Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Đệ nhất khai quốc công thần của chúa Nguyễn



Chỉ làm quan tám năm nhưng ông đã đưa ra những kế sách quan trọng giúp chúa Nguyễn Phúc Nguyên xây dựng cơ nghiệp họ Nguyễn ở Đàng Trong.
Chân dung đệ nhất khai quốc công thần của các chúa Nguyễn. Ảnh: Internet
Chân dung đệ nhất khai quốc công thần của các chúa Nguyễn.
Đào duy Từ
Đào Duy Từ sinh năm 1572, người xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, xứ Thanh Hoa (nay là huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Ông nổi tiếng thông minh, học rộng, biết nhiều, lại có tài thao lược, từng đỗ á nguyên khoa thi Hương năm 1593, dưới đời vua Lê Thế Tông, khi đó mới 21 tuổi.
Dù thi đỗ dưới thời vua Lê nhưng Đào Duy Từ lại chỉ làm quan tám năm dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Ông đã giúp họ Nguyễn xây dựng cơ đồ vững chắc, quân đội hùng mạnh, nên được coi là đệ nhất khai quốc công thần của họ Nguyễn.
Đào Duy Từ thi đỗ á nguyên dưới thời vua Lê Thế Tông. Ông thi Hội, bài luận rất tốt, được quan chánh chủ khảo là Thái phó Nguyễn Hữu Liêu đánh giá cao. Tuy nhiên, Bộ Lễ đã đưa ra chứng cứ ông đổi họ, khai man lý lịch và truyền lệnh xóa tên ông khỏi vị trí á nguyên, lột mũ áo và tống giam.
Nguyên nhân bố của Đào Duy Từ là Đào Tá Hán, trước làm lính cấm vệ trong triều, sau bị đuổi về quê làm nghề xướng ca rồi mất sớm. Lúc bấy giờ, ở Đàng Ngoài, xướng ca bị cho là "vô loài", con cái không được phép dự thi, không được làm quan. Đào Duy Từ đã đổi tên thành Vũ Duy Từ (theo họ mẹ) để đi thi.
Sách Đại Nam thực lục (Tiền biên, quyển 2) chép rằng năm 1593, "Thanh Hoa có kỳ thi Hương, quan Hiến ti cho Duy Từ là con phường chèo nên tước bỏ tên, không cho vào thi. Duy Từ bực tức trở về, nhân nghe tiếng chúa (Nguyễn) yêu dân và quý học trò, các bậc hào kiệt đều quy phục, nên quyết chí vào Nam một mình để theo".
Mùa đông năm 1627, Đào Duy Từ trốn được vào xứ Đàng Trong. Đầu tiên, ông ở huyện Vũ Xương hơn một tháng để nghe ngóng tình hình. Sau khi biết Khám lý huyện Hoài Nhân là Trần Đức Hòa, người có mưu trí được chúa Nguyễn Phúc Nguyên tin dùng, ông vào Hoài Nhân, đi ở chăn trâu cho một phú ông ở xã Tùng Châu.
Phú ông thấy Đào Duy Từ học rộng tài cao, biết không phải người thường, liền đem nói với Trần Đức Hòa. Trần Đức Hòa cho gọi Đào Duy Từ đến hỏi, thấy mọi chuyện ông đều thông hiểu, liền giữ ông lại và gả con gái cho. Khi Trần Đức Hòa xem bài Ngọa Long cương của Đào Duy Từ liền nói rằng "Đào Duy Từ là Ngọa Long đời này chăng"?
Một hôm, Trần Đức Hòa đem bài Ngọa Long cương cho chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên xem. Đọc xong, chúa Nguyễn biết Đào Duy Từ là người có chí lớn liền cho gọi tới.
Mấy hôm sau, Duy Từ và Trần Đức Hòa cùng vào ra mắt Nguyễn Phúc Nguyên. Đào Duy Từ cao đàm hùng luận, tỏ ra rất am hiểu việc đời. Nguyễn Phúc Nguyên mừng lắm, liền sau đó họp bàn đình thần phong cho Đào Duy Từ làm Nha úy Nội tán, tước Lộc Khuê Hầu, trông coi việc quân cơ trong ngoài và dự bàn việc lớn.
Sau thất bại ở cuộc chiến thứ nhất (năm 1627) với họ Nguyễn, họ Trịnh luôn nghĩ cách, tìm cớ đem quân vào đánh. Ngược lại, chúa Nguyễn, theo kế sách của Đào Duy Từ, cho lính sở tại đắp lũy Trường Dục để phòng thủ.
Theo sách Đại Nam thực lục (Tiền biên, quyển 2), năm 1630 Đào Duy Từ đã nói với chúa Nguyễn Phúc Nguyên: "Muốn mưu đồ bá vương, phải có kế vẹn toàn. Người xưa nói rằng, nếu không có một lần khó nhọc thì không thể ngơi nghỉ lâu dài, nếu không chịu phí tổn nhất thời thì không thể có yên ổn mãi. Thần xin được hiến bản vẽ, đem quân dân hai trấn đến đắp một cái lũy dài, trên nối với núi Trường Dục, dưới kéo đến bãi cát Hạc Hải, nhân theo thế đất mà đặt chỗ hiểm để giữ vững biên cảnh, quân địch dẫu có đến cũng không làm gì được".
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên theo kế ấy, huy động quân dân đắp lũy Trường Dục, hơn một tháng thì xong.
Đến năm 1631, trước quyết tâm gây chiến khó bề lay chuyển của họ Trịnh, Đào Duy Từ tiếp tục xin chúa đắp thêm lũy Nhật Lệ. Ông cùng Nguyễn Hữu Dật trông coi việc đắp lũy. Năm sau nữa, lũy khác được dựng lên là Trường Sa.
Hệ thống ba lũy này được đắp bằng đất, tùy vị trí cao 4-6 m, tổng đoạn lũy dài 34 km xen kẽ nhiều ụ súng, vọng gác. Lũy sau này được người dân gọi là lũy Đào Duy Từ, dân gian gọi là lũy Thầy với hàm ý kính trọng, tôn vinh Đào Duy Từ, người có công tạo ra hệ thống lũy, giữ yên bờ cõi Đàng Trong.
Theo Việt sử giai thoại, năm 1630, chúa Nguyễn Phúc Nguyên hỏi Đào Duy Từ về cách trả lại tờ sắc phong cho họ Trịnh. Duy Từ thưa: "Nên đúc một cái mâm đồng hai đáy, giấu sắc phong ở giữa. Xong, sắm đầy đủ lễ vật, lấy tướng Thần Lại là Văn Khuông làm sứ giả đi tạ ơn. Thần xin nghĩ sẵn hơn mười câu hỏi và trả lời để trao cho sứ giả mang đi, đến nơi tùy cơ ứng biến. Hễ đem xong mâm đồng cho họ Trịnh thì mau tìm cách về. Làm như thế, họ Trịnh sẽ mắc mưu ta".
Chúa theo lời, sai Văn Khuông đi Đông Đô. Văn Khuông bưng mâm đồng chứa đầy vàng bạc dâng lên. Trịnh Tráng nhận lấy. Ngay hôm đó, Văn Khuông lẻn ra khỏi cửa đô thành, theo đường biển mà trở về.
Chúa Trịnh Tráng thấy cái mâm đồng hai đáy thì lấy làm lạ, bèn tách ra xem thì thấy ở trong có tờ sắc phong và một tấm thiếp viết: "Mâu nhi vô dịch/ Mịch phi kiến tích/ Ái lạc tâm trường/ Lực lai tương địch". Bầy tôi dâng lên, Trịnh Tráng hỏi nhưng không ai hiểu được. Riêng có Phùng Khắc Khoan nói rằng đó chẳng qua là ẩn ngữ của mấy chữ "Dư bất thụ sắc" (tức là Ta không nhận sắc).
Trịnh Tráng giận lắm, sai người bắt Văn Khuông nhưng không kịp. Ông muốn lập tức đem quân vào đánh phương Nam, nhưng lúc bấy giờ ở Cao Bằng và Hải Dương đều có tin cáo cấp nên thôi.
Khi Văn Khuông về, chúa Nguyễn cả mừng nói: "Đào Duy Từ như Tử Phòng, Khổng Minh ngày nay vậy", nói rồi trọng thưởng cho Đào Duy Từ và thăng chức cho Văn Khuông.
Cuốn Văn hóa Việt Nam tổng hợp do Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương xuất bản năm 1989 có đoạn viết: "Đào Duy Từ xứng đáng là một nhà văn hóa toàn diện ở Việt Nam đầu thế kỷ 17".
Ngoài những kế sách giúp chúa Nguyễn Phúc Nguyên xây dựng cơ đồ, Đào Duy Từ còn là nhà quân sự, nhà thơ lớn. Theo cuốn Đào Duy Từ - Con người và tác phẩm, ông là soạn giả cuốn Hổ Trướng khu cơ, tài liệu dùng cho các vị chỉ huy quân sự, các vị chủ soái, gồm những chỉ dẫn về binh pháp, trận đồ, cách điều hành, tổ chức quân đội, khí giới. Ở lĩnh vực thơ ca, ông là tác giả của nhiều bài thơ như Ngọa Long cương, Tư Dung văn.
Đặc biệt, Đào Duy Từ còn được một số nơi tôn thờ là ông tổ nghệ thuật sân khấu tuồng. Có ý kiến cho rằng ông là người đầu tiên lập ra các đội múa hát, huấn luyện chuyên môn cho các nghệ nhân. Cơ quan phụ trách hát múa chính thức của Đàng Trong đã ra đời dưới thời chúa Sãi do ông sáng lập và phụ trách. Đào Duy Từ cũng là tác giả của nhiều điệu ca, vũ khúc.
Sinh ra và lớn lên ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa, nhưng làng Tùng Châu (nay thuộc xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) mới là nơi hun đúc thêm tài năng và ý chí của Đào Duy Từ, giúp ông bắt đầu sự nghiệp lớn. Vì vậy, năm 1634, khi ông qua đời do bệnh nặng, chúa Nguyễn đã cho đưa thi hài về mai táng và lập đền thờ tại đây.
Năm 1805, dưới thời vua Gia Long, nhà Nguyễn xét công trạng khai quốc công thần, Đào Duy Từ được xếp hàng đầu, được cấp 15 mẫu tự điền và sáu người trông coi phần mộ. Đến năm 1836, dưới thời vua Minh Mạng, triều đình lại sai dân sở tại sửa chữa lăng mộ cho ông. Trải qua thời gian và chiến tranh, lăng mộ Đào Duy Từ đã bị hư hại nhiều.
Ngày nay, tên của Đào Duy Từ được đặt cho nhiều đường phố, trường học khắp cả nước như một cách để tưởng nhớ công lao của ông.
Dương Tâm / VNExpress
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hà Nội 25-28/12/1972

25/12
     Trong nhiều năm nay, mùa hè đối với tôi là mùa đi xa, là mùa của công việc, dự định. Còn mùa đông, mùa rét, một ngọn đèn mờ, một trang giấy trắng, những điều phải làm, và chao ôi, mùa của ao ước về những hạnh phúc gia đình, mùa của tình yêu và gợi ý về tình yêu. Vì tôi đang sống trong một thành phố, tuy là trụ sở đầu não chỉ huy của chiến tranh, song vẫn mang một nếp sống hòa bình. Chiến tranh tuy đã vào đến những chốn sâu xa của đời sống, song vẫn chưa phải là chạm tới cái cốt lõi cuối cùng

      Bây giờ thì khác.
     Nhớ phần nhà chính ga Hàng Cỏ bị bom đánh đúng mấy hôm trước. Người đứng xem, sau bốn ngày, còn đông. Những khẩu hiệu để bên cạnh ga đỏ vàng một cách lạc lõng.
     Một khoảng trống nứt ra ở cái nơi mà hôm qua nguyên lành. Ở đó, hôm qua, là một khung nhà. Hôm nay, đưa mắt nhìn lên, không thấy cái khung nhà ấy nữa. Hôm nay, là những đường viên lởm chởm, của một cái gì nứt ra, không thành hình gì cả.
     Nhớ hôm đến khu tập thể ngõ Lý Thường Kiệt. Người đang bới đồ đạc, vôi bụi bám vào mặt vào mày, như là vừa từ đống bom đi ra. Một dây chuyền chuyển gạch vừa hình thành. Người ta mang vôi, đổ từ đống này sang đống kia. Một căn gác vặn vỏ đỗ đổ dở dang. Một cặp trung niên từ đó đi ra. Người đàn bà ăn mặc kiểu Hà Nội lịch sự. Người đàn ông áo bộ đội, mũ giải phóng, cầm cái gậy, như người ta thường nói, chiếc gậy Trường Sơn. Họ đi từ căn gác hai đang vặn vỏ đỗ lần xuống.
      Tiếng mấy cô học trò cấp 3:
      - Nhà cô Hằng đấy.
     - Hết rồi còn gì.
     - Cô bảo lúc đi chỉ người không.
     -  Giờ đồ đạc mất hết. Khổ. Đúng, cô giáo có mang cái gì lành lặn đi đâu.
     - Thì cũng như chúng mình, toàn mang quần áo rách.
      Buổi sáng hôm nay Thiên chúa giáng sinh. Tôi xuống bệnh viện Bạch Mai. Dãy nhà lá bên kia đường tơi tả. Bên này viện, căn nhà khoa tai mũi họng cũng sóng xoài. Mặt đường từ cửa trở vào còn đầy bùn đất. Cái cửa sắt bị vặn vẹo, trở nên sắc nhọn. Tôi đứng áp vào cái cửa để nhìn. Bên trong, nơi gian nhà đổ có mấy người đứng một cái chiếu úp trên một cái gì đó. Lúc cái chiếu mở ra, thấy mấy cái áo quan. Mấy bát cơm đơm có ngọn, trên có những nén hương. Nhưng mà áo quan người ta chưa kịp đóng. Một lúc sau, mới  thấy có người lấy búa ra, cầm búa gõ vào áo quan. Nẹp những cái đinh cuối cùng vào đó.
       Tôi đứng ở cái cửa thường trực. Những người đứng xem chỉ là số ít. Trong chốc lát, bao nhiêu người ra vào. Nhân viên đến hỏi địa điểm sẽ sơ tán. Con nhân viên đến chờ cha mẹ. Những người bộ đội đánh xe vào, một gã bộ đội nghênh ngênh đôi ủng.
      Một ô tô chở công nhân đến thu dọn (nhiều người đã mặc áo mưa, mặc áo lao động, ngồi sắp hàng trên xe, vẻ mặt lộ rõ họ sắp bắt tay vào một việc quan trọng lắm).
       Ở cái đất nước này, chết chóc nghe đã trở thành bình thường. Những ngày từ sơ tán về Hà Nội lần này, tôi thấy nhiều vành khăn tang, nhiều người khóc chồng khóc con, mắt khóc sưng lên đi trên đường. Mấy trăm người? Mấy nghìn người cho vừa? Không thể quen được...

       Những nỗi khổ còn lại đổ lên vai những người sống, trong buổi chiều lễ giáng sinh, tôi thấy ở khu vực An Dương là rõ hơn cả. Những nhà sập không gì thay thế nổi. Nhưng ở bãi An Dương, đã thấy người ta đi trốn. Làm nhà, làm hầm ở giữa bãi cát. Ghếch cái bếp ra bên cạnh. Những xô nước đục ngầu. Một người mẹ còn trẻ giặt tã lót cho đứa con đầu lòng, phơi ra ngay trên những cây dâu bãi dâu ngoài sông.
       Có một Hà Nội không phải phố xá, Hà Nội dọc bờ sông. Hà Nội vốn là của lũ lụt nay hóa thành Hà Nội của giặc phá. Lần đầu tiên, An Dương bị bom. Cả khu dân cư như đứa con nhà nghèo, bị lột trần ra, người ngợm xám ngoét. Những mái nhà bật tung lên, cát thì hất lên mái nhà. Nhìn ra bãi cát chỗ ngã ba sông, trước khi đổ ra bãi giữa, tôi thấy hình ảnh một Hà Nội muốn lẫn đi trong cái bao la của thiên nhiên -- không phải thứ bao la hùng tráng ta quen nghĩ mà là thứ bao la nặng nề mờ đục. Chiến đấu, súng cũng vùi trong cát. Xe ô tô tải, xe xích tìm một chỗ cuộn trong cát. Vài tốp người bỏ nhà khênh những tấm ván ra làm hầm tạm bợ. Trong buổi chiều mùa đông, đất trời ảm đạm, cây dâu xanh trông tối sầm như những cây khô lẫn vào màu đất, màu nước bạc cũng hóa tối xỉn. Thấy cuộc đời này vẫn chuyển động, vẫn sinh sôi, mà lại nặng nề, chậm chạp, buồn tủi biến đi, song mãi không sao nhập vào được cõi vô tận.
      Tôi không cầm được nước mắt, khi thấy một đứa bé đi theo mẹ ra hầm. Em bé gái độ 3 - 4 tuổi, cái áo đông xuân cũ của người nhớn mặc trùm kín đít em cầm cái chổi lúa vừa đi, vừa nói với mẹ. “Con cầm chổi đi, như là con ra trường làm vệ sinh, mẹ nhỉ.” Thế nghĩa là em còn nghĩ tới bao nhiêu điều tốt đẹp. Em còn nghĩ đến ngày em đi học.

26/12
     Tối hôm qua, đi cùng với Tính trong một buổi tối vắng người. Và tôi tưởng tôi có thể đi suốt cả tối, đi trong im lặng, đi trong niềm vui duy nhất: có một người cùng đi với mình, thế là được rồi. Ngoài ra thì tôi không muốn nói gì nữa, và cũng gần như không muốn nghe gì nữa. Hạnh phúc, mất mát tất cả đều là có thật. Hy vọng ư? Nên lắm. Vô vọng ư? Tất nhiên thôi. Cuộc đời là mong manh, là thay đổi, là bị vượt qua - tôi đã già đi, đã yếu đi. Tôi đã cảm thấy bất lực trong mọi ý nghĩ. Nhưng rõ ràng, vẫn có đó, một đời sống, một hy vọng, một cái gì thành nếp. Có những người đẹp, có những niềm vui (những niềm vui trong sạch thật sự chứ không phải những niềm vui thật hèn)- những ngôi nhà rêu phong - nó là những gì có thật. Còn con người, làm sao được? Nhưng tất cả những gì còn lại, đã là minh chứng sự hiện hữu của con người. Và chúng ta, những người sống, là sống cùng với tất cả những gì còn lại đó.

        Ban đầu, chúng tôi đi vào khu phố mạn Quan Thánh, Hàng Bún.
        Hàng Bún vắng, tối, sự vắng vẻ đáng yêu mọi ngày trở thành nỗi ghê sợ. Tất cả các nhà người đều đã bỏ đi hết. Tưởng nhiều nhà là cái nhà hoang, xộc vào, ở trong sẽ có ma. Chúng tôi không vào, chỉ ngước lên trời. Bầu trời Hà Nội trong các ngõ vắng bị khuôn giữa những đường thẳng, bầu trời hình chữ nhật, hình vuông, một thứ bầu trời giữa các nhà 2 tầng, 3 tầng. Đã có chỗ chúng tôi thấy những bầu trời qua các mái ngói bị lật tung ra. Bầu trời thành từng ô, từng ô. Nó cũng bị xé rách.
       Đi vào phố Cửa Bắc, rồi chúng tôi đến gần nhà máy điện. Ban ngày, đã thấy hai ống khói vặn vẹo. Ban đêm, người ta chứng kiến một bộ mặt  của cái chết kinh khủng hơn -- cái chết yên lặng. Cái nhà máy vốn ồn ào. Vắng những tiếng tuyếc bin mọi khi, hôm nay nó như một nhà mồ. Tính bảo hình như nó phát ra cả hơi lạnh nữa. Tính nhớ tới những cái bốt hồi kháng chiến chống Pháp. Đi qua đấy, mẹ bảo qua đây phải im lặng không được ho. Không được khóc. Cái nhà máy điện ấm nhất thành phố, nóng nhất thành phố, hôm nay như vậy. Không thấy cả người lính CANDVT đứng gác mọi khi. Ở một vòm đá, như ở cái mũ chào mào thò ra, còn ánh sáng, không chừng có ai còn ở trong đó.
     Chúng tôi đã đi quanh nhà máy. Trở lại phố Hàng Bún, đi quành phố hàng Than. Đường phố Hà Nội mấy hôm nay sao trớ trêu, có quãng điện sáng y mọi ngày. Có quãng ngọn đèn chỉ là một chấm đỏ y như những chấm hương. Và cả phố là một cái áo quan thật dài. Những liên tưởng hơi tệ chăng? Nhưng chưa bao giờ Hà Nội biết đến chiến tranh kinh khủng như vậy. Ở phố Hồng Phúc đã thấy người ta đào hầm ngay bên hè, đất đắp cao lên, như một thứ hầm kiểu riêng của thành phố. Nhìn xuống dưới hầm, một ngọn đèn dầu, mấy mặt người nhóa nhòa bên trong. Tính bảo như Quảng Trị.
     Không hiểu sao, trong những ngày này, tôi lại nghĩ nhiều đến tình nghĩa. Nghĩ đến các bạn đồng nghiệp. Muốn đến mọi người để mà biết rằng họ không việc gì trong những ngày bom đạn vừa qua. Khi gặp nhau  chúng tôi ngồi im lặng. Không biết nói chuyện gì. Không dám cười, không dám đùa dỡn nói xấu nhau -- như mọi khi vẫn làm. Chỉ ngồi đấy, nghĩ rằng có nhau. Có cái cuộc đời buồn bã này.
    Trên con đường Yên Phụ, một đôi nam nữ sóng đôi bước chậm, điếu thuốc lá của người con trai đỏ lên trong đêm. Ở phố Hàng Than chúng tôi thấy một đám cưới. 7g 30 tối, đám cưới đã không còn khách nữa. Hai hàng ghế sạch bóng. Có lẽ chẳng có mấy khách, đèn sáng, trên tường tấm vải đỏ dán chữ song hỉ thật trắng.
    Hạnh phúc? Chưa chắc. Nhưng vẫn là hạnh phúc. Lúc này, người ta vẫn phải cưới nhau, vì cái hạnh phúc bao lâu nay chuẩn bị, bây giờ đã chín muồi, cuộc sống của cả đất nước trì trệ, nhưng cuộc sống của mỗi người vẫn là phải vận động, và đó là một bi kịch.

27/12
      Khi một người đứng đắn nhất cũng đã phải kêu, thì không phải chuyện thường
      Hữu Mai:
      --  Năm 72, ông ấy bị bao nhiêu chuyện bất ngờ. Nixon qua Trung quốc, Liên Xô, nó làm được như thế, là một thứ bất ngờ. Đánh vào Quảng Trị, dân không nổi dậy - bất ngờ. Quân ngụy trụ vững - bất ngờ nữa. Cuối cùng, là việc nó đánh ra như thế này. Trong một năm, bị bao nhiêu chuyện bổ chửng cả ra thế, hỏi còn nói gì được nữa.
       Văn Thảo Nguyên kể ở trên một chuyến đò qua sông Hồng, dân chửi loại các ông trên như Trần Duy Hưng:” Nó chỉ sướng cái thân nó. Nó có hầm có hố cẩn thận rồi mà.”
      Một người cán bộ bực bội nói lại, cáu lắm, tưởng có thể vứt người kia xuống sông.
      Đại khái dân thắc mắc vậy mà người ta thì làm công tác tuyên truyền theo kiểu vậy. Một lần, ông Cục phó của chúng tôi đến bảo: Nó đánh B52 thế này là mình càng có dịp lập công. Còn trên đã dự kiến rồi, ta không chịu đi sơ tán, ta chết là tại ta.
      Khốn khổ, lúc nào cũng nói là ta đã dự kiến rồi. Y như một người bị đánh hộc máu mũi nói với thằng khốn nạn nó đánh mình biết mà, biết mà, biết là mày sẽ đánh hộc máu mũi tao mà.
     Nhiều cán bộ nói một cách vô liêm sỉ: Bây giờ nó chỉ còn có cách đánh Hà Nội là cùng chứ gì? Cứ dương dương tự đắc về một thứ thế cùng mà mình bị nó dồn vào như vậy.
      Không ai nghĩ đến dân chết. Rất nhiều dân chết.
      Anh em loại cơ quan tôi như bọn thì còn khá hơn. Có người nhớ tới chiến tranh thế giới thứ 2. Nhật hoàng vì thương dân mới quyết định đầu hàng.(Theo công bố trong tuần đầu Mỹ đã ném xuống một khối lượng bom bằng 2 lần số thuốc nổ quả bom ném ở Hirôsima)
      Lại xoay sang tình hình chiến sự. Đài bên kia công bố họ đòi 5.000 quân kiểm soát. Ta chỉ cho có 250, lại không có điện đài, phương tiện. Âm mưu là để giữ quyền tiếp tục khống chế miền Nam.
       - Ta nghĩ cạn lắm cơ. Nghĩ rằng mình có quyền ràng buộc nó vào một hiệp nghị. Nghĩ rằng nó sẽ phải tôn trọng trong khi thực tế, nếu cần lúc nào nó cũng xé toang những cái đó.
     - Bây giờ không thắng nổi nó lại còn tính chuyện thắng nó trong tương lai!
     Và người ta mở rộng ra:
    - Phen này ta vào Sài Gòn xem không một vụ chém giết kinh khủng chắc? Rồi đưa dân Sài Gòn đi, chiếm nhà, có khi lại còn chiếm vợ con người ta nữa. Giá ký hiệp ước ngày 26/10 , mình không làm một cú tràn xương máu ấy à.
     - Nghĩ cho cùng cách mạng mấy chục năm nay, chỉ thấy phá chưa thấy xây gì. Hưng Yên, Nam Định, Phủ Lý ngày xưa lúc thị xã nhỏ đẹp lắm... Phá thành phố, phá đình chùa, phá cả những nền nếp cũ.
       Mỗi ngày đài lại có những bình luận:
     - Tai họa Việt Nam cũng tựa tai họa của Ni ca ra goa.
     - Kẻ thù của loài người là vô vọng.
     - Chiến tranh hiện nay: chiến tranh tùy theo sự tức giận.
     - E. Kennedy: Người ta đã phải nghe quá nhiều lý do đã trở thành nhàm tai từ cả hai phía, mưu chiến cũng như phản chiến.

28/12
     Tôi đang cùng mọi người ngồi trên khu sơ tán Hương Ngải để nhớ lại:
     Tối 26/12,  bom dữ dội ném trúng khu Khâm Thiên. Nhà lá dạt xuống.
     Tối 27,  một B.52 rơi Bách Thảo.
      Tiếp tục họp được với nó, tưởng đã có thể xong. Có một hồi đã có nhận định bây giờ sức mạnh của nó là không gì ngăn cản nổi. Nhưng rồi lại miệng khôn trôn dại,  lại vẫn ì ra, im, kệ. Thương nhất là dân. Hết đám này bới chưa xong, lại đến đám kia.
    Nhị Ca: Biết cách làm ăn của mình rồi. Ngay thời thịnh trị, có mỗi cái máy mà toàn phu khuân tay, phu thì đói làm ăn ra gì, chỉ thấy toàn khẩu hiệu.

       Mỗi ngày của người ở sơ tán bây giờ là như thế này. Sáng đến gặp nhau, bàn nhau “Hôm qua nghe ghê quá, nhất là mạn Hà Nội". Trưa ra đứng đường, chờ xem có ai Hà Nội lên, hỏi tin tức. Tối, 6-7 giờ,  ngồi nghe đài --nghe BBC mà tiếng nhạc hiệu luôn luôn là niềm mong đợi đến mức ai đó có lúc buột miệng nói đùa là thân yêu như quốc ca.
      Nguyễn Khải: nghe nói bây giờ mình lại có lý luận về sức ép tối đa. Cố qua kỳ sức ép tối đa này, rồi mới tính được mọi chuyện. Bây giờ mà nó lui, thì lại bảo nó không thể chịu đựng được đòn phòng thủ của ta. Phương châm của ta là đánh tiêu diệt cơ mà.
      Nguyễn Minh Châu: Lúc cần thì ca ngợi Hà Nội ghê lắm. Lúc này thì hy sinh cả Hà Nội cũng sẵn sàng.

      Trong những ngày đánh phá ác liệt chuyện gia đình vẫn điểm xuyết vào, nhẹ nhàng mà xót xa.
       Ng Khải:
      --Lắm lúc nghĩ mình cũng thấy buồn cười. Cả đời mình đóng vai một thứ nhà văn quân đội, cũng đi chiến trường, cũng được tiếng là xông xáo. Thế mà động thấy xác chết, là tôi cứ sa sẩm mặt mày, cứ buồn nôn thôi.
       Trong năm nay, có một chuyện nhiều lần phiền muộn. Đứa con lớn xin đi bộ đội. Tôi đã phải nói rất trang trọng: "Bố nhận là bố có lỗi, với con. Nhưng con ạ, sao con không lo tiếp tục học cho giỏi đi ". "Con không muốn rèn luyện dưới mái trường XHCN nữa. Bây giờ là lúc chiến tranh, con muốn rèn luyện ngoài chiến trường.”
      Nghĩa là nó toàn dùng những chữ thật sáo cả. Thế nên mình cứ bấm bụng chịu, mình cũng phải dùng những chữ sáo ngược lại. Khổ, ăn nói học theo văn chương ông Hồ Phương cả. Cái loại này, đúng là đưa sang Trung quốc làm cách mạng văn hoá thì đắt lắm đây.
     ... Bây giờ mà viết một quyển sách, nói bố thì sợ chiến tranh con thì thích chiến tranh , toàn bộ hai bố con lý lẽ với nhau, suy nghĩ khác nhau thế nào. Viết độ 150 trang thôi, ra hết vấn đề rồi còn gì.

29/12
     Tối 28,  bom tiếp tục ném Nhật Tân, Chèm...
     Chiến tranh đến như thế nào? Chiến tranh len vào mỗi cá nhân, ví dụ như tôi, thật ra cũng không thiếu những phút hoảng loạn.
      Nhưng trước hết, chiến tranh là những dằn vặt liên tiếp. Chiến tranh là những phút ngồi oán giận không biết gây ra từ nơi nào, và sẽ kết thúc ở nơi nào.
       Trong chiến tranh, người ta sống bằng gì? Sống bằng hy vọng rằng nó sẽ qua đi. Rồi lúc chán quá thì tự an ủi rằng chiến tranh có thể mang lại cho mình những kinh nghiệm sống bổ ích. Cũng là một thứ A.Q.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P5)



Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.
Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Bài liên quan: Phần I;  Phần IIPhần IIIPhần IV
Stalin: Ảo tưởng sức mạnh
Chế độ của Stalin lặp lại một khuôn mẫu đã được in sâu xuyên suốt trong lịch sử của nước Nga: Giới cầm quyền Nga thường phát động những công cuộc hiện đại hóa ép buộc để vượt qua hoặc ít nhất là giải quyết được tình trạng chậm phát triển của một đất nước tự xem mình là cường quốc với một sứ mệnh đặc biệt nhưng thực chất đang bị tụt hậu quá xa so với các cường quốc khác. Nỗ lực cấp bách phải chấn hưng đất nước, một lần nữa, sản sinh ra một nền độc tài cá nhân. Chế độ của Stalin định hình tư tưởng công chúng và cả bản sắc cá nhân, và chính Stalin cũng đã cá nhân hóa những khát vọng và ước mơ về một xã hội xã hội chủ nghĩa hiện đại cũng như một nhà nước Xô-viết hùng mạnh. Chỉ với những bức điện và những cuộc gọi ngắn gọn, ông có thể thúc đẩy cả bộ máy cồng kềnh của Đảng-nhà nước Xô-viết vào các chương trình hành động với những thông điệp mang tính kỉ luật và đe dọa, cũng như làm kích động những công chức trẻ tuổi có cảm tình gần gũi với ông hay hàng triệu người khác chưa từng gặp mặt ông phải vào guồng.
Chế độ của Stalin không chỉ cam kết xây dựng một nhà nước hiện đại mà còn làm cho xã hội ưu việt hơn cả hệ thống thị trường và tư hữu, vượt lên trên sự đối đầu giai cấp và sự chia rẽ xã hội – một sự đổi mới đối với xã hội bóc lột của giai cấp tư sản, cũng như đấu tranh cho công bằng xã hội trên quy mô toàn cầu. Trong thế giới quan và hành động, đó là một chế độ bị coi như một “âm mưu” nhưng chính nó lại nhìn thấy “âm mưu” khắp mọi nơi và trong mọi thứ, thường xuyên thao túng tâm lý của chính mình. Trong quản trị, chế độ này đã thiết lập một cuộc vận động cho việc lập kế hoạch và kiểm soát vốn làm gia tăng những hoạt động trái pháp luật kiểu “tùy cơ ứng biến”, nỗ lực không ngừng thiết lập kỷ cương trật tự, và một hệ thống mà trong đó việc tuyên truyền và những huyền thoại về “bộ máy chính quyền” là phần được hệ thống hóa nhiều nhất. Giữa đỉnh điểm của sự mơ hồ và giả tạo đó, thậm chí những quan chức cao cấp nhất cũng phải vận hành theo nền chính trị của điện Kremlin. Sự tập trung hóa cao độ thường dẫn đến con đường tự sát, nhưng sự sùng bái đối với khả năng không bao giờ sai lầm của Đảng và đặc biệt là của Stalin đã chứng minh là điểm yếu nguy hiểm nhất trong phương pháp cai trị sai lầm của ông.
Xu hướng của Stalin là một người theo chủ nghĩa dân tộc Nga theo hướng đế quốc, và chống lại phương Tây là động lực cốt lõi của nền văn hóa – chính trị lai giữa Nga và Á – Âu này của người Nga. Ban đầu, chiến dịch đầy tham vọng của Liên Xô nhằm cân bằng sức mạnh với phương Tây trên thực tế đã làm gia tăng sự phụ thuộc của nước này vào công nghệ cũng như bí quyết của phương Tây. Nhưng sau khi thu thập những công nghệ từ nhiều nền kinh tế phát triển ở phương Tây, chế độ của Stalin đã tiến hành phát triển ngành công nghiệp quân sự và những ngành công nghiệp liên quan khác của riêng mình trên một quy mô chưa từng có thậm chí đối với một quốc gia coi mục tiêu quân sự là hàng đầu. Tuy nhiên, về mặt địa-chính trị, trong khi chế độ Nga Hoàng khi trước đã gia nhập các liên minh nước ngoài để đảm bảo an ninh cho đất nước, thì Liên Xô chủ yếu tìm kiếm, hoặc chỉ thiết lập những hiệp ước bất tương xâm mà thôi. Hình thức liên minh chính thức duy nhất của Liên Xô được lập ra với nước Pháp, nhưng lại thiếu yếu tố liên minh về quân sự. Vì thế, tình trạng tự cô lập của đất nước này trở nên cực đoan hơn bao giờ hết.
Stalin luôn gọi chủ nghĩa Phát-xít là “phản động,” coi đó là một phương pháp để giữ gìn trật tự thế giới cũ của tầng lớp tư sản. Nhưng Hitler dần trở thành một người mà cả Mác lẫn Lenin đều đã không giúp Stalin sẵn sàng trong việc đương đầu. Là một người sùng bái Đức lâu năm, Stalin có vẻ đã bị quyến rũ bởi sức mạnh và sự dũng cảm của chế độ độc tài toàn trị của Đức. Trong một thời gian, ông ta đã khôi phục được trạng thái cân bằng cá nhân lẫn chính trị nhờ hiệp ước phi thường của ông với Hitler, hiệp ước đã làm chệch hướng bộ máy chiến tranh của Đức, cung cấp cho Liên Xô các thiết bị công nghiệp của Đức, cho phép ông chinh phục và Xô-viết hóa các vùng biên giới cũ của chế độ Nga Hoàng, và đặt Liên Xô vào vai trò làm trọng tài cho các vấn đề thế giới. Hitler đã bị kích động, và miễn cưỡng ngả theo lòng tham của Stalin. Nhưng khả năng bòn rút lợi ích của Stalin từ tình trạng cực kì nguy hiểm mà Hitler gây ra cho châu Âu và thế giới đã hết tác dụng sớm hơn nhiều so với dự kiến của nhà độc tài này. Điều này đã tạo ra tình trạng căng thẳng không thể xoa dịu được trong cuộc đời và sự cai trị của Stalin, tuy nhiên ông vẫn kiên quyết không chịu nắm bắt tình hình mới, và không chỉ vì ông muốn có được các công nghệ của Đức. Mặc dù sở hữu khả năng nắm bắt tâm lý con người, sự khôn ngoan phi thường, và trí tuệ sắc bén, Stalin đã bị mù quáng bởi ý thức hệ và những ý tưởng cứng nhắc. Thủ tướng Anh Winston Churchill không hề kiểm soát bất kì một sư đoàn nào trên biên giới của Liên Xô, nhưng Stalin vẫn hoàn toàn bị ám ảnh bởi chủ nghĩa đế quốc của Anh, thậm chí liên tục bất bình vì Hiệp ước Versailles ngay cả sau khi Hitler đã xé bỏ nó từ lâu, cũng như không ngừng nghĩ rằng Hitler đang câu kết với người Anh ngay sau lưng mình.
Lựa chọn của Hitler
Đối với Hitler, bản hiệp ước năm 1939 là một sự khó chịu cần thiết, mà nếu may mắn, sẽ không tồn tại được lâu. Cách hiểu theo kiểu phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa Darwin xã hội, một mất một còn về địa chính trị của ông có nghĩa là Liên Xô và Anh Quốc sẽ phải bị tiêu diệt nhằm cho phép nước Đức thực hiện được số mệnh chủng tộc thượng đẳng của mình. Chắc chắn là trong trung hạn, Hitler nghĩ về việc thống trị lục địa châu Âu, điều sẽ đòi hỏi một “không gian sinh tồn” (Lebensraum) ở phía Đông. Nhưng trong dài hạn, ông ta muốn thống trị thế giới, điều cần đến một hạm đội xa bờ với những căn cứ ở vành đai Đại Tây Dương, và một đế chế thuộc địa ở những vùng nhiệt đới nhằm cung cấp nhiên liệu thô. Điều này sẽ xung đột với sự tồn tại tiếp tục của Đế chế Anh, ít nhất là vào thời điểm đó. Vì thế Hitler buộc phải đặt mình trước lựa chọn khó khăn là hoặc tăng cường những thỏa thuận trong bản hiệp ước năm 1939 với Stalin và thách thức toàn bộ đế chế Anh, điều có nghĩa là thừa nhận ít nhất một phần ảnh hưởng của Liên Xô ở khu vực Balkan và Biển Đen bên cạnh vùng Baltic – hoặc tự giải phóng khỏi sự phụ thuộc vào Moskva và sau đó đối đấu với nước Anh. Cuối cùng, các thực tế về quân sự đã giúp định hình nên chuỗi sự kiện sau đó: Hitler không sở hữu năng lực không quân và hải quân vượt trội hay đủ nguồn lực để áp đảo về mặt quân sự trước nước Anh; nhưng ông ta có lực lượng bộ binh đủ mạnh để nghiền nát Liên Xô.
Một cam kết ganh đua uy thế kéo dài với người Anh, nước mà Hitler đoán là sẽ được nhận ngày càng nhiều hơn nguồn hỗ trợ to lớn từ Hoa Kỳ, đã khiến quyết định kết liễu Liên Xô nhanh chóng trở thành một màn dạo đầu cần thiết. Hơn nữa, tuy Hitler và bộ chỉ huy cấp cao của Đức hiểu rằng Liên Xô chưa sẵn sàng tấn công Đức, nhưng một cuộc xâm lược của Đức sẽ tương đương với một cuộc chiến tranh ngăn chặn, cả hai đều giống nhau theo logic của Hitler, bởi Liên Xô vẫn ngày càng mạnh hơn và có thể chủ động tấn công Đức vào thời điểm họ nghĩ rằng mình có nhiều lợi thế hơn. Và vì thế vào năm 1940, trong khi hối thúc Nhật Bản tấn công các vị trí của Anh ở Đông Á, Hitler đã đề nghị chính phủ Anh ký một hiệp ước giống như hiệp ước mà ông đã ký với Stalin, nhưng dường như đã bị chết lặng khi chính phủ Anh không chấp thuận đề nghị này. Nhà lãnh đạo Đức Quốc xã đã nắm bắt được suy nghĩ của đế quốc Anh, và ông đã thật lòng khi hứa rằng để đổi lấy sự tự do hành động trên lục địa Châu Âu, ông sẽ giữ nguyên trạng Đế chế Anh. Ông tiếp tục hi vọng rằng nước Anh với sự yếu kém rõ ràng về lực lượng lục quân sẽ không thể đánh bại được ông, và sẽ sớm đi đến những thỏa thuận với ông. Nhưng Hitler đã không hiểu được mong muốn lâu đời của người Anh về một sự cân bằng quyền lực trên lục địa châu Âu (an ninh của cả đế chế Anh phụ thuộc một phần vào điều này). Và ông đã nhận định quá xa về những lợi ích chung giữa London và Moskva hơn chính cách hai nước này nhìn nhận lợi ích chung giữa họ với nhau.
Trong suốt quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chớp nhoáng với Liên Xô, Hitler vẫn tiếp tục giành nhiều nguồn lực để chuẩn bị cho một cuộc chiến dài hơi trên biển và trên không với Anh và Mỹ. Tháng 5 và tháng 6 năm 1941 vẫn chưa phải là giai đoạn đen tối nhất đối với nước Anh: Đức đánh chìm tàu chiến Anh và không kích các thành phố của nước này, và nước Anh đã để mất vị trí của họ ở vùng Balkan. Sau khi lực lượng lính dù Đức chiếm được Crete vào cuối tháng 5 năm 1941, vị trí của người Anh dường như lâm vào thế cực kì nguy hiểm. Mười một ngày trước cuộc xâm lược Liên Xô, Hitler đã cho soạn thảo Chỉ thị số 32, “Chuẩn bị cho thời kỳ hậu Chiến dịch Barbarossa.” Chỉ thị này đã phác thảo quá trình chia nhỏ và khai thác các lãnh thổ của Liên Xô, cũng như cuộc tiến công gọng kìm vào kênh đào Suez và các vị trí của Anh ở vùng Trung Đông; xâm lược Gibraltar, vùng Tây-Bắc Phi, các đảo của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Đại Tây Dương, nhằm mục đích loại bỏ người Anh ra khỏi khu vực Địa Trung Hải; và xây dựng những căn cứ vùng duyên hải ở Tây Phi và có thể là Đông Phi. Cuối cùng, sẽ cần đến một căn cứ của Đức ở Afghanistan để chiếm nốt Ấn Độ từ tay nước Anh.
Nếu Hitler dồn hết tất cả sức mạnh của mình vào “chiến lược ngoại vi” này thay vì xâm chiếm Liên Xô, thì có lẽ Anh sẽ không có cơ hội sống sót. Cuộc chiến với Liên Xô sẽ được tiến hành vào một lúc nào đó trong tương lai khi nước Anh đã bị đá văng ra khỏi cục diện cuộc chiến. Khi đó có lẽ sẽ không còn một nước Anh cứng đầu để hỗ trợ cho một lực lượng Đồng minh do Mỹ dẫn đầu đổ bộ vào Tây Âu nữa.
Sự sáng suốt của Bismarck
Không thể nắm bắt được con người Hitler nếu chỉ tìm hiểu qua nguồn gốc xã hội, cuộc đời hay những ảnh hưởng lên ông lúc còn trẻ. Đối với Stalin cũng như vậy. Yếu tố chính trong việc hình thành bản sắc của Stalin là việc xây dựng và điều hành một thể chế độc tài, qua đó ông đảm nhận trách nhiệm đối với quyền lực của Liên Xô trên thế giới. Nhân danh chủ nghĩa xã hội, Stalin rảo bước trong văn phòng của ông và dần hình thành thói quen luân chuyển hàng triệu nông dân, công nhân, thậm chí toàn bộ cả nước – trên 1/6 diện tích thế giới, dựa vào những ý tưởng của riêng mình mà không cần hỏi ý kiến ai. Nhưng thế giới của ông đã trở nên cực kì chật chội. Hitler đã khiến nhà độc tài Liên Xô kẹt trong chính “Góc Nhỏ” của mình.
Kế hoạch đối phó với Hitler của Stalin khác xa với chính sách xoa dịu của người Anh, đó là Stalin vừa cố gắng răn đe, vừa cố gắng chung sống với Hitler. Nhưng chính sách của Stalin cũng có phần tương đồng với sự xoa dịu của người Anh trong việc ông đã bị thúc đẩy bởi ao ước mù quáng là tránh chiến tranh bằng mọi giá. Ông đã thể hiện được sức mạnh của năng lực nhưng lại thiếu sức mạnh của ý chí. Cả sự kiên quyết đáng sợ lẫn sự ranh ma quỷ quyệt, những điều đã giúp ông đánh bại được các kẻ thù của mình và nghiền nát những lực lượng chống đối bên trong chính quyền của ông, đều không hiện diện vào năm 1941. Ông rút khỏi ý định cố gắng ngăn chặn Hitler về mặt quân sự cũng như thất bại trong việc ngăn ngừa ông ta trên phương diện ngoại giao.
Tuy nhiên, cuối cùng, câu hỏi ai là người đã tính toán sai không phải là điều dễ trả lời. Hitler thích nói rằng “Trong số những người có thể tuyên bố đã đặt nền móng cho Đệ Tam Đế chế, chỉ có một nhân vật vĩ đại đầy cảm hứng trở nên nổi bật, đó là Bismarck.” Nhưng Bismarck đã tạo nên thành công của nhiệm kì thủ tướng của mình bằng cách tránh xung đột với nước Nga. Khi bức tượng bán thân của Bismarck được chuyển từ Văn phòng Thủ tướng cũ sang Văn phòng Thủ tướng mới của Hitler, nó đã bị vỡ ở phần cổ. Một bản sao khác đã được làm vội vã và được làm cho cũ đi một cách nhân tạo bằng cách ngâm trong trà lạnh. Không ai đã kể với Hitler về điềm gở này cả./.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cả xã hội Việt Nam ngày nay được gói gọn trong một chữ "vỡ"


Ngoài miền Trung thì "vỡ đê" làm biết bao mạng người chết oan uổng, nhà cửa tan nát. Doanh nghiệp nhà nước lẫn ngân hàng của đảng ta thì cứ bị "vỡ nợ", đến nỗi Thủ tướng phải nài nỉ Ngân Hàng Thế Giới các khoản tiền viện trợ không hoàn lại thiệt là nhục nhã mặt mũi quốc gia. Cán bộ ham tiền lại ngu dốt nên xúc cát bán qua Singapore một cách bừa bãi nên sông rạch sụt lở đến nỗi bị "vỡ bờ.” Thành phố thì thường xuyên bị "vỡ cống."

Các má các bố theo đảng ngày nào thì nhiều bố nhiều má nay quay sang chưởi đảng kịch liệt, bảo rằng đã "vỡ mộng", có nhiều người phải chạy qua Pháp tỵ nạn.




Gần đây nhất có vụ cướp đất ở Đồng Tâm cho công ty quân đội viễn thông Viettel xây cất, tướng Công An Chung nhân danh UBND ký kết hứa lèo, làm lắm người cả đời tin vào đảng mừng hụt "vỡ mộng". Lời nhắn "Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn những gì Cộng Sản làm" của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thế mà sao lại luôn luôn đúng!

Hệ thống y tế giáo dục thì bị "vỡ nát" do dốt nát tham nhũng. Đội tuyển Việt Nam cho đến giờ vẫn chưa thể vào được World Cup, đá đâu thua đó, thua đến "vỡ trận". Các cán bộ từ anh Lú. trở xuống hễ mở miệng phát biểu "đờ mờ cờ sờ " thì lòi dốt đến nỗi ai ai cũng cười đến "vỡ bụng", nhất là khi anh Lú bảo chống hối lộ ném chuột thì lại sợ "vỡ bình," tức hàm ý nói sợ "vỡ đảng".

Người dân ra đường thì thường xuyên bị Công An dọa đánh đến "vỡ mặt." Thủ tục giấy tờ thì đồng tiền đi trước là bài học "vỡ lòng." Chùa chiền bị đảng dùng xe húc cho "vỡ sập." Đồ ăn nước uống bị nhiễm độc, nhất là chất độc của Formosa thải ra, cho nên ai bị trúng độc là bị "vỡ gan," hay "vỡ thận"

Nhờ hệ thống mạng lưới internet mà người dân "vỡ nhẽ" ra chuyện .......... láo lừa gian dối, giết người thảm sát rồi đổi trắng thay đen. 

Phe anh Lú đấu đá với phe anh Dũng anh Thăng khiến đảng bây giờ bị "vỡ bầy". Ba cán bộ chóp bu ở Yên Bái thì bị bắn, có kẻ "vỡ đầu" mà chết. Tướng Công An như anh Ngọ chưa chi lại bị "vỡ tim" chết không kịp khai. Đó là chưa kể tướng Duy trấn ở quân khu II cũng từ trần với kiểu "vỡ gan."



Nợ công lên cao nhanh quá nên bị "vỡ trần," 

Nhân viên hàng không hay tùy viên sứ quán ra nước ngoài buôn lậu giấu đồ trong bọc cứ bị bắt hoài. Cứ mỗi lần bị "vỡ bọc" như thế thì lại bị bọn phản động cười nhạo bêu rếu điếc cả tai. Con nhà đảng, đạo đức sao mà kỳ quá?!



Trung Cộng hù dọa một tiếng thì "các đồng chí" của đảng ta sợ "vỡ mật", thậm chí, tàu cá Việt Nam bị húc đến "vỡ banh" mà không dám đăng báo, hoặc có đăng thì cũng chỉ nói tránh là do tàu lạ húc.

Anh tướng Vịnh trước kia tuyên bố hùng hồn chính sách "Ba Không," thế mà nay không có “Không" nào thực hiện cho nỗi,bây giờ bị "vỡ kế hoạch" đành phải ký giấy mời Mỹ vào cảng Cam Ranh. Vịnh bấy lâu nay trốn biệt, chắc lại là sợ ly trà sâm của Bắc Kinh, uống vào rồi thì phải cạo đầu đi làm hóa trị như anh Thanh, "vỡ mạch máu" nằm lăn quay tốn tiền “nhà nước” mua quan tài.

Còn bao nhiêu điều đổ vỡ khác dưới chế độ XHCN như dân trí, pháp luật, các mặt an sinh xã hội, nói hoài không hết. Đời sống XHCN cứ "vỡ banh nát" ở mọi mặt.

Cho nên có thể nói, chưa bao giờ mà ............................

FB Nguyễn Trọng Dân

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Bất công: đại gia ăn 1 con cua 8kg giá 60 triệu


Bất công chưa từng thấy. Đáng nói là do luật pháp làm cho có, có cũng không thực hiện, thanh kiểm tra chỉ là nhận phong bì... nên nhiều người và phe nhóm đã lợi dụng để kiếm tiền quá dễ dàng, sống ăn chơi phè phỡn trên xương máu đồng bào. Ai là kẻ đẩy đất nước đến thảm cảnh này ? Chắc chắn người dân biết nhưng đều thở dài và nghĩ: Bao giờ ngày phán xử sẽ đến ?
Tiệc tất niên nhà đại gia: Ăn 1 con cua 8kg giá 60 triệu
27/12/2017 Có hình dạng gần giống với cua biển Việt Nam, nhưng cua Tasmania Úc có trọng lượng khủng lồ lên tới 8kg/con đang được các đại gia Hà thành mua với giá gần 60 triệu đồng về làm tiệc tất niên cuối năm. Vừa đặt xong con cua để làm tiệc tất niên cuối năm, chị Hoàng Ngọc Liên ở Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) nói: “Con này nặng 8kg, giá gần 60 triệu đồng, vừa đủ để làm bữa tiệc tất niên ngày mai”.

Loài cua Tasmania khổng lồ đang được các 
đại gia Hà thành đua nhau đặt mua về ăn
Chị Liên chia sẻ, cua biển Việt Nam nhà chị ăn quanh năm, cua hoàng đế cũng đã thưởng thức nhiều, nhưng riêng loại cua Tasmania của Úc chị mới được thưởng thức đôi ba lần. Thế nên, lần này nhân dịp gia đình gặp mặt đông đủ, chị quyết đặt con cua to nhất để cả nhà cùng thưởng thức trong bữa cơm cuối năm.

Loại cua này có hình dáng khá giống với cua biển Việt Nam. Chỉ khác là cua Tasmania còn sống đã có màu đỏ giống như hấp chín rồi, với phần đầu càng cua màu đen. Ngoài ra, trọng lượng của cua thuộc diện to nhất thế giới, lên tới cả chục cân mỗi con.


Theo chị Liên, cua Tasmania rất dễ mua, các cửa hàng thường có sẵn, khách như chị không phải đặt trước. Song, vì chúng có trọng lượng khủng, nếu mua về chế biến sẽ rất khó, nhiều khi còn làm mất đi vị ngon ngọt của thịt, thế nên lần nào chị đặt mua cũng nhờ họ chế biến luôn thành các món như hấp, nướng phô mai, rang muối,... Đến đúng giờ ăn, chỉ việc ra cửa hàng mang về.

Thế nhưng, để thưởng thức được loại cua này, chị phải bỏ ra một số tiền rất lớn. Bởi, con cua có giá cao gấp khoảng 3 lần giá cua hoàng đế. Con nhỏ nhất khoảng 3kg đã có giá tới 20 triệu đồng, còn con như hôm nay chị đặt giá lên tới gần 60 triệu đồng.

Trao đổi với PV.VietNamNet, anh Trần Văn Thông, quản lý một cửa hàng hải sản ở đường Láng (Đống Đa, Hà Nội), thừa nhận, dù thuộc dòng hải sản cao cấp với có giá siêu đắt đỏ nhưng cua Tasmania vẫn được khách Hà thành đặt mua rất nhiều, đặc biệt là vào dịp cận Tết.


Để thưởng thức được loại cua này, khách hàng thường phải bỏ ra từ 20-70 triệu đồng/com

Anh Thông cho hay, loại cua tươi sống này mới được cửa hàng nhập từ Úc về cửa hàng bán được một thời gian. Song, so với các loại cua hoàng đế, tu hài Canada hay tôm hùm Alaska,... thì cua Tasmania đang được khách chọn ăn nhiều hơn.

Con khủng nhất ngư dân bắt được nặng tới 15kg. Tuy nhiên, cua đạt tới trọng lượng này siêu hiếm nên đa phần cửa hàng chỉ nhập được loại cua nặng từ 3-8kg/con. Cua nặng khoảng 10kg cũng được nhập về nhưng không thường xuyên.

Theo anh Thông, ăn một con cua hết cả mấy chục triệu đồng, nhưng khách thuộc giới nhà giàu Hà thành lại rất thích vì ngoài là loại hải sản mới lạ, thịt cua Tasmania cũng rất hấp dẫn.

“Như hôm nay, dù không phải cuối tuần mà vẫn có khách tới hơn chục đơn hàng đặt cua. Trong đó, có đại gia chi tới gần 100 triệu đồng để mua hai con cua Tasmania cuối tuần này mở tiệc ”, anh Thông tiết lộ.

Băng Dương
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/cua-uc-khong-lo-60-trieu-con-dai-gia-an-tiec-tat-nien-420015.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong – Khánh Hòa : Thêm 1 nỗi sợ


Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong – Khánh Hòa : Thêm 1 nỗi sợ
Nếu tính số vốn đăng ký thì năm 2008 mới là năm đỉnh cao của Việt Nam trong thu hút FDI, với 72 tỷ USD, song rất nhiều dự án tỷ USD đăng ký trong năm đó đã bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
Có tới 3 trong số 5 dự án tỷ đô của năm 2017 là dự án BOT trong lĩnh vực năng lượng
Có tới 3 trong số 5 dự án tỷ đô của năm 2017 là dự án BOT trong lĩnh vực năng lượng
Năm 2017, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam là 35,88 tỷ USD, đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, trong đó vốn giải ngân đạt mức 17,5 tỷ USD – cũng là mức cao nhất kể từ trước tới nay.
Nếu chỉ tính riêng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đăng ký là trên 29,68 tỷ USD. Trong đó, theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng, sự quay trở lại ấn tượng của các dự án tỷ USD là yếu tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng ấn tượng này.
Cụ thể, có 5 dự án tỷ USD được cấp chứng nhận đầu tư trong năm nay. Đó là 3 dự án điện BOT, bao gồm Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng vốn đầu tư 2,79 tỷ USD, do doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Thanh Hóa, quy mô 1.200 MW; Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1, tổng vốn đầu tư đăng ký 2,58 tỷ USD cũng do doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Khánh Hòa, công suất 1.320 MW và Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nam Định 1, tổng vốn đầu tư 2,07 tỷ USD do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại tỉnh Thái Bình, công suất thuần khoảng 1.109,4 MW.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất hiện nay tại Việt Nam – Tập đoàn Samsung tiếp tục vững vàng ở ngôi đầu với Dự án Samsung Display tăng vốn thêm 2,5 tỷ USD ở Bắc Ninh và Dự án Đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn, vốn đầu tư 1,27 tỷ USD tại Kiên Giang.
Tuy nhiên, các chuyên gia Cục Đầu tư nước ngoài cũng lưu ý thêm, có tới 3 trong số 5 dự án tỷ đô của năm 2017 là dự án BOT trong lĩnh vực năng lượng và khá nhiều dự án trong lĩnh vực này thường triển khai rất chậm.
Nếu tính số vốn đăng ký thì năm 2008 mới là năm đỉnh cao của Việt Nam trong thu hút FDI, với 72 tỷ USD, song rất nhiều dự án tỷ USD đăng ký trong năm đó đã bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
Nguồn: sggp.org.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang