Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

Đừng bao giờ biến mình thành kẻ thù của xã hội dân sự và nhân quyền, nếu muốn dành cửa hậu tìm đường thoát thân.

Cơ hội tị nạn của Vũ nhôm ?



Thời gian ngắn vừa qua, ghi nhận một xu hướng rõ rệt của các quan chức VN khi bị "ngã ngựa" là kiếm đường tẩu ra nước ngoài, lợi dụng các cơ chế bảo vệ nhân quyền quốc tế và hệ thống xét xử thiếu chuẩn mực pháp quyền tại Việt Nam để kiếm một suất "tị nạn chính trị" nhằm tránh bị trừng phạt.

Thông tin báo chí quốc tế loan tải, Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") trong hành trình đào tẩu đang bị tạm giữ ở Singapore, đã thuê luật sư làm hồ sơ xin tị nạn chính trị ở một quốc gia Châu Âu và chống lại việc bị dẫn độ về Việt Nam.

Cơ hội xin được tị nạn chính trị của Vũ "nhôm" có thật sự khả quan hay không khi đối chiếu với cách vận hành của hệ thống pháp luật và chính trị bảo vệ cho người tìm kiếm tị nạn?

Có thể nói, tình trạng pháp lý của Vũ "nhôm" hiện tại là khá bi đát, ông ta chưa được cơ quan Cao ủy tị nạn cấp quy chế "người tị nạn" để được Liên Hợp Quốc bảo vệ theo Công ước về vị thế của người tị nạn 1951. Ông ta cũng đang ở một quốc gia ngoài Châu Âu, ngay cả khi một quốc gia Châu Âu nào muốn rước Vũ về cũng không phải là điều đơn giản vì Singapore-nơi đang tạm giữ Vũ không dễ dàng để Vũ rời khỏi Singapore trước áp lực đòi dẫn độ ở Việt Nam.

Vũ "nhôm" không phải là một người có cống hiến xuất chúng cho nhân loại, hay chịu cảnh đày ải cuộc đời như "đoạn trường tân thanh" để làm lay động sự quan tâm của Cao ủy tị nạn Liên hợp Quốc, các quốc gia Châu Âu, hay các tổ chức nhân quyền Phi chính phủ để họ lên chiến dịch "giải cứu Vũ nhôm". Tất cả họ dễ dàng "dị ứng" khi nhìn thấy các bằng chứng rõ ràng được phát tán trên mạng về việc Vũ đã có thành tích vơ vét công sản quốc gia và lũng đoạn kinh tế ở Đà Nẵng.

Con đường xin tị nạn và đến định cư ở một quốc gia ở Châu âu, bằng con đường pháp luật về bảo vệ người tị nạn xem ra có vẻ là ngõ cụt đối với Vũ, vì Vũ khó lòng đáp ứng được tiêu chuẩn là "người tị nạn" theo Công ước về vị thế người tị nạn 1951.

Theo nhóm luật sư của Vũ cho biết, hồ sơ xin tị nạn của Vũ đang nhắm đến nước Đức, với lý do đưa ra Vũ sẽ hợp tác phục vụ cho công tác điều tra của nước Đức về vụ án Trịnh Xuân Thanh. Có thể nói đây là khe cửa nhiệm mầu duy nhất để biến Vũ nhôm thành một người "rất đặc biệt" đối với phía Đức để phía Đức quan tâm và can thiệp. 

Nói thẳng ra là phía Vũ "nhôm" đang đề xuất cho một sự "đổi chác" với phía Đức. Vũ sẽ hợp tác điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh và cung cấp thông tin tình báo mà Vũ đang nắm giữ, phía Đức có thể cấp quy chế tị nạn tạm thời cho Vũ đến nước Đức để khai thác các thông tin mà Vũ đang có.

Hiện vẫn chưa biết phía Đức quan tâm đến đề xuất của Vũ ở mức độ nào, nhưng cửa ải khó qua nhất mà Vũ phải vượt qua là cánh cửa Singapore. Trong cuộc chiến pháp lý và chính trị tay ba giữa Việt Nam-Singapore-và quốc gia muốn tiếp nhận Vũ, Vũ vẫn không có đồng minh tiếp sức, dò đường chỉ lối cho mình trong hành trình nguy cấp ấy, ngoài mấy vị luật sư mà Vũ phải trả tiền.

Bài học rút ra dành cho các quan chức đương thời, đừng bao giờ biến mình thành kẻ thù của xã hội dân sự và nhân quyền, nếu muốn dành cửa hậu tìm đường thoát thân.

FB PHẠM LÊ VƯƠNG CÁC 02.01.2017


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chừng đó thôi. Mà mất ba ngày!

Enter đi !



Cô bé học trò mình làm ở Tuổi Trẻ nói: Có như thế mới biết đưa một cái tin dạng này khó khăn thế nào.

Nhiều bạn bè hỏi và đoán già đoán non: Bị cấm đưa à?

Thực ra không ai cấm.

Thực ra hai ngày qua đã liên hệ với cả luật sư Remy Choo lẫn ICA (cơ quan di trú Sing). ICA không trả lời, Choo thì có. Tuy nhiên qua điện thoại, khó lòng có thể biết đó có là Choo, nếu là Choo thì có đúng là luật sư và có là luật sư của Phan Van Anh Vu? Phan Van Anh Vu có là Phan Văn Anh Vũ và có là Vũ nhôm?

Chiều nay. Nhiều hãng tin phương Tây đề nghị mua lại một số tấm ảnh Vũ nhôm. Không bán! Nhưng nghĩ đã có gì đó xác nhận.

Tối nay, một đồng nghiệp nước ngoài khẳng định họ đã nhận được hồi âm từ ICA.
Họ cho biết sẽ cập nhật sau vài phút.

Hai hãng tin nước ngoài vừa đăng. Ban quốc tế check lần cuối xác nhận lần nữa.

Tin thì đã soạn sẵn.Thêm mấy phút thảo luận và thỉnh thị.Sếp OK.

Mình nói anh em:
Enter đi!


Lúc đó là 21:51
PLO là tờ báo Việt 
Nam đầu tiên đưa tin về xác nhận của ICA.
Chừng đó thôi. Mà mất ba ngày!

FB NGUYỄN ĐỨC HIỂN 02.01.2017

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Bầu Hiển: Từ “Chúa chổm” đến ông chủ ngân hàng và doanh nhân châu Á


Bầu Hiển: Từ “Chúa chổm” đến ông chủ ngân hàng và doanh nhân châu Á
Ông Đỗ Quang Hiển, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) là gương mặt đã quá quen thuộc trên thị trường. Bên cạnh kinh doanh, làm ngân hàng và bất động sản, ông Hiển còn có niềm đam mê khác nữa, ấy là bóng đá. Ông có thể say sưa bình luận, “chém gió” cả ngày không chán khi nhắc tới môn thể thao vua này, và bởi vậy, nhiều người vẫn quen gọi ông là... “bầu” Hiển. Những ngày cuối năm 2017, ông Hiển đã dành cho chúng tôi nguyên nửa ngày để chia sẻ về cuộc sống và sự nghiệp, mà như những người thân cận với ông nhận xét, rằng hiếm khi thấy ông bộc bạch tâm can đến thế.
 Bầu Hiển: Từ “Chúa chổm” đến ông chủ ngân hàng và doanh nhân châu Á  - Ảnh 1.
Ông Hiển kể, mặc dù đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính, nhưng ông lại từng có ước mơ được làm giáo sư, viện sĩ.
"Khi còn là học sinh, tôi thần tượng các giảng viên Đại học nên luôn ước mơ sau này tốt nghiệp phổ thông sẽ trở thành một nhà nghiên cứu, một giảng viên, giáo sư với nhiều bằng sáng chế khoa học.
Vì thế, khi kết thúc phổ thông trung học hệ 10 năm, tôi thi vào khoa Vật lý của Đại học Tổng hợp để theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng khi có kết quả thi, tôi rất bất ngờ bởi cái tên Đỗ Quang Hiển lại nằm trong danh sách khoa Kinh tế chính trị.
 Bầu Hiển: Từ “Chúa chổm” đến ông chủ ngân hàng và doanh nhân châu Á  - Ảnh 2.
Tôi hoang mang lắm, mới đem chuyện này về nói với Bố tôi. Thế là hai bố con đến trường gặp các thầy để hỏi. Thầy giáo mới nhìn bố con tôi cười tươi và bảo, vào được khoa Kinh tế chính trị là rất tốt, vì đây là khoa mới thành lập và phải học rất giỏi, có lý lịch tốt mới có thể vào được.
Khi nghe thầy nói vậy, tôi không đồng ý vì không đúng với ước mơ của mình và quả quyết không học khoa Lý thì sẽ không đi học nữa. Thuyết phục không được, trường "trả" tôi về khoa Lý theo đúng nguyện vọng" – ông Hiển kể.
Năm 1987, sau khi tốt nghiệp khoa Vật lý - Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông Hiển về công tác tại Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia. Được Viện tín nhiệm, giao nhiều nhiệm vụ, ông có cơ hội được đi học tập, nghiên cứu, làm việc ở nhiều nước và tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
 Bầu Hiển: Từ “Chúa chổm” đến ông chủ ngân hàng và doanh nhân châu Á  - Ảnh 3.
 Bầu Hiển: Từ “Chúa chổm” đến ông chủ ngân hàng và doanh nhân châu Á  - Ảnh 4.
Trong số các nước đã tới học tập và nghiên cứu, ông cho biết đặc biệt ấn tượng với Nhật. Ông đã, tiếp xúc với nhiều đối tác là các tập đoàn lớn như Panasonic, Mitsubishi, National…và rất ngưỡng mộ cách làm ăn của họ.
Sau này ông biết được các "đại gia" ấy đang muốn tìm đối tác phân phối độc quyền các mặt hàng gia dụng như điều hoà, tủ lạnh, tivi, máy sấy tóc… ở phía Bắc Việt Nam. Thế là ông nghĩ, mình có thể làm được.
Và năm 1993, ông bắt đầu sự nghiệp kinh doanh riêng bằng việc thành lập Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại T&T, chuyên kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, thiết bị văn phòng, thiết bị viễn thông.
 Bầu Hiển: Từ “Chúa chổm” đến ông chủ ngân hàng và doanh nhân châu Á  - Ảnh 5.
Ông kể, 3 năm đầu làm ăn khá thuận lợi, T&T trở thành nhà phân phối độc quyền các sản phẩm điện tử, điện lạnh của các thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản. Cứ hàng về bao nhiêu bán hết từng đó, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng nhanh chóng.
"Nhưng kể từ năm 1995-1998, chúng tôi rơi vào khủng hoảng" – đang kể chuyện say sưa về giai đoạn "khởi nghiệp" thì giọng ông chùng xuống như chìm vào quá khứ.
Theo lời của vị chủ tịch T&T thì năm 1998, thị trường Việt Nam bị tuồn vào khối lượng rất lớn hàng điện tử, điện lạnh… dưới dạng trốn, lách thuế và bán giá rất rẻ.
Sản phẩm của T&T nhập chính ngạch và nộp thuế đầy đủ lên tới 60% nên giá thành không thể cạnh tranh với các đơn vị trên, khiến cho thị trường điện tử điện lạnh trong nước bị khuynh đảo. T&T và rất nhiều đơn vị kinh doanh hàng điện tử tại Việt Nam cùng chung số phận là không bán được hàng và rơi vào làm ăn sa sút.
Không bán được hàng, nợ thuế của T&T lên tới 7 tỷ đồng, một khoản tiền vô cùng lớn lúc bấy giờ.
 Bầu Hiển: Từ “Chúa chổm” đến ông chủ ngân hàng và doanh nhân châu Á  - Ảnh 6.
Ông nói, "một tờ báo thậm chí đã đưa tôi lên trang nhất với cái tựa đề đầy chua chát: Chúa chổm".
Sau hai tiếng "Chúa chổm" vút lên cao như gay gắt, ông Hiển ngưng câu chuyện một lúc lâu, như thể đang sống lại cảm giác khi ấy, và rồi lại hạ giọng xuống rất nhanh kể tiếp với chúng tôi: "Tôi cũng có chút hoang mang khi ấy, vì hàng thì không bán được, mà người ta lại còn gọi mình là Chúa chổm. Có lo không, lo chứ! Sợ không? Cũng sợ".
Rồi ánh mắt ông bỗng sáng rực trở lại, ông nói, "rất may sau đó Hải quan và Thuế vụ đã xuống tận nơi xác nhận việc nợ thuế do hàng của tôi còn tồn kho, tất cả hàng đều có đủ giấy tờ pháp lý và có giá trị lớn, tức là xác minh tôi nợ thuế vì không bán được hàng chứ không phải có điều gì không rõ ràng đằng sau".
Thời gian khủng hoảng kéo dài 3 năm, T&T đang từ số 1 trở nên trắng tay với gánh nặng nợ thuế và áp lực vô cùng. Trước hoàn cảnh đó, ông vẫn cố gắng chu cấp cho nhân viên đầy đủ, khuyến khích họ chuyển qua công ty khác làm việc vì ở lại thì rất khó khăn.
 Bầu Hiển: Từ “Chúa chổm” đến ông chủ ngân hàng và doanh nhân châu Á  - Ảnh 7.
Vẫn tiếp câu chuyện về khủng hoảng T&T, ông Hiển nói rằng, những năm ấy phải chạy vạy khắp nơi để tìm cách xử lý, giải quyết hàng tồn kho trả nợ thuế và định hướng kinh doanh mới. Rồi khó khăn cũng qua đi và cơ hội mới lại mở ra.
Khi T&T đã trở lại vững vàng trên thị trường điện tử, điện lạnh, ông bắt đầu tính chuyện "tấn công" sang thị trường xe máy với dự liệu trước sự phát triển của một mảng thị trường nhiều tiềm năng sắp bùng nổ sau chủ trương nội địa hoá của Chính phủ.
 Bầu Hiển: Từ “Chúa chổm” đến ông chủ ngân hàng và doanh nhân châu Á  - Ảnh 8.
Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, đầu tư vào mảng lắp ráp xe máy nhanh trở thành "cơn sốt" của gần 60 doanh nghiệp. Một miếng bánh mà có quá nhiều người giằng xé đã khiến cho việc kinh doanh của T&T gặp rất nhiều khó khăn.
Cạnh tranh ở thị trường thành phố đã khó, nhưng ở các tỉnh lẻ cũng không sáng sủa hơn do sự đổ bộ ào ạt của các doanh nghiệp nước ngoài. Hàng sản xuất ra bị tồn đọng, trong khi những khoản chi cho lương nhân công, nguyên vật liệu, khấu hao máy móc vẫn tiếp tục phải duy trì.
Khó khăn liên tiếp ập đến. "Nhưng tôi thích làm những việc người khác cho là không thể và phải đi tới cùng.
Tôi nghĩ, lúc khởi sự cả vốn và kinh nghiệm của mình đều yếu mà còn làm được, huống hồ khi đã đứng vững rồi mà gục ngã thì buồn lắm. Tiền bạc mất sẽ kiếm lại được, nhưng uy tín của T&T trên thị trường thì không thể bị lu mờ" – chủ tịch T&T kể.
Rà soát lại quy trình đầu tư, ông nhận ra có quá nhiều bất ổn. Kết hợp với những thương vụ không thành trong quá khứ, ông nghĩ, nếu chỉ làm thương mại - tức bán hàng mà không sản xuất - thì chẳng những phải chấp nhận đầu vào với giá cao mà còn luôn bị động.
Đó là tiền đề cho sự ra đời của nhà máy sản xuất linh kiện, động cơ và phụ tùng xe máy đạt tỷ lệ nội địa hóa với quy mô lớn trên 80% của riêng T&T tại Hưng Yên với số vốn đầu tư lên tới 50 triệu USD khi ấy. Và nước cờ đó đã đưa T&T vượt qua giông bão, tạo công ăn việc làm cho hơn 2.000 lao động.
 Bầu Hiển: Từ “Chúa chổm” đến ông chủ ngân hàng và doanh nhân châu Á  - Ảnh 9.
T&T của ông Hiển ngày càng làm ăn khấm khá sau giai đoạn khó khăn. Năm 2006, ông bắt tay vào kinh doanh một lĩnh vực hoàn toàn mới, đó là tài chính ngân hàng với cái tên Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái.
Ông kể với giọng nói rành mạch, dứt khoát rằng, thị trường khi ấy hầu như không ai biết đó là ngân hàng gì vì quy mô quá bé.
Nhưng ngay sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, đổi tên thành SHB, chuyển trụ sở từ Cần Thơ ra Hà Nội, niêm yết cổ phiếu lên sàn... SHB được thị trường ghi nhận và đánh giá như một ngân hàng năng động, có tốc độ phát triển thần tốc nhưng minh bạch, hiệu quả, an toàn, và bền vững.
Từ một ngân hàng chỉ có 400 triệu đồng vốn điều lệ, 8 nhân viên nghiệp vụ lúc thành lập năm 1993, sau đó là trải qua giai đoạn tái cấu trúc khi sáp nhập Habubank, rồi đến Thủy sản Bình An, nay SHB đã trở thành 1 trong 5 ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Tính đến thời điểm 30/9/2017, tổng tài sản của SHB đạt hơn 265.300 tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 11.196 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.330 tỷ đồng. Ngoài 2 ngân hàng con 100% vốn tại Lào và Campuchia, SHB còn đang chuẩn bị kế hoạch khai trương 1 văn phòng đại diện tại Myanmar.
 Bầu Hiển: Từ “Chúa chổm” đến ông chủ ngân hàng và doanh nhân châu Á  - Ảnh 10.
Ngoài SHB và T&T, ông Hiển hiện còn là chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SHS, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội…
Chính bởi khả năng quản trị ngân hàng như vậy, ông Hiển đã được Enterprise Asia trao tặng giải thưởng "Doanh nhân Châu Á 2017" (Asia Pacific Entrepreneurship Awards – APEA). Ông là doanh nhân duy nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam được APEA xướng tên dịp này.
 Bầu Hiển: Từ “Chúa chổm” đến ông chủ ngân hàng và doanh nhân châu Á  - Ảnh 11.
Dù đã có 30 năm lăn lộn trên thương trường và gây dựng được những đế chế doanh nghiệp hùng mạnh, song Đỗ Quang Hiển lại sống khá kín tiếng và luôn nhận mình là một kẻ ngoại đạo. Ông chỉ muốn làm một người bình thường, được say mê với công việc và giữ vững ngọn lửa đam mê ấy.
Chia sẻ về sự thành công của SHB hay T&T, ông Hiển không nhận công lao về mình, mà nói rằng, ấy là sự tổng hợp của mọi nguồn lực, trong đó nguồn lực lớn nhất là xây dựng thành công nền tảng văn hoá doanh nghiệp với giá trị cốt lõi là tính nhân văn trong hoạt động.
"Trong suốt quá trình phát triển, chúng tôi không chỉ vì lợi ích của mình mà bỏ qua trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Chúng tôi luôn kinh doanh, thu lợi nhuận trên cơ sở nền tảng văn hóa, tính nhân văn chứ không đạt lợi nhuận bằng mọi giá.
Bên cạnh nền tảng văn hoá, Hội đồng quản trị cũng đưa ra chiến lược phù hợp để phát triển trong từng giai đoạn, có định hướng lâu dài, luôn tìm ra sự khác biệt, đối mới, sáng tạo không ngừng và công khai minh bạch các hoạt động. Nếu không có nền tảng văn hoá, chúng tôi không thể có những thành công hôm nay" – ông Hiển nói với giọng đầy tự hào.
Khi nói về mối quan hệ với nhân viên, ông Hiển cho biết cá nhân ông là Chủ tịch nhưng ở SHB hay T&T không bao giờ giữ khoảng cách với cán bộ nhân viên.
"Phòng làm việc của tôi luôn mở rộng cửa. Bất cứ nhân viên nào có khúc mắc, cần cho ý kiến, thậm chí là tâm sự, tôi đều không phân biệt đối xử là sếp hay nhân viên. Tất nhiên, trừ lúc tôi có khách. Tôi đã và vẫn thường nói với các cán bộ nhân viên rằng: các bạn đừng nghĩ tôi là Chủ tịch mà cứ coi tôi như thành viên trong một gia đình.
Ở cơ quan, ai nhiều tuổi hơn tôi thì làm anh, ít tuổi hơn làm em. Và chúng ta đều có trách nhiệm, tận tâm cống hiến, không phải chỉ cho chúng ta mà cho các thể hệ con cháu sau này, cho cộng đồng và xã hội" – vị doanh nhân tuổi 56 trải lòng.
Theo Trithuctre

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đầu năm ôn lại 3 phương châm và 10 bài học sống bất hủ


1. Phải có ước mơ. Nếu bạn không xây dựng ước mơ của mình, người khác sẽ dùng bạn để xây dựng ước mơ của họ.
2. Kiên trì, kiên trì thực hiện ước mơ của bạn, nhất định sẽ đến ngày thắng lợi

3. Đừng dựa dẫm vào bất kỳ ai ngoài chính bạn, vì ngay cả cái bóng của bạn cũng rời bỏ bạn những lúc tối tăm.
Hãy trung thực trong những việc nhỏ bởi sức mạnh của bạn nằm ở đó.
1. Bạn không thể sống được 100 năm nên đừng kiếm tiền để đủ sống cho 1000 năm. Miếng ăn càng to càng dễ bị nghẹn.

2. Chỉ cần mất 2 năm để học nói, nhưng sẽ mất cả đời để học những gì không nên nói.

3. Người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về; đừng bỏ rơi tổ ấm của bạn.

4. Bạn chẳng bao giờ nhận ra những thứ bạn có quan trọng như thế nào cho đến khi bạn đánh mất nó.

5. Hãy trung thực trong những việc nhỏ bởi sức mạnh của bạn nằm ở đó.

6. Người sống nhiều hơn không phải là người cao tuổi hơn, mà là người biết sử dụng cuộc sống của mình tốt hơn.

7. Người khác chỉ quan tâm tới thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, chỉ quan tâm làm ra thành tựu, đừng quan tâm tới bất kỳ điều khác.

8. Chắc chắn tiền không phải là tất cả, nhưng cần phải có tiền vì có tiền thì mọi thứ sẽ luôn luôn dễ dàng hơn.

9. Không có hoàn cảnh nào là tuyệt vọng. Trong mọi hoàn cảnh đều có sẵn lối thoát. Hãy bình tĩnh tìm ra lối đó.

10. Đừng tranh luận đúng sai, hơn thua. Hãy sống bình an và chỉ làm những gì bạn cho là đúng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nếu chưa thể minh oan, hãy ân giảm án tử hình cho Hồ Duy Hải


Trương Huy San
Theo FB THS
Nếu có một bồi thẩm đoàn độc lập, rất có thể Hồ Duy Hải đã được tuyên vô tội. Nếu những gì nêu trong bài báo này là đúng, rất nhiều dấu hiệu “cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án” đã xuất hiện trong các tiến trình tố tụng. Tôi không rõ, các vị thẩm phán có đủ niềm tin nội tâm Hải có tội không mà dám lạnh lùng áp dụng mức tử hình với Hải.
Tháng 12-2014, Chủ tịch Nước (Trương Tấn Sang) đã quyết định hoãn thi hành án cho Hải. Không chỉ ông, dư luận, kể cả các cơ quan tố tụng lúc đó, đã không đủ niềm tin vững chắc Hải có tội để tước đoạt mạng sống của anh.
Khi chưa tìm thấy ai khác đã gây án (như các vụ án Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Văn Chấn…) không ai dám cả quyết Hồ Duy Hải có vô tội hay không. Nhưng, bằng cách suy đoán đó (trên nền tảng các bằng chứng buộc tội sơ sài và mâu thuẫn) mà ta vẫn cho rằng Hải có tội chúng ta đã vi phạm nguyên tắc căn bản nhất của công lý rồi (suy đoán vô tội). Nói chi đến trường hợp coi Hải là có tội khi bằng chứng không thuyết phục.
Hơn 4 năm qua, các cơ quan tố tụng không bổ sung được bất cứ chứng cứ mới nào để cũng cố một bản án từng khiến chúng ta ngờ vực. Chủ tịch Nước Trần Đại Quang nên ký ân giảm cho Hồ Duy Hải. Khi nắm trong tay sinh mệnh của một con người, sức nặng mà ông đang gánh không chỉ là cây bút. Ngay cả khi có đủ niềm tin nội tâm, “sát sinh” vẫn phải cần cân nhắc, nói chi đến trường hợp bị kết án rất khiên cưỡng như Hồ Duy Hải.

Làm rõ ‘nhân chứng đặc biệt’ vụ tử hình Hồ Duy Hải

Hoàng Điệp
Theo Tuổi Trẻ
29/05/2017 09:47 GMT+7
TTO – Mới đây, gia đình Hồ Duy Hải đã có đơn gửi đến lãnh đạo các cơ quan tố tụng trung ương đề nghị làm rõ việc rút bớt hồ sơ trong điều tra vụ án mạng tại Bưu điện Cầu Voi.
Bản án phúc thẩm tuyên tử hình Hồ Duy Hải đã có hiệu lực từ tháng 4-2009 - Ảnh: Tư liệu Tuổi Trẻ
Hồ Duy Hải đã bị phúc thẩm tuyên tử hình – Ảnh: Tư liệu Tuổi Trẻ
Trong đơn, người thân của Hồ Duy Hải – người bị kết án tử hình trong vụ giết hại hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) cho rằng các cơ quan tố tụng đã rút bớt hoặc không đưa vào kết luận điều tra, cáo trạng những bằng chứng, hồ sơ có lợi cho Hải, dẫn đến việc làm sai lệch hồ sơ vụ án để kết tội bị cáo.
Rút bớt hồ sơ?
Theo luật sư Trần Hồng Phong (người hỗ trợ pháp lý cho Hồ Duy Hải), trong hồ sơ vụ án có nhiều bút lục là các biên bản, kết luận giám định hoặc giấy xác nhận liên quan đến vụ án nhưng lại không thể hiện trong kết luận điều tra và cáo trạng.
Cụ thể, hồ sơ rút bỏ kết luận giám định về dấu vân tay và diễn giải sai lệch về kết quả giám định dấu vân tay – trong khi đây chính là tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải. Tự ý sửa, thay đổi kết quả nhận dạng (về “chiếc xe máy” và “người thanh niên”) của nhân chứng Đinh Vũ Thường.
Tự ý sửa lời khai của nhân chứng về kích thước con dao (được xác định Hồ Duy Hải đã dùng để cắt cổ hai nạn nhân). Rút khỏi hồ sơ những tình tiết liên quan đến một nhân chứng đặc biệt quan trọng, có dấu hiệu liên quan đến cái chết của hai nạn nhân…
Theo đơn tố cáo, sau khi Hồ Duy Hải bị bắt giam, cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định 4 tang vật: dấu vân tay, lông tóc, máu và than tro. Nhưng cơ quan điều tra chỉ sử dụng duy nhất 1 trong số 4 kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự kết luận về “than tro” thu được tại nhà Hải.
Tuy nhiên, phần sử dụng này lại cắt bỏ phần nội dung quan trọng nhất: “Không đủ yếu tố kết luận có thành phần các nguyên liệu làm ra dây thắt lưng, quần áo và simcard”.
Điều này cho thấy chưa thể kết luận Hồ Duy Hải đã đốt thắt lưng, quần áo, simcard sau khi gây án để che giấu hành vi tội phạm (như quan điểm của cơ quan điều tra).
Thế nhưng trong kết luận điều tra và cáo trạng, cơ quan điều tra và Viện KSND đã cắt bỏ phần kết luận quan trọng nhất, đồng thời lại mô tả là “phù hợp” với lời khai của Hồ Duy Hải vì “có thành phần vải và nhựa polyter”.
Trong khi đó, các kết luận giám định còn lại (máu, lông tóc) thể hiện không có sự liên quan đến Hồ Duy Hải thì không được đưa vào.
Đề nghị làm rõ bản chất vụ án
Tại bản kết luận giám định số 158 ngày 11-4-2008 kết luận: Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không trùng khớp với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải.
“Như vậy, với việc dấu vân tay của hung thủ thu được tại hiện trường không trùng với dấu vân tay của Hồ Duy Hải, phải chăng các cơ quan tố tụng đã rút khỏi hồ sơ tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải?” – luật sư Phong đặt nghi vấn.
Từ những căn cứ pháp lý trên, luật sư Trần Hồng Phong và gia đình đề nghị các cơ quan tố tụng xem xét đơn này để làm rõ bản chất vụ án.
Thực tế Hồ Duy Hải đã bị kết án tử hình và có quyết định thi hành án. Tuy nhiên, sau đó Hải được tạm hoãn thực hiện việc thi hành bản án này. Từ năm 2011 đến nay, gia đình Hồ Duy Hải liên tục làm đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải và đơn tố giác tội phạm.
Sau khi đơn được gửi ra TAND tối cao, tòa này đã có thông báo cho gia đình và luật sư biết nội dung đơn tố cáo đã được chuyển cho TAND cấp cao tại TP.HCM xem xét xử lý.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo TAND cấp cao tại TP.HCM cho biết tòa này vẫn chưa nhận được hồ sơ tố cáo và hứa sẽ cho kiểm tra lại.
Nếu nội dung đơn tố cáo của gia đình Hồ Duy Hải và luật sư về hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án của một số cán bộ tiến hành tố tụng thì thẩm quyền xem xét giải quyết là cơ quan điều tra của Viện KSND tối cao, chứ không phải TAND cấp cao tại TP.HCM.
Cũng theo vị này, nếu hồ sơ có được chuyển về tòa thì tòa cũng sẽ chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Rút khỏi hồ sơ “nhân chứng đặc biệt”
Trong vụ án Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Nghị là người có liên quan và vai trò đặc biệt quan trọng. Trên thực tế, Nguyễn Văn Nghị là người yêu của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng (thể hiện trong lời khai của anh Cao Hoàng Tuấn Anh).
Trong đêm xảy ra vụ án, Nguyễn Văn Nghị có ghé vào Bưu điện Cầu Voi và có lời khai nhìn thấy một thanh niên trong bưu điện tối 13-1-2008. Sau đó Nguyễn Văn Nghị đã bị bắt.
Cơ quan điều tra từng tạm giữ và lấy lời khai của Nguyễn Văn Nghị. Thế nhưng sau đó Nguyễn Văn Nghị không được đưa vào danh sách “nhân chứng”.
“Toàn bộ thông tin, tài liệu liên quan đến Nguyễn Văn Nghị đều bị rút khỏi hồ sơ vụ án. Vì sao không cho Nguyễn Văn Nghị nhận dạng Hồ Duy Hải? Vì sao không giám định vân tay của Nguyễn Văn Nghị? Đây là những điều rất bất thường” – luật sư Trần Hồng Phong đặt câu hỏi.
Hai nữ nhân viên bị sát hại dã man
Theo hồ sơ, ngày 13-1-2008 tại Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) đã xảy ra một vụ giết người. Nạn nhân là hai nữ nhân viên Nguyễn Thị Ánh Hồng (22 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) bị giết hại dã man (cắt cổ) ở khu vực cầu thang phía sau.
Tại hiện trường vương lại nhiều dấu vân tay của hung thủ.
Hơn hai tháng sau, ngày 21-3-2008, Hồ Duy Hải – nam thanh niên tại địa phương, nhà cách Bưu điện Cầu Voi khoảng 2km – bị bắt giữ. Hồ sơ thể hiện Hồ Duy Hải là hung thủ duy nhất, thực hiện hành vi giết người tại Bưu điện Cầu Voi.
Tại hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Hồ Duy Hải đều kêu oan.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nông dân chế robot được thế giới săn đón, PGS đề xuất cải cách vô bổ



QUANG ĐẠI 

LĐO - Năm 2017, chứng kiến nghịch lý trong sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Một vị PGS.TS đề xuất cải cách chữ viết bị phản ứng, tẩy chay, trong khi một nông dân chỉ học lớp 7 chế tạo thành công robot được nhiều nước đặt hàng.

Chuyện PGS.TS Bùi Hiền đề xuất cải cách chữ viết tiếng Việt, có thể nói là sự kiện gây ồn ào nhất năm 2017. Đến nay, giới chuyên môn cũng như cộng đồng đều nói “không” với đề xuất nói trên. Bởi đó là đề xuất phi khoa học, không phù hợp với các nguyên tắc ngôn ngữ và văn hóa học; nếu áp dụng sẽ gây rối loạn và những hệ lụy khôn lường, cho dù theo ông Bùi Hiền, đề tài này ông đã đeo đuổi mấy chục năm.

Dư luận ngạc nhiên, bởi vì một người có học hàm, học vị cao, lẽ ra phải chuyên tâm nghiên cứu những đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn, giúp giải quyết những vấn đề bức thiết của cuộc sống. Trong khi đó, ông Bùi Hiền lại dành công sức bao nhiêu năm để cho ra một kết quả chỉ làm “trò chơi”.

Nghịch lý là, trong khi các nhà khoa học, hoặc không có phát minh nổi trội, hoặc “phát minh” vô bổ, thì một người nông dân ở Hải Dương đã chế tạo thành công robot tra hạt được nhiều quốc gia tiên tiến săn đón, đặt hàng.

Mới học hết lớp 7, nhưng ông Phạm Văn Hát (45 tuổi, thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương) đã sáng chế thành công hàng chục máy nông nghiệp, như máy đánh luống, máy thu hoạch rau húng, máy rạch hàng, máy cày hai lưỡi. Trong đó, robot gieo hạt tự động là sản phẩm được nhiều nước quan tâm.

Mỗi năm ông Hát bán vài chục chiếc với giá 35 triệu đồng cho người Việt và 3.500 USD khi xuất sang Đức hoặc Mỹ. Riêng robot gieo hạt đã được bán đi 14 nước.

Đây quả là một kỳ tích, được tạo nên bằng sự nỗ lực phi thường của một nông dân chưa được học cấp 3.

Thành công của nông dân Phạm Văn Hát không chỉ gây chấn động trong nước, mà còn làm giới khoa học, sáng chế quốc tế kinh ngạc. Để sáng chế, sản phẩm được công nhận, ứng dụng rộng rãi tại các cường quốc về khoa học công nghệ, phải đạt đến một trình độ, đẳng cấp rất cao.

Không chỉ ông Hát, mà có hàng chục, hàng trăm sáng chế khác về trong nông nghiệp, môi trường… có giá trị ứng dụng, thương mại cao của các tác giả là… nông dân.

Trong khi nước ta có hàng chục ngàn giáo sư, tiến sĩ, nhưng số lượng bằng sáng chế hết sức khiêm tốn. Thành công của nông dân Phạm Văn Hát làm chúng ta phải nhìn nhận lại, đánh giá đúng thực trạng để tìm giải pháp đưa khoa học Việt Nam phát triển; không thể chấp nhận tình trạng bê bết như hiện nay.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vũ Thị Kiều Chinh – Tinh thần tiểu thuyết trong truyện ngắn “Nguyễn Thị Lộ” của Nguyễn Huy Thiệp


Bài viết dưới đây là một phần từ bài điều kiện học phần “Tác phẩm và thể loại văn học” của bạn Vũ Thị Kiều Chinh, sinh viên K65, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Khi chọn tác phẩm “Nguyễn Thị Lộ” như một case study để các bạn sinh viên tìm hiểu về tiểu thuyết như một mô hình thế giới quan, thực sự tôi đã không nghĩ xa và nghĩ sâu như những gì mà sinh viên của mình cảm nhận được. Và với tôi, đọc một bài văn mà trước hết, thấy ngay được sự suy nghĩ nghiêm túc, sự chăm chút cho câu chữ, sự mạnh dạn nêu lên quan điểm (cho dù có thể cảm tính, cực đoan chỗ này chỗ khác) luôn là điều làm tôi thấy ý nghĩa nhất của công việc dạy văn.
*

tranh-son-dau-hoa-dao (9)
Phẩm chất dễ thấy nhất của “tinh thần tiểu thuyết” mà Nguyễn Huy Thiệp đã trao cho truyện ngắn này của mình có lẽ là chất ngôn tình của nó. Còn có đề tài nào đời thường, trần thế và thực tại hơn một câu chuyện tình yêu với những cung bậc của nó từ lúc gặp gỡ, tìm hiểu, tìm hiểu sâu rồi về với nhau một nhà. Còn có nhân vật nào sống hiện tại hơn kiểu nhân vật trong khi yêu. Và vấn đề nhân vật hay sự kiện có được “thi vị hóa, lãng mạn hóa” lên không, nó chẳng còn nằm ở vấn đề thể loại nữa, vì bản thân, một câu chuyện tình yêu thì cái “thật” nhất của nó đã là cái “thi vị” rồi.
Đành rằng lựa chọn nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp đã mang cho mình ý niệm của “tiểu thuyết”, lấy những nhân vật lịch sử tưởng đã đóng băng trong quá khứ thành những tượng đài mà đập ra cho vỡ vụn, cho tan chảy để hòa với dòng chảy hiện thực, quyện vào nó. Ý đồ này bản thân nó đã thể hiện phương diện “tiểu thuyết hóa” lịch sử của tác phẩm, không nhìn nhận lịch sử như một cái gì bất động, đã xong xuôi mà sinh động, chảy trôi như cách vận động của mọi vật. Nhưng cá nhân tôi cho rằng, khi nhà văn đã quyết đưa cái huyền thoại ra làm chất liệu cho cái đời thường thì công chúng bạn đọc cần đọc nó trong mối tương quan với những cái đời thường khác, những thứ “tiểu thuyết” khác. Tức là không nhìn nhận cái hay, cái đặc sắc của tác phẩm nằm ở việc lựa chọn nhân vật và khía cạnh khai thách của tác giả, cho dù việc so sánh ông Nguyễn Trãi khi yêu với ông Nguyễn Trãi trong triều đình là một đề tài rất thú vị. Những thứ đó chỉ là bước đầu, cái khoảng không ở phía vành ngoài của một tác phẩm, còn khi bước vào tác phẩm, tôi mong muốn nói về Nguyễn Trãi đơn thuần như xét một con người bình thường, một hàng xóm hay một người bạn mang tên Nguyễn X. Và tác phẩm này, nếu có gì thú vị vượt lên trên cái vỏ thể loại “truyện ngắn” của nó, thì đó là thứ xuất phát từ những dị biệt cụ thể thật sự của một con người cá nhân Nguyễn X, chứ không phải vì đó là Nguyễn Trãi nên những suy tưởng đó tự nhiên trở nên hay ho, khác biệt.
Hơn một truyện ngắn với đặc trưng “sít sao”, “trùng khít” giữa nội dung và sự vận động của cốt truyện và tính cách, tác phẩm “Nguyễn Thị Lộ” trải ra nhiều hơn là những dòng suy tưởng của nhân vật, thứ đặc điểm tiêu biểu nhất của “con người nếm trải” trong tiểu thuyết. Những dòng suy tưởng có lúc là tâm trạng khi yêu của các nhân vật, nhưng rộng hơn việc trình bày, kể lể để biểu đạt những cảm xúc như vậy, thứ mà ta dễ dàng bắt được trong các tác phẩm ngôn tình thông thường, việc trình đó còn đem đến nhiều hơn về những quan điểm sống, những triết lí cá nhân về ý thức hệ riêng mình theo đuổi. Những cuộc đối thoại giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ được kể lại từ điểm nhìn của một ngôi thứ ba, lồng trong đó là những đối thoại của từng nhân vật từ điểm nhìn của mình với nhân sinh, với cuộc đời. Những đối thoại này mang nhiều những kinh nghiệm cá nhân của chính tác giả, hơn là những quan niệm có sẵn mang tính lịch sử, thời đại. Tôi thì bị hút vào những nội dung bên trong của cuộc trò chuyện hơn là cảm động bởi bởi cái bên ngoài rằng, đây là hai kẻ tri kỉ tâm ý tương thông.
Những cái bên trong đó trước hết là cảm quan về những lầm lẫn ở đời. Rằng những thứ đang có, đang hiện hữu như một cái nghiễm nhiên quanh ta đều là nhầm, đều là sai hết. Tất cả do bàn tay sắp đặt của một ai đó, một kẻ có quyền lực phía trên nào đó hoặc do một thứ trừu tượng như thể chế nói chung chẳng hạn, quy định ra. Những thứ đang tồn tại này phục vụ cho một mục đích thực dụng nào đó, nhưng thực dụng vẫn còn là có ý nghĩa hiểu theo một nghĩa nào đó, nhưng còn có những thứ còn vô nghĩa, trái khoáy, tệ hại nhưng vẫn ngông nghênh, nhâng nháo góp mặt. Những thứ đó tự dán cho mình những cái nhãn như “thành kiến xã hội”, “quy ước xã giao thông tục”, như “trật tự bầy đoàn”, như “đạo đức duy lý”. Những thứ đó bản thân chúng phần nhiều thuần túy là vật chất, đối lập với đời sống nội tâm cả hai nhân vật. Một kẻ như Nguyễn Trãi, xem trọng cái đẹp, cái nhân, trân trọng lý tưởng kết tinh lại trong quan điểm “đạo đức duy mĩ”. Một kẻ như Nguyễn Thị Lộ sống vô tư, không bị ràng buộc bởi những sợi dây tròng cổ mà xã hội đã chăng ra. Những cái lầm lần đó là tổng kết chung của cả nhân loại, không riêng gì một thời đại, rằng càng ngày, con người ta càng thích sống sao cho có lý nhiều hơn có nghĩa. Tức là cố gắng sao cho thật vừa khuôn, thật hợp lý với khung cảnh hơn là vượt ranh để chạm đến những cái đẹp, những cái cao cả. Vì sự thật là, làm cái gì vừa vặn bao giờ cũng dễ làm và dễ được thông cảm hơn làm những cái to lớn, đồ sộ.
Bên trong những câu chuyện đó, khi phát hiện ra cuộc đời là một mớ bùng nhùng với những lầm lẫn và lộn xộn, con người dễ lâm vào trạng thái tự thấy mình cô độc. Nguyễn Trãi tự ý thức được cái lạc loài của bản thân mình, ông ý thức được vị trí của mình nằm ở bên ngoài của cái vòng tròn vừa khít và trật tự kia. Nhưng con ốc nếu cứ yên tâm an phận trong một vỏ ốc của chính mình thì có lẽ nó sẽ chẳng bao giờ bị xâm phạm. Bi kịch của con người nằm ở chỗ, người ta biết mình đứng ngoài cuộc chơi, nhưng người ta lại khát khao đến hung hãn cái ước vọng được nhập vào cái vòng đó, không phải để hòa trộn, để sống vui vẻ, hòa đồng, mà là để phá tung nó ra, đảo lộn, thay đổi mọi thứ. Khi không đổi thay được, những lí tưởng tốt đẹp bị đánh trả, vùi dập không thương tiếc, tất yếu dẫn đến những tuyệt vọng. Và Nguyễn Trãi là phần trình bày cho bi kịch này. Càng đi xa, càng muốn hòa nhập tất cả, con người càng cảm thấy cô độc, lạnh lẽo. “Nàng biết ông đang chạy tế lên những hệ tư tưởng đương thời, vừa hung hãn, vừa tuyệt vọng.”
Những cái bên trong của câu chuyện chỉ ra nguyên nhân của bi kịch là từ bản chất nghiệt ngã của cuộc đời này, những xã hội mà thuyết vị lợi được coi như tôn giáo chính thống nhất. Khi những thứ gọi là “bi kịch cá nhân”, theo Lê Lợi, mãi mãi nó chỉ là của cá nhân, là những thứ nhỏ bé, không có giá trị. Không cần để mắt. Nguyễn Trãi nhìn ra, những cá nhân làm nên bản chất của quần chúng, từng cá nhân suy đồi có thể dẫn dụ quần chúng đi đến một bi kịch tập thể. Nhưng Lê Lợi chỉ sử dụng cá nhân như những miếng mồi ngon nhử một bầy đoàn khác, cá nhân đó không có giá trị hơn là một công cụ. Ở bất cứ xã hội nào không coi trọng sự tồn tại riêng biệt của từng cá nhân, thì khi anh có một hệ tư tưởng dị biệt, anh nhất định sẽ bị giam mình hoặc phải tự giam mình trong những căn phòng vàng vàng và ngập tối, thậm chí anh còn phải gói ghém nó lại ở một góc nào đó thật sâu, thật tối, và đừng mong có cơ hội thực hành lí tưởng.
Đối diện với những bi kịch đó, bên trong đối thoại giữa hai nhân vật hàm ẩn những giải pháp tạm thời. Khi rơi vào bi kịch của kẻ lạc loại và bị cự tuyệt, con người đơn giản cần tìm đến một người có thể ngây thơ, vô tư để được sống toàn vẹn với tất cả những tử tế và đạo đức của riêng mình. Cả hai nhân vật đều hiểu, nếu những suy nghĩ của Nguyễn Trãi không được “thở” ở một nơi nào đó, có có thể sẽ ngạt hơi, sẽ phân hủy, thối rữa trong tâm thức. Để bớt bi kịch bị tự phân hủy, con người cần ít nhất một kẻ đồng hành hiểu và lắng nghe mình. Ban đầu, Nguyễn Thị Lộ có thể không hiểu mục đích của Nguyễn Trãi khi đến với mình, nhưng việc chỉ cần trên đời còn sót lại tồn tại của một người, có thể là người cuối cùng hiểu được mình, đồng cảm cùng mình thì đời sống đó còn có chỗ để sống, những tư tưởng đó còn một tia hi vọng để thở.
Còn một thứ bên trong nữa tôi muốn nói cuối cùng: quan niệm về cái chết. Người chết nằm dưới nhiều lớp đất, không nói, hoàn toàn lặng im hoặc bị bắt phải lặng im. Nhưng có một thứ vẫn còn sống và chảy: những dòng hồi tưởng. Nguyễn Trãi có thể sinh nhầm thời đại, trên thực tế nếu coi quan điểm cuộc đời bản chất là sai thì việc sinh nhầm thời vẫn là đúng theo cái luật chơi này. Đúng ở chỗ cuộc đời phải đa diện, phải phức tạp nó mới làm nên được hình dạng của những con người tư tưởng, trăn trở. Và vẻ đẹp trong một thế giới hỗn độn có lẽ chính nằm ở việc người ta cứ buồn phiền mãi về những cái bất toàn trong đời sống này. Cơ thể vật lý của những suy tưởng có thể chết đi, nằm sâu dưới đất, nhưng cái linh hồn của những hồi tưởng thì vẫn âm ỉ chảy trôi như một mã gen ngầm, từ đời này qua đời khác, từ những con người này sang những con người khác.
Chính những cái đó mới làm nên một thứ “tinh thần tiểu thuyết” cho một tác phẩm.


Phần nhận xét hiển thị trên trang