Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

BA KẾ SÁCH CỦA PHƯỢNG SỒ TIÊN SINH CHO ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG







Đặng Văn Sinh


Ở Việt Nam hiện nay có một hiện tượng lạ mà không quốc gia nào trên thế giới sánh được. Đó là rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học phải giấu bằng cấp tìm đến các công ty xin việc, mong kiếm một tháng đôi ba triệu để đỡ phải ăn bám bố mẹ. 

Chỉ riêng năm 2017, trang báo điện tử Vietnamnet đưa tin*, có thêm 200.000 sinh viên ra trường không kiếm được việc làm. VTC1, trong bản tin tối ngày 26 tháng 12 thông báo là 244.000. Vậy con số tồn dư từ hàng chục năm trước là bao nhiêu? Có vẻ như đấy cũng là "bí mật quốc gia" mà người ta chỉ có thể phỏng đoán là không ít hơn 750.000 nhân mạng. Thế nhưng thị trường lao động vẫn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao. Hiện tượng thừa thầy thiếu thợ đang là vấn nạn của đất nước. Vậy nguyên nhân vì sao? Câu trả lời rất đơn giản. Đó là chất lượng đào tạo. Mà một trong những nguyên nhân dẫn đến hệ luỵ này là bởi phong trào ĐẠI HỌC HOÁ toàn quốc.

Từ năm 2000 đến 2010, Thủ tướng Chính phủ cấp phép cho gần một trăm trường Đại học địa phương. Vì vậy tỉnh nào cũng có ít nhất 1 trường Đại học. Trong đó có tỉnh ôm đồm 4, 5 trường. Có tỉnh thuần nông mà nổi hứng xây hẳn một "làng Đại học" để đáp ứng cho "tầm nhìn năm 2050(!?) từ những cái đầu vốn là sản phẩm của phương thức tư duy tiểu nông theo phương châm "thuyền đua thì lái cũng đua/ Con tôm nó nhẩy, con cua cũng bò".

Có mặt bằng đủ rộng, có cơ sở hạ tầng khang trang với nhiều đơn nguyên xây bằng tiền thuế của dân rồi, nhưng còn mấy trăm giảng viên cơ hữu, trường mới thành lập, lấy đâu ra? Đành phải đào tạo cấp tốc. Không ít cơ sở trước đây chỉ là Trung học chuyên nghiệp, thậm chí Công nhân kỹ thuật chuyên ngành nghề cơ khí, điện công nghiệp, điện dân dụng, lái ô tô..., giờ thiếu trầm trọng giảng viên có trình độ đại học hay trên đại học. Đương nhiên là các nhà tổ chức có ngay diệu kế. Một mặt, đôn lớp sinh viên vừa tốt nghiệp khoá trước đứng trên bục giảng theo kiểu "cơm chấm cơm", đồng thời nhanh chóng đưa hàng loạt cử nhân rởm đến các lò ấp Thạc sĩ, Tiến sĩ siêu tốc để tiêu chuẩn hoá bằng cấp. Mà ở thời buổi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa này các lò ấp tiến sĩ mọc lên nhan nhản khắp nơi với đội ngũ viết luận án thuê cực kỳ chuyên nghiệp qua công nghệ xào xáo. Trong số đó, có những lò nổi tiếng của Đàm Khải Hoàn (Đại học Thái Nguyên), lò của cha con Võ Khánh Vinh (Học viện Khoa học xã hội, cứ 35 giờ lại nở ra một Tiến sĩ). Đó là chưa kể đến hàng loạt bằng đểu, bằng giả giống hệt bằng thật được giao dịch với giá vài trăm triệu VND ngoài Chợ Đen.

Lướt qua website của các trường đại học địa phương, bất cứ ai cũng phải gật đầu thán phục sự hoàn hảo không thể chê được của đội ngũ giảng viên (toàn Tiến sĩ với Thạc sĩ, NGUT,NGND) nhưng thực chất có làm nên cơm cháo gì không lại là chuyện khác. Một trong số đó là trường X, thị xã Y, Tỉnh H. Còn nhớ vào năm 2006, ngày khai trường, một ông Phó Thủ tướng về cắt băng khánh thành, đọc bài discours rất hùng hồn, vẽ ra một viễn cảnh vô cùng xán lạn. Quả nhiên, mùa tuyển sinh năm ấy số lượng thí sinh dự tuyển lên đến 15.000. Sang năm sau người ta lập dự án xây dựng cơ sở 2 với quy mô hoành tráng gấp mấy lần cơ sở 1. Bởi trong kế hoạch của các nhà lãnh đạo địa phương, đây sẽ là trường Đại học trọng điểm của cả vùng Đông Bắc. Các dịch vụ ăn theo như nhà trọ, quán ăn sinh viên mọc lên như nấm mùa xuân.

Thế nhưng, sang năm thứ tư, thứ năm, số lượng thí sinh đăng ký giảm hẳn mặc dù nhà trường đã thực thi khá nhiều chính sách ưu đãi. Đến những năm gần đây, thậm chí nhà trường không thể tuyển nổi vài trăm em để lấy tiền nuôi các thầy cô sống tạm bợ qua ngày.

Nguyên nhân của câu chuyện bi hài này cũng không mấy khó trả lời. Các cử nhân sau khi ra trường hầu hết không kiếm được việc làm trừ đám con ông cháu cha dốt nát đi học để tiêu chuẩn hoá. Ở thị xã có hẳn hai nhà máy nhiệt điện, nhưng nhà máy lại nói không với Đại học X, tuy nhiên vẫn thường xuyên tuyển sinh viên tốt nghiệp Đại học Bách Khoa hoặc Đại học Công nghiệp Hà Nội. Rõ ràng đây không phải là nghịch lý mà là thuận lý theo quy luật thị trường. Một cơ sở dạy nghề ở đẳng cấp thấp, bỗng nhiên được phù phép trở thành Đại học bởi thói háo thành tích làm sao có được sản phẩm tử tế để thị trường chấp nhận.

Từ chủ trương phổ cập đại học, tự nó đã đẻ ra không ít những bất cập. Cứ sau mỗi dịp hè, hầu hết học sinh tốt nghiệp THPT lại nhận được hàng loạt giấy báo nhập học từ cả chục trường đại học, chủ yếu là đại học địa phương, cho dù những em này chẳng bao giờ làm hồ sơ thi tuyển. Thậm chí, giấy báo khống chỉ được gửi về các địa phương nhờ Chủ tịch xã "chiêu sinh", nếu được sẽ có khoản hoa hồng xứng đáng. Không ít trường, sau vụ tuyển sinh vắng như chùa Bà Đanh. Cực chẳng dã đành vơ bèo vạt tép. Trường X, có khoa chỉ một học sinh đăng ký, Ban Giám hiệu vận động chuyển sang khoa khác không được đành phải cấp lộ phí để đương sự "hồi hương".

Còn các thầy cô giáo? Xin thưa, các Thạc sĩ, Tiến sĩ lò ấp, nhà giáo ưu tú..., hàng ngày vẫn phải đến trường nhổ cỏ, chăm sóc vườn hoa cây cảnh, làm vệ sinh và... buôn dưa lê với mức lương đôi, ba triệu đủ để sống cầm hơi. Trong khi đó, các dịch vụ ăn theo với vốn đầu tư tiền tỷ đang nằm đắp chiếu khiến khổ chủ khóc dở mếu dở.

Hội chứng Đại học địa phương hơn 10 năm qua, có thể nói, chưa có cao trào đã rơi ngay vào tình trạng suy thoái, và hiện tại đang CHẾT LÂM SÀNG. chết lâm sàng nhưng người ta chưa muốn làm thủ tục an táng hy vọng một ngày nào đó những cái thây ma ấy đột nhiên sống lại... Tuy nhiên đó chỉ là chuyện không tưởng.

Muốn giải bài toán này, chúng tôi xin hiến 3 kế theo tư tưởng của quân sư Bàng Thống thời Tam quốc.

1- Thượng sách: là ngay lập tức giải thể trường, bán mặt bằng thu hồi vốn để nhân dân đỡ phải nuôi báo cô một cơ sở giáo dục chỉ sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng; nhường việc đào tạo Đại học và Sau Đại học cho nhóm trường tốp trên có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn.

2 - Trung sách là, biến những trường Đại học địa phương thành Trường Dạy nghề chất lượng cao bằng chủ trương liên kết với các doanh nghiệp lớn kể cả các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thậm chí với các trường dạy nghề nổi tiếng của các nước trong khu vực Đông Nam Á, đào tạo nguồn nhân lực có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động ngày càng gia tăng, bởi Việt Nam đang được đánh giá là "nước làm thuê vĩ đại" nhất thế giới(!?).

3 - Và cuối cùng, hạ sách là, chuyển một số trường Đại học ở Hà Nội về tiếp nhận cơ sở vật chất Đại học địa phương nhằm giãn mật độ dân số Thủ đô vốn đang ở tình trạng quá tải. Đương nhiên là phải chuyển toàn bộ chứ không chơi trò liên kết đầu voi đuôi chuột như kiểu phân hiệu Đại học Thuỷ lợi Tiên Lữ Hưng Yên.

Trên đây là một vài ý kiến cá nhân, kể ra thì hơi khó nghe với những cái đầu vẫn ưa ngôn từ tụng ca sáo rỗng. Nhưng thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Ai cảm thấy chối tai, ngứa mắt thì không nên đọc bài này.

Đ.V.S.

*Chú thích, nguồn:

Người TQ mua cả trăm hecta đất Bình Thuận


TT - UBND tỉnh Bình Thuận vừa kiểm tra và phát hiện việc đầu tư cả trăm hecta đất trồng thanh long không đúng quy định pháp luật của một nhà đầu tư Trung Quốc.

SXt8BAKr.jpg
Mặt bằng đã chuyển từ đất lúa sang đất kinh doanh của Công ty Nguyên Long Sơn - Ảnh: Trần Lệ Hoa
Theo hồ sơ, cuối năm 2011, ông Zhong Heng Shan (quốc tịch Trung Quốc, chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc Công ty TNHH Nguyên Long Sơn thuộc Tập đoàn Nguyên Hinh, Thâm Quyến, Trung Quốc) ký hợp đồng sang nhượng 100ha đất nông nghiệp tại xã Hàm Chính (huyện Hàm Thuận Bắc) và gần 10.000m2 cạnh quốc lộ 1A thuộc xã Hàm Đức (huyện Hàm Thuận Bắc) của ông Phạm Phú Thạnh. Trong khi việc sang nhượng đất chưa hoàn tất và đang có tranh chấp thì ông Zhong có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận xin phép nhập máy móc, thiết bị sản xuất trên diện tích đất này.
 
Từ tranh chấp hợp đồng với người Việt Nam
Theo văn bản gửi UBND tỉnh nhờ “can thiệp”, ông Zhong cho biết cuối năm 2011 khi ký hợp đồng với ông Phạm Phú Thạnh, nguyên giám đốc và hiện là thành viên góp vốn trong Công ty Nguyên Long Sơn, ông Zhong đã chuyển 13,5 tỉ đồng cho ông Thạnh. Tuy nhiên đến nay ông Thạnh chưa giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng như đã ký kết.
Vì vậy, Công ty Nguyên Long Sơn đề nghị tỉnh Bình Thuận can thiệp và cho phép họ trồng thanh long trên diện tích 100ha ở Hàm Chính và được xây văn phòng, nhà xưởng trên diện tích đất đã mua tại Hàm Đức. Đồng thời cho phép được nhập máy móc, thiết bị về để sản xuất, chế biến thanh long.
Tuy nhiên theo ông Thạnh, tính đến tháng 7-2012 ông chỉ mới nhận từ ông Zhong 10,5 tỉ đồng và đã giao toàn bộ giấy tờ đất đai mà ông đã ký kết đứng ra mua giúp cho ông Zhong. Chưa hết, để “nắm đằng cán”, ngày 27-2 ông Zhong và luật sư của mình đã yêu cầu ông Thạnh ký một hợp đồng vay vốn khống 4,5 tỉ đồng (lãi suất 0%) trong số tiền 10,5 tỉ đồng đã chuyển, tương đương với 5% vốn góp trong công ty. Đổi lại, ông Thạnh phải thế chấp 11 sổ đỏ có diện tích hơn 75.000m2 và giấy tờ nhà đất văn phòng công ty tại Hàm Thuận Bắc.
Lòi ra chuyện đầu tư “chui”
Việc lập hợp đồng vay vốn khống này nhằm buộc ông Thạnh sau khi lo được giấy chứng nhận đầu tư phải chuyển cổ phần mới lấy lại được giấy tờ đã thế chấp mà ông đứng tên góp vốn trong công ty trên danh nghĩa, nhằm che mắt việc giúp ông Zhong đầu tư “chui” vào Việt Nam.
Theo hồ sơ, ngày 30-12-2011, ông Phạm Phú Thạnh thành lập Công ty TNHH Nguyên Long Sơn với vốn điều lệ 90 tỉ đồng. Trong đó, ông Thạnh làm giám đốc với số vốn góp 20% (18 tỉ đồng) và ông Vũ Duy Tám (quê Bắc Giang) góp 72 tỉ đồng còn lại. Hai tháng sau (ngày 28-2), công ty này đã đăng ký thay đổi lần đầu vẫn giữ nguyên tên công ty, vốn điều lệ nhưng thêm hai thành viên là ông Huang Bi Qiu (ngụ Quảng Tây, Trung Quốc) góp 30% vốn (27 tỉ đồng) và ông Zhong Heng Shan góp 60% vốn (54 tỉ đồng). Lúc này công ty chuyển sang cho ông Zhong làm giám đốc. Riêng ông Thạnh và ông Tám mỗi người chỉ còn 5% vốn (4,5 tỉ đồng).
Sau khi đưa hai người nước ngoài vào công ty để nắm giữ toàn bộ số vốn, cá nhân ông Thạnh và ông Tám chỉ còn lại một số vốn “tượng trưng” ít ỏi. Lúc này, Công ty TNHH Nguyên Long Sơn hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của ông Zhong. Từ đây, ông Thạnh lại ký hợp đồng chuyển nhượng số đất nông nghiệp trên 100ha mà mình đã gom trước đó cho ông Zhong để ông này đầu tư trồng thanh long, xây dựng nhà xưởng chế biến.
Tuy nhiên theo hồ sơ, với diện tích hơn 10.000m2 nằm sát quốc lộ 1A ngay ngã ba Tà Zôn (xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc) là đất lúa hai vụ, không được chuyển đổi mục đích khác (theo nghị định 42 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và pháp luật đất đai hiện hành). Vì vậy theo hợp đồng, ông Thạnh phải có trách nhiệm “chạy” chuyển đổi sang đất kinh doanh để ông Zhong làm nhà xưởng chế biến thanh long. Ngày 26-12-2011, UBND huyện Hàm Thuận Bắc đã cho chuyển đổi số diện tích ruộng lúa này sang đất kinh doanh, công ty đã ào ạt san lấp mặt bằng ngay sau đó.
Sau khi dùng thủ thuật đưa tên hai người Trung Quốc vào để chuyển nhượng công ty, ông Thạnh đã giao hồ sơ và con dấu cho ông Zhong. Chính sự thay đổi và đưa thêm hai người nước ngoài vào công ty nên UBND tỉnh không đồng ý cấp giấy chứng nhận đầu tư bởi công ty lúc này có yếu tố người nước ngoài. Chưa hết, theo quy định của UBND tỉnh Bình Thuận, việc nhà đầu tư muốn xây dựng nhà xưởng thì sau khi được cấp giấy phép đầu tư phải tập trung vào các khu công nghiệp để sản xuất, chế biến. Từ việc đầu tư “chui” đến việc bán đất nông nghiệp cho người nước ngoài bị phát hiện nên phi vụ này đang có nguy cơ bị đổ vỡ. Cơ quan an ninh kinh tế Công an tỉnh Bình Thuận đã vào cuộc điều tra làm rõ.
Ông Zhong mời 9 cán bộ Bình Thuận đi Trung Quốc
Khó hiểu hơn là trong thời gian phi vụ này đang lùm xùm thì có đến chín cán bộ, trong đó có phó giám đốc Sở NN&PTNT cùng phó chánh văn phòng, giám đốc trung tâm trực thuộc sở này cùng bí thư, phó chủ tịch, trưởng phòng nội vụ, giám đốc Ban quản lý dự án huyện Hàm Thuận Bắc nhận lời mời của Tập đoàn Nguyên Hinh sang Thâm Quyến, Trung Quốc để “học tập kinh nghiệm”. Theo báo cáo của Công ty Long Nguyên Sơn do ông Zhong ký thì sau chuyến “học tập kinh nghiệm” này, các thành viên trong đoàn công tác đã hướng dẫn ông làm đơn đề đạt những nguyện vọng được đầu tư ở Bình Thuận vì công ty đã lỡ “cầm đèn chạy trước ôtô”.
MINH LUẬN - TR.L.HOA

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bố lạy thầy:PGS Bùi Hiền công bố phần 2 đề xuất cải tiến tiếng Việt thành Tiếq Việt ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc của Mao Trạch Đông

Cái chết của ông Hoàng đế Đỏ (phần 3)

Cay Rademacher
Phan Ba dịch
CHỦ NHẬT, NGÀY 4 THÁNG 4, Bắc Kinh, Thiên An Môn. Đấy là đêm trước của lễ Thanh Minh, ngày tưởng nhớ người chết của Trung Quốc. Từ giữa tháng 3, sinh viên đã tụ tập lại ở đây, trên “Quảng trường Thiên An Môn” trước cột đá ở giữa tưởng niệm những người anh hùng của cuộc Cách mạng Cộng sản. Ở mặt trước của cột có khắc một câu nói của Mao, ở mặt sau là một bài văn của Chu Ân Lai, được phỏng theo nét chữ viết tay của họ, đồ sộ và được mạ vàng.
"Người lãnh tụ và người thầy vĩ đại" sống mãi, tờ "Nhân dân Nhật báo" đăng tin một ngày sau khi Mao qua đời. Từ "chết" được tránh đi trong dòng tít. Ngay sau đó, hàng trăm ngàn người đã đi ngang qua xác chết trong Đại hội đường Nhân dân. Ảnh: Geo Epoche.
“Người lãnh tụ và người thầy vĩ đại” sống mãi, tờ “Nhân dân Nhật báo” đăng tin một ngày sau khi Mao qua đời. Từ “chết” được tránh đi trong dòng tít. Ngay sau đó, hàng trăm ngàn người đã đi ngang qua xác chết trong Đại hội đường Nhân dân. Ảnh: Geo Epoche.
Các sinh viên tưởng nhớ Chu Ân Lai. Thế nhưng cuộc hội họp này khác với những cuộc diễu hành của các bộ đồng phục trong thời Cách mạng Văn hóa. Nó tự phát và không có mục tiêu thật sự. Mỗi ngày càng có nhiều người đến trên quảng trường.
Vào tối của ngày 4 tháng 4, cuối cùng rồi thì không thể không nhìn thấy đám đông đó được nữa. Quanh cái cột đá và từ đó cho tới Cổng Thiên An Môn trong tường của Cấm Thành,  có những vòng hoa phúng điếu nằm cao tới mười mét, được kết lại từ giấy lụa, cũng như hoa cúc. Tranh cổ động, áp phích và cờ vươn cao lên như những chiếc buồm trên biển người biểu tình. Có những người hát, trích dẫn thơ. “Chu Ân Lai hãy tỉnh dậy, hãy báo động quân đội, cảnh sát và nhân dân, để bảo vệ hiến pháp!” được viết trên một tấm áp phích.
Thật sự là quân đội và cảnh sát đã được báo động – nhưng khác với sự tưởng tượng của người dân.
Trong đêm rạng sáng ngày 5 tháng 5, theo lệnh của Bộ Chính trị, cảnh sát dọn sạch toàn bộ những vòng hoa chia buồn với 200 chiếc xe tải; Quảng trường Thiên An Môn vào sáng sớm trống vắng giống như chưa từng có một cuộc biểu tình nào ở đây.
Nhưng không được lâu.
Vì sự khiêu khích vào lúc đêm khuya khiến cho sinh viên tức giận, những người vào sáng sớm ngày 5 tháng 5 lại bước ra quảng trường. Cuộc phản đối nhanh chóng lan rộng, vào khoảng tám giờ đã có hơn 100.000 người biểu tình tụ họp lại – cho tới lúc đó là sự kiện lớn nhất không được tổ chức trước trong lịch sử của nước Cộng hòa Nhân dân.
Công nhân từ một xí nghiệp chế tạo máy đã rèn từ kim loại phế liệu một vòng hoa nặng 500 kí lô có đường kính sáu mét và chở nó trên xe đạp đi 15 kilômét xuyên qua thành phố đến Thiên An Môn.
Bây giờ, bầu không khí mang tính hung dữ. Năm chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy, nhiều phái đoàn tiến đến Đại hội đường Nhân dân và các tòa nhà chính phủ khác, họ bị từ chối. Người biểu tình xô đẩy lính canh rớt mũ, có người ném đá. Nhưng vào khoảng 18 giờ, phần lớn đều rời quảng trường. Chỉ một vài người là muốn ở lại đấy cả đêm.
Trong lúc đó, một quan chức cao cấp của tổ chức ĐCS thành phố đã cảnh báo các sinh viên qua đài phát thanh, đừng để “những phần tử xấu” lôi kéo vào những cuộc “phá hoại phản cách mạng”. Một điềm xấu báo trước.
Sau khi màn đêm buông xuống, đèn pha bất thình lình chiếu sáng rực cả quảng trường. Vào khoảng 21 giờ, 10.000 dân quân, 3.000 cảnh sát và năm tiểu đoàn của lực lượng đặc biệt 8341 bắt đầu hành động với mọi bạo lực.
Những người biểu tình quanh cột đá bị bao vây, đánh đập và dẫn đi.
Vợ Mao đứng trong một căn phòng ở mặt tiền của Đại hội đường Nhân dân và quan sát cuộc biểu tình trên Thiên An Môn qua một cái ống nhòm.
Vào khoảng 23 giờ, bà ấy vội quay về với viên Chủ tịch và đắc thắng tường thuật lại về lần đập tan “nhóm nhỏ của những kẻ phản cách mạng”. Tiếp đó, bà ấy ăn mừng chiến thắng với một vài người trung thành, với rượu, đậu phọng và thịt. “Tôi sẽ cho rơi đầu”, bà ấy hứa hẹn. Có ít nhất là 388 người biểu tình bị bắt giam.
Vào ngày hôm sau đó, 30.000 dân quân chiếm giữ Thiên An Môn để ngăn chận những cuộc tụ tập mới. Trong tờ “Nhân dân Nhật báo” có một bài viết gay gắt chống lại những người biểu tình. Và trong Bộ Chính trị, Giang Thanh đắc thắng, vì cuối cùng bà ấy cũng thành công trong việc thuyết phục Mao tin rằng Đặng Tiểu Bình là người chịu trách nhiệm cho các sự kiện trong thời gian của Lễ Thanh Minh. Trong những ngày trước đó, người này cứ bình thản chịu đựng những đợt công kích một cách giận dữ từ Giang Thanh, trước khi đứng dậy với lời nhận xét chế giễu: “Tôi điếc rồi, tôi không hiểu gì cả.”
Vào ngày 7 tháng 4, Đặng bị tước mọi chức vụ trong Đảng. Ông ấy bay về Quảng Đông, nơi các quan chức địa phương trung thành với ông ấy và bảo vệ ông ấy không bị đánh đập. “Nếu một người bị đánh đến lần thứ nhì thì người đấy đã làm việc tốt đấy chứ”, là lời bình luận mang tính chế giễu của ông ấy.
Bây giờ, Hoa Quốc Phong được cử làm Thủ tướng và Phó Tổng bí thư Đảng – và qua đó là người được chỉ định để kế nghiệp Mao.
Thế nhưng tờ “Nhân dân Nhật báo” và đài truyền hình đưa ra bên cạnh ông ấy thêm một nhân vật thứ hai, trên thực tế là đồng cấp bậc: Giang Thanh. Thời của bà ấy dường như đang đến gần.
Phần lớn người Trung Quốc chỉ biết đến người vợ của Mao từ 1966, mặc dù bà ấy đã kết hôn với ông ấy từ tháng 11 năm 1938. Cả một thời gian dài, dường như bà ấy phải chịu đựng việc là mình không quan trọng. Giang Thanh sinh năm 1914, trong những năm 1930 đã là một nữ diễn viên sân khấu và điện ảnh hoạt động xã hội tích cực ở Sơn Đông và Thượng Hải, trước khi bà ấy đi theo những người Cộng sản và quen Mao.
Bộ Chính trị chống lại mối quan hệ với người Chủ tịch – cũng là vì theo truyền thống, diễn viên không được coi trọng trong Trung Quốc –, nhưng cuối cùng cũng đồng ý khi Mao hứa hẹn không cho bà ấy tham gia chính trị.
Giang Thanh sống trong xa xỉ. Trong những năm 1950, bà ấy còn được phép mua quần áo thanh lịch từ Phương Tây, thế nhưng cảm thấy nình thừa thãi, bị chồng bà cô lập ngày càng nhiều hơn, cảm thấy bị làm nhục bởi các áp phe của ông ấy, bị những người lính cận vệ của Mao chế diễu.
Cuộc Cách mạng Văn hóa đã làm thay đổi tất cả. Cuộc đấu tranh của Mao chống lại Đảng đã kết nối vợ của ông ấy lại với một vài người quá khích, những người từ các lý do ý thức hệ cũng như từ các lý do về tuổi tác mà nổi dậy chống lại tổ chức Đảng: những người trẻ muốn vứt bỏ giới cách mạng già.
Giang Thanh trở thành nữ thủ lĩnh của nhóm này, nhóm mà chẳng bao lâu sau đó đã kiểm soát được các giới truyền thông đại chúng và tổ chức Đảng trong Thượng Hải, nói chung là thành phố duy nhất có được một giới vô sản công nghiệp cách mạng.
Bây giờ, Giang Thanh hy vọng rằng sau cái chết của Mao, con đường đi lên hàng đầu đã mở ra cho mình. Trong lịch sử Trung Quốc có một vài ví dụ về những người cai trị là những người phụ nữ đầy quyền lực – tại sao điều đấy lại không thể dưới những người cộng sản?
Mặt khác, có phải là quyền lực của bà ấy chỉ dựa trên việc bà ấy là người vợ của Mao hay không? Với cái chết của ông ấy, liệu bà ấy cũng mất đi tính chính danh của mình hay không? Giang Thanh dao động giữa hy vọng cuồng loạn và sợ hãi vô cùng. Cái chết của Mao sẽ có ảnh hưởng đến số phận của tất cả các cán bộ cao cấp, nhưng không ai đặt cược cao như vợ của ông ấy.
Mao cũng biết điều đó. Trong những tháng này, ông ấy đọc cho người thân cận của ông ấy là Trương Ngọc Phượng nhiều lá thư ngắn, bởi vì ngoài bà ấy ra thì không ai có thể hiểu được những âm từ lắp bắp của ông ấy. Giang Thanh khéo léo sử dụng tình trạng đấy cho mục đích riêng của mình.
Ví dụ như bà ấy quả quyết rằng Mao đã nhờ Trương Ngọc Phượng đưa cho bà thông tin này: “Trong cuộc đấu tranh của mười năm qua, anh đã cố gắng đi đến đỉnh cao của cuộc cách mạng, nhưng anh không thành công. Nhưng em có thể đến được đỉnh cao.”
(Còn tiếp)
Cay Rademacher
Phan Ba dịch

Đọc những bài trước ở trang Trung Quốc của Mao Trạch Đông


Phần nhận xét hiển thị trên trang

không sống “trong miệng” của người khác

Người trí tuệ xưa nay thường không sống “trong miệng” của người khác, cũng không sống “trong mắt” của người khác. Cuộc đời của chính mình thì bản thân nên tự nắm bắt lấy.

tùy duyên, Nhân sinh, miệng lưỡi,
Lòng người cũng giống như con đường, càng so đo con đường càng thu hẹp; càng rộng lượng con đường càng rộng mở. (Ảnh: Thoibao)
1. Bạn vĩnh viễn không biết rằng bản thân mình ở trong miệng người khác có bao nhiêu phiên bản, cũng sẽ không biết được người khác vì bảo hộ chính mình mà đã từng nói những lời gì về bạn, càng không cách nào ngăn cản được những lời đàm tiếu ấy.
Nhưng có một điều bạn có thể làm được, chính là bỏ mặc, cũng không cần phải đi giải thích, người hiểu bạn sẽ vĩnh viễn tin tưởng bạn.
Có một câu nói rất hay: “Nếu bạn không mù, thì đừng quen biết tôi qua miệng của người khác”.
2. Làm người, trạng thái tốt nhất chính là hiểu được tôn trọng. Bất kể người khác hành xử thế nào, bạn nhất định phải biết kiềm chế, không nên khoe mẽ hay thể hiện bản thân.
Bạn càng trưởng thành sẽ càng hiểu được, bên ngoài bầu trời còn có bầu trời khác, trên người tài còn có người tài hơn, bởi thế giới này không phải chỉ riêng bạn đang tồn tại.
Làm người nên học cách im lặng, đừng nói lời xấu về người, chỉ cần làm tốt việc của mình là đủ. Không cầu sâu sắc, chỉ mong đơn giản.
tùy duyên, Nhân sinh, miệng lưỡi,
Bạn càng trưởng thành sẽ càng hiểu rằng nhất định phải kiềm chế bản thân. (Ảnh: Ameblo)
3. Có những sự tình bạn cảm thấy là chuyện trọng đại, nhưng trong mắt người khác đó có thể chỉ là chuyện nhỏ. Bởi vì họ không phải là bạn, nên họ không cách nào hiểu được cảm giác mãnh liệt này của bạn.
Cho đến một ngày bạn sẽ hiểu ra, nhiều khi không cần phải nói hết ra cho người khác, bạn cũng có thể tự mình giải quyết. Trên thế giới này, ngoại trừ bản thân ra sẽ không ai có thể thực sự cứu được mình.
4. Có một sự thật là, chúng ta luôn mang theo mặt nạ để đối diện với tình yêu, luôn muốn biểu hiện ra mặt tốt đẹp nhất của bản thân mình.
Cho đến khi hai người càng thân thiết hơn, liền cảm giác thấy đối phương đã thay đổi. Kỳ thực, họ không hề thay đổi, chỉ là chúng ta đang tiến đến bề mặt chân thực nhất của họ, nên mới cảm thấy bị mất phương hướng.
Bởi vậy, khi bạn muốn tiếp nhận một người, thì không chỉ là tiếp nhận mặt ưu việt của họ, mà đối với những khuyết điểm của họ cũng nên mở lòng ra và bao dung lấy.
tùy duyên, Nhân sinh, miệng lưỡi,
Có một sự thật là, chúng ta luôn mang theo mặt nạ để đối diện với tình yêu. (Ảnh: Twitter)
5. Ta nâng bạn lên, bạn chính là chiếc ly thật đẹp; ta buông tay xuống, bạn có thể sẽ trở thành những mảnh thủy tinh vỡ vụn. Bất luận là người yêu hay bằng hữu ta đều nên trân trọng. Bởi mỗi lẫn ta khổ sở, thương tâm thì họ chính là người ở bên cạnh bầu bạn; mỗi khi trong lòng có ưu tư thì họ cũng là người đầu tiên nhận ra điều đó.
6. Có những việc hôm nay được xem là chuyện lớn nhưng ngày mai lại chỉ là chuyện nhỏ; việc xảy ra trong năm nay được coi là chuyện lớn, sang năm chỉ còn là một câu chuyện; kiếp này được coi là đại sự, kiếp sau cũng chỉ là truyền thuyết.
Khi gặp khó khăn trong cuộc sống hay trong công việc, hãy tự nhủ với bản thân rằng: Hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi sẽ đến, một ngày mới sẽ lại bắt đầu.
7. Nhân sinh cũng giống như một ly trà, đong đầy cũng tốt mà vơi nửa cũng chẳng sao, cần chi phải tranh giành? Nồng đậm cũng tốt mà nhạt nhẽo cũng được, vẫn đều có hương vị riêng. Vội vàng cũng tốt mà chậm chạp cũng được, vậy thì đã làm sao? Ấm áp cũng tốt mà lạnh lẽo cũng được, chỉ cần nhìn nhau cười một cái thôi.
tùy duyên, Nhân sinh, miệng lưỡi,
Nhân sinh cũng giống như một ly trà, đong đầy cũng tốt, mà vơi nửa cũng chẳng sao. (Ảnh: ZiarnkoRyzu)
Cuộc sống, bởi vì để tâm cho nên mới đau khổ; bởi vì nghi ngờ cho nên mới tổn thương; bởi vì xem nhẹ cho nên mới vui vẻ; bởi vì đạm bạc cho nên mới hạnh phúc.
Chúng ta đều là những vị khách qua đường của đất trời, có rất nhiều việc chúng ta không thể làm chủ được, vậy nên hãy cứ để vạn sự tùy duyên đi!
8. Thời điểm ta khóc mà không có người dỗ dành, ta học được kiên cường; thời điểm ta sợ hãi mà không có ai bên cạnh, ta học được dũng cảm.
Thời điểm phiền não mà không có người hỏi han, ta học được cách thừa nhận; lúc mệt mỏi không có người dựa vào, ta học được cách tự lập. Cứ như vậy ta tìm được chính bản thân mình, vốn là người rất tài năng, ưu tú.
Tuệ Tâm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

không có người-vượn hoặc vượn-người nào hết!

Những hóa thạch người-vượn được đưa ra trong Thuyết Tiến hóa liệu có chính xác và đủ là “bằng chứng” để chứng minh người xuất thân từ vượn? Đâu là sự thật? Hãy cùng khám phá sự thật về cái được gọi là “Người-Vượn” hoặc Vượn-Người qua bài viết của GS. Phạm Việt Hưng dưới đây.

thuyết tiến hóa, hóa thạch người vượn,
Nhiều bằng chứng đã chỉ ra những hóa thạch người-vượn đều là giả mạo hoặc sai lầm. (Ảnh: Internet)
Câu hỏi lớn nhất được nêu lên trong bài “Sự thật Thuyết Tiến hóa”, trình bày trong Hội thảo ngày 13/05/2016 tại Hội Nhà văn Hà Nội, 19 Hàng Buồm, là:
Chúng ta là gì? Phải chăng chúng ta xuất thân từ vượn?
Hôm nay chúng ta phải trả lời dứt khoát cho câu hỏi đó, và đây có thể là một trong những câu trả lời quan trọng nhất khi thảo luận về Thuyết Tiến hóa. Câu trả lời này dựa trên những nhận định trong 2 tài liệu chủ yếu sau đây:
  • Video “Sáng tạo hay Tiến hóa”, do Keziah sản xuất, đã công bố trên You Tube.
  • Bài báo “Sự thật về Người-Vượn” của Mike Riddle.
1. Sự thật về những cái được gọi là bằng chứng người-vượn
Nếu quả thật tổ tiên loài người là vượn, như học thuyết Darwin nói, thì sự tiến hóa không thể đột ngột biến vượn thành người, mà phải biến đổi dần dần từng ít một để sau một thời gian vô cùng dài, có thể tới hàng trăm triệu năm, vượn mới có thể biến thành người. Nói cách khác, nếu Darwin đúng, chắc chắn phải tồn tại những loài trung gian giữa vượn và người. Những loài trung gian này được gọi là người-vượn hay vượn-người (ape-man).
Tuy nhiên, cổ sinh học thời Darwin không hề tìm thấy hóa thạch người-vượn/vượn-người. Vì thế, các nhà tiến hóa biện hộ rằng hóa thạch những loài người-vượn/vượn-người này đã bị mất tích. Nói cách khác, theo Thuyết Tiến hóa, người-vượn/vượn-người là những mắt xích bị mất tích, hoặc mắt xích bị thiếu trong chuỗi tiến hóa từ vượn lên người. Nếu không tìm thấy hóa thạch người-vượn/vượn-người, Thuyết Tiến hóa sẽ sụp đổ. Vì thế, hóa thạch người vượn/vượn-người là vấn đề sống còn của Thuyết Tiến hóa.
Để cứu vãn Thuyết Tiến hóa, các nhà tiến hóa đã cố gắng tìm kiếm hóa thạch người-vượn/vượn-người bằng mọi giá, thậm chí không ngần ngại tạo ra bằng chứng giả mạo để lừa đảo công chúng, miễn là được càng nhiều người tin càng tốt, lý thuyết của họ sống lâu ngày nào là may mắn ngày ấy. Thực tế trong hơn 150 năm qua đã có những vụ lừa đảo về hóa thạch người-vượn/vượn-người “thành công” đến nỗi đã che đậy được sự thật tới hàng chục năm, làm cho nhiều người thuộc nhiều thế hệ tin chắc rằng người-vượn/vượn-người là một sự thật 100%, không thể chối cãi được. Hiện nay số người tin chắc như thế vẫn còn rất nhiều, thậm chí chiếm số đông. Niềm tin này thảm hại đến nỗi khi sự thật được phô bày, nhiều người trong số đó vẫn không muốn tin vào sự thật.
Vậy hơn bao giờ hết phải làm rõ sự thật này. Xin nhắc lại câu hỏi: Trong hơn 150 năm qua, kể từ ngày Darwin nêu lên Thuyết Tiến hóa, khoa học có tìm thấy những mắt xích mất tích trong chuỗi tiến hóa từ vượn lên người không?
Đây, xin lắng nghe ý kiến của các học giả và nhà khoa học trong video nói trên.
thuyết tiến hóa, hóa thạch người vượn,
Richard Milton, tác giả cuốn “Shattering the Myths of Darwinism” (Đập tan chuyện hoang đường của Học thuyết Darwin), nói:
– Mắt xích thiếu quan trọng nhất tất nhiên là mắt xích thiếu giữa tổ tiên loài vượn và loài người. Đó là mắt xích thiếu mà đa số chúng ta quan tâm. Và chúng ta đã tìm thấy nó chưa? Nếu bạn nghe những người theo thuyết Darwin nói thì bạn sẽ nghĩ rằng có rất nhiều loài như vậy. Nhưng trên thực tế không hề có một bằng chứng nào cả. Tất cả những hóa thạch tìm thấy đến nay đã được phân loại đi phân loại lại và kết quả hoặc là người hoặc là vượn. Cho đến nay mắt xích thiếu vẫn hoàn thiếu.
thuyết tiến hóa, hóa thạch người vượn,
Malcolm Bowden, kỹ sư và tác giả sách khoa học, cho biết:
–  Tôi đã nghiên cứu những cái gọi là mắt xích thiếu giữa người và vượn. Tôi thấy từng cái trong số đó chẳng hề là mắt xích thiếu nào cả. “Người vượn phía nam”, “bộ xương Lucy” thực chất được tạo thành chỉ từ khoảng 40% xương của một loài vượn không lớn lắm và người ta không có bất cứ một bằng chứng nào chứng tỏ rằng nó từng đi thẳng, trong bất cứ một cái xương nào trong bộ xương đã tìm thấy.
Richard Milton:
–  Điều thú vị là Lucy từng được trưng bày như một thực thể rất giống người. Dáng rất thẳng, tay giống tay người, chân giống chân người. Tôi không biết những người phục chế (mô hình người Lucy) lấy dữ liệu này từ đâu, bởi vì nếu ta xem tài liệu của Randall Sussman thì loài mà Lucy thuộc về loài có tay chân dài và cong, thậm chí dài và cong hơn tinh tinh. Một số nhà giải phẫu học xuất sắc đã kết luận rằng “người vượn phía nam”, giống mà Lucy thuộc về, đơn giản chỉ là một loài vượn đã tuyệt chủng và không có gì liên quan với người cả. Nếu chúng ta phân tích những cái được gọi là những mắt xích còn thiếu, chúng ta sẽ thấy dấu vết gian lận, lừa dối và phỏng đoán.
–  Ví dụ, “Người Nebraska” chỉ là một họ được tái chế, tất cả chỉ từ một chiếc răng của một loài lợn đã bị tuyệt chủng.
–  “Người Piltdown” ngày nay khắp nơi đều biết đó là một sự lừa dối có chủ ý, được tạo thành từ một hàm răng vượn với sọ người đã được làm giả mạo để trông có vẻ cổ.
  • Người Piltdown: Vụ lừa đảo lớn nhất của thuyết tiến hóa
–  “Người Neanderthal” thì là những con người bình thường, một số bị bệnh khớp, còi xương hoặc giang mai.
–  “Người Ramapithecus”, “Gigantopithecus”, “Zinjanthropus” chỉ là vượn.
–  Trong khi đó “Người Heidelberg”, “Người Cro-Magnon” hoàn toàn là người.
–  Như vậy bất chấp những tuyên bố sai lạc của các nhà tiến hóa, mắt xích thiếu vẫn hoàn thiếu.
thuyết tiến hóa, hóa thạch người vượn,
Mark EastmanTiến sĩ Sinh học: Các nhà khoa học tuyên bố rằng hemoglobin (huyết sắc tố) của tinh tinh giống hemoglobin của người tới 98%. Điều họ không nói với bạn là hemoglobin của nhiều sinh vật khác kể cả “mốc nhớt” cũng rất giống với hemoglobin của người.
thuyết tiến hóa, hóa thạch người vượn,
Gary ParkerTiến sĩ Sinh học:
–  Một trong những tuyên bố nực cười nữa mà bạn được nghe ngày nay là ADN của người và tinh tinh giống nhau đến 98,3%. Là một nhà di truyền tôi phải công nhận rằng tôi thấy điều này thật hài hước. Chính chúng ta còn không liên hệ gần với nhau như vậy. Gene bạn thừa kế từ mẹ và từ bố trung bình là chúng ta chỉ giống nhau tối đa khoảng 93%.
–  Bạn có thể chờ đợi rất nhiều điều tương tự giữa con người với tinh tinh. Chúng ta cùng thở một thứ không khí, chúng ta có cơ và xương, chúng ta cùng tiêu hóa những thứ giống nhau. Nếu chúng ta được tạo dựng bởi cùng một Đức Chúa Trời, chúng ta có thể chờ đợi nhiều thứ giống nhau…..
–  Mây chứa 98% là nước, con sứa cũng chứa 98% là nước, dưa hấu cũng chứa 98% là nước. Sử dụng logic của thuyết tiến hóa thì không có sự khác nhau giữa mây, con sứa và dưa hấu. Nhưng chính 2% khác biệt kia tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa người và tinh tinh.
2. Người-Vượn – Một lý thuyết tưởng tượng hoang đường
Với rất nhiều sự thật đã được công bố trên Internet, có thể kết luận chắc chắn rằng thuyết nguồn gốc loài người của Darwin thực chất chỉ là một sản phẩm thuần túy tưởng tượng, dựa trên những quan sát bề ngoài rất hời hợt, cảm tính, không thể coi là khoa học. Trong 150 năm qua và nhất là trong những năm gần đây, hội họa và công nghệ dựng hình 3D bằng máy tính đã giúp đỡ đắc lực cho việc đánh lừa mọi người rằng người xuất thân từ vượn là một sự thật. Đối với nhiều người, điều này là hiển nhiên, vì tất cả chúng ta đã được dạy dỗ ở nhà trường rằng đó là một chân lý đã được chứng minh bằng khoa học. Phần lớn học trò đều tin thầy giáo, và do đó Thuyết Tiến hóa nghiễm nhiên có một lợi thế áp đảo trong việc truyền bá trong công chúng, bất chấp tính chất hoang đường và ngụy khoa học của nó.
Đây, sách giáo khoa “Sinh học – Quan sát sự sống” (Biology – Visualizing Life) của Holt, Rinehart và Winston, xuất bản năm 1998, trang 213 khẳng định với học trò: “Hãy nhìn gần vào bàn tay của bạn. Bàn tay có 5 ngón có thể co duỗi được. Động vật có bàn tay 5 ngón co duỗi được gọi là linh trưởng. Khỉ, vượn, người là những thí dụ của loài linh trưởng. Loài linh trưởng rất có thể là đã tiến hóa từ loài động vật có vú nhỏ, gặm nhấm ăn sâu bọ đã sống từ khoảng 60 triệu năm trước”.
Chao ôi, chỉ với bàn tay 5 ngón, các nhà tiến hóa đã xếp loài người vào chung một rọ với loài khỉ, vượn! Và kiểu lý luận “loài linh trưởng rất có thể là đã tiến hóa từ…..” chỉ là một phỏng đoán hoang đường, nhưng sách giáo khoa đã biến một chuyện hoang đường tưởng tượng 100% như thế thành một nhận định khoa học để nhồi sọ trẻ em. Một lý luận mơ hồ như thế mà được coi là một kiến thức khoa học để mọi người phải học hay sao? Tại sao các nhà giáo dục có thể dễ dãi ngây thơ đến như vậy?
Tương tự, sách giáo khoa “Sinh học” (Biology) của Miller và Levine, xuất bản năm 2000, trang 757, dạy học sinh như sau: “Nhưng tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng ý trên một số sự thật căn bản nhất định. Chẳng hạn chúng ta biết rằng con người tiến hóa từ những tổ tiên mà chúng ta cùng chia sẻ với những động vật linh trưởng khác như hắc tinh tinh hay vượn”.
Đó có phải là sự thật không? KHÔNG! Đó là NÓI DỐI! Sự thật là không có sự nhất trí của tất cả các nhà nghiên cứu về vấn đề này. Sự thật là có rất nhiều nhà nghiên cứu không tán thành với quan điểm con người có chung tổ tiên với hắc tinh tinh và vượn.
Đừng quên rằng sự dối trá trong Thuyết Tiến hóa đã làm hỏng nhận thức của con người như thế nào. Điển hình là vụ “Người Piltdown”, một hóa thạch người-vượn được “khám phá” năm 1912, và được báo cáo tuổi hóa thạch là 500.000 năm. Tờ báo New York Time, tờ báo lớn có uy tín bậc nhất ở Mỹ, đã loan tin chắc như đinh đóng cột: “Học thuyết Darwin đã được chứng minh là đúng” (!!!). Mãi tới năm 1953 hóa thạch này mới bị tố cáo là lừa đảo. Tuổi thật của hóa thạch chỉ mới khoảng 600 năm, bao gồm một mảnh sọ của người và một xương hàm của vượn. Trong một thời gian rất dài, nhân loại đã bị đánh lừa. Nhiều thế hệ đã ra đi với niềm tin bị lừa dối đó – rằng tổ tiên của chúng ta là một loài vượn.
Năm 1925, bằng chứng giả mạo “Người Piltdown” đã được luật sư Clarence Darrow sử dụng để làm bằng chứng bênh vực anh chàng giáo viên John Scopes trong Vụ án Scopes ở tiểu bang Tennessie, Mỹ. Theo luật của tiểu bang, môn sinh học tiến hóa người bị cấm dạy tại các trường công lập trong tiểu bang. John Scopes vi phạm luật này, và bị chính quyền tiểu bang đưa ra tòa. Nhưng Scopes thắng kiện, vì với những bằng chứng do luật sư đưa ra. Thuyết Tiến hóa được coi là một khoa học, và John Scopes đã chẳng làm điều gì khác là phụng sự khoa học, phụng sự chân lý. Từ đó Thuyết Tiến hóa thừa thắng trên toàn thế giới.
Luật sư Darrow không chỉ dùng bằng chứng người Piltdown, mà còn sử dụng cả bằng chứng “Người Nebraska”, một hóa thạch người-vượn vừa được tìm thấy năm 1922 và được báo cáo là có 1 triệu năm tuổi. Nhưng mỉa mai thay, toàn bộ hóa thạch này chỉ là một cái răng, và sau này đã được xác định là răng của một loài lợn đã tuyệt chủng. Tóm lại, John Scopes đã thắng kiện nhờ “ăn gian”. Không phải Scopes “ăn gian”, mà là những nhà khoa học tiến hóa đã “ăn gian” nhờ những hóa thạch giả “Người Piltdown” và “Người Nebraska”.
Tôi không phải một người Mỹ, tôi càng không phải một nhà tiến hóa, nhưng với tư cách một con người, tôi cảm thấy xấu hổ với những trò “ăn gian” của các nhà tiến hóa.
Còn “Người Ramapithecus” thì sao? Xin nhìn hình dưới đây để thấy các nhà tiến hóa đã khéo léo dàn dựng hóa thạch ra sao – chỉ từ một xương hàm người ta đã “chế tạo” ra hình ảnh một người-vượn đàng hoàng, có đủ chân tay lông lá đi lom khom…. Với công nghệ 3D hiện đại, việc “chế tạo” này có thể làm trong chớp mắt và sinh động gấp bội. Sự lừa đảo do đó cũng nâng lên trình độ của những “phép lạ tái hiện sự sống trong quá khứ”.
thuyết tiến hóa, hóa thạch người vượn,
Hóa thạch Ramapithecus được đánh giá có 14 triệu năm tuổi, và đây được coi là hóa thạch điển hình của loài trung gian giữa vượn và người. Nhưng than ôi, năm 1970 khoa học lại khám phá ra một loài khỉ đầu chó (baboon) sống ở Ethiopia có cấu trúc răng giống hệt hóa thạch Ramapithecus, nhiều đặc trưng hình thái học khác cũng tương tự như Ramapithecus. Thế là các nhà tiến hóa cay đắng buộc phải loại Ramapithecus ra khỏi danh sách họ hàng của loài người. Tạp chí TIME ngày 07/11/1977 thốt lên những lời than thở chua chát như sau:“Ramapithecus được xây dựng một cách lý tưởng như một tổ tiên của loài người. Nếu Ramapithecus không phải như thế thì chúng ta không còn hóa thạch nào khác để chứng minh điều đó”. Chẳng lẽ những sự thật này vẫn chưa đủ để con người tỉnh ngộ để xem xét lại sự nhầm lẫn của mình trong hơn 150 năm qua hay sao?
Chưa hết, còn “Người Neanderthals” nữa! Hóa thạch “Người Neanderthals” được tìm thấy lần đầu tiên năm 1856, gần Dusseldorf, Đức. Người ta đã cố tạo dựng lại hình ảnh của nó sao cho giống vượn, nhưng khoa học khảo cổ đã dần dần mang sự thật ra ánh sáng: “Người Neanderthals” hóa ra là người 100%. Thật vậy, họ đã biết sử dụng đồ trang sức, biết sử dụng dụng cụ âm nhạc, biết vẽ tranh trong hang đá, biết trao đổi trò chuyện, và đặc biệt, biết chôn cất tử thi (một trong những hành vi được coi là người nhất),…
KẾT LUẬN
Tóm lại, về hóa thạch người-vượn, chúng ta đã có những kết luận chắc chắn và rõ ràng sau đây:
–  “Người Piltdown” là một vụ lừa đảo có chủ ý.
–  “Người Nebraska” được suy diễn tưởng tượng ra dựa trên một chiếc răng của một loài lợn đã tuyệt chủng.
–  “Người Ramapithecus” là vượn 100%. Tương tự, Gigantopithecus, Zinjanthropus, Australopithecus,… đều là vượn 100%! (Từ vĩ “pithecus” có nghĩa là “vượn”).
– “Người Neanderthals”, “Người Heidelberg”, “Người Cro-Magnon” đều là người 100%.
–  Việc xác định tuổi của những hóa thạch này cũng hoàn toàn sai. Từ đó có thể suy ra rằng những “thành tựu” của Thuyết Tiến hóa hoàn toàn không đáng tin cậy! Nếu hôm nay và ngày mai bạn nghe thấy tin lại khám phá ra người-vượn ở đâu đó, bạn hãy thận trọng, bởi vì tất cả những khám phá người-vượn trong 150 năm qua đều là giả mạo hoặc sai lầm. Sự giả mạo và sai lầm đó xuất phát từ khát vọng và ý chí của giới tiến hóa, thay vì từ sự thật khách quan. Nói một cách dễ hiểu, người ta – các nhà tiến hóa – khao khát bằng chứng như lữ khách trên sa mạc khát nước, và thế là họ nhìn thấy “nước” xuất hiện ở xa xa phía chân trời. Họ hô to với mọi người “Eureka! Tìm thấy nước rồi”, nhưng đến nơi thì chẳng thấy nước đâu cả…
Để kết luận, xin nhắc lại nhận định của TIME năm 1977: Ramapithecus được xem như người-vượn điển hình; nếu không phải như thế thì chúng ta không còn bằng chứng nào khác!
Vâng, thưa độc giả, không có người-vượn hoặc vượn-người nào hết!
Câu chuyện nguồn gốc loài người là vượn của Darwin là một câu chuyện tưởng tượng 100%, rất hấp dẫn đối với trẻ em và những người lớn nhẹ dạ cả tin. Sự hoang đường ấy kích thích tri giác tò mò của con người nên được rất nhiều người hưởng ứng, đặc biệt với những sản phẩm 3D của công nghệ hiện đại, có khả năng tạo dựng hình ảnh như thật.
Nhưng dù cho công nghệ 3D hiện đại giỏi bịa đặt đến thế nào đi chăng nữa, người có trí tuệ tỉnh táo sẽ không thể bị đánh lừa! Những video 3D này do các nhà tiến hóa tạo dựng nên, mặc dù được chiếu hàng ngày trên kênh National Gepgraphy (một trung tâm tuyên truyền của các nhà tiến hóa) nên được xếp vào kho tàng phim thần thoại hoặc truyện “viễn tưởng/hư cấu” mà thôi (có lẽ cần phải có một bài về những loại phim 3D này).
Đối lập với những loại phim 3D rẻ tiền đó là những video nói sự thật. Chẳng hạn video ngắn sau đây, trích từ cuốn video “Sáng tạo hay Tiến hóa”đã nói ở trên, xin mời độc giả thưởng thức:

Tác giả: GS. Phạm Việt Hưng

Phần nhận xét hiển thị trên trang