp độ, nên nhiều người có tâm lý rằng hầu hết các thất bại của mình không phải do sự yếu kém của bản thân mà do các tác nhân từ bên ngoài gây ra.
Cách tư duy này đã và đang dẫn đến hai xu hướng hành động từ hai loại đối tượng (i) các chủ doanh nghiệp không dám làm lớn hơn nên đem bán thương hiệu cho nước ngoài khi vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển; (ii) người lao động hay thường dân ít khi nghĩ rằng mình chưa làm hết trách nhiệm và nỗ lực cần thiết; thay vào đấy là quy trách nhiệm cho một ai đấy mà Nhà nước là tiện lợi nhất khi không ai bị quy kết một cách cụ thể. Cuối cùng thì cũng không ai phải chịu trách nhiệm.
Mạnh trong ứng phó, yếu trong phòng ngừa: Việt Nam được đánh giá là có truyền thống lâu đời trong ứng phó với thiên tai, đặc biệt là trong giai đoạn khẩn cấp. Do hạn chế về nguồn lực, mà cụ thể là tích lũy tư bản chưa bao giờ được nhiều nên rất khó đầu tư cho biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên chúng ta lại làm rất tốt công tác ứng phó khi thiên tai xảy ra.
Đặc tính này dường như đã giúp định hình nên cách tư duy của người mình khi ít ai chú ý đến hay đầu tư cho các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn. Khi xảy ra bất kỳ biến cố nào, cả cộng đồng được huy động tối đa để ứng phó một cách hiệu quả. Một khi xã hội được phục hồi trở lại, người ta nhanh chóng quên đi các biến cố kia và mỗi khi có biến cố mới. Chúng ta tuy vẫn luôn ứng phó rất tốt, nhưng hiệu suất, hiệu quả trong bài toán kinh tế và an sinh xã hội là rất thấp. Về cơ bản xã hội Việt Nam luôn ẩn chứa nhiều rủi ro trên con đường đi đến thịnh vượng.
Nhìn nhận từ ba khía cạnh nêu trên, có thể thấy các thế mạnh của Việt Nam có thiên hướng và lợi thế cho một xã hội thường xuyên thay đổi và có tính động tương đối cao (đậm chất thời vụ, sự vụ) giống như trong thời kỳ “quá độ” hay “chuyển tiếp”; nhưng lại tương đối bất lợi hoặc chưa phù hợp cho việc củng cố và xây đắp một xã hội ổn định và bền vững. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam vẫn đang loay hoay trên con đường phát triển?
Biết mình là ai, đang ở đâu và cần phải bổ sung những gì để có thể tạo nên những thay đổi mạnh mẽ luôn cần thiết không chỉ cho tầng lớp lãnh đạo và các vấn đề thể chế, mà còn cho mỗi một công dân và các vấn đề ứng xử trong xã hội.
Biết mình cần gì cũng chính là cách giúp mỗi người hiểu và thông cảm được nhu cầu của người khác để học cách hợp tác và chia sẻ lợi ích cùng nhau. Khi đó những khác biệt có thể được xóa nhòa vì cái chung của đất nước; còn các khác biệt chính là để bổ trợ lẫn nhau. Được như vậy cánh cổng ngôi trường kia sẽ chỉ còn vai trò trang trí.
Theo TRẦN VĂN TUẤN / VIETNAMNET

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tầm Quan Trọng Chiến Lược Của Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thế giới, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là một hiệp định đa phương tự do, tiến bộ nhất và là hình mẫu tương lai của thế kỷ 21. Mặc dù Tổng thống Donald Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng 11 quốc gia trong đó có Việt nam ngày 8 tháng 3 đã ký Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình dương (CPTPP) thay thế cho TPP.
Trên cơ sở của TPP, CPTPP đã đề cập tới việc cắt giảm hàng rào thuế quan đối với tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ. Hiệp định này cũng đề cấp đến việc xử lý những vấn đề mới phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm trong lĩnh vực công. Ngoài ra CPTPP vẫn đặt ra, đồng thời duy trì các yêu cầu, tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết chặt chẽ các tranh chấp có tính ràng buộc. Về việc mở cửa thị trường, 11 nước tham gia CPTPP quyết định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa đầu tư và dịch vụ trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước chủ nhà, đảm bảo sự quản lý chung của chính quyền sở tại… Chính vì vậy nó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp, tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng ở 11 nước thành viên.
Mặc dù Mỹ không tham gia nhưng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương vẫn có quy mô rất lớn (trên 10.000 tỷ USD tổng GDP của 11 nước với một thị trường trên 500 triệu người) , có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam. Nó sẽ góp phần để Việt Nam xem xét thay đổi luật lệ, cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, tăng cường năng xuất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường lớn như Austrailia, Canada, Mexico, Nhật Bản… cũng như thu hút dòng vốn đầu tư (FDI) từ các nước thành viên vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu phát triển. Đặc biệt sau khi Mỹ quay trở lại và nhiều nước khác tham gia, Việt Nam có vị thế để đàm phán với những điều khoản đem lại lợi ích nhất cho mình. 
Theo tôi CPTPP quan trọng nhất đối với Việt Nam là tạo ra cơ hội để không bị lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc (TQ). Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2017 thương mại Việt Trung đạt 93,69 tỷ USD. Dự báo trong năm 2018 kim ngạch thương mại song phương sẽ chạm mốc 100 tỷ USD. TQ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của VN và VN nằm trong số đối tác lớn top 10 của TQ. Với những điểm tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán, vị trí địa lý thuận lợi, TQ vẫn sẽ là thị trường thương mại lớn nhất, giàu tiềm năng nhất của VN. Nhưng đáng buồn là, kim ngạch thương mại càng lớn VN càng bị bất lợi, luôn thâm hụt từ đầu những năm 1990 đến nay. 
Hai năm vừa rồi VN thâm hụt 22,765 tỷ USD, 28,5 tỷ USD với TQ. Có nghĩa là gần 30 năm qua, VN hoàn toàn thua thiệt trong quan hệ thương mại mà không hề có sự can thiệp cải thiện của chính quyền TQ. Họ đưa ra chính sách thương mại, đầu tư có lợi về kinh tế, chính trị, tạo công ăn việc làm cho doanh nghiệp, tạo điều kiện lao động cho công nhân TQ mà không hề đếm xỉa đến lợi ích của VN. Đó là chưa kể khi tình hình biên giới, tình hình Biển Đông không như ý TQ, họ sẵn sàng dùng đòn bẩy kinh tế để ép chúng ta phải nhượng bộ về chính trị, thậm chí cả chủ quyền. Bài học TQ trừng phạt Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines đã cho chúng ta thấy rõ điều đó.
Muốn không bị lệ thuộc vào TQ, muốn cán cân thương mại cân bằng, bình đẳng, VN phải đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phải nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa của VN, phải tích cực thực hiện các cam kết song phương và đa phương với các nước ngoài TQ. VN phải đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga… Đặc biệt VN phải tận dụng cơ hội do CPTPP mang lại để giảm nhập siêu từ TQ. Chẳng hạn các doanh nghiệp VN phải chú ý đến nguyên tắc xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế 0% từ CPTPP bằng cách chuyển sang nhập khẩu các yếu tố đầu vào từ các thành viên CPTPP (Canada, Nhật Bản, Austrailia, Mexico…) thay vì từ nhập khẩu của TQ. Đồng thời VN phải có chính sách thu hút đầu tư hợp lý, xem xét đầu tư có chọn lọc từ TQ vào VN để hưởng lợi từ CPTPP mang lại…
Bài học lịch sử giữ nước từ ngàn năm nay, bài học lịch sử hiện đại, bài học TQ xâm lược VN năm 1974, năm 1979 và năm 1988 vẫn còn nguyên giá trị. Không thể không cảnh giác với TQ từ lĩnh vực kinh tế tới chính trị. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là một cái cốt vật chất chiến lược quan trọng để VN tránh bị lệ thuộc kinh tế TQ. Hy vọng mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp VN biết tận dụng mọi cơ hội để dân tộc ta trường tồn bên cạnh gã khổng lồ đầy dã tâm bành trướng.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tìm đọc:

CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở HÒANG SA VÀ TRƯỜNG SA- TƯ LIỆU VÀ SỰ THẬT LỊCH SỬ *

 

PGS.TS Trịnh Vương Hồng 


Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông thật sự gần gũi, thân thiết trong tâm thức người Việt. Bởi Hoàng Sa, Trường Sa đã là một bộ phận, là “cương giới trên biển” của Việt Nam suốt từ thời tiền sử đến ngày nay; cũng nhờ các học giả từ xa xưa, nhiều nhà khoa học và giới truyền thông thời hiện đại, bằng nhiều phương cách khác nhau, đã mang/chở sự thật lịch sử của Hoàng Sa, Trường Sa, vượt qua thời gian, rút giảm không gian về “trình diện” cộng đồng các dân tộc Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Một công trình như thế của GS, TS, NGND Nguyễn Quang Ngọc  vừa được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội công bố ngay đầu Xuân 2017: Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa-Tư liệu sự thật lịch sử([1]
Công trình gồm 478 trang, khổ sách 17x24cm, trình bày trang nhã và được GS, NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam giới thiệu.
Trong Lời nói đầu, tác giả cũng “giải trình” rõ về quá trình khai mở đề tài Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1993 mà ông được Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội phân công phụ trách. Với “Quan niệm tư liệu là chất liệu cơ bản của toàn bộ công trình” (tr.21), tác giả chỉ rõ các nguồn tư liệu được tiếp cận: tư liệu chữ Hán cổ Việt Nam (trong đó gồm tài liệu chính thức của Nhà nước Việt Nam); tư liệu khảo sát thực địa; tư liệu Trung Quốc; thư tịch phương Tây (chủ yếu của Công ty Đông ấn Anh, Hà Lan, Pháp, của người Bồ Đào Nha, Hội truyền giáo Pháp…).
Tác giả cũng thu thập được thông tin từ các kho sách ở Nga, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan, Bỉ, Hà Lan, Anh, Đức, úc, Hoa Kỳ, Inđônêxia v.v..
Ở trong nước, đó là các nguồn từ các kho lưu trữ Trung ương như ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân và các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Sử học, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, các thư viện ở Trung ương và các tỉnh, thành phố, các cơ quan chuyên trách, bộ sưu tập của cá nhân, các nhà khoa học v.v..
Tư liệu tham khảo, liệt kê được 245 đầu mục, gồm tiếng Việt và ngoại văn. Phần Phụ lục in 4 văn bản tiêu biểu, được chọn lọc kỹ lưỡng, ví như nội dung trích từ Báo cáo tổng hợp đề tài Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa trong Chương trình Biển Đông-Hải đảo giai đoạn 1993-1995 (BĐ-HĐ.01-01), kết tinh thành tựu nghiên cứu đề tài BĐ-HĐ.01-01; hoặc Bộ Atlas Universel của Philipe Vandermaelen-Giá trị toàn cầu, tài sản quốc gia Việt Nam[2]).
Công trình được chia làm 5 chương, chúng tôi xin giới thiệu khái quát, theo bố cục của công trình.
Chương I: Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông và Chương II: Biển Đông trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cho đến thế kỷ XVI. Hai chương này trình bày những tiền đề, cơ sở tự nhiên, lịch sử, xã hội và văn hóa cho toàn bộ quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong Chương I, ở nội dung Biển Đông-một cái nhìn tổng quan, tác giả phân tích cụ thể về các lĩnh vực địa-tự nhiên, địa-kinh tế, địa-chính trị và địa-quân sự… của vùng biển này. Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu, công trình nêu rõ Biển Đông là một trong năm “bồn trũng” chứa dầu khí lớn nhất thế giới, trữ lượng băng cháy ở đây lớn tương đương với trữ lượng dầu khí, là cầu nối ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, nối châu Âu và Trung Đông với châu á, nơi đây có 5 tuyến hàng hải cấp khu vực và nhiều tuyến hàng hải cấp quốc gia. Công trình cũng phác họa Mấy nét về biển Việt Nam (tr.34) và giới thiệu vài lĩnh vực, đặc điểm của Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông
(tr.43). Theo số liệu về địa lý tự nhiên, cứ 100km2 lãnh thổ đất liền, Việt Nam có 1km bờ biển và không một nơi nào trên lục địa của đất liền Việt Nam lại cách bờ biển xa hơn 500km. Như thế, bất cứ một địa điểm nào trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam cũng đều chịu tác động của “yếu tố biển” và cũng có thể phát huy lợi thế của “yếu tố biển”. Bởi lẽ đó, Biển Đông có giá trị chiến lược chính trị-quốc phòng-an ninh-kinh tế vô cùng quan trọng.
Cụ thể, theo Điều 121, Khoản 3, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nếu một bãi san hô, đảo đá ngoài khơi xa lục địa này không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng, thì ít nhất cũng mang lại cho quốc gia sở hữu 1.543km2 lãnh hải. Có nghĩa là, với bất kỳ một đảo [đá] nào cũng mang lại cho vùng biển xung quanh giá trị gấp nhiều lần so với giá trị của bản thân đảo [hay đá] đó. Hơn nữa, các đảo, đá, bãi cạn nửa nổi, nửa chìm của Hoàng Sa, Trường Sa lại nằm giữa Biển Đông và rải rác trên một vùng biển rộng lớn, giá trị tổng hợp của hai quần đảo càng được nhân lên. Về quân sự-quốc phòng, Trường Sa và Hoàng Sa có giá trị như “một tàu sân bay không chìm”, là căn cứ để đóng quân, tiếp dầu, sửa chữa; để luyện tập; thử nghiệm vũ khí, khí tài và tác chiến. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng là phòng tuyến bảo vệ đất nước từ xa, là tiền tiêu canh giữ và khởi động phản công/tiến công; kiểm soát bảo vệ các tuyến giao thông hàng hải và hàng không trong khu vực… Hẳn rằng, loại thông tin như trên cũng như một thông điệp giải thích tại sao Biển Đông những thập kỷ gần đây luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, do có những thế lực nhòm ngó, gây ra tranh chấp.
Công trình cũng điểm lại nhiều loại cứ liệu, từ truyền thuyết (theo Vũ Quỳnh, Kiều Phú với Lĩnh Nam chính quái), kể chuyện Lạc Long Quân hóa phép diệt trừ Ngư tinh ngoài Biển Đông (Đông Hải), khai thông đường biển. Kế đến là cứ liệu về khảo cổ học với không gian văn hóa Sa Huỳnh-Nhà nước Lâm ấp, Champa; không gian văn hóa óc Eo-Vương quốc Phù Nam và Đế quốc Phù Nam. Căn cứ vào kết quả của các cuộc khai quật khảo cổ học, với sự khảo cứu của các nhà khảo cổ học và sử học Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Lương Ninh, Trịnh Sinh, Lâm Thị Mỹ Dung… cùng nhiều học giả quốc tế, tác giả khẳng định: “Hoàn toàn có cơ sở để có thể khẳng định trên các đảo thuộc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã có người từ thời tiền sử cho đến người Việt Nam trong nhiều thế kỷ liên tục cho đến ngày nay qua lại, làm ăn và cư trú” (tr.89).
Kế theo đó, nội dung Biển Đông và con đường Nam tiến của quốc gia Đại Việt thế kỷ XI-XVI, điểm lại diễn trình khai mở, khai chiếm, khai thác, từng bước làm chủ biển đảo/Biển Đông của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc của cư dân văn hóa Sa Huỳnh, Đồng Nai, óc Eo, Phù Nam.
Vậy là, lịch sử Việt Nam được mở đầu bằng sự ra đời của ba vương quốc cổ đại đầu tiên là nước Văn Lang-Âu Lạc ở miền Bắc, nước Lâm ấp-Champa ở miền Trung và nước Phù Nam ở miền Nam. Lịch sử Việt Nam được tích hợp ít nhất từ ba dòng như thế. Các vương quốc nói trên cùng có chung một dải Biển Đông, đều có nguồn gốc biển của mình và trong thực tế, biển đã giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, là nhân tố quyết định cả sự hình thành, hưng thịnh hoặc/và sự suy tàn của mỗi vương quốc. Nguyễn Bỉnh Khiêm, bậc hiền triết, một đại diện kiệt xuất của trí tuệ Việt Nam thế kỷ XVI, thấu hiểu nguồn năng lượng dồi dào từ Biển Đông mang lại và cái căn cốt sức sống đất nước, cần phải cậy nhờ ở biển cả, nên đã nêu thành minh triết, thành nguyên tắc sinh tồn Việt Nam:
“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ
Đất Việt muôn năm vững trị bình” (tr.122).
Chương III và Chương IV, tác giả nêu bật một sự thực lịch sử là: từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, các nhà nước quân chủ Việt Nam đã chiếm hữu thật sự và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách đầy đủ, trọn vẹn trong hòa bình và không hề gặp sự phản đối hay tranh chấp của bất cứ quốc gia nào. Đây là hình thức thiết lập chủ quyền của nhà nước trên một lãnh thổ vô chủ, hoàn toàn không có liên quan gì đến chủ quyền của quốc gia khác, nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ quốc gia, hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ của luật pháp quốc tế.
Chương III: Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa trong thời kỳ chúa Nguyễn và vương triều Tây Sơn thế kỷ XVII-XVIII.
Nhiều nhà hàng hải phương Tây đương thời ghi lại thực tế từ thế kỷ XVI, cư dân duyên hải miền Trung Việt Nam (tức cư dân Chăm, có cư dân Việt và có cư dân hòa huyết Chăm-Việt), từ Thuận Hóa-vốn là đất cũ của Vương quốc Champa, vươn ra biển và Nam tiến tìm sinh kế mới. Nhiều bản đồ hàng hải phương Tây đánh dấu nhóm bãi cạn ở phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa (được gọi chung là Pracel hay Paracels), trong đó phải kể đến tấm bản đồ hoàn chỉnh, chính xác nhất đương thời của nhà địa lý học Hà Lan G. Mercator, vẽ năm 1569, xuất bản khoảng những năm 1585-1595. Vùng biển đảo duyên hải kể trên đến đầu thế kỷ XV đã từng bước được tích hợp vào lãnh thổ nước Đại Việt.
Năm 1620, Nguyễn Phúc Nguyên trả lại sắc của chúa Trịnh, cắt đứt hẳn mọi quan hệ lệ thuộc với chính quyền Lê-Trịnh, khẳng định dứt khoát quyền độc lập thật sự của chính quyền chúa Nguyễn ở phương Nam. Theo đó, Nguyễn Phúc Nguyên-vị chúa Nguyễn đầu tiên tự xưng An Nam Quốc vương đã xử lý quan hệ quốc tế trong tư thế một quốc gia độc lập, có chủ quyền, như GS Kawamoto Kuniye nhận xét, điều này đã “biểu lộ nhận thức quốc tế của chúa Nguyễn trước thời đại mới” (tr.137). Dù vẫn cần thời gian để khảo cứu tư liệu dị bản, vẫn có thể thấy rõ chúa Tiên (Nguyễn Hoàng Thái Tổ) khi vào Nam dựng nghiệp phải xử lý nhu cầu chiếm lĩnh các quần đảo ở giữa Biển Đông và ông đã chuẩn bị những bước đi đầu tiên cho việc chiếm lĩnh các quần đảo giữa Biển Đông. Nhưng, cũng theo tư liệu, đến cuối thập niên 20 và đầu thập niên 30 của thế kỷ XVII, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên chính là người lập ra Đội Hoàng Sa-một hình thức khai chiếm-xác lập và thực thi chủ quyền hết sức độc đáo trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông. Đây cũng là dấu mốc lịch sử và pháp lý về chủ quyền Nhà nước của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chương IV: Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa trong thời kỳ nhà Nguyễn thế kỷ XIX.
Công trình điểm lại các hoạt động thể hiện việc tiếp tục sự nghiệp khai chiếm-xác lập và thực thi chủ quyền của các triều vua Nguyễn đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… Vu Hướng Đông, chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu về biển đảo Việt Nam cho biết: “Nhân tố biển đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của các thế lực cát cứ các chúa Nguyễn… Vua Gia Long nhờ vào biển để phát triển thế lực của mình…” (tr.191). Giáo sư Vu Hướng Đông dành nhiều dòng nói về những công tích lẫy lừng trên biển của vua Gia Long; nhưng điều quan trọng mà ông chưa nói tới, đó là hoạt động xác lập tuyệt đối và thực thi đầy đủ chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa của vua Gia Long với tư cách là người sáng lập và đứng đầu vương triều Nguyễn. Theo đó, hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải được tích hợp với đội thủy quân, dần dần được điều chỉnh nâng cấp thành một đội thủy quân thống nhất, từ dân binh Quảng Ngãi, Bình Thuận thành lực lượng quân đội chính quy của Nhà nước đặc trách công việc bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa. Theo giám mục người Pháp Jean Louis Taberd, người từng nhiều năm truyền giáo ở Trung Kỳ và Nam Kỳ, năm 1816 nhà vua [Gia Long] đã long trọng cắm lá cờ của mình và chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này [Pracel và xung quanh], mà chắc chắn là sẽ không có một ai sẽ tìm cách tranh giành (tr.200). Năm 1850, cũng miêu tả sự kiện trên, M. A Dubois de Jancigni, phái viên của Chính phủ Pháp tại Trung Quốc và Đông Dương đã viết, nhà vua Gia Long đã chủ tâm “đính thêm đóa hoa độc nhất vô nhị đó” (tức Paracels-Cát Vàng) vào chiếc vương miện của ông… chính vì thế mà năm 1816 ông đã long trọng kéo lá cờ xứ Đàng Trong lên mảnh đất đó (tr.204). Tiếp theo Gia Long, Minh Mệnh đặt ra nguyên tắc vẽ bản đồ chính thức của vương triều phải bao bọc được cả Biển Nam (Hoàng Sa, Trường Sa), Biển Tây (vịnh Thái Lan) và dứt khoát phải mang tên Đại Nam. Như thế, đến đây người Việt Nam vừa xác lập, khẳng định và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa, vừa thể hiện nó rõ ràng, minh bạch trên bản đồ quốc gia chính thức và thống nhất.
Trong suốt gần 150 năm vương triều Nguyễn (1802-1945), ngay cả đến thập kỷ cuối thế kỷ XIX, khi đất nước không còn độc lập, không có bất cứ một vị vua nào nhân danh đất nước hoặc nhân danh vương triều tuyên bố từ bỏ chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa. Giữa lúc đó, cả Pháp và Trung Quốc đều chưa quan tâm [hay chưa có điều kiện quan tâm] đến vùng biển đảo “hoang vu và cằn cỗi nhất địa cầu” này, thì thế kỷ XIX lại là thế kỷ huy hoàng của lịch sử xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa một cách thật sự, trọn vẹn trong hòa bình và hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ của luật pháp quốc tế.
Chương V: Tranh chấp, tranh biện về chủ quyền và thực trạng chiếm đóng ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1909 đến nay.
Đặt trong lôgíc của công trình này, sách giới thiệu một cách khái lược và làm nổi bật một chân lý lịch sử là mặc dù trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, phức tạp, ngay cả khi đất nước đã bị mất quyền độc lập, nhưng chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa vẫn được các thế hệ người Việt Nam nêu cao và gìn giữ bằng mọi giá.
Ngay ở đầu chương này, tác giả luận giải về quá trình tranh chấp, tranh biện về chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ năm 1909 đến năm 1939. Tác giả vạch rõ, mặc dù Sách trắng của Trung Quốc khẳng định từ thời Hán Vũ Đế (140 Tr.CN-88 Tr.CN), Trung Quốc đã phát hiện ra hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa), nhưng hoàn toàn không có bất kỳ tư liệu nào chứng minh cho luận điểm hoang tưởng này. Bản đồ Trung Quốc cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX vẫn chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam với những lời giải thích tuyệt đối chính xác rằng “điểm tận cùng của Trung Quốc là bờ biển Nhai Châu trên quần đảo Quỳnh Châu tức 18o13’ Vĩ độ Bắc” (tr.261). Và, không chỉ bản đồ Trung Quốc mà bản đồ phương Tây cũng vẽ và giải thích về phạm vi lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc hoàn toàn đúng như vậy. Ví như, tại Thư viện Menzies (Đại học Quốc gia úc), lưu giữ tấm bản đồ Trung Quốc của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc Công ty Đông ấn Hà Lan thế kỷ XVII trong một bộ sách đồ sộ, khi mô tả địa lý Trung Quốc, cũng chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam với lời giải thích rất cụ thể và chính xác là “nơi xa nhất của Trung Quốc (tính theo chiều ngang)” (tr.264). Thư tịch và bản đồ cổ của Trung Quốc tính cho đến cuối thế kỷ XIX và thậm chí cả thập niên đầu của thế kỷ XX đều phản ánh một thực tế hết sức hiển nhiên là vùng lãnh thổ, lãnh hải truyền thống của Trung Quốc chưa bao giờ vượt qua đảo Hải Nam.
Lần theo lịch sử chiếm hữu các quần đảo giữa Biển Đông, tác giả cho biết “Mãi cho đến năm 1919, Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông nước Trung Hoa Dân quốc cho biên soạn và xuất bản bộ bản đồ Trung Quốc các thời đại trong lịch sử, mặc nhiên các thời đại trước từ Tần, Hán cho đến Đường, Tống, Nguyên, Minh… không có tấm bản đồ nào có đánh dấu khu vực Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) là thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Đặc biệt, tấm bản đồ Thanh đại đồ cũng chỉ vẽ lãnh thổ Trung Quốc đến cực Nam của đảo Hải Nam” (tr.269-270).
Đến cuối những năm 1930, Trung Quốc bắt đầu đề cập đến các tên Đoàn Sa, Nam Sa, nhưng thực tế họ chưa có một biểu hiện cụ thể nào có thể được coi là hành động chiếm hữu dù chỉ là bộ phận rất nhỏ thuộc các quần đảo này. GS Monique Chemillier-Gendreau xác nhận, từ những hành vi trong năm 1909, dù có bổ sung thêm vài đặc nhượng, đánh dấu một sự quan tâm nhất định nhưng không đủ cấu thành một sự chiếm hữu lâu dài, thật sự, hòa bình và liên tục (tr.273).
Vẫn lần theo lịch sử, công trình tóm lược những hoạt động của Pháp. Từ thái độ “nhắm mắt làm ngơ” cho đến quyết tâm của Pháp giành và giữ chủ quyền của các quần đảo giữa Biển Đông trên cơ sở chủ quyền thật sự và lâu đời của Vương quốc An Nam.
Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đơn vị đồn trú của Trung Hoa Dân quốc phải rời khỏi đảo Phú Lâm, nhưng không có lực lượng quân đội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế. Từ đó, đến năm 1954, chỉ còn quân đội Pháp là lực lượng duy nhất đại diện cho quân đội Liên hiệp Pháp độc chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao lại cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa.
Tại diễn đàn Hội nghị San Francisco ngày 7-9-1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu, với tư cách thành viên chính thức của Hội nghị, đã long trọng tuyên bố: “Chúng tôi khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hai quần đảo này luôn luôn là một phần của Việt Nam” (tr.301).
Chủ quyền của Việt Nam và thực trạng chiếm đóng của các bên tranh chấp ở Hoàng Sa, Trường Sa từ 1956 đến nay, là nội dung độc giả có nhiều điều kiện tiếp cận từ các ấn phẩm và phương tiện truyền thông.
Trong thời kỳ chính thể Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở miền Nam từ 1956 đến 1975, cả về ngoại giao và quân sự, Chính phủ VNCH luôn thể hiện quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 13-7-1971, tại Hội nghị ASPECT Manila, Bộ trưởng Ngoại giao VNCH Trần Văn Lắm tuyên bố khẳng định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam (tr.307). Ngày 11-1-1974, do bị Trung Quốc chủ động tiến công trước trong bối cảnh Hải quân VNCH đang gặp quá nhiều khó khăn, nên bị thất thủ. Trong khi chiến sự đang diễn ra, ngày 19-1-1974, Bộ Ngoại giao VNCH ra tuyên cáo: “Với tư cách một nước nhỏ bị cường quốc vô cớ tấn công, VNCH kêu gọi toàn thể các dân tộc trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó” (tr.308).
Ngày 20-1-1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối hành động Trung Quốc dùng vũ lực thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (tr.308).
Trong thời kỳ đất nước Việt Nam thống nhất, đổi mới và hội nhập quốc tế từ năm 1975 đến nay. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối, trong đó có quần đảo Trường Sa.
Ngày 24-9-1975, trong chuyến thăm Trung Quốc của Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam dẫn đầu, khi thảo luận về vấn đề bất đồng quan điểm giữa hai nước ở Hoàng Sa, Trường Sa, Phó Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Vấn đề tất nhiên sẽ được đưa ra thảo luận trong tương lai” (tr.312). Ngày 1-1-1986, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang đã ra tận Hoàng Sa khảo sát, chuẩn bị cho chủ trương phiêu lưu mới của Trung Quốc (tr.314-315). Từ đây, mật độ các cuộc xâm nhập vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, chiếm giữ trái phép các bãi đá (Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven, Xu Bi…) và cản trở Việt Nam hoạt động bảo vệ và sinh sống trong khu vực chủ quyền của Việt Nam liên tục diễn ra, đặc biệt nghiêm trọng như vụ Trung Quốc đưa nhiều tàu hộ vệ tên lửa đến Gạc Ma ngăn cản bộ đội Việt Nam làm nhiệm vụ và cho lính xông lên chiếm Gạc Ma (3-1988); hoặc vào đầu tháng 5-2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (HD981) nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (tr.321)…
Bất chấp những thương lượng và phản đối của Việt Nam cùng áp lực từ quốc tế, tính đến tháng 7-2015 [thời điểm công trình này tổng kết], Trung Quốc đã hủy hoại hàng trăm km2 bề mặt của các thềm rạn san hô, biến các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, diện tích nhô lên khỏi mặt biển lúc thủy triều lên cao thành các đảo nhân tạo, ước tính khoảng trên 128.000.000m2 trên bề mặt của các đảo nhân tạo này có thể dễ dàng nhận ra các đường băng sân bay, bến cảng, hải đăng, trạm rađa, căn cứ hậu cần và căn cứ quân sự hiện đại. Và, tình hình tranh chấp, căng thẳng ở Biển Đông chỉ được giải quyết khi, cùng với các nước liên quan, cùng cộng đồng quốc tế và nhân loại tiến bộ, bằng nỗ lực phi thường, trên nguyên tắc tôn trọng triệt để, thực sự, và thực hiện nghiêm chỉnh Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; đặc biệt hơn cả phải là sự “tỉnh mộng” và hành xử tuân thủ luật pháp quốc tế của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tr.325).
Gấp lại cuốn sách, xin mượn Lời giới thiệu của GS, NGND Phan Huy Lê để khép lại cảm nhận và ấn tượng của một người được đọc trước công trình này: “Cuốn sách đã cung cấp những chứng cứ khoa học vững chắc, trong đó có những chứng cứ lịch sử và những chứng cứ lịch sử-pháp lý, khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Cuốn sách cũng trình bày những tranh chấp, tranh biện về chủ quyền hai quần đảo do Trung Quốc dấy lên từ năm 1909 cùng những hành động xâm lược và mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc từ năm 1946 đến nay. Đây là một công trình nghiên cứu rất công phu và có hệ thống. Tôi tin rằng cuốn sách sẽ góp phần nâng cao hiểu biết của nhân dân về lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo giữa Biển Đông, cung cấp các chứng cứ khoa học khẳng định chủ quyền của Việt Nam” (tr.17)


 * Có thể xem thêm giới thiệu của GS Phan Huy Lê tại đây:
http://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N20275/Sach-moi:-Chu-quyen-cua-Viet-Nam-o-Hoang-Sa,-Truong-Sa-%E2%80%93-Tu-lieu-va-su-that-lich-su.htm

[1] Nguyễn Quang Ngọc (2017) Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa- Tư liệu và sự thật lịch sử, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

[2] Phát biểu của GS, TS, NGND Nguyễn Quang Ngọc tại Lễ bàn giao Bộ Atlas Universel giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tham nhũng vặt


Hôm tôi ở quê, thằng cháu mời xuống nhà ăn bún riêu rạm. Tôi đánh tì tì 4 bát, no kềnh kếnh cang, đến nỗi đêm đó ôm cái bụng căng tròn trăn trở. Công nhận ngon tuyệt. Nhưng chuyện nó kể còn ngon hơn.

Chuyện rằng ở xã Tú Đôi bên cạnh, có cái đầm lớn (vốn là một nhánh sông Văn Úc bị bồi lấp, rất nhiều tôm cá, thời còn cởi trần đánh dậm tôi thường ra bắt cá tôm ở đây). Hôm họp đảng ủy và ủy ban xã, ông chủ tịch vừa được bầu lên thông báo rằng thường vụ và chủ tịch xã đã ký với tư nhân cho thuê đầm trong 25 năm, đem một nguồn thu lớn về cho xã, đề nghị các đồng chí hoan hô.

Lão chủ tịch chưa dứt lời, một ông mặt hằm hằm đứng lên, chả phải ai xa lạ, là vị phó chủ tịch. Ông phó choang ngay, tôi phản đối, ăn đéo gì mà ăn lắm thế, ông cứ ăn trong nhiệm kỳ của ông thôi, còn để người khác tí màu nữa chứ. Nó được thầu 25 năm, nó trả trước phần trăm cho ông chừng ấy năm, chúng tôi lên thì còn đéo gì nữa. Hốc cũng vừa vừa phải phải thôi.

Cãi nhau lộn bậy một hồi, họp tan, ê chề. Dân chúng nghe chuyện được phen cười vỡ bụng về cái thói quần ngư tranh thực của đám cường hào lý dịch thời nay.

Thằng cháu kết luận: Nhỏ ăn nhỏ, to ăn to, chả thằng cán bộ đéo nào mà không ăn bẩn.

Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TẢN MẠN...CHỒNG TẢN MẠN



Phạm Quang Long



Gặp một ông bạn, nghe ông phàn nàn: " chán quá ông ạ. Suốt ngày phải đối mặt với bao điều bất ổn: quan chức hôm trước còn xoen xoét rao giảng những điều cao siêu thì ngay sau đó bị truy tố vì tham nhũng, vi phạm pháp luật; trong giáo dục thì trò đánh thầy, thầy cũng chỉ coi trò như khách hàng nhả chữ, đếm tiền; nhìn ra xã hội thì tội ác ngày càng dã man hơn: cha con, vợ chồng, anh em giết nhau vì tranh chấp của cải, vì phản bội nhau; trên TV đang dạy cho trẻ em cách không bị bắt cóc; mấy ông trí thức nhà ông lại cũng gian dối và đạo đức giả; y tế thì buôn thuốc giả, nâng giá khám chữa bệnh, có cái viện Mắt một năm để ngoài sổ sách cả nghìn tỉ đồng". Tôi hỏi: "ông có bi quan quá không?" Ông nhăn nhó: "gần 70 rồi. Có chết cũng được rồi. Con cái trưởng thành rồi. Chả phải lo lắng gì. Lương hưu, chỉ ăn không hết thì có gì mà bi quan? Nhưng bất ổn quá. Lo quá. Không biết rồi sẽ ra thế nào".
Chia tay, lòng trĩu buồn. Những ì xèo của cuộc sống sao cứ ám ảnh mãi dù đã nhủ lòng nghe ít thôi, nghĩ ít thôi vì đã đến lúc đứng ở bên lề xã hội rồi, lực bất tòng tâm rồi. Nhưng sao cứ ám ảnh mãi điều anh nói:" không biết rồi sẽ ra thế nào". Có lẽ chưa bao giờ tâm thế xã hội lại bất an như vậy và cũng không thể bịt mắt bưng tai vì nỗi lo này không của riêng ai. Một câu hỏi cứ ám ảnh: bởi đâu mà có tình trạng này? Đâu là chỗ trú ngụ yên bình cuối cùng của con người? Nhập cuộc chợt nhận ra cuộc chơi không dành cho mình. Đứng sang một bên lại thấy chỗ này cũng không phải của mình nốt. Chạy về chỗ ẩn núp cuối cùng thôi. Nhưng sao mong manh thế? Liệu nó có đứng vững trước những thử thách khốc liệt này không?
Sáng nay đến thăm một anh bạn. Hơn 70 tuổi, hai lần thần chết gõ cửa nhà anh rồi lại quay ra. Một lần bác sĩ đã moi tim anh ra ngoài mấy tiếng đồng hồ để xử lý, một lần cắt 3/4 dạ dầy vì K. Vậy mà vẫn yêu đời, vẫn làm việc " như điên". Chìa cho mình cuốn sách mới in, bảo " tôi sắp in cuốn nữa về ký hiệu học phê bình". Mình cám ơn anh, đưa tặng anh cuốn "Cuộc cờ", khuyên: "anh làm việc vừa vừa thôi. Già rồi, yếu rồi, phải lo giữ sức chứ." Anh bảo " thì cũng như ông. Không làm việc thì biết làm gì? Ông viết về cái gì đấy?". Đáp: " thì tiếp cái "Lạc giữa cõi người" thôi. Cuốn kia là bi kịch cá nhân bị tha hoá. Cuốn này là bi kịch xã hội vì những đám lưu manh câu kết với nhau, phá nát tất cả". " Không làm việc thì biết làm gì", nghĩ mà thương. Thương anh, thương những người ngoài công việc chả biết làm gì cho đến chết. Người ta lúc về hưu, tiền rủng rỉnh, đi du lịch, chơi golf, thích gì làm nấy. Những người như anh vẫn cắm cúi với công việc, chả biết chơi bời là gì. Anh bảo: " tôi sẽ viết một bài về tâm thế lạc ông ạ. Nguyễn Huy Thiệp nói về lạc trong gia đình. Lạc loài cả cha và con. Ông Ma Văn Kháng cũng lạc. Cũng lạc trong gia đình. Sương Nguyệt Minh nói đến lạc ở chiến trường. Ông nói lạc ở chốn quan trường, xã hội. Sao lại có tâm thế lạc này nhỉ?". Mình cười:" bác cho em đứng cạnh các đại nhân ấy làm em phổng mũi, nhưng ngượng. Hai bác không lạc nhau là được rồi". Anh trầm ngâm: " lạc thật ông ạ. Còn lạc gì nữa không?". Mình không trả lời nhưng nghĩ bụng: "còn. Đang chềnh ềnh ra đấy". Ngẫm thấy ông anh hay thật. Luôn suy nghĩ và luôn loe loé những ý kiến mới lạ, sắc sảo.
Không đua với thời cuộc được thì đành chọn cách phù hợp với mình. " Ta về với vợ ta thôi/ chân trời đành để cho người khác bay". Bay theo đàn hay bay một mình thì đó cũng là việc của người khác. Mình cánh chưa gẫy thì cũng coi như gẫy. Trước đã chưa bay, giờ về già cũng chả học bay được nữa. Bay là chuyện của người khác. Bay là chuyện của ngày xưa. Trẻ, chả nghĩ đến thì già, nghĩ đến làm gì? Ngó lơ thế thôi, đừng tiếc mà cũng không thể tiếc. Mình chả là quân tử nên không thể dừng lại đúng lúc. Đành dừng khi thấy chân chồn, gối mỏi thôi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quái gở chuyện 'trấn yểm' mồ mả bằng quần lót sơn đỏ ở Huế




TPO - Hàng chục ngôi mộ ở xã Lộc Thủy vừa bị kẻ xấu đào phá, rồi dùng quần lót sơn đỏ treo lên bia mộ nhằm mục đích “trấn yểm”. Hành vi quái gở này khiến nhiều người bức xúc. 
Chiều 3/4, nguồn tin từ Công an huyện Phú Lộc (tỉnh TT-Huế) cho biết, lực lượng cảnh sát điều tra huyện này vừa vào cuộc xác minh, điều tra, truy tìm thủ phạm có hành vi xâm phạm hàng loạt mồ mả bằng hình thức đào phá và treo quần lót phụ nữ có phết sơn đỏ nhằm mục đích mê tín dị đoan. 

Trước đó, người dân thuộc dòng họ Phan xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc) trình báo đến Công an huyện Phú Lộc về việc nhiều mồ mả của người thân trong dòng tộc bị xâm hại một cách kỳ lạ. 

Qua điều tra bước đầu, cơ quan công an tại Phú Lộc xác định có 21 ngôi mộ của dòng họ Phan ở xã Lộc Thủy bị kẻ xấu xâm phạm nghiêm trọng, với cách thức hết sức khác thường. Cụ thể, kẻ xấu đã đào phá nhiều ngôi mộ, sau đó lấy quần lót phụ nữ được phết sơn màu đỏ ở đáy quần treo lên trên bia mộ. Hành vi xâm hại mồ mả này gây bức xúc cho dân xã Lộc Thủy nói chung và bà con thuộc dòng họ Phan thuộc địa phương này. 
 
 
Một vụ xâm phạm mồ mả bằng hình thức đóng đinh lên huyệt mộ tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, TT-Huế, xảy ra năm 2016 được công an điều tra, làm rõ. Ảnh: CAND 
 
Theo thượng tá Trần Đăng Điền, Phó trưởng Công an huyện Phú Lộc, sau một thời gian tích cực điều tra, bước đầu cơ quan công an xác định nghi can gây ra vụ xâm phạm mồ mả nói trên là ông P.A (trú xã Lộc Thủy). 
 
Hiện cơ quan công an đã tiến hành thực nghiệm hiện trường và đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vụ việc. Tuy nhiên, do nghi can P.A bị mắc bệnh rất nặng, hiện điều trị tại thành phố Đà Nẵng, nên công tác điều tra, xử lý của lực lượng chức năng huyện Phú Lộc gặp phải vướng mắc. 

Được biết, trước đó, vào năm 2016, cũng tại xã Lộc Thủy từng xảy ra vụ hàng trăm ngôi mộ bị kẻ xấu đóng đinh để "trấn yểm" gây hoang mang trong dư luận. 
Ngọc Văn

Phần nhận xét hiển thị trên trang