Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

người thi sĩ mù hát rong trên đường phố

“Một người không thể nâng đỡ hay cứu vãn thời gian.
Hắn chỉ có thể nói lên được là thời gian đã mất.”
(Kierkegaard)

Bi kịch của con người là không thể biết hay thậm chí không tiên đoán được tương lai của mình; điều duy nhất mà chúng ta biết chắc chắn chính là những đổ vỡ, mất mát mà mình đã từng trải qua. Chúng ta đâu chỉ là tổng cộng những tựu thành. Bởi lẽ, ngay từ nền tảng, con người đã là một yếu đuối của hữu thể, một vết chàm trên nhan sắc lộng lẫy của trần gian.
Mây bay là bay rồi
trên nền trời không nóc
ngày hôm qua mây bay
 
Đó là điều rõ ràng tôi biết điều
tôi biết nặng trĩu khát khao tìm
như người tự ngã sấp như
người chết úp mặt.
Nói chuyện với một người già như
em là điều tôi không muốn
 
Rõ ràng
tôi muốn biết gương mặt người tôi yêu
đã đi đâu
về đâu
gương mặt tự do của tôi
 
Khoảng không còn lại bàn tay vẫy mãi
không biết mong đợi điều gì
nói chuyện với mây là điều tốt nhất để giữ trí nhớ.
Làm sao tôi biết em thách đố bước đi
khi cây trái âm ỉ những vết nứt như biên giới nhốt kín
một người
 
Tôi vì sao chỉ nói mỗi một điều ai cũng biết
mây bay là bay rồi!
(“Mây bay rồi”)
Thi ca, ở đây, đã trở thành một thứ ký ức tập thể, lịch sử của những đau thương, cá nhân và đồng loại; ký sự về nỗ lực thất bại trong việc tìm kiếm chân trời giải thoát cho những khát vọng tự do bị bóp nghẹt bởi một hiện thực tù túng.
Từ một xứ sở không mong gì thay đổi. Cái nhìn của bạn tôi, đôi mắt đó như ánh sáng của một miếng thủy tinh mờ đục mà long lanh đến hụt hẫng. Và thơ của bạn được viết ra chỉ để là một bàn tay của người tình cũ vuốt nhẹ lên má của chính bạn.
(“Chỗ nào đó đang bị xé toạc”)
Mây Bay Là Bay Rồi là tập thơ thứ 5 do tác giả tự xuất bản năm 2010 gồm 39 bài thơ mà trong đó, đã có 19 bài nói về căn nhà. Với những bài còn lại đều thấy xuất hiện hình ảnh của những cánh cửa, bức tường, cái vườn, bữa cơm gia đình, ánh đèn, hàng xóm... Ngay cả khi thi sĩ nói về bầu trời cũng là bầu trời trong hình dáng của một mái nhà. Nostalgia, đó là mạch cảm xúc ngầm xuyên suốt trong sáng tạo thi ca của Trần Tiến Dũng. Không phải ngẫu nhiên khi những bài thơ thành công nhất của thi sĩ là những bài thơ gắn liền với căn nhà trong ký ức, gắn liền với nỗi nhớ về những cái đẹp bị tước đoạt, những vết thương chưa thành sẹo trong tâm hồn.
Hãy đọc bài thơ mở đầu “Cánh cửa im lặng” thật chậm để nghe thấy sức mạnh ám ảnh của tiếng gọi day dứt, không nguôi đó.
Bộ đồ lòe loẹt cũ ai treo trong ngày không nắng. Tôi nhớ những cánh cửa mở níu tôi về ngôi nhà im lặng trong nắng phương Nam. Ngôi nhà mỗi lần tôi ngoái lại, ngưng đọng hơi khói màu trà trong mắt tôi. Cái nhìn của giọt nước không rơi luôn im lặng treo phía trên những đoá hoa lúc nào cũng chực trào nước mắt. Để được sự im lặng tôn trọng hãy từ chối khóc! Ngôi nhà chiếm hết khoảng trống đối diện. Có ai đó nói rằng tôi đang khoác sắc long lanh tối của mái lá vách ván, khoác một màu tối xanh sâu lên mặt. Chưa bao giờ tôi ra khỏi thói quen muốn nói, muốn hát với ngôi nhà đang giữ sự im lặng cũ rích đó. Đôi khi tôi bắt gặp ngôi nhà ấy nhỏ như một món đồ chơi. Trong nắng những cái chuông giấy tròn xoe, óng ánh và đong đưa với lá cây và những viên đá nhỏ. Và lúc ngôi nhà bị chôn lấp bởi thứ ánh sáng ký ức đỏ rực, tôi chợt nghe tiếng chân trẻ con chạy phía trước.
 
Im lặng - cái nền nhà được đắp bằng đất phương Nam nén chặt. Tự do ở đất nước này là thứ vô nghĩa nhưng mãi mãi là thứ tôi muốn lắng nghe. Tiếng hát của những người đã khuất.
(“Cánh cửa im lặng”)
Bài “Cánh cửa im lặng” và “Mây bay rồi” là hai bài mở đầu và kết thúc của tập thơ, được trích dẫn trọn vẹn ở đây bởi vì nó tiêu biểu cho ngôn ngữ, phong cách thi ca của Trần Tiến Dũng, đồng thời cũng là hai bài thơ được nhiều người biết đến. Đi trong không gian thơ của Trần Tiến Dũng không phải là bước vào cõi thần tiên mơ mộng mà là phiêu lưu vào một thế giới bị biến dạng, méo mó, nơi mà bóng tối, tội ác, sự bất khoan dung và phi nhân tính là sức mạnh thống trị. Song, vấn đề đặt ra ở đây là trước tội ác, thi ca có thể sống sót và còn ý nghĩa? Thi sĩ giữ im lặng và lặng lẽ chết đi như những linh tượng, hay thi sĩ phải lựa chọn một thái độ, là khước từ mọi hành vi thoả hiệp và dối trá cho dù để phục vụ một lý tưởng?
Tôi sẽ quẹt nước mắt bằng bàn tay lem luốc
Tin: Thơ là cái xẻng tốt
Tự Do đẹp biết dường nào
chiếc lá xanh vừa rơi vào đôi mắt của đất
(“Trò chuyện trên đôi ống chân vướng bông cỏ”)
Với Trần Tiến Dũng, sứ mệnh của thi ca là ngợi ca tình yêu và sự thật. Ở khía cạnh đó, ngay cả khi thi sĩ chết đi, thi ca vẫn trường cửu như một phương tiện trong cuộc đấu tranh chống lại cái phi nhân tính.
Không ánh sáng của ý thức nói thật, điều đó thiệt tệ hơn cái chết.
(“Đôi chân sợ hãi, tôi chọn bước ra”)
Chúng ta nghe ở đây có một sự đồng vọng với nhà thơ Czeslaw Milosz, “Những ai thực sự sáng tạo đều cô độc... Người sáng tạo không có lựa chọn nào khác ngoài lòng tin tưởng vào sự dẫn dắt ở bên trong con người mình và thách thức tất cả mọi thứ để nói lên cái mà anh ta tin là sự thật.”
Đứng trước một thực tại méo mó, phi nhân, một “cuộc đời đách còn cái gì đáng gọi là đẹp”, tất cả những ngôn ngữ sang trọng, trau chuốt, những bài thơ hoa lệ, mỹ miều không những không bóc trần được bản chất của sự vật mà xét ở khía cạnh xã hội, chúng còn dung túng che đậy, thậm chí có thể coi là một sự phỉ báng lương tri. Trần Tiến Dũng đã chọn một thứ mỹ học khác. Với mỹ học đó, sự vật mới được gọi đúng tên nó một cách trần trụi, sống sượng; mới chuyên chở được hết sức mạnh của sự phẫn nộ và cũng qua đó, thi sĩ Trần Tiến Dũng mới cống hiến cho chúng ta một hiện thực phi thực: nền trời không nóc; giẻ rách lau chùi một chuyến đi; cái nhìn muối mặn; mọi cuộc chia tay là chuyến đi tàn tật của một cá nhân; vậy mà em vẫn là cái hũ lớn đựng ngần đó vẻ đẹp mốc meo; trăng đường phố há miệng cùng tiếng kêu hú chó, mèo; quê hương nơi hàng triệu người dung thân đang khóc lên mà như cười; thân cây nở đầy tiếng chửi tục tĩu...
Cuộc chiến tranh ở thành Troy đã làm cho Ulysses lưu lạc xa quê hương, gia đình và chàng đã phải mất 10 năm trời, vượt qua bao hiểm nguy cận kề cái chết, chiến thắng mọi cám dỗ, để tìm cách trở về Ithaca đoàn tụ với nàng Penelope yêu dấu. Odyssey đã trở thành một bản anh hùng ca. Nhưng hành trình của Trần Tiến Dũng hoàn toàn ngược chiều với Ulysses. Điều cay đắng, oan nghiệt mà định mệnh dành cho thi sĩ (hay cho tất cả chúng ta?) là phải tìm kiếm quê hương ngay trên chính quê hương của mình. Cuộc tìm kiếm đó, vì vậy, là một sầu khúc của ký ức, tang tóc, đau thương và tha hoá.
Thi sĩ Trần Tiến Dũng từ chối làm người ăn cắp lửa để đem về cho trần gian ngụp lặn trong bóng tối mù loà, bởi chính thi sĩ cũng đang mang trên mình thân phận mù loà.
Người đàn ông chỉ nhìn thấy bóng tối
hắn nói đúng là mắt hắn màu đen
hắn nói đúng là phía trước hắn chỉ toàn là bóng tối
(“Đêm qua người tình lại bỏ quên bàn tay trong quần”)
hay có phải thi sĩ từ chối gánh vác sứ mệnh của Prometheus bởi vì “Thi sĩ, anh không sinh ra để làm người can đảm”?
Trần Tiến Dũng chấp nhận làm người thi sĩ mù hát rong trên đường phố cho thế hệ mình nghe về một quê hương.. Đó là tiếng hát của những người đã khuất hay, một cách siêu hình học hơn, là lời hát của khoảng trống, như đề từ của tập thơ.


-------------


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nô lệ cho chính nỗi sợ hãi


tiếng hát vang lên khắp sông hồ
một câu hỏi về số phận
mọi người đều nghe rõ
kể cả lúc tiếng hát im bặt
mọi người vẫn nghe rõ
nhưng không một ai trả lời
cái lòng sông khô khốc trơ cạn đầy sỏi sình
đã bóp nghẹt yết hầu họ
sống là một hơi thở cần thiết
dẫu sống như một nô lệ
 
tiếng hát vang lên khắp mọi nơi
một câu hỏi vang vọng từ vách núi
mọi người đều nghe hết
nhưng không ai trả lời
nét lạnh lùng dựng đứng gai góc đá nhọn của vực thẳm
đã bịt kín sự nghe ngóng của họ
sống cũng nên điếc cần thiết
dẫu điếc như một nô lệ
 
tiếng hát vang vang khắp mọi miền đất nước
ngay cả trong khu ổ chuột cũng có thể nghe được
nhưng vẫn không ai trả lời
lũ chuột nhủi lục lọi những đống rác để mưu sinh
đã giết chết cảm giác của họ
sống cách vô cảm cũng cần thiết
dẫu vô cảm như một nô lệ
 
thế nên họ vẫn sống ở nơi đó
họ vẫn thở hơi thoi thóp của tổ quốc
họ vẫn nghe ngóng tiếng vẫy gọi tuyệt vọng của sông hồ
họ vẫn cảm nhận cái đói khát tự do
nhưng họ vẫn giả vờ sống
như một nô lệ
sống, trong nỗi sợ hãi của bổn phận
không biết đã nhận-chìm-vật-chất xong chưa
những chất thải của chủ-nhân-ông
và cũng nhận chìm luôn nhu cầu nhân bản
của cuộc sống nô lệ
 
ai ai cũng ngước mặt
kêu trời
tìm kiếm từng cụm mây
trông chờ mưa từng giọt
hy vọng
không ai nghĩ họ là những đá tảng
chỉ biết tự dịch chuyển.
 
 
------------------

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ở cường quốc Hoa Kỳ, giới nhà giàu có là ‘những người đặc biệt’ trong xã hội?


Tại một số quốc gia châu Á, người ta đã quen với kiểu đánh giá thành công của bản thân mình và người khác qua tài sản vật chất đang sở hữu. Điều này sẽ khác biệt hoàn toàn khi bạn đến Mỹ. Ở đây, người ta thường không thể hiện sự giàu có, họ dùng tiền để trang trải cuộc sống của bản thân, chăm sóc người thân và gia đình.
Người giàu không nhất định sở hữu nhà lầu xe hơi
Ở Mỹ, những căn nhà độc lập được thiết kế giống như biệt thự của chúng ta, ngoài ra còn một loại nhà xây theo từng phố (chúng ta gọi là biệt thự liền kề) có giá rẻ hơn. Điều đặc biệt là những người bình thường ở đây cũng có thể mua nhà, chứ không phải chỉ có người giàu. Điều đó đồng nghĩa với việc sở hữu 1 căn nhà to đẹp không “chứng tỏ” được bạn là một người giàu có.
Tỷ phú Warren Buffett, một trong những người giàu nhất thế giới vẫn sống trong ngôi nhà giản dị mua từ năm 1958 và không có ý định chuyển nhà dù cho tài sản của ông liên tục gia tăng nhanh chóng trong những năm qua.
Tỷ phú Warren Buffett vẫn sống trong ngôi nhà giản dị mua từ năm 1958 (Ảnh: businessinsider)
Hơn nữa, người Mỹ rất năng động, tính cách sôi nổi, thích trải nghiệm những môi trường sống khác nhau và thường xuyên thay đổi công việc, mỗi lần như vậy đều có thể chuyển cả chỗ ở. Trong nhiều trường hợp, đi thuê nhà sẽ phù hợp với sự lưu động của công việc và cuộc sống. Chính bởi điều này mà người Mỹ không cần “an cư lạc nghiệp”, họ đề cao sự tự do và sống thoải mái hơn việc sở hữu một tài sản cố định.
Người quyền quý cũng không được đối xử đặc biệt
Ở Việt Nam, nếu được chụp ảnh riêng với chủ tịch nước, thủ tướng hay các nhân vật quyền quý là một điều rất đáng để tự hào. Nhưng ở Mỹ thì khác, quan chức Chính phủ là do cử tri bầu cử và bạn sẽ có nhiều cơ hội gặp họ khi họ tiến hành chiến dịch vận động tranh cử. Nếu bạn muốn chụp ảnh, họ sẽ cười vui vẻ và thể hiện thái độ thân thiện nhất với bạn, sau đó còn phải cảm ơn bạn đã ủng hộ cho họ. Đặc biệt, các quan chức sau khi được bầu chọn, bạn viết thư cho họ nhất định sẽ nhận được hồi đáp. Nếu như trong giờ làm chưa giải quyết hết công việc, họ sẽ phải ở lại muộn để trả lời từng lá thư một.
Nếu bạn muốn chụp ảnh, Tổng thống sẽ cười vui vẻ và thể hiện thái độ thân thiện nhất với bạn.(Ảnh: corriere)
Một viên chức Trung Quốc đã từng chia sẻ: “Ở trong nước, người khác nhìn tôi là cúi đầu khom lưng. Nhưng ở Mỹ, ngay cả người nhặt ve chai họ vẫn luôn đứng thẳng.”
Các đại gia châu Á vốn quen “chỉ tay năm ngón” khi đến đất Mỹ cũng mất hết sự kiêu ngạo, bởi, đối với người Mỹ, con đường bạn hay tôi đang đi đều chỉ là một lựa chọn, và đều được trân trọng như nhau. Người ta dựa vào tình huống thực tế của bản thân để lựa chọn công việc và các phương diện khác trong cuộc sống chứ không phải là để gây dựng danh tiếng cho bản thân, gia đình hay dòng tộc.
Ở Mỹ, ngay cả người nhặt ve chai vẫn luôn đứng thẳng. (Ảnh: corriere)
Khi bạn từ một khách sạn sang trọng bước ra gọi xe, bạn sẽ thấy người phục vụ rất đúng mực, lễ phép và chu đáo với bạn nhưng anh ta không hề ngưỡng mộ chiếc xe đắt tiền bạn đang đi hay bộ vest sang trọng bạn mặc. Đó có lẽ là điều đã tạo nên nước Mỹ vĩ đại, bởi, khi thanh thế không thể khiến một cá nhân sợ hãi thì cả dân tộc đó sẽ khiến người khác kính nể.
Dù bạn là ai, gia đình vẫn là số một
Hiện nay, rất nhiều người bị cuốn vào công việc và tiền bạc đến nỗi không có thời gian dành cho gia đình, thậm chí có những người làm việc cả ngày lẫn đêm. Chồng không phụ giúp vợ việc nhà, mẹ không có thời gian chăm lo cho con, đến mức, khi cha mẹ qua đời có thể còn không kịp đến gặp mặt lần cuối…
Người Mỹ cho rằng gia đình là số một, ngay cả tiền bạc, công việc đều phải nhường chỗ cho gia đình (Ảnh: Pixabay)
Ở Mỹ, nếu làm như vậy thì bạn sẽ bị người khác phê phán. Đối với họ, gia đình là số một: người Mỹ thường đặt ảnh chụp chung của gia đình trên bàn làm việc, sau giờ làm và cuối tuần họ đều dành thời gian cho gia đình, hàng năm đều có những kỳ nghỉ mà cả nhà cùng tham gia…
Mặc dù lịch trình làm việc vô cùng bận rộn, vợ chồng Ivanka không bao giờ quên dành thời gian chăm sóc con cái. (Ảnh: client)
Gia đình đệ nhất tiểu thư Mỹ Ivanka Trump là một ví dụ điển hình. Mặc dù đảm nhiệm nhiều vai trò và lịch trình làm việc vô cùng bận rộn, nhưng hai vợ chồng Ivanka chưa bao giờ xao nhãng việc gia đình. Họ dừng mọi công việc vào cuối tuần và các kỳ nghỉ để đưa các con ra ngoài dạo chơi, hàng ngày tự tay chuẩn bị bữa ăn cho con cái và dành mọi khoảng thời gian có thể cho tổ ấm của mình. Đây là điều mà những người giàu có và bận rộn ở Việt Nam rất khó làm được.
Hiểu Minh 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc đang tiến rất nhanh đến một xã hội không dùng tiền mặt



Trung Quốc đang tiến rất nhanh đến một xã hội không dùng tiền mặt
Trong xu thế này, tại nhiều nơi, việc thanh toán bằng tiền mặt và sử dụng dịch vụ ngân hàng truyền thống đã trở thành lỗi thời.
Trong quý 3/2017, giá trị thanh toán trên điện thoại di động ở Trung Quốc tăng hơn gấp 3 lần bởi ngày một nhiều người dân sử dụng dịch vụ Alipay và WeChat Pay để mua đủ các chủng loại hàng hóa và thanh toán các loại hình dịch vụ.
Không chỉ vậy, họ còn sử dụng cả hai công cụ này để thanh toán khi đầu tư các sản phẩm tài chính.
Tổng giá trị giao dịch trong giai đoạn trên đạt tổng số 29,49 nghìn tỷ nhân dân tệ tương đương 4,5 nghìn tỷ USD và như vậy ghi nhận mức tăng 3,3 lần so với cùng kỳ năm trước, theo phân tích của công ty nghiên cứu thị trường Analysys International.
Tổng giá trị thanh toán trên điện thoại di động trong chín tháng đầu năm 2017 đạt mức 71 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Tập đoàn Alibaba và Tencent tiếp tục thống trị thị trường thanh toán trên điện thoại di động quý 3/2017 tại Trung Quốc. Tổng thị phần của hai doanh nghiệp này đạt 93%, trong đó Alipay chiếm 54% và WeChat Pay chiếm 39%.
Giờ đây đối với người Trung Quốc, họ sử dụng các phần mềm thanh toán không chỉ khi mua sắm trực tuyến mà còn khi đi ăn nhà hàng, mua đồ ăn, sử dụng dịch vụ chia sẻ phương tiện giao thông hay khi đi phương tiện giao thông công cộng.
Người dân cũng có thể sử dụng các ứng dụng thanh toán khi trả tiền đi tàu điện ngầm hay đi xe bus tại phần lớn các thành phố của Trung Quốc.
Thành phố Quảng Châu bắt đầu chấp nhận WeChat Pay từ tháng 11/2017, thành phố Hàng Châu chấp nhận Alipay từ tháng 12/2017.
Người Trung Quốc cũng đồng thời có thể mua các sản phẩm đầu tư bằng các phần mềm thanh toán. Những sản phẩm đầu tư này thường mang lại lợi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi ngân hàng.
Trong xu thế này, tại nhiều nơi, việc thanh toán bằng tiền mặt và sử dụng dịch vụ ngân hàng truyền thống đã trở thành lỗi thời.
“Bạn có thể làm mọi việc chỉ bằng chiếc điện thoại di động của mình, chính vì thế, tôi đang rời khỏi nhà mà không cần phải mang theo ví, và tôi cũng khỏi cần đến ngân hàng nữa”, một sinh viên đại học tại Trung Quốc cho hay. Nếu cô ấy cần tiền mặt gấp, cô ấy sẽ hỏi vay tạm bạn bè thông qua ứng dụng.
Chắc chắn các phương tiện thanh toán trên điện thoại di động sẽ tiếp tục phát triển mạnh tại Trung Quốc năm 2018 khi mà ngày một nhiều phương tiện giao thông công cộng cũng như nhiều dịch vụ khác ví như thanh toán thẻ tín dụng chấp nhận các thanh toán bằng phần mềm
Theo Trung Mến / BizLIVE
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vụ xử Đinh La Thăng: “Dead Silence – Sự im lặng chết người”



Quảng cáo phim “Dead Silence”. Ảnh: Internet
Báo chí bị kiểm soát, trí thức thì im lặng, không còn nghe được tiếng tơ lòng của họ. Người ta bảo, tiếng quát của kẻ thất phu không đáng sợ, đáng sợ hơn là sự im lặng của những nhà hiền triết.
Năm 2017 có bộ phim Mỹ “Dead Silence” nói về một nghệ sỹ múa bụng Mary Shaw giết một bé trai ở thị trấn Ravens Fair vì bé không tin vào màn múa rối của bà. Người nhà và trong vùng đã giết và cắt luôn lưỡi Mary Shaw.
Từ đó thị trấn Ravens Fair mắc phải lời nguyền kinh hoàng, người dân trong thị trấn bị giết, điều trùng hợp là những nạn nhân đó khi chết đều bị cắt lưỡi. Cắt lưỡi là không thể nói dù đã thành hồn ma.
Phiên tòa hôm nay xử anh Thăng và 20 vị khác sẽ nhiều tiếng thở dài, im lặng nhiều hơn là sự vui mừng.
Lẽ ra với trí tuệ hơn người, họ phải là những người đóng góp những điều tốt đẹp cho quốc gia hơn là phá phách. Có học hành thêm quyền lực vô biên mà phá thì khủng khiếp.
Không hiểu do vô tình hay cố ý mà tờ phiếu thông tin của Thư viện Quốc gia lưu trữ luận án Tiến sỹ “Tổ chức công tác kế toán ở các doanh nghiệp xây dựng trong điều kiện ứng dụng tin học” bảo vệ năm 1996 của anh Đinh La Thăng lại đề tên tác giả “Đinh La Thằng”.
Có lẽ sau khi bảo vệ, anh Thăng chẳng bao giờ ngó ngàng đến luận án ở đâu và đội quân hùng hậu ăn theo cũng không kiểm tra hồ sơ lý lịch cho dù đường dẫn trên Wiki về anh Thăng có tài liệu tham khảo luận án của anh.
Để luận án của một người từng là UVTW đảng, Bộ trưởng rồi UVBCT và bí thư thành ủy Tp. HCM bị gọi tên là “Thằng” quả là tắc trách trong công tác nhân sự.
Hay anh không biết có luận án đó trên đời này? Hoặc nhiều người ta biết nhưng im lặng?
Hôm nay (8-1) anh ra tòa không có vành móng ngựa và áo tù như thời anh tung hoành ngang dọc, nhưng không ít người sẽ gọi anh bằng cái tên viết nhầm trong tờ phiếu của Thư viện Quốc gia dù tòa chưa tuyên án.
Cơ chế quyền lực không được kiểm soát đã đưa nhiều người lên đỉnh cao danh vọng như anh Thăng và đôi lúc lại đưa anh ra tòa như hôm nay.
Một xã hội pháp trị “Tam quyền phân lập” là Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp độc lập tự khống chế lẫn nhau, thêm báo chí và nay là mạng xã hội là quyền lực thứ tư giám sát ba nhánh quyền lực trên, nếu được tổ chức bài bản thì những người như anh Thăng, TXT, bầu Kiên, các đại gia ngân hàng khó mà thao túng quốc gia.
Tự do ngôn luận bị hạn chế thì khó nói đến phòng chống nạn hối lộ, tham nhũng. Không có đối lập lôi ra những khiếm khuyết của nhau ngay từ lúc tội lỗi còn trong trứng nước thì những vụ phá phách hàng ngàn tỷ sẽ còn nhiều.
Phòng tham nhũng sẽ bớt hậu họa bởi chống nghĩa là làm việc đó sau khi tham nhũng đã xảy ra, tiền của mất, tài sản ly tán, cán bộ tha hóa, và dân mất lòng tin, ảnh hưởng tới an nguy của chế độ.
An ninh Việt nam rất giỏi trong việc phòng “Diễn biến hòa bình”, bóp nghẹt tất cả những ai có ý đồ chống đối chế độ. Tại sao không áp dụng chiến thuật đó trong phòng chống tham nhũng và hối lộ thực chất là ăn cắp ở tầm quốc gia do quyền lực mang lại.
Tiếc thay, ai lên tiếng về sự sai trái, về vị quan nào đó “ăn không từ một thứ gì”, thì bị liệt vào tội tuyên truyền chống phá nhà nước và an ninh sờ gáy.
Nếu được làm lại từ đầu anh Thăng sẽ làm khác, vì có lần anh khuyên bảo cấp dưới đừng chơi golf “Nếu anh muốn tự do như người dân bình thường, đừng làm lãnh đạo nữa”. Nhưng nếu anh nghĩ “Muốn tự do, cứ làm lãnh đạo” thì anh hiểu tại sao có ngày hôm nay.
Thời Thủ tướng Dũng có viện IDS (một kiểu Think Tank) do các nhà khoa học và nhân sỹ thành lập vì muốn giúp chính phủ điều chỉnh chính sách vĩ mô, sau một thời gian hoạt động bị giải thể một cách cay đắng. Thời đó, Thủ tướng muốn tỏ rõ oai hổ gầm, không ai có thể trái lời.
Khi giới trí thức không còn không gian để lên tiếng thì những sai phạm không còn ai chỉ ra. Hậu quả chỉ biết được sau khi sự phá hoại đã được thực hiện. Nhận ra thì quá muộn và quá nguy hiểm – Too late and too danger.
Báo chí bị kiểm soát, IDS đã ra đi, không còn nghe được tiếng tơ lòng của họ. Người ta bảo, tiếng quát của kẻ thất phu không đáng sợ, đáng sợ hơn là sự im lặng của những nhà hiền triết.
Một VIP đứng trước tòa bị viết nhầm tên “Thằng” trong Thư viện Quốc gia có thể là hậu quả của sự im lặng chết người như trong phim mà các nạn nhân bị cắt lưỡi do trả thù lẫn nhau.
HM. 8-1-2018

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Đoàn Ngọc Hải bất ngờ nộp đơn xin từ chức


LÊ PHONG 

(NLĐO) - Ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1, TP HCM, vừa nộp đơn xin từ chức để thực hiện lời hứa "không dẹp được vỉa hè sẽ cởi áo về vườn"

Ngày 8-1, nguồn tin riêng của Báo Người Lao Động cho biết tại cuộc họp kiểm điểm thường trực UBND quận 1, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận, đã bất ngờ nộp đơn xin từ chức.

Nội dung đơn ông Hải ghi tháng 3-2016, ông chính thức phụ trách lĩnh vực đô thị và nhận thấy quản lý trật tự đô thị, trong đó có quản lý trật tự lòng, lề đường là nhiệm vụ trọng tâm vì ở quận 1,  tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp.

"Từ tháng 1 đến tháng 10-2017, công tác lập lại trật tự lòng, lề đường quận 1 đã tạo hiệu ứng lớn cho cả nước, Thủ tướng Chính phủ đánh giá tốt và chỉ đạo các địa phương khác thực hiện...

... Nhưng việc xử lý hành vi lấn chiếm lòng, lề đường đã động chạm đến lợi ích rất to lớn - hàng ngàn tỉ đồng, của các bãi ô tô, xe gắn máy, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh mặt tiền...".

Cuối đơn, ông Hải phân trần: "Nhìn lại, tôi thấy mình không thực hiện được lời hứa trước nhân dân và kỳ vọng của đồng chí lão thành cách mạng sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề này. Vì vậy, tôi xin từ chức".

Trước đó, ngày 20-2-2017, ông Đoàn Ngọc Hải đã cùng đoàn công tác xử lý vi phạm trật tự đô thị và tuyên bố: "Từ đây đến cuối năm không làm được, tôi sẽ cởi áo về vườn không làm nữa, chứ không làm theo phong trào, đánh trống bỏ dùi, để nổi tiếng".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dư luận về phiên tòa xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh



Cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng trước tòa ngày 08/01/2018. Ảnh TTXVN

Theo báo chí trong nước, Tòa án Hà Nội hôm nay 08/01/2018 xét xử sơ thẩm ông Đinh La Thăng về tội danh cố ý làm trái (khung hình phạt có mức án từ 10 đến 20 năm tù). Còn ông Trịnh Xuân Thanh bị hai tội cố ý làm trái và tham ô (khung hình phạt từ 20 năm đến chung thân hoặc tử hình). Ông Thăng có ba luật sư bào chữa, ông Thanh có năm luật sư. Có tất cả 22 bị cáo hầu tòa trong đó có 6 bị cáo được tại ngoại. Trong số 16 bị cáo bị tạm giam, ông Đinh La Thăng bị giam ở trại T16 (Thanh Oai, Hà Nội), ông Trịnh Xuân Thanh ở trại B14 (Thanh Trì, Hà Nội). Có 31 người làm chứng, và đặc biệt có đến trên 40 luật sư tham gia phiên tòa. Báo chí được bố trí ngồi ở phòng riêng và theo dõi phiên xử qua màn hình.  Báo Tuổi Trẻ cho biết có 90 thẻ đã được cấp cho phóng viên các báo, mỗi báo chỉ được cấp một thẻ. 
 

Nhận xét của Thụy My: Với các tội danh có khung hình phạt như trên, ông Đinh La Thăng có thể yên tâm là không phải đối mặt với án tử hình, và cả ông Trịnh Xuân Thanh nữa. Theo Luật hình sự sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, nếu chủ động nộp lại ¾ tài sản tham ô thì có thể thoát được hình phạt cao nhất này.
 
Một số bình luận ban đầu trên Facebook về đại án này :

Nguyễn Tiến Tường

Hôm nay, cả thế giới thu nhỏ lại thành hai cái tên: Ông Thăng và ông Trầm Bê. Đồng bào trật tự đừng có nhốn nháo giùm cái. 


Việc ông Thăng không phải đứng trước vành móng ngựa thôi mà nhặng xị cả lên. Cái đó chẳng có gì đặc biệt cả mà sồn sồn, hết thuyết này đến âm miu nọ. 

Vành móng ngựa không xấu. Nó là vật biểu tượng, bảo vệ cho người bị truy tố tránh các quy kết thiếu căn cứ của bồi thẩm đoàn. Như xưa người La Mã vẫn treo chiếc móng ngựa trước nhà để xua tà ma hắc ám. 

Ông Thăng là một bị cáo, dù thế nào ông cũng đương nhiên được hưởng các quyền luật quy định. Cả quyền im lặng lẫn nguyên tắc suy đoán vô tội. 

Ông Thăng là thanh củi rực rỡ nhất của cánh công thương tập đoàn rồi. Nếu trông chờ một diễn biến "kinh thiên động địa" sau phiên tòa này thì quá sớm. 

Nên hào hứng với phiên tòa ông Bê. Bởi ông chỉ là "nhánh củi" nhỏ bên cánh tài chính. Những lời khai của ông tại tòa có thể gợi mở những thanh củi to hơn mà dân tình đã đoán dược từ lâu. 

Nghe đồn lúc hầu tra, ông Bê kín lắm. Nhận hết về mình để không lụy đồng đội. 

Dân chơi là những phút này.

Các bị cáo trong vụ án. Ảnh của báo Tuổi Trẻ
Hoàng Linh  -Thông tin về ông Đinh La Thăng: cực đoan tốt và cực đoan xấu

Nhiều bạn nói rằng ông Đinh La Thăng là chủ thể thông tin nên khi ông làm việc tốt với cương vị bí thư Thành ủy TP.HCM thì báo đăng cũng là bình thường. Khi ông bị khởi tố với tư cách bị can và hôm nay ra tòa với tư cách bị cáo thì việc báo đăng dồn dập cũng là bình thường.Không có việc báo chí hai mặt.

Tôi đồng ý về mặt nguyên tắc. Chỉ là về nguyên tắc thôi.

Khi ông Đinh La Thăng là bí thư TP.HCM thông tin về ông ồ ạt, tần suất không bình thường. Ông làm gì, ông nói gì báo chí cũng đăng từng chi tiết như thổi khúc quân hành với dàn kèn đồng trống ếch. Khi ông Đinh La Thăng rơi vào đại án thì thông tin lại mang tính chất suy diễn có tội và chủ nghĩa dân túy.

Triều đình phong kiến xưa có hữu quan và tả quan. Hữu quan ghi chép những điều vua làm. Tả quan ghi chép những gì vua nói.

Mong rằng báo chí trong phiên tòa bắt đầu từ hôm nay, không tiến bộ hơn thì cũng cũng nên lui về quá khứ, đúng với nguyên bản hành vi.

Tôi hy vọng sự tranh tụng tại tòa sẽ được ít nhất như phiên tòa xử hoa hậu Trương Hồ Phương Nga.Không chỉ là bản án dành cho các bị cáo, thu hồi tài sản quốc gia mà còn làm rõ những vấn đề dư luận đồn đoán về Tổng công ty Dầu khí Quốc gia VN như mua bán dầu thô, có hay không sự chỉ đạo nào khác ở cấp thẩm quyền cao hơn?

Nguyễn Tường Thụy 

Ngày xưa học chính trị, thầy giáo giảng: Cái nhân đạo của chủ nghĩa xã hội là bắt người ta làm rồi cho người ta ăn...

Giờ thì mình nghĩ cái nhân đạo của một chế độ là đừng tạo điều kiện cho người ta phạm tội để rồi bắt người ta vào tù.

Đặng Bích Phượng 

Nhìn các quan chức ra tòa, thấy chỉ là phe này xử phe kia, chứ ko phải công lý được thực thi, nên tâm trạng chỉ là: cứ oánh nhao đi, nhưng đừng lên mặt vội.


…Mình ghét lúc người ta đương chức, thì đc nói chuyện, bắt tay, đùa cợt những câu tếu táo thì lấy đó làm niềm vinh dự, cho rằng đc thân tình mới thế. Giờ họ ra tòa thì đi đâu hết cả?
 
Nhà văn Thùy Linh: "Nhìn những bức hình này và tương tự như thế này, chưa bao giờ thấy vui. Luật nhân quả đã quá đủ cho họ rồi. Nhân gian chỉ còn lại ngậm ngùi, đau khổ..."
Nguyễn Thông

Bỏ vành móng ngựa thì cũng vẫn là tòa, vẫn xét xử, kết án, buộc tội, chả có gì tiến bộ mà phải khen. Người xưa đặt ra cái vành móng ngựa là để định vị trí của người bị xét xử, khác với những người cũng tham gia phiên tòa. Cứ đứng vào vành móng ngựa tức là đang bị buộc tội, ngoài ra vành móng ngựa cũng có tác dụng như vật cản ngăn chặn nếu bị cáo có hành vi ở trạng thái không tự chủ.

Điều cần cái cách ở tòa án xứ ta không phải những lặt vặt đó, mà chính là hãy xóa bỏ ngay án định trước theo chỉ đạo của "trên", án mặc cả; xóa ngay sự trấn áp kiểu cường quyền (ví dụ chặn lời khai của bị cáo Châu Thị Thu Nga). Tổ chức phiên tòa công khai thì phải công khai đàng hoàng, không dùng thủ đoạn để cấm cản, ngăn chặn, bịt thông tin; phải tôn trọng các luật sư, v.v.., và nhất là phải tôn trọng pháp luật, đề cao công lý.

Trương Quang Thi 

Đây là lần đầu tiên một ủy viên Bộ Chính trị bị đưa ra xét xử nên cũng khó mà đoán định được kết quả. Tuy nhiên nếu để ý tới chính trường Trung Cộng trong vụ đã hổ diệt ruồi của Tập Cận Bình, thì người ta có thể dự đoán phần nào. Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Bạc Lai Hy đều phải nhận những bản án rất cao, suy luận có thể thấy Thăng sẽ phải đối diện với mức án có thể lên tới 20 năm tù. 

Thực ra trong vụ này Thăng đóng vai trò cứu đảng là chủ yếu. Động tác xé rào, bỏ cái quy định bất thành văn xưa nay của Cộng Sản là khi đã trở thành ủy viên Bộ Chính trị sẽ được xem như nắm trong tay lệnh bài miễn tử. 

Nay họ ý thức được lòng dân đã quá chán ngán với tệ nạn tham nhũng. Nếu không xử vài vụ mang tính cách mạng thì sẽ khó an dân, chính vì vậy mà Thăng trở thành sự lựa chọn tốt nhất. 

Xét ở góc độ cai trị, Thăng từng có công rất lớn khi giải quyết bài toán hạ tầng trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt cho chính phủ. Hệ thống BOT về bản chất nó là kiểu lạm thu, vắt kiệt nền kinh tế. Tuy nhiên do giải quyết được tình trạng giao thông xuống cấp nghiêm trọng, cộng với tình hình dân trí lơ mơ nên chiếc dịch BOT của hắn trở thành chiến công vang dội. 

Thêm vào đó, thông qua công cuộc hạ tải để bảo vệ nhà thầu, Thăng đẻ ra cái bộ máy thanh tra giao thông. Chỗ ấy đã nhét được hàng chục ngàn con ông cháu cha bất tài vô dụng vào hưởng lợi. Động thái này khiến cho phần lớn đám về hưu rất ủng hộ Thăng. 

Nói chung dù thế nào thì đây vẫn chỉ là trò mị dân. Thăng đi tù thì sẽ có hàng trăm ngàn Thăng khác ngoi lên. Nền kinh tế vẫn sẽ bị xâu xé đến cạn kiệt. Không có lời giải cho chính trị và kinh tế Việt Nam...

Ông Trịnh Xuân Thanh đựoc dẫn giải ra tòa. Ảnh TTXVN
Bình luận một ngày trước khi phiên xử khai mạc (hôm 07/01/2018)

Nguyễn Thông Đêm nay

Những nhà viết sử hãy bơm đủ mực cho ngòi bút để biên lại thật chân thực đầy đủ những gì diễn ra ngày mai 8.1 ở xứ này.

Có thể trong đêm nay thôi, biết đâu còn diễn ra những điều không ngờ được. Nếu ông thầy bói mà đoán trước được mọi hậu vận, ông ấy đã không nghèo đến mức phải đi xem bói.

Đêm nay sẽ là một đêm kinh khủng không chỉ đối với nhóm ông Thăng trong trại tạm giam mà có thể cả với những anh bên ngoài đang cố uống rượu hạ áp nhằm khỏi đứt mạch máu não.

Lê Nguyễn Hương Trà –  sao xử hai đại án cùng ngày ???

Trong cùng ngày 8.1, TAND Hà Nội và Tp.HCM đồng loạt mở phiên xét xử hai đại án cựu Bí Thăng – Trịnh Xuân Thanh và Phạm Công Danh - Trầm Bê. Tại Berlin rất đông các hãng thông tấn, báo chí vài ngày trước cũng đã nhận được giấy mời của Bộ Ngoại giao Đức tham dự cuộc họp về các vấn đề phía sau vụ xét xử Trịnh Xuân Thanh, vào sáng nay đầu tuần.

Dự là sẽ có các tuyên bố hoặc ra thêm những quyết định về ông Thanh, người đã bị bắt đi từ Đức đưa về Việt Nam hồi tháng 7.2017.

Mấy ngày trước, Der Spiegel - một trong các tuần báo được biết đến nhiều nhất ở Đức, đưa tin. Luật sư Petra Schlagenhauf, người đại diện cho Trịnh Xuân Thanh tại Đức, đã bị Việt Nam từ chối nhập cảnh khi đến Nội Bài ngày 4.1 để gặp các luật sư của Thanh trước phiên xử. Bà Petra bị buộc phải đáp chuyến bay sang Bangkok để trở về!

(…)
Vẫn chưa tìm hiểu được tại sao xử hai đại án cùng ngày, chắc có lẽ…làm cho nhanh để đánh đại án tiếp theo. Vụ sắp tới có thể còn… lớn nhất thế kỷ luôn 

Ông Trịnh Xuân Giới, cha ông Trịnh Xuân Thanh được kiểm tra giấy tờ trước khi vào tòa án. Ảnh báo Tuổi Trẻ
Chu Mộng Long  - Thế nào là tội « cố tình làm trái » ?

VTV thông báo ngày mai Tòa Hà Nội xử hình sự đồng chí Thăng tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Các cựu quan chức, cựu chiến binh tỏ ra rất hài lòng về sự xử lý nghiêm minh vụ án đặc biệt này.
 
Riêng tôi rất băn khoăn về tội danh này. Chẳng lẽ đồng chí ấy “cố tình làm trái” một cách hồn nhiên, vô tư mà không xơ múi gì trong số tiền cả ngàn tỉ kia? Mà nếu hồn nhiên, vô tư, thì chỉ có thể là "vô tình làm trái" chứ ạ?

Nếu là tôi, tôi chả dại "cố tình làm trái" mà chẳng có lợi lộc gì cho mình!

Nếu Tòa hỏi động cơ cố tình làm trái của đồng chí Thăng là gì, chẳng nhẽ đồng chí Thăng bảo tôi vô tư, hồn nhiên?

Nhớ lần dự phiên tòa xử đồng chí cựu Hiệu trưởng của tôi về việc chia tiền tỉ trong hoạt động giữ xe, tôi đã từng hỏi một đồng chí công an điều tra, rằng, tôi biết đồng chí hiệu trưởng rất có trách nhiệm, trách nhiệm đến mức đêm nào đồng chí ấy cũng vào ngồi ngay tại cổng trường, kiểm soát từng cái xe và vé xe rồi cùng đồng chí vợ đếm tiền (vì sợ bảo vệ ăn bớt), tại sao lại kết tội đồng chí ấy “thiếu trách nhiệm"? Có oan sai không? Không có câu trả lời.

Tôi đọc nát Bộ Luật Hình sự và thật khó hiểu tội “cố tình làm trái” hay “thiếu trách nhiệm”có bản chất như thế nào?

Cựu Hiệu trưởng của tôi thì rất có trách nhiệm đến mức chịu khó làm thêm nghề giữ xe mà ai cũng biết và hết sức xúc động. Còn đồng chí Thăng thì ngoài phẩm chất rất năng nổ, trách nhiệm đến mức đội mũ công nhân đến công trường, dùng mũi kiểm tra nhựa đường, đi xe ôm đến thăm dân mà báo chí ngợi ca hết lời, đồng chí ấy còn là cán bộ cao cấp thấm nhuần chính sách, chủ trương và quy định của Đảng và Nhà nước, lại thăng vào Bộ Chính trị để góp phần hoạch định chính sách, chủ trương và mọi quy định. Lẽ nào lại"cố tình làm trái" với chính sách, chủ trương và quy định do mình góp phần tạo ra? Liệu có oan sai không?

Thảo dân tôi đọc luật nhưng chưa hiểu rõ luật. Nhờ quý luật sư giải thích giùm để tôi và mọi người tâm phục khẩu phục.

Mong Tòa xử đúng người, đúng tội, đừng để oan sai cho các đồng chí của mình. Oan sai cho dân thì không sao chứ oan sai cho đồng chí của mình thì đau lắm!

Nguyễn Việt Chiến  Qua quán cà phê Xin Chào nghĩ về Đinh La Thăng

Ngày 8/1 anh Đinh La Thăng, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM phải ra hầu tòa với vai trò bị cáo. Tôi đi qua quán cà phê Xin chào ở quận Bình Chánh, TP HCM, ghé vào uống cà phê. Thấy mấy người dân khen ngợi anh Thăng thời làm Bí thư thành phố đã giúp dân được khối chuyện. Vậy, chuyện nào đi chuyện đó, công và tội cũng nên phân minh đối với anh Thăng. 

Hôm nay Cà phê Xin chào
Xin chào anh rất cồn cào La Thăng
Vì dân anh cũng rất hăng
Chém quân, trảm tướng tằng tằng như không 

Bây giờ tốt thí qua sông
Mất xe, què pháo, tướng không là gì
Bây giờ sĩ, tượng bỏ đi
Cờ tàn, trận bại, anh về nốc-ao

Hôm nay Cà phê Xin chào
Xin chào anh mãi cồn cào La Thăng

Phần nhận xét hiển thị trên trang