Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Lạ lùng vùng đất có thể thấy tương lai và quá khứ cùng một lúc



(Dân Việt) Tại Cameron Corner ở Australia, du khách có thể nhìn thấy quá khứ, hiện tại và tương lai của họ.

 la lung vung dat co the thay tuong lai va qua khu cung mot luc hinh anh 1

Khi nhà toán học Quirico Filopanti đến từ Italia lần đầu tiên đưa ra ý tưởng múi giờ trong cuốn sách Miranda được xuất bản vào năm 1858, ông đề xuất rằng thế giới được phân chia thành 24 múi giờ bằng nhau nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Bị ảnh hưởng bởi những thay đổi chính trị, địa lý và xã hội, thế giới đã hình thành một hệ thống múi giờ phức tạp hơn nhiều và ngày nay có tới 40 múi giờ khác nhau.
Điều này khiến một số địa điểm trên thế giới tồn tại nhiều múi giờ khác nhau. Địa điểm kỳ lạ nhất trong số này nằm tại Cameron Corner, nơi gặp nhau của 3 bang Queensland, South Australia và New South Wales ở Australia.

 la lung vung dat co the thay tuong lai va qua khu cung mot luc hinh anh 2

Tại Cameron Corner, bạn sẽ có cơ hội đặt chân tới 3 điểm mà tại đó có 3 múi giờ, mỗi múi cách nhau 30 phút. Điều đó có nghĩa là nếu bạn đứng ở các điểm này, bạn có thể nhìn thấy quá khứ, hiện tại và tương lai của mình cùng một lúc, do sự phân chia múi giờ và vị trí địa lý đặc biệt.
Nhờ nằm ở vị trí độc đáo, điểm Cameron Corner đã thu hút hơn 1.000 người tới đây vào ngày 31.12.1999 để chào đón thiên niên kỳ mới ở 3 khoảng thời gian khác nhau.

 la lung vung dat co the thay tuong lai va qua khu cung mot luc hinh anh 3
Du khách chụp ảnh với cột mốc phân chia giữa 3 bang Queensland, South Australia và New South Wales ở Australia.

Một địa điểm thú vị khác nơi các múi giờ gặp nhau là Nam Cực. Nằm ở cực nam nơi tất cả các đường kinh tuyến gặp nhau, bạn có thể nghĩ rằng tất cả các múi giờ đều quy về một mối ở đây nhưng thực tế không giống như vậy.

 la lung vung dat co the thay tuong lai va qua khu cung mot luc hinh anh 4
Nam Cực cũng là nơi có nhiều múi giờ khác nhau.

Vì múi giờ không phụ thuộc vào sự phân chia địa lý cùng thời gian mùa hè dài ngắn khác nhau giữa mùa hè và mùa đông, nên các nhà khoa học làm việc tại nhiều trạm khác nhau ở Vòng Nam Cực lựa chọn múi giờ của quốc gia sở hữu tramk mà họ đang làm việc. Ví dụ, trạm McMurdo và Amundsen–Scott sử dụng múi giờ của New Zealand.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VĂN TẾ THẬP LOẠI QUAN THAM


QUAN THAM.PNG

(Kẻ hậu sinh cung kính lạy cụ Đồ Chiểu) 


Hỡi ơi! Thuế nặng phí dày, lòng dân bải hoải. 
Trăm năm công đánh giặc, chưa chắc mà nay ở ngôi cao,
Mấy đời móc túi dân, thân tuy béo tiếng tham như chó 
Nhớ quân xưa: 
Con cái nhà ai,
Ăn no dửng mỡ. 
Quen thân nhung lụa, đâu biết lòng dân,
Chỉ biết chọi nhau, ở trong biệt phủ. 
Việc hát, việc hò, việc đàn, việc đúm… thân vốn quen rồi,
Học ăn, học nói, học chữ, học nghề… mắt đâu thèm ngó. 
Nghiệp ăn hại kết tinh từ kiếp trước, cha quan to thì mình tất quan to,
Mùi tham lam đã ngấm đến cao lâu, thích hối lộ như mèo hoang thích chuột. 
Chỗ thấy đường xe đông như nước, muốn lập trạm thu;
Ngày xem ngân sách cạn như chùi, muốn nâng thuế VAT. 
Một mối lợi danh ngồn ngộn, há để ai cướp mất của ai,
Hai tầng quyền lực ngút trời, đâu dung lũ dân đen khốn khó. 
Nào sợ ai đòi, ai bắt? phen này xin thỏa sức tung hoành,
Chẳng thèm biết ngượng, biết ghê, chuyến này quyết ra tay vơ vét. 
Khá ngon thay: 
Vốn chẳng phải quan to, quan nhỏ, khối thằng theo đóm được an tàn,
Chẳng qua là con bạc, con buôn, quan hệ tốt thiếu gì dự án. 
Mười tám môn hối lộ, nào biệt thự, nào nhà,
Chín chục triệu dân đen, cứ tha hồ móc túi. 
Ngoài cật đã có tờ quyết định, nào đợi dân kịp trở tay,
Trong xe chồng một đống hồ sơ, đâu cần đến lương tri, công lý. 
Cửa quan đã đẻ ra cơ chế, liền sinh ra nhóm nọ nhóm kia,
Nhân danh người nhà tướng, nhà quan, chả cần vốn cũng tay không bắt giặc. 
Chi nhọc thương thảo với giá này, giá nọ, lấn vườn, cướp ruộng, coi giặc cũng như dân,
Nào sợ thằng Vươn bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, dễ dàng như tập trận. 
Kẻ dùi cui, người roi điện, làm cho dân lành, con nít hồn kinh,
Bọn hè trước, lũ ó sau, thương thay lão già gãy cẳng. 
Tấm gương đạo đức đâu rồi?
Ai biết tính người vội bỏ. 
Một kiếp quan trường rằng chữ lợi, ai hay quả báo nhãn tiền,
Trăm năm địa ngục ấy chữ nguy, nào đợi nhân nào quả nấy. 
Núi sông mờ mịt, mà cỏ cây mấy dặm sầu giăng;
Thiên hạ thái bình, để già trẻ hai hàng lệ nhỏ. 
Bên ngoài giặc cướp, Hán gian ùa tới, mà biển khơi đã chết còn dày đặc âm binh,
Bên trong quan tham, giữ ghế hành dân, mà hiệu lực nhất nhất theo kim tiền chỉ đạo. 
Nhưng nghĩ rằng: 
Tấc đấc ngọn rau ơn xương máu, tài bồi cho cả nước nhà ta,
Bát cơm manh áo sống ở đời, tối mắt mấy đời cha con nó. 
Vì ai khiến dân đen khốn khổ, thuế phí chồng nhau,
Vì ai xui vườn ruộng tan tành, động mồ động mả? 
Sống làm quan tham lam vô đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn,
Chết làm ma ở chốn cửu tuyền, ngửi phân lợn, uống nước đồng, nghe càng thêm hổ. 
Thà chưa thác mà đặng lòng sám hối, ăn năn may tổ phụ còn vinh;
Hơn sống dai mà chịu chữ cẩu quan, ở với nhân dân cũng ngượng. 
Thôi đi thôi! 
Đường quan lộ, năm năm ư một khóa, có tham lam cũng lưu lại chút tình,
Nẻo công danh, một kiếp đặng một lần, cẩn thận kẻo sa phải vòng lao lý. 
Đau đớn bấy! người tình ngồi tiếc của, buổi vàng son sung sướng đâu rồi,
Não nùng thay! vợ trẻ chạy nuôi chồng, con xế cũ đậu ngoài song sắt. 
Ôi! 
Một khóa quan tham;
Nghìn năm nhục nhã. 
Giặc cướp vẫn giăng đầy đâu đó, ai làm cho bốn phía mây đen,
Ông cha ta còn gửi cốt nơi đây, ai cứu đặng mấy phường con đỏ. 
Sống mà cả nước non đều hận, oan gia đầy, muôn vạn kiếp còn theo,
Thác đừng trông đền miếu để thờ, tiếng gian trải muôn đời ai cũng chửi. 
Sống tạo nghiệp, thác thì trả nghiệp, linh hồn theo ám cháu con, muôn kiếp không ngóc đầu lên được, 
Sống thờ giặc, thác phải thờ ma, lời Phật dạy đã rành rành, một chữ “đọa” đủ mà cảnh tỉnh. 
Hỡi ơi! 
Nước mắt dân lành lau chẳng ráo, thương vì hai chữ dân oan,
Cây hương liệt sĩ thắp nên thơm, cám bởi một câu bội nghĩa. 
May ra thì hưởng! 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kẹt xe kinh hoàng: Vì sao Cầu Tó ‘thất thủ’?


27/12/2017 Chiều tối 26/12, khu vực quanh Cầu Tó (Tả Thanh Oai - Thanh Trì - Hà Nội) xảy ra hiện tượng tắc đường kinh hoàng trong khoảng thời gian gần 2 tiếng đồng hồ. Tối 26/12, giao thông trên một số tuyến phố Hà Nội ách tắc kinh hoàng. Đặc biệt một số tuyến đường chạy qua KĐT Xa La (Hà Đông), đường Phan Trọng Tuệ (Thanh Trì)… chật cứng không còn chỗ để di chuyển. Chị Nguyễn Thảo Lê (21 tuổi, Cty Sông Đà) cho biết, chị tan sở từ 17h nhưng đến 20h mới về đến nhà, mặc dù nhà chỉ cách nơi làm việc khoảng 5 km.



Ùn tắc hơn 4 tiếng khu vực Cầu Tó tối 26/12. Ảnh: OTFKhu vực Cầu Tó từ lâu đã được liệt vào các điểm đen về ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô. Bất kể giờ giấc, phương tiện luôn ken đặc và thường xuyên ùn tắc.

“Điểm nóng” nhất phải kể đến cung đường từ ngã ba Xa La tới Cầu Tó, các phương tiện lưu thông tùy tiện, ô tô tải trọng lớn giành đường với xe con, xe buýt giành đường với xe khách.

Hàng trăm xe máy không có lối thoát đã leo lên vỉa hè, luồn lách qua hàng quán, người đi bộ.


Anh Đặng Thanh Bình (ngõ 1, Cầu Bươu) chia sẻ, không ngày nào đường không tắc. Đoạn đường từ cầu Tó đến Hà Đông chưa đầy 4km nhưng ngày nào cũng phải mất hàng giờ đồng hồ mới qua được.

Tình trạng này kéo dài nhiều năm nay, ngày nào cũng có nhiều CSGT phân luồng nhưng không sao giảm được ùn tắc.

Từ khi những khu đô thị mới mọc lên như nấm khu vực này càng thêm ùn tắc. Tình trạng này chắc chắn còn tiếp diễn trường kỳ bởi đường 70 dù đã có kế hoạch mở rộng từ lâu nhưng vẫn “nằm” bất động còn dân cư vẫn đổ vào khu đô thị ngày một đông hơn.

Trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo đội Thanh tra giao thông huyện Thanh Trì (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) cho biết, không chỉ tối qua, ngay sáng nay (27/12) khu vực này cũng lại xảy ra xung đột giao thông.

Lực lượng Thanh tra giao thông, CSGT các đội 14, đội 7, cùng công an xã, dân phòng đều căng mình điều tiết giao thông nhưng không xuể vì phương tiện quá đông.

Ngoài những nguyên nhân đã nêu, vị này cho biết thêm, do gần đến Tết Nguyên đán nên lượng xe tải vận chuyển hàng Tết tăng đột biến.

Đường 70 lại là tuyến vành đai, nên toàn bộ giao thương hàng hoá từ phía Bắc về phía Nam cũng như phía Tây đều đi qua đây.

Một nguyên nhân nữa là ga hàng hoá Văn Điển, một ngày có tới 40 chuyến tàu cắt ngang đường gây ảnh hưởng lớn đến giao thông.

“Chúng tôi đã nhiều lần họp với ga đề nghị hạn chế chuyến tàu nhưng vẫn không có giải pháp giải quyết cụ thể”, đại diện Thanh tra GTVT huyện cho hay.

Đại diện phòng Quản lý đô thị huyện Thanh Trì cho biết thêm, đường 70 là tuyến độc đạo từ Đông sang Tây của huyện. Hạ tầng tuyến chưa được đồng bộ nhưng hàng ngày phải gánh lượng phương tiện gấp 3 lần năng lực tuyến.

Dự án mở rộng đường 70 đoạn Hà Đông – Văn Điển đã được phê duyệt trong kế hoạch sử dụng đất, thực hiện theo hình thức BT.

UBND huyện cũng đã có thông báo 128/TB-UBND ngày 24/5/2011 về chủ trương thu hồi đất. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa được triển khai vì còn nhiều vướng mắc.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

RA SÁCH CỦA VIÊN SỸ QUAN CẢNH SÁT GIAO THÔNG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đài phương tây nói gì về Đồng Tâm?


2017-12-28
Cảnh sát cơ động được người dân thả ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017.
Cảnh sát cơ động được người dân thả ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017.
AFP

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

Vụ việc có thể khái quát như sau: mảnh đất hơn 100 ha tại Đồng Sênh, thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội theo chính quyền là đất quốc phòng và đòi thu lại cho Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Trong khi đó người dân lại nói chỉ có một phần đất là của quốc phòng, còn lại là đất nông nghiệp của họ.
.
Vào tháng 4 cơ quan chức năng nói mời đại diên người dân đến để đo đất; nhưng sau đó xảy ra việc bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm và gây thương tích cho một cụ già trong quá trình bắt giữ. Bức xúc trước cách hành xử của phía lực lượng chức năng mà người dân cho là bất chấp luật pháp, phi nhân; người dân Đồng Tâm đã trả đũa bằng cách giữ 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin từ ngày 15 đến ngày 22 tháng tư.
.
Đích thân ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch thành phố Hà Nội phải về tận thôn Hoành để đối thoại với người dân và viết một bản cam kết trong đó có một nội dung là sẽ không khởi tố người dân Đồng Tâm.
.
Vụ việc gây xáo động dư luận một thời gian dài trước khi cơ quan chức năng công bố kết luận thanh tra chính thức khu đất tranh chấp với nội dung là khu đất đó là đất quốc phòng.
.
Bản kết luận tiếp tục khiến người dân phẫn nộ và yêu cầu thanh tra lại. Cho đến tận bây giờ, những căng thẳng giữa hai bên vẫn chưa nguôi ngoai, dân thì không chấp nhận kết luận thanh tra, còn cơ quan chức năng coi kết luận đó là văn bản chính thức, đất là của quốc phòng không còn gì chối cãi.
.
Sau khi kết luận thanh tra đất được công bố, công an Hà Nội liên tục có các động thái khiến nhiều người dân Đồng Tâm càng thêm bức xúc chẳng hạn như gửi giấy triệu tập đến cả trăm người dân, và thậm chí là kêu gọi họ ra đầu thú.
.
Tòa án Hà Nội cũng đã từng xét xử những quan chức và cựu quan chức có sai phạm liên quan đến đất đai ở Đồng Tâm, nhưng người dân Đồng Tâm nói với RFA rằng đó chỉ là một chiêu thức xoa dịu dư luận bởi vì những quan chức này không hề liên quan đến khu đất đang tranh chấp, mà là một khu đất khác.
.
Quyết định khởi tố vụ việc bắt giữ người trái phép và phá hoại tài sản ở xã Đồng Tâm mà phía công an đưa ra cũng khiến không chỉ người dân Đồng Tâm mà nhiều người quan tâm theo dõi cho rằng đó là một sự bội ước, thất hứa từ phía chính quyền, mà đại diện là ông chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
.
Anh Trịnh Bá Phương, cũng là một người đang khiếu kiện đất đai tại Dương Nội, quận Hà Đông, nhận định cuộc khủng hoảng Đồng Tâm là một minh chứng cho sức trỗi dậy của người dân khi quyền lợi chính đáng của họ bị xâm phạm một cách trắng trợn:
Vụ việc Đồng Tâm cũng là một bài học cho nhà cầm quyền Hà Nội khi mà hàng loạt cảnh sát cơ động, công an bị bắt giữ, đó là một bài học cho thấy sự phẫn nộ của người dân đã lên đến đỉnh điểm. Trong tương lai sẽ còn xảy ra nhiều vụ Đồng Tâm nữa, những người dân Việt Nam phải chịu ảnh hưởng bởi chính sách thu hồi đất, cướp đoạt đất đai của Nhà nước Cộng sản lên đến cả chục triệu người.
Trong tương lai sẽ còn xảy ra nhiều vụ Đồng Tâm nữa, những người dân Việt Nam phải chịu ảnh hưởng bởi chính sách thu hồi đất, cướp đoạt đất đai của Nhà nước Cộng sản lên đến cả chục triệu người.  (- Anh Trịnh Bá Phương).
Tháng trước, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Đồng Tâm bà Nguyễn Thị Lan đã bị bãi nhiệm với lý do là không làm tròn trách nhiệm của một người đứng đầu. Khi buổi bãi nhiệm diễn ra, hàng trăm người dân đã đứng ở bên ngoài trụ sở để “đón bà Lan về với dân” vì họ cho rằng bà là một người luôn đứng ra bảo vệ người dân giữa những căng thẳng xảy ra bấy lâu nay.
Còn đối với luật sư Hà Huy Sơn, người từng bào chữa nhiều vụ kiện tụng đất đai cho dân oan, thì vụ Đồng Tâm cho thấy một phần lỗi rất lớn của cơ quan chức năng:
 
Người dân thì không hiểu biết gì nhiều. Người ta chỉ thấy ai có cương vị, chức vụ, quyền hạn mà không cần biết họ là bên tư pháp hay hành pháp và người ta coi đó là tiếng nói của pháp luật.
 
Trong sự việc này có sự bất nhất từ khi ông chủ tịch Nguyễn Đức Chung về tuyên bố rằng không khởi tố người dân thì dân hiểu rằng không có chuyện gì nữa. Nhưng nay cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát lại chiếu theo quy định của pháp luật lại khởi tố vụ án.
 
Tôi cho rằng trách nhiệm cuối cùng vẫn là cơ quan Đảng. Tại vì trong hiến pháp điều 4 nói rằng Đảng lãnh đạo tất cả mà lại để cho cơ quan hành pháp là ông Chung nói như vậy, còn cơ quan tư pháp lại nói khác đi.
.
Đầu tháng 11 vừa qua, trong một bài phát biểu trước Quốc hội và ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đại biểu Dương Trung Quốc, tỉnh Đồng Nai đã nêu lên những nguyên nhân khiến vụ việc ở Đồng Tâm chưa thể kết thúc cũng như những bài học cho giới lãnh đạo qua sự việc này. Bài phát biểu của ông đã thu hút nhiều sự quan tâm và đồng tình của người dân, chúng tôi xin trích một đoạn như sau:
Chúng ta đã khởi tố những người dân Đồng Tâm vi phạm nhưng cho đến nay những cán bộ công an đánh dân, bắt dân bất hợp pháp hoàn toàn vẫn đứng ngoài pháp luật.
Tôi cho rằng chúng ta phải rút ra bài học để Đồng Tâm không còn là một vụ việc tiêu cực mà góp phần làm những việc tương tự không còn lặp lại nữa.

CÂU CHUYỆN ĐỒNG TÂM RỒI ĐI VỀ ĐÂU?

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, người từng đưa ra nhiều hiến sách để cải thiện luật đất đai hiện hành ở Việt Nam nói rằng chừng nào Việt Nam còn chưa hạn chế quyền của Nhà nước trong việc thu hồi đất thì những sự việc đáng tiếc như Đồng Tâm sẽ còn diễn ra:
Riêng cá nhân tôi rất muốn gỡ bỏ điều trong luật hiện nay nói là nhà nước, trong những lý do thu hồi đất, thì có lý do là những dự án phát triển kinh tế xã hội khác, vì cái đó nó quá rộng, không làm rõ các dữ liệu khác nhau nên dẫn tới tình trạng thu hồi đất thuần nông của dân rồi giao cho một ông doanh nghiệp khác để làm. Người dân được đền bù một thì đối với ông doanh nghiệp giá đất sau đó có thể lên đến cả trăm lần. Từ đó gây nên những chuyện khiếu kiện đất đai tràn lan ở Việt Nam. Chuyện đất đai trở thành một trong những điều bất công nhất ở Việt Nam hiện nay.”
Luật sư Hà Huy Sơn cũng cho rằng cuộc khủng hoảng Đồng Tâm chỉ là một ví dụ về hậu quả của luật đất đai hiện tại:
Tôi nghĩ Đồng Tâm cũng như chuyện của cả nước thu nhỏ lại thôi. Luật đất đai hiện hành là một bất công lớn ảnh hưởng đến người nông dân. Cho nên, chuyện lòng dân không yên cũng là tất nhiên thôi.
Luật đất đai hiện hành là một bất công lớn ảnh hưởng đến người nông dân. 
– Luật sư Hà Huy Sơn
Một báo cáo nghiên cứu của hai Tổ chức tư vấn TMP Systems và Rights and Resources Initiative, trụ sở tại Anh Quốc, vừa được công bố cho thấy khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là điểm nóng về tranh chấp đất đai trên thế giới.
Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường hồi tháng 7 vừa qua cho biết trong tổng số hơn 1.500 lượt đơn khiếu nại trong nửa đầu năm 2017, có đến hơn 95% liên quan đến vấn đề đất đai.
Khi được hỏi rằng luật đất đai ở Việt Nam chưa có dấu hiệu sẽ được thay đổi, vậy thì câu chuyện Đồng Tâm rồi sẽ đi về đâu, anh Trịnh Bá Phương, người cũng đang hợp tác chặt chẽ với nhiều người dân Đồng Tâm đấu tranh đòi lại đất, đưa ra dự đoán:
Người dân vẫn đang cương quyết giữ mảnh đất của mình. Trong tương lại tôi cũng chưa biết kết quả sẽ đi đến đâu nhưng tôi tin rằng người dân Đồng Tâm sẽ có thể bảo vệ được mảnh đất của mình và phía nhà cầm quyền sẽ phải nhượng bộ trước tinh thần của người dân Đồng Tâm.
Trong một cuộc trao đổi gần đây giữa RFA và cụ Lê Đình Kình, một trong 4 người dân Đồng Tâm bị bắt giữ hồi tháng 4, cụ Kình đã khẳng định rằng dân Đồng Tâm sẽ quyết tâm bảo vệ đất đai đến cùng cho thế hệ mai sau, dù có phải đổ máu đi chăng nữa.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Đinh La Thăng xin được hưởng khoan hồng


28/12/2017 - Trong giai đoạn truy tố, ông Đinh La Thăng nhận trách nhiệm trước pháp luật với tư cách người đứng đầu PVN và xin được hưởng lượng khoan hồng. VKSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 7 bị can trong vụ án làm thiệt hại 800 tỉ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư vào ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Oceanbank).
Ông Đinh La Thăng
7 bị can bị truy tố gồm các cán bộ, lãnh đạo PVN: Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐQT/HĐTV), Ninh Văn Quỳnh (nguyên kế toán trưởng, kiêm trưởng ban tài chính kế toán và kiểm toán), Vũ Khánh Trường (nguyên thành viên HĐTV), Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó tổng giám đốc), Nguyễn Xuân Thắng (nguyên thành viên HĐTV), Nguyễn Thanh Liêm (nguyên thành viên HĐTV) và Phan Đình Đức (nguyên thành viên HĐTV).

Theo cáo trạng, ông Đinh La Thăng đã ký thỏa thuận tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm (Chủ tịch HĐQT Oceanbank) nhưng không thông qua HĐQT; quyết định việc góp vốn khi biết rõ năng lực yếu kém của Oceanbank, ký ban hành nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn góp khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng; không thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn.

Cáo trạng cho rằng, ông Đinh La Thăng biết rõ hiện trạng của Oceanbank là yếu kém, biết rõ yêu cầu của Bộ Tài chính, nhưng đã cố ý không thực hiện và vẫn quyết định góp vốn 800 tỷ đồng vào Oceanbank.

Đến thời điểm ngày 1/1/2011, luật Tổ chức tín dụng đã có hiệu lực quy định: "Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng..." .

Với vai trò Chủ tịch HĐTV, ông Thăng không thực hiện việc thoái vốn của PVN tại Oceanbank để đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ là không vượt quá 15%, mà tiếp tục ký quyết định giao cho bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện 20% vốn góp của PVN tại Oceanbank trái quy định.

Việc làm của ông Đinh Là Thăng đã tạo điều kiện cho các bị can khác trong vụ án tiếp tục thực hiện việc góp vốn trái pháp luật 100 tỷ đồng (góp vốn đợt 3) vào Oceanbank.

Hậu quả, toàn bộ số tiền 800 tỷ đồng của PVN bị mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước phải mua lại Oceanbank.

Cáo trạng cho rằng, ông Đinh La Thăng là người quyết định chủ trương, chỉ đạo việc thực hiện và với tư cách là người đứng đầu PVN, có trách nhiệm bảo toàn vốn của PVN, bị can phải chịu trách nhiệm chính về số tiền thiệt hại 800 tỷ đồng.

Trong giai đoạn truy tố, ông Thăng nhận trách nhiệm trước pháp luật với tư cách người đứng đầu PVN và xin được hưởng lượng khoan hồng.



Ông Đinh La Thăng thuê 3 LS, Trịnh Xuân Thanh 9 LS cho ngày 8/1

Trong số 45 luật sư bào chữa cho các bị cáo, có đến 9 luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh.

Ngày 8/1 xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh

Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm sẽ bị đưa ra xét xử ngày 8/1/2018.

Chuyện không ưa vẫn đưa tiền tỷ trong vụ án Đinh La Thăng

Quan hệ không nồng ấm, nhưng Nguyễn Xuân Sơn (nguyên TGĐ Oceanbank) vẫn phải tìm đến Ninh Văn Quỳnh để đưa những túi quà tiền tỷ.

Cuộc gặp định mệnh giữa ông Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm

Sau cuộc gặp gỡ, ông Đinh La Thăng đã gật đầu để PVN góp 800 tỷ đồng vào Oceanbank mà không cần lấy ý kiến của thành viên HĐQT.

Lời khai của ông Đinh La Thăng về việc gây cản trở điều tra

Ông Đinh La Thăng bị cho là đã hợp thức hóa tài liệu không đúng bản chất sự việc để đối phó, gây cản trở hoạt động điều tra.

T.Nhung

http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/ong-dinh-la-thang-xin-duoc-huong-khoan-hong-420595.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Top ten ấn tượng 2017


FB Trương Duy Nhất 29-12-2017 

Khắc hoạ toàn cảnh xã hội Việt và thời tiết chính trường, qua bộ “top ten ấn tượng 2017”.
Kết quả hình ảnh cho “nhóm lò”
1. Chiến cuộc “nhóm lò”:
Một chiến cuộc “nhóm lò” rúng động chính trường Việt 2017. “Thiêu đốt” Uỷ viên Bộ chính trị Đinh La Thăng. Cuộc truy bắt có một không hai đưa Trịnh Xuân Thanh từ Đức về nước “đầu thú”, và các cuộc kỷ luật, triệt hạ hàng loạt tên tuổi đình đám khác. Bất luận bình xét theo chiều nào (chống tham nhũng hay triệt hạ phe cánh), “cái lò ông Trọng” là sự kiện chính trị nóng bỏng, ấn tượng nhất, khắc hoạ chân thật nhất tình hình đảng sự, cũng như sức khoẻ quốc gia qua từng thanh củi lửa.

2. Những nghi án sức khoẻ:

Sau “sự cố” Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh từ các năm 2015, 2016, những nghi án sức khoẻ trong năm 2017 tiếp tục nhắm vào Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Uỷ viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh. Ông Huynh, coi như kết thúc sự nghiệp. Chủ tịch Trần Đại Quang thì lúc ẩn lúc hiện với hàng loạt đồn đoán về bệnh tình. Những nghi án sức khoẻ, khiến dân tình dễ liên tưởng đến một “bóng ma” Nguyễn Bá Thanh nào đấy ám ảnh chính trường Việt.

3. Đà Nẵng, điểm nóng chính trường Việt:

Tựa chuyện Trịnh Xuân Thanh, câu chuyện Đà Nẵng được khơi mào từ chiếc xe của Bí thư Nguyễn Xuân Anh. Từ chiếc xe doanh nghiệp tặng, đến điểm nóng Sơn Trà, và sau đó là hàng loạt những bê bết về đất đai. Từ việc phế truất trung ương uỷ viên, tước hàm Bí thư thành uỷ đối với Nguyễn Xuân Anh, cảnh cáo Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ, và cuối cùng là cuộc khám xét, khởi tố, truy nã Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm). Không chỉ thiêu đốt Đà Nẵng, biến đô thị “hiện tượng” này thành điểm nóng chính trường Việt 2017.

4. Sự cố Đồng Tâm và cuộc bắt giam vô tiền khoáng hậu 19 cảnh sát cơ động Hà Nội:

Nếu những năm trước là Tiên Lãng, Dương Nội, Văn Giang, Vụ Bản…, thì 2017, điểm nóng đất đai nổi sóng nhất là sự cố Đồng Tâm, cùng cuộc bắt giam 19 cảnh sát cơ động tại nhà văn hoá thôn Hoành (Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội). Cuộc bắt giữ vô tiền khoáng hậu khiến Chủ tịch Hà Nội, Nguyễn Đức Chung phải thân chinh vào làng giải cứu. Chiến dịch giải cứu thành công, nhưng sự lật kèo từ chính Chủ tịch Chung và cuộc khởi tố điều tra nhắm vào dân làng Hoành sau đó đã đẩy chiến cuộc đất đai thôn Hoành lên một nấc thang mới, chưa biết đâu là đỉnh điểm. 


Dân Đồng Tâm có thể bị bắt, nhiều người có thể vào tù. Nhưng sự nghiệp chính trị của tướng Chung, Chủ tịch Hà Nội mãi hằn một vết nhơ về đức liêm sỉ và tính trung thực sau bản cam kết cùng cú lật kèo có một không hai của ông với dân chúng Đồng Tâm. Thắng dân là mất dân. Nhưng tướng Chung và chính quyền Hà Nội đã chọn cách thắng dân. Một “chiến thắng” hiếm có chính quyền liêm sỉ nào dám thắng.

5. BOT Cai Lậy và cuộc “cách mạng tiền lẻ”:

Khởi phát từ BOT Bến Thuỷ (Nghệ An). Nhưng phải đến BOT Cai Lậy (Tiền Giang), chiến thuật dùng tiền lẻ qua trạm của cánh tài xế mới bùng lên như một cao trào, được ví như cuộc “cách mạng tiền lẻ” có một không hai trong lịch sử. Cuộc cách mạng không chỉ lột tẩy những mánh khoé cướp trấn tiền dân của các tập đoàn Mafia núp dưới hình thức BOT, mà còn minh chứng cho một sự trưởng thành từ nhận thức dân chúng, và hơn nữa, thành một phương cách phản kháng dân sự phi bạo lực mẫu mực. Để không chỉ là những cuộc “cách mạng tiền lẻ”, sẽ là tiền đề cho những cuộc “cách mạng khác”, những trận tuyến khác, không chỉ BOT.

6. ..............

7. Cuộc chiến vỉa hè và hiện tượng “Hải cẩu”:

Một phong trào đầu voi đuôi chuột, như mọi phong trào khác, vô vàn trên nước Việt, không riêng gì thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng nó trở thành hiện tượng, bởi phương cách tàn khốc và hình ảnh khiếp sợ của một quan chức mang nickname “Hải cẩu” đầy mai mỉa. Sau vài tháng tan hoang như chiến trận, quận 1 vẫn không thể thành… Singapore, vỉa hè vẫn trở lại muôn dặm vỉa hè như cũ. Không thấy ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1 “cởi áo về vườn” như tuyên bố hùng hồn trước đó. Còn lại, lan truyền trên mạng chỉ là những bức ảnh ngài “Hải cẩu” với ánh mắt kinh sợ, và những đoạn clip cực hài về một vị quan suốt ngày ra đường rình bắt dân đi ị…

8. Những biệt phủ quan & nghề làm giàu của quan chức Việt:

2017 là năm phát lộ nhiều khu biệt phủ quan cực đỉnh. Từ cụm biệt phủ đồi- đồi biệt phủ của giám đốc sở Tài nguyên- môi trường (em ruột Bí thư tỉnh uỷ Yên Bái) Phạm Sỹ Quý; đến biệt thự khủng của cựu Phó Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Phước Thanh; biệt phủ của cựu Thứ trưởng Tài nguyên- môi trường Bùi Cách Tuyến; dinh thự của cựu Phó ban nội chính tỉnh uỷ Đăk Lăk, Nguyễn Sỹ Kỷ; biệt phủ của Trưởng ban quản lý khu kinh tế tỉnh Kon Tum, Phạm Thanh Hà; dinh thự của Bí thư huyện Duy Tiên (Hà Nam) Nguyễn Đức Vượng; biệt thự của “cậu ấm chơi chim”, giám đốc sở Kế hoạch- đầu tư Quảng Nam, Lê Phước Hoài Bảo, lầu son gác tía của “hot girl xứ Thanh” Trần Vũ Quỳnh Anh… 

“Ấn tượng” và khôi hài ở chỗ: Các cuộc thanh tra, chẳng không truy được một dấu hiệu tham nhũng hay bất minh nào từ những khối tài sản khủng, mà còn cho thấy quan chức Việt biết tranh thủ làm giàu từ nhiều nghề cực sốc như: nuôi heo, chạy xe ôm, bán chổi đót, buôn men rượu, làm giá đỗ…

9....................

10..................

Phần nhận xét hiển thị trên trang