Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

Thiến sĩ Trần Đình Thiên!



Tân Thái Bá

Viện trưởng Viện Kinh Tế,
Tiến sĩ Trần Đình Thiên,
Nói một câu, tôi đọc,
Suýt nữa thì phát điên:
“Sản xuất ta lạc hậu
Là vì ta hiện nay
Giá điện còn quá thấp.
Thật đáng tiếc điều này”.
Tôi vốn không ít chữ,
Thế mà đành cạn lời.
Chỉ còn biết ghi lại
Để lưu cho muôn đời.
Về phần mình, các bác
Không muốn đọc thì thôi.
Chí ít khỏi ngất xỉu
Hoặc phát điên như tôi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Loại visa mới đi Úc cho giới trẻ Việt Nam


https://baomai.blogspot.com/
Hàng năm, 200 công dân trẻ tuổi Việt Nam đủ tiêu chuẩn sẽ được cấp thị thực lao động kết hợp kỳ nghỉ để đến Australia

Từ ngày 1/3/2017, Việt Nam và Australia sẽ bắt đầu thực hiện chương trình "Thị thực Lao động Kết hợp Kỳ nghỉ" (visa subclass 462), theo thông cáo của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam.

Chương trình hợp tác này cho phép các công dân trẻ tuổi Việt Nam, với độ tuổi từ 18 đến 30, đến Australia trong thời hạn một năm để làm việc ngắn hạn và học tập. Chương trình này cũng cho phép các công dân trẻ tuổi Australia đến Việt Nam làm việc và du lịch.

https://baomai.blogspot.com/

Hàng năm sẽ có 200 ứng viên Việt Nam đủ tiêu chuẩn được cấp thị thực subclass 462 đến Australia và tương tự - 200 công dân Australia đủ tiêu chuẩn sẽ có thể nhập cảnh Việt Nam.

Theo chương trình này, các công dân Việt Nam đủ tiêu chẩn sẽ được lưu trú tại Australia trong thời hạn một năm.

Trong thời gian đó, họ có thể tham gia vào các hoạt động trao đổi văn hóa và du lịch; lưu trú với thời hạn 12 tháng tại Australia kể từ ngày nhập cảnh đầu tiên; làm việc trong thời gian lưu trú 12 tháng, nhưng không quá sáu tháng với mỗi một chủ sử dụng lao động; và học tập không quá bốn tháng.

https://baomai.blogspot.com/

Các ứng viên cũng có thể xin visa subclass 462 lần thứ hai nếu họ đã từng làm việc trong các ngành du lịch, khách sạn, nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt thuỷ sản tại lãnh thổ phía Bắc Australia trong ba tháng.

Chương trình Thị thực Lao động Kết hợp Kỳ nghỉ được bắt đầu từ ngày 1/3/2017 và sẽ được mở lại vào 1 tháng Bảy hàng năm.

https://baomai.blogspot.com/

Trong Ngân sách Liên bang 2016-17, chính phủ Australia cho biết sẽ áp dụng thử nghiệm nhiều loại visa mới trong những thị trường quan trọng trong đó có Việt Nam để mời gọi khách du lịch và nhà đầu tư, trang Tin tức Australia cho hay.

https://baomai.blogspot.com/

Được biết chính phủ Australia sẽ sớm đưa ra hình thức visa du lịch nhập cảnh nhiều lần trong 3 năm (three-year multiple entry visa) dành cho công dân của những quốc gia có nguy cơ thấp về di trú trong đó có Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, và Chile.


Xin visa Mỹ có thể phải khai ‘lý lịch dùng mạng xã...
Vì sao người Việt ở lại Mỹ dù quá hạn visa?

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Canada ngừng tiếp nhận Visa công dân Việt Nam


https://baomai.blogspot.com/
Nội các chính phủ Canada: Quyết định ngừng tiếp nhận Visa công dân Việt Nam 2018: Có hiệu lực từ 1/4/2018 với lý do…

Bắt đầu từ tháng 1/4/2018, Việt Nam là một trong năm nước nằm trong danh sách các nước bị xét tư cách lưu trú nghiêm ngặt, không tiếp nhận visa du học sinh, trong ngày hôm nay 10/3/2018 tới, nhiều đơn vị tư vấn du học của Việt Nam đã bị Cục lưu trú Đức từ chối cấp VISA. Nguyên nhân bị từ chối cấp VISA có thể là một trong các nguyên nhân sau:

1. Trường Canada ngữ bảo lãnh cho du học sinh có uy tín thấp:

https://baomai.blogspot.com/

Những trường Đức ngữ có số học sinh bỏ học, phạm tội, cư trú bất hợp pháp trên 10 người sẽ bị xét duyệt nghiêm ngặt, nếu có quá 40 học sinh bỏ trốn sẽ bị tước quyền bảo lãnh. Những trường Canada bị phát hiện bao che cho học sinh làm quá giờ, kê khai không trung thực số giờ lên lớp của du học sinh sẽ bị đưa vào sổ đen.

2. Đơn vị tư vấn du học tại Việt Nam nằm trong danh sách đen của Cục lưu trú Canada:

https://baomai.blogspot.com/  

Những Đơn vị tư vấn du học tại Việt Nam có số học sinh đưa sang bỏ trốn nhiều thì hồ sơ của du học sinh sau này đưa sang cũng bị xét duyệt gắt gao. Do Đơn vị tư vấn du học đó nằm trong danh sách đen của Cục lưu trú Canada, nhiều đơn vị tư vấn đã bị Cục lưu trú Canada loại 100% hồ sơ trong năm 2018. Những Đơn vị tư vấn du học bị phát hiện gian dối hồ sơ, làm giả tài liệu cũng bị đưa vào danh sách đen của Cục lưu trú Canada.

3. Hồ sơ của du học sinh không hoàn hảo:

https://baomai.blogspot.com/

Hồ sơ của du học sinh không đầy đủ, nội dung không thống nhất giữa các tài liệu, dịch thuật hồ sơ không chính xác, văn phong, câu chữ trong hồ sơ dịch thuật “ngây ngô, không theo cấu trúc và câu chữ trong soạn thảo văn bản tiếng Canada”, đây là nhân khiến hồ sơ bị loại.

4. Hồ sơ của du học sinh không đủ điều kiện để đi du học

https://baomai.blogspot.com/

Học sinh có học lực yếu, hạnh kiểm trung bình, số ngày nghỉ học ghi trong học bạ nhiều hơn 15 ngày trong 3 năm học PTTH (cấp 3), học sinh đã đi Tu nghiệp sinh (thực tập sinh) nhưng bỏ về giữa chừng, tu nghiệp sinh (thực tập sinh) về nước chưa được 1 năm, học sinh đã tốt nghiệp các trường PTTH, Cao đẳng, Đại học và ngừng việc học cách đây trên 3 năm, học sinh quá 30 tuổi… đều dễ dàng bị từ chối cấp VISA.

5. Khi Cục lưu trú Canada gọi điện về

https://baomai.blogspot.com/

Học sinh và người bảo lãnh không trả lời, hoặc trả lời không được, hoặc trả lời không thống nhất với hồ sơ đã nộp cho Cục lưu trú Canada thì sẽ dễ dàng bị từ chối cấp VISA.

6. Xuất thân của Du học sinh

Du học sinh xuất thân từ những địa phương có nhiều người đang phạm tội hoặc đang cư trú bất hợp pháp tại Canada sẽ gặp khó khăn khi xét cấp VISA
Kể từ năm 2018 trở đi du học sinh Việt có thể rất khó sang Canada Học tập. 

Vì sao vậy? Vì đây là hậu quả của các bạn đi trước. Bộ tư pháp Canada trong năm 2018 sẽ đóng 50% trường dạy tiếng Canada và sẽ làm chặt hồ sơ của du học sinh Việt như…

https://baomai.blogspot.com/

“Cửa đi Du học Canada 2018 đang đóng lại với người Việt – Do đâu”
Gần đây cục điều tra sự cố của Canada đã chính thức thống kê 2 năm gần đây tình trạng trộm cắp trên cả nước Canada đã tăng vọt, dẫn đầu là các du học sinh Việt và một số nước khác.

Đi du học Canada đối với đa số người Việt chỉ là một hình thức sang Canada vừa đi làm vừa đi học, có nhiều người sang Canada đi làm là chính. Thực tế hiện nay chi phí để đi được quanh 200 triệu, tùy theo trường, tùy khu vực. 

Thứ nhất, Học sinh, sinh viên có thể lựa chọn khóa học phù hợp với điều kiện và khả năng của mình từ một trong hai năm (học tiếng Canada , học nghề, học đại học …). Cùng với việc học, du học sinh được phép đi làm thêm 28 giờ trong tuần với mức lương từ 800 – 1.200 usd một lần (tương ứng với khoảng 22 triệu đồng / tháng). Nhưng hầu hết du học sinh Việt đều làm quá 28h/tuần, điều này có nghĩa đã vi phạm luật của Canada , mà người Canada thì không muốn như vậy.

https://baomai.blogspot.com/

Thứ hai, Trong các ngày nghỉ, kỳ nghỉ lễ, Tết, học viên được phép làm thêm tới 40 giờ /tuần, với số giờ làm này thì thu nhập khoảng gần 40 triệu đồng. Với số giờ làm thêm này sẽ giúp đủ để chi trả tiền ăn ở và đóng học phí ngoài ra còn có thể tiết kiệm gửi về cho gia đình. Khi tốt nghiệp các sinh viên có thể ở lại Canada làm việc hoặc có thể học cao hơn nếu có nhu cầu. Thời gian ở Canada không bị giới hạn. Nếu đi làm tại Canada và đóng thuế từ 5 năm trở lên, bạn sẽ có cơ hội được cấp visathường trú và ở tại Canada , không bị bắt buộc phải trở về nước.

https://baomai.blogspot.com/

Với 2 yếu tố trên đã thu hút được rất nhiều người tìm đủ mọi cách để sang Canada du học. Và từ đây dẫn tới có rất nhiều người sang du học nhưng chỉ chú tâm vào làm việc và dẫn tới các hệ lụy khác, như: thường xảy ra các vụ trộm, cướp trong các lễ, tết, dịp hè…

Điều này làm cho chính phủ Canada bắt buộc phải thắt chặt đối với người Việt đang làm việc và học tập tại Canada, và tiếp tới năm 2018 thắt chặt hơn việc làm hồ sơ xin visa để đi du học Canada .

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bắt cả triệu người tin ai đó « tâm thần » là tội ác !




Bắt cả triệu người tin một ai đó "tâm thần" thì chắc chắn là tội ác chứ không chỉ là âm mưu!
  
Mấy ngày qua, từ khóa "tâm thần" được mạng xã hội sử dụng khá nhiều. Có người sử dụng đầy nghi hoặc, có người sử dụng đầy phấn khích. Cũng có người, sử dụng trong trạng thái "đạo đức, thương cảm người thân" nhưng nhìn cho rõ thì đó là một âm mưu không hơn không kém. 

Chuyện không có gì lạ lẫm nữa khi mà việc vu cho một ai đó bị tâm thần hoặc ai đó cũng hơi "không bình thường", người ta lợi dụng vào điều đó để mưu lợi, không hề hiếm ở Việt Nam.

Chắc chúng ta chưa quên một đại gia ở Long An, anh Võ Minh Tuấn - Quyền Giám đốc Công ty Hoàng Gia (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) - bị một nhóm người xông vào bắt trói rồi tống vào Bệnh viện Tâm thần TPHCM điều trị cưỡng bức. Sau đó, toàn bộ tài sản đứng tên anh đã bị sang tên cho người khác... 

Theo hồ sơ của Công an huyện Đức Hòa, ngày 24.1.2013, anh Võ Minh Tuấn (sinh năm 1982, ngụ ấp Miễu Hội, xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, Tiền Giang) có đơn tố cáo bà Bùi Thị Kim Hoa (SN 1955, ngụ 140 Nguyễn Thị Nhỏ, phường 15, quận 5, TPHCM) lập mưu đưa anh vào bệnh viện tâm thần rồi giả mạo chữ ký, chiếm đoạt toàn bộ tài sản của anh Tuấn. Vụ việc cũng làm đau đầu các cơ quan tố tụng trong một thời gian dài.

Khi bạn tung tin một ai đó bị tâm thần trên diện rộng, chắc chắn không phải là câu chuyện nói chơi hay là một "lo lắng kiểu thầm kín" nữa. Ẩn chứa sau đó không chỉ là một âm mưu mà còn có thể là một tội ác.

Xin kể lại chuyện cũ, khi tôi mới ra trường, có một thời gian tôi làm việc ở báo Sức khoẻ Đời sống. Thời đó, ông Lê Thấu làm Tổng biên tập và có một tay trưởng ban, tên Dũng, rất được vị Tổng biên tập này trọng dụng. Tay Dũng này một tay che trời. Trong ban, có một anh tên Bảo, là dược sĩ, tính tình hiền lành, hơi khờ khờ, viết những bài chuyên môn về dược. Do bị Dũng đè nén nhiều, đôi khi anh Bảo tức giận và chửi thầm Dũng. Chuyện đến tai Dũng và một hôm, Dũng chọc cho anh Bảo phải chử ; ngay lập tức, Dũng gọi Bệnh viện tâm thần vào bắt anh Bảo đi trước sự chứng kiến của nhiều người. Trong đó, có ông Thấu.
Tôi cứ nhớ mãi câu kêu cứu của anh Bảo: "Anh Thấu ơi, cứu em với! Em hoàn toàn bình thường mà! Tại sao anh có thể đứng nhìn thằng Dũng nó hãm hại em như thế".

Anh Bảo vào viện ít ngày thì ra, nhưng từ đó, trong mắt mọi người, anh Bảo là một kẻ tâm thần. Và dĩ nhiên, không ai nhận một kẻ tâm thần vào làm việc. Tôi cho rằng, đó là một vụ việc vô đạo đức và mất dạy nhất trong nghề báo mà tôi đã từng chứng kiến.

Quay trở lại với vụ ông Vũ Trung Nguyên, cá nhân tôi chả ưa gì tay này. Tôi biết, ông này hơi vĩ cuồng. Tôi biết, ông này đã có những hành động mà không phải ai cũng chấp nhận được. Thậm chí tôi cũng biết, tại sao ông - và thêm một số doanh nhân khác ở Việt Nam, có một thời điểm họ cứ tỏ ra hơi "cõi trên", hơi "tưng tửng" khi mà thực sự họ vẫn khôn rách trời chui xuống.

Đọc hai kỳ báo phỏng vấn bà vợ, với những thông tin công khai công luận, tôi thấy rằng bà vợ muốn cho toàn thể bạn đọc biết rằng ông Vũ đang...tâm thần. Bà Thảo làm thế vì mục đích gì thì chỉ có bà Thảo biết. Tuy nhiên, điều dễ dàng nhận thấy, một người tâm thần thì không thể điều hành được tập đoàn và khi ấy phải nhường sân cho người khác "tỉnh táo" hơn. Khớp lại toàn bộ thông tin trong bài, tôi chỉ "à" ra một tiếng.

Xin lỗi, đọc bài này, nếu bạn nào vào đặt mệnh đề "chuyện gia đình người ta biết gì mà nói" thì nên tự xem lại nhận thức của mình, vì tất cả mọi thứ có vẻ người trong cuộc đang muốn dùng báo chí để phơi bày ra, chứ chẳng ai đi vào nhà họ tò mò nữa. Tôi nghĩ, chẳng có thương cảm hay tiếc nuối gì ở đây cả. Và cũng chẳng có tình yêu để mà nhân danh. Nếu logic toàn bộ câu chuyện thì mọi thứ là một phép tính hoàn hảo. Và dĩ nhiên, sau hai màn từ ngôn tình diễm lệ đến bi kịch cuộc đời, thì người ta sẽ phải tin rằng, ông Vũ đang tâm thần, từ chính những lời kể kia.

Bởi vì nếu một người vợ thương chồng hơi không bình thường thì chẳng ai đi làm cái việc là đưa ra những câu chuyện để cả hàng triệu người phải tin rằng người ấy "tâm thần" cả. Và nếu người ấy mới chỉ hơi "tâm thần", bị dư luận chỉ trích và tấn công trên diện rộng, chắc chắn sẽ bị tâm thần nặng thêm mà thôi! Như vậy thì chả có thương xót cái quái quỷ gì đây cả!

Qua bao câu chuyện đau lòng chúng ta sẽ thấy, đòn thù của người thân nếu đem sử dụng với nhau sẽ vô cùng kinh khủng chỉ vì họ hiểu chúng ta hơn bất cứ kẻ thù nào bên ngoài! 

Thị trường cà phê quá rộng và lợi nhuận rất cao. Mất mùa hay mất giá, nông dân có thể điêu đứng chứ người sản xuất và kinh doanh cà phê thành phẩm vẫn không ảnh hưởng, vẫn giàu khủng. Thế nên, miếng bánh cà phê quá ngon lành để người ta có thể phải xóa bỏ một đế chế để xây dựng một đế chế khác. Và trong việc xây dựng đế chế ấy, không loại trừ khả năng sẽ vùi một ông vua vĩnh viễn xuống đáy sâu của những bức tường thành của chính đế chế đó, có khi chỉ vì những việc hồn nhiên giản dị và bi thương để nói rằng, người ấy đang bị tâm thần.

Nếu quả vậy, con người quá ác hơn mức tưởng tượng. Và sự thương cảm, sự cả tin của chúng ta khi được truyền thông dẫn dụ bằng những câu chuyện chưa kiểm chứng, cũng là cách chắp cánh cho tội ác lên ngôi.

FB HOÀNG NGUYÊN VŨ 01.04.2018

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài học dành cho người Á Đông từ văn hóa ứng xử của người Mỹ by anle20


Tại một số quốc gia châu Á, người ta đã quen với kiểu sống và tìm kiếm sự công nhận của người khác như cha mẹ, bạn bè, nhà chồng, bạn học, đồng nghiệp, người thân, thậm chí là sự công nhận trong ánh mắt thoáng qua vài giây của người hàng xóm…


Dưới đây là chia sẻ của một người châu Á khi hòa nhập vào xã hội Mỹ khiến chúng ta nhận ra được nhiều điều cho bản thân mình:
Tôi còn nhớ khi mới đến Mỹ, đi mua thực phẩm, về bia đã có hơn chục thương hiệu khác nhau, chủng loại khác nhau để lựa chọn. Tôi đã quen với xã hội không có quá nhiều sự lựa chọn và từ đó tôi phải bắt đầu làm quen với việc chọn lựa.
Cuộc sống trong xã hội Mỹ cho tôi nhiều lựa chọn, đồng thời cũng khiến tôi sống có trách nhiệm và tự tin hơn.
Có nhiều người châu Á mới phất lên khi đến Mỹ, họ sớm phát hiện ra chẳng có ai ngưỡng mộ sự giàu có của mình, và rất dễ cảm thấy lạc lõng. Rồi họ dễ dàng phát danh thiếp với chức danh chủ tịch gì đó, hy vọng mang lại sự ảnh hưởng nhất định nhưng đều vô ích.
Họ vung tay tiêu tiền, mua nhà đẹp, xe hơi đắt tiền. Nhưng ngay cả những người Mỹ ở khu ổ chuột, đi xe bình dân vẫn thản nhiên, không trầm trồ khi thấy những chiếc xe Mercedes lái qua. Và họ lại càng không chú ý đến những chiếc áo măng sét hay cổ áo hàng hiệu của người khác.
Công việc nào cũng đều có sự tự tin
Ở Mỹ, lương của một người dân thường không phải là cao, và dĩ nhiên không phải ai cũng có nhà đẹp, xe xịn. Rất nhiều người Mỹ đi làm thuê, nhưng họ thấy đủ và mãn nguyện. Khi bạn từ một khách sạn sang trọng bước ra gọi xe, bạn sẽ thấy người phục vụ đúng mực, lễ phép chu đáo, bạn sẽ cảm nhận được sự tự tin của anh ấy.
Người phục vụ ấy sẽ không ngưỡng mộ con đường mà bạn hay tôi chọn lựa. Anh ta sẽ dựa vào tình huống thực tế của bản thân để lựa chọn công việc, lựa chọn các phương diện trong cuộc sống. Điều này cũng thể hiện sự tự tin của anh ấy. Vì vậy, các “quý nhân” ở châu Á vốn quen với chỉ tay năm ngón khi đến đất Mỹ thì mất hết sự kiêu ngạo.
Một viên chức châu Á đã từng nói rằng: “Ở trong nước, người khác nhìn tôi là cúi đầu khom lưng. Nhưng ở Mỹ, ngay cả người nhặt ve chai họ vẫn luôn đứng thẳng.
Văn phòng tôi có một nhân viên người Mỹ sửa hệ thống kế toán. Anh này đã tốt nghiệp đại học và đi làm được 10 năm, là một người rất bình thường. Mỗi ngày chúng tôi đều gặp và nói vài câu trêu đùa.
Một hôm, tôi hỏi cậu ấy: “Tại sao cậu không sang làm cho Microsoft? Mấy năm vừa qua cổ phiếu đã lên nhanh.” Cậu ấy nói: “Tôi không thích Microsoft, ở đây cũng tốt.” Sau đó tôi phát hiện cậu ấy có một tấm ảnh chụp chung trong đó có cậu ấy, chị gái, chồng của chị gái và Bill Gates.
Hóa ra chị gái cậu ấy cùng Bill Gates thành lập ra Microsoft, hiện đảm nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc, cũng là tỷ phú. Trong văn phòng có người biết, nhưng không có ai lân la lấy lòng, mọi người coi anh như bình thường. Anh ấy không mong làm giàu, có phần yên ổn đạm bạc.
Ở Mỹ, có nhiều tiến sĩ mà lựa chọn đầu tiên của họ là làm giáo sư thay vì đi làm cho công ty mặc dù làm giáo sư lương thấp hơn, lại vất vả. Tuy nhiên làm giáo sư được tự do về thời gian và có cơ hội học tập hơn.
Vui vẻ chúc mừng thành công của người khác
Tôi có một người bạn làm trợ lý giáo sư ở một trường đại học. Công ty chế dược lớn nhất của Mỹ mời cậu ấy làm giám đốc một bộ phận nghiên cứu với mức lương khởi điểm cao gấp 3 lần lương ở trường. Nhưng cậu ấy không đồng ý, cậu chỉ muốn làm giáo sư. Cậu bạn này cũng rất quan tâm tới bài viết của tôi.
Gần đây, phát hiện của anh được Hiệp hội Dịch vụ Y khoa xem như là thách thức đối với Y học truyền thống và thu hút được sự quan tâm của truyền thông nước Mỹ. Một giáo sư lâu năm ở Mỹ đã nói với anh ấy rằng: “Tôi đã nghiên cứu nhiều năm, cũng luôn hy vọng thành quả của mình thu hút được nhiều quan tâm như vậy.”
Không chỉ thế, vị giáo sư này còn nghiêm túc quan tâm đến ý tưởng của anh ấy, muốn đưa ảnh hưởng của nghiên cứu đó phát hiển hơn lên. Không biết rằng nếu tôi là vị giáo sư ấy, liệu tôi có chân thành xúc động vì thành công của người khác và mong muốn làm cho nó tốt hơn nữa không.
Người Mỹ có sự tự tin, nên họ vui vẻ chúc mừng thành công của người khác. Khi không có sự tự tin, bạn rất khó bình tâm chúc mừng những người xung quanh, dù cho đó có là bạn thân đi nữa.
Không phải là người ta lấy mất cơ hội của bạn, mà là thành công của họ làm dấy lên sự tự ti và sự ganh tức trong lòng bạn, khiến bạn không thể bình tâm được. Còn nếu như kiêu ngạo trên sự thất bại của người khác, thì đồng nghĩa với việc sự tự tin đó được kiến lập trên sự tự ti thấp kém.
Học vị cao không tạo ra khoảng cách
Tôi có một người bạn vừa nhận danh vị giáo sư, rất cao hứng từ Massachusets tới California thuê căn hộ sống.
Là giáo sư, sống chung cư đương nhiên không có vấn đề gì. Hàng xóm bên cạnh là một gia đình người Mexico, mỗi ngày gặp mặt nhau đều chào hỏi. Khi nói chuyện, người đàn ông Mexico đầy mùi mực, là một người lao động, ít học nhưng vẫn toát lên vẻ tự tin mãn nguyện với cuộc sống.
Anh giáo sư này nghĩ, người hàng xóm tuy có không học vấn cao, nhưng lại dám nói chuyện cười đùa vui vẻ với một giáo sư như anh, thì có thể cũng là loại thành công trong kinh doanh. Nhưng hóa ra không phải, công việc vị này bấp bênh, phải nhận trợ cấp của chính phủ cho 5 đứa con nhỏ, mỗi người vài trăm đô một tháng. Bạn tôi cảm khái mà nghĩ thầm: e rằng Tống thống có đến thì người đàn ông Mexico này cũng không chùn gối. Chức vụ cũng không thể làm giảm đi sự tự tin của người khác.
Trong môi trường xã hội của Mỹ, ta sẽ hiểu được sự tôn trọng quyền lựa chọn của người khác. Bởi vì người ta không phải cố gắng làm giáo sư để khiến mình thanh cao hơn hay dùng học vị tiến sĩ của bản thân để nhấn mạnh sự thấp kém của người công nhân, dùng xe mới chạy khắp nơi khoe mẽ để khiến xe cũ xấu hổ hay dùng nhà đẹp để khiến hàng xóm cảm thấy tự ti nhụt chí.
Người quyền quý cũng không thể ngang ngược
Ngày 11/12/1997, phóng viên nổi tiếng Cindy rốt cuộc cũng có được một cuộc hẹn phỏng vấn riêng với vợ của Tổng thống Clinton sau nhiều nỗ lực. Bà Clinton đồng ý sau khi diễn thuyết tại hội nghị phụ nữ của câu lạc bộ trường đại học Manhattan New York sẽ dành một giờ để trò chuyện cùng Cindy.
Buổi phỏng vấn dự định diễn ra tại câu lạc bộ này của trường. Đây là một câu lạc bộ truyền thống trang nghiêm, màu sắc cổ kính đã có lịch sử cả 100 năm rồi. Cindy đến trước và ngồi chờ bà Clinton ở đại sảnh. Trong lúc chờ đợi, cô lấy điện thoại ra và gọi.
Một người bảo vệ lớn tuổi tiến đến và hỏi: “Thưa bà, bà đang làm gì thế?” Phóng viên Cindy trả lời “Tôi có hẹn với phu nhân Tổng thống Clinton.” Người bảo vệ nói “Bà không được dùng điện thoại trong câu lạc bộ, xin mời bà ra ngoài.” Nói xong, ông rời đi và Cindy cũng cất điện thoại.
Một lát sau người bảo vệ quay lại, thấy cô phóng viên vẫn chưa đi, còn đang bàn chuyện với phu nhân Clinton ở đại sảnh, ở đó có cả các trợ lý cao cấp của phủ Tổng thống. Người bảo vệ già có vẻ không vui nói: “Hành vi này không thể chấp nhận được, các ông bà phải rời khỏi đây.” Bà Clinton liền kéo Cindy nhanh chóng rời khỏi đó.
Người bảo vệ lớn tuổi không phải là nhân viên canh gác thủ phủ to lớn gì lắm. Ông chọn lựa sự tuân thủ luật lệ, nguyên tắc khiến ngay cả những người quyền quý cũng không thể ngang ngược trước mình.
Bài học về sự lựa chọn của người Mỹ giúp tôi phát triển bản thân theo một cách phù hợp hơn. Tôi không dùng giá trị của người khác làm tiêu chuẩn thành công của bản thân, hạnh phúc là không có phân biệt giàu nghèo.
Tại một số quốc gia châu Á, người ta đã quen với kiểu sống và tìm kiếm sự công nhận của người khác như cha mẹ, bạn bè, nhà chồng, bạn học, đồng nghiệp, người thân, thậm chí là sự công nhận trong ánh mắt thoáng qua vài giây của người hàng xóm.
Chúng ta không thể chấp nhận con người thực của chính mình, càng không biết cách khiến cho cuộc đời trở nên phong phú và ý nghĩa hơn. Các thế hệ đi trước chúng ta ít có sự lựa chọn, nên phần nào đó họ thường giáo dục chúng ta như thế, liệu chúng ta có muốn theo cách như vậy để giáo dục các thế hệ tiếp nối hay không?
Theo TRITRI GROUP

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cải Hoa đã trả lời nhận xét của Cải Hoa



Cải Hoa:
- Hiến pháp là cha của pháp luật, pháp luật phải có trách nhiệm cụ thể hóa tinh thần chung của hiến pháp để mọi công dân thực hiện. Bản hiến pháp 2013 gồm XI chương, 120 điều hiện tại thực chất không phải là hiến pháp mang tính phổ quát chung trên toàn thế giới, mà là một bản hiến pháp đặc thù, gọi là bản đảng pháp cũng không sai. Đọc điều 4 sẽ toát mồ hôi hột và thấy rất rõ nó không phải là bản hiến pháp. Hiến pháp Hoa Kỳ rất ngắn gọn, nhưng có những điều, khoản người ta ghi "câu thòng" là "cấm diễn dịch thêm". Ngược lại, điều 25 HP CHXHCNVN ghi: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình". Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định". Hiến pháp đã ghi rõ ràng, ai cũng hiểu nội dung của điều 25 này thì trực tiếp thực chuyển vào đời sống luôn cho nó tiện lợi chứ có phải câu chữ gì trừu tượng, khó hiểu đâu mà phải chờ pháp luật gần 5 năm rồi mà chẳng thấy thằng pháp luật làm gì cả. Có pháp luật đâu mà chờ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mark Zuckerberg "mất bạn, thêm thù" tại thung lũng Silicon


Nguyễn Nguyễn 

Dân Trí - 2018 có vẻ như không phải là một năm dành cho Mark Zuckerberg khi anh liên tục gặp phải sóng gió từ hết bê bối này sang bê bối khác. Thậm chí giờ đây, ngay cả những người bạn của Mark cũng đang quay lưng chống lại tỷ phú trẻ tuổi.

CEO Facebook Mark Zuckerberg từ trước tới nay vẫn là tượng đài của sự thành công, là "nguồn cảm hứng", khi không chỉ là một trong những tỷ phú hàng đầu tại thung lũng Silicon, mà còn là tỷ phú trẻ nhất thế giới ở tuổi 23. Facebook thì đóng vai trò là mạng xã hội lớn nhất thế giới cùng thị phần hơn 1 tỷ người dùng.

Thế nhưng trong khoảng 1 năm trở lại đây, Mark Zuckerberg liên tục gặp phải sóng gió từ hết bê bối này sang bê bối khác liên quan tới vấn đề bảo mật và dữ liệu người dùng, mà đỉnh điểm là vụ Cambridge Analytica mới đây. Chưa bao giờ trong lịch sử, Facebook bị đặt trước thử thách, và hoàn toàn có nguy cơ đối mặt cái kết cay đắng nếu như Mark không thể "chèo lái con thuyền" khỏi những chông gai trước mắt. Thậm chí giờ đây, ngay cả những người bạn của Mark cũng đang quay lưng chống lại tỷ phú trẻ tuổi.

Theo Leslie Berlin, tác giả bộ sách "Troublemakers: Silicon Valley’s Coming of Age", thì sự kiện các "ông lớn" công nghệ quay lưng chỉ trích Mark Zuckerberg có thể sẽ tạo ra một bước ngoặt về văn hóa tại thung lũng Silicon.

"Trong nhiều năm gần đây, công nghệ luôn được coi là sự tiến bộ, là điều tích cực, là sức mạnh của nền kinh tế", Leslie Berlin cho biết. "Tuy nhiên giờ đây, khái niệm về việc 'công nghệ luôn đúng' có vẻ như đang được thay đổi - ít nhất là trong trường hợp của Facebook".

Vậy còn những CEO công nghệ hàng đầu, và những người có tầm ảnh hưởng tại Thung lũng Silicon, họ nói gì về scandal Cambridge Analytica của Facebook?

Theo Brian Acton, đồng sáng lập WhatsApp - công ty được mua bởi Facebook với giá 19 tỷ USD vào năm 2014, thì Facebook đang đến dần với "ngày tàn". Trên trang twitter cá nhân, Brian Acton công khai tham gia trào lưu #deleteFacebook, đồng thời đưa ra dòng tweet ngắn gọn: "Đã tới lúc rồi."

CEO Tim Cook của Apple chỉ đơn giản đưa ra câu trả lời: "Tôi sẽ không bao giờ ở trong hoàn cảnh ấy", qua đó gián tiếp cho rằng tình trạng của Facebook giờ đang rất "tồi tệ". Ông cũng tin rằng đây là thời điểm phù hợp để chính phủ đưa ra các quy định cần thiết nhằm hạn chế sự việc này có thể tái diễn. Năm 2016, Tim Cook tạo dựng được niềm tin bảo mật từ người dùng sau khi kiên quyết không mở khóa chiếc iPhone theo yêu cầu từ FBI.

Tim Cook cũng từng thẳng thắn thừa nhận ông cấm con, cháu sử dụng mạng xã hội vì quan ngại những ảnh hưởng tới chúng tới trẻ em. “Tôi không có con, nhưng tôi có một đứa cháu mà tôi đặt ra một số giới hạn. Có một số điều mà tôi không cho phép, trong đó có mạng xã hội. Tôi không muốn chúng sử dụng mạng xã hội”, CEO Tim Cook cho biết.

Câu chuyện tiếp diễn khi Roger McNamee, một nhà đầu tư của Facebook từ những ngày đầu tiên, đồng thời đóng vai trò là cố vấn cho Mark Zuckerberg, thì nay lại trở thành một nhà phê bình thường xuyên chỉ trích định hướng và khả năng lãnh đạo của ông.

"7 năm trước đây, anh ấy (Mark Zuckerberg) tò mò hơn, cởi mở hơn, và cũng sẵn sàng chấp nhận thử thách", Roger McNamee bày tỏ sự thất vọng của mình về ông chủ Facebook. "Giờ đây họ thực sự đang kéo đổ chiếc xe xuống mặt đất. Họ có nghĩ rằng khách hàng của mình sẽ chịu đựng điều này mãi không? Đây là điều đáng kinh ngạc, đáng thất vọng nhất".

Elon Musk - tỷ phú hàng đầu và là ông chủ của 2 công ty công nghệ lớn tại Mỹ - không đưa ra tuyên bố nào, nhưng công khai sự phản đổi của mình với Facebook bằng hành động xóa bỏ 2 page lớn của Tesla và SpaceX với hơn 1,6 triệu lượt theo dõi mỗi trang.

Đây được cho là động thái đáng chú ý và cũng đáng tiếc nhất, bởi Elon Musk từng được kỳ vọng là sẽ cùng Mark Zuckerberg "nâng tầm" công nghệ AI trên các thiết bị thông minh lên một nấc thang mới. Cả 2 đều công khai những ý tưởng và định hướng của mình trong lĩnh vực này. Tuy nhiên dường như giữa họ đã không có tiếng nói chung.

Bên ngoài thung lũng Silicon, Giám đốc Cooper Hefner của tạp chí "người lớn" Playboy cũng công khai những chỉ trích của ông dành cho scandal mà Mark Zuckerberg đang đối mặt với một dòng tweet ngắn gọn: "Chúng tôi đang rời khỏi Facebook".

Cooper Hefner cũng vừa chính thức "xóa sổ" fanpage chính thức của Playboy trên mạng Facebook với hơn 25 triệu lượt theo dõi.

Scandal Cambridge Analytica được đánh giá gây tổn hại nghiêm trọng tới niềm tin của người dùng, một số thậm chí cho rằng giờ đây Facebook tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn những ích lợi mà nó mang lại. Trên các nền tảng khác như Twitter, Google,... trào lưu "xóa Facebook" nở rộ chưa từng thấy trong 5 năm trở lại đây.

Cụ thể, dữ liệu từ Google Trends cho thấy lượng người dùng tìm kiếm về từ khóa "delete Facebook" cao gấp đôi mức bình thường trong khoảng thời gian từ 4/3 đến 10/3. Hashtag #deleteFacebook trên Twitter cũng được hưởng ứng mạnh mẽ bởi nhiều nhân vật nổi tiếng, điển hình như tỷ phú Elon Musk hay đồng sáng lập WhatsApp Brian Acton.



Phần nhận xét hiển thị trên trang