Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Nếu chưa thể minh oan, hãy ân giảm án tử hình cho Hồ Duy Hải


Trương Huy San
Theo FB THS
Nếu có một bồi thẩm đoàn độc lập, rất có thể Hồ Duy Hải đã được tuyên vô tội. Nếu những gì nêu trong bài báo này là đúng, rất nhiều dấu hiệu “cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án” đã xuất hiện trong các tiến trình tố tụng. Tôi không rõ, các vị thẩm phán có đủ niềm tin nội tâm Hải có tội không mà dám lạnh lùng áp dụng mức tử hình với Hải.
Tháng 12-2014, Chủ tịch Nước (Trương Tấn Sang) đã quyết định hoãn thi hành án cho Hải. Không chỉ ông, dư luận, kể cả các cơ quan tố tụng lúc đó, đã không đủ niềm tin vững chắc Hải có tội để tước đoạt mạng sống của anh.
Khi chưa tìm thấy ai khác đã gây án (như các vụ án Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Văn Chấn…) không ai dám cả quyết Hồ Duy Hải có vô tội hay không. Nhưng, bằng cách suy đoán đó (trên nền tảng các bằng chứng buộc tội sơ sài và mâu thuẫn) mà ta vẫn cho rằng Hải có tội chúng ta đã vi phạm nguyên tắc căn bản nhất của công lý rồi (suy đoán vô tội). Nói chi đến trường hợp coi Hải là có tội khi bằng chứng không thuyết phục.
Hơn 4 năm qua, các cơ quan tố tụng không bổ sung được bất cứ chứng cứ mới nào để cũng cố một bản án từng khiến chúng ta ngờ vực. Chủ tịch Nước Trần Đại Quang nên ký ân giảm cho Hồ Duy Hải. Khi nắm trong tay sinh mệnh của một con người, sức nặng mà ông đang gánh không chỉ là cây bút. Ngay cả khi có đủ niềm tin nội tâm, “sát sinh” vẫn phải cần cân nhắc, nói chi đến trường hợp bị kết án rất khiên cưỡng như Hồ Duy Hải.

Làm rõ ‘nhân chứng đặc biệt’ vụ tử hình Hồ Duy Hải

Hoàng Điệp
Theo Tuổi Trẻ
29/05/2017 09:47 GMT+7
TTO – Mới đây, gia đình Hồ Duy Hải đã có đơn gửi đến lãnh đạo các cơ quan tố tụng trung ương đề nghị làm rõ việc rút bớt hồ sơ trong điều tra vụ án mạng tại Bưu điện Cầu Voi.
Bản án phúc thẩm tuyên tử hình Hồ Duy Hải đã có hiệu lực từ tháng 4-2009 - Ảnh: Tư liệu Tuổi Trẻ
Hồ Duy Hải đã bị phúc thẩm tuyên tử hình – Ảnh: Tư liệu Tuổi Trẻ
Trong đơn, người thân của Hồ Duy Hải – người bị kết án tử hình trong vụ giết hại hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) cho rằng các cơ quan tố tụng đã rút bớt hoặc không đưa vào kết luận điều tra, cáo trạng những bằng chứng, hồ sơ có lợi cho Hải, dẫn đến việc làm sai lệch hồ sơ vụ án để kết tội bị cáo.
Rút bớt hồ sơ?
Theo luật sư Trần Hồng Phong (người hỗ trợ pháp lý cho Hồ Duy Hải), trong hồ sơ vụ án có nhiều bút lục là các biên bản, kết luận giám định hoặc giấy xác nhận liên quan đến vụ án nhưng lại không thể hiện trong kết luận điều tra và cáo trạng.
Cụ thể, hồ sơ rút bỏ kết luận giám định về dấu vân tay và diễn giải sai lệch về kết quả giám định dấu vân tay – trong khi đây chính là tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải. Tự ý sửa, thay đổi kết quả nhận dạng (về “chiếc xe máy” và “người thanh niên”) của nhân chứng Đinh Vũ Thường.
Tự ý sửa lời khai của nhân chứng về kích thước con dao (được xác định Hồ Duy Hải đã dùng để cắt cổ hai nạn nhân). Rút khỏi hồ sơ những tình tiết liên quan đến một nhân chứng đặc biệt quan trọng, có dấu hiệu liên quan đến cái chết của hai nạn nhân…
Theo đơn tố cáo, sau khi Hồ Duy Hải bị bắt giam, cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định 4 tang vật: dấu vân tay, lông tóc, máu và than tro. Nhưng cơ quan điều tra chỉ sử dụng duy nhất 1 trong số 4 kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự kết luận về “than tro” thu được tại nhà Hải.
Tuy nhiên, phần sử dụng này lại cắt bỏ phần nội dung quan trọng nhất: “Không đủ yếu tố kết luận có thành phần các nguyên liệu làm ra dây thắt lưng, quần áo và simcard”.
Điều này cho thấy chưa thể kết luận Hồ Duy Hải đã đốt thắt lưng, quần áo, simcard sau khi gây án để che giấu hành vi tội phạm (như quan điểm của cơ quan điều tra).
Thế nhưng trong kết luận điều tra và cáo trạng, cơ quan điều tra và Viện KSND đã cắt bỏ phần kết luận quan trọng nhất, đồng thời lại mô tả là “phù hợp” với lời khai của Hồ Duy Hải vì “có thành phần vải và nhựa polyter”.
Trong khi đó, các kết luận giám định còn lại (máu, lông tóc) thể hiện không có sự liên quan đến Hồ Duy Hải thì không được đưa vào.
Đề nghị làm rõ bản chất vụ án
Tại bản kết luận giám định số 158 ngày 11-4-2008 kết luận: Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không trùng khớp với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải.
“Như vậy, với việc dấu vân tay của hung thủ thu được tại hiện trường không trùng với dấu vân tay của Hồ Duy Hải, phải chăng các cơ quan tố tụng đã rút khỏi hồ sơ tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải?” – luật sư Phong đặt nghi vấn.
Từ những căn cứ pháp lý trên, luật sư Trần Hồng Phong và gia đình đề nghị các cơ quan tố tụng xem xét đơn này để làm rõ bản chất vụ án.
Thực tế Hồ Duy Hải đã bị kết án tử hình và có quyết định thi hành án. Tuy nhiên, sau đó Hải được tạm hoãn thực hiện việc thi hành bản án này. Từ năm 2011 đến nay, gia đình Hồ Duy Hải liên tục làm đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải và đơn tố giác tội phạm.
Sau khi đơn được gửi ra TAND tối cao, tòa này đã có thông báo cho gia đình và luật sư biết nội dung đơn tố cáo đã được chuyển cho TAND cấp cao tại TP.HCM xem xét xử lý.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo TAND cấp cao tại TP.HCM cho biết tòa này vẫn chưa nhận được hồ sơ tố cáo và hứa sẽ cho kiểm tra lại.
Nếu nội dung đơn tố cáo của gia đình Hồ Duy Hải và luật sư về hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án của một số cán bộ tiến hành tố tụng thì thẩm quyền xem xét giải quyết là cơ quan điều tra của Viện KSND tối cao, chứ không phải TAND cấp cao tại TP.HCM.
Cũng theo vị này, nếu hồ sơ có được chuyển về tòa thì tòa cũng sẽ chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Rút khỏi hồ sơ “nhân chứng đặc biệt”
Trong vụ án Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Nghị là người có liên quan và vai trò đặc biệt quan trọng. Trên thực tế, Nguyễn Văn Nghị là người yêu của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng (thể hiện trong lời khai của anh Cao Hoàng Tuấn Anh).
Trong đêm xảy ra vụ án, Nguyễn Văn Nghị có ghé vào Bưu điện Cầu Voi và có lời khai nhìn thấy một thanh niên trong bưu điện tối 13-1-2008. Sau đó Nguyễn Văn Nghị đã bị bắt.
Cơ quan điều tra từng tạm giữ và lấy lời khai của Nguyễn Văn Nghị. Thế nhưng sau đó Nguyễn Văn Nghị không được đưa vào danh sách “nhân chứng”.
“Toàn bộ thông tin, tài liệu liên quan đến Nguyễn Văn Nghị đều bị rút khỏi hồ sơ vụ án. Vì sao không cho Nguyễn Văn Nghị nhận dạng Hồ Duy Hải? Vì sao không giám định vân tay của Nguyễn Văn Nghị? Đây là những điều rất bất thường” – luật sư Trần Hồng Phong đặt câu hỏi.
Hai nữ nhân viên bị sát hại dã man
Theo hồ sơ, ngày 13-1-2008 tại Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) đã xảy ra một vụ giết người. Nạn nhân là hai nữ nhân viên Nguyễn Thị Ánh Hồng (22 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) bị giết hại dã man (cắt cổ) ở khu vực cầu thang phía sau.
Tại hiện trường vương lại nhiều dấu vân tay của hung thủ.
Hơn hai tháng sau, ngày 21-3-2008, Hồ Duy Hải – nam thanh niên tại địa phương, nhà cách Bưu điện Cầu Voi khoảng 2km – bị bắt giữ. Hồ sơ thể hiện Hồ Duy Hải là hung thủ duy nhất, thực hiện hành vi giết người tại Bưu điện Cầu Voi.
Tại hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Hồ Duy Hải đều kêu oan.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nông dân chế robot được thế giới săn đón, PGS đề xuất cải cách vô bổ



QUANG ĐẠI 

LĐO - Năm 2017, chứng kiến nghịch lý trong sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Một vị PGS.TS đề xuất cải cách chữ viết bị phản ứng, tẩy chay, trong khi một nông dân chỉ học lớp 7 chế tạo thành công robot được nhiều nước đặt hàng.

Chuyện PGS.TS Bùi Hiền đề xuất cải cách chữ viết tiếng Việt, có thể nói là sự kiện gây ồn ào nhất năm 2017. Đến nay, giới chuyên môn cũng như cộng đồng đều nói “không” với đề xuất nói trên. Bởi đó là đề xuất phi khoa học, không phù hợp với các nguyên tắc ngôn ngữ và văn hóa học; nếu áp dụng sẽ gây rối loạn và những hệ lụy khôn lường, cho dù theo ông Bùi Hiền, đề tài này ông đã đeo đuổi mấy chục năm.

Dư luận ngạc nhiên, bởi vì một người có học hàm, học vị cao, lẽ ra phải chuyên tâm nghiên cứu những đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn, giúp giải quyết những vấn đề bức thiết của cuộc sống. Trong khi đó, ông Bùi Hiền lại dành công sức bao nhiêu năm để cho ra một kết quả chỉ làm “trò chơi”.

Nghịch lý là, trong khi các nhà khoa học, hoặc không có phát minh nổi trội, hoặc “phát minh” vô bổ, thì một người nông dân ở Hải Dương đã chế tạo thành công robot tra hạt được nhiều quốc gia tiên tiến săn đón, đặt hàng.

Mới học hết lớp 7, nhưng ông Phạm Văn Hát (45 tuổi, thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương) đã sáng chế thành công hàng chục máy nông nghiệp, như máy đánh luống, máy thu hoạch rau húng, máy rạch hàng, máy cày hai lưỡi. Trong đó, robot gieo hạt tự động là sản phẩm được nhiều nước quan tâm.

Mỗi năm ông Hát bán vài chục chiếc với giá 35 triệu đồng cho người Việt và 3.500 USD khi xuất sang Đức hoặc Mỹ. Riêng robot gieo hạt đã được bán đi 14 nước.

Đây quả là một kỳ tích, được tạo nên bằng sự nỗ lực phi thường của một nông dân chưa được học cấp 3.

Thành công của nông dân Phạm Văn Hát không chỉ gây chấn động trong nước, mà còn làm giới khoa học, sáng chế quốc tế kinh ngạc. Để sáng chế, sản phẩm được công nhận, ứng dụng rộng rãi tại các cường quốc về khoa học công nghệ, phải đạt đến một trình độ, đẳng cấp rất cao.

Không chỉ ông Hát, mà có hàng chục, hàng trăm sáng chế khác về trong nông nghiệp, môi trường… có giá trị ứng dụng, thương mại cao của các tác giả là… nông dân.

Trong khi nước ta có hàng chục ngàn giáo sư, tiến sĩ, nhưng số lượng bằng sáng chế hết sức khiêm tốn. Thành công của nông dân Phạm Văn Hát làm chúng ta phải nhìn nhận lại, đánh giá đúng thực trạng để tìm giải pháp đưa khoa học Việt Nam phát triển; không thể chấp nhận tình trạng bê bết như hiện nay.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vũ Thị Kiều Chinh – Tinh thần tiểu thuyết trong truyện ngắn “Nguyễn Thị Lộ” của Nguyễn Huy Thiệp


Bài viết dưới đây là một phần từ bài điều kiện học phần “Tác phẩm và thể loại văn học” của bạn Vũ Thị Kiều Chinh, sinh viên K65, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Khi chọn tác phẩm “Nguyễn Thị Lộ” như một case study để các bạn sinh viên tìm hiểu về tiểu thuyết như một mô hình thế giới quan, thực sự tôi đã không nghĩ xa và nghĩ sâu như những gì mà sinh viên của mình cảm nhận được. Và với tôi, đọc một bài văn mà trước hết, thấy ngay được sự suy nghĩ nghiêm túc, sự chăm chút cho câu chữ, sự mạnh dạn nêu lên quan điểm (cho dù có thể cảm tính, cực đoan chỗ này chỗ khác) luôn là điều làm tôi thấy ý nghĩa nhất của công việc dạy văn.
*

tranh-son-dau-hoa-dao (9)
Phẩm chất dễ thấy nhất của “tinh thần tiểu thuyết” mà Nguyễn Huy Thiệp đã trao cho truyện ngắn này của mình có lẽ là chất ngôn tình của nó. Còn có đề tài nào đời thường, trần thế và thực tại hơn một câu chuyện tình yêu với những cung bậc của nó từ lúc gặp gỡ, tìm hiểu, tìm hiểu sâu rồi về với nhau một nhà. Còn có nhân vật nào sống hiện tại hơn kiểu nhân vật trong khi yêu. Và vấn đề nhân vật hay sự kiện có được “thi vị hóa, lãng mạn hóa” lên không, nó chẳng còn nằm ở vấn đề thể loại nữa, vì bản thân, một câu chuyện tình yêu thì cái “thật” nhất của nó đã là cái “thi vị” rồi.
Đành rằng lựa chọn nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp đã mang cho mình ý niệm của “tiểu thuyết”, lấy những nhân vật lịch sử tưởng đã đóng băng trong quá khứ thành những tượng đài mà đập ra cho vỡ vụn, cho tan chảy để hòa với dòng chảy hiện thực, quyện vào nó. Ý đồ này bản thân nó đã thể hiện phương diện “tiểu thuyết hóa” lịch sử của tác phẩm, không nhìn nhận lịch sử như một cái gì bất động, đã xong xuôi mà sinh động, chảy trôi như cách vận động của mọi vật. Nhưng cá nhân tôi cho rằng, khi nhà văn đã quyết đưa cái huyền thoại ra làm chất liệu cho cái đời thường thì công chúng bạn đọc cần đọc nó trong mối tương quan với những cái đời thường khác, những thứ “tiểu thuyết” khác. Tức là không nhìn nhận cái hay, cái đặc sắc của tác phẩm nằm ở việc lựa chọn nhân vật và khía cạnh khai thách của tác giả, cho dù việc so sánh ông Nguyễn Trãi khi yêu với ông Nguyễn Trãi trong triều đình là một đề tài rất thú vị. Những thứ đó chỉ là bước đầu, cái khoảng không ở phía vành ngoài của một tác phẩm, còn khi bước vào tác phẩm, tôi mong muốn nói về Nguyễn Trãi đơn thuần như xét một con người bình thường, một hàng xóm hay một người bạn mang tên Nguyễn X. Và tác phẩm này, nếu có gì thú vị vượt lên trên cái vỏ thể loại “truyện ngắn” của nó, thì đó là thứ xuất phát từ những dị biệt cụ thể thật sự của một con người cá nhân Nguyễn X, chứ không phải vì đó là Nguyễn Trãi nên những suy tưởng đó tự nhiên trở nên hay ho, khác biệt.
Hơn một truyện ngắn với đặc trưng “sít sao”, “trùng khít” giữa nội dung và sự vận động của cốt truyện và tính cách, tác phẩm “Nguyễn Thị Lộ” trải ra nhiều hơn là những dòng suy tưởng của nhân vật, thứ đặc điểm tiêu biểu nhất của “con người nếm trải” trong tiểu thuyết. Những dòng suy tưởng có lúc là tâm trạng khi yêu của các nhân vật, nhưng rộng hơn việc trình bày, kể lể để biểu đạt những cảm xúc như vậy, thứ mà ta dễ dàng bắt được trong các tác phẩm ngôn tình thông thường, việc trình đó còn đem đến nhiều hơn về những quan điểm sống, những triết lí cá nhân về ý thức hệ riêng mình theo đuổi. Những cuộc đối thoại giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ được kể lại từ điểm nhìn của một ngôi thứ ba, lồng trong đó là những đối thoại của từng nhân vật từ điểm nhìn của mình với nhân sinh, với cuộc đời. Những đối thoại này mang nhiều những kinh nghiệm cá nhân của chính tác giả, hơn là những quan niệm có sẵn mang tính lịch sử, thời đại. Tôi thì bị hút vào những nội dung bên trong của cuộc trò chuyện hơn là cảm động bởi bởi cái bên ngoài rằng, đây là hai kẻ tri kỉ tâm ý tương thông.
Những cái bên trong đó trước hết là cảm quan về những lầm lẫn ở đời. Rằng những thứ đang có, đang hiện hữu như một cái nghiễm nhiên quanh ta đều là nhầm, đều là sai hết. Tất cả do bàn tay sắp đặt của một ai đó, một kẻ có quyền lực phía trên nào đó hoặc do một thứ trừu tượng như thể chế nói chung chẳng hạn, quy định ra. Những thứ đang tồn tại này phục vụ cho một mục đích thực dụng nào đó, nhưng thực dụng vẫn còn là có ý nghĩa hiểu theo một nghĩa nào đó, nhưng còn có những thứ còn vô nghĩa, trái khoáy, tệ hại nhưng vẫn ngông nghênh, nhâng nháo góp mặt. Những thứ đó tự dán cho mình những cái nhãn như “thành kiến xã hội”, “quy ước xã giao thông tục”, như “trật tự bầy đoàn”, như “đạo đức duy lý”. Những thứ đó bản thân chúng phần nhiều thuần túy là vật chất, đối lập với đời sống nội tâm cả hai nhân vật. Một kẻ như Nguyễn Trãi, xem trọng cái đẹp, cái nhân, trân trọng lý tưởng kết tinh lại trong quan điểm “đạo đức duy mĩ”. Một kẻ như Nguyễn Thị Lộ sống vô tư, không bị ràng buộc bởi những sợi dây tròng cổ mà xã hội đã chăng ra. Những cái lầm lần đó là tổng kết chung của cả nhân loại, không riêng gì một thời đại, rằng càng ngày, con người ta càng thích sống sao cho có lý nhiều hơn có nghĩa. Tức là cố gắng sao cho thật vừa khuôn, thật hợp lý với khung cảnh hơn là vượt ranh để chạm đến những cái đẹp, những cái cao cả. Vì sự thật là, làm cái gì vừa vặn bao giờ cũng dễ làm và dễ được thông cảm hơn làm những cái to lớn, đồ sộ.
Bên trong những câu chuyện đó, khi phát hiện ra cuộc đời là một mớ bùng nhùng với những lầm lẫn và lộn xộn, con người dễ lâm vào trạng thái tự thấy mình cô độc. Nguyễn Trãi tự ý thức được cái lạc loài của bản thân mình, ông ý thức được vị trí của mình nằm ở bên ngoài của cái vòng tròn vừa khít và trật tự kia. Nhưng con ốc nếu cứ yên tâm an phận trong một vỏ ốc của chính mình thì có lẽ nó sẽ chẳng bao giờ bị xâm phạm. Bi kịch của con người nằm ở chỗ, người ta biết mình đứng ngoài cuộc chơi, nhưng người ta lại khát khao đến hung hãn cái ước vọng được nhập vào cái vòng đó, không phải để hòa trộn, để sống vui vẻ, hòa đồng, mà là để phá tung nó ra, đảo lộn, thay đổi mọi thứ. Khi không đổi thay được, những lí tưởng tốt đẹp bị đánh trả, vùi dập không thương tiếc, tất yếu dẫn đến những tuyệt vọng. Và Nguyễn Trãi là phần trình bày cho bi kịch này. Càng đi xa, càng muốn hòa nhập tất cả, con người càng cảm thấy cô độc, lạnh lẽo. “Nàng biết ông đang chạy tế lên những hệ tư tưởng đương thời, vừa hung hãn, vừa tuyệt vọng.”
Những cái bên trong của câu chuyện chỉ ra nguyên nhân của bi kịch là từ bản chất nghiệt ngã của cuộc đời này, những xã hội mà thuyết vị lợi được coi như tôn giáo chính thống nhất. Khi những thứ gọi là “bi kịch cá nhân”, theo Lê Lợi, mãi mãi nó chỉ là của cá nhân, là những thứ nhỏ bé, không có giá trị. Không cần để mắt. Nguyễn Trãi nhìn ra, những cá nhân làm nên bản chất của quần chúng, từng cá nhân suy đồi có thể dẫn dụ quần chúng đi đến một bi kịch tập thể. Nhưng Lê Lợi chỉ sử dụng cá nhân như những miếng mồi ngon nhử một bầy đoàn khác, cá nhân đó không có giá trị hơn là một công cụ. Ở bất cứ xã hội nào không coi trọng sự tồn tại riêng biệt của từng cá nhân, thì khi anh có một hệ tư tưởng dị biệt, anh nhất định sẽ bị giam mình hoặc phải tự giam mình trong những căn phòng vàng vàng và ngập tối, thậm chí anh còn phải gói ghém nó lại ở một góc nào đó thật sâu, thật tối, và đừng mong có cơ hội thực hành lí tưởng.
Đối diện với những bi kịch đó, bên trong đối thoại giữa hai nhân vật hàm ẩn những giải pháp tạm thời. Khi rơi vào bi kịch của kẻ lạc loại và bị cự tuyệt, con người đơn giản cần tìm đến một người có thể ngây thơ, vô tư để được sống toàn vẹn với tất cả những tử tế và đạo đức của riêng mình. Cả hai nhân vật đều hiểu, nếu những suy nghĩ của Nguyễn Trãi không được “thở” ở một nơi nào đó, có có thể sẽ ngạt hơi, sẽ phân hủy, thối rữa trong tâm thức. Để bớt bi kịch bị tự phân hủy, con người cần ít nhất một kẻ đồng hành hiểu và lắng nghe mình. Ban đầu, Nguyễn Thị Lộ có thể không hiểu mục đích của Nguyễn Trãi khi đến với mình, nhưng việc chỉ cần trên đời còn sót lại tồn tại của một người, có thể là người cuối cùng hiểu được mình, đồng cảm cùng mình thì đời sống đó còn có chỗ để sống, những tư tưởng đó còn một tia hi vọng để thở.
Còn một thứ bên trong nữa tôi muốn nói cuối cùng: quan niệm về cái chết. Người chết nằm dưới nhiều lớp đất, không nói, hoàn toàn lặng im hoặc bị bắt phải lặng im. Nhưng có một thứ vẫn còn sống và chảy: những dòng hồi tưởng. Nguyễn Trãi có thể sinh nhầm thời đại, trên thực tế nếu coi quan điểm cuộc đời bản chất là sai thì việc sinh nhầm thời vẫn là đúng theo cái luật chơi này. Đúng ở chỗ cuộc đời phải đa diện, phải phức tạp nó mới làm nên được hình dạng của những con người tư tưởng, trăn trở. Và vẻ đẹp trong một thế giới hỗn độn có lẽ chính nằm ở việc người ta cứ buồn phiền mãi về những cái bất toàn trong đời sống này. Cơ thể vật lý của những suy tưởng có thể chết đi, nằm sâu dưới đất, nhưng cái linh hồn của những hồi tưởng thì vẫn âm ỉ chảy trôi như một mã gen ngầm, từ đời này qua đời khác, từ những con người này sang những con người khác.
Chính những cái đó mới làm nên một thứ “tinh thần tiểu thuyết” cho một tác phẩm.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phan Văn Anh Vũ 'xin đi châu Âu tỵ nạn'




BBC 
1 tháng 1 2018

Luật sư Remy Choo nói với BBC đơn xin tỵ nạn của thân chủ của mình 'đã được nộp cho một nước ở châu Âu' và đang 'trong quá trình xét duyệt'.

Trả lời BBC tiếng Việt qua điện thoại vào chiều hôm thứ Hai 01/01, luật sư Remy Choo từ Singapore cũng nói về khả năng cảnh sát phải đưa ông Anh Vũ trình diện thẩm phán nếu quá thời hạn tạm giam.


BBC: Cuộc gặp của ông với gia đình ông Anh Vũ có nội dung gì? Gia đình ông Anh Vũ trông đợi gì?

Tôi chỉ có thể khẳng định tôi đã nói chuyện [gián tiếp] với gia đình ông Anh Vũ. Gia đình ông ấy có nguyện vọng rằng ông Anh Vũ được tự do đi lại. Gia đình ông ấy biết rằng trước đây ông ấy đã đi lại với các giấy tờ mà hiện thời ông ấy đang giữ mà không gặp phải vấn đề gì. 

BBC: Ông Anh Vũ bị bắt giữ khi nào và việc tạm giữ này kéo dài tối đa bao lâu theo luật Singapore?

Tôi có thể khẳng định lại thông tin tôi đã cung cấp cho BBC và đã đăng tải trên BBC Tiếng Việt rằng Cục quản lý xuất nhập cảnh Singapore tạm giữ ông Vũ vào khoảng 11 giờ sáng ngày 28/12/2017. Ông ấy chỉ bị tạm giữ tối đa 48 tiếng. Nếu cảnh sát muốn giam giữ ông ấy lâu hơn 48 tiếng họ cần đưa ông ấy trình diện trước thẩm phán.

Cho đến thời điểm hiện tại, tôi chỉ có thể nói rằng đơn xin tỵ nạn của ông Vũ đã được nộp cho một nước ở châu Âu và đang trong quá trình xét duyệt. Cũng cần phải nói rằng tôi chưa thể tiếp cận được [trực tiếp] với ông Vũ cho đến thời điểm này. 


BBC: Ông có biết những vụ việc tương tự nào trong quá khứ khi Singapore cho dẫn độ người về Việt Nam?

Cho đến thời điểm hiện tại tôi không thể nói có trường hợp nào như vậy. Tôi đang cố gắng tìm hiểu xem lý do tạm giữ ông Anh Vũ là gì? Hiện giờ tôi còn chưa rõ vì sao ông ấy bị tạm giữ và liệu ông ấy có khả năng bị dẫn độ về nước hay không.

BBC: Theo ông có khả năng một phiên tòa về trường hợp của ông Anh Vũ sẽ diễn ra tại Singapore hay không?

Tôi chỉ có thể biết được việc này chừng nào tôi được tiếp xúc với ông Vũ. Hiện nay quá sớm đối với tôi để bình luận về việc này. 

Việc tiếp theo chúng tôi hy vọng có thể làm được là nói chuyện với ông Anh Vũ để tìm hiểu xem vì sao ông ấy bị tạm giam. Đến nay cái mà gia đình ông ấy hiểu là giấy tờ đi lại của ông ấy chẳng hề có vấn đề gì cả và do đó ông ấy cần được tự do đi tới bất cứ đâu ông ấy muốn. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trò chuyện cuối năm với nhà văn NGUYỄN XUÂN KHÁNH


Sự tự do là do cá nhân anh chịu trách nhiệm. Nhưng sự tự do cũng phụ thuộc vào xã hội. Nên nói sự tự do sáng tác, tự do tư tưởng là những điều quan trọng. Xã hội, các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo nên chú ý tạo điều kiện cho sự tự do phát triển thì mới hòng có những tác phẩm lớn. Chứ không có nước nào hạn chế tự do là có tác phẩm lớn. Phải có một nền tự do được khuyến khích thì trong tương lai mới hy vọng có tác phẩm lớn. Lẽ dĩ nhiên, từng cá nhân nhà văn nên chịu trách nhiệm về sự tự do nội tại của mình, nhưng yếu tố xã hội, yếu tố vận động cho sự tự do nảy nở là rất quan trọng, nên xã hội phải lo lắng làm sao cho có tự do đối với những người sáng tạo.


Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: Dân tộc mình lãng mạn

Làng cổ Thanh Nhàn, gọi là thế nhưng thực chất là những con ngõ rẽ vào từ phố Trần Khát Chân, giờ gần như là trung tâm thành phố. Ngõ phố lâu không đến thấy khác đi nhiều, ngỡ ngàng hỏi cô con dâu út: Có phải nhà bác Khánh? Nhà văn ngồi trên tầng 2 nghe tiếng gọi với xuống: Con mời chị ấy lên đây! Tuổi 85 của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh – tác giả của những tiểu thuyết đình đám: “Hồ Quý Ly”, “Mẫu thượng ngàn”, “Đội gạo lên chùa”, “Chuyện ngõ nghèo”… - gần như chỉ hiện diện ở một đống thuốc để trên bàn, chứ tuyệt nhiên chưa thấy dấu ấn tuổi tác trong tư duy mạch lạc và khúc triết của ông về mọi vấn đề. Vẫn một vẻ tinh anh, hóm hỉnh hiếm có, ông trò chuyện với PV Tinh hoa Việt vào một ngày đầu đông.


@: Hàng ngày bác có vào mạng Internet không ạ?
Nguyễn Xuân Khánh: Có, nhưng tôi không tham gia facebook, chỉ vào mạng để đọc.

@ Bác còn là một dịch giả, và chắc sẽ đọc trực tiếp nhiều trang của nước ngoài?
Nguyễn Xuân Khánh: Tôi thông thạo tiếng Pháp và tiếng Anh, trước vẫn tự đọc các tác phẩm văn học bằng nguyên bản tiếng Anh, tiếng Pháp. Giờ thì cũng ít hơn vì tuổi cao rồi.

@ Dạo này, văn chương nước nhà có vẻ hơi yên ắng. Có phải vì thời buổi này cả người viết và người đọc bị chi phối bởi mạng xã hội không, thưa bác?
Nguyễn Xuân Khánh: Cũng chả phải, tôi nghĩ là mọi sự phát triển nó đều giống như cái đồ thị hình sin. Văn học cũng vậy. Không riêng gì Việt Nam, cả thế giới bây giờ bế tắc. Dạo này tôi cũng không thấy tác phẩm nào trên thế giới gây sôi nổi cả, ngay cả Pháp và Mỹ cũng không thấy. Tức là văn học hay bất cứ cái gì cũng vậy, trong sự phát triển cũng có lúc lên lúc xuống. Hình như thế giới đang đi vào đoạn đi xuống của hình sin. Nên không thấy có tác phẩm nào, ta lại càng không có tác phẩm nào đáng kể.

@ Ở Việt Nam nhiều nhà văn giờ cũng chiều theo ý độc giả, viết tản văn trên mạng cho dễ tương tác với bạn đọc, bằng lòng với lượng người đọc rất lớn?
Nguyễn Xuân Khánh: Cái gì theo thời thượng thì chả bền. Tôi nghĩ chắc họ cũng nghĩ đến các sáng tác lâu dài nhưng mà cũng khó lắm. Hình như nó là sự thoái trào chung của cả thế giới. 

@ Theo bác thì vì sao? Có phải vì mọi sự đã đi hết biên độ của nó? 
Nguyễn Xuân Khánh: Thế giới cũng có những dao động như quả lắc, cũng có cao trào, thoái trào, cũng có lúc ngả sang tả khuynh, có lúc ngả sang hữu khuynh. Cao trào thì cũng có lúc sẽ thoái trào.

@ Không hiểu khi đặt ra trường phái “hậu hiện đại”, các nhà lý luận có nghĩ tới hết hậu hiện đại thì sẽ là gì được nữa?
Nguyễn Xuân Khánh: Do các nhà lý luận Tây phương cứ hay đặt ra những cái tên theo trào lưu thế giới thôi. Tôi thì nghĩ cũng chả cứ trường phái nào, tác phẩm hay thì nó kích thích người đọc. Nhưng đúng là mọi thứ có vẻ đã đi hết biên độ của nó. Người ta cũng đang hy vọng một thời phục hưng mới của văn học và nghệ thuật trên toàn thế giới nhưng cũng đang thấy khó, chưa thấy dấu hiệu xuất hiện. Nếu theo tư duy của phương Đông thì “cùng tắc biến”, đến thoái trào rồi thì nó phải dấy lên một cái gì mới mẻ. Nhưng mà vẫn chưa thấy, một trào lưu thế giới mới mẻ vẫn chưa thấy có. Chỉ thấy có những sự biến động nhỏ thôi, chứ có những khuynh hướng rõ nét như thời phục hưng thì chưa thấy. Sau cái hậu hiện đại là cái gì thì chưa thấy, mà hậu hiện đại cũng chẳng có gì hay cả. Kể cả cái hậu hiện đại, tôi cũng thấy nó chả gây nên được những tác phẩm gây “sốt sắng” nào, đọc cũng không đọc nổi. Nói chung là loài người đang bế tắc.

@ Ở phương diện gọi chung là đang bế tắc này, có vẻ nền văn học nghệ thuật ở ta đang được “đập cùng nhịp” với thế giới?
Nguyễn Xuân Khánh: Thời kỳ này đang là thời ồ ạt Tây phương hóa vào Việt Nam. Ta có 2 giai đoạn Tây phương hóa: Lần thứ nhất đó là giai đoạn người Pháp đến Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và lần thứ hai là đầu thế kỷ 21 này. Nhưng nếu ở lần thứ nhất chúng ta chỉ ảnh hưởng của Pháp là chủ yếu thì ở lần thứ 2 này chúng ta đang chịu sự ảnh hưởng của toàn thế giới.

@ Thưa bác, lần này có lẽ phải gọi là thời kỳ toàn cầu hóa, vì lần trước chúng ta ảnh hưởng chủ yếu từ văn hóa Pháp, còn lần này không phải chỉ là Tây phương hóa?
Nguyễn Xuân Khánh: Gọi là toàn cầu hóa, nhưng sự thực là Tây phương hóa. Bởi vì tất cả đều chỉ là phái sinh của văn hóa Tây phương, tất nhiên nó có màu sắc của toàn cầu, nhưng cái thực chất, cái cội rễ, cái cốt lõi bên trong là văn hóa Tây phương. Mỹ cũng là phái sinh của văn hóa Tây phương, các nước châu Á cũng vậy thôi, đều là những sự phái sinh. Tức là chúng ta đang toàn cầu hóa nhưng thực ra là Tây phương hóa. Tôi nghĩ thế này, sau đợt Tây phương hóa ồ ạt lần thứ nhất nó đẻ ra Văn học Việt Nam hiện đại. Tức là văn học Việt Nam hiện đại là sản phẩm của Tây phương hóa. Bây giờ Tây phương hóa ồ ạt lần thứ 2 này, nó sẽ kết tinh và cho mình một giai đoạn rực rỡ mới chăng? Tôi nghĩ thể nào nó cũng ảnh hưởng và tạo ra một tầng lớp tinh hoa mới. Sẽ có! Nhất là một thế hệ thanh niên bây giờ mang ảnh hưởng toàn cầu chắc chắn sẽ có kết tinh, sẽ tạo ra một thời kỳ mới mẻ nào đấy, chỉ là chưa biết lúc nào nó sẽ xuất hiện thôi. Tôi nghĩ thế và vẫn đang chờ.

@ Thưa bác, đầu thế kỷ 20, tinh hoa văn hóa phương Tây vào Việt Nam và được tiếp nhận cũng bởi giới tinh hoa Việt Nam khi ấy nên mới tạo ra một thời kỳ cực kỳ rực rỡ không phải chỉ văn học mà tất cả các ngành nghệ thuật. Còn ở cuộc toàn cầu hóa lần này, e là bác hơi lạc quan chăng khi mọi thứ ồ ạt vào ngoài cái tốt đẹp còn bao gồm cả rác và chủ thể tiếp nhận cũng không phải chỉ có giới tinh hoa?
Nguyễn Xuân Khánh: Đừng lo, văn hóa bao giờ cũng có chọn lọc. Trên phương diện chung hiện nay nó đang ồ ạt, đang tạp, nhưng rồi cốt lõi thì văn hóa sẽ có chọn lọc lấy cái tinh hoa. Tinh hoa của người Việt sẽ chọn lọc lấy tinh hoa của thế giới vào Việt Nam. Văn hóa là quá trình chọn lọc. Trong quá trình “ăn ở” với nhau, hòa trộn với nhau nó sẽ chọn lọc những tốt đẹp của nhau, những cái tốt đẹp nó sẽ được chọn lọc. Đó là quá trình acculturation – tiếp biến văn hóa. Nó không chỉ là sự đơn giản là đi qua nhau, mà là sự tiếp biến. Chứ không phải chỉ là sự tiếp xúc đơn giản không đâu.

@ Vâng, hiện nay sự tiếp nhận văn hóa thế giới rất toàn diện. Nếu như trước kia, chúng ta phải chờ vài năm, thậm chí hàng chục năm mới được đọc một cuốn sách, xem một bộ phim của nước ngoài, nghĩa là ta tiếp nhận nó sau thế giới nhiều năm. Bây giờ thì khác, một bộ phim ra rạp ở Bắc Mỹ thì cũng đồng thời có mặt ở Việt Nam. Một cuốn sách phát hành ở châu Âu chỉ vài tháng đã được dịch in ở Việt Nam. Internet khiến người ta tiếp xúc với văn hóa nước ngoài không giới hạn. Trên đường phố đầy rẫy quán ăn phong cách Hàn, Nhật, Thái… Đó là cái khác của cuộc “xâm thực văn hóa” của thời kỳ hội nhập này so với trước kia. Nhưng với thuận lợi ấy, tiếp biến văn hóa diễn ra thế nào chắc phụ thuộc vào tâm thế và nhận thức của chủ thể tiếp nhận?
Nguyễn Xuân Khánh: Đúng, văn hóa là quá trình chọn lọc nhưng người tiếp nhận là người Việt Nam thì phải như thế nào? Mình phải có nền tảng văn hóa của mình như thế nào thì mới có được tiếp biến văn hóa. Chứ nếu mình không có gì thì nó sẽ đồng hóa mình. Nếu mình có một cái gì ở bên trong thì cái yếu tố nội sinh sẽ tác động với yếu tố văn hóa ngoại lai để thành cái mới. Cái này thì tự từng cá nhân, nhất là giới trí thức, tinh hoa trong xã hội phải vận động, thúc đẩy được cho tất cả mọi người tự tạo cho mình nền tảng đủ để tiếp nhận. Phải có đồng xu sẵn có trong mình chứ, không có tiền đối ứng thì làm sao, chỉ toàn nhờ bên ngoài thì không được. Chắc là phải thế, phải tạo cho xã hội có một nền tảng văn hóa nhất định, cả xã hội làm cùng tự tạo cho mình, các nhà quản lý phải có chính sách, nỗ lực để cả dân tộc phải có đủ vốn liếng.

@ Dù thế nào chúng ta cũng đang chờ một thời kỳ rực rỡ mới…
Nguyễn Xuân Khánh: Tôi nghĩ thế hệ trẻ bây giờ cũng đầy ước vọng và những ước mơ lớn sẽ tạo những văn hóa mới và những tác phẩm mới. Nhưng bây giờ nó chưa phát lộ vì chưa đủ chín muồi. Phải đủ chín thì nó mới acculturation, nó mới tiếp biến. Nó phải có lượng thế nào thì mới đổi thành chất, hiện nay chưa đến giai đoạn ấy. Ta chưa thấy nhưng chắc chắn là sẽ có. Bây giờ tuổi trẻ đã được đi khắp thế giới rồi.

@ Bác có thường xuyên đọc văn học trẻ trong nước không? Và có nhận ra dấu hiệu nào để hi vọng chưa ạ?
Nguyễn Xuân Khánh: Tôi vẫn đọc thường xuyên. Nhưng tôi chưa có hi vọng, chưa thấy. Sự cố gắng của giới trẻ thì tôi thấy, nhưng tôi chưa thấy có tác giả nào mới mẻ vượt lên mặt bằng chung. Cũng có những cố gắng để nhận được tác động qua lại của người đọc trên mạng, nhưng văn học mạng cũng chưa đem lại một cái gì. Có thể nó sốt dẻo hơn nhưng để tạo ra sản phẩm mới hay ho thì chưa có, tôi chưa thấy.

@ Mà bối cảnh bây giờ thì cũng không đổ lỗi cho những bó buộc xã hội được khi mà việc xuất bản ngày nay rất cởi mở?
Nguyễn Xuân Khánh: Sự in ấn một cuốn sách bây giờ quá dễ dàng. Vật chất xã hội đang thúc đẩy quá trình dân chủ hóa. Dân chủ bây giờ đang rất rộng rãi. Chỉ sợ không có tài năng. Tài năng vẫn là khó nhất.

@ Đây là một nghịch lý, khi không còn bị bó buộc, có vẻ như lại không xuất hiện tác phẩm lớn?
Nguyễn Xuân Khánh: Vấn đề dân chủ là do từng cá nhân. Không ai cấm được ngòi bút. Nhà nước cấm như thế nào thì tôi vẫn viết, tôi vẫn viết ra. Ai cấm được tôi viết, chưa in thì tôi để trong ngăn kéo, ai cấm được. Chỉ do sự bạc nhược cá nhân mà anh mới không viết được. Tự do của nhà văn là do tự do nội tại của từng cá nhân,  sự can đảm, sự lương thiện của từng cá nhân quyết định nhiều hơn là sự bó buộc của bên ngoài. Nếu không viết được, phải trách nhất là sự tự do nội tại của nhà văn, tức là nội tự do của từng cá nhân. Chứ không phải do xã hội.

@ Không ai cấm đoán được tài năng. Cuộc đời nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là minh chứng cho điều ông vừa nói. Những tác phẩm được ông viết ra, cho vào ngăn kéo, ở vào những thời kỳ cùng cực nhất. Nhưng nếu có ý kiến cho rằng nếu sách của ông được in ngay vào những năm tháng ấy biết đâu, ông còn đủ động lực để viết thêm nhiều tác phẩm khác, có thể lớn hơn “Hồ Quý Ly”, “Mẫu thượng ngàn”, “Chuyện ngõ nghèo”…?
Nguyễn Xuân Khánh: Phải có bột mới gột nên hồ, mình chỉ có trải nghiệm ngần ấy thì chỉ viết từng ấy. Cái thời bao cấp có lẽ tôi cũng chỉ viết được ngần ấy thôi, không thể viết hơn được nữa. Không thể bôi ra cái gì cũng viết được đâu. Chỉ có một số vấn đề mình suy ngẫm, phải có suy ngẫm kỹ càng, phải có trải nghiệm thì mới viết được chứ. Viết thì phải có những đề tài mình thôi thúc chứ không phải bạ cái gì cũng viết được. Nói chung là khi đã viết cuốn sách thì phải có sự suy ngẫm chán chê mê mỏi rồi mới viết.

@ Nói như vậy là dù thế nào, nhà văn có tài năng thì cũng sẽ viết được ngần ấy, đạt tới tầm vóc ấy, xuất hiện vào lúc nào lại còn do số phận?
Nguyễn Xuân Khánh: Có ngần ấy thôi, không hơn được nữa. Nhưng cũng phải nói thêm là quy chế của xã hội có ảnh hưởng đến nhà văn ở chỗ này: Nếu một xã hội biết khuyến khích sự tự do thì tài năng sẽ nở rộ hơn, còn nếu hạn chế thì cái anh chàng nhà văn nó vốn đã tự hạn chế nó nhiều rồi lại thêm sự kiềm chế của bên ngoài nữa thì nó sẽ làm thui chột sự tự do đi thôi. Chứ còn sự tự do ấy nhà văn nên trách ở mình nhiều hơn.

@ Bằng sự trải nghiệm cá nhân, bác nghĩ rằng trong một xã hội khi nào thì xuất hiện tài năng và tác phẩm lớn?
Nguyễn Xuân Khánh: Tác phẩm lớn xuất hiện là do nhiều nhu cầu. Thứ nhất là phải có tài năng nhìn ra được những vấn đề ẩn ngầm của xã hội, rồi nhu cầu của xã hội ép buộc nhà văn phải thổ lộ ra. Phải do nhu cầu xã hội thúc ép nhà văn không thể không bật ra tiếng nói của mình. Ví dụ như phải những năm 1930-1945 thì mới bật ra một cao trào hiện thực phê phán, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… là do nhu cầu xã hội rất thúc ép. 

@ Nói như vậy thì bây giờ đang không có nhu cầu xã hội cho việc xuất lộ tài năng và tác phẩm lớn?
Nguyễn Xuân Khánh: Xã hội bây giờ có thể có nhu cầu nhưng mà nhu cầu cao hơn. Tức là đòi hỏi phải khái quát được xã hội ấy, phải tìm được luồng mạch ẩn ngầm và nhu cầu xã hội ấy. Vì sự tiếp xúc với thế giới nó rộng rãi hơn, nhanh nhẹn hơn thành ra người ta dễ được tiếp xúc với cái cực hay của thế giới rồi nên nhu cầu xã hội đòi hỏi cao hơn. Khi đã tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm trên thế giới mà có khi còn chưa thỏa mãn thì sự xuất hiện những tác phẩm trong nước dưới tầm thế giới càng không thể thỏa mãn. Nhu cầu xã hội trong giai đoạn mới này cao hơn rất nhiều, người ta tiếp xúc được với những tác phẩm nó thật cao của thế giới một cách rất nhanh chóng rồi. Như vậy nhu cầu xã hội có nhưng đòi hỏi rất cao, nên chắc phải chờ đợi lâu mới có tài năng thật sự xuất hiện. Mặt khác, để có tác phẩm lớn phải có sự thúc đẩy của xã hội, các nhà quản lý cũng phải có mong muốn tác phẩm xuất hiện để thúc đẩy cho tác phẩm ra đời.
Chỗ này tôi muốn nói rõ cái ý ở trên tôi đã nói về sự tự do của cá nhân nhà văn. Sự tự do là do cá nhân anh chịu trách nhiệm. Nhưng sự tự do cũng phụ thuộc vào xã hội. Nên nói sự tự do sáng tác, tự do tư tưởng là những điều quan trọng. Xã hội, các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo nên chú ý tạo điều kiện cho sự tự do phát triển thì mới hòng có những tác phẩm lớn. Chứ không có nước nào hạn chế tự do là có tác phẩm lớn. Phải có một nền tự do được khuyến khích thì trong tương lai mới hy vọng có tác phẩm lớn. Lẽ dĩ nhiên, từng cá nhân nhà văn nên chịu trách nhiệm về sự tự do nội tại của mình, nhưng yếu tố xã hội, yếu tố vận động cho sự tự do nảy nở là rất quan trọng, nên xã hội phải lo lắng làm sao cho có tự do đối với với những người sáng tạo.

@ Hiện thực xã hội thì sao thưa bác, cái như bác nói là thôi thúc nhà văn phải bật ra tiếng nói, hiện giờ xã hội đang ngổn ngang cái xấu và cái ác?
Nguyễn Xuân Khánh: Cái ác bao giờ cũng có, bây giờ nó cũng không nhiều hơn ngày trước đâu. Chỉ có điều khi nào những bó buộc xã hội chặt chẽ thì cái ác nó không phát triển. Chỉ có giai đoạn nào buông lỏng, cho phép quá tự do thì nó bung ra. Chứ cái ác thì bao giờ cũng có, không tránh được đâu. Tôi lại nghĩ cả cái ác, cái thiện đều có vai trò của nó trong xã hội. Cả cái ác cũng có vai trò của nó trong thúc đẩy xã hội chứ không phải chỉ có cái thiện đâu. Mặc dù đúng là cái ác có cản trở, có làm xấu xã hội đi, nhưng cũng nhờ như thế ta có ý thức được như thế và ta nhìn thấy những cái ác nó diễn ra trong xã hội như thế mà ta sẽ quay trở lại chế ngự bớt nó đi, thành ra nó có vai trò của nó.  

@ Nếu gọi ra một tính cách dân tộc tốt và một cái xấu, bác sẽ nói gì?
Nguyễn Xuân Khánh: Người Việt lãng mạn, xã hội đại đồng là một ước mơ lãng mạn hình như nó theo đuổi dân tộc mình từ đời nảo đời nào. Ước vọng một xã hội thật hoàn mỹ, xã hội rất tử tế, một xã hội con người rất tốt với nhau là một ước mơ rất đẹp chứ. Ai bảo không đẹp đẽ. Và rất lãng mạn. Vốn cái lương tri con người đã thích như thế rồi. Dân tộc mình gần với tự nhiên, với thiên nhiên thành ra ý tượng lãng mạn ấy nó đeo đuổi dân tộc mình cũng lâu. Cái này vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm, tức là không thực tế.

@ Xin trân trọng cảm ơn bác!  

                        CẨM THÚY


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vuông và tròn


Hôm qua, tôi đọc sách (tối nào cũng phải đọc ít nhất 20 trang sách trước khi ngủ), trong cuốn Hàn Phi Tử thấy có ý hay thế này:

Hàn Phi Tử cho rằng dân tốt hay xấu, hay hoặc dở, thiện hay ác... là do bản chất chế độ cai trị họ. Theo ông, dân vốn trong sạch, ví như nước vậy. Nước đựng trong cái gì thì chịu ảnh hưởng của cái ấy. Đựng trong cái chén (ly, chung) tròn thì nước có dạng tròn, trong chén vuông thì nước vuông.
Chế độ thế nào thì dân thế ấy.

Báo chí xứ ta ngày nào cũng đầy rẫy những thông tin về cái xấu của dân chúng (chém giết, hung hăng, vô đạo đức, vô văn hóa, coi thường pháp luật, trộm cắp, bỉ ổi, v.v..), dân cũng đáng trách nhưng xin đừng vội trách dân, hãy xem nước ấy đựng trong chén tròn hay vuông.

Ông bà ta xưa có câu "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" cũng là vậy.

Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Straits Times: Đại gia địa ốc Việt Nam trốn truy nã bị bắt ở Singapore


Ông Phan Văn Anh Vũ bị chận lại tại trạm kiểm soát Tuas hôm 28/12/2017. Ảnh của Lianhe Zaobao.
(Straits Times 01/01/2017) Một ông trùm địa ốc người Việt đang bị Việt Nam truy nã vì cáo buộc đã tiết lộ bí mật nhà nước, đã bị bắt ở Singapore, theo một luật sư được chỉ định để đại diện cho ông tại đây. 

Ông Phan Văn Anh Vũ, 42 tuổi, nhập cảnh vào Singapore hôm 21/12 nhưng không thể ra đi, vì hộ chiếu của ông đã bị chính quyền Việt Nam hủy bỏ, theo tin BBC.

Ông Choo Zheng Xi, được gia đình ông Vũ thuê để đại diện cho ông, nói với The Straits Times hôm nay 1/1 là doanh nhân này đã bị chận lại không cho ra khỏi Singapore tại trạm kiểm soát Tuas hôm 28/12.

Việc ông Vũ đang ẩn náu ở đâu là chủ đề gây ra nhiều lời đồn đại tại Việt Nam, sau khi Bộ Công an cho biết đã phát lệnh truy nã ông.

Một bài báo trên trang web của tờ Saigon Times Daily hôm 25/12 viết rằng ông Vũ, vốn là chủ tịch của ba công ty ở Việt Nam, bị cáo buộc là đã cố tình tiết lộ bí mật nhà nước. 

Theo bài viết, công an đã khám xét nhà ông Vũ ở Đà Nẵng nhưng không tìm thấy ông. Tuy nhiên bài báo không cho biết loại bí mật nhà nước đó là gì. Cũng theo bài viết, ông Vũ được cho là có liên can đến một số dự án địa ốc đang bị công an điều tra.

Ông Choo nói rằng ông Vũ đã nộp đơn xin tị nạn tại một quốc gia châu Âu, nhưng từ chối cho biết đó là nước nào. Luật sư nói thêm là thân chủ của ông trong quá khứ đã từng đi quaSingapore mà không có vấn đề gì, và không rõ tại sao ông Vũ lại bị bắt.

The Straits Times đã liên lạc với cơ quan nhập cư Singapore, ban lãnh đạo trạm kiểm soát Tuas và Bộ Nội chính để có được lời bình luận.

Chú thích của Thụy My: Checkpoint Tuas, hay Tuas Second Link (Mã Tân đệ nhị thông đạo) là cây cầu xuyên biên giới dài 1.920 mét, nối liền bán đảo Malaysia với Pulau Ujong, đảo chính của Singapore.



Phần nhận xét hiển thị trên trang