Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Ấn Độ đối phó với chiến lược gặm nhấm biên giới của Trung Quốc

 by 

Cắn những miếng to cả cây số, Trung Quốc đang nuốt dần đất vùng biên giới tại dãy Himalaya của Ấn Độ. Hàng thập niên qua, hai gã khổng lồ Châu Á đã có một cuộc chiến tranh không tiếng súng dọc theo tuyến biên giới vùng cao giữa hai nước. Dù vậy, gần đây Trung Quốc đang trở nên xác quyết hơn, đòi hỏi Ấn Độ phải có một chính sách kiềm chế mới.
Trung bình, mỗi ngày Trung Quốc tiến hành một đợt xâm nhập lén lút vào Ấn Độ. Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ, Kiren Rijiju, cho biết Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chủ động xâm nhập vào các khu vực biên giới vắng người nhằm chiếm đóng. Và theo một cựu quan chức cấp cao thuộc Cơ quan Tình báo Ấn Độ, nước này đã mất gần 2.000 kmdo sự xâm chiếm của PLA trong vòng một thập niên qua.
Binh sỹ Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới. Ảnh: India
Binh sỹ Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới. Ảnh: India
Chiến lược đằng sau các hành động của Trung Quốc đáng chú ý hơn quy mô của nó. Trên đất liền cũng như trên biển, Trung Quốc sử dụng các nguồn lực dân sự – người chăn nuôi gia súc, nông dân, và cả những đàn trâu bò – như là mũi nhọn của ngọn giáo. Một khi những người dân định cư tại một vùng đất tranh chấp, quân đội lập tức giành quyền kiểm soát vùng đất đó, mở đường cho việc thiết lập thêm các doanh trại lâu dài hoặc các đồn kiểm soát. Tương tự, trên Biển Đông, lực lượng hải quân Trung Quốc theo sau ngư dân để cắt ra các khu vực nhằm cải tạo các bãi san hô hãy bãi đá. Trong cả hai trường hợp, Trung Quốc đều không sử dụng tên lửa, máy bay không người lái, hay súng đạn để đạt được mục tiêu của mình.
Chiến dịch xâm lược phi bạo lực trên đất liền của Trung Quốc gặp ít sự phản đối hơn tham vọng trên biển của nó, vốn vấp phải sự thách thức từ Mỹ và luật pháp quốc tế (dù không mấy hiệu quả). Đôi khi các nhà lãnh đạo Ấn Độ thậm chí còn bỏ qua các hành động của Trung Quốc. Chẳng hạn, trong suốt buổi thảo luận chuyên đề gần đây tại Nga, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho rằng mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đang có bất đồng về vấn đề biên giới, nhưng điều quan trọng là “trong 40 năm qua, không một viên đạn nào được bắn ra vì vấn đề đó.” Bộ ngoại giao Trung Quốc hoan nghênh phát biểu của Modi, khen đó là các “nhận xét tích cực”.
Hơn nữa, người tiền nhiệm của Modi, Manmohan Singh, đã từng tuyên bố rằng, trong suốt 5.000 năm lịch sử, Ấn Độ và Trung Quốc chỉ có một cuộc chiến tranh vào năm 1962. Tuy nhiên, điều mà lịch sử tô hồng này chưa đề cập đến đó là Trung Quốc và Ấn Độ chỉ trở thành láng giềng sau khi Trung Quốc sáp nhập vùng đệm Tây Tạng vào năm 1951.
Với cách nghĩ dễ dãi của Ấn Độ, việc quốc gia này bị xem là “cọp giấy” cũng dễ hiểu. Trong khi Modi sử dụng cụm từ “từng bước nhỏ tiến tới hàng dặm” (inch toward miles) làm phương châm trong quan hệ hợp tác Ấn – Trung, PLA tiếp tục việc mở rộng lãnh thổ đáng ngờ bằng việc biến phương châm đó thành hoạt động xâm chiếm từ từ. Sau quá nhiều năm ở thế phòng thủ, Ấn Độ cần giành lại vị thế của mình.
Việc đầu tiên chính là chấm dứt các phát biểu nhàm chán. Lời kêu gọi của Modi về hòa bình và bình yên trên biên giới có thể là chân thành, nhưng giọng điệu của ông khiến Ấn Độ giống một người dễ bảo.
Thặng dư thương mại tăng nhanh của Trung Quốc với Ấn Độ, vốn đã tăng gấp đôi với khoảng 60 tỷ USD dưới thời Modi, kéo theo sự xác quyết về lãnh thổ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Việc phân định biên giới không rõ ràng – Trung Quốc bội ước lời hứa vào năm 2001 trong việc trao đổi bản đồ với Ấn Độ – đã tạo vỏ bọc cho các hành động xâm lấn của PLA. Trung Quốc chối bỏ các vụ xâm lấn và tuyên bố rằng quân đội của họ đang hoạt động trên “đất Trung Quốc”. Thế nhưng, với việc chấp nhận thương mại song phương – điển hình như sắt thép bán phá giá của Trung Quốc ở thị trường Ấn Độ – Ấn Độ đang vô tình giúp hình thành chiến lược bao vây của PLA.
Ảnh hưởng tài chính của Trung Quốc trong khu vực đã gia tăng nhanh chóng trong thập niên qua, khi Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của tất cả các nền kinh tế Châu Á. Nhiều nước đang phát triển trong khu vực lần lượt hướng về Trung Quốc trong các vấn đề kết nối vận tải và an ninh khu vực. Tuy nhiên, như chính Modi đã nhấn mạnh, vẫn còn nhiều không gian cho Ấn Độ tham gia vào sự phát triển kinh tế của Châu Á. Một nền kinh tế Ấn Độ hội nhập hơn với khu vực mặc nhiên sẽ trở thành một đối trọng đối với tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.
Ấn Độ cũng nên tăng cường lực lượng phòng vệ biên giới để nó trở thành một rào chắn vững chắc trước PLA. Lực lượng cảnh sát biên giới Ấn Độ – Tây Tạng thiếu nguồn lực, dưới sự chỉ huy của Bộ Nội vụ, không thể xem như người gác cửa. Huấn luyện và trang bị cho các đơn vị đó một cách hợp lý, và đặt họ dưới sự chỉ huy của quân đội, sẽ là tín hiệu gửi tới Trung Quốc rằng những ngày cánh cổng bỏ ngỏ đã kết thúc.
Nếu đảo ngược lại, rằng lực lượng Ấn Độ tìm cách xà xẻo lãnh thổ của Trung Quốc, PLA chắc chắn sẽ đáp trả không chỉ bằng lời. Thế nhưng nhiều lúc cảnh sát biên giới Ấn Độ đi tuần tra quanh khu vực thậm chí còn không mang theo vũ khí. Với phản ứng dễ dãi như vậy, Trung Quốc có thể làm điều họ muốn dọc theo biên giới phía Bắc của Ấn Độ. Sự ủng hộ của Trung Quốc dành cho quân đội Pakistan, vốn thường bắn vào lính Ấn Độ dọc theo biên giới tranh chấp ở Kashmir, cần được xem xét dưới góc độ đó.
PLA đã bắt đầu cải tiến các “chiến dịch cắt lát salami” của họ tại Himalaya từ những năm 1950, khi cắt rời và giành cao nguyên Aksai Chin có diện tích bằng cả nước Thụy Sĩ. Sau đó, Trung Quốc giáng cho Ấn Độ một thất bại ê chề trong chiến tranh biên giới 1962, đảm bảo hòa bình, theo cách rêu rao của một tờ báo quốc doanh của họ năm 2012, theo điều kiện của Bắc Kinh. Ngày nay, Trung Quốc theo đuổi một cách tiếp cận “bắp cải” tại biên giới, cắt đứt đường vào các vùng lãnh thổ mà đối phương đã kiểm soát trước đây và dần dần bao vây khu vực đó bằng các lớp dân thường và an ninh.
Trong bối cảnh đó, tín hiệu hòa bình thực sự tại Himalaya không phải là cho súng vào bao, mà chính là chấm dứt hoạt động xâm lấn ở biên giới. Cách tiếp cận dễ dãi của Ấn Độ đã thất bại trong việc kiềm chế Trung Quốc. Để ngăn cản các vụ xâm chiếm lớn hơn, Ấn Độ sẽ cần phản ứng một cách mạnh mẽ hơn.
Brahma Chellaney, Giáo sư ngành Nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách tại New Delhi và Nghiên cứu viên tại Viện Robert Bosch tại Berlin, là tác giả của 9 cuốn sách, trong đó có các cuốn Asian Juggernaut; Water: Asia’s New Battleground; và cuốn Water, Peace,and War: Confronting the Global Water Crisis.
Copywright: Project Syndicate 2017 – Countering China’s High-Altitude Land Grab


Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Người ngoài hành tinh đang giám sát Trái Đất và từng cố ngăn chặn chiến tranh hạt nhân diễn ra trên địa cầu“.

Cựu phi hành gia NASA Edgar Mitchell, người thứ 6 đặt chân lên Mặt Trăng đã dành cả phần cuối cuộc đời để nghiên cứu về sự sống ngoài Trái Đất. Ông từng tiết lộ: “Người ngoài hành tinh đang giám sát Trái Đất và từng cố ngăn chặn chiến tranh hạt nhân diễn ra trên địa cầu“.

Edgar Mitchell, chiến tranh hạt nhân,
Edgar Mitchell là người thứ 6 bước trên Mặt trăng. (Ảnh: Inverse)
Trước khi rời khỏi Trái Đất trong chuyến đi cuối cùng của cuộc đời, Mitchell đã tiết lộ một số thông tin gây sốc cho công chúng trong cuộc phỏng vấn với tờ Mirror Online. Ông đã kể về việc người ngoài hành tinh đã đến thăm Trái Đất trong thời Chiến tranh Lạnh và thậm chí họ còn giúp nhân loại tránh khỏi thảm họa từ chiến tranh hạt nhân.
"Người ngoài hành tinh đã cố gắng ngăn cản chiến tranh và giúp mang lại nền hòa bình trên Trái Đất”, ông nói. Đặc biệt hơn, cựu phi hành gia còn tiến hành điều tra những cuộc thăm dò của UFO trong các căn cứ quân sự:
“Tôi đã nói chuyện với một số sĩ quan không quân từng làm việc trong các căn cứ thời Chiến tranh Lạnh. Họ nói với tôi rằng họ thường xuyên nhìn thấy UFO và chúng đã phá hủy nhiều tên lửa của quân đội. Những sĩ quan khác đóng quân ven bờ Thái Bình Dương cũng nói rằng tên lửa của họ thường bị bắn hạ bởi các phi thuyền của người ngoài hành tinh. Đã có rất nhiều hoạt động trong những ngày đó”, ông tiết lộ.
Theo ông Mitchell, chính phủ Hoa Kỳ đã cố tình che giấu những sự việc này. Để chấm dứt việc thông tin bị lan truyền, năm 1974, một Đạo luật An ninh Quốc gia đã được ký, trong đó các điều khoản chủ yếu là ngăn cấm tiết lộ bất kỳ thông tin nào liên quan đến sự việc trên.
Mitchell nói: “White Sands là nơi thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ và đó là nơi các sinh vật ngoài hành tinh luôn quan tâm đến. Họ muốn biết về năng lực quân sự của chúng tôi”.
White Sands (bang New Mexico) là khu vực quân sự lớn nhất ở Mỹ với diện tích rộng khoảng 8.300 km vuông, đây là nơi quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được kích nổ. Rất nhiều sự việc kỳ lạ liên quan đến người ngoài hành tinh được cho là đã xuất hiện gần ở khu vực này, điển hình là vụ rơi đĩa bay của người ngoài hành tinh ở Rosswell năm 1947.
Edgar Mitchell, chiến tranh hạt nhân,
White Sands là nơi phóng thử vũ khí nguyên tử và đó cũng là địa điểm mà các sinh vật ngoài hành tinh rất quan tâm.
Nhiều người vẫn tỏ thái độ hoài nghi mặc dù đã có không ít các phi hành gia, sĩ quan quân đội, quan chức chính phủ cấp cao cùng vô số tài liệu bí mật nói về UFO đã được đưa ra công chúng trong vài năm gần đây.
Trước cáo buộc của TS. Mitchell, đại diện NASA đã nói rằng: ”NASA không điều tra về UFO. NASA cũng không tham gia bất kỳ hình thức che đậy nào về cuộc sống ngoài hành tinh trên Trái Đất hoặc bất cứ nơi nào trong vũ trụ. TS. Mitchell là một người Mỹ vĩ đại, nhưng chúng tôi không chia sẻ thêm về ý kiến ​​của ông trong vấn đề này”.
Gần đây, công chúng đã được biết đến về một chương trình bí mật từ Lầu Năm Góc có tên Chương trình Nhận dạng mối Đe dọa Hàng không Tân tiến (AATIP), với sứ mệnh điều tra những vụ báo cáo bắt gặp UFO.
Video về UFO được lấy từ chương trình AATIP.
Người điều hành dự án bí mật này là ông Luis Elizondo, trong bức thư từ chức viết cho Bộ trưởng bộ quốc phòng Jim Mattis, ông đã viết như sau:
“Mặc dù có nhiều bằng chứng áp đảo ở nhiều cấp độ, nhưng một số quan chức trong Bộ Quốc phòng vẫn kiên quyết phản đối việc nghiên cứu thêm về những yếu tố có thể trở thành mối đe dọa chiến thuật cho hải quân, lục quân và không quân của chúng ta và có lẽ thậm chí là một mối đe dọa tiềm tàng đối với các quốc gia mà chính phủ Hoa Kỳ đang bảo hộ”.
Hoàng An, theo Ancient Code

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hãy tạm gác chuyện "đại án", để đọc bài này:

Tham vọng Trung Quốc: Sông Mekong sẽ là biển Đông thứ hai?


Trước kế hoạch 5 năm phát triển sông Mekong thuộc cơ chế Hợp tác Mekong – Lan Thương (LMC) do Trung Quốc khởi xướng, giới chuyên gia tỏ ra lo ngại về động cơ chính trị của nước này, cho rằng Bắc Kinh xem việc kiểm soát sông Mekong là mục tiêu chiến lược.

kiểm soát sông Mekong, Hợp tác Mekong   Lan Thương, động cơ chính trị,
Cảnh sát đường thủy Thái Lan tuần tra trên sông Mekong đoạn biên giới với Lào. Các chuyên gia cho rằng kiểm soát sông Mekong là kiềm soát phần lớn nền kinh tế Đông Nam Á. (Ảnh: AFP)
Tháng 12/2017, ngoại trưởng 6 nước khu vực sông Mekong nhóm họp ở thành phố Đại Lý thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để thông qua đề cương kế hoạch 5 năm phát triển dòng sông này. Dự kiến các nhà lãnh đạo sẽ chốt lại đề xuất trong cuộc họp dự kiến diễn ra cuối tháng 1/2018 ở Campuchia.
Phát biểu kết thúc hội nghị cấp cao Hợp tác Mekong – Lan Thương (LMC), Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố, dưới sự dẫn dắt của Trung Quốc, LMC có thể “thúc đẩy phát triển kinh tế” ở tất cả 6 nước khu vực Mekong, dẫn chứng rằng Bắc Kinh đã chi tiền cho hàng chục dự án dọc theo con sông này.
Nhưng chỉ dừng lại ở đó, Ngoại trưởng Trung Quốc không bình luận gì về những quan ngại môi trường liên quan đến hoạt động phát triển bừa bãi trên sông Mekong, theo báo South China Morning Post của Hong Kong.
Dù LMC được thiết kế như một nền tảng liên lạc và phát triển, nhưng hiệu quả vẫn chưa rõ ràng trong khi dư luận đã râm ran về động cơ địa chính trị của tổ chức này. Các dự án thủy điện của Trung Quốc và một số nước khiến tương lai sông Mekong và các quốc gia lệ thuộc trở nên mờ mịt.
Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng kiểm soát sông Mekong cũng đồng nghĩa kiểm soát phần lớn nền kinh tế Đông Nam Á. Vì sông Mekong (tiếng Quan Thoại là Lan Thương), chảy qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, tạo sinh kế cho khoảng 60 triệu người sống ở hạ lưu, nơi dòng chảy của nó hình thành nên một trong những vùng đất phì nhiêu nhất thế giới, thích hợp cho nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
Những cảnh báo không thể bỏ qua
Bắc Kinh thành lập LMC năm 2015 và tổ chức này bị nhiều người xem là “đối thủ” của Ủy ban sông Mekong (MRC) vốn đã tồn tại hơn 60 năm qua. Thành phần của MRC cũng tương tự LMC, chỉ trừ Trung Quốc và Myanmar. Điều này đồng nghĩa Bắc Kinh thoát được quy định ràng buộc của MRC, rằng quốc gia thành viên nào muốn xây đập trên dòng Mekong đều phải trình đề xuất để tất cả thảo luận.
Tuy Bắc Kinh luôn miệng nói “phát triển”, nhưng các chuyên gia môi trường nhận xét Bắc Kinh không thèm tham vấn các nước láng giềng hạ nguồn Mekong và đánh giá tác động môi trường của các công trình họ xây. Hiển nhiên điều này sẽ tác động đến con sông và chính sự “phát triển” của khu vực.
"Đối với các cộng đồng dưới hạ nguồn, các con đập trên thượng nguồn thay đổi dữ dội chu kỳ lũ – hạn hán và chặn sự vận chuyển phù sa. Điều rõ ràng gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Một số tác động đến mực nước và nghề cá đã được ghi nhận dọc theo đường biên giới Thái Lan – Lào“, bà Pianporn Deetes – điều phối viên tại Thái Lan cho tổ chức International Rivers, nói.
Các công ty Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào hơn 6 con đập trên dòng chính khu vực Hạ Mekong, bao gồm Don Sahong và Pak Beng ở Lào. Các dự án này không tuân theo thông lệ quốc tế trong việc cân nhắc, tránh và giảm thiểu tác động xã hội, môi trường“, bà Deetes phê phán.
Năm 2016, Việt Nam trải qua trận hạn hán tồi tệ nhất trong 90 năm, dẫn đến hoa màu chết khô và thiếu nước sinh hoạt. Dù nguyên nhân chính là trận El Niño mạnh khác thường, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc cũng chịu một phần trách nhiệm vì các đập chứa nước của họ làm tăng tốc độ bốc hơi trên thượng nguồn.
kiểm soát sông Mekong, Hợp tác Mekong   Lan Thương, động cơ chính trị,
Một hồ chứa nước cạn kiệt ở vùng Đông Bắc Thái Lan trong đợt hạn hán năm 2016. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Ngoài ra, nhà nghiên cứu độc lập Elliot Brennan dự báo, sông Mekong có khả năng trở thành điểm xung đột lớn nhất giữa Trung Quốc và ASEAN sau biển Đông, và Bắc Kinh xem việc kiểm soát con sông này là mục tiêu chiến lược.
Sau hơn một thập kỷ ngoại giao vụng về, Bắc Kinh cuối cùng đã học được cách dùng cây gậy và củ cà rốt. Bắc Kinh hiểu tốt hơn bao giờ hết những gì các nước ASEAN cần… Nếu họ tìm cách kiểm soát được hoạt động phát triển sông Mekong, nó sẽ nhanh chóng trở thành động mạch quan trọng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc và xuất khẩu sức ảnh hưởng sang ASEAN” – ông Brennan phân tích.
Còn ông Thitinan Pongsudhirak, giáo sư quan hệ quốc tế thuộc Đại học Chulalongkorn (Bangkok), so sánh động thái của Trung Quốc liên quan đến sông Mekong “tương tự” với chiến lược của Bắc Kinh trong tranh chấp biển Đông.
LMC là cách cho thấy Trung Quốc chỉ chơi theo luật của họ. Bắc Kinh tạo ra sự đã rồi bằng cách xây đập trên thượng nguồn gây thiệt hại cho các nước hạ nguồn, rồi sau đó dựng lên một tổ chức quản lý riêng nhằm phủ nhận MRC” – ông Pongsudhirak nói.
Trung Quốc đối phó với từng nước Mekong riêng rẽ để các nước này không thể đoàn kết đối phó họ trong tư cách một tổ chức khu vực” – vị chuyên gia Thái Lan vạch trần.
Chuyên gia Brennan đánh giá, các cuộc thảo luận hiện tại về việc bảo vệ môi trường và sức khỏe sông Mekong không tương xứng với tầm quan trọng thực tế.
Vì những lý do này, Trung Quốc có mọi mặt lợi trong khi các nước ASEAN sẽ mất tất cả trong hợp tác Mekong. ASEAN không thể quay lưng lại với thực tế địa chính trị và phải đấu tranh để có một hình thức hợp tác đúng đắn“, vị chuyên gia cho lời khuyên.
Theo Tuổi Trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đấm vào mặt nhân dân



Thanh Hằng 
Theo FB Hằng Thanh
Ông Đinh La Thăng ra tòa (Ảnh: Internet)
Các đại án liên tục được phanh phui trong năm 2017, một mặt cho thấy những nỗ lực trong công cuộc chống tham nhũng, nhằm hót “đống rác cũ”, bất chấp nhiều người cố tình chính trị hóa các vi phạm nghiêm trọng về kinh tế; mặt khác, nó cũng cho thấy nhân dân đã bị móc túi và đất nước bị rút ruột, tàn phá đến thế nào!
Điểm qua một vài vụ thất thoát/gây thiệt hại của các Tập đoàn/ngành kinh tế “mũi nhọn” trong vòng 10 năm qua:
+ Tập đoàn Vinashin: 86.000 tỉ đồng.
+ Vụ Giang Kim Đạt -Vinashinlines: 255 tỷ đồng.
+ Tập đoàn Than -Khoáng sản: gần 15.000 tỷ đồng.
+ Tập đoàn Cao su: hơn 8.300 tỷ đồng.
+ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN): 800 tỷ. Riêng PVC là công ty con của PVN thất thoát tới 3.425 tỷ đồng.
+ Tập đoàn Điện lực (EVN): 6 tháng đầu năm 2016 báo lỗ gần 1.000 tỷ đồng. EVN là tập đoàn nhà nước có mức vay nợ lớn nhất và phần lớn là nợ được Chính phủ bảo lãnh, 9,7 tỷ USD, chiếm tới 37,3% tổng nợ vay được Chính phủ bảo lãnh.
+ Hiện, chỉ riêng ngành công thương đã có 12 dự án/doanh nghiệp kém hiệu quả với tổng mức đầu tư tới 63.000 tỷ đồng, lỗ lũy kế 16.000 tỷ đồng.
(Di sản này cũng thuộc về ông Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2007 – 2016.)
+ Phạm Công Danh- nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng, gây thiệt hại 18.000 tỷ đồng.
+ Hà Văn Thắm -nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank làm thiệt hại hơn 1.500 tỷ đồng
+ 5 đại án khác đã khởi tố là Sacombank, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN (BIDV).
+ Bầu Kiên và các lãnh đạo Ngân hàng ACB gây thiệt hại gần 1.700 tỷ đồng.
+ Vụ tham nhũng tại Agribank gần 2.500 tỷ đồng.
+ Vụ Huỳnh Thị Huyền Như ở VietinBank chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng.
Điều đáng quan tâm nhất giờ đây là thu hồi số tài sản thất thoát ra sao? Vì vụ TXT làm thất thoát hơn 3.000 tỉ nhưng số tiền gia đình “khắc phục hậu quả” chỉ là 2 tỷ đồng- muối bỏ bể so với khối tài sản tới cả triệu USD của TXT.
Theo Vietnamfinance.vn: “Cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước, tổng số nợ công năm 2016 là 431 tỷ USD, bằng 210% GDP. Như vậy, cả nước làm ra 100 đồng nhưng có tới 210 đồng là vay nợ và nợ công tính theo đầu người Việt Nam là khoảng 100 triệu đồng.”
Mấy năm trước, mỗi vụ thất thoát mới dừng ở chục tỷ, rồi trăm tỷ nhưng càng về sau, mỗi vụ cứ nghìn tỷ, nghìn tỷ đều đều. Đó chính là nguyên nhân khiến nợ công ngập đầu người dân như hiện nay!
Các Tập đoàn/ngành kinh tế trên vốn được kỳ vọng là những QUẢ ĐẤM THÉP của nền kinh tế.
Thực tế, chúng đúng là những quả đấm thép, chỉ có điều, những quả đấm này không đấm vào nền kinh tế mà là đấm vào mặt nhân dân!
Nguồn:

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Quả trứng thối", quên chuyện này đi! Còn ối việc phải bàn!

THẢO LUẬN VỀ TRUYỆN NGẮN "BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC" - Phần 4

 Cảnh trong vở cải lương An Tư công chúa. Nguồn: Internet.

Thanh Ngân Ngô : Báo Văn Nghệ hết hơi rồi, hay làm tay sai cho Tàu mà cho đăng bài này nhỉ ?
lam hồng nguyễn Nặng lời quá. Suy diễn xu thời, không nên.

Chu Mộng Long lam hồng nguyễn Không nặng lời thì nói thế này nè bạn quý. Với anh Thỉnh và ban lãnh đạo báo Văn nghệ trong hoàn cảnh bây giờ nếu có tiền là các anh ấy có thể làm tất cả. Tàu hay Tây hay Ta gì theo tất. Ai nhiều tiền là theo để... cứu đói, cứu nghèo. Thật đấy, nếu cần tôi chứng minh cụ thể chứ không suy diễn tí nào.

lam hồng nguyễn Chu Mộng Long Đổi sự sâu sắc lấy ...giả vờ nhẹ dạ. Không có Tàu thì cũng có Tây. CNXH của anh Thỉnh, nguyên tắc cao nhất là miễn vui là được. mà nếu không vui, anh ấy sẽ khen cho nó vui. Hehehehehehe!

lam hồng nguyễn Nó cũng giống như tờ báo VN thôi. Phát hành được vài ngàn tờ, lượng người đọc ít hơn một FB loại trung bình, vẫn cứ được ngợi ca là "mũi nhọn xung kích trên lĩnh vực văn nghệ", là "nơi quy tụ tinh hoa vhnt của cả nước". Xã hội càng suy đồi, người ta càng thích tặng và đeo huân chương. Nếu lâu lâu không có một scandal nào đó, văn nghệ sĩ có mua, đọc tờ "mũi nhọn" này nữa không?

Thanh Ngân Ngô lam hồng nguyễn Suy diễn xu thời là đúng đấy bạn ạ. Tôi không là quan, cũng ko nhà báo hay nhà phê bình VH...là một người dân thôi, tôi gạt hết mọi quan tâm về tham nhũng, dân oan, CA đánh dân... sang 1 bên, tôi chỉ quan tâm nhất đến vẫn đề lãnh thổ , lãnh hải, sự xâm lược ăn cướp biển đảo VN , xâm lược về kinh tế,văn hóa của TQ đối với VN ( Dự án bắt học tiếng Tàu trong trường PT, dự án đổi chữ viết........) thôi nhé. Trong nội bộ kiểu gì cũng là đồng bào, đất nước, từ từ sẽ xong. Nhưng dính đến TQ, nhất là nói sai lịch sử là những điều nhạy cảm bạn nhé.

lam hồng nguyễn Cứ coi như truyện ngắn này viết sai, phạm vào nhạy cảm lịch sử đi. Cho đăng một cái truyện như thế, đôi khi chỉ vì BTV cẩu thả, đọc không kỹ...Vậy, nếu sai cứ kỷ luật. Nhưng chỉ vì một sai sót (có thể thôi nhé) mà quy kết cả tờ báo "làm tay sai cho Tàu" thì có thỏa đáng không? Bạn đem một sơ sót hoặc một vô ý quy nạp thành âm mưu, mục đích tôi mới bảo là không nên. Giả sử giờ tôi nhận xét rằng truyện tưởng tượng, hư cấu thế cũng chẳng sao, bạn sẽ gọi tôi là Hán gian, là tay sai Tàu chứ?

Thanh Ngân Ngô lam hồng nguyễn Nhưng tôi dùng từ ở thể nghi ngờ " hay là..." Bạn không thấy là tướng CA đã nói: Giờ hán gian, gián điệp Tàu nằm khắp nơi ở VN từ cao xuống thấp, cài cắm trong bộ máy của VN sao, nên tôi có quyền nghi ngờ. Vậy có bài này, nhất là về lịch sử, không được hư cấu lịch sử, thế thôi. Tán hươu tán vượn thoái mái đi, nhưng phải dựa vào cái cốt đúng của lịch sử bạn nhé.
.
Trần Đức Thạch ·: Chuyện bình thường, thú thật đọc xong chẳng để lại ấn tượng gì...tình yêu của Thoát Hoan và An Tư nếu có thì chưa là gì với mối tình bi sử của Mỹ Châu Trọng Thủy. Mọi người không nên suy diễn nâng quan điểm lên về lịch sử mà tác giả cố ý xuyên tạc là không chuẩn đâu. Nó như một chuyện" Dã sử" bình thường thôi mà...


Nguyen Nguyen : Làm văn chương hay làm khoa học thì không nên mắc bệnh cực đoan hóa, ko nên có tư duy quy chụp khi ko hiểu thực chất vấn đề. Không lẽ chúng ta muốn người khác bị lên bờ xuống ruộng, bị xỉ nhục thì mới thỏa mãn sao? Như thế thì quá ấu trĩ, ích kỉ và có tội.  

Nguyen Nguyen : Các bác nhân danh lòng yêu nước, tự cho mình biết rõ tác giả là Hán gian và phải sỉ nhục họ bằng được cho thỏa lòng mình. Đem lối tư duy quy chụp rất cũ kĩ của mấy ông tuyên giáo để thực hiện điều đó sao? Thật đáng buồn.

Nguyễn Xuân Hưng Về những hư cấu chi tiết không có gì đáng bàn. Ngôn ngữ của truyện này giống như dịch truyện Tàu. Hoàng tộc Trần không gọi nhau, xưng hô là huynh đệ muội như truyện, đặc biệt gọi vua không phải như thế. Triều Trần có cách xưng hô vua khác

 Hue Phan: Tôi nghĩ như bạn N Xuân Hưng.

Cũng như bài bôi nhọ Quang Trung đăng trên bbc của Nguyễn d Chính dài 16.000 từ với những tình tiết sử liệu, diễn tả rất sâu độc mà một tiến sĩ không chuyên về sử như Chinh không có tư cách gì moi ra được từ kho tư liệu sử của một chế độ khép kín đa nghi như TQ để viết nổi. Trung quốc nào cho một người Mỹ gốc Việt như Chính lọt vào thư khố của họ, nếu không phải là họ thuê Chính làm một công cụ như con ngựa thành Troy đánh phá lòng tự tin quyết thắng xâm lược của dân Việt, và cung cấp cho anh ta tư liệu, cũng như viết hộ nhiều phần, nên giọng văn rặt tàu!

Nguyễn Duy Chính vốn xuất thân từ Trường Quốc gia Hành chánh (Sài Gòn), là tiến sĩ chuyên ngành quản lý và ứng dụng khoa học máy tính, hiện định cư tại Hoa Kỳ. Thế mà ông ta lao vào "viết" sử, mà chỉ nhắm vào độc nhất QuangTrung, Tây sơn, đã đứng tên đăng bài bôi nhọ QT lên bbc; giống hệt chuyện hôm nay, tác gỉa hôm nay cũng CHỈ ĐỨNG TÊN đăng bài do kẻ khác viết, Tàu viết !

Ban Thị xuân Ban Chỉ là người viết không hay, câu chữ lộ cộ. Chưa hiểu thấu đáo đã viết nên quá sống sít. Người viết người ta có quyền viết bừa, cẩu thả..tuy nhiên người biên tập người duyệt cho in phải ở tầm cao hơn. Từ truyện ngắn này để suy ra cái tầm của tờ báo gọi là Văn Nghệ.

Trần Trọng Lưu Hara Trong dã sử có chính sử, trong chính sử có dã sử. Câu chuyện đọc gọi là giải trí thôi chứ cũng k cần phân tích quá sâu về tính chính sử như một vài bác nêu. Tuy vậy nhầm lẫn giữa Chiêu Quốc Vương Ích Tắc và Chiêu Văn Vương là không thể chấp nhận được. Bản thân các phim hiện đại của TQ như Xích Bích, VLTT...cũng đâu cần bám sát yếu tố lịch sử quá đâu. Chuyện và phim mình coi là giải trí đi cho nhẹ lòng, không ai dùng tài liệu này để trích xuất vào luận văn, luận án đâu mà cần nâng cao quan điểm https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/fcb/1/16/1f641.png:(

Dạ Ngân Các bác quan tâm làm gì chất lượng của tờ ấy. Nó chết lâu rồi.

Thanh Vo · : Người viết bị tâm thần, còn người duyệt bài bị mù bẩm sinh?

Kim Anh Tran: Chuyện kệ chả ra làm sao, văn chương thì non, nội dung thì nhạt, chỉ có còm men là hoành tráng.

Trần Trung Truyện này chắc là sản phẩm tư duy của nhóm người có thế lực và thân Tàu, muốn dân chúng không nghĩ xấu về mình. Về nghệ thuật thì quá nhiều lời, rất nhiều chi tiết thừa. Cố lắm mới đọc hết được, đọc xong thì thấy phí công.

Phong Lan Pham Theo em thì chẳng có gì phải suy diễn quá mức để đẩy vấn đề đi quá như thế này đâu ạ.

Nguyễn Xuân Diện Chính truyện ngắn này buộc người đọc nghĩ vậy mà.!

Ham Vui Tran TRuyện không hay, có gài ý khác ngầm. Trước có TT cũng kiểu này còn ẵm giải to. Chán chả buồn nói gì thêm

Hue Phan ·: Kẻ thù như con cá sấu lờ đờ dưới nước, lừ lừ tiến vào bờ, như khúc gổ hiền lành, hay chỉ 2 cục u nhô lên mặt nước.

Dân ta thì quá rộng lượng, vô ưu, vô tư lự; trách móc những ai la hét cảnh báo, cười nhạt thái độ nghi ngại, như bầy linh dương cúi xuống nước.

Thôi đành. Hồn ai nấy giữ!

Chu Mộng Long Đọc lại lần hai, cùng với câu mượn lời Thoát Hoan "giải oan" cho Trần Ích Tắc, đến câu này thấy rờn rợn: "Trước cảnh hoa đào đẹp đến lặng lẽ như thế, đột nhiên thôi, trong lòng hắn thoáng chút bồn chồn nuối tiếc “giá Đại Việt cứ khuất phục đi, khuất phục làm chư hầu như bao đời nay vẫn thế thì có phải những chốn thiên thai này sẽ còn lại mãi mãi?" Tư tưởng hệ của thời đại đây chăng?

Phùng Hoài Ngọc Bis Đọc thấy 1 thứ văn giả cổ kinh tởm.

Tiến Đức Trần Tôi tin vào ý kiến nhận định của Trần Gia Ninh

Chu Mộng Long Thử xem câu này có yếu tố chính trị không anh hè: “giá Đại Việt cứ khuất phục đi, khuất phục làm chư hầu như bao đời nay vẫn thế thì có phải những chốn thiên thai này sẽ còn lại mãi mãi?"

Đoàn Lê Giang Sao lại "như bao đời nay"? Thoát Hoan nói từ TK.XIII, trong khi đó Đại Việt độc lập từ 300 năm trước đó.

Võ ngọc anh Ý tưởng tồi, văn phong kém, viết như kẹt!

Việt Long nó viết bậy mà được nhiều người quan tâm quá. Mấy ông báo VN đâu có ngu. Biết đâu các ổng tạo xì căng đan để bán báo mới trưng quả trứng thối lên đó

Hung Vu Lạ thật chuyện thế này mà được đăng báo ... Người đăng với dụng ý gì

Phùng Hoài Ngọc Bis TBT Khuất Quang Thụy ko biết đọc văn..

Hoanggiang Pham : Có lẽ thần kinh trần quỳnh nga và ban biên tập tờ văn nghệ có vấn đề nên mới xuất bản truyện ngụy biện cho trần ích tắc kẻ phản bội ... thành anh hùng, toàn đồ mất dạy!

Trần Vũ Long : Câu chuyện này giống như cả cộng đông mạng phê phán cô bé lên truyền hình ko biết canh cua nấu với rau đay. Tại sao cô ý phải biết việc đó khi chưa ăn nó, và cô ý có thể biết nhiều thứ khác. Tôi thấy truyện này ko có vấn đề gì về chính trị mà các cụ nâng quan điểm, đơn giản là một câu chuyện tình để mọi người đọc giải trí. Các cụ viết văn vì mục đích chính trị còn người khác ko cần biết chuyện đó cũng chẳng sao. Nếu các cụ phê phán trên quan điểm lịch sử, mà lịch sử là khoa học thì các cụ đang vướng vào cái Ngã quá lớn của mình, tự cho mình là giá trị, và đừng ai động đến. Hãy thử đặt vị trí tác giả đang nói về nhân vật khác mà các cụ đang "hứng thú" đi, các cụ có sỉ nhục người ta vậy không????? Và phải sỉ nhục nhau sát ván như vậy mới hài lòng sao????????? Nữa là tác gỉa cũng chẳng phải vì mục đích lịch sử(làm lịch sử hay làm văn chương khác nhau hoàn toàn nhé). chỉ là một câu chuyện của văn chương(có thể hay hoặc dở tôi ko bàn). Áp tư duy đó vào văn chương thì nguy hiểm quá.

Nguyễn Xuân Diện Báo Văn Nghệ đăng truyện này. Tức là đã cấp giấy phép cho nó lưu hành trong văn giới. Độc giả có quyền phán xét. Nếu cô này viết nhân vật là anh X chị Y và bối cảnh một triều đại khác thì chẳng ai nói làm gì? Tại sao cô lấy chuyện tình An Tư thông dâm với Thoát Hoan để xóa tội cho tên phản tặc Trần Ích Tắc.

Nguyễn Xuân Diện Hay là cô ta có thâm ý viết ra cái này để cả nước đào mả thằng phản quốc đó ra chửi bới một lần nữa để cảnh báo những thằng đang phản quốc hôm nay?

Phùng Hoài Ngọc Bis Cô Nga hiểu quái gì về THOÁT HOAN Ích Tắc mà chém gió ?

Nguyễn Xuân Diện Hay là Quỳnh Nga đang dùng chuyện Ích Tắc để gỡ tội cho những thằng phản quốc hôm nay?

Ban Thị xuân Ban Tôi đã bẩu các bố rồi, dơ nó đi như cục cứt bỏ gio, các bố cứ phân tích nọ chai bằng cái đầu thông thái của các bố, thế là có đứa nó mí vơ hết vào cho tác giả hu hi

Nguyễn Xuân Diện Cô ta còn không biết Ích Tắc là Chiêu Văn Vương hay Chiêu Quốc Vương nữa kia!

Bùi Công Tự Trần Ich Tăc đã làm đến chức thượng thư cho nhà Nguyên .

Tống Trung Đừng hỏi tại sao. ...

Phùng Hoài Ngọc Bis à, cô Nga khéo bắt chước tiểu thuyết TARAX BULBA của Gogol nhà văn Nga thế kỷ 19... Đứa con trai của lão tướng Tarax Bulba ra trận chống quân Ba Lan xâm lược. Đội quân của anh đang vây hãm thành, nhốt bọn quí tộc Ba Lan trong đó cho chết đói. Đơn vị anh làm nhiệm vụ canh gác đêm. Anh bắt gặp một cô gái ra khỏi thành đi kiếm đồ ăn. Anh đã tha bắt cô ta dù biết cô ta là con của tướng giặc, lại còn cho thêm ít đồ ăn. Sau đó anh ta vì tình yêu mà xin vào thành, đứng trong hàng ngũ giặc. Lão tướng Tarax Bulba dù đã nghỉ hưu, lại phải mang vũ khí ra trận, và cuối cùng ông đã giêt đứa con trai phản nghịch trên chiến trường... Công chúa An Tư cũng vậy nhưng câu chuyện của Nga còn tệ hơn.... VIết văn cổ trang thì nên học ông Nguyễn Huy Thiệp nhá.

Việt Bắc ·: Báo văn nghệ ế quá tìm cách quảng cáo thôi

Việt Bắc ·: Cứ lẳng lặng cho qua chẳng ai để ý nữa làm đao to búa lớn chỉ làm họ thêm vui

Viet Luyen Nguyen ·: Viết về lịch sử mà không hiểu gì về lịch sử ...bằng bôi nhọ lịch sử dân tộc.../không đủ can đảm đọc được hết ...xin khất lỗi với tác giả nhé...

Huy Khanh Pham Ôi, giờ đến cả báo văn nghệ cũng trở thành bồi bút. Thật đáng xấu hổ. Mọi người hãy chia sẻ và lên án hành động đáng khinh rẻ này. Nhân sĩ nước Nam sẽ bêu xấu tên tuổi và hạ uy tín cá nhân và toà báo xuống thành con số 0.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sẽ xử lí hình sự Trịnh Xuân Giớ i - bố Trịnh Xuân Thanh tội bao che và ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai thao túng giá xăng?


Lữ Hồ
NLĐO - Sau khi khai tử xăng A92 từ 1-1-2018, ngay trong đợt điều chỉnh giá đầu tiên của năm mới, xăng A95 nhảy cái vù thêm 810 đồng/lít, lên 20.290 đồng/lít.

Các doanh nghiệp đầu mối tăng giá mạnh với lý do "giá thế giới tăng", bất chấp thông cáo phát đi của liên bộ Tài chính - Công Thương có nội dung chỉ đạo: "giá xăng giữ nguyên, chỉ tăng giá dầu".

Chỉ đạo trên chỉ đúng với xăng sinh học E5 vừa được đưa vào kinh doanh song song với xăng A95, thay cho xăng A92. Còn xăng A95 thì doanh nghiệp được thỏa sức thổi giá như đã thấy. Vậy trong việc quyết giá xăng, ai có quyền cao hơn, các công ty xăng dầu hay các bộ điều hành? Hay là các bộ cứ làm lơ cho doanh nghiệp xăng dầu đục nước béo cò?

Hai lý do cơ bản mà ngành xăng dầu vin vào để tăng giá xăng A95 đó là trước nay mặt hàng nhiên liệu "cao cấp" này không được hỗ trợ giá từ Quỹ Bình ổn xăng dầu và A95 "chưa phổ biến" trên thị trường. Mọi sự giải thích đều không hợp lý vì Quỹ Bình ổn thực chất là được trích nộp từ tiền mua xăng dầu của người tiêu dùng. Lấy tiền người dân bù giá cho doanh nghiệp (khoảng hơn 800 đồng/lít) để gọi là "bình ổn giá" thì nghe không lọt tai chút nào! Đó là chưa kể việc trích nộp thì không sót một đồng nhưng giá bán lẻ xăng dầu có được "bình", có được "ổn" đâu! Giảm ít, tăng thì nhiều. Giảm nhỏ giọt, tăng ào ạt. Giảm một chút thì người tiêu dùng nhờ, tăng bao nhiêu họ cũng phải mua vì làm gì có sự lựa chọn khác.

Và đến nay cũng không thể bảo A95 là mặt hàng chưa phổ biến. Chẳng qua liên bộ Tài chính - Công Thương viện lý do này để không công bố giá cơ sở mà thôi. Giá trần không được công bố thì người dân và các tổ chức hữu quan khác lấy gì giám sát, phản biện. Thế nên, giá cơ sở xăng A95 bây giờ vẫn là "bí mật". Kinh doanh mà càng tù mù, càng thiếu minh bạch thì càng vớ bở, dễ lời to.

Xăng sinh học E5 cần được khuyến khích tiêu dùng là đúng nhưng hãy để nó vận hành theo quy luật thị trường. Việc tăng giá rất mạnh xăng A95 trong khi E5 còn đang bị nghi ngờ khiến người ta nghĩ ngay đến việc đưa khách hàng vào rọ: không mua A95 thì phải mua E5, đàng nào công ty xăng dầu cũng bán được hàng, thậm chí giá cao.

Thế thì bàn tay của nhà nước nằm ở đâu trong câu chuyện này?

Quản lý nhà nước phải đi trước một bước, đừng để “tuỳ tình hình”, đừng để “xem xét” mãi, như xăng A95 đến nay nhà nước vẫn chưa trực tiếp điều hành giá là một kẽ hở. Đã có nhiều trường hợp tương tự gây thất thoát lớn cho nhà nước, làm sút giảm niềm tin nghiêm trọng, ví dụ như Đề án 911 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tư 14.000 tỉ đồng để đào tạo gần 23.000 tiến sĩ, nay thừa nhận thất bại, đã phải dừng song Kiểm toán Nhà nước chỉ kiến nghị thu hồi về ngân sách 50 tỉ đồng. Quá đắng lòng!

Hậu quả thì lớn nhưng trách nhiệm nhiều khi rất mơ hồ, “bay hơi” rất nhanh, giống như... xăng vậy!

Phần nhận xét hiển thị trên trang