Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

HÔM NAY ÔNG ĐINH LA THĂNG VÀ TRỊNH XUÂN THANH CÙNG HẦU TÒA




Sáng nay 8/1, TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng các đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.

Hội đồng xét xử gồm 5 người: 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân. Thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân được phân công làm chủ tọa phiên tòa. Do tính chất nghiêm trọng của vụ án, TAND TP Hà Nội bố trí thêm 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân dự khuyết tham dự phiên tòa.
3 người giữ quyền công tố tại phiên tòa gồm: ông Đào Thịnh Cường - Phó Viện trưởng Viện KSND TP Hà Nội, 2 kiểm sát viên cao cấp là ông Nguyễn Mạnh Thường và ông Nguyễn Minh Đồng.
Tham dự phiên tòa có 2 nguyên đơn dân sự là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). 6 giám định viên và 60 người tham gia tố tụng là những người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Trong số 22 bị cáo ra trước vành móng ngựa tại vụ án này, có 12 bị cáo bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 Bộ luật Hình sự, 8 bị cáo bị truy tố về tội “Tham ô tài sản” quy định tại Điều 278 BLHS.
Hai bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc PVC và Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC bị truy tố về cả 2 tội danh trên.
Ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN - bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo cáo trạng truy tố, ông Đinh La Thăng khi giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV PVN có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVN thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.
Sau đó, ông Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lí dự án căn cứ Hợp đồng này tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC để bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
Đinh La Thăng
Bi can Đinh La Thăng, ảnh: internet
Bị can Trịnh Xuân Thanh trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, với vai trò là Chủ tịch HĐQT PVC, đã có hành vi chỉ đạo bị can Vũ Đức Thuận ký Hợp đồng EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.
Trịnh Xuân Thanh cũng đề ra chủ trương cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. Trong đó Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị can Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.
                                                     Theo: dantri.com.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LẠI MỘT GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC BỊ NGHI LÀ CÓ MUA GIẢI, CHẠY GIẢI


Một số tác phẩm đã nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2017.

Ồn ào giải thưởng Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh: 
Có mua giải, chạy giải?

Pháp luật TP HCM 
Thứ Sáu, ngày 5/1/2018 - 19:09 


(PLO)- Sáng 5-1, giới văn chương TP.HCM xôn xao khi nhà thơ Trần Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn TP.HCM 2017, có ý kiến nên nhờ công an điều tra việc tặng thưởng hai tác phẩm thơ để trả lại bầu không khí sinh hoạt lành mạnh của Hội Nhà văn TP.HCM.


Chuyện bắt đầu ồn ào khi ngày 30-12-2017, ban chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM chính thức công bố Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2017 với kết quả, trong đó có tặng thưởng cho tập thơ Thơ trắng của tác giả La Mai Thi Gia và tập thơ Nghi lễ của ánh sáng của tác giả Lê Tuân. 

Nhiều nhà văn, nhà thơ, thậm chí nhiều thành viên ở Hội đồng thơ của giải thưởng này đã phản ứng khá nặng nề vì có thông tin tập Thơ trắng của La Mai Thi Gia không được quá bán số phiếu bầu của Hội đồng nên không được đưa vào danh sách chấm giải. Cạnh đó, tập Nghi lễ của ánh sáng của Lê Tuân cũng không có tên trong danh sách tác phẩm chấm giải lại... bỗng dưng xuất hiện và đoạt giải.

“Cần trả lại bầu không khí sinh hoạt lành mạnh của Hội"

Sau nhiều dư luận ồn ào, bức xúc trên mạng, sáng 5-1, nhà thơ Trần Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hội đồng thơ Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM, đã có ý kiến chính thức như sau:

“Sau cuộc họp Hội đồng thơ vào tháng 12-2017, tôi nhận được nhiều cú điện thoại trách móc, chửi bới vì cho rằng tôi bỏ phiếu không công tâm, không chính xác. Các thành viên khác trong Hội đồng thơ cũng bị “tai nạn” tương tự, thậm chí đâm ra nghi ngờ lẫn nhau vì khi kết thúc cuộc bỏ phiếu, cả Hội đồng thơ nhất trí không loan báo ra ngoài vì còn Ban chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM họp quyết chung cuộc.

Nay tôi xin tường thuật vắn tắt cuộc họp để rộng đường dư luận. Có 24 đơn xin vào hội, anh Phan Hoàng đề nghị chỉ chọn 8 người để bảo đảm chất lượng hội viên. Tôi chấp hành, trước đó tôi chọn 12 người, đành loại đi 4. Đây là điều băn khoăn, day dứt vì sợ mình quá khắt khe mà bỏ sót anh chị nào thì rất đáng tiếc.

Còn giải thưởng thơ năm 2017 có 18 tác giả tham dự, sau nhiều lần thảo luận, đề xuất cả hội đồng nhất trí chọn ra 5 tác giả nổi trội để bỏ phiếu: Tôn Nữ Thu Thủy, Lê Mai Thi Gia, Nguyễn Thanh Long, Trương Nam Chi, Dạ Thy. Kết quả: Tôn Nữ Thu Thủy đạt 4/5 phiếu, Nguyễn Thanh Long 3/5, Lê Mai Thi Gia 2/5, Trương Nam Chi 1/5, Dạ Thy 1/5. Lần nầy tôi chỉ bỏ 1 phiếu cho chị Tôn Nữ Thu Thủy vì nghĩ đây là tác phẩm nổi trội nhất trong số các tác giả dự thi. Biên bản do Khánh Chi ghi, tôi kiểm phiếu, Phan Hoàng còn lưu giữ tất cả phiếu bầu để tiện việc kiểm tra về sau. Hội đồng thơ nhất trí chọn 2 tác giả số phiếu quá bán đưa lên Ban chấp hành Hội xét duyệt. 

Như vậy tập Thơ Trắng của La Mai Thi Gia, Nghi lễ của ánh sáng của Lê Tuân không nằm trong danh sách đưa lên Ban chấp hành Hội Nhà Văn TP xét duyệt. Vì sao hai tập thơ được tặng thưởng, xin nhường câu trả lời cho Ban chấp hành Hội Nhà Văn TP, chỉ lấy làm tiếc vì kết quả của Hội đồng thơ đưa lên không được tôn trọng đúng mực, nên bị một số hội viên gọi là Hội đồng Mù. Lâu nay có nhiều dư luận không hay về việc “chạy” vào Hội, “chạy giải thưởng “làm mất không khí đoàn kết, gây ghi ngờ giữa các thành viên Ban chấp hành Hội. 

Thiển nghĩ, cần chấm dứt những dư luận rân ran không tốt, lan truyền gây mất đoàn kết nội bộ, hội viên nào có chứng cớ xác thực, minh bạch, nên gửi đơn trực tiếp cho phòng PA 83, Sở Công An thành phố điều tra, để trả lại bầu  không khí sinh hoạt lành mạnh của Hội Nhà Văn TPHCM”.

Người nói bình thường - tôn trọng, người nói không
Sáng 5-1, PV Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi với những người trong cuộc.Nhà thơ Trần Hữu Dũng đã xác nhận lại ý kiến của mình đã đăng trên mạng. 

Nhà văn Trần Nhã Thụy – thành viên ban chung khảo Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM và là thành viên ban chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM, nêu ý kiến: “Các thành viên hội đồng chuyên môn của giải thưởng làm công việc chuyên môn của họ, ban chấp hành Hội rất tôn trọng. Hội đồng chuyên môn của giải thưởng hiểu cách nào đó chỉ như là ban giám khảo vòng sơ khảo. 

Giải thưởng còn có ban giám khảo vòng chung khảo và có ý kiến của ban chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM phê duyệt kết quả. Hội đồng chung khảo thì cũng đọc, cũng chấm như ban giám khảo vòng sơ khảo thôi. Vấn đề là gu đọc mỗi người mỗi khác. Tôi nghĩ rằng nếu lập ra hội đồng chuyên môn thì cần chấp nhận gu thẩm mỹ của họ”.

Nhà thơ, nhà phê bình văn học Lê Thiếu Nhơn– thành viên Hội đồng thơ Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2017, thẳng thắn: "Hai tập thơ đã bị loại ở Hội đồng thơ mà lại được tặng thưởng thì hơi buồn cười. Hội đồng chung khảo có quyền phủ quyết hội đồng sơ khảo nhưng không thể đưa ra kết quả khác, nhất là thơ có tính đặc thù rất cao. Hội đồng chung khảo gồm cả những người không mấy am tường về thơ thì không nên dài tay kiểu ngạo mạn như vậy. 

Hội đồng chung khảo có thể đề xuất những tập thơ khác (như sự phát hiện) chứ không thể đem tập thơ đã rớt ở sơ khảo để trao giải – như sự bề trên. Việc đề xuất cũng không hoàn toàn đơn giản, vì tác phẩm được đột ngột đề xuất phải tạo được dư luận xã hội gây chú ý. Đề xuất vu vơ chỉ là sự lạm quyền ngây ngô và vô lối”.

Là nhà thơ tên tuổi, có uy tín trong giới văn chương cả nước, nhà thơ Phan Ngọc ThườngĐoan cho rằng: “Việc tặng thưởng cho hai tập thơ đã bị hội đồng chuyên môn thơ đánh rớt, không có trong danh sách đưa lên chấm giải rất là vô lý. Đó còn là sự rất không tôn trọng hội đồng thơ, trong đó bốn người đánh rớt hai tập thơ đã được bất thình lình trao giải đều là những người có uy tín trong giới thơ ca, văn chương. Tại sao lại lập ra một hội đồng chuyên môn về thơ rồi không tôn trọng họ. Vậy lập ra hội đồng chuyên môn để làm gì”.


Hiện trên mạng xã hội đang tồn tại rất nhiều bức xúc và câu hỏi về việc có hay không chuyện “chạy giải”, “mua giải” ở Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2017. PV Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc phỏng vấn nhanh Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM Trần Văn Tuấn qua điện thoại nhưng ông cho biết đang ở Hà Nội.
 Hòa Bình 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao 2 luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh rút lui trước phiên xử?

xửBản quyền hình ảnhPHAP LUAT TPHCM
Image captionPhòng xử dự kiến diễn ra phiên tòa xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh hôm 8/1
Một trong hai luật sư rút khỏi vai trò bào chữa cho ông Trịnh Xuân Thanh trước phiên tòa hôm 8/1 nói với BBC rằng bà "rất cân nhắc, nhưng một vụ lớn như thế mà luật sư không có đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ."
Ông Thanh, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị, tổng giám đốc PVC bị truy tố về cả hai tội danh: "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Tham ô tài sản," đối mặt với bản án tử hình.
Tin cho hay ban đầu, ông Trịnh Xuân Thanh mời chín luật sư bào chữa, tuy nhiên đến chiều 5/1, hai luật sư thuộc Công ty luật Viên An thông báo đến tòa Hà Nội về việc chấm dứt bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Thanh trong vụ án này.
Hôm 7/1, trả lời BBC từ TP. Hồ Chí Minh, Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang, giám đốc Công ty Luật Viên An, nói: "Cáo trạng và kết luận điều tra vụ án có từ ngày 25/12/1017 nhưng luật sư không được tiếp xúc ngay mà phải mất mấy ngày sau đó khi chuyển sang tòa."
"Rồi phiên xử được ấn định hôm 8/1/2018, trong lúc có ba ngày nghỉ tết Dương lịch."
"Một vụ lớn như thế mà luật sư không có đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ, tài liệu nên không thể bảo vệ tốt nhất cho ông Thanh."

'Khó khăn'

"Tôi và một luật sư khác của Công ty Luật Viên An được gia đình ông Thanh mời bào chữa vì tin tưởng chứ không phải do chỉ định."
"Lúc đầu, tôi nhận lời vì nghĩ mình có đủ thời gian, trình độ để giúp ông Thanh và phiên xử không diễn ra nhanh đến thế."
"Tôi rất cân nhắc trước khi rút ra khỏi vụ này, nhưng thời gian nghiên cứu không đủ nên khó có thể giúp bảo vệ tốt nhất cho thân chủ được."
"Tôi nghĩ các luật sư của ông Đinh La Thăng cũng gặp khó khăn này."
Đề cập về việc các luật sư xin hoãn phiên tòa hôm 8/1 mà không được, bà Huyền Trang nói với BBC: "Đề nghị là quyền của luật sư, nhưng người ta còn xét những điều kiện khác nữa và đó là thẩm quyền của tòa án về việc hoãn phiên tòa hay không."
Bà Huyền Trang từ chối trả lời chi tiết với BBC Tiếng Việt việc bà nói chỉ được gặp ông Thanh "trong 15 phút tại Trại giam B14 hôm 5/1."
Ngày 5/1, gia đình ông Trịnh Xuân Thanh đã đến Cục Thi hành Án Dân sự Hà Nội tự nguyện nộp 2 tỷ đồng "khắc phục hậu quả".
Truyền thông Việt Nam cho hay, phiên tòa xử ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh dự kiến diễn ra ngày 8/1 tại Tòa án Nhân dân Hà Nội với hình thức mới: luật sư được bố trí chỗ ngồi ngang hàng với đại diện Viện Kiểm sát. Các bị cáo có chỗ ngồi riêng, bên dưới luật sư bào chữa và đại diện Viện Kiểm sát. Phòng xử không còn vành móng ngựa, khi trả lời thẩm vấn, các bị cáo sẽ đứng trước bục khai báo hoặc bàn.
Trong một diễn biến khác, Luật sư Petra Schlagenhauf của ông Trịnh Xuân Thanh bị Việt Nam không cho nhập cảnh tại sân bay Nội Bài hôm 4/1, theo báo chí Đức.
Ngay lập tức, chính phủ Đức lên tiếng về vụ việc và nói họ đã triệu tập Đại sứ Việt Nam đến Bộ Ngoại giao "trong ngày thứ Sáu để nói chuyện".
Văn phòng của luật sư Petra Schlagenhauf nói với truyền thông Đức rằng bà bị buộc quay về khi đã tới sân bay.
Báo Đức, tờ Die Spiegel nói thêm rằng lúc còn ở Hà Nội, bà luật sư thông báo qua điện thoại cho sứ quán Đức về việc bị cấm nhập cảnh.
Bà nói rằng Đại sứ Đức đã nêu vụ việc với Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhưng bà vẫn không được phép vào.
Một người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Đức đã xác nhận với BBC Tiếng Việt hôm thứ Sáu 5/1/2018 về vụ việc xảy ra với bà Petra Schlagenhauf:
"Chúng tôi đã ngay lập tức liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam nhưng phía Việt Nam vẫn giữ quyết định đó. Chúng tôi không rõ nguyên do vì sao. Đại sứ Việt Nam đã bị mời đến trụ sở Bộ Ngoại giao Liên bang để nói chuyện về việc này."

BBC
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đinh La Thăng sẽ không phải đứng trước vành móng ngựa trong vụ xét xử


Đinh La Thăng và đồng bọn sẽ được xét xử vào ngày 8/1. Phiên tòa xét xử này, các bị cáo sẽ không phải đứng dưới vành móng ngựa truyền thống. TAND thành phố Hà Nội cho biết sẽ thực hiện mô hình phòng xét xử mới.
Ông Đinh La Thăng phải hầu tòa ngày 8.1. Ảnh: IT.
Chiều 2.1, trao đổi với PV Dân Việt, Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, Chánh án TAND thành phố Hà Nội cho biết, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo vào ngày 8.1, sẽ thực hiện theo mô hình phòng xét xử mới. Theo đó, Hội đồng xét xử ngồi ở bục phía trên, phía dưới Thư ký phiên tòa ngồi giữa, đại diện Viện KS giữ quyền công tố tại phiên tòa và các luật sư tham gia bào chữa sẽ ngồi ngang hàng nhau. Các bị cáo không phải đứng trước vành móng ngựa để khai, thay vào đó là đứng trước bục để khai.

Mô hình phòng xét xử theo Thông tư 01/2017 của TAND Tối cao.

Trước đó, ngày 28.7.2017, TAND Tối cao đã ban hành Thông tư 01 Quy định về phòng xử án. Thông tư này quy định về sắp xếp vị trí của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong quá trình Tòa án xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử và giải quyết vụ việc dân sự, phá sản; xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính và một số quy định khác về phòng xử án.

Về hình thức phòng xử án, Thông tư nêu rõ: Phòng xử án được bố trí hai bục, trừ phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên. Vị trí của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp ở bục cao nhất; bục thứ hai là vị trí của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa, phiên họp.

Thông tư trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2018.

Tại phiên tòa ngày 8.1, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao truy tố ông Đinh La Thăng nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cùng 20 bị can trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" theo Điều 165 và Điều 278 Bộ luật Hình sự năm 1999 xảy ra tại Tập đoàn PVN và Tổng công ty PVC.

Cáo trạng xác định, ông Đinh La Thăng, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN ông Thăng có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.

Sau đó, ông Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN căn cứ hợp đồng này tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để các bị can tại PVC sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số hơn gần 120 tỷ đồng.

Hành vi của bị can Đinh La Thăng phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự. Tội phạm và hình phạt được quy định: Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Trong quá trình điều tra, ông Thăng thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện dự án với tư cách là người đứng đầu PVN.

Đối với Trịnh Xuân Thanh, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thanh đã chỉ đạo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng; chỉ đạo việc sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số gần 120 tỷ đồng.

Cáo trạng cũng xác định, Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh, nguyên Phó Tổng giám đốc PVC và Lương Văn Hòa, nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVC lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân trong đó Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng. Bị can Thanh cũng phải chịu trách nhiệm cùng Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh, Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.


http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=1125433

Phần nhận xét hiển thị trên trang

160 nghìn lao động VN đang làm giầu cho Samsung


160 nghìn người lao động làm việc trong các nhà máy Samsung tại Việt Nam
Hạ Vy 06/01/2018 (VNF)- Ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung tại Việt Nam cho biết, hiện nay đã có 160.000 người đang làm việc trong các nhà máy Samsung tại Việt Nam.

Tại cuộc gặp Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ông Shim Won Hwan Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung chúc mừng Việt Nam đã đạt vượt mức các chỉ tiêu tăng trưởng, đảm bảo ổn định vĩ mô. “Đây là kết quả rất tích cực đối với Việt Nam, đồng thời cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài như Samsung tại Việt Nam”, ông Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung tại Việt Nam nói.

Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung tại Việt Nam cũng cảm ơn Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương của Việt Nam đã rất tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để doanh nghiệp phát triển.

Ông cũng cho hay trong thời gian qua, doanh nghiệp này đã thực hiện đầy đủ các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực sản xuất đồ điện tử gia dụng, sản xuất linh phụ kiện điện thoại, điện tử…


Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung tại Việt Nam.

Về phía Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết: “Hàn Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất, đối tác cung cấp ODA đứng thứ 2 cho Việt Nam. Tính đến tháng 11/2017, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Hàn Quốc đạt 56 tỷ USD”.

“Chính phủ Việt Nam mong muốn Samsung và các nhà đầu tư Hàn Quốc tiếp tục mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng, giá trị sản xuất - xuất khẩu, một mặt mang lại lợi ích cho mỗi nước về kinh tế, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hỗ trợ cùng phát triển, giúp tạo việc làm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân”, Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Samsung tiếp tục hỗ trợ thiết thực về đào tạo và chuyển giao công nghệ, kết nối và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam được tham gia vào chuỗi giá trị, trở thành các nhà cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng cho Samsung, qua đó góp phần thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển.

Tính đến nay, đã có 20 doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp số 1 cho Samsung. Hiện tại, ngoài việc cung cấp các thiết bị in ấn, đóng gói sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu công nghệ cao như khuôn kim loại, linh kiện cho nhà đầu tư Hàn Quốc.

Hạ Vy
http://vietnamfinance.vn/160-nghin-nguoi-lao-dong-lam-viec-trong-cac-nha-may-samsung-tai-viet-nam-20180106114025149.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đức không phải “đất hứa” cho quan chức VN tỵ nạn


6 tháng 1 2018 - "Việt Nam là một trong số những nước mà rất ít người tới Đức được công nhận tỵ nạn chính trị, bởi lẽ tình hình Việt Nam bây giờ không giống như tình hình Việt Nam ba bốn chục năm trước. Nếu ông Trịnh Xuân Thanh không chứng minh được những lý do chính trị chính đáng với nhà nước Đức, thì ông cũng sẽ bị trục xuất như rất nhiều người khác, theo nhà báo Lê Mạnh Hùng

Nước Đức không phải là miền đất hứa cho tị nạn của các quan 
chức nước ngoài bỏ trốn, theo nhà báo Lê Mạnh Hùng từ Berlin
Nhà báo Lê Mạnh Hùng từ Berlin cảnh báo về 'ngộ nhận' nước Đức là một nơi dung chứa cho người nước ngoài bị cáo buộc phạm tội, một nhà báo từ Berlin lên tiếng với BBC về những gì mà ông gọi là 'ngộ nhận' và 'ảo tưởng'.

Trao đổi tại Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt nhân chủ đề ông Phan Văn Anh Vũ, người bị Việt Nam truy nã đã trở về nước này từ Singapore, hôm 04/01/2018, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng nói:


"Luật lệ về tị nạn tại Đức quy định rất chặt chẽ.

"Nếu như ông Trịnh Xuân Thanh trước kia còn ở lại Đức, không có chuyện về Việt Nam, câu chuyện trở về Việt Nam hoặc theo con đường tự nguyện hoặc 'trình diện' giống như phía Việt Nam nói, hay là 'bị bắt cóc' như là phía Đức nói, thì ông Thanh cũng phải chịu những trình tự, thủ tục tị nạn giống như hàng triệu người khác tới Đức.

"Và nếu ông Thanh không chứng minh được những lý do chính trị chính đáng thì ông cũng sẽ bị trục xuất như rất nhiều người đã từng bị."

Đức là nhà nước pháp quyền

Ở một đất nước pháp quyền, người đứng đầu Chính phủ như Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng phải tuân thủ pháp luật, nhà báo Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh

Nhà báo Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh ngay cả lãnh đạo Đức như Thủ tướng Angela Merkel cũng phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật vì nước Đức là nhà nước pháp quyền, ông nói:


Luật sư của Vũ "nhôm" nói về việc trục xuất

"Vì nước Đức là một nhà nước pháp quyền, bản thân quan chức của Đức, kể cả bà Thủ tướng Merkel cũng bị ràng buộc về điều đó.

"Trước đây, bà không thể làm được việc là giải quyết vấn đề đưa ông Thanh về nước như là phía Việt Nam đề nghị, thì đến bây giờ cũng vậy thôi, bà ấy cũng như nhiều quan chức trong chính phủ cũng không thể nào 'thò tay vào' can thiệp trong việc ông Thanh được.

"Diễn biến ông Thanh tới đây bị xử như thế nào ở Việt Nam cũng liên quan những quyết định, những bước đi tiếp theo của Chính phủ Đức đối với Việt Nam trong quan hệ ngoại giao mà chúng tôi cũng đang hồi hộp chờ đón sự phản ứng đó."

Những cán bộ quan chức nhà nước cho rằng đến lúc gặp khó khăn chạy qua Đức xin tỵ nạn chính trị thì theo tôi đó là một ảo tưởngNhà báo Lê Mạnh Hùng
'Đó chỉ là một ảo tưởng'

Về quy định xét tỵ nạn chính trị của Đức, nhà báo Lê Mạnh Hùng nhân dịp này chia sẻ với BBC:

"Nước Đức là một nước đứng đầu trong khối EU về việc tiếp nhận người tỵ nạn, nhất là những trường hợp đặc biệt như những nước Trung Đông, những nước có chiến tranh, hay xảy ra những sự cố lớn.

"Việt Nam là một trong số những nước mà rất ít người tới Đức được công nhận tỵ nạn chính trị, bởi lẽ tình hình Việt Nam bây giờ không giống như tình hình Việt Nam ba bốn chục năm trước.


"Vì thế, những người nào trong nước vẫn ảo tưởng rằng mình đang có cuộc sống bình thường ở Việt Nam, bỗng dưng đến Đức trình bày là tôi bị đàn áp vì lý do a, b, c gì đó, cần nước Đức bảo vệ là ảo tưởng.

"Những cán bộ quan chức nhà nước cho rằng đến lúc gặp khó khăn chạy qua Đức xin tỵ nạn chính trị thì theo tôi đó là một ảo tưởng.

"Nước Đức [thường chỉ] bảo vệ những người mà vì chính kiến và những hoạt động chính trị của họ ở quê hương mà qua đó gặp phải sự đàn áp hay khó khăn," ông Lê Mạnh Hùng nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42579858

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VIẾT TRƯỚC NGÀY THĂNG HẦU TÒA


 

Ngày mai (8-1-2018) ông Đinh La Thăng và các đồng sự can tội tham ô +cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng... sẽ ra hầu tòa tại Hà Nội.
Luật pháp, dư luận và đạo lý không thể tha thứ hay nương nhẹ cho những tội lỗi mà ông Thăng đã gây nên trong thời gian ông làm Chủ tịch tập đoàn dầu khí VN, để lại những hậu quả hết sức nặng nề trên nhiều phương diện. Bản thân tôi cũng không nhất trí coi những kết quả tích cực trong thời gian sau này ông làm Bộ trưởng GTVT và Bí thư Thành ủy TP HCM là những tình tiết giảm tội cho ông.
Tuy nhiên, bất luận với động cơ mục đích gì, thì cũng phải thừa nhận trong nhiệm kỳ làm Bộ trưởng GTVT, ông Đinh La Thăng đã làm được một số việc lớn, đúng nguyên tắc, có hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, ông đã xử lý thích đáng rất nhiều cán bộ sai phạm, tiêu cực; thay thế hoặc xử phạt rất nhiều nhà thầu thiếu năng lực, làm ăn gian dối, chia chác, mánh mung... Những quyết định “trảm tướng”, xử thầu của Ông Thăng hồi đó được dư luận hết sức đồng tình và chưa thấy ai khiếu nại, kiện tụng vì oan sai hoặc “quá nặng”.
Ấy thế mà sau khi ông Thăng bị Trung ương Đảng xử lý kỷ luật, rồi bị khởi tố, đã có ít nhất 2 cán bộ của ngành GTVT từng bị ông Thăng kỷ luật cách chức trước đây, đã được phục chức một cách ngoạn mục. Việc này đã được giải thích rất “đúng qui trình”, nhưng dư luận vẫn thấy chưa thuyết phục. Và cứ cái đà giậu đổ, bìm (lại) leo này, cơ chừng ngành GTVT nước nhà lại quay về cái thời nóng bỏng, nhốn nháo, bí bét với nhiều dự án tiền tấn thất thoát và lãng phí như trước.
Sao không thấy Bộ Nội vụ và Ban tổ chức TW nói gì về mấy vụ phục chức ngoạn mục này nhỉ?


Phần nhận xét hiển thị trên trang