Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

Bài học dành cho người Á Đông từ văn hóa ứng xử của người Mỹ by anle20


Tại một số quốc gia châu Á, người ta đã quen với kiểu sống và tìm kiếm sự công nhận của người khác như cha mẹ, bạn bè, nhà chồng, bạn học, đồng nghiệp, người thân, thậm chí là sự công nhận trong ánh mắt thoáng qua vài giây của người hàng xóm…


Dưới đây là chia sẻ của một người châu Á khi hòa nhập vào xã hội Mỹ khiến chúng ta nhận ra được nhiều điều cho bản thân mình:
Tôi còn nhớ khi mới đến Mỹ, đi mua thực phẩm, về bia đã có hơn chục thương hiệu khác nhau, chủng loại khác nhau để lựa chọn. Tôi đã quen với xã hội không có quá nhiều sự lựa chọn và từ đó tôi phải bắt đầu làm quen với việc chọn lựa.
Cuộc sống trong xã hội Mỹ cho tôi nhiều lựa chọn, đồng thời cũng khiến tôi sống có trách nhiệm và tự tin hơn.
Có nhiều người châu Á mới phất lên khi đến Mỹ, họ sớm phát hiện ra chẳng có ai ngưỡng mộ sự giàu có của mình, và rất dễ cảm thấy lạc lõng. Rồi họ dễ dàng phát danh thiếp với chức danh chủ tịch gì đó, hy vọng mang lại sự ảnh hưởng nhất định nhưng đều vô ích.
Họ vung tay tiêu tiền, mua nhà đẹp, xe hơi đắt tiền. Nhưng ngay cả những người Mỹ ở khu ổ chuột, đi xe bình dân vẫn thản nhiên, không trầm trồ khi thấy những chiếc xe Mercedes lái qua. Và họ lại càng không chú ý đến những chiếc áo măng sét hay cổ áo hàng hiệu của người khác.
Công việc nào cũng đều có sự tự tin
Ở Mỹ, lương của một người dân thường không phải là cao, và dĩ nhiên không phải ai cũng có nhà đẹp, xe xịn. Rất nhiều người Mỹ đi làm thuê, nhưng họ thấy đủ và mãn nguyện. Khi bạn từ một khách sạn sang trọng bước ra gọi xe, bạn sẽ thấy người phục vụ đúng mực, lễ phép chu đáo, bạn sẽ cảm nhận được sự tự tin của anh ấy.
Người phục vụ ấy sẽ không ngưỡng mộ con đường mà bạn hay tôi chọn lựa. Anh ta sẽ dựa vào tình huống thực tế của bản thân để lựa chọn công việc, lựa chọn các phương diện trong cuộc sống. Điều này cũng thể hiện sự tự tin của anh ấy. Vì vậy, các “quý nhân” ở châu Á vốn quen với chỉ tay năm ngón khi đến đất Mỹ thì mất hết sự kiêu ngạo.
Một viên chức châu Á đã từng nói rằng: “Ở trong nước, người khác nhìn tôi là cúi đầu khom lưng. Nhưng ở Mỹ, ngay cả người nhặt ve chai họ vẫn luôn đứng thẳng.
Văn phòng tôi có một nhân viên người Mỹ sửa hệ thống kế toán. Anh này đã tốt nghiệp đại học và đi làm được 10 năm, là một người rất bình thường. Mỗi ngày chúng tôi đều gặp và nói vài câu trêu đùa.
Một hôm, tôi hỏi cậu ấy: “Tại sao cậu không sang làm cho Microsoft? Mấy năm vừa qua cổ phiếu đã lên nhanh.” Cậu ấy nói: “Tôi không thích Microsoft, ở đây cũng tốt.” Sau đó tôi phát hiện cậu ấy có một tấm ảnh chụp chung trong đó có cậu ấy, chị gái, chồng của chị gái và Bill Gates.
Hóa ra chị gái cậu ấy cùng Bill Gates thành lập ra Microsoft, hiện đảm nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc, cũng là tỷ phú. Trong văn phòng có người biết, nhưng không có ai lân la lấy lòng, mọi người coi anh như bình thường. Anh ấy không mong làm giàu, có phần yên ổn đạm bạc.
Ở Mỹ, có nhiều tiến sĩ mà lựa chọn đầu tiên của họ là làm giáo sư thay vì đi làm cho công ty mặc dù làm giáo sư lương thấp hơn, lại vất vả. Tuy nhiên làm giáo sư được tự do về thời gian và có cơ hội học tập hơn.
Vui vẻ chúc mừng thành công của người khác
Tôi có một người bạn làm trợ lý giáo sư ở một trường đại học. Công ty chế dược lớn nhất của Mỹ mời cậu ấy làm giám đốc một bộ phận nghiên cứu với mức lương khởi điểm cao gấp 3 lần lương ở trường. Nhưng cậu ấy không đồng ý, cậu chỉ muốn làm giáo sư. Cậu bạn này cũng rất quan tâm tới bài viết của tôi.
Gần đây, phát hiện của anh được Hiệp hội Dịch vụ Y khoa xem như là thách thức đối với Y học truyền thống và thu hút được sự quan tâm của truyền thông nước Mỹ. Một giáo sư lâu năm ở Mỹ đã nói với anh ấy rằng: “Tôi đã nghiên cứu nhiều năm, cũng luôn hy vọng thành quả của mình thu hút được nhiều quan tâm như vậy.”
Không chỉ thế, vị giáo sư này còn nghiêm túc quan tâm đến ý tưởng của anh ấy, muốn đưa ảnh hưởng của nghiên cứu đó phát hiển hơn lên. Không biết rằng nếu tôi là vị giáo sư ấy, liệu tôi có chân thành xúc động vì thành công của người khác và mong muốn làm cho nó tốt hơn nữa không.
Người Mỹ có sự tự tin, nên họ vui vẻ chúc mừng thành công của người khác. Khi không có sự tự tin, bạn rất khó bình tâm chúc mừng những người xung quanh, dù cho đó có là bạn thân đi nữa.
Không phải là người ta lấy mất cơ hội của bạn, mà là thành công của họ làm dấy lên sự tự ti và sự ganh tức trong lòng bạn, khiến bạn không thể bình tâm được. Còn nếu như kiêu ngạo trên sự thất bại của người khác, thì đồng nghĩa với việc sự tự tin đó được kiến lập trên sự tự ti thấp kém.
Học vị cao không tạo ra khoảng cách
Tôi có một người bạn vừa nhận danh vị giáo sư, rất cao hứng từ Massachusets tới California thuê căn hộ sống.
Là giáo sư, sống chung cư đương nhiên không có vấn đề gì. Hàng xóm bên cạnh là một gia đình người Mexico, mỗi ngày gặp mặt nhau đều chào hỏi. Khi nói chuyện, người đàn ông Mexico đầy mùi mực, là một người lao động, ít học nhưng vẫn toát lên vẻ tự tin mãn nguyện với cuộc sống.
Anh giáo sư này nghĩ, người hàng xóm tuy có không học vấn cao, nhưng lại dám nói chuyện cười đùa vui vẻ với một giáo sư như anh, thì có thể cũng là loại thành công trong kinh doanh. Nhưng hóa ra không phải, công việc vị này bấp bênh, phải nhận trợ cấp của chính phủ cho 5 đứa con nhỏ, mỗi người vài trăm đô một tháng. Bạn tôi cảm khái mà nghĩ thầm: e rằng Tống thống có đến thì người đàn ông Mexico này cũng không chùn gối. Chức vụ cũng không thể làm giảm đi sự tự tin của người khác.
Trong môi trường xã hội của Mỹ, ta sẽ hiểu được sự tôn trọng quyền lựa chọn của người khác. Bởi vì người ta không phải cố gắng làm giáo sư để khiến mình thanh cao hơn hay dùng học vị tiến sĩ của bản thân để nhấn mạnh sự thấp kém của người công nhân, dùng xe mới chạy khắp nơi khoe mẽ để khiến xe cũ xấu hổ hay dùng nhà đẹp để khiến hàng xóm cảm thấy tự ti nhụt chí.
Người quyền quý cũng không thể ngang ngược
Ngày 11/12/1997, phóng viên nổi tiếng Cindy rốt cuộc cũng có được một cuộc hẹn phỏng vấn riêng với vợ của Tổng thống Clinton sau nhiều nỗ lực. Bà Clinton đồng ý sau khi diễn thuyết tại hội nghị phụ nữ của câu lạc bộ trường đại học Manhattan New York sẽ dành một giờ để trò chuyện cùng Cindy.
Buổi phỏng vấn dự định diễn ra tại câu lạc bộ này của trường. Đây là một câu lạc bộ truyền thống trang nghiêm, màu sắc cổ kính đã có lịch sử cả 100 năm rồi. Cindy đến trước và ngồi chờ bà Clinton ở đại sảnh. Trong lúc chờ đợi, cô lấy điện thoại ra và gọi.
Một người bảo vệ lớn tuổi tiến đến và hỏi: “Thưa bà, bà đang làm gì thế?” Phóng viên Cindy trả lời “Tôi có hẹn với phu nhân Tổng thống Clinton.” Người bảo vệ nói “Bà không được dùng điện thoại trong câu lạc bộ, xin mời bà ra ngoài.” Nói xong, ông rời đi và Cindy cũng cất điện thoại.
Một lát sau người bảo vệ quay lại, thấy cô phóng viên vẫn chưa đi, còn đang bàn chuyện với phu nhân Clinton ở đại sảnh, ở đó có cả các trợ lý cao cấp của phủ Tổng thống. Người bảo vệ già có vẻ không vui nói: “Hành vi này không thể chấp nhận được, các ông bà phải rời khỏi đây.” Bà Clinton liền kéo Cindy nhanh chóng rời khỏi đó.
Người bảo vệ lớn tuổi không phải là nhân viên canh gác thủ phủ to lớn gì lắm. Ông chọn lựa sự tuân thủ luật lệ, nguyên tắc khiến ngay cả những người quyền quý cũng không thể ngang ngược trước mình.
Bài học về sự lựa chọn của người Mỹ giúp tôi phát triển bản thân theo một cách phù hợp hơn. Tôi không dùng giá trị của người khác làm tiêu chuẩn thành công của bản thân, hạnh phúc là không có phân biệt giàu nghèo.
Tại một số quốc gia châu Á, người ta đã quen với kiểu sống và tìm kiếm sự công nhận của người khác như cha mẹ, bạn bè, nhà chồng, bạn học, đồng nghiệp, người thân, thậm chí là sự công nhận trong ánh mắt thoáng qua vài giây của người hàng xóm.
Chúng ta không thể chấp nhận con người thực của chính mình, càng không biết cách khiến cho cuộc đời trở nên phong phú và ý nghĩa hơn. Các thế hệ đi trước chúng ta ít có sự lựa chọn, nên phần nào đó họ thường giáo dục chúng ta như thế, liệu chúng ta có muốn theo cách như vậy để giáo dục các thế hệ tiếp nối hay không?
Theo TRITRI GROUP

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cải Hoa đã trả lời nhận xét của Cải Hoa



Cải Hoa:
- Hiến pháp là cha của pháp luật, pháp luật phải có trách nhiệm cụ thể hóa tinh thần chung của hiến pháp để mọi công dân thực hiện. Bản hiến pháp 2013 gồm XI chương, 120 điều hiện tại thực chất không phải là hiến pháp mang tính phổ quát chung trên toàn thế giới, mà là một bản hiến pháp đặc thù, gọi là bản đảng pháp cũng không sai. Đọc điều 4 sẽ toát mồ hôi hột và thấy rất rõ nó không phải là bản hiến pháp. Hiến pháp Hoa Kỳ rất ngắn gọn, nhưng có những điều, khoản người ta ghi "câu thòng" là "cấm diễn dịch thêm". Ngược lại, điều 25 HP CHXHCNVN ghi: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình". Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định". Hiến pháp đã ghi rõ ràng, ai cũng hiểu nội dung của điều 25 này thì trực tiếp thực chuyển vào đời sống luôn cho nó tiện lợi chứ có phải câu chữ gì trừu tượng, khó hiểu đâu mà phải chờ pháp luật gần 5 năm rồi mà chẳng thấy thằng pháp luật làm gì cả. Có pháp luật đâu mà chờ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mark Zuckerberg "mất bạn, thêm thù" tại thung lũng Silicon


Nguyễn Nguyễn 

Dân Trí - 2018 có vẻ như không phải là một năm dành cho Mark Zuckerberg khi anh liên tục gặp phải sóng gió từ hết bê bối này sang bê bối khác. Thậm chí giờ đây, ngay cả những người bạn của Mark cũng đang quay lưng chống lại tỷ phú trẻ tuổi.

CEO Facebook Mark Zuckerberg từ trước tới nay vẫn là tượng đài của sự thành công, là "nguồn cảm hứng", khi không chỉ là một trong những tỷ phú hàng đầu tại thung lũng Silicon, mà còn là tỷ phú trẻ nhất thế giới ở tuổi 23. Facebook thì đóng vai trò là mạng xã hội lớn nhất thế giới cùng thị phần hơn 1 tỷ người dùng.

Thế nhưng trong khoảng 1 năm trở lại đây, Mark Zuckerberg liên tục gặp phải sóng gió từ hết bê bối này sang bê bối khác liên quan tới vấn đề bảo mật và dữ liệu người dùng, mà đỉnh điểm là vụ Cambridge Analytica mới đây. Chưa bao giờ trong lịch sử, Facebook bị đặt trước thử thách, và hoàn toàn có nguy cơ đối mặt cái kết cay đắng nếu như Mark không thể "chèo lái con thuyền" khỏi những chông gai trước mắt. Thậm chí giờ đây, ngay cả những người bạn của Mark cũng đang quay lưng chống lại tỷ phú trẻ tuổi.

Theo Leslie Berlin, tác giả bộ sách "Troublemakers: Silicon Valley’s Coming of Age", thì sự kiện các "ông lớn" công nghệ quay lưng chỉ trích Mark Zuckerberg có thể sẽ tạo ra một bước ngoặt về văn hóa tại thung lũng Silicon.

"Trong nhiều năm gần đây, công nghệ luôn được coi là sự tiến bộ, là điều tích cực, là sức mạnh của nền kinh tế", Leslie Berlin cho biết. "Tuy nhiên giờ đây, khái niệm về việc 'công nghệ luôn đúng' có vẻ như đang được thay đổi - ít nhất là trong trường hợp của Facebook".

Vậy còn những CEO công nghệ hàng đầu, và những người có tầm ảnh hưởng tại Thung lũng Silicon, họ nói gì về scandal Cambridge Analytica của Facebook?

Theo Brian Acton, đồng sáng lập WhatsApp - công ty được mua bởi Facebook với giá 19 tỷ USD vào năm 2014, thì Facebook đang đến dần với "ngày tàn". Trên trang twitter cá nhân, Brian Acton công khai tham gia trào lưu #deleteFacebook, đồng thời đưa ra dòng tweet ngắn gọn: "Đã tới lúc rồi."

CEO Tim Cook của Apple chỉ đơn giản đưa ra câu trả lời: "Tôi sẽ không bao giờ ở trong hoàn cảnh ấy", qua đó gián tiếp cho rằng tình trạng của Facebook giờ đang rất "tồi tệ". Ông cũng tin rằng đây là thời điểm phù hợp để chính phủ đưa ra các quy định cần thiết nhằm hạn chế sự việc này có thể tái diễn. Năm 2016, Tim Cook tạo dựng được niềm tin bảo mật từ người dùng sau khi kiên quyết không mở khóa chiếc iPhone theo yêu cầu từ FBI.

Tim Cook cũng từng thẳng thắn thừa nhận ông cấm con, cháu sử dụng mạng xã hội vì quan ngại những ảnh hưởng tới chúng tới trẻ em. “Tôi không có con, nhưng tôi có một đứa cháu mà tôi đặt ra một số giới hạn. Có một số điều mà tôi không cho phép, trong đó có mạng xã hội. Tôi không muốn chúng sử dụng mạng xã hội”, CEO Tim Cook cho biết.

Câu chuyện tiếp diễn khi Roger McNamee, một nhà đầu tư của Facebook từ những ngày đầu tiên, đồng thời đóng vai trò là cố vấn cho Mark Zuckerberg, thì nay lại trở thành một nhà phê bình thường xuyên chỉ trích định hướng và khả năng lãnh đạo của ông.

"7 năm trước đây, anh ấy (Mark Zuckerberg) tò mò hơn, cởi mở hơn, và cũng sẵn sàng chấp nhận thử thách", Roger McNamee bày tỏ sự thất vọng của mình về ông chủ Facebook. "Giờ đây họ thực sự đang kéo đổ chiếc xe xuống mặt đất. Họ có nghĩ rằng khách hàng của mình sẽ chịu đựng điều này mãi không? Đây là điều đáng kinh ngạc, đáng thất vọng nhất".

Elon Musk - tỷ phú hàng đầu và là ông chủ của 2 công ty công nghệ lớn tại Mỹ - không đưa ra tuyên bố nào, nhưng công khai sự phản đổi của mình với Facebook bằng hành động xóa bỏ 2 page lớn của Tesla và SpaceX với hơn 1,6 triệu lượt theo dõi mỗi trang.

Đây được cho là động thái đáng chú ý và cũng đáng tiếc nhất, bởi Elon Musk từng được kỳ vọng là sẽ cùng Mark Zuckerberg "nâng tầm" công nghệ AI trên các thiết bị thông minh lên một nấc thang mới. Cả 2 đều công khai những ý tưởng và định hướng của mình trong lĩnh vực này. Tuy nhiên dường như giữa họ đã không có tiếng nói chung.

Bên ngoài thung lũng Silicon, Giám đốc Cooper Hefner của tạp chí "người lớn" Playboy cũng công khai những chỉ trích của ông dành cho scandal mà Mark Zuckerberg đang đối mặt với một dòng tweet ngắn gọn: "Chúng tôi đang rời khỏi Facebook".

Cooper Hefner cũng vừa chính thức "xóa sổ" fanpage chính thức của Playboy trên mạng Facebook với hơn 25 triệu lượt theo dõi.

Scandal Cambridge Analytica được đánh giá gây tổn hại nghiêm trọng tới niềm tin của người dùng, một số thậm chí cho rằng giờ đây Facebook tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn những ích lợi mà nó mang lại. Trên các nền tảng khác như Twitter, Google,... trào lưu "xóa Facebook" nở rộ chưa từng thấy trong 5 năm trở lại đây.

Cụ thể, dữ liệu từ Google Trends cho thấy lượng người dùng tìm kiếm về từ khóa "delete Facebook" cao gấp đôi mức bình thường trong khoảng thời gian từ 4/3 đến 10/3. Hashtag #deleteFacebook trên Twitter cũng được hưởng ứng mạnh mẽ bởi nhiều nhân vật nổi tiếng, điển hình như tỷ phú Elon Musk hay đồng sáng lập WhatsApp Brian Acton.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam vào thế kẹt: Chiến hạm Mỹ không dọa được Trung Quốc trên biển Đông


>> Truy nã trùm đường dây buôn lậu xăng dầu 2.000 tỉ đồng
>> Bộ Công an triệt phá thêm một đường dây đánh bạc trực tuyến trăm tỷ


















VOA - Không lâu sau khi hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson rời Việt Nam đã lọt ra thông tin Hà Nội phải dừng dự án thăm dò dầu khí trị giá 1,23 tỷ USD trên biển Đông vì sức ép của Bắc Kinh.

Các chuyên gia cho rằng điều này cho thấy Trung Quốc đang thắng lớn ở biển Đông và chiến lược hiện tại của Mỹ trên vùng biển nhiều tranh chấp này đang thất bại.

Đây là lần thứ 2 trong chưa đầy 1 năm, Việt Nam bị Trung Quốc ép ngưng các hoạt động thăm dò dầu khí trong khu vực gần đường lưỡi bò 9 đoạn trong đó Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu hết khu vực biển Đông.

Hôm 23/3, Reuters và BBC cùng loan tin rằng Việt Nam đã ‘xuống thang’ trong dự án Cá Rồng Đỏ, có tên tiếng Anh là Red Emperor, hợp tác với công ty năng lượmg Repsol của Tây Ban Nha ở biển Đông trước áp lực từ Trung Quốc.

Trước đó trong tháng, Mỹ đã lần đầu tiên đưa một hàng không mẫu hạm tới cập cảng Việt Nam kể từ sau khi chiến tranh giữa 2 cựu thù kết thúc vào năm 1975 cùng với mối quan hệ đang nồng ấm hơn giữa Hà Nội và Washington. Tàu USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng từ ngày 5-9 tháng 3.

Với chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, “Việt Nam muốn làm cho Trung Quốc tin rằng mối quan hệ an ninh mật thiết với Mỹ có ý nghĩa rằng Washington sẽ hỗ trợ vị thế của Việt Nam trên biển Đông,” Giám đốc chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington, Gregory Poling, nhận định với VOA.

Theo nhận định trước đó của Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc và chuyên gia về biển Đông Bill Hayton của Viện nghiên cứu Chatham House ở Anh, chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson tới Đà Nẵng có mục đích giúp Việt Nam ngăn Trung Quốc gây áp lực lên các dự án thăm dò dầu khí tại mỏ Cá Rồng Đỏ.

Tuy nhiên, sự hiện diện của hải quân Mỹ trên biển Đông không làm Trung Quốc sợ, theo các chuyên gia.

Nhà nghiên cứu của CSIS, Poling, cho rằng chiến lược hiện tại của Mỹ “đã thất bại.”

“Điều này cho thấy sự hạn chế của chiến lược hiện tại của Washington, gồm có chuyến thăm của hàng không mẫu hạm và mối quan hệ an ninh mật thiết với Việt Nam cũng nhưng một vài hoạt động FONOPS (tự do hàng hải), không có tác dụng. Nó không đủ để ngăn Trung Quốc khỏi hành động chiếm đoạt biển Đông từng bước một.”

Mặc dù mối quan hệ giữa hai cựu thù Việt Nam và Mỹ đang nồng ấm hơn, nhất là kể từ chuyến thăm của cựu Tổng thống Barack Obama tới Hà Nội và việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí vào năm 2016, hai nước vẫn chưa có mối quan hệ đối tác chiến lược.

Trung Quốc lần đầu tiên ép Việt Nam ngừng thăm dò dầu khí trên biển Đông vào tháng 7 năm ngoái cũng trong một dự án cũng với Repsol. Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ thừa nhận điều này nhưng tập đoàn dầu khí của Tây Ban Nha sau đó nói họ đã ngừng khoan dầu cho Việt Nam trong khu vực tranh chấp với Trung Quốc.

Hà Nội chưa công khai lên tiếng sau khi thông tin về lần thứ 2 Việt Nam phải ngừng khoan thăm dò dầu khí với Repsol trước sức ép của Trung Quốc hôm 23/3.

Bộ Ngoại giao Việt Nam từng khẳng định vào tháng 8 năm ngoái rằng hoạt động khoan dầu với Repsol nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Cả 2 dự án bị treo của Việt Nam đều thuộc các lô nằm gần đường lưỡi bò chín đoạn mà Trung Quốc đặt ra. Bắc Kinh cho rằng nó “chồng chéo” lên các mỏ dầu khí mà Trung Quốc sở hữu trên vùng biển tranh chấp này.

“Hà Nội đang trong thế kẹt,” theo chuyên gia Poling của CSIS khi nói về sức ép của Trung Quốc trên biển Đông. “Điều này cho thấy một hàm ý lớn hơn rằng trật tự dựa trên luật pháp và các luật quốc tế đã không được công nhận.”

Tòa trọng tài quốc tế ở La Haye vào tháng 7/2016 đã bác bỏ tuyên bố đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc trong vụ kiện do chính phủ Philippines khởi xướng dưới thời Tổng thống Beniqno Aquino. Nhưng Bắc Kinh không công nhận phán quyết này.

“Điều tốt nhất mà Hà Nội có thể làm là tìm cách thuyết phục thế giới về thực tế đó; tìm cách làm cho Mỹ, Úc, Nhật và châu Âu phải thức tỉnh và nhận ra rằng điều gì vừa xảy ra, và rằng họ chỉ ngồi đó trong khi Trung Quốc lật ngược và vi phạm luật pháp quốc tế,” theo nhà nghiên cứu của CSIS.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Là người, sao có thể thờ ơ với đất nước mình?”.

DỄ XA NHAU

Mấy hôm nay nhận ra thật rõ một điều là mình quá dễ vỡ. Chuyện vớ vẩn, nhỏ như con thỏ mà cũng làm mình chán, mất hết cả hứng thú văn chương với blog. Phá lệ, hôm nay chẳng viết chuyện văn chương nữa. Viết cái bài khô khốc này, nếu bạn nào không thích thì vui lòng bỏ qua nhé!

Hôm qua trong người khó ở, mình cắc cớ post một câu hỏi lên Facebook. Nếu là ở một nước khác thì câu hỏi của mình cũng bình thường thôi, nhưng ở nước mình thì nó thành ra chuyện chính trị. Và chính vì nó là chuyện chính trị, nên mọi người vào còm, hoặc là nói bóng nói gió, hoặc là trả lời “đều”, chẳng ai có một câu trả lời rõ ràng, (trừ câu trả lời khá nghiêm túc của bạn Hà Thị Thanh Vi. Bạn này thì từ đó đến giờ, luôn đi thẳng vào vấn đề khi còm, nhưng câu trả lời của bạn ấy xem ra vẫn chưa làm mình thoả mãn). Và mình cũng nhận thấy mỗi khi có chuyện gì thuộc về chính trị được post lên thì thái độ của bạn bè được bộc lộ rõ. Người đồng ý thì like, nói nửa kín nửa hở, người không đồng ý thì hiếm khi cãi, chỉ lẳng lặng quay đi, mà quay đi thực chất là câu trả lời “tôi không thích!”. Mình không biết chính trị có đem người ta xích gần lại với nhau hay không, nhưng mình biết rõ chính trị dễ làm cho người ta xa nhau.

Vào những năm 2002-2003, khi Internet vừa được Bộ VHTT & TT cho phép chính thức hoạt động ở nước ta, mình cũng tập toẹ làm quen với phương tiện mới mẻ này. Mình lên Internet và tham gia vào một mạng xã hội nào đó (quên tên rồi), có cơ sở ở nước ngoài. Vì đối với ta, Internet còn quá mới mẻ, nên cái mạng xã hội đó được rất ít người Việt tham gia. Trong số ít ỏi người Việt đó, mình có quen được một bạn nam. Không rõ bạn ở đâu, làm gì, mình chỉ biết bạn hơn mình khoảng chục tuổi, là dân Tổng hợp Toán. Bạn tỏ ra rất hiểu biết về xã hội, về văn học nên mình rất quý bạn, có thể nhắn tin qua lại hoặc chat với bạn rất lâu về đủ thứ chuyện, cho đến một ngày...

Ngày đó, bạn bắt đầu nói về chuyện chính trị. Đầu tiên mình còn nghe, còn trả lời cho phải phép. Nhưng sau đó, chuyện chính trị trở nên dày đặc hơn. Mình mệt. Mình nhắn cho bạn rằng em phải đi cày từ sáng đến chiều, tối về còn phải chăm sóc con nhỏ, em chỉ nghĩ đến chuyện sao cho có đủ tiền nuôi con thôi, ngoài ra em không biết gì, cũng không quan tâm gì đến chính trị đâu. Bạn nhắn cho mình rất nặng nề, rằng: em đâu phải sống trong rừng hay ở hoang đảo, em sống trong một đất nước, một xã hội cụ thể, mà đất nước và xã hội thì luôn gắn với thể chế chính trị. Là người, sao có thể thờ ơ với đất nước mình? Sau tin nhắn đó, mình giận bạn và chủ động cắt đứt quan hệ. Mình không bao giờ gặp lại bạn nữa. Đó là mất mát đầu tiên thật đáng tiếc, nó làm cho mình day dứt.

Sau chuyện đó, mình bỏ cái mạng xã hội này, tham gia vào một vài mạng xã hội khác, nhưng chỉ là lớt phớt vì mình không tìm được bạn bè “hợp khẩu vị”.

Năm 2009, Facebook mon men vào Việt Nam. Mình cũng mon men theo chân những người đầu tiên “làm nhà” trên Facebook. Cái chợ Phây hiện đại, năng động, mới mẻ làm mình mê mẩn. Nhưng cũng chính ở đây, mình lọt vào một trận địa những người hăng máu với chính trị. Họ hăng đến nỗi mình chẳng dám ho he gì, thậm chí còn cảm thấy sợ.

Năm 2010, Facebook bắt đầu bị chặn. Trong thời gian chưa tìm được cách bẻ khoá, mình “chơi tạm” bên Yahoo! Plus. Định là chơi tạm, nhưng cái nhà bên này lại làm cho mình thích. Ở đây, mọi người chơi thuần tuý văn chương, thơ phú, hầu như không ai đả động gì đến chính trị, nếu có thì cũng chỉ thi thoảng, và nhè nhẹ thôi. Chính ở đây, mình đã gặp được nhiều bạn bè nhất so với tất cả các mạng mà mình từng tham gia. Có những người bạn từ mạng ảo đã bước hẳn ra đời thường, gặp nhau, ăn chung, đi chơi chung, thậm chí còn... ngủ chung thân mật. Mình còn giữ được những tình thân này cho đến hôm nay và luôn cảm ơn Yahoo! Đã cho mình một ngôi nhà ít màu chính trị.

Tuy nhiên, ngôi nhà ấy ít màu chính trị không có nghĩa là những con người ở ngôi nhà ấy không mang trong người một chính kiến nhất định. Mình đã chứng kiến nhiều lần, trong những cuộc offline xảy ra “hục hặc”giữa người này và người kia cũng chỉ vì chuyện chính kiến khác nhau. Mình lờ mờ nhận ra cái sự thân thiết – ở một chừng mực nào đó – chỉ là tầng nổi, tầng bên ngoài. Nếu khác chính kiến, bạn không thể thân “hết mình” được. Nó như ngọn núi lửa nằm ở bên trong mỗi con người, nếu không khéo léo, lỡ chọc vào miệng núi lửa thì ngọn lửa sẽ phun ra.

Trong một dịp trò chuyện cởi mở với một anh Blogger nhà thơ, anh có đề nghị mình nói thẳng nói thật chính kiến. Mình bảo: “Anh và em đang là bạn bè thân thiết, nói ra chuyện ấy để xa nhau sao? Vì em có thể chắc chắn một điều là chính kiến của anh và của em khác hẳn nhau!”. Anh cười hiền rất dễ thương. Khi ngọn núi lửa trong anh còn nằm ngủ im lìm thì anh chắc sẽ luôn dễ thương như vậy. Mình cảm thấy may vì không ở gần anh để có thể chứng kiến một ngày nó phun ra lửa. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là tình bạn giữa anh và mình chỉ đến đó thôi, không thể thân hơn!

Năm 2012, Yahoo! Làm ăn thua lỗ nên đóng cửa. Mình đành dọn sang ngôi nhà Blogspot này. Bạn bè cũ rơi rụng lả tả. Sau hơn 2 năm thì bạn cũ hầu như chạy hết sang với “trai trẻ” Facebook. Mình thì loay hoay giữa 2 nơi: một cái chợ đông vui, hàng giá rẻ với một cái shop hàng tuyển quanh năm ế khách. Mình quyết định chọn cách khi nơi này, khi nơi kia.

Một lần, quay về Facebook, mình nhận lời kết bạn với một chị ở nước ngoài. Mình không ghét bỏ gì chị (mà cũng có biết chị là người thế nào đâu mà yêu với ghét!), nhưng sau khi kết bạn, mình cảm thấy mình đã phạm sai lầm. Chị thường hay viết bài về chính trị. Thấy mình không có ý kiến gì thì chị nhắc tên mình, buộc lòng mình phải vào cho phải phép lịch sự. Có lần, mình nói với chị rằng: em chỉ quan tâm đến thơ văn, nghệ thuật thôi, chứ chuyện thể chế này nọ thì em dốt lắm, không biết gì mà nói. Chị bảo (giống như cái anh Tổng hợp Toán ngày nào) rằng: Không biết thì phải tìm hiểu để xem nhà cầm quyền cai trị mình bằng phương thức như thế nào, chứ không biết mà cứ mãi chấp nhận không biết thì họ dễ cai trị mình. (Ối giời, nói đúng thế thì mình biết cãi vào đâu!). Tất cả những bài mình viết hoặc mình chia sẻ, dù thuộc chủ đề nào, chị cũng đều vào còm rất nhiệt tình, còm được mấy câu thì chị bắt đầu lái câu chuyện sang chính trị và hai chị em bắt đầu... cãi nhau. Bài sau cùng trên Facebook, mình muốn bày tỏ ước muốn hoà hợp dân tộc sau 40 năm thống nhất đất nước. Thực ra, đây là vấn đề chính trị, nhưng mình cố tình tránh, không nói chuyện chính trị, chỉ đơn thuần là tình cảm, ước muốn của mình thôi. Nhưng khi bài viết được đưa lên, đa số mọi người xoay hẳn sang hướng chính trị, và dĩ nhiên chị lại nhiệt tình còm theo hướng đó, và 2 chị em lại... cãi nhau. Đỉnh điểm cuộc cãi nhau này là lúc chị bảo: “Nói thật bạn đừng buồn, chứ bạn thật là chậm hiểu! Mình đi đây, không quay lại nữa đâu!”. Mình cũng chào chị lịch sự rồi xoá còm và block chị luôn! Mình rất day dứt với việc phải block một người bạn. (Chưa bao giờ mình block một người nào trên FB), nhưng có một thực tế là sau khi block, mình thấy nhẹ nhõm hẳn. FB rất hay ở chỗ khi ta block ai thì sẽ không bao giờ ta nhìn thấy người đó, hoặc còm của người đó ở bất cứ đâu. – Cái này thì Blog chưa làm được.

Hôm qua, post câu hỏi lên Facebook, hôm nay lại muốn gỡ xuống rồi! Hỏi thì có được gì đâu, có câu trả lời nào sáng tỏ đâu, nhiều khi lại vạ miệng. Mình có cô bạn học cùng lớp ĐH đã từng bị đi tù vì vạ miệng với một bài viết sự thật. Ngày bạn đi tù, chỉ cần lên Google gõ tên viết tắt CGĐL là ra ngay cả ngàn kết quả, và từ ngày đó, bạn trở thành nổi tiếng cho đến bây giờ. Con đường bước vào chính trị với bạn chẳng bằng phẳng chút nào và cái giá của sự nổi tiếng xem ra cũng đắt!

Mình không thích chính trị và sẽ là một “cư dân mạng” loanh quanh chơi với chữ nghĩa thôi.

Nhưng chẳng hiểu sao mấy hôm nay trong lòng khó ở, mình lại nhớ đến câu  nói của anh Tổng hợp Toán: “Là người, sao có thể thờ ơ với đất nước mình?”.

Hôm qua mưa cả ngày, hôm nay trời âm u. Chán quá!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc sống người thiểu số ở châu tự trị Lật Túc Nộ Giang, tỉnh Vân Nam.




Ảnh chụp ngày 25/03/2018.

(Reuters) – Trung Quốc dành 63 tỉ đô la xóa đói giảm nghèo

Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) dự kiến trong năm nay dành 400 tỉ nhân dân tệ (gần 63 tỉ đô la) cho các dự án xóa đói giảm nghèo – một trong ba ưu tiên hàng đầu của chủ tịch Tập Cận Bình.

Tân Hoa Xã hôm nay 01/04/2018 cho biết CDB sẽ tài trợ cho các dự án hạ tầng, tái định cư, phát triển công nghiệp địa phương, y tế và giáo dục. Chính quyền Trung Quốc đặt mục tiêu xóa toàn bộ nạn nghèo đói trên đất nước từ nay đến năm 2020.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

ngấm mẹ vào máu rồi


Trương Tuần

- Cụ ơi, cụ ơi, tin hót hòn họt đây này

- Tin gì mà cụ phấn khỉ thế ?

- Cụ ngồi xuống ghế cho chắc kẻo nghe tin choáng tăng xông thì bỏ mẹ tôi.

- Tôi ngồi bệt xuống đất cho chắc chắn. Cụ nói đi, nói đi....

Dỡ bỏ hết các trạm BOT rồi nhé!

- Thật thế hả cụ ? Ôi dân ta tự do hạnh phúc nhất thế giới rồi, phen này cưỡi lên đầu thằng Phần Lan nhá.

- He he nhìn cụ sung sướng tôi thấy tội tội. Hôm nay ngày mấy cụ nhỉ ?

- Ngày 1/4. Thôi chết ngày Cá tháng tư, cụ lừa tôi. Này tôi nói cho cụ biết nhá, cả 364 ngày cụ nói dối, còn một ngày hôm nay cụ cũng nói dối nốt. Dã man thật đây !

- Sory cụ, nói dối nó ngấm mẹ vào máu rồi, không tài nào nói thật được.

- Cụ thoái hóa biến chất lắm rồi !

-Thì VƯỠN....

http://trannhuong.net/tin-tuc-53309/tin-hot-hon-hot.vhtm



Phần nhận xét hiển thị trên trang