Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Cư dân nghiện xuống đường ?


Chính quyền Hà Nội và Hancorp cứ coi thường ý kiến cư dân, bất chấp pháp luật và đạo lý thế này thì cư dân sẽ coi việc xuống đường phản đối Nguyễn Đức Chung là chuyện hàng tuần ở Đoàn ngoại giao. Tôi chỉ mong đến ngày không cư dân nào nghĩ đến chuyện xuống đường nữa; chỉ thích đến ngày người dân được tận hưởng cuộc sống yên bình, được nghỉ ngơi thoải mái vào các ngày chủ nhật chứ không phải xuống đường. Tôi cũng mơ ước không phải xuống đường để hết mệt mỏi vì sau mỗi cuộc xuống đường lại phải ngồi giải thích hàng tiếng đồng hồ cho Đảng ủy, Chính quyền, Công an về việc tại sao cư dân cứ phải xuống đường. Điều này chắc chỉ xảy ra khi Nguyễn Đức Chung nhận ra sai lầm, tự tay ký quyết định hủy bỏ quyết định 2905 do chính ông ta ký ngày 22/5/2017 điều chỉnh quy hoạch khu Đoàn ngoại giao, biến các ô đất văn hóa, phúc lợi, thể dục thể thao, trạm biến thế của người dân thành các tòa nhà cao tầng và bệnh viện U bướu.
CHỈ THÍCH TUẦN NÀO CŨNG XUỐNG ĐƯỜNG NHƯ HÔM NAY!
Do Mino - Sáng nay đúng giờ G, mình khăn áo chỉnh tề đi đến "điểm tập kết" trước cổng Công viên Ngoại Giao Đoàn, trong lòng hơi có chút hồi hộp, không biết bà con mình tham gia tuần hành có đông vui không?
Một niềm xúc động khó tả dâng trào khi đập vào mắt mình là một rừng băng ron, biểu ngữ đỏ rực bên cạnh những gương mặt tươi cười rạng rỡ của các bà các mẹ, các anh các chị và các cháu bé... Không khí cuộc xuống đường tưng bừng như đi trẩy hội.
Mọi người tự giác xếp hàng ngay ngắn, giương cao khẩu hiệu để các "phóng viên hiện trường" quay phim, chụp ảnh kỷ niệm, ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ không thể nào quên trong ký ức cư dân Ngoại Giao Đoàn. 

Khi đoàn chuẩn bị lên đường, bỗng một bạn phóng viên thông báo: Xin bà con chờ ít phút, vì có hai đoàn truyền hình đang trên đường đến hỗ trợ bà con. Thế là không ai bảo ai, tất cả già trẻ trai gái đều giữ vững đội ngũ, đứng chờ nguyên tại chỗ 15 phút.

Cuộc tuần hành diễn ra sôi nổi và trật tự, thể hiện tinh thần đoàn kết, sự quyết tâm, trách nhiệm công dân của bà con rất cao. Với một cộng đồng gắn kết, văn minh và sát cánh như thế này chúng ta có thể tin tưởng rằng, không khó khăn trở ngại nào mà chúng ta không thể vượt qua trong công cuộc đấu tranh để mái nhà chung Ngoại Giao Đoàn trở thành "khu đô thị đáng sống nhất thủ đô".











Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai chống lưng để Vũ “nhôm” khuynh đảo Đà Nẵng?


Dương Thu 23/12/2017 - Vũ “nhôm” bị khởi tố, truy nã vì những việc làm ngang tàng, bất chấp luật pháp. Ai đã “chống lưng” để người như Vũ “nhôm” đứng trên pháp luật? Với sự tinh nhuệ, lực lượng công an nhất định trả lời câu hỏi này trong thời gian sớm nhất. Trong việc Vũ “nhôm” “tặng” nhà và xe cho ông Nguyễn Xuân Anh – từng làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, có cái bắt tay theo kiểu “ông mất chân giò, bà thò chai rượu”?
Khi câu hỏi Vũ “nhôm” là ai xuất hiện trên mặt báo với tần số nhiều hơn trong những ngày gần đây, thì cũng đồng nghĩa dư luận xã hội đang đặt niềm tin rất lớn vào các cơ quan công quyền. Đến những cái tên đình đám như Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh, rồi cả người đầy uy quyền như ông Đinh La Thăng một thời rồi cũng không thể chạy trốn khỏi sự nghiêm minh của luật pháp thì Vũ “nhôm” - Phan Văn Anh Vũ không trốn mãi được.

Tin rằng nhiều người đã mất ngủ khi nghe Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa kể lại câu chuyện mà ông từng nghe khi còn công tác ở Sơn La rằng, có những doanh nghiệp đứng trước cửa UBND mà chỉ mặt giám đốc, phó giám đốc sở hỏi “chúng mày có muốn làm nữa không thì bảo?”. Lộng hành đến như thế, nếu không phải là thế lực mạnh đứng sau chống lưng, thử hỏi luật pháp nào cho phép những kẻ trong vỏ bọc doanh nhân nạt nộ chính quyền?

Doanh nghiệp được ưu ái, đấy là một trong những chính sách, chủ trương đúng đắn của Chính phủ góp phần phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương, công bằng với tất cả các doanh nghiệp. Nhưng sự ưu ái đến mức để cho doanh nghiệp “lội ngược dòng” chỉ đạo lại chính quyền thì không phải là chuyện ì xèo dư luận ở phạm vi một địa phương nữa. Ưu ái đó là lợi dụng chính sách để trục lợi, vi phạm luật pháp một cách nghiêm trọng. 

Bộ Công an đã có quyết định khởi tố bị can với Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ ''nhôm'') tội Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 263 BLHS và phát lệnh truy nã trên toàn quốc.

Cái bắt tay của chính quyền và doanh nghiệp không làm địa phương phát triển mà để nảy nở lợi ích, nhóm lợi ích, thâu tóm, chi phối cục bộ địa phương phải lên án. Lợi dụng cái bắt tay này, một số lãnh đạo địa phương đã bật đèn xanh cho doanh nghiệp dễ bề thao túng, tạo ra sự cạnh tranh thiếu công bằng. Như Vũ “nhôm”, nếu không phải là một thế lực ngầm chống đỡ thì làm sao có thể tự tung tự tác đến mức như vậy, làm sao khuynh đảo Đà Nẵng và một số tỉnh lân cận như thời gian qua?

Trong số hàng triệu những cán bộ mẫn cán, ngày ngày tận tụy vì lợi ích của dân, của nước, tâm huyết và biết hy sinh vì lợi ích chung của Đảng, Nhà nước thì cũng còn một bộ phận tha hóa, biến chất, ngồi trên của cải xa hoa mà ngại lội chân trần xuống ruộng lúa của bà con nông dân. Chính họ đã “bắt tay” với doanh nghiệp theo một nghĩa khác để mưu lợi về phú quý và danh vọng. Bởi thế, họ sẵn sàng nhắm mắt ký bừa, làm ngơ cho sai phạm, sẵn sàng dùng quyền năng mà Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó để thực hiện những lợi ích riêng tư. Trong việc Vũ “nhôm” “tặng” nhà và xe cho ông Nguyễn Xuân Anh – từng làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, có cái bắt tay theo kiểu “ông mất chân giò, bà thò chai rượu”?

Câu chuyện kể của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho thấy, những cá nhân đại diện cho doanh nghiệp đó không liều lĩnh mà phát ngôn như vậy, phải là lời nói được “bơm”, “nắn” từ trước của chính những người làm lãnh đạo trong cơ quan công quyền. Vì được dựa lưng vững chắc nên nói lời bất chấp luật pháp.

Trường hợp của Vũ “nhôm”, trong số rất nhiều bất động sản ở các vị trí đắc địa của TP.Đà Nẵng, những dự án vàng được phê duyệt nhanh chóng thời gian qua, có chuyện “nạt nộ” chính quyền, lãnh đạo địa phương hay không? Vũ “nhôm” đã bắt tay với ai để được ưu ái và lộng hành đến như vậy?

Có việc Vũ “nhôm” đập bàn, dọa lãnh đạo TP về việc có ý không đồng thuận với dự án bến du thuyền trên sông Bạch Đằng hay không? Có chuyện Vũ “nhôm” đến tận nhà lãnh đạo để “hỏi cho ra lẽ” việc lãnh đạo không đồng ý cho doanh nghiệp của ông xây bến du thuyền dưới chân cầu Rồng không?

Nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước đang mong chờ từng ngày để cơ quan công an làm rõ tất cả những điều dư luận đặt dấu hỏi lớn. Nếu là có thật, cần loại bỏ những người tự cho mình uy thế của bậc “bề trên” như Vũ “nhôm” nạt nộ chính quyền ra khỏi đời sống xã hội.

Cần làm rõ ai chống lưng cho Vũ “nhôm” để khẳng định cái uy của chính quyền, không thể vì một số “sâu mọt” mà hủy hoại những điều tốt đẹp chúng ta dày công xây dựng bao năm qua!

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

http://www.nguoiduatin.vn/ai-chong-lung-de-vu-nhom-khuynh-dao-da-nang-a352609.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dân Đồng Tâm, Mỹ Đức sôi sục trong buổi tiếp xúc cử tri của làng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chợ trời ở Pháp


Bích Xuân Paris - Một buổi sáng nắng vàng rực rỡ, tôi chuẩn bị đi một vòng ngoài Chợ Trời cách nhà tôi hơn cây số rưỡi. Đi Chợ Trời cũng có cái thú, đến đó mua thứ gì cũng có, như cái áo thun mới mua ở ngoài Chợ Trời rẽ hơn phân nửa ở tiệm. Nói chung món nào bán ở Chợ Trời cũng rẻ hơn là mua ở tiệm nhất là áo quần, giày dép, mũ, xách cho đến những hàng trái cây, hàng thịt, hàng cá, gà quay và dụng cụ cho phòng tắm, nhà bếp ... Để giữ chỗ cho cả năm, tháng nghĩ hè người bán ở Chợ Trời vẫn phải trả tiền. Không mua một nơi cố định, người bán sẽ bị đổi chỗ lung tung.
Hàng bán áo quần là đông khách nhất vì 2, 3 euro một cái nên người mua mặc sức chọn lựa. Những biển hiệu trên áo quần mới này đều bị cắt bỏ hết. Áo quần này những tiệm bán không chạy, cuối cùng bán cho những người chuyên thầu những mặc hàng bị ứ đọng để thẩy ra Chợ Trời.




Ở Pháp, thị xã nào cũng có những khu Chợ Trời, 3 ngày mỗi tuần, có nơi 2 ngày. Chợ Trời có nơi vào ngày thứ ba, thứ sáu. Nơi khác, thứ bảy, chủ nhật ... Người bán ở chợ bán đủ 3 ngày, có người bán năm, hoặc bảy ngày một tuần, nếu họ có sức khỏe và những khu Chợ Trời khác còn chỗ. Những người buôn bán này không cố định phải bán một chợ mà họ được quyền bán nhiều khu Chợ Trời khác nhau. Chợ Trời có đủ 4 mùa, có điều lạ, dầu cho trời lạnh dưới không độ âm, khách cũng trùm khăn, đội mũ, mang bao tay, áo ấm đi ra Chợ Trời coi hôm nay có thứ gì mới lạ không ?


Để giữ chỗ cho cả năm, tháng nghĩ hè người bán ở Chợ Trời vẫn phải trả tiền. Không mua một nơi cố định, người bán sẽ bị đổi chỗ lung tung, chủ chợ chỉ chỗ nào thì lấy chỗ đó, bán buổi nào chủ chợ thâu tiền buổi đó. Chợ đông nhất vào lúc 10 giờ 30 sáng và tan vào lúc 1 giờ chiều.



Trong thị xã tôi ở có 3 khu vực tổ chức Chợ Trời. Khu Chợ Trời tôi đến hôm nay có hai ngày chợ trong tuần, thứ ba và thứ sáu. Khu Chợ Trời này ngay nơi toà đô chính của thị xã. Trong chợ có 8 gian hàng bán trái cây, 9 hàng thịt đủ loại như : dê, thỏ, gà, ngựa ... xúc xích khô. 4 hàng cá, 2 gian hàng bánh, hàng thức ăn tươi. Gian hàng trái cây khô, của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, ngoài ra có hơn 50 gian hàng như : hoa tươi, đồ trang sức, vòng vàng giả, mỹ phẩm, kính mắt, áo quần, hàng vải, rideaux ...



Có những khu Chợ Trời, đậu xe nơi công cộng phải trả tiền dầu là ngày chủ nhật (thứ bảy thì đưọc free, một tuần được đậu xe miễn phí một ngày và lễ). Hầu hết người ta đến Chợ Trời ngày chủ nhật nên không ai để ý, khi ra về mới thấy hàng xe đậu hai bên lề đường đều dính phạt « bươm bướm » xanh trên xe.

Vì có ba ngày Chợ Trời nên số người đi làm cho công sở có quyền phụ bán hàng với vợ ngày cuối tuần, nhưng họ không được cấp giấy phép để hành nghề buôn bán vì đã có công việc làm rồi. Sau khi có giấy phép, người bán nộp đơn xin chủ Chợ Trời, chủ chợ sẽ sắp chỗ cho mình, (người buôn không có quyền chọn lựa).



Chủ chợ cũng có quyền từ chối món hàng mình muốn đặt bán với lý do trong chợ đã có người bán món hàng đó rồi. Nhưng cũng có nhiều chợ có đến 5,7 gian hàng bán cùng một món. Chủ chợ sắp mỗi gian hàng này ở mỗi góc xa xa. Những người bán kiểu này là bán hàng rong họ đến bán thử, nếu được, lần sau đến bán tiếp, nếu thấy ế họ « chuồn » luôn ... Mỗi tuần có 3 ngày chợ, con buôn phải có mặt bán đủ 3 ngày, luật như vậy là để lúc nào chợ cũng có đông người bán.



Người bán ở Chợ Trời khi về hưu, không được quyền sang nhượng chỗ bán của mình lại cho ai, nếu có, 2 bên thương lượng với nhau rồi người mua cứ đưa tiền khơi khơi cho người sang lại chỗ. Nhưng người sang chỗ phải xin phép người chủ chợ và đưa bao thư thật đầy cho chủ chợ, lúc đó chủ chợ mới nhắm ... mắt để cho người mới này vào chợ tiếp tục bán món hàng vừa được sang lại.

Chủ chợ là người làm việc cho nhóm người thầu, họ có nhiệm vụ trông coi, và sắp xếp chỗ cho giới buôn bán, phần đông chủ chợ là người trong gia đình hoặc bà con với người thầu.



Chợ Trời ai muốn bán gì thì bán, ví dụ : một chợ ba, bốn tiệm gà quay, nhưng có chợ chỉ một người bán gà quay thôi, bởi chủ chợ đã bị người bán gà này đã mua đứt bằng cách hối lộ tiền, nên chủ chợ không cho người khác đến bán món gà nướng nữa. Mỗi lần thâu tiền chợ, lúc nào chủ chợ cũng có tiền « típ » và lúc nào những người bán trong chợ cũng làm chủ chợ vui lòng, chủ chợ mua gì không ai tính tiền.



Một người Việt Nam tên Nam Gà, vì cách ướp gà sả tiêu của ông rất mặn mà thơm, ngon. 
Tôi tìm ông đến ông. Ông bán 2 loại gà nướng lớn và nhỏ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Mỗi ngày ông bán được 200 con. Loại gà nhỏ ông mua vào 2 euro, bán ra 7 euro. Gà lớn nuôi ở nông trại, ông mua một con giá 3,50 euro, bán 13 euro. Ông cho biết cách đây 10 năm chỉ việc xin vào bán gà nướng ở Chợ Trời thôi mà ông phải đưa bao thơ cho chủ chợ trong đó có 2500 euro, một thời gian bán gà quay, ông mua được căn Appartement 40000 euro. Thấy bán gà nướng tiền vào túi dễ dàng, ông xin thêm 4 m² trong một khu Chợ Trời khác để bán gà, và bao thơ lần này nặng ký đến 7000 euro, nhưng chủ chợ từ chối vì trước ông Nam đã có người khác tặng chiếc xe hơi mới keng cho chủ chợ rồi.

Tôi hỏi :
- Chợ Trời có gì đặc biệt mà người ta phải mất tiền để được vào đó, mùa hè thì không sao đến mùa đông lạnh từng khía da ...

Ông Nam nói :
- Ừ, vậy đó ! Xin vào bán ở chợ rất khó, mà muốn bán gà nướng còn khó hơn, có nhiều Chợ Trời nằm trong khu giàu, nhất là Paris ở quận 8, 15, và 16 bán cái gì cũng gấp hai, ba lần ở chợ khác, nên phải có bao thư cho chủ chợ

- Chợ Trời thường xẩy ra những chuyện gì ?

- Thỉnh thoảng cảnh sát vào thình lình để xét giấy tờ, người bán không khai báo sẽ bị phạt ngay như trường hợp của tôi, vợ bị cảm tôi mướn tạm người đứng bán, cảnh sát đến hỏi và tôi bị phạt 1500 euro vì mướn người trái phép.



Ông Nam ngưng nói, móc trong áo ra bao thuốc lá, rút một điếu châm lửa hít một hơi rồi nói :
- Gà quay là món dễ bán nhất ở Chợ Trời, các món khác khuất lại để mua lần sau chứ đói là phải ăn. Gần trưa nghe thơm phức mùi gà nướng nên ai cũng muốn mua ...

Ông Nam phì phà khói thuốc vừa nói với lời hằn hộc :
- Chủ Chợ Trời ở đây là thằng mị dân ăn hối lộ đủ mọi cách. Trong chợ trước kia chỉ mình tôi bán gà nướng thôi, tôi đã bao thư cho nó để độc quyền bán gà nướng, nó gật đầu hứa, nhưng lại cho người thứ hai vào chợ bán gà nướng, rồi đến người thứ ba ... Bây giờ số gà nướng của tôi bán ra mỗi ngày chỉ được 30, con thôi.



- Ở Pháp mà cũng hối lộ cho chủ chợ vậy sao ! Gà bán ra ít hơn so với lần trước thì có đủ chi phí không ?

Ông Nam gà nói :
- Giới bán buôn ai cũng biết chủ chợ hối lộ mà không dám làm gì, mình thưa nó thì mình cũng mất chỗ để bán. Chủ chợ có đủ quyền hành ở trong tay, vào đây thì phải chịu thôi ... Gà bán ít tôi phải xin bán thêm các món khác như : Cơm chiên, chả giò, gỏi cuốn, gà xào với rau cải ...

Tôi lại tò mò :
- Gà nướng bán không hết thì làm sao ?

- Gà còn lại thì đem cho bạn bè, cho người bán cá trong chợ, hàng cá bán không hết họ cũng cho tôi. Gà đem về làm gà xào chua ngọt, gà làm cơm chiên để chủ nhật bán tiếp, gà làm thứ khác không xuể thì đem vất đi. Tôi đã biết số khách của mình có bao nhiêu rồi nên gà nướng vừa đủ để bán. Gà dư, gà thiếu có ngày không chênh lệch bao nhiêu.

- Ông có thấy người giàu sang đi Chợ Trời không ?

- Sao lại không, mấy bà nhà giàu cứ đi loanh quanh trong Chợ Trời mua ba các thứ để chùi chân ở trong xe hơi, khăn để chùi nhà, để rửa chén, giày, dép đi trong nhà ... Giàu nghèo chi cũng thích ra Chợ Trời ráo !

- Có khi nào con buôn ở trong chợ đánh nhau không ?

- Có chớ.

- Tại sao ?

- Thì bên này lấn qua chổ bên bia vài ba phân là có chuyện ...

- Lúc đó thì cảnh sát đến ?

- Không, chủ chợ đến dàn sếp.

- Ngoài mấy chuyện này ra ở Chợ Trời có chuyện gì lạ nữa không ?

- Thỉnh thoảng có khách bị ngất xỉu, có người bị móc túi vậy thôi ...

- Mùa đông đứng bán ngoài trời mấy tiếng đồng hồ lạnh buốt chịu sao nổi, và lạnh nhất là ở đâu ?

- Thường thì lạnh nhất là hai lòng bàn chân đến đầu gối, tồi vùng thắc lưng rồi đến hai bàn tay. Phải có máy sưởi để bên cạnh chứ không thì ... chết cứng.



Thình lình trời bỗng kéo mây đen, gió thổi ù ù rồi sấm chớp ầm ầm. Cơn mưa to lớn đổ xuống thật nhanh, khách vội vã chạy tránh mưa dưới những cây dù của người chủ hàng trong chợ. Cơn mưa kéo dài 15 phút, tôi đứng tránh mưa dưới cây dù của người bán trái cây nhìn sang bên gian hàng phía trước gian hàng bán áo quần trưng bày trêm sạp. Người đàn ông mặc quần jean, áo jacket hối hả trải tấm dãi dầu trên đống áo quần để tránh những gịot mưa bắn vào.

Tôi đứng nép người vào bên trong, nhưng nước mưa bắn vào hai ống quần bị ướt đẫm. Tôi đưa mắt người bán hàng phía trước, rồi nhìn mặt đường ướt sũng những cơn mưa nặng hạt mà tôi không trù tính là sẽ có mưa. Trời hết mưa, tôi cảm ơn người bán hàng để tôi tránh cơn mưa. Trên suốt con đường trở về nhà, tôi cứ suy nghĩ hoài về những người bán hàng ở ngoài Chợ Trời hôm nay ...

Bích Xuân Paris

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không quân Hoa Kỳ sẽ đào tạo phi công Việt Nam




    Đại tướng Terrence J. O’Shaughnessy, Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực trong chuyến thăm Việt Nam hồi tuần rồi. Ông nói: “Mối quan hệ ngày càng sâu đậm giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có lợi cho lực lượng không quân hai nước, hai dân tộc và toàn khu vực.”
    Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm 21/12 cho biết đại tướng O’Shaughnessy và Chỉ huy trưởng hạ sĩ quan Không quân Thái Bình Dương Anthony Johnson vừa chính thức đi thăm Hà Nội, Cam Ranh, và t.p.Hồ Chí Minh để khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với hòa bình và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời đẩy mạnh hợp tác với Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam.
    Trang mạng của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ trích lời Đại tá Jay Gibson, Trưởng phòng An toàn bay Không quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ, cho biết chuyến thăm cũng nhằm thảo luận các hoạt động hợp tác tiếp theo về chủ đề an toàn hàng không với đối tác Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam.
    Trang pacom.mil còn cho biết hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo phi công, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và quân y.
    Hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo phi công, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và quân y.
    Trang PACOM.mil
    Báo Quân đội Nhân dân trích lời Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, trong cuộc gặp với Đại tướng O’Shaughnessy nói rằng lực lượng không quân của Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi các đoàn các cấp, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi thông tin; chia sẻ kinh nghiệm cứu hộ, cứu nạn trên biển; nghiên cứu y học không quân; đào tạo tiếng Anh cho quân nhân Việt Nam, và khắc phục hậu quả chiến tranh.
    Đại tướng O’Shaughnessy nói chuyến công du là bước mở đầu cho cuộc đối thoại giữa lực lượng không quân hai nước, sẽ tạo điều kiện để hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tìm những lĩnh vực để cùng nhau tiến tới phía trước.
    Ông nói: “Chúng ta có rất nhiều điểm chung … niềm tự hào về lực lượng của mình, những lợi ích và quan điểm mà hai bên cùng chia sẻ, và những thách thức chung về an ninh. Chúng tôi mong muốn hợp tác sâu rộng hơn nữa nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.”
    Đại tướng Terrence J.O’Shaughnessy tại Hà Nội, ngày 15/12/2017. (Photo: US Embassy Hanoi)
    Đại tướng Terrence J.O’Shaughnessy tại Hà Nội, ngày 15/12/2017. (Photo: US Embassy Hanoi)
    Trong chuyến thăm 3 ngày, Đại tướng O’Shaughnessy và Chỉ huy trưởng hạ sĩ quan Không quân Thái Bình Dương Johnson đã gặp gỡ nhiều tướng lĩnh quân đội, ngoài Thượng tướng Phan Văn Giang, còn có Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trung tướng Lê Huy Vịnh, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân. Ngoài ra, phái đoàn Mỹ đã đến thăm 4 sân bay – Gia Lâm, Nội Bài, Cam Ranh và Biên Hòa, theo tin từ phía Hoa Kỳ.
    Tháng trước, khi đến Việt Nam dự Hội Nghị Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Á Châu – Thái Bình Dương, Tổng Thống Mỹ Donald Trump công khai “rao bán máy bay, tên lửa,” cùng các vũ khí tối tân của Mỹ cho Việt Nam.
    Trước đó vào tháng 10, trong lĩnh vực hàng không dân dụng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị tập đoàn Boeing của Mỹ xem xét và hỗ trợ mở trung tâm đào tạo phi công tại Việt Nam.

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Quan niệm Yêu nước của GS Ngô Bảo Châu


    YÊU NƯỚC!
    Bài của GS Ngô Bảo Châu 
    Tôi mong muốn (Việt Nam có) một khế ước xã hội như những khế ước xã hội đã là nền tảng cho những nước phát triển. Tôi muốn một xã hội công bằng được đảm bảo bởi một nhà nước pháp quyền. Tôi muốn một nền kinh tế lành mạnh, phồn thịnh hoạt động trên nguyên tắc thị trường. Tôi muốn một xã hội mà ở đó người dân có thể tự tổ chức cuộc sống cộng đồng của mình mà không bị cản trở, đó là xã hội dân sự. Vì cái chúng ta cần là một xã hội công bằng, phồn thịnh và một cuộc sống cộng đồng gắn bó, nên người lãnh đạo mà chúng ta muốn là một người cổ súy cho nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự.
    Chân dung tác giả của nhiếp ảnh gia Viet Thanh Nguyen
    ” K. là giáo sư toán ở Đại học Yale, có quốc tịch Mỹ nhưng gốc là người Nga, nói tiếng Mỹ vẫn đặc sệt giọng Nga. Có lần tôi hỏi anh ấy lần cuối anh về Nga là khi nào. Anh ấy nói từ khi tôi đi Mỹ tôi chưa quay lại Nga bao giờ. Nhìn vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, K. nói rằng đối với anh ấy nước Nga cũng giống như bất kỳ một nước nào khác trên thế giới, anh không cảm thấy liên quan đến những gì hiện giờ đang xảy ra ở Nga.

    Trường hợp của K. không phải là một trường hợp phổ biến, nhưng cũng không phải là một trường hợp cá biệt. Tuy hơi bị bất ngờ nhưng tôi cảm thấy cái lý trong những chia sẻ rất thẳng thắn của K. Nói cho cùng thì tại sao mỗi người phải gắn bó với mảnh đất nơi mình sinh ra.

    Một vài lần quá cảnh ở sân bay Hàn Quốc hoặc Nhật Bản, tôi bắt gặp vài tốp thanh niên Việt Nam, có vẻ như đến từ nông thôn, có vẻ như nói giọng Nghệ An, họ tụm năm tụm ba, ngồi bệt uống bia, đánh bài, có vẻ như không quan tâm đến xung quanh, nhưng kỳ thực mắt vẫn nhìn quanh với một vẻ nửa hoang mang, nửa thách thức. Những lúc đó bỗng dưng tôi thấy quặn lòng thương đồng bào của mình. Ai trong số họ đã nợ ngập cổ để mua cho bằng được một suất đi xuất khẩu lao động, ai trong số họ sẽ phải làm lụng vất vả mấy năm trời để trả hết số tiền đã vay, ai trong lúc bần cùng, nghe bạn bè rủ rê, sẽ đi ăn trộm ăn cắp.

    Tại sao lại đồng cảm với họ? Ngoài tiếng Việt là ngôn ngữ có thể dùng để hiểu nhau, ngoài nơi sinh Hà Nội và Nghệ An cách nhau vài trăm cây số, tôi có gì chung với họ? Tại sao tôi vẫn cảm thấy “liên quan” đến số phận của họ? Tôi thấy chỉ có một câu trả lời hợp lý duy nhất: sự “liên quan” đó chính là lòng yêu nước. Nếu đó là tình yêu thì có lẽ không cần tìm cách lý giải nữa. Chắc chắn mỗi người yêu nước, hoặc không, theo một cách khác nhau. Nhưng tôi cho rằng, yêu nước, về cơ bản, là cảm thấy “liên quan” đến số phận của đồng bào mình.

    Tôi rất thích xem bản đồ. Nhìn cái quả cầu xanh xanh nhớ lại chỗ này chỗ kia mình đã đi qua. Nhớ cánh đồng lúa xanh mướt, nhớ con đường nho nhỏ chạy thẳng ra biển mà ở ven ven thấp thoáng những tháp chuông nhà thờ. Nhớ những đỉnh núi hùng vĩ quanh năm tuyết trắng, nhớ những cánh rừng thông xào xạc chạy dọc bờ biển Đại Tây Dương. Chỗ nào cũng cảm thấy như nhà mình, trái đất là nhà mình, dù rằng có một vài điểm hình như thân thương hơn các điểm khác.

    Nếu hay xem bản đồ thế giới, đến một lúc nào đó, bạn sẽ có một phát hiện rất lạ lùng. Hóa ra cái điểm Việt Nam thân thương không hề là trái tim của nhân loại. Nó nằm ở nơi cùng trời cuối đất. Đi tiếp sang phía đông, hay xuống phía nam là biển rộng, là đại dương.

    Văn minh nhân loại được mở rộng và phát triển nhờ vào những cuộc viễn chinh, những làn sóng di dân. Chiến tranh và những cuộc di dân, vừa là tai họa cho cuộc sống con người, lại vừa là phương tiện chuyên chở tôn giáo, những tư tưởng nhân văn, những kiến thức về tổ chức xã hội, những phát kiến khoa học và kỹ thuật. Những cuộc chiến tranh, những cuộc di dân, những thảm họa đã từng cầy xới châu Âu cũng đã là một nguyên nhân làm cho nó trở nên phồn thịnh, văn minh.

    Có lẽ vì đất nước của chúng ta nằm ở nơi cùng trời cuối đất mà trong gần hai ngàn năm, nó hầu như nằm bên rìa của văn minh nhân loại. Chiến tranh, thực ra không nhiều, hầu như đều đến từ phương Bắc, người di dân hầu hết cũng đến từ Trung hoa. Trước khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, văn minh Trung hoa là hệ quy chiếu duy nhất của người dân đồng bằng Bắc bộ.

    Cuộc sống bây giờ đã khác nhiều. Ngay cả những thanh niên nông thôn mà tôi gặp ở sân bay Narita, dù có lẽ họ không có một hệ quy chiếu nào khác ngoài một bộ ứng xử của người nhà quê, mà nền tảng lý luận dường như là một dạng tối giản của văn minh Trung hoa, họ cũng hiểu rõ họ cần thoát ra ngoài cái khung đó để mưu cầu hạnh phúc, và họ muốn thoát ra bằng mọi giá.

    Mấy tuần gần đây, dù muốn hay không, mà thực ra là không muốn, tôi cảm thấy rất quan tâm đến diễn biến chính trị ở Việt Nam. Tôi nhận thấy rất nhiều người cũng quan tâm như tôi, có lẽ quan tâm đến đại hội lần này hơn hẳn so với những đại hội lần trước, dù rằng về cơ bản, chúng ta không “liên quan” gì đến đại hội của “họ”. Cảm giác quan tâm đó đến từ đâu, nếu không phải là khát vọng có ở trong mỗi chúng ta, khát vọng thoát ra khỏi thân phận của một nơi cùng trời cuối đất, gắn vào thế giới bằng một sợi dây lơ lửng buộc vào Trung hoa, thoát ra khỏi cái khung chật chội của Khổng giáo.

    Tôi không định nói chúng ta phải quay lưng lại với cốt cách của con người Việt Nam truyền thống. Đối với tôi, cậu thanh niên Nghệ An quần áo xộc xệch dáng vẻ lấm lét ở sân bay Narita, dường như thân thương hơn nhiều so với các nam thanh nữ tú Hong Kong đang dán mắt vào cửa kính các quầy hàng miễn thuế.

    Nhưng tôi mong muốn một khế ước xã hội như những khế ước xã hội đã là nền tảng cho những nước phát triển. Tôi muốn một xã hội công bằng được đảm bảo bởi một nhà nước pháp quyền. Tôi muốn một nền kinh tế lành mạnh, phồn thịnh hoạt động trên nguyên tắc thị trường. Tôi muốn một xã hội mà ở đó người dân có thể tự tổ chức cuộc sống cộng đồng của mình mà không bị cản trở, đó là xã hội dân sự. Vì cái chúng ta cần là một xã hội công bằng, phồn thịnh và một cuộc sống cộng đồng gắn bó, nên người lãnh đạo mà chúng ta muốn là một người cổ súy cho nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự.

    Ngay cả khi không có lá phiếu, người dân cũng cần nói rõ về xã hội mà mình muốn. Nói được cái mình muốn không hề dễ, nó khó hơn nhiều so với nói cái mình không muốn. Nếu không nói được cái mình muốn, nó sẽ không bao giờ xảy ra.

    NGÔ BẢO CHÂU
    Nguồn: thanhnientudo.com/2017/12/14/yeu-nuoc-gs-ngo-bao-chau/

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Xin chia buồn!

    Thất bại của văn hóa
    23/12/2017 (PLO) -Hè phố đã lập lại “trật tự” cũ của mình như chưa hề có một chiến dịch ra quân mạnh mẽ nhằm giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Đây không chỉ là thất bại của một chủ trương đúng đắn mà là còn thất bại của một cố gắng ứng xử văn hóa, gầy dựng nếp sống văn minh, là biểu hiện của sự bất lực trong quản lý đô thị.

    Trong một diễn biến liên quan thì sắp tới đây, hành vi gây cản trở giao thông của người đi bộ có thể bị xử lý hình sự với mức "tột khung" là 15 năm tù giam. Chúng ta buộc phải tự hỏi: Thế cái hành vi đẩy người đi bộ khỏi vỉa hè, buộc họ phải đi xuống lòng đường thì bị xử lý như thế nào cho thích đáng? Và, những hành vi gây cản trở giao thông như đào đường vô tội vạ, lập “lô cốt” án ngữ giữa đường, liên tục thay đổi đá, gạch lát vỉa hè, kéo dài liên tu bất tận các công trình giao thông thu hẹp lòng lề đường,... thì xử lý, phạt, thậm chí bỏ tù thế nào đây cho hợp lẽ công bằng?

    Rồi, thủ phạm gây ra kẹt xe, tắc đường là do quy hoạch không hợp lý, nhà cao tầng, khu dân cư xây trong nội đô, đường xá và không gian giao thông bị thu hẹp tối đa,... thì ai phải chịu trách nhiệm và giải quyết vấn đề này như thế nào?.

    Trong khi đó, một giải pháp đưa ra hết sức bất hợp lý, khiến người dân khó chịu là chủ trương thu phí chống ách tắc giao thông nhằm vào túi tiền của những người trực tiếp tham gia giao thông nhưng không phải thủ phạm chính gây ra chuyện này! Và, nếu có thu được phí này thì có giảm được ách tắc giao thông không? Câu trả lời dứt khoát là “không”, bởi nó cũng như tiền ngân sách bỏ ra để chống ngập vậy, tiền chui xuống cống hết mà nước thì không chịu chui vào đó. Hoặc, cũng như phí bảo trì đường bộ, phí bảo vệ môi trường thu qua xăng dầu,... người ta không hề thấy sự hiện hữu trên thực tế với mục đích sử dụng của các loại phí này.

    Một sự đơn giản như chân lý: “Vỉa hè dành cho người đi bộ” mà không thể thực hiện nổi thì nói gì đến những chuyện to tát và trừu tượng hơn?.

    Xin chia buồn cùng ông Đoàn Ngọc Hải, người hùng hè phố đã trở nên cô độc giữa phố phường đông đúc!

    http://baophapluat.vn/rubic-cuoc-song/that-bai-cua-van-hoa-372449.html

    Phần nhận xét hiển thị trên trang