Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

"Gửi anh Vũ Minh Hiếu" (thư ngỏ tới sư trụ trì chùa Ba Vàng ở Uông Bí)


Thư ngỏ gửi trên mạng xã hội, mà một trong ba người kí tên ở dưới hiện là quân số ban lãnh đạo của PVN. Nói tắt dạng dân gian là "người của dầu khí". Địa chỉ nhận là nhà sư trụ trì chùa Ba Vàng đã nhắc hôm trước.

Ở đây, nhóm tác giả bức thư sử dụng thế danh, mà không phải là pháp danh.

Chép nguyên từ Fb Đinh Thiện Huy. Bản lên ngày 4/1/2018.




---

"

Đinh Thiện Huyさんが写真2件を追加しました。
Kính thưa các vị Thủ nhang, Đồng Đền.
Kính thưa các đệ tử của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Kính thưa Quý vị yêu mến tín ngưỡng thờ Mẫu
Ông Trần Quang Dũng - Phó Chủ tịch Hội di sản văn hoá Thăng Long và nhóm tác giả cuốn sách “Tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ - Chốn Thiêng nơi cõi thực” đã gửi Thư ngỏ đến anh Vũ Minh Hiếu (tức Thích Trúc Thái Minh)
Kính mời Quý vị xem và share để mọi người, mọi nhà hiểu rõ về tín ngưỡng và Đạo giáo Việt Nam.
Trân trọng.





Hà Nội, ngày 4 tháng 1 năm 2018

Gửi anh Vũ Minh Hiếu!

“Chân như đạo Phật nhiệm màu,
Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ Nhân.
Hiếu là độ được đấng thân,
Nhân là vớt hết trầm luân mọi loài.”

Câu kể hạnh của các cụ bà ngân nga trong ngày hội chùa quê thủa nào đã gieo vào lòng chúng tôi ánh sáng nhiệm màu của Phật Pháp. Ánh sáng ấy vừa lung linh, huyền diệu như hào quang khi ông Bụt hiện ra trong truyện cổ tích, vừa gần gũi tựa ánh ban mai đượm hương bưởi, hương cau, dẫn chúng tôi thực hành giáo pháp của Đức Phật trong cuộc sống. Giáo lý của Đạo Phật, ảnh xạ qua tâm thức dân gian thuần Việt, được ông bà cha mẹ nâng niu, và chúng tôi - lại nối đời gìn giữ, noi theo. 

Ấy cũng chính là lý do khiến chúng tôi thật băn khoăn, áy náy khi vốn kiến thức Phật Pháp chỉ có vậy, mà lại trao đổi với người có pháp danh Thích Trúc Thái Minh thì quả thực chúng tôi có phần thô lậu. Sau khi xem video tối ngày 31-12-2017, được phát trực tiếp từ ngôi Đại Hùng Bảo Điện - Chùa Ba Vàng, chúng tôi thật sự ái ngại về đạo đức và đạo hạnh của người thuyết giảng trong video đó, càng e ngại nếu có lời với người mang pháp danh Thích Trúc Thái Minh thì sẽ làm tổn hại sự tôn nghiêm của các bậc chân tu trong hàng Thích tử. Vậy nên đành gọi anh bằng cái tên của một công dân Việt Nam - Vũ Minh Hiếu!

Trước tiên, chúng tôi bày tỏ sự trân trọng đối với Chùa Ba Vàng - một công trình Phật giáo thuộc hàng lớn nhất nước ta hiện nay, được chung tay góp sức xây dựng bởi sự hằng tâm, hằng sản của chư tăng, Phật tử và nhân dân. Chúng tôi cũng có thấy những ánh mắt của rất đông Phật tử, nhìn họ thật sáng rõ một tấm lòng kính Phật, trọng tăng, cầu giải thoát. Về tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, cũng cần nói thêm, mặc dù điều này anh đã rõ, là hầu hết các đệ tử của tín ngưỡng cũng đồng thời là Phật tử. Đặc biệt, Đức Thánh Mẫu Thần chủ của tín ngưỡng - Ngài cũng quy y Phật Pháp.

Thứ đến, chúng tôi nghe anh so sánh tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ với tôn giáo mà thấy thật buồn. Tín ngưỡng hay tôn giáo, so sánh về giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức… chỉ nên là để phân định tương đối hai khái niệm, chứ không nên tuyệt đối là để phân cao - thấp, hay hạ thấp một tín ngưỡng dân gian được ông cha gìn giữ, trao truyền qua bao thăng trầm của lịch sử. Ở Việt Nam chúng ta trước đây, trong giao tiếp cũng như các văn kiện của Đảng và Nhà nước, chỉ dùng khái niệm “tín ngưỡng” với ý nghĩa bao gồm cả tín ngưỡng và tôn giáo (ví dụ Hiến pháp năm 1946 quy định: tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân). 

Thứ nữa, trải mấy trăm năm các ngôi chùa cổ Bắc bộ đều kết cấu tiền Phật - hậu Mẫu, chùa quê chúng tôi điện thờ Mẫu tuy nhỏ mà còn có cả sắc phong của triều đình phong kiến đối với Đức Thánh Mẫu. Hòa thượng Linh Phong - bậc cao tăng thạc đức, chắc anh có biết, khi gieo duyên lành dựng Phật đường ở Vũng Tàu, Bà Nà - Đà Nẵng,… Ngài cũng không quên dựng ngôi bảo sở phụng sự Đức Thánh Mẫu và đình thần Tứ phủ. Nếu anh không phải là người sinh ra ở vùng quê văn hiến, chúng tôi cũng sẽ không dẫn những chuyện này.

Nhắc thế để anh tĩnh tâm ngẫm ngợi, thấy được Chư Tổ từ xa xưa thông tuệ lắm, dày công lắm để đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc. Và ngày nay, rất rất nhiều ngôi chùa của Việt Nam có thờ Mẫu, ở những nơi đó, các vị trụ trì hẳn chẳng bao giờ chấp nhận ai đó dùng lời lẽ dung tục để đánh giá, nhận xét, hay xúc phạm tín ngưỡng linh thiêng của dân tộc. Đức Phật từ bi cứu độ chúng sinh, chúng tôi kính tin rằng Ngài cũng không mong những lời như thế!

Cuối cùng, cho đến tận những dòng này, chúng tôi vẫn không thôi trăn trở về cách xưng hô với anh. Chúng tôi biết anh có sự nghiệp học hành “đáng nể”, lại lánh đời tầm sư học đạo, nghĩ cũng lắm công phu. Vậy mà khó hiểu là anh lại gọi trống không tôn hiệu của Đức Thánh Mẫu Thần chủ. Người trần tục khi réo tên bố mẹ người khác, cũng là mạo phạm lắm, huống chi đây là Mẹ tâm linh - Thần chủ tín ngưỡng nội sinh của dân tộc, được thế giới vinh danh. Thiết nghĩ, anh lúc đó - phải chăng là do “oan gia trái chủ”? Hiểu biết của anh về tín ngưỡng và cách mà anh “đem trí đoản lạm bàn chuyện Tiên Thánh”, chính là nguyên nhân của sự phản đối mà anh đã nhận được, không chỉ từ các thanh đồng, đạo quan, con cái Tứ phủ, mà còn từ cả các vị tu hành. Mong anh sớm tỉnh cơn mê quay về bờ Giác!

Cũng nhân đây, chúng tôi xin có lời với chư vị thanh đồng, đạo quan, con nhang Tứ phủ và những người trân quý tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ. Chúng tôi đã trao đổi với cơ quan chức năng có thẩm quyền và được thông tin rằng, lẽ phải sẽ sớm đến. Cho đến thời điểm này, việc đi sâu vào các hành động, lời nói của sự việc đã diễn ra, cuối cùng chỉ càng làm chúng ta thêm đau lòng và không khéo sẽ chia rẽ đoàn kết tôn giáo, tín ngưỡng. Bởi thế, điều quan trọng hơn cả là nén tâm, bình tĩnh, chung sức, đồng lòng bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ mà cha ông bao đời gìn giữ, trao truyền cho chúng ta ngày hôm nay.

Nguyện cầu Phật Pháp trường tồn, tín ngưỡng Tứ phủ hưng long, chúng nhân cát khánh!


Trần Quang Dũng, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội
Lê Khánh Ly, Nhà báo
Nguyễn Long Hưng, Nhiếp ảnh gia — with Nguyễn Long Hưng and 5 others

https://www.facebook.com/gialong.dinh/posts/1984616111552478


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nỗi thất vọng của ngành dệt may!

Thời trang "M" của gái châu Á gây nhức mắt ?
Con gái châu Á ngày càng gợi cảm khiến nam giới say như điếu đổ. Thế nhưng, có nhiều chị em đã đi quá giới hạn gợi cảm. Nó trở thành phản cảm và khiến người nhìn phải nhức mắt.
Cô gái Nhật Bản này lựa chọn mặc chiếc quần ngắn chẳng tày gang rất sexy. 
Chiếc quần này trông không khác quần lót là mấy. 

Liệu chiếc quần này có dài quá 15cm?

Một chiếc quần khác có chiều dài tương tự của các cô gái châu Á. 

Mốt giấu quần được nhiều cô gái trẻ ưa chuộng ngày nay. 



Có những chiếc quần ngắn tới mức phản cảm...

Người mẫu xe mô tô mặc táo bạo không kém. 

Quần short ngắn giúp khoe eo thon thả...
... và đôi chân nuột nà của các thanh thiếu nữ. 

Cô gái Thái Lan cuốn hút trong trang phục gợi cảm. 

Những chiếc quần thế này tiết kiệm vải hết sức theo đúng nghĩa đen. 
Thường thì những cô nàng thon thả mới tự tin mặc khoe đường cong thế này.

Các cô gái Đài Loan thậm chí rất hứng thú với ngày lễ
 "không mặc quần" diễn ra vào tầm tháng 1 hàng năm. 

Họ mặc quần lót hoặc quần ngắn "siêu tưởng" ra phố. 

Các cô gái vô tư mặc táo bạo đến những nơi công cộng...

... như bến xe bus, bến tàu điện ngầm...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhìn lại vụ án tranh chấp đất đai lớn thời Pháp thuộc và một phiên tòa chính nghĩa


Vụ án Nọc Nạng (có nơi ghi Nọc Nạn) là một vụ tranh chấp đất đai lớn diễn ra vào thời Pháp thuộc, giữa một bên là các gia đình nông dân, và một bên là các viên chức làng, chủ đất tha hóa và cảnh sát Pháp. Vụ việc đã dẫn tới cái chết của 4 người Việt (trong đó có 1 phụ nữ mang thai) và một người Pháp. Luật sư người Pháp đã biện hộ cho những người nông dân, và chỉ ra nguyên nhân gốc rễ của tranh chấp đất đai là những kẻ tha hóa cùng chính sách bất hợp lý của người Pháp. Điều cần chỉ ra là, kết thúc phiên tòa, hai bị cáo được tha bổng, một người bị 6 tháng tù giam, và một người 2 năm tù giam (vì tiền án ăn trộm).
Diễn tiến vụ việc tranh chấp đất đai
1 – Nhà Hương chánh Luông khai phá đất
Trước 1900, một nông dân đến khai phá khu rừng ở rạch Nọc Nạng, được 73 ha. Năm 1908, nông dân này chết, để lại đất cho con là Hương chánh Luông. Khi khai phá, Bạc Liêu còn hẻo lánh, việc đo đạc ruộng đất, lập bản đồ đất đai chậm so với các tỉnh khác ở Nam Kỳ.
Năm 1910, Hương chánh Luông chính thức làm đơn xin khẩn 20 ha đất, chịu đóng thuế trên diện tích này, được chính quyền chấp nhận bằng văn bản. Năm 1912, gia đình Luông lại làm đơn xin đo đạc và cấp bằng khoán (giấy chứng nhận sở hữu đất) chính thức cho toàn bộ diện tích đất canh tác 73 ha. Chủ tỉnh Bạc Liêu chấp thuận, trao cho Luông bản đồ phần đất.
Năm 1916, Tăng Văn Đ. kiện lên chủ tỉnh Bạc Liêu, yêu cầu không cấp đất cho Luông, với lý do Đ. cũng góp sức khẩn hoang. Nhà chức trách xử Đ. thua kiện, vẫn cấp giấy tờ đất cho Luông, nhưng cắt 4,5 ha cho Đ.. Luông được cấp tờ bằng khoán tạm số 303 đề ngày 7 tháng 8 năm 1916.
2 – Âm mưu của Hoa kiều Mã Ngân
Luông qua đời, người con trai cả là Biện Toại thừa kế phần đất trên. Năm 1917, Hoa kiều giàu khét tiếng Bạc Liêu là Mã Ngân, thường gọi là Bang Tắc, muốn tranh chiếm đất đai nhà Biện Toại. Là người tinh ranh luật lệ, Bang Tắc mua lại phần đất giáp ranh Biện Toại của bà Nguyễn Thị Dương, nhưng trong hợp đồng ghi bán phần đất với ranh giới bao trùm luôn khoảnh đất anh em Biện Toại đang sử dụng. Bang Tắc biết đất của nhà Biện Toại mới chỉ có bằng khoán tạm.
Tranh chấp đất đai nổ ra, hai phía thưa kiện nhau bốn lần lên chủ tỉnh Bạc Liêu và bốn lần lên Thống đốc Nam Kỳ, lên cả Toàn quyền Đông Dương. Năm 1919, Bang Tắc sai tá điền đốt một căn chòi ruộng và giết một con trâu của Biện Toại để dằn mặt. Anh em Biện Toại không phản kháng, chờ nhà chức trách phân xử. Viên quan phủ H. ở quận Giá Rai, theo dư luận nghi ngờ, đã nhận tiền của Bang Tắc, yêu cầu chia đôi phần đất: Biện Toại một nửa, Bang Tắc một nửa.
Cũng năm 1919, quan phủ Ngô Văn H. được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng Phái viên (commission administrative), có trách nhiệm khảo sát đất đai, chính thức cấp bằng khoán đất ở làng Phong Thạnh. Hội đồng này xác nhận phần đất của gia đình Biện Toại thuộc về Nguyễn Thị Dương, và nay là của Bang Tắc.
Ngày 13 tháng 4 năm 1926, Thống đốc Nam Kỳ ký Nghị định bán lô đất 50 ha trên phần đất của Biện Toại với giá 5.000 đồng cho Bang Tắc. Đến đây, chính quyền chính thức công nhận phần đất mà gia đình Biện Toại đã hai đời khai thác và sử dụng là của Bang Tắc. Anh em Biện Toại vô cùng căm phẫn, chống đối ra mặt. Bang Tắc không dám làm to chuyện, bèn bán lô đất 50 ha cho một người rất quyền lực là bà Hà Thị Tr., mẹ vợ anh ruột quan phủ H.
3 – Bà Tr. vào cuộc
Bà Tr. bắt đầu đòi anh em Biện Toại phải nộp địa tô, coi họ như tá điền trên chính phần đất họ đã khai khẩn. Ngày 6 tháng 12 năm 1927, bà Tr. xin được án lệnh của tòa, cho phép tịch thu tất cả lúa của anh em Biện Toại. Ngày 13 tháng 2 năm 1928, lính mã tà gặp anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch thu lúa, anh em Biện Toại kháng cự. Ngày hôm sau, mã tà lại tới, anh em Biện Toại lại kháng cự, mã tà phải rút.
Trước thái độ cứng rắn của anh em Biện Toại, hương chức làng liền tự ý bắt giữ bà Hương chánh Luông (mẹ Biện Toại) trong 24 giờ. Thương mẹ, Biện Toại hứa không kháng cự. Bà Luông được thả. Tối 14 tháng 2 năm 1928, anh em nhà Biện Toại họp, làm lễ lạy ông bà tổ tiên và bà Luông, gọi là báo hiếu lần chót. Họ trích huyết thề ăn thua, không sợ chết, rút thăm để ông bà chỉ định ai là người hy sinh đầu tiên. Lần đầu, cô em gái tên Út Trong (tức Nguyễn Thị Trong) rút được thăm. Anh em yêu cầu bốc lại. Lần thứ hai, Út Trong vẫn rút được thăm. Cô nói: “Ông bà đã dạy, em xin liều chết!”
4 – Thảm kịch đồng Nọc Nạng
Sáng 16 tháng 2 năm 1928, khoảng 7 giờ, hai viên cảnh sát Pháp là Tournier và Bouzou cùng bốn lính mã tà từ Bạc Liêu đến Phong Thạnh để tiếp tay viên chức làng tịch thu lúa của gia đình Biện Toại. Đến gần đống lúa, Tournier yêu cầu hương chức làng mời một người trong gia đình ra chứng kiến. Mười lăm phút sau, cô Nguyễn Thị Trong, em gái Biện Toại đi ra, dắt theo một bé gái 14 tuổi, tên là Tư. Tournier đuổi Trong, vì cho cô là phụ nữ và còn nhỏ tuổi, không thể chứng kiến việc đong lúa. Trong không đi, còn yêu cầu đong lúa xong phải ghi biên nhận.
Tournier từ chối, tát tai Trong. Cô lập tức rút ra cây dao nhỏ. Tournier đập báng súng, làm cô ngất đi. Bouzou tước dao khỏi tay Trong. Trong lúc lấy dao, ông này bị một vết thương nhỏ không đáng kể ở tay. Đứa cháu tên Tư bèn chạy về cấp báo. Anh em Biện Toại từ nhà chạy ra, mang theo dao mác gậy gộc. Họ chia thành hai tốp, tốp đầu do Mười Chức, em ruột Biện Toại, dẫn đầu. Tốp thứ nhì do bà Nghĩa (vợ Mười Chức) dẫn đầu. Tổng cộng năm đàn ông, năm phụ nữ. Tournier ra lệnh cho lính chuẩn bị ứng phó, bắn chỉ thiên, nhưng Mười Chức không dừng lại. Tournier bèn bắn Mười Chức. Bị thương nặng, nhưng Mười Chức vẫn gắng nhào đến, đâm lưỡi mác trúng bụng Tournier, rồi mới ngã xuống.
Bạo lực trở nên không thể kiểm soát. Bouzou rút súng bắn bị thương nặng bốn người phía Biện Toại. Hết đạn, Bouzou lại lấy súng của Tournier, bắn tiếp, làm nhiều người thương vong. Sáng hôm đó, Mười Chức và vợ đang mang thai (bà Nghĩa), một người anh tên Nhẫn, đều chết. Nhịn, Liễu (hai em Mười Chức) bị thương nặng. Ba ngày sau, Nhịn chết tại bệnh viện. Về phía nhà cầm quyền, Tournier thiệt mạng ngày 17 tháng 2 tại bệnh viện Bạc Liêu.

Phiên tòa

Tòa Đại hình Cần Thơ xét xử vụ án Nọc Nạng ngày 17 tháng 8 năm 1928. Chánh án là De Rozario, công tố viên là Moreau, Hội thẩm là ông Sự. Các luật sư biện hộ (miễn phí) cho gia đình Biện Toại là người Pháp, Tricon và Zévaco, theo lời nhờ của nhà báo Lê Trung Nghĩa.

Diễn biến phiên tòa

Ông phủ Tâm, viên chức phụ trách đất đai tỉnh Bạc Liêu, nói giấy tờ lưu trong sổ bộ của nhà chức trách về tờ biên lai cấp đất cho hương chánh Luông năm 1910 đã bị mất cắp. Điều này gây ra nghi ngờ có khả năng hồ sơ trong văn khố cũ bị thủ tiêu, có lợi cho những kẻ cường hào.
Hương thân làng Phong Thạnh Hồ Văn Hi xác nhận Tournier nổ súng trước. Mười Chức đâm Tournier sau khi trúng đạn.
Lâm Văn Kiết, thành viên Hội đồng phái viên, xác nhận phần đất do Hương chánh Luông và con là Biện Toại khai khẩn trước. Công tố viên nói ông Kiết không dám cãi cấp trên của mình là Tri phủ H., người theo phe Bang Tắc và là Chủ tịch Hội đồng phái viên.
Tri phủ Ngô Văn H. cho rằng vấn đề đất đai quá phức tạp, mất thì giờ, nên ông đã buông xuôi. Công tố viên rất giận dữ, cho rằng lề lối làm việc của ông H. quá bừa bãi, không thể viện lý do mất thì giờ mà không phân xử rạch ròi. Bị luật sư chất vấn, ông H. thú nhận anh ruột của ông có hùn vốn làm ăn với Bang Tắc. Sau vụ án, ông H. bị bãi chức tri phủ.
Bang Tắc ra làm chứng, nói không hối hận gì. Viên hội thẩm bức xúc: “Dân chúng nói đáng lý ra ông phải chết thay cho viên cò Tournier”.
Trước khi buộc tội, công tố viên Moreau đề nghị tòa thận trọng, nhắc lại vụ án Ninh Thạnh Lợi năm 1927. Ông cho rằng vụ này chứng tỏ bất ổn xã hội về đất đai đang gia tăng hết sức nghiêm trọng. Ông nói tình cảnh của gia đình Biện Toại rất đáng thương: bị những kẻ không có trái tim (hommes sans coeur) đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay với bọn cường hào. Ông đề nghị tòa tha bổng Biện Toại, cô Liễu (em Biện Toại) và con là Tia, giảm nhẹ cho cô Trong và Miều (em rể Biện Toại, chồng Liễu).

Biện hộ của luật sư

Luật sư Tricon nhận định nguồn gốc của vụ án là vấn đề điền địa. Ông cho rằng chính sách ruộng đất thời Nguyễn công bằng và hợp thực tế, còn luật lệ do người Pháp đặt ra chưa được áp dụng đúng, thiếu thực tế, những người trong Hội đồng Phái viên chỉ ngồi một chỗ, chưa hề bước ra sở đất mà họ xem xét, chỉ quyết định dựa trên báo cáo. Ông ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại: họ phải đối mặt với thiên nhiên, với bọn cường hào, với cả các thủ tục pháp lý, nói: Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của trái tim (Non pas de la dictature de la force du mousqueton, mais de la dictature du coeur). Ông cũng ca ngợi lập luận của công tố viên, cho rằng chính sách của nhà nước thì tốt, nhưng người thừa hành xấu đã làm cho chính sách trở nên xấu đối với dân chúng. Ông nói nên sa thải vài ông phủ, ông huyện bất hảo và vạch rõ hành động của cặp bài trùng Bang Tắc – Tri phủ H. đã dẫn đến tấn thảm kịch Nọc Nạng. Ông xin tòa tha thứ cho các bị can, nói: Lần này sẽ có một bà lão khóc về cái chết của bốn đứa con. Bốn người này đã chết, vì họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và máu của họ lên đó.

Án tuyên

Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út Toại) và Tia (con trai Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trong, sáu tháng tù (đã bị tạm giam đủ sáu tháng). Miều (chồng Liễu), hai năm tù vì tiền án ăn trộm.

Làn sóng công luận

Báo chí Sài Gòn bấy giờ đua nhau phản ánh vụ Nọc Nạng. Nhà báo xuống tận nơi điều tra. Dư luận từ mọi giới, kể cả giới thực dân, đều thuận lợi cho gia đình Biện Toại. Họ chịu bất công quá lộ liễu. Họ là những tiểu điền chủ siêng năng nhưng bọn cường hào cấu kết với quan lại tham nhũng đã đẩy họ đến đường cùng.
Các phong trào yêu nước bấy giờ đang sôi nổi. Hai năm trước (1926) vừa xảy ra đám tang chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh. Đảng Lập hiến của ông Bùi Quang Chiêu cũng vừa ra đời. Dù chủ trương Pháp-Việt đề huề, ông Bùi Quang Chiêu chính là người lập tờ báo tiếng Pháp La Tribune Indochinoise. Phóng viên báo này – Lê Trung Nghĩa – đã nhờ hai luật sư Tricon và Zévacon biện hộ cho gia đình Biện Toại.
Tại tòa, trừ tờ La Dépâche l’Indochine, tất cả báo chí Sài Gòn đều có mặt: L’Écho Annamite, Đông Pháp thời báo, L’Impartial, l’Opinion, Le Courrier Saigonnais, Le Phare, La Tribune Indochinoise.
Sau phiên tòa, các nhân sĩ và người dân ở Phong Thạnh như các ông Huỳnh Minh Trí, Nguyễn Duy Biện, Nguyễn Viết Trọng ở Giá Rai, Bùi Văn Túc ở Long Điền, làm tiệc cảm ơn hai vị luật sư và các nhà báo Pháp và Việt, theo truyền thống trung hậu và hào hoa cố hữu của người Bạc Liêu. Bà Hương chánh Luông cũng tham dự buổi tiệc này.
******
Kết thúc vụ thảm án tranh chấp đất đai, hai bị cáo được tha bổng, một người bị 6 tháng tù giam, và một người 2 năm tù giam (vì tiền án ăn trộm); tri phủ H. sau này bị bãi chức; toàn bộ người có mặt trong phiên tòa chứng kiến luật sư người Pháp nêu ra sai lầm của người Pháp; công luận đã phần nào được tôn trọng.
Bài viết được trích lại gần như nguyên văn từ Wikipedia ngày 5/1/2018 với mục đích chia sẻ lại một sự kiện gây chấn động dư luận. Những chi tiết trên đây có thể sai khác với sự thật, hoặc được ghi chép lại sai khác với sự thật vì những sự tình phức tạp thời bấy giờ.
Theo TrthucVN


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bàn tay của Trung Quốc có thể vươn ra thế giới bao lâu?



Từ Hồng Kông, Đài Loan, Úc, Hoa Kỳ đến Đức, dư luận đang không ngừng nhận được lời cảnh  báo rằng “vòi bạch tuộc” của Trung Quốc đang vươn dài ra thế giới. Toàn thế giới liệu có trở thành thời đại mới “chuyển đổi sang chủ nghĩa xã hội” hay không?
Thành viên Đảng Xã dân liên, Hương Cảng Chúng Chí cùng nhiều nhóm kêu gọi cải cách chính trị đã tiến hành Cuộc diễu hành 101 phản bác chính quyền chuyên chế
Tờ New York Times trong bài bình luận có tiêu đề “Trung Quốc đang đẩy vận rủi của nó sang Tây phương”, tác giả Luke Patey cho rằng, cần phải gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh trước việc Trung Quốc đang cố áp chế các giá trị quan ở các quốc gia dân chủ Tây phương và phá hoại những nỗ lực nhằm đạt được tự do toàn cầu.
Bài báo cho biết, Bắc Kinh đã cho phép một số tập đoàn hàng đầu của Mỹ tiến nhập vào thị trường tiêu dùng khổng lồ của Trung Quốc. Đổi lại, các ông lớn như Apple hay LinkedIn phải đồng ý tuân thủ “luật chơi” của Trung Quốc, tức là phải chấp thuận việc bị kiểm duyệt.
Còn các trường Đại học Mỹ, sau khi nhận khoản tiền tài trợ khổng lồ của Viện Khổng Tử ở Bắc Kinh, cái gọi là “tự do học thuật” đang phải trả giá khi mà Viện Khổng Tử và các Trung tâm ngôn ngữ tại đây nghiêm cấm thảo luận về các vấn đề mà sẽ phơi bày bộ mặt thật của Trung Quốc ra ánh sáng.
Tuy nhiên, tác giả bài viết lại tin rằng, những dấu hiệu này thoạt nhìn tưởng như phản ảnh sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc, nhưng thực tế lại đang chứng minh cho những chiến lược sai lầm của quốc gia này. Trung Quốc trong lúc vươn tay xa ra thế giới Tây phương, thì cũng ngày càng mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia đã và đang phát triển. Ai cũng biết rằng, các quốc gia chuyên chế không bao giờ muốn để người ta giao thiệp rộng rãi, đặc biệt là kết giao với những người ở các nước dân chủ vốn ủng hộ thị trường khai mở và tự do ngôn luận. Nếu như Bắc Kinh muốn dập tắt những lo ngại về ảnh hưởng của xã hội và chính trị Tây phương mà nói, nó trước hết phải thay đổi chính sách về lợi ích kinh tế, theo đuổi những thỏa thuận và hợp tác mới với Tây phương.

Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc chính là pháp luật

Tờ Minh báo (Hồng Kông) xuất bản bài viết của tác giả La Vĩnh Sinh có tiêu đề “Pháp luật không gì khác hơn Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc”, trong đó có nói về việc Hội nghị thường ủy Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân đại) thông cái gọi là “một quốc gia hai chế độ”, thì trước hội nghị đã có nghe nói thông tin rằng, nội dung của nó không đề cập đến bất kỳ điều luật nào trong Luật cơ bản Hồng Kông, nhưng lại cưỡng chế hành pháp tại Hồng Kông. Mà theo lời ông Lý Phi, Tổng thư ký Nhân đại thì tuyên bố Nhân đại được coi là quyết định trọng yếu, không dễ mà được phép chất vấn. Nói một cách đơn giản, thì Nhân đại chính là pháp luật. Luật cơ bản không ảnh hưởng gì đến Nhân đại, Nhân đại thậm chí còn có quyền phán xét điều gì phù hợp với Luật cơ bản, điều gì trái với Luật cơ bản.
Bài báo cho biết, có thể dự đoán được rằng, khi Bộ luật mới được đưa ra không lâu, sẽ có một lượng lớn bài viết bình luận về hiến pháp và chính trị, bàn luận tới tui nhưng tựu chung chính là để chứng minh rằng quyến định Nhân đại là phù hợp, thậm chí là ưu việt hơn so với Luật cơ bản Trung Quốc. Khi đó, những ai vốn ủng hộ chính sách “một quốc gia hai chế độ” sẽ càng cao giọng ca ngợi quyết định của Nhân đại.

Người Hồng Kông nên kháng cự “chuyển đổi sang chủ nghĩa xã hội”

Liên đoàn luật sư Hồng Kông đã phát biểu tuyên bố, quyết định “Một quốc gia hai chế độ” của Nhân đại không chỉ đảo ngược lại Luật cơ bản, mà còn giáng một đòn nghiêm trọng với việc thực thi pháp trị và tinh thần người dân ở Hồng Kông. Tờ Apple Daily (Hồng Kông) còn đăng bình luận có tiêu đề “Kháng cự chuyển đổi sang chủ nghĩa xã hội: Im lặng mà chết hay cất cao tiếng nói mà sống”, trong đó tác giả Lý Bình viết, ĐCSTQ không ngừng lập pháp, cải tạo phương thức quản trị Hồng Kông, bối cảnh chính trị không khác gì những năm 1950 khi liên tục sửa đổi Hiến Pháp nhằm thúc đẩy “chuyển đổi chủ nghĩa xã hội”. Đối mặt với lực lượng trấn áp mang tính hệ thống này, sự phản kháng của người dân Hồng Kông dường như là không có ích gì, tuy nhiên, “Im lặng mà chết hay cất cao tiếng nói”, người dân Hồng Kông muốn tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế, kháng cự lại việc chuyển đổi sang chủ nghĩa cộng sản, nhất định phải tiếp tục truyền thống đấu tranh, biểu tình, xuống đường thị uy tuần hành.
Bài báo còn viết, tuyên bố của Liên đoàn luật sư Hồng Kông đã bác bỏ quyết định vô lý của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc, tin rằng người dân và xã hội quốc tế có thể thấy rõ sự vô sỉ lộng hành ngang ngược của ĐCSTQ khi muốn lấy pháp luật cai trị Hồng Kông. Tuy nhiên, điều đáng nói là không chỉ phía chính phủ Hồng Kông như thể câm điếc không có phản hồi, đến người dân hiện nay cũng tiếp tục im lặng, không ít người do dự tham gia diễu hành dịp năm mới, còn thể hiện thái độ yếu đuối chán nản. Tác giả nhấn mạnh, nếu như Hồng Kông hiện nay mà nghe theo ĐCSTQ, thực hiện chuyển đổi sang chủ nghĩa xã hội, để cho giới chức ĐCSTQ thao túng lợi ích kinh tế chính trị Hồng Kông, thì chỉ e thế hệ của chúng ta sẽ phải chịu tổn hại không gì sánh nổi.
Blog Trương Bình/TrthuVN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguyễn Tất Nhiên




Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên
(1952-1992)
Sài Gòn năm 1976, khu vực chung quanh bùng binh chợ Bến Thành là một trong những nơi tập trung đông đảo dân bán chợ trời.
Người ta bán không thiếu thứ gì: hàng quán thức ăn, thuốc Tây, quần áo cũ, cá thịt ướp sẵn từng nồi, sách báo “đồi trụy”, “nhạc vàng”…và cả súng.
Nguyễn Tất Nhiên thường leo xe lửa từ Biên Hòa và xuống ga Sài Gòn vào giờ trưa. Chúng tôi gặp nhau ở đó, bữa đói bữa no ở đó và nhận ra nhau rõ hơn cũng ở đó.
*Chúng tôi quen nhau năm 1973, trong đêm sinh hoạt do Phong Trào Du Ca tổ chức tại hội trường quân đội trên đường Trần Quốc Toản, Sài Gòn, để tưởng niệm Giang Châu, huynh trưởng của Phong Trào vừa qua đời vì bạo bệnh.
Buổi sinh hoạt sắp bắt đầu, tôi đang đứng xớ rớ thì Chủ Tịch Phong Trào, nhà báo Đỗ Ngọc Yến, giới thiệu tôi với một chàng cao lêu nghêu, “mặt vác lên trời”: Nguyễn Tất Nhiên.
“Nghe đại danh, hôm nay mới hân hạnh gặp mặt”, tôi nói thế. Nhiên nhếch mép, nụ cười “kẻ cả” lắm. Thấy cử chỉ đó của Nhiên, anh Yến chỉ nhỏ nhẹ, đêm nay Thái sẽ giới thiệu Nhiên lên đọc thơ nhé.
Hai đứa tôi quen nhau như thế đó.

*

Nhiên kiêu lắm. Nhiều khi đến “ngông cuồng”.
Nhiều đêm, Nhiên ngủ lại nhà tôi, chàng “ngôn” rằng, 20 tuổi sẽ đoạt giải Nobel Văn Chương.
Hiểu được.
Vì mới 16 tuổi, Nhiên đã lừng danh với những bài thơ do “phù thủy âm nhạc” Phạm Duy phổ thành ca khúc. Điều đáng tiếc là Nhiên chưa hề đọc một tác phẩm nào đoạt giải Nobel. Tôi mua tặng bạn hai cuốn: Câu Chuyện Giòng Sông của Hermann Hesse và Lời Dâng của Rabindranath Tagore.
Nhiên thông minh lắm. Chàng nhận ra ngay và buông một câu chen tiếng “Đan Mạch”: “Đ.M, họ viết hay thiệt”. Từ đó, không thấy Nhiên nhắc lại mộng Nobel Văn Chương nữa.

*

Nhiên hiền, ít nói, khi cười, mặt hếch cao, nhe hàm răng lởm chởm.
Không biết nói Nhiên mang “lời nguyền truyền kiếp” là mê con gái Bắc có đúng không? Vì trong thơ và trong đời thường, con gái Bắc làm khổ Nhiên lắm:
“Em nhớ giữ tánh tình con gái bắc
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
Nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang
Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt.”
Trong đám bạn chung thời sau 1975, H. tóc dài, giọng Bắc nhẹ “như thơ”. H. đã có bạn trai, Nhiên biết, nhưng vẫn công khai nói, “tớ chết đi được mỗi khi nghe H. buột miệng hai tiếng ‘Trời ơi’”. Và Nhiên cứ lặng lẽ với chính cái bóng đối với cuộc tình “con gái Bắc” này.
Lần đầu Nhiên gặp H., nụ cười “chết khiếp” của Nhiên đã đẩy H. ra xa. Hôm đó, cả bọn rủ nhau đi ăn cơm thịt kho hột vịt. Đang ăn, Nhiên ngẩng mặt rú lên cười, hai hàm răng bệt lòng đỏ trứng. “Trời ạ”, có Thánh mới chịu nổi. Nhưng đó là Nhiên, cho tới tận ngày bỏ lại mọi muộn phiền sau lưng ra đi vĩnh viễn, vẫn nụ cười đó, vẫn hàm răng đó.
Thân nhau, tôi có cảm tưởng Nhiên không sống ở cõi này. Nhiều lần, đang nói chuyện, Nhiên chợt trôi vào im lặng. Và nhiều lần, Nhiên nói, chắc có ngày tui tự tử quá ông ơi! Nghe lần đầu, còn lo lắng cho Nhiên, nhưng nghe mãi thì biết, bạn mình nói thế để xả một nỗi đau, mối sầu nào trong lòng mà thôi.
Nhiên nghèo, có sao sống vậy, quần ống thấp ống cao, đi chơi với nhau, bạn rủ gì ăn nấy, không đủ tiền thì nhịn.
Một buổi chiều đi ngang một quán cóc ở đường Lê Thánh Tôn, thấy Nhiên ngồi một mình, trước mặt là ly cà phê đã cạn đến giọt chót. Thấy tôi, Nhiên bảo, có tiền trả giùm ly cà phê; ngồi từ sáng đến giờ không đủ tiền trả, chủ quán nhắc khéo nhiều lần mà chịu, cứ phải ngồi lỳ thôi.
Thương Nhiên ở cái tính đó.

*

Tết 1976, cái đói hành hạ. Đói đến độ có lần đi ngang hàng phở, phải quay mặt đi, vậy mà nước bọt cứ tứa ra, đau quặn cả ruột. Đói, cả cái chuông cái mõ trên bàn thờ Phật, tôi cũng đem ra bán ở chợ trời.
Nhiên biết gia đình tôi đói; và Nhiên cũng đói.
Một hôm, đang đứng bán thuốc Tây ở sân ga Sài Gòn, thấy Nhiên dắt cái xe đạp cũ kỹ, tài sản duy nhất của chàng, lững thững đi tới. Yên ghế ngồi phía sau là một bọc ni lông. Nhiên bảo, ông già vừa mua cho cái quần, tui đưa ông bán nhé, bọn mình ăn bữa … thịt chó.
Nhìn thằng bạn chiếc quần cũ mèm ống bên trái “chửi bố” ống bên phải, thương bạn, xúc động vì tấm lòng của bạn, tôi không biết nên cười hay nên khóc.
Bữa thịt chó hôm đó, ăn xong vẫn còn thòm thèm. Cái quần mới của Nhiên quy thành tiền, nếu gọi thêm một xị đế và món rựa mận khoái khẩu thì không đủ trả.
Sau bữa thịt chó cuối năm đó, tôi bị bắt, không biết Nhiên ra sao.

*

Ra khỏi tù năm 84, nghe bạn bè nói Nhiên đi Pháp rồi.
Nhiên đi là phải. Chế độ đang cai trị đất nước này coi dân như kẻ thù, ai đi được cũng phải đi thôi. Nhớ có đêm lang thang với Nhiên trên đường Duy Tân, phố vắng dần, chỉ có từng toán công an võ trang đi tuần tra, Nhiên đọc cho nghe hai câu thơ:
“Chúa Phật còn lui chân trước gông cùm chế độ
Huống hồ chút thanh danh Nguyễn Tất Nhiên thống khổ.”
Đây không phải lần đầu Nhiên làm thơ với khẩu khí như thế. Trong bài “Hai Năm Tình Lận Đận”, Nhiên viết:
Nhiên bảo tôi, đúng ra Nhiên muốn viết “Chúa có gầy hơn ta chăng mà đòi khoe xương sườn trên Thánh Giá” nhưng lại thôi, vì ngại làm phật lòng người theo đạo.
Gặp lại nhau tại California năm 1985. Nhiên từ Pháp đã qua Mỹ vài năm trước đó, còn tôi vừa từ trại tỵ nạn chân ướt chân ráo đến sau.
Thăm Nhiên tại căn nhà trọ ở Quận Cam, bạn mình gầy hơn, nói chuyện có lúc như đang trôi vào cơn mê sảng. Nhiên nói đi nói lại nhiều lần, ông đuổi bà bán hàng rong giùm tôi, mới sáng bảnh mắt mà bả rao hàng ồn quá.
Tôi hoảng! Nhiên “hỏng” rồi.
Nhưng rồi Nhiên cũng trở lại Nhiên của khổ đau dai dẳng. Nhiên đọc tôi nghe đoạn thơ:*
Nhiên hiền, nhưng lúc sửng cồ, cũng ác miệng lắm.
Một hôm trong buổi họp mặt tại nhà Nhà văn Nhật Tiến ở đường King, thành phố Santa Ana, Nhiên kể tôi nghe vụ lời qua tiếng lại giữa Nhiên và nhà văn Mai Thảo liên quan đến thơ văn. Nhiên hỏi anh Mai Thảo, “nếu anh viết về thảm kịch của các cô gái vượt biên bị hải tặc hiếp, anh có đặt tựa bài là ‘Mười Đêm Ngà Ngọc Không?’”
Nhiên không nói, nhưng tôi đoán, anh Mai Thảo chắc không giận Nhiên. Vì anh luôn chủ trương chữ nghĩa không thể dùng để cãi cọ, chửi mắng nhau.
Một lần khác, khi Nhiên nói sẽ viết nhạc, nhạc sĩ Du Ca Nguyễn Đức Quang nói đùa, coi chừng cậu đi lộn giầy đó nhé. Nhiên sững cồ với anh Quang. Nhiên nói, size giầy của anh Quang nhỏ lắm, không đủ cho Nhiên xỏ chân vào.

*

“Em bây giờ có lẽ
toan tính chuyện lọc lừa
anh bây giờ có lẽ
xin làm người tình thua
chuông nhà thờ đổ chậm
tượng Chúa gầy hơn xưa
Chúa bây giờ có lẽ
xuống trần gian trong mưa
(dù sao thì Chúa cũng
một thời làm trai tơ
dù sao thì Chúa cũng
là đàn ông... dại khờ)”
Thơ Nhiên lúc nào cũng lấp ló đâu đó nỗi đau dai dẳng về một hình bóng, một cuộc tình tan vỡ.
Thân nhau, nhưng Nhiên ít cho biết đã thương bao nhiêu người con gái và có bao nhiêu bóng hình đã làm khổ đời Nhiên. Chỉ thấy trong thơ Nhiên tràn ngập những nhớ thương dai dẳng :
“…Em hết thương ta rồi phải không?
Thôi thế cho ta bớt não nùng
Thôi thế cho đời ta ngậm đắng
Còn nghe vị ngọt của tình nhân!...
….Giữ cho nhau một chút tình
Giữ cho nhau một ánh nhìn thiên thu
Giữ long lanh, giữ sa mù
Giữ phai nhạt, giữ đền bù nhạt phai…”
Phải chăng, buồn, cô quạnh, là định mệnh của người làm thơ như Nguyễn Tất Nhiên?
Còn nhớ, những năm Nhiên sống ở Quận Cam, một số bạn thân của Nhiên đêm đêm vẫn thường nghe tiếng gọi cửa xin ngủ nhờ. Và bạn bè hẳn vẫn còn nhớ hai câu Nhiên viết thời điểm đó:
“Buồn ơi hãy để ta buồn nữa
Trong tiếng làm thinh của ghế bàn”
Có lần Nhiên đến nửa đêm, phòng tôi trọ chỉ có tấm nệm trải dưới đất, Nhiên nhất định nằm trên miếng khăn trải giường. Tôi đọc Nhiên nghe hai câu thơ tương truyền của Phó Đức Chính:
“Cửu tuyền vô khách điếm
Kim dạ đáo thùy gia”
(Suối vàng không lữ quán
Đêm nay trọ nhà ai)
Nhiên cười, bảo không biết dưới đó có … “Motel 6” không?

*

Một chiều chớm Thu năm 1992, hai đứa ngồi bên lề đường trước trụ sở báo Người Việt trên đường Moran. Tôi rủ Nhiên vào tòa soạn kiếm chút gì ăn, Nhiên bảo “thằng sắp chết không ăn.” Biết Nhiên hay nói như thế từ thủa còn ở quê nhà, tôi không ngạc nhiên, chỉ bảo, “ừ, không ăn thì hút điếu thuốc.” Nhiên bảo, “thằng sắp chết không hút thuốc.”
Một tuần sau, Nhiên tự chọn cho mình cái chết. Năm ấy, Nhiên tròn 40 tuổi.
Anh Mai Văn Hiền báo cho tôi biết tin. Lúc đó, tôi đang chạy chiếc máy in Imperial của nhà in ABC vừa mua chưa được một tuần với giá hơn 20 ngàn. Nghe anh Hiền nói Nhiên chết trong một chiếc xe cũ, đậu ở sân một ngôi chùa. “Để không làm phiền đến ai.” Tôi lên cơn điên bất ngờ, cầm cây búa đập thủng một lỗ lớn ngay trục quay chiếc máy. Chắc lúc đó tôi khóc!

*

Hôm đi bên quan tài Nhiên ra huyệt mộ, nghe tiếng kèn trumpet của một người bạn chung thổi bài “Thà Như Giọt Mưa”, tôi ý thức rõ rằng, Nhiên “BIẾN” rồi. Biến như trong một bài thơ Nhiên đọc cho tôi nghe vào một lúc tôi đoán Nhiên sầu hận nhất (tôi đã cố tìm mà không còn ai nhớ nguyên văn cả bài):
“Tôi hô BIẾN cái tôi buồn,
Tôi hô BIẾN nỗi thuồng luồng đời tôi
Tôi hô BIẾN VỢ
Tôi hô BIẾN CON
Tôi HÔ BIẾN CÁI NÀO NÓ HIỆN RA CÁI NẤY”.
Có ai còn nhớ NGUYỄN TẤT NHIÊN?
(Cuối tháng 12, 2017)

Đinh Quang Anh Thái


Phần nhận xét hiển thị trên trang

3 mối đe dọa với kinh tế thế giới trong năm 2018


HÀ THU 
Dù các nhà kinh tế học lạc quan về năm nay nhưng vẫn có phần lo lắng về những vấn đề như Bitcoin hay chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
3 mối đe dọa với kinh tế thế giới trong năm 2018
Chính sách của các ngân hàng trung ương, chiến tranh thương mại và bong bóng đầu cơ được dự đoán là những rủi ro trong năm 2018. Nguồn: Fortune
Sau một năm kinh tế được đánh giá tương đối tốt, các nhà phân tích đã đưa ra dự báo tương tự cho năm 2018 với đà tăng trưởng theo hướng sẽ còn cao hơn năm 2017. Các nhà kinh tế học đều đang rất tự tin, dù vậy, họ cho rằng vẫn có 3 mối đe dọa lớn với kinh tế thế giới trong năm nay, xuất phát từ những ngân hàng trung ương, thương mại và bong bóng đầu cơ.
Ngân hàng trung ương giảm nới lỏng tiền tệ
Thành công của kinh tế toàn cầu năm 2017 một phần đến từ sự kết hợp giữa chính sách nới lỏng tiền tệ ở mức kỷ lục và các nỗ lực của những ngân hàng trung ương nhằm giúp thế giới quen dần với việc rút kích thích.
Tuy nhiên, sang năm 2018, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) dự kiến sẽ nâng lãi thêm 3 lần nữa. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang dần giảm quy mô chương trình mua lại tài sản. Còn Trung Quốc cũng đang nâng lãi suất tham chiếu.
Những động thái này đều được các nhà hoạch định chính sách cân nhắc rất kỹ. Tuy vậy, sai lầm vẫn có thể xảy ra. Bất kỳ "cú sang số" mạnh tay nào cũng có thể khiến tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh.Link bài viết
FED tiếp tục nâng lãi suất!
Ví dụ, theo Hiệp hội Các thị trường Tài chính và Chứng khoán Mỹ (SIFMA) thì nợ doanh nghiệp hiện tại của nước này là gần 8.800 tỷ USD. Con số này đã tăng 35% kể từ năm 2010 và là một lực đẩy lớn đối với sự phát triển của các công ty.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế 2018, ông Chetan Ahya, nhà nghiên cứu tại Morgan Stanley, nhận định: "So với rủi ro về bình ổn giá, rủi ro về ổn định tài chính là mối đe dọa nghiêm trọng hơn với tăng trưởng".
Việc các ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ để kiềm chế tăng trưởng quá nóng hoặc lạm phát sẽ khiến tín dụng thiếu hụt. Nguy cơ này không chỉ có ở Mỹ, mà còn xảy ra tại cả châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc.
Căng thẳng thương mại toàn cầu
Một rủi ro khác có thể kể đến với tăng trưởng toàn cầu là chính sách thương mại của Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định quan điểm "Nước Mỹ trên hết" (America First). Khi nhậm chức, ông cũng đã thực hiện hàng loạt động thái nhằm bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ, đặc biệt trong vấn đề thương mại.
Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), mở cuộc điều tra về thép nhập khẩu và yêu cầu đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Mỹ vẫn tăng, bất chấp hàng xuất khẩu tăng. Còn thâm hụt với Trung Quốc tuy giảm, nhưng vẫn chưa khiến ông Trump hài lòng.
Trong chuyến viếng thăm châu Á hồi tháng 11 năm ngoái, ông đã đăng trên trang Twitter của mình rằng: "Những khoản thâm hụt thương mại khổng lồ này cần phải được giảm nhanh chóng".
thuong-mai-my-trung-doanhnhans-7561-4156
Giới quan sát dự báo chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể sẽ nổ ra. Nguồn: Bombs and Dollars
Nếu những lời nói này thành sự thật thì kinh tế năm 2018 có thể sẽ nhanh chóng chuyển sang tình trạng khắc nghiệt. Giới quan sát đều dự báo rằng trong nửa đầu năm 2018, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ nổ ra.
Ông Trump đưa ra ý tưởng đánh vào thương mại với hy vọng gây sức ép nhằm buộc Trung Quốc có động thái giúp kiềm chế chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Trong vòng vài tháng tới, ông Trump và quan chức thương mại Mỹ được kỳ vọng sẽ thông báo kết quả từ các cuộc điều tra lớn (với các vấn đề như thép hay sở hữu trí tuệ), có thể khiến hàng Trung Quốc bị áp thuế nhập khẩu. Trung Quốc tháng trước cũng kêu gọi Mỹ từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh và "ngừng bóp méo" về các dự định chiến lược của nước này.
Bong bóng nổ tung
Các loại bong bóng đầu cơ rất khó đong đếm cho đến khi chúng nổ tung. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã giảm từ 4,4% trong năm 2000 xuống còn 1,9% trong năm 2001 khi "bong bóng dotcom" phát nổ. Khủng hoảng tài chính cũng khiến tăng trưởng giảm từ 4,3% năm 2007 xuống -1,7% năm 2009.
Việc bất chợt mất các công cụ tài chính sẽ khiến các công ty và người tiêu dùng ngừng chi tiêu, khiến tăng trưởng giảm sút, lao động bị sa thải và châm ngòi cho hàng loạt vụ vỡ nợ. Năm 2017 đã chứng kiến rất nhiều bong bóng mà trong đó Bitcoin là rõ ràng nhất.
bitcoin-doanhnhansaigon-3651-1515036699.
Nếu bong bóng Bitcoin nổ tung, nó sẽ ảnh hưởng đến các thị trường tài chính truyền thống. Nguồn: The Sun
Đồng tiền mã hóa này có lúc tăng tới gần 20 lần trong năm qua mà không có nền tảng vững chắc nên đã khiến nhiều nhà kinh tế cảnh báo đây là "bong bóng của các bong bóng". Nếu Bitcoin vỡ, ảnh hưởng của nó có thể sẽ còn lan đến các thị trường tài chính truyền thống, như chứng khoán.
Theo VnExpress 
Phần nhận xét hiển thị trên trang